Báo cáo Nghiên cứu ứng dụng prinect screening family vào chế bản in chống giả (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 1030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Nghiên cứu ứng dụng prinect screening family vào chế bản in chống giả (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_nghien_cuu_ung_dung_prinect_screening_family_vao_che.pdf

Nội dung text: Báo cáo Nghiên cứu ứng dụng prinect screening family vào chế bản in chống giả (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ÐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG TRỌNG ÐIỂM NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PRINECT SCREENING FAMILY VÀO CHẾ BẢN IN CHỐNG GIẢ Mã số: T2013-194/KHCN-GV Chủ nhiệm đề tài: Kỹ sư Quách Huệ Cơ S K C0 0 5 4 6 6 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12/2013
  2. Mẫu 1T. Trang bìa của báo cáo tổng kết đề tài KH&CN cấp Trường BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PRINECT SCREENING FAMILY VÀO CHẾ BẢN IN CHỐNG GIẢ Mã số: T2013-194/KHCN-GV Chủ nhiệm đề tài: Kỹ sư Quách Huệ Cơ TP. HCM, tháng 12/2013
  3. Mẫu 2T. Trang bìa phụ của báo cáo tổng kết đề tài KH&CN cấp Trường TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PRINECT SCREENING FAMILY VÀO CHẾ BẢN IN CHỐNG GIẢ Mã số: T2013-194/KHCN-GV Chủ nhiệm đề tài: Quách Huệ Cơ Thành viên đề tài: TP. HCM, tháng 12/2013
  4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 2 II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2 III. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 3 4.1 Đối tượng nghiên cứu 3 4.2 Phạm vi nghiên cứu 3 NỘI DUNG PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT I. LƯỢC KHẢO CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRAM HÓA 5 II. Cơ sở lý thuyết của việc tạo tram trên các máy ghi 6 2.1 Các hạt tram nửa tông (Halftone Screening) 6 2.2 Quá trình tram hóa hình ảnh trên các máy ghi phim và ghi bản. 12 2.2.1 Tiến trình ghi 12 2.2.2 Postscript RIP 13 2.2.3 Các file mô tả máy in Postscript 13 2.2.4 Bộ diễn dịch postscript 14 2.3 Postscript và tram. 16 III. Các loại tram điện tử thường được sử dụng 17 IV. Tram in offset 21 4.1 Tiêu chuẩn hóa tram in AM. 22 4.1.1 Hình dạng điểm tram (dot shape): 22 4.1.2 Góc tram các bản tách màu: 24 4.1.3 Số dòng quét tram (lpi) 27 4.1.4 Độ phân giải ghi hình ảnh: 28 4.2 Tiêu chuẩn hóa tram in FM & XM 30 4.2.1 Tram in FM 30 PHẦN 2: THỰC NGHIỆM I. Object Screening 38 Object Screening 38 II. Prinect Screening Selector 41 2.1 Làm việc với hệ thống tram của phần mềm Prinect MetaDimension 41 2.2 Starting Prinect Screening Selector: 42 2.3 Thiết lập (Settings) 42 37
  5. 2.3.1 Thiết lập mới (New) 42 2.3.2 Filter 43 2.3.3 Góc xoay tram 44 2.3.4 Thay đổi thiết lập: 46 2.3.5 Xóa thiết lập: 46 2.4 Thẻ Edit (Edit Tab) 46 2.4.1 Gán thiết lập cho đối tượng: 46 2.4.2 Default (mặc định): 46 2.4.3 Chữ, hình ảnh vector, ảnh bitmap, đối tượng chuyển sắc 47 (Text, Graphic, Image, Bitmap, Blend) 47 2.4.4 Page Range 47 2.4.5 Loại bỏ thiết lập (Remove) 47 2.4.6 Áp dụng thiết lập (Apply) 47 2.5 Selection (vùng chọn) 47 2.6 Chọn đối tượng bằng bàn phím hoặc nhấn con trỏ chuột (Selecting objects with the Cursor/Keyboard) 49 2.7 Status Box (Hộp trạng thái) 49 III. Các bước Thực hiện 49 IV. Thực hiện với sản phẩm cụ thể: 59 V. Sử dụng phần mềm ứng sụng “FristProof” để kiểm tra kết quả 71 VI. Nhận xét đánh giá 77 VII. Kết luận - kiến nghị 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 38
