Báo cáo Nghiên cứu quy trình tạo mẫu và sản xuấtcác sản phẩm nội thất, các sản phẩm trang trí, quảng cáo “xanh”sử dụng vật liệu tấm cacton dợn sóng (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 1540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Nghiên cứu quy trình tạo mẫu và sản xuấtcác sản phẩm nội thất, các sản phẩm trang trí, quảng cáo “xanh”sử dụng vật liệu tấm cacton dợn sóng (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_nghien_cuu_quy_trinh_tao_mau_va_san_xuatcac_san_pham.pdf

Nội dung text: Báo cáo Nghiên cứu quy trình tạo mẫu và sản xuấtcác sản phẩm nội thất, các sản phẩm trang trí, quảng cáo “xanh”sử dụng vật liệu tấm cacton dợn sóng (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH TẠO MẪU VÀ SẢN XUẤTCÁC SẢN PHẨM NỘI THẤT, CÁC SẢN PHẨM TRANG TRÍ, QUẢNG CÁO “XANH”SỬ DỤNG VẬT LIỆU TẤM CACTON DỢNS K C 0SÓNG0 3 9 5 9 MÃ SỐ: T2015-56TÐ S KC 0 0 5 3 1 1 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/ 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH TẠO MẪU VÀ SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM NỘI THẤT, CÁC SẢN PHẨM TRANG TRÍ, QUẢNG CÁO “XANH” SỬ DỤNG VẬT LIỆU TẤM CACTON DỢN SÓNG Mã số: T2015-56TĐ Chủ nhiệm đề tài: Th.s –GV Nguyễn Thị Lại Giang TP. HCM,Tháng 10 Năm 2015
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH TẠO MẪU VÀ SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM NỘI THẤT, CÁC SẢN PHẨM TRANG TRÍ, QUẢNG CÁO “XANH” SỬ DỤNG VẬT LIỆU TẤM CACTON DỢN SÓNG Mã số: T2015-56TĐ Chủ nhiệm đề tài: Th.s –GV Nguyễn Thị Lại Giang TP. HCM,Tháng 10 Năm 2015
  4. NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Đơn vị công tác và Nội dung nghiên cứu cụ thể Chữ TT Họ và tên lĩnh vực chuyên môn được giao ký 1 Nguyễn Thị Lại Khoa In và TT Chủ trì đề tài Giang Giảng viên bộ môn Kỹ thuật Bao bì 2 Chế Thị Kiều Khoa In và TT Nhi Giảng viên bộ môn Kỹ Hỗ trợ viết báo, thực nghiệm thuật Bao bì quy trình ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH Tên đơn vị Họ và tên trong và ngoài nước Nội dung phối hợp nghiên cứu người đại diện đơn vị Công Ty Cổ phần In và Thực nghiệm tính chịu lực tấm cacton dợn Ngô Văn Hà Bao bì Thái Bình Dương sóng
  5. MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 2 III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 IV. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1. Khái quát chung về xu hướng xanh trong sản xuất và tiêu dùng- 5 Tấm cacton dợn sóng và mức độ đáp ứng tiêu chuẩn vật liệu Xanh 1.1. Giới thiệu về sản phẩm xanh - xu hướng xanh 5 1.1.1. Bối cảnh 5 1.1.2. Xu hướng xanh trong sản xuất và tiêu dùng 6 1.2. Tấm cacton dợn sóng và mức độ đáp ứng tiêu chuẩn vật liệu 8 Xanh 1.2.1. Tấm Cacton dợn sóng và sản xuất tấm 8 1.2.2. Tấm Cacton dợn sóng và sụ phù hợp với tiêu chuẩn vật liệu 13 xanh 2. Các sản phẩm nội thất và trang trí nội thất, quảng cáo từ tấm 15 cacton dợn sóng 2.1. Các sản phẩm nội thất từ tấm cacton dợn sóng 15 2.1.1. Sơ lược quá trình phát triển 15 2.1.2. Phân loại các dạng bàn ghế từ carton dợn sóng 18
  6. 2.1.3. Ưu nhược điểm của bàn ghế nội thất từ carton dợn sóng 21 2.2. Các sản phẩm trang trí, quảng cáo từ tấm cacton dợn sóng 21 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 21 2.2.2. Phân loại các bộ chữ từ carton dợn sóng 24 2.2.3. Ưu / nhược điểm sản phẩm trang trí và quảng cáo làm từ vật 27 liệu carton dợn sóng 3. Phân tích yêu cầu, quy chuẩn, yếu tố định hướng quá trình thiết 28 kế cấu trúc (xác định kiểu dáng, kích thước, chọn vật liệu) cho sản phẩm nội thất và sản phẩm trang trí 3.1. Phân loại các sản phẩm nội thất, sản phẩm trang trí và font chữ 28 định