Báo cáo Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Á chi nhánh Thị Nghè
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Á chi nhánh Thị Nghè", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bao_cao_giai_phap_phong_ngua_va_han_che_rui_ro_tin_dung_tai.docx
Nội dung text: Báo cáo Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Á chi nhánh Thị Nghè
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NAM Á CHI NHÁNH THỊ NGHÈ GVHD : TS. Nguyễn Trung Trực SVTH : Lớp : CDTN11A MSSV : 09091681 1
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập tại trường được sự chỉ dẩn tận tình của quý thầy cô, đặc biệt là thầy Nguyễn Trung Trực và thời gian thực tập tại ngân hàng Nam Á chi nhánh Thị Nghè em đã tiếp thu nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế.Ngoài ra,việc đi thực tập còn giúp em hiểu rõ hơn về vốn kiến thức đã học,giúp em bổ sung kiến thức đã học tại trường là cơ hội để em hiểu rỏ mục đích bản thân sau này. Ngày hôm nay có thể hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập này trước hết em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Trung Trực, thầy đã tận tình chỉ dạy cho em từng bước đầu khi em nhận đề tài,là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em tìm hiều và sửa chữa những thiếu sót trong cách làm bài và những lời khuyên thật bổ ích để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập. Em xin chân thành cám ơn ban Giám Đốc Ngân Hàng Nam Á chi nhánh Thị Nghè và các anh chị phòng tín dụng đã tận tình hướng dẩn,giúp đở,cung cấp cho em những số liệu thực tế về nguồn vốn huy động,tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập này. Do thời gian thực tập tại ngân hàng không nhiều cùng với lượng kiến thức còn han chế của bản thân dù đã cố gắng nổ lực nhưng không tránh khỏi những thiếu sót.Rất mong được sự chỉ bảo,góp ý,và thông cảm của quý thầy cô và Ban Giám Đốc Ngân Hàng Nam Á chi nhánh Thị Nghè. Cuối cùng,em xin gửi tới toàn thể quý thầy cô ,và các anh chị trong Ngân hàng lời cảm ơn chân thành và trân trọng nhất.Kính chúc ngân hàng ngày càng phát triển và vương xa hơn nữa. Tp.Hồ Chí Minh,ngày 27 tháng 03 năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn Trần Quế Chi 2
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực NHẬN XÉT CỦA NGÂN HÀNG THỰC TẬP 3
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 4
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN 5
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đang trên đà phát triển một cách mạnh mẽ, chúng ta đang có rất nhiều điều kiện thuận lợi để tiến lên trở thành một nước công nghiệp tiến tiến, song đấy cũng là một môi trường cạnh tranh rất khắc nghiệt- đòi hỏi mỗi chủ thể kinh tế tham gia vào thị trường phải có một khả năng tài chính vững mạnh và trong sạch. Vì vậy mà vấn đề vốn đầu tư trong nền kinh tế luôn là vấn đề mang tính nóng bỏng và nhạy cảm cao. Đặc biệt là trong tình hình kinh tế thế giới đang gặp nhiều vấn đề khó khăn như hiện nay thì yêu cầu bức thiết đặt ra là chúng ta không những cần phải có được một khối lượng vốn lớn mà còn phải đảm bảo được chất lượng và tính bền vững cao của nguồn vốn để có thể tiến hành các hoạt động đầu tư vào nền kinh tế. Trong vòng quay của nền kinh tế, ngành ngân hàng luôn có ảnh hưởng to lớn trong tất cả động kinh doanh. Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế về vấn đề vốn đòi hỏi mỗi ngân hàng cần phải có chính sách tín dụng cho phù hợp, hiệu quả cao, giảm mức rủi ro thấp nhất có thể. Chính vậy, vai trò tín dụng ngân hàng trong hoạt động kinh tế là hết sức quan trọng. Đối với ngân hàng thương mại (NHTM) thì nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn khoảng 80%, đây là nghiệp vụ tạo ra khoảng 90% trong tổng lợi nhuận của ngân hàng (NH). Nhưng rủi ro từ nghiệp vụ tín dụng là rất lớn, nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, làm sai lệch, đảo lộn kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, có thể đưa ngân hàng đến chỗ phá sản. Sự phá sản của ngân hàng là một cú sốc mạnh không chỉ gây ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng, mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội cả một quốc gia. Chính vì vậy, đòi hỏi các Ngân hàng phải quan tâm và hiểu rõ rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Việc đánh giá đúng thực trạng rủi ro tín dụng để tìm ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro là một yêu cầu cấp thiết, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Với kiến thức lý luận cơ bản tiếp thu được ở nhà trường, quá trình thực tế thực tập tại Hội sở NH Nam Á, được sự hướng dẫn nhiệt tình của các cô, chú trong NH, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS Nguyễn Trung Trực, em đã nhận thấy được tầm quan trọng của công tác giám sát và phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do đó em đã mạnh dạn chọn đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp là: “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàngNam Á. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. - Hệ thống hóa những vấn đề có tính lý luận về rủi ro tín dụng để khẳng định rủi ro tín dụng là một tất yếu nhưng có thể phòng ngừa và hạn chế được để đảm bảo an toàn và khả năng sinh lời của ngân hàng. - Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại NH Nam Á, từ đó rút ra các vấn đề còn tồn tại. - Đưa ra một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NH Nam Á. 6
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu của khoá luận: . Những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng NHTM. . Thực trạng rủi ro tín dụng tại NH Nam Á. . Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NH Nam Á. - Phạm vi nghiên cứu: Rủi ro tín dụng tại NH nm Á. 4. Phương pháp nghiên cứu. Sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, suy luận logic kết hợp với phương pháp duy vật lịch sử. Sử dụng số liệu thực tế để luận chứng thông qua các phương pháp so sánh, thống kê, đồ thị CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM 1.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM 1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng.4 Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định. Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng 3 nội dung: Một là, có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng Hai là, sự chuyển nhượng này mang tính chất tạm thời hay có thời hạn Ba là, sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí. 1.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng. Thứ nhất, tín dụng ngân hàng thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp, không chỉ là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.Tín dụng thúc đẩy sự ra đời của các thành phần kinh tế theo mục tiêu phát triển kinh tế của đất nưóc.Tín dụng ngân hàng tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thong hàng hoá, ngay cả những hoạt động dịch vụ, phi sản xuất cũng không thể tách ly sự hỗ trợ của tín dụng ngân hàng .Với các ngành sản xuất, chế biến, khai thác để đảm bảo sản xuất ổn định cần thiết phải có vốn để dự trữ nguyên, nhiên vật liệu, thành phẩm,bù đắp các chi phí sản xuất Đồng thời để không ngừng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm,tìm kiếm lợi thế trong cạnh tranh các doanh nghiệp buộc phải thường xuyên cải tiến máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ,đặc biệt trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão như hiện nay . Tất cả những công việc đó sẽ không thể thực hiện được nếu như thiếu 7
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực sự hỗ trợ của ngân hàng thông qua hoạt động tín dụng .Trong lĩnh vực lưu thông, để đảm bảo đưa được hàng hoá từ người sản xuất đến ngưòi tiêu dùng, các doanh nghiệp cần có vốn để dự trữ khối lượng hàng hoá cần thiết, trang trải các chi phí lưu thông, thuế Hơn nữa, để mở rộng sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần phải dự trữ khối lượng hàng hoá lớn về chủng loại phong phú , nhưng thông thường doanh nghiệp không có nhiều vốn lưu động. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần đến sự hỗ trợ của tín dụng ngân hàng. Với các doanh nghiệp dịch vụ như vận tải, khách sạn , du lịch sẽ hoạt động ra sao nếu như có vốn của ngân hàng tham gia vào đầu tư xây dựng, trang thiết bị vật chất, phương tiện vận tải Khi bước vào kinh doanh trong lĩnh vực này đòi hỏi vốn rất lớn nên hầu hết các doanh nghiệp đều cần đến tín dụng ngân hàng và xem nó như là một trong những nguồn vốn có thể huy động cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp . Nói chung, một trong những nguồn vốn quan trọng để bổ sung vốn lưu động và vốn cố định cho các chủ doanh nghiệp là vốn tín dụng ngân hàng vì nếu chỉ dựa vào vốn tự có quá ít ỏi, không đủ sức cạnh tranh và phát triển trong nền kinh tế thị trường .Tín dụng ngân hàng sẽ là nguồn vốn tài trợ quan trọng cho các dự án kinh doanh của các doanh nghiệp . Thứ hai, tín dụng là ngân hàng là đòn bẩy kinh tế để thực hiện tái sản xuất mở rộng, ứng dụng công nghệ, lỹ tuật tiên tiến hiện đại, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, tạo ra niều sản phẩm hàng hóa tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Ngân hàng với chức năng tiêu dùng vốn , tập trung nguồn vốn từ trong và ngoài nước đã phần nào đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế.Tín dụng ngân hàng trở thành đòn bẩy quan trọng nhất trong , giúp các nhà sản xuất kinh doanh thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng và ứng dụng công nghệ để cạnh tranh thắng lợi trên thị trường. Thứ ba, tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ cho các dự án tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo và các chương trình, dự án mang tính xã hội khác . Muốn nâng dần thu nhập bình quân đầu người,giải quyết việc làm không chỉ dựa vào quỹ ngân sách nhà nước hoặc trông chờ vào các khoản vay nước ngoài. Tín dụng ngân hàng thực sự giữ vai trò trong việc đầu tư cho các dự án có ý nghĩa kinh tế xã hội để giải quyết những vấn đề như vậy . Thứ tư, tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn sản xuất mở rộng quá trình phân công lao động xã hội và hợp tác kinh tế trong nước và quốc tế . Các doanh nghiệp, các công ty làm ăn có hiệu quả và uy tín được ngân hàng tập trung đầu tư vốn tạo đà mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ .Tín dụng ngân hàng sẽ thúc đẩy nhanh chóng quá trình tập trung và tích luỹ vốn, tạo cho các doanh nghiệp đủ điều kiện hợp tác lien doanh với các tập đoàn kinh tế nước ngoài, đưa nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới. 8
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực Thứ năm, thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng, nhà nước có thể kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế để đề ra các biện pháp chính sách quản lý kinh tế và pháp lý phù hợp . Nhà nước có thể điều chỉnh cơ cấu kinh tế và hoạt động của các thành phần kinh tế thông qua các chính sách ưu đãi vềlãi xuất và các điều kiện cho vay cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất theo mục tiêu định hướng kinh tế của nhà nước . Phát huy vai trò của tín dụng ngân hàng để đạt được mục tiêu phát triển là một nhiệm vụ hàng đầy khó khăn và đã là mục tiêu lớn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nói chung và của chi nhánh ngân hàng nói riêng . 1.1.3 Phân loại tín dụng. Tín dụng ngân hàng có thể phân ra làm nhiều loại khác nhau tùy theo những phương thức phân loại khác nhau 1.1.3.1. Dựa vào mục đích của tín dụng Theo tiêu thức này, tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành các loại sau: . Cho vay sản xuất công thương nghiệp . Cho vay tiêu dùng cá nhân . Cho vay bất động sản . Cho vay nông nghiệp . Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu 1.1.3.2. Dựa vào thời hạn tín dụng Theo tiêu thức này, tín dụng có thể phân chia thành các loại sau: . Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng, mục đích của loại cho vay này thường là tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động; . Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng, mục đích của loại cho vay này thường là tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định; . Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên, mục đích của loại cho vay này là tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư. 1.1.3.4. Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng Tín dụng có thể được phân chia như sau: . Cho vay không có bảo đảm là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố 9
