Báo cáo Tác động của thiên tai ðến thu nhập ðầu người tại Việt Nam (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 1270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Tác động của thiên tai ðến thu nhập ðầu người tại Việt Nam (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_tac_dong_cua_thien_tai_en_thu_nhap_au_nguoi_tai_viet.pdf

Nội dung text: Báo cáo Tác động của thiên tai ðến thu nhập ðầu người tại Việt Nam (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG TÁC ÐỘNG CỦA THIÊN TAI ÐẾN THU NHẬP ÐẦU NGƯỜI TẠI VIỆT NAM MÃ SỐ: T2015-73TÐ S KC 0 0 5 3 5 4 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12/2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƢỜNG TRỌNG ĐIỂM TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI ĐẾN THU NHẬP ĐẦU NGƢỜI TẠI VIỆT NAM Mã số: T2015-73TĐ Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Khắc Hiếu TP. HCM, 12/2015
  3. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƢỜNG TRỌNG ĐIỂM TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI ĐẾN THU NHẬP ĐẦU NGƢỜI TẠI VIỆT NAM Mã số: T2015-73TĐ Chủ nhiệm đề tài: Th.S Nguyễn Khắc Hiếu Thành viên đề tài: TP. HCM, 12/2015
  4. MỤC LỤC: MỞ ĐẦU: 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5 1.1 Định nghĩa thiên tai 5 1.2 Khung phân tích tác động của thiên tai đối với thu nhập đầu ngƣời 5 1.3 Tổng quan về thiên tai tại Việt Nam 7 1.4 Các thiên tai trên thế giới 9 1.4.1 Những tác động trực tiếp của thiên tai 9 1.4.2 Những tác động gián tiếp của thiên tai 9 1.5 Các nghiên cứu thiên tai tại Việt Nam 12 CHƢƠNG 2: 15 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 15 2.1 Phƣơng pháp Synthetic control 15 2.2 Kiểm định mức ý nghĩa thống kê của ƣớc lƣợng 18 2.3 Phƣơng pháp xác định nhóm kiểm soát 19 2.4 Dữ liệu nghiên cứu 20 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24 3.1 Tác động của bão Durian đến thu nhập đầu ngƣời 24 3.2 Tác động của bão Durian đến các thành phần của thu nhập đầu ngƣời 28 3.2.1 Tác động của bão Durian đến thu nhập nông-lâm-ngƣ nghiệp 28 3.2.2 Tác động của bão Durian đến thu nhập từ lƣơng 32 3.2.3 Tác động bão Durian đến thu nhập từ công nghiệp, xây dựng, thƣơng mại và dịch vụ 35 CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 38 4.1 Kết luận 38 4.2 Một số gợi ý chính sách 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
  5. DANH MỤC HÌNH: Hình 0.1: Số lƣợng thiên tai đƣợc ghi nhận trên toàn thế giới 1990-2014 1 Hình 1.1: Mô hình tăng trƣởng kinh tế Solow 6 Hình 1.2: Thiệt hại về ngƣời do thiên tai 8 Hình 1.3: Thiệt hại về nhà cửa do thiên tai 8 Hình 2.1: Phƣơng pháp Synthetic control 16 Hình 3.1: Xu hƣớng thu nhập bình quân đầu ngƣời của Bến Tre so với nhóm kiểm soát 26 Hình 3.2: Thay đổi thu nhập của Bến Tre so với nhóm kiểm soát 27 Hình 3.3: Mức ý nghĩa của kiểm định hoán vị đối với thu nhập của Bến Tre 27 Hình 3.4: Xu hƣớng thu nhập từ nông-lâm-ngƣ nghiệp của Bến Tre so với nhóm kiểm soát 29 Hình 3.5: Thay đổi AFF-INCOME của Bến Tre so với nhóm kiểm soát 31 Hình 3.6: Mức ý nghĩa của kiểm định hoán vị đối với AFF-INCOME 32 Hình 3.7: Xu hƣớng thu nhập từ lƣơng của Bến Tre so với nhóm kiểm soát 33 Hình 3.8: Mức ý nghĩa của kiểm định hoán vị đối với S-INCOME 34 Hình 3.9: Xu hƣớng thu nhập từ công nghiệp, xây dựng, thƣơng mại và dịch vụ của 36
