Báo cáo Nghiên cứu xây dựng online elearning platform cho Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 3510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Nghiên cứu xây dựng online elearning platform cho Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_nghien_cuu_xay_dung_online_elearning_platform_cho_tr.pdf

Nội dung text: Báo cáo Nghiên cứu xây dựng online elearning platform cho Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ONLINE ELEARNING PLATFORM CHO TRUỜNG S K ÐẠIC 0 0 3 9 5 9 HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH MÃ SỐ: T2015-158 S KC 0 0 5 5 8 4 Tp. Hồ Chí Minh, 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH o0o BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ONLINE ELEARNING PLATFORM CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Mã số: T2015 - 158 Chủ nhiệm đề tài: GV-ThS. Nguyễn Hữu Trung Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN o0o BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ONLINE ELEARNING PLATFORM CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Mã số: T2015 - 158 Chủ nhiệm đề tài : GV-ThS. Nguyễn Hữu Trung Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015
  4. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU 6 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 7 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8 I. Tính cấp thiết của đề tài 11 II. Mục tiêu của đề tài 11 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11 IV. Phương pháp nghiên cứu. 12 Phần nội dung 13 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ E-LARNING 13 1.1 Khái niệm về E-learning 13 1.2 Đặc điểm của E-Learning 13 1.3 Kết hợp E-Learning với cách học truyền thống 13 1.4 Cấu trúc của một E-Learning 14 1.5 Các kiểu trao đổi thông tin trong E-Learning 15 1.5.1 Một - Một 15 1.5.2 Một - Nhiều 15 1.5.3 Nhiều - Một 16 1.5.4 Nhiều - Nhiều 16 1.6 Phương thức truyền tải thông tin 16 1.6.1 Nội dung kiến thức 16 1.6.2 Kỹ thuật truyền tải 16 1.6.3 Multimedia 19 1.6.4 Cá nhân hóa người học 19 1.7 Ưu nhược điểm của E-Learning 19 1.7.1 Ưu điểm: 19 1.7.2 Nhược điểm: 20 1.8 Quan hệ giữa CMS, LMS và LCMS 20 1.9 Phân loại các hệ thống quản lí 20 1.10 Lựa chọn như thế nào? 21 1.11 So sánh các nền tảng 21 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ MOODLE 23 2.1 Khái niệm Moodle 23
  5. 2.2 Ưu điểm của Moodle 23 2.3 Kiến trúc moodle 24 2.4 Giao diện của moodle 27 2.4.1 Các ngôn ngữ 27 2.4.2 Hệ thống trợ giúp của Moodle 27 2.4.3 Đăng nhập vào Website 28 2.4.4 Cá nhân hoá khoá học 28 2.4.5 Những định dạng khoá học 29 2.4.6 Các kiểu hiệu chỉnh 29 2.5 Quản trị trang MOODLE 31 2.5.1 Những biến của site 32 2.5.2 Các Theme 35 2.5.3 Các thiết lập Mô đun 35 2.5.4 Các khối 35 2.5.5 Các bộ lọc 36 2.5.6 Sao lưu 37 2.6 Quản lý khóa học 38 2.7 Quản lý những người dùng 39 CHƯƠNG 3: CÁC MODULE TRONG PLATFORM ONLINE LEARNING 45 3.1. Board online (Bảng trực tuyến) 45 3.1.1 Phân tích xây dựng và mô hình hóa yêu cầu. 46 a. Sơ đồ Use case diagram. 46 b. Phân tích chức năng nghiệp vụ của Guest: 50 c. Phân tích chức năng nghiệp vụ của user: 53 d. Mô hình hóa yêu cầu 58 e. Thiết kế cơ sở dữ liệu 59 3.2. Video store 64 3.3. Bigbluebutton (Bài giảng trực tuyến) 65 3.4. PDF Part 67 3.4.1 Cấu hình chức năng PDF part: 67 3.4.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu 68 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN 69 4.1. Kết quả đạt được 69 4.2. Hạn chế 69 4.3. Hướng phát triển 69