  6. M 08TĐ. Thông tin kết quả nghiên cứu TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG Tp. HCM, Ngày tháng năm THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PRINECT SCREENING FAMILY VÀO CHẾ BẢN CHO IN CHỐNG GIẢ. - Mã số: T2013-194 - Chủ nhiệm: Quách Huệ Cơ - Cơ quan chủ trì: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - Thời gian thực hiện: Từ tháng 02 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013 2. Mục tiêu: - Nghiên cứu ứng dụng Prinect screening family vào chế bản cho in chống giả. - Tiến hành thực nghiệm và phân tích tính khả thi trong ứng dụng sản xuất. 1. Tính mới và sáng tạo: 2. Kết quả nghiên cứu: Ứng dụng được Prinect Scrrening Family chế bản chống giả vào thực tế sản xuất. 3. Sản phẩm: Tài liệu về hướng dẫn ứng dụng Prinect Scrrening Family chế bản chống giả. 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Nâng cao chất lượng giảng dạy môn thực tập chuyên ngành trước in tại Khoa In và Truyền thông Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Phục vụ nhu cầu in chống giả tại các xí nghiệp in có sử dụng bản quyền Object Screening Trưởng Đơn vị Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên) (ký, họ và tên) Quách Huệ Cơ
  7. INFORMATION ON RESEARCH RESULTS 1. General information: Project title: APPLIED PRINECT SCREENING FAMILY ON PRE-PRESS FOR SECURITY PRINTING Code number: T2013-194 Coordinator: Quách Huệ Cơ Implementing institution: University of Technical Education Ho Chi Minh City Duration: From 02/2013 to 12/ 2013 2. Objective(s): - Researching the applications of Prinnect Screening Family on pre-press for sercurity printing - Making analysis and experimentation the possible applications on mass production . 3. Creativeness and innovativeness: - Procedure of applying Prinect Screening Family on pre-press for security printing 4. Research results: Possibility of applying Prinect Scrrening Family on Pre-press for security pringting 5. Products: - Instruction document of applied Prinect Scrrening Family on Pre-press for security pringting. 6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability: Improving the quality of Major Practice for Prepress Teaching at University of Technical Education Ho Chi Minh City. Meet requirements of most printing houses which have Object Screening plugin’s Rights for sercurity printing
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1
  9. I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1. Ngoài nước (phân tích, đánh giá tình hình nghin cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trên thế giới, liệt kê danh mục các công trình nghin cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan) Đứng trước tình trạng sản phẩm giả mạo tràn lan trên thị trường, ngành in cũng không ngừng phát triển nhằm mang lại sự an toàn cho sản phẩm. Với những sản phẩm khác nhau đòi hỏi công nghệ chống giả hoàn toàn khác nhau. Bên cạnh các công nghệ chống giả mạo được sử dụng như: mã vạch (barcode), công nghệ làm trầy xước sử dụng cho các thẻ cào (scratching technology), in bằng giấy nhiệt (thermal paper), hiệu ứng thể hiện ánh sáng 3 chiều ( hologram effects), logo thiết kế, đánh dấu số (tracing numbers), sử dụng các loại mực in có tính chất hóa học đặc biệt, in với nhiều thông tin khác nhau Việc ứng dụng Prinect screening family vào chế bản cho in chống giả với nhiều loại tram khác nhau trên cùng 1 ấn phẩm (variable screen printed, silk-screen) đã và đang được các nước trên thế giới sử dụng rất phổ biến. 2. Trong nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở Việt Nam, liệt kê danh mục các công trình nghin cứu, tài liệu có liênn quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan) Hòa cùng quá trình đổi mới, hội nhập nền kinh tế Việt Nam với các nước trên thế giới, lượng hàng hóa tiêu dùng nội địa và xuất khẩu không ngừng phát triển với uy tín và chất lượng cao. Tuy nhiên mặt trái của sự phát triển là các hoạt động bất hợp pháp của một số tổ chức cá nhân kinh doanh không lành mạnh đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng. Nhà sản xuất đã và đang có những biện pháp, phương tiện rất cụ thể để tự bảo vệ sản phẩm của mình bên cạnh những chính sách quản lý của nhà nước. Vì thế, việc ứng dụng Prinect screening family vào chế bản cho in chống giả là rất cần thiết cho nhu cầu bảo đảm sự an toàn cho sản phẩm. II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2
  10. Việc ứng dụng Prinect screening family vào chế bản cho in chống giả là một trong những biện pháp rất cần thiết cho nhu cầu bảo đảm sự an toàn cho sản phẩm. Bảo vệ được uy tín cho nhà sản xuất chân chính cũng như quyền lợi của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. Nâng cao chất lượng giảng dạy môn thực tập chuyên ngành trước in tại Khoa In và Truyền thông. III. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI - Nghiên cứu ứng dụng Prinect screening family vào chế bản cho in chống giả. - Tiến hành thực nghiệm và phân tích tính khả thi trong ứng dụng sản xuất. IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Đối tượng nghiên cứu - Phần mềm Prinnect MetaDemention. - Prinect screening family - Phần mềm Acrobat Professional với tính năng Screening selection 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Khả năng ứng dụng Prinect screening family vào chế bản cho in chống giả. - Những ấn phẩm là tài liệu đơn giản, các loại vé có giả trị sử dụng trong khoảng thời gian ngắn. V. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1 Cách tiếp cận Tìm hiểu Prinect screening family và phần mềm Prinnect MetaDemention với tính năng Object Screening để đạt đến mục đích là ứng dụng Prinect screening family vào chế bản cho in chống giả 5.2 Phương pháp nghiên cứu - Tham khảo tài liệu liên quan đến ứng dụng Prinect screening family vào chế bản cho in chống giả. - Thực nghiệm. 3
  11. NỘI DUNG 4
  12. PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT I. LƯỢC KHẢO CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRAM HÓA Kỹ thuật tram hóa hình ảnh từ khi ra đời vào năm 1852 cho đến nay đã được gần 150 năm, hơn một thế kỷ cho việc tái tạo tông màu thật của hình ảnh thành tông màu ảo của bản in quả là một sự phát triển bền bỉ và đầy sáng tạo. Cho đến nay, trong thời đại “Tin học” của chúng ta, kỹ thuât tram hóa hình ảnh vẫn tiếp tục phát triển và ngày càng khẳng định được vai trò của nó trong việc tái tạo lại tầng thứ của hình ảnh cũng như ứng dụng của nó trong việc tạo những hiệu ứng cho sản phẩm. Ý nghĩa của việc tram hóa hình ảnh Nhiệm vụ của tram hóa hình ảnh : “ Một bài mẫu với đường biểu diễn mật độ liên tục sẽ được biến đổi thành đường biểu diễn mật độ chỉ có hai cấp độ sáng và tối phục vụ cho việc in ấn.” • Với các phương pháp in nổi, in phẳng và in lưới ta chỉ có khả năng truyền một tông màu (toàn bộ diện tích trên bản in được phủ một lớp mực đều nhau). Chính vì vậy, nên đầu tiên bài mẫu phải được phân tích thành những điểm rất nhỏ có diện tích khác nhau tùy thuộc vào mât độ tương ứng của chúng trên bài mẫu. Những điểm này có tính chất in hay không in và không nhận thấy bằng mắt thường khi quan sát, với phương thức như vậy hình ảnh demitone đã được phân tích thành hình ảnh tram (Hình). • Phương pháp in ống đồng cũng