  6. DANH MỤC BẢNG: Bảng 1.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu thiên tai tại Việt Nam và trên thế giới 14 Bảng 2.1: Năm thiên tai lớn nhất của Việt Nam giai đoạn 2002-2012 20 Bảng 2.2: Giá trị trung bình các biến số giai đoạn 2002-2012 22 Bảng 3.1: Trọng số của các tỉnh trong nhóm kiểm soát (INCOME) 24 Bảng 3.2: Trọng số của các tỉnh trong nhóm kiểm soát (AFF-INCOME) 29 Bảng 3.3: Trọng số của các tỉnh trong nhóm kiểm soát (S-INCOME) 34 Bảng 3.4: Trọng số của các tỉnh trong nhóm kiểm soát (NAFF-INCOME) 36
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Giải thích AFF_INCOME Income from Agriculture, Forestry and Fishery CRED Centre for Research on the Epidemiology of Disasters DID Different In Different GSO General Statistics Office of Vietnam: Tổng cục thống kê Việt Nam S_INCOME Income form salary VHLSS Vietnam Household Living Standard Survey
  8. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Khoa Kinh Tế Tp. HCM, Ngày tháng năm THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: Tên đề tài: Tác động của thiên tai đến thu nhập đầu ngƣời tại Việt Nam Mã số: T2015-73TĐ Chủ nhiệm: Th.S Nguyễn Khắc Hiếu Cơ quan chủ trì: Đại học Sƣ Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Thời gian thực hiện: tháng 12 năm 2014 đến tháng 11 năm 2015 2. Mục tiêu: Đánh giá tác động của thiên tai đối với thu nhập đầu ngƣời tại Việt Nam Đƣa ra một số gợi ý chính sách 3. Tính mới và sáng tạo: Đánh giá tác động dài hạn của thiên tại tại Việt Nam. Phƣơng pháp Synthetic control đƣợc áp dụng. Phƣơng pháp này chƣa đƣợc ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam 4. Kết quả nghiên cứu: Thiên tai làm giảm thu nhập đầu ngƣời tại Việt Nam cả trong ngắn hạn và trong dài hạn. Thu nhập bị ảnh hƣởng chủ yếu là thu nhập từ nông – lâm – ngƣ nghiệp. Thu nhập đầu ngƣời bị giảm đƣợc ƣớc lƣợng là 51 ngàn đồng trên tháng. 5. Sản phẩm: Bài báo: “Tác động của thiên tai đến thu nhập đầu người tại Việt Nam: Tình huống bãoDurian” Tạp chí Phát triển kinh tế, năm thứ 26(7), Tháng 7/ 2015. 6. Hiệu quả, phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Giúp các nhà hoạch định chính sách có đƣợc các giải pháp tốt sau khi thiên tai xảy ra. Trƣởng Đơn vị Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên) (ký, họ và tên)
  9. INFORMATION ON RESEARCH RESULTS 1. General information: Project title: The impact of natural disasters on per capita income in Vietnam Code number: T2015-73TĐ Coordinator: Nguyen Khac Hieu Implementing institution: HCMUTE Duration: from 12/2014 to 11/2015 2. Objective(s): Evaluate the impact of natural disasters on per capita income at Vietnam Giving some policy suggestions 3. Creativeness and innovativeness: Long-term impact evaluation of natural disasters at Vietnam. Synthetic control method is applied. This method has not been widely applied in Vietnam 4. Research results: Disaster reduce per capita income at Vietnam, both in the short and long term. Income affected mainly from agriculture, forestry and fishery. Per capita income is estimated to be reduced 51 thousand per month. 5. Products: Journal artical: "The impact of natural disasters on per capita income at Vietnam: The case of Durian Typhoon" Journal of Economic Development, No 26(7), 07/2015. 6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability:
