Báo cáo Đánh giá thực trạng thể lực nam sinh viên hai năm đầu Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 1740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Đánh giá thực trạng thể lực nam sinh viên hai năm đầu Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_danh_gia_thuc_trang_the_luc_nam_sinh_vien_hai_nam_da.pdf

Nội dung text: Báo cáo Đánh giá thực trạng thể lực nam sinh viên hai năm đầu Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ÐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỂ LỰC NAM SINH VIÊN HAI NĂM ÐẦU TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠMS K C 0 0 3 9 5 9 KỸ THUẬT TPHCM MÃ SỐ: T2013-168 S KC 0 0 5 3 8 7 Tp. Hồ Chí Minh, 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƢỜNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỂ LỰC NAM SINH VIÊN HAI NĂM ĐẦU TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM Mã số: T 2013-168 Chủ nhiệm đề tài: GV.ThS. Nguyễn Văn Quận TP. HCM, Tháng 11 năm 2013
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƢỜNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỂ LỰC NAM SINH VIÊN HAI NĂM ĐẦU TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM Mã số: T 2013-168 Chủ nhiệm đề tài: GV.ThS. Nguyễn Văn Quận Thành viên đề tài: GV.ThS. Trần Văn Tuyền GV.CN. Lưu Thanh Phương TP. HCM, Tháng 11 năm 2013
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Tp. HCM, Ngày 22 tháng 11 năm 2013 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Đánh giá thực trạng thể lực nam sinh viên hai năm đầu Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh. - Mã số: T 2013-168 - Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Văn Quận - Cơ quan chủ trì: Khoa Lý luận chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM - Thời gian thực hiện: Tháng 01 năm 2013 đến tháng 11 năm 2013. 2. Mục tiêu: Thông qua nghiên cứu, đề tài xác định thực trạng thể lực của nam sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai, và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực dựa trên các tiêu chí thể lực của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định, phù hợp với đặc điểm của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý và giảng dạy giáo dục thể chất của nhà trường. 3. Tính mới và sáng tạo: + Đánh giá được thực trạng thể lực của nam sinh viên năm thứ I và năm thứ II của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM + Xây dựng hệ thống các bảng đánh giá thang điểm, phân loại cho SV năm thứ I và thứ II theo từng tiêu chí riêng lẽ, cũng như đánh giá một cách tổng hợp toàn diện các tiêu chí làm cơ sở cho việc đánh giá thể lực chung cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Kết quả nghiên cứu: - Xác định thực trạng thể lực nam sinh viên năm thứ 1 và năm thứ 2 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. - Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực nam sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. 5. Sản phẩm: - Một báo cáo kết quả nghiên cứu - Một bài báo 6. Hiệu quả, phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Sản phẩm nghiên cứu sẽ được chuyển giao cho Khoa Lý luận chính trị và Thư viện trường. Để làm tài liệu giảng dạy và quản lý Giáo dục thể chất ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Trƣởng Đơn vị Chủ nhiệm đề tài ThS. Nguyễn Văn Quận
  5. MỤC LỤC MỤC LỤC Trang THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƢỜNG DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU CHƢƠNG I. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về giáo dục thể chất trong trường học. 4 1.1.1. Giáo dục thể chất là một mặt của mục tiêu giáo dục toàn diện. 4 1.1.2. Giáo dục con người toàn diện theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. . 5 1.1.3. Quan điểm đường lối của Đảng và nhà nước về GDTC. 6 1.2. Thể chất và đánh giá về thể chất. 9 1.2.1. Tố chất sức nhanh. 11 1.2.2. Tố chất sức mạnh. 12 1.2.3. Tố chất sức bền. 13 1.2.4. Tố chất mềm dẻo. 14 1.2.5. Tố chất khéo léo 14 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 20 2.1. Phương pháp nghiên cứu. 20 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. 