Báo cáo Mô phỏng hoạt động hệ thống phun xăng L-Jetronic (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Mô phỏng hoạt động hệ thống phun xăng L-Jetronic (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_mo_phong_hoat_dong_he_thong_phun_xang_l_jetronic_pha.pdf

Nội dung text: Báo cáo Mô phỏng hoạt động hệ thống phun xăng L-Jetronic (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ÐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG TRỌNG ÐIỂM MƠ PHỎNG HOẠT ÐỘNG HỆ THỐNG PHUN XĂNG L- JETRONIC Mã số: T2013-75/KHCN-GV Chủ nhiệm đề tài: GVC ThS NGUYỄN TẤN QUỐC S K C0 0 5 3 8 1 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12/2013
  2. Mẫu 2T. Trang bìa phụ của báo cáo tổng kết đề tài KH&CN cấp Trường TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐƠN VỊ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG Mã số: Chủ nhiệm đề tài: Thành viên đề tài: TP. HCM, /
  3. Đề tài nghiên cứu khoa học mã số T2013-75: Mơ phỏng hoạt động hệ thống phun xăng L-Jetronic BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƢỜNG MƠ PHỎNG HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG PHUN XĂNG L- JETRONIC Mã số: T2013-75/KHCN-GV Chủ nhiệm đề tài: GVC ThS NGUYỄN TẤN QUỐC TP. HCM, Tháng 12 Năm 2013 1
  4. Đề tài nghiên cứu khoa học mã số T2013-75: Mơ phỏng hoạt động hệ thống phun xăng L-Jetronic BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƢỜNG MƠ PHỎNG HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG PHUN XĂNG L-JETRONIC Mã số: T2013-75/KHCN-GV Chủ nhiệm đề tài: GVC ThS NGUYỄN TẤN QUỐC TP. HCM, Tháng 12 Năm 2013 2
  5. Đề tài nghiên cứu khoa học mã số T2013-75: Mơ phỏng hoạt động hệ thống phun xăng L-Jetronic MỤC LỤC Trang Mục lục 3 Danh mục các chữ viết tắt 4 Thơng tin kết quả nghiên cứu 5 PHẦN MỞ ĐẦU 8 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước 9 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 10 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 10 Nội dung thực hiện đề tài 11 PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 12 CHƢƠNG I: HỆ THỐNG PHUN XĂNG L-JETRONIC 13 I.1. Tổng quan 15 I.2. Cấu tạo-Hoạt động 17 I.3. Chế độ làm việc 17 I.4. Hệ thống điều khiển điện tử- Các cảm biến 23 I.5. ECU 39 CHƢƠNG II: MƠ PHỎNG HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG PHUN 47 XĂNG L-JETRONIC Mơ phỏng hoạt động hệ thống phun xăng L-JETRONIC 47 1-Sơ đồ chung 48 2-Kim phun 51 3-Cảm biến 52 CHƢƠNG IiI: HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN MƠ PHỎNG 55 Hướng dẫn thực hiện mơ phỏng bộ đo giĩ bằng phần mềm Flash 55 KẾT LUẬN 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC: Bài báo nội san khoa CKĐ 62 3
  6. Đề tài nghiên cứu khoa học mã số T2013-75: Mơ phỏng hoạt động hệ thống phun xăng L-Jetronic Danh mục các chữ viết tắt XHCN Xã hội chủ nghĩa ĐHSPKT TpHCM Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh CKĐ Cơ khí Động lực CĐSPKT Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật NCKH Nghiên cứu khoa học ECU Electronic Control Unit \ 4
  7. Đề tài nghiên cứu khoa học mã số T2013-75: Mơ phỏng hoạt động hệ thống phun xăng L-Jetronic BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thơng tin chung: - Tên đề tài: Mơ phỏng hoạt động hệ thống phun xăng L-Jetronic. - Mã số: T 2013-75 - Chủ nhiệm: GVC ThS Nguyễn Tấn Quốc - Cơ quan chủ trì: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh - Thời gian thực hiện: 18/03/2013 đến 12/2013 2. Mục tiêu: Đề tài NCKH nhằm vào các mục đích: nâng cao việc hiện đại hóa việc dạy học, sử dụng vi tính trong dạy học, năng cao năng suất làm việc của giáo viên và sinh viên; giúp sinh viên nắm bắt các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật, tạo hứng khởi cho việc học của sinh viên. Giúp giáo viên tạo ra các mô hình hỗ trợ sinh viên trong học tập. Tạo sự tương tác giửa thầy và trò trong việc học và dạy. Có thể áp dụng ngay phục vụ giảng dạy tại khoa CKĐ ĐHSPKT TPHCM, giảng dạy tại xưởng ở các trường đại học, giảng dạy lý thuyết-thực hành ở các trường Cao đẳng Kỹ thuật, Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật và các trường dạy nghề . 