  10. MỞ ĐẦU: Ngày nay thế giới đang đối diện với tình trạng biến đổi khí hậu. Trái đất đang nóng dần lên làm băng ở hai cực tan chảy dẫn đến nƣớc biển dâng cao và thiên tai có xu hƣớng xuất hiện ngày càng nhiều hơn (Cavallo và Noy, 2011). Thiên tai lớn và đột ngột thƣờng gây ra những hậu quả nghiêm trọng so với những thiên tai có tính chất chu kỳ (Barro, 2009). Một số thiên tai lớn điển hình là động đất kèm theo sóng thần xảy ra ở Ấn Độ Dƣơng vào năm 2004, bão Katrina xảy ra ở Hoa Kỳ vào năm 2005, động đất ở Haiti năm 2010 và bão Hải Yến vào năm 2013 tại Philippine. Để giảm nhẹ các thiệt hại do thiên tai gây ra, các nhà khoa học đã phát triển nhiều phƣơng pháp để dự đoán thiên tai trƣớc khi chúng xảy ra nhằm giúp ngƣời dân chủ động hơn trong việc đối phó với thiên tai. Số lượng thiên tai từ 1989-2014 600 12 500 10 400 8 Thế giới 300 6 Châu Á Số thiên Số tai 200 4 Việt Nam 100 2 0 0 1989 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011 2013 Nguồn: Embed.dat Hình 0.1: Số lƣợng thiên tai đƣợc ghi nhận trên toàn thế giới và tại Việt Nam Khi thiên tai xảy ra, các nhà hoạch định chính sách sẽ có những giải pháp để giảm nhẹ tác động của thiên tai đối với ngƣời dân và toàn bộ nền kinh tế. Để có đƣợc một giải pháp tốt, các nhà hoạch định chính sách cần biết đƣợc những tác động của thiên tai. Tuy nhiên, những nghiên cứu về tác động của thiên tai đối với các biến số kinh tế chƣa đƣợc thực hiện nhiều, đặc biệt là những nghiên cứu cho một quốc gia riêng lẻ (Noy, 2009). Trang 1
  11. Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu tác động của thiên tai đối với nền kinh tế chủ yếu là trong ngắn (Thomas, 2010; Vũ Băng Tâm và Ilan Noy, 2010; Lê Đăng Trung, 2013; Vũ Băng Tâm và Eric Iksoon Im, 2013; Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu, 2013). Các nghiên cứu trong dài hạn chƣa đƣợc thực hiện nhiều. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu tác động dài hạn của thiên tai trên thế giới cũng chƣa đƣợc thống nhất. Do đó, bài viết này nhằm nghiên cứu ảnh hƣởng của thiên tai đối với thu nhập đầu ngƣời tại Việt Nam cả trong ngắn hạn và trong dài hạn. Nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp Synthetic control, phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc xem là bán thực nghiệm bằng cách so sách sự khác biệt của nhóm xử lý (treatment group) và nhóm kiểm soát (control group). So với phƣơng pháp hồi quy, ngoài ƣu điểm là nghiên cứu đƣợc tác động dài hạn của thiên tai, phƣơng pháp Synthetic control còn đánh giá đƣợc sự thay đổi của tác động theo thời gian. Bão Durian đƣợc chọn cho tình huống nghiên cứu bởi vì nó là một trong năm cơn bão gây ra thiệt hại về tài sản lớn nhất từ năm 2002-2012. Đồng thời bão Durian xảy ra vào năm 2006, thời điểm thích hợp để áp dụng phƣơng pháp Synthetic Control, phƣơng pháp đòi hỏi một chuỗi dữ liệu trƣớc bão và một chuỗi dữ liệu sau bão. Bão Durian gây thiệt hại chủ yếu cho hai tỉnh Bến Tre và Bà Rịa - Vũng Tàu trong năm 2006. Tuy nhiên trong phân tích này, Bến Tre đƣợc chọn làm nhóm xử lý vì Bến Tre không bị ảnh hƣởng thêm bởi bất kỳ “thiên tai lớn” nào từ sau năm 2006. Mục tiêu nghiên cứu  Đánh giá tác động của thiên tai đối với thu nhập đầu ngƣời tại Việt Nam  Đánh giá tác động của thiên tai lên các thành phần của thu nhập đầu ngƣời  Đƣa ra một số gợi ý chính sách Phạm vi nghiên cứu  Đề tài giới hạn việc nghiên cứu thiên tai thông qua đánh giá tác động của bão Durian đối với thu nhập đầu ngƣời tại tỉnh Bến Tre Việt Nam.  Các số liệu về thiên tai sẽ đƣợc thu thập từ desinventar.net, các số liệu về kinh tế đƣợc thu thập từ tổng cục thống kê trong giai đoạn 2002-2012. Ý nghĩa thực tiễn Trang 2
