Báo cáo Ghiên cứu sự phát triển thể lực chuyên môn của vận ðộng viên ðội tuyển bóng chuyền nam Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuậtTP. HCM (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Ghiên cứu sự phát triển thể lực chuyên môn của vận ðộng viên ðội tuyển bóng chuyền nam Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuậtTP. HCM (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_ghien_cuu_su_phat_trien_the_luc_chuyen_mon_cua_van_o.pdf

Nội dung text: Báo cáo Ghiên cứu sự phát triển thể lực chuyên môn của vận ðộng viên ðội tuyển bóng chuyền nam Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuậtTP. HCM (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CỦA VẬN ÐỘNG VIÊN ÐỘI TUYỂN BÓNG CHUYỀN NAM TRƯỜNGS K C 0 0 3 9 5 9 ÐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM SAU MỘT NĂM TẬP LUYỆN MÃ SỐ: T2015-133 S KC 0 0 5 6 2 6 Tp. Hồ Chí Minh, 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƢỜNG NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN BÓNG CHUYỀN NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM SAU MỘT NĂM TẬP LUYỆN Mã số: T 2015-133 Chủ nhiệm đề tài: GV.Ths. Phạm Đức Hậu TP. HCM, Tháng11 Năm 2015
  3. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƢỜNG NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN BÓNG CHUYỀN NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM SAU MỘT NĂM TẬP LUYỆN Mã số: T 2015-133 Chủ nhiệm đề tài: GV.Ths. Phạm Đức Hậu Thành viên đề tài: GV.Ths. Nguyễn Văn Quận TP. HCM, Tháng 11 Năm 2015
  4. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU 1. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Đức Hậu 2. Thành viên đề tài: ThS. Nguyễn Văn Quận
  5. MỤC LỤC Trang Mục lục Thông tin kết quả nghiên cứu Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục biểu đồ PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 4 1.1. Cơ sở lý luận về môn bóng chuyền : 4 1.1.1. Đặc điểm môn bóng chuyền: 4 1.1.2. Nội dung cấu thành, thành tích môn bóng chuyền. 6 1.2. Cơ sở lý luận đánh giá trình độ thể lực môn bóng chuyền. 10 1.2.1. Khái niệm: 10 1.2.2. Các nhân tố cấu thành tài năng của VĐV bóng chuyền. 11 1.2.3. Huấn luyện thể lực môn bóng chuyền : 13 1.2.3.1. Huấn luyện thể lực chung: 13 1.2.3.2. Huấn luyện thể lực chuyên môn: 16 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 22 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu. 22 2.1.1. Phƣơng pháp đọc phân tích và tổng hợp tài liệu 22 2.1.2. Phƣơng pháp phỏng vấn. 22 2.1.3. Phƣơng pháp kiểm tra sƣ phạm. 23 2.1.4. Phƣơng pháp toán thống kê. 26 2.2. Tổ chức nghiên cứu 29
  6. CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 30 3.1. Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của VĐV đội tuyển bóng 30 chuyền nam Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. 3.1.1. Xác định các test đánh giá thể lực chuyên môn của VĐV đội 30 tuyển bóng chuyền nam Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. 3.1.2. Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của VĐV đội tuyển 35 Bóng chuyền nam trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. 3.2. Đánh giá sự phát triển các tố chất thể lực chuyên môn đội tuyển 36 Bóng chuyền nam trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM sau 1 năm tập luyện: 3.3. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn của 39 VĐV đội tuyển bóng chuyền nam trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. 3.3.1. Xây dựng Thang điểm C (thang điểm 10) . 39 3.3.2. Tiêu chuẩn phân loại. 41 3.3.3. Xây dựng tiêu chuẩn phân loại đánh giá tổng hợp. 43 3.3.4. Ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá thể lực chuyên môn các vận 43 động viên bóng chuyền nam đội tuyển trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. 3.4. Bàn luận về thực trạng thể lực chuyên môn của vận động viên bóng 46 chuyền nam đội tuyển trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM 3.4.1. Bàn luận các test đánh giá thể lực chuên môn của VĐV 46 Bóng chuyền nam Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. 3.4.2. Thang điểm C (thang điểm 10) đánh giá sự phát triển về 50 thể lực của VĐV bóng chuyền nam trƣờng ĐH SPKT TP.HCM KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51 Tài liệu tham khảo. 52 Phụ lục.