hướng cho quá trình thiết kế kiểu dáng sản phẩm 3.1.1. Phân loại các sản phẩm nội thất, sản phẩm trang trí định hướng 28 cho quá trình thiết kế kiểu dáng sản phẩm 3.1.2. Cấu trúc định hướng cho quá trình thiết kế sản phẩm trang trí 33 bảng hiệu 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng và quy chuẩn về kích thước sản phẩm 40 nội thất, và bộ chữ 3D 3.2.1. Kích thước (nhân trắc học)- yếu tố ảnh hưởng và quy chuẩn về 40 kích thước sản phẩm nội thất 3.2.2. Kích thước font chữ yếu tố ảnh hưởng kích thước sản phẩm nội 42 bộ chữ 3D 3.3. Mối liên hệ giữa khả năng chịu lực của sản phẩm với tính chất 43 của tấm- cơ sở chọn loại tấm và số lượng tấm cacton dợn sóng tối thiểu dung cho sản phẩm. 3.3.1. Vật liệu 43 3.3.2. Đặc tính chịu lực 43
  7. 3.3.3. Vật liệu liên kết bàn ghế nội thất làm từ carton dợn sóng 46 4. Phân tích công nghệ, thiết bị và quy trình sản xuất thùng cacton 46 dợn sóng so sánh đối chiếu , tìm điểm tương đồng để áp dụng sang lĩnh vực sản xuất các sản phẩm trang trí nội thất. 4.1. Sơ đồ đối chiếu quy trình sản xuất vỏ ngoài thùng carton và 48 khung bao sản phẩm nội thất 4.2. Sơ đồ đối chiếu quy trình sản xuât chi tiết chèn lót cho thùng 49 carton và các chi tiết khung xương sản phẩm nội thất CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH SẢN XUẤT 2.1.Đề xuất quy trình sản xuất cho các xưởng sản xuất 50 2.2.Quy trình đề xuất nhằm sản xuất các sản phẩm nội thất và trang trí 51 dạng khung xương 2.3.Quy trình đề xuất nhằm sản xuất các sản phẩm nội thất và trang trí 56 dạng khung bao 2.4.Quy trình đề xuất nhằm sản xuất các sản phẩm nội thất và trang trí 61 dạng kết hợp CHƯƠNG 3: THƯC NGHIỆM 3.1. Thực nghiệm 1: Thực hiện thử nghiệm và kiểm chứng tính khả 65 thi của quy trình làm mẫu thử và sản xuất 3.1.1.Điều kiện thử nghiệm 65 3.1.2 Kết quả thực nghiêm và phân tích 65 3.2. Thực nghiệm 2: Thực nghiệm phương pháp tính toán số tấm 81 sóng cacton dợn sóng tối thiểu để đáp ứng yêu cầu chịu lực. 3.3. Thực nghiệm 3: Xác định một số thông số độ rộng các rãnh cài 84 dùng ghép các tấm cacton bằng cách sử dùng các rãnh cài âm dương PHẦN: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Các dạng sóng và các thông số kỹ thuật đặc trưng 9 Bảng 1. 2. Kích thước của đồ nội thất loại lớn 42 Bảng 1. 3. Kích thước của nội thất loại trung bình hoặc nhỏ 42 Bảng 2.1. : Đề xuất chi tiết quy trình sản xuất sản phẩm nội thất và 52 dạng khung xương: Bảng 2.1. Bổ sung khác biệt trong các công đoạn tạo khung xương 55 với phương thức liên kết khác nhau: Bảng 2.3. Phân tích quy trình đề xuất chung cho bàn ghế dạng khung 57 bao: Bảng 2.4. Phân tích quy trình đề xuất chung cho bàn ghế dạng kết 62 hợp: Bảng 3.1. Các sản phẩm nội thất thử nghệm quy trình 66 Bảng 3.2. Sản phẩm kệ trưng bày 73 Bảng 3.3. Bộ chữ từ cacton dợn song 78 Bảng 3.4. BảThông số đô bền nén biên của 2 dạng song B và E theo 83 2 hướng (hướng máy và hướng vuông góc )- N/m Bảng 3.5. Kết quả thực nghiệm tính Z 84 Bảng 3.6. Độ rộng các rãnh cài dùng ghép các tấm cacton bằng cách 85 cài khóa
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG Tp. HCM, ngày 20 tháng 02 năm 2016 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Nghiên cứu quy trình tạo mẫu và sản xuất sản phẩm nội thất xanh sử dụng vật liệu tấm cacton dợn sóng - Mã số: T2016-56TĐ - Chủ nhiệm: GV Thạc sĩ Nguyễn Thị Lại Giang - Cơ quan chủ trì: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - Thời gian thực hiện: 3-2015 đến 3-2016 2. Mục tiêu: Đề tài nghiên cứu quy trình tạo mẫu và sản xuất sản phẩm nội thất xanh sử dụng vật liệu tấm cacton dợn sóng. nhằm phát triển việc sử dụng vật