Báo cáo Nghiên cứu, quan hệ kinh tế Việt Nam - EU từ 1990 đến nay (Phần 1)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Nghiên cứu, quan hệ kinh tế Việt Nam - EU từ 1990 đến nay (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bao_cao_nghien_cuu_quan_he_kinh_te_viet_nam_eu_tu_1990_den_n.pdf
Nội dung text: Báo cáo Nghiên cứu, quan hệ kinh tế Việt Nam - EU từ 1990 đến nay (Phần 1)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU, QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – EU TỪ 1990 ĐẾN NAY S K C 0 0 3 9 5 9 MÃ SỐ: T2013-151 S KC 0 0 5 4 0 0 Tp. Hồ Chí Minh, 2013
- CÁC BẢNG, BIỂU SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI STT Nội dung Trang 1 Bảng 1.1: Tốc độ tang trưởng GDP của EU giai đoạn 2000 - 2012 11 2 Bảng 1.2: Những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao 11 nhất thế giới năm 2012 3 Bảng 2.1: Số liệu xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam – EU 22 năm 1990 – 1995 4 Bảng 2.2: Số liệu xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam – EU 23 năm 1996 – 2004 5 Bảng 2.3: Số liệu xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam – EU 24 năm 2005 – 2011 6 Bảng 2.4: Tình hình đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam năm 29 2012 7 Bảng 2.5: Tình hình đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam 9 29 tháng đầu năm 2013 8 Biểu đồ 2.1: Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 22 sang EU 1990- 1995 9 Biểu đồ 2.2: Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 23 sang EU 1996 - 2004 10 Biểu đồ 2.3: Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 24 sang EU 2006 - 2011 i
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG 1. ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2. EU Liên minh châu Âu 3. AFTA Khu vực mậu dịch tự do Asean 4. WTO Tổ chức thương mại thế giới 5. APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương 6. ECSC Cộng đồng Than – Thép 7. EEC Cộng đồng kinh tế châu Âu 8. EC Cộng đồng châu Âu 9. WCU Liên minh phòng thủ Tây Âu 10. NATO Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương 11. NAFTA Hiệp định tư do thương mại Bắc Mỹ 12. OPEC Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu 13. GDP Tổng sản phẩm quốc nội 14 IMF Quỹ tiền tệ thế giới 15. WB Ngân hàng thế giới 16. ODA Hỗ trợ phát triển chính thức 17. FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 18. FTA Hiệp định tự do thương mại song phương 19. PCA Hiệp định đối tác và hợp tác 20. NICs Nước công nghiệp mới 21. MFN Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc 22. XHCN Xã hội chủ nghĩa 23. XNK Xuất nhập khẩu ii
- MỤC LỤC Nội dung Trang Danh mục các bảng i Danh mục từ viết tắt ii Mở đầu 1 Chương 1: Giới thiệu chung về EU và mối quan hệ với Việt Nam 3 1.1 Giới thiệu về EU 3 1.1.1 Quá trình hình thành liên minh châu Âu 3 1.1.2 Quá trình mở rộng EU 6 1.1.3 Đặc điểm chung của thị trường Liên minh châu Âu 7 1.1.4 Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Liên minh châu Âu 9 1.1.5 Vị thế của EU trên trường quốc tế 10 1.2 Mối quan hệ giữa EU và Việt Nam 12 1.2.1 Bối cảnh lịch sử khi hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao 12 1.2.2 Lợi ích từ việc liên kết Việt Nam – EU 14 1
- Chương 2: Quan hệ Việt Nam – EU trên các lĩnh vực chính 16 2.1 Các hiệp định quan trọng giữa Việt Nam và EU 16 2.1.1. Hiệp định đối tác và hợp tác 16 2.1.2. Hiệp định thương mại tự do song phương 18 2.1.3. Dự án MUTRAP 20 2.2 Tình hình xuất nhập khẩu EU – Việt Nam 21 2.2.1 Giai đoạn 1990 – 1995 21 2.2.2 Giai đoạn 1996 – 2004 23 2.2.3 Giai đoạn 2005 -2012 24 2.3 Quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và EU 26 2.3.1. Giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO 26 2.3.2. Giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO 28 2.4 Những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ kinh tế Việt Nam - EU 30 2.4.1. Thuận lợi 30 2.4.2. Khó khăn 31 Chương 3: Những kiến nghị nhằm đầy mạnh mối quan hệ Việt Nam - EU 35 2
- Kết luận 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 3
