Báo cáo Tái hiện trang phục phương Tây thập niên 20 của thế kỷ XX, ứng dụng trong giảng dạy nhóm môn thiết kế thời trang (Phần 1)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Tái hiện trang phục phương Tây thập niên 20 của thế kỷ XX, ứng dụng trong giảng dạy nhóm môn thiết kế thời trang (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bao_cao_tai_hien_trang_phuc_phuong_tay_thap_nien_20_cua_the.pdf
Nội dung text: Báo cáo Tái hiện trang phục phương Tây thập niên 20 của thế kỷ XX, ứng dụng trong giảng dạy nhóm môn thiết kế thời trang (Phần 1)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ÐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG TRỌNG ÐIỂM TÁI HIỆN TRANG PHỤC PHƯƠNG TÂY THẬP NIÊN 20 CỦA THẾ KỶ XX, ỨNG DỤNG TRONG GIẢNG DẠY NHÓM MÔN THIẾT KẾ THỜI TRANG Mã số: T2013-200 Chủ nhiệm đề tài: Ths. NGUYỄN THỊ LUYÊN S K C0 0 5 4 5 4 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12/2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƢỜNG TÁI HIỆN TRANG PHỤC PHƢƠNG TÂY THẬP NIÊN 20 CỦA THẾ KỶ XX, ỨNG DỤNG TRONG GIẢNG DẠY NHÓM MÔN THIẾT KẾ THỜI TRANG Mã số: T2013 - 200 Chủ nhiệm đề tài: Ths. NGUYỄN THỊ LUYÊN TP. HCM, 12/2013 1
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ MAY & THỜI TRANG BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƢỜNG TÁI HIỆN TRANG PHỤC PHƢƠNG TÂY THẬP NIÊN 20 CỦA THẾ KỶ XX, ỨNG DỤNG TRONG GIẢNG DẠY NHÓM MÔN THIẾT KẾ THỜI TRANG Mã số: T2013-200 Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Luyên Thành viên đề tài: Nguyễn Thị Hạ Nguyên Nguyễn Hoa Mai TP. HCM, 12/2013 2
- DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Ths. NGUYỄN THỊ LUYÊN 2. Ths. NGUYỄN THỊ HẠ NGUYÊN 3. Ths. NGUYỄN HOA MAI 3
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 09 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 07 2. Tính cấp thiết của đề tài 16 3. Mục tiêu 16 4. Cách tiếp cận 16 5. Phương pháp nghiên cứu 16 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16 7. Nội dung nghiên cứu 17 PHẦN NỘI DUNG 18 Chương 1: Tổng quan về Trang phuc̣ thâp̣ niên 20 18 1.1 Tình hình xã hội 15 1.2 Đặc trưng trang phục thập niên 1920 21 1.3 Đặc điểm trang phục thập niên 1920 22 1.4 Nhà thiết kế tiêu biểu 39 1.5 Những biểu tượng thời trang 46 Chương 2: Tình hình thời trang hiện đại với xu hướng trang phuc̣ thâp̣ niên 20 49 2.1 Thời trang thế giớ i vớ i xu hƣớ ng trang phuc̣ thâp̣ niê n 20 49 2.2 Thời trang Viêṭ Nam vớ i xu hƣớ ng trang phuc̣ thâp̣ niên 20 55 2.3 Xu hướng thời trang Thu / Đông 2013-14 56 Chương 3: Tái hiện trang phục thập niên 20 59 3.1 Lưạ choṇ các mâũ tái hiêṇ 59 3.2 Cách thức thực hiệ n 61 3.3 Khảo sát ý kiến sinh viên 64 3.4 Kết quả nghiên cứ u 66 3.5 Ý nghĩa 69 PHẦN KẾT LUẬN 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 PHỤ LỤC 74 4
