Báo cáo Phương pháp giảng dạy ở các trường chính trị tỉnh

doc 34 trang phuongnguyen 2590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Phương pháp giảng dạy ở các trường chính trị tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_phuong_phap_giang_day_o_cac_truong_chinh_tri_tinh.doc

Nội dung text: Báo cáo Phương pháp giảng dạy ở các trường chính trị tỉnh

  1. Báo Cáo Phương pháp giảng dạy ở các trường chính trị tỉnh 1
  2. Mục Lục PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THANH HÓA 3 Vị trí địa lí: 3 2. Dân cư - lao động. 3 3.Về nguồn tài nguyên thiên nhiên 4 4.Khái quát tình hình kinh tế - xã hội trong tỉnh. 4 4.1. Tình hình phát triển kinh tế. 4 4.2. Tình hình xã hội 5 4.3. Một số hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội 6 4.4. Về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2010 7 PHẦN II: VỀ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH THANH HÓA. 9 Khái lược về trường chính trị tỉnh Thanh Hóa. 9 1.1. Lịch sử hình thành. 9 Chức năng, nhiệm vụ của trường 9 1.3. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng; công tác nghiên cứu khoa học từ 10 1.4. Về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên và quy mô, chương trình đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của trường. 11 . Về xây dựng cơ sở vật chất và chăm lo đời sống cho cán bộ, công chức. 12 KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG 17 KHOA DÂN VẬN. 17 KHOA PHÁP LUẬT 18 KHOA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC. 18 BỘ MÔN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ 19 BỘ MÔN ĐƯỜNG LỐI KINH TẾ. 19 BỘ MÔN ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG - AN NINH 20 BỘ MÔN NGOẠI NGỮ - TIN HỌC. 20 3. Những danh hiệu tập thể nhà trường đã giành được 21 PHẦN III: KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY CỦA KHOA 22 PHẦN IV: DỰ GIỜ GIẢNG VÀ THAM GIA HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC, QUẢN LÍ LỚP. 25 2
  3. LỜI MỞ ĐẦU Nhằm giúp sinh viên năm thứ 3 - khối lý luận tiếp cận với phương pháp giảng dạy ở các trường chính trị tỉnh, thành phố, từ đó bồi dưỡng tinh thần say mê nghề nghiệp, nâng cao ý thức tự rèn luyện phấn đấu, đồng thời tạo sự thích nghi để hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp cuối khóa. Học viện báo chí - Tuyên truyền đã tổ chức cho sinh viên các lớp: Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước k28; Kinh tế chính trị k28; Chủ nghĩa xã hội khoa học k28; Tư tưởng Hồ Chí Minh k28;Triết học Mác-Lênin k28; Lịch sử Đảng k28 và Giáo dục chính trị k28 đi kiến tập tại trường chính trị các tỉnh, thành phố. Về trường chính trị tỉnh Thanh Hóa, đoàn kiến tập của Học viện báo chi - Tuyên truyền có 45 thành viên, trong đó có 1 sinh viên của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Là một thành viên của đoàn kiến tập, kết thúc đợt kiến tập em đã hoàn thành tốt những nội dung của đợt kiến tập mà Học viện đề ra. Dưới đây là những kết quả chính em rút ra trong đợt kiến tập. Nội dung báo cáo kiến tập của em được chia thành một số phần sau đây: - Lời mở đầu - Phần I: Khái quát về tỉnh Thanh Hóa. - Phần II: Về trường chính trị tỉnh Thanh Hóa. - Phần III: Khoa xây dựng Đảng và kế hoạch giảng dạy của khoa. - Phần IV: Dự giờ giảng và tham gia tổ chức, quản lí lớp. - Phần V: Nhận thức về khả năng đảm nhiệm vai trò một giảng viên sau này và một số kiến nghị. - Kết luận. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn Học viện báo chí - Tuyên truyền, Phòng đào tạo Học viện báo chí - Tuyên truyền, Khoa Lịch Sử Đảng - Học viện báo chí - Tuyên truyền và trường chính trị tỉnh Thanh Hóa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ chúng em hoàn thành tốt đợt kiến tập này. 3
  4. PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THANH HÓA Vị trí địa lí: Tỉnh Thanh Hóa nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ cách thủ đô Hà Nội 150km về phía Nam. Thanh Hóa nằm trong tọa độ địa lí: 19 o 18’ VĐB đến 20o 40’ VĐB và 104o 22’ KĐĐ đến 106o 05’ KĐĐ. + Phía Bắc giáp: Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình. + Phía Nam và Tây Nam giáp Nghệ An. + Phía Tây giáp Lào với đường biên giới dài 192 km. + Phía Đông giáp Biển Đông với đường bờ biển dài 102 km. Tỉnh Thanh Hóa có diện tích tự nhiên khoảng 11.163 km 2 và vùng thềm lục địa rộng 18.000 km2. Về địa hình Thanh Hóa có cả ba kiểu địa hình đó là vùng núi, đồng bằng và vùng biển. Đây là lợi thế rất lớn để Thanh Hóa phát triển kinh tế -xã hội. Tỉnh Thanh Hóa hiện nay có 27 huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh, bao gồm: Thành phố Thanh Hóa, Thị xã Bỉm Sơn, Thị xã Sầm Sơn, Huyện Bá Thước, Huyện Cẩm Thủy, Huyện Đông Sơn, Huyện Hà Trung, Huyện Hậu Lộc, Huyện Hoằng Hóa, Huyện Lang Chánh, Huyện Mường Lát, Huyện Nga Sơn, Huyện Ngọc Lặc, Huyện Như Thanh, Huyện Như Xuân, Huyện Nông Cống, Huyện Quan Hóa, Huyện Quan Sơn, Huyện Quảng Xương, Huyện Thạch Thành, Huyện Thiệu Hóa, Huyện Thường Xuân, Huyện Tinh Gia, Huyện Triệu Sơn, Huyện Vĩnh Lộc, Huyện Yên Định. Trung tâm chính trị - hành chính - kinh tế - xã hội của Tỉnh là Thành phố Thanh Hóa. 2. Dân cư - lao động. Theo số liệu điều tra ngày 1/4/2009, Thanh Hóa có 3.4 triệu dân - đứng thứ 3 cả nước. Mật độ dân số vào loại trung bình (khoảng 306 người/ km2). Tỉnh 5