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. . Cho vay có bảo đảm là loại cho vay dựa trên cơ sở có bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba nào khác. 1.1.3.5. Dựa vào phương thức cho vay . Cho vay từng lần: Mỗi lần vay khách hàng vay vốn và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng. Đặc điểm của loại cho vay này là mỗi khi phát sinh nhu cầu vay vốn khách hàng phải tiến hành thủ tục làm đơn xin vay kèm theo các chứng từ, hóa đơn xin vay để cán bộ tín dụng kiểm tra đối tượng vay đối với từng hồ sơ cụ thể. . Cho vay theo hạn mức tín dụng: HMTD là số dư nợ cho vay cao nhất mà ngân hàng cam kết cho khách hàng vay có hiệu lực trong một thời gian nhất định. HMTD được xác định trên cơ sở nhu cầu vay vốn của khách hàng và khả năng đáp ứng của ngân hàng. Khi được ngân hàng ấn định HMTD thì khách hàng được quyền vay vốn trong phạm vi HMTD đó. . Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phuc vụ đời sống. . Cho vay trả góp: Cho vay trả góp các doanh nghiệp nhỏ, hộ gia đình thường được áp dụng cho khách hàng vay vốn là cá nhân, gồm những người buôn bán nhỏ, thợ thủ công không có nhiều vốn hoặc những cá nhân có nhu cầu vay vốn để xây nhà, sửa chữa nhà, mua sắm phương tiện Theo phương thức này, ngân hàng và khách hàng có thoả thuận mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay và số kỳ hạn trả góp để xác định một HMTD trả góp trong suốt thời hạn vay. . Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối giàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. . Cho vay theo hạn mức thấu chi: Thấu chi là một kỹ thuật cấp tín dụng của ngân hàng cho khách hàng, theo đó Ngân hàng sẽ cho phép khách hàng chi vượt số dư có trên tài khoản thanh tốn của khách hàng để thực hiện các giao dịch thanh tốn kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. . Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Đối với những khách hàng thỏa mãn điều kiện của ngân hàng phát hành thẻ tín dụng, sau khi ký hợp đồng tín dụng thẻ với ngân hàng, ngân hàng sẽ cấp ho khách hàng một thẻ tín dụng với một số tiền được cài sẵn trong bộ nhớ theo HMTD đã được hai bên thỏa thuận. Khách 10
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực hàng sử dụng thẻ tín dụng để thanh tốn tiền hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi HMTD đã được chấp thuận. 1.2 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng. * Khái niệm: Rủi ro tín dụng là rủi ro do 1 hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính với ngân hàng. Đây là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên sảy ra và thường gây hậu quả nặng nề nhất. Rủi ro tín dụng xảy ra ở cả hai khâu huy động vốn và cho vay vốn. - Rủi ro ở khâu huy động vốn: ở khâu này thường xảy ra một trong hai trường hợp, thừa hoặc thiếu vốn. Trường hợp thừa vốn tức là vốn bị ứ đọng không cho vay và đầu tư được, vì vậy không sinh lãi trong khi có ngân hàng vẫn phải trả lãi hàng ngày cho người có tiền gửi vào ngân hàng. Trường hợp rủi ro thiếu vốn sảy ra khi ngân hàng không đáp ứng được các nhu cầu do vay đầu tư, nhu cầu thanh toán của khách hàng. - Rủi ro ở khâu cho vay: Hoạt động cho vay là hoạt động lớn nhất và chủ yếu của ngân hàng thương mại, thông thường ở các nghiệp vụ này mang lại 2 / 3 thu nhập cho ngân hàng còn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thu nhập từ hoạt động tín dụng mang lại thường chiếm 90% tổng thu nhập của mỗi ngân hàng. Nhưng trong lĩnh vực này cũng chứa nhiều rủi ro bởi các khoản tiền vay bao giờ cũng có xác xuất vỡ nợ cao hơn với những tài sản có khác. Rủi ro tín dụng là rủi ro phức tạp nhất, quản lý và phòng ngừa nó rất khó khăn, nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Rủi ro tín dụng nếu không được phát hiện và sử lý kịp thời sẽ nảy sinh các rủi ro khác. 1.2.2 Những thiệt hại từ rủi ro tín dụng. Đối với bản thân ngân hàng: Rủi ro xảy ra có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh của ngân hàng, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập , lợi nhuận ngân hàng, thậm chí ngân hàng phải lấy vốn tự có của mình để bù đắp các khoản thiếu hụt do rủi ro gây ra, lúc đó khả năng thanh toán của ngân hàng kém đi và lòng tin của khách hàng không còn nữa, người gửi tiền muốn rút tiền đề tránh rủi ro cho chính bản thân họ và người vay không muốn vay ở 11
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực đó nữa, họ chuyển sang ngân hàng khác. Vì vậy, khi rủi ro ở mức nhỏ, ngân hàng có thể bù đắp bằng lợi nhuận kinh doanh hoặc bị lỗ, nhưng rủi ro ở mức độ nghiêm trọng, nguồn vốn tự có của ngân hàng không đủ để bù đắp thiệt hại, tất yếu sẽ dẫn ngân hàng đến bờ vục của sự phá sản . Như vậy rủi ro có thể làm đảo lộn thành quả hoạt động nhiều năm, thậm chí trở thành vấn đề sống còn của ngân hàng. Đối với nền kinh tế : Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ tín dụng với tư cách là trung gian của đời sống kinh tế , nó có quan hệ trực tiếp và thường xuyên với các tổ chức kinh tế , vì vậy kinh doanh ngân hàng gặp phải rủi ro tất yếu sẽ gây ra những ảnh hưởng đối với nền kinh tế và đời sống kinh tế xã hội .Rủi ro làm cho lợi nhuận ngân hàng giảm, từ đó ngân hàng không có khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng và chi trả chậm đối với người cho vay. Vì vậy, xét trong nền kinh tế, rủi ro làm cho sản xuất bị đình trệ, các doanh nghiệp phải đóng cửa, hàng hoá không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường, tới một chừng mực nào đó làm giá cả hàng háo tăng vọt, đó chính kà một trong những nguyên nhân của lạm phát. Mặt khác, các ngân hàng thường lập một hệ thống chặt chẽ có mối liên hệ với nhau, khi một ngân hàng gặp phải rủi ro có nguy cơ dẫn đến phá sản dễ dàng kéo theo tình trạng khủng hoảng của cả hệ thống ngân hàng, gây mất ổn định trên thị trường tiền tệ. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế phát triển, mọi hoạt động thanh toán giao dịch của khách hàng đều được thực hiện qua ngân hàng, các doanh nghiệp sông chủ yếu nhờ vốn ngân hàng, nên khi ngân hàng gặp rủi ro lớn có thể gây chậm trễ trong công tác thanh toán của khách hàng, làm cản trở trực tiếp quá trình chu chuỷen vốn , tất yếu làm giảm lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp . Đối với khách hàng : Nếu rủi ro xảy ra từ phía ngân hàng, khách hàng có thể mất vốn dẫn đến khó khăn trong sản xuất kinh doanh .Mặt khác nếu rủi ro xảy ra đối với chính khách hàng, các khoản nợ của họ sẽ trở thành các khoản nợ khó đòi, gây khó khăn và ảnh hưởng đến quan hệ của họ đối với ngân hàng. Khi đó khách hàng cần vốn họ buộc phải quan hệ với các ngân hàng khác và phải chịu một khoảng thời gian tìm hiểu gây trì hoãn cho quá trình sản xuất . Đông thời, nếu rủi ro lớn, chính họ sẽ bị phá sản. 1.2.3. Biểu hiện của rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng ẩn chứa trong các khoản cho vay có vấn đề, được biểu hiện bằng nhiều dấu hiệu. Tuy nhiên qua thực tiễn hoạt động tín dụng người ta cũng rút ra một số dấu hiệu cơ bản chỉ khó khăn tài chính của người đi vay và chính đó là những cảnh báo đối với cán bộ tín dụng, với ngân hàng. Ví dụ 12
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực như : - Việc trì hoãn nộp báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng giúp ngân hàng hiểu được tình hình sản xuất kinh doanh năng lực tài chính của người đi vay, báo hiệu khả năng hoàn trả các khoản nợ. Việc trì hoãn nộp báo cáo tài chính có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có thể thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có những dấu hiệu không bình thường. Vì vậy, doanh nghiệp không muốn ngân hàng biết sớm về sự sút năng lực tài chính của mình. - Gia tăng bất bình thường hàng tồn kho, các khoản bán chịu và các khoản nợ: Định mức tồn kế hoạch nguyên liệu, hàng hoá hợp lí là điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh, song nếu mức tồn kho vượt quá mức giới hạn cho phép chứng to khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là không bình thường. Sự gia tăng hàng tồn kho như giá cả, chất lượng, chủng loại hàng hoá dẫn đến doanh thu, thu nhập kém. Đồng thời với sự gia tăng tồn kho, giảm sút doanh thu thì các khoản vay cũng gia tăng chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp giảm sút làm cho khả năng trả nợ ngân hàng là khó khăn. - Giảm bất thường giá bán: Điều này nếu không nằm trong chiến lược marketing của doanh nghiệp thì tức là doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính. - Hoàn trả nợ vay và lãi không đúng hạn: Khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì luân chuyển vốn cũng mất ổn định dẫn đến khả năng thanh toán gặp nhiều khó khăn không thể hoàn trả nợ vay và lãi chi cho ngân hàng đúng kỳ hạn. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và mức độ ngày càng lớn thì đây chính là dấu hiệu rõ ràng nhất của rủi ro tín dụng.Ngoài các dầu hiệu trên thì còn rất nhiều yếu tố khác như doanh nghiệp thay đổi tổ chức, công nhân không có việc làm hay quan hệ giữa ngân hang và người vay trở nên kém thân thiện cũng là những dấu hiệu của rủi ro tín dụng, đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải sát với thực tiễn và có những biện pháp thích hợp làm giảm nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. 13
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực 1.2.4 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. 1.2.4.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng Trong nền kinh tế thị trường ,hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thường xuyên phải đương đầu với cạnh tranh và chịu sự chi phối rất lớn của quy luật cung cầu ,giá cả thị trường nên cũng phải thường xuyên đối mặt với rủi ro từ nhiều phía kể cả các rủi ro thuần tuý như thiên tai,địchhoạ,trộm cắp có khi do giá cả thay đổi ,khả năng quản lý kém ,sự thay đổi cơ chế chính sách của nhà nước dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp làm cho KD gặp khó khăn thua lỗ,thậm chí phá sản .Đồng thời hoặt động KD của các doanh nghiệp cũng không thể thoát ly khỏi mối quan hệ với NH.Chính vì vậy rủi ro của NHTM là cộng hưởng rủi ro của các doanh nghiệp . Nếu đứng trên góc độ tư cách đạo đức của người đi vay thì nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía khách hàng có thể chia làn hai trường hợp lớn .Khách hàng gian lận hoặc khách hàng không gian lận *Khách hàng gian lận ,cố ý lừa ngân hàng . Điều này được thể hiện qua việc gian lận về số liệu,giấy tờ ,quyền sở hữu tài sản .Doanh nghiệp có thể nộp báo cáo tài chính không chính xác,cố ý đưa ra số liệu sai sự thật ,phản ánh không đúng thực trạng SXKD và tình hình tài chính của đơn vị.Những món cho vay trên cơ sở nnhững thông tin giả như vậy dễ đưa đến rủi ro cho NH .Bên cạnh đó lợi dụng khe hở về giấy tờ sở hữu tài sản ,doanh nghiệp có thể đem thế chấp một tài sản ở nhiều ngân hàng khác nhau.Khi không thu được nợ,các NHTM phát mãi tài sản thì mới biết bị lừa Ngoài ra, khách hàng có thể gian lận ngân hàng thể hiện qua việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng phương án đã nêu nên không trả được nợ đúng hạn hoặc không trả được nợ. Doanh nghiệp có thể vay vốn ngắn hạn nhưng lại dùng để mua sắm tài sản cố định và bất động sản. Việc giá nhà đất đột ngột giảm xuống làm doanh nghiệp kinh doanh nhà đất bị thua lỗ nặng không thể trả được nợ ngân hàng. Ngân hàng có phát mại tài sản thế chấp đi nữa cũng không đủ khoản cho vay vì tài sản thế chấp cũng là nhà đất nên cũng giảm giá trị. 14
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực Việc khách hàng gian lận gây ra rủi ro cho ngân hàng còn thể hiện qua những hoạt động của người đi vay có tư cách kém như cố tình không trả nợ ngân hàng hoặc lừa đảo ngân hàng rồi bỏ trốn. Khách hàng không gian lận Không chỉ khi khách hàng có ý không tốt ngân hàng mới gặp rủi ro mà ngay cả khi khách hàng đi vay có đủ tư cách, không có ý gian lận, ngân hàng vẫn có thể gặp rủi ro tín dụng. Đó là khi khách hàng có trình độ kém, năng lực quản lý yếu, không có đầu óc kinh doanh nên không thể đưa phương án kinh doanh của mình đạt hiệu quả, không thể đưa doanh nghiệp của mình thắng trong cạnh tranh nên việc trả nợ ngân hàng là rất khó khăn. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp bị lừa đảo trong kinh doanh hoặc bạn hàng của doanh nghiệp gặp rủi ro thì ngân hàng cũng gặp khó khăn trong việc thu nợ đúng hạn. Bên cạnh đó, nhiều nguyên nhân rủi ro khách quan như thiên tai, trộm cắp có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp và có nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng. 1.2.4.2Nguyên nhân từ phía ngân hàng Các khoản cho vay có vấn đề và các thiệt hại cho vay có thể xảy ra do sơ hở về thủ tục trong nội bộ ngân hàng. Đây được gọi là các hoạt động cho vay không hoàn hảo và nó xuất hiện do các nguyên nhân sau đây: - Do thông tin tín dụng không đầy đủ. Ngân hàng có một cái nhìn không toàn diện về bản thân khách hàng cũng như tình hình tài chính của họ. Điều đó dẫn đến sự sai lệch trong việc đánh giá hiệu quả của các khoản vay, cho vay quá khả năng chi trả của khách hàng. - Trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng nói chung và của cán bộ tín dụng nói riêng còn hạn chế. Hiện nay nhiều cán bộ tín dụng ngân hàng thiếu năng lực xử lý các thông tin tín dụng để bảo vệ và giám sát khoản vay. Cán bộ tín dụng không có khả năng phân tích thẩm định dự án; kiến thức thị trường, kiến thức xã hội cũng bị hạn chế nên nhều khi cho vay mà không đánh giá được liệu dự án hay phương án đó có khả thi không. 15
