Báo cáo Nâng cao sự hiểu biết pháp luật liên quan ðến bảo hộ quyền tác giả cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 1910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Nâng cao sự hiểu biết pháp luật liên quan ðến bảo hộ quyền tác giả cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_nang_cao_su_hieu_biet_phap_luat_lien_quan_en_bao_ho.pdf

Nội dung text: Báo cáo Nâng cao sự hiểu biết pháp luật liên quan ðến bảo hộ quyền tác giả cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ÐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG TRỌNG ÐIỂM NÂNG CAO SỰ HIỂU BIẾT PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ÐẾN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM Mã số: T2013-171 Chủ nhiệm đề tài: ThS Trần Minh Toàn S K C0 0 5 4 1 6 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11/2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG NÂNG CAO SỰ HIỂU BIẾT PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM Mã số: T2013-171 Chủ nhiệm đề tài: ThS Trần Minh Toàn TP. HCM, 11/2013
  3. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây, thực trạng xâm phạm quyền tác giả ở Việt Nam ngày càng báo động và có dấu hiệu biến tướng. Đặc biệt tình trạng xâm phạm quyền tác giả vẫn diễn ra hết sức phức tạp trên nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm trong các trường Đại học hiện nay. Khi chúng ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, tiếp thu các nét văn hóa phương Tây tiến bộ thì ở các trường đại học Việt Nam hiện nay tồn tại tình trạng xâm phạm quyền tác giả khá phổ biến dưới nhiều hình thức. Xã hội phát triển, khi nhu cầu tìm hiểu, học hỏi của con người tăng cao thì vấn đề bản quyền càng được chú trọng đặc biệt. Tuy nhiên, như phân tích ở trên thì việc sách lậu bày bán công khai tràn lan, đã làm cho không ít người viết sách, nhà nghiên cứu ở hệ thống giáo dục đại học giảm nhiệt huyết. Còn phía cơ quan quản lý tỏ ra bất lực vì hoạt động vi phạm bản quyền ngày càng tinh vi và khó lường. Theo chúng tôi, từ thực trạng trên có thể rút ra những nguyên nhân sau: Thứ nhất, về yếu tố lợi nhuận. Với khoản thu khá lớn từ việc bán sách không mất phí bản quyền thì đối tượng kinh doanh “sản phẩm” in ấn nào cũng nhắm đến “miếng bánh” béo bở kể trên. Chỉ cần bỏ ra một khoản tiền in nhỏ, chất lượng giấy kém, các cơ sở in sách lậu tung ra thị trường những quyển sách, tài liệu sao chép giá rẻ đã đánh đúng vào tâm lý người tiêu dùng. Chúng tôi muốn nhấn mạnh nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến việc sách lậu được bày bán công khai xuất phát từ yếu tố kinh tế. Đối với người tiêu dùng, tức đối tượng hướng đến của sách lậu là giảm được chi phí mua vào càng nhiều càng tốt. Vì thế xuất hiện tâm lý xem nhẹ yếu tố chất lượng sách như thế nào, sách xuất bản ở đâu, sách thật hay sách lậu người
  4. 2 tiêu dùng cũng không mặn mà. Điều này đã được chính đối tượng chuyên sản xuất sách vi phạm bản quyền tận dụng triệt để. Chỉ cần có cùng nội dung, chỉ cần sinh viên, giảng viên, học viên sử dụng được là được. Tất nhiên, họ chấp nhận thực tế trên vì giá thấp. Thứ hai, về phía tác giả bị vi phạm bản quyền ở hệ thống giáo dục Đại học. Yếu tố này rất quan trọng, bởi chính tác giả là người trực tiếp bị xâm phạm. Nói đúng hơn, họ phải hành động thiết thực để “đứa con tinh thần” của mình khỏi bị xâm phạm. Tuy nhiên, việc bảo hộ quyền sở hữu lại bị xem nhẹ. Khi phát hiện bản quyền bị xâm phạm, tác giả lại vướng vào thủ tục kiện tụng rườm ra, mất thời gian, chí phí nên bảo vệ quyền tác giả họ chưa quan tâm đúng mức, thậm chí bỏ ngõ quyền lợi chính đáng của mình. Thứ ba, lực lượng thanh tra, kiểm tra bản quyền tác giả lĩnh vực này còn mỏng so với thực tế. Mặt khác, những quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ còn dài trải. Cụ thể, trong quá trình quản lý, xử lý vi phạm có đến 6 cơ quan là UBND các cấp, thanh tra khoa học và công nghệ, thanh tra văn hóa, cảnh sát kinh tế, quản lý thị trường, hải quan được phép xử lý. Điều này gây ra sự chồng chéo, thiếu tính đồng bộ trong quá trình thanh tra, kiểm tra bản quyền tác giả bị xâm phạm. Thứ tư, nhận thức về vai trò, vị trí của vấn đề quyền tác giả trong hệ thống các trường đại học chưa được chú trọng đúng mức. Tổ chức tư vấn đăng ký quyền tác giả còn ở mức khiêm tốn. Tâm lý bảo vệ quyền tác giả vẫn chưa được các giảng viên, nhà nghiên cứu lưu tâm nên vô tình tiếp tay cho việc xâm phạm quyền tác giả ngày càng nhiều và công khai. Điều này cũng gây bất lợi cho lực lượng nghiên cứu khoa học trong hệ thống giáo dục Đại học trong cả nước. Thứ năm, ý thức tự giác của người sử dụng chưa cao. Điều này khá rõ khi ý thức tiêu thụ sách của sinh viên, giảng viên, học viên vẫn còn mang
