Báo cáo Quản lý màu trong in kỹ thuật số (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Quản lý màu trong in kỹ thuật số (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_quan_ly_mau_trong_in_ky_thuat_so_phan_1.pdf

Nội dung text: Báo cáo Quản lý màu trong in kỹ thuật số (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG QUẢN LÝ MÀU TRONG IN KỸ THUẬT SỐ S K C 0 0 3 9 5 9 MÃ SỐ: T2013-188 S KC 0 0 5 3 8 8 Tp. Hồ Chí Minh, 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG QUẢN LÝ MÀU TRONG IN KỸ THUẬT SỐ Mã số: T2013-188 Chủ nhiệm đề tài: Chế Quốc Long Tp.HCM 12.2013
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG QUẢN LÝ MÀU TRONG IN KỸ THUẬT SỐ Mã số: T2013-188 Chủ nhiệm đề tài: Chế Quốc Long
  4. MỤC LỤC Chương Mở Đầu 11 3.1 Tổng quan Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 11 3.2 Tính cấp thiết của đề tài 14 3.3 Mục đích, khách thể và đối tượng nghiên cứu 14 3.4 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 15 3.5 Phương pháp nghiên cứu 16 3.6 Nội dung nghiên cứu 16 Chương 1: Cơ sở lý luận 17 1.1 Sự cần thiết của quản lý màu 17 1.2 Mục đích của quản lý màu .18 1.3 Chức năng của quản lý màu 19 1.4 Hệ thống quản lý màu 20 1.5 Các bước tiến hành quản lý màu . 27 Chương 2: Quản lý màu trên máy in Kỹ thuật số 31 2.1 Đặc điểm của in Kỹ thuật số 31 2.2 Máy in HP-Indigo .33 2.3 Đặc điểm của Công nghệ HP-Indigo . . .34 2.4 Nguyên lý làm việc . 38 2.5 Quản lý hoạt động sản xuất của máy in 41 2.6 Công cụ kiểm soát màu của máy ín 44 Chương 3: Thực nghiệm 49 3.1 Tạo Profile cho máy in HP-Indigo 50 3.2 Giả lập điều kiện in thật trên máy in HP-Indigo .56 Chương Kết Luận 59 I. Kết Luận 59 II. Kiến Nghị .60
  5. LIỆT KÊ HÌNH HÌNH TRANG Hình 1.1: Quy trình phục chế tổng quá 17 Hình 1.2: Các không gian màu tương ứng trong quy trình phục chế . 18 Hình 1.3: Chuyển đổi thông tin trong quá trình phục chế 19 Hình 1.4: Hệ thống chuyển đổi trung tâm . 20 Hình 1.5: Quy tắc chuyển đổi đầu vào và ra . 21 Hình 1.6: Hồ sơ màu nhận diện được các giá trị màu từ các thiết bị khác 24 nhau để chuyển về không gian màu chung (Lab) Hình 1.7: Chuyển đổi không gian màu độc lập với thiết bị sử dụng. . 24 Hình 1.8: Phục chế màu bảo hòa 25 Hình 1.9: Phục chế màu theo cảm nhận của mắt người 26 Hình 1.10: Phục chế màu tương đối 26 Hình 1.11: Canh chỉnh máy scan theo các giá trị tiêu chuẩn ISO . 28 Hình 1.12: Hiệu chỉnh màn hình để tạo Profile màn hình 29 Hình 1.13: Hiệu chỉnh máy in màu tạo Profile cho máy in thử 29 Hình 1.14: Hiệu chỉnh máy in thật và tạo profile cho máy in 30 Hình 2.1: So sánh quy trình in Kỹ thuật số và kỹ thuật in truyền thống 31 Hình 2.2: So sánh sản phẩm in bằng KTS và kỹ thuật in truyền thống . 32
  6. Hình 2.3: Đặc điểm công nghệ của HP-Indigo . 36 Hình 2.4: So sánh offset truyền thống và HP-Indigo 37 Hình 2.5: Cấu trúc và nguyên lý hoạt động của HP-Indigo 38 Hình 2.6: Cấu trúc của bộ phận in HP-Indigo 39 Hình 2.7: Giao diện khởi động của máy in 41 Hình 2.8: Giao diện của phần mềm quản lý công việc 42 Hình 2.9: Giao diện quản lý đơn hàng . 42 Hình 2.10: Giao diện các ghi chú (log view) 43 Hình 2.11: chức năng và giao diện của rip manager 44 Hình 2.12: Chức năng biên tập, thay đổi vị trí trang in . 44 Hình 2.13: Đường LUT của máy in với 15 cấp độ xám 45 Hình 2.14: Các đường cong LUT (tăng dần liner, exp 0.25, exp 0.5, exp 0.75, cromalin) 46 Hình 2.15: Chức năng kiểm soát màu 46 Hình 2.16: Color matching, điều chỉnh thông số cơ học của máy in 47 Hình 2.17: Dùng ICC Proflie để chuyển đổi màu sắc 47 Hình 3.1 Quy trình chuyển đổi Profile màu cho in thử . 49 Hình 3.2: Bảng màu IT8/ 7.4 51 Hình 3.3: Quy trình tạo profile màu cho máy in 53
