Báo cáo Nghiên cứu tác động của rủi ro thanh khoản đến hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 2820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Nghiên cứu tác động của rủi ro thanh khoản đến hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_nghien_cuu_tac_dong_cua_rui_ro_thanh_khoan_den_hoat.pdf

Nội dung text: Báo cáo Nghiên cứu tác động của rủi ro thanh khoản đến hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VỊIỆT NAM S K C 0 0 3 9 5 9 MÃ SỐ: T2015-75TÐ S KC 0 0 5 2 8 4 Tp. Hồ Chí Minh, 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Nghiên cứu tác động của rủi ro thanh khoản đến hoạt động của ngân hàng thương mại Việt nam - Mã số: T2015-75TĐ - Chủ nhiệm: Ths. Đàng Quang Vắng - Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM - Thời gian thực hiện: 2015– 2016 2. Mục tiêu: - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản và tác động rủi ro thanh khoản đến hoạt động của ngân hàng thương mại - Xây dựng các mô hình các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản và rủi ro thanh khoản tác động hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam - Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến rủi ro và hiệu quả của hoạt động ngân hàng - Các hàm ý và chính sách để quản trị rủi ro thanh khoản và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 3. Tính mới và sáng tạo: - Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản và tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam. - Đưa ra các hàm ý và chính sách để quản trị rủi ro thanh khoản và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 4. Kết quả nghiên cứu: Sản phẩm mục 5 5. Sản phẩm: - Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu - Bản báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu - Bài báo được đăng trên tạp chí khoa học 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Các sản phẩm được chuyển giao tại Khoa để phục vụ nghiên cứu và học tập. Ngày 31 tháng 12 năm 2015 Cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài
  3. MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING THE HCM UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATION INFORMATION ON RESEARCH RESULTS 1. General information: - Title: Research for impacting of liquidity risk on performance of Vietnam’s commercial banks. - Code number: T2015-75TĐ - Coordinator : Msc Dang Quang Vang - Implementing institution: HCM University of Technology and Education - Duration: from 3/2015 to 12/2015 2. Objectives: - Determining the factors impact on liquidity risk and the liquidity risk affects performance of Vietnam’s commercial banks. - Setting up ecometric model to identify factors impact on liquidity risk and the liquidity risk affects performance of Vietnam’s commercial banks. - Determining how these factors impact on liquidity risk and performance of Vietnam’s commercial banks. - Implicating and policies to manage the liquidity risk and improve the bank performance 3. Creativeness and innovativeness: - Identified the factors impact on liquidity risk and the liquidity risk affects performance of Vietnam’s commercial banks - Implicating and policies to manage the liquidity risk and improve the bank performance 4. Research results: See section 5 5. Products: - Research result report - Research result summary report - The paper issued in science magazine 6. Effects, transfer alternatives of resereach results and applicability: The products will be transferred at Faculty of economics for studying Date, 31-12-2015 Implementing institution Coordinator
  4. GIỚI THIỆU Thanh khoản của ngân hàng thương mại là yếu tố quan trọng quyết định đến sự an toàn trong hoạt động của bất cứ tổ chức tổ chức tín dụng nào. Khủng hoảng tín dụng bất động sản tại Mỹ vào tháng 8 năm 2007 đã tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ và lan truyền một cách nhanh chóng, gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu. Ủy ban giám sát ngân hàng Basel (BCSB 2004) đã cho rằng nguyên nhân gốc rễ của khủng hoảng là vấn đề thanh khoản của ngân hàng đã bị lơ là trong thời gian qua. Mặt khác, khủng hoảng tài chính lại tác động ngược lại đến thanh khoản của ngân hàng, khi niềm tin của nhà đầu tư bị giảm sút, giá cổ phiếu của ngân hàng giảm mạnh, nhà đầu tư và người dân phản ứng tự vệ bằng cách nhanh chóng rút tiền khỏi hệ thống ngân hàng làm cho ngân hàng càng thiếu hụt thanh khoản và khủng hoảng càng trầm trọng hơn, cả quy mô và tính chất. Tại Việt Nam, vấn đề khó khăn về thanh khoản của ngân hàng thương mại không đến từ những ngân hàng có quy mô lớn mà đến từ các ngân hàng có quy mô nhỏ, dễ bị rủi ro thanh khoản và lan truyền cho toàn hệ thống. Chúng ta từng chứng kiến giai đoạn từ năm 2008 – 2011, có thể xem là giai đoạn khủng hoảng thanh khoản trên toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam khi các ngân hàng (đặc biệt là các ngân hàng nhỏ) có cuộc đưa lãi suất qua đêm liên tục tăng chóng mặt và có đỉnh điểm lên đến 27%/năm. Cuộc chạy đua lãi suất đã biến lãi suất ở các kỳ hạn khác nhau gần đều như nhau, có nghĩa là ngân hàng không khuyến khích người dân gửi tiền tại các kỳ hạn dài hạn. Tiền gửi của ngân hàng nhỏ chạy về ngân hàng lớn có uy tín hơn và họ cho rằng rủi ro thấp hơn. Hệ quả là thanh khoản của ngân hàng nhỏ càng căng thẳng hơn. Từ những thực tế trong thời gian qua, cho thấy thanh khoản đóng vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, so với các vấn đề khác của các ngân hàng thương mại thì đề tài về thanh khoản chỉ có một vài nhà nghiên cứu quan tâm và được tóm tắt thành ba hướng nghiên cứu và có phương pháp đo lường thanh khoản của ngân hàng thương mại khác nhau: - Nghiên cứu lý thuyết của tác giả nổi tiếng trên thế giới Diamond và Dybvig (1983) về mô hình chuyển đổi thanh khoản (liquidity transformation), chuyển đổi từ các khoản nợ phải trả có thanh khoản cao (liquid liabilities) thành tài sản thanh khoản 1