  5. Thanh Hóa hiện có 7 dân tộc anh em cùng chung sống, đó là: Kinh, Mường, Dao, Thái, Thổ, Mông, Khơmú. Về lực lượng lao động, Thanh Hóa là tỉnh có lực lượng lao động khá dồi dào với khoảng trên 1,9 triệu người (chiếm khoảng 54,6% dân số cả tỉnh). Trong đó lao động trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm khoảng 80% ; trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm 20%. Về trình độ chuyên môn của người lao động thì: 4,5% có trình độ đại học, cao đẳng; 22% được đào tạo nghề chuyên môn. Thu nhập bình quân theo đầu người của tỉnh đạt 346 USD/năm. 3.Về nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tỉnh Thanh Hóa được thiên nhiên ưu đãi nên có nguồn tài nguyên khá đa dạng. Tuy nhiên trữ lượng tài nguyên không lớn và thường phân bố không tập trung nên khó khăn cho phát triển công nghiệp khai khoáng và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên. Trong tỉnh hiện mới chỉ có một số nhà máy đang tiến hành khai thác nguồn tài nguyên trên quy mô tương đối lớn là: Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Xi măng Nghi Sơn, Phân bón Hàm Rồng Một số loại tài nguyên có trữ lượng tương đối lớn đó là: Đá vôi, đất sét, cát, đá ốp lát, quặng sắt, crôm, muối biển 4.Khái quát tình hình kinh tế - xã hội trong tỉnh. 4.1. Tình hình phát triển kinh tế. Trong những năm gần đây, Thanh Hóa đã có những bước tiến đáng kể trong phát triển kinh tế. Thời kì 1996 - 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 7.3 %. Năm 2005, tổng sản lượng lương thực đạt 1.5 triệu tấn. Cơ cấu các ngành nông - lâm - ngư nghiệp ; công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu GDP tương ứng là: 34 %; 33.2 % và 32.8 %. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 1.078 tỉ đồng tăng 10.8 % dự toán được giao, trong đó thu nhập nội địa đạt 1.056 tỉ đồng (tăng 3.2 % so với dự toán). 6
  6. Năm 2005, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 38.500 lao động. Thu nhập bình quân theo đầu người đạt 400 USD/năm. Tổng giá trị xuất khẩu đạt 96.2 triệu USD (bằng 83.7 % so với dự toán). Tổng số vốn đầu tư toàn tỉnh ước đạt 4.645 tỉ đồng. Hiện nay nền kinh tế Thanh Hóa đang có bước chuyển dịch từ khu vực sản xuất vật chất sang khu vực phi sản xuất vật chất và dịch vụ. Thanh Hóa cũng là tỉnh có sức hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo thống kê 9 tháng đầu năm 2009, nền kinh tế Thanh Hóa đạt được những bước tiến sau đây: Trong năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, song nhờ sự quan tâm hỗ trợ của trung ương, sự lãnh đạo, điều hành, chỉ đạo linh hoạt, chủ động, sát sao của cấp ủy, chính quyền các cấp cùng sự nỗ lực cố gắng của các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế của tỉnh vẫn tương đối ổn định, đảm bảo tốc độ tăng trưởng khá, cụ thể là: - Tốc độ tăng trưởng 9 tháng đạt 9.4 %. - Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 2.9 %. - Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm ước đạt 1.66 triệu tấn, tăng 1.7 % so với cùng kì. - Giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm tăng 11.3 % so với cùng kì. - Giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng 12.1 % so với cùng kì. - Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 19.9 %, tổng giá trị hàng xuất khẩu tăng 19.3 % so với cùng kì. Về dự báo khả năng thực hiện kế hoạch năm 2009: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10.6 %, GDP bình quân theo đầu người đạt 698 USD/năm, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 280 triệu USD. 4.2. Tình hình xã hội. Tình hình xã hội trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định và phat triển toàn diện. Tính đến năm 2005, 100 % số huyện trong tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. 100% số huyện thị ở miền xuôi và 8/11 huyện ở miền núi hoàn thành giáo dục THCS. 7
  7. Mức giảm tỉ lệ sinh hàng năm đạt 0.5%. Có trên 25 % cơ sở y tế ở xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia, 80 % dân số ở nông thôn được sử dụng nước sạch. Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 26%, giải quyết việc làm cho 38500 lao động. Tình hình quốc phòng - an ninh - trật tự xã hội được đảm bảo góp phần to lớn trong việc phát triển kinh tế. Hệ thống chính trị được chăm lo xây dựng, đổi mới chất lượng và phương thức hoạt động, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, khối đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh được củng cố và mở rộng. 4.3. Một số hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế: Mặc dù có những bước phát triển đáng kể xong tình hình kinh tế xã hội của tỉnh vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần sớm được khắc phục, đó là: Chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh không ổn định, nguồn thu ngân sách của tỉnh đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ còn thiếu vững chắc. Giá trị hàng xuất khẩu của tỉnh còn thấp so với tiềm năng, khả năng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của tỉnh còn hạn chế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh còn chậm, tỉ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp còn cao, phát triển công nghiệp - dịch vụ chưa vững chắc. Đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh còn dàn trải gây lãng phí, thất thoát. Môi trường đầu tư của tỉnh chưa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước do hạn chế về cơ sở hạ tầng cũng như thủ tục hành chính còn phức tạp. Trong lĩnh vực xã hội: Vấn đề việc làm vẫn là vấn đề xã hội bức xúc của tỉnh do số người trong độ tuổi lao động khá cao và nền kinh tế cua tỉnh còn chậm phát triển.Tỉ lệ hộ đói nghèo vẫn khá cao so với cả nước, đời sống của một bộ phận nhân dân - đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa con gặp nhiều khó khăn. Trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh: Thanh hóa là địa bàn có vị trí chiến lược nên các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng để chống phá chính quyền gây nên tình trạng mất ổn định xã hội, 8