  7. Hình 3.4: Các thiết lập trên công cụ tạo bảng màu của phần mềm Profile Marker 54 Hình 3.5: Các thiết lập để tạo Profile . 55 Hình 3.6: 2D - So sánh không gian phục chế màu của Indigo_5600_C120.icc và ISO_Coated_v2_300.icc 55 Hình 3.7: Test form 11x17 (inch) 56 Hình 3.8: Thẻ import Job, cho phép đặt tên các template 57 Hình 3.9: Hộp thoại edit job ticket và các thiết lập 57 Hình 3.10: RIP và chọn chế độ in 58
  8. DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT BID: binary Ink Devolopment CMYK: Cyan, Magenta, Yellow và Black CMS: Color Management System CMM: Color Management Module DEP: Dry Electrophotography ICC: International Color Consortium ITM: Intermentate Transfed Media IMP: Impression ILD: in-line densitometer KTS: Kỹ thuật số LUT: Look Up Table LEP: Liquit Electrophotography PIP: Photo Imaging Plate PTE: Pretransfed Erage RGB: Red, Green và Blue RIP: Raster Image Processor
  9. ĐH SPKT TP HCM Đơn vị: Khoa In & Truyền Thông THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Quản lý màu trong in Kỹ thuật số - Mã số: T2013-188 - Chủ nhiệm: Chế Quốc Long - Cơ quan chủ trì: Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM - Thời gian thực hiện: Tháng 01/2013 đến 12/2013 2. Mục tiêu: Xây dựng quy trình thực hiện quản lý màu trong in Kỹ Thuật số Xây dựng dữ liệu màu phù hợp với một số loại giấy in thông dụng Ứng dụng các phần mềm trong hoạt động quản lý màu Sử dụng phù hợp các thiết bị đo, kiểm cho quản lý màu 3. Tính mới và sáng tạo: Điểm mới của đề tài là đưa ra quy trình tạo profile màu, in thử phù hợp với điều kiện cụ thể, với loại vật liệu cụ thể. Mặt khác đề tài cũng đưa ra các ứng dụng cụ thể trong điều kiện trang thiết bị hiện có của xưởng in. 4. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu quy trình quản lý màu được ứng dụng cho công nghệ in, từ đó áp dụng việc quản lý màu trong máy in Kỹ thuật số. Nghiên cứu RIP và các ứng dụng kiểm soát màu của máy in HP-Indigo. Cấu trúc của hệ thống, nguyên lý làm việc và những đặc điểm của máy in Kỹ thuật số. Từ đó đưa ra các đặc trưng của nó Ứng dụng thiết bị, các phần mềm có sẵn, thực hiện việc tạo Profile, in thử giả lập các điều kiện của in thật trên máy in Kỹ thuật số. Xây dựng các Profile màu tương ứng với các loại giấy in thông dụng 5. Sản phẩm: Tài liệu về quản lý màu cho in Kỹ thuật số Profile màu cho các loại vật liệu khác nhau
  10. Quy trình thực hiện 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Phạm vi ứng dụng cho các loại máy in Kỹ thuật số. Ứng dụng tại khoa in và truyền thông và các công ty, xí nghiệp in trong cả nước Ngày 12 tháng 12 năm 2013 Trưởng Đơn vị Chủ nhiệm đề tài Chế Quốc Long
