Báo cáo Nghiên cứu thiết kế và chế tạo mạch điện điều khiển lưu lượng hơi (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 1470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Nghiên cứu thiết kế và chế tạo mạch điện điều khiển lưu lượng hơi (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_nghien_cuu_thiet_ke_va_che_tao_mach_dien_dieu_khien.pdf

Nội dung text: Báo cáo Nghiên cứu thiết kế và chế tạo mạch điện điều khiển lưu lượng hơi (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MẠCH ÐIỆN ÐIỀU KHIỂN LƯUS K C 0 LƯỢNG0 3 9 5 9 HƠI MÃ SỐ: T2014-71 S KC 0 0 5 4 7 8 Tp. Hồ Chí Minh, 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN LƯU LƯỢNG HƠI Mã số: T2014-71 Chủ nhiệm đề tài: KS. Đoàn Minh Hùng TP. HCM, 11/2014
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN LƯU LƯỢNG HƠI Mã số: T2014-71 Chủ nhiệm đề tài: KS. Đoàn Minh Hùng TP. HCM, 11/2014
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu: 1 2. Tính cấp thiết 2 3. Mục tiêu 2 4. Cách tiếp cận 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 7. Nội dung nghiên cứu 3 Chương 1: GIỚI THIỆU 4 1.1. Giới thiệu về các thiết bị chính trong hệ thống thí nghiệm dòng 2 pha kênh micro 4 1.1.1. Mini Boiler 4 1.1.2. Bơm micro 4 1.1.3. Cân điện tử chính xác (Model: TE214S) 5 1.1.4. Bộ thu nhận và phần mềm lưu dữ liệu nhiệt độ và áp suất (MX 100) 5 1.1.5. Cảm biến chênh áp 6 1.2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của hệ thống thí nghiệm 7 1.3. Các yêu cầu của hệ thống điều khiển 8 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 10 2.1. Các khí cụ điện 10 2.1.1. Crircuit Breaker 10 2.1.2. Cầu chì 12 2.1.3. Contactor và Rơle trung gian 15 2.2. Các thiết bị bảo vệ 18 2.2.1. Rơ le áp suất 18 2.2.2. Thermostat 19 Chương 3: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN 21 3.1. Thiết kế mạch điều khiển 21 3.2. Chế tạo tủ điện điều khiển 23 3.3. Kết quả khi vận hành hệ thống thí nghiệm 26 Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 29 4.1. Kết luận 29 4.2. Kiến nghị 29 Tài liệu tham khảo 30
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC Tp. HCM, ngày tháng năm THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Nghiên cứu thiết kế và chế tạo mạch điện điều khiển lưu lượng hơi - Mã số: T2014-71 - Chủ nhiệm: Đoàn Minh Hùng - Cơ quan chủ trì: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - Thời gian thực hiện: từ 1/2014 đến 11/2014 2. Mục tiêu: - Thiết kế mạch điển điều khiển cho Mini Boiler. - Chế tạo và thử nghiệm mạch điều khiển của Mini Boiler khi vận hành ở áp suất thấp. 3. Tính mới và sáng tạo: 4. Kết quả nghiên cứu: Mạch điện vận hành ổn định và đạt yêu cầu theo chế độ vận hành của Mini boiler 5. Sản phẩm: Mạch điện điều khiển Mini boiler tại Xưởng Nhiệt- Điện lạnh 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Trưởng Đơn vị Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên, đóng dấu) (ký, họ và tên)
