Báo cáo Hực trạng và ðịnh hướng thị hiếu thẩm mỹ của của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 2240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Hực trạng và ðịnh hướng thị hiếu thẩm mỹ của của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_huc_trang_va_inh_huong_thi_hieu_tham_my_cua_cua_sinh.pdf

Nội dung text: Báo cáo Hực trạng và ðịnh hướng thị hiếu thẩm mỹ của của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG THỰC TRẠNG VÀ ÐỊNH HƯỚNG THỊ HIẾU THẨM MỸ CỦA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸS K C 0 0 3 9 THUẬT5 9 TP. HCM TRONG CÔNG CUỘC ÐỔI MỚI MÃ SỐ: T2015 - 136 S KC 0 0 5 5 9 0 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 - 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG THỊ HIẾU THẨM MỸ CỦA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Mã số: T2015 - 136 Chủ nhiệm đề tài: GV. ThS. ĐẶNG THỊ MINH TUẤN TP. HCM, 10/2015
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG THỊ HIẾU THẨM MỸ CỦA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Mã số: T2015 - 136 Chủ nhiệm đề tài: GV.ThS. ĐẶNG THỊ MINH TUẤN TP. HCM, 10/2015
  4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4 3.1. Mục đích của đề tài 4 3.2. Nhiệm vụ của đề tài 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 5 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 5 6. Đóng góp mới của đề tài 6 7. Kết cấu của đề tài 6 Chương 1 THỊ HIẾU THẨM MỸ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 7 1.1. Lý luận cơ bản về thị hiếu thẩm mỹ 7 1.1.1 Quan niệm về thị hiếu thẩm mỹ 7 1.1.2. Vai trò của thị hiếu thẩm mỹ trong đời sống xã hội 13 1.2. Tính tất yếu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay 19 1.3. Những biến động của thị hiếu thẩm mỹ trong công cuộc đổi mới hiện nay 22 Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG THỊ HIẾU THẨM MỸ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT 27 2.1. Thực trạng 27 2.1.1. Thông tin chung về phương pháp nghiên cứu, địa bàn và đối tượng khảo sát27 2.1.2. Kết quả điều tra thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên trường đại học Sư phạm Kỹ thuật hiện nay 27 2.2. Thực chất của định hướng thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên 34 2.3. Một số giải pháp định hướng giáo dục thị hiếu thẩm mỹ 37 PHẦN KẾT LUẬN 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 PHỤ LỤC 45
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Tp. HCM, ngày 18 tháng 10 năm 2015 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Thực trạng và định hướng thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới. - Mã số: T2015 - 136 - Chủ nhiệm: GV. ThS. Đặng Thị Minh Tuấn - Cơ quan chủ trì: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - Thời gian thực hiện: tháng 01/2015 đến tháng 12/2015 2. Mục tiêu: Nghiên cứu thực trạng thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật trong công cuộc đổi mới hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp định hướng, xây dựng thị hiếu thẩm mỹ, hình thành lối sống đẹp và hiện đại trong sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật. 3. Tính mới và sáng tạo: Giúp cho Ban Giám hiệu, Phòng công tác học sinh sinh viên, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp thanh niên và cán bộ giáo viên trong trường có thêm một cái nhìn toàn diện về đời sống tinh thần của sinh viên, từ đó có những nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp nhằm hướng sinh viên đến những chuẩn mực sống đẹp và lành mạnh. Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nhập môn xã hội học, Thẩm mỹ học và các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. 4. Kết quả nghiên cứu: Đề tài khái quát cơ sở lý luận của thị hiếu thẩm mỹ, tính tất yếu của công cuộc đổi mới và tác động của nó đến thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên, khảo sát thực trạng của thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên trong trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra một số giải pháp định hướng thị hiếu thẩm mỹ phù hợp.
