Báo cáo môn học Kĩ thuật môi trường: Quản lý chất thải rắn

ppt 84 trang phuongnguyen 2480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo môn học Kĩ thuật môi trường: Quản lý chất thải rắn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbao_cao_mon_hoc_ki_thuat_moi_truong_quan_ly_chat_thai_ran.ppt

Nội dung text: Báo cáo môn học Kĩ thuật môi trường: Quản lý chất thải rắn

  1. Báo cáo môn học: Kĩ thuật môi trường Quản lý chất thải rắn Nhóm 3 Hướng dẫn thực hiện: Th.s Hồ Văn Sơn
  2. Khái niệm chất thải rắn Chất thải rắn là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa. Bao hàm tất cả các chất rắn hỗn hợp thải ra từ cộng đồng dân cư đô thị cũng như các chất thải rắn đặc thù từ các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng
  3. Khu dân cư Trung tâm thương mại Cơ quan công sở Nguồn Công trường xây dựng phát Các hoạt động dịch vụ sinh Từ các loại thực vật Hoạt động nông nghiệp Hoạt động công nghiệp
  4. Hình ảnh thực tế
  5. Hình ảnh thực tế
  6. Hình ảnh thực tế
  7. Quản lý hoạt động phát sinh chất thải 1 rắn Quản lý hoạt động thu gom, vận 2 chuyển chất thải rắn Quản lý hoạt động xử lý, tái chế chất 3 thải rắn
  8. Thu gom chất thải rắn Hệ thống thùng chứa cố định StationnaryThùngcontainer chứa di động system (Hauled container sys tem Các loại hệ thống thu gom Hệ thống thùng chứa di động Hauled container system
  9. Hệ thống thùng chứa cố định ✓ Thùng chứa đặt cố định tại điểm thu gom khi lấy tải và chỉ được di chuyển ở khoảng cách ngắn từ nguồn thu gom đến vị trí thu gom để dỡ tải. ✓ Phụ thuộc vào khối lượng chất thải phát sinh và số điểm lấy tải. ✓ Chia thành 2 loại: - Hệ thống thu gom lấy tải cơ giới - Hệ thống thu gom lấy tải thủ công ✓ Hệ số sử dụng thùng chứa cao (hệ số sử dụng thùng chứa: Tỉ số giữa thể tích chất thải và thể tích thùng chứa)
  10. Hệ thống thu gom di động ✓ Thùng chứa di động sử dụng để chứa chất thải rắn vận chuyển đến nơi đổ, đổ bỏ chất thải rắn và mang về vị trí thu gom ban đầu. ✓ Thích hợp cho nguồn phát sinh chất thải có khối lượng lớn vì hệ thống sử dụng thùng chứa có kích thước lớn. ✓ Hệ số sử dụng thùng chứa thấp
  11. Các loại phương tiện thu gom Xe thùng nâng có thể tháo rời
  12. Các loại phương tiện thu gom Xe thùng lật (trượt)
  13. Các loại phương tiện thu gom Thùng kéo rơ-mooc
  14. Hoạt động trung chuyển-vận chuyển ➢ Hoạt động trung chuyển-vận chuyển là cần thiết khi khoảng cách vận chuyển đến trung tâm xử lý hoặc bãi đổ lớn, nếu vận chuyển trực tiếp thì không khả thi về mặt kinh tế do chi phí vận chuyển khá cao. ➢ Nguyên nhân xuất hiện trạm trung chuyển: - Các bãi rác có vị trí không hợp lí ở khoảng cách xa. - Vị trí của bãi đổ cách xa tuyến thu gom. - Việc sử dụng các loại xe thu gom nhỏ. - Các khu vực có mật độ dân cư thấp. - Hệ thống thùng chứa cỡ nhỏ từ các nguồn phát sinh lớn.
  15. Các loại trạm trung chuyển PHÂN LOẠI: ➢Theo phương thức vận chuyển: - Trạm trung chuyển thẳng (trực tiếp). - Trạm trung chuyển trung gian (tích lũy). ➢Theo công suất: - Cỡ nhỏ: G 500 tấn/ngày. Các hệ thống có thể được trang bị máy nén ép để giảm thể tích chất thải, tăng hiệu suất vận chuyển hoặc sử dụng hình thức đóng bao.
  16. Các loại trạm trung chuyển ➢ TRẠM TRUNG CHUYỂN THẲNG - Chất thải từ xe thu gom được chuyển trực tiếp sang xe vận chuyển hoặc chuyển sang thiết bị ép ép chất thải vào xe v ận chuyển hoặc ép thành từng kiện chất thải để chuyển đến bãi chôn lấp. - Chất thải trong các xe thu gom nhỏ được đổ trực tiếp vào trong các xe lớn để vận chuyển chất thải rắn đến nơi đổ bỏ cuối cùng hoặc đổ vào thiết bị nén chất thải, từ đây chất thải được nén vào các xe vận chuyển và chúng được vận chuyển đến bãi đổ.