có tính chất này nhưng ngoài ra nó còn có nhiều khả năng khác nữa để tái tạo tầng thứ của hình ảnh. Ý nghĩa của khái niệm tram “Phương pháp tram hóa hình ảnh là phương pháp biến đổi tông màu thật của hình ảnh sang tông màu ảo để in”. Để tạo nên một hình ảnh có tông độ ảo (hình ảnh tram) ta có nhiều phương pháp để thực hiện. Vì vậy, ta phải giới hạn định nghĩa cho tram thuần túy trong lĩnh vực chế bản. Tram trong chế bản được định nghĩa là một phương tiện giúp chúng ta phân tích năng lượng ánh sáng chiếu tới thành các điểm in hay không in khi tác dụng chung với vật liệu nhạy sáng. 5
  13. Có thể kể ra đây chẳng hạn như: Tram contakt, tram distanznhư tram autotypisch, tram điện tử. Cơ sở lý thuyết về tram và các ảnh hưởng của nó trong quá trình chế bản Khi nghiên cứu về các loại tram người ta không thể bỏ qua các yếu tố cơ bản tạo thành cũng như các phương pháp tính toán về tram. Trong quá trình truyền tầng thứ bằng tram, các đặc trưng cơ bản của các loại tram sẽ đóng vai trò quyết định. Ngày nay, theo sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin, tram điện tử ngày càng tỏ vẻ ưu điểm nổi bật của nó và cũng có nhiều phương pháp tạo tram điện tử khác biệt nhiều so với các phương pháp truyền thống. II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC TẠO TRAM TRÊN CÁC MÁY GHI 2.1 Các hạt tram nửa tông (Halftone Screening) Cũng như các phương pháp chế bản truyền thống, các sắc độ xám (hoặc màu) của hình ảnh sẽ được tạo ra thông qua sự biến đổi kích thước của hạt tram từ 0 > 100%, các hạt tram có kích thước thay đổi như vậy được gọi là hạt tram nửa tông (halftone dot). Độ phân giải tram (Screen Frequency) Độ phân giải tram là khái niệm dùng để chỉ mật độ tram trên một đơn vị diện tích, thông thường người ta dùng đơn vị số lượng đường trên một đơn vị diện tích (cm hay inch). Số đường ở đây phải được hiểu là số đường cách đều nhau được gạch trên một hàng ngang, thí dụ số đường vạch theo một inch chiều ngang hay chiều dọc. Hình 1.1: Trong một inch vuông có 10 vạch theo chiều ngang và 10 vạch theo chiều dọc người ta gọi là có 10 đường trên một inch hay 10 lpi (line per inch). 6
  14. Khái niệm số đường trên một đơn vị diện tích có liên quan đến mật độ tập trung của các hạt tram trên một đơn vị diện tích và như thế nó cũng được gọi là độ phân giải tram. Ngày nay người ta thường dùng các độ phân giải tram sau: Hình 1.2: Ảnh phóng to của một inch hình ảnh và các lưới tram phân tích ở 20lpi, 50lpi được áp đặt lên nó và cuối cùng cho ra hình ảnh với các độ phân giải khác nhau. Các máy ghi ảnh tạo nên hạt tram nửa tông bằng cách sử dụng một ma trận điểm đo bằng đơn vị số đường trên một inch (lpi). Ma trận điểm này có thể được đại diện bằng một lưới điểm (GRID) như hình vẽ dưới đây. Nếu lưới điểm này càng dày đặc (số lpi càng lớn) thì hạt tram càng nhiều và có độ phân giải càng cao. Mỗi một ô vuông trong lưới điểm là một phần tử nửa tông (halftone cell) có khả năng chứa một hạt tram nửa tông (halftone dot). Hình 1.3: Lưới tram 7
  15. Lưới điểm Grid dùng để định vị các tia laser sẽ được ghi lên film tạo nên các hạt tram nửa tông, lưới điểm này còn được gọi lưới điểm nửa tông (halftone grid). Trên lưới điểm grid này có rất nhiều các phần tử nửa tông là tập hợp của một số lượng các ô grid đều nhau. Hình 1.4: Phần tử nữa tông Độ phân giải ghi và hạt tram nửa tông. Kích thước của một phần tử nửa tông được quyết định bởi sự tương tác giữa độ phân giải tram và độ phân giải ghi. Độ phân giải ghi phản ánh khả năng ghi các điểm laser sát nhau của thiết bị ghi. Các điểm ghi laser