20 2.1.2. Phương pháp kiểm tra hình thái cơ thể. 20 2.1.2.1. Chiều cao đứng 20 2.1.2.2. Cân nặng 20 2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm. 21 2.1.3.1. Chạy 30m xuất phát cao. 21 2.1.3.2. Bật xa tại chỗ 21 2.1.3.3. Lực bóp tay thuận. 22 2.1.3.4. Chạy 5 phút tùy sức. 22 2.1.3.6. Chạy con thoi 4 x 10m 23 2.1.4. Phương pháp kiểm tra chức năng sinh lý. 24 2.1.4. 1. Test đo dung tích sống 24 2.1.4.2. Test đo chỉ số công năng tim 24 2.1.5. Phương pháp toán thống kê 26 CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29 3.1. Thực trạng thể lực của nam sinh viên Trường ĐHSPKT.TPHCM. 29 3.1.1. Lựa chọn các tiêu chí đánh giá. 29 3.1.2. Đánh giá thực trạng thể chất của nam sinh viên năm I và năm II. 29 3.1.2.1. Thực trạng thể chất của sinh viên nam năm I 29 3.1.2.2. Thực trạng thể chất của sinh viên nam năm II 30
  6. 3.1.2.3. So sánh thực trạng thể chất giữa nam sinh viên năm I và năm II. 31 3.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực nam sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. 34 3.2.1. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá phân loại từng chỉ tiêu. 34 3.2.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá theo điểm từng chỉ tiêu. 36 3.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp theo điểm. 38 3.2.4. Kiểm định tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể chất nam sinh viên Trường ĐH SPKT TPHCM. 39 CHƢƠNG IV. BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41 4.1. Bàn về thực trạng thể chất của sinh viên Trường ĐHSPKT. 41 4.1.1. Về hình thái. 41 4.1.1.1. Chiều cao đứng. 41 4.1.1.2. Cân nặng. 41 4.1.2. Về các tố chất thể lực. 42 4.1.3. Về các tiêu chí chức năng sinh lý. 43 4.2. So sánh thực trạng thể chất của nam SV năm I và năm II của Trường ĐH SPKT với tiêu chuẩn đánh giá thể lực HS, SV của Bộ GD&ĐT. 43 4.3. Bàn về tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực sinh viên. 47 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50 A. Kết luận 50 B. Kiến nghị 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGD&ĐT - Bộ giáo dục và Đào tạo DTS - Dung tích sống ĐHSPKT - Đại học Sư phạm Kỹ thuật GDTC - Giáo dục thể chất GS - Giáo sư n - Số lượng mẩu nghiên cứu RLTT - Rèn luyện thân thể SV - Sinh viên TDTT - Thể dục thể thao TPHCM - Thành phố Hồ Chí Minh TS - Tiến sĩ XPC - Xuất phát cao VĐV - Vận động viên
  8. DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƢỜNG cm - centimet h - giờ kg - kilôgam KG - kilôgam lực l - lít m - mét mmHg - milimet thủy ngân s - giây
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG SỐ NỘI DUNG Trang 3.1 Thực trạng thể chất nam SV năm thứ I. 29 3.2 Thực trạng thể chất nam SV năm thứ II. 30 3.3 So sánh các tiêu chí thể chất nam SV năm thứ I và SV năm thứ II. 31 3.4 Phân loại theo từng tiêu chí thể chất sinh viên nam năm I. 34 3.5 Phân loại theo từng tiêu chí thể chất sinh viên nam năm 2. 35 3.6 Thang điểm đánh giá thể chất theo từng tiêu chí nam SV năm thứ I. 36 3.7 Thang điểm đánh giá thể chất theo từng tiêu chí nam SV năm thứ II. 37 3.8 Bảng điểm đánh giá tổng hợp thể chất của nam sinh viên Trường ĐHSPKT.TPHCM. 38 3.9 Kiểm định tiêu chuẩn đánh giá thể lực của nam sinh viên năm I năm II Trường ĐH.SPKT TP.HCM. 40 4.1 So sánh các tiêu chí thể lực nam SV năm thứ I và SV năm thứ II với tiêu chuẩn đánh giá thể lực của Bộ GD&ĐT. 45 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ SỐ NỘI DUNG Trang 3.1 So sánh các tiêu chí hình thái giữa nam SV năm I và SV năm II. 32 3.2 So sánh các tiêu chí thể lực giữa SV năm I và SV năm II. 32 3.3 So sánh các tiêu chí chức năng sinh lý giữa nam SV năm thứ I và SV năm thứ II. 33 3.4 So sánh giá trị trung bình các tiêu chí thể lực giữa nam SV năm I, SV năm II và Tiêu chuẩn của Bộ GD & ĐT. 46