  7. DANH MỤC BẢNG TRÌNH BÀY TRONG LUẬN VĂN Thứ TÊN BẢNG Trang Tự 3.1 Kết quả phỏng vấn các test đánh giá các tố chất thể lực chuyên môn của VĐV đội tuyển bóng chuyền nam Trƣờng 32 Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM 3.2 Hệ số tin cậy các test đánh giá thể lực chuyên môn vận động viên đội tuyển bóng chuyền nam Trƣờng Đại Học Sƣ 34 Phạm Kỹ Thuật TP.HCM 3.3 Thực trạng tố chất thể lực chuyên môn của VĐV đội tuyển Bóng chuyền nam trƣờng Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ 35 Thuật TP.HCM 3.4 Nhịp tăng trƣởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của VĐV đội tuyển bóng chuyền nam 36 Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM sau 1 năm tập luyện 3.5 Thang điểm đánh giá thể lực chuyên môn VĐV đội tuyển bóng chuyền nam đội tuyển bóng chuyền Trƣờng Đại Học 40 Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM giai đoạn ban đầu 3.6 Thang điểm đánh giá thể lực chuyên môn VĐV đội tuyển bóng chuyền Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật 40 TP.HCM sau một năm tập luyện 3.7 Phân loại các test đánh giá thể lực chuyên môn của VĐV bóng chuyền nam Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật 42 TP.HCM giai đoạn ban đầu 3.8 Phân loại các test đánh giá thể lực chuyên môn của VĐV bóng chuyền nam Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật 42 TP.HCM sau 1 năm học tập
  8. 3.9 Bảng điểm phân loại tổng hợp đánh giá thể lực chuyên môn các vận động viên bóng chuyền nam đội tuyển 43 trƣờng Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM 3.10 Tổng điểm phân loại đánh giá thể lực chuyên môn các VĐV bóng chuyền nam đội tuyển Trƣờng Đại Học Sƣ 44 Phạm Kỹ Thuật TP.HCM giai đoạn ban đầu 3.11 Tổng điểm phân loại đánh giá thể lực chuyên môn các VĐV bóng chuyền nam đội tuyển Trƣờng Đại Học Sƣ 45 Phạm Kỹ Thuật TP.HCM sau 1 năm tập luyện DANH MỤC BIỂU ĐỒ SO SÁNH TT Nội dung Trang 3.1 Sƣ ̣ tăng trƣở ng thành tích các test giá thể lƣc̣ chuyên môn của VĐV đôị tuyển bóng chuyền nam Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM sau 1 năm tập luyện. 38
  9. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGD&ĐT Bộ giáo dục và đào tạo CT Chỉ thị ĐHSPKT Đại học Sƣ phạm kỹ thuật GDTC Giáo dục thể chất FIVB Liên đoàn bóng chuyền thế giới HLV Huấn luyện viên NXB Nhà xuất bản QĐ Quyết định RLTC Rèn luyện thể chất TDTT Thể dục thể thao TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh VĐV Vận động viên
  10. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 11 năm2015 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Nghiên cứu sự phát triển thể lực chuyên môn của vận động viên đội tuyển bóng chuyền nam trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM sau một năm tập luyện - Mã số: T2015-133 - Chủ nhiệm: GV.Ths. Phạm Đức Hậu - Cơ quan chủ trì: Khoa Lý Luận Chính Trị Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - Thời gian thực hiện: Tháng 10 năm 2014 đến tháng 11 năm 2015 2. Mục tiêu: Cung cấp các thông tin về thực trạng và sự phát triển thể lực chuyên môn của vận động viên đội tuyển bóng chuyền nam sau một năm tập luyện. Qua đó đề ra các giãi pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện đội tuyển Bóng chuyền Trƣờng trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM 3. Tính mới và sáng tạo: + Đánh giá đƣợc thực trạng thể lực chuyên môn của vận động viên đội tuyển bóng chuyền nam Trƣờng trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM + Xây dựng đƣợc hệ thống các bảng đánh giá thể lực qua thang điểm 4. Kết quả nghiên cứu: - Xác định thực trạng thể lực chuyên môn của VĐV đội tuyển bóng chuyền nam trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM . - Xây dựng tiêu chuẩn Đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn của VĐV đội tuyển bóng chuyền nam trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM sau một năm tập luyện. 5. Sản phẩm: - Một báo cáo kết quả nghiên cứu - Một bài báo 6. Hiệu quả, phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Sản phẩm nghiên cứu sẽ đƣợc chuyển giao cho khoa Lý luận chính trị và thƣ viện Trƣờng. Để làm tài liệu giảng dạy và huấn luyện đội tuyển bóng chuyền nam trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Trƣởng Đơn vị Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên) (ký, họ và tên)