  6. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Quan hệ giữa CMS, LMS, LCMS 20 Hình 1.2: Sơ đồ các yếu tố cần xem xét và đánh giá khi lựa chọn hệ thống quản lí 21 Hình 2.1: Kiến trúc Moodle 23 Hình 2.2: Tương tác trong kiến trúc Moodle 23 Hình 2.3: Moodle layer 23 Hình 2.4: Giao diện moodle 26 Hình 2.5: Màn hình đăng nhập hệ thống 27 Hình 3.1: Sơ đồ Usecase Diagram tổng quát user 46 Hình 3.2: Sơ đồ Use case Diagram chi tiết các chức năng của teacher 46 Hình 3.3: Sơ đồ Use case Diagram chi tiết các chức năng của admin 47 Hình 3.4 Sơ đồ Use case Diagram chi tiết các chức năng của student trên board 47 Hình 3.5 Sơ đồ Use case Diagram chi tiết chức năng của teacher trên board 48 Hình 3.6: Sơ đồ Use case Diagram chi tiết chức năng của admin quản lý board 48 Hình 3.7: Sơ đồ Use case Diagram chi tiết chức năng của admin quản lý note file 49 Hình 3.8: Sơ đồ Use case Diagram chi tiết chức năng của admin quản lý note photo 49 Hình 3.9: Sơ đồ Use case Diagram chi tiết chức năng của admin quản lý note text 50 Hình 3.10: Giao diện video store 65 Hình 3.11: Cấu hình BigBlueButton 66 Hình 3.12: Giao diện BigBlueButton 67 Hình 3.13: Cấu hình PDF Part 68
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Mô tả các cấp của một chương trình e-Learning 14 Bảng 1.2: So sánh các hệ thống LMS 21 Bảng 1.3: So sánh hệ thống LMS Sakai và Moodle 22 Bảng 2.1: So sánh các tính năng của Moodle với một số hệ thống thương mại 23 Bảng 2.2: Các thành phần code trong gói moodle 25 Bảng 1.3: Cấu trúc code trong moodledata 25 Bảng 2.4: Bảng tóm tắt một số công cụ của khóa học 34 Bảng 2.5: Những biểu tượng kiểu nhóm 40 Bảng 3.1. Danh sách yêu cầu nghiệp vụ Guest 51 Bảng 3.2. Bảng quy định công thức liên quan chức năng nghiệp vụ của Guest 52
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Moodle : Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment LAMP : Linux – Apache – MySQL – PHP SSO : Single Sign On PHP : Hypertext Preprocessor SQL : Structured Query Language RSS : Really Simple Syndication GPL : General Public License MVC : Model-View-Controller CSDL : Cơ sở dữ liệu HTML : Hyper Text Markup Language CMS : Course Management System LMS : Learning Management System URL : Uniform Resource Locator (world wide web address) SHA : Secure Hash Algorithm CMS : Content management system LMS : Learning Management System LCMS : Learning Content Management System
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Tp. HCM, ngày tháng năm THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ONLINE ELEARNING PLATFORM CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH - Mã số: T2015 - 158 - Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Hữu Trung - Cơ quan chủ trì: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - Thời gian thực hiện: 3/2015 – 12/2015 2. Mục tiêu: - Tìm hiểu platform moodle - Xây dựng các chức năng phù hợp cho platform elarning của trường 1. Tính mới và sáng tạo: - Sử dụng hệ thống học trực tuyến để hỗ trợ học tập cho các môn học theo chương trình đào tạo 150 tín chỉ. 2. Kết quả nghiên cứu: - Triển khai thành công hệ thống học trực tuyến baigiai.vn 3. Sản phẩm: - Hệ thống học trực tuyến tại địa chỉ baigiai.vn 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: - Đề tài là một hệ thống hoàn chỉnh và đang được triển khai bước đầu có hiệu quả trong việc giảng dạy online learning của trường. - Đề tài có thể chuyển giao cho tất cả các cơ sở đào tạo muốn xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến. Trưởng Đơn vị Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên, đóng dấu) (ký, họ và tên)