  11. INFORMATION ON RESEARCH RESULTS 1. General information: Project title: Color Management in Digital Printing Code number: T2013-188 Coordinator: Chế Quốc Long Implementing institution: HCM University of Technical Education Duration: from 01/2013 to 12/2013 2. Objective(s): Develop a process for implementing color management in digital printing Develop appropriate data to some colored paper in common Application software for color management activities Use appropriate measuring equipment, check for color management. 3. Creativeness and innovativeness: New in this project is to make the process of creating color profiles, try in accordance with specific conditions, with specific materials. On the other hand given topic provides the application specific conditions existing equipment in the workshop. 4. Research results: Research management process color printing technology applications, thereby applying color management in the printer Digital. RIP Research and applications control color HP Indigo printers. The structure of the system, working principle and characteristics of the Digital printer. Since it launched its characteristics. Application equipment and software available, do create Profile, in the simulator test in real conditions of the Digital printer. Build the color profile corresponding to the type of paper commonly used. 5. Products: Documentation of color management for Digital Printing Name colors for different materials Implementation Process
  12. 6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability: The scope of applications for the Digital printer model. Applied Science and print and media companies, enterprises in the country
  13. MỞ ĐẦU I. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Công nghệ in đã phát triển từ hơn 500 năm trước, với mục đích là làm thế nào để phục chế giống mẫu nhất. Trong quá trình phát triển của mình, đây luôn là câu hỏi quan trọng nhất, đã có nhiều cải tiến trong công nghệ analog, nhưng còn gặp nhiều khó khăn giữa các công đoạn trong quy trình sản xuất, song song đó là hao phí phát sinh cũng rất lớn để để có thể phục chế theo mẫu. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ in ngày nay đã được vi tính hóa, đem lại nhiều ưu điểm cho quá trình phục chế. Tuy nhiên, nó cũng đã đặt ra nhiều vấn đề khác, như là có rất nhiều thiết bị từ các nhà sản xuất khác nhau, quá trình chuyển đổi dữ liệu có thể làm mất hoặc thay đổi thông tin từ đó dẫn đến sai số khi phục chế, hay như sự thể hiện màu sắc trên các thiết bị khác nhau (màn hình, in thử, in trên giấy ) dẫn đến sai xót trong sự đánh giá màu sắc, quá trình in màu phục chế là một qua trình thử và sai dẫn đến hao phí lớn Với nhu cầu sản xuất phải nhanh và chính xác, nhà sản xuất cần phải cung cấp cho khách hàng màu in chính xác ngay từ khi bắt đầu quy trình sản xuất. Do vậy quản lý màu đã trở thành một tiêu chuẩn trong ngành in. Năm 1993, ICC (INTERNATIONAL COLOR CONSORTIUM) được thành lập tại Reston, Hoa kỳ. Tám thành viên sáng lập nên tổ chức ICC là Adobe, Agfa, Apple, Kodak, Taligent, Microsoft, Sun, và Silicon Graphics. Ngày nay, ICC được mở rộng ra cho tất cả công ty trong các lĩnh vực liên quan đến quản lý màu. Mục đích của ICC là thúc đẩy việc sử dụng và áp dụng hệ thống quản lý màu mở trên nền tảng của nhà cung cấp trung lập, ICC khuyến khích các nhà cung cấp hỗ trợ các định dạng ICC profile và các quy trình cần thiết để sử dụng quản lý màu dựa trên cấu trúc ICC. Các đặc điểm kỹ thuật ICC được sử dụng rộng rãi và được xem như là tiêu chuẩn quốc tế về quản lý màu. Năm 2005, các tiêu chuẩn của ICC về màu sắc đã được phê duyệt như là một tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn ISO 15.076-1. Phiên bản hiện tại của ICC là phiên bản V.4. Các sản phẩm quản lý màu hiện nay chủ yếu tương thích với phiên bản 11
