Báo cáo Giải pháp ứng dụng Basel III vào đảm bảo an toàn hoạt động Ngân hàng TMCP Á Châu (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 2640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Giải pháp ứng dụng Basel III vào đảm bảo an toàn hoạt động Ngân hàng TMCP Á Châu (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_giai_phap_ung_dung_basel_iii_vao_dam_bao_an_toan_hoa.pdf

Nội dung text: Báo cáo Giải pháp ứng dụng Basel III vào đảm bảo an toàn hoạt động Ngân hàng TMCP Á Châu (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ÐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG TRỌNG ÐIỂM GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG BASEL III VÀO ÐẢM BẢO AN TOÀN HOẠT ÐỘNG NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU Mã số: T2013-139 Chủ nhiệm đề tài: Th.S NGUYỄN THỊ THANH THÚY S K C0 0 5 4 8 2 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 02/2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG BASEL III VÀO ĐẢM BẢO AN TOÀN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU Mã số: T2013-139 Chủ nhiệm đề tài: Th.S NGUYỄN THỊ THANH THÚY TP. HCM, 02/2014
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG BASEL III VÀO ĐẢM BẢO AN TOÀN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU Mã số: T2013-139 Chủ nhiệm đề tài: Th.S NGUYỄN THỊ THANH THÚY TP. HCM, 02/2014
  4. MỤC LỤC Danh mục bảng biểu Danh mục các chữ viết tắt Thông tin kết quả nghiên cứu LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ƢỚC BASEL VÀ QUY ĐỊNH AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU TẠI VIỆT NAM 3 1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Ủy ban Basel về Giám sát hoạt động ngân hàng 3 1.2 Các Hiệp ước Basel 5 1.2.1 Hiệp ước Basel I 5 1.2.2 Hiệp ước Basel II 8 1.2.3 Hiệp ước Basel III 11 1.3 Quy định đảm bảo an toàn vốn tối thiểu tại Việt Nam 13 1.4 So sánh giữa tiêu chuẩn Hiệp ước Basel và Thông tư 13 về đảm bảo an toàn vốn 20 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO AN TOÀN VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU 22 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu 22 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 22 2.1.2 Sơ đồ tổ chức và cơ cấu sở hữu 24 2.1.3 Các nhóm sản phẩm và dịch vụ chính của ACB 25 2.1.4 Tầm nhìn và sứ mệnh 26 2.2 Thực trạng về tình hình đảm bảo an toàn vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu 26 2.2.1 Phân tích chỉ số tài chính cơ bản 26 2.2.2 Tính toán chỉ số CAR của ACB 30 2.2.3 Nhận xét 38
  5. CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU 43 3.1 Tăng cường kiểm soát và hạn chế rủi ro tín dụng 43 3.2 Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống Chấm điểm tín dụng nội bộ 44 3.3 Phát triển hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ việc phân tích đo lường- đánh giá rủi ro 45 3.4 Kiện toàn và hoàn thiện hoạt động của các phòng ban chuyên trách về quản lý, nhận diện rủi ro, kiểm tra giám sát tuân thủ 46 KẾT LUẬN 48 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Danh sách các chủ tịch của Ủy ban Basel qua các thời kỳ 4 Bảng 1.2: Hệ số rủi ro phân theo tài sản của Basel I 7 Bảng 1.3: Trọng số rủi ro phân theo đánh giá tín nhiệm của các tổ chức độc lập 9 Bảng 1.4: Lộ trình thực hiện theo tiêu chuẩn Basel III 13 Bảng 1.5: Các khoản mục được tính vào vốn cấp 1 14 Bảng 1.6: Các khoản mục được tính vào vốn cấp 2 14 Bảng 1.7: Hệ số rủi ro tương ứng với các loại tài sản có 15 Bảng 1.8: Hệ số chuyển đổi của các cam kết ngoại bảng 18 Bảng 1.9: Hệ số rủi ro của tài sản có chuyển đổi từ cam kết ngoại bảng 20 Bảng 1.10: So sánh tiêu chuẩn các Hiệp ước Basel và Thông tư 13 20 Bảng 2.1: Cơ cấu sở hữu Ngân hàng ACB tính đến 31/12/2012 24 Bảng 2.2: Các sản phẩm dịch vụ của ACB 26 Bảng 2.3: Các chỉ số tài chính cơ bản của ACB qua các năm 27 Bảng 2.4: Tính vốn tự có tại ngày 31/12/2012 30 Bảng 2.5: Tính Tài sản “có” rủi ro nội bảng tại ngày 31/12/2012 31 Bảng 2.6: Tính Tài sản “có” rủi ro ngoại bảng tại ngày 31/12/2012 34 Bảng 2.7: Tính Hệ số an toàn vốn CAR tại 31/12/2012 38 Bảng 2.8: Hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR qua các năm của ACB 39 Bảng 3.1: Phân loại nợ theo hệ thống CĐTDNB 42 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sở hữu Ngân hàng ACB 25 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ vốn tự có 38 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ tài sản “có” rủi ro nội bảng 38 Biểu đồ 2.4: Hệ số an toàn vốn của ACB qua các năm 39 Hình 1.1: Cấu trúc vốn theo Basel II và Basel III 12 Hình 2.1: Chỉ số CAR của BIDV qua các năm 42 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của Ủy ban Basel 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