  6. MỞ ĐẦU 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu: Đặc tính kỹ thuật Mini Boiler + Model: EMB-S-9 + Công suất điện trở: 9 kW + Nhiệt độ: 90oF  160oF + Điện áp: 240V. + Dòng ngắt: 60A + Kích thước: 10 1/2" W x 8 5/8" D x 25" H + Xuất xứ: USA Hình 1: Mini Boilor (Model: EMB-S-9) Mini Boiler là thiết bị được đun nước được trang bị cho Phòng thí nghiệm Truyền nhiệt Micro tại Xưởng Nhiệt. Tuỳ theo nhu cầu phục vụ các thí nghiệm khác nhau, mà hệ thống điều khiển sẽ được trang bị cho phù hợp với sự làm việc của hệ thống thí nghiệm đó. 1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài Hình 2: Hệ thống thí nghiệm với Mini Boiler (Model: EMB-S-9) Nguồn: 1
  7. Mini Boiler là thiết bị đun nước bằng điện được sử dụng nhiều trong các phòng thí nghiệm, dùng để cấp nước nóng, hơi nước cho các nhu cầu thí nghiệm khác nhau và tùy vào hệ thống thí nghiệm được thiết kế mà mạch điện điều khiển cũng không giống nhau. Hay nói cách khác phần điều khiển là một thành phần riêng biệt tùy theo mục đích sử dụng mà được chế tạo riêng cho phù hợp. Do đó, hệ thống điều khiển được trang bị sẵn có cho Mini Boiler là không phù hợp cho các hệ thống thí nghiệm truyền nhiệt kênh micro tại Phòng thí nghiệm Truyền nhiệt của Xưởng Nhiệt – Điện lạnh. 1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Hiện tại, trong nước có rất nhiều các công trình nghiên cứu liên quan đến việc thiết kế và chế tạo các hệ thống điều khiển cho hệ thống nhiệt. Tuy nhiên ở mỗi hệ thống có những nhu cầu điều khiển khác nhau, nguyên lý làm việc khác nhau. 2. Tính cấp thiết Hiện nay Mini Boiler tại xưởng nhiệt chưa có hệ thống điều khiển phù hợp và bên ngoài thị trường cũng không có hệ thống này. Nếu thuê chuyên gia thực hiện thì giá thành sẽ rất cao. Do đó, việc nghiên cứu thiết kế và chế tạo một hệ thống điều khiển cho Mini boiler làm việc theo yêu cầu riêng nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và giảng dạy là rất cần nhiết trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục tiêu - Thiết kế mạch điển điều khiển cho Mini Boiler. - Chế tạo và thử nghiệm mạch điều khiển của Mini Boiler khi vận hành ở áp suất thấp. 4. Cách tiếp cận Từ yêu cầu cần thiết của hệ thống thí nghiệm sẵn có, tác giả tổng hợp các công trình, tài liệu liên quan để đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề. 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu các hệ thống điều khiển của các hệ thống thí nghiệm liên quan, từ đó xây dựng hệ thống thí nghiệm phù hợp và kết hợp với đặc tính làm việc của các khí cụ điện và nguyên lý làm việc của hệ thống để thiết kế và chế tạo hệ thống điều khiển cho mini boiler. 2
  8. 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6.1. Đối tượng nghiên cứu - Hệ thống điều khiển của Mini Boiler 6.2. Phạm vi nghiên cứu - Mạch điều khiển cho Mini Boiler phục vụ thí nghiệm tại xưởng Nhiệt – Điện lạnh, Khoa CKĐ, Trường ĐHSPKT Tp.HCM 7. Nội dung nghiên cứu 3