  8. gây nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội nói chung. Các tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp. 4.4. Về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2010. 4.4.1. Trong lĩnh vực kinh tế. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 phấn đấu đạt 11.5 % - 12 %. - GDP bình quân theo đầu người đạt 780 USD - 800 USD. - Giá trị trong nông - lâm - ngư nghiệp đạt 5.8 % - 6.5 %. - Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 16.3 % - 17.2%. - Giá trị sản xuất của khu vực dịch vụ đạt 11.9% - 13.1%. - Cơ cấu kinh tế của năm 2010 là: Nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 23%; công nghiệp - xây dựng chiếm 40.6% và dịch vụ chiếm 36.4%. - Tỉ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt từ 9% - 10%, tốc độ thu ngân sách hàng năm là 23.3% trở lên, năm 2010 đạt khoảng 3.500 tỉ đồng. - Sản lượng lương thực có hạt đạt trên 1.6 triệu tấn trở lên, bình quân lương thực trên đầu người đạt trên 400 kg trở lên. - Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt khoảng 350 triệu USD. - Tổng vốn đầu tư xã hội dự tính khoảng 15.500 tỉ đồng. 4.4.2. Về mặt xã hội. - Hoàn thành giáo dục phổ cập THCS ở các huyện miền núi, tiếp tục phổ cập giáo dục THPT ở các huyện, thị miền xuôi. - Giải quyết việc làm cho khoảng 55.000 lao động. - Giảm tỉ lệ lao động trong nông nghiệp xuống dưới 55%. - Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo là 38%. - Giảm tỉ lệ hộ đói nghèo xuống còn dưới 20%. - Tốc độ tăng dân số hàng năm dưới 1%. - 75% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. - Tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi giảm xuống dưới 25%, tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 25%, tỉ lệ tử vong ở phụ nữ liên quan tới thai sản ở dưới mức 0.7%, tuổi thọ trung bình của người dân là 73 tuổi. 4.4.3. Về môi trường. 9
  9. - Tỉ lệ che phủ rừng đạt 49%. - 95% dân số thành thị và 90% dân số ở nông thôn được sử dụng nước sạch. - 100% số cơ sở mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch, được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm môi trường. Tỉ lệ cơ sở kinh doanh đạt chuẩn về môi trường là 50% trở lên. Mục tiêu chung của toàn tỉnh đó là: “Phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạng tranh, nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Huy động nội lực, tranh thủ ngoại lực, sử dụng hiệu quả mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển, tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Phát triển mạnh nguồn lực con người, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, đẩy mạnh xã hội hóa và tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường. Phấn đấu đến năm 2010 Thanh Hóa thoát khỏi danh sách các tỉnh nghèo trong cả nước”. 10
  10. PHẦN II: VỀ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH THANH HÓA. Khái lược về trường chính trị tỉnh Thanh Hóa. 1.1. Lịch sử hình thành. Trường chính trị tỉnh Thanh Hóa có tiền thân là trường Đảng Hoàng Văn Thụ và trường hành chính - pháp lí tỉnh. Trong đó, trường Đảng Hoàng Văn Thụ được thành lập trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Theo thông báo số 695 TB/TU của ban thường vụ tỉnh ủy Thanh Hóa (khóa XVI) đã xác định ngày truyền thống của trường là ngày 04/06/2009 theo nội dung “Quyết nghị án” của Đại hội Đảng bộ Thanh Hóa lần thứ II. Như vậy, đến nay trường đã trải qua chặng đường 61 năm xây dựng và phát triển. Qua 61 năm xây dựng và trưởng thành, tuy có những nhiệm vụ cụ thể khác nhau trong từng thời kì cách mạng, song tập thể nhà trường luôn luôn đoàn kết, quán triệt chủ trương, nghị quyết của Đảng, bám sát chức năng, nhiệm vụ, không ngừng đổi mới, phát triển và hoàn thành tốt những nhiệm vụ chính trị. Điều đó được thể hiện toàn diện trong mọi mặt hoạt động của nhà trường. Chức năng, nhiệm vụ của trường. + Chức năng: Trường chính trị tỉnh Thanh Hóa có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho hệ thống chính trị trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa. + Nhiệm vụ: - Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lí chủ chốt của Đảng chính quyền và các đoàn thể quần chúng nhân dân ở cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn và các đơn vị tương đương). Trưởng, phó phòng huyện, thị xã, thành phố; trưởng, phó phòng các sở, ban, ngành của tỉnh và cán bộ dự nguồn các chức danh trên. - Bồi dưỡng ngắn hạn các đối tượng trên về lí luận chính trị, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. 11
  11. - Bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, về quản lí nhà nước và công tác vận động quần chúng cho các đối tượng thích hợp. - Cùng các ban, ngành liên quan tham gia bồi dưỡng lí luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. - Mở rộng quan hệ hợp tác, liên kết đào tạo với các học viện, các trường đại học ở Hà Nội theo các chỉ tiêu, kế hoạch của tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh giao cho. - Tham gia nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương để phục vụ cho công tác giảng dạy và chỉ đạo trên địa bàn toàn tỉnh. 1.3. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng; công tác nghiên cứu khoa học từ năm 1994 đến nay. 1.3.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở. Nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng trong thời kì mới, nhà trường đã đổi mới toàn điện, mạnh mẽ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường. Điều này thể hiện cụ thể như sau: - Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã bám sát mục tiêu, yêu cầu định hướng của chiến lược cán bộ, gắn kết chặt chẽ với công tác quy hoạch cán bộ. Coi trọng chất lượng đào tạo, phân định rõ giữa đào tạo cơ bản với đào tạo theo chức danh, chú trọng đào tạo tập trung. - Đổi mới, hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chọn lọc, thiết thực sát với mục tiêu đào tạo. - Thực hiện đào tạo toàn diện, chú trọng nâng cao trình độ kiến thức với năng lực tư duy khoa học, khả năng xử lí tình huống, trau dồi đạo đức, lối sống, gắn bồi dưỡng lí luận với thực tiễn. - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Góp phần vào việc hoạch định chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội của cấp ủy và chính quyền địa phương. 12