  7. Giải thích Ti ếng Anh Ti ếng Việt ACB Asia Commercial Bank Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu CAR Capital Adequacy Ratio Hệ số an toàn vốn tối thiểu CNTT Công nghệ thông tin G10 Group of Ten, included: Belgium, Nhóm 10 quốc gia gồm: Bỉ, Canada, Canada, France, Italy, Japan, the Pháp, Ý, Nhật, Hà Lan, Anh, Mỹ, Đức Netherlands, the United Kingdom, the và Thụy Điển United States, Germany and Sweden NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng Thương mại OECD Organisation for Economic Co- Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế operation and Development RWA Risk-Weighted Assets Tổng tài sản theo hệ số rủi ro TCTD Tổ chức Tín dụng
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KHOA KINH TẾ Tp. HCM, ngày 19 tháng 02 năm 2014 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Giải pháp ứng dụng Basel III vào đảm bảo an toàn hoạt động Ngân hàng TMCP Á Châu - Mã số: T2013-139 - Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Thị Thanh Thúy - Cơ quan chủ trì: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - Thời gian thực hiện: 12/2012 – 12/2013 2. Mục tiêu: Đề tài nhằm đưa ra được các giải pháp tối ưu nhằm đáp ứng được bộ tiêu chuẩn Basel III vào an toàn hoạt động của ngân hàng TMCP Á Châu. 3. Tính mới và sáng tạo: Phân tích tình hình đảm bảo an toàn hoạt động tại Ngân hàng TMCP Á Châu, từ đó đánh giá được những giải pháp nào là tối ưu và hiệu quả cho Ngân hàng. 4. Kết quả nghiên cứu: Giải pháp ứng dụng Basel III vào đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng Á Châu. 5. Sản phẩm: Một bài báo đăng tại website của Khoa Giải pháp ứng dụng Basel III vào đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng Á Châu. 6. Hiệu quả, phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Áp dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu Trƣởng Đơn vị Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên, đóng dấu) (ký, họ và tên)
  9. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lĩnh vực tài chính ngân hàng hiện nay là đề tài nóng bỏng đang nhận được sự quan tâm của Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, toàn thế giới đang trở nên rất thận trọng với lĩnh vực kinh doanh này. Nợ xấu ngân hàng đang là vấn nạn không chỉ cho ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của toàn nền kinh tế. Do đó, để có thể đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất thiết phải có một hệ thống giám sát rủi ro tối ưu. Nhận thức được vấn đề này, một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) đã tập hợp tại thành phố Basel, Thụy Sĩ vào năm 1987 đã quyết định hình thành Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng đưa ra các nguyên tắc chung để quản lý hoạt động của các ngân hàng quốc tế. Ủy ban này đã đưa ra các tiêu chuẩn gọi là Basel, và phiên bản mới nhất là Basel III được chính thức áp dụng từ ngày 01/01/2013. Vì thế, cần phải áp dụng tiêu chuẩn của Basel III vào hoạt động của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên trong đặc thù hoạt động tài chính ngân hàng Việt Nam vẫn chưa phát triển nên đề tài lấy điển hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Á Châu để tìm hiểu sâu hơn để so sánh và áp dụng tiêu chuẩn Basel III. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nhằm đưa ra được các giải pháp tối ưu nhằm đáp ứng được bộ tiêu chuẩn Basel III vào an toàn hoạt động của ngân hàng TMCP Á Châu. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Các chuẩn mực và yêu cầu về vốn tối thiểu theo yêu cầu của Hiệp ước Basel Báo cáo tài chính có kiểm toán của Ngân hàng TMCP Á Châu Việc đảm bảo an toàn vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp định tính kết hợp với phương pháp phân tích dữ liệu có sẵn. Vì lý do hạn chế về mặt dữ liệu nên đề tài sử dụng hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ở Thông tư số