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực - Ngân hàng quá trú trọng về lợi tức, đặt mong muốn về lợi tức cao hơn các khoản cho vay lành mạnh, do vậy rủi ro của khoản vay càng cao. - Sự cạnh tranh không lành mạnh với các ngân hàng khác để mong muốn có tỷ trọng cho vay nhiều hơn. Cạnh tranh không lành mạnh ở đây có thể hiểu rằng ngân hàng đã bỏ qua một số bước kiểm định các khoản cho vay, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhằm lôi kéo khách hàng. - Hoạt động kiểm tra, kiểm soát chưa được tiến hành thường xuyên. Nhân viên tín dụng không nắm bắt được tình hình tín dụng của khách hàng cũng như môi trường tín dụng của nền kinh tế. Do vậy, hoạt động sai sót, không nắm bắt kịp thời các khoản cho vay có vấn đề. 1.2.4.3Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh Môi trường kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng của các ngân hàng thương mại nói riêng. Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ bao gồm các chính sách về kinh tế, tài chính tiền tệ, kinh tế đối ngoại Chỉ cần chính phủ thay đổi một trong các chính sách trên, lập tức sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và người chịu tác động trực tiếp là các ngân hàng thương mại và hoạt động kinh doanh của ngân hàng khác nhau luôn gắn bó mật thiết với hoạt động của các doanh nghiệp. Chính vì vậy nếu chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ đúng đằn phù hợp với thực tiễn thì nó sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, nhưng ngược lại cũng sẽ kìm hãm sự phát triển sản xuất kinh doanh làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn thậm chí thua lỗ, phá sản. Môi trường pháp lý: Trong hoạt động kinh doanh, song song với hoạt động mang tính kĩ thuật nghiệp vụ và các hoạt động mang tính pháp lý như kí kết hợp đồng kinh 16
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực tế, đầu tư tài chính tín dụng Tính pháp lý thể hiện ở các hoạt động kinh doanh luôn tiến hành dựa trên các quy định pháp luật, hay ní cách khác bị giới hạn trong khuôn khổ pháp luật. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các yếu tố pháp lý là điều kiện đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Nhưng cũng chính vì vậy, nếu môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh thiếu đồng bộ cũng sẽ gây khó khăn, bất lợi cho cả doanh nghiệp và ngân hàng. Môi trường kinh tế, môi trường pháp lý tạo nên môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời tạo nên môi trường cho vay của các ngân hàng thương mại. Môi trường cho vay có ảnh hưởng, tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt động tín dụng , nó sẽ góp phần làm hạn chế hoặc tăng thêm rủi ro trong các hoạt động tín dụng của các NHTM. 1.2.4.4Nguyên nhân từ môi trường xã hội: Những biến động lớn về kinh tế chính trị trên thế giới luôn có ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như của các ngân hàng. Ngày nay, cùng với sự mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá, chính trị giữa các nước đời sống kinh tế thế giới cũng có nhiều biến đổi. Muốn phát triển kinh tế một cách toàn diện cần thực hiện mở cửa nền kinh tế để tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật hiệi đại của những nước phát triển, trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ với nước ngoài, đầu tư hoặc vay tiền của nước ngoài Tất cảc các hoạt động đó tạo nên mối quan hệ kinh tế đối ngoại của mối quốc gia. Những thay đổi về chính trị rết có thể dẫn đến sự biíen động cán cân thương mại quốc tế, tỷ giá hối đoái giá các đồng tiền làm biến động thị trường trong nước như giá cả nguyên vật liệu, hàng hoá,dịch vụ, mức lãi suất thị trường, mức cầu tiền tệ trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và người chịu tác động là các ngân hàng thương mại. 1.2.5 Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Để hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại có thể sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro như sau: 17
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực 1.2.5.1Nghiên cứu khách hàng: Khi giao tiền cho người vay ngân hàng chỉ có quyền sở hữu, quyền sử dụng đã trao cho người vay. Do đó, khi người vay sử dụng tiền không dúng mục đích, thì ngu cơ dẫn đến khoản vay không được hoản trả xuất hiện. Vì vậy, việc xem xét đánh giá khách hàng trước khi quyết định cho vay là một việc quan trọng. Các nguyên tắc cho vay và điều kiện đảm bảo tín dụng cơ bản mà hầu hết các ngân hàng đề ra là: - Tư cách pháp nhân và uy tín của người vay . - Mục đích sử dụng tiền vay, kế hoạch hoàn trả tín dụng. - Các đảm bảo tín dụng các giá trị tài sản thế chấp, năng lực bảo lãnh, bảo hiểm của người vay. Mặt khác, việc dánh giá khách hàng chúng ta có thể đánh giá qua người lãnh đạo của doanh nghiệp, các sản phẩm của doanh nghiệp, thị trường của doanh nghiệp. 1.2.5.2 San sẻ rủi ro. San sẻ rủi ro là một biện pháp được nhiều ngân hàng sử dụng từ trước tới nay, san sẻ rủi ro có ba hình thức chủ yếu: - Tránh dồn vốn: Cách phân phối tín dụng tốt nhất đối với một ngân hàng muốn tránh rủi ro là dải tiền của mình vào nhiều khoản đầu tư, nhiều khách hàng khác nhau. Không cho vay quá nhiều để sản xuất kinh doanh một hàng hoá đặc biệt là loại hàng hoá không thiết yếu, Nhà nước không khuýen khích sản xuất, năng lực cạnh tranh không ổn định quá trìng sản xuất kinh doanh dễ gặp rủi ro. - Liên kết đầu tư: Nhằm cung cấp những khoản tín dụng lớn mà ngân hàng không đủ khả năng cho vay, khó xác định trước mức độ rủi ro. Các ngân hàng sẽ kết hợp với nhau thành từng nhóm cùng xem xét đánh giá khách hàng, phân tích khả năng sinh lời của dự án để đầu tư. Các ngân hang cùng tham gia đầu tư phải kíy với nhau một hợp đồng liên kết thoả thuận rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên. - Bảo hiểm tín dụng: Là biện pháp rất an toàn, hiệu quả cao. Có 3 hình thức bảo hiểm tín dụng: + Khách hàng vay vốn mua bảo hiểm cho ngành nghề mà họ kinh 18
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực doanh. đay là biện pháp mà khách hàng chủ động trang bị cho mình một sự bảo đảm khi sản xuất kinh doanh gặp rủi ro. Nguồn tiền từ việc mua bảo hiểm sẽ giúp cho họ trang trải được phần nào vốn vay ngân hàng. + Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp. Đây là hình thức bảo hiểm hay thực chất là ngân hàng san sẻ với các công ty bảo hiểm về những rủi ro mà họ phải gánh. 1.2.5.3 Thực hiện bảo đảm tín dụng: Trong những trường hợp cần thiết như gặp những khách hàng chưa quen biết, mức độ tín nhiệm của ngân hàng với khách hàng chưa cao, đòi hỏi ngân hàng phải sử dụng các biện pháp tín dụng để giảm bớt mức độ rủi ro tạo điều kiện thu hồi nợ chắc chắn. - Bảo lãnh: Người bảo lãnh phải có đủ tư cách pháp nhân (nếu là một tổ chức), có đủ năng lực pháp lý và năng lực hàng vi (nếu là cá nhân), phải có đủ khả năng kinh tế để trả nợ thay trong trường hợp người vay không trả được nợ. - Cầm cố: là việc ngân hàng cho khách hàng vay vốn bằng việc người vay đưa tài sản của mình đến ngân hàng đảm bảo cho khoản vay mà họ có thể nhận được món vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản cầm cố. Đến hết thời hạn trả nợ mà người vay không chịu trả hoặc không có khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ bán đau giá vật cầm cố để thu hồi nợ. - Thế chấp tài sản: khi sử dụng hình thức thế chấp phải sử lý chặt chẽ các vấn đề sau: + Tài sản đó thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay và phải có giá trị trao đổi trên thị trường. + Tài sản đó thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay và phải có goá trị trao đổi trên thị trường. + Nếu là động sản mà ngân hàng khó quản lý được trong thời gian người vay sử dụng vốn vay thì ngân hàng có thể yêu cầu người vay mua bảo hiểm động sản đó và trao giấy tờ gốc cho ngân hàng. Những động sản thuộc quyền sở hữu của người vay nhưng pháp luật không có quy định phải có giấy tờ chứng minh quyến sở hữu thì nên áp dụng cho vay cầm cố và được quản lý tại kho của ngân hàng. - Cho vay tín chấp: Chỉ áp dụng đối với khách hàng đã trở nên tin cậy với ngân hàng. 1.2.5.4 Giám sát và cưỡng chế thi hành tnhững quy định hạn chế: 19
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực Khi một món tiền đã được cho vay mà người vay có ý muốn tiế hành những hoạt động rủi ro để món tiền nay ít có khả năng thnh toán. Để giảm bớt những biến cố của rủi ro đạo đức các ngân hàng phải quản lý, giám sát khoản vay trên thực tế và theo những điều khoản của hợp đồng. 1.2.5.5 Hạn chế tín dụng. Hạn chế tín dụng là biện pháp giúp ngân hàng tránh được sự pựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Ngân hàng có thẻ từ chối cho vay mặc dù người vay sẵn lòng thanh toán lãi suất được công bố, thậm chí một mức lãi suất cao hơn. Việc hạn chế tín dụng có hai tác dụng: Thứ nhất: Diễn ra khi ngân hàng từ chối một món vay với số lượng bất kì nào đó đối với nếu qua điều tra thu thập thông tin ngân hàng thấy người vay là một người mạo hiểm cò nhiều khả năng rủi ro trong kinh doanh. Thứ hai: Ngân hàng đồng ý cho vay nhưng hạn chế dưới mức cho vay mà người vay yêu cầu, bởi vì món tiền vay càng lớn, người vay càng có điều kiện thực hiện những mạo hiểm trong kinh doanh và do đó khả năg rủi ro sẽ xảy ra. Và như vậy, ngân hàng cũng dễ rủi ro không thu được nợ, cho nên ngân hàng cho vay số tiền lớn đối với một người vay bằng cách cho vay làm nhiều lần. 1.2.5.6 Đa dạng hóa đầu tư: Việc đa dạng hóa đầu tư và cấp tín dụng là một nguyên lý quan trọng của việc quản lý kinh doanh của ngân hàng vì nó thực hiện đa dạng hóa mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng. Đây cũng là việc phân tán rủi ro trên các món cho vay. Mặt khác, ta thấy rủi ro tín dụng còn phụ thuộc vào một số yếu tố như tính chất tín dụng, kì hạn tín dụng Vì vậy, ngân hàng cần có những quyết định đúng đắn, hợp lý trong tín dụng để hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.2.6 Những chỉ tiêu phân tích rủi ro tín dụng. 1. Doanh số cho vay. Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quí, năm. 2. Doanh số thu nợ: Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó. 3. Dư nợ: 20
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về. 4. Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng. 5. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động và tổng nguồn vốn: *Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động:chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn. Thông thường khi nguồn vốn huy động ở ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động ngân hàng, khi đó ngân hàng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được. Ta có công thức: Tỷ lệ dư nợ trên vốn D ư n ợ = *100% huy động Vốn huy động *Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn: chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của Ngân hàng so với tổng nguồn vốn, hay là dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng của Ngân hàng. Ta có công thức sau: Tỷ lệ dư nợ trên tổng D ư n ợ = x 100% nguồn vốn Tổng nguồn vốn *Hệ số thu nợ: thể hiện quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Ta có công thức sau: Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = Doanh số cho x 100% vay *Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: chỉ tiêu này thường nói lên chất lượng tín dụng của một Ngân hàng. Thông thường chỉ số này dưới mức 5% thì hoạt động kinh doanh 21