  5. 3 tính thị hiếu. Một cuốn sách được phô tô trình bày bắt mắt, giá thấp vẫn luôn là sự lựa chọn đầu tiên của những đối tượng này. Họ chưa ý thức được hậu quả của việc sử dụng và tiêu thụ sách lậu, chưa đề cao ý nghĩa của quyền tác phẩm trong cơ chế thị trường ở Việt Nam. Với những đòi hỏi bức xúc của quá trình hội nhập việc tuyên truyền phổ biến cho sinh viên trong các trường đại học nói chung và tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng về pháp luật sở hữu trí tuệ mà đặc biệt là pháp luật liên quan đến bảo hộ quyền tác giả là một yêu cầu cấp thiết. Chính vì vậy tác giả đã quyết định chọn đề tài “Nâng cao sự hiểu biết pháp luật liên quan đến bảo hộ quyền tác giả cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh”làm nội dung nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2013. 2. Tình hình nghiên cứu Về khía cạnh pháp lý này cũng đã có rất nhiều công trình đã nghiên cứu và đã làm sáng tỏ một số khía cạnh pháp lý có liên quan cụ thể như: Nước ngoài: - Tamotsu Hozumi, Cẩm nang quyền tác giả khu vực Châu Á – người dịch Mai Minh Hằng, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2005. - Luật quyền tác giả hợp chủng quốc Hoa Kỳ - Copyright Law of the United States of American – Quy định tại điều số 17 Bộ luật Hợp chủng quốc Hoa Kỳ/ người dịch Tuấn Tâm, hiệu đính Lê Hoài Dương, Cục bản quyền tác giả, Hà Nội, 2000. - Quản lý quyền tác giả và quyền liên quan/ Mihály Ficsor: người dịch Thanh Hoa, người hiệu đính Almos Joseph Maksay, Xuân Hồng, Cục bản Quyền tác giả, Hà Nội 2007. Trong nước:
  6. 4 - Nguyễn Bá Bình, Phạm Thanh Tùng, Công ước Berne 1886 – Công cụ hữu hiệu bảo vệ quyền tác giả, NXB Tư Pháp, Hà Nội 2006. - Vũ Mạnh Chu, Sáng tạo văn học nghệ thuật và quyền tác giả ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. - Các điều ước quốc tế về quyền tác giả và quyền liên quan – Trong lộ trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, Cục bản quyền tác giả văn học nghệ thuật, Hà Nội, 2004. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu có 2 mục đích sau: Thứ nhất, Tác giả làm rõ những quy định của pháp luật của Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế liên quan đến quyền tác giả. Thứ hai, Từ thực trạng hiểu biết pháp luật về quyền tác giả của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao sự hiểu biết pháp luật có liên quan đến việc bảo hộ quyền tác giả. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và pháp lý liên quan đến quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài được giới hạn nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực lý luận và pháp lý liên quan đến quyền tác giả và thực trạng sự hiểu biết pháp luật về bảo hộ quyền tác giả của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
  7. 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được trình bày trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Phương pháp nghiên cứu có tính chất bao trùm được quán triệt để thực hiện đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp như: tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu lịch sử. 6. Đóng góp của đề tài Đề tài là một công trình khoa học nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp lý liên quan đến pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Từ thực trạng hiểu biết pháp luật về bảo hộ quyền tác giả của sinh viên trường Đại học Sư phạm kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả phân tích những nguyên nhân của thực trạng trên và có những giải pháp nhằm nâng cao sự hiểu biết pháp luật cho sinh viên trong trường liên quan đến bảo hộ quyền tác giả. Đây là một công trình nghiên cứu không chỉ có tính lý luận mà còn mang ý nghĩa thực tiễn rất sâu sắc trong xu thế hội nhập quốc tế ngày nay khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và là thành viên tham gia các Công ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả.