  14. này, và các nhà cung cấp được khuyến khích sử dụng và nâng cấp sản phẩm của họ để tương thích với các đặc điểm kỹ thuật V.4 Quản lý màu được sử dụng trong tất cả các ngành sản xuất có liên quan đến việc sử dụng màu và xuất dữ liệu dưới dạng màu như in ấn, chụp ảnh, xử lý hình ảnh .Nó giúp các thiết bị chụp, xử lý, xuất dữ liệu kết nối với nhau, đảm bảo màu sắc từ gốc đến phần thể hiện không bị sai màu hay mất dữ liệu. Các chuẩn quốc tế về quản lý màu của ICC ISO/IEC 10918-1: Coding of still pictures - JPEG ISO 12234-4: Photography - Electronic still-picture imaging – Part 4: Exchangeable image file format (Exif 2.2) (ISO TC42) ISO 12639:2004 Graphic technology — Prepress digital data exchange — Tagged Image File Format for Image Technology (TIFF/IT) (ISO TC130) ISO/DIS 12647-1: Graphic Technology - Process control for the production of halftone color separations, proof and production prints – part 1: Parameters and measurement methods (Revision under way in ISO TC130) ISO/DIS 12647-2: Graphic Technology – Process control for the production of halftone color separations, proof and production prints – part 2: Offset processes (Revision under way in ISO TC130) ISO/CD 12647-3: Graphic technology - Process control for the production of half-tone color separations, proofs and production prints - Part 3: Coldset offset lithography on newsprint ISO/CD 12647-3: Graphic technology — Process control for the production of half-tone color separations, proof and production prints — Part 4: Publication gravure printing ISO/CD 12647-6: Graphic technology – Process control for the production of half-tone color separations, proof and production prints – Part 6: Flexographic printing ISO/IEC 15948: Portable Network Graphics file format (jointly defined with W3C – see www.libpng.org/pub/png/spec/iso) 12
  15. ISO/IEC15444: Coding of still pictures - JPEG2000 (ISO JTC 1/SC 2) ISO 15930-1:2001 Graphic technology — Prepress digital data exchange — Use of PDF. Part 1: Complete exchange using CMYK data (PDF/X-1 and PDF/X-1a) (ISO TC130) ISO 15930-3:2002 Graphic technology — Prepress digital data exchange — Use of PDF. Part 3: Complete exchange suitable for color managed workflows (PDF/X-3) (ISO TC130) ISO 15930-4:2003 Graphic technology - Prepress digital data exchange using PDF - Part 4: Complete exchange of CMYK and spot color printing data using PDF 1.4 (PDF/X-1a) ISO 15930-5:2003 Graphic technology - Prepress digital data exchange using PDF - Part 5: Partial exchange of printing data using PDF 1.4 (PDF/X-2) ISO 15930-6:2003 Graphic technology - Prepress digital data exchange using PDF - Part 6: Complete exchange of printing data suitable for color-managed workflows using PDF 1.4 (PDF/X-3) ISO 22028-1:2004 Photography and Graphic Technology – Extended color encodings for digital image storage, manipulation and interchange – Part 1: Architecture and requirements (ISO TC42) ISO 12052 / NEMA PS3 Digital Imaging and Communications in Medicine (DICOM) Tại Việt Nam hiện nay, có nhiều bài viết về quản lý màu, nhưng chưa có một công trình hay một tài liệu biên soạn đầy đủ về lý thuyết, ứng dụng và cách làm thực tiễn về Quản lý màu. Các bài viết này tập trung chủ yếu vào ứng dụng của Quản lý màu, các phần mềm sử dụng. Một lĩnh vực khác cũng có nhiều bài viết và hướng dẫn về quản lý màu là chụp ảnh số và sử dụng quản lý màu trong các phần mềm đồ họa (như photoshop). Một lĩnh vực khác là hướng dẫn sử dụng các trình đơn quản lý màu trong các phần mềm xử lý hình ảnh hoặc hiển thị cho máy tính. 13