  17. Các loại trạm trung chuyển TRẠM TRUNG CHUYỂN TRUNG GIAN: - Chất thải đổ trực tiếp vào hố chứa trung gian. - Từ hố chứa này chất thải được vận chuyển lên xe vận chuyển nhờ các trang thiết bị phụ trợ khác. - Được thiết kế để lưu giữ chất thải từ 1-3 ngày
  18. Các loại trạm trung chuyển Sơ đồ xác định 2 kiểu trạm vận chuyển thông dụng: (a) Tháo dỡ trực tiếp (b) Tháo dỡ qua trung gian
  19. Giảm thiểu chất thải rắn ❖ Giảm thiểu chất thải rắn tại nguồn phát sinh bằng cách chọn lọc, phân loại và tái sử dụng sản phẩm và vật liệu: - Giảm đóng gói không cần thiết hoặc đóng gói quá thừa. - Phát triển và sử dụng các sản phẩm có tính bền và khả năng phục hồi cao. - Thay thế các sản phẩm chỉ sử dụng được một lần bằng các sản phẩm có khả năng tái sử dụng được. - Tiết kiệm tài nguyên. - Tăng lượng vật liệu có thể tái sinh được trong sản phẩm. - Khuyến khích các nhà sản xuất tạo ra ít chất thải. ❖ Giảm thiểu tai nơi xử lý bằng cách phân loại, tái chế, tái sinh theo phương thức phù hợp.
  20. Tái chế chất thải ➢ Khái niệm: là hoạt động thu hồi lại từ chât thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới. ➢ Lợi ích từ việc tái chế: - Tiết kiệm tài nguyên - Giảm lượng rác thải, giảm chi phí đổ thải, giảm tác động môi trường do đổ thải gây ra, tiết kiệm diện tích chôn lấp. - Tiết kiệm chi phí do xử lý rác thải, giảm chi phí sản xuất từ việc sử dụng vật liệu tái chế. - Thu lợi nhuận từ rác thải.
  21. Phân loại rác thải ✓ GIẤY VÀ CARTON: - Giấy có khả năng tái sinh: Giấy báo cũ, carton, giấy chất lượng cao, giấy hỗn hợp. - Chất lượng giấy phụ thuộc vào: Loại giấy, nguồn gốc, độ đồng nhất, khả năng in, tính chất có học và hóa học. ✓ NHỰA: - Nhựa có khả năng tái sinh: PETE (Polyetylen terepholate), HDPE (Polyeylen mật độ cao). ✓ KIM LOẠI: Kim loại đen và kim loại màu, phổ biến nhất là các loại vỏ hộp (nhôm, thiếc, sắt), máy móc phế liệu. ✓ THỦY TINH: Thủy tinh phân loại thành: thủy tinh trong, thủy tinh xanh và hổ phách. Còn nguyên dạng hoặc không nguyên dạng đều có thể tái sinh hoặc tái chế
  22. Quy trình phân loại Phân loại sơ bộ Làm giảm kích thước Phân loại kích thước Phân loại từ tính Phân loại quang học Xử lý vật liệu Nén ép cơ học
  23. Quy trình phân loại RMF
  24. Quy trình phân loại giấy và bìa cứng
  25. Quy trình RMF tái chế chất thải bằng quy trình phối trộn
  26. Thiết kế quy trình phân loại chất thải Phân tích tính khả thi Thiết kế sơ bộ Thiết kế hoàn chỉnh
  27. Bước 1-Phân tích tính khả thi ✓ Chọn địa điểm: Gần các nguồn phát sinh hoặc các điểm chôn lấp. ✓ Phân tích kinh tế: Số vốn đầu tư sơ bộ và chi phí điều hành. ✓ Vấn đề về sở hữu hoạt động: Quyền sở hữu hoạt động cá nhân, công cộng. ✓ Đấu thầu: Xác lập hợp đồng liên quan: - Hợp đồng làm việc của kỹ sư, kiến trúc sư. - Hợp đồng thiết kế và xây dựng. - Hợp đồng dịch vụ.
  28. Bước 2-Thiết kế sơ bộ ✓ Tính toán tỉ lệ vật chất có khả năng phục hồi/tái chế dựa vào các yếu tố: nhân tố tham gia, nhân tố hợp thành và hệ số thu hồi ✓ Cân bằng vật liệu và tỷ lệ nạp nguyên liệu dựa theo thiết bị: Khả năng hoạt động, độ tin cậy, yêu cầu dịch vụ, hiệu suất, độ an toàn, tác động môi trường và kinh tế. ✓ Bố trí và thiết kế thiết bị xử lý: - Kích thước nguyên liệu bốc dỡ từ nguồn. - Hoạt động khu vực phân loại. - Dây chuyền truyền tải, điều khiển và bộ phận hoạt động khác. - Khối lượng lưu trữ và khôi phục. - Kích thước khu vực vận tải, trạm trung chuyển. ✓ Tính toán về nhân công lao động phụ thuộc mức độ cơ giới hóa. ✓ Phân tích chi phí: Ước tính chi phí sơ bộ trên lý thuyết. ✓ Các vấn đề về môi trường: Các tác nhân ô nhiễm. ✓ Các điều kiện an toàn về sức khỏe người lao động.