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế giới những năm gần đây trở nên xích lại gần nhau hơn đó là nhận xét chung của nhiều nhà kinh tế trên thế giới. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, việc mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại đã trở thành một tất yếu khách quan của mỗi quốc gia. Không có một nước nào có thể hùng hồn tuyên bố rằng: muốn phát triển kinh tế mà đóng cửa lại, bởi lẽ thực tế đã cho thấy, không một quốc gia nào có thể phát triển nếu không mở cửa hội nhập với thế giới. Và một quốc gia đóng cửa lại cũng chính là việc quốc gia đó đang triệt tiêu những động lực để phát triển kinh tế. Trước thực tiễn đó, kể từ năm 1986, Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa thị trường sau một thời gian dài đóng cửa. Bằng việc gia nhập ASEAN, thiết lập cơ sở pháp lý với EU, bình thường hóa quan hệ với Mỹ, tham gia APEC, AFTA, WTO Việt Nam đã và đang hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong số đó, có thể nói Liên minh châu Âu (EU) đã và đang là đối tác quan trọng hàng đầu của nước ta hiện nay. Quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam với EU bắt đầu từ năm 1990 cho đến nay đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ về kinh tế, thương mại, đầu tư, quan hệ ấy vẫn đang phát triển tốt đẹp và mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên. Hiện nay, cả hai bên đang thúc đẩy quá trình hợp tác ngày càng chặt chẽ hơn với mong muốn đưa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – EU lên tầm cao mới. Việc nghiên cứu quan hệ Việt Nam – EU sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chính sách kinh tế mà các nước trong EU đang tiến hành với Việt Nam; đồng thời với việc tìm hiểu sự hình thành, phát triển, cơ chế hoạt động và chiến lược kinh tế EU sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều hiểu biết về tác động của các chính sách đó đối với nước ta. Có thể nói, việc “Nghiên cứu quan hệ kinh tế Việt Nam – EU từ 1990 đến nay” là một điều hết sức cần thiết. Chính vì lý do đó, tôi đã quyết định thực hiện về đề tài này. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp biện chứng duy vật. 1
- Ngoài ra, trong đề tài còn sử dụng các phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê, phân tích các số liệu thứ cấp để làm cơ sở chứng minh cho các lập luận trong đề tài. 3. Đối tƣợng, nội dung và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: là Việt Nam và EU trong mối quan hệ kinh tế Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu từ lúc Việt Nam bắt đầu quan hệ hợp tác với EU (1990) cho đến nay. 4. Mục tiêu nghiên cứu: Hiểu rõ về chính sách kinh tế mà EU tiến hành với Việt Nam từ giai đoạn 1990 đến nay, từ đó nhận xét những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ Việt Nam – EU. Đưa ra một số giải pháp khác mang tính chất kiến nghị. 5. Kết cấu của đề tài: Đề tài gồm 03 chương: Chương 1: Giới thiệu chung về EU và mối quan hệ với Việt Nam Chương 2: Quan hệ Việt Nam – EU trên các lĩnh vực chính Chương 3: Những kiến nghị nhằm đẩy mạnh mối quan hệ Việt Nam - EU CHƢƠNG 1 2
- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ EU VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM 1.1 GIỚI THIỆU VỀ EU 1.1.1 Quá trình hình thành liên minh Châu Âu Năm 1923, Bá tước người Áo – Condanhve Kalagi đã sáng lập ra “Phong trào Liên Âu” nhằm thiết lập “Hợp chủng quốc châu Âu” để làm đối trọng với “Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”; vào năm 1929, ngoại trưởng Pháp lúc bấy giờ là Aristide Briand cũng đưa ra đề án thành lập “Liên minh châu Âu”, nhưng đều không thành. Phải đến sau Thế chiến lần thứ II, những ý tưởng thống nhất châu Âu này mới trở thành hiện thực. Đại chiến thế giới thứ II kết thúc đã làm đảo lộn trật tự thế giới nói chung và trật tự ở châu Âu nói riêng. Trật tự thế giới Yalta với hai cực là hai siêu cường Hoa Kỳ và Liên Xô đã trở thành lực lượng mới khống chế toàn cầu. Cùng với sự thay đổi đó, châu Âu cũng bị chia cắt thành hai khu vực: Đông Âu đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa còn Tây Âu đi theo con đường Tư bản chủ nghĩa. Và trong khi Liên Xô với vai trò là “thành trì” của phong trào cộng sản quốc tế, dẫn dắt “nửa kia” của châu Âu, có vị thế ngày càng lớn rộng, còn Hoa Kỳ nhờ chiến tranh mà phát triển vượt bậc cả về kinh tế lẫn quân sự, thì Tây Âu đang phải đối mặt với sự suy yếu toàn diện và nguy cơ tụt hậu. Chính