  11. - 1 - PHẦN MỞ ĐẦU Trong thời kỳ đổi mới của đất nƣớc, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nhiều thành phần, thể dục thể thao Việt Nam đã có những bƣớc phát triển đột phá, chuyển biến mạnh cả lƣợng và chất. Trong đó thể thao thành tích cao một bộ phận cấu thành nền thể dục thể thao Nƣớc Nhà đã đạt đƣợc những thành tích vẻ vang tại Seagames 25 và 26. khẳng định đƣợc vị thế của thể thao Việt Nam trong khu vực. Sự nghiệp thể dục thể thao đã đƣợc Đảng và Nhà Nƣớc đặc biệt quan tâm. chỉ thị 36 CT/TW ngày 24/03/1994 của Ban Bí Thƣ TW Đảng đã nêu rõ mục tiêu trƣớc mắt phải: “Đào tạo đƣợc một lực lƣợng VĐV trẻ có khả năng nhanh chóng tiếp cận các thành tựu thể thao tiên tiến của thế giới. Tham gia và đạt kết quả ngày càng cao trong các hoạt động thể thao khu vực châu Á và thế giới, trƣớc hết ở những môn thể thao mà ta có nhiểu khả năng”. Đảng ta khẳng định “phát triển thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của đảng và Nhà Nƣớc nhằm bồi dƣỡng và phát huy nhân tố con ngƣời”[9]. Chỉ thị 17/CT-TW của Ban Bí Thƣ Và Nghị Quyết Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu rõ “Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ VĐV thể thao thành tích cao, đƣa thể thao việt nam lên trình độ chung trong khu vực Đông Nam Á và có vị trí cao trong nhiều bộ môn”[10]. Bóng chuyền là môn thể thao hiện đƣợc nhiều ngƣời yêu thích, tham gia tập luyện với nhu cầu vận động để thƣ giãn, giải trí, phát triển thể chất, nâng cao thành tích thi đấu thể thao. Tập luyện bóng chuyền đƣợc phát triển nhanh ở những vùng đông dân cƣ, thị trấn, tỉnh và những thành phố lớn. Hiện nay, ở các tỉnh, thành phố đều đầu tƣ xây dựng sân bãi và các điều kiện phục vụ cho việc phát triển bóng chuyền, nhƣng chỉ mang tính phong trào, nghiệp dƣ.Việc đầu tƣ nâng cao thành tích và đào tạo đội ngũ VĐV bóng chuyền đặc biệt là VĐV trẻ có nhiều hạn chế.
  12. - 2 - Để có VĐV bóng chuyền đạt thành tích cao, ngang tầm các nƣớc trong khu vực, việc phát triển rộng rãi tập luyện bóng chuyền trong lực lƣợng thanh - thiếu niên, tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển nâng cao môn thể thao này một cách ổn định có khoa học là việc làm rất quan trọng và cần thiết. Trong môn bóng chuyền, VĐV trẻ muốn đạt đƣợc thành tích cao trong thi đấu cần phải hoàn thiện tất cả các tố chất thể lực nhƣ: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động, sự mền dẻo và khéo léo. . . Kỹ thuật, chiến thuật phải điêu luyện, có tâm lý, ý chí tốt trong thi đấu, để vững vàng vƣợt qua những trận đấu lớn đòi hỏi sự cố gắng cao độ. Muốn thực hiện tốt những yếu tố về kỹ thuật, thể lực, chiến thuật, tâm lý – ý trí trong thi đấu yêu cầu VĐV trẻ phải có một hệ thống huấn luyện phù hợp, khoa học, nhằm đạt thành tích cao trong các giải đấu khu vực, quốc gia và quốc tế. Là một huấn luận viên tôi mong muốn góp phần nâng cao thành tích cho đội tuyển bóng chuyền nam của nhà trƣờng tôi chọn hƣớng nghiên cứu với đề tài : “Nghiên cứu sự phát triển thể lực chuyên môn của vận động viên đội tuyển bóng chuyền nam trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM sau một năm tập luyện”. Mục đích nghiên cứu nhằm cung cấp các thông tin về sự phát triển thể lực chuyên môn của VĐV đội tuyển bóng chuyền nam trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM sau một năm tập luyện. Qua đó Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn của VĐV đội tuyển bóng chuyền nam trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. Mục tiêu nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài giải quyết 3 mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Xác định các test đánh giá thể lực chuyên môn của VĐV đội tuyển bóng chuyền nam trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. - Tổng hợp các test đánh giá thể lực chuyên môn trong môn bóng chuyển của các tác giả trong và ngoài nƣớc.