  10. 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010, từ đó đánh giá và đưa ra giải pháp áp dụng tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu tại Ngân hàng TMCP Á Châu. 5. Bố cục đề tài Đề tài bao gồm 3 chương Chương 1: Tổng quan về Hiệp ước Basel và Quy định an toàn vốn tối thiểu tại Việt Nam Chương 2: Thực trạng về tình hình đảm bảo an toàn vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu Chương 3: Giải pháp nâng cao an toàn vốn tối thiểu tại Ngân hàng TMCP Á Châu 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Theo quan điểm của các nhà hoạch định chính sách về giám sát và quản lý rủi ro trong hệ thống ngân hàng, có hai việc cần làm để hạn chế rủi ro hệ thống hiệu quả. Thứ nhất là giảm mức độ khuyếch đại của khủng hoảng theo chu kỳ kinh tế. Đó là xu hướng hệ thống tài chính có thể làm khuyếch đại giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế thực. Thứ hai là mối quan hệ phụ thuộc và những rủi ro chung của các tổ chức tài chính, đặc biệt đối với những ngân hàng có vai trò quan trọng trong hệ thống. Như vậy, Basel III là một bước ngoặt trong việc xây dựng các quy định tài chính. Lần đầu tiên trong các quy định tài chính đề cập tới các thước đo giám sát an toàn vĩ mô được sử dụng để bổ sung cho phương pháp giám sát an toàn vi mô của từng tổ chức tín dụng. (Mai Hương – Basel III và phương pháp tiếp cận giám sát an toàn vĩ mô hệ thống – Viện Chiến lược và Chính sách tài chính) Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (PGS.TS Trần Huy Hoàng, NXB Lao động xã hội 2007) đã đưa ra các khái niệm tổng quan về Quản trị Ngân hàng bao gồm: Quản trị vốn tự có, Quản trị tài sản nợ- tài sản có, Quản trị rủi ro trong kinh doanh và Quản trị nguồn nhân lực. Trong tác phẩm, tác giả có đề cập đến vấn đề an toàn vốn theo tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel. Qua đó, tác giả muốn giới thiệu cơ bản về những vấn đề cơ bản trong Hiệp ước này có liên quan đến vốn ngân hàng.
  11. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ƢỚC BASEL VÀ QUY ĐỊNH AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU TẠI VIỆT NAM 1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Ủy ban Basel về Giám sát hoạt động ngân hàng: Hệ thống Bretton Woods về việc quản lý tỷ giá hối đoái vào năm 1973 đã sớm sụp đổ. Vào ngày 26 tháng 6 năm 1974, Văn phòng Giám sát Ngân hàng Liên bang của Tây Đức đã rút giấy phép ngân hàng Bankhaus Herstatt sau khi thấy rằng ngân hàng này không đảm bảo an toàn về vốn. Các ngân hàng bên ngoài nước Đức đã tổn thất nặng nề về giao dịch bất ổn của họ với Herstatt. Vào tháng 10 năm đó, ngân hàng Franklin National of New York cũng đóng cửa sau khi bị tổn thất ngoại hối khổng lồ. Ba tháng sau, để đáp ứng với những điều này và sự gián đoạn khác trong thị trường tài chính quốc tế , các thống đốc ngân hàng trung ương của các nước G10 đã thành lập một Ủy ban về Quy định ngân hàng và thực hành kiểm soát. Sau đó đổi tên thành Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, Ủy ban đã được thiết kế như một diễn đàn hợp tác thường xuyên giữa các nước thành viên về các vấn đề giám sát ngân hàng. Mục đích của nó đã và đang là để tăng cường ổn định tài chính bằng cách cải thiện bí quyết giám sát và chất lượng giám sát ngân hàng trên toàn thế giới . Ủy ban tìm kiếm để đạt được mục tiêu của mình bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn giám sát tối thiểu; bằng cách cải thiện hiệu quả các kỹ thuật giám sát hoạt động ngân hàng quốc tế và bằng cách trao đổi thông tin về thỏa thuận giám sát quốc gia. Và để đối phó với những thách thức tạo ra bởi các tập đoàn tài chính đa dạng, Ủy ban cũng làm việc với các cơ quan thiết lập tiêu chuẩn khác, bao gồm cả chứng khoán và bảo hiểm. Kể từ cuộc họp đầu tiên trong tháng 2 năm 1975 , các cuộc họp đã được tổ chức thường xuyên ba hoặc bốn lần một năm. Sau khi trở thành một bộ phận của G10, Ủy ban mở rộng thành viên của mình trong năm 2009 và hiện nay bao gồm 27 khu vực pháp lý. Ủy ban đã báo cáo đến một hội đồng giám sát, là Hội đồng các Thống đốc Ngân hàng Trung ương và Người đứng đầu cơ quan giám sát (GHOS). Chủ tịch hiện tại của Ủy ban là Stefan Ingves, Thống đốc Riksbank, ngân hàng trung ương Thụy Điển.
