Báo cáo Giảng dạy môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam góp phần giáo dục truyền thống cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh (Phần 1)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Giảng dạy môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam góp phần giáo dục truyền thống cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bao_cao_giang_day_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san.pdf
Nội dung text: Báo cáo Giảng dạy môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam góp phần giáo dục truyền thống cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh (Phần 1)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG GIẢNG DẠY MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GÓP PHẦN GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CHO SINHS K C 0 0 3 9 5 9 VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH MÃ SỐ: T2014 - 140 S KC 0 0 5 5 0 2 Tp. Hồ Chí Minh, 2014
- Mẫu 1T. Trang bìa của báo cáo tổng kết đề tài KH&CN cấp Trường BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƢỜNG GIẢNG DẠY MÔN ĐƢỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GÓP PHẦN GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Mã số: T2014 - 140 Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đình Cả TP. HCM, 11/2014
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƢỜNG GIẢNG DẠY MÔN ĐƢỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GÓP PHẦN GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Mã số: T2014 - 140 Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đình Cả TP. HCM, 11/2014
- CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI TS. Nguyễn Đình Cả
- MỤC LỤC 1. Tình hình nghiên cứu 1 2. Tính cấp thiết của đề tài 1 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3 6. Đóng góp của đề tài 4 7. Kết cấu của đề tài 4 Chƣơng 1 - THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 5 1. Giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh trước thách thức của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và toàn cầu hóa mọi mặt của đời sống xã hội 5 2. Vị trí, vai trò và các hình thức giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 9 Chƣơng 2 - GIẢNG DẠY MÔN ĐƢỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GÓP PHẦN GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH 19 1. Giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh thông qua các bài giảng của môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 19 2. Giáo dục truyền thống cách mạng thông qua các hoạt động chiếu phim tư liệu lịch sử, thảo luận, thuyết trình các vấn đề liên quan đến công tác giáo dục truyền thống cách mạng 33 KẾT LUẬN 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT THUẬT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN VỊ: KHOA LLCT Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 11 năm 2014 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung - Tên đề tài: Giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam góp phần giáo dục truyền thống cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh. - Mã số: T2014 – 140 - Chủ nhiệm: GVC - TS. Nguyễn Đình Cả - Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh. - Thời gian thực hiện: 01/2014 – 12/2014. 2. Mục tiêu - Đánh giá khái quát bước đầu việc giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh. - Đề xuất phương pháp giảng dạy môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh. 3. Tính mới và sáng tạo - Trên cơ sở phân tích thực trạng, làm rõ những kết quả đã đạt được, chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong quá trình giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh sau hơn 05 năm triển khai đào tạo theo chương trình mới của Bộ Giáo dục & Đào tạo và hơn 02 năm triển khai chương trình đào tạo 150 tín chỉ theo hướng tiếp cận CDIO của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh, đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp để tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh thông qua việc giảng dạy môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đề tài là một nghiên cứu khoa học không chỉ có ý nghĩa lý luận
- mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Đồng thời, đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những đơn vị và cá nhân quan tâm đến vấn đề giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên. 4. Kết quả nghiên cứu - Làm rõ được thực trạng, chỉ ra được những thành tựu cũng như những hạn chế, tồn tại của việc giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh thông qua việc giảng dạy môn học Đường lối cạch mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. 5. Sản phẩm - 01 báo cáo khoa học cụ thể, rõ ràng, thiết thực, phù hợp với đối tượng nghiên cứu. - 01 bài báo đăng trên nội san của Khoa Lý luận chính trị. 6. Hiệu quả, phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng - Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên. - Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Tài liệu tham khảo cho Khoa Lý luận chính trị. - Công trình sẽ được chuyển giao cho Thư viện trường và Khoa Lý luận chính trị. Trƣởng đơn vị Chủ nhiệm đề tài (Ký, họ tên và đóng dấu) (Ký, họ và tên)
- MỞ ĐẦU 1. Tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học của các thầy cô trong Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến sinh viên của Trường. Tuy nhiên chưa có một đề tài nào đề cập đến công tác giáo dục truyền thống cho sinh viên thông qua việc dạy và học một bộ môn cụ thể. Từ thực tế đó, việc nghiên cứu đề tài “Giảng dạy môn Đường lối Cách mạng của Đảng Công Sản Việt Nam góp phần giáo dục truyền thông cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh” là điều cần thiết và có tác động tích cực đối với việc đào tạo ra một đội ngũ trí thức “vừa hồng, vừa chuyên” cho sự nghiệp đổi mới. 2. Tính cấp thiết của đề tài Truyền thống lịch sử, luôn luôn có một vị trí hết sức đặc biệt đối với cuộc sống và mỗi cá nhân. Một nhà tư tưởng ở phương Tây đã nói đại ý rằng: tuổi trẻ sẽ mất hết phương hướng khi họ không biết một chút gì về quá khứ của mình. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, cuộc sống, tuổi trẻ, truyền thống lịch sử, văn hóa đang đứng trước những thách thức mới. Đối với Việt Nam, vấn đề văn hóa, lịch sử, truyền thống hết sức được coi trọng. Nhưng không phải mọi việc đều diễn ra theo ý muốn của chủ quan của mỗi người. Nếu như một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên có biểu hiện suy thoái về đạo đức lối sống thí cũng có một bộ phận tuổi trẻ có xu hướng nhạt gốc, quên quá khứ, chạy theo thời đại. “Tây hóa ta” nhanh chóng diễn ra. Trước thực trạng đó, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 5 (Khóa VIII) đã diễn ra Nghị quyết về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết đã chỉ ra những 1
- thách thức trước mắt và một số giải pháp để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết đã đề cập đến vấn đề truyền thống và công tác giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc. Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 5 về văn hóa (Khóa VIII), vừa rồi, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 9 (Khóa XI) ra Nghị quyết mới về văn hóa nhằm góp phần xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh đó, ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với công tác đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ, các hoạt động bổ trợ, ngoại khóa được coi trọng. Trong đó, các hoạt động mang tính chất giáo dục truyền thống được Đảng ủy và các phòng, ban, chức năng hết sức quan tâm. Đặc biệt, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo các khoa, phòng, ban chức năng có liên quan đến công tác giáo dục truyền thống như phòng Công tác Học sinh sinh viên, Ban Tuyên giáo Đảng ủy, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, Khoa Lý luận chính trị cùng kết hợp làm tốt công tác giáo dục truyền thông. Đây là một hoạt động để góp phần nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Với ý nghĩa đó, đề tài “Giảng dạy môn Đường lối Cách mạng của Đảng Công Sản Việt Nam góp phần giáo dục truyền thống cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh” góp phần đánh giá sự đóng góp của các môn khoa học chính trị mà cụ thể là môn Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong công tác giáo dục truyền thống cho sinh viên ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. 2