trong bối cảnh đó, nhu cầu hợp tác và liên kết chặt chẽ, toàn diện giữa các quốc gia Tây Âu trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Chỉ bằng con đường hợp tác hoà bình, các nước Tây Âu mới giải quyết được những khó khăn chồng chất sau chiến tranh, phát triển nội lực và tăng thế cạnh tranh với bên ngoài. Và một yêu cầu tất yếu hết sức cần thiết được đặt ra là phải thành lập được một tổ chức quyền lực siêu quốc gia có sứ mệnh điều hành phối hợp các hoạt động hợp tác giữa các quốc gia sao cho hiệu quả. Đòi hỏi khách quan đó đã trở thành nguồn gốc của sự liên kết giữa các quốc gia Tây Âu - mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển Tây Âu nói riêng cũng như của cả châu Âu nói chung. Mốc lịch sử đánh dấu sự hình thành của EU là bản “Tuyên bố Schuman” của Bộ trưởng ngoại giao Pháp Robert Schuman vào ngày 09/05/1950 với đề nghị đặt toàn bộ nền sản xuất gang thép của Cộng hoà liên bang Đức và Pháp dưới một cơ 3
- quan quyền lực chung, trong một tổ chức mở cửa để các nước châu Âu khác cùng tham gia. Sau đề nghị đó, Hiệp ước thành lập Cộng đồng than thép châu Âu (ECSC), một tổ chức tiền thân của EU ngày nay được ký kết. Từ đó đến nay, sự liên kết giữa các quốc gia châu Âu đã không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu với đỉnh cao là một Liên minh châu Âu như chúng ta thấy ngày nay. Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu, chủ yếu gắn liền với các hiệp ước: Hiệp ước Paris thành lập cộng đồng Than – Thép châu Âu (ECSC) được ký ngày 18/04/1951 với sự tham gia của 6 nước: Pháp, Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg, nhằm thống nhất việc sản xuất và phân phối hai sản phẩm chính là thép và than trên toàn lãnh thổ châu Âu. Tuy hiệp ước này chưa gây dựng được một liên minh kinh tế thực sự nhưng nó là một nền tảng cho sự thiết lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu sau này, nhất thể hóa kinh tế Châu Âu. Hiệp ước Rome thành lập Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) được ký ngày 25/3/1957 với sự nhất trí của 6 nước thành viên ECSC. Mục đích thành lập EURATOM là để thống nhất việc quản lý ngành năng lượng nguyên tử của 6 nước thành viên; trong khi đó EEC ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cường liên kết kinh tế giữa 6 nước này, tạo ra một tập hợp sức mạnh kinh tế tổng hợp dưới hình thức một “thị trường chung” mà hàng hoá lao động được tự do di chuyển như một thị trường nội địa. Hiệp ước Rome là kết quả của những thành tựu đáng khích lệ về kinh tế và chính trị mà ECSC đã đạt được. Có thể nói, hiệp ước này đã mở ra một hướng liên kết giữa các quốc gia châu Âu đánh giá sự ra đời của một liên minh kinh tế thật sự Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). Hiệp ước này là hiệp ước đặt nền móng cho Liên minh châu Âu (EU) ngày nay. Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu (EC) được ký ngày 08/04/1965. Trên cơ sở hợp nhất 3 tổ chức là Cộng đồng than thép Châu Âu (1951), Cộng đồng kinh tế Châu Âu (1957), Cộng đồng nguyên tử Châu Âu (1958). Đây là văn bản xác nhận một cấp độ nhất thể hóa kinh tế cao hơn giữa các quốc gia này thể hiện việc thành lập một thị trường thống nhất; trong đó ngoài việc hàng hoá, lao động và vốn đầu tư được tự do di chuyển, hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng được gỡ bỏ, hệ thống thuế quan và chính sách thương mại chung được thành lập, 4
- một số chính sách đối với các lĩnh vực kinh tế khác cũng được thống nhất nhằm tăng sức cạnh tranh với các khối kinh tế bên ngoài, tiến tới một liên minh chặt chẽ về chính trị. Hiệp ước Schengen: là hiệp ước về đi lại tự do do một số nước Châu Âu ký kết. Hiệp ước Schengen được thoả thuận xong ngày 19/6 /1990. Tính đến 19/12/2009, tổng số quốc gia tham gia ký hiệp ước này là 28 nước: Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Ý, Hy Lạp, Síp, Macedonia, Montenegro, Serbia. Hiệp ước Maastricht thành lập Liên minh châu Âu được ký ngày 07/02/1992 tại Maastricht – Hà Lan, với sự nhất trí hoàn toàn của nguyên thủ quốc gia các nước thành viên (lúc này, số thành viên của EC là 12, bao gồm: Pháp, Đức, Bỉ, Italy, Hà Lan, Luxembourg, Anh, Đan mạch, Ailen, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha) nhằm thành lập một “không gian