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực của ngân hàng bình thường. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng trên tổng dư nợ lớn thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng kém, rủi ro tín dụng cao và ngược lại. Ta có công thức: Tỷ lệ nợ quá hạn trên Nợ quá hạn = x 100% tổng dư nợ Tổng dư nợ 1.3 KHU VỰC NGÂN HÀNG SAU KHI GIA NHẬP WTO: KINH NGHIỆM TRUNG QUỐC VÀ THỰC TIỄN VIỆT NAM Khu vực ngân hàng Trung Quốc sau khi gia nhập WTO Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, một câu hỏi được đặt ra là liệu sự kiện này có đem lại động lực để thay đổi thể chế trong khu vực ngân hàng của nước này hay không? Hiện nay, Trung Quốc là một trong những nền kinh tế tiền tệ hoá nhất trên thế giới. Cuối năm 2000 tín dụng ngân hàng bằng 117% GDP. Tuy nhiên, 4 NHTM quốc doanh lớn của Trung Quốc chiếm tới trên 70% thị trường tiền gửi và tín dụng. Lãi suất do Chính phủ quy định và các ngân hàng ít gặp rủi ro về giá. Chiến lược trung hạn của Trung Quốc là phát triển các thể chế tài chính lành mạnh không bị tổn thương bởi làn sóng cạnh tranh nước ngoài và phát triển thị trường liên ngân hàng tạo điều kiện cho tự do hoá lãi suất và quản lý rủi ro. Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc có 5 năm để chuyển đổi và Chính phủ Trung Quốc cam kết như sau: (1) Các ngân hàng nước ngoài (NHNNg) được phép thực hiện tất cả các hình thức giao dịch ngoại hối với khách hàng nước ngoài ngay khi gia nhập; (2) Trong vòng 1 năm sau khi gia nhập WTO, các NHNNg sẽ được phép thực hiện tất cả các hình thức giao dịch ngoại hối với khách hàng Trung Quốc tại các thành phố được chỉ định. Danh sách những thành phố này được Chính phủ Trung Quốc mở rộng thêm 4 thành phố mỗi năm; (3) Trong vòng 2 năm sau khi gia nhập WTO, các NHNNg được phép cho doanh nghiệp vay bằng bản tệ; (4) 5 năm sau khi gia nhập WTO, các NHNNg được phép quan hệ với khách hàng cá nhân Trung Quốc; (5) NH nước ngoài được phép thành lập liên doanh ngay khi gia nhập; (6) Trong vòng 5 năm sau khi gia nhập WTO, phía nước ngoài được phép sở hữu toàn phần đối với các ngân hàng Trung Quốc. Bức tranh về thị trường ngân hàng ở Trung Quốc: Khoảng một nửa số dân của Trung Quốc có tài khoản ngân hàng. Tỉ lệ tín dụng/ GDP vào cuối năm 2000 là 117%, là tỉ lệ cao nhất trên thế giới. Các NHTM quốc doanh chiếm khoảng 70% thị phần với mạng lưới rộng khắp (125 nghìn chi nhánh và 1,6 triệu nhân viên). Tuy nhiên, vào đầu những năm 1990 các ngân hàng này hoạt động không hiệu quả và tình hình chỉ được cải thiện vào những năm 2000 do nền kinh tế tăng trưởng mạnh. Ngân hàng bán lẻ là một lĩnh vực đang phát triển mạnh ở Trung Quốc, đặc biệt là tín dụng tiêu dùng cá nhân trong đó chủ yếu là cho vay mua nhà. Đây có vẻ là thế mạnh của các ngân hàng nội địa nhờ các mối quan hệ chặt chẽ và am hiểu tập quán địa phương hơn các đối tác nước ngoài. Mặc dù 22
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực vậy, các NHNNg cũng đang rất cố gắng lấn sân trong lĩnh vực này. Thị trường thẻ ở Trung Quốc cũng là thị trường đầy tiềm năng. Tuy nhiên, các ngân hàng nội địa mới chỉ dừng ở mức phát hành thẻ ghi nợ là chủ yếu. Trên thực tế, loại thẻ này ít được khách hàng ưa chuộng và áp dụng rộng rãi vì ít tiện ích và không kết nối được với nhau. Chính vì vậy, các NHNNg sẽ nhắm vào thị trường thẻ tín dụng. Đây là lĩnh vực mà họ có nhiều năm kinh nghiệm và có thể khắc phục được những điểm yếu của hệ thống thẻ ghi nợ nội địa. Dịch vụ ngân hàng điện tử cũng là mối lo ngại của các NHTM Trung Quốc vì các NHNNg khắc phục được các hạn chế về địa lý bằng cách mở rộng dịch vụ Internet banking. Tiến trình thâm nhập của các NHNNg vào Trung Quốc: cuối năm 1999, trước khi Trung Quốc gia nhập WTO, đã có rất nhiều các tổ chức tài chính nước ngoài có mặt tại Trung Quốc dù qui mô vẫn còn hạn chế. Luật Ngân hàng Thương mại cũng được áp dụng đối với các NHNNg tại Trung Quốc. Việc thành lập và hoạt động của các tổ chức tài chính nước ngoài chủ yếu dựa trên Luật của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về các tổ chức tài chính nước ngoài. Theo Luật này, một NHNNg được phép tham gia kinh doanh ngoại hối, nhận tiền gửi, cho vay, môi giới và thanh toán nhưng chủ yếu cho các công ty có vốn nước ngoài. Cuối năm 1999, có 13 NHNNg thành lập dưới hình thức 100% vốn nước ngoài hay liên doanh tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, các NHNNg đang thành lập 157 chi nhánh ở trong nước. Yêu cầu tối thiểu để một NHNNg được thành lập dưới hình thức 100% vốn trực thuộc hay liên doanh là phải có tổng tài sản 10 tỉ USD, để mở chi nhánh là 20 tỉ USD. Tổng tài sản của NHNNg tại Trung Quốc là 31,8 tỉ USD, tương đương 2% tổng tài sản ngân hàng năm 1999. Dư nợ của các NHNNg là 21,8 tỉ USD và tiền gửi là 5,2 tỉ USD. Về giao dịch bản tệ, các NHNNg cho vay khoảng 6,7 tỉ RMB, tương đương 3,7% tổng mức cho vay và tiền gửi khoảng 5,44 tỉ RMB, tương đương 12,7% tổng tiền gửi. Những con số này cho thấy sự thâm nhập của các NHNNg đến thời điểm đó là không đáng kể. Tiền vay trên tổng tài sản chiếm khoảng 69% trong khi tỉ lệ tiền vay bằng bản tệ trên tài sản chỉ là 0,25%. Tiền gửi/ tổng tài sản chỉ là 16,4% trong khi tỉ lệ tiền gửi bằng bản tệ/ tài sản thấp hơn 0,25%. Rõ ràng, NHNNg hạn chế các hoạt động ở Trung Quốc ở mức phục vụ cho các khách hàng riêng của họ và chủ yếu giao dịch bằng ngoại tệ. Đây là kết quả của việc chính phủ Trung Quốc áp đặt hạn chế vào các NHNNg khi tham gia kinh doanh bản tệ. Trong giai đoạn đầu, giai đoạn bảo hộ, NHNNg chỉ được phép tiếp cận với các khách hàng của họ và tăng cường đầu tư trực tiếp. Biện pháp hạn chế chủ yếu là về địa phương và qui mô kinh doanh. Giai đoạn 2 là giai đoạn chuyển giao. Các hạn chế giai đoạn này đã được nới lỏng, việc kinh doanh ngoại tệ đã được mở hoàn toàn. Một số ngân hàng đã được phép kinh doanh bản tệ và NHNNg được hoạt động ở phạm vi rộng hơn trong cả khu vực đất liền và khu vực biển. Trong giai đoạn này các NHTM nội địa đã cơ cấu lại và đã có khả năng cạnh tranh hơn để chuẩn bị vào giai đoạn cuối, giai đoạn cạnh tranh thực sự. Để tăng khả năng cạnh tranh, Trung Quốc tập trung vào cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng: Nhận thức được cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông á, Trung Quốc đưa ra một số cải cách khu vực ngân hàng. Năm 1998, Bộ Tài chính đã phát hành 270 tỉ RMB trái phiếu 23
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực đặc biệt để tăng cường vốn cho những ngân hàng lớn để nâng tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu trung bình từ 4,4% lên 8% đúng theo Luật Ngân hàng Thương mại. Một biện pháp nữa về mặt chính sách là thành lập các công ty quản lý tài sản (AMCs) để xử lý nợ xấu của 4 NHTM lớn. Tổng số 1,4 nghìn tỉ RMB nợ khó đòi (NPLs) hay 9% trên tổng dư nợ đã được chuyển sang cho AMCs. Các công ty này xử lý nợ xấu bằng nhiều cách như là bán tài sản và chuyển nợ thành cổ phần. Khi mà các thị trường vốn ở Trung Quốc vẫn còn sơ khai và xu hướng cải cách sở hữu ở 4 NHTM lớn vẫn chưa rõ ràng, tỉ lệ thu hồi nợ xấu rất thấp và việc bán nợ gặp nhiều khó khăn. Tháng 5/2000 Chính phủ Trung Quốc đã có quyết định cho phép các AMCs này bán tài sản không sinh lời và cổ phần đã được hoán đổi từ các khoản nợ của công ty cho các công ty nước ngoài. Mặc dù đây là một sự thay đổi lớn về mặt chính sách nhưng các giao dịch lớn vẫn chưa xảy ra đến thời điểm đó. Hai biện pháp tăng cường vốn điều lệ và thành lập các AMCs đều quan trọng trong việc tăng cường sức mạnh cho khu vực ngân hàng. Tuy nhiên, nhiệm vụ cơ bản là phải chấm dứt hẳn sự hình thành nợ xấu, nguyên nhân gây ra suy thoái chất lượng tài sản trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Giữa năm 2000, PBOC đã chỉ đạo các ngân hàng không được cho các công ty SOEs làm ăn thua lỗ vay nữa. Tuy nhiên, việc cải cách những SOEs này và chương trình phát triển tín dụng của nhà nước là những điều kiện tiên quyết để đem lại thành công cho việc cơ cấu lại ngành ngân hàng. Sự giám sát tài chính các ngân hàng cũng đã được củng cố. Cuối năm 1998 Trung Quốc đã đưa ra các tiêu chuẩn kế toán quốc tế cho các ngân hàng, mặc dù hệ thống này chưa được áp dụng rộng rãi. Một phần trong chương trình cải cách hệ thống ngân hàng là cải cách lãi suất nhằm đưa các mức lãi suất về sát với cung cầu thị trường để tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao chất lượng tài sản của các ngân hàng. PBOC đã tự do hoá lãi suất thị trường liên ngân hàng. Các NHTM đã được phép điều chỉnh lãi suất cho vay trên dưới 10% và trên 30% đối với các khoản vay cho các công ty nhỏ. Tháng 9/2000, PBOC lên kế hoạch 3 năm để tự do hoá lãi suất. Các hạn chế đối với việc cho vay bằng ngoại tệ đã được loại bỏ ngay lập tức và tỉ lệ tiền gửi ngoại tệ đã tăng lên. Theo kế hoạch bước tiếp theo là tự do hoá lãi suất cho vay bằng bản tệ. Sự nới lỏng các hạn chế về lãi suất tiền gửi bằng bản tệ là bước cuối cùng. Vấn đề cơ bản còn lại là cơ cấu sở hữu của 4 NHTM lớn. Liệu có cần phải tư nhân hoá những ngân hàng quốc doanh này không để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh trong khu vực ngân hàng? PBOC đang khuyến khích 4 NHTM lớn bán cổ phiếu trên thị trường trong và ngoài nước, coi đây như một cách để tăng vốn và nâng cao năng lực quản lý. Đến cuối năm 2003, Trung Quốc đã rút khoảng 45 tỉ USD từ dự trữ ngoại hối để hỗ trợ 2 ngân hàng China Construction Bank (CCB) và Bank of China (BOC). Cả 2 ngân hàng này đang chuẩn bị cho lần đầu tiên phát hành cổ phiếu ra công chúng. Tháng 6/2004, BOC và CCB đã xử lý 300 tỉ RMB (khoảng 36,2 tỉ USD) nợ khó đòi, giảm tỉ lệ nợ xấu từ 5,16% xuống còn 3,74 %. Tháng 12, Bộ Tài chính khẳng định lần đầu tiên sẽ rót vốn vào 2 Ngân hàng ICBC và ABC. Một số báo cáo cho hay ICB sẽ nhận 50 tỉ USD từ nhà nước, có thể là từ dự trữ ngoại hối hoặc từ trái phiếu chính phủ. Tháng 5/2006, ICBC bán cổ phiếu ra công chúng, theo sau CCB và BOC. Giá cổ phiếu của các ngân 24
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực hàng này liên tục tăng lên. ICBC trở thành công ty cổ phần trong tháng 10 với sự tham gia đầu tư của Bộ Tài chính và Công ty đầu tư Central Huijin Co. Ltd., mỗi bên chiếm 50% cổ phiếu. Vài tháng sau, Goldman Sachs, American Express và Allianz Group kết hợp mua 3,78 tỉ USD, khoảng 8,89% cổ phiếu của ICBC, tỉ lệ đầu tư nước ngoài cao nhất trong ngành ngân hàng Trung Quốc. ICBC hiện có 18.000 chi nhánh ở Trung Quốc, hơn 4 triệu khách hàng công ty và hơn 100 triệu khách hàng cá nhân. Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu lên tới 10,26%, trên mức 8% theo tiêu chuẩn quốc tế vào cuối năm 2005, tỉ lệ nợ xấu xuống còn 4,43% năm 2005, gần tới mức 1-2% của các NHNNg. Đã 6 năm kể từ khi gia nhập WTO, khu vực ngân hàng của Trung Quốc không dễ bị thôn tính bởi các đối thủ nước ngoài bởi Chính phủ đã có những phản hồi đúng hướng và có những bước đi thận trọng. NHNNg đã trở thành động lực cho khu vực tài chính của Trung Quốc trong việc cải cách thể chế cơ cấu mà không đem lại những cuộc khủng hoảng trầm trọng. Động thái của các ngân hàng thương mại Việt Nam sau khi gia nhập WTO Ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm của Việt Nam trong quá trình đàm phán đã diễn ra rất gay go và quyết liệt nhưng cuối cùng cũng đi đến thành công trên khía cạnh phù hợp với chủ trương của chính phủ và các cam kết của WTO. Về cơ bản Việt Nam cam kết sẽ giành đối xử quốc gia cho các ngân hàng nước ngoài. Như vậy, các ngân hàng nước ngoài sẽ thâm nhập vào Việt Nam dưới hai hình thức hiện diện thương mại chính là: Một là thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Hai là, các nhà đầu nước ngoài sẽ mua cổ phần của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo tỉ lệ cho phép. Sức ép đối với các ngân hàng trong nước sau khi Việt Nam gia nhập WTO Điểm mạnh của các ngân hàng trong nước: trước hết là mạng lưới. Các NHTM trong nước có một mạng lưới rộng khắp thông qua các chi nhánh và sở giao dịch. Thứ hai, các ngân hàng trong nước đã thiết lập được mối quan hệ với các hệ thống các khách hàng. Mỗi ngân hàng đã có hệ thống khách hàng truyền thống để chăm sóc và ràng buộc bởi nhiều mối quan hệ từ nhiều năm, đặc biệt là khối các ngân hàng thương mại nhà nước. Thứ ba, với thâm niên hoạt động của mình, các ngân hàng nội địa rất am hiểu tập quán phong tục, tâm lý khách hàng Việt Nam. Đây là một lợi thế trong việc chăm sóc khách hàng. Các ngân hàng trong nước vẫn còn nhiều hạn chế: Thứ nhất, năng lực tài chính của các ngân hàng nội địa còn rất non yếu. Theo dự đoán của VAFI - Hiệp hội các nhà đầu tư Tài chính Việt Nam, quy mô trung bình của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 5 năm tới chỉ vào khoảng 100 triệu USD/ ngân hàng, đây là khoảng cách rất xa so với mức trung bình 1-2 tỷ USD/ngân hàng ở các nước trong khu vực. Thứ hai, các ngân hàng nước ngoài có thể mạnh về cung cấp dịch vụ, trong khi đó các ngân hàng nội địa chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực tín dụng. Theo HSBC, doanh thu từ thanh toán quốc tế chiếm 1/3 tổng doanh thu của ngân hàng này, khách hàng là các công ty Việt Nam cách đây 3 năm chỉ chiếm 3%, nay đã chiếm 50% trên tổng số khách hàng của HSBC, dự đoán 3 năm nữa tăng lên 70%. Thứ ba, là vấn đề công nghệ. Các ngân hàng nước ngoài vượt khá xa về 25