  6. 5. Sản phẩm: Báo cáo khoa học, làm tài liệu tham khảo cho các môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, Thẩm mỹ học, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhập môn xã hội học 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: - Giáo dục và đào tạo: làm tài liệu tham khảo phục vụ các môn học: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nhập môn xã hội học và các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn - Kinh tế - xã hội: phát huy lối sống lành mạnh trong sinh viên trường đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. HCM. - Công trình hoàn thành được chuyển giao cho Khoa Lý luận chính trị, Thư viện trường và Phòng Công tác sinh viên. Trưởng Đơn vị Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên, đóng dấu) (ký, họ và tên)
  7. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay, sự phát triển, mở rộng những quan hệ giao lưu, hội nhập về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, đã có tác động không nhỏ đến hệ thống các giá trị của xã hội. Quy luật cạnh tranh của kinh tế thị trường làm cho con người linh hoạt hơn, nhanh nhạy hơn trong thị hiếu thẩm mỹ. Sự giao lưu và hợp tác quốc tế giúp dân tộc Việt Nam có dịp giới thiệu với thế giới những sáng tạo, những giá trị truyền thống của dân tộc mình đồng thời tiếp thu những giá trị mới của nhân loại làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc và tạo ra sự hài hoà cho tiêu chuẩn thẩm mỹ của dân tộc với tiêu chuẩn thẩm mỹ của nhân loại. Mặt khác, quá trình hội nhập, toàn cầu hoá trong công cuộc đổi mới hiện nay ở Việt Nam cũng làm nảy sinh không ít vấn đề phức tạp. Nó đào sâu thêm hố ngăn cách về quan hệ giữa người và người trong xã hội. Tư tưởng thực dụng, chạy theo đồng tiền hình thành và phát triển mạnh ở một bộ phận quần chúng nhân dân, đặc biệt là giới trẻ. Những giá trị vật chất đôi khi được đề cao quá đáng làm méo mó những chuẩn mực về cái đẹp, sự hài hoà trong đời sống xã hội. Cái đẹp bị thực dụng hoá, nhiều thị hiếu thẩm mỹ rơi vào lai căng, bắt chước nước ngoài, coi thường các giá trị thẩm mỹ truyền thống của dân tộc. Trong bối cảnh đó, vấn đề giữ gìn và phát huy thị hiếu thẩm mỹ tốt đẹp trong quá trình xây dựng con người mới và nền văn hóa mới tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc cần thiết phải có sự quan tâm sâu sắc. Giáo dục đại học là hình thành đội ngũ nhân lực toàn diện đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội trong tương lai. Vì vậy, trong công tác giáo dục ở bậc đại học không chỉ chú trọng đến chuyên môn nghề nghiệp mà còn
  8. 2 phải chú trọng đến giáo dục phẩm chất đạo đức và thị hiếu thẩm mỹ, tạo nền tảng xác lập thế giới quan và xây dựng lý tưởng sống để sinh viên trở thành những con người có ích cho xã hội. Những năm gần đây, do những thay đổi trong chính sách giáo dục, đào tạo và dạy nghề nên số lượng sinh viên ở nước ta đã không ngừng tăng lên một cách đáng kể. Hàng năm, có khoảng 2,2 triệu sinh viên đang học tập trên cả nước. Trong đó, sinh viên đại học chiếm 66%, sinh viên cao đẳng chiếm 34%. Ngoài ra, còn có 80.000 lưu học sinh Việt Nam đang học tập ở các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Riêng trường Đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ chí Minh hàng năm có khoảng 20.000 sinh viên các hệ học tập tại trường. Xây dựng thị hiếu thẩm mỹ tốt đẹp là quá trình lâu dài và khó khăn nhưng chỉ vài tác động nhỏ hàng ngày cũng làm mất đi nhận thức về cái đẹp thực sự. Nghiên cứu thực trạng thị hiếu thẩm mỹ trong sinh viên, từ đó định hướng thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên là một yêu cầu cần thiết về mặt thực tiễn nhằm góp phần tạo ra sự cân bằng giữa đào tạo chuyên môn và giáo dục lối sống, xây dựng lý tưởng trong sinh viên các trường đại học và cao đẳng nói chung; đồng thời góp phần hiện thực hoá triết lý giáo dục của trường Đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Thực trạng và định hướng thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên trường Đại học Sư phạm kỹ thuật trong công cuộc đổi mới” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, vấn đề thị hiếu thẩm mỹ, định hướng thẩm mỹ đã được các nhà khoa học đặt ra và quan tâm nghiên cứu.