châu Âu” thống nhất về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và các chính sách về xã hội. Hiệp ước này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình nhất thể hóa châu Âu. Như vậy, EU đã được bổ sung thêm các nội dung liên kết mới (an ninh, chính trị, đối ngoại) mà các tổ chức tiền thân của nó chưa có, để đạt được các mục tiêu toàn diện hơn như: duy trì bảo vệ hoà bình và thịnh vượng, thiết lập nền tảng phát triển, tiến tới hợp nhất về kinh tế vì lợi ích chung của các dân tộc Châu Âu thông qua việc tạo ra một khu vực kinh tế rộng lớn, một khu vực thị trường tự do, thống nhất, tạo điều kiện cho việc thống nhất về chính trị và hài hoà về xã hội trong liên minh. Với mục tiêu như vậy, EU đã thực sự bước vào một thời kỳ mới, tồn tại như một thực thể thống nhất, hay nói đúng hơn là đóng vai trò như một “Đại quốc gia” ở châu Âu, một “Ngôi nhà chung châu Âu”. Hiệp ước Amsterdam được ký vào ngày 2/10/1997 bởi các nguyên thủ của 15 nước thành viên. Hiệp ước này được hình thành trên cơ sở sửa đổi hiệp ước Maastricht nhằm đưa những cố gắng của EU trong việc xây dựng một liên minh kinh tế - tiền tệ (EMU) trở thành hiện thực. Hiệp ước này đã tạo cơ sở pháp lý để đồng EU đồng tiền chung của các nước châu Âu chính thức ra đời với tư cách đầy đủ của một đồng tiền thực thụ và đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1999 trong phạm vi 11 nước (EU-11): Đức, Pháp, Ailen, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Italy, Luxembourg, Phần Lan. 5
- Theo kế hoạch đã được định trước, đúng ngày 1/1/2002, các đồng Euro bằng giấy và bằng kim loại đã chính thức đi vào lưu thông tiền tệ song hành với các đồng bản tệ và bắt đầu giai đoạn đổi tiền. Và kể từ ngày 1/7/2002, các đồng bản tệ của tất cả 11 nước thuộc EU -11 đã kết thúc lịch sử tồn tại của mình, vĩnh viễn rút khỏi lưu thông, chính thức nhường chỗ hoàn toàn cho đồng Eurro đang là đồng tiền chung, duy nhất lưu hành trong tất cả các quan hệ kinh tế - xã hội các những nước thành viên. Một “Ngôi nhà chung châu Âu” đã hình thành. Hiệp ước Nice (7-11/12/2000) được tập trung vào các vấn đề cải cách thể chế để đón nhận các thành viên mới. Hiệp ước Lisbon ngày 13-12-2007 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/12/2009 được ký kết bởi các nhà lãnh đạo 27 nước thành viên Liên minh châu Âu. Hiệp ước này ra đời nhằm định hướng việc hoạch định chính sách chung của EU theo hướng mở rộng và tăng cường vai trò của EU trên trường quốc tế. Sau khi Hiệp ước Lisbon có hiệu lực, EU sẽ xuất hiện trên vũ đài quốc tế với “hình ảnh chung” và “tiếng nói chung”. Cơ chế Chủ tịch luân phiên đang áp dụng vốn không phát huy được vai trò của EU, sẽ được bỏ và thay vào đó, Chủ tịch EU sẽ thay mặt EU tại các diễn đàn quốc tế. Ba cơ quan của EU, gồm Ủy ban châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng EU và Nghị viện châu Âu sẽ được mở rộng, theo hướng tăng quyền hạn và chức năng, để đưa quá trình quyết định chính sách của EU đơn giản hơn và loại bỏ được tình thế khó khăn khi một chính sách không thông qua được do một nước thành viên phản đối. 1.1.2 Quá trình mở rộng EU Theo chiều rộng Danh sách 28 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu xếp theo năm gia nhập: 1951: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan 1973: Đan Mạch, Ireland, Anh 1981: Hy Lạp 1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha 1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển 6
- 2004: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, CH Síp 2007: Romania, Bungary 2013: Croatia Theo chiều sâu 1.1.3 Đặc điểm chung của thị trƣờng Liên minh châu Âu An ninh: EU lấy NATO và Liên minh phòng thủ Tây Âu (WCU) làm trụ cột chính và đang giảm dần sự lệ thuộc vào Hoa Kỳ. Chính trị: diễn ra quá trình chính trị hoá các nhân tố kinh tế, an ninh nghĩa là kết hợp các phương thức kinh tế, quân sự nhằm dẫn tới các mục tiêu chính trị. Đặc trưng chủ yếu nhất của châu Âu ngày nay là quá trình “Âu hoá”, hợp nhất và thống nhất các đường biên giới quốc gia nhằm tăng cường quyền lực và quản lý chung. Đồng thời, EU đang đẩy mạnh hợp tác quốc tế và khu vực bằng việc ký kết các hiệp định song và đa bên. Xã hội: các nước thành viên thực hiện một chính sách chung về lao động, bảo