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực trình độ công nghệ ngân hàng với các hệ thống máy móc thiết bị cũng như các ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ ngân hàng. Và thứ tư là trình độ quản lý. Yếu tố này liên quan đến vấn đề nhân sự. Việt Nam còn thiếu rất nhiều các chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực ngân hàng. Điều này không những đáng lo ngại cho các ngân hàng nội địa trong vấn đề quản lý ngân hàng mà còn là nguy cơ cạnh tranh nhân lực giữa các ngân hàng sẽ đẩy chi phí tiền lương, tiền công lao động lên cao. Các ngân hàng trong nước sẽ gặp khó khăn và phải đối mặt với sự chảy máu chất xám. Bên cạnh những điểm hạn chế hay còn gọi là những nguy cơ tiềm ẩn nêu trên, các ngân hàng trong nước còn gặp phải vấn đề đáng lo ngại nữa là thị phần co hẹp. Các động thái chuẩn bị cho một cuộc đua mới: Bức tranh về áp lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng trước sự kiện Việt Nam gia nhập WTO gần như đã hiện rõ. Thứ nhất, các ngân hàng nội địa đã tăng vốn điều lệ. Giải pháp này nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm rủi ro, nâng cao tiềm lực tài chính. Theo dự báo của các chuyên gia, trong năm 2007, các ngân hàng TMCP có vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng sẽ chiếm trên 80% tổng số ngân hàng đang hoạt động. Bên cạnh giải pháp tăng vốn điều lệ, một số ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn trong năm 2006 đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn sang ngân hàng thương mại cổ phần đô thị. Tuy nhiên, giải pháp tăng vốn điều lệ không tránh khỏi tình trạng các ngân hàng tận dụng cơ hội để phát hành cổ phiếu ồ ạt. Việc này có thể không tốt nếu tỉ lệ an toàn vốn quá cao (được tính bằng tỉ lệ vốn điều lệ trên tổng tài sản). Thứ hai, các NHTMCP đua nhau bán lại cổ phần cho các ngân hàng nước ngoài. Thứ ba, các ngân hàng nội địa liên tục tìm cách đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ bằng cách hợp tác phát triển với các ngân hàng nước ngoài; Citibank kết hợp với NHTMCP Đông á về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và chuyển kiều hối; Hợp tác về liên kết thẻ giữa VNBC Việt Nam với China Union Pay, một liên kết thẻ lớn nhất và duy nhất của Trung Quốc, các ngân hàng trong nước cũng đang nắm bắt nhu cầu của khách hàng để đưa ra các dịch vụ chuyển tiền nhanh. Ngân hàng ACB kết hợp với Western Union, ngân hàng Công thương cung cấp dịch vụ kiều hối qua máy rút tiền tự động và hợp tác với Wells-Fargo. Ngân hàng Đông á với chương trình chuyển tiền kiều hối MoneyGram, v.v Thứ tư, Việt Nam đẩy mạnh hợp tác thành lập ngân hàng liên doanh và công ty tài chính liên doanh. Thứ năm, một trong những yếu tố quan trọng nữa mà các ngân hàng nội địa đang cố gắng hành động đó là tăng cường đội ngũ nhân lực thông qua cải thiện các chế độ lương thưởng, trợ cấp cho nhân viên để giữ chân nhân viên cũ và tìm kiếm những chuyên viên giỏi. 26
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NAM Á- CHI NHÁNH THỊ NGHÈ. 2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NAM Á-CHI NHÁNH THỊ NGHÈ. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng NAM Á Ngân hàng TMCP Nam Á chính thức hoạt động từ ngày 21/10/1992, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng được ban hành vào năm 1990, trong bối cảnh nước ta đang tiến hành đổi mới kinh tế. Qua 19 năm hoạt động, cơ sở vật chất, công nghệ khoa học kỹ thuật và mạng lưới hoạt động của Ngân hàng ngày càng mở rộng, đời sống cán bộ nhân viên ngày càng được cải thiện, uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao. Từ những ngày đầu hoạt động, Ngân hàng TMCP Nam Á chỉ có 3 chi nhánh với số vốn điều lệ 5 tỷ đồng và gần 50 cán bộ nhân viên. Đến nay, qua những chặng đường phấn đấu đầy khó khăn và thách thức, Ngân hàng TMCP Nam Á đã không ngừng lớn mạnh, có mạng lưới gồm hơn 50 địa điểm giao dịch trên cả nước. So với năm 1992, vốn điều lệ hiện nay tăng gấp 600 lần, số lượng cán bộ nhân viên tăng gấp 20 lần, phần lớn là cán bộ trẻ, nhiệt tình được đào tạo chính quy trong và ngoài nước, có năng lực chuyên môn cao. Mục tiêu hiện nay của Ngân hàng TMCP Nam Á là phấn đấu thành một trong các ngân hàng hiện đại của Việt Nam trên cơ sở phát triển nhanh, vững chắc an toàn và hiệu quả, trở thành một trong các ngân hàng thương mại hàng đầu cả nước và không ngừng đóng góp cho sự phát triển kinh tế của cộng đồng, xã hội Lĩnh vực hoạt động: Ngành nghề kinh doanh chính: Huy động vốn, ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển, vay vốn các tổ chức tín dụng khác, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá, hùn vốn và liên doanh, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế, huy động vốn từ nước ngoài và dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện hoạt động thanh toán Thành tích đạt được Bằng khen: Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh trao tặng "Ngân hàng TMCP Nam Á đã có thành tích xuất sắc nhiệm vụ liên tục nhiều năm góp phần tích cực phong trào thi đua của thành phố"; Giấy chứng nhận: Ngân hàng TMCP Nam Á nằm trong bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2010; Cúp Ngân hàng Nam Á - Nam A Bank đạt danh hiệu Thương hiệu nổi tiếng quốc gia năm 2010; Giấy chứng nhận: Ngân hàng Nam Á - Nam A Bank đạt danh hiệu Nhãn hiệu nổi tiếng năm 2010; Cúp Ngân hàng Nam Á - Nam A Bank đạt danh hiệu Nhãn hiệu nổi tiếng năm 2010; Giấy chứng nhận: Ngân hàng Nam Á - Nam A Bank đạt danh hiệu Nhãn hiệu cạnh 27
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực tranh năm 2010; Cúp Ngân hàng Nam Á - Nam A Bank đạt danh hiệu Nhãn hiệu cạnh tranh năm 2010; Giấy chứng nhận: Ngân hàng Nam Á - Nam A Bank đạt danh hiệu Doanh nghiệp Việt Nam Vàng năm 2009; Cúp vàng Ngân hàng Nam Á - Nam A Bank đạt danh hiệu "Doanh nghiệp Việt Nam Vàng năm 2009" Giấy chứng nhận: Ngân hàng Nam Á - Nam A Bank nằm trong Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất năm 2008; Giấy chứng nhận: Ngân hàng Nam Á - Nam A Bank đạt giải thưởng "Thương hiệu vàng - Golden Brand Awards" năm 2008; Cúp vàng danh hiệu: Ngân hàng Nam Á - Nam A Bank đạt giải thưởng "Thương hiệu vàng - Golden Brand Awards" năm 2008; Giấy chứng nhận: Ngân hàng TMCP Nam Á - Nam A Bank đạt danh hiệu Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008 Giấy chứng nhận: Ngân hàng TMCP Nam Á - Nam A Bank nằm trong Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất năm 200; Giấy chứng nhận của Bộ Công Thương: Ngân hàng TMCP Nam A - NamA Bank đạt giải thưởng "Thương mại Dịch vụ 2007" - Top Trade Services 2007; Bằng khen của Bộ Công Thương: Ngân hàng Nam Á - Nam A Bank đạt giải thưởng "Thương hiệu vàng - Golden Brand Awards" năm 2007; Ngân hàng Nam Á - Nam Á Bank nhận Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ nước CHXHCN Việt Nam tặng; Ngân hàng Nam Á - Nam A Bank nhận Bằng khen của Chủ Tịch Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tặng; Giấy chứng nhận danh hiệu: Ngân hàng Nam Á - Nam A Bank đạt "Nhãn hiệu nổi tiếng" năm 2007; Cúp vàng Ngân hàng Nam Á - Nam Á Bank đạt danh hiệu “Nhãn hiệu Nổi tiếng”; Ngân hàng Nam Á - Nam A Bank nhận Bằng khen của Hội Khuyến Học Việt Nam Giấy chứng nhận danh hiệu: Ngân hàng Nam Á - Nam A Bank đạt “Nhãn hiệu Cạnh tranh quốc gia” 2006; Cúp Ngân hàng Nam Á - Nam A Bank đạt danh hiệu: “Nhãn hiệu Cạnh tranh quốc gia” 2006; Ngân hàng Nam Á là thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam năm 2006; Ngân hàng Nam Á - Nam A Bank nhận Bằng khen cán bộ, viên chức Ngân hàng Nam Á năm 2005. Địa chỉ liên hệ: Ngân hàng TMCP Nam Á 97Bis Hàm Nghi, Quận 1, TP HCM Tel: (84-8) 8299 408 - Fax: (84-8) 8222 706 Email: nab@nab.com.vn - Website: www.nab.com.vn CHI NHÁNH THỊ NGHÈ: Địa chỉ: 36A Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.19, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: (84-8) 8408 757 - 8408 758 Email: cn.thinghe@nab.com.vn Website: www.nab.com.vn 28
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất nước, với dân số ngày càng tăng nhanh, nhu cầu tiêu dùng và kinh doanh ngày càng cao, để phục vụ tốt cho lượng khách hàng lớn, Hội đồng quản trị NAB đã quyết định thành lập chi nhánh Thị Nghè (36A Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.19, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CHI NHÁNH THỊ NGHÈ:SỐ LƯỢNG NHÂN SỰ: 28 NGƯỜI ;KHÔNG CÓ PGD TRỰC THUỘC GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PHÓ GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN VĂN PHÒNG TỔ TRƯỞNG TỔ TÍN KIỂM SÓAT KẾ TÓAN THỦ QUỸ DỤNG 02 TÀI XẾ 03 CBTD 06 GIAO DỊCH VIÊN 03 KIỂM NGÂN VIÊN 03 BẢO VỆ TỔ TRƯỞNG TỔ HTTD Chức năng của các phòng ban Giám đốc chi nhánh: chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh của Chi 01 TẠP VỤnhánh bao gồm tất cả02 các NHÂN phòng VIÊN giao dịch trực thuộc chi nhánh. HTTD Phó giám đốc chi nhánh: chiu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Phòng tín dụng: có trách nhiệm tham mưu phó giám đốc trong việc triển khai thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ của nhà nước, của ngành, của địa phương vào thực tiến kinh doanh của chi nhánh liên quan đến nhiệm vụ của phòng. Phòng tín dụng có các nhiệm vụ sau đây: 29
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực - Thực hiện công tác quản lý vốn theo quy chế của NHNA - Lập báo cáo về công tác tín dụng,báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh - Kinh doanh tín dụng: khai thác vốn và sử dụng vốn an toàn, hiệu quả, cho vay đối với mọi thành phần kinh tế theo nguyên tắc chế độ ngành quy định. Phòng kế toán: đứng đầu là kiểm soát viên có trách nhiệm kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của phòng. Phòng kế toán có chức năng sau đây: - Hạch toán kế toán,lưu giữ,bảo quản và quản lý tài sản của chi nhánh. - Tham mưu cho phó giám đốc trong việc xử lý các nghiệp vụ của phòng để có được chất lượng và hiệu quả cao nhất. - Thực hiện nhiệm vụ kế toán thanh toán Phòng ngân quỹ: Trực tiếp quản lý và bảo quản tiền VNĐ, ngân phiếu thanh toán, các loại ngoại tệ, các chứng từ có giá, các ấn tín quan trọng Nội dung hoạt động của Ngân hàng TMCP Nam Á Chi nhánh Thị Nghè NHNA - CN Thị Nghè hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực: huy động vốn, cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, chiết khấu thương phiếu, hối phiếu và giấy tờ có giá, tiến hành đầu tư chứng khoán và các tổ chức kinh tế khác, làm đầu mối trung tâm thanh toán KH, thực hiện dịch vụ ngân quỹ chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền nhanh nội địa, bảo lãnh thanh toán, kinh doanh ngoại tệ Bên cạnh các hoạt động kinh doanh truyền thống, Chi nhánh còn thực hiện đầu tư tài chính, đầu tư thương mại thông qua hình thức đầu tư vào doanh nghiệp, quỹ đầu tư, đầu tú dự án, đầu tư vào các tổ chức kinh tế khác dưới hình thức góp vốn liên doanh, liên kết 2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng NAM Á-chi nhánh Thị Nghè năm 2009-2011: 2.1.2.1 Huy động vốn: Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hính thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Huy động vốn - hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại – đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Nghiên cứu hoạt động huy động vốn là một việc hết sức cần thiết để qua đó có những phương pháp quản lý cũng như sử dụng một cách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vốn huy động là vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng mua quyền sử dụng các khoản vốn của ngân hàng trong một thời gian nhất định và có trách nhiệm hoàn trả số vốn đó theo đúng kế hoạch. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, trong công tác huy động vốn của mình NHNA – CN Thị Nghè đã luôn đổi mới để tìm ra những hình thức huy 30