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thể thao trường học là một bộ phận quan trọng của phong trào thể dục thể thao nước nhà, một mặt của mục tiêu giáo dục đào tạo, nhằm tạo ra một lớp người tri thức mới, có năng lực, có phẩm chất chính trị, có sức khỏe đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp và có khả năng tiếp cận với thực tiễn sản xuất của nền kinh tế thị trường, đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và bảo vệ tổ quốc. Thực hiện tốt chương trình Giáo dục thể chất nội khóa, phát triển mạnh các hoạt động thể thao của học sinh, sinh viên, bảo đảm mục tiêu phát triển thể lực toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục và hoàn thiện con người, góp phần xây dựng cuộc sống văn hóa, tinh thần lành mạnh. Với tinh thần đó, Chỉ thị 2003/89 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra yêu cầu các trường Đại học, Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp cần xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực của sinh viên phù hợp với thực tiễn của từng trường, từng vùng và từng ngành nghề. Bởi vậy, một số trường như Đại học Huế (Nguyễn Thái Sinh năm 2003) [32], Trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc-họa Trung ương (thạc sĩ Trần Thị Nguyệt Đán-1999) [46] , Trường Đại học Cần Thơ (Lê Quang Anh-2005) [25] v.v. một số năm gần đây đã xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực cho sinh viên của trường mình và đã mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất, qua đó đánh giá chính xác và có khoa học trình độ phát triển thể lực của sinh viên mỗi trường và trở thành cơ sở để người giáo viên xây dựng và đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy. Thực hiện Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên, và theo tinh thần Chỉ thị 36CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng, trước những yêu cầu cấp thiết của nhà trường và của Bộ môn giáo dục thể chất trong việc đánh giá chính xác, khách quan trình độ thể lực của sinh viên, nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất, tôi mạnh dạn nghiên
  11. 2 cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng thể lực của nam sinh viên hai năm đầu Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh” 2. Tổng quan đề tài nghiên cứu Trên thế giới, ở các nước như Cộng hòa Liên bang Nga, các nước Đông Âu cũ, Trung quốc đã được tiến hành rất nổ lực và nghiên cứu rất tốt trong việc xây dựng những tiêu chí rèn luyện thân thể cho thanh thiếu niên. Các nước trong khối EU, Mỹ và các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng đã nghiên cứu và xây dựng các tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và kiểm tra thể lực. Ở nước ta vấn đề này trong nhiều năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực cho sinh viên như: Công trình nghiên cứu thể chất sinh viên toàn quốc của Lê Văn Lẫm năm 2000, Nghiên cứu đánh giá thực trạng thể lực của sinh viên Ðại học Cần thơ (luận văn thạc sĩ Lê Quang Anh 2005), Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực cho sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh (luận văn thạc sĩ Hoàng Hà 2005), Xây dựng chuẩn đánh giá sự phát triển thể lực cho sinh viên trường Đại học Quy Nhơn (luận văn thạc sĩ Trương Hồng Long, 2005) 3. Đối tƣợng và nhiệm vụ nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá thực trạng thể lực của nam sinh viên hai năm đầu Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Thông qua nghiên cứu, đề tài xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể chất của nam sinh viên năm thứ 1 và năm thứ 2, dựa trên các tiêu chí thể lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, phù hợp với đặc điểm của trường ĐHSPKT. - Nhiệm vụ nghiên cứu: a. Xác định thực trạng trình độ thể lực của nam sinh viên năm thứ 1 và năm thứ 2. b. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể chất cho sinh viên năm thứ 1 và năm thứ 2 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
