Báo cáo Số hóa tài liệu và bảo vệ quyền tác giả tại thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh

pdf 12 trang phuongnguyen 2200
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Số hóa tài liệu và bảo vệ quyền tác giả tại thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_so_hoa_tai_lieu_va_bao_ve_quyen_tac_gia_tai_thu_vien.pdf

Nội dung text: Báo cáo Số hóa tài liệu và bảo vệ quyền tác giả tại thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh

  1. BÁO CÁO SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ ThS. VŨ TRỌNG LUẬT SỐ HÓA TÀI LIỆU VÀ BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TP. HỒ CHÍ MINH - Tháng 12-2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ ThS. VŨ TRỌNG LUẬT SỐ HÓA TÀI LIỆU VÀ BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – Tháng 12-2017
  3. MỤC LỤC I. Số hóa tài liệu 4 1. Khái niệm 4 2. Mục đích số hóa tài liệu 4 3. Các hình thức số hóa tài liệu 4 4. Phương pháp 4 5. Các bước số hóa 5 6. Chọn tài liệu số hóa 6 II. Cơ sở pháp lý bảo vệ bản quyền tác giả 5 1. Vì sao cần bảo vệ quyền tác giả 5 2. Các văn bản pháp lý về bảo vệ bản quyền 5 3. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả 8 4. Những hành vi xâm phạm quyền tác giả 8 5. Quyền sử dụng hợp lý các tài liệu khoa học, công nghệ 9 6. Các yếu tố xác định việc sử dụng tài liệu không phải xin phép 10 III. Số hóa tài liệu và bảo vệ quyền tác giả trong Thư viện 10 IV. Giải pháp bảo vệ quyền tác giả tại Việt Nam 14 V. Kết luận 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 3
  4. I. Số hóa tài liệu 1. Khái niệm Số hóa (Digitizing hay Digitization) là việc trình bày hoặc chuyển đổi một tài liệu (văn bản, hình ảnh, âm thanh dưới dạng tín hiệu tương tự) sang dạng tín hiệu số. Số hóa là quá trình sử dụng thiết bị và công nghệ để chuyển đổi hoặc mô tả tài liệu gốc từ dạng vật mang tin truyền thống như giấy, băng video, băng audio, microphiche ) sang dạng số để máy tính có thể đọc được. Kết quả của việc số hóa sẽ cho ra sản phẩm là các đối tượng dạng số như ảnh số, tài liệu số, âm thanh số, tín hiệu số 2. Mục đích số hóa tài liệu - Lưu giữ lâu dài. - Giảm thiểu không gian lưu giữ. - Giảm việc tiếp xúc trực tiếp tới tài liệu vật lý. - Giảm thiểu chi phí phát triển nguồn tin. - Đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng. - Tăng cường truy cập, trao đổi và chia sẻ nguồn thông tin. - Tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng. - Cải thiện chất lượng dịch vụ của thư viện. 3. Các hình thức số hóa tài liệu - Scan. - Ghi âm, ghi hình. - Chụp ảnh. - Đánh máy. - Sử dụng các thiết bị đọc/ghi khác. 4. Phương pháp - Thư viện tự số hóa: Thực hiện Sinh viên thực tập, Sinh viên tham gia công tác xã hội. - Hợp tác chia sẻ nguồn tài liệu điện tử giữa các thư viện (Tài khoản hoặc IP). - Thuê người khác làm. 4
  5. 5. Các bước số hóa - Xây dựng kế hoạch. - Chọn lựa tài liệu. - Chọn giải pháp (công nghệ số hóa, công nghệ lưu trữ, bảo quản). - Khai thác, sử dụng, chia sẻ. 6. Chọn tài liệu số hóa - Tài liệu quý hiếm, có 1 bản duy nhất. - Tài liệu dễ bị rách nát, hư hỏng. - Tài liệu được phép số hóa (có bản quyền hoặc hết thời hạn bảo hộ bản quyền). - Tài liệu chưa có bản quyền: mua bản quyền, xin phép, thỏa thuận trước khi số hóa. II. Cơ sở pháp lý bảo vệ bản quyền tác giả - Vì sao cần bảo vệ quyền tác giả. - Cơ sở pháp lý bảo vệ quyền tác giả. - Tình hình tuân thủ bản quyền trong các thư viện Việt Nam. - Số hóa một bản để lưu trữ trong thư viện liệu có vi phạm bản quyền? - Giải pháp thực hiện bảo vệ bản quyền tác giả. 1. Vì sao cần bảo vệ quyền tác giả - Bảo vệ lợi ích hợp pháp của tác giả và của chủ sở hữu. - Khuyến khích lao động sáng tạo. - Thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh. 2. Các văn bản pháp lý về bảo vệ bản quyền - Công ước Berne là công ước đầu tiên và là công ước nền tảng về quyền tác giả. Là công ước bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, được ký kết tại Berne (Thụy Sỹ) vào ngày 09/09/1886, đây là công ước đầu tiên về quyền tác giả. Công ước đã được sữa chửa nhiều lần và đạo luật hiện hành là Đạo luật Paris 1971 (được bổ sung 02/10/1979). Việt Nam là thành viên chính thức của công ước vào 26/10/2004. 5