  9. Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1. Giới thiệu về các thiết bị chính trong hệ thống thí nghiệm dòng 2 pha kênh micro 1.1.1. Mini Boiler Đặc tính kỹ thuật Mini Boiler + Model: EMB-S-9 + Công suất điện trở: 9 kW + Nhiệt độ: 90oF  160oF + Điện áp: 240V. + Dòng ngắt: 60A + Kích thước: 10 1/2" W x 8 5/8" D x 25" H + Xuất xứ: USA Hình 1.1: Mini Boiler Nguyên lý làm việc: - Nước lạnh được bơm vào từ phía dưới vào bình chứa bên trong có bộc cách nhiệt bên ngoài. Nước được đun sôi bằng 4 cặp điện trở bên trong bình. - Hơi thoát nhờ ống phía trên, bên trong có bố trí các cảm biến đo nhiệt độ nước và hơi ra, phía trên cùng có bố trí van an toàn bảo vệ khi áp suất hơi quá cao. 1.1.2. Bơm mciro Bơm Micro HPLC Pump + Model: PU-2087 + Lưu lượng: từ 1 đến 50 ml/phút + Sai số: ±2% + Cột áp: 15 Mpa + Xuất xứ: Nhật Hình 1.2: Bơm micro 4
  10. 1.1.3. Cân điện tử chính xác (Model: TE214S) Hình 1.3: Cân điện tử (Model: TE214S) Dùng để đo chính xác lưu lượng khối lượng của lưu chất Thông số kỹ thuật: - Trọng lượng đối đa: 201g - Độ phân giải: 0.000g - Thời gian ghi nhận dữ liệu: 03 giây 1.1.4. Bộ thu nhận và phần mềm lưu dữ liệu nhiệt độ và áp suất (MX 100) - Số kênh: 20 - Tốc độ ghi nhận dư liệu: 100 mili giây. - Tính hiệu được ghi nhận: nhiệt độ và áp suất 5
  11. Hình 1.4: Bộ lưu trữ dữ liệu (MX 100) 1.1.5. Cảm biến chênh áp Hình 1.5: Cảm biến chênh áp (Model: PMP 4110) - Điện áp đầu ra: 1 to 5 V - Độ chênh áp: 0~1 bar - Độ chính xác: ±0.08% - Nhiệt độ hoạt động: 0oC  80oC 6
  12. 1.2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của hệ thống thí nghiệm Trong hệ thống thí nghiệm nhằm xác định đặc tính ngưng tụ của bộ trao đổi nhiệt kênh micro được mô tả chi tiết như hình 1.6 S4 S1 Nước vào Hơi vào P Nước ra Nước ra S3 S2 Hình 1.6: Sơ đồ thí nghiệm xác định đặc tính truyền nhiệt của TBTĐN kênh micro - Hơi được cấp từ lò hơi mini vào bộ trao đổi nhiệt nhả nhiệt cho nước giải nhiệt ngưng lại thành lỏng hoàn toàn trước khi ra khỏi bộ trao đổi nhiệt. - Nước giải nhiệt được cấp bởi bơm mini điều khiển được lưu lượng. - Cảm biến chênh áp được sử dụng để xác định độ chênh áp của thiết bị khi hơi vào thiết bị và nước ngưng ra khỏi thiết bị. - Bốn cảm biến đo nhiệt độ loại T có kích thước đầu cảm biến là 200m để đo nhiệt độ hơi và nước từ 2 phía vào và ra của bộ trao đổi nhiệt, ngoài ra còn một số cảm biến khác được bố trí để đo nhiệt độ của bề mặt bên ngoài thiết bị và môi trường xung quanh. Từ nhu cầu cần bố trí hệ thống thí nghiệm trên, tác giả đã thiết kế toàn bộ hệ thống thí nghiệm như hình 1.7 7