  5. kém (illiquid assets), và được tiếp tục mở rộng bởi Chang và Velasco (2000) và Deep và Scheafer (2004), phân tích chuyển đổi thanh khoản bằng việc quan sát thanh khoản và thiếu thanh khoản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Sự mất cân xứng giữa nguồn cung cấp thanh khoản và nhu cầu vay vốn của khách hàng đòi hỏi ngân hàng làm trung gian thanh khoản. Deep và Scheafer (2004) đã đo lường mức độ chênh lệch kỳ hạn chuyển đổi để tạo thanh khoản bằng công thức chênh lệch giữa thanh khoản bên nợ phải trả và thanh khoản bên tài sản chia cho tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán, còn được gọi là khe hở chuyển đổi thanh khoản – Liquidity Transformation Gap (LT gap), chỉ số này biểu hiện tỷ lệ giữa tài sản thanh khoản kém trên tổng tài sản. Những tài sản thanh khoản kém là kết quả của quá trình chuyển đổi từ các khoản tiền gửi của khách hàng sang, việc chuyển đổi kỳ hạn của khoản tiền gửi thành các khoản cho vay, ngân hàng đã tạo khoản tiền bổ sung cho nền kinh tế. Những người gửi tiền họ thường được quyền rút tiền bất cứ lúc nào trên tài khoản tiền gửi, trong khi những người vay tiền thường với kỳ hạn dài (thanh khoản kém), do vậy sự mất cân đối kỳ hạn thanh khoản sẽ xảy ra. Tuy nhiên, cách đo lường này chỉ cho thấy sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản và nợ phải trả, không xác định được độ lớn hay trị tuyệt đối của thanh khoản. - Một trong những nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm kinh điển về thanh khoản của Berger và Bouwman (2009a), nhận thấy vai trò quan trọng của đo lường thanh khoản của ngân hàng và động lực cho các nghiên cứu thực nghiệm sau này. Berger và Bouwman đã đo lường thanh khoản cho cả bên tài sản và bên nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán. Berger và Bouwman dựa vào cách phân loại theo khả năng thanh khoản của tài sản và nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán nhiều hơn là dựa theo kỳ hạn thanh khoản của chúng, vì cho rằng một tài sản thế chấp có kỳ hạn dài nhưng cũng có thể dễ dàng bán (thanh khoản) trong ngắn hạn. Tuy nhiên, Berger và Bouwman chỉ tập trung nghiên cứu về ngân hàng thương mại tạo thanh khoản cho nền kinh tế, chưa nghiên cứu sâu về các nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng thương mại. - Những nghiên cứu gần đây của O. Aspachs, E. Nier, M Tiesset (2005) về các nhân tố tác động đến thanh khoản của ngân hàng thương mại Anh; Bunda và Desquilbet (2008), nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản của nền kinh tế mới nổi (trong đó có Việt Nam); W. Moore (2009), nghiên cứu ảnh hưởng của 2
  6. khủng hoảng tài chính đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại ở Châu Mỹ Latin và các nước Caribbean; Vodová, P (2009 ; 2010 ; 2011), nghiên cứu tình hình thanh khoản của ngân hàng thương mại Cộng hòa Czech, Những tác giả trên đã sử dụng các hệ số khác nhau được tính dựa trên bảng cân đối kế toán để đánh giá khả năng thanh khoản và dự đoán xu hướng diễn biến thanh khoản của ngân hàng. Tuy nhiên, Poorman và Blake (2005) lại chỉ ra rằng, chỉ sử dụng các hệ số thanh khoản để đo lường thanh khoản là chưa đủ độ nhạy cảm và đó chưa thể là một giải pháp, chẳng hạn như ngân hàng Southern ở Mỹ, có chỉ số tài sản thanh khoản trên tổng tài sản rất lớn, nhưng vẫn bị phá sản vì rủi ro thanh khoản. Ngày nay tại Việt Nam, vấn đề thanh khoản của các ngân hàng thương mại ngày càng được quan tâm sâu sắc, khi tăng trưởng tín dụng nóng, chạy đua lãi suất huy động, tình hình nợ xấu của ngân hàng thương mại và nền kinh tế vĩ mô vẫn chưa ổn định. Hiện nay, có một số nghiên cứu về thanh khoản và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt nam (nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào đến rủi ro thanh khoản và tác động của chúng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng) như: nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Kim Thanh (2008), Nguyễn Đức Trung (2008), Nguyễn Đại Lai (2008), Nguyễn Văn Phúc (2013); Lê Thu Giang (2013); Nguyễn Thị Mỹ Dung và Trần Thị Thanh Nga (2013), Nhìn chung, những nghiên cứu này thường thứ nhất, không dựa vào mô hình nghiên cứu lý thuyết mà chủ yếu phân tích những nguyên nhân và biểu hiện của thanh khoản dưới góc độ phân tích thực trạng. Thứ hai, chủ yếu là nghiên cứu định tính và chưa phân tích chuyên sâu. Thứ ba, dữ liệu thu thập còn hạn chế, chưa mang tính bao quát. Đáng chú ý hơn là nghiên cứu của Trương Quang Thông (2012), sử dụng mô hình lý thuyết về độ lệch tài trợ (FGAP), độ lệch tài trợ là chênh lệch giữa khoản cho vay và huy động vốn của ngân hàng để đo lường thanh khoản, theo tác giả một khi độ lệch tài trợ lớn thì ngân hàng xảy ra rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ xác định độ lớn của độ lệch tài trợ, còn mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản và nợ phải trả hay tính xác suất mà rủi ro thanh khoản xảy ra thì chưa được đề cập đến. Từ những vấn đề được trình bày ở trên, cho thấy rủi ro thanh khoản và ảnh hưởng của chúng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại vẫn còn là đề tài mới tại Việt Nam, nên tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu tác động của rủi ro thanh khoản đến hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam” để thực hiện nghiên 3