  12. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của Ủy ban Basel Ban thư ký Thư ký chung: Wayne Bryes Nguồn: the Basel Committee on Banking Supervision Bảng 1.1: Danh sách các chủ tịch của Ủy ban Basel qua các thời kỳ STT Chủ tịch Ủy ban Nhiệm kỳ Chức vụ 1 Sir George Blunden 1974 - 1977 Giám đốc điều hành Ngân hàng Anh. 2 Peter Cooke 1977 - 1988 Phó giám đốc Ngân hàng Anh 3 Huib J Miller 1988 - 1991 Giám đốc điều hành Ngân hàng Hà Lan 4 E Gerald Corrigan 1991 - 1993 Chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang New York 5 Tommaso Padoa-Schioppa 1993 - 1997 Phó giám đốc điều hành Ngân hàng Ý
  13. 6 Tom de Swaan 1997 - 1998 Giám đốc điều hành Ngân hàng Hà Lan 7 William J McDonough 1998 - 2003 Chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang New York 8 Jaime Caruana 2003 - 2006 Thống đốc Ngân hàng Tây Ban Nha 9 Nout Wellink 2006 - 2011 Chủ tịch Ngân hàng Hà Lan 10 Stefan Ingves 2011 - nay Thống đốc NHTW Thụy Điển Nguồn: the Basel Committee on Banking Supervision Quyết định của Ủy ban không có hiệu lực pháp luật. Thay vào đó, Ủy ban ra các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị giám sát mang tính thực tiễn nhất, và kỳ vọng rằng chính quyền quốc gia thành viên sẽ thực hiện chúng. Bằng cách này, Ủy ban khuyến khích tạo ra các tiêu chuẩn chung và giám sát việc thực hiện, nhưng không cố gắng dung hòa các phương pháp tiếp cận giám sát các nước thành viên. Được xuất bản vào tháng 9 năm 1997, Ủy ban công bố ra 25 nguyên tắc cơ bản để có thể tạo ra một hệ thống giám sát có hiệu quả. Sau khi chỉnh sửa vài lần, gần đây nhất là vào tháng 9 năm 2012, hiện nay số nguyên tắc đã lên 29 nguyên tắc, bao gồm quyền hạn giám sát, sự cần thiết phải can thiệp sớm và hành động giám sát kịp thời; kỳ vọng giám sát của ngân hàng, và tuân thủ các tiêu chuẩn giám sát. 1.2 Các Hiệp ƣớc Basel 1.2.1 Hiệp ƣớc Basel I An toàn vốn nhanh chóng trở thành trọng tâm chính trong hoạt động của Uỷ ban. Đầu những năm 1980, cuộc khủng hoảng nợ của các nước Châu Mỹ La tinh bắt đầu bùng phát, Uỷ ban cho rằng tỷ lệ vốn của các ngân hàng quốc tế lớn ngày một xấu đi khi rủi ro trên thị trường quốc tế tăng cao. Được hỗ trợ bởi các thống đốc nhóm G10, các thành viên Ủy ban quyết tâm ngăn chặn sự thoái hóa các tiêu chuẩn vốn trong hệ thống ngân hàng của họ và hướng tới các phép đo an toàn vốn tốt hơn. Điều này dẫn đến một sự đồng thuận rộng rãi về một cách tiếp cận trong đo lường rủi ro, cả trong và ngoài bảng cân đối của các ngân hàng. Các thành viên trong Ủy ban đồng thuận về việc nhất thiết phải có một
  14. hiệp định đa quốc gia để tăng cường sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế và để loại bỏ cạnh tranh bất bình đẳng phát sinh từ sự khác biệt trong yêu cầu về vốn quốc gia. Được công bố vào tháng 12 năm 1987, một hệ thống đo lường vốn thường được gọi là Hiệp định vốn Basel (Basel Capital Accord hoặc Accord 1988) và phát hành cho các ngân hàng vào tháng 7 năm 1988. Hiệp định Basel I ra đời từ đó.Cuối cùng, khuôn khổ này đã được giới thiệu không chỉ ở các nước thành viên mà còn ở hầu như tất cả các quốc gia khác với các ngân hàng quốc tế đang hoạt động. Vào tháng 9 năm 1993, một tuyên bố được ban hành xác nhận rằng tất cả các ngân hàng ở các nước G10 với hoạt động kinh doanh ngân hàng quốc tế đã đáp ứng các yêu cầu tối thiểu đề ra trong Hiệp định Basel I. Nội dung cốt lõi của Basel 1 là yêu cầu các ngân hàng phải có tỷ lệ vốn bắt buộc tính trên tổng tài sản điều chỉnh theo hệ số rủi ro (RWA) ở mức an toàn là 8%. Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt nhất là ngân hàng có CAR >10%, có mức vốn thích hợp khi CAR> 8%, thiếu vốn khi CAR<8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR<6%, và thiếu vốn trầm trọng khi CAR<2%. Tỷ lệ vốn tối thiểu = Tổng vốn / Tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro Hiệp định Basel 1 ban hành lần đầu năm 1988, qua 3 lần sửa đổi lần lượt các năm 1991, 1996 và 1997 đã có những thành tựu nhất định. Thành tựu lớn nhất có thể kể đến là Basel 1 đã định nghĩa được 3 cấp độ vốn của ngân hàng, gồm: - Vốn cấp 1 (Vốn cơ bản) là lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng được công bố, như là khoản dự phòng cho các khoản vay, bao gồm: Vốn chủ sở hữu vĩnh viễn; Dự trữ công bố (Lợi nhuận giữ lại); Lợi ích thiểu số (minority interest) tại các công ty con, có hợp nhất báo cáo tài chính; Lợi thế kinh doanh (goodwill). - Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung) gồm: Lợi nhuận giữ lại không công bố; Dự phòng đánh giá lại tài sản; Dự phòng chung/dự phòng thất thu nợ chung; Công cụ vốn hỗn hợp; Vay với thời hạn ưu đãi; Đầu tư vào các công ty con tài chính và các tổ chức tài chính khác. - Vốn Cấp 3 (Dành cho rủi ro thị trường) = Vay ngắn hạn Trong đó, vốn cấp 1 ≥ vốn cấp 2 + vốn cấp 3
  15. Bảng 1.2: Hệ số rủi ro phân theo tài sản của Basel I Hệ số trọng Nhận xét lượng - Tiền mặt, vàng, - Các khoản phải thu từ chính phủ hoặc Ngân hàng TW các nước OECD. 0% - Các khoản phải thu được đảm bảo bằng tiền mặt từ Chính phủ các nước OECD hoặc các khoản phải thu được được bảo lảnh bởi chính phủ các nước OECD. - Các khoản phải thu các Ngân hàng phát triển đa phương; Các khoản phải thu được bảo lãnh bởi Ngân hàng phát triển đa phương hoặc được bảo đảm bằng chứng khoán phát hành bởi Ngân hàng phát triển đa phương. - Các khoản phải thu từ, hoặc được bảo lãnh bởi các ngân hàng thuộc OECD. 20% - Các khoản phải thu từ, hoặc được bảo lãnh bởi các ngân hàng ngoài khối OECD với thời hạn còn lại từ 1 năm trở xuống. - Các khoản phải thu từ các chủ thể ngoài khu vực công của OECD, bao gồm cả chính phủ; Các khoản phải thu được bảo đảm bằng chứng khoán phát hành bởi các chủ thể này. - Tiền mặt đang trong quá trình thu hồi. 50% - Các khoản vay cá nhân được đảm bảo toàn bộ bằng nhà ở dân cư. - Các khoản phải thu từ khu vực tư nhân phi ngân hàng. - Các khoản phải thu từ khu vực ngoài OECD có thời hạn lớn hơn 1 năm. - Các khoản phải thu từ Chính phủ các nước ngoài OECD (không bao gồm các khoản cho vay bằng nội tệ). 100% - Các khoản phải thu từ các công ty thương mại sở hữu bởi các chủ thể từ khu vực công. - Nhà xưởng, máy móc thiết bị và các tài sản cố định khác. - Bất động sản và các công cụ đầu tư khác.