  13. - 3 - - Kiểm tra độ tin cậy của các test. Mục tiêu 2: Đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn của VĐV đội tuyển bóng chuyền nam trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM sau một năm tập luyện. - Đánh giá sự phát triển các tố chất thể lực chuyên môn đội tuyển bóng chuyền nam trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM thông qua các test Mục tiêu 3: Đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn của VĐV đội tuyển bóng chuyền nam trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. - Xây dựng thang điểm C (Thang điểm 10); - Xây dựng tiêu chuẩn tổng hợp; - Kiểm định tiêu chuẩn; - Ƣng dụng đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn của VĐV đội tuyển bóng chuyền nam trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM.
  14. - 4 - Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điềm và xu hƣớng phát triển bóng chuyền hiện đại: 1.1.1. Đặc điểm môn bóng chuyền: Bóng chuyền là môn thể thao đối kháng không cùng sân, thời gian chạm bóng ngắn, đòi hỏi VĐV linh hoạt nhanh nhẹn dựa trên cơ sở điêu luyện kỹ thuật, vận dụng chiến thuật nhiều loại, xử lý tình huống với trạng thái tâm lý, ý thức chiến thuật cá nhân và đồng đội ăn ý nên đòi hỏi VĐV phải có trình độ thể lực tốt để di chuyển và điều khiển khống chế xử lý thông tin hiệu quả cao [ 17] Bóng chuyền là môn tập thể mang tính đối kháng không trực tiếp, VĐV bóng chuyền không cần có sức mạnh, cân nặng, khả năng chiến đấu đặc biệt để thi đấu, Quá trình thi đấu chủ yếu liên quan đến tinh thần đồng đội, sự phối hợp tập thể, kết quả của sự phối hợp toàn đội, năng lực thi đấu toàn diện của từng cá nhân VĐV. Thể lực của VĐV bóng chuyền là những nhân tố rất quan trọng để tạo ra hiệu quả trong thi đấu và giành thắng lợi cuối cùng. Quá trình thi đấu hình thành hai đội hai bên sân, mỗi đội gồm 6 ngƣời có lƣới và vạch ngăn giữa sân. Số lần chạm bóng của mỗi đội không quá 3 lần, thời gian thi đấu không hạn chế, đội thắng 3 ván trƣớc là thắng trận, số điểm thắng tối thiểu ở 4 ván đầu là 25, riêng ván 5 chỉ đánh tới 15 điểm. [ 29 Tr 31] Hoạt động thi đấu môn bóng chuyền là hoạt động không có chu kỳ. Tình huống trên sân diễn ra liên tục giữa hai mặt tấn công và phòng thủ. Các kỹ thuật tùy theo từng tình huống thi đấu cụ thể trên sân mang tính chất đối lập nhau và hình thành một hệ thống liên hoàn giữa tấn công và phòng thủ nhƣ: phát bóng - đỡ chuyền một, đập - chắn, đập - phòng thủ hàng sau. Một đặc trƣng rất quan trọng của bóng chuyền là vị trí các VĐV trong quá trình thi đấu luôn có sự thay đổi theo thứ tự xoay vòng đến các khu vực quy định theo chiều kim đồng hồ. Các VĐV hàng sau không đƣợc tấn công hay chắn bóng trên vạch 3m (nghĩa là các VĐV phải thi đấu cả hàng trƣớc cũng nhƣ hàng sau