  7. cứu. Mục tiêu của của bài viết này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản và tác động của rủi ro thanh khoản đến hoạt động của ngân hàng thương mại. 4
  8. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Khái niệm Thanh khoản là khả năng mà ngân hàng có thể tài trợ việc gia tăng của tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn mà không gây ra những khoản tổn thất không thể chấp nhận được. Vai trò cơ bản của ngân hàng trong việc chuyển hóa kỳ hạn của các khoản ký thác ngắn hạn sang các khoản cho vay dài hạn làm cho ngân hàng thường xuyên trong tình trạng dễ bị tổn thương trước rủi ro thanh khoản (Basel Committee on Banking Supervision, 2008). Trong khi rủi ro thanh khoản xuất phát từ việc ngân hàng không có khả năng gia tăng các khoản mục nguồn vốn để tài trợ cho việc gia tăng tài sản có ngân hàng khi một ngân hàng gặp vấn đề về thanh khoản, nó không có đủ các nguồn tài trợ, hoặc từ việc huy động thêm các khoản mục nợ, hoặc chuyển đổi nhanh các tài sản có thành tiền mặt, với một chi phí hợp lý. Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà ngân hàng thiếu khả năng thanh toán, do không có khả năng chuyển đổi tài sản có thành tiền, hoặc không có khả năng huy động, vay mượn để đáp ứng các hợp đồng đã cam kết trước đó. 1.2. Các công trình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm liên quan đến nội dung của đề tài 1.2.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài Nghiên cứu về vấn đề thanh khoản của ngân hàng thương mại tác giả thấy rằng, các nhà nghiên cứu trên thế giới có nhiều cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên chung quy lại thì thanh khoản của ngân hàng được nghiên cứu theo 3 hướng chủ yếu: Thứ nhất, theo cách tiếp cận chuyển đổi kỳ hạn thanh khoản, theo lý thuyết tài chính trung gian ngân hàng đóng vai trò quan trọng khi cung cấp thanh khoản cho nền kinh tế. Thông qua chức năng tạo và cung cấp thanh khoản ngân hàng buộc phải nắm giữ tài sản thanh khoản thấp và cung cấp nhu cầu tiền mặt cho khách hàng và người gửi tiền muốn rút sớm. Diamond và Dibvig (1983) cho rằng ngân hàng tồn tại bởi vì họ cung cấp thanh khoản có bảo hiểm tốt hơn thị trường tài chính. Tuy nhiên, chính là người bảo hiểm bảo đảm thanh khoản nên ngân hàng phải đối mặt với rủi ro chuyển 5
  9. đổi. Một cách tổng quát hơn, càng tạo ra thanh khoản cho nền kinh tế, thì rủi ro phải gánh chịu những khoản lỗ khi xử lý những tài sản thanh khoản kém để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng. Minh chứng cho sự tồn tại của một tổ chức nhận tiền gửi (deposit taking institutions), qua đó cũng giải thích vai trò quan trọng của ngân hàng trong việc cung cấp thanh khoản, bước đầu đã được mô hình hóa (Bryant 1980) và Diamond và Dybvig (1983). Tác giả cho rằng việc đầu tư vào các khoản cho vay thanh khoản kém bằng tiền gửi không kỳ hạn và ngân hàng được xem là cái nôi cung cấp thanh khoản. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động này là nguyên nhân đổ vỡ tiềm tàng của ngân hàng thương mại khi có những trường hợp rút tiền lớn không được báo trước của người gửi tiền so với khả năng thanh khoản của ngân hàng (Tobin, 1965; Niehans, 1978 và Friedman, 1963). Kashyap và cộng sự (2002) đã thực hiện phân tích để chứng minh cho sự tồn tại việc tạo thanh khoản của ngân hàng. Họ cho rằng ngân hàng thực hiện huy động vốn và cho vay trên cùng nguồn gốc của một khoản tiền, do vậy ngân hàng đã thực hiện song song hai nhiệm vụ. Một nghiên cứu khác được phân tích chi tiết mối liên hệ giữa tình trạng thiếu hụt thanh khoản và khủng hoảng hệ thống ngân hàng được thực hiện bởi (Diamond và Rajan, 2005), họ lập luận rằng sự thất bại của ngân hàng riêng lẻ làm giảm nguồn thanh khoản sẳn có và kéo theo ảnh hưởng đến ngân hàng khác, là kết quả của hiệu ứng lan truyền. Tóm lại, theo hướng nghiên cứu này mà điển hình là Diamond và Dibvig (1983) đã có cách nhìn sâu sắc của quá trình tạo thanh khoản nhưng lại chưa đưa ra phương pháp đo lường thanh khoản. Đến năm 2004, phát triển lý thuyết Diamond và Dibvig (1983), Deep và Schaefer (2004), đã sử dụng khe hở chuyển đổi thanh khoản (liquidity transformation gap - LTG) dựa vào bảng cân đối kế toán. Bên tài sản (Assets - A) bao gồm tài sản thanh khoản cao (liquidity assets - L) và tài sản thanh khoản kém (illiquidity assets – I) do đó L + I = A. Bên nợ phải trả bao gồm: nợ phải trả ngắn hạn (chủ yếu là tiền gửi - D) và nợ phải trả dài hạn (B). Do đó chúng ta có công thức D+B+E=A (E là vốn chủ sở hữu). Trong đó, nợ phải trả ngắn hạn (D), có tính thanh khoản cao, trong khi nợ phải trả dài hạn và vốn chủ sở hữu có tính thanh khoản thấp. Đo lường chuyển đổi thanh khoản được mở rộng hơn nữa là xác định chênh lệch giữa thanh khoản bên tài sản và thanh khoản bên nguồn vốn của ngân hàng. Một cách đơn giản và có ý nghĩa hơn khi đo lường chuyển đổi thanh khoản (LT gap) là chênh lệch giữa thanh khoản 6