  6. - Công ước Berne thuộc sự quản lý của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO (World Intellectual Property Organation). - Nội dung chủ yếu của công ước Berne: Công ước Berne gồm 38 điều và một phụ lục (6 điều) dành cho các nước đang phát triển. - Hiệp định TRIPs là hiệp định duy nhất thực sự mang tính quốc tế đã đưa ra các chuẩn mực tối thiểu về bảo hộ sở hữu trí tuệ, là hiệp định đầu tiên về sở hữu trí tuệ có những quy định cụ thể về trách nhiệm dân sự, hình sự và bảo vệ biên giới, là hiệp định quốc tế đầu tiên về sở hữu trí tuệ được áp dụng để giải quyết tranh chấp. - Hiệp định TRIPs là văn bản chính của WTO về quyền sở hữu trí tuệ. Hiệp định TRIPs bao gồm những nguyên tắc toàn diện nhất về thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn thế giới. - Hiệp định dành phần III với 21 điều (từ điều 41 đến Điều 61) quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Hiệp định quy định nhiều biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Các quy định này được xây dựng trên nguyên tắc tối thiểu và dành quyền quy định cụ thể cho các quốc gia thành viên. - Công ước Internet của WIPO (WTC) về quyền tác giả: Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO ban hành Công ước Internet, gồm: Công ước WIPO về quyền tác giả (WTC) và Công ước WIPO về cuộc biểu diễn và bản ghi âm (WPPT) đã được thông qua tại Geneva vào ngày 20/12/1996 đã đưa ra các tiêu chí quốc tế là biện pháp bảo hộ công nghệ và thông tin quản lý quyền điện tử. Theo WIPO cuối năm 1997 đã có không dưới 51 quốc gia ký kết WTC và 50 quốc gia ký kết WPPT. - Hiệp ước quyền tác giả WIPO (WTC) giữa các bên ký kết với mong muốn duy trì và phát triển sự bảo hộ các quyền tác giả đối với tác phẩm văn học và nghệ thuật một cách có hiệu quả và đồng bộ nhất. - Bộ Luật Dân sự. - Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006): Luật này gồm có 6 phần, 18 chương và 222 điều, trong đó những quy định về quyền tác giả và quyền lien quan được xếp ở phần thứ hai, phần này gồm 6 chương, 45 điều từ điều 13 đến điều 57 quy định chi tiết về quyền tác giả và quyền liên quan. - Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 6
  7. về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ. - Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan. - Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (theo quyết định số 36/2009/QH12, có hiệu lực từ ngày 01/01/2010). - Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. - Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 này có số 37/2009/QH12 được thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2009 nhằm sửa đổi bổ sung cho Bộ luật Hình sự 1999, bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/01/2010 cũng quy định tại Điều 170a về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. - Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2009 (53 điều) quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả và quyền liên quan. - Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. - Ngày 29/08/2011, Cục Xuất Bản – Bộ Thông Tin Và Truyền Thông đã có công văn số 2627/CXB-QLXB gửi đến các Nhà Xuất Bản quy định việc xuất bản trên mạng internet. - Luật Xuất Bản năm 2004 (Điều 3, chương I; Điều 19, chương II): Nội dung quy định sử dụng các sách có bản quyền trong lĩnh vực xuất bản, chỉ được phép xuất bản, tái bản các tác phẩm khi đã có hợp đồng, hợp đồng đó có thể là hợp đồng chuyển giao quyền tác giả, có thể là hợp đồng sử dụng, hợp đồng tác quyền nhằm chống lại những hành vi phạm bản quyền. - Các loại tài liệu được bảo hộ quyền tác giả Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ: + Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình. 7