liệu “xanh”- tấm cacton dợn trong lĩnh vực trang trí nội thất, trang trí quảng cáo 3. Tính mới và sáng tạo: Đề xuất quy trình tạo mẫu và sản xuất các sản phẩm trang trí nội thất từ vật liệu cacton dợn sóng. Các sản phẩm trang trí nội thất đề cập trong nghiên cứu bao gồm 3 nhóm sản phẩm chủ yếu: nhóm nội thất (bàn ghế, kệ, giường đa năng ); nhóm các dạng chữ dùng trong trang trí bảng hiệu; nhóm kệ trưng bày dùng trong siêu thị, gian hàng hội chợ. Các quy trình được đề xuất bao gồm các chỉ dẫn thực hiện cụ thể cho từng công đoạn ứng với từng nhóm sản phẩm. Các hướng dẫn tính toán chịu lực, lắp ghép các chi tiết của sản phẩm được đề xuất trên cơ sở các thực nghiệm kiểm chứng. 4. Kết quả nghiên cứu: .03 Quy trình tạo thiết kế và sản xuất công nghiệp cho cho 3 dạng sản phẩm ( dạng có cấu trúc khung xương, cấu trúc khung bao, cấu trúc kết hợp) .Các hướng dẫn cụ thể cho từng bước công việc trong quy trình. .Hướng dẫn chọn phương án tối ưu về số lớp tấm sử dụng- vừa đảm bảo tính chịu lực, vừa đảm bảo tính tiết kiệm nguyên vật liệu
  10. 5. Sản phẩm: • 03 Quy trình tạo thiết kế và sản xuất chung cho 3 nhóm sản phẩm • Các hướng dẫn cụ thể cho từng bước công việc trong quy trình. • .Hướng dẫn chọn phương án tối ưu về số lớp tấm sử dụng- vừa đảm bảo tính chịu lực, vừa đảm bảo tính tiết kiệm nguyên vật liệu • Bài báo In trên tạp chí chuyên nghành “ In và truyền thông” • 32 mẫu sản phẩm thử nghiệm quy trình – quy trình sản xuất chi tiết và bản vẽ thiết kế cho từng sản phẩm, hướng dẫn chi tiêt phần định hình và lắp ráp sản phẩm. 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: -Là tài liệu tốt phục vụ giảng dạy cho chuyên ngành in và bao bì - Các sản phẩm được chuyển giao cho các đơn vị sản xuất các sản phẩm trang trí nội thất,các công ty quảng cáo hoặc các đợn vị sản xuất tấm và gia công tấm cacton dợn sóng như tài liệu hướng dẫn tạo mẫu và sản xuất các sản phẩm nội thất , các sản phẩm trang trí và quảng cáo “ xanh” -Góp phần phát triển việc sử dụng vật liệu “xanh”- tấm cacton dợn trong lĩnh v ực trang trí nội thất, trang trí và quảng cáo, giảm thiểu sự lãng phí tài nguyên thiên nhiên Trưởng Đơn vị Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên, đóng dấu) (ký, họ và tên)
  11. INFORMATION ON RESEARCH RESULTS 1. General information: Project title: Research on sample-making and manufacturing procedures for interior-decorating products from corrugated cardboards Code number: T2016-56TĐ Coordinator: Nguyen Thi Lai Giang Implementing institution: University of Technology and Education Duration: from 3-2015 to 3-2016 2. Objective(s): With view to developing ecofriendly materials, cardboards in this case, in interior decorating, our research team conducted this research to propose sample-making and manufacturing produce for inter decorations from corrugated cardboards. 3. Creativeness and innovativeness: Propose sample-making and manufacturing procedures for interior-decorating products from corrugated cardboards. The products mentioned in this research are categorized into 3 groups: domestic interior decorations (sets of themed tables and chairs, shelves, multifunctional bed, etc), letters’ cutouts, specialized shelves for exhibition. The procedure proposed in this research includes specific instructions for each stage and group of products. The instructions regarding calculations of compression strength and assembling the products’ details are proposed on the foundation of verified testing. 