  10. bên nợ phải trả và thanh khoản bên tài sản trên tổng tài sản. Do đó, xác định công thức: Công thức trên còn được biểu thị dưới dạng: (I-B-E)/A TG gap phản ánh thanh khoản cả hai bên trên bảng cân đối kế toán, đo đó những ngân hàng có tài sản thanh khoản bằng nhau nhưng TG gap có thể khác nhau vì tùy thuộc vào cấu trúc tài chính của chúng. Khi LT gap = 0, cho thấy rằng ngân hàng không thực hiện chuyển đổi nào và ngân hàng chuyển đổi thanh khoản hoàn toàn khi nợ phải trả thanh khoản hoàn toàn bằng vốn huy động (tiền gửi) và nắm giữ các khoản tài sản cho vay dài hạn. Kế thừa các nghiên cứu lý thuyết của Deep và Schaefer (2004), các nghiên cứu thực nghiệm của C. Rauch, S.Steffen, A.Hackethal, M. Tyrell (2010), đã sử dụng phương pháp LT gap của Deep và Schaefer (2004) để đo lường khả năng tạo thanh khoản của ngân hàng Tiết kiệm Đức giai đoạn năm 1997 - 2006. Theo nhóm tác giả, rủi ro thanh khoản của ngân hàng vẫn còn tồn tại khi ngân hàng sử dụng tiền gửi của khách hàng để tài trợ cho các khoản cho vay dài hạn hoặc ngân hàng chuyển từ nợ phải trả ngắn hạn thành tài sản dài hạn (tài sản thanh khoản kém). Từ những lập luận trên, tác giả đã xác định được các nhân tố tác động đến thanh khoản gồm các yếu tối vĩ mô: chính sách tiền tệ (thắt chặt) có ảnh hưởng mạnh với thanh khoản (-), vì làm giảm nguồn cho vay của ngân hàng đồng thời làm tăng chi phí vay của khách hàng; tỷ lệ thất nghiệp, phản ánh sức khỏe của nền kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp cao biểu thị nền kinh tế yếu kém và nhu cầu thanh khoản thấp (Vovado, 2009; C. Rauch, S.Steffen, A.Hackethal, M. Tyrell, 2010), lãi suất chiết khấu càng thấp thì thanh khoản càng cao; tốc độ tăng trưởng GPD ảnh hưởng mạnh đến thanh khoản (+). Đối với biến vi mô, trong đó hạn mức tiết kiệm (+), mức thanh khoản ở kỳ trước (+) làm cho thanh khoản của ngân hàng năm nay cao hơn. Trong khi đó quy mô của ngân hàng (được đo lường bằng tổng số lượng khách hàng của ngân hàng) không có ảnh hưởng đến tạo ra thanh khoản cho ngân hàng. Hạn chế của hướng nghiên cứu này chỉ cho thấy sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản và nợ phải trả, không xác định được độ lớn hay trị tuyệt đối của thanh khoản. 7
  11. Trong trường hợp có sự mất cân đối về kỳ hạn nhưng cũng chưa đánh giá được tình hình thanh khoản của ngân hàng, vì độ lớn (trị tuyệt đối) của thanh khoản hay thiếu hụt thanh khoản quá nhỏ. Ngoài ra, nghiên cứu của Deep và Shaefer (2004) không sử dụng các nghiệp vụ của tài khoản ngoại bảng (off-balance sheet) và cho rằng chúng không liên quan đến quá trình chuyển đổi kỳ hạn. Thứ hai, nghiên cứu thanh khoản theo cách tiếp cận dựa vào độ lớn (trị giá thanh khoản) của ngân hàng tạo ra cho nền kinh tế mà điển hình là nghiên cứu của Berger và Bouwman (2009a; 2009b; 2010). Berger và Bouwman, cũng dựa nghiên cứu lý thuyết nổi tiếng của Diamond và Dibvig (1983) về khả năng tạo thanh khoản của ngân hàng, nhưng theo hướng tiếp cận này tác giả đo lường giá trị thanh khoản được tạo ra cho nền kinh tế từ kết quả chuyển đổi từ các khoản nợ ngắn hạn (thanh khoản) thành các tài sản dài hạn (thanh khoản kém), sử dụng phương pháp – BB, phương pháp này được phát triển Berger và Bouwman (2009a). Theo phương pháp này thì đo lường thanh khoản được thực hiện 3 bước. Bước 1, phân loại tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và nghiệp vụ tài khoản ngoại bảng của ngân hàng thành 3 nhóm: nhóm thanh khoản cao (liquid), nhóm bán thanh khoản (semi-liquid) và nhóm thanh khoản kém (illiquid). Nhóm có thanh khoản cao bao gồm tài sản (các khoản cho vay) hoặc nợ phải trả (các khoản tiền gửi) có khả năng chuyển thành tiền nhanh với chi phí thấp; nhóm thanh khoản kém gồm khoản mục trên bảng cân đối kế toán tốn nhiều thời gian hoặc chi phí cao để chuyển thành tiền (các khoản cho vay dài hạn và tiền gửi tiết kiện của khách hàng) và nhóm bán thanh khoản bao gồm những khoản mục trên bảng cân đối kế toán còn lại. Bước 2, gán trọng số cho các đối tượng được phân loại tại bước 1 và cuối cùng là tính thanh khoản bằng cách kết hợp khả năng thanh khoản ở bước 1 và trọng số thanh khoản ở bước 2 (xem chi tiết phần phụ lục 1) Sự khác biệt giữa phương pháp BB và phương pháp của Deep & Sheafer (2004) thứ nhất, phương pháp BB là không phân loại ngân hàng có quy mô lớn, trung bình và nhỏ. Thứ hai, phương pháp BB xem tất cả các cho khoản vay để kinh doanh đều có thanh khoản kém (illiquid) và các khoản có vay có thế chấp của người dân và cho vay tiêu dùng được xem như là tài sản sản bán thanh khoản (simi-liquid) bởi vì chúng có thể chứng khoán hóa (securitized) hoặc bán để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Thứ ba, phân loại thanh khoản của tài sản hay nợ phải trả theo khả năng của chúng hơn là dựa 8