  29. Thiết kế hoàn chỉnh ✓ Chuẩn bị các kế hoạch vận hành và thông số kỹ thuật để ước tính giá thầu và giá xây dựng. ✓ Tài liệu báo cáo tác động môi trường. ✓ Ước tính chi phí chi tiết dựa vào giá thành vật liệu, trang thiết bị của nhà cung cấp. Ước tính chi phí để sử dụng trong hồ sơ dự thầu. ✓ Chuẩn bị tài liệu đấu thầu nội dung: Vật tư thiết bị, các dịch vụ xây dựng liên quan, vận hành và duy trì bảo dưỡng
  30. Xử lý chất thải bằng chuyển hóa sinh hóa ✓ Khái niệm: Là phương pháp sử dụng quá trình phân hủy sinh học và hóa học để giảm bớt độc hại của rác thải ✓ Ví dụ thực tiễn nhất là quá trình ủ phân. QUÁ TRÌNH Ủ PHÂN ❑ Mục đích: Loại bỏ các mầm bệnh, các chất độc hại, sản sinh dinh dưỡng có lợi cho đất và cây trồng. ❑ Các bước tiến hành: - Tiền xử lý: giảm kích thước, bổ sung dinh dưỡng, vi sinh vật. - Phân hủy và ổn định chất hữu cơ gồm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu có tốc độ cao và giai đoạn sau tốc độ chậm dần. - Hậu xử lý: nghiền, sàng lọc đóng bao và đưa ra thị trường ❑ Các phương pháp ủ phổ biến: - Ủ theo luống. - Ủ trong đống thông khí tĩnh. - Ủ trong thùng chứa.
  31. Phương pháp ủ theo luống ➢ Kích thước luống: cao 1-2m, rộng 2-5m. ➢ Nhiệt độ: 55-66oC. ➢ Thời gian: 2-6 tháng. ➢ Phải được thông khí thường xuyên để tránh gây mùi bằng cách đảo hoặc sục khí. - Dùng quạt thu gom luồng không khí vào thiết bị khử mùi, thiết bị xả hoặc ngăn chứa khí. - Thông khí luống tĩnh sử dụng hệ thống thông khí cơ khí như đường ống thông khí đặt dưới luống bề mặt luống.
  32. Thông khí luống bằng máy
  33. Hệ thống phân hủy trong thùng chứa ✓ Thực hiện bên trong container hoặc thùng chứa. ✓ Thời gian: 1-2 tuần, bảo dưỡng thùng định kì 4-12 tuần. ✓ Nhiệt độ: 60-76oC. ✓ Hệ thống cơ khí kiểm soát mùi hôi, dòng chảy, nhiệt độ và lưu thông khí.
  34. Thiết kế quy trình phối trộn phân ✓ Kích thước hạt: 25-75mm ✓ Tỷ lệ C/N: 25-50 ✓ Tỷ lệ mầm (chất đã phân hủy): 1.5% ✓ Độ ẩm: 50-60% ✓ Đảo trộn theo lịch trình: Tùy thuộc kiểu ủ. ✓ Nhiệt độ: - 1-2 ngày đầu: 50-55oC - Các ngày sau: 55-60oC ✓ pH: 7-7.5, tối đa 8.5 ✓ Không khí: Tối thiểu 50% O2 ✓ Kiểm soát tác nhân gây bệnh, cỏ dại, hạt giống: Tiêu diệt ở nhiệt độ 60- 70oC trong 24h. ✓ Mức độ phân hủy: Xác định bằng nhu cầu oxi hóa COD hoặc thương số hô hấp RQ. ✓ Diện tích: với nhà máy công suất 50 tấn/ngày là 1.5-2 mẫu.