  8. 6 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ 1.1Những vấn đề lý luận về quyền tác giả 1.1.1 Khái niệm quyền tác giả Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Hiểu một cách đơn giản, quyền tác giả cho phép tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả được độc quyền khai thác tác phẩm, chống lại việc sao chép bất hợp pháp. Thí dụ, tác giả một tác phẩm văn học (bức thư) được làm chủ thành quả lao động trí tuệ của mình, được độc quyền công bố, xuất bản bức thư của mình. Việc sao chép, phổ biến nội dung tác phẩm mà không có sự đồng ý của tác giả là xâm phạm quyền tác giả. Về khái niệm pháp lý, quyền tác giả là tổng hợp các quy phạm quy định và bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học1. Quyền tác giả hay tác quyền (thuật ngữ tiếng Anh là Copyright) là độc quyền của một tác giả cho tác phẩm của người này. Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa (cũng còn được gọi là tác phẩm) không bị vi phạm bản quyền, thí dụ như các bài viết về khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp, phim và các chương trình truyền thanh. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm này. Một phần người ta cũng nói đó là sở hữu trí tuệ (intellectual property) và vì thế là đặt việc bảo vệ sở hữu vật chất và sở hữu trí tuệ song đôi với nhau, thế nhưng khái niệm này 1Ths Phạm Tuấn Anh, TS Vũ Trọng Hách, Ths Phùng Văn Hiến – Quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2011, tr85.
  9. 7 đang được tranh cãi gay gắt. Quyền tác giả không cần phải đăng ký và thuộc về tác giả khi một tác phẩm được ghi giữ lại ít nhất là một lần trên một phương tiện lưu trữ. Quyền tác giả thông thường chỉ được công nhận khi sáng tạo này mới, có một phần công lao của tác giả và có thể chỉ ra được là có tính chất duy nhất2. Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học không chỉ làm giàu đời sống tinh thần của con người mà còn chứa đựng giá trị thương mại. Bảo hộ quyền tác giả đúng mức góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và khoa học - kỹ thuật. Giá trị của quyền tác giả càng được đề cao hơn trong bối cảnh công nghệ thông tin và công nghệ giả trí phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Theo nghĩa khách quan, quyền tác giả là tổng hợp các quy phạm pháp luật về quyền tác giả nhằm xác nhận và bảo vệ quyền của tác giả, của chủ sở hữu quyền tác giả, xác định nghĩa vụ của các chủ thể trong việc sử dụng các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học; quy định trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền đó khi có hành vi xâm phạm. Với ý nghĩa này, quyền tác giả chính là pháp luật quyền tác giả với những quy định về: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, các tác phẩm được bảo hộ, nội dung quyền tác giả, các trường hợp giới hạn quyền tác giả, thời hạn bảo hộ quyền tác giả, xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả, các biện pháp bảo vệ quyền tác giả. Theo nghĩa chủ quan, quyền tác giả là tổng hợp các quyền, nghĩa vụ của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và các chủ thể có liên quan khác. Theo nghĩa là quan hệ pháp luật, quyền tác giả chính là các quan hệ xã hội trong việc tạo ra, sử dụng về quyền tác giả được các xác lập giữa tác giả 2
  10. 8 với chủ sở hữu quyền tác giả; giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả với các chủ thể khác thông qua các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học3. Nói tóm lại, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. 1.1.2 Đặc điểm quyền tác giả Thứ nhất, quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức sáng tạo, không bảo hộ nội dung sáng tạo. Mặt khác nếu hình thức thể hiện của một ý tưởng trùng với nội dung ý tưởng đó, thì hình thức cũng không được bảo hộ. Không ai bảo hộ một câu nói đơn giản như “tôi ăn cơm” hay “anh yêu em” dưới dạng quyền tác giả. Quyền tác giả bảo hộ tác phẩm, còn tác phẩm là sự hình thành một ý tưởng dưới một hình thức nhất định. Thí dụ cùng một ý tưởng về tình yêu có các bài hát “Tình ca” của Hoàng Việt, “Hành khúc ngày và đêm”, “Thuyền và biển” của Phan Huỳnh Điểu, v.v. Quyền tác giả chỉ tập trung bảo vệ hình thức thể hiện tác phẩm, không bảo vệ nội dung tác phẩm. Vì thế, quyền tác giả được phát sinh kể từ khi tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức nhất định. Nói cách khác, căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật dân sự về quyền tác giả là các hành vi pháp lý. Điều này có nghĩa là cơ quan nhà nước sẽ không xem xét nội dung tác phẩm và việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả chỉ có giá trị chứng cứ chứ không có giá trị pháp lý như đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Thật ra, giữa hình thức và nội dung tác phẩm không phải lúc nào cũng dễ dàng phân biệt. Thứ hai, là tác phẩm được bảo hộ phải có tính nguyên gốc, tức là không sao chép, bắt chước tác phẩm khác. Điều đó không có nghĩa là ý tưởng của tác phẩm phải mới, mà có nghĩa là hình thức thể hiện của ý tưởng 3TS Lê Đình Nghị, TS. Vũ Thị Hải Yến, Giáo trình luật sở hữu trí tuệ, NXB giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009, tr 23.
  11. 9 phải do chính tác giả sáng tạo ra. Như vậy, một tác phẩm muốn được bảo hộ, phải do chính sức lao động trí óc của tác giả tạo ra. Tính nguyên gốc không có nghĩa là không có kế thừa. Thí dụ “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là chuyển thể thơ của tiểu thuyết “Đoạn trường Tân thanh” của Thanh Tâm Tài Nhân. Nhưng cả Nguyễn Du và Thanh Tâm Tài Nhân đều được công nhận là tác giả của các tác phẩm của mình4. Thứ ba, quyền tác giả được bảo hộ không phụ thuộc vào nội dung và giá trị nghệ thuật. Các công ước quốc tế về quyền tác giả (điển hình là công ước Berne) và pháp luật sở hữu trí tuệ của các quốc gia đều thống nhất rằng: Sự sáng tạo trí tuệ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học mang tính nguyên gốc và được vật chất hóa, được công nhận là tác phẩm và được bảo hộ theo pháp luật quyền tác giả. Pháp luật quyền tác giả không đưa ra bất kỳ điều kiện nào vể nội dung và giá trị nghệ thuật để tác phẩm được bảo hộ. Thứ tư, quyền tác giả bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm. Tác phẩm chính là những ý tưởng sáng tạo của cá nhân được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định. Tác phẩm có thể được thể hiện dưới một hoặc sự kết hợp các hình thức: từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, màu sắc. Pháp luật quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của những ý tưởng sáng tạo mà không bảo hộ ý tưởng sáng tạo chứa đựng trong tác phẩm, được thể hiện ra từ tác phẩm. Ví dụ: Anh Z có thể nắm bắt ý tưởng từ tác phẩm X và cho ra đời tác phẩm Y có ý tưởng trùng hoặc tương tự với ý tưởng được thể hiện từ tác phẩm X. Trong trường hợp này, hành vi của anh Z không bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm X. 4 TS Lê Đình Nghị, TS. Vũ Thị Hải Yến, Giáo trình luật sở hữu trí tuệ, NXB giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009, tr 86-87.
  12. 10 Thứ năm, quyền tác giả được bảo hộ tự động. Kết quả của hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học mang tính nguyên gốc và được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định sẽ được công nhận là tác phẩm và được pháp luật về quyền tác giả thừa nhận và bảo vệ. Như vậy, thủ tục đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên, thực hiện thủ tục này giúp giảm nhẹ nghĩa vụ chứng minh cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi có tranh chấp hay xâm phạm quyền tác giả xảy ra. 1.2 Những vấn đề pháp lý về quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam 1.2.1Đối tượng bảo hộ quyền tác giả. Đối tượng bảo hộ của quyền tác giả là những sáng tạo trí tuệ hoặc sản phẩm trí tuệ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học, bất kể tác phẩm được thể hiện dưới hình thức hoặc phương thức nào. Về nguyên tắc, pháp luật về quyền tác giả bảo hộ sự thể hiện ý tưởng trong tác phẩm, không bảo hộ ý tưởng của tác phẩm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, không thể phân định một cách rõ ràng giữa ý tưởng và sự thể hiện ý tưởng; thông qua sự thể hiện ý tưởng được làm nổi bật lên. Trong trường hợp như vậy việc bảo hộ sự thể hiện ý tưởng cũng đồng thời là việc bảo hộ ý tưởng. - Tác phẩm thể hiện dưới dạng ký tự khác Tác phẩm thể hiện dưới dạng ký tự khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bằng các ký hiệu thay cho chữ viết như chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự khác mà các đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau.