này được tạo bởi các tia laser của đầu ghi hướng tiêu cự vào một điểm trên vật liệu (film, bản) và luôn có độ lớn bằng nhau. Khi đem vật liệu đi hiện, những nơi nào được ghi bởi các tia laser này sẽ có màu đen. Các tia laser càng được ghi sát vào nhau thì độ phân giải của đầu ghi càng cao. Để đạt được độ phân giải đủ cho việc in ấn thì các lưới điểm được tạo ra cực kỳ mịn và gọi là độ phân giải lưới điểm (resolution grid). Các điểm laser ghi lên trên các lưới điểm này được gọi là điểm ghi (dot) và trên thực tế độ phân giải của thiết bị ghi được tính bằng số điểm ghi trên một inch (dpi - dot per inch). Hình 1.5: Lưới điểm ghi. Khi một lưới điểm nửa tông (halftone grid) được đặt chồng lên trên một lưới điểm ghi (resolution grid) thì ta sẽ thấy các phần tử nửa tông (halftone cell) được tạo nên 8
  16. bởi nhiều điểm ghi. Việc phối hợp các điểm ghi này sẽ tạo nên một hạt tram nửa tông. Hình 1.6: Lưới điểm nửa tông và lưới điểm ghi. Lưới điểm nửa tông (đường kẻ đậm) được đặt chồng lên lưới điểm ghi. Lưới điểm nửa tông dùng để tạo nên các hạt tram nửa tông bên trong nó qua việc ghi lên các lưới điểm ghi. Các ô vuông được tạo nên bởi sự giao nhau của các vạch đậm được gọi là một phần tử nửa tông. Trong khi hình vẽ này một phần tử nửa tông chiếm 4 điểm ghi. Ta có thể tính toán số điểm ghi trong mỗi phần tử nửa tông bằng cách sử dụng công thức: Trong đó: dpi là độ phân giải của thiết bị ghi lpi là độ phân giải tram. Hình vẽ phía trên cho ta thấy độ phân giải của lưới điểm ghi là 16 dpi (vì có 16 điểm trên 1 inch) và độ phân giải tram là 8 lpi (vì có 8 đường vạch đậm trên 1 inch). Như vậy số điểm ghi trong một phần tử nửa tông là 4 Trên thực tế có hàng ngàn điểm ghi trong một phần tử nửa tông. Thí dụ: Nếu độ phân giải của thiết bị ghi là 2400 dpi và độ phân giải tram là 150 lpi thì trong một phần tử nửa tông sẽ có 256 điểm ghi (2400/150)2 = 256. Hình 1.7: Phần tử nữa tông 9
  17. Kích thước và hình dạng của một điểm ghi Trong quá trình ghi các điểm ghi trong một phần tử nửa tông có thể được ghi hoặc không ghi. Việc phối hợp các điểm ghi và không ghi như vậy sẽ tạo nên một hạt tram nửa tông với kích thước và hình dạng của nó. Trên thực tế các máy ghi sẽ ghi và bắn các tia laser vào giao điểm của các lưới điểm để tạo nên các điểm ghi nhưng nếu mô tả bằng hình vẽ như vậy ta sẽ rất khó thấy các điểm ghi bắt đầu và kết thúc như thế nào. Nếu các hạt tram nửa tông cần phải lớn hơn thì các máy ghi sẽ ghi vào các phần tử nửa tông nhiều điểm ghi hơn và ngược lại nếu cần phải làm cho hạt tram nhỏ hơn thì sẽ có ít điểm ghi hơn Để tạo ra các hình dạng hạt tram khác nhau thì máy ghi sẽ ghi các điểm theo một tần suất nhất định sao cho hình dáng của chúng thể hiện đúng yêu cầu. Mỗi một tần suất ghi như vậy được quyết định bởi một phương trình toán học gọi là hàm ghi. Mỗi một hình dáng của hạt tram cần phải có một hàm ghi riêng cho nó. Các hình dạng thông thường của hạt tram: vuông, tròn, quả trám và elip. Các tên gọi của hàm ghi có thể gây ra sự nhầm lẫn, thí dụ như có hai hay nhiều hàm ghi hạt tram vuông nhưng có một hàm ghi tạo nên hình dạng vuông của hạt tram xuyên suốt qua các mức độ xám nhưng lại có những hàm ghi tạo hạt tram vuông ở phần sáng chuyển dần sang dạng hình tròn ở tông trung gian rồi lại chuyển về hình vuông ở phần tối. Kỹ thuật tạo tram Stochastic STOCHASTIC có nghĩa là một sự biến đổi ngẫu nhiên. Kỹ thuật tạo tram STOCHASTIC sẽ đặt các điểm ghi một cách ngẫu nhiên trong một phần tử nửa tông thay vì tập hợp chúng lại để tạo ra một hạt tram được đặt dọc theo một trục nghiêng góc cố định như các kỹ thuật tạo tram truyền thống. Người ta thường dùng từ "STOCHASTIC" và "FM" – Frequency Modulated -điều tần tương đương nhau nhưng thực ra từ FM không mang ý nghĩa biến đổi ngẫu nhiên như từ "Stochastic". 10