hiểm, môi trường, năng lượng, giáo dục, y tế, hiện nay chỉ còn vài bất đồng về bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ dân sự và nạn thất nghiệp. Kinh tế: EU ngày nay được xem như là một đại quốc gia ở châu Âu, chính sách thương mại chung của EU cũng giống như chính sách thương mại của một quốc gia, bao gồm chính sách nội thương và chính sách ngoại thương, có đồng tiền chung. Về tình hình nhập khẩu: EU là thị trường xuất nhập khẩu lớn trên thế giới. Các thị trường nhập khẩu chính của EU là Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc, khối NAFTA (Hiệp định tự do mậu dịch Bắc Mỹ), ASEAN, OPEC (Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu lửa). EU cũng nhập nhiều các mặt hàng nông sản, khoáng sản, thuỷ sản, 7
- giày dép và dệt may, đồ gốm, đồ gỗ gia dụng, cà phê, chè và gia vị. Đây cũng là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam và là những mặt hàng đang được thị trường EU ưa chuộng. Về đặc điểm tiêu dùng của người dân EU: EU là một thị trường rộng lớn, mỗi nước thành viên lại có đặc điểm tiêu dùng riêng. Do vậy, có thể thấy rằng, thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về chủng loại hàng hoá. Có những loại hàng rất được ưa chuộng ở thị trường Pháp, Italy, hay Bỉ nhưng lại không được người tiêu dùng Anh, Ailen, Đan Mạch hoặc Đức thích dùng. Tuy có những khác biệt về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa các thị trường của từng quốc gia trong khối EU, nhưng hầu hết các nước thành viên đều là những quốc gia nằm ở khu vực Tây Bắc Âu nên có những điểm tương đồng về kinh tế và văn hoá, trình độ phát triển kinh tế, xã hội của các nước thành viên tương đối đồng đều, cho nên người dân thuộc khối EU có những điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng một số loại hàng hoá mà Việt Nam có khả năng sản xuất và xuất khẩu. Chẳng hạn như với hàng may mặc và giày dép, người tiêu dùng trên thị trường Áo, Đức và Hà Lan chỉ mua hàng may mặc và giày dép không chứa chất nhuộm có nguồn gốc hữu cơ. EU đặc biệt quan tâm tới chất lượng và thời trang của loại sản phẩm này. Hàng thuỷ sản phải đặc biệt chú ý đến chất lượng, không bị nhiễm độc do tác động của môi trường hoặc do chất phụ gia Người tiêu dùng châu Âu có sở thích và thói quen dùng sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới dù vẫn biết sản phẩm đó đắt hơn rất nhiều so với những nhãn hiệu bình thường. EU là một trong những thị trường lớn trên thế giới, là cộng đồng dân tộc thượng lưu và là trung tâm văn minh lâu đời của nhân loại. Do đó, sở thích của người châu Âu rất cao sang, họ có thu nhập, mức sống cao và khá đồng đều, yêu cầu khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh của thực phẩm. Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng rất được bảo vệ, khác hẳn với thị trường các nước đang phát triển. Do đó, EU quy định tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có các hệ thống báo động nhanh giữa các nước thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm tại biên giới. 8
- Tóm lại: Từ ECSC đến EU hiện nay là cả một quá trình phát triển phức tạp với các hình thức liên kết kinh tế quốc tế được phát triển chặt chẽ, toàn diện và hoàn toàn mới về chất. Và cho đến nay, sau nhiều nỗ lực thiết thực của EU, tiến trình nhất thể hoá châu Âu đã đạt được nhiều kết quả khả quan trên nhiều lĩnh vực. 1.1.4 Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Liên minh Châu Âu: Để giám sát và điều hành hoạt động của cộng đồng, EU đã lập ra một bộ máy quản lý chung gồm 7 thể chế chính trị chính là: Nghị viện Châu Âu, Hội đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Tòa án Công lý Liên minh châu Âu và Tòa án Kiểm toán châu Âu. Nghị viện châu Âu: là cơ quan lập pháp của EU, bao gồm 750 nghị sĩ của các nước thành viên và được chia ra thành 18 uỷ ban. Nghị viện châu Âu có chức năng thông qua ngân sách, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của EU, cùng hội đồng châu Âu quyết định trong một số lĩnh vực. Nghị viện cũng có quyền bãi miễn uỷ viên Uỷ viên ban châu Âu. Uỷ ban châu Âu: là cơ quan hành pháp của EU, gồm 27 uỷ viên đại diện cho 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. Uỷ ban châu Âu đề xuất lên Hội đồng Bộ trưởng các biện pháp phát triển