  13. 11 - Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là loại hình tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định. - Tác phẩm báo chí Tác phẩm báo chí quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm các thể loại: phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác. - Tác phẩm âm nhạc Tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1Điều 14 củaLuật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. - Tác phẩm sân khấu Tác phẩm sân khấu quy định tại điểm đ khoản 1Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc các loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm kịch (kịch nói, nhạc vũ kịch, ca kịch, kịch câm), xiếc, múa, múa rối và các loại hình tác phẩm sân khấu khác. - Tác phẩm điện ảnh Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là những tác phẩm được hợp thành bằng hàng loạt hình ảnh liên tiếp tạo nên hiệu ứng chuyển động kèm theo hoặc không kèm theo âm thanh, được thể hiện trên
  14. 12 một chất liệu nhất định và có thể phân phối, truyền đạt tới công chúng bằng các thiết bị kỹ thuật, công nghệ, bao gồm loại hình phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loại hình tương tự khác. - Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng Tác phẩm tạo hình quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ hoạ, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: Biểu trưng; hàng thủ công mỹ nghệ; hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm. - Tác phẩm nhiếp ảnh Tác phẩm nhiếp ảnh quy định tại điểm h khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện hình ảnh của thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra hay có thể được tạo ra bằng bất cứ phương pháp kỹ thuật nào (hoá học, điện tử hoặc phương pháp khác). Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh hay tương tự như điện ảnh không được coi là tác phẩm nhiếp ảnh mà là một phần của tác phẩm điện ảnh đó. - Tác phẩm kiến trúc
  15. 13 Tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là các bản vẽ thiết kế dưới bất kỳ hình thức nào thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình xây dựng, quy hoạch không gian (quy hoạch xây dựng) đã hoặc chưa xây dựng. Tác phẩm kiến trúc bao gồm các bản vẽ thiết kế về mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan của một vùng, một đô thị, hệ thống đô thị, khu chức năng đô thị, khu dân cư nông thôn. Mô hình, sa bàn về ngôi nhà, công trình xây dựng hoặc quy hoạch không gian được coi là tác phẩm kiến trúc độc lập. - Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ quy định tại điểm k khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc. - Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu Tác phẩm điện ảnh, sân khấu được sáng tạo bởi tập thể tác giả. Những người tham gia sáng tạo tác phẩm điện ảnh, sân khấu quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Sở hữu trí tuệ được hưởng các quyền nhân thân đối với phần sáng tạo của mình theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ. Nhà sản xuất, đạo diễn, tác giả kịch bản có thể thoả thuận về việc thực hiện các quyền đặt tên tác phẩm điện ảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ và việc sửa chữa kịch bản tác phẩm điện ảnh quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ.