  9. 3 Trong đó, nghiên cứu cơ sở lý luận của thị hiếu thẩm mỹ có thể kể đến một số công trình, tác phẩm tiêu biểu như: Những phạm trù mỹ học cơ bản của tác giả người Nga IU. Bôrép, trường Đại học tổng hợp xuất bản, Hà Nội, 1974; Mỹ học cơ bản và nâng cao của tác giả M.F. Ốp-xi-an-nhi-cốp, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001; Mỹ học với tư cách là một khoa học của tác giả Đỗ Huy, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996; Mỹ học đại cương của tác giả Đỗ Văn Khang, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2002; Nguyên lý mỹ học Mác – Lênin của tập thể các nhà khoa học Liên Xô, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1961; Giáo trình mỹ học Mác – Lênin của hai tác giả Đỗ Huy – Vũ Trọng Dung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 Nghiên cứu các góc độ khác nhau của thị hiếu thẩm mỹ có những công trình của tác giả Đỗ Huy như: Vấn đề bảo tồn các giá trị mỹ thuật và giáo dục thẩm mỹ, Tạp chí Mỹ thuật thời nay số 11 – 1996; Mấy suy nghĩ về vai trò của nghệ thuật trong giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay, Tạp chí Mỹ thuật thời nay số 12 – 1996; công trình của tác giả Nguyễn Chương Nhiếp: Thị hiếu thẩm mỹ trong đời sống xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. Và nhiều bài viết, công trình khác của các tác giả Lê Đình Lục, Lê Thị Hường, Đào Duy Thanh, Đỗ Thị Minh Thảo trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. Gần đây, Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học: Định hướng thị hiếu thẩm mỹ cho giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Các bài viết tại Hội thảo được tập hợp lại trong cuốn: Thị hiếu thẩm mỹ của giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Văn hoá văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2013 bàn về thực trạng thị hiếu thẩm mỹ của giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh qua việc phân tích tác động của các loại hình nghệ thuật như âm nhạc, điện ảnh, thời trang, văn hoá đọc và nêu lên các kiến
  10. 4 nghị nhằm xây dựng hệ thống chuẩn mực trong thị hiếu thẩm mỹ cho giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh trên một số lĩnh vực hoạt động nghệ thuật cụ thể. Tuy nhiên, cho đến nay, các nghiên cứu về thực trạng thị hiếu thẩm mỹ và định hướng thẩm mỹ mới chỉ dừng lại ở những đối tượng quần chúng nhân dân nói chung mà chưa thực sự đi vào nghiên cứu thực trạng thị hiếu thẩm mỹ và định hướng thị hiếu thẩm mỹ trong sinh viên. Kế thừa thành quả của các công trình nghiên cứu nói trên, công trình “Thực trạng và định hướng thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên trường Đại học Sư phạm kỹ thuật trong công cuộc đổi mới” lấy sinh viên làm đối tượng nghiên cứu và có những liên hệ về mặt thực tiễn đối với quá trình định hướng thị hiếu thẩm mỹ nhằm hình thành lối sống đẹp và hiện đại trong sinh viên trường Đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích của đề tài Nghiên cứu thực trạng thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật trong công cuộc đổi mới hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp định hướng, xây dựng thị hiếu thẩm mỹ, hình thành lối sống đẹp và hiện đại trong sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ sau: Thứ nhất: trình bày khái quát những lý luận cơ bản về thị hiếu thẩm mỹ, tầm quan trọng của thị hiếu thẩm mỹ trong đời sống xã hội. Thứ hai: điều tra thực trạng thị hiếu thẩm mỹ trong sinh viên đại học Sư phạm kỹ thuật hiện nay. Thứ ba: đề xuất các giải pháp định hướng thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên trường đại học Sư phạm kỹ thuật.