  12. vào kỳ hạn như LT gap, vì một tài sản có kỳ hạn dài hạn (chẳng hạn như khoản cho vay thế chấp nhà ở) nhưng cũng có thể dễ dàng phát mại (thanh khoản) trong trường hợp người vay mất khả năng thanh toán. Thứ tư, phương pháp BB sử dụng nghiệp vụ của tài khoản ngoại bảng đo lường thanh khoản. Ngoài nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm của Berger và Bouwman (2009a; 2009b; 2010), thì chỉ có một vài nghiên cứu thực nghiệm theo hướng nghiên cứu này mà điển hình là của Y- Kai Chen và các cộng sự (2014), đã ứng dụng mô hình của phương pháp BB để tính thanh khoản của ngân hàng của 10 nền kinh tế tiên tiến và tác động của tạo thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng có nhân tố quan trọng tác động đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng gồm: tổng tài sản có (được đo bằng logarit của tổng tài sản có) và nguồn vốn (được đo bằng tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có) và tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm. Tuy nhiên, do nghiên cứu nhiều quốc qua khác nhau nên các tác giả đã sử dụng các biến tương tác để đánh giá ảnh hưởng của biến giám sát và biến quy định như: biến OPS – Official Supervisory Power Index, biểu thị quyền lực của giám sát được tương tác với biến thay đổi GDP hàng năm (GDPC x OPS); biến chỉ số PMI – Private Index , buộc ngân hàng cung cấp thông tin chính xác cho công chúng và khuyến khích cá nhân giám sát ngân hàng được tương tác với biến thay đổi GDP hàng năm (GDPC x PMI) và biến hạn chế quyền của chủ sở hữu (Bank Activities and Owership Retrictiveness - BAR), phản ánh giới hạn của ngân hàng khi tham gia vào hệ thống tài chính như các quy định về mua bán chứng khoán, bảo lãnh, các hoạt động đầu tư bất động sản, giới hạn về vốn chủ sở hữu hoặc kiểm soát các công ty tài chính được tương tác với biến thay đổi GDP hàng năm (GDPC x BAR). Ngoài ra, còn có nghiên cứu thực nghiệm của Hactkethal, Al và các cộng sự (2010), cho rằng thất nghiệp (biểu hiện sức khỏe của nền kinh tế và nhu cầu cho vay của ngân hàng) và chính sách tiền tệ có quan hệ ngược chiều với thanh khoản. Tuy nhiên, hạn chế của hướng nghiên cứu này, không tính đến sự mất cân đối về kỳ hạn của tài sản và nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán, sự mất cân đối kỳ hạn lớn có thể là nguyên nhân gây thiếu hụt thanh khoản và gây ra rủi ro thanh khoản Thứ ba, nghiên cứu thanh khoản theo hướng tiếp cận hệ số, sử dụng các hệ số khác nhau trên bảng bảng cân đối kế toán để đo lường thanh khoản như: hệ số tài sản thanh khoản/tổng tài sản cho biết khả năng chịu đựng cú sốc thanh khoản; hệ số tài sản 9
  13. thanh khoản/ (tiền gửi + các khoản đi vay ngắn hạn), cho biết khả năng xảy ra rủi ro của ngân hàng khi sử dụng nguồn tài trợ; hệ số cho vay/tổng tài sản, hệ số này càng cao thì khả năng thanh khoản càng kém, Ngoài ra, Basel III cũng đưa ra hệ số nhưng không phải để đo lường thanh khoản mà để xét tiêu chuẩn đảm bảo thanh khoản của ngân hàng trong ngắn hạn và dài hạn. Hệ số tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn (LCR = tài sản thanh khoản/ Dòng tiền đi ra ròng, t+30), tức là tài sản Có thanh khoản phải lớn hơn hoặc bằng tài sản Nợ thanh toán trong 30 ngày. Hệ số nguồn vốn ổn định ròng (NSFR = nguồn vốn ổn định sẳn có/nhu cầu vốn ổn định), tức là nguồn vốn ổn định trung và dài hạn, NSFR>= 100%, hệ số này càng cao thì thanh khoản càng cao. Theo hướng nghiên cứu này thì có nhiều nghiên cứu thực nghiệm hơn để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân thương mại. Theo nghiên cứu O. Aspachs, E. Nier, M Tiesset (2005), các nhân tố tác động đến thanh khoản của ngân hàng thương mại Anh, và sử dụng phương pháp đo lường thanh khoản bằng hai số hệ số khác nhau: hệ số tổng tài sản thanh khoản trên tổng tài sản và hệ số tổng sản thanh khoản trên vốn huy động. Nghiên cứu cho thấy các nhân tố tác động đến thanh khoản của ngân hàng thương mại Anh được chia thành hai nhóm: nhân tố bên trong/nội tại của ngân hàng và nhân tố bên ngoài. Nhân tố bên trong như là thu nhập biên để đo lường chi phí cơ hội cho việc nắm giữ tài sản thanh khoản, cũng như đo lường khả năng lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Thu nhập của ngân hàng có mối tương quan nghịch với thanh khoản của ngân hàng, có nghĩa là ngân hàng càng nắm giữ nhiều nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản thì khả năng tạo ra lợi nhuận càng thấp và ngược lại. Nhóm nghiên cứu cũng cho thấy tăng trưởng tín dụng sẽ làm tăng tài sản có khả năng thanh khoản kém, càng tăng trưởng tín dụng thì càng làm giảm việc nắm giữ thanh khoản. Ngoài ra, thanh khoản của ngân hàng còn chịu sự tác động của các nhân tố bên ngoài như là khả năng nhận hỗ trợ từ ngân hàng trung ương (người cho vay cuối cùng), nếu đánh giá được khả năng hỗ trợ từ ngân hàng trung ương càng lớn thì ngân hàng ít động lực để nắm giữ những tài khoản thanh khoản mà sử dụng chúng để tư sinh lời. Cùng với D. Fielding (2005), nghiên cứu ngân hàng thương mại ở Ai Cập và M. Lucchetta (2007), nghiên cứu ở các quốc gia Châu Âu, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy GDP, chính sách tiền tệ (đại diện bởi lãi suất ngắn hạn), có ảnh hưởng thanh khoản. Ngân hàng giữ nhiều hay ít thanh khoản tùy thuộc 10