  12. - Coi trọng xây dựng và thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên về mọi mặt: Chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp đối với sự nghiệp trồng người của Đảng. - Tăng cường hiện đại hóa cơ sở vật chất của trường. 1.3.2. Về công tác nghiên cứu khoa học. Công tác nghiên cứu khoa học luôn được nhà trường chú trọng và đạt được những kết quả thiết thực. Mỗi năm nhà trường tổ chức từ 5-7 đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa; 1 đề tài khoa học cấp trường; trung bình cứ 2 năm lại có một đề tài khoa học cấp tỉnh. Một số cán bộ, giảng viên thường xuyên có bài gửi đăng trong các báo, tạp chí ở trung ương và địa phương. Công tác tổng kết và rút kinh nghiệm trong giảng day, học tập luôn được chú trọng nhằm không ngừng đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng. 1.4. Về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên và quy mô, chương trình đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của trường. 1.4.1. Đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường. Trải qua 61 năm phát triển, đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường không ngừng được nâng cao, chuẩn hóa trình độ chuyên môn, ngày càng đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ giảng dạy trong giai đoạn cách mạng hiện tại. Hiện nay, nhà trường có 119 cán bộ, giảng viên biên chế chính thức và 10 nhân viên hợp đồng. Trong đó có 30 cán bộ, giảng viên có trình độ chuyên môn trên đại học, 66 người có trình độ đại học, 15 giảng viên đang theo học ở Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và các trường đại học khác. Nhà trường có nhiều giảng viên đạt danh hiệu giảng viên dạy giỏi các cấp: 09 cấp quốc gia; 12 cấp tỉnh; 30 cấp trường; có 02 cán bộ, giảng viên đã được nhà nước phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú. 1.4.2. Về quy mô, chương trình đào tạo, bồi dưỡng của trường. Nhằm đáp ứng yêu cầu cán bộ cho sự nghiệp đổi mới, từ năm 1994 đến nay, nhà trường đã không ngừng mở rộng quy mô đào tạo. Trung bình hàng năm có từ 50 đến 70 lớp học, với số lượng học viên từ 2.500 đến 3000 theo học ở các hệ đào 13
  13. tạo, bồi dưỡng của trường (tập trung và tại chức). Hàng vạn cán bộ của hệ thống chính trị cơ sở sau khi được đào tạo, bồi dưởng ở trường đã phát huy tác dụng tốt, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới quê hương, đất nước. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường gồm: Đào tạo chính quy tập trung và vừa làm vừa học, gồm: - Trung cấp lí luận - hành chính. - Trung cấp hành chính - văn thư. - Trung cấp pháp lí. Liên kết đào tạo đại học, cao đẳng, gồm: - Cao cấp lí luận chính trị - hành chính. - Đại học hành chính. - Đại học chính trị chuyên ngành xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước. - Cao đẳng quản trị- văn phòng. - Cao đẳng liên thông văn thư - lưu trữ. - Cao đẳng liên thông thống kê văn phòng. Hệ bồi dưỡng, gồm: - Bồi dưỡng kiến thức quản lí nhà nước ngạch chuyên viên - Bồi dưỡng kiến thức quản lí nhà nước cho đại biểu hội đồng nhân dân các cấp. - Bồi dưỡng kiến thức quản lí nhà nước cho cán bộ, công chức (xã, phường, thị trấn). - Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học cho cán bộ, công chức. - Bồi dưỡng chuyên đề cập nhập kiến thức lí luận chính trị và thực tiễn cho đối tượng thích hợp. . Về xây dựng cơ sở vật chất và chăm lo đời sống cho cán bộ, công chức. Từ năm 1999, nhà trường đã được tỉnh đầu tư, xây dựng kiên cố, đáp ứng yêu cầu cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu.Hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường khá hoàn thiện, bao gồm: Khu giảng đường với 20 phòng học, 03 nhà nội trú gồm 150 phòng ở có sức chứa 600 học viên, khu nhà ăn tập thể với sức 14
  14. chứa 300 người, khu nhà ở cơ quan, hội trường lớn với 400 ghế ngồi, khu nhà thư viện với 5000 đầu sách, 02 phòng vi tính với 80 máy và một phòng Láp học ngoại ngữ. Với quan điểm tạo mọi điều kiện tốt nhất để cán bộ viên chức trong trường phát huy tối đa năng lực của mình, những năm gần đây nhà trường đã không ngừng chăm lo đời sống cho cán bộ, giảng viên, nhân viên của trường. Nhà trường thường xuyên phối hợp với tổ chức công đoàn xem xét, điều chỉnh các chế độ làm thêm giờ, vượt giờ, các chế độ phúc lợi, dịch vụ đời sống Hoạt động văn hóa - văn nghệ - thể thao trong trường cũng thường xuyên được tổ chức góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cho cán bộ, giảng viên và học viên của trường. 2. Về cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự của trường. Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường gồm: Bam giám hiệu nhà trường; các phòng chức năng (phòng đào tạo, phòng tổ chức - hành chính -quản trị, phòng nghiên cứu khoa học - thông tin - tư liệu); các khoa chuyên môn (khoa lí luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; khoa xây dựng Đảng; khoa dân vận; khoa pháp luật; khoa quản lí nhà nước) và các bộ môn trực thuộc ban giám hiệu (bộ môn giáo dục chính trị; bộ môn đường lối kinh tế; bộ môn đường lối quốc phòng - an ninh và bộ môn ngoại ngữ - tin học). 2.1. Ban giám hiệu: Ban giám hiệu nhà trường gồm 05 đồng chí: - Hiệu trưởng : Lương Trọng Thành - tỉnh ủy viên. - Phó hiệu trưởng : Th.sĩ Lưu Huy Huyền. - Phó hiệu trưởng : Th.sĩ Lê Công Quyền. - Phó hiệu trưởng : Th.sĩ Nguyễn Văn Ninh . - Phó hiệu trưởng : Cử nhân Võ Mạnh Sơn. 15