4. Research results: - 03 sample-making and manufacturing procedures for interior-decorating products from corrugated cardboards (for products with frame construction; fof Products created by move-cardboard techniques; for products with both frame construction, created by interlocked flat blanks with designed shapes, and coverage covering the frame) - Specific instructions to perform each step in our procedure - Instructions regarding calculating the regarding Z (total length of corrugated fiberboard that have contact with solid floor) and the compression strength of production. 5. Products: - 03 sample-making and manufacturing procedures for interior-decorating products from corrugated cardboards (for products with frame construction; fof Products created by move-cardboard techniques; for products with both frame construction, created by interlocked flat blanks with designed shapes, and coverage covering the frame) - Specific instructions to perform each step in our procedure
  12. - Instructions regarding calculating the regarding Z (total length of corrugated fiberboard that have contact with solid floor) and the compression strength of production. - Specific sample-making and manufacturing procedures for 32 products categorized into 3 groups: domestic furniture, exhibiting shelves, letter’s cutouts. (with specific technical drawings and instructions for each step of our procedure) -Articles published in professional journals “graphic arts ad media” 6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability: To be effective materials for studying and teaching printing and packaging technology. To transfer directly as guidances for designers and producers.of interior-decorating products from corrugated cardboards -To developing ecofriendly materials in interior decorating
  13. PHẦN I: MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Với xu hướng “sản xuất xanh” nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, trong các ngành sản xuất , thế giới đang cố gắng tìm kiếm và sử dụng các vật liệu “xanh” thay thế cho các vật liệu thông thường. Các vật liệu xanh là những vật liệu đáp ứng tiêu chuẩn 3R (reduce, recycle, reuse) giảm thiểu việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, tái chế và tái sử dụng. Hiện nay trong lĩnh vực thiết kế nội thất và trang trì quảng cáo, các vật liệu thường được sử dụng là gỗ, nhựa, tuy nhiên với xu hướng và phong cách nội thất thay đổi nhanh chóng, hoặc trong một số lĩnh vực như: trang trí quảng cáo gian hàng hội chợ, trang trí sảnh tiếp khách, trang trí các hội quán, sân khấu, quảng cáo, thời gian sử dụng nội thất ngắn, vì vậy việc sử dụng các nội thất làm từ gỗ, nhựa rất lãng phí, sau quá trình sử dụng các vật dụng nội thất và trang trí nội thất này không tái sử dụng được ở những không gian khác vì không phù hợp, việc tái chế các vật dụng làm từ gỗ và nhựa không dễ dàng. Trên thế giới, trong những lĩnh vực trang trí trên, đã xuất hiện xu hướng dùng vật liệu tấm cacton dợn sóng thay thế cho các vật liệu gỗ đặc hoặc nhựa. Tấm cacton dợn sóng được làm từ giấy tái chế với cấu trúc các lớp giũa rỗng nên giảm thiểu đáng kể về nguồn nguyên liệu tự nhiên sử dụng so với gỗ và nhựa; sau quá trình sử dụng vật liệu này lại có thể được tái chế tạo tấm mới ( đáp ứng tiêu chuẩn về khả năng tái chế). Cộng thêm do tấm cacton dợn sóng mỏng nên việc in ấn lên bề mặt dễ thực hiện rất phù hợp cho việc trang trí cho quảng cáo, hội chợ, hội quán, sân khấu, tấm mỏng còn có thể dựng khối linh hoạt và xếp gọn dễ dàng thuận lợi cho quá trình vận chuyển Ở Việt Nam, xu hướng này chưa được phát triển, chỉ mới có một số công ty đa quốc gia nhập những sản phẩm trang trí nội thất dạng này từ nước ngoài, phục vụ cho việc trưng