  14. vào tổng tài sản và tổng vốn huy động trong thời kỳ có tốc độ tăng trưởng GDP mạnh hay yếu. Hay nói cách khác, ngân hàng xây dựng vùng đệm thanh khoản trong thời kỳ suy thoái kinh tế và loại bỏ vùng đệm khi nền kinh tế phục hồi. Vùng đệm của ngân hàng chịu tác động của chính sách tiền tệ, khi lãi suất tăng cao thì ngân hàng giữ tài sản thanh khoản thấp và ngược lại. Điều này cho thấy ngân hàng trung ương kích thích để phát triển kinh tế với việc giảm lãi suất và tăng tương ứng cơ sở tiền, ảnh hưởng đến độ trễ của chính sách, khi đó ngân hàng bổ sung thanh khoản trên bảng cân đối kế toán. D. Fielding (2005), cho rằng tác động của bạo lực chính trị tại Ai cập lại làm cho ngân hàng ít rủi ro thanh khoản hơn, cụ thể trong những năm 1980 và 1990 hệ số thanh khoản của ngân hàng cao hơn rất nhiều so mức yêu cầu tối thiểu của luật pháp Ai cập. Nhiều ngân hàng cho vay ít hơn một nửa so với huy động vốn do ngân hàng ngại sự bất ổn về kinh tế và chính trị. Trong nghiên cứu của D. Fielding (2005) và O. Aspachs, E. Nier, M Tiesset (2005) chưa xác định được quy mô tổng tài sản của ngân hàng tác động đến thanh khoản như thế nào hay nói cách khác ảnh hưởng của tổng tài sản đến thanh khoản của ngân hàng còn mơ hồ. Tuy nhiên, theo Bunda và Desquilbet (2008), tổng tài sản hay quy mô của ngân hàng và cho rằng nếu những ngân hàng tự cho mình là “quá lớn khó sụp đỗ”, thì nghiên cứu cho thấy ngược lại ngân hàng càng lớn thì thanh khoản càng kém; yếu tố hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản để đánh giá chỉ số an toàn vốn, kết quả nghiên cứu bổ sung cho quan niệm rằng hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao kéo theo tài sản thanh khoản càng cao. Một điểm mới của nghiên cứu này là yếu tố thực thi nguyên tắc cơ bản của Basel (biến dummy), bắt buộc ngân hàng phải dự trữ đủ thanh khoản, làm tăng niềm tin cho hoạt động ngân hàng, từ đó làm cải thiện thanh khoản cho ngân hàng; yếu tố lãi suất cho vay được xem xét để đánh giá khả năng mang lại lợi nhuận từ việc cho vay, có tác động tích cực đến thanh khoản của ngân hàng, do việc phân bổ định mức tín dụng (credit rationing) và lãi suất cho vay cao không khuyến khích cho ngân hàng cho vay nhiều, trong trường hợp cơ chế neo tỷ giá mềm (cho phép tỷ giá hối đoái dao động trong khung mong muốn). Tuy nhiên, lãi suất cho vay lại tác động tiêu cực đến thanh khoản trong trường hợp cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm soát. Ngoài ra, các yếu tố vĩ mô cũng được đưa vào mô hình nghiên cứu như: tỷ lệ chi tiêu công trên GDP, trong tình huống xảy ra khủng hoảng, các ngân hàng biết trước 11
  15. rằng chính phủ không có kế hoạch trong tương lai để xử lý khủng hoảng thanh khoản, do đó để đối phó lại một cách phù hợp các ngân hàng phải giữ thanh khoản nhiều hơn; yếu tố tỷ lệ lạm phát tác động tích cực đến thanh khoản, do ngân hàng hạn chế cho vay và đồng thời tăng dự trữ thanh khoản đáp ứng theo yêu cầu của chính phủ; biến dummy khủng hoảng tài chính tác động đến thanh khoản khác nhau (tiêu cực hay tích cực), tùy thuộc vào cơ chế tỷ giá. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng khủng hoảng tài chính tác động cùng chiều với rủi ro thanh khoản trong trường hợp cơ chế tỷ giá cố định (fixed regimes) và tác động ngược chiều trong trường hợp cơ chế tỷ giá mềm (soft peg regime). Một trong những điểm đáng chú ý nữa của nghiên cứu này là đã chứng minh điều ngược lại về quy mô của ngân hàng, khi cho rằng “quá lớn khó sụp đỗ”. Ngày nay thị trường tiền tệ phát triển với nhiều công cụ tài chính tiện dụng và hiệu quả, chính vì vậy nhiều ngân hàng (đặc biệt là ngân hàng lớn) cho rằng có thể đi vay được một lượng vốn lớn tại bất kỳ thời điểm nào để đáp ứng nhu cầu thanh khoản khi cần thiết, do đó đã coi nhẹ việc duy trì một lượng tài sản có thanh khoản nhằm đáp ứng nhu cầu thường xuyên của ngân hàng. Do đó trong thực tế nhiều ngân hàng trở tay không kịp, nên đã rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Theo W. Moore (2009), nghiên cứu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến thanh khoản của ngân hàng thương mại ở Châu Mỹ Latin và các nước Caribbean từ năm 1970 đến 2005. Theo tác giả thanh khoản được đo lường bằng hệ số cho vay trên vốn huy động (loan to deposit ratio) và phụ thuộc vào nhân tố sau: nhu cầu tiền mặt của khách hàng, buộc ngân hàng phải giữ tài sản thanh khoản để đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho khác hàng, thường thì nếu ngân hàng không đủ nguồn tiền cho khách hàng thì ngân hàng phải vay thị trường liên ngân hàng hoặc ngân hàng trung ương và phải chịu lãi suất cao (lãi suất phạt) và tạo cú sốc thanh khoản, do vậy khuyến khích ngân hàng giữ nhiều tài sản thanh khoản hơn và hệ số cho vay trên huy động vốn thấp hơn; Tình hình kinh tế vĩ mô, khi chu kỳ kinh tế suy thoái (O. Aspachs, E. Nier, M Tiesset, 2005 và D. Fielding, 2005) làm cho nhu cầu giao dịch tiền mặt của khách hàng thấp hơn, ngân hàng giảm cung cấp tín dụng khách hàng; Lãi suất thị trường tiền tệ để đánh giá chi phí cơ hội khi nắm giữ thanh khoản, về lý thuyết khi tăng lãi suất (giả sử cố định các nhân tố khác) thì làm giảm nhu cầu thanh khoản, tức là hệ số vốn cho vay trên huy động tăng. Tuy nhiên, biến này tỷ lệ nghịch với thanh khoản một số quốc gia như Bazil, Chile, Ecudor, El Salvador, Jamaica, Uruguay và Vanezuela. Có nghĩa là, khi lãi 12