  12. Đề tài góp phần làm phong phú hơn những nghiên cứu về thiên tai góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách có những quyết định tốt hơn nhằm giảm những tác động của thiên tai đối với nền kinh tế. Phƣơng pháp Synthetic control là một phƣơng pháp chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Đề tài góp phần làm hoàn thiện hơn những phƣơng pháp đánh giá tác động, đặc biệt là những tác động của những yếu tố ngoại sinh đối với những biến số kinh tế. Bố cục đề tài Nội dung của đề tài bao gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết Trình bày tóm tắt các nghiên cứu có liên quan trong đó có các nghiên cứu trong nƣớc và nghiên cứu ngoài nƣớc, các nghiên cứu trong ngắn hạn và trong dài hạn. Chƣơng này cũng giới thiệu các lý thuyết nền tảng cho việc nghiên cứu của đề tài. Đó là lý thuyết về thiên tai, khung tác động của thiên tai đối với thu nhập đầu ngƣời và những nghiên cứu thiên tai tiêu biểu dùng khung phân tích này. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp Synthetic control đƣợc sử dụng cho vấn đề nghiên cứu. Synthetic control là phƣơng pháp đánh giá tác động cả trong ngắn hạn và dài hạn, tùy thuộc vào mức độ dữ liệu đƣợc thu thập trong mô hình. Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu Các kết quả về việc đánh giá tác động của bão Durian đƣợc trình bày. Các tác động này bao gồm:  Tác động đến thu nhập đầu ngƣời  Tác động đến thu nhập từ lƣơng  Tác động đến thu nhập từ thƣơng mại, dịch vụ  Tác động đến thu nhập từ nông – lâm – ngƣ nghiệp. Chƣơng 4: Kết luận và kiến nghị Trang 3
  13. Kết luận đƣợc rút ra từ đề tài là thiên tai có tác động đến thu nhập đầu ngƣời, tác động chủ yếu của thiên tai là đối với thu nhập từ nông – lâm – ngƣ nghiệp. Tác động của thiên tai có thể kéo dài hơn 5 năm sau khi thiên tai xảy ra. Do đó, các nhà hoạch định chính sách cần lƣu ý đến việc hỗ trợ ngƣời dân khắc phục thiên tai trong dài hạn. Trang 4
  14. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Định nghĩa thiên tai Theo Luật Phòng Chống Thiên Tai 2013, “Thiên tai là hiện tƣợng tự nhiên bất thƣờng có thể gây thiệt hại về ngƣời, tài sản, môi trƣờng, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mƣa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mƣa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mƣa lũ hoặc dòng chảy, nƣớc dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mƣa đá, sƣơng muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.” Theo định nghĩa của CRED một sự kiện thiên nhiên đƣợc gọi là thiên tai (natural disaster) khi thoả một trong 4 điều kiện sau: (1) Hơn 10 thiệt mạng, (2) Hơn 100 đƣợc bị ảnh hƣởng, (3) Tình trạng khẩn cấp đƣợc ban bố, (4) cần đến sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế. Nhìn chung, tại Việt Nam thiên tai phổ biến đƣợc ghi nhận là bão và lũ lụt, xảy ra chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm. Trong đề tài này, các thiên tai đƣợc phân tích dựa vào định nghĩa