  15. 2.2. Các phòng chức năng: PHÒNG ĐÀO TẠO. Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho Ban giám hiệu về công tác đào tạo, bồi dưỡng; trực tiếp điều động, kiểm tra công tác giảng day, học tập; quản lí học viên; thực hiện chế độ giảng dạy, học tập đối với giảng viên và học viên. Nhân sự: (Gồm 13 người) - Trưởng phòng : TS Nguyễn Đình Trãi - phụ trách chung. - Phó trưởng phòng : Cử nhân Vũ Đình Thám - phụ trách hệ đào tạo trung cấp hành chính - pháp luật. - Phó trưởng phòng : Cử nhân Phạm Xuân Khánh - phụ trách hệ đào tạo trung cấp lí luận chính trị - hành chính (tại chức). - Phó trưởng phòng : Cử nhân Nguyễn thị Sen - phụ trách đào tạo hệ trung cấp lí luận - hành chính (tập trung) - Phó trưởng phòng : Cử nhân Trịnh Duy Sơn - phụ trách công tác quản lí học viên và lưu trữ hồ sơ đào tạo. - Và 08 chuyên viên làm công tác thí vụ, công tác chủ nhiệm lớp. PHÒNG TỔ CHỨC - HÀNH CHÍNH - QUẢN TRỊ. Chức năng, nhiệm vụ: 16
  16. Tham mưu cho Ban giám hiệu trong việc chỉ đạo và thực hiện công tác tổ chức bộ máy, nhân sưự, các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, phù hợp với quy định của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và quy chế nội bộ của trường; tổ chức giao dịch hành chính, trao đổi thông tin với tổ chức, cá nhân trong và ngoài trường; đảm bảo điều kiện cần thiết phục vụ cho giảng dạy, học tập và làm việc của cơ quan; thực hiệ việc kiểm tra, giám sát công tác sủa chữa, xây dựng cơ bản, xây dựng kế hoạch tài chính và cá mặt hoạt động khác liên quan đến công tác tổ chức - hành chính - quản trị. Nhân sự: (Gồm 30 người) - Trưởng phòng : Cử nhân Nguyễn Trọng Thưởng - phụ trách công tác tổ chức, cán bộ. - Trưởng phòng : Cử nhân Trần Mạnh Hồng - phụ trách chung công tác hành chính. - Phó trưởng phòng : Cử nhân Đinh Văn Nông - phụ trách công tác quản trị, đời sống. - Phó trưởng phòng : Cử nhân Nguyễn Đình Sơn - phụ trách công tác xây dựng cơ bản. - Phó trưởng phòng : Cử nhân Lê Bá Minh - phụ trách công tác văn phòng. - Phó trưởng phòng : Cử nhân Hà Thị Bích Hạnh - phụ trách công tác thi đua. - Và 24 chuyên viên, cán sự ở các bộ phận: Văn thư, tài vụ, hậu cần 17
  17. PHÒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - THÔNG TIN - TƯ LIỆU. Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho Ban giám hiệu thực hiện công tác quản lí và nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương; tổng hợp thông tin, tư liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập và trực tiếp điều hành, tổ chưc hoạt động thư viện của trường. Nhân sự: (Gồm 10 người) - Trưởng phòng : Th.sĩ Trần Thị Ngọc Diệp - phụ trách chung và trực tiếp phụ trách công tác nghiên cứu khoa học. - Phó trưởng phòng : Cử nhân Cao Quang Khải. - Phó trưởng phòng : Cử nhân Lê Thị Bình - phụ trách công tác tư liệu - thư viện. - Và 07 chuyên viên, cán sự ở các bộ phận thông tin - tư liệu - thư viện. 2.3. Các khoa chuyên môn. KHOA LÍ LUẬN MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH. Chức năng, nhiệm vụ. Tham mưu cho Ban giám hiệu và trực tiếp giảng dạy các môn học lí luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và một số môn học, phần học khác theo sự phân công của giám hiệu. Nhân sự: (Gồm 06 người) 18
  18. - Trưởng khoa : Cử nhân Nguyễn Xuân Giao. - Phó trưởng khoa : Cử nhân Bùi Thị Thu. - Và 5 giảng viên bộ môn. KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG. Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho ban giám hiệu và trực tiếp giảng dạy các bộ môn học, phần học: Lịch sử Đảng, Xây dựng Đảng và một số môn học, phần học khác theo sự phân công của giám hiệu. Nhân sự: (Gồm 09 người) - Trưởng khoa: Th.sĩ Trần Dũng Khanh. - Phó trưởng khoa: Cử nhân Bùi Xuân Châm. - Và 07 giảng viên bộ môn. KHOA DÂN VẬN. Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho Ban giám hiệu và trực tiếp giảng dạy các môn học, phần học: Kĩ năng lãnh đạo, quản lí và nghiệp vụ công tác đoàn thể. Giảng dạy một số phần học theo sự phân công của Ban giám hiệu. Nhân sự: (Gồm 06 người) - Trưởng khoa : Cử nhân Lê Quảng Hòa. 19
  19. - Phó trưởng khoa :Cử nhân Mai Thị Viện. - Và 04 giảng viên bộ môn. KHOA PHÁP LUẬT. Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho Ban giám hiệu và trực tiếp giảng dạy các môn học, phần học: Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, các ngành luật cho các loại hình đào tạo, bồi dưỡng của trường. Nhân sự: (Gồm 09 người) - Trưởng khoa : Cử nhân Lê Văn Diên. - Phó trưởng khoa : Đào Thị Kim Thanh. - Và 07 giảng viên bộ môn. KHOA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC. Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho Ban giám hiệu và trực tiếp giảng dạy các môn học, phần học: Quản lí nhà nước. Nhân sự: (Gồm 10 người) - Trưởng khoa : Cử nhân Trịnh Văn Bản. 20
  20. - Phó trưởng khoa : Cử nhân Lê Ngọc Sáu. - Phó trưởng khoa : Cử nhân Tống Thị Lan. - Và 07 giảng viên bộ môn. 2.4. Các bộ môn trực thuộc giám hiệu. BỘ MÔN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ. (Giảng dạy cho hệ đào tạo chuyên nghiệp, trung cấp hành chính - văn thư và trung cấp pháp lí). Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho Ban giám hiệu và trực tiếp giảng dạy các môn lí luận Mác - Lênin, những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật. Nhân sự: (Gồm 05 người). - Cử nhân Ngô Đăng Duy, Trưởng khoa, chủ nhiệm bộ môn. - Th.sĩ Bùi Khắc Hằng, Phó trưởng khoa, phó chủ nhiệm bộ môn. - Và 03 giảng viên bộ môn. BỘ MÔN ĐƯỜNG LỐI KINH TẾ. Chức năng, nhiệm vụ: 21