bày sản phẩm thời vụ trong các hội chợ, siêu thị, cửa hàng, triển lãm. Sở dĩ có thực trạng này là do các đơn vị thiết kế và thi công trang trí nội thất không am hiểu về việc gia côn g chế biến vật liệu tấm cacton dợn sóng, ngược lại các công ty In và sản xuất bao bì cacton dợn sóng có kinh nghiệm trong việc sản xuất và gia công tấm cacton lại hạn chế về khả năng thiết kế trang trí nội thất. Với mục đích phát triển việc sử dụng vật liệu “xanh”- tấm cacton dợn trong lĩnh vực trang trí nội thất nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu quy trình tạo mẫu và sản xuất sản phẩm nội thất xanh sử dụng vật liệu tấm cacton dợn sóng. 1
  14. II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI Đề tài nghiên cứu quy trình tạo mẫu và sản xuất sản phẩm nội thất xanh sử dụng vật liệu tấm cacton dợn sóng. nhằm phát triển việc sử dụng vật liệu “xanh”- tấm cacton dợn trong lĩnh vực trang trí nội thất, trang trí quảng cáo III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Thiết kế nội thất và trang trí quảng cáo Tấm cacton dợn sóng Quy trình và các phần mềm hỗ trợ trong tạo mẫu và sản xuất sản phẩm từ tấm cacton dợn sóng. Phạm vi nghiên cứu Sản phẩm từ cacton dợn sóng ứng dụng trong nội thất , trưng bày hàng hóa, trang trí quảng cáo ( các sản phẩm trong nhà và thời gian sử dụng ngắn). IV. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện theo mô hình : Phân tích, xây dựng, thử nghiệm, đánh giá (Analysis, Build, Implementation and Evaluation) 1. Phân tích . Phân tích đặc điểm của các sản phẩm t rang trí nội thất làm từ cacton dợn sóng, khả năng đáp ứng các yêu cầu về công năng sử dụng, về môi trường. . Phân tích các điểm giống và khác nhau giữa các sản phẩm trang trí nội thất với hộp thùng làm từ cacton dợn sóng. Phân tích các chi tiết của sản phẩm trang trí nội thất từ cacton dợn sóng thành 2 nhóm công năng : bề mặt và cấu trúc chịu lực và đối chiếu với các chi tiết tương ứng vỏ thùng và các chi tiết chèn lót của thùng cacton dợn sóng. . Phân tích công nghệ, thiết bị và quy trình tạo mẫu và sản xuất thùng cacton dợn sóng so sánh đối chiếu , tìm điểm tương đồng để áp dụng sang lĩnh vực sản xuất các sản phẩm trang trí nội thất. 2. Xây dựng quy trình: . Từ kết quả phân tích, đề xuất quy trình - phương pháp tạo mẫu và sản xuất các sản phẩm trang trí nội thất. . Quy trình được xây dựng trong điều kiện sử dụng các công nghệ, thiết bị tạo mẫu thử và sản xuất thùng cacton dợn sóng. . Quy trình đề xuất phải đảm bảo tính khả thy, hiệu quả về giá thành, đảm bảo tính khả dụng. 2
  15. 3. Thực hiện thử nghiệm và đánh gíá 3.1. Thực nghiệm 1: Thực hiện thử nghiệm và kiểm chứng tính khả thi của quy trình làm mẫu thử và sản xuất . Sản phẩm thử nghiệm: 3 nhóm sản phẩm đồ nội thất; kệ trung bày; bộ chữ dùng trang trí quảng cáo . Điều kiện thử nghiệm: Sử dụng thiết bị cắt mẫu thử tại xưởng thay thế cho thiết bị cấn bế để tạo hình cho các chi tiết. Các công đoạn lắp ghép thực hiện thủ công. 3.2. Thực nghiệm 2: Thực nghiệm phương pháp tính toán số tấm sóng cacton dợn sóng tối thiểu để đáp ứng yêu cầu chịu lực. . Cơ sở thực nghiệm Dựa trên công thức về mối liên hệ giữa độ bền nén sản phẩm BCT (Box compression) với độ bền nén cạnh ECT ( Edge Crush ) và độ dày tấm Cacton dợn sóng H ( thicknees) và Z- chu vi tiếp xúc của cạnh tấm cacton dợn sóng =5.87 √ độ bền nén𝐵𝐵𝐶𝐶 s𝑇𝑇ản phẩm∗𝐸𝐸𝐶𝐶 (Box𝑇𝑇∗ 𝑍𝑍 compression∗𝐻𝐻 test) 𝐵𝐵𝐶𝐶𝑇𝑇 ECT độ bền nén cạnh (Edge Crush test) Z: chu vi tiếp xúc của cạnh tấm cacton dợn sóng H: độ dày tấm Cacton dợn sóng . Điều kiện thực nghiệm Sử dụng thiết bị đo BCT. . Các bước thực nghiệm Bước 1: Xác định ECT ( Edge