3. Tính mới và sáng tạo: Hiện nay áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo là một nhu cầu cấp bách nhằm để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Chắc chắn mọi người đều thấy rằng áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy - học sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và khuynh hướng bắt buộc là phải chuyển sang giảng dạy và học tập với sự trợ giúp của máy tính. Đề tài cĩ tính mới và sáng tạo như sau:  Kết quả được hiển thị trên màn hình tức thì dưới dạng hình mô phỏng. Bố trí nội dung khoa học. 5
  8. Đề tài nghiên cứu khoa học mã số T2013-75: Mơ phỏng hoạt động hệ thống phun xăng L-Jetronic  Tiện lợi cho người sử dụng. Thao tác dễ dàng.  Có thể sử dụng các mô phỏng cho các bài giảng khác như hệ thống nhiên liệu diesel, bộ điều tốc. 4. Kết quả nghiên cứu: Do thời gian thực hiện đề tài có hạn, do kinh phí cũng hạn chế, nhóm nghiên cứu đề tài chỉ thực hiện những phần chính trong hệ thống phun xăng đời mới và hệ thống điều khiển điện tử trong hệ thống phun xăng trên Ô TƠ. Kết quả nghiên cứu của đề tài bao gồm: - Hệ thống phun xăng L-Jetronic. - Hệ thống điều khiển điện tử: Các cảm biến , ECU. 5. Sản phẩm: Khoa Cơ khí Động lực trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh xin được giới thiệu “Mơ phỏng hoạt động hệ thống phun xăng L- Jetronic”, sử dụng giảng dạy rất tốt trong chuyên ngành Cơ khí Động lực trong các trường từ Đại học đến Trường nghề. 6. Hiệu quả, phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Giúp giáo viên tạo ra các mô hình hỗ trợ sinh viên trong học tập. Tạo bài giảng sinh động, dễ hiểu. Giúp người học tiếp thu một cách nhanh chóng và mau nhớ vì có nhiều hình mô phỏng sinh động. Tiết kiệm thời gian cho người sử dụng. Ngày tháng năm Trƣởng đơn vị Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên, đĩng dấu) (ký, họ và tên) INFORMATION ON RESEARCH RESULTS 6
  9. Đề tài nghiên cứu khoa học mã số T2013-75: Mơ phỏng hoạt động hệ thống phun xăng L-Jetronic 1. General information: Project title: Multimedia application in teaching subjects: “Simulation Automotive fuel injection system L-Jetronic” Code number: T 2013-75 Coordinator: Senior Lecturer M Eng. Nguyễn Tấn Quốc Tel.: 0903346453 E-mail:quocnt@hcmute.edu.vn Implementing institution: University of Technical Education HCMC. Duration: from 08/03/2013to 12/2013 2. Objective(s): The aims of the project are: - to improve teaching quality by using modern methodology. - to use computer in teaching. - to increase the efficiency of teachers and students. - to keep path witch new achievements of technology. - to create students’ motivation. - to help teachers create simulations assisting students in learning. - to make the interaction between teachers and students. - to be able to apply in Automotive Engineering Faculty in University of Technical Education or workshops in universities. - to able to apply for teaching theory and practice in technical colleges, colleges of technical education, vocational secondary schools and trade schools. 3. Creativeness and innovativeness: - The Results are displayed on the monitor with the form of simulations. Dispose a scientific content. - Users friendly. Operate easily. 7