  10. Phần mở đầu
  11. Phần: Mở đầu I. Tính cấp thiết của đề tài Xã hội hóa giáo dục đang diễn ra từng ngày ở nước ta với việc những trường đại học, cao đẳng ra đời càng nhiều và số lượng người học ngày càng đông, nhu cầu đặt ra là mỗi trường cần có một website là nơi để quảng bá trường, đăng tải các thông tin, thông báo là cầu nối giữa nhà trường và người học. Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, cung cấp các tiện ích ngày càng nhiều, thì hoạt động học tập của của con người không chỉ giới hạn ở việc đến trường, mà có thể ở mọi lúc, mọi nơi với việc học tập trực tuyến, giáo viên có thể cung cấp giáo trình, tài liệu, thực hiện các bài kiểm tra , người học có thể trao đổi với nhau qua mạng Internet. Đào tạo trực tuyến là một xu thế phát triển hiện nay ở các trường, nhưng đa phần các hệ thống đó vẫn chưa thực sự an toàn và hiệu quả để có thể dùng để đánh giá sản phẩm đào tạo trực tuyến. Từ vấn đề trên người nghiên cứu chọn đề tài Nghiên cứu xây dựng online elearning platform cho trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM để góp phần vào công việc đảm bảo chất lượng của đào tạo trực tuyến. II. Mục tiêu của đề tài Nhằm tạo môi trường học tập, chia sẽ tri thức, phục vụ công tác đào tạo, áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Hệ thống sẽ đáp ứng được những công việc: + Nơi cung cấp tài liệu học tập cho sinh viên từ giáo viên. + Nơi trao đổi kinh nghiệm học tập, nơi giáo viên có thể quản lý và đánh giá sinh viên trong những giờ tự học. + Hạn chế dùng chung 01 tài khoản + Vận hành một khóa học trực tuyến trên hệ thống. + Phân chia nhóm sinh viên trong 01 khóa học + Giao diện đẹp. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Ngôn ngữ lập trình PHP - Cơ sở dữ liệu MySQL - Kiến trúc của Moodle - Cách xây dựng module cho Moodle Chủ nhiệm đề tài: GV-ThS Nguyễn Hữu Trung Trang 11
  12. Phần: Mở đầu IV. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp thu thập tài liệu: thu thập tài liệu từ những bài báo khoa học, các trang web (moodle.org, blackboard.com) và một số ebook về đề tài nghiên cứu. - Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: từ những tài liệu đã thu thập, tiến hành tìm hiểu, phân tích và tổng hợp nội dung liên quan đến đề tài. - Phương pháp chuyên gia, điều tra: trong quá trình nghiên cứu có sự góp ý, điều chỉnh từ đồng nghiệp, bạn bè đang làm về moodle. - Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm: sau quá trình tìm hiểu và đúc kết kinh nghiệm, tiến hành tổng hợp và hoàn thiện đề tài. - Phương pháp mô hình hóa: sau khi hoàn thiện về lý thuyết, tiến hành xây dựng hệ thống học trực tuyến với địa chỉ baigiai.vn. Chủ nhiệm đề tài: GV-ThS Nguyễn Hữu Trung Trang 12
  13. Phần nội dung