  16. suất tăng sẽ có tác động lớn hơn đến nguồn cung huy động liên quan đến nguồn cung cho vay. Vodová, P (2011), để đánh giá tình hình thanh khoản của ngân hàng thương mại Cộng hòa Czech, tác giả sử dụng dữ liệu bảng (2001 – 2009) và phân tích hồi quy cho các hệ số thanh khoản khác nhau để xác định các nhân tố tác động đến thanh khoản. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các nhân tố tác động cùng chiều thanh khoản bao gồm: an toàn vốn, lãi suất thị trường liên ngân hàng và tỷ lệ nợ không thu hồi được, với lập luận rằng do cho vay không thu hồi vốn được nên ngân hàng hạn chế cho các khoản vay mới. Tuy nhiên, lập luận này lại trái ngược với hai tác giả nghiên cứu gần đây: Grauwe (2008) lại cho rằng niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng dễ bị lung lay khi một hoặc nhiều ngân hàng gặp khó khăn trong chi trả do các khoản nợ xấu dẫn đến việc rút tiền gửi một các đột biến có thể xảy ra và gây ra khủng hoảng thanh khoản; Ismal (2010), nghiên cứu ở Indonesia - tỷ lệ nợ xấu cao là nguồn gốc làm mất cân đối giữa tài sản – nợ phải trả bởi vì các ngân hàng sẽ khó khăn trong việc cung cấp thanh khoản phục vụ cho nhu cầu rút tiền của người gửi. Kết quả nghiên cứu của Vodová, P (2011) cũng cho thấy khủng hoảng tài chính, lạm phát và tốc độ tăng GDP có tác động ngược chiều đến thanh khoản. Trong khi đó, mối tương quan giữa quy mô tài sản và thanh khoản của ngân hàng thì rất mơ hồ (O. Aspachs, E. Nier, M Tiesset, 2005), quy mô của ngân hàng được sử dụng để chia những nhóm ngân hàng theo quy mô (nhỏ, trung bình và lớn) chứ không liên quan đến thanh khoản của ngân hàng. Các nhân tố khác: thất nghiệp, khả năng sinh sinh lợi và chính sách lãi suất không ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng thương mại Cộng hòa Czech. Kết quả nghiên cứu này trái ngược với nghiên cứu của C. Rauch, S.Steffen, A.Hackethal, M. Tyrell (2010) tại ngân hàng ở Đức. Theo Inoca Munteanu (2012), nghiên cứu các nhân tố tác động đến thanh khoản của ngân hàng thương mại Romania, thanh khoản được đo lường bằng hệ số thanh khoản khác nhau, qua phân tích hồi quy sử dụng dữ liệu bảng giai đoạn (2002 – 2010), đã cho thấy rằng ngoài nhân tố hệ số an toàn vốn, tỷ lệ thất nghiệp và dự phòng rủi ro tín dụng có mối quan hệ tuyến tính với thanh khoản của ngân hàng. Riêng biến lạm phát lại tác động đến thanh khoản theo từng giai đoạn; giai đoạn 2002 – 2007 (trước khủng hoảng tài chính) có mối quan hệ cùng chiều với thanh khoản và giai đoạn 2008 – 2010 (sau khủng hoảng tài chính) thì có mối quan hệ ngược chiều với thanh khoản. 13
  17. Điều này được giải thích trước khi khủng hoảng tài chính các ngân hàng thường cho vay với lãi suất cao để bù đắp lại phần mất giá của các khoản cho vay trong tương lai do chênh lệch lãi suất giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động cao. Sau khi giai đoạn khủng hoảng thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả, thậm chí doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và dẫn đến phá sản. Hai nghiên cứu gần đây của Chikoka Laurine (2013), tại ngân hàng thương mại Zimbabwean và Doriana Cucinelli (2013), tại ngân hàng thương mại khu vực Châu Âu. Tại ngân hàng thương mại Zimbabwean, tác giả sử dụng phương pháp khe hở tài trợ (chênh lệch giữa dư nợ cho vay và tiền gửi của khách hàng trên tổng tài sản) để đo lường thanh khoản, cho thấy tỷ lệ an toàn vốn và quy mô của ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với thanh khoản. Nhưng các nhân tố chênh lệch lãi suất giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động của ngân hàng (SPREADS), các khoản cho vay không thu hồi được (NPL), tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lạm phát có mối quan hệ ngược chiều thanh khoản. Trong khi đó, tại khu vực Châu Âu, sử dụng hệ số đo lường được đề xuất bởi Ủy ban Basel để xác định khả năng thanh khoản trong ngắn hạn và dài hạn. Kết quả phân tích cho thấy, các biến tỷ lệ an toàn vốn (CAP), quy mô của ngân hàng (SIZE), tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLRR), GDP, đều có mối quan hệ với tỷ lệ đảm bảo thanh khoản ngắn hạn (LCR). Trong đó, biến quy mô (size) với mối tương quan nghịch với LCR, khác với nghiên cứu Vodová (2011), Bonfim & Kim (2011) và Nguyen và cộng sự (2012). Ngược lại, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLRR) và GPD có mối tương quan cùng chiều với LCR. Các biến vốn hóa của ngân hàng, biến niêm yết (Dummy_listed) và biến lạm phát (INF) không có ý nghĩa thống kê trong ngắn hạn. Trong dài hạn, các biến nội tại của ngân hàng như quy mô (size), chuyên môn hóa lĩnh vực cho vay (specialization) có mối tương quan nghịch với tỷ lệ nguồn vốn định ổn định ròng (NSFR). Vốn hóa của ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với NSFR, giống với nghiên cứu của Bunda & Desquilbet (2008) và Vodová (2011), nhưng ngược với nghiên cứu Nguyen và cộng sự (2012). Riêng các biến khủng hoảng tài chính, ngân hàng niêm yết, GDP, lạm phát và biến tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLRR) không có ý nghĩa thống kê trong dài hạn. Hạn chế lớn nhất theo hướng nghiên cứu này, sử dụng các hệ số để đo lường thanh khoản là chưa đủ độ nhạy cảm và đó chưa thể là một giải pháp (Poorman & 14