  15. - 5 - trong tấn công cũng nhƣ trong phòng thủ). Do vậy, yêu cầu năng lực toàn diện về tấn công về phòng thủ của các vận động viên ảnh hƣởng đến hiệu quả thành tích thi đấu toàn đội. [29,tr70]. Đặc điểm tiếp xúc bóng trong bóng chuyền là không giữ bóng toàn thân, tiếp xúc bóng chủ yếu bằng tay, các ngón tay. Do vậy việc điều khiển bóng chuẩn xác và đúng mục tiêu là một kỹ năng của các VĐV bóng chuyền trình độ cao để tạo ra lối chơi hiệu quả. Bóng chuyền là môn thi đấu trên một diện tích sân nhỏ, có số lƣợng VĐV nhiều, khoảng cách di chuyển của các VĐV ngắn, tốc độ đƣờng bóng bay trong sân biến hóa và rất nhanh, tốc độ của đƣờng bóng đập có thể đạt đến 28-30m/s, nhảy phát 30m/s do vậy tốc dộ và độ chuẩn xác trong các hoạt động chiến thuật là nhân tố chính cho sự thành công, điều này có liên quan đến yêu cầu phát triển năng lực trí tuệ phán đoán nhanh các hoạt động của đồng đội cũng nhƣ của đối phƣơng, tốc độ di chuyển trên sân [29 tr 66]. Thời gian thi đấu bóng chuyền không hạn chế, tốc độ thi đấu nhanh, hệ thống tính điểm trực tiếp, thông thƣờng các trận đấu diễn ra căng thẳng, ở trình độ cao điểm cách biệt thắng thua chỉ từ 4-5 điểm, nhƣ vậy để đáp ứng yêu cầu thi đấu các VĐV bóng chuyền ngoài yêu cầu trình độ chuẩn bị thể lực cao, còn có năng lực về tâm lý, ý chí và sự nổ lực cao trong suốt quá trình thi đấu. Bản chất thi đấu bóng chuyền là dành thắng lợi từng hiệp và cả trận đấu, cụ thể là dành từng điểm và không cho đối phƣơng lên điểm. Trong thi đấu bóng chuyền, tấn công mang tính vƣợt trội so với hoạt động phòng thủ do luật thi đấu có phần ƣu tiên hơn cho tấn công ( nhiều VĐV đập bóng so với ba VĐV chắn bóng) tốc độ đập bóng ngày càng mạnh, nhanh vƣợt quá thời gian phản xạ của con ngƣời, sự vƣợt trội của hoạt động tấn công dẫn đến trận đấu sẽ bị ngắt quảng rất nhiều lần, thời gian bóng trong cuộc ngắn.
  16. - 6 - Từ năm 1999 FIVB chính thức áp dụng luật thi đấu mới, đã mang lại sự thay đổi trong hoạt động thi đấu. Trong đó có các thay đổi làm ảnh hƣởng đến tính chất thi đấu. Áp dụng hệ thống tính điểm trực tiếp: hệ thống này làm trận đấu diễn ra căng thẳng, quyết liệt, thời gian trung bình một trận đấu chỉ 60 phút so với hơn 90 phút nhƣ trƣớc đây. Thêm VĐV LiBeRo có thể thay bất kỳ VĐV nào ở hàng sau. Dựa vào đặc điểm đội hình chiến thuật thi đấu các VĐV bóng chuyền đƣợc phân ra thành các nhóm chuyên môn hóa theo chức năng thi đấu nhƣ sau: Nhóm VĐV chủ công Nhóm VĐV phụ công Nhóm VĐV chuyền hai Nhóm VĐV Libero. 1.1.2. Nội dung cấu thành, thành tích môn bóng chuyền. Môn bóng chuyền có đặc trƣng riêng nên muốn đào tạo đƣợc VĐV có tài năng, phải tìm đƣợc mối liên hệ khoa học giữa các mặt cấu thành năng lực vận động cao thể hiện bằng mối tƣơng quan giữa các mặt ấy. Giữa thể lựa và kỹ- chiến thuật giữa các yếu tố thể lực với nhau và giữa các mặt này với hình cơ thể và tâm lý. Các yếu tố cấu thành, thành tích môn bóng chuyền là biểu hiện bằng tác động hữu cơ trực tiếp giữa nó với các mặt khác trong chỉnh thể hữu cơ của thành tích bóng chuyền. Mức tƣơng