  11. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Trong phạm vi đề tài đã chọn, tác giả khái quát cơ sở lý luận của thị hiếu thẩm mỹ, tính tất yếu của công cuộc đổi mới và tác động của nó đến thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên, khảo sát thực trạng của thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên trong trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 5.1. Cơ sở lý luận Để thực hiện những yêu cầu trên, đề tài chủ yếu dựa trên cơ sở lý luận triết học và mỹ học Mác – Lênin, quan điểm phát triển văn hoá xã hội – con người của Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời có kế thừa những kết quả của một số công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời với từng nhiệm vụ đề ra, đề tài sử dụng những phương pháp cụ thể tương ứng: Nhiệm vụ 1: sử dụng phương pháp lịch sử và logic, nghiên cứu tài liệu; Nhiệm vụ 2: sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, điều tra giáo dục, so sánh - đối chiếu, phân tích - tổng hợp để xử lý số liệu thu thập được từ phiếu điều tra dành cho sinh viên trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ 3: sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp kinh nghiệm giáo dục, tham khảo tài liệu, quy nạp - diễn dịch, phương pháp chuyên gia, phương pháp giả thuyết
  12. 6 6. Đóng góp mới của đề tài Giúp cho Ban Giám hiệu, Phòng công tác học sinh sinh viên, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp thanh niên và cán bộ giáo viên trong trường có thêm một cái nhìn toàn diện về đời sống tinh thần của sinh viên, từ đó có những nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp nhằm hướng sinh viên đến những chuẩn mực sống đẹp và lành mạnh. Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nhập môn xã hội học, Thẩm mỹ học và các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo của đề tài gồm có hai chương và sáu tiết:
  13. 7 Chương 1 THỊ HIẾU THẨM MỸ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Lý luận cơ bản về thị hiếu thẩm mỹ 1.1.1 Quan niệm về thị hiếu thẩm mỹ Thị hiếu thẩm mỹ là một lĩnh vực chuyên sâu của khoa học mỹ học và có quan hệ rộng rãi tới nhiều mặt của đời sống xã hội. Khái niệm thị hiếu và thị hiếu thẩm mỹ từ lâu đã là đề tài cho những cuộc tranh luận trong lịch sử mỹ học và trong đời sống xã hội. Trong ngôn ngữ Latinh phương Tây, thị hiếu là Gustus – có nghĩa là cảm giác, khẩu vị. Trong ngôn ngữ Trung Quốc, thị hiếu có nghĩa là thích thú. Một cách chung nhất, có thể hiểu thị hiếu là sở thích. Sở thích biểu hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, lối sống, đạo đức, tinh thần, nghệ thuật Sở thích rất đa dạng, phong phú và phức tạp. Người ta có thể thích ăn món này, không thích ăn món kia; thích kiểu áo này, không thích kiểu áo nọ; thích bộ phim này, không thích bộ phim khác Như vậy, sở thích gần giống như thói quen, nếp sống của con người. Vì thế, “thị hiếu là khả năng lựa chọn phổ biến cuả con người, là sở thích trong mọi lĩnh vực của cá nhân và tập thể”1. Nói cách khác, “thị hiếu là một kiểu ưa thích nào đó. Kiểu ưa thích này thường bộc lộ ngay lập tức. Nó biểu thị toàn bộ khả năng đánh giá cảm xúc của chủ thể”2. Trong các sở thích, có sở thích tốt và cũng có sở thích xấu, có sở thích xuất phát từ những nhu cầu, tình cảm lành mạnh và cũng có sở thích xuất phát từ những nhu cầu giả tạo, thấp hèn. Vì vậy, thị hiếu không nói lên sở thích đồng nhất, chung chung với tất cả mọi người. Thị hiếu tuy gắn với tình cảm 1 Đỗ Huy: Mỹ học với tư cách là một khoa học, Nxb. Chính tri quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.177 2 Viện Văn hóa: Thỏa mãn nhu cầu văn hóa và nâng cao thị hiếu nghệ thuật, Nxb. Văn hóa, Hà nội, 1987, tr. 21