  35. Các vấn đề khác của quá trình ủ phân ▪ Vấn đề trong thiết bị: Kiểm soát mùi hôi, kiểm soát tác nhân gây bệnh, sự hiện diện của kim loại nặng và thành phần hợp chất. ▪ Địa điểm sản xuất: Do yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến sự gây mùi. ▪ Quản lý mùi sinh học: Sử dụng các bộ lọc sinh học. ▪ Các vấn đề y tế cộng đồng: Sự tồn tại các vi sinh vật, các hợp chất nguy hại hay kim loại nặng trong sản phẩm. ▪ Ảnh hưởng tới người lao động: Do điều kiện làm việc phải tiếp xúc liên tục với các tác nhân độc hại. ▪ Hàm lượng kim loại nặng: Sư tồn tại kim loại nặng trong sản phẩm có thể phát tán khi đưa vào sử dụng. ▪ Chất lượng sản phẩm: Hàm lượng dinh dưỡng, nồng độ muối, pH, độ ẩm, các vi sinh vật
  36. Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh ▪ Bãi chôn lấp chất thải rắn (landfills) là một diện tích hoặc khu đất được quy hoạch, lựa chọn, thiết kế, xây dựng để chôn lấp chất chất thải rắn nhằm giảm tối đa tác động tiêu cực tới môi trường. ▪ Các yếu tố liên quan đến xây dựng bãi chôn lấp: - Yêu cầu về pháp lý - Quy hoạch thành phố - Yếu tố chính trị, xã hội - Vấn đề quy hoạch dài hạn
  37. Yêu cầu pháp lý ▪ Địa điểm được lựa chọn phải phù hợp với các quy định quy hoạch do cơ quan pháp luật phê duyệt. ▪ Khoảng cách quy định từ bãi chôn lấp đến các khu vực lân cận như: các trung tâm đô thị, khu công nghiệp, cảng và khu vực nguồn nước. ▪ Quy mô phù hợp với quy mô dân số. ▪ Quy trình lựa chọn địa điểm xây dựng phải tính đến các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng. Ví dụ: dân số, đặc điểm và sự phát sinh rác thải, định hướng phát triển đô thị, tăng trưởng kinh tế, các điều kiện địa chất, mạch nước ngầm. ▪ Kế hoạch vận hành ít nhất 5 năm và vận hành càng lâu càng tốt, từ 20-40 năm.
  38. Phương pháp vệ sinh bãi chôn lấp ▪ CÓ 3 PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp rãnh - Phương pháp diện tích / đường nối - Phương pháp thung lũng-khe núi 1. Phương pháp rãnh - Sử dụng tại nơi bằng phẳng hoặc độ dốc vừa phải - Tiến hành: Đào rãnh, sử dụng vật liệu để lót bề mặt rãnh, sau đó đổ chất thải rắn vào rãnh. - Yêu cầu: Chiều rộng: 20-25 ft Độ sâu: giới hạn không quá mực nước dưới lớp đất đá
  39. Phương pháp vệ sinh bãi chôn lấp ▪ CÓ 3 PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp rãnh - Phương pháp diện tích / đường nối - Phương pháp thung lũng-khe núi 2. Phương pháp diện tích / đường nối -Xây dựng ở nơi tương đối bằng phẳng, sử dụng độ dốc tự nhiên. -Xây dựng con đê dốc để đỡ chất thải. -Chiều dài, chiều rộng mặt dốc phụ thuộc bản chất địa hình, khối lượng chất thải -Chất thải được đổ trên mặt đất, được nén bằng xe ủi thành từng lớp bằng xe lu cho đến khi đạt độ dày tối đa có thể
  40. Phương pháp vệ sinh bãi chôn lấp ▪ CÓ 3 PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp rãnh - Phương pháp diện tích / đường nối - Phương pháp thung lũng-khe núi 3. Phương pháp thung lũng-khe núi -Các thung lũng, khe núi có thể được sử dụng để chôn lấp rác. -Việc nén, chôn lấp phụ thuộc vào địa hình, địa chất và thủy văn, đặc điểm vật liệu bao phủ. -Phủ bề mặt đáy và thiết kế ổn định độ dốc để tránh ứ đọng nước
  41. Các vấn đề chung về thiết kế ▪ Lựa chọn địa điểm - Việc lựa chọn địa điểm ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng thu gom và chi phí xử lý. - Khoảng cách hợp lý từ điểm thu gom đến nơi xử lý là 10-15 dặm, trường hợp sử dụng 1 trạm trung chuyển có thể từ 40-80 dặm. ▪ Khả năng tiếp cận - Khu cực xử lý nên đặt gần các tuyến giao thông huyết mạch để giảm thời gian vận chuyển. - Khu vực xử lý cục bộ nên đặt cách xa ít nhất 500ft so với khu dân cư. ▪ Yêu cầu về diện tích đất - Diện tích cần thiết là một hàm phụ thuộc số lượng dân số phục vụ, bình quân đầu người chất rắn thải ra, nguồn phục hồi và tái chế,mật độ, chiều sâu lớp chất thải, số lượng máy móc và thời gian sử dụng.