chính sách chung và theo dõi việc tôn trọng các hiệp ước. Hội đồng bộ trưởng: gồm Bộ trưởng các nước thành viên. Đây là cơ quan lập pháp tối cao của EU, chịu trách nhiệm quyết định các chính sách lớn của Liên minh, đưa ra các quy chế, chỉ thị mang tính bắt buộc đối với các thành viên, đồng thời cũng chịu trách nhiệm về hợp tác liên minh chính phủ. Hội đồng châu Âu: bao gồm những người đứng đầu nhà những nước, chính phủ các nước thành viên và chủ tịch Uỷ ban châu Âu. Hội đồng châu Âu có nhiệm vụ xác định những định hướng lớn của EU và đóng vai trò như mọi diễn đàn chính trị. Ngân hàng trung ương châu Âu: đảm bảo trách nhiệm cấp phát tín dụng cho các tổ chức nhà nước, các doanh nghiệp của các nước thành viên trên cơ sở nguồn vốn của các nước thành viên đóng góp hoặc vốn vay quốc tế. Toà án châu Âu: đặt trụ sở tại Luxembourg, gồm 15 thẩm phán và 9 trạng sự do các chính phủ thoả thuận bổ nhiệm. Toà án có vai trò độc lập, có quyền 9
- bác bỏ những quy định của các tổ chức uỷ ban Châu Âu nếu bị coi là không phù hợp với luật của EU. Toà kiểm toán châu Âu: có chức năng kiểm tra các khoản tài chính của EU để đảm bảo tính hợp pháp của các khoản thu chi, đồng thời phối hợp với các cơ quan thể chế khác của EU để thực hiện các hoạt động có liên quan đến tài chính của mình. 1.1.5 Vị thế của EU trên trƣờng quốc tế EU là một trong những tổ chức liên kết kinh tế ra đời sớm nhất và phát triển nhất hiện nay, tổ chức này vượt xa các hiệp hội tự do thương mại khác như ASEAN, NAFTA và nó mang nhiều thuộc tính của quốc gia độc lập, với lá cờ, quốc ca, ngày thành lập và đồng tiền tệ riêng cũng như một chính sách đối ngoại và an ninh chung. EU vẫn là một trung tâm kinh tế, chính trị, thương mại, tài chính lớn trên thế giới. Cùng với Mỹ và Nhật, EU là một trong ba trụ cột kinh tế lâu đời của thế giới, có ảnh hưởng rất lớn đến trật tự kinh tế quốc tế và chi phối xu hướng phát triển thương mại toàn cầu. Nhìn chung kinh tế EU giai đoạn 2004-2007 được đánh giá là phát triển ổn định, chỉ có khoảng 2 năm 2008-2009 kinh tế EU lâm vào suy thoái do ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và tình trạng nợ công của các nước thành viên nhưng nhìn chung vị thế kinh tế của EU rõ ràng vẫn hùng mạnh. Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của EU giai đoạn 2000 – 2012 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 EU- 3,9 2,0 1,2 1,3 2,4 2,0 3,2 3,0 0,1 -4,6 2,0 1,5 -0.5 27 Nguồn: European Commission: Statistical Annex of European Economy, Spring 2012. Tạp chí Forbes xếp hạng 10 nước giàu nhất trên thế giới năm 2012 theo GDP bình quân đầu người thì EU có tới 3 thành viên nằm trong danh sách: Bảng 1.2: Những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới năm 2012 10
- Quốc gia GDP bình quân đầu người(USD) Quatar 88.222 USD Luxembourg 81.466 USD Singapore 56.694 USD Na Uy 56.959 USD Brunei 48.333 USD Các tiểu vương quốc Ả rập 47.439 USD thống nhất (UAE) Hoa Kỳ 46.860 USD Hồng Kông (Trung 45.944 USD Quốc) Thụy Sĩ 41.950 USD Hà Lan 40.973 USD Nguồn: tạp chí Forbes EU chiếm hơn một nửa kim ngạch thương mại và GDP toàn cầu. EU và Hoa Kỳ là hai thực thể kinh tế lớn nhất thế giới đã thiết lập phần lớn các luật lệ thương mại và tài chính quốc tế thông qua một loạt các thể chế quốc tế như G8, WTO, IMF và WB, nơi mà cả Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ góp phần lớn vốn. Pháp và Anh là những thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc với quyền phủ quyết, ngoài ra EU còn có đại diện trong G8, G20, WTO và đang muốn thể hiện một vai trò như người lãnh đạo đối với các thành viên trong WTO do tầm quan trọng của EU trong thương mại cũng như kinh tế thế giới. EU là người khởi xướng nhiều sáng kiến trong việc xây dựng các khối liên kết kinh tế khu vực và thế giới, đã phát động trong chương trình phát triển Doha tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ tư vào tháng 11/2001. EU đã có dấu hiệu khởi động làm việc với các đối tác thương mại của mình nhằm xây dựng lại lòng tin và sự hợp tác với các thành viên WTO sau thất bại tại vòng đàm phán thiên niên kỷ tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 3 tổ chức tại Seatle (Hoa Kỳ) EU cũng đang tích cực cải thiện tầm hiểu biết chung trong WTO bằng những biện pháp làm tăng tính minh bạch trong chính sách đối ngoại. EU đang tìm kiếm cơ hội thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa WTO và các tổ chức liên chính phủ khác nhằm làm nổi bật vai trò của mình trong nền kinh tế thế 11