  8. + Sơ đồ, bản đồ, bản vẽ. + Bài giảng, bài phát biểu. + Tác phẩm báo chí. + Tác phẩm âm nhạc. + Tác phẩm sân khấu; tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh; tác phẩm tạo hình, kiến trúc, mỹ thuật; tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. + Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. - Chủ sở hữu quyền tác giả - Cá nhân tác giả sáng tạo ra tác phẩm có quyền nhân thân và quyền tài sản (Điều 37, Luật Sở hữu trí tuệ). - Đồng tác giả có quyền nhân thân và quyền tài sản (Điều 38, Luật Sở hữu trí tuệ). - Tổ chức giao nhiệm vụ/ký kết hợp đồng có quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm (Điều 39, Luật Sở hữu trí tuệ). 3. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ: - Quyền đặt tên cho tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm được bảo hộ vô thời hạn. - Tài liệu khoa học công nghệ như sách, bài báo, bài tạp chí, có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết. 4. Những hành vi xâm phạm quyền tác giả Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ: - Mục 3. Công bố, phân phối không được phép của tác giả. - Mục 8. Sử dụng tác phẩm không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả thù lao, nhuận bút. - Mục 10. Nhân bản, sao chép không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. 8
  9. Nghị định 105/2006/NĐ-CP - Điều 7.Yếu tố xâm phạm quyền tác giả: - Bản sao tác phẩm được tạo ra một cách trái phép. - Tác phẩm phái sinh được tạo ra một cách trái phép. Nghị định 105/2006/NĐ-CP - Điều 23 Xử phạt hành vi xâm phạm quyền tác giả: - Hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu. - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng. Nghị định 105/2006/NĐ-CP: - Phạt tiền từ 400 triệu đồng đến 500 triệu đồng trong trường hợp hàng hoá vi phạm có giá trị từ trên 500 triệu đồng. - Tịch thu hàng hoá vi phạm, phương tiện. - Buộc tiêu huỷ hàng hoá vi phạm; buộc tiêu huỷ nguyên liệu, vật liệu, phương tiện. 5. Quyền sử dụng hợp lý các tài liệu khoa học, công nghệ Điều 25 Khoản 1 Luật Sở hữu trí tuệ: Việc sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao trong các trường hợp sau: a) Sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình, để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu; c) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại; d) Sao chép đơn bản tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu; Điều 2 Luật Sở hữu trí tuệ, khoản 2: - Không được làm ảnh hưởng tới quyền của tác giả. - Không áp dụng đối với chương trình máy tính, tác phẩm kiến trúc, tạo hình. 9
  10. - Sao chép một chương, một phần của một cuốn sách, một phần hay cả bài báo trong một cuốn tạp chí để phục vụ cho việc học tập, giảng dạy hay nghiên cứu khoa học mà không cần phải xin phép tác giả, cũng không phải trả tiền nhuận bút cho tác giả. 6. Các yếu tố xác định việc sử dụng tài liệu không phải xin phép - Mục đích sử dụng: phi lợi nhuận. - Số lượng sao chép, số hóa nhỏ so với toàn bộ tác phẩm. - Không ảnh hưởng đến thị trường tiềm năng của tác phẩm. III. Số hóa tài liệu và bảo vệ quyền tác giả trong Thư viện Nhằm không vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ, trong công tác số hóa sách, tạp chí, Thư viện đã thực hiện nghiêm túc các yêu cầu sau: - Số hóa từng phần của tác phẩm. - Số hóa tài liệu hết thời hạn bảo hộ. - Cần phải xin phép người sở hữu bản quyền. - Đàm phán trả nhuận bút: + Đàm phán chung. + Đàm phán riêng rẽ. IV. Giải pháp bảo vệ quyền tác giả tại Việt Nam - Tuyên truyền, giáo dục. - Đưa môn học bảo vệ bản quyền vào trường học. - Thành lập hiệp hội Bảo vệ bản quyền. V. Kết luận Việc thực thi Luật bản quyền là điều cực kỳ quan trọng, khi nước ta đã gia nhập WTO, tham gia các Công ước, các hiệp định quốc tế về quyền tác giả và các quyền liên quan. Bảo vệ bản quyền sách trong lĩnh vực xuất bản nhằm khuyến khích và thúc đẩy sáng tạo, góp phần cho sự phát triển kinh tế của toàn xã hội. Muốn hội nhập kinh tế quốc tế tốt đòi hỏi không chỉ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực này mới tham gia nghiêm chỉnh mà tất cả cộng đồng độc giả, người dân nghiêm chỉnh thực hiện vấn đề này, có như thế công tác bảo vệ bản quyền sách mới được thực hiện đồng bộ, hiệu quả. 10
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập 1& 2, Đại học Luật Hà Nội, NXB Công An Nhân dân năm 2005. [2] Bình luận Bộ luật Dân sự năm 2005, NXB Tư pháp 2005. [3] Luật Dân sự Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2007. [4] Quyền Sở hữu trí tuệ, NXB ĐH Quốc gia Tp.HCM năm 2005 [5] Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005. [6] Bộ luật Dân sự năm 1995. [7] Bộ luật Dân sự năm 2005. [8] Luật Sở hữu trí tuệ và các công ước quốc tế liên quan, NXB Chính trị QG năm 2006 [9] Một số văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ 11
  12. ISBN: 978-604-73-5558-7 9 786047 355587