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN VỊ: Khoa CN May & TT Tp. HCM, ngày 15 tháng 12 năm 2013 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: 1. - Tên đề tài: TÁI HIỆN TRANG PHỤC PHƢƠNG TÂY THẬP NIÊN 20 CỦA THẾ KỶ XX, ỨNG DỤNG TRONG GIẢNG DẠY NHÓM MÔN THIẾT KẾ THỜI TRANG - Mã số: T2013 - 200 - Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Luyên - Cơ quan chủ trì: ạĐ i học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - Thời gian thực hiện: 12 tháng 2. Mục tiêu: Tái hiện trang phục Phương Tây thập niên 20 của thế kỷ XX nhằm góp phần xây dựng ngân hàng mẫu vật phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập các môn chuyên ngành Thiết kế thời trang. 3. Tính mới và sáng tạo: Các bộ trang phục được thực hiện giữ nguyên các đặc trưng chính của trang phục thâp̣ niên 20. Tuy nhiên , về phần chất liêụ nhóm nghiên cứ u đa ̃ lưạ choṇ những chất liêụ mới nhưng vâñ đảm bảo đươc̣ đăc̣ trưng đăc̣ trưng thể hiêṇ . Nhờ vâỵ , các bô ̣mâũ còn đóng vai trò là bô ̣mô hình d ạy học thực sự độc đáo và phong phú . Từ đó, sẽ thực sự khơi dậy tiềm năng sáng tạo và tính chủ động của sinh viên. 5
- 4. Kết quả nghiên cứu: Đề tài đa ̃ rút ra đươc̣ các đăc̣ trưng chính của trang phuc̣ thâp̣ niên 20. Từ đó, lưạ choṇ ra 04 mâũ trang phuc̣ : evening wear, afternoon wear, casual wear, formal wear, thể hiêṇ rõ nét nhất các đăc̣ trưng chính của trang phuc̣ thâp̣ niên 20. Sau đó tiến hành lưạ choṇ chất liêụ và đưa ra phương án thiết kế phù hơp̣ . Kết quả nghiên cứ u mà nhóm đa ̃ thưc̣ hiêṇ đươc̣ là 04 bô ̣tr ang phuc̣ tái hiêṇ trang phuc̣ thâp̣ niên 20 tỷ lệ 1:2 đươc̣ thưc̣ hiêṇ sao cho vâñ đảm bảo đươc̣ các đăc̣ trưng trang phuc̣ thâp̣ niên 20 như các daṇ g váy áo xuông , hình chữ nhật , hạ eo thấp , các chi tiết cắt tạo độ xòe (godet), bèo rũ xếp ply đồng thờ i ứ ng duṇ g đươc̣ các chất liêụ hiêṇ đaị như ren , thun, phi nhằm góp phần lưu giữ hình ảnh trang phuc̣ thâp̣ niên 20 môṭ cách mớ i mẻ hơn . góp phần tạo điều kiện cho sinh viên có cái nhìn trực quan sinh động để nắm rõ và dễ dàng nhận diện các đặc điểm của trang phục, tạo tiền đề cho việc phát triển khả năng thiết kế những mẫu trang phục hiện đại. 5. Sản phẩm: Sản phẩm của bộ phương tiện gồm: 04 mâũ trang phuc̣ tái hiêṇ trang phuc̣ thâp̣ niên 20 tỷ lệ 1:2 6. Hiệu quả, phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Bô ̣sản phẩm của đề tài đươc̣ ứ ng duṇ g vào viêc̣ giảng daỵ nhóm các môn Thiết kế thời trang . Ngoài ra còn có thể ứ ng duṇ g vào các môn thiết kế dưṇ g hình v à môn học lic̣ h sử trang phuc̣ . Và địa chỉ ứng dụng là Trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Trƣởng Đơn vị Chủ nhiệm đề tài Nguyêñ Thi Ḷ uyên 6
- PHẦ N MỞ ĐẦ U 1. Tổng quan về tiǹ h hiǹ h nghiên cƣ́ u trong và ngoài nƣớ c Đề tài nghiên cứu “Tái hiện trang phục phương Tây thập niên 20 thế kỷ 20” Thời trang mang tính chất xoay vòng, những bộ trang phục hiện đại thường lập lại các trang phục trước đây nhưng có sự chắt lọc để phù hợp với cuộc sống hiện đại hơn. Trong những năm gần đây, phong trào thiết kế trang phục lấy ý tưởng từ trang phục của những thập niên trước đây đã và đang trở thành một trào lưu phát triển rất mạnh. Cụ thể như các phong trào thiết kế trang phục lấy ý tưởng từ phong cách Hippy, hay trang phục của các thập niên 40, 50, 60, 70, 80 trong đó thập niên 20 của thế kỷ 20, cũng không nằm ngoài xu hướng trên. Nhóm nghiên cứu nhận thấy, thập niên 1920s là một