của CRED. 1.2 Khung phân tích tác động của thiên tai đối với thu nhập đầu ngƣời Để phân tích tác động của thiên tai đối với thu nhập đầu ngƣời, tác giả sử dụng mô hình tăng trƣởng kinh tế của Solow(1956). Tuy mô hình có một số hạn chế nhất định, nhƣng nó rất hữu ích trong việc giải thích các nguyên nhân đối với tăng trƣởng kinh tế. Trong mô hình này, đại lƣợng dùng để đo lƣờng tăng trƣởng kinh tế có thể là GDP đầu ngƣời, thu nhập hoặc chi tiêu đầu ngƣời. Tại Việc Nam, số liệu thu nhập đầu ngƣời đƣợc thu thập hai năm một lần trong bộ dữ liệu VHLSS (Vietnam Household Living Standard Survey). Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng số liệu thu nhập đầu ngƣời làm đại lƣợng đo lƣờng cho việc phát triển kinh tế. Trang 5
  15. y y=f(k) D y* y=Y/L: GDP đầu E y ngƣời hoặc thu nhập (δ+g )k đầu ngƣời. L k=K/L: tích lũy tài sản trên đầu ngƣời. sf(k) B s: tỷ lệ tiết kiệm A δ: tỷ lệ khấu hao C gL: tốc độ tăng dân số k k* k Hình 1.1: Mô hình tăng trƣởng kinh tế Solow Nguồn: Nguyễn Trọng Hoài (2013) Để sử dụng mô hình Solow cho việc phân tích tác động của thiên tai đến tăng trƣởng kinh tế, một số giả định sau sẽ đƣợc đặt ra. Đầu tiên, năng suất biên của lao động và tài sản là không thay đổi. Kế đến số lao động đƣợc cho là không thay đổi (thiệt hại về ngƣời không đáng kể so với toàn bộ dân số, nếu giả định này không đảm bảo ta phải phân tích ảnh hƣởng của sự thay đổi số lƣợng lao động đến sản lƣợng đầu ra). Công nghệ cũng đƣợc giữ không đổi trong phân tích tác động của thiên tai (có thể sau thiên tai những nhà máy bị thiệt hại sẽ đƣợc đầu tƣ công nghệ hiện đại hơn). Với những giả định trên, tác động của thiên tai đến tăng trƣởng sẽ đƣợc phân tích nhƣ sau. Giả sử nền kinh tế đang sản xuất ở mức sản lƣợng trên đầu ngƣời là y* và đầu tƣ vốn trên mỗi lao động ở mức k*. Khi thiên tai xảy ra, thiên tai sẽ tác động đến các tài sản hữu hình nhƣ nhà xƣởng, máy móc, mùa màng và gây ra thiệt hại về ngƣời. Khi thiên tai tác động đến các tài sản hữu hình nó sẽ làm cho tích lũy tài sản trên đầu ngƣời trong ngắn hạn giảm từ k* xuống k . Khi đó sản lƣợng đầu ngƣời sẽ giảm một lƣợng tƣơng ứng từ y* xuống y trong ngắn hạn. Tại mức tích lũy tài sản k ta thấy tiết kiệm sẽ ở tại điểm B trong khi khấu hao cho toàn bộ nền kinh tế Trang 6
  16. đang nằm ở điểm C, do đó sẽ có một lƣợng vốn dƣ thừa sẽ đƣợc đƣa vào đầu tƣ mới. Ngoài ra, cùng với những hoạt động tái thiết sau thiên tai, đầu tƣ sẽ tăng lên làm cho tiết kiệm(đầu tƣ) sẽ dần quay trở lại điểm A. Khi các hoạt động tái thiết nền kinh tế hoàn tất thì mức sản lƣợng sẽ quay trở lại điểm D. Khi đó sản lƣợng nền kinh tế sẽ trở lại bình thƣờng giống nhƣ lúc chƣa có thiên tai. Hay nói cách khác, trong dài hạn nền kinh tế sẽ không bị tác động bởi thiên tai. Tuy nhiên, kết luận trên sẽ đi kèm với giả định là số lao động không bị ảnh hƣởng bởi thiên tai. Nếu thiên tai gây ra quá nhiều ngƣời chết thì sẽ làm cho tích lũy tài sản trên đầu ngƣời trong dài hạn tăng. Khi đó, trong dài hạn thiên tai còn có thể có tác động tích cực đến tăng trƣởng kinh tế. Tóm lại, dựa vào mô hình Solow để phân tích thì tác động của thiên tai đối với tăng trƣởng kinh tế chỉ xảy ra trong ngắn hạn. Trong dài hạn, nền kinh tế sẽ quy trở lại điểm cân bằng nhƣ trong dài hạn. 1.3 Tổng quan về thiên tai tại Việt