quan đó chính là sự nỗi trội đặc trƣng, quan trọng của chúng. Nội dung các yếu tố cấu thành, thành tích môn bóng chuyền đó là về thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và chức năng tâm sinh lý của VĐV. - Yếu tố kỹ thuật: Kỹ thuật bóng chuyền là tổng hợp của các động tác chuyên môn cần thiết cho VĐV bóng chuyền để đạt đƣợc thành tích cao nhất trong thi đấu. Trong mỗi gian đoạn phát triển, kỹ thuật là phƣơng tiện quan trong để tiến hành thi đấu thể
  17. - 7 - thao, tạo điều kiện giải quyết các nhiệm vụ chiến thuật cụ thể trong các tình huống thi đấu khác nhau trong khuôn khổ của luật quy định. Để đạt đƣợc hiệu quả cao khi giải quyết các tình huống chớp nhoáng xẩy ra trong quá trình thi đấu. VĐV bóng chuyền phải nắm vững các loại kỹ thuật và sữ dụng chúng có hiệu quả trong thi đấu. Điều đó xác định khái niệm sự điêu luyện kỹ thuật của VĐV các tiêu chuẩn của trình độ điêu luyện kỹ thuật là: + Sự toàn diện đƣợc biểu hiện thông qua việc VĐV thực hiện nhiều động tác kỹ thuật và những biến dạng của nó. + Sự hiệu quả đƣợc biểu hiện trông qua kết quả cao của các động tác kỹ thuật, trên cơ sở biết tận dụng khả năng của mình, trong các điều kiện cụ thể của hoạt động thi đấu. + Sự ổn định thể hiện qua mức độ ổn định kỹ thuật trƣớc tác động của các nhân tố bất lợi khác nhau và luôn đạt đƣợc kết quả cao trong mọi điều kiện hoạt động trình độ điêu luyện kỹ thuật của VĐV giữ vai trò chủ yếu trong việc quyết định mọi phƣơng án chiến thuật và đảm bảo thành tích thi đấu chung của đội. Trong quá trình phát triển môn bóng chuyền, việc thực hiện các hoạt động kỹ thuật cũng nhƣ tiêu chuẩn để đánh giá chúng luôn thay đổi và hoàn thiện nó. - Tỷ lệ giữa mức độ phát triển tấn công và phòng thủ. - Trình độ huấn luyện thể lực của vận động viên. - Đƣa ra những quan điểm mới trong thi đấu và xây dựng các phƣơng án chiến thuật tấn công và phòng thủ. - Thay đổi luật. Nhƣ vậy việc nâng cao trình độ huấn luyện thể lực cho vận động viên và hình thành những phƣơng pháp tổ chức tấn công mới làm cho tốc độ trận đấu tăng lên, sử dụng rộng rãi các kỹ thuật đập bóng với đƣờng chuyền nhanh, thấp, tăng tốc. Do việc sử dụng đập bóng nhƣ vậy nên đòi hỏi phải rút ngắn biên độ động tác
  18. - 8 - vung tay các đƣờng bóng của VĐV. Mở rộng phạm vi sử dụng các đƣờng chuyền hai nhanh và tăng tốc. - Yếu tố chiến thuật: Chiến thuật đó là những tố chức phối hợp của đồng đội trong thi đấu với sự giúp đỡ của các hoạt động mang tính chất cá nhân, nhóm và toàn đội. Nhiệm vụ hàng đầu của chiến thuật là xác định phƣơng pháp các phƣơng tiện phối hợp và hình thức tiến hành thi đấu trong các tình huống cụ thể để chống lại một đối thủ nào đó. Chiến thuật thi đấu dựa trên trình độ điêu luyện kỹ- chiến thuật động tác của VĐV. Động lực chính của phát triển chiến thuật là việc đua tranh giữa tấn công và phòng thủ. Sự xuất hiện những phƣơng tiện và phƣơng thức tấn công mới có hiệu