  16. Thực tế chưa có một công trình hay tài liệu ghi nhận rõ về việc ứng dụng của quản lý màu vào sản xuất Công nghiệp In tại Việt nam. Đề tài này nhằm hiện thực hóa quản lý màu trên một hệ thống in Kỹ Thuật Số cụ thể với các loại vật liệu thông dụng II. Tính cấp thiết của đề tài Từ năm 2000 đến nay, In kỹ thuật số có mức tăng trưởng cao nhất trong các kỹ thuật in, trở thành một trong những kỹ thuật in chính trong Công nghiệp In. Theo dự báo của Pira International, với tỷ lệ phát triển trung bình hàng năm 10% thì đến năm 2025 in Kỹ thuật số chiếm khoảng 40% tổng sản lượng in toàn cầu. Theo NPES (The Association for Suppliers of Printing, Publishing and Converting Technologies) năm 2011, sản lượng công nghiệp in toàn cầu đạt 721 tỷ USD, trong đó sản lượng của in Kỹ thuật số chiếm khoảng 21,4% (154 tỷ USD). In Kỹ thuật số đã trở thành một kỹ thuật in phổ biến In kỹ thuật số phù hợp với các đơn hàng có số lượng nhỏ, đa dạng về mặt vật liệu, có khả năng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và gia tăng giá trị sản phẩm. Mỗi loại vật liệu in, cần có những thông số màu khác nhau để có thể in phục chế màu chính xác phù hợp với đặc tính của vật liệu. Một dữ liệu màu, phương thức làm việc, quy trình đo kiểm thích hợp sẽ đáp ứng được điều này. Tại Việt Nam, đến năm 2013 đã có hơn 100 hệ thống in Kỹ thuật số công nghiệp được sử dụng trên cả nước. Trở thành một trong những phương thức in nhanh chóng, cá nhân hóa sản phẩm đáp ứng cho lĩnh vực ấn bản phẩm và bao bì, nhãn hàng. Tuy nhiên, mỗi một đơn vị in thực hiện và xây dựng phương thức quản lý màu khác nhau, dẫn đến chất lượng in có thể khác nhau giữa các hệ thống in, hoặc giữa các công ty khác nhau. Cũng trong năm 2013, khoa In và truyền thông đã đầu tư hệ thống in Kỹ thuật số, đây là cơ hội để nghiên cứu và đào tạo về quản lý màu và có điều kiện thực nghiệm, qua đó thiết kế một quy trình chung cũng như biên soạn tài liệu phục vụ cho việc dạy và học cho sinh viên của Khoa In. Đề tài này nhằm mục đích đưa ra phương thức và quy trình quản lý màu phù hợp cho máy In Kỹ thuật số, các loại vật liệu khác nhau và thống nhất cách thức thực hiện việc xây dựng dữ liệu, đo kiểm, ứng dụng quản lý màu cho In Kỹ Thuật số. Vừa đáp ứng nhu cầu thực tế của sự phát triển của ngành in cả nước, vừa đáp ứng nhu cầu dạy và học của 14
  17. GV và SV khoa In và Tuyền thông. Đó là những lý do người nghiên cứu chọn đề tài “Quản lý màu trong in Kỹ thuật số” làm đề tài NCKH của mình. III. Mục đích, khách thể và đối tượng nghiên cứu Mục đích: Xây dựng quy trình thực hiện quản lý màu trong in Kỹ Thuật số Xây dựng dữ liệu màu phù hợp với một số loại giấy in thông dụng Ứng dụng các phần mềm trong hoạt động quản lý màu Sử dụng phù hợp các thiết bị đo, kiểm cho quản lý màu Sử dụng các loại thang đo hỗ trợ cho kiểm soát và quản lý màu Khách thể nghiên cứu: Máy in Kỹ thuật số, quy trình vận hành, vật liệu in và phương thức quản lý màu trong in kỹ thuật số. Đối tượng nghiên cứu: Các công cụ sử dụng trong quản lý màu Vật liệu in Quy trình thực hiện Quản lý màu IV. Nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và quy trình, đặc điểm của máy in Kỹ thuật số. Ứng dụng của quản lý màu trong in Kỹ Thuật số Quản lý màu cho in trên giấy với hệ thống in HP-indigo. Giới hạn của đề tài: Có rất nhiều loại máy in kỹ thuật số và các phần mềm ứng dụng cho việc xây dựng profile, quản lý màu cũng như vật liệu in có thể dùng cho in kỹ thuật số. Đề tài giới hạn thực hiện việc quản lý màu trên máy in HP – indigo tại xưởng in của trường và ứng dụng quản lý màu trên hai loại giấy tiêu biểu là giấy có tráng phủ và không tráng phủ. V. Phương pháp nghiên cứu 15