  42. Nước rỉ rác, kiểm soát và xử lý ▪ Nước rỉ rác là nước bẩn thấm qua lớp rác ở nơi chôn lấp, kéo theo các chất gây ô nhiễm từ rác chảy vào lòng đất. Thành phần nước rỉ rác thay đổi ▪ Sự có mặt của nước trong bãi chôn lấp: - Tích cực: Nước cần cho các quá trình sinh học, hóa học xảy ra để phân hủy rác. - Tiêu cực: Hòa tan các chất có hại vào nước, khi thấm vào lòng đất sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. ▪ Kiểm soát nước rỉ rác - Thiết kế lớp lót đáy có hệ số thấm nhỏ để loại bỏ khả năng xâm nhập của nước rỉ rác vào lòng đất. - Sử dụng các ống dẫn để thu gom nước (có thể kết hợp thu gom khí) và tầng thu gom tập trung nước. - Lớp đất nền có hệ số thấm nhỏ và độ nén cao (đất sét)
  43. Nước rỉ rác, kiểm soát và xử lý Sơ đồ cơ cấu giám sát mực nước
  44. Nước rỉ rác, kiểm soát và xử lý Cấu trúc lớp đệm của bãi chôn lấp
  45. Nước rỉ rác, kiểm soát và xử lý Hệ thống đáy lót kép
  46. Nước rỉ rác, kiểm soát và xử lý Vị trí lớp lót đáy tại bãi chôn lấp
  47. Nước rỉ rác, kiểm soát và xử lý ▪ XỬ LÝ CHẤT THẢI TUẦN HOÀN • Chất thải sinh học và chất hữu cơ khó phân hủy trong rác thải có thể tăng tốc độ phân hủy nhờ quá trình tuần hoàn nước rỉ rác. • Bao gồm: - Bổ sung dinh dưỡng duy trì độ ẩm tối ưu. - Tăng Ph để tăng cường hoạt động của vi khuẩn kị khí, đẩy mạnh quá trình oxi hóa biến đổi vật chất. • Thời gian: 4-5 năm. • Nhiệt độ: 86 F • Hệ thống thông khí và lót đáy chặt chẽ, sử dụng hệ thống ống thông kép ▪ XỬ LÝ NƯỚC RÒ RỈ - Nước rò rỉ được xử lí bằng các phương pháp hóa lý như dùng vôi, hoặc xử lý bằng phương pháp sinh học hoặc kết hợp 2 các phương pháp trên.
  48. Quy trình xử lý Sơ đồ tuần hoàn nước rỉ rác của bãi chôn lấp
  49. Kiểm soát khí bãi chôn lấp Thành phần khí của bãi chôn lấp
  50. Kiểm soát khí bãi chôn lấp ▪ QUÁ TRÌNH PHÁT SINH KHÍ - Giai đoạn 1: Điều chỉnh ban đầu: các thành phần hữu cơ dễ phân hủy chịu sự phân hủy sinh học ở điều kiện hiếu khí. - Giai đoạn 2: Giai đoạn chuyển tiếp: Oxi cạn kiệt, điều kiện kị khí. - Giai đoạn 3: Lên men axit: Vi sinh vật hoạt động mạnh, sản xuất lượng đáng kể axit hữu cơ và hidro. - Giai đoạn 4: Lên men metan: Chuyển hóa axit axetic thành metan và hidro. - Giai đoạn 5: Giai đoạn ổn định: Tốc độ chuyển hóa giảm đáng kể do các vật chất hữu cơ đã chuyển hóa thành metan và hidro trong giai đoạn 4.
  51. Kiểm soát khí bãi chôn lấp Thành phần khí bãi chôn lấp
  52. Kiểm soát khí bãi chôn lấp ❖ KIỂM SOÁT LƯU THÔNG KHÍ ▪ Khí metan có thể gây cháy nổ ở khu vực bãi chôn lấp, vì vậy cần được phán tán vào không khí hoặc thu gom tránh gây nguy hiểm. ▪ Hệ thống được thiết kế để kiểm soát khí metan là hệ thống thoát khí thụ động: Xây dựng bằng các tường đất sét ngăn chặn khí thấm qua kéo dài từ đáy đến lớp đất phủ. Phía trong tường có rãnh thoát khí phủ bằng một lớp sỏi, từ các lỗ khoan khí được dẫn tới rãnh thoát khí để đưa vào không khí hoặc thu hồi. ❖ THU HỒI VÀ SỬ DỤNG KHÍ METAN ▪ Metan được rút ra từ các rãnh thoát khi bằng đường ống thông khí riêng dẫn đên nơi tập trung, được chuyển hóa thành nhiệt và điện
  53. Kiểm soát khí bãi chôn lấp Sơ đồ hệ thống kiểm soát khí
  54. Kiểm soát khí bãi chôn lấp Sơ đồ hệ thống kiểm soát khí
  55. Kiểm soát nguồn nước bề mặt ▪ Xác định hướng của các dòng chảy trong phạm vi vùng lân cận của khu chôn lấp để đảm bảo sự thoát nước của bề mặt. ▪ Áp dụng các biện pháp chuyển hướng dòng chảy ngăn chặn ngập lụt, xói mòn, sự thẩm thấu bề mặt làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các thiết kế phải tính toán hoạt động ổn định trong 25 năm. ▪ Đảm bảo không cản trở dòng chảy tự nhiên do yếu tố địa hình. ▪ Sử dụng tấm chắn geo-menblane ngăn chặn sự thẩm thấu.