Crush test) cho các loại tấm cacton dợn sóng sử dụng Tiến hành làm 10 mẫu thùng thử nghiệm ứng với 1 dạng vật liệu sử dụng. Đo BCT của thùng, đo thông số về độ dày tấm và chu vi thùng , tính ECT của tấm sử dụng. Tính giá trị ECT trung bình cho từng dạng tấm. Bước 2: Thực nghiệm tính chính xác của phương pháp tính Z (Tổng chiều dài tiếp xúc với mặt đất các tấm cacton dợn sóng cho 1 một sản phẩm) Tính toán Z1 (Tổng chiều dài tiếp xúc với mặt đất của các tấm cacton dợn sóng cho 1 một sản phẩm) tương ứng với BCT1 (độ bền nén yêu cầu của sản phẩm) theo công thức: 3
  16. 1= Làm mẫu thử sản phẩm𝑍𝑍 sử dụng tấm cacton dợn sóng như trên với tổng chiều dài tiếp xúc với mặt đất của các tấm cacton dợn sóng bằng Z1. Dùng thiết bị đo BCT để do BCT của sản phẩm vừa làm mẫu Đánh giá kết quả BCT của sản phẩm với BCT1 ( BCT theo yêu cầu ) 3.3. Thực nghiệm 3: Xác định một số thông số độ rộng các rãnh cài dùng ghép các tấm cacton bằng cách sử dùng các rãnh cài âm dương Tạo các mẫu rãnh cài có các độ rộng khác nhau, độ rộng rãnh tương ứng với độ dày tấm. Cài khóa các tấm, chọn ra cài khóa có độ rộng thích hợp theo tiêu chí dễ cài và cài chắc. 4
  17. PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Carton dợn sóng được gọi là vật liệu “xanh” do khả năng tái sử dụng của vật liệu cao, quy trình sản xuất cũng ít gây hại cho môi trường. Vì những lí do đó mà giấy carton dợn sóng đang được nhiều nhà sản xuất quan tâm, tận dụng vào sản phẩm của mình. Để sản xuất sản phẩm nội thất và trang trí bằng giấy carton dợn sóng có rất nhiều các vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. Về thiết kế, mẫu sản phẩm nội thất và trang trí bị nhiều các yếu tố chi phối như mỹ thuật, nhân trắc học.Về yêu cầu kỹ thuật thì sản phẩm nội thất và trang trí phải đáp ứng được các yêu cầu về độ chịu lực, chịu được sự tác động của môi trường, thời gian, được xử lý bề mặt để tăng giá trị trang trí và đảm bảo tính bền cho quá trình sử dụng. Quy trình ảns xuất sản phẩm có nhiều điểm tương đồng với quy trình sản xuất thùng carton dợn sóng, nên có thể xây dựng quy trình sản xuất bàn ghế từ carton dợn sóng dựa vào quy trình sản xuất thùng carton dợn sóng. 1. Khái quát chung ềv xu hướng xanh trong sản xuất và tiêu dùng - Tấm cacton dợn sóng và mức độ đáp ứng tiêu chuẩn vật liệu Xanh 1.1. Giới thiệu về sản phẩm xanh - xu hướng xanh 1.1.1. Bối cảnh Biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên đang ảnh hưởng tới sự ổn định môi trường sống của loài người, do vậy các quốc gia đều hướng đến việc phát triển bền vững. Một mặt đáp ứng nhu cầu sống hiện đại đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, đi đôi với khai thác là cải tạo và duy trì. Việt Nam được dự đoán là một trong những quốc gia phải chịu ảnh hưởng và đối mặt với nhiều tác động xấu của biến đổi khí hậu toàn cầu. Vì vậy nước ta đang hướng tới phát triển theo hướng tăng trưởng xanh – một xu hướng giúp phát triển bền vững. Những cụm từ “tăng trưởng xanh” ,“Sống xanh”, “Tiêu dùng xanh”,”Sản xuất xanh”, từ lâu đã không còn quá xa lạ. Toàn Thế Giới đang hướng tới một xu hướng mới - “Xu hướng xanh”. Xu hướng xanh là sống, sử dụng, sản xuất dựa vào tiêu chuẩn “3R”. 3R là từ viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng anh: Reduce- Reuse- Recycle: - Reduce (Giảm thiểu): Giảm thiểu lượng rác thông qua việc thay đổi lối sống hoặc cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất, mua bán sạch Ví dụ: Sử dụng làn hay túi vải để đi chợ thay cho túi nilon để nhằm giảm lượng rác thải phát sinh từ túi nilon 5