  14. 8 cá nhân nhưng lại biểu thị kiểu ưa thích của nhóm xã hội. Trong hoạt động của thị hiếu xuất hiện các kiểu ưa thích khác nhau. Do đó, kiểu ưa thích là những dạng khác nhau của thị hiếu hình thành và phát triển lâu dài trong đời sống của con người. Thị hiếu thẩm mỹ là sở thích của con người về phương diện thẩm mỹ. Cũng như khái niệm thị hiếu, thị hiếu thẩm mỹ là khái niệm bao hàm những nội dung hết sức đa dạng và phong phú. Ý nghĩa của thị hiếu thẩm mỹ lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng mỹ học được Gracian Morales – nhà tư tưởng Tây Ban Nha trình bày trong luận văn của mình viết năm 1647 khi ông gọi thị hiếu gắn với các cảm giác của tai và mắt là thị hiếu gắn với cái đẹp và nghệ thuật. Định nghĩa của Gracian về thị hiếu thẩm mỹ được A. Baumgarten tiếp tục khẳng định khi mỹ học trở thành một khoa học độc lập. Theo ông, thích thú thẩm mỹ là sự hòa quyện của các xúc động thâm nhập thụ động qua hai giác quan tai và mắt với quá trình giải phóng lý trí và vì vậy, thị hiếu thẩm mỹ gắn liền với tình cảm về cái đẹp. Tuy nhiên, phải đến I. Kant, khái niệm thị hiếu thẩm mỹ mới thực sự được nghiên cứu và luận giải sâu sắc với nhiều mặt của nó. Trong tác phẩm Phê phán năng lực phán đoán viết năm 1790, I. Kant khẳng định: phán đoán thị hiếu là phán đoán thẩm mỹ. Theo Kant, thị hiếu thẩm mỹ là năng lực, là khả năng phán đoán của cá nhân về cái đẹp và cái cao cả. Thị hiếu thẩm mỹ về bản chất mang tính vô tư, thờ ơ với các quyền lợi vật chất. Sau I. Kant, G. Hegel khi coi mỹ học là khoa học nghiên cứu cái đẹp của nghệ thuật, đã khẳng định rằng: thị hiếu thẩm mỹ là thị hiếu nghệ thuật và thị hiếu nghệ thuật gắn bó chặt chẽ với các giác quan tai và mắt. Trong khi đó, các nhà mỹ học duy vật thời kỳ Khai sáng như Berker, Rousseau coi thị hiếu thẩm mỹ không phải là một lĩnh vực tuyệt đối chủ
  15. 9 quan mà là sự thích thú gắn liến với các đối tượng phản ánh, với thước đo của xã hội. Cùng chung quan điểm này, các nhà mỹ học dân chủ cách mạng Nga như Tsernushevski hay Bielinski còn nhấn mạnh thị hiếu thẩm mỹ mang bản chất xã hội và có tính giai cấp. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, thị hiếu thẩm mỹ là một hình thái của ý thức thẩm mỹ trong đó có sự thống nhất giữa tình cảm thẩm mỹ với lý tưởng thẩm mỹ đồng thời phản ánh mối liên hệ của con người với tự nhiên và với xã hội. Một mặt, thị hiếu thẩm mỹ thể hiện ở khả năng nói lên những nhận xét về phẩm chất thẩm mỹ của các đối tượng và hiện tượng tự nhiên và xã hội, các sản phẩm của sản xuất vật chất và tinh thần; mặt khác, thị hiếu thẩm mỹ thể hiện ở sự biểu hiện cảm xúc, nhờ đó thể hiện nhân tố chủ quan của cá nhân, sự độc đáo cá thể của họ. Nói cách khác, thị hiếu thẩm mỹ là năng lực của con người có thể thấu hiểu và đánh giá những thuộc tính thẩm mỹ của các sự vật và hiện tượng của thiên nhiên và đời sống xã hội. Nó biểu lộ sự đánh giá hiện thực, đánh giá toàn bộ sự phong phú của các giá trị thẩm mỹ xuất phát từ những quan niệm về cái đẹp, cái cao cả, cái xấu, cái bi, cái hài Các quan niệm này hình thành trong quá trình thực tiễn xã hội của chủ thể thẩm mỹ. Theo mỹ học Mác – Lênin, với tư cách là một hiện tượng tinh thần, là khả năng của tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ mang những nét đặc trưng cơ bản để phân biệt với xúc cảm, lý tưởng thẩm mỹ. Một là, thị hiếu thẩm mỹ là hình thức đánh giá trực tiếp, là sự phản ứng mau lẹ gần như bản năng của chủ thể thẩm mỹ trước những hiện tượng đẹp, xấu, bi, hài Do tình cảm thẩm mỹ tinh luyện, do kinh nghiệm tích lũy những giá trị thẩm mỹ mà chủ thể thẩm mỹ có thể tảo ra được sự ổn định trong tình cảm. Sự ổn định này giúp cho chủ thể thẩm mỹ có thể phản ứng