  12. 3 4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cách tiếp cận: Bằng các phương pháp đo đạc các chỉ tiêu thể lực để đánh giá thể chất sinh viên trường theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định - Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường dùng trong nghiên cứu lĩnh vực giáo dục thể chất như sau: Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu, phương pháp kiểm tra hình thái cơ thể, Phương pháp kiểm tra sư phạm, Phương pháp kiểm tra chức năng sinh lý, phương pháp toán thống kê. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: Thông qua nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc lượng hóa việc tác động có chủ đích của công tác GDTC đối với sự phát triển thể chất của sinh viên, là tài liệu định hướng cho việc xây dựng, cập nhật, đổi mới chương trình GDTC ngày càng mang tính thiết thực, hiệu quả đối với sức khỏe người học, góp phần vào công tác đào tạo toàn diện của nhà trường. 6. Giới hạn của đề tài Trong đề tài này chúng tôi chỉ có điều kiện nghiên cứu đối tượng là nam sinh viên hai năm đầu đang theo học môn Giáo dục thể chất có sức khỏe bình thường. Cần có những nghiên cứu mở rộng thêm ở đối tượng sinh viên nữ và nam sinh viên các năm thứ 3 và thứ 4, cũng như những sinh viên có sức khỏe yếu, dị tật để có kết luận đầy đủ và phù hợp hơn với điều kiện đặc thù của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. 7. Cấu trúc của đề tài Đề tài được trình bày trong 51 trang bao gồm: Phần mở đầu; các nội dung chính của đề tài gồm: Chương 1: Tổng quan những vấn đề nghiên cứu, chương 2: phương pháp và tổ chức nghiên cứu, chương 3: Kết quả nghiên cứu, Chương 4: Bàn luận kết quả nghiên cứu và phần kết luận, kiến nghị
  13. 4 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng và nhà nƣớc về giáo dục thể chất trong trƣờng học. 1.1.1. Giáo dục thể chất là một mặt của mục tiêu giáo dục toàn diện. Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, có tri thức, có đạo đức và hoàn thiện thể chất. Trong các trường Đại học - Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, giáo dục thể chất cho học sinh - sinh viên được coi là một mặt giáo dục, vừa là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện, có sức khỏe dồi dào, có thể chất cường tráng, có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp của Đảng và nhân dân một cách đắc lực. Cùng với các mặt hoạt động khác, quá trình giáo dục thể chất giúp cho học sinh - sinh viên hoàn thiện nhân cách và các phẩm chất khác, nhằm đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống và nghiệp vụ chuyên môn. Tư tưởng về con người phải được phát triển hài hoà giữa thể chất và tinh thần đã xuất hiện trong kho tàng văn hoá chung của xã hội loài người từ nhiều thế kỷ trước đây. Từ nhà triết học cổ Hi Lạp A-ris-tốt, những nhà theo chủ nghĩa nhân đạo thời phục hưng như Mông-ten, những người theo Chủ nghĩa Xã hội không tưởng như Xanh-Xi-Mông, Ô-oen, đến những nhà Bác học và giáo dục nổi tiếng của Nga như M.V.Lômônôxốp,V.G.Bêlinski, N.G.Strecnưsepski và nhiều người khác nữa, đã ra sức phát triển, bảo vệ tư tưởng của học thuyết về phát triển hài hoà giữa năng lực thể chất và tinh thần của con người [14]. Các Mác và Ăng-Ghen đã chứng minh sự phát triển của giáo dục phụ thuộc vào điều kiện sống vật chất, khám phá ra bản chất xã hội, bản chất giai cấp, đồng thời còn chỉ ra rằng trong Xã hội Chủ nghĩa Cộng Sản tương lai con người phát triển toàn diện là một tất yếu khách quan, bởi vì đó là nhu cầu của xã hội. Nhấn mạnh vấn đề này Mác đã viết: “kết hợp với lao động sản xuất với trí