trong những giai đoạn mang những thiết kế hiện đại đầu tiên giải thoát cơ thể phụ nữ khỏi những kiểu trang phục bó sát và có nhiều tác động đến phong trào thiết kế mang phong cách Vintage. Vì vậy nghiên cứu về trang phục của thập niên này là một sự cần thiết, đồng thời việc tái hiện các bộ trang phục đặc trưng của thập niên này sẽ giúp sinh viên có một cái nhìn trực quan hơn, dễ hình dung và dễ dàng thiết kế được những bộ trang phục theo phong cách cổ điển. Về mặt lý thuyết đã có rất nhiều sách, báo và tài liệu viết về trang phục thập niên 20 của thế kỷ 20s như các Clothing Technology, History of Clothing Các nguồn sách này đã khái quát những đặc điểm chung nhất của trang phục thập niên 20s, là nguồn tài liệu hữu ích, giúp người nghiên cứu có những cơ sở quan trọng trong việc chọn lựa mẫu để tái hiện trang phục theo đề tài đã chọn. Về mặt thực tiễn, đã có rất nhiều bộ sưu tập thời trang nổi tiếng lấy ý tưởng từ trang phục thập niên 20 của các nhà thiết kế như Chanel, Fendi, Gucci, Ann Demeulemeester, Mariella Burani, Alexander McQueen Các thiết kế này chủ yếu là các mẫu đầm, áo khoác, áo vest, đồ tây, áo sơ mi, được đăng trên các tạp chí thời trang nổi tiếng như Vogue, Elle, HaperBazard, Mode et Mode, 7
- Her World, Style Các tạp chí này cũng đăng nhiều bài viết về phong trào Flapper Fashion, kỷ nguyên nhạc Jazz hay đặc điểm trang phục của thập niên này. Việc thiết kế trang phục lấy ý tưởng từ trang phục thập niên 1920s thì rất nhiều như Reem Acra, Alberta Ferretti, Etro, Roberto Cavalli và Gucci, nhưng tái hiện lại trang phục này thì chủ yếu được thực hiện cho tác phẩm điển ảnh. Ngoài các bộ phim đã lấy bối cảnh thập niên 20 để làm nội dung chính điển hình như Changeling, Midnight in Paris, Coco before Chanel, The Great Gatsby còn có rất nhiều clips minh hoạ trang phục của những năm 1920 như Flapper – The Roating Twenties, To live in the 1920s, “The Roaring” 1920s, 1920s Fashion – How to get an Easy 20s Flapper Look with the Authors of Wearable Vintage Fashion Đây là những nguồn tư liệu sống động, rất có giá trị, giúp người nghiên cứu có những hiểu biết cụ thể về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu cũng như cách trang trí trang phục thời đó Bộ phim Changeling kể về hành trình tìm kiếm đứa con bị bắt cóc không mệt mỏi của một người mẹ vào những năm 1920s. Để phù hợp với phong cách của một phụ nữ cổ điển thập niên 1920, diễn viên Angelina Jolie để tóc xoăn ngắn, đôi môi tô đỏ chót, đội nón Clocthe. Trang phục của phim là các dạng váy thẳng với kiểu bóng hình chữ nhật, hạ eo thấp, áo khoác lông, áo khoác với những đường cắt nam tính được may bằng chất liệu dạ, Trang phục được tái hiện cùng với những gam màu điển hình như nâu chocolate, xanh ỏv chai, ghi, xám đã ểth hiện rất tốt những đặc trưng của phong cách thời trang thập niên này. 8
- Trang phục của nhân vật nữ trong phim 9