  56. Kiểm soát nguồn nước bề mặt Bãi rác độ dốc điển hình 4% thường được sử dụng
  57. Kiểm soát nguồn nước bề mặt Hệ thống bao với lỗ thông khí bề mặt
  58. Cơ sở và thiết bị chôn lấp vệ sinh ❖ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY ▪ Trang bị đầy đủ các thiết bị chữa cháy ▪ Với các đám cháy sâu phải cách ly chất thải đang cháy và đào vành đai phòng lửa bằng xe ủi ▪ Kích thước khoang chứa an toàn: trữ lượng 200 tấn với độ sâu 8 ft ❖ TRẠM CÂN THIẾT BỊ ▪ Dùng xác định tải trọng, tính toán khối lượng chất thải. ▪ Không khả thi với các bãi chôn lấp công suất nhỏ 20-50 tấn/ngày ❖ ĐIỀU KIỆN THIẾT BỊ ▪ Kiểu của thiết bị phải phù hợp với phương thức, công việc yêu cầu, chi tiết được thể hiện trong bảng sau
  59. Cơ sở và thiết bị chôn lấp vệ sinh
  60. Cơ sở và thiết bị chôn lấp vệ sinh Các loại thiết bị sử dụng trong bãi chôn lấp vệ sinh
  61. Cơ sở và thiết bị chôn lấp vệ sinh Các loại thiết bị sử dụng trong bãi chôn lấp vệ sinh
  62. Cơ sở và thiết bị chôn lấp vệ sinh Các loại máy kéo bánh xích được sử dụng (a)Máy kéo với lưỡi máy ủi (b) Máy kéo với lưỡi chắn rác
  63. Cơ sở và thiết bị chôn lấp vệ sinh Các loại máy kéo bánh xích được sử dụng (a)Máy kéo với lưỡi máy ủi (b) Máy kéo với lưỡi chắn rác
  64. Vận hành và giám sát hoạt động ❑ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT ▪ Kiểm soát gió: Sử dụng rào chắn gió ▪ Kiểm soát tiếng ồn: Trong thời gian từ 7-22h: 60dB ở khu vực nông thôn, 65dB ở ngoại ô, 70dB ở khu đô thị. ▪ Kiểm soát chất thải vào: Phân luồn phương tiện vận chuyển và khối lượng chất thải vào, có phân loại. ▪ Nhân sự: Tùy theo quy mô bãi chôn lấp. Ví dụ trên diện tích 1300 m2 cần ít nhất 1 nam lao động thường trực và 6 nam lao động khi mở bãi chôn lấp. ▪ Nghiêm cấm mọi hành động đốt lửa, luôn sẵn sàng đối phó với hỏa hoạn trong mọi tình huống. ▪ Kiểm soát côn trùng và gặm nhấm bằng việc bao phủ chất thải ▪ Bảo vệ khỏi nước xâm nhập, xói mòn, ngăn chặn côn trùng gặm nhấm
  65. Tóm tắt thực hiện các quá trình ▪ Việc xây dựng, vận hành phải được lên kế hoach chặt chẽ, tính toán phương án ứng phó trong mọi tình huống và phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn môi trường. ▪ Bề mặt phần đất chôn lấp hẹp nhưng phải đủ cho các xe vận chuyển đi lại và bề mặt tiếp xúc chất thải là tối thiểu ▪ Rải chất thải với độ dày từng lớp 12-18 inch, mỗi lớp cho máy kéo nén chặt 3-5 lần ▪ Sau mỗi lớp cần che phủ 1 lớp đất dày khoảng 6 inch. Lớp đất bề mặt là 24 inch. ▪ Độ dốc 4%, bờ dốc thoải, bố trí các rãnh thoát và ống nước. ▪ Độ sâu các lớp sau khi nén đạt 8-10 ft, thời gian tối thiểu 1 năm để bổ sung lớp khác. ▪ Tránh tồn đọng rác ở các rãnh thoát và ống dẫn ▪ Thu hồi các chất thải rắn còn sót lại.
  66. Tóm tắt thực hiện các quá trình ▪ Phân tách riêng các vùng hoặc bộ phận chức năng. ▪ Các yêu cầu khác như xử lý xác động vật, xử lý cặn bùn các chất độc hại dễ cháy nổ cần thực hiện trong điều kiện đặc biệt, ví dụ trong bể chứa. ▪ Kiểm tra định kì hàng năm. ▪ Bố trí trang thiết bị, nhân lực, thống kê hoạt động hàng ngày. ▪ Các trang thiết bị luôn phải ở trạng thái sẵn sàng hoạt động và sẵn sàng thay thế. ▪ Xử lí các vấn đề như côn trùng gặm nhấm, phát tán mùi hôi, sự ô nhiễm nước và các yếu tố cháy nổ. ▪ Kiểm tra nước rò rỉ, khí phát sinh.