  18. Hình 1.8: cấu trúc tram AM và tram FM Tram điều biên (AM) và tram điều tần (FM). Khái niệm tram điều biên ( AM -Amplified Modulated) và tram điều tần (FM - Frequency Modulated) chỉ ra hai kỹ thuật tram điện tử truyền thống và Sochastic. Ở kỹ thuật tạo tram điện tử truyền thống, các hạt tram được tạo ra trên cơ sở tập hợp các điểm ghi lại để tạo ra các hạt tram có các độ lớn nhỏ khác nhau (điều biên độ). Ở kỹ thuật tạo tram FM các điểm ghi trong phần tử nửa tông không tập hợp lại để tạo thành hạt tram nữa mà chúng lại được phân bố một cách ngẫu nhiên (điều tần) trong phạm vi một phần tử nửa tông. Quan điểm của kỹ thuật tạo tram Stochastic là các điểm ghi được đặt một cách ngẫu nhiên sẽ không tạo ra các dải moiré. Tuy nhiên việc định vị ngẫu nhiên các điểm ghi cũng không phải luôn đạt kết quả tốt, nó có thể loại trừ được các dải moiré nhưng nó cũng làm cho hình ảnh nhìn lại bị nổi hạt cũng như một số sự giả tạo khác có thể nhìn thấy được. Các giải thuật tạo tram tiên tiến sẽ quyết định vị trí tối ưu để ghi các điểm laser một cách ngẫu nhiên để tránh gây nên sự giả tạo khi phục chế hình ảnh. Hình 1.9: Hình ảnh được tạo từ tram AM phóng lớn (thiếu hình FM) Sử dụng Tram FM có lợi điểm như sau: • Không tạo moire 11
  19. • In chồng màu chính xác dễ dàng hơn • Đạt được chất lượng cao với độ phân giải thấp. • Tái tạo chi tiết mảnh tốt hơn • Tạo tông chuyển tốt hơn Khó khăn khi sử dụng tram FM: • Đòi hỏi máy tính phải đủ mạnh để có thể tính toán • Do kích thước tram nhỏ, những chi tiết ở phần sáng rất dể bị mất khi chế bản (phơi) và in • Gia tăng tầng thứ lớn. • Yêu cầu chất lượng bản in phải có độ phân giải cao 2.2 Quá trình tram hóa hình ảnh trên các máy ghi phim và ghi bản. 2.2.1 Tiến trình ghi Để có thể ghi được, đầu tiên RIP sẽ biến đổi file ảnh gốc chứa chữ, hình vẽ, hình nửa tông thành các chấm điểm (dot). Máy ghi sẽ ghi các chấm điểm này lên vật liệu (film, bản) bằng các tia laser. Các máy ghi film sẽ kích hoạt các tia laser để nó được ghi lên giao điểm của các lưới điểm. Bất kỳ một điểm ghi nào cũng được định vị bằng địa chỉ của nó. Khi ghi ảnh, máy ghi hoặc là hướng tia laser vào một điểm để ghi hoặc là không ghi, nói cách khác mỗi nột điểm ghi sẽ được bật lên hoặc tắt đi. Vì lẽ đó dữ liệu hình ảnh sẽ được RIP biến đổi thành hàng loạt các chỉ thị hoặc là ON hoặc là OFF, dữ liệu loại này được gọi là dữ liệu nhị phân bởi vì nó chỉ có hai giá trị 1 và 0 (1 có nghĩa là bật và 0 có nghĩa là tắt không ghi). Để tiến hành ghi một file dữ liệu lên vật liệu cần phải có các bước sau: 1. File dữ liệu phải được tạo ra trên các trạm làm việc đầu cuối. 2. Trạm làm việc sẽ gửi file dưới dạng mã postscript tới RIP. 3. RIP sẽ tiến hành phân điểm hình ảnh (thành chuỗi các mã nhị phân 0 và1 –còn gọi là phân ảnh bitmap) cho từng trang. Khi một trang đã được RIP xong, RIP sẽ chuyển dữ liệu bitmap xuống máy ghi. 12