- Với bộ phim Midnight in Paris, Sonia Grande, nhà thiết kế phục trang cho phim, đã ếk t hợp khéo léo được cả thời trang Paris hiện đại và quá khứ, đưa người xem trở về không gian nghệ thuật Paris những năm 1920. “Bông hồng nước Pháp” Marion Cotillard trong vai Adriana đã được thiết kế những phục trang riêng tuyệt vời để lột tả vẻ đẹp của người con gái Pháp những năm 1920 - đó là sự lãng mạn, nữ tính, mộng mơ. Nhân vật Adriana có cách ăn mặc rất thanh tú nhưng cách tân, với những chiếc đầm một mảnh điểm chút sequin lấp lánh, băng đô cầu kì trên tóc và điếu thuốc hững hờ trên bàn tay mảnh dẻ. Nàng là hiện thân cho nàng thơ của nghệ thuật và của cả nét đẹp đầy tri thức vào những năm 1920. Với bộ phim Midnight in Paris, sự tinh tế nằm ở chỗ phục trang không chỉ phù hợp với tính cách nhân vật mà còn tương đồng với chính phong cách của những diễn viên. Adriana hay mặc những chiếc váy một mảnh với chất liệu ánh kim sang trọng mà thanh nhã và chiếc đầm sơ mi hạ eo thấp 10
- Scott Fitzgerald (tác giả của “Gatsby vĩ đại”) và cô vợ đa sầu đa cảm Zelda Fitzgerald với trang sức ngọc trai đặc trưng của thập niên 1920 Nếu tác phẩm Midnight in Paris tái hiện những bộ trang phục dịu dàng, lãng mạn của phụ nữ Pháp thì tác phẩm điện ảnh The Great Gatsby lại tái hiện cuộc sống phồn thịnh của nước Mỹ đầu thập kỷ 20 và đem lại cho người yêu thích thời trang hình dung được rõ nét phong cách ăn mặc khoáng đạt nhưng vẫn vô cùng cầu kỳ, kiểu cách, hào nhoáng của thời trang những năm 20. Ngoài nội dung thì chính cảm hứng từ hình ảnh trong phim với những cô nàng thoát thân khỏi bộ váy nhiều tầng lê thê kiểu cũ, vụt nổi loạn không mặc áo nịt ngực cùng hàng loạt các bộ đầm suôn ngắn lấp lánh, tua rua kết hợp với vô số trang sức tạo nên vẻ ngoài cực kỳ diêm dúa, cầu kỳ và rực rỡ. Bên cạnh đó mái tóc Bob đeo bờm, kiểu đánh mắt xám khói bí ẩn, đôi môi được tô son đỏ chót cực đậm và quyến rũ cũng làm nên hình ảnh cô gái phóng khoáng, đỏm dáng, hoa mỹ của thập niên 20 trở nên chân thực hơn bao giờ hết. Phần thiết kế trang phục do sự hợp tác giữa Catherine Martin và Miucia. Đã có hơn 40 chiếc váy từ hiệu Prada và Miu Miu được chọn lọc và tinh chỉnh để có thể xuất hiện trước ống kính máy quay. Thương hiệu Prada mang tới phim trường hàng chục chiếc váy cocktail theo phong cách thập niên 20. Mỗi chiếc đầm chính là một công trình nghệ thuật hoàn mỹ với hàng nghìn viên pha lê. Áo cao cấp, vô số sequin lấp lánh, lông, kim tuyến, các đường chỉ bạc thêu nổi được chế tác bằng tay với thời gian gần một năm. 11
- Bên cạnh đó, nhãn hiệu Miu Miu cũng thiết kế riêng cho bộ phim 40 bộ vest kiểu cổ điển mang phong cách thời thượng của nam giới thời kỳ này. Hãng Brooks Brother thiết kế riêng 500 bộ đồ, cùng với 1.700 trang sức cho toàn bộ quá trình tuyển vai và các phần phụ. Tuy nhiên xa xỉ bậc nhất phải kể tới hãng trang sức của giới thượng lưu Tiffany & Co đã điểm tô cho cô nữ diễn viên chính Carey Mulligan bằng những bộ trang sức như vòng cổ, vòng tay, trâm cài tóc, trâm cài áo chủ yếu được làm từ bạch kim, kim cương, ngọc trai thiên nhiên, hồng ngọc mang phong cách cổ điển đặc trưng của thập niên 20. Cả Tiffany&Co cũng như Brooks Brother là những nhãn hiệu thời trang rất được ưa chuộng và nổi tiếng từ năm 1920 tại Mỹ nên nắm được vai trò độc quyền cho phục trang, phụ kiện trong bộ phim này. Trang phục của nhân vật chính trong phim Daisy Buchanan 12