- 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: góp phần vào quá trình đào tạo ra một lớp tri thức trẻ có ý thức về quá khứ. Từ đó xác định được trách nhiệm, nghĩa vụ của tuổi trẻ đối với đất nước, với sự phát triển vì những mục tiêu cao cả của dân tộc: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Thực trạng công tác giáo dục truyền thông đối với sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật. + Các vấn đề lịch sử, các gương anh hùng, dũng cảm hi sinh vì nước, vì dân trong đấu tranh cách mạng và trong các cuộc kháng chiến của dân tộc. + Giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam góp phần đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống ở Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Các hoạt động giáo dục truyền thống và việc giảng dạy môn Đường lối Cách mạng của Đảng Công sản Việt Nam góp phần giáo dục truyền thông trong nhà Trường. - Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thông của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ sở đào tạo khác. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận của đề tài: là những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm cơ bản của Đảng về công tác giáo dục truyền thống của nhà trường. - Phương pháp nghiên cứu: logic, lịch sử, phỏng vấn, phân tích, tổng hợp, điều tra 3
- 6. Đóng góp của đề tài - Về lý luận: bổ sung vào công tác giáo dục truyền thông cho sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. - Về mặt thực tiễn:Kết quả của đề tài có thể dùng làm tài liệu để các môn học khác tiếp tục nghiên cứu vấn đề này thông qua quá trình dạy học các môn Lý luận chính trị. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm 2 chương. - Chương 1: Thực trạng của việc giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. - Chương 2: Giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng Công sản Việt Nam góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. 4
- Chƣơng 1 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1. Giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh trƣớc thách thức của thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và toàn cầu hóa mọi mặt của đời sống xã hội Chúng ta đang sống trong xu thế của thời đại là toàn cầu hóa. Không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, toàn cầu hóa đã trở nên đa dạng, phức tạp và chất chứa quá nhiều bất ngờ. Sự tác động của kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa mọi mặt của thế giới đã tác động hết sức mạnh mẽ và sâu sắc đối với Việt Nam. Trong bối cảnh đó, một bộ phận dân cư, một lực lưỡng lao động hết sức cơ bản và to lớn của cuộc sống là học sinh, sinh viên đã tiếp nhận và chấp nhận nhiều hệ lụy của thực tế sôi động và đầy mâu thuẫn này của thế giới. Thành quả của gần 30 năm đổi mới, trong đó vai trò của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa là không phải bàn cãi. Nhưng những điều cần “giơ lên đặt xuống” là mặt trái, “hậu kết quả” của những cơn bão thời đại đó đối với một vùng đất vốn rất “chân quê” như Việt Nam thì cũng khá nhiều. Quy luật của sự phát triển chỉ ra rằng: Sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh khi xã hội có nhiều thay đổi và đặc biệt là kinh tế. Sự chuyển đổi của cơ chế kinh tế từ kế hoạch hóa, tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường, quá trình hội nhập sâu rộng của đất nước Việt Nam vào các định chế, các diễn đàn, các tổ chức trong khu vực và trên thế giới đã làm xuất hiện rất nhiều những 5