  10. Đề tài nghiên cứu khoa học mã số T2013-75: Mơ phỏng hoạt động hệ thống phun xăng L-Jetronic - Be able to use simulations for other lessons such as diesel injection system, governor 4. Research results: Due to the limits of time and expenses, we just carried out main parts in automotive fuel-injection system and electronic control system such as: - Fuel-Injection System L-Jetronic. - Electronic control System: Sensors, ECU 5. Products: Could be used for teaching in Automotive Engineering in Universities, Colleges and Vocatinonal Schools. 6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability: - Help teachers create simulations assisting students in learning. Make lesson vivid and easy to understand. - Help learners understand and remember quickly due to vivid simulations. - Save time for users. 8
  11. Đề tài nghiên cứu khoa học mã số T2013-75: Mơ phỏng hoạt động hệ thống phun xăng L-Jetronic PHẦN MỞ ĐẦU I. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở trong và ngồi nƣớc Trên thế giới đã có nhiều phần mềm mô phỏng giải quyết các vấn đề này được chào bán với giá rất cao, ngoài ra số lần có thể cài đặt phần mềm cũng bị hạn chế do việc bảo vệ 9
  12. Đề tài nghiên cứu khoa học mã số T2013-75: Mơ phỏng hoạt động hệ thống phun xăng L-Jetronic bản quyền, thêm vào đó sinh viên chưa nắm vững ngoại ngữ chuyên ngành nên nếu có mua được phần mềm thì việc sử dụng cũng còn nhiều khó khăn. Trong điều kiện của nước ta hiện nay, khi chưa có đủ mô hình, trang thiết bị thí nghiệm gần với thực tế thì làm thế nào để sinh viên, học viên có thể hiểu được bài giảng một cách sâu sắc là rất cần thiết. II. Tính cấp thiết của đề tài Trong giảng dạy chuyên ngành ô tô các giảng viên, các kỹ thuật viên tại các cơ sở đào tạo ngoài xã hội rất cần các phương tiện dạy học hiện đại, các phần mềm mô phỏng giúp cho người dạy rút ngắn thời gian giảng dạy và người học dễ tiếp thu hơn. Do đó việc mô phỏng hoạt động hệ thống phun xăng L-Jetronic trên máy tính nhằm phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, giúp người học tiếp thu nhanh, mau nhớ, dễ hiểu và giúp tương tác tốt giữa thầy – trị là rất cần thiết, cấp bách. Vì vậy việc đề xuất và thực hiện nghiên cứu khoa học “Mơ phỏng hoạt động hệ thống phun xăng L- Jetronic” là cần thiết. III. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Đề tài NCKH nhằm vào các mục đích: nâng cao việc hiện đại hóa việc dạy học, sử dụng vi tính trong dạy học, năng cao năng suất làm việc của giáo viên và sinh viên; giúp sinh viên nắm bắt các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật, tạo hứng khởi cho việc học của sinh viên. Giúp giáo viên tạo ra các mô hình hỗ trợ sinh viên trong học tập. Tạo sự tương tác giửa thầy và trò trong việc học và dạy. Có thể áp dụng ngay phục vụ giảng dạy tại khoa CKĐ ĐHSPKT TPHCM và các trường dạy nghề. IV. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống phun xăng L- Jetronic. - Khách thể nghiên cứu: Các mơ phỏng trong hệ thống phun xăng. V. Phƣơng pháp và cơng cụ nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: qua các nguồn tài liệu, giáo trình, sách tiến hành phân tích và chọn lọc để vận dụng vào đề tài. Tìm hiểu hệ thống phun xăng L-Jetronic 10