  21. Tham mưu cho ban giám hiệu và trực tiếp giảng dạy các phần học: Một số nội dung cơ bản trong quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về kinh tế và một số chuyên đề khác theo sự phân công của ban giám hiệu. Nhân sự: (Gồm 04 người) - Th.sĩ Nguyễn Văn Quảng, Trưởng khoa, chủ nhiệm bộ môn. - Th.sĩ Thịnh Văn Khoa, Phó trưởng khoa, phó chủ nhiệm bộ môn. - Và 02 giảng viên bộ môn. BỘ MÔN ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG - AN NINH. Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho Ban giám hiệu và trực tiếp giảng dạy phần học: Quốc phòng - an ninh và một số chuyên đề khác theo sự phân công của Ban giám hiệu. Nhân sự: (Gồm 06 người) - Th.sĩ Lê Hoàng Lương, Trưởng khoa, chủ nhiệm bộ môn. - Và 05 giảng viên bộ môn. BỘ MÔN NGOẠI NGỮ - TIN HỌC. Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho Ban giám hiệu và trục tiếp giảng dạy các môn học ngoại ngữ, tin học cho các loại hình đào tạo, bồi dưỡng. 22
  22. Nhân sự: (Gồm 06 người) - Cử nhân Lê Văn Đông, Trưởng khoa, chủ nhiệm bộ môn. - Cử nhân Trịnh Xuân Trường, Phó trưởng khoa, phó chủ nhiệm bộ môn. - Và 04 giảng viên bộ môn. 3. Những danh hiệu tập thể nhà trường đã giành được. Ghi nhận quá trình phát triển và những đóng góp của trường, nhất là trong 15 năm gần đây, Trường chính trị tỉnh Thanh Hóa đã vinh dự được Đảng, nhà nước, các ngành, các cấp tặng nhiều danh hiệu cao quý: - Năm 1998, được nhà nước tặng huân chương lao động hạng ba. - Năm 2000, nhà nước tặng huân chương lao động hạng nhì. -Năm 2009, nhà nước tặng huân chương lao động hạng nhất. -Từ năm 1990 - 2009, nhà trường liên tục được chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Bộ công an, Trung ương đoàn TNCSHCM tặng nhiều cờ thi đua và bằng khen. Đảng bộ nhà trường được công nhận là Đảng bộ trong sạch, vững manh; các đoàn thể trong trường (công đoàn, hội cựu chiến binh,đoàn thanh niên) được công nhận là tổ chức vững mạnh. Phát huy những kết quả đạt được trong 61 năm qua, cán bộ giảng viên nhà trường luôn nỗ lực để hoàn thành những nhiệm vụ chính trị của Đảng, nhà nước, tỉnh ủy, UBND tỉnh giao cho. Xứng đáng là cái nôi đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức cho hệ thống chính trị cơ sở của cả tỉnh. 23
  23. PHẦN III: KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY CỦA KHOA. Trong thời gian về kiến tập tại trường chính trị tỉnh Thanh Hóa, em được phân công trực tiếp về khoa xây dựng Đảng. Ba tuần kiến tập tại khoa đã để lại cho em những tình cảm sâu sắc. Các thầy cô trong khoa luôn tạo cho bọn em không khí thoải mái, gần gũi, tạo mọi điều kiện tốt nhất để em được dự giảng trên lớp, tìm kiếm tài liệu về tỉnh Thanh Hóa, về trường chính trị tỉnh, giải đáp những vướng mắc của đoàn về kiến thức nghề nghiệp cũng như thực tiễn giảng dạy. Bản thân em cũng luôn cố gắng học hỏi những kinh nghiệm thầy cô truyền lại, tham gia các buổi dự giảng và trực khoa đầy đủ. Khoa xây dựng Đảng hiện có 09 giảng viên trong đó có 01 Th.sĩ, 02 giảng viên đang theo học lớp cao học. Khoa xây dựng Đảng đảm nhiệm giảng dạy ba môn học chính đó là: Xây dựng Đảng, Lịch sử Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong nhiều năm qua, cán bộ, giảng viên khoa xây dựng Đảng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Ban giám hiệu giao cho, tích cực nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở trong giai đoạn mới. Ngoài công tác giảng dạy trong trường, cán bộ, giảng viên trong khoa còn thường xuyên tham gia nghiên cứu thực tiễn ở cơ sở, tham gia các buổi giảng dạy tại các trường chính trị huyện, thị, thành phố. Công tác nghiên cứu khoa học cũng được tập thể cán bộ, giảng viên trong khoa tích cực tham gia và đạt được những kết quả thiết thực. Điển hình là các đề tài: “ Thực trạng và giải pháp tăng cường vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong hệ thống chính trị ở các xã đồng bằng tỉnh Thanh hóa thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH “. (do cử nhân Nguyễn Mạnh Hùng – trưởng khoa thực hiện năm 2005); đề tài: “ Nghiên cứu, sưu tầm các tình huống về công tác xây dựng Đảng ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”. (do cử nhân Bùi Xuân Châm – Phó khoa thực hiện năm 2009) Cán bộ, giảng viên trong khoa còn tích cực tham gia viết bài gửi đăng cho các báo ở trung ương và tỉnh. Ghi nhận những cống hiến ấy, tập thể và nhiều cá nhân trong khoa xây dựng Đảng đã nhận nhiều bằng khen, cờ thi đua của trường và 24
  24. các ban ngành trong tỉnh trao tặng, chi bộ Đảng của khoa được công nhận là chi bộ trong sạch, vững mạnh. Phát huy những kết quả đã đạt đuợc, cán bộ, giảng viên trong khoa luôn nỗ lực, phấn đấu để hoàn thành những nhiệm vụ mà tỉnh ủy và ban giám hiệu nhà trường giao cho. Về kế hoạch giảng dạy cụ thể của khoa như sau: Theo sự phân công của Ban giám hiệu, hiện nay Khoa xây dựng Đảng đảm nhiệm công tác giảng dạy đối với 03 môn học chính đó là: Xây dựng Đảng, Lịch sử Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh. Giáo trình sử dụng trong khoa hiện nay vẫn là giáo trình do Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn dùng cho hệ trung cấp lí luận. Nội dung cơ bản của từng môn được xây dựng như sau: * Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh: Gồm 08 bài giảng với 40 tiết. Cụ thể: - Bài 1: Ngồn gốc, quá trình hình thành tư tương Hồ Chi Minh. - Bài 2: Tư tưởng HCM về ĐLDT gắn liền với CNXH. - Bài 3: Tư tưởng HCM về xây dựng ĐCSVN. - Bài 4: Tư tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân, vì dân. - Bài 5: Tư tưởng HCM về dân vận. - Bài 6: Tư tưởng HCM về đạo đức cách mạng. - Bài 7: Tư tưởng HCM về văn hóa. - Bài 8: Học tập và vận dụng tư tưởng HCM trong công tác lãnh đạo, quản lí ở cấp cơ sở. * Môn lịch sử Đảng và Xây dựng Đảng gồm 10 bài với 60 tiết. Cụ thể: - Bài 1: Sự ra đời của ĐCSVN và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. - Bài 2: Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền cách mạng (1930 – 1945). - Bài 3: Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước (1945 – 1975). - Bài 4: Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc (1954– 1975) - Bài 5: Đảng lãnh đạo cách mạng XHCN trên phạm vi cả nước (1976 - 1986) 25