  18. - Reuse (Tái sử dụng): Sử dụng lại các sản phẩm hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ hay cho một mục đích khác. Ví dụ: sử dụng lại chai đựng nước khoáng để đựng nước - Recycle (Tái chế): Sử dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất có ích khác Hình 1. 1. Logo biểu hiện cho tiêu chuẩn 3R 3R là hoạt động góp phần: - Ngăn ngừa các vấn đề suy thoái môi trường. - Tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Tiết kiệm chi phí thu gom và xử lý rác thải. - Giảm quỹ đất giành cho việc chôn lấp rác. 1.1.2. Xu hướng xanh trong sản xuất và tiêu dùng Một trong số những vấn đề bị “xu hướng xanh” tác động sâu rộng là mối quan hệ giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất. Đây là sự tác động qua lại, dựa trên cơ sở là mối quan hệ cung cầu và hỗ trợ lẫn nhau giữa hai bên. Từ đó hình thành hai khái niệm: “Tiêu dùng xanh” và “Sản xuất xanh”. “Tiêu dùng xanh” dựa trên các tiêu chí: tiết kiệm và thân thiện với môi trường. - Một là “Người tiêu dùng xanh”, chỉ mua hàng khi cần thiết, ưu tiên dùng hàng trong nước để giảm chi phí nhập khẩu hàng hóa, sử dụng các thiết bị gia dụng tiết kiệm nhiên liệu (điện, nước, gas, ). - Không ngần ngại khi lựa chọn các loại sản phẩm tái chế, các sản phẩm cũ đã qua sử dụng, học cách tận dụng hết các tính năng sản phẩm để có thể sử dụng hàng hóa một cách khôn ngoan và hữu hiệu nhất. - Người tiêu dùng xanh cũng chỉ mua các sản phẩm thân thiện với môi trường và có lợi cho sức khỏe, còn gọi là sản phẩm “xanh”. Các sản phẩm này phải đáp ứng được các yêu cầu trong cả vòng đời sản phẩm: nguyên liệu phải thân thiện môi trường (nguyên liệu tái chế được, không chứa chất độc hại ), sản phẩm được thiết kế sao cho tiêu tốn ít nguyên liệu nhất và tận dụng được nhiều nguồn nguyên liệu tái chế, quy trình sản xuất phải “sạch” (tốn ít nước, năng lượng ), quá trình sử dụng và thải bỏ không gây hại cho môi trường 6
  19. - Lựa chọn những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu - Sử dụng xăng sinh học thay cho xăng từ dầu mỏ; hạn chế sử dụng động cơ đốt trong, máy nổ gây ô nhiễm; có thể sử dụng các phương tiện di chuyển giao thông công cộng hay các phương tiện thân thiện với môi trường. - Nói không với những sản phẩm được tạo ra từ da, lông, thú, thậm chí từ thịt của động vật hoang dã. Người tiêu dùng có quyền của người mua hàng, họ có thể yêu cầu nhà cung cấp có tầm nhìn về bảo vệ môi trường, hoặc có quyền từ chối mua hàng. Thông qua “tư duy xanh”, người tiêu dùng không chỉ mua sắm thứ họ cần, mà còn có thể mua sản phẩm được sản xuất ra theo cách họ muốn. Để đáp ứng nhu cầu ngày một gia tăng của “Người tiêu dùng xanh”, cũng như ủng hộ các chủ trương chính sách nhà nước về bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp cần hình thành quy trình sản xuất “xanh” thích hợp. Một sản phẩm “xanh” theo đúng nghĩa, là một sản phẩm đáp ứng được các yếu tố: . Vật liệu: Sản phẩm được tạo ra từ các nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, lấy ví dụ là những chiếc túi được làm từ nguyên liệu tái chế hay từ những chất liệu thiên nhiên như gỗ, tre Những chất liệu này không gây hại cho môi trường trong quá tình ửs dụng cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Hoặc ít nhất các sản phẩm đó không chứa hàm lượng cao những hợp chất gây độc hại cho sức khoẻ con người cũng như huỷ hoại môi trường sống. . Quy trình sản xuất: - Trong quá trình sản xuất, áp dụng các quy trình và cải tiến các quy trình để tiêu hao ít nhiên liệu và vật liệu , các chất gây ô nhiễm môi trường do nhà máy, phương tiện vận chuyển sản phẩm thải ra như CO, SO2, kim loại nặng phải được nhà máy phân loại và xử lý thích hợp. - Trong quá