Nam Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng của những cơn bão nhiệt đới, kèm theo đó là mƣa lớn và lũ lụt. Theo thống kê của Desinventar, trong giai đoạn 1989-2010 trung bình một năm có 452 ngƣời chết vì thiên tai, số ngƣời chết chủ yếu là do lũ (hình 1.2). Số nhà cửa bị phá hủy hoặc hƣ hỏng trung bình một năm là 60,000 nhà. Nhà cửa bị phá hủy hoặc hƣ hỏng chủ yếu là do bão và lũ (hình 1.3). Theo thống kê của CRED, tổng thiệt hại trung bình hàng năm do thiên tai tại Việt Nam là 400 ngàn USD. Trang 7
  17. Số ngƣời chết từ 1989-2010 do thiên tai tại Việt Nam 8000 7000 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 Lũ Mƣa bão Lũ quét Bão Lốc Lỡ đất Mƣa Khác Hình 1.2: Thiệt hại về ngƣời do thiên tai Nguồn: Desinventar.net Số nhà bị phá hủy và hƣ hỏng từ 1989-2010 do thiên tai tại Việt Nam 600000 500000 400000 300000 200000 100000 0 Lũ Mƣa bão Lũ quét Bão Mƣa Khác Hình 1.3: Thiệt hại về nhà cửa do thiên tai Một số thiên tai tiêu biểu tại Việt Nam đƣợc CRED ghi nhận trong giai đoạn 1989- 2014 đó là: bão Linda đổ bộ vào các tỉnh Miền Tây năm 1997 làm chết 3682 ngƣời Trang 8
  18. và thiệt hại 470 triệu USD, trận lũ lịch sử năm 1999 ảnh hƣởng đến các tỉnh Miền Tây làm 460 ngƣời chết và thiệt hại 250 triệu USD. Bão Xangsane xảy ra vào năm 2006 ảnh hƣởng đến các tỉnh Miền Trung làm 72 ngƣời chết và thiệt hại lên đến 624 triệu USD, bão Durian ảnh hƣởng đến các tình Bà Rịa-Vũng Tàu,Tp.HCM và Bến Tre năm 2006 gây hiệt hại 456 triệu USD và 95 ngƣời chết. Đó là các số liệu thống kê tại Việt Nam. Những thiệt hại về ngƣời và tài sản trên sẽ tác động nhƣ thế nào đến nền kinh tế, chúng ta hãy đi lƣợc khảo qua những nghiên cứu tác động của thiên tai đến kinh tế của các tác giả trong nƣớc cũng nhƣ ngoài nƣớc. 1.4 Các thiên tai trên thế giới Theo Pelling và cộng sự (2002), những nghiên cứu về thiên tai trên thế giới đƣợc chia làm hai nhóm: nhóm nghiên cứu những tác động trực tiếp và nhóm nghiên cứu những tác động gián tiếp. 1.4.1 Những tác động trực tiếp của thiên tai Tác động trực tiếp là những tác động tức thời của thiên tai gây ra, những biến số đại diện cho những tác động tức thời này là số ngƣời chết, số ngƣời bị ảnh hƣởng, tài sản thiệt hại và mùa màng v.v. Điển hình cho nghiên cứu tác động trực tiếp là đề tài của Cavallo & cộng sự (2010), Hallegatte (2008). Cavallo đã nghiên cứu những thiệt hại trực tiếp từ trận động đất ở Haiti sử dụng mô hình hồi quy đơn giản. Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy thiệt hại của trận động đất lên đến 7,7 tỷ USD và số ngƣời chết là 230.000 ngƣời. Hallegatte sử dụng mô hình Input-Output ƣớc lƣợng thiệt hại của bão Katrina lên bang Louisiana. Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy tổng thiệt hại của cơn bão lên bang Louisiana là 149 tỷ USD. Kahn (2005) nghiên cứu thiệt hại do thiên tai từ 73 quốc gia trong giai đoạn 1980-2002. Kết quả cho thấy, quốc gia giàu hơn và quốc gia có thể chế tốt hơn sẽ bị thiệt hại về ngƣời ít hơn khi thiên tai xảy ra. 1.4.2 Những tác động gián tiếp của thiên tai Tác động gián tiếp là những ảnh hƣởng gián tiếp của thiên tai đối với nên kinh tế sau một khoảng thời gian xảy ra. Tác động gián tiếp thƣờng đƣợc đo lƣờng thông qua các thông số nhƣ GDP, giá cả, thƣơng mại, lao động, việc làm, tỷ giá v.v. Theo Cavallo & Noy (2011), tác động gián tiếp có thể chia làm hai loại là tác động Trang 9