  13. Hình 1.7: Sơ đồ hệ thống thí nghiệm các BTĐN kênh micro 1. Bộ trao đổi nhiệt; 2. Lò hơi mini; 3. Bơm mini; 4. Bình chứa nước; 5. Van xả nước ngưng; 6. Van điều chỉnh; 7. Bình tách lỏng8. Bộ thu dữ liệu; 9. Máy vi tính Nguyên lý làm việc: Bơm micro 3 bơm nước từ bình chứa số 4 vào lò hơi mini, tại đây nước được đun sôi nhờ điện trở, hơi ra khỏi mini Boiler được đưa vào bình ổn áp 7 để ổn định áp suất cấp vào thiết bị trao đổi nhiệt kênh micro nhả nhiệt cho nước giải nhiệt thực hiện quá trình ngưng tụ đẳng áp trở thành lỏng hoàn toàn trước khi rời khỏi thiết bị ngưng tụ kênh micro. Bơm nước giải nhiệt, bơm nước từ bình chứa đầy vào thiết bị trao đổi nhiệt để nhận nhiệt từ hơi nóng, nhiệt độ nước tăng lên sau đó được đẩy vào bình chứa để làm mát. Trong suốt quá trình này, tất cả các thông số về nhiệt độ và độ chênh áp được bộ lưu trữ dữ liệu ghi nhận và lưu trữ vào máy tính. 1.3. Các yêu cầu của hệ thống điều khiển Thiết bị an toàn dùng trong hệ thống điều khiển Lò hơi mini gồm: + Van an toàn tự động được lắp cố định trên đường hơi ra: van an toàn này làm việc khi áp suất hơi quá cao mà rơ le áp suất chưa hoặc không tác động. + Rơ le áp suất được sử dụng để bảo vệ tự động cho Lò hơi: nếu áp suất của hơi cao hơn giá trị cài đặt thì Rơ le tác động nguồn điện cấp cho điện trở gia nhiệt của Lò hơi. 8
  14. + Rơ le nhiệt độ được sử dụng để đảm bảo an toàn trong trường hợp, thiếu nước cấp vào lò hơi, lúc này phần điện trở sẽ gia nhiệt cho phần hơi bão hòa làm độ quá nhiệt của hơi tăng: nếu độ quá nhiệt quá cao thì Rơ le nhiệt cũng tác động làm ngắt nguồn điện cấp cho điện trở gia nhiệt của Lò hơi. Lượng hơi và các thông số vật lý (nhiệt độ và áp suất) được điều khiển ổn định để cấp vào bộ trao đổi nhiệt nhờ van giảm áp (xả ra môi trường) được điều chỉnh bằng tay. Mực nước trong lò hơi được cấp từ bơm mini, bơm mini được điều chỉnh cấp nước đúng bằng lượng nước trong lò hơi đã hóa hơi. 9
  15. Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Các khí cụ điện Các yêu cầu của thiết bị khi sử dụng: Để đàm bảo cho các yêu cầu của thiết bị điện và đảm bảo độ tin cậy của khí cụ điện thì khí cụ điện phải đảm bảo một số các yêu cầu sau: - Đảm bảo làm việc lâu dài với các thông số kỹ thuật làm việc phải ở trạng thái định mức Uđm , Iđm. - Ổn định nhiệt, điện động, có cường độ cơ khí cao khi quá tải, khi ngắn mạch, vật liệu cách điện tốt không bị phá hỏng khi quá dòng. - Chắc chắn và an toàn khi làm việc. 2.1.1. Crircuit Breaker CB (CB được viết tắt từ danh từ Circuit breaker), CB là khí cụ điện dùng đóng ngắt mạch điện (một pha, ba pha); có công dụng bảo vệ quá tải, ngắn mạch, sụt áp, mạch điện. Chọn CB phải thỏa mãn ba yêu cầu sau: - Chế độ làm việc ở định mức của CB phải là chế độ làm việc dài hạn, nghĩa là trị số dòng điện định mức chạy qua cB lâu tùy lý. Mặt khác, mạch dòng điện của CB phải chịu được dòng điện lớn (khi có ngắn mạch) lúc các tiếp điểm của nó đã đóng hay đang đóng. - CB phải ngắt được trị số dòng điện ngắn mạch lớn, có thể vài chụ KA. Sau khi ngắt dòng điện ngắn mạch, CB đảm bảo vẫn làm việc tốt ở trị số dòng điện định mức. - Để nâng cao tính ổn định nhiệt và điện động của các thiết bị điện, hạn chế sự phá hoại do dòng điện ngắn mạch gây ra, CB phải có thời gian cắt bé. Muốn vậy thường phải kết hợp lực thao tác cơ học với thiết bị dập hồ quang bên trong CB. a. Nguyên lý làm việc  Sơ đồ nguyên lý của CB dòng điện cực đại (hình vẽ 2.1) 10