- Trang phục của nhân vật chính trong phim Daisy Buchanan 13
- Trang phục của các nhân vật khác trong phim 14
- Có thể thấy tác phẩm The Great Gatsby đã tái hiện thành công những bộ trang phục sa hoa, lộng lẫy của thập niên 1920s từ kiểu dáng đến màu sắc và chất liệu, hoa văn Tuy nhiên vẫn còn một số chi tiết đã có sự cải biên theo xu hướng của thời đại như việc thể hiện chi tiết godet trên trang phục của nhân vật nữ chính chưa thật sự chính xác với đặc trưng của trang phục thời kỳ này. Bộ phim Coco before Chanel, nữ diễn viên Pháp Audrey Tautou đóng Gabrielle Coco Chanel trong bộ phim tiểu sử "Coco Before Chanel" năm 2009. Bộ phim nói về cuộc đời của một trong những biểu tượng thời trang mọi thời đại: người khởi xướng ra hãng thời trang Chanel. Sự thay đổi của trang phục nữ ở thập niên 1920 được thể hiện qua sự thay đổi về trang phục của nhân vật chính trong phim qua những mẫu thiết kế do chính bà tự may và sử dụng. Đó là những bộ trang phục thanh lịch vừa mang nét nam tính nhưng ẫv n tôn được các đường con cơ thể của Chanel như chiếc áo đầm áo sơ mi trắng, quần cưỡi ngựa, đặc biệt là chiếc chiếc váy đen - Little Black Dress đầu tiên do Chanel tự may từ vải màu đen để tới dự tiệc. Trang phục của nữ nhân vật chính Có thể nói, các bộ phim trên đã tái hiện rất thành công trang phục của thập niên 1920s, tuy nhiên do thời gian nên chất liệu vải cũng là một hạn chế để có thể tái hiện đúng nguyên bản trang phục nữ ở Phương Tây giai đoạn thập niên 1920. 15
- Đây là một trong những lưu ý để nhóm nghiên cứu học tập và rút kinh nghiệm trong việc thực hiện đề tài của mình. 2. Tính cấp thiết của đề tài Thập niên 20 thuộc thế kỷ XX là giai đoạn đánh dấu sự thay đổi kiểu dáng trang phục từ cầu kỳ sang đơn giản, giải phóng người phụ nữ khỏi những trang phục gò bó. Nắm rõ các đặc điểm trang phục qua các thời kỳ là một yêu cầu quan trọng khi dạy và học các môn chuyên ngành thời trang. Việc học sẽ hiệu quả hơn nếu có phương tiện dạy học là các mẫu trang phục tương ứng minh họa cho bài học. Do vậy, việc tái hiện trang phục Phương Tây thập niên 20 của thế kỷ XX là hết sức cần thiết, góp phần tạo điều kiện cho sinh viên có cái nhìn trực quan sinh động để nắm rõ và dễ dàng nhận diện các đặc điểm của trang phục, tạo tiền đề cho việc phát triển khả năng thiết kế những mẫu trang phục hiện đại. 3. Mục tiêu Tái hiện trang phục Phương Tây thập niên 20 của thế kỷ XX nhằm góp phần xây dựng ngân hàng mẫu vật phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập các môn chuyên ngành Thiết kế thời trang. 4. Cách tiếp cận Tiếp cận qua sách, báo, tạp chí, và các phương tiện truyền thông như tivi, internet 5. Phƣơng phá p nghiên cƣ́ u Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp quan sát và phương pháp thu thập thông tin qua các phương tiện như sách báo, tranh ảnh từ đó phân tích và đánh giá để xử lý thông tin nhằm chắt lọc những thông tin quan trọng nhất và phù hợp nhất cho đề tài. 6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Trang phuc̣ thâp̣ niên 20 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu trang phuc̣ nữ thâp̣ niên 20 16