  14. 5 dục và thể dục . Đó không những là biện pháp để tăng thêm sức sản xuất của xã hội, mà còn là biện pháp duy nhất để đào tạo con người toàn diện.”[8]. Lê-Nin tiếp tục đi sâu và phát triển sáng tạo học thuyết về giáo dục toàn diện. Người nhấn mạnh: “Thanh niên đặc biệt cần sự yêu đời và sảng khoái, cần có thể thao lành mạnh, thể dục, bơi lội, tham quan, các bài tập thể lực, những hứng thú phong phú về tinh thần: học tập, phân tích, nghiên cứu và cố gắng phối hợp tất cả các hoạt động ấy với nhau.”[7] 1.1.2. Giáo dục con ngƣời toàn diện theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một danh nhân văn hoá thế giới và được thế giới công nhận danh hiệu Anh hùng giải phóng dân tộc. Suốt đời Bác đã hy sinh vì độc lập dân tộc, lãnh đạo tài tình cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thành công. Bác là người trung thành với học thuyết Mác- Lê Nin. Trong chỉ đạo công tác Cách mạng và lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc Bác cũng rất quan tâm đến công tác TDTT, coi đó là mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp giáo dục Cộng sản Chủ nghĩa cho thanh niên. Tháng 3 năm 1941, trong chương trình cứu nước của mặt trận Việt Minh, Bác Hồ đã nêu rõ: “Khuyến khích và giúp đỡ nền TDTT quốc dân, làm cho nòi giống thêm khỏe mạnh”, và ngay sau khi giành chính quyền tháng 8 năm 1945, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến việc chăm lo sức khỏe của nhân dân. Trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục tháng 3 năm 1946 Người khẳng định vị trí của sức khoẻ trong chế độ mới: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt, tức làm cho cả nước yếu ớt, mỗi người dân khoẻ mạnh tức làm cả nước mạnh khoẻ”. Và vì thế “luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước.”[20] Trong thư gởi Hội nghị Cán bộ thể dục thể thao toàn Miền Bắc ngày 31 tháng 03 năm 1960 Bác đã dạy: “Muốn lao động sản xuất tốt , công tác và học tập tốt, thì cần có sức khoẻ. Muốn có sức khoẻ thì nên thường xuyên luyện tập
  15. 6 thể dục thể thao . Vì vậy, chúng ta nên phát triển phong trào thể dục thể thao cho rộng khắp”. Đồng thời Bác còn căn dặn: “Cán bộ thể dục thể thao phải học tập chính trị, nghiên cứu nghiệp vụ và hăng hái công tác” nhằm phục vụ sức khoẻ nhân dân. Về vị trí của TDTT trong xã hội, Người khẳng định: “Là một trong những công tác cách mạng khác”. Tư tưởng bao trùm của Bác Hồ trong việc đặt nền tảng xây dựng nền TDTT mới của nước ta là: Sự khẳng định có tính chất cách mạng của công tác TDTT là nhu cầu khách quan của một xã hội phát triển, là nghĩa vụ của mỗi người dân yêu nước. Mục tiêu cao đẹp của TDTT là bảo vệ, tăng cường sức khỏe của nhân dân, góp phần cải tạo nòi giống, làm cho dân cường nước thịnh. Những ý tưởng đó được xuyên suốt trong các văn kiện, bài viết của Bác. 1.1.3. Quan điểm đƣờng lối của Đảng và nhà nƣớc về GDTC. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ta hiện nay, thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Hồ Chủ tịch, Đảng và nhà nước ta không ngừng tạo điều kiện để biến học thuyết phát triển con người toàn diện thành hiện thực. Chỉ thị 36 CT/TW ngày 24/03/1994 của Ban bí thư Trung ương Đảng (khoá VII) giao trách nhiệm cho Bộ Giáo dục & Đào tạo và Tổng cục TDTT thường xuyên phối hợp chỉ đạo tổng kết công tác GDTC. Cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn RLTT, đào tạo giáo viên TDTT cho trường học các cấp, tạo điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hằng ngày của hầu hết học sinh- sinh viên, qua đó phát hiện và tuyển chọn được nhiều tài năng thể thao cho đất nước. Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Năm 1992 tại điều 41 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển TDTT, quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học, khuyến khích và giúp đỡ phát triển các hình thức tổ chức TDTT tự nguyện của nhân dân, tạo điều kiện cần thiết để
  16. 7 không ngừng mở rộng các hoạt động thể thao chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao”. [19] Luật Giáo dục được Quốc hội khoá IX, Nuớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 02/12/1998 vả Pháp lệnh TDTT được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua tháng 09/2000 quy định: “Nhà nước coi trọng TDTT trường học, nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất cho tầng lớp thanh thiếu niên và nhi đồng. GDTC là nội dung giáo dục bắt buộc đối với học sinh sinh viên được thực hiện theo hệ thống giáo dục quốc dân từ mần non đến đại học. TDTT trường học bao gồm việc tiến hành chương trình GDTC bắt buộc và tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá cho người học. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được tập luyện TDTT phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và điều kiện từng nơi. GDTC là một bộ phận quan trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa ” [21] Văn kiện Đại hội VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Giáo dục - Đào tạo cùng với khoa học công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI ”. Đồng thời khẳng định “ Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, là vốn quý để tạo ra tài sản, trí tuệ và vật chất cho xã hội, chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội của các cấp, các ngành, các đoàn thể ” [13] Văn kiện Đại hội IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ năm 2000 đến 2010 là: “ Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân ” Chỉ thị 17/CT-TW ngày 23/10/2002 của Ban bí thư Trung ương Đảng nêu rõ “ Đẩy mạnh hoạt động TDTT ở trường học, đảm bảo mỗi trường học đều có giáo viên TDTT Tăng cường đầu tư của nhà nước trong lĩnh vực TDTT ”. [9]
  17. 8 Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sự nghiệp thể thao nước nhà, Thủ tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị 133/TTG về việc xây dựng quy hoạch ngành TDTT, trong đó ghi rõ: “Ngành TDTT phải xây dựng định hướng có tính chất chiến lược, trong đó quy định các môn thể thao và các hoạt động mang tính phổ cập đối với mọi đối tượng, lứa tuổi, tạo thành phong trào tập luyện rộng rãi của thể thao quần chúng, khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Bộ Giáo dục và đào tào đã kịp thời có những chỉ thị, quyết định chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục thể chất trong trường học, như việc ban hành Quy chế Giáo dục thể chất và Y tế trường học trong nhà trường các cấp. Theo quyết định số: 14/2001 ngày 03 tháng 5 năm 2001, Bộ tiếp tục khẳng định vị trí vai trò Giáo dục thể chất là hoạt động giáo dục bắt buộc nhằm giáo dục, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ, phát triển thể chất, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên [6] Gần đây Bộ Giáo dục và đào tạo - Uỷ ban Thể dục thể thao thống nhất ban hành Thông tư liên tịch số 34/2005/TTLT-BGD& ĐT- UBTDTT ngày 29/12/2005, hướng dẫn phối hợp quản lý và chỉ đạo công tác Thể dục thể thao trường học giai đoạn 2006-2010, xác định “Thể thao trường học là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao sức khoẻ và thể lực, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, ý chí, giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên góp phần đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước , phát triển TDTT trường học theo hướng đổi mới và nâng cao chất lượng giờ học thể dục nội khoá, đa dạng hoá các hình thức hoạt động ngoại khoá, đồng thời tổ chức chặt chẽ việc kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đối với người học ” Luật Thể dục, thể thao được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 mục 2 điều 20 quy định Giáo dục thể chất là môn học chính khoá thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học, thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. [27]
  18. 9 Nghị quyết số 16/NQ-CP của Thủ tướng chính phủ ngày 14 tháng 01 năm 2013 ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 08- NQ/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học, góp phần đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao cho nước nhà. Tóm lại: Chăm lo con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội nói chung, của ngành TDTT nói riêng. Đó cũng chính là phương hướng cơ bản, quan trọng nhất của nền giáo dục ở nước ta. Để đảm bảo cho công tác TDTT phát triển đúng hướng, cần tạo sự quản lý thống nhất của Nhà nước, xúc tiến quá trình xã hội hoá TDTT trong các tổ chức và cơ sở hoạt động, nhất là trong mạng lưới rộng lớn các trường học từ mẫu giáo đến đại học, bởi vì thể thao học đường là cái nôi đào tạo tài năng thể thao cho đất nước. 1.2. Thể chất và đánh giá