  14. Chương 1: Các hình thức tấn công web CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ E-LARNING 1.1 Khái niệm về E-learning Có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về E-Learning, dưới đây sẽ trích ra một số định nghĩa E-Learning đặc trưng nhất:  Là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông ( Compare Infobase Inc).  Là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, phân phối hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục (MASIE Center).  Việc học tập được phân phối hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc phân phối qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính (CBT) ( Sun Microsystems, Inc ).  Việc phân phối các hoạt động, quá trình, và sự kiện đào tạo và học tập thông qua các phương tiện điện tử như Internet, intranet, extranet, CD-ROM, video tape, DVD, TV, các thiết bị cá nhân (e-learning site). 1.2 Đặc điểm của E-Learning Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng nói chung E-Learning có những đặc điểm sau:  Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán  Hiệu quả của e-Learning cao hơn so với cách học truyền thống do E-Learning có tính tương tác cao dựa trên multimedia.  E-Learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. 1.3 Kết hợp E-Learning với cách học truyền thống Sau một thời gian sử dụng E-Learning thì người ta nhận thấy rằng: E-Learning không phải là một giải pháp hoàn hảo và cũng không thể thay thế hoàn toàn cách học truyền thống. Chính vì vậy người ta đã kết hợp cả hai cách học thành một mô hình gọi là Blended Learning Model [2]. Chủ nhiệm đề tài: GV-ThS Nguyễn Hữu Trung Trang 13
  15. Chương 1: Tổng quan về E-Learning Trong những trung tâm E-Learning, học viên có thể gặp các học viên khác, tham gia các buổi thảo luận, và trao đổi các thắc mắc với giáo viên. Đó là sự kết hợp của:  Online và Offline learning,  Nhiều định dạng bài học khác nhau (điện tử, giấy),  Formal và Informal learning,  Học đồng bộ và không đồng bộ. Giải pháp kết hợp cả hai cách học: E-Learning và truyền thống (Blended Solution) nhằm mục đích đem lại hiệu quả cao nhất cho học viên. 1.4 Cấu trúc của một E-Learning Dưới đây là bảng tổng hợp các cấp của một chương trình học của E-Learning. Cấp cao nhất là chương trình và cấp thấp nhất là media: Bảng 1.1: Mô tả các cấp của một chương trình e-Learning Xuất bản và Dùng cho học Người tạo nội Công cụ tạo Cấp quản lý nội dung viên truy dung và quản lý trên máy chủ nhập Tạo một chương Đòi hỏi phải thể Học viên phải Learning trình liên quan hiện được mối đăng kí mới Management đến tích hợp các quan hệ logic giữa được tham gia System Chương khoá học theo một các khóa học và vào khóa học. ( LMS ). trình trình tự chặt chẽ. theo dõi được các khóa học. Tạo các khóa học Theo dõi được các Truy cập khóa Course yêu cầu kết hợp phần trong khóa học học viên Authoring các trang nội dung học, học viên đã có thể mở để Tool. Khóa học cũng như cơ chế học hoặc đã hoàn xem và chọn duyệt như là mục thành. các bài học lục hay chỉ mục. trong khóa học. Tạo bài học bao Đưa các bài học Truy cập bài Couse Bài học gồm các yêu cầu lên đòi hỏi khả học đòi hỏi học authoring and Chủ nhiệm đề tài: GV-ThS Nguyễn Hữu Trung Trang 14
  16. Chương 1: Tổng quan về E-Learning chọn và kết nối năng biểu diễn viên chọn một Web site các trang hay các nhiều trang hay trong các trang authoring đối tượng khác các thành phần của bài học. Tool. thành một cấu trúc khác như một thể duyệt chặt chẽ, thống nhất. logic. Tạo trang đòi hỏi Cung cấp các Phải có một Website đưa text vào và trang cho học viên cách để yêu authoring Trang tích hợp nó với theo yêu cầu. cầu một trang Tool. các media khác. và thể hiện nó khi nhận được Tạo media đòi hỏi Đòi hỏi phải lưu Truy cập các Media Editor phải tạo ra các trữ nó hiệu quả và thành phần hình ảnh, ảnh tiết kiệm. media đòi hỏi Media động, âm thanh, khả năng hoạt video động riêng lẽ của từng media. 1.5 Các kiểu trao đổi thông tin trong E-Learning Bao gồm các kiểu trao đổi thông tin như sau: 1.5.1 Một - Một Kiểu trao đổi này thường diễn ra giữa:  Học viên với học viên,  Học viên với giáo viên,  Giáo viên với học viên. 1.5.2 Một - Nhiều Kiểu trao đổi này thường diễn ra giữa:  Giáo viên với các học viên,  Học viên với các học viên khác. Chủ nhiệm đề tài: GV-ThS Nguyễn Hữu Trung Trang 15