- 7. Nôị dung nghiên cƣ́ u Bao gồm 3 chương, chương 1: 25 trang, chương 2: 10 trang, chương 3: 11 trang Chương 1: Tổng quan về trang phuc̣ thâp̣ niên 20 Chương 2: Tình hình thời trang hiện đại vớ i xu hướ ng trang phuc̣ thâp̣ niên 20 Chương 3: Tái hiện trang phục thập niên 20 17
- PHẦ N NÔỊ DUNG Chƣơng 1: Tổng quan về Trang phuc̣ thâp̣ niên 20 1.1 Tình hình xã hội Những thay đổi trong nếp sống xã hội của thập kỷ 20 Sau khi kết thúc Đệ Nhất Thế Chiến, hiện tượng xã hội của Âu Châu và Mỹ đã lần lượt thay đổi. Cuộc đại chiến không những đã reo rắc vào lòng người những nghi vấn về giá trị của con người trong chiến tranh, mà còn là môi trường thuận lợi để sản sinh những quan niệm sống gây chấn động như thuyết hiện sinh của Sigmund Freud, đó là chưa kể đến sự thay đổi sâu sắc về vị trí xã hội của phụ nữ, nhất là đối với giới trẻ. Trước Đệ Nhất Thế Chiến, xã hội đã có những tiêu chuẩn để đo lường tư cách đạo đức của người phụ nữ. Họ không thể nào hút thuốc lá, uống bia rượu, trò chuyện với người khác phái một mình. Đến thập kỷ 20, tất cả đã thay đổi, các “các cô gái mới lớn” (the flapper) đã phá tung mọi xiềng xích của quá khứ. Họ hút thuốc và uống rượu, họ hôn hít trong ô-tô, họ nhảy điệu Charleston suốt đêm, và đương nhiên họ ăn mặc thật khiêu khích. Trang phục phụ nữ của thập kỷ 20 đã đáp ứng sự thật hiển nhiên của việc chống đối xã hội và chủ nghĩa khoái lạc. Trước đó trong lịch sử thời trang của Tây Phương, không bao giờ có chuyện phụ nữ mặc váy hở chân ra ngoài, kiểu tóc của phụ nữ cũng chưa bao giờ cắt ngắn như lúc này và cũng không bao giờ họ mang vớ màu da. Quần tây dài luôn chỉ dùng trong y phục cho phái nam bây giờ cũng đã trở thành gu của phái nữ chịu chơi. Môi son đỏ trong quá khứ đã không được xem là thích hợp với các cô gái “nhà lành”. Nhưng trong thập kỷ 20, tất cả những điều này đều trở nên bình thường. Một số ảnh hƣởng đối với nghệ thuật Nghệ thuật Art Deco: là một trường phái nghệ thuật và trang trí mang tính triết trung. Trào lưu nghệ thuật này liên quan đến sự pha trộn các phong cách của 18
- nghệ thuật trang trí hiện đại được bắt đầu tại thành phố Paris vào thập niên 1920 và phát triển ra toàn thế giới trong thập niên 1930. Nghệ thuật Art Deco tiêu biểu bởi tính thanh lịch, quyến rũ, tính công năng và hiện đại. Phong cách này ảnh hướng đến mọi lĩnh vực của thiết kế, bao gồm kiến trúc và thiết kế nội thất, thiết kế công nghiệp, thời trang và trang sức, và cả lĩnh vực nghệ thuật thị giác như ộh i họa, nghệ thuật tạo hình và điện ảnh. Hoa văn Art Deco là hoa văn trừu tượng mang những đường thẳng và cong đậm nét; hình chim hình học cách điệu, cây cối và động vậtt, và các hình thức hoa dây và cây , đó là những ảnh hưởng của thời kỳ Art Nouveau. Điện ảnh: “Silent film” hay phim câm đã trở thành một phần trong đời sống xã hội vào thập kỷ 20. Bên cạnh tính giải trí, phim câm còn đem lại những hình ảnh quyến rũ, tài sắc vẹn toàn của các nam nữ diễn viên màn bạc tới các vùng nông thôn. Cuộc sống trên màn bạc đã góp phần truyền bá và củng cố chủ nghĩa khoái lạc của