trình đóng gói và vận chuyển tới nơi tiêu thụ, nhà sản xuất có thể áp dụng các kỹ thuật, công nghệ để tiết kiệm năng lượng hay sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió , hay vỏ bao bì có nguồn gốc tái chế. . Chất lượng - Sản phẩm đảm bảo về mức độ an toàn cho người sử dụng. - Sản phẩm có thể sử dụng lâu bền, có thể phân hủy cũng như có khả năng tái chế thành sản phẩm khác hay tái sử dụng vào các mục đích khác không? Ích lợi của các doanh nghiệp khi áp dụng sản xuất xanh: sản xuất xanh là con đường phát triển đúng đắn và bền vững, điều này về lâu dài làm giảm thiểu chi phí sản xuất: - Nguyên liệu của sản phẩm đó có phải lấy từ địa phương nơi doanh nghiệp đó sản xuất giảm rất nhiều chi phí để vận chuyển đến nơi sản xuất, 7
  20. - Nguồn nguyên liệu thực tế là có hạn, nên các doanh nghiệp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả sẽ không gặp khó khăn trong sản xuất, không mất thêm nhiều tiền để mua nguyên liệu khi nó trở nên khan hiếm, không phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài dẫn tới giá cả sản phẩm tăng và khó cạnh tranh. - Việc tiêu tốn quá nhiều năng lượng trong sản xuất, vận chuyển sẽ chiếm chi phí lớn trong giá thành. - Hơn nữa việc áp dụng sản xuất “xanh” góp phần bảo vệ môi trường sống, nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu. Từ đó lan dần tác động tích cực có ảnh hưởng sâu rộng dến xã hội. 1.2. Tấm cacton dợn sóng và mức độ đáp ứng tiêu chuẩn vật liệu Xanh 1.2.1. Tấm Cacton dợn sóng và sản xuất tấm 1.2.1.1. Tấm cacton dợn sóng Tấm carton dợn sónglà vật liệu ghép các lớp giấy phẳng và lớp sóng ở giữa để tạo độ cứng. Có nhiều loại sóng khác nhau, chúng kết hợp với nhau tạo thành carton 3, 5, 7 lớp: - Tấm carton 2 lớp: tấm carton gồm một lớp sóng và một giấy phẳng. - Tấm carton 3 lớp: tấm carton bao gồm 1 lớp sóng và 2 lớp giấy phẳng. - Tấm carton 5 lớp: tấm carton gồm 2 lớp sóng và 3 lớp giấy phẳng. - Tấm carton 7: tấm carton gồm 3 lớp sóng và 4 lớp giấy phẳng. Lớp ngoài (liner):là lớp giấy phẳng nó có thể là mặt bên trong, mặt bên ngoài hay là lớp chính giữa của tấm carton 7 lớp. Lớp sóng (lớp trung gian – medium):Lớp sóng là một cấu trúc vật liệu nằm ở giữa. Lớp sóng được sản xuất từ giấy phẳng mặt, sau khi qua gia nhiệt, phun ẩm và dưới tác dụng của lực ép lô sóng mà nó được tạo thành Hình 1. 2. Cấu trúc tấm carton dợn sóng 1.2.1.2. Các dạng sóng, cấu trúc tấm . Các dạng sóng 8
  21. Bảng 1.1. Các dạng sóng và các thông số kỹ thuật đặc trưng Loại Số sóng trung bình / Độ cao sóng Hệ số rút sóng 1 mét mm ngắn D 75 14.96 1.48 K 95 11.70 1.50 A 110 8.66 1.53 C 129 7.95 1.42 B 154 6.5 1.31 E 295 3.5 1.24 F 310 2.40 1.22 G 350 1.80 1.21 O 360 1.25 1.14 -Tấm carton dợn sóng có 9 dạng sóng với các thông số kỹ thuật và khả năng chịu lực khác nhau. Lựa chọn tấm carton dợn sóng để sản xuất sản phẩm, phụ thuộc vào yêu cầu về khả năng chịu lực của sản phẩm.Tuỳ thuộc vào cấu trúc của tấm carton (dạng sóng, số lớp) mà sản phẩm làm từ cacton dợn sóng carton có khả năng chịu lực khác nhau: Sóng A: chịu được lực va chạm, thích hợp với các sản phẩm không cần chịu lực lớn nhung có chiều cao lớn. Ngoài ra sóng A rất thích hợp làm các tấm chèn lót. Sóng B: Thích hợp cho sản phẩm cần chịu lực lớn, dễ làm bẹp sóng. Diện tích tiếp xúc giữa lớp sóng và lớp phẳng lớn hơn nên chịu được lực ép tốt hơn sóng A, tại vị trí các lằn cấn sóng B có độ bền cao hơn. Sóng C: Là loại sóng trung hòa giữa sóng A và sóng B. với các sản phẩm cần chịu lực trung bình. Sóng E: dùng cho sản phẩm cần bề mặt in tốt hơn, thích hợp với các sản phẩm có kích thước nhỏ . 9
  22. S K L 0 0 2 1 5 4