  16. Hình 2.1: Sơ đồ CB dòng điện cực đại Ở trạng thái bình thường sua khi đóng điện, CB được giữ ở trạng thái đóng tiếp điểm nhờ móc 2 khớp với móc 3 cùng một cụm với tiếp điểm động. Bật CB ở trạng thái ON, với dòng điện định mức nam châm điện 5 và phần ứng 4 không hút. Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm điện 5 lớn hơn lực lò xo 6 làm cho nam châm điện 5 sẽ hút phần ứng 4 xuống làm bật nhả móc 3, móc 5 được thả tự do, lò xo 1 được thả lỏng, kết quả các tiếp điểm của CB được mở ra, mạch điện bị ngắt.  Sơ đồ nguyên lý CB điện áp thấp 11
  17. Hình 2.2: Sơ đồ CB điện áp thấp Bật CB ở trạng thái ON, với điện áp định mức nam châm điện 11 và phần ứng 10 hút lại với nhau. Khi sụt áp quá mức, nam châm điện 11 sẽ nhả phần ứng 10, lò xo kéo móc 8 bật lên, móc 7 thả tự do, thả lỏng, lò xo 1 được thả lỏng, kết quả các tiếp điểm của CB được mở ra. b. Lựa chọn CB Tùy theo công dụng bảo vệ, người ta chia CB ra các loại: CB cực đại theo dòng điện, CB cực tiểu theo điện áp, CB dòng điện ngược, Việc lựa chọn CB chủ yếu dựa vào - Dòng điện tính toán đi trong mạch - Dòng điện quá tải - CB thao tác có tính chọn lọc Ngoài ra lựa chọn CB còn phải căn cứ vào đặc tính làm việc của phụ tài CB không được phép cắt khi có quá tải ngắn hạn thường xảy ra trong điều kiện làm việc bình thường như dòng điện khởi động, dòng điện đỉnh trong phụ tải công nghệ. Yêu cầu chung là dòng điện định mức của móc bảo vệ ICB không được hơn dòng điện tính toán Itt của mạch. Tùy theo đặc tính và điều kiện làm việc cụ thể của phụ tải, người ta hướg dẫn lựa chọn dòng điện định mức của móc bảo vệ bằng 125%, 150% hay lớn hơn nữa so với dòng điện tính toán. 2.1.2. Cầu chì Cầu chì là một lại khí cụ điện dùng để bảo vệ thiết bị và lưới điện trách sự cố ngắn mạch, thường dùng để bảo vệ cho đường dây dẫn, máy biến áp, động cơ điện, thiết bị điện, mạch điện điều khiển, mạch điện thắp sáng. Cầu chì có đặc điệm là đơn giảng, kích thước bé, khả năng cắt lớn và giá thành hạ nên được ứng dụng rộng rãi. Các tính chất và yêu cầu của cầu chì: 12
  18. - Cầu chì có đặc tính làm việc ổn định, không tác động khi có dòng điện mở máy và dòng điện định mức lâu dài đi qua. - Đặc tính A-s của cầu chì phải thấp hơn đặc tính của đối tượng bảo vệ. - Khi có sự cố ngắn mạch, cầu chì tác động phải có tính chọn lọc. - Việc thay thế cầu chì bị cháy phải dễ dàng và tốn ít thời gian. a. Cấu tạo: Cầu chì bao gồm các thành phần sau: - Phần tử ngắt mạch: - Thân của cầu chí: - Vật liệu lấp đầy: - Các đầu nối b. Nguyên lý làm việc Đặc tính cơ bản của cầu chì là sự phụ thuộc của thời gian chảy đứt với dòng điện chạy qua (đặc tính Ampe – giây). Để có tác dụng bảo vệ, đường Ampe – giây của cầu chì tại mọi thời điểm phải thấp hơn đ8ạc tính của đối tượng cần bảo vệ. + Đối với dòng điện định mức của cầu chì: Năng lượng sinh