  16. - Các công cụ vốn phát hành bởi các Ngân hàng khác. - Các loại tài sản khác. Nguồn : Peterson Institude for International Economics Mặc dù Basel I đã giúp quản trị Ngân hàng hiệu quả hơn so với thời gian trước khi được ban hành nhưng qua quá trình áp dụng, Basel I đã bộc lộ một số vấn đề: - Việc phân loại rủi ro chưa chi tiết cho các khoản vay. Hệ số rủi ro chưa chi tiết cho rủi ro theo đối tác hoặc theo đặc điểm của khoản tín dụng (theo thời hạn). Điều này chỉ ra rằng có thể các Ngân hàng có cùng tỷ lệ an toàn vốn nhưng có thể đang đối mặt với các loại rủi ro khác nhau, ở mức độ khác nhau. - Basel I chưa tính đến lợi ích của đa dạng hóa hoạt động. Các lý thuyết về đầu tư chỉ ra rằng rủi ro sẽ giảm thông qua đa dạng hóa danh mục đầu tư. Theo Basel I, quy định về Vốn tối thiểu không khác biệt giữa một Ngân hàng có hoạt động kinh doanh đa dạng và một ngân hàng chỉ tập trung vào một loại hình kinh doanh. 1.2.2 Hiệp ƣớc Basel II Tháng 6/1999 , Ủy ban đã đưa ra một đề nghị cho một khuôn khổ an toàn vốn mới để hay thế Basel I. Hiệp ước mới này ban hành vào năm 2004, thường được gọi là Basel II, khuôn khổ sửa đổi bao gồm ba trụ cột là : - Trụ cột I (Pillar 1): Yêu cầu vốn tối thiểu – Theo đó, hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I. Tuy nhiên, rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính mà Ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường. - Trụ cột II (Pillar II): Đưa ra các hướng dẫn liên quan đến quá trình giám sát. Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát: Thứ nhất, các Ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó. Thứ hai, các giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược của Ngân hàng , cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu; giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này. Thứ ba, Giám sát viên khuyến nghị các Ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định.
  17. Thứ tư, giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của Ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu. - Trụ cột III (Pillar III): Các Ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường. Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các Ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của Ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của Ngân hàng đối với từng loại rủi ro này. Đối với rủi ro tín dụng, nếu Basel 1 chỉ đưa ra một phương pháp chung thì Basel 2 lại đưa ra các lựa chọn. Cụ thể là có 2 phương pháp được đề xuất: Phương pháp c huẩn và phương pháp phân hạng nội bộ: - Phƣơng pháp chuẩn: Cũng tương tự như phương pháp tính hệ số rủi ro ở Basel I, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Basel II được tính bằng vốn tự có chia cho giá trị tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro (Risk Weighted Assets). Vấn đề chính được đặt ra là xác định một tỷ trọng phù hợp cho từng loại tài sản tương ứng. Theo Basel I, các hệ số rủi ro được quy định một cách rõ ràng cho từng nhóm tài sản. Tuy nhiên, khi có những tài sản mà giá trị rủi ro không được xác định rõ vì nhiều nguyên nhân, Basel II cho phép ngân hàng có thể sử dụng trọng số rủi ro được định sẵn theo các tổ chức đánh giá uy tín thế giới như Fitch hay Standard & Poor. Tùy theo nhóm tài sản của đối tượng được đánh giá mà sẽ có những hệ số rủi ro tương ứng (phương pháp chuẩn hóa). Bảng 1.3: Trọng số rủi ro phân theo đánh giá tín nhiệm của các tổ chức độc lập. Đánh giá AAA đến A+ đến BBB+ đến BB+ đến Dưới B- Không tín dụng AA- A- BBB- B- đánh giá Trọng số 0% 20% 50% 100% 150% 100% rủi ro Nguồn: International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards
  18. - Phƣơng pháp phân hạng nội bộ (IRB): Mục tiêu chính của phương pháp IRB là nhằm tìm ra một lượng chuẩn vốn đòi hỏi tối thiểu (capital requirement) tương ứng với mức độ rủi ro của tài sản mà ngân hàng đang nắm giữ. Các thành phần chủ yếu của phương pháp IRB bao gồm những yếu tố sau : Expected Loss (EL) : Tỉ lệ tổn thất ước lượng Probability of Default (PD) : Xác suất vỡ nợ Exposure at Default (EAD) : dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được khi vỡ nợ Loss given default (LGD) : mức độ thất thoát khi khách hàng vỡ nợ, LGD có thể đạt đến 100% của EAD (được biểu diễn bằng phần trăm của EAD) Hiệp ước Basel II ra đời đã có nhiều ưu điểm so với Basel I ở các mặt sau: - Về cấu trúc và nội dung: Basel I tập trung vào một giải pháp quản lý rủi ro duy nhất là “yêu cầu vốn tối thiểu”. Trong khi, Basel II tập trung nhiều hơn vào các phương pháp nội bộ của chính ngân hàng, đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát và kỷ luật trên nguyên tắc thị trường. Do đó, quyền lực của các nhà quản lý quốc gia được tăng lên bởi họ cần phải đánh giá sự đủ vốn của ngân hàng có tính đến đặc điểm rủi ro cụ thể của nó. - Về tính linh động của ứng dụng: Basel I quy định chung một chọn lựa cho tất cả các ngân hàng. Basel II linh hoạt hơn với một danh sách các phương pháp, các biện pháp khuyến khích để các nhà quản lý quốc gia và các ngân hàng chọn lựa. - Về tính nhạy cảm với rủi ro: Basel I đo đạc rủi ro quá sơ bộ. Basel II nhạy cảm hơn với rủi ro thông qua độ nhạy cảm của yêu cầu vốn đối với mức độ rủi ro tăng lên và sự công khai bắt buộc một cách chi tiết về độ nhạy cảm rủi ro và chính sách rủi ro. - Về trọng số rủi ro: Basel I quy định từ 0 - 100 và ưu đãi hơn với các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD- Organisation for Economic Co- operation and Development). Basel II quy định từ 0 - 150 hoặc hơn và không có đặc quyền nào.
  19. 1.2.3 Hiệp ƣớc Basel III Ngay cả trước khi Lehman Brothers sụp đổ vào tháng 9/2008, nhu cầu về việc phát triển Basel II là việc làm cấp thiết. Lĩnh vực ngân hàng đã vào cuộc khủng hoảng với quá nhiều đòn bẩy và bộ đệm thanh khoản kém hiệu quả. Đi kèm với điều này là quá trình quản trị và quản lý rủi ro kém, cũng như cơ chế khuyến khích không phù hợp. Sự kết hợp của những yếu tố này đã được thể hiện trong việc định giá sai tín dụng và rủi ro thanh khoản và tăng trưởng tín dụng quá mức. Bằng nhiều nỗ lực phát triển, vào tháng 9/2010, Ủy ban Basel đã công bố toàn cầu một thỏa thuận đạt được vào tháng 7, liên quan đến thiết kế tổng thể gói cải cách thanh khoản, bây giờ gọi là "Basel III" . Trong tháng 11/2010, Basel III đã được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 tại Seoul. Các tiêu chuẩn đề xuất mới đã được đặt ra trong Basel III : “Khuôn khổ quốc tế về tiêu chuẩn, đo lường và giám sát rủi ro thanh khoản”, do Uỷ ban ban hành vào giữa tháng 12/2010. Một khuôn khổ vốn mới đã được sửa đổi và tăng cường cho ba trụ cột trong Basel II. Basel 3 với những quy định mới về khái niệm và các tiêu chuẩn tối thiểu cao hơn, cùng phương pháp giám sát an toàn vĩ mô được đánh giá là sự thay đổi lịch sử trong quy định về hoạt động ngân hàng. Quy định về mức vốn tối thiểu trên tài sản theo rủi ro có trọng số (RWA) là 8% được đưa ra 1988 và mức này vẫn không thay đổi ở Basel II. Những quy định Basel II không hạn chế lên tổng vốn cấp 1 mà một ngân hàng nắm giữ, tuy nhiên vẫn có những quy định hạn chế về việc phân loại và xác định các loại vốn được xem là vốn cấp 1. Theo phương thức này