  13. Đề tài nghiên cứu khoa học mã số T2013-75: Mơ phỏng hoạt động hệ thống phun xăng L-Jetronic trên động cơ xăng đời mới, cấu tạo và nguyên lý làm việc các hệ thống phun xăng L- Jetronic từ đĩ đưa ra các phương án mơ phỏng tốt nhất. Cơng cụ nghiên cứu: Phương pháp ứng dụng các phần mềm tin học: a-Nghiên cứu các phần mềm Macromedia Flash, Adobe Premier, Kỳ xảo truyền hình, Ulead Cool 3D .để tạo các mô phỏng 2D. b-Nghiên cứu các phần mềm Macromedia DreamWaver, Director để thiết kế chương trình, soạn hệ thống bài giảng. VI. Nội dung thực hiện đề tài Nội dung đề tài “Mơ phỏng hoạt động hệ thống phun xăng L-Jetronic” bao gồm: 1- Nghiên cứu lý thuyết hoạt động hệ thống phun xăng L- Jetronic 2- Mô phỏng hoạt động hệ thống phun xăng L-Jetronic 11
  14. Đề tài nghiên cứu khoa học mã số T2013-75: Mơ phỏng hoạt động hệ thống phun xăng L-Jetronic PHẦN NƠI DUNG NGHIÊN CỨU CHƢƠNG I: HỆ THỐNG PHUN XĂNG L- JETRONIC Hệ thống L – Jetronic gồm : 1.Không khí: 12
  15. Đề tài nghiên cứu khoa học mã số T2013-75: Mơ phỏng hoạt động hệ thống phun xăng L-Jetronic Không khí từ ngoài qua lọc gió đến bộ đo gió và đi qua cánh bướm ga vào đường ống nạp chung, tiếp tục đi vào đường ống nạp riêng đi và cuối cùng vào buồng cháy động cơ. 2.Nhiên liệu: Nhiên liệu đi thùng chứa đến bơm xăng qua lọc xăng đến ống phân phối. Ống phân phối nhiên liệu đến : *Kim phun thông qua đường ống nạp để đến buồng đốt. *Bộ điều áp trở về thùng chứa. 1 5 4 6 2 3 8 9 10 7 22 13 11 19 12 18 14 21 20 15 17 16 SƠ ĐỒ CẤU TẠO HỆ THỐNG PHUN XĂNG L – JETRONIC 13
  16. Đề tài nghiên cứu khoa học mã số T2013-75: Mơ phỏng hoạt động hệ thống phun xăng L-Jetronic 1.Thùng nhiên liệu 12.Cảm biến lưu lượng gió 2.Bơm nhiên liệu điện từ 13.Rờle chính 3.Lọc nhiên liệu 14.Cảm biến Oxy 4.Ống phân phối 15.Cảm biến nhiệt độ động cơ 5.Bộ điều áp 16.Công tắt nhiệt thời gian 6.ECU 17.Bộ chia điện 7.Kim phun nhiên liệu 18.Bộ thêm gió 8.Kim phun khởi động lạnh 19.Vít chỉnh khí CO 9.Vít chỉnh tốc độ cầm chừng 20.Accu 21.Công tắt khởi động-đánh lửa 10.Cảm biến vị trí cánh bướm ga 11.Cánh bướm ga 3. Hệ thống điều khiển điện tử: Gồm ECU + các cảm biến. 3.1.Các cảm biến bao gồm: Cảm biến vị trí bướm ga, cảm biến nhiệt độ nước làm mát, cảm biến góc quay trục khuỷu, cảm biến tốc độ động cơ, công tắt nhiệt thời gian, bộ đo gió, cảm biến nhiệt độ không khí nạp, . Các cảm biến gởi tín hiệu cảm nhận được để gởi về ECU. Khi đó, ECU nhận và xử lý các tín hiệu đó. Sau đó, điều khiển bộ phận kim phun cho đúng thời điểm và thay đổi lượng nhiên liệu phun cho phù hợp, tiết kiệm nhiên liệu nhất I.TỔNG QUÁT : Xăng từ thùng chứa sẽ được một bơm điện đưa tới mạch nhiên liệu dưới một áp lực từ 2,5 bar ÷ 6 bar. Sau khi đi qua lọc xăng nhiên liệu được đưa đến ống phân phối, từ ống phân phối sẽ có các nhánh rẽ phân phối xăng tới các van phun. Cuối ống phân 14
  17. Đề tài nghiên cứu khoa học mã số T2013-75: Mơ phỏng hoạt động hệ thống phun xăng L-Jetronic phối là một bộ điều áp, nhiệm vụ của bộ điều áp là giữ cho áp suất trong mạch nhiên liệu ở một áp suất giới hạn. Lượng xăng cung cấp cho mạch luôn nhiều hơn lượng xăng cần thiết khi chạy ở chế độ toàn tải. Lượng xăng dư sẽ được trả về thùng chứa theo đường ống xả về tại bộ điều áp. Như vậy, khi làm việc xăng sẽ được vận chuyển liên tục trong mạch nhiên liệu (mạch kín). 1. Thùng xăng 5. Bộ điều áp 2. Bơm xăng 6. Kim phun 3. Lọc xăng 7. Kim phun khởi động lạnh 4. Ống phân phối Các chi tiết trong hệ thống phun xăng: 1: Bơm xăng 2 2: Lọc xăng 3: Oáng phân phối 4: Bộ điều áp 5: Kim phun 6: Kim phun khởi động 15 lạnh
  18. Đề tài nghiên cứu khoa học mã số T2013-75: Mơ phỏng hoạt động hệ thống phun xăng L-Jetronic 1 4 3 5 6 3 1 2 4 6 5 1: Công tắc nhiệt thời gian, 2: Cảm biến nhiệt độ động cơ, 3: Bộ đo gió, 4: ECU, 5: Cảm biến vị trí cánh bướm ga, 6: Bộ thêm gió. 2.CẤU TẠO – HOẠT ĐỘNG : 2.1.Bơm Xăng : 16