ra do hiệu ứng Joule khi có dòng đei65n định mức chạy qua sẽ tỏa ra môi trường và không gây nên sự nóng chảy, sự cân bằng nhiệt sẽ được thiết lập ở một giá trị mà không gây sự già hóa hay phá hỏng bất cứ phần tử nào của cầu chì. + Đối với dòng điện ngắn mạch của cầu chì: Sự cân bằng trên cầu chì bị phá hủy, nhiệt năng tren cầu chì tăng cao và dẫn đến sự phá hủy cầu chì: Người ta phân chia thành 2 giai đoạn khi xảy ra sự phá hủy cầu chì: - Quá trình tiền hồ quang (tp). - Quá trình sinh ra hồ quang (ta). 13
  19. Hình 2.3: Giản đồ thời gian của quá trình phát sinh hồ quang. Trong đó: - t0 thời điểm bắt đầu sự cố - tp thời điểm chấm dưt gia đoạn tiền hồ quang. - tt thời điểm chấm dứt quá trình phát sinh hồ quang. c. Phân loại, ký hiệu và công dụng Cầu chì dùng trong lưới điện hạ thế có nhiều hình dạng khác nhau, xong cầu chì có thể chi thành 2 dạng cơ bản, tùy thuộc vào nhiệm vụ: - Cầu chì loại g: Cầu chì dạng này chỉ có khả năng ngắt mạch, khi có sự cố hay quá tải hay ngắn mạch xảy ra trên phụ tại. - Cầu chì loai a: Cầu chì dạng này chỉ có khả năng bảo vệ duy nhất trạng thái ngắn mạch trên tải. 14
  20. Muốn phân biệt nhiệt vụ làm việc của cầu chì, ta cần căn cứ vào đặc tuyến Ampe-giây của cầu chì. Cầu chì có nhiều loại xong trong sơ đồ nguyên lý thường được ký hiệu theo một trong các dạng sau: Hình 2.4: Ký hiệu cầu chì Hình 2.5: Đặc tính Ampe-giây của cầu chì loại g và a. 2.1.3. Contactor và Rơle trung gian Các Contactor và Rơle trung gian được sử dụng để đóng ngắt các mạch điện. Cấu tạo của chúng bao gồm các bộ phận chính sau đây: 1. Cuộn dây hút 2. Mạch từ tính 3. Phần động (phần ứng) 4. Hệ thống tiếp điểm (thường đóng và thường mở) 15
  21. Hình 2.6: Contactor Cần lưu ý các tiếp điểm thường mở của thiết bị chỉ đóng khi cuộn dây hút có điện và ngược lại các tiếp điểm thường đóng sẽ mở khi cuộn dây có điện, đóng khi mất điện. Hệ thống các tiếp điểm có cấu tạo khác nhau và thường được mạ kẽm để đảm bảo tiếp xúc tốt. Các thiết bị đóng ngắt lớn có bộ phận dập hồ quang ngoài ra còn có thêm các tiếp điểm phụ để đóng mạch điều khiển. a. Các thông số cơ bản của Contactor 1. Điện áp định mức - Điện áp định mức của Contactor Uđm là điện áp của mạch điện tương ứng mà tiếp điểm chính phải đóng ngắt, chính là điện áp đặt vào 2 đầu cuộn dây của nam châm điện sao cho mạch từ hút lại. - Cuộn dây hút có thể làm việc bình thường ở điện áp trong giới hạn (85105%) điện áp định mức của cuộn dây. Thông số này được ghi trên nhãn đặt ở hai đầu cuộn dây Contactor, có các cấp điện áp định mức: 110V, 220V, 440V một chiều và 127V, 220V, 380V và 500V xoay chiều. 2. Điện áp định mức - Dòng điện định mức của Contactor Iđm là dòng điện định mức đi qua tiếp điểm chính trong chế độ làm việc lâu dài. - Dòng điện định mức của Contactr hạ áp thông thường có các cấp là 10A, 20A, 25A, 40A, 60A, 75A, 100A, 150A, 250A, 300A, 600A. Nếu đặt trong tủ điện thì dòng điện định 16
  22. S K L 0 0 2 1 5 4