thì vốn cấp 1 là giới hạn cơ bản để phân biệt và xác định các loại vốn khác. Theo Basel II, vốn cấp 2 và vốn cấp 1 cùng thuộc tổng vốn, một ngân hàng muốn đạt được yêu cầu của Basel II, thì phải nắm giữ ít nhất vốn cấp 1 là 4% trên tài sản tính theo rủi ro có trọng số và vốn cấp 2 là 4% để đạt mức tối thiểu là 8%. Vốn chủ sở hữu chung bao gồm vốn cổ phần thông thường và các quỹ dự phòng, yêu cầu vốn chủ sở hữu chung phải chiếm ít nhất 50% của vốn cấp 1. Điều này có nghĩa là một ngân hàng phải đạt mức thấp nhất là 2% cho Vốn chủ sở hữu chung trên tài sản tính theo trọng số rủi ro với sự cân bằng giữa các loại vốn và nợ thứ cấp. Trong thực tế, các ngân hàng có xu hướng nắm giữ vốn chủ sở hữu chung và một ít vốn cấp 2 nhiều hơn mức quy
  20. định, tuy nhiên khủng hoảng tài chính đã chứng minh mức vốn an toàn này đã để lộ những bất cập. Tháng 9 năm 2010 ủy ban Basel đã công bố Basel III trong đó thành phần vốn chủ sở hữu chung (bao gồm các quỹ dự phòng) sẽ tăng lên mức 4.5% và tổng mức vốn cấp 1 lên 6.5%. Trong khi mức tổng vốn tối thiểu trên RWA vẫn giữ nguyên là 8%. Như vậy rõ ràng Basel 3 đã yêu cầu tăng tỷ trọng của vốn chủ sở hữu chung trong vốn cấp 1 và tỷ trọng của vốn cấp 1 trong tổng vốn. Ngoài ra, về mặt công thức chung Basel III chỉ có sự khác biệt so với Basel II ở việc không tính đến những khoản của vốn tự có cấp III . Vốn tự có cấp III theo định nghĩa bao gồm các loại nợ có tính thanh khoản cấp thấp (subordinated debt), chiếm tối đa 250% vốn cấp I, và có thời gian tới hạn (maturity) tối thiểu là 2 năm. Điều này thể hiện tiêu chuẩn về chất lượng của vốn và tỉ lệ vốn yêu cầu được nâng lên trong Basel 3 một cách rõ ràng. Hình 1.1: Cấu trúc vốn theo Basel II và Basel III Nguồn: Moody Analytics Vào tháng 01/2012, Hội đồng các Thống đốc Ngân hàng Trung ương và Người đứng đầu cơ quan giám sát (GHOS) thông qua đề xuất của Ủy ban để giám sát việc thực hiện của các thành viên của Basel III. Quá trình này bao gồm ba cấp độ sau đây xem xét: - Cấp độ 1: đảm bảo việc áp dụng kịp thời các Basel III ; - Cấp độ 2: đảm bảo tính thống nhất quy định với Basel III ; - Cấp độ 3: đảm bảo tính thống nhất của kết quả (ban đầu tập trung vào tài sản rủi ro trọng)
  21. Để thực hiện đầy đủ quy định theo Basel III, nhất thiết phải có lộ trình đầy đủ. Không thể trong một sớm một chiều mà các ngân hàng có thể áp dụng ngay được. Nhận định được điều này, Ủy ban Basel ngay từ ban đầu đã đưa ra một lộ trình cho các ngân hàng thực hiện. Bảng 1.4: Lộ trình thực hiện theo tiêu chuẩn Basel III Tất cả các năm đều tính từ ngày 01/01 Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision 1.3 Quy định đảm bảo an toàn vốn tối thiểu tại Việt Nam Theo cơ chế điều hành nền kinh tế Việt Nam hiện nay, hệ thống ngân hàng thương mại chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong chức trách quản lý chung của mình, NHNN đã ban hành nhiều quy định về đảm bảo an toàn cho hoạt động của các NHTM. Thông tư 13 gồm 22 điều, đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến mức độ an toàn của các TCTD, trong đó có 3 điểm mấu chốt gồm: (1) Tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR); (2) hạn chế việc tham gia của các NHTM vào các hoạt động liên quan đến chứng khoán và kinh doanh bất động sản; (3) Tăng cường quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản của các TCTD. Sau khi cân nhắc các ý kiến liên quan đến qui định tại Thông tư 13, ngày 27/9/2010, NHNN đã ban hành Thông tư số 19/2010/TT-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13. Liên quan đến các Thông tư này, ngày 30/8/2011, Thống