quả thì buộc phải tìm kiến những phƣơng pháp và phƣơng tiện phòng thủ mới tƣơng ứng. - Yếu tố thể lực: Phát triển tố chất thể lực VĐV bóng chuyền nhằm mục đích nâng cao các tố chất vận động, nâng cao năng lực điều khiển làm việc của hệ thống thần kinh trung ƣơng cùng các trung khu của nó, các cơ quan nội tạng để cơ thể chịu đƣợc lƣợng vận động lớn, ổn định trạng thái sung sức thể thao, phòng chống chấn thƣơng, giúp VĐV nắm vững kỹ chiến thuật nhanh, hiệu suất cao hơn, từ dó nâng cao không ngừng thành tích thể thao. Thể lực tốt và vững là cơ sở của huấn luyện thể thao tạo sự thích nghi về sinh học (chức năng và hình thái) của cơ thể VĐV khi có tác động của luyện tập các biến đổi thích nghi của sinh học thể hiện hai hƣớng. + Tăng cƣờng khả năng chức phận và tiềm năng của các cơ quan hệ thống trong cơ thể do các biến đổi về cấu trúc và rất quan trọng bên trong cơ thể là các quá trình tích lũy chuyển hóa năng lƣợng. + Hoàn thiện khả năng tự điều hào hoạt động của các cơ quan hệ thống của hệ thần kinh, điều khiển và điều chỉnh hoạt động các cơ quan hệ thống. Phát triển
  19. - 9 - các tố chất thể lực theo kế hoạch huấn luyện nhiều năm phải tính đến tố chất thể lực chung và tố chất thể lực chuyên môn. Phát triển tố chất thể lực là phát triển các tố chất sức mạnh, sức bền,sức nhanh, mềm dẻo và khéo léo phù hợp với yêu cầu môn thể thao theo quan điểm toàn diện và tối ƣu, không tràn lan, hình thức. - Yếu tố tâm lý của vận động viên: Tâm lý của vận động viên là một mặt cấu thành của trình độ luyện tập và thi đấu, liên quan hữu cơ cho phát huy hết là trong các tình huống phức tạp, khó khăn mất thời cơ, bị dẫn điểm hoặc ta dẫn điểm trong mỗi tình huống phức tạp trên, tâm lý bản thân mỗi VĐV ảnh hƣởng trực tiếp đấn hiệu quả động tác, đến quá trình thu nhận và xử lý thông tin để có thể hành động đúng, có hành động và phƣơng án thông minh hiệu quả của từng ngƣời. [50] . Trình độ tâm lý của VĐV bóng chuyền có nhiều phần: Tri giác chuyên môn (cảm giác bóng, cảm giác không gian, cảm giác nhịp điệu) sức chú ý, tƣ duy, tình cảm, ý chí tất cả đều nhằm nâng cao năng lực khống chế điều khiển của bản thân, yếu tố tâm lý liên quan đến linh hoạt thần kinh có tính di truyền khá cao, mỗi cá thể có sự khác biệt khá rõ, biểu hiện bằng các đặc tính của các loại hình thần kinh ( cá tính). Việc hình thành thể giới quan đã phát triển hoàn chỉnh. Có đời sống tình cảm phong phú và có tính độc lập tự chủ cao, do đó đặc trƣng tiêu biểu của thanh niên, có biểu hiện ở sự tìm hiểu sâu sắc, đào sâu suy nghĩ. Nói chung sự phát triển tâm lý đi đến hoàn thiện tất nhiên khi đã trƣởng thành, năng lực tâm lý có vững vàng ổn định hơn, nhƣng vẫn chịu ảnh hƣởng một số điều kiện khách quan. Vì vậy khi tiến hành giáo dục TDTT cho khóa tuần này, giáo viên, huấn luyện viên cần có sự giám sát định hƣớng , để ngƣời học đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ bài tập.