  25. - Bài 6: Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới (1986 đến nay). - Bài 7: Học thuyết Mác - Lênin về ĐCS. - Bài 8: Tập trung dân chủ - nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của ĐCS. - Bài 9: Đặc điểm, vai trò, nội dung, phương thức lãnh đạo của đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền. - Bài 10: Xây dựng ĐCSVN trong điều kiện mới. 26
  26. PHẦN IV: DỰ GIỜ GIẢNG VÀ THAM GIA HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC, QUẢN LÍ LỚP. 1. Nhật ký kiến tập: Chiều ngày 27/12/2010: Đoàn kiến tập gặp mặt BGH Nhà trường và các thầy cô khoa xây dựng Đảng. Sáng ngày 28/12/2010: Dự giảng lớp Thanh vận k38. Sáng ngày 29/12/2010: Trực khoa xây dựng Đảng. Sáng ngày 30/12/2010: Dự giảng lớp A k38. Chiều ngày 31/12/2010: Trực khoa xây dựng Đảng. Sáng ngày 04/01/2011: Dự giảng lớp A k38. Sáng ngày 05/01/2011: Dự giảng lớp A k38. Sáng ngày 06/01/2011: Trực khoa xây dựng Đảng. Chiều ngày 10/01/2011: Trực khoa xây dựng Đảng. Sáng ngày 11/01/2011: Dự giảng lớp A k38. Sáng ngày 12/01/2011: Dự giảng lớp B k38. Chiều ngày 12/01/2011: Gặp mặt khoa xây dựng Đảng tổng kết, đánh giá. 27
  27. 2. Nội dung kiến tập: Tham gia dự giảng: Sáng ngày 28/12/2010. Giảng viên: Trần Dũng Khanh Lớp: Thanh vận k38 Phòng 207 Sĩ số: 65 . Vắng 0 Bài 1: Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển TTHCM I, Khái niệm TTHCM 1, Hoàn cảnh lịch sử a, Tình hình thế giới b, Tình hình trong nước 2, Khái niệm II, Nguồn gốc TTHCM 1, Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc 2, Tinh hoa văn hóa nhân loại 3, Chủ nghĩa Mác-Lênin 4, Trí tuệ và hoạt động thực tiễn. Sáng ngày 30/12/2010 Giảng viên: Dương Thị Hằng Lớp: A k38 Phòng 105 Sĩ số: 60. Vắng 0 Bài 4: TTHCM về Nhà nước của dân, do dân và vì dân I. Quá trình HCM lựa chọn và xác lập Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam 1, Quá trình HCM lựa chọn Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam 2, Quá trình HCM xác lập Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam II. Những nội dung cơ bản của TTHCM về Nhà nước của dân, do dân và vì dân 28
  28. 1, Khái niệm của HCM về Nhà nước của dân, do dân và vì dân 2, Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước 3, Quan niệm về Nhà nước pháp quyền 4, Vấn đề xây dựng bộ máy Nhà nước về cán bộ, công chức. Sáng ngày 05/01/2011 Giảng viên: Dương Thị Hằng Lớp: A k38 Phòng 105 Sĩ số: 60. Vắng 0 Bài 6: TTHCM về đạo đức cách mạng I. Khái niệm, nguồn gốc, đặc điểm và vai trò của TTHCM về đạo đức cách mạng 1, Khái niệm 2, Nguồn gốc TTHCM về đạo đức cách mạng 3, Đặc điểm 4, Vai trò của TTHCM về đạo đức cách mạng II. Nội dung cơ bản của TTHCM về đạo đức cách mạng 1, Những chuẩn mực 2, Những nguyên tắc bồi dưỡng, rèn luyện III. Vận dụng sáng tạo TTHCM trong điều kiện mới. Sáng ngày 11/01/2011 Giảng viên: Lê Ái Bình Lớp: Thanh vận k38 Phòng 207 Sĩ số: 65. Vắng 0 Bài 7: TTHCM về văn hóa I. HCM Nhà văn hóa lớn 29
  29. 1, Khái niệm văn hóa 2, Cống hiến Nhà văn hóa HCM II. TTHCM về văn hóa 1, Văn hóa vừa là động lực vừa là mục tiêu của cách mạng 2, Giữ gìn cốt cách văn hóa dân tộc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại 3, Về mặt trận văn hóa và chiến sĩ văn hóa 4, Văn hóa do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng 5, Xây dựng nèn văn hóa mới Việt Nam III. Xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc theo TTHCM. 2. Một vài nhận xét trong các buổi dự giảng. Trong quá trình dự giảng tại trường chính trị tỉnh Thanh Hóa, mà trực tiếp dự giảng môn TTHCM tại lớp trung cấp lí luận chính trị - hành chính (Lớp Thanh vận k38 và A k38). Dưới đây là một vài nhận xét theo quan điểm cá nhân em: Tại các buổi dự giảng nhìn chung các thầy cô rất nhiệt tình trong công tác giảng dạy. Đã truyền đạt tới học viên những kiến thức cơ bản nhất về tư tưởng Hồ Chí Minh, tìm hiểu về nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển . Học viên khá nghiêm túc trong quá trình nghe giảng. Tuy nhiên khả năng tiếp thu bài học của một bộ phận học viên còn chậm, học viên còn có tư tưởng ngại, rụt rè trong phát biểu ý kiến xây dựng bài học. Vì vậy không khí lớp học còn trầm, làm giảm chất lượng bài giảng. Một số tiết lên lớp của giảng viên còn đơn điệu, chưa có sự liên hệ thực tiễn. Bài giảng còn mang nặng tính độc thoại của giảng viên nên chưa khơi gợi được không khí thoải mái trong xây dựng bài học. 30