  16. 14 Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, dàn dựng tác phẩm sân khấu quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật Sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ. Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, dàn dựng tác phẩm sân khấu có thể thoả thuận về việc thực hiện các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ và nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 21 của Luật Sở hữu trí tuệ. - Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệđược bảo hộ không phụ thuộc vào việc định hình. Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Người sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều này phải thoả thuận về việc trả thù lao cho người lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và được hưởng quyền tác giả đối với phần nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu của mình. Dẫn chiếu xuất xứ loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc chỉ ra địa danh của cộng đồng cư dân nơi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được hình thành.  Đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
  17. 15 Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo. Văn bản hành chính quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật. 1.2.2 Chủ thể quyền tác giả Chủ thể của quyền tác giả là tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Xác định chính xác tư cách chủ thể của quyền tác giả giúp xác định chính xác quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định hoặc/và do các bên trong hợp đồng chuyển giao quyền tác giả xác định chủ sở hữu quyền tác giả. Do đó, đảm bảo được quyền, lợi ích của những chủ thể này. 1.2.2.1 Tác giả Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Như vậy, cá nhân được coi là tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học nếu tác phẩm là kết quả sáng tạo trực tiếp của cá nhân. Cho nên người đề xuất ý kiến, làm công việc hỗ trợ đóng góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả. Cá nhân được bảo hộ quyền tác giả theo quy định pháp luật Việt Nam bao gồm: công dân Việt Nam và người nước ngoài. Cụ thể, (a) Cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả; (b) Cá nhân nước ngoài có tác
  18. 16 phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam; (c) Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam; (d) Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.Cho dù tác giả là người Việt Nam hay người nước ngoài đều được chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật quyền tác giả như nhau, được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau. Quy định này xuất phát từ nguyên tắc đối xử quốc gia trong pháp luật quốc tế, nhằm thu hút những sản phẩm trí tuệ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ tại Việt Nam và tạo điều kiện cho chúng ta tiếp cận một cách dễ dàng hơn với những sản phẩm trí tuệ này. Các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự về quyền tác giả bao gồm tác giả (đồng tác giả) và chủ sở hữu quyền tác giả. Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hay một phần tác phẩm (Khoản 1 Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ). Tuy vậy, Luật sở hữu trí tuệ không quy định rõ như thế nào gọi là sáng tạo. Theo một số tài liệu khoa học, sáng tạo trong quan hệ pháp luật dân sự về quyền tác giả được coi là việc sử dụng sức lao động và khả năng suy xét để tạo ra tác phẩm. Như vậy, sáng tạo là việc tạo ra tác phẩm từ lao động trí óc. Sao chép lại một quyển sách không gọi là sáng tạo. Các nhân viên công ty Điện thoại đã lập danh bạ Điện thoại “Những trang trắng”, sắp xếp số thuê bao theo thứ tự chữ cái đầu tiên của chủ thuê bao. Đó không phải là sáng tạo, vì công việc sắp xếp là do máy vi tính tạo nên. Tuy nhiên, đối với “Những trang vàng” (sắp xếp theo chủ đề) thì rõ ràng những nhân viên của Công ty Điện thoại đã chọn lọc và sắp xếp số điện thoại theo chủ đề. Vì họ đã dùng đến “khả năng suy xét”, họ là tác giả của tác phẩm là danh bạ điện thoại “Những trang vàng”. Tác giả không nhất thiết phải sáng tạo ra toàn bộ tác phẩm, họ có thể chỉ sáng tạo ra một phần tác phẩm. Thí dụ như trong “Giáo trình Luật Dân
  19. 17 sự Việt Nam”, các giảng viên của Đại học Luật Hà Nội được phân công mỗi người viết một phần, thì mỗi người sẽ là tác giả của phần viết đó. Tương tự, mức độ sáng tạo để tạo ra từng loại tác phẩm có khác nhau. Thí dụ để ra đời chương trình máy tính “Windows '95”, công ty Microsoft đã phải huy động gần 2500 lập trình viên tham gia làm việc. Tuy nhiên, vai trò của họ không như nhau. Một số lập trình viên hoạch định các thuật toán để giải quyết vấn đề, một số các lập trình viên khác chỉ làm những công việc đã được vạch sẵn với những phép thử/sai, không cần sáng tạo gì thêm. Trong trường hợp đó, chỉ những lập trình viên đóng vai trò quan trọng và có sáng tạo mới được coi là tác giả của phần mềm Microsoft5. Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hay một phần tác phẩm. “Sáng tạo” trong quan hệ pháp luật dân sự về quyền tác giả được coi là việc “sử dụng sức lao động và khả năng suy xét” để tạo ra tác phẩm. Như vậy, sáng tạo là việc tạo ra tác phẩm từ lao động trí óc. Sao chép lại một quyển sách không gọi là sáng tạo. Một người chỉ được bảo hộ quyền tác giả trong phạm vi mà người đó trực tiếp sáng tạo. “Trực tiếp” có nghĩa là chính tác giả đóng vai trò quyết định trong việc thể hiện ý tưởng và tạo nên tác phẩm. Vì thế, một người cung cấp thông tin cho phóng viên viết bài không phải là tác giả của bài báo. Như đã nêu ở trên, điểm mấu chốt để xác định quyền tác giả là tác phẩm phải mang tính nguyên gốc. Các khái niệm “nguyên gốc” và “trực tiếp sáng tạo” có liên quan đến nhau. Khi tác giả sáng tạo một tác phẩm, thì đương nhiên tác phẩm được sáng tạo đó mang tính nguyên gốc, trừ khi tác giả sao chép từ một tác phẩm khác. 5 Lê Nết, Quyền sở hữu trí tuệ, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2006.