- vấn đề mới nảy sinh về kinh tế - xã hội, văn hóa, lối sống, cách nghĩ của con người và toàn xã hội. Trong áp lực của kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa về nhiều mặt, đã xuất hiện những lệch lạc trong thế hệ trẻ. Đó là lối sống không có ước mơ, hoài bão, lý tưởng mà vội vàng chạy theo tiếng gọi của vật chất: xe máy điện thoại đắt tiền, nhà cửa Đã xuất hiện khá nhiều những bất cập, tiêu cực không phải chỉ có ở một người và ở nhiều người, thậm chí là một sự lặp đi lặp lại mà không dễ gì xóa đi được. Đó là sự phai nhạt về truyền thống, sự thiếu hiểu biết về quá khứ, sự thờ ơ với các sự kiện chính trị xã hội đã và đang diễn ra trên đất nước ta. Không ít câu chuyện “cười ra nước mắt” trong một số cuộc thi khi các thí sinh tham dự nhận được những câu hỏi về truyền thống lịch sử. Có những sự nhầm lẫn cách xa nhau đến hàng ngàn năm. Có nhiều sự kiện lịch sử hết sức nổi tiếng của dân tộc được nói đi nói lại nhiều lần ở trong sách vở cũng như ngoài cuộc đời. Thế nhưng khi nhận được câu hỏi thì thí sinh cứ như vừa ở hành tinh khác đến. Biểu hiện này chẳng phải tìm nguồn gốc ở đâu xa. Có hàng ngàn bài thi môn lịch sử bị điểm không và hàng vạn bài thi môn lịch sử dưới điểm trung bình đã giải thích rõ cho những điều không bình thường trong một cuộc sống bình thường. Một khi đã không học lịch sử thì làm sao mà có được, biết được những truyền thống tốt đẹp, những bài học của lịch sử mang nhiều ý nghĩa thiết thực cho ngày nay. Có một nhà sử học ở phương Tây đã cảnh báo từ thế kỷ XX là: Cuộc đời sẽ mất hết ý nghĩa và con người sẽ không còn phương hướng khi họ không hiểu biết gì về ngọn nguồn quá khứ của cha ông. Kinh tế thị trường và toàn cầu hóa cùng với nhiều vấn đề của thế giới như bệnh tật, tội phạm, ma túy đã xâm nhập vào Việt Nam và làm cho đất nước ta nảy sinh nhiều vấn đề mới, tác động 6
- nhiều chiều đến công tác giáo dục truyền thống. Trước hết là mối quan hệ giữa người với người diễn ra rất phức tạp, nhiều vụ án rùng rợn, nhiều chuyện xưa nay chưa từng xảy ra đã xảy ra. Trình trạng cướp của, giết người hết sức man rợ là cắt rời các bộ phận cơ thể để phi tang không phải là chuyện hiếm. Bắt cóc tống tiền, dùng tiền tống tiền, yêu không được thì giết người tình đã trở thành nỗi ám ảnh của cả xã hội. Rồi vấn đề ma túy gắn liền với tội phạm, với các băng nhóm bảo kê, cướp của, giết người thách thức dư luận, thách thức các cơ quan pháp luật, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Thế giới bất ổn, tranh giành quyền lực, lợi ích, lãnh thổ vùng trời, vùng biển. Trong nước, nạn tham nhũng, sự trì trệ, chậm chạp của tiến trình phát triển và những vấn đề mới nảy sinh đã ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin, truyền thống cách mạng. Trên lĩnh vực giáo dục, vẫn còn có những hạn chế nhất định về quản lý, chỉ đạo tổng thể như đổi mới căn bản và toàn diện là đúng. Nhưng bắt đầu ra sao, ai làm đã dấy lên làn sóng ý kiến và vẫn chưa thấy được sự đồng thuận của xã hội để đưa con thuyền giáo dục vượt qua thách thức mà tiến lên để xứng đáng là một quốc sách hàng đầu. Luật giáo dục đã có, luật giáo dục đại học cũng đã đi vào cuộc sống. Nhưng sự tác động của các văn bản này là chưa xứng tầm. Các lĩnh vực tiền lương, việc làm, cơ sở vật chất cho giáo dục và đào tạo nghề vẫn còn ngỗn ngang, nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Tâm điểm của giáo dục phổ thông là một kỳ thi, giáo dục đại học là đầu ra, việc làm vẫn còn có nhiều khó khăn. Nơi thừa thì quá thừa, nơi thiếu thì quá thiếu. Sự chênh lệch về trình độ, kiến thức của vùng miền trong đất nước là quá lớn. Đây là những thách thức đã và đang xói mòn niềm tin, truyền thống và sự phấn đấu, rèn luyện của tuổi trẻ của học sinh, sinh viên trước ngưỡng cửa cuộc đời. 7
- Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, toàn cầu hóa kinh tế ngày càng sâu sắc hơn và sự du nhập cả văn hóa lẫn con người từ nhiều nước trên thế giới đến với Việt Nam đã và đang đặt ra những thách thức mới cho công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho tuổi trẻ hiện nay. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật là một bộ phận, một nhân tố trong hệ thống chính trị xã hội của đất nước. Vì vậy, sinh viên, học sinh nhà trường cũng bị chi phối bởi cơ chế thị trường và những vấn đề chung của xã hội. Mặc dù chưa có những tiêu cực của xã hội tràn vào trong nhà trường, nhưng có những biểu hiện cần được quan tâm. Đó là vấn còn có một bộ phận sinh viên thờ ơ với những hoạt động gắn với truyền thống cách mạng, thiếu tinh thần tu dưỡng, rèn luyện trong học tập và hoạt động xã hội. Vì vậy, cần có sự nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu vì sao chất lượng học tập của sinh viên chưa tốt, tỉ lệ tốt nghiệp đúng quy định, đúng thời gian đào tạo chưa cao, trình độ ngoại ngữ của sinh viên còn thấp, kỹ năng sống vẫn còn hạn chế. Rõ ràng, kinh tế thị trường và toàn cấu hóa đã gõ cửa đến mọi nơi trong xã hội Việt Nam. Đây là những thách thức lớn đối với nhiều vấn đề kinh tế xã hội của đất nước. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cũng không nằm ngoài sự tác động đó. Trong nhiều năm qua, công tác giáo dục truyền thống cũng đã được quan tâm. Nhà trường và các đơn vị chuyên môn đã có nhiều chương trình, kế hoạch và việc làm để biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo nhằm tạo ra cho trường những sản phẩm tốt nhất cho xã hội, vừa “vừa hồng “chuyên” như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 8
- 1.2. Vị trí, vai trò và các hình thức giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, công tác giáo dục truyền thống cách mạng là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh, sinh viên. Hàng năm, trên cơ sở nhiệm vụ của năm học và những yêu cầu về nhiệm vụ nội dung sinh hoạt chính trị đầu khóa của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đảng ủy Nhà trường có văn bản chỉ đạo chung về công tác chính trị tư tưởng, trong đó có công tác giáo dục truyền thống cho sinh viên. Trên cơ sở sự chỉ đạo của Đảng ủy Trường, các khoa, phòng, ban chức năng đề xuất các hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng trong tổng thể chung của các hoạt động chung của Nhà trường. Từ nguồn kinh phí của Nhà trường, các hoạt động này được Nhà trường duyệt và cấp kinh phí để thực hiện. Đây chính là cơ sở, điều kiện cho các hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên. Việc thông qua kế hoạch, kinh phí cho các hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng cho hơn 20 nghìn sinh viên trong một năm học là thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường đối với hoạt động này. Dưới dự chỉ đạo của Đảng ủy Nhà trường mà trực tiếp là Ban Tuyên giáo và Văn phòng Đảng ủy, các phòng, ban tổ chức chính trị - xã hội tham gia công tác giáo dục truyền thống cách mạng là: Phòng Công tác học sinh sinh viên; Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên; Hội Cựu chiến binh và Khoa Lý luận chính trị. Công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện ở các hình thức sau: 9
- Hình thức thứ nhất: Thực hiện công tác giáo dục truyền thống cách mạng thông qua việc kỷ niệm các ngày lễ lớn của Đất nước như ngày Quốc khánh, ngày thành lập Đảng Việc thực hiện các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của Đất nước được thực hiện theo quy định của Đảng và Nhà nước cho từng năm, từng sự kiện. Đối với các sự kiện chung khi thực hiện, Đảng ủy và Ban Giám hiệu chủ trì. Còn đối với các sự kiện của từng lĩnh vực thuộc các tổ chức chính trị xã hội như thành lập Đoàn, Quân đội, Hội Phụ nữ thì được giao cho các hội, tổ chức đó chủ trì tiến hành theo hướng dẫn, tôn chỉ, mục tiêu và nội dung tuyên truyền của từng tháng, năm với từng sự kiện. Về hình thức, các lễ kỷ niệm đều có băng rôn, khẩu hiệu kỷ niệm và có chương trình văn nghệ ngắn gọn phù hợp với lễ kỷ niệm. Lãnh đạo Nhà trường sẽ đọc diễn văn ôn lại lịch sử, nêu rõ sự kiện lịch sử tiến hành kỷ niệm và bày tỏ sự tưởng nhớ, kính trọng đối với những sự kiện trọng đại của lịch sử dân tộc. Nội dung của diễn văn còn đề cập đến sự phát huy, vận dụng, học tập những giá trị lịch sử tiêu biểu, nổi bật của sự kiện kỷ niệm đối với cuộc sống, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hôm nay. Tùy theo từng ngày kỷ niệm mà còn có thêm phần phát biểu cảm tưởng của sinh viên năm thứ nhất hoặc chọn những sinh viên có kết quả học tập tốt nhất phát biểu hưởng ứng và khẳng định sự phấn đấu theo những giá trị lịch sử đã được khẳng định. Có một số hoạt động kỷ niệm tôn vinh một sự kiện lịch sử còn có những tham luận, phát biểu chỉ đạo của cấp trên hoặc chương trình hành động hưởng ứng ngày kỷ niệm sự kiện lịch sử đó. Các hoạt động này cũng là sự tập trung và làm rõ hơn, sinh động hơn sự kiện lịch sử, khắc sâu hơn nữa những giá trị truyền thống cách mạng đặc sắc của chính sự kiện đó. Ngoài ra, ở 10