  30. PHẦN V: NHẬN THỨC VỀ KHẢ NĂNG ĐẢM NHIỆM VAI TRÒ MỘT GIẢNG VIÊN SAU NÀY VÀ MỘT VÀI Ý KIẾN ĐỀ XUẤT. 1. Nhận thức về khả năng đảm nhiệm vai trò một giảng viên. Đợt kiến tập sư phạm tại trường chính trị tỉnh Thanh Hóa lần này tuy diễn ra trong một thời gian ngắn song đã đem lại cho bản thân em những bài học quý báu để sau này có thể trở thành một giảng viên môn Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước. Theo lời thầy Trần Dũng Khanh – Trưởng khoa Xây dựng Đảng: “ Học chính trị đã khó nhưng để trở thành người dạy các môn chính trị thì lại càng khó hơn. Nhất là giảng viên tại các trường chính trị tỉnh vì ở đây trình độ tiếp thu của học viên là không đồng đều nhau”. Vì vậy việc đơn giản hóa các khái niệm, phạm trù là rất cần thiết nhằm làm cho học viên có thể nắm bắt được nhũng nội dung khái lược nhất của bài học. Để làm được điều này yêu cầu người giảng viên không những phải có chuyên môn sâu, vững vàng mà còn cần khả năng nắm bắt, tìm hiểu thực tế vấn đề đặc biệt trong điều kiện của địa phương mình. Làm sao để cho người học không cảm thấy bị nhàm chán mà những kiến thức tiếp thu được còn góp phần để học viên có thể áp dụng thực tế sau khi tốt nghiệp. Là một sinh viên năm thứ 3, chưa từng trải qua kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy, em nhận thức được rằng ngoài việc tiếp thu những kiến thức chuyên môn được đào tạo, sinh viên cần tìm tòi, học hỏi kiến thức thực tế, học hỏi kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Sinh viên cần nỗ lực hết mình ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường để sau này ra trường có thể đảm nhận được vị trí công tác được giao. Đồng thời cần rèn luyện cho mình kĩ năng nói trước đám đông, linh động, sáng tạo trong bài giảng nhằm làm cho bài giảng vừa sinh động, vừa có tính thuyết phục cao đối với người học. Nhận thức vấn đề này sẽ là động lực to lớn để em tiếp tục cố gắng, nỗ lực hơn nữa trong học tập và rèn luyện để trở thành một giảng viên Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, góp phần sức lực nhỏ bé của mình trong sự nghiệp trồng người của Đảng, vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước. 31
  31. 2. Những ý kiến đề xuất sau đợt kiến tập. 2.1. Đối với trường chính trị Tỉnh Thanh Hóa. Một là, Trường chính trị cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy: Sử dụng máy chiếu, các thiết bị kĩ thuật, âm thanh hỗ trợ cho giảng viên trong quá trình lên lớp. Điều này sẽ làm cho hiệu quả bài giảng được nâng cao, sinh động và tạo sự thu hút đối với học viên. Hai là, Nội dung bài giảng cần tiếp tục được xây dựng theo hướng gắn lí luận với thực tiễn: Đối tượng tiếp nhận ở đây là đội ngũ cán bộ cơ sở Vì vậy, bên cạnh việc trang bị một nền tảng lí luận vững chắc thì vấn đề quan trọng hơn cả là bồi dưỡng những kiến thức thực tế để sau khi tốt nghiệp về địa phương họ có thể vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương mình. Đồng thời, một bộ phận rất lớn học viên là người dân tộc thiểu số, vấn đề học tập lí luận chính trị sẽ gặp nhiều khó khăn nên việc kết hợp giữa lí luận và thực tiễn là rất cần thiết. Ba là, Nhà trường cần tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt là công tác nghiên cứu để xây dựng đề cương bài giảng, giáo trình phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Sao cho vừa phù hợp với quy định của học viện chính trị - hành chinh quốc gia Hồ Chí Minh, vừa phù hợp với đối tượng tiếp nhận và thực tế đòi hỏi trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở cho địa phương. Bốn là, Đối với sinh viên về kiến tập tại trường, nhà trường nên bố trí, sắp xếp cho sinh viên được xuống cơ sở, nhằm giúp sinh viên hiểu sâu sắc hơn về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương, về hoạt động của những cán bộ đã qua đào tạo tại trường và công tác giảng dạy, bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị, thành phố. 2.2. Đối với Học viện báo chí - Tuyên truyền. Một là, Học viên Báo chí - Tuyên truyền là cái nôi đào tạo ra những cán bộ, giảng viên làm công tác giảng dạy các môn học chính trị Mác - Lênin. Vì vậy, để tạo cho sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhiệm vị trí công tác được giao thì yêu cầu bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành, Học viện cần tăng cường công tác dạy nghiệp vụ sư phạm. Thực tế hiện nay việc cọ sát với nghiệp vụ 32
  32. sư phạm của sinh viên còn rất hạn chế vì vậy khi về kiến tâp bản thân em vẫn chưa thể hình thành được kĩ năng của một giảng viên: Soạn bài giảng, giảng bài, tổ chức lớp học Vì vậy em kiến nghị Học viện cần tăng cường phần học nghiệp vụ sư phạm và tổ chức học học phần này từ ngay đầu năm thứ 3. Điều này sẽ nâng cao hiệu quả của đợt kiến tập đồng thời sớm hình thành cho sinh viên những kĩ năng cơ bản nhất về nghề nghiệp. Hai là, Học viện cần liên hệ cụ thể hơn nữa về lịch giảng dạy tại các trường chính trị để bố trí sinh viên về kiến tập.tránh trường hợp khi sinh viên về thì trường chính trị lại không có lớp học hay không có lớp đúng chuyên ngành. Điều này sẽ làm ảnh hưởng rât lớn tới chất lượng đợt kiến tập. Trong phạm vi có thể của mình, Học viện cố gắng liên hệ trước với trường chính trị trong việc bố trí nơi ăn chốn ở cho sinh viên kiến tập nằm tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên hoàn thành tốt đợt kiến tập. Ba là, Phòng đào tạo, khoa chủ quản cần thường xuyên có liên lạc với đoàn kiến tập, một mặt kiểm tra thường xuyên công tác, ăn ở, đi lại một mặt có thể giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của đoàn. 33
  33. KẾT LUẬN. Như vậy, đoàn sinh viên của Học viện báo chí - Tuyên truyền về kiến tập tại trường chính trị Tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành tốt nội dung kiến tập mà Học viện đề ra. Bản thân em cũng đã rút ra được nhiều bài học quý báu và trưởng thành hơn sau đợt kiến tập lần này. Đây cũng là tiền đề giúp em làm quen với môi trường giảng dạy tại các trường chính trị tỉnh để đợt thực tập cuối khóa học được thành công hơn nữa. Rất mong trong đợt kiến tập cuối khóa chúng em sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của phía Học viện và trường chính trị tỉnh. 34