  16. 10 ngay lập tức với các hiện tượng thẩm mỹ mới và lành mạnh xuất hiện trong đời sống; ngược lại, cũng có người phát hiện nhanh nhạy, phản ứng mau lẹ với cái giả, cái xấu, không lành mạnh. Sự phản ứng mau lẹ của thị hiếu thẩm mỹ cho thấy thị hiếu thẩm mỹ phụ thuộc vào tính ổn định của tình cảm và kinh nghiệm thẩm mỹ của chủ thể trong hoạt động thực tiễn. Hai là, thị hiếu thẩm mỹ là sự đánh giá mang tính khoái cảm. Trong cuộc sống, cũng như tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ đánh giá các đối tượng một cách đầy hào hứng. Khi thụ cảm và đánh giá các đối tượng đâu là đẹp, đâu là xấu, đâu là tốt , chủ thể không phải là mong muốn thủ tiêu các đối tượng ấy mà là mong muốn thưởng thức chúng. Đây chính là biểu hiện của sự thích thú trong hoạt động của chủ thể. Nhờ sự hào hứng, say mê, thị hiếu thẩm mỹ làm cho chủ thể đánh giá thoát khỏi những dục vọng vật chất tầm thường. Ba là, thị hiếu thẩm mỹ là sự đánh giá mang tính cá biệt. Thị hiếu thẩm mỹ là sản phẩm của các quan hệ thực tiễn nhưng đồng thời lại là năng lực tâm lý và niềm tin cá nhân. Cùng một hiện tượng, sự đánh giá thẩm mỹ không chỉ dựa trên cơ sở tâm lý cá nhân mà nhiều khi còn phụ thuộc vào trạng thái có tính thời điểm của tâm lý người cảm thụ.Thông qua các cá nhân riêng lẽ mà sự phản ứng mau lẹ được thể hiện, mức độ ổn định của tình cảm thẩm mỹ từ những cá nhân riêng lẻ sẽ góp thêm sự phong phú vào gia tài thẩm mỹ của xã hội. Hơn nữa, ý thức xã hội không nằm ngoài cá nhân riêng lẻ. Nó nằm trong cá nhân và cá nhân ấy đã phản ánh những quan hệ, nhữngđiều kiện chung mà họ sống. Bốn là, thị hiếu thẩm mỹ là sự đánh giá có tính kế thừa. Trình độ phát triển của thị hiếu thẩm mỹ là nguồn gốc tình cảm cho việc đánh giá đúng các hiện tượng thẩm mỹ khách quan, phê bình đúng các tác phẩm nghệ thuật. Do những đặc điểm của thị hiếu thẩm mỹ gắn liền với các yếu tố hình tượng và
  17. 11 không tách khỏi cá nhân mà mỹ học Mác – Lênin thừa nhận rằng có một số người có cảm xúc mạnh mẽ, chính xác và sâu sắc trước cái thẩm mỹ hơn một số người khác do họ có năng khiếu nhạy cảm. Tuy nhiên, năng khiếu ấy sẽ mai một dần nếu không được rèn luyện. “Sự cấu tạo của khối óc và truyền thống gia đình có phần ảnh hưởng đến văn nghệ sĩ, nhưng tài năng và thiên tài chủ yếu là những cái mà người ta có thể do dầy công học tập, rèn luyện mà tạo nên được”3. Tính kế thừa của thị hiếu thẩm mỹ giúp chúng ta giải thích về việc có những người có thị hiếu này mà không có thị hiếu khác, có người thích vật này mà lại không thích vật khác Những đặc trưng cơ bản này cho thấy thực chất của thị hiếu thẩm mỹ là sự thống nhất hài hòa giữa nhận xét và cảm xúc. Điều này làm cho thị hiếu thẩm mỹ trở thành hiện tượng xã hội chung chứ không phải chỉ là sở thích riêng của cá nhân. Do đó, thị hiếu thẩm mỹ là mang bản chất xã hội. Bản chất xã hội của thị hiếu thẩm mỹ thể hiện ở tính thời đại, tính giai cấp và tính dân tộc. Tính thời đại của thị hiếu thẩm mỹ thể hiện qua sự biến đổi của hệ giá trị thẩm mỹ trong từng thời đại nhất định. Mỗi thời đại có những điều kiện, hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội khác nhau. Điều đó tác động mạnh mẽ đến sự hình thành của thị hiếu nói chung và thị hiếu thẩm mỹ nói riêng, làm cho những sở thích và tiêu chuẩn đánh giá thẩm mỹ của con người trong thời đại đó cũng biến đổi theo. Trong xã hội có giai cấp thì thị hiếu thẩm mỹ cũng mang tính giai cấp. Không có một thị hiếu thẩm mỹ cho mọi giai cấp. Mỗi giai cấp khác nhau có một hệ thống chuẩn mực thẩm mỹ khác nhau. Trong xã hội có phân chia giai cấp, thị hiếu thẩm mỹ của một chủ thể người xã hội luôn chịu sự tác động, chi phối bởi đặc điểm các yếu tố giai cấp mà nó là thành viên như: điều kiện 3 Trường Chinh: Bàn về văn hóa nghệ thuật, Nxb. Văn hóa – Nghệ thuật, Hà Nội, 1963, tr.232.