- một số lễ kỷ niệm còn có việc chiếu phim tư liệu về sự kiện, cuộc đời hoạt động hay những đóng góp tiêu biểu của một cá nhân hay một giai đoạn cần làm rõ của lịch sử đấu tranh cách mạng kể từ ngày Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc thống nhất tổ quốc và tiến hành công cuộc đổi mới đưa đất nước phát triển như ngày hôm nay. Đối với công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh, sinh viên thì mỗi dịp lễ kỷ niệm thực sự là một đợt sinh hoạt chính trị - truyền thống hết sức có ý nghĩa đối với việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên hôm nay. Với sự chuẩn bị của các cơ quan chắc năng, lễ kỷ niệm các sự kiện và nhân vật lịch sử thu hút sự chú ý tập trung của một số lượng lớn học sinh, sinh viên tham gia. Rõ ràng, đây chính là một trong những hình thức giáo dục truyền thống cách mạng một cách nhanh nhất, với số lượng khá đông đảo và gây ấn tượng mạnh với khán giả Việt Nam. Hình thức thứ hai: Thực hiện công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh từ các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tri ân, về nguồn, nhân các ngày lễ kỷ niệm của đất nước. Công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân về nguồn là sự phối hợp giữa các tổ chức chính trị xã hội của trường Đại học Sự phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với hai mục tiêu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên. Việc thăm, tặng quà, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các chương trình tri ân, tưởng niệm của Đảng ủy, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên Trường Đại học Sự phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện bằng sự phối kết hợp rất có trách nhiệm giữa các phòng, ban, khoa như Hội Cựu chiến 11
- binh, phòng Công tác học sinh - sinh viên, Khoa Lý luận chính trị. Sinh viên được tổ chức thành các đoàn có sự hướng đẫn của các thầy giáo, cô giáo. Đi có địa chỉ, về tận nơi, trao quà tận tay. Thăm hỏi, động viên, chia sẽ và thông cảm với hoàn cảnh của các đối tượng chính sách là một việc làm có ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên hết thức thiết thực, mang đậm hơi thở cuộc sống. Một nét nổi bật của các hoạt động về nguồn, tri ân, hướng về anh bộ đội cụ Hồ là chương trình mít tinh hướng về biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Trong những ngày biển Đông dậy sóng khi Trung Quốc ngang nhiên đưa dàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa Việt Nam. Hành động ngang ngược này đã chạm vào niềm tự hào dân tộc của những người con đất Việt. Chương trình mít tinh với những tiết mục văn nghệ về biển đảo và những thước phim tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa đã gây những hiệu ứng tích cực cho tất cả sinh viên của Trường. Được sự chỉ đạo của Đảng ủy, các phòng, ban đã tổ chức, thiết kế một chương trình hướng về biển, đảo mang tính thời sự và thu hút sự chú ý, quan tâm của sinh viên. Khi được hỏi cảm tượng của bạn về chương trình hướng về biển đảo, nhiều bạn sinh viên đã cùng nắm tay nhau hô to: “Hoàng Sa - Trường Sa! Hoàng Sa - Trường Sa là của chúng ta”. Chương trình đã kết thúc, nhưng hầu như phần lớn sinh viên vẫn hào hứng với những hình ảnh hết sức ấn tượng về Hoàng Sa - Trường Sa. Có một nhóm bạn gái khi được hỏi cảm tượng về chương trình biển đảo hướng về Hoàng Sa - Trường Sa đã hồ hởi khẳng định: “Không biết ngoài đó có nhận bộ đội là con gái không? Chúng em rất sẵn sàng để ra khơi cùng các anh hải quân bảo vệ chủ quyền Tổ quốc”. Đối với việc giáo dục truyền thống cách mạng, điều quan trọng là nắm bắt tình cảm của tuổi trẻ, lồng ghép các vấn đề chính 12