phong cách, thời trang, và đời sống đô thị. Minh tinh màn bạc đã trở thành những người tiên phong về thời trang, trở thành tiêu chuẩn của vẻ đẹp của phụ nữ bấy giờ. Các diễn viên Clara Bow, Louise Brook, nghệ sỹ Josephine Baker được công chúng, đặc biệt là phụ nữ yêu thích và xem như hình mẫu nhân vật có lối sống tiêu biểu trong xã hội. Âm nhạc: Thập niên 1920 còn đƣợc gọi là kỷ nguyên nhạc Jazz (The Jazz Age). Đặc điểm nổi bật của thập niên 1920 gắn liền với âm nhạc và điệu nhảy theo phong cách jazz, hay còn gọi thập niên 20 là thời đại nhạc jazz. Giai đoạn này, nhạc jazz phát triển mạnh dành cho các tâm hồn yêu tự do từ Châu Mỹ lan rộng sang Châu Âu. Phương tiện để jazz ngày càng lan toả tại Mỹ chính là sự phát hành rộng khắp trên radio vào năm 1922. Nhạc jazz còn được giới trẻ trong thời kỳ cấm sản xuất và kinh doanh rượu sử dụng để phản kháng lại những định ước văn hoá của thế hệ đi trước. Sự chống đối này song hành cùng sự ra đời của các flapper với phong cách thời trang tân thời, phóng khoáng. Phụ nữ trẻ có quyền mặc đầm ngắn, trang điểm đậm, bước vào câu lạc bộ jazz, hút thuốc và say sưa đưa chân 19
- theo những điệu nhạc. Thập niên này cũng sản sinh ra nhiều nữ nghệ sỹ jazz như Bessie Smith (da màu), Janis Joplin, Lil Hardin Armstrong Thể dục thể thao Ngày càng có nhiều người đi xem và chơi các môn thể thao lành mạnh. Số lượng khán giả đi xem những chương trình này đã đạt kỷ lục vào thập niên 20. Bóng chày, bóng bầu dục, boxing, tennis, và đánh golf là các môn thể thao rất được ưa chuộng. Việc phụ nữ tham gia các thú tiêu khiển này thật là một hình ảnh mới mẻ đối với xã hội bấy giờ. Sự quan tâm về việc đi xem thể thao đã hình thành và kích thích sự tăng trưởng của ngành thể thao ngày càng thịnh vượng hơn. Quần áo thể thao ngày càng được phổ biến hơn và trở thành trang phục cần thiết trong tủ quần áo của mọi người. Một số trang phục chỉ đặc biệt dành riêng cho tennis và trượt tuyết. Khuynh hướng thiên về các hoạt động ngoài trời đã củng cố sự cần thiết cho các y phục năng động và tự nhiên hơn, thời trang thể thao cũng vì thế mà được khởi đầu. Các phát minh công nghệ ảnh hƣởng tới thời trang Nguyên liệu: Vải tự nhiên như cotton và len là những chất liệu phong phú của thập kỷ này. Lụa được đánh giá caoớ v i mong muốn thể hiện những giá trị sang trọng, nhưng do nguồn cung cấp hạn chế, nên lụa khá đắt tiền, tốn kém. Trước đó, cuối thế kỷ 19, chất liệu "tơ nhân tạo" là một giải pháp cho chất liêụ may mặc tại Pháp. Sau khi được cấp bằng sáng chế tại Hoa Kỳ, nhà máy của người Mỹ đã bắt đầu sản xuất vải mới “tơ nhân tạo” vào năm 1910 và vào thập niên 20, khi Bộ Thương Nghiệp Hoa Kỳ đặt lại cho “tơ tằm nhân tạo” cái tên là “rayon” thì loại sợi này đã được sử dụng rất phổ biến. Một loại sợi vải thứ hai rất khác biệt về tính cách hóa học và cũng được sử dụng nhiều trong trang phục phụ nữ của thập kỷ 20 và 30 là “acetate”. Tất từ tơ nhân tạo phổ biển trong thập kỷ 20 như một sự thay thế cho tất lụa. Và tơ nhân tạo cũng được sử dụng trong đồ lót, nhiều sản phẩm may mặc trước những năm 1920 đã được sử dụng nút, cúc và dây buộc. 20