- giới. Hiện nay EU còn tăng cường vai trò ảnh hưởng của mình trên thế giới bằng các khoản viện trợ, năng lượng, phúc lợi, thương mại cho các nước đang phát triển. Đối mặt với những khó khăn hiện tại khi mà Chiến lược Lisbon đã thất bại trong việc đưa Châu Âu trở thành nền kinh tế tri thức hàng đầu thế giới trong năm 2010, chiến lược Europe 2020 được EU đã loan báo thay thế cho Chiến lược Lisbon nhằm củng cố và khôi phục lại vị thế của EU trên trường quốc tế. Tóm lại: Qua hơn 60 năm phát triển EU ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế thế giới cũng như vị thế ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đối với các quốc gia khác trên toàn cầu. 1.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA EU VÀ VIỆT NAM 1.2.1 Bối cảnh lịch sử khi hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao (28-11-1990). Thế giới bước vào thập kỷ 90 của thế kỷ XX với những thay đổi lớn lao: Đó là sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu; thế giới kết thúc cuộc Chiến tranh Lạnh với trật tự hai cực đã được ra đời từ sau Thế chiến thứ Hai (1945); các nước dù lớn, nhỏ đều có những điều chỉnh chiến lược nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị đất nước phù hợp với xu thế hợp tác và phát triển chung của nhân loại. Trong bối cảnh đó, Việt Nam những năm 1990 vẫn rơi vào tình trạng rất khó khăn: Thứ nhất: Sau 4 năm đổi mới (1986), mặc dù đã đạt được một số thành tựu bước đầu trong công cuộc đổi mới đất nước, song Việt Nam vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội sâu sắc. Các vấn đề đối nội, đặc biệt là đời sống nhân dân rất khó khăn, gian khổ. Thứ hai: Trong quan hệ quốc tế, Việt Nam vẫn rơi vào tình trạng bị bao vây, cô lập. Mỹ vẫn thi hành chính sách bao vây, cấm vận về kinh tế. Trung Quốc vẫn thi hành các chính sách thù địch chống chúng ta. Các nước ASEAN và một số nước khác chưa có quan hệ bình thường với Việt Nam. Thứ ba: Liên Xô (đồng minh chiến lược) và các nước XHCN ở Đông Âu tan rã, Việt Nam mất đi chỗ dựa vững chắc cả về chính trị và kinh tế, thị trường truyền thống của Việt Nam bị thu hẹp, nguồn viện trợ cũng không còn nữa. Trong bối cảnh đó, một mặt, Việt Nam đã chủ động điều chỉnh chiến lược, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, hội nhập để phát triển 12
- với những chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, thêm bạn bớt thù, tranh thủ mọi nguồn vốn, công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý tiên tiến để phát triển đất nước, chủ trương hợp tác bình đẳng, muốn làm bạn với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị khác nhau, trên nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình Mặt khác, do sớm nhận thức rõ ràng khu vực châu Á - Thái Bình Dương là khu vực phát triển kinh tế năng động, có tiềm năng và triển vọng phát triển lớn, hấp dẫn, các nước trong cộng đồng EC đã rất tích cực mở rộng các hoạt động cả về chính trị, kinh tế với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Hai tầm nhìn lớn gặp nhau, Việt Nam và EC đã vượt qua được mọi khó khăn thách thức, đã cố gắng lớn, quyết tâm cao, bất chấp những cản trở, thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ vào ngày 28-11-1990. Đây là mốc son quan trọng đánh dấu bước chuyển chiến lược trong quan hệ Việt Nam - EC, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về chính trị, kinh tế, xã hội giữa hai bên. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao vào lúc đó đã tỏ rõ tầm nhìn chiến lược của EC đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, còn đối với Việt Nam, đang trong tình trạng bị bao vây cô lập, thì hành động của EC là một nghĩa cử cao đẹp rất đáng được trân trọng. 1.2.2 Lợi ích từ việc liên kết Việt Nam – EU. 1.2.2.1 Về phía Việt Nam Từ khi lập quan hệ ngoại giao và kí kết các hiệp định kinh tế, thương mại nước ta đã có những bước phát triển mạnh. Việt Nam có được một thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhờ vậy mà xuất khẩu được đẩy mạnh hơn, đồng thời EU là một khu vực có nền kinh tế phát triển cao, có thể đáp ứng các yêu cầu nhập khẩu thiết bị công nghệ nguồn và nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hiện EU là một đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Năm 2011, EU đứng thứ hai trong các nước xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Xét cán cân thương mại song phương, Việt Nam luôn là bên xuất siêu. Trong tương lai với sự trợ giúp tích cực từ phía EU, Việt Nam sẽ có cơ hội được tiếp xúc với công nghệ đứng thứ hai sau Mỹ, điều này tác 13