  18. Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, trong quá trình làm việc người nghiên cứu sử dụng một số phương pháp sau: Nghiên cứu Lý Thuyết Thực nghiệm VI. Nội dung nghiên cứu Nội dung của đề tài gồm có 3 phần. Phần mở đầu nêu tóm tắt nội dung cơ bản của đề tài, tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, lý do chọn đề tài, giả thiết nghiên cứu, giới hạn đề tài và các phương pháp nghiên cứu. Phần nội dung nghiên cứu có 3 chương: Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu, trong đó chủ yếu là về quản lý màu; Chương 2 đề cập đến những yêu cầu và đặc điểm của máy in kỹ thuật số và các đặc trưng của máy in HP – indigo; và chương 3 là thực nghiệm các khả năng về quản lý màu, điều chỉnh màu, giả lập màu sắc của in máy in kỹ thuật số HP - indigo Phần cuối là Kết luận, bao gồm các vấn đề mà đề tài đã giải quyết, những khó khăn và hạn chế của đề tài, cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo. Và một số kiến nghị đưa ra nhằm thực hiện quy trình quản lý màu, xây dựng profile cụ thể với điều kiện thực tế. Cuối cùng là phần tài liệu tham khảo và các phụ lục 16
  19. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ MÀU 1.1 Sự cần thiết của việc quản lý màu Khi tiến hành chu trình phục chế chính xác và hoàn chỉnh bài mẫu của khách hàng thì nhà in phải thực hiện nhiều công đoạn khác nhau: từ khâu quét ảnh, xử lý hình ảnh, thiết kế lại sản phẩm, in thử, rồi in sản lượng; trong quá trình đó bắt buộc phải sử dụng nhiều loại thiết bị xuất và nhập khác nhau. Vấn đề đặt ra là, trong khi thực hiện quy trình phục chế có thể nhận được hình ảnh từ máy scan, từ màn hình (hệ màu RGB) đến máy in thử và máy in thật (hệ màu CMYK) mà không bị mất các thông tin, chi tiết quan trọng của hình ảnh. Và màu sắc của ấn phẩm có ạđ t được chất lượng giống mẫu hay không? Câu trả lời chắc chắn là không thể giống hoàn toàn cả. Vậy câu hỏi được đặt ra lúc là: ”Tại sao lại như vậy?”. Hình 1.1.: Quy trình phục chế tổng quát Điều này có thể lý giải như sau: Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị truyền thông kỹ thuật số mang tính cá nhân hóa, in ấn trở nên phi tập trung hóa, khách hàng có thể tự quét ảnh từ một máy scan nào đó hoặc có thể quét từ các dịch vụ. Sau đó, khách hàng sẽ hoàn thành thiết kế trên máy tính của mình, và họ có thể in thử bằng máy in màu hay máy in laser để kiểm tra trước rồi mang chúng đến các dịch vụ chế bản để xuất phim và cuối cùng là hoàn thành tờ in tại một cơ sở in ấn. Trong quá trình đó nảy sinh một vấn đề là với nhiều loại thiết bị cùng loại cũng như khác loại được sản xuất từ nhiều nhà sản xuất khác nhau. Chúng đa dạng về tính năng và phong phú về mẫu mã, liệu rằng chúng ta có thể đạt được chất lượng thống nhất hay không? Và thông thường với mỗi loại thiết bị, làm việc trong những không gian màu riêng của nó. Chẳng hạn như: màn hình, máy scan hiển thị theo hệ RGB, còn máy in thử và in thật thì phục chế theo hệ CMYK. Do đó mà chúng sẽ “nhìn thấy” các màu giống 17