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực động vốn phù hợp với địa bàn kinh doanh của mình, tích cực mở rộng khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân đồng thời mở rộng mạng lưới hoạt động của mình nhằm tìm kiếm và tận dụng mọi nguồn vốn trong nền kinh tế,bên cạnh đó NHNA - CN Thị Nghè còn thực hiện đổi mới toàn diện hoạt động tín dụng đưa ra những chính sách thích hợp nhất nhằm giữ chân những khách hàng quen thuộc và thu hút thêm nhiều khách hàng mới về cho chi nhánh. Song bên cạnh đó do tình hình kinh tế trong nước và cả thế giới đang trong tình trạng bất ổn, khủng hoảng kinh tế vẫn còn tác động đến sự phát triển kinh tế của thế giới đặc biệt là Việt Nam vì vậy có ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn vốn huy động của chi nhánh trong những năm vừa qua. Để thấy rõ được mức độ ảnh hưởng chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn qua bảng tổng nguồn vốn của chi nhánh trong thời gian qua như sau: Bảng 1: Tổng vốn huy động qua các năm 2009-2011 ( Đơn vị: Triệu đồng VN) Chỉ Năm 2009 Năm 2010 Năm So sánh So sánh tiêu 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Tăng tăng Tăng tăng giảm giảm giảm giảm (±) (±) (±) (±) Tổng 263259 182828 251205 -80431 -30.6 +68377 +37.4 vốn huy động (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán NHNA – CN Thị Nghè) Qua bảng số liệu ta thấy rằng: Nguồn vốn huy động của của chi nhánh có chiều hướng tương đối ổn định, luôn có sự biến động cụ thể điều đó được thể hiện như sau: - Năm 2010 nguồn vốn huy động của Chi nhánh bị giảm sút tương đối cao ở mức 80431 triệu đồng tương ứng tỉ lệ giảm 30.6%. Đây là một tỉ lệ giảm tương đối cao mà nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của nền kinh tế trong và ngoài nước đặc biệt là ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước cụ thể là tỷ lệ lạm phát cao, thị trường tiền tệ có nhiều biến động về lãi suất, sự cạnh tranh gay gắt về huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong nước, sự biến động về giá vàng, giá xăng dầu trong nước và thế giới, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009. Chính những nguyên nhân trên đã làm cho nguồn vốn huy động của chi nhánh bị ảnh hưởng một cách đáng kể. Tuy nhiên đứng trước tình thế kinh tế trong ngoài nước có nhiều sự biến động như vậy ta có thể thấy thực trạng công tác huy động vốn của chi nhánh Thị Nghè cũng là thực trạng của tất cả các ngân hàng trong nước hiện nay. Nhìn chung mức huy động vốn của chi nhánh trước tình hình kinh tế hiện nay là tương đối 31
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực - Năm 2011 nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng 68377 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng với tỉ lệ tăng 37.4%. Nguyên nhân của việc tăng trưởng này là do năm 2011 nền kinh tế đã khôi phục sau khi bị lạm phát. Các tổ chức kinh tế cũng như cá nhân đã bắt đầu tăng quy mô kinh doanh, lợi nhuận cũng tăng theo, do đó tiền nhàn rỗi cũng tăng. Nhờ vậy việc huy động vốn của ngân hàng cũng tăng lên đáng kể trong năm 2011. Tuy nhiên do nền kinh tế mới phục hồi sau lạm phát năm 2010 nên tổng vốn huy động của chi nhánh còn thấp hơn tổng vốn huy động năm 2009 là 12054 triệu đồng. Tuy là vẫn thấp hơn năm 2009 nhưng số vốn huy động của chi nhánh như vậy là rất khả quan, đáp ứng đủ mục tiêu mà ngân hàng hội sở đề ra. Biểu đồ 1: So sánh tổng nguồn vốn huy động giữa CN Thị Nghè và Ngân hàng Nam Á qua các năm 2009-2011 14000 12942 12000 11028 9444 10000 8000 CN Thị Nghè 6000 NH NAM Á 4000 2000 263.259 182.828 251.205 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 (Đơn vị: tỷ đồng VN) Qua biểu đồ trên, ta thấy tỷ lệ vốn huy động trung bình của chi nhánh Thị Nghè chiếm khoảng gần 2.8% tổng nguồn vốn huy động của cả hệ thống Ngân hàng Nam Á. Tổng số chi nhánh, phòng giao dịch của Ngân hàng Nam Á trên toàn quốc là 44 địa điểm. Chi nhánh Thị Nghè chủ yếu hoạt động trên địa bàn quận bình Thạnh nên kết quả huy động vốn đạt được như vậy là tương đối tốt so với toàn NHNA. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng của CN Thị Nghè ( Đơn vị: Triệu đồng VN) Năm Năm Năm So sánh So sánh 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 32
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực Số tiền % Số tiền % (±) (±) (±) (±) Dân cư 194343 127980 198818 -66363 -34.15 +70838 +55.4 TG các tổ 68916 54848 52387 -14068 -20.41 -2461 -4.5 chức kinh tế Tổng cộng 263259 182828 251205 -80431 -30.6 +68377 +37.4 (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán NHNA – CN Thị Nghè) Biểu đồ 2: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng của Chi nhánh Thị Nghè 250000 194343 198818 200000 150000 127980 Tổ chức 100000 Dân cư 68916 54848 52387 50000 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 (Đơn vị: triệu đồng VN) Qua bảng số liệu và biều đồ trên ta có nhận xét chung về tình hình huy động vốn theo đối tượng của Chi nhánh Thị Nghè như sau : - Nguồn vốn huy động từ dân cư luôn chiếm phần lớn hơn nguồn vốn huy động từ tổ chức, cao nhất là năm 2009: 194343, tỷ lệ huy động vốn từ dân cư chiếm 73.8% tổng nguồn vốn huy động, tỷ lệ trên thấp nhất vào năm 2010: là 127980, chiếm 48.6%. Đây là nguồn tiền gửi của người dân chủ yếu gửi vào ngân hàng với mục đích lấy lãi và thường được gửi vào ngân hàng vời hình thức tiền gửi tiết kiệm và đây cũng là hình thức huy động vốn phổ biến nhất hiện nay được tất cả các ngân hàng áp dụng. Do đó nguồn huy động bằng tiền gửi của dân cư tại Chi nhánh luôn chiếm vị trí quan trọng và có tỷ trọng rất cao. Mặt khác, sự gia tăng tiền gửi dân cư là do: + Chi nhánh tham gia bảo hiểm tiền gửi, mức bảo hiểm theo quy định Chính phủ, không ngừng nâng cao uy tín Ngân hàng, tạo sự an tâm đối với người gửi tiền, giải tỏa tâm lý lo sợ cho khách hàng. 33
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực + Do xác định được tầm quan trọng của nguồn vốn, đây là cơ sở, nền tảng quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi ngân hàng, đội ngũ cán bộ được tuyển chọn kỹ, thường xuyên được đào tạo, huấn luyện nâng cao nghiệp vụ, lịch sự, tận tình trong giao tiếp tạo sự thoải mái, hài lòng của người dân khi đến gửi tiền. Khách hàng khi đến gửi tiền tại các quỹ đều được cán bộ nhân viên của Chi nhánh hướng dẫn, giải thích tận tình các quy định về việc huy động tiền gửi dân cư của Chi nhánh. + Luôn thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng về công tác huy động tiền gửi dân cư và phản ánh kịp thời cho Giám đốc chi nhánh để có biện pháp điều chỉnh hợp lý. Trong khi đó tiền gửi của các doanh nghiệp chủ yếu với mục đích thanh toán và sử dụng các dịch vụ ngân hàng do vậy trong tổng tiền gửi của các doanh nghiệp (có khoảng 70 đến 80% là tiền gửi thanh toán (tức là tiền gửi không kỳ hạn) lại có tỷ trọng không cao và có xu hướng giảm: năm 2009 có khoảng 68916 triệu đồng chiếm khoảng 26.2%; năm 2010 huy động được 54848 triệu đồng chiếm khoảng 30%; năm 2011huy động được 52387 triệu đồng chiếm khoảng 20.9%. Như vậy thông qua điều này cho thấy Ngân hàng có phần nào đó không chý ý đến kênh huy động nguồn vốn này. - Khoảng cách giữa nguồn vốn huy động từ dân cư và từ tổ chức rất lớn từ năm 2009 là 125427 triệu đồng, sang năm 2010 có xu hướng thu hẹp hơn, giảm còn 73132 triệu đồng, đến năm 2011 tỷ lệ này lạ tăng lên đáng kể, từ 73132 triệu đồng năm 2010 lên 146431 triệu đồng năm 2011 cao nhất trong 3 năm. Điều này phù hợp với tình hình chung về huy động vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay: tỷ lệ huy động vốn từ dân cư luôn chiếm hơn 50%. - Nguồn vốn huy động từ dân cư có tính chất ổn định, lâu dài hơn nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, nên thực trạng này rất tốt cho hoạt động của chi nhánh, nhưng nguồn vốn huy động từ tổ chức lại là kênh huy động vốn với chi phí đầu vào thấp giúp ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao hơn. Nếu cứ duy trì tình trạng không cân đối trong cơ cấu huy động vốn theo đối tượng và sụt giảm của lượng vốn huy động từ tổ chức như vậy thì rất không tốt cho hoạt động của chi nhánh. Do vậy trong những năm tiếp theo Chi nhánh Thị nghè nên chú ý hơn tới việc huy động vốn từ tổ chức, cơ cấu lại hai thành phần vốn này cho hợp lý hơn. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn ( Đơn vị: Triệu đồng VN) Năm Năm Năm So sánh So sánh 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % (±) (±) (±) (±) 34
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực TG không 11343 6268 8493 -5075 -44.74 +2225 +35.5 kỳ hạn TG có kỳ 191120 135597 194336 -55523 -29.05 +58.739 +43.3 hạn 12 tháng Tổng cộng 263259 182828 251205 -80431 -30.6 +68377 +37.4 (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán NHNA – CN Thị Nghè) Biểu đồ 3: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của Chi nhánh Thị Nghè 250000 191120 194336 200000 150000 135597 Không kỳ hạn Kỳ hạn 12 tháng 60796 48376 40963 50000 11343 6268 8493 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 (Đơn vị: triệu đồng VN) Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy: - Trong tổng nguồn vốn huy động qua các năm của chi nhánh thì tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn của chi nhánh luôn thấp hơn so với tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn và có xu hướng giảm như sau: năm 2009 chiếm khoảng 4.3%(11343 triệu đồng) trong tổng số tiền huy động, đến năm 2010 tiền gửi không kỳ hạn chỉ còn khoảng 3.43%(6268 triệu đồng), giảm 5075 triệu đồng so với năm 2009. Đến năm 2011 số tiền có dấu hiệu tăng lên 35
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực nhưng tỷ lệ vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng số tiền huy động được chỉ còn 3.38% (8493 triệu đồng) Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn tiền gửi không kỳ hạn có mức lãi suất thấp hơn nguồn tiền gửi có kỳ hạn (hiện nay khoảng 6%/năm), nên ít được người dân lựa chọn. Thêm vào đó tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu được các doanh nghiệp gửi vào Ngân hàng từ nguồn tiền nhàn rỗi để đảm bảo an toàn, một phần không nhỏ số tiền được gửi vào để thực hiện các giao dịch, tận dụng các tiện ích ngân hàng, mục tiêu không vì lãi suất nên vấn đề lãi suất không quan trọng, gửi tiền vào để tránh tình trạng ứ đọng vốn trong thời gian ngắn. Tiền gửi có kỳ hạn( 12 tháng) -Năm 2010: Có thể thấy sự sụt giảm đáng kể của cả hai nguồn vốn kỳ hạn 12 tháng. Lượng tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn của chi nhánh giảm, thể hiện lượng khách hàng gửi tiền thanh toán của chi nhánh ít hơn trước : Nguồn vốn có kỳ hạn 12 tháng cũng giảm từ 60796 triệu đồng năm 2009 còn 40963 triệu đồng năm 2011(giảm 32.62%). Và nguyên nhân một phần cũng do lạm phát, nền kinh tế suy giảm nên lượng tiền gửi cũng giảm. Sự sụt giảm này một lần nữa lại cho thấy sự cạnh tranh về huy động tiền gửi dài hạn của các ngân hàng trên địa bàn quận Bình thạnh là khá gay gắt. Năm 2011: Nguồn vốn có kỳ hạn 12 tháng cũng tăng thêm 18.1%, từ 40963 triệu đồng lên 48376 triệu đồng. Đây là sự tăng trưởng vượt bậc của nguồn vốn kỳ hạn > 12 tháng trong năm 2011. Đây là dấu hiệu tăng trưởng đáng mừng, thể hiện hiệu quả trong huy động vốn ngắn hạn của chi nhánh trong năm này. Nhìn chung, trong cả 3 năm nguồn vốn kì hạn < 12 tháng luôn chiếm phần lớn (trên 60%) trong tổng nguồn huy động và cả 3 nguồn vốn đều có sự biến động lớn, đặc biệt là sự sụt giảm mạnh trong năm 2010. Nguồn vốn kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng không được ổn định so với nguồn vốn kỳ hạn lớn hơn 12 tháng. Điều này cũng thể hiện sự tập trung huy động vốn trung và dài hạn của Chi nhánh và sự ưa thích, tin tưởng những sản phẩm huy động vốn ngắn hạn của dân cư và các tổ chức trên địa bàn đối với Chi nhánh Thị Nghè. Vì vậy, với lượng nguồn vốn ngắn hạn ít hơn nguồn vốn dài hạn, Chi nhánh Thị Nghè sẽ gặp khó khăn trong việc dùng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn, tức là rủi ro trong hoạt động sẽ cao hơn. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền tệ Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn phân theo loại tiền ( Đơn vị: Triệu đồng VN) Năm Năm Năm So sánh So sánh 2011/2010 2009 2010 2011 2010/2009 36
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực Số tiền % Số tiền % (±) (±) (±) (±) VNĐ 236732 161823 216398 -74909 -31.64 +54575 +33.7 Ngoại tệ 26527 21005 34807 -5522 -20.82 +13802 +65.7 quy đổi Tổng 263259 182828 251205 -80431 -30.6 +68377 +37.4 cộng (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán NHNA – CN Thị Nghè) Biểu đồ 4: Huy động vốn theo loại của tiền tệ của Chi nhánh Thị Nghè 250000 236732 216398 200000 161823 150000 VNĐ Ngoại tệ quy đổi 100000 50000 34807 26527 21005 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 (Đơn vị: triệu đồng VN) Vốn huy động theo tiền VNĐ Năm 2009 nguồn tiền nội tệ của ngân hàng chiếm 89.9% (236732 triệu đồng) trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Vì trong năm 2009 dân cư trên địa bàn quận có nhiều tiền nhàn rỗi chưa dùng đến cao nên họ gửi tiền vào ngân hàng hoặc mua các chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng để hưởng lãi. 37