  17. Chương 1: Tổng quan về E-Learning 1.5.3 Nhiều - Một Kiểu trao đổi này thường diễn ra giữa:  Các học viên với giáo viên,  Các học viên với một học viên. 1.5.4 Nhiều - Nhiều Kiểu trao đổi này thường diễn ra giữa:  Các học viên với các học viên,  Các học viên với các học viên và giáo viên. 1.6 Phương thức truyền tải thông tin 1.6.1 Nội dung kiến thức Truyền tải thông tin trong E-learning là cách thức truyền thông tin từ giáo viên đến sinh viên. Trong môi trường E-Learning, mọi dạng biểu diễn thông tin truyền đạt có thuận lợi và bất lợi riêng. Việc sử dụng các dạng biểu diễn (hoặc kết hợp chúng) có thể nâng cao chất lượng nội dung, nhưng nếu dùng không có tính toán kĩ lưỡng thì có thể làm mất tác dụng. Video trực quan hơn text nhưng không phải lúc nào video cũng hiệu quả hơn text. Và một kiểu biểu diễn này có thể ảnh hưởng đến các kiểu biểu diễn khác khi kết hợp chúng với nhau. Ví dụ khi biểu diễn văn bản trên màn hình, chúng ta có thể kết hợp thêm âm thanh. Nếu sự kết hợp tốt thì hiệu quả sẽ tăng nhiều so với để riêng từng loại. Ngược lại, khi văn bản và âm thanh không khớp với nhau thì sự kết hợp có thể làm khó chịu người học, khiến cho người học không thể quan sát và nắm bài được. Các định dạng dùng truyền tải thông tin bao gồm:  Text,  Hình ảnh,  Hoạt hình,  Âm thanh,  Video. 1.6.2 Kỹ thuật truyền tải a. Text - Văn bản: Chủ nhiệm đề tài: GV-ThS Nguyễn Hữu Trung Trang 16
  18. Chương 1: Tổng quan về E-Learning Bao gồm các chữ trong bảng chữ cái, các từ, các câu, các đoạn. Một số tính chất của văn bản là: size, color, font. Thuận lợi Bất lợi Dễ tạo ra. Khó có thể đọc được nhiều văn bản trên màn hình máy tính. Mọi người quen thuộc với văn bản. Khó giải thích các khái niệm có tính hình ảnh như là sự chuyển động của quả bỏng. Có thể chứa nhiều thông tin. Học viên có thể đọc được một thời gian dài. Có thể in ra để đọc khi văn bản dài. Khi truyền tải không cần nhiều băng thông. b. Hình ảnh: Một bức ảnh là dữ liệu được biểu diễn trong không gian hai chiều. Một bức ảnh số được cấu thành từ các điểm ảnh sắp xếp tạo thành một hình chữ nhật có chiều cao và rộng nhất định. Mỗi điểm ảnh có thể chứa một hay nhiều bit thông tin, biểu diễn độ sáng của ảnh tại điểm đó và cũng có thể chứa các thông tin về màu sắc mã hoá theo bộ ba RGB. Thuận lợi Bất lợi Cung cấp khả năng mô tả chi tiết. Cần nhiều băng thông hơn text. Hấp dẫn đối với học viên. c. Hoạt hình: Hoạt hình là sự mô phỏng chuyển động tạo ra bằng cách hiển thị một tập các ảnh, hay các khung hình (frame). Phim hoạt hình trên tivi có thể coi là một ví dụ về hoạt hình. Chủ nhiệm đề tài: GV-ThS Nguyễn Hữu Trung Trang 17