  18. Blake, 2005), chẳng hạn như ngân hàng Southern ở Mỹ, hệ số tài sản thanh khoản trên tổng tài sản rất lớn nhưng vẫn bị phá sản vì rủi ro thanh khoản. Với mục tiêu thứ hai, xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thì biến rủi ro thanh khoản được xem như là biến nội sinh và cũng được tính bằng hệ số thanh khoản khác nhau. Tác động của rủi ro thanh khoản đến hoạt động của ngân hàng thương mại như thế nào vẫn còn nhiều tranh luận. Nghiên cứu của Barth at el (2003), Vodova (2009) đã cho rằng rủi ro thanh khoản có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong khi, các nghiên cứu Huizinga (1999) và Kosmidous (2005; 2008) lại cho rằng rủi ro thanh khoản có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 1.2.2 Các nghiên cứu trong nƣớc Ở Việt Nam, nghiên cứu thực nghiệm điển hình gần đây của Trương Quang Thông và cộng sự (2013), giai đoạn 2002- 2012 của ngân hàng thương mại Việt Nam nhưng cũng chỉ nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản (chứ không phải là thanh khoản). Theo nghiên cứu này, rủi ro thanh khoản được đo lường bằng phương pháp khe hở tài trợ (chênh lệch bình quân giữa các khoản tín dụng và huy động vốn trên tổng tài sản). Nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản gồm các yếu tố bên trong ngân hàng như quy mô tổng tài sản, dư ̣ trữ thanh khoản, vay liên ngân hàng, và tỉ lệ vốn tư ̣ có trên ngu ồn vốn và các yếu tố kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát và cung tiền M2. Từ kết quả nghiên cứu đã đem lại hàm ý chính sách quan trọng, việc tăng vốn điều lệ ồ ạt theo quy định của Nhà nước đã tạo ra tác động không mong đợi như: thừa, thiếu thanh khoản. Do vậy, đòi hỏi những người thiết lập và thực thi chính sách phải tính đến những đặc thù, những tình huống riêng biệt của những ngân hàng, nhóm ngân hàng cụ thể trong quá trình gia tăng vốn điều lệ, tăng tổng tài sản của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy độ trễ của chính sách vĩ mô như GDP, lạm pháp và cung tiền M2 đều ảnh hưởng đến thanh khoản. Một sự tăng trưởng kinh tế cao hơn của năm trước se ̃ làm gia tăng rủi ro thanh khoản của năm nay và môṭ sư ̣ tăng cao của tỷ lê ̣làm phát của năm trước INF t-1 sẽ ảnh hưởng theo hướng làm giảm rủi ro thanh khoản của năm nay . Khi sử dụng phương pháp đo lường bằng khe hở tài trợ để đo lường rủi ro thanh khoản, có nghĩa là khi khoản chênh lệch càng lớn thì rủi ro thanh khoản xảy ra. Tuy nhiên, trong thực tế rủi ro thanh khoản cũng có thể xảy ra do mất cân đối kỳ hạn chuyển đổi cho dù khe hở tài trợ này nhỏ. 15
  19. Các nghiên cứu ở Việt Nam còn lại chủ yếu là nghiên cứu định tính, phân tích những nguyên nhân và biểu hiện của thanh khoản dưới góc độ phân tích thực trạng đã xảy ra của ngân hàng chẳng hạn như: Nghiên cứu tác giả Hoàng Thị Kim Thanh (2008), thanh khoản của ngân hàng có thể phát sinh từ tài sản có và tài sản nợ hoặc tài sản ngoại bảng để cung và cầu thanh khoản phát sinh tại thời điểm nào đó trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc quyết định lựa chọn nguồn cung thanh khoản sẽ bị tác động bởi yếu tố nhu cầu thanh khoản phát sinh tại một thời điểm nào đó, nhất là vào mùa vụ khi người gửi tiền có nhu cầu rút tiền để thanh toán cho nhà cung cấp tiền mua nông sản và thủy sản như cà phê, cao su, tôm cá hoặc dịp nghỉ lễ, Tết, Trong trường hợp này ngân hàng thường dựa vào vốn huy động để thỏa mãn nhu cầu thanh khoản mang tính mùa vụ và định kỳ. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động này phải cạnh tranh gay gắt và phải chịu lãi suất cao vì hầu như ngân hàng nào cũng gặp tính thời vụ vào cùng thời điểm. Thanh khoản còn phụ thuộc vào kỳ hạn của yêu cầu vốn thanh khoản của ngân hàng thương mại. Khi thiếu hụt thanh khoản trong ngắn hạn, thì ngân hàng có xu hướng sử dụng nguồn vốn vay trên thị trường liên ngân hàng hoặc bán có kỳ hạn tài sản thanh khoản, trái lại ngân hàng thường huy động bên ngoài để bù đắp thiếu hụt thanh khoản trong dài hạn. Ngoài ra, thanh khoản còn tùy thuộc vào khả năng tham gia các thị trường tiền tệ của ngân hàng thương mại, như là nguồn vay từ hạn mức được ngân hàng Nhà nước cấp theo tiêu chuẩn. Tuy nhiên, ngân hàng nhỏ thường bị hạn chế về khả năng vay vốn từ nguồn này. Còn hạn mức đi vay từ ngân hàng trung ương sẽ được dành dự phòng cho trường hợp phát sinh nhu cầu thanh khoản đột xuất. Tác giả Nguyễn Đức Trung (2008), nghiên cứu rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam nhiều biến động từ cuối năm 2007 và giữ năm 2008 thì thanh khoản chịu sự tác động của các yếu tố: thứ nhất, là yếu tố điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước khi thực hiện chống lạm phát bằng việc phát hành tín phiếu bắt buộc đối với tất cả các ngân hàng làm cho ngân hàng không huy động kịp vốn hoặc không có khả năng huy động vốn từ tổ chức hoặc cá nhân bên ngoài nên buộc phải vay nóng trên thị trường liên ngân hàng để tránh mất thanh khoản. Thứ hai, tỷ lệ dư nợ so với số vốn huy động tiền gửi từ tổ chức và người dân cao (hơn 100%), nhưng tổng số dư nợ cho vay, một số ngân hàng có đến 50% là từ nguồn vay trên thị trường liên ngân hàng. Do vậy, khi lãi suất thị trường liên ngân 16
  20. S K L 0 0 2 1 5 4