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực Năm 2010 nguồn tiền nội tệ của ngân hàng chiếm 88.5% (161823 triệu đồng) trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh, giảm 31.64% so với năm 2009. Nguyên nhân là do tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh năm 2010 giảm mạnh so với năm trước đó (số liệu Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn phân theo loại tiền). Năm 2011 số lượng vốn huy động là 216396 triệu đồng, chiếm 86.1% tổng nguồn huy động, tăng 33.7% so với năm 2010. Đây cũng là một mức tăng khá, thể hiện sự cố gắng trong huy động vốn của chi nhánh. Điều này cũng phù hợp với mức tăng của sự tăng thêm 55.4% của nguồn vốn huy động từ dân cư năm 2011. Qua đó cho thấy công tác huy động nguồn vốn theo loại tiền cụ thể là nguồn nội tệ của ngân hàng đạt hiệu quả cao và giữ được thế ổn định. - Vốn huy động theo tiền ngoại tệ: Nhìn trên biểu đồ ta thấy được vốn huy động ngoại tệ của chi nhánh Thị Nghè chỉ chiếm trung bình khoảng 11.8% tổng nguồn huy động, nhỏ hơn nhiều so với vốn bằng tiền VNĐ trong cả 3 năm. Tuy nhiên đây là một tỷ lệ hợp lý vì chi nhánh chủ yếu tập trung huy động vốn bằng tiền VNĐ. Lượng vốn huy động ngoại tệ có xu hướng tăng giảm theo từng năm: năm 2009 26257 triệu đồng chiếm khoảng 10% tổng nguồn huy động, năm 2010 giảm 20,8% so với năm 2009. Sự giảm đi nhanh chóng này cho thấy khả năng huy động vốn ngoại tệ của chi nhánh đã kém hơn trước, đòi hỏi chi nhánh phải có sự điều chỉnh trong chính sách huy động vốn bằng ngoại tệ để thu hút được lượng vốn bằng ngoại tệ nhiều hơn. Một nguyên nhân khác làm lượng tiền gửi ngoại tệ của chi nhánh giảm là do năm 2010 lãi suất đồng USD trên thế giới có nhiều biến động, ảnh hưởng tới tâm lý của người gửi tiền, họ muốn giữ tiền chờ giá ngoại tệ cao hơn. Tuy nhiên, năm 2011 do tổng tiền huy động tăng nên lượng tiền gửi ngoại tệ cũng tăng theo, tăng 65.7% so với năm 2010, chiếm 13.9% tổng nguồn huy động. Đây là dấu hiệu tăng trưởng khả quan của chi nhánh. Cơ cấu nguồn vốn theo hình thức huy động Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn theo hình thức ( Đơn vị: Triệu đồng VN) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tỷ % Tỷ % Tỷ Số Số Số lượng trọng trọng trọng lượng (±) lượng (±) % % % Tiết kiệm 146076 55.5 92663 -36.6 50.7 142441 +53.7 56.7 Có kỳ hạn 145116 55.12 92610 -36.2 50.65 142083 +53.4 56.6 Không 960 0.38 53 0.05 358 0.1 kỳ hạn 38
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực Tiền gửi 117183 44.5 90216 -23.01 49.34 108764 +20.6 43.3 thanh toán Có kì hạn 10382 3.94 6213 -40.2 3.4 7568 +21.8 3.0 Không kì 106801 40.56 84003 -21.35 45.94 101196 +20.5 40.3 hạn Tổng cộng 263259 100 182828 -30.6 100 251205 +37.4 100 (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán NHNA – CN Thị Nghè) Biểu đồ 5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo hình thức 300000 250000 200000 146076 142441 150000 TG tiết kiệm 92663 TG thanh toán 100000 117183 108764 50000 90216 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 (Đơn vị: triệu đồng VN) Qua số bảng số liệu phân tích và biểu đồ trên nhìn chung ta thấy trong cả 3 năm, hai hình thức huy động, tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm số lượng lớn, hai hình thức này của chi nhánh có chiều hướng biến động lên xuống không ổn định Cụ thể năm 2009 tiền gửi tiết kiệm của Chi nhánh đạt 146076 triệu đồng chiếm khoảng 55.5% tổng tiền huy động; nhưng đến năm 2010 kết quả huy động nguồn tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh giảm xuống còn 92663 triệu đồng, giảm 36.5% so với năm 2009. Nguyên nhân là do thực trạng nền kinh tế trong nước và thế giới trong những năm gần 39
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực đây luôn có sự bất ổn về giá cả,tỷ lệ lạm phát gia tăng, sự biến động của lãi suất, giá vàng và giá xăng dầu luôn có sự biến động thất thường. Năm 2011 tăng lên 49778 triệu đồng, tăng 53.7% so với năm 2010, do nền kinh tế đã bắt đầu hồi phục và phát triển lại. - Trong cơ cấu tiền gửi tiết kiệm của Chi nhánh ở mỗi năm ta thấy tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn luôn chiếm vị một tỷ trọng cao và biến động theo chiều hướng tăng giảm không ổn định: năm 2009 chiếm 99.3%; năm 2010 chiếm 99.9%; năm 2011 chiếm 99,7%, trong khi đó tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chiểm tỷ trọng thấp và có xu hướng tăng giảm không đều trong ba năm gần đây: năm 2009 chiếm 0.66%; năm 2010 giảm còn 0.06%. Nguyên nhân là do tiền gửi có kỳ hạn của chi nhánh có mức lãi suất cao hơn nhiều so với tiền gửi không kỳ hạn, hơn nữa ngân hàng luôn luôn có sự điều chỉnh lãi suất phù hợp với diễn biến lãi suất huy động của thị trường. Bên cạnh đó do nền kinh tế có nhiều khó khăn do vậy các kênh huy động khác bị thu hẹp lại như: đầu tư kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản vì vậy làm cho nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của Chi nhánh có một tỷ trọng cao và nguồn tiền không kỳ hạn chiếm một tỷ trọng thất. năm 2011 thì tăng lên là 0.25% nhưng con số này vẫn còn rất thấp so với tiền gửi có kỳ hạn.Thực tế này đã tạo ra cho Chi nhánh những thuận lợi và khó khăn nhất định như: Chi nhánh có được nguồn vốn tương đối ổn định thuận tiện cho việc sử dụng vốn vào các hoạt động kinh doanh của ngân hàng song bên cạnh đó nguồn chi phí phải bỏ ra tương đối cao do phải trả cho khách hàng những khoản tiền lãi cao hơn tiền gửi không kỳ hạn do vậy đòi hỏi ngân hàng phải có kế hoạch sử dụng vốn một cách thiết thực và hiệu quả nhất nhằm đảm bảo nguồn thu nhập của ngân hàng. Vì vậy Ngân hàng cần đưa ra những biện pháp tích cực hơn nữa để cân đối tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn như:đa dạng hóa các hình thức huy động,cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng khi mở tài khoản, có hình thức khuyến mại kèm theo Tiền gửi thanh toán có tỷ trọng thấp hơn tiển gửi tiết kiệm trong tổng vốn huy động nhưng chênh lệch không nhiều. Năm 2009 chiếm 44.5% tổng vốn huy động, năm 2010 49.3% giảm cả về số tiền huy động và tỷ trọng, năm 2011 43.3% tuy tỷ trọng giảm nhưng số tiền huy động tăng từ 90216 triệu đồng lên 108764 triệu đồng. - Trong cơ cấu tiền gửi thanh toán thì nguồn tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi có kỳ hạn, cụ thể năm 2009 tiền gửi không kỳ hạn chiếm 91.1%; kỳ hạn chiếm khoảng 8,86%; năm 2010 không kỳ hạn chiếm khoảng 93,1%; có kỳ hạn chiếm khoảng 6,9%. Năm 2011 không kỳ hạn chiếm khoảng 93.04%; có kỳ hạn chiếm khoảng 6.96%. Nguyên nhân là do khoản tiền gửi không kỳ hạn này chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp gửi vào ngân hàng với mục đích thanh toán tiền hàng hóa,sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. 2.1.2.2 Hoạt động cho vay: Bên cạnh hoạt động đầy đủ các chức năng của một Ngân hàng Thương mại được phép kinh doanh đa năng, tổng hợp về tiền tệ, tín dụng dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng, làm ngân hàng đại lý phục vụ các dự án từ các nguồn vốn của các tổ chức kinh tế tài chính tiền tệ trong và ngoài nước. Ngân hàng Nam Á luôn muốn khẳng định mình và tìm kiếm nguồn kinh doanh mới. Chính vì vậy mà Nam Á Hóc Môn không ngừng nâng 40
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực cao công tác tín dụng, cấp tín dụng và hướng tới tiếp cận từng khách hàng tiềm năng trong các khu dân cư, khu công nghiệp, khuyến khích các khách hàng ngày càng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng nhiều hơn. Bảng 5: Mục tiêu hoạt động tín dụng tại chi nhánh (Đơn vị: triệu đồng VN) Chỉ tiêu Năm 2011 1. Tổng lợi nhuận từ tín dụng 6155 2. LN từ tín dụng trung dài hạn 3693 3. LN từ tín dụng ngắn hạn 2462 4. Tỷ lệ = (2)/(1) 60% 5. tỷ lệ = (3)/(1) 40% Biểu đồ 6: Mục tiêu hoạt động tín dụng tại chi nhánh 2011 Lợi nhuận TDNH 2462 3693 Lợi nhuận TDTDH (Đơn vị: triệu đồng VN). Chỉ tiêu sử dụng vốn: Là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của Phòng giao dịch. Một ngân hàng không thể nói có chất lượng tín dụng tốt khi có một tỷ lệ sử dụng vốn nhỏ. Hiện nay, số vốn huy động được của ngân hàng thì đều được sử dụng tối đa. Bảng 7: Vòng quay vốn tín dụng (Đơn vị: triệu đồng VN) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Doanh số thu nợ NH 9564 3476 Doanh số thu nợ TDH 14867 9653 Dư nợ NH 2745 18564 41
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực Dư nợ TDH 5398 24872 Vòng vay vốn TD NH 2.5 0.12 Vòng vay vốn TD TDH 2.0 0.23 ( Nguồn báo cáo kết quả hoạt động năm 2010,2011của Ngân hàng TMCP Nam Á CN Thị Nghè) Qua bảng số liệu cho thấy: Năm 2010 là năm hoạt động thành công của Ngân hàng TMCP Nam Á CN Thị Nghè. Doanh số thu nợ tăng khá mạnh 6854 triệu đồng cho TDNH và 10765 triệu đồng cho TDTDH. Nguyên nhân là do các khoảng vay đã đến hạn trả. Năm 2011 doanh số thu nợ giảm so với năm 2010, TDNH giảm còn 2453 triệu đồng, TDTDH giảm còn 6712 triệu đồng, nguyên nhân của sự giảm xuống này là do các khoản vay chưa đến hạn trả và cộng thêm những khoản vay mới. Bảng8: Tình hình cho vay tại CN (Đơn vị: triệu đồng VN) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 Doanh số cho 34750 21786 54980 -12964 vay (-37.3%) Doanh số thu 37895 24431 13129 -13464 nợ (-35.5%) Tổng dư nợ 3690 8143 43436 4453 Doanh số thu nợ = vốn +lãi+lãi phạt ( Nguồn báo cáo kết quả hoạt động năm 2009,2010,2011của Ngân hàng TMCP Nam Á CN Thị Nghè) Biểu đồ 8: Tình hình cho vay tại CN qua 3 năm 2009,22010, 2011 42
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực 60000 54980 50000 43436 40000 37895 34750 Doanh số cho vay 30000 24431 Tổng dư nợ 21786 Doanh số thu nợ 20000 13129 8143 10000 3690 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 (Đơn vị: triệu đồng VN) Qua bảng số liệu và biểu dồ trên cho thấy: Doanh số cho vay năm 2011 là lớn nhất 54980 triệu đồng, thấp nhất là năm 2010 :21786 triệu đồng. nguyên nhân là do năm 2010 khủng hoảng kinh tế kèm theo lạm phát nên tổ chức kinh tế cũng như cá nhân hạn chế đi vay và ngân hàng cũng hạn chế cho vay ngân hàng nhận thấy khả năng thu nợ thấp . Đến năm 2011 nền kinh tế đã bắt đầu hồi phục, nhu cầu vay vốn có chiều hướng tăng lên để mở rộng sản xuất kinh doanh nên doanh số cho vay của ngân hàng cũng tăng lên, tăng 33194 triệu đồng. Doanh số thu nợ năm 2009: 37895 triệu đồng, đến năm 2010 thì giảm chỉ còn 24431 triệu đồng vì nhu cầu vay giảm cũng như ngân hàng đã hạn chế cho vay. Sang năm 2011 doanh số thu nợ mới được 13129 triệu đồng lý do là các khoản vay chưa đến hạn trả nên doanh số thu nợ mới thấp hơn 2 năm 2009,2010. Các khoản dư nợ của năm 2009,2010 là do các khoản vay trung và dài hạn chưa đến ngày đáo hạn. còn năm 2011 là bao gồm các khoản vay chưa đến hạn trả và những khoản vay mới. 2.2 KHÓ KHĂN, TỒN TẠI TRONH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NAM Á- CHI NHÁNH THỊ NGHÈ 2.2.1Tình hình về hoạt động cho vay tại ngân hàng Nam Á chi nhánh Thị Nghè: 2.2.1.1 Tình hình về hoạt động cho vay theo chủ thể: Bảng 9: Tình hình về hoạt động cho vay theo chủ thể của chi nhánh (Đơn vị: triệu đồng VN) 43
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 - Dân cư 1476 3157 18374 +1618 +15217 (+113.9%) (+482.01%) - Doanh 2214 4986 25062 +2772 +20076 nghiệp (+125.2%) (+402.7%) Tổng dư 3690 8143 43436 +4453 +35293 nợ (+120.7%) (+433.4%) ( Nguồn báo cáo kết quả hoạt động năm 2009,2010,2011của Ngân hàng TMCP Nam Á CN Thị Nghè) Biểu đồ: cơ cấu cho vay theo chủ thể của chi nhánh 30000 25062 25000 20000 18374 15000 Dân cư Doanh nghiệp 10000 4986 5000 3157 2214 1476 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 (Đơn vị: triệu đồng VN) Qua sơ đồ ta thấy tỷ lệ dư nợ của loại hình doanh nghiệp lớn hơn của cá nhân, tỷ lệ doanh nghiệp khoảng 58.4%, cá nhân khoảng 41.6%. tỷ lệ chênh lệch cũng tương đối không cao. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do doanh nghiệp có nguồn vốn và mạng lưới kinh doanh lớn hơn nên nhu cầu và khoản tiền vay cũng lớn hơn khách hàng cá nhân. 2.2.1.2 Tình hình về hoạt động cho vay theo loại tiền Bảng 10: Tình hình về hoạt động cho vay theo loại tiền tại chi nhánh (Đơn vị: triệu đồng VN) 44
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Cho vay bằng đồng 3321 7735 38223 +4414 +30488 Việt Nam (+132.9%) (+394.2%) Cho vay bằng 369 408 5213 +39 +4805 ngoại tệ và vàng Tổng dư nợ cho 3690 8143 43436 +4453 +35293 vay (+120.7%) (+433.4%) ( Nguồn báo cáo kết quả hoạt động năm 2009,2010,2011của Ngân hàng TMCP Nam Á CN Thị Nghè) Biểu đồ 9: cơ cấu về hoạt động cho vay theo loại tiền tại chi nhánh 45000 40000 38223 35000 30000 25000 VNĐ 20000 Ngoại tệ và vàng 15000 10000 7735 5213 5000 3321 369 408 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 (Đơn vị: triệu đồng VN) Theo như số liệu trên ta nhận thấy hoạt động cho vay chủ yếu của ngân hàng là bằng đồng Việt Nam , VNĐ chiếm khoảng 89.2% trong tổng nguồn vốn cho vay, cho vay bằng vàng và ngoại tệ chiếm tỷ lệ rất thấp (10.8%). Nguyên nhân của sự chênh lệch quá lớn này là do ngân hàng cho vay đa số trong địa bàn thành phố hồ chí minh và khách hàng chủ yếu là cá nhân và doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong nước nên các khoản vay chỉ tập trung bằng tiền VNĐ 2.2.1.3 Tình hình cho vay theo thời hạn: Bảng 11: Tình hình cho vay theo thời hạn tại chi nhánh (Đơn vị: triệu đồng VN) 45