  19. Chương 1: Tổng quan về E-Learning Hoạt hình trong máy tính là một trong các thành phần quan trọng của multimedia. Hoạt hình có thể được tạo ra với các kĩ thuật đặc biệt như Flash hoặc với các ứng dụng chuyên nghiệp như Photoshop và Fireworks, sau đó xuất ra ảnh động GIF. Thuận lợi Bất lợi Có ưu thế khi chú giải các khái Cần băng thông nhiều hơn văn niệm khó bởi vì nó có thể lọc ra các bản, đặc biệt là các hoạt hình có thông tin không cần thiết. nhiều ảnh. Cách chú giải nhanh chóng, không Mất nhiều thời gian để tạo ra. cần nhiều văn bản. Rất hấp dẫn với học viên. Thường phải kết hợp với các định dạng khác như âm thanh. d. Âm thanh: Âm thanh trên máy tính được số hóa và lưu dưới dạng các tập tin nén, phục vụ cho mục đích giảm kích thước lưu trữ hoặc để truyền qua mạng nhanh chóng. Để có thể nghe được âm thanh thời gian thực qua mạng thì âm thanh được phân phối theo dạng luồng. Lợi thế của dùng luồng so với download tập tin âm thanh là không phải đợi lâu từ lúc click chuột tới lúc nghe thấy âm thanh. Thuận lợi Bất lợi Hấp dẫn với học viên. Chiếm nhiều băng thông. Có thể nâng cao hiệu quả của hoạt hình nếu kết hợp hợp lý. e. Video: Video là kỹ thuật thể hiện một tập các ảnh tĩnh với tốc độ cao, làm mắt có cảm tưởng là chuyển động thực. Nếu so sánh với hoạt hình thì có hai điểm khác biệt. Thứ nhất là các ảnh dùng trong video là ảnh thật. Thứ hai là tốc độ (số frame trong một giây) của video nhanh hơn so với hoạt hình. Chủ nhiệm đề tài: GV-ThS Nguyễn Hữu Trung Trang 18
  20. Chương 1: Tổng quan về E-Learning Thuận lợi Bất lợi Cách mô tả vấn đề nhanh. Cần rất nhiều băng thông. Đôi khi là cách duy nhất để thể hiện Có thể không hiệu quả do chứa một ý tưởng. các thông tin không cần thiết. Hấp dẫn đối với học viên. Đôi khi dùng để thu hút học viên mà không có giá trị giáo dục. Đóng một vai trò rất quan trọng khi Khá tốn kém. hội thảo dùng video. Hiệu quả khi dùng trong đào tạo các kĩ năng. 1.6.3 Multimedia Là sự kết hợp của các dạng media với nhau, như: âm thanh kết hợp với hình ảnh, âm thanh kết hợp với text 1.6.4 Cá nhân hóa người học Dựa trên phương tiện truyền thông trên mạng, có sự hỗ trợ của multimedia, mỗi người học khi tiếp cận với E-Learning có thể có cách thích nghi riêng, cách hiểu riêng về một vấn đề. Do đó khi đến với E-Learning mọi thành phần không phân biệt trình độ, giới tính, tuổi tác đều có thể tìm cho mình một hướng tiếp cận khác nhau với vấn đề mà không bị ràng buộc trong một khuôn khổ cụ thể nào cả. 1.7 Ưu nhược điểm của E-Learning 1.7.1 Ưu điểm:  Mọi rào cản về tâm lý, giao tiếp của cả người dạy và người học đều bị xóa bỏ, việc trao đổi giữa người học – người dạy có thể được diễn ra đồng thời hoặc không đồng thời.  Cả người dạy lẫn người học đều có cơ hội “lật đi, xới lại” vấn đề mà không bị ràng buộc bởi thời gian, không gian, đối tượng  Các kỹ năng giao tiếp, làm việc hợp tác, tự điều chỉnh để thích ứng của người học sẽ được hoàn thiện không ngừng. Chủ nhiệm đề tài: GV-ThS Nguyễn Hữu Trung Trang 19
  21. Chương 1: Tổng quan về E-Learning  Sự tương tác giữa người dạy và người học vẫn được duy trì thông qua các diễn đàn (forum), hội thoại trực tuyến (chatting), thư từ (e-mail), hội nghị truyền hình (video conferencing) 1.7.2 Nhược điểm:  Sự giao tiếp cần thiết giữa người dạy và người học bị phá vỡ và kém hiệu quả hơn cách thức giảng dạy truyền thống “mặt đối mặt” (face to face). 1.8 Quan hệ giữa CMS, LMS và LCMS Hình 1.1: Quan hệ giữa CMS, LMS, LCMS 1.9 Phân loại các hệ thống quản lí  Hệ thống nguồn mở: Claroline, Dokeos, Esprit, Moodle, Sakai, LAMS, Mahara,  Hệ thống công cộng hoặc miễn phí: ACOLAD, CourseWork, Stellar, Spiral,  Hệ thống thương mại: Blackboard, Virtual Campus, WebCT, Angel, Chủ nhiệm đề tài: GV-ThS Nguyễn Hữu Trung Trang 20
  22. S K L 0 0 2 1 5 4