  20. - 10 - 1.2. Cơ sở lý luận đánh giá trình độ thể lực môn bóng chuyền. 1.2.1. Khái niệm: Trình độ thể lực môn bóng chuyền là duy trì sức bật, sức nhanh và sức mạnh luôn đạt hiệu quả cao nhất, thông qua kỹ năng kỹ xảo điêu luyện. Phát triển tố chất nhanh, mạnh, sức mạnh tốc độ là vấn đề quan trọng trong huấn luyện thể lực chuyên môn cho vận động viên bóng chuyền. Sức mạnh là tố chất tổng hợp bao gồm: sức nhanh, phản xạ, phản ứng tốc độ của động tác, động tác độc lập tần số động tác với đặc thù chức năng của cầu thủ đón đở bóng Cơ sở lý luận của việc đánh giá trình độ thể lực môn bóng chuyền. Trong tập luyện và thi đấu môn bóng chuyền: Tấn công và phòng thủ là hai mặt mâu thuẫn của một thể thống nhất. Chúng có mối quan hệ biện chứng, cái này là cơ sở, là tiền đề của cái kia, hai mặt ấy dựa vào nhau, thúc đẩy nhau phát triển. Vì vậy trong việc bố trí các bài tập kỹ- chiến thuật, thể lực, ngƣời giáo viên, huấn luyện viên phải đặc biệt quan tâm tới việc thúc đẩy các mối quan hệ giữa tấn công và phòng thủ và ngƣợc lại nâng cao trình độ phòng thủ là tiền đề đƣa khả năng tấn công lên một bƣớc cao hơn. Đối với môn bóng chuyền có bốn dạng kỹ thuật đặc trƣng đó là phát bóng, chuyền bóng, đập bóng, đỡ bóng bƣớc một. Những loại hình kỹ thuật này có mối quan hệ biện chứng với nhau nhƣ một mối quan hệ giữa chuyền bóng và đập bóng. Thi đấu bóng chuyền khác với môm thể thao khác là VĐV khi phối hợp với các đồng đội không đƣợc giữ bóng lâu trong tay. Đặc điểm này đặt ra cho ngƣời tập phải thực hiện động tác chuyền bóng trong thời gian ngắn và tuyệt đối không đƣợc mắc lỗi kỹ thuật, nhƣ dính bóng, bóng lăn tay, thời gian thi đấu mỗi hiệp mỗi trận không cố định có thể kéo dài hoặc ngắn hơn tùy thuộc vào sự cân bằng hay chêch lệch trình độ giữa hai đội. Trong suốt thời gian thi đấu VĐV phải thực hiện động tác liên tục. LVĐ sức rất lớn, nhịp độ trận đấu luôn tăng, phán đoán bóng nhanh có một vài yếu tố khác nhau nhƣ diện tích sân không rộng, tốc
  21. - 11 - độ bóng đi nhanh, các tình huống thi đấu thay đổi liên tục trên sân làm cho trận đấu thực sự gây cấn, quyết liệt tạo cho VĐV tập trung chú ý cao độ, hoạt động của thần kinh căng thẳng. Từ những đặc điểm trên đòi hỏi VĐV bóng chuyền phải có sự chuẩn bị toàn diện về thể lực, tâm lý tổng hợp sự di chuyển nhanh từ các tƣ thế xuất phát khác nhau để thực hiện tất cả các kỹ thuật tấn công và phòng thủ. Cơ sở đánh giá trình độ thể lực phải dựa trên một số yếu tố nhƣ di chuyển nhanh linh hoạt, sức bật đập bóng, xử lý kịp thời tình huống trận đấu nhƣ: bóng chuyền trên không, sự di chuyển phối hợp của đồng đội và của đối phƣơng, luôn tập trung quan sát chú ý trong thi đấu, biết duy trì trạng thái tâm lý của đội bằng những hoạt động cá nhân và duy trì trận đấu. 1.2.2. Huấn luyện thể lực môn bóng chuyền : 1.2.2.1. Huấn luyện thể lực chung: Nhiệm vụ chủ yếu của huấn luyện thể lực chung cho VĐV bóng chuyền là nâng cao năng lực vận động của cơ thể, Để đạt đƣợc mục đích này phải sử dụng rộng rải các bài tập phát triển chung và các bài tập của các môn thể thao khác, (cử tạ, thể dục dụng cụ, các môn bóng, điền kinh ) lựa chọn các phƣơng tiện này không phải là ngẫu nhiên, mà chúng phải có tác dụng chung là buộc các cơ quan, hệ thống của cơ thể làm việc tích cực củng cố hệ thống tuần hoàn, đẩy mạnh năng lực các cơ quan hô hấp, nâng cao sự trao đổi chất trong cơ thể. Tùy theo sức mạnh và năng lực cùa cơ quan hô hấp, nâng cao sự trao đổi chất trong cơ thể. Tùy theo sự tác động qua tập luyện của các bài tập mà từng bƣớc phát triển các tố chất thể lực nhất định. - Phát triển sức mạnh. Sức mạnh của VĐV là khả năng vƣợt qua những cản trở chống đối bên ngoài bằng sự gắng sức của cơ. Sức mạnh của cơ phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ chuyển động và tạo điều kiện để VĐV thể hiện sức bền và sự khéo léo.
  22. S K L 0 0 2 1 5 4