  19. ngắn hạn và tác động dài hạn. Những tác động ngắn hạn có thời gian bé hơn 3 năm, và tác động dài hạn là những tác động lớn hơn 5 năm. Tác động ngắn hạn: Trong ngắn hạn, đa số các kết quả nghiên cứu đều khẳng định thiên tai có ảnh hƣởng tiêu cực đến phát triển kinh tế. Raddatz (2007) sử dụng mô hình Pannel-Var để đánh giá tác động thiên tai lên sản lƣợng đầu ra. Kết quả cho thấy trong ngắn hạn thiên tai có tác động làm giảm sản lƣợng đầu ra. Noy (2009) cũng khẳng định, trong ngắn hạn, thiên tai làm giảm sản lƣợng đầu ra. Ngoài Noy còn khẳng định thêm quốc gia có tỷ lệ biết chữ cao hơn, thể chế tốt hơn, thu nhập đầu ngƣời cao hơn, độ mở thƣơng mại lớn hơn, chi tiêu của chính phủ nhiều hơn và lƣợng dự trữ ngoại hối nhiều hơn thì có thể chịu đựng những cú sốc thiên tai tốt hơn và có thể hạn chế đƣợc những ảnh hƣởng xấu lan toả đến toàn bộ nền kinh tế. Tiếp theo các nghiên cứu trên, Luechinger & Raschky (2009) khẳng định lũ có ảnh hƣởng tiêu cực đến sự hài lòng về cuộc sống. Strobl (2012) nghiên cứu ảnh hƣởng của bão đối với vùng Trung Mỹ và vùng Caribe bằng mô hình sức gió. Kết quả cho thấy, trung bình một cơn bão làm giảm sản lƣợng đầu ra 0.83%. Mức độ thiệt hại còn phụ thuộc vào cách ứng phó của từng quốc gia đối với bão và thời điểm mà bão xảy ra trong năm. Klomp &Valckx (2014) sử dụng hồi quy lặp lại trên 750 lần và kết luận thiên tai đặc biệt là những thiên tai liên quan đến thời tiết có ảnh hƣởng tiêu cực đến phát triển kinh tế. Elliott và cộng sự(2015) sử dụng mô hình sức gió (wind-field model) nghiên cứu ảnh hƣởng của bão đến hoạt động kinh tế của vùng ven biển Trung Quốc. Kết quả cho thấy bão có ảnh hƣởng tiêu cực đến các hoạt động kinh tế trong ngắn hạn. Ngoài những nghiên cứu ảnh hƣởng của thiên tai đến sản lƣợng đầu ra, Rodriguez và cộng sự (2013) còn nghiên cứu sự ảnh hƣởng của thiên tai đến đói nghèo và chỉ số phát triển con ngƣời tại Mexico. Kết quả cho thấy thiên tai làm tăng tỷ lệ đói nghèo và giảm chỉ số HDI tại Mexico. Lechtenfeld & Lohmann (2015), sử dụng dữ liệu về lƣợng mƣa trong năm nghiên cứu ảnh hƣởng của hạn hạn đến sức khỏe và chi tiêu cho sức khỏe của ngƣời dân tại các vùng nông thôn Việt Nam. Kết quả cho Trang 10
  20. thấy ngƣời dân bị ảnh hƣởng bởi hạn hán sẽ bị suy giảm về sức khỏe và sẽ có chi phí cho y tế cao hơn những ngƣời khác. Thiên tai cũng gây ra bất bình đẳng về thu nhập trong ngắn hạn. Trong dài hạn việc mất cân đối này không còn nữa (Yamamura, 2015). Ngoài nghiên cứu mối liên hệ nhân quả giữa thiên tai và các biến số kinh tế, Raschky(2008) còn kết luận thêm, quan hệ giữa thiệt hại do thiên tai và phát triển kinh tế là quan hệ phi tuyến. Quốc gia có thể chế tốt hơn sẽ bị thiệt hại ít hơn về ngƣời và tài sản do thiên tai. Ngoài những ảnh hƣởng tiêu cực, một số nghiên cứu cũng cho thấy mặt tích cực của thiên tai. Albala-Bertrand (1993) nghiên cứu 28 thiên tai của 26 quốc gia từ 1960- 1979 . Ông sử dụng phân tích thống kê trƣớc và sau sự kiện. Ông phát hiện, thiên tai có tác động làm tăng GDP (0.4%), tăng sản lƣợng nông nghiệp và xây dựng, tăng thâm hụt thƣơng mại nhƣng không có tác động đến lạm phát và tỷ giá. Noy & Vu (2010) sử dụng số liệu cấp tỉnh tại Việt Nam để nghiên cứu ảnh hƣởng của thiên tai đối với tăng trƣởng kinh tế và khẳng định: Thiên tai