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Ngắn hạn 1230 2745 18564 +1515 +15819 (+123.2%) (+576.3%) Trung và dài 2460 5398 24872 +2938 +19474 hạn (+119.4%) (+360.8%) Tổng dư nợ 3690 8143 43436 +4453 +35293 cho vay (+120.7%) (+433.4%) ( Nguồn báo cáo kết quả hoạt động năm 2009,2010,2011của Ngân hàng TMCP Nam Á CN Thị Nghè Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn đều tăng qua các năm. Trong đó tỷ lệ nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn vì khách hàng của ngân hàng đa số là doanh nghiệp vay với số tiền lớn nên thời hạn vay thường là trung và dài hạn. Tuy nhiên tỷ lệ vay ngắn hạn cũng không ít, năm 2009 chênh lệch là 1230 triệu đồng, năm 2010:2653 triệu đồng,năm 2011:6308 triệu đồng. nguyên nhân chênh lệch này tăng là do dư nợ cho vay tăng nhưng tỷ lệ chênh lệch thì giảm, năm 2009: nợ ngắn hạn = 50% trung và dài hạn, 2010 =50.8%, cao nhất là năm 2011=74.6% Biểu dồ 10: cơ cấu cho vay theo thời hạn tại chi nhánh 30000 24872 25000 20000 18564 15000 Ngắn hạn Trung và dài hạn 10000 5398 5000 2460 2745 1230 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 (Đơn vị: triệu đồng VN) 2.2.2 Thực trạng rủi ro tại ngân hàng Nam Á chi nhánh Thị Nghè 2.2.2.1 Thực trạng nợ quá hạn tại chi nhánh 46
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực Phân loại nợ. - Nhóm 1:Nợ đủ tiêu chuẩn + Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn - Nhóm 2:Nợ cần chú ý + Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày. + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại. - Nhóm 3:Nợ dưới tiêu chuẩn + Các khoản nợ quá hạn từ 90-180 ngày. + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. - Nhóm 4:Nợ nghi ngờ + Các khoản nợ quá hạn từ 180-360 ngày. + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90-180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. - Nhóm 5:Nợ có khả năng mất vốn + Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. + Các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý. + Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại. Bảng 12:tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh (Đơn vị: triệu đồng VN) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 2010/2009 Tổng dư nợ cho vay 3690 8143 +4453 (+120.7%) Nợ quá hạn 980 1576 +896(+91.4%) Tỷ lệ 0.27 0.2 ( Nguồn báo cáo kết quả hoạt động năm 2009,2010 của Ngân hàng TMCP Nam Á CN Thị Nghè) Biểu đồ 11: cơ cấu nợ quá hạn tại chi nhánh 47
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực 9000 8143 8000 7000 6000 5000 Nợ quá hạn 3690 4000 Tổng dư nợ vay 3000 2000 1576 980 1000 0 Năm 2009 Năm 2010 (Đơn vị: triệu đồng VN) TMCP Nam Á PGD Hóc Môn). Với ý nghĩa là nợ cần chú ý, thời gian quá hạn dưới 90 ngày nợ nhóm 2 được coi như chiếc nhiệt kế đo lường và cảnh báo sớm mức độ rủi ro tín dụng. Tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng giảm qua các năm (năm 2009 chiếm 0.27 năm 2010 chiếm 0.2 trong tổng dư nợ) chứng tỏ công tác quản lý, thu hồi nợ của ngân hàng có hiệu quả. Bộ phận tín dụng cần sớm phân tích nguyên nhân nợ nhóm 2 và có biện pháp tín dụng ngay từ đầu, không để kéo dài thời gian quá hạn, vì rất dễ dẫn đến hệ lụy nợ xấu. 2.2.2.2 Thực trạng nợ xấu tại chi nhánh Bảng 13: tình hình nợ xấu tại chi nhánh (Đơn vị: triệu đồng VN) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tổng dư nợ 3690 100% 8143 100% Nợ nhóm 3 290 7.9% 616 7.6% Nợ nhóm 4 217 5.9% 350 4.3% Nợ nhóm 5 50 1.4% 187 2.3% ( Nguồn báo cáo kết quả hoạt động năm 2009,2010 của Ngân hàng TMCP Nam Á CN Thị Nghè) 48
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực Hiện nay tỷ lệ nợ xấu tại phòng giao dịch tương đối cao năm 2009 chiếm 0.15 trong tổng dư nợ sang năm 2010 tỷ lệ này là 0.13 vượt quá mức dư nợ xấu cho phép của NHNN. Nguyên nhân là do mặt bằng lãi suất hiện nay tương đối cao ( 21% /năm- 24%/năm), tình hình kinh tế không ổn định. Do vậy khách hàng gặp khó khăn trong việc chuẩn bị nguồn tiền để chi trả lãi và nợ gốc cho Ngân hàng. Biểu đồ 12: cơ cấu nợ xấu tại chi nhánh 1400 1200 187 1000 800 350 Nợ nhóm 5 Nợ nhóm 4 600 50 Nợ nhóm 3 400 217 616 200 290 0 Năm 2009 Năm 2010 (Đơn vị: triệu đồng VN) 2.2.2.3 Thực trạng trích lập dự phòng: Trích lập dự phòng tổn thất:Việc trích lập dự phòng tổn thất được thực hiện đối với các khoản nợ quá hạn,chia theo 5 nhóm, tỷ lệ trích lập khác nhau. Bảng 13: trích lập dự phòng (Đơn vị: triệu đồng VN) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 + Nhóm 1: 0% 0 0 + Nhóm 2: 5% 49 79 + Nhóm 3: 20% 196 315 49
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực + Nhóm 4: 50% 490 788 + Nhóm 5: 100% 980 1576 ( Nguồn báo cáo kết quả hoạt động năm 2009,2010 của Ngân hàng TMCP Nam Á CN Thị Nghè) 2.3 ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NAM Á- CHI NHÁNH THỊ NGHÈ 2.3.1 Những biện pháp mà ngân hàng đã thực hiện để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro rín dụng: 2.3.1.1 Thực hiện quy trình tín dụng chặt chẽ. Việc quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng dựa vào quyết định của cán bộ tín dụng. Tuân thủ quy trình cho vay là một việc quan trọng, nhưng để thực hiện tốt quy trình cho vay nhằm cắt giảm những thủ tục rườm rà không cần thiết lại, lại vừa đảm bảo đúng và đầy đủ, chặt chẽ về quy trình không phải là đơn giản. Vì vậy ngay từ khâu bắt đầu thẩm định, đánh giá khách hàng của mình thì chi nhánh cần phải xem xét các yếu tố như khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh, các phương án có hiệu quả không, tài sản thế chấp ra làm sao, việc bảo lãnh như thế nào, có độ tin cậy không ? Khi xét hồ sơ xin vay ta cũng cần xem xét phương án SXKD của khách hàng trong hiện tại và trong tương lai, không nên để trường hợp khách hàng xây dựng phương án mà trong quá trình thực hiện không có tính khả thi, khả năng thực hiện trong tương lai là rất khó khăn dẫn đến nợ quá hạn. Vì vậy phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn của khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời khi khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, có biểu hiện thua lỗ. 2.3.1.2 Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược khách hàng. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi Ngân hàng càng phải chú trọng đến khách hàng hơn, bởi khách hàng không chỉ là cơ sở để đảm bảo mở rộng hoạt động cho Ngân hàng mà nó còn là yếu tố đặc biệt quan trọng để đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng. Do vậy trong quá trình hoạt động của mình NHNA- CN Thị Nghè cần nghiên cứu khách hàng để từ đó xây dựng cho mình một chiến lược khách hàng và thực hiện nó một cách đúng đắn có hiệu quả nhất. Một mặt của việc nghiên cứu này là để có thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về khách hàng của mình, mặt khác là cơ sở để mở rộng thị phần của NHNA- CN Thị Nghè. 50
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực Để làm được điều này thì NHNA- CN Thị Nghè cần có đội ngũ cán bộ tín dụng thu thập, lưu trữ thông tin về các khách hàng đã có hoặc chưa có quan hệ tín dụng vớivới mình. Bởi vì trong quá trình quan hệ tín dụng với chi nhánh, các khách hàng đó đã đưa ra một số chỉ tiêu về tình hình SXKD, dự án mà phần nào đã bị biến đổi đi để nhằm tạo được quan hệ với Ngân hàng, do đó thực chất SXKD của họ như thế nào thì chưa chắc đã đánh giá đúng và chính xác được. Vì vậy Ngân hàng nên xây dựng riêng cho mình những thông tin về khách hàng, việc làm này cần phải có tổ chức và thực hiện một cách nghiêm túc. Bằng nhiều hình thức khác nhau như tìm hiểu thông qua bạn hàng, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua tiếp xúc với khách hàng từ những thông tin trên ta có thể đánh giá và sàng lọc được khách hàng có triển vọng không chỉ ở thời điểm nghiên cứu mà còn cả trong tương lai. Tiếp đó bằng những hoạt động ưu đãi nhất định nào đó để kéo họ về phía mình và tiến hành mở rộng thị phần để thu hút khách hàng đó. Như vậy mọi thông tin mà chi nhánh thu được sẽ chính xác hơn, vừa đánh giá được thực lực của khách hàng lại vừa mở rộng được hoạt động tín dụng lại có thể tránh được rủi ro tín dụng. 2.3.1.3. Thực hiện các giải pháp phòng ngừa và phân tán rủi ro. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. Hoạt động của NHTM là kinh doanh đa năng nhưng hoạt động của NHNA- CN Thị Nghè chủ yếu vẫn là hoạt động tín dụng. Mà tín dụng gặp rất nhiều rủi ro. Vì vậy chi nhánh nên đa dạng hoá các hoạt động nghiệp vụ như: Thực hiên liên doanh, liên kết, thực hiện tín dụng thuê mua, bảo lãnh hay đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. Cho vay đồng tài trợ: Đây là hình thức cho vay trong trường hợp nhu cầu về vốn của khách hàng quá lớn mà một mình chi nhánh không thể đảm đương được hoặc do chi nhánh chủ động phân tán rủi ro tín dụng. Theo đó, mọi vấn đề mức góp vốn, quyền hạn, trách nhiệm, lợi nhuận, tổn thất đều được chia sẻ cho nhiều bên tham gia đồng tài trợ. Như vậy gánh nặng khi cho vay của chi nhánh sẽ được giảm bớt do việc giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng sẽ dược các bên đồng tài trợ chịu trách nhiệm. Lập quỹ dự phòng rủi ro. Đây là biện pháp mà chi nhánh trích, được phép ghi vào để lập quỹ dự phòng rủi ro theo tỷ lệ quy định, trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro đối với từng loại cho vay để trang trải một phần hoặc toàn bộ các khoản tổn thất. 2.3.1.4 Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bảo đảm tiền vay. Thông thường trước khi ra quyết định cho vay thì Ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có bảo đảm: bảo đảm bằng thế chấp tài sản của người vay, bảo đảm bằng tài sản và bảo lãnh của bên thứ ba, bảo đảm bằng cầm cố, bằng uy tín của người vay. Nhưng trong các hình thức bảo đảm trên thì tài sản thế chấp được coi là công cụ đắc lực nhất để Ngân hàng có khả năng thu hồi nợ khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Các thành phần kinh tế quốc doanh khi vay vẫn được ưu tiên hơn hẳn thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Bên cạnh đó một số khách hàng được vay theo chỉ định của chính phủ và không 51
- Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Trung Trực cần tài sản bảo đảm, một số dù đang kinh doanh thua lỗ nhưng vẫn tiếp tục được vay, do đó nợ quá hạn vẫn tiếp tục phát sinh. Vì vậy để khắc phục tình trạng này, chi nhánh cần phải có quy định chặt chẽ hơn về tài sản bảo đảm cũng như tính chính xác của các giấy tờ sở hữu của khách hàng để tránh khách hàng dùng một tài sản để thế chấp vay nhiều chỗ. 2.3.1.5 Tích cực tìm mọi biện pháp giảm nợ quá hạn. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn so với dư nợ của NHNA- CN Thị Nghè chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng dù sao để xảy ra tình trạng nợ quá hạn là một biểu hiện không thuận lợi, sẽ gây ra những đánh giá sai về chất lượng hoạt động của Ngân hàng. Để giảm nợ quá hạn, trước hết phải hạn chế việc phát sinh nợ quá hạn mới, đồng thời tích cực tiến hành rà soát những khoản nợ quá hạn cũ và dựa trên những thông tin thu được về tình hình tài chính của khách hàng, mối quan hệ vốn có giữa chi nhánh với khách hàng để đề ra những biện pháp xử lý thích hợp, tích cực thu để giảm bớt nợ quá hạn của chi nhánh. 2.3.1.6 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ đóng vai trò quan trọng trong công tác quản trị và điều hành Ngân hàng. Thực tế đã chứng minh nhiều đã gặp phải những tổn thất to lớn do không chú trọng tới hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt giữa các Ngân hàng, các dịch vụ đa dạng phong phú, chất lượng tín dụng ngày càng nâng cao thì hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ là bắt buộc đối với mỗi Ngân hàng. Do vậy thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát, thanh ta, kiểm soát nội bộ là tiền đề để nâng cao và phát huy hiệu quả của chi nhánh. 2.3.1.7 Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức phẩm chất cho cán bộ Ngân hàng. Đối với Ngân hàng để tạo ra được kết quả trong kinh doanh không những cần có cán bộ có trình độ nghiệp vụ chuyên môn sâu, hiểu biết những vấn đề về thị trường, xã hội rộng rãi mà còn phải có đạo đức, có lòng yêu nghề, nhanh nhạy trong quá trình sử lý nghiệp vụ và không làm mất đi những cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng. Vì vậy, ngay từ bây giờ Chi nhánh phải không ngừng xây dựng cho mình một chiến lược phát triển nhân sự lâu dài và hợp lý, gắn liền với chiến lược phát triển chung của Chi nhánh. Tóm lại, để phòng ngừa được rủi ro tín dụng khi cho vay có rất nhiều biện pháp cần làm. Những biện pháp trên đây thuộc về yếu tố chủ quan có nghĩa là NHNA- CN Thị Nghè cần phải cố gắng thực hiện tốt, phát huyvai trò và sức mạnh của mình. Ngoài ra cần phải có sự kết hợp từ phía khách quan đó là về môi trường pháp lý, chính sách, chế độ, từ phía khách hàng của Ngân hàng theo hướng thuận lợi thì mới có thể phòng ngừa và hạn chế rủi ro hiệu quả nhất. 2.3.1.8 Ngân hàng hội sở điều chỉnh, cải thiện quy trình tín dụng chặt chẽ hơn nhằm giảm bớt rủi ro tín dụng 2.3.2 Những kết quả đạt được trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 52