  20. nhau theo nhiều cách khác nhau. Thậm chí khi hai màn hình khác nhau sử dụng dữ liệu hình ảnh giống nhau sẽ mô tả hình ảnh khác nhau ngay cả khi chúng cùng dựa trên một không gian màu RGB. Sự khác biệt đó trở nên trầm trọng hơn khi bạn muốn xuất dữ liệu giống nhau ra những thiết bị xuất khác nhau. Có thể thấy rằng kết quả phục chế sẽ rất khác nhau giữa máy in màu với máy in offset cũng như giữa hai máy in offset với nhau. Tóm lại: Màn hình khác nhau thì màu sắc khác nhau. Các máy scan khác nhau thì thu nhận ánh sáng bài mẫu khác nhau. Các máy in khác nhau tái tạo hình ảnh khác nhau. Khi ánh xạ từ không gian màu này sang không gian màu khác sẽ biến đổi mất đi các thông tin về màu sắc. Hình 1.2: Các không gian màu tương ứng với các thiết bị trong quá trình phục chế 1.2 Mục đích của quản lý màu Mục tiêu đặt ra của quá trình in là cần có một thiết bị trung gian, một ngôn ngữ chuyển tải thông tin về phục chế màu lẫn nhau giữa các thiết bị. Và thiết bị hay ngôn ngữ có thể thực hiện được điều này chính là “quản trị màu –color management”. Mục đích của quản trị màu là xác định được toạ độ không gian màu của tất cả thiết bị nối kết trao đổi dữ liệu với nhau để đảm bảo sự phục chế màu trung thực và có thể cho phép bạn giả lập được một thiết bị xuất trên một thiết bị xuất khác. Điều này có nghĩa là, nó cho bạn khả năng in thử trên màn hình hoặc in thử mà màu sắc hình ảnh sẽ không khác nhiều so với in thật. Ngoài ra với việc sử dụng trình quản lý màu thì việc chế bản có thể phục vụ cho nhiều phương pháp in khác nhau và với các điều kiện in khác nhau. Mục tiêu chính của quản lý màu là canh chỉnh sao cho màu sắc trên các thiết bị và tờ in 18
  21. đều giống nhau. Nói một cách khác, khi nhìn hình ảnh trên màn hình máy tính, chúng ta có thể biết kết quả in thực tế giống như vậy. Muốn làm được điều đó, các thông số màu thể hiện trên màn hình máy tính phải giả lập được tính chất, màu sắc của nền giấy in, các thông số của in về mực, áp lực, gia tăng tầng thứ . Và các thông tin đó phải được truyền dẫn ổn định trong suốt quá trình phục chế. 1.3 Chức năng của quản lý màu. Nhờ việc tiêu chuẩn hoá, mà phục chế hình ảnh trên bất kỳ thiết bị nào cũng cho ra một kết quả như nhau. Với giải pháp về quản lý màu thì chu trình công việc sẽ được tiến hành nhau sau: Hình 1.3: Chuyển đổi thông tin trong quá trình phục chế Các dữ liệu màu được đo và mô tả trong hệ toạ độ màu của thiết bị nhập (hệ RGB) được chuyển vào một trình truyền không gian màu độc lập với thiết bị (không gian màu Lab) và sau đó được chuyển vào không gian màu của thiết bị xuất (hệ màu CMYK). Tuy nhiên, việc truyền tải từ trình truyền không gian màu nhập vào không gian màu xuất thì khá phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Bởi do màn hình sẽ không thể hiện hết các màu mà mắt người có thể nhìn thấy cũng như máy in không thể nào phục chế hết các màu mà màn hình hiển thị. Quá trình xử lý được biết như một quá trình ánh xạ không gian màu, có nghĩa là so sánh và chọn lựa các màu tương thích trong các không gian màu. Tức là thay thế điểm màu không thể phục chế bằng các điểm màu có thể phục chế. Vì thế mà không gian màu của ảnh nhập sẽ nhỏ hơn không gian màu của ảnh xuất. Yêu cầu để trình quản lý màu được làm việc tốt: 19
  22. S K L 0 0 2 1 5 4