gây ra nhiều ngƣời chết thì làm giảm sản lƣợng đầu ra, nhƣng thiên tai gây ra nhiều tài sản thiệt hại thì làm tăng tốc độ tăng trƣởng của sản lƣợng đầu ra. Tác động dài hạn: Nghiên cứu đầu tiên về ảnh hƣởng dài hạn của thiên tai đó là nghiên cứu của Skidmore & Toya (2002). Họ sử dụng dữ liệu cấp quốc gia về tần suất của thiên tai từ năm 1960-1990. Kết quả cho thấy thiên tai có tác động tích cực đến nền kinh tế trong dài hạn. Boustan (2012), nghiên cứu ảnh hƣởng của thiên tai đến việc di cƣ tại Mỹ, kết quả cho thấy những ngƣời trẻ có xu hƣớng di cƣ khỏi nơi có lốc xoáy và chọn di chuyển đến định cƣ tại những nơi có lũ lụt. Vì lũ lụt có ảnh hƣởng tích cực đến phát triển nông nghiệp (Loaya, 2013). Ngƣợc lại những tác động tích cực trên, Noy & Nualsri (2007) nghiên cứu dữ liệu bảng của các quốc gia và khẳng định thiên tai có tác động tiêu cực đến nền kinh tế trong dài hạn. Vigdor (2008) khẳng định bão Katrina làm giảm thu nhập và tăng tỷ lệ nghèo ở New Orleans đồng thời bão Katrina cũng làm giảm số công nhân và số Trang 11
  21. doanh nghiệp hoạt động tại New Orleans trong dài hạn. Raddatz (2009) cũng khẳng định thiên tai có tác động tiêu cực đến nền kinh tế, cụ thể thiên tai giảm 0.6% thu nhập bình quân đầu ngƣời. Berg (2010) cũng khẳng định bão Mitch làm giảm phúc lợi hộ gia đình trong dài hạn tại Nicaragua. Coffman và Noy (2011) nghiên cứu ảnh hƣởng của bão Iniki lên đảo Kauai thuẩn quần đảo Hawai và khẳng định, bão Iniki có tác động tiêu cực đến thu nhập đầu ngƣời, tác động làm giảm 12% dâu số và 15% việc làm tại đây. Gần đây, Cavallo và cộng sự (2013) đƣa ra kết luận những thiên tai lớn có ảnh hƣởng tiêu cực đến sản lƣợng đầu ra của một nền kinh tế cả trong dài hạn cũng nhƣ trong ngắn hạn sử dụng phƣơng pháp kiểm soát tổng hợp (synthetic controls). Loayza và cộng sự (2012) nghiên cứu ảnh hƣởng của từng loại thiên tai đến từng lĩnh vực kinh tế khác nhau và khắng định, hạn hán có ảnh hƣởng tiêu cực đến phát triển nông nghiệp, bão có ảnh hƣởng tiêu cực đến phát triển nông nghiệp đối với những nƣớc đang phát triển nhƣng đối với những nƣớc phát triển thì không ảnh hƣởng. Động đất có tác động tích cực đến phát triển công nghiệp ở những nƣớc phát triển. Lũ lụt bình thƣờng (moderate floods) có ảnh hƣởng tích cực đến phát triển nông nghiệp. Phần trên đã tổng quan một số nghiên cứu nƣớc ngoài về ảnh hƣởng của thiên tai đối với nền kinh tế. Sau đây chúng ta sẽ lƣợc khảo một số bài báo nói về ảnh hƣởng của thiên tai đối với nền kinh tế của Việt Nam. 1.5 Các nghiên cứu thiên tai tại Việt Nam Tại Việt Nam, những đề tài nghiên cứu về thiên tai chủ yếu tập trung nghiên cứu những tác động gián tiếp trong ngắn hạn của thiên tai. Cụ thể, Ilan Noy &Vũ Băng Tâm (2010) đã nghiên cứu những tác động gián tiếp của thiên tai lên GDP và tăng trƣởng GDP. Nhóm tác giả khẳng định thiên tai với số lƣợng ngƣời chết càng nhiều thì sẽ làm giảm sản lƣợng đầu ra, trong khi thiên tai với thiệt hại tài sản càng nhiều thì làm tăng sản lƣợng đầu ra. Kế đến nhóm nghiên cứu của ngân hàng thế giới mà đứng đầu là Thomas (2010) đã nghiên cứu ảnh hƣởng của thiên tai đến phúc lợi xã hội. Kết quả cho thấy lũ lụt làm giảm 23% phúc lợi (welfare), bão làm giảm 52% phúc lợi đối với những thành phố có số dân lớn hơn 500.000 ngƣời. Lê Đăng Trung Trang 12
  22. S K L 0 0 2 1 5 4