  20. 18 Nói rằng tác giả phải trực tiếp sáng tạo không có nghĩa là tác giả không có quyền kế thừa sự sáng tạo của người khác. Luật Việt Nam cũng công nhận người dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, sưu tầm, tuyển chọn từ những tác phẩm khác cũng được coi là tác giả. Thí dụ nhạc sỹ A đi sưu tầm những bài dân ca Nam Bộ để viết thành tuyển tập, thì nhạc sỹ là tác giả của tuyển tập của công trình nghiên cứu của mình, chứ không phải những người đã ca lại những bài dân ca cho nhạc sỹ A.Tuy vậy, A chỉ là tác giả của tuyển tập mà chị in, chứ không phải là tác giả của các bài dân ca, vì chị không trực tiếp sáng tạo ra chúng. Như vậy, một người chỉ được bảo hộ quyền tác giả trong phạm vi mà người đó trực tiếp sáng tạo. Để đánh giá một tác phẩm có phải là nguyên gốc hay không cần phải xem có phần nào của tác phẩm đã được sáng tạo. Trong tác phẩm dịch, việc thể hiện, cách đặt câu của dịch giả là một sự sáng tạo - mang tính nguyên gốc. Trong tác phẩm tuyển chọn, cách sắp xếp các tác phẩm khác nhau vào một tổng thể mang tính logic là một sáng tạo mang tính nguyên gốc. Sáng tạo hay nguyên gốc trong khái niệm về quyền tác giả không có nghĩa là phải mới. Hai bài thi viết của sinh viên, trả lời cùng một câu hỏi, mang nội dung giống nhau, đều được coi là hai tác phẩm nguyên gốc, miễn là các sinh viên làm bài thi “độc lập tác chiến”. Như vậy, khi thấy hai tác phẩm giống nhau, chúng ta chưa thể xác định được ngay là chúng có sao chép của nhau hay không. Có thể đó là trường hợp ngẫu nhiên. Vì thế cho nên khi xảy ra tranh chấp trong các vụ kiện về quyền tác giả, việc đầu tiên nguyên đơn phải chứng minh được tác phẩm của mình manh tính nguyên gốc, và chứng minh được rằng tác phẩm của bị đơn sao chép toàn bộ hay phần lớn từ tác phẩm của mình. Bên cạnh khái niệm tác giả chúng ta còn có khái niệm đồng tác giả. Đó là những người cùng trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm. Có hai loại đồng tác
  21. 19 giả.Loại thứ nhất là những người cùng sáng tạo một tác phẩm thống nhất mà phần sáng tác của mỗi người không thể tách ra để sử dụng riêng. Trong trường hợp này vị trí của các đồng tác giả gần giống như vị trí của những chủ sở hữu chung hợp nhất. Thí dụ như ban đầu Bill Gates và Paul Allen là đồng tác giả của phần mềm DOS. Như vậy để chuyển giao quyền tác giả, cần phải có sự đồng ý của tất cả các đồng tác giả. Loại thứ hai là những người cùng sáng tác ra một tác phẩm thống nhất mà phần sáng tác của mỗi người có thể tách ra để sử dụng riêng. Vị trí của các đồng tác giả lúc này sẽ giống như vị trí của những sở hữu chung theo phần. Thí dụ như bài hát: “Quê hương” có hai đồng tác giả: Tác giả bài thơ của Đỗ Trung Quân và tác giả bài nhạc của Giáp Văn Thạch6. Trong số những tác phẩm có đồng tác giả, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu có số lượng đồng tác giả lớn nhất. Theo Điều 21 Luật sở hữu trí tuệ, tác giả của các tác phẩm điện ảnh là những người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo. Tác giả của tác phẩm sân khấu là người làm công việc đạo diễn, biên kịch, biên đạo múa, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật sân khấu, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo. Quy định quá rộng như vậy có thể tạo ra những kẽ hở về tranh chấp quyền tác giả sau này, nhất là khi chúng ta biết rằng tác giả, cho dù không phải là chủ sở hữu quyền tác giả, cũng có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Điều này có thể cản trở các đồng tác giả khác trong việc chỉnh sửa hay phóng tác tác phẩm. 1.2.2.2 Chủ sở hữu quyền tác giả 6 Lê Nết, Quyền sở hữu trí tuệ, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2006.