  20. 2.2.2 Postscript RIP Ngôn ngữ mô tả trang Postscript được phát triển bởi hãng Adobe để có thể giao tiếp chữ, hình vẽ, hình ảnh với các thiết bị xuất được trang bị bộ diễn dịch Postscript. Một trong những lý do chính khiến ngôn ngữ Postscript chiếm ưu thế hơn hẳn trong ngành chế bản in là sự không phụ thuộc vào thiết bị của nó. Sự không phụ thuộc thiết bị có nghĩa là hình ảnh (trang dữ liệu để in hoặc hiển thị trên màn hình) được định nghĩa không cần bất kỳ một sự liên hệ nào đến đặc tính được xác định của thiết bị (độ phân giải máy in, kích thước trang ) việc mô tả một trang đơn có thể được sử dụng trên bất kỳ một máy in tương thích với Postscript nào: từ máy in laser 300 dpi đến máy ghi film có độ phân giải cao hơn 3000 dpi. Một ưu điểm nổi bật nữa của ngôn ngữ Postscript là nó coi chữ (text) như là một đối tượng hình ảnh. Nên không có sự khác biệt cơ bản giữa các ký tự trong một bộ font chữ hay bất kỳ một loại đối tượng nào khác trong trang dữ liệu (hình nửa tông, hình vẽ nét ) mang lại một sự cực kỳ linh hoạt khi làm việc với các font chữ. Hầu hết các chương trình ứng dụng có thể in ra máy in Postscript cũng cho phép in ra file. Việc in ra file có nghĩa là chương trình ứng dụng (hay máy tính chạy trên chương trình ứng dụng với sự trợ giúp của các driver Postscript) chuyển đổi dữ liệu trang sang các lệnh Postscript và lưu nó lại thành file thay vì chuyển sang mã tới một máy in. Với một file Postscript, ta có thể chuyển file (down load) tới bất kỳ một máy in Postscript nào để xuất ra. Việc tải xuống file khác với việc in ra máy in ở chỗ khi in thì không có việc chuyển đổi dữ liệu từ trang ra mã Postscript, khi in các trang chữ đơn giản được gửi tới máy in. Hầu hết các hệ điều hành máy tính đều có các bộ chuyển file Postscript khác nhau. 2.2.3 Các file mô tả máy in Postscript Ngô ngữ Postscript không phụ thuộc vào thiết bị. Tuy nhiên khi in ta phải xác định một máy in với các đặc tính xác định như độ phân giải, kích thước trang, nơi nạp giấy mặc dù các driver Postscript có thể gửi file Postscript tới bất kỳ một máy in nào nhưng nó lại không thể xác định thông tin khác nhau giữa các thiết bị. Tuy vậy chúng ta lại rất muốn các file đem đi in của chúng ta có các thông tin về thiết bị in. 13
  21. Ta muốn các file được in ở trang A4, in độ phân giải 600 dpi trên máy in hỗ trợ cả độ phân giải 300 dpi lẫn 600 dpi, in đen trắng trên máy in hỗ trợ cả in màu lẫn in đen trắng , nếu muốn xác định các thông số như vậy Postscript sử dụng một file gọi là file mô tả máy in Postscript - PPD (Postscript printer Description file). File mô tả máy in Postscript PPD chứa các thông tin xác định máy in như: - Độ phân giải mặc nhiên và các độ phân giải sẵn có. - Khả năng hỗ trợ tạo tram nửa tông. - Sự phối hợp giữa góc độ tram và độ phân giải tram mặc nhiên. - Các thông tin về tùy chọn tram. - Các chức năng chuyển đổi đường cong tầng thứ. - Kích thước trang. - Vùng in cho mỗi trang. - Font chữ mặc nhiên (thông thường là Courier). - Nơi nạp vật liệu in. - Các tùy chọn khác (in cả hai mặt, in trang lẻ, chẵn ). Chúng ta có thể có hàng chục file PPD được nạp sẵn vào máy tính. Vào thời điểm in, chúng ta sẽ chọn dạng xuất Postscript rồi chọn tiếp PPD. Nếu ta muốn in file Postscript lần thứ hai với một máy in khác ta phải chọn lại PPD khi in. Thông thường chúng ta sẽ nhận được file PPD khi mua bất kỳ một thiết bị in nào tương thích Postscript hoặc ta có thể tải xuống bất kỳ file PPD nào từ trang chủ của hãng Adobe. 2.2.4 Bộ diễn dịch postscript Sau khi chúng ta đã tạo ra một file từ chương trình đánh chữ, dàn trang, vẽ, xử lý ảnh và ta muốn in ra file này trên một máy in Postscript, mỗi trương trình ứng dụng tạo và lưu trữ file theo định dạng riêng của nó chứ không phải theo dạng Postscript. Trên hầu hết các chương trình ứng dụng tất cả những thứ mà bạn cần chuyển sang dạng Postscript là tiến hành in nó. Khi chúng ta in một trang chữ dữ liệu, các chương trình ứng dụng sẽ sử dụng một driver Postscript để chuyển đổi dữ 14
  22. S K L 0 0 2 1 5 4