  18. 12 sống, quan điểm sống, lý tưởng đạo đức, lý tưởng chính trị Những lợi ích của các giai cấp khác nhau trong xã hội không chỉ được củng cố từ các thiết chế chính trị, pháp luật và các tư tưởng thống trị tương ứng mà còn nhờ vào sụ khẳng định những tiêu chí, chuẩn mực thẩm mỹ. Sự khác biệt về thị hiếu giữa các giai cấp thậm chí có thể trở thành đối kháng trong trường hợp đối tượng đánh giá thẩm mỹ là những hiện tượng có đụng chạm đến những lợi ích xã hội cơ bản, ảnh hưởng đến sự tồn vong của mỗi giai cấp. Thị hiếu thẩm mỹ còn có tính dân tộc đậm nét. Do có những sự khác biệt nhất định về hoàn cảnh địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, tâm lý, và truyền thống văn hóa khác nhau nên mỗi dân tộc có thị hiếu thẩm mỹ khác nhau. Những nét riêng này được kết tinh lại trong suốt quá trình phát triển lâu dài của dân tộc, làm thành bản sắc dân tộc của thị hiếu. Tính dân tộc của thị hiếu thẩm mỹ thể hiện ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong sinh hoạt, giao tiếp, lao động, trong cuộc sống gia đình và trong các sáng tác nghệ thuật của từng dân tộc. Như vậy, thị hiếu thẩm mỹ không phải là cái có sẵn trong mỗi cá nhân nhất định, cũng không phải là cái hoàn toàn chủ quan. Thị hiếu thẩm mỹ là phản ánh của chủ thể thẩm mỹ trước các đối tượng thẩm mỹ nhất định. Mà chủ thể thẩm mỹ bao giờ cũng là sản phẩm của thực tiễn xã hội. Mỗi chủ thể thẩm mỹ đều không tách rời khỏi hoạt động thực tiễn của cá nhân trong quan hệ với hiện thực xã hội. Mỗi lần cuộc sống thay đổi thì hệ thống ý thức thẩm mỹ, trong có thị hiếu thẩm mỹ cũng thay đổi. Vì thế, thị hiếu thẩm mỹ không phải là cái bẩm sinh, sẵn có trong mỗi cá nhân mà là kết quả của việc giáo dục và rèn luyện lâu dài của con người trong quan hệ xã hội của họ. Nói cách khác, nguồn gốc của thị hiếu thẩm mỹ là hoạt động thực tiễn xã hội của con người và mỗi thị hiếu thẩm mỹ tuy có hình thức tồn tại cá nhân nhưng chúng đều được đo bằng các thước đo xã hội. Chính ở đây, thị hiếu thẩm mỹ được
  19. 13 phân chia thành thị hiếu thẩm mỹ tốt và thị hiếu thẩm mỹ xấu, thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh và thị hiếu thẩm mỹ không lành mạnh Thị hiếu thẩm mỹ tốt, lành mạnh là năng lực có được khoái cảm do cái đẹp chân chính mang lại, là nhu cầu thụ cảm và sang tạo cái đẹp phù hợp với giá trị thẩm mỹ khách quan. Cơ sở và tiền đề tất yếu của thị hiếu thẩm mỹ tốt, thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh là cảm xúc thẩm mỹ phát triển cao, là khả năng biết thụ cảm sự hài hòa giữa hình thức và nội dung, biết nhận ra những giá trị thẩm mỹ của các hiện tượng tự nhiên, xã hội và các tác phẩm nghệ thuật dưới ánh sang của lý tưởng thẩm mỹ tiên tiến. Sự phát triển của thị hiếu thẩm mỹ ắn bó chặt chẽ với trình độ văn hóa chung của con người. Chiều rộng của kiến thức giúp cho sự đánh giá thẩm mỹ được toàn vẹn và những phán đoán của thị hiếu thẩm mỹ phù hợp với các giá trị thẩm mỹ khách quan. 1.1.2. Vai trò của thị hiếu thẩm mỹ trong đời sống xã hội Thị hiếu thẩm mỹ phản ánh mối liên hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội. Nó là khả năng, là sự sáng tạo và cũng là thước đo quan trọng của phẩm cách văn hóa của chủ thể. Vì thế, thị hiếu thẩm mỹ tất yếu có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của con người. Thị hiếu thẩm mỹ là một hình thái ý thức xã hội. Do đó, giống như sự tác động của ý thức đối với vật chất, tự bản thân thị hiếu thẩm mỹ không tác động được gì đối với đời sống xã hội, đời sống thẩm mỹ. Vai trò của thị hiếu thẩm mỹ không tách rời hoạt động của chủ thể thẩm mỹ. Hoạt động của chủ thể thẩm mỹ là rất phong phú và phức tạp, trong đó, cơ bản nhất và chủ yếu nhất là thưởng thức, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ. Vai trò của thị hiếu thẩm mỹ chính là ảnh hưởng, tác động của thị hiếu thẩm mỹ trong hoạt động của chủ thể thẩm mỹ trên ba lĩnh vực: thưởng thức, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ. Thưởng thức thẩm mỹ là sự phản ứng của chủ thể trước các đối tượng thẩm mỹ, làm nảy sinh những xúc cảm thẩm mỹ trong chủ thể trước cái đẹp,