- động mạnh mẽ tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, từ đó giúp nước ta gia tăng khả năng cạnh tranh so với hàng hóa của các nước khác. Đặc biệt nếu FTA được ký kết thì cả xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam và EU càng có lợi hơn nữa. Việc ký kết này sẽ giúp cho vị trí của Việt Nam được cải thiện nhiều trên thế giới. Ký kết này đồng nghĩa với việc ký kết thương mại tự do với 27 quốc gia thành viên, là một ký kết lớn mang tính hợp tác khu vực sẽ giúp cho hoạt động kinh tế Việt Nam thuận lợi hơn, giúp cho doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hợp tác, phát triển với một nền kinh tế lớn và thương mại phát triển như EU. Bên cạnh đó, EU không những là đối tác quan trọng mà còn là một trong những nhà tài trợ lớn nhất về hỗ trợ phát triển cho Việt Nam với các lĩnh vực chủ yếu như y tế, giáo dục, văn hóa, bảo vệ môi trường, chuyển đổi nền kinh tế, cải cách hành chính và xóa đói giảm nghèo. Từ năm 1993 đến năm 2009, tổng cam kết ODA của Ủy ban châu Âu và các nước thành viên EU dành cho Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ USD, trong đó giải ngân được gần 5 tỷ USD. Năm 2010, tổng ODA cam kết của EU là 1,05 tỷ USD. Nguồn tài trợ từ EU là một trong những nguồn lực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam có thể cất cánh. 1.2.2.2 Về phía EU Nền kinh tế của Việt Nam rất nhỏ so với EU nhưng Việt Nam cùng với các nước thành viên ASEAN khác sẽ tạo ra một thị trường hơn 600 triệu người tiêu dùng trong khi EU chỉ khoảng 500 triệu người. Mặt khác Việt Nam là một trong những thành viên của ASEAN, với vị trí địa lý quan trọng, việc phát triển quan hệ với Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi để EU thúc đẩy quan hệ và tăng cường vai trò ở khu vực Đông Nam Á, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác cơ hội đầu tư, thương mại trong toàn thị trường ASEAN. Ngoài ra Việt Nam và EU đã dành cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu khác của EU vào Việt Nam đều được áp mức thuế tương đối thấp như với cơ khí (3,4%), dược phẩm (2%), sắt (2%), dụng cụ quang học và y tế (1,3%) và máy bay (0%), ngoại trừ đối với ô tô (24,2%) và một phần với hàng điện tử 8,9% 14
- Tóm lại: Việt Nam mở rộng quan hệ kinh tế với EU, một mặt giúp Việt Nam có thể đẩy mạnh thương mại, một mặt có được những tiến bộ về kinh tế, khoa học kĩ thuật và công nghệ của EU, mặt khác cũng là điều kiện để EU thu hút các khu vực khác trên thế giới, làm cho quan hệ quốc tế của EU được đa dạng và nhiều chiều hơn. Mậu dịch tự do luôn mang lại lợi ích cho hai bên, song ta có thể nhận thấy hiện giờ thì Việt Nam vẫn có lợi nhiều hơn từ việc tự do thương mại với EU. CHƢƠNG 2 QUAN HỆ VIỆT NAM – EU TRÊN CÁC LĨNH VỰC CHÍNH Việt Nam luôn xem EU như một đối tác chiến lược quan trọng. Quan hệ giữa Việt Nam và EU không những thể hiện ở mối quan hệ song phương mà còn là quan hệ đa phương giữa EU và ASEAN. 2.1 Các hiệp định quan trọng giữa Việt Nam và EU 2.1.1 Hiệp định đối tác và hợp tác (PCA) Hiệp định PCA mới giữa EU và Việt Nam thay cho Hiệp định khung về hợp tác ký năm 1995 đã hết hạn. Hiệp định PCA là một bước phát triển quan trọng và là khuôn khổ cho toàn bộ quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU trong thời gian tới, được xây dựng trên nền tảng Hiệp định khung năm 1995. Đối với Việt Nam, PCA là khởi đầu cho một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ với EU, bỏ lại đằng sau mối quan hệ phụ thuộc để hướng tới một quan hệ đối tác bình đẳng hơn. Hiệp định sẽ mở rộng hơn nhiều so với Hiệp định khung năm 1995, bao gồm nhiều lĩnh vực mới như nhập cư, chống tội phạm, chống khủng bố, ngăn ngừa vũ khí giết người hàng loạt 15
- S K L 0 0 2 1 5 4