- trị - xã hội hợp lý để gửi đến các em những thông điệp bổ ích. Đó chính là sức hấp dẫn và hiệu quả của các hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng. Hình thức thứ ba: Thực hiện công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh thông qua các lớp bồi dưỡng kiến thức cho đoàn viên ưu tú chuẩn bị bước vào hàng ngũ của Đảng. Trên cơ sở các chuyên đề bồi dưỡng của các loại lớp, giảng viên cần chọn lựa tư liệu lịch sử để liên hệ và minh họa dẫn dắt nhận thức của người học. Đội ngũ những người truyền đạt cần quán triệt hai nhiệm vụ: bồi dưỡng kiến thức về Đảng, về đất nước, về thế giới cho người học; Đồng thời góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương và sự xả thân hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của những cán bộ Đảng viên và những người yêu nước, yêu dân tộc. Rồi từ những vấn đề lý luận, những gương đấu tranh anh dũng của cách mạng mà khởi dậy lòng yêu nước của sinh viên, cung cấp cho họ phương thức và cách thức sống có ích, tốt đời, đẹp lý tưởng, phấn đấu vì mục đích cao đẹp của tuổi trẻ và đất nước. Đây là hình thức giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên trong Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tỏ ra có hiệu quả nhất vì trong quá trình học tập, các học viên được thảo luận, bày tỏ những băn khoăn, những nhận thức chưa hoàn chỉnh, những vấn đề còn có đắn đo, suy nghĩ. Đây chính là lúc cần định hướng. Mà định hướng tốt nhất là những tấm gương người thật, việc thật của lịch sử. 13
- Hình thức thứ tư: Thực hiện công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên từ các cuộc thi tìm hiểu lịch sử, gặp gỡ trao đổi với các nhân chứng lịch sử. Việc giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên bằng các cuộc thi tìm hiểu lịch sử và các hoạt động giao lưu, gặp gỡ nhân chứng lịch sử, có tác động hết sức to lớn đối với sinh viên. Nếu động lực của cuộc thi là sự hiểu biết kiến thức và có phần thưởng thì việc gặp trực tiếp các nhân chứng lịch sử cũng có ý nghĩa như một phần thưởng không kém phần hấp dẫn đối với tuổi trẻ. Ở các cuộc thi tìm hiểu lịch sử, các câu hỏi và những nhân vật lịch sử là một sự thách độ rất vui và ngọt ngào đối với người dự thi. Để trả lời các câu hỏi, bản thân người dự thi phải hết sức kiên trì, bền bỉ tư duy, chọn lựa kiến thức để hoàn thành bài dự thi. Đó chính là quá trình thẩm thấu những truyền thống cách mạng đặc sắc của lịch sử Đảng, đất nước. Người dự thi vừa làm bài thi, vừa nâng cao nhận thức và hiểu biết cho bản thân mình. Nổi bật nhất trong các cuộc thi hàng năm là Hội thi Olympic Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là Hội thi hàng năm của toàn trường để lựa chọn đội tuyển tham gia Hội thi của khối các trường Đại học và Cao đẳng phía Nam. Để tiến hành hoạt động này, lãnh đạo Đảng ủy Trường có văn bản thành lập Ban chỉ đạo và tổ chức cuộc họp liên tịch giữa Phòng Công tác học sinh - sinh viên với Đoàn trường và Khoa Lý luận chính trị để phối hợp công tác. Trong đó, Khoa Lý luận chính trị được phân công làm bộ đề thi và chuẩn bị tài liệu tham khảo cho sinh viên. Quá trình thi đấu từ vòng loại đến vòng chung kết diễn ra hết sức gay cấn. Điều hấp dẫn nhất chính là những câu hỏi và trả lời của sinh viên. Từ thực tế của các hội thi Olympic Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở cấp Khoa, cấp 14
- 11. Pham Huy Lê, Vũ Minh Giang chủ biên (1996): Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, Chương trình KHCN cấp Nhà nước KX07, tập II, Hà Nội. 12. Đỗ Mười - Lê Quang Đạo (1996), Đại đoàn kết dân tộc vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Vũ Oanh (1998), Đại đoàn kết dân tộc phát huy nội lực nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc (2000), Một số kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc (2014), Hỏi và đáp môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Phùng Hữu Phú (1995), Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Phùng Hữu Phú (2003), Chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Lê Ngọc Thắng - Lâm Bá Nam (1990), Bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 19. Lê Văn Yên (1998), Hồ Chí Minh với chiến lược đại đoàn kết quốc tế trong cách mạng giải phóng dân tộc, Nxb. Quân đội Nhân dân. 40
- S K L 0 0 2 1 5 4