  20. 14 cái cao cả, cái bi, cái hài của đời sống. Nói cách khác, thưởng thức thẩm mỹ là quá trình hưởng thụ các giá trị thẩm mỹ gắn với một cơ chế tâm lý hết sức phức tạp. Trong quá trình đó có sự thống nhất giữa cảm tính và lý tính thông qua các quá trình tri giác đối tượng, hình thành biểu tượng và xác lập các phán đoán. Thưởng thức thẩm mỹ luôn gắn liền với những xúc cảm thẩm mỹ đồng thời ổn định bởi thị hiếu thẩm mỹ. Thưởng thức thẩm mỹ bao gồm cả thưởng thức nghệ thuật. Thưởng thức thẩm mỹ là hoạt động vô tư, không vụ lợi. Nó chỉ được tiến hành khi con người vượt lên khỏi những nhu cầu vật chất tầm thường, những tính toán mang tính thực dụng. Được tự do về mặt tinh thần là điều kiện của hoạt động thưởng thức thẩm mỹ. Vì thế, thưởng thức thẩm mỹ là hoạt động chủ động của chủ thể - một sự chủ động đầy hào hứng, say mê, tạo ra sự đồng cảm của chủ thể đối với khách thể thẩm mỹ. Là hoạt động gắn với thế giới nội tâm của con người, thưởng thức thẩm mỹ bộc lộ rõ khuynh hướng cá nhân. Trong thưởng thức thẩm mỹ, chủ thể tự do lựa chọn đối tượng để thưởng thức theo sở thích, tạo ra lớp đối tượng và cách thức thưởng thức riêng của họ. Vì thế, có người thích thưởng thức âm nhạc trước khi đi ngủ, có người lại thích thưởng thức âm nhạc trong khung cảnh thơ mộng bên tách cà – phê; người thì thích xem phim, người thì thích đọc tiểu thuyết Như vậy, thưởng thức thẩm mỹ là hoạt động mang tính cá nhân, diễn ra chủ yếu do sở thích và đó chính là biểu hiện của thị hiếu thẩm mỹ. Nói cách khác, thưởng thức thẩm mỹ là sự hoạt động của thị hiếu thẩm mỹ trong chủ thể. Hoạt động thưởng thức thẩm mỹ chính là quá trình con người đi tìm kiếm cái tôi thị hiếu của mình trong cái ta của khách thể thẩm mỹ để hòa vào đó và đồng cảm với nó. Vì vậy, cái tạo ra khynh hướng cá nhân trong thưởng thức thẩm mỹ chính là thị hiếu thẩm mỹ. Thị hiếu thẩm mỹ có thể làm cho người ta thích cái mà nhiều người không thích hoặc thờ ơ với cái mà nhiều người đang ưa chuộng. Trong thưởng thức thẩm mỹ và thưởng
  21. 15 thức nghệ thuật, thị hiếu thẩm mỹ đóng vai trò là cái hướng dẫn chủ thể lựa chọn đối tượng để thưởng thức. Việc người ta thích thú hay từ chối thưởng thức một đối tượng thẩm mỹ hay một tác phẩm nghệ thuật nào đó không hẳn xuất phát từ bản thân đối tượng mà là từ sở thích, từ thị hiếu thẩm mỹ của họ. Thị hiếu thẩm mỹ còn tạo ra nhu cầu thưởng thức thẩm mỹ. Không phải ai cũng có nhu cầu thưởng thức thẩm mỹ và mỗi chủ thể khác nhau sẽ có nhu cầu thưởng thức thẩm mỹ khác nhau. Nhu cầu thưởng thức thẩm mỹ trong đó có thưởng thức nghệ thuật là một nhu cầu tâm lý nảy sinh từ nhiều yếu tố tác động. Yếu tố bên ngoài là các đối tượng thẩm mỹ, các tác phẩm nghệ thuật còn yếu tố bên trong là thế giới tình cảm, sở thích của con người. Thị hiếu thẩm mỹ là yếu tố bên trong. Nó không chỉ làm nảy sinh nhu cầu thưởng thức thẩm mỹ mà còn tạo ra những sắc thái khác nhau trong nhu cầu thẩm mỹ. Thị hiếu thẩm mỹ là sự thống nhất giữa tình cảm và lý trí. Trong đó, tình cảm bộc lộ thị hiếu thẩm mỹ là tình cảm bền vững, có sự ổn định tương đối. Những tình cảm thẩm mỹ này tạo ra nhu cầu thưởng thức thẩm mỹ mạnh mẽ và ổn định ở mỗi chủ thể. Một thị hiếu thẩm mỹ thấp kém, lệch lạc sẽ tạo ra nhu cầu thưởng thức quái gở, không lành mạnh. Ngược lại, một thị hiếu thẩm mỹ cao và đúng hướng sẽ tạo ra nhu cầu thưởng thức lành mạnh, làm phong phú thêm tâm hồn con người. Đánh giá thẩm mỹ là phán đoán về giá trị thẩm mỹ của khách thể thẩm mỹ, của tác phẩm nghệ thuật, là quá trình thẩm định mức độ phù hợp của khách thể thẩm mỹ, tác phẩm nghệ thuật với lý tưởng thẩm mỹ, với những chuẩn mực, tiêu chí thẩm mỹ nhất định được rút ra từ thực tiễn xã hội và nghệ thuật. Đối tượng của đánh giá thẩm mỹ là đời sống thẩm mỹ trong đó có nghệ thuật. Nghệ thuật là tấm gương phản ánh hiện thực, là sản phẩm đặc biệt của sự sáng tạo và là đỉnh cao của các giá trị thẩm mỹ. Tác phẩm nghệ thuật là nơi hội tụ của cái đẹp và hình tượng nghệ thuật là biểu hiện tập trung của cái đẹp,
  22. S K L 0 0 2 1 5 4