  19. Đề tài nghiên cứu khoa học mã số T2013-75: Mơ phỏng hoạt động hệ thống phun xăng L-Jetronic TuyØ theo nhà chế tạo và năm sản xuất mà bơm xăng được đặt trong thùng chứa nhiên liệu hoặc ngoài thùng chứa nhiên liệu. Hiện nay, bơm xăng sử dụng cho hệ thống phun xăng có 2 loại : - Loại bơm cánh quạt. - Loại bơm con lăn. Hai loại bơm này còn gọi là bơm kiểu ướt. Vì môtor điện và bộ phận bơm được đặt trong một vỏ bọc và bên trong vỏ bọc này luôn chứa đầy nhiên liệu. 2.1.1.Bơm Cánh Quạt: Loại bơm này thường được đặt trong thùng nhiên liệu, so với loại bơm con lăn thì loại này có ưu điểm là ít gây ra tiếng ồn và không tạo ra dao động trong mạch nhiên liệu nên được dùng rộng rãi. Bơm loại này được cấu tạo bởi các thành phần sau : motor điện, bộ phận bơm, van kiểm tra(van một chiều), van giảm áp và lọc. *Motor điện: Cấu tạo như một motor điện một chiều, khi có dòng điện tới thì sẽ làm cho motor quay. *Cánh quạt: Khi môtơ quay, các cánh quạt (turbine) sẽ quay cùng với nó. Các cánh quạt bố trí dọc chu vi bên ngoài của cánh bơm. Những cánh quạt sẽ kéo xăng từ cửa vào và đưa đến cửa ra. Sau khi đi qua cửa ra xăng sẽ đi quanh motor điện và đến van một chiều. *Van một chiều: Van một chiều sẽ đóng khi bơm ngưng làm việc. Tác dụng của nó là giữ cho áp suất trong mạch nhiên liệu ở nột giá trị nhất định (duy trì áp suất dư). Điều này sẽ giúp cho sự khởi động lại được dễ dàng. Tránh hiện tượng khoá hơi ở nhiệt độ cao. Nếu như áp suất trong mạch không được giữ thì nhiên liệu sẽ bốc hơi gây khó khăn khi khởi Hình 2. Bơm cánh quạt động lại động cơ. *Lọc xăng: Dùng để lọc cặn bẩn trong nhiên liệu, đối với loại này thì lọc xăng được bắt trước bơm. 17
  20. Đề tài nghiên cứu khoa học mã số T2013-75: Mơ phỏng hoạt động hệ thống phun xăng L-Jetronic 2.1.2.Loại bơm con lăn: Loại bơm này được đặt bên ngoài thùng chứa nhiên liệu và luôn bắt gần thùng chứa để hiệu suất của bơm sẽ cao hơn. Bơm này được cấu tạo bởi các thành phần sau : motor điện, bộ phận bơm, van giảm áp và van một chiều. Hoạt động của motor điện, van giảm áp và van một chiều đều giống như bơm cánh quạt. 1. Motor 2. Con lăn 3. Van an toàn 4. Van một chiều Hình 3. Bơm con lăn Riêng bộ phận bơm là một buồng rỗng hình trụ. Trong đó, có một đĩa quay sai tâm. Đĩa này có các con lăn gắn trong các rãnh quay chu vi và đĩa được bắt trên cốt rotor. Khi có dòng điện tới, rotor quay sẽ kéo theo đĩa sai tâm quay. Dưới tác dụng của lực ly tâm, các con lăn bị ép ra ngoài tạo một đệm xoay vòng. Áp suất bơm có được là do đệm xoay vòng liên tục tăng thể tích ở cửa vào và giảm thể tích ở cửa ra. 1. Rotor 2. Con lăn 3. Vỏ bơm Hình 4. Nguyên tắc hoạt động của bơm con lăn 18
  21. Đề tài nghiên cứu khoa học mã số T2013-75: Mơ phỏng hoạt động hệ thống phun xăng L-Jetronic 2.2.Lọc xăng: Dùng để lọc những cặn bẩn chứa trong xăng trước khi xăng được đưa vào mạch nhiên liệu. Tuỳ theo loại mà lọc được bắt trước bơm điện hay sau bơm điện. 1. Lưới lọc 2. Vỏ lọc Hình 5. Lọc xăng Lọc có chiều dòng chảy được ghi trên vỏ lọc bằng kim loại hay bằng nhựa ở giữa lọc có một cái màng để lọc cặn bẩn. Thường thì tuổi thọ của lọc phụ thuộc vào cặn bẩn trong xăng và thể tích của lọc. Thông thường thì khoảng 30.000  80.000 km thì thay lọc. 2.3.Ống phân phối: Nhiệm vụ của ống phân phối là cung cấp một áp suất nhiên liệu tại các van phun là như nhau. Ngoài ra, nó còn có chức năng như là một bộ tích trữ nhiên liệu và dung tích này lớn hơn rất nhiều so với dung tích mỗi lần phun. Do đó, sẽ hạn chế được sự thay đổi áp suất trong mạch nhiên liệu sau mỗi lần phun. Thông thường thì ống phân phối có cấu tạo thích hợp để cho việc lắp ráp các van phun được dể dàng. 19
  22. S K L 0 0 2 1 5 4