  67. San lấp hoặc chuyển đổi bãi chôn lấp ➢ Bãi chôn lấp được san lấp hoặc chuyển đổi khi: - Lượng chât thải chôn lấp đạt dung tích lớn nhất theo thiết kế - Không còn khả năng vận hành - Nguyên nhân khác ➢ Các hướng chuyển đổi ▪ Xây dựng các sân golf, sân chơi thể thao, cửa hàng ▪ Xây dựng các công trình giao thông, đường đi bộ, sân bay ▪ Xây dựng các khu dân cư, tòa nhà cao tầng
  68. Quá trình thiêu hủy ➢ Mục đích: - Giảm khối lượng chất thải - Thu hồi năng lượng từ chất thải ➢ HOẠT ĐỘNG CỦA LÒ ĐỐT 1. Dỡ chất thải từ xe thu gom vào hố chứa / dự trữ. 2. Nạp chất thải vào máng nguyên liệu. 3. Nạp nguyên liệu vào lò đốt trong các vỉ đỡ. 4. Không khí đi từ dưới vỉ đỡ, tiếp xúc và đốt cháy chất thải. 5. Nhiệt lượng thu được dùng đun nóng nước tạo hơi nước làm quay tuabin của máy phát điện. Trong quá trình hoạt động các khí oxit nitơ, oxit sunfua, axit và các khí độc hại khác được kiểm soát bằng thiết bị kiểm soát ô nhiễm đặt bên trên lò đốt
  69. Quá trình thiêu hủy Thiết bị thiêu cháy hiện đại
  70. Quá trình thiêu hủy ❖ CHIA LÀM 2 GIAI ĐOẠN 1. Làm khô, hóa hơi và đốt các chất rắn 2. Nung các khí khó cháy, loại bỏ mùi, đốt các hạt huyền phù cacbon trong khí. Yêu cầu nhiệt độ 816-982 ❖ LÒ ĐỐT THU HỒI NĂNG LƯỢNG ▪ Năng lượng từ nhiệt đốt cháy rác thải được thu hồi bằng cách chuyển đổi sang năng lượng điện.
  71. Quá trình thiêu hủy ➢ Sơ đồ lò đốt thu hồi năng lượng tiêu chuẩn
  72. Quá trình thiêu hủy ➢ Sơ đồ buồng đốt
  73. Quá trình thiêu hủy ➢ Sơ đồ tổng thể
  74. Kiểm soát quy trình đốt cháy ➢ CÁC THIẾT BỊ KIỂM SOÁT CẦN THIẾT 1. Đo nhiệt độ 2. Áp lực khí 3. Lưu lượng khí 4. Khối lượng chất rắn lưu chuyển 5.Kiểm soát ô nhiễm không khí ➢ KIỂM SOÁT GIÓ: Đo áp suất trong các ống dẫn khí, thực hiện gần điểm cháy. Mục đích là kiểm soát khói và tro bay trong quá trình đốt. ➢ MẬT ĐỘ KHÓI: Đo mật độ hạt bụi trong khí thải. Sử dụng ánh sáng để tăng khả năng phát hiện. Vị trí giữa các khu thu gom và quạt gió. ➢ CÂN QUY MÔ: Xác đinh khối lượng chất thải rắn vào và khối lượng sản phẩm ra ➢ THIẾT BỊ: Các thiết bị đo đạc cần có bộ nhớ ghi nhớ các thông số.
  75. Kiểm soát quy trình đốt cháy ➢ KIỂM SOÁT MÙI HÔI: Đốt cháy hoàn toàn hidrocarbon, sử dụng ống phân tán khí hoặc bộ phận lọc khí. ➢ HỖN HỢP KHÍ THẢI: Sử dụng vòi phun khô để giảm nhiệt độ hoặc giảm nhiệt độ để thu gom khí độc hại. ➢ HẠT BỤI: Kiểm soát bằng phun sương ẩm, dòng khí xoáy, bộ lọc tĩnh điện, màng lọc túi. ➢ QUẢN LÍ BÃ CẶN: Tái sử dụng tro làm xi măng, thủy tinh hóa hoặc nhưa hóa.
  76. Lựa chọn địa điểm, thiết kế và bố trí xây dựng ➢ YÊU CẦU - Vị trí đặt nhà máy phù hợp cho việc vận chuyển chất thải đến. - Tính toán sự ảnh hưởng của các yếu tố địa chất và thủy văn. - Phù hợp cho việc vận chuyển trang thiết bị, các hệ thống cấp thoát nước, bảo trì thiết bị và lưu trữ. - Đầy đủ các khu vực chức năng phục vụ. - Bố trí phù hợp hệ thống thoát nước, thoát khí. - Có khu vực phân loại rác thải. - Thiết kế lò đốt cung cấp năng lượng phục hồi.
  77. Các vấn đề liên quan đến thiêu hủy ➢ Lựa chọn địa điểm liên quan chặt chẽ với bãi chôn lấp ➢ Quản lí chất thải bằng các phương án khoa học, hiệu quả. Tính toán và kiểm soát lượng chất thải xử lí. ➢ Y tế sức khỏe cộng đồng: Kiểm soát khí thải và nước thải chặt chẽ, đồng bộ. ➢ Vấn đề kinh tế: Tính toán thiết kế hoạt động để đạt mức chi phí thấp, hiệu quả cao nhất.
  78. Chất thải nguy hại ➢ KHÁI NIỆM: Là các chất thải rắn có độc tính hóa học, sinh hoặc hoặc phóng xạ, chất dễ cháy nổ. ➢ ĐẶC TÍNH: - Dễ cháy - Hoạt tính ăn mòn - Dễ phản ứng (gây nổ) - Độc tính ➢ Các chất thải nguy hại quan tâm đặc biệt: Acrylonitrile, asen, amiăng, benzen, beryllium, cadmium, dung môi khử trùng chứa clo (trichloroethylene, perchloroethylene, methylchloroform, chloroform), chlorofluorocarbons, chromates, khí thải lò than cốc, diethylstilbestrol (DES), dibromochloropropane (DBCP), ethylene dibromide, ethylene oxide, chì, thủy ngân và các hợp chất, , nitrosamine, ozone, biphenyls polybrom hóa (PBBs), polychlorinatedbiphenyls (PCBs), tia bức xạ, sulfur dioxide, vinyl chloride và polyvinyl clorua.
  79. Chất thải nguy hại ➢ Nguồn phát sinh - Luyện kim. - Hóa chất hữu cơ. - Mạ điện. - Hóa chất vô cơ. - Công nghiệp dệt may. - Lọc hóa dầu. - Cao su và nhựa.
  80. Quản lí chất thải nguy hại ➢ Hướng tới mục tiêu “không xả” ➢ GIẢM THIỂU: Làm giảm khí thải, nước thải và các chất thải rắn phát sinh ➢ TÁI CHẾ: - Tái sinh hay tái sử dụng bên trong nhà máy - Tái sinh bên ngoài nhà máy. - Bán cho mục đích tái sử dụng. - Tái sinh năng lượng. ➢ VẬN CHUYỂN ▪ Vận chuyển chất thải nguy hại luôn kèm theo nguy cơ bị đổ. Nếu bị đổ phải thông báo ngay lập tức cho cơ quan chức năng và có hành động cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. ▪ Lộ trình ngắn nhất tránh tối đa các sự cố giao thông và ô nhiễm môi trường trên đường đi, rút ngắn tối đa thời gian.
  81. Quản lí chất thải nguy hại ➢ Công nghệ xử lí ▪ Mục tiêu: - Giảm độc tính. - Chuyển đổi sang dạng khác ít nguy hiểm hơn. - Loại trừ hoàn toàn. - Giảm khối lượng. - Cố định tại chỗ. ▪ Phương pháp: - Phương pháp sinh học. - Phương pháp hóa lí. - Ổn định và kiên cố hóa. - Phá hủy nhiệt.
  82. Quản lí chất thải nguy hại ❑ LƯU TRỮ DÀI HẠN ▪ Chôn lấp an toàn dưới đất và các giếng sâu ▪ Sử dụng các màng bao quanh bằng đất sét,bê tông, nhựa đường, xi măng hoặc màng polyme ▪ Vật liệu lót phải kiểm nghiệm hiệu quả trước khi đưa vào sử dụng. ▪ Giám sát chặt chẽ các yếu tố môi trường như không khí, nguồn nước, mùi hôi. ▪ Xử lý môi trường xung quanh bằng các chất khử trùng, khử độc.
  83. Các nguyên tắc quản lí 1. Xóa bỏ và giảm chất thải tại nguồn bằng cách ngăn ngừa, cách li chất thải rò rỉ, tái định dạng lại sản phẩm, thay đổi vật liệu bao bì, vệ sinh tốt và kiểm soát hàng tồn kho. 2. Phục hồi, tái sử dụng và tái chế chất thải. 3. Tập trung chất thải bằng cách li tâm, cô đặc, lắng, lọc, tuyển nổi, chưng cất, thẩm thấu ngược, đóng gói, kết tủa, điện phân, hấp phụ, pha trộn. 4. Sử dụng nhiệt phân hủy cho các quá trình sản xuất yêu cầu nhiệt độ cao như sản xuất xi măng, lò quay, lò chưng cất. 5. Xử lí bằng các phương pháp hóa học như oxi hóa, kết tủa, trung hòa, khử trùng bằng clo, nhiệt phân, khử độc, trao đổi ion, hấp phụ hoặc quá trình khử hóa học. 6. Chôn lấp trong bãi chôn lấp an toàn, lưu trữ và giám sát chặt chẽ 7. Xử lí bằng các phương pháp sinh học. 8. Ổn định tại chỗ, cô lập, thủy tinh hóa tại chỗ 9. Chôn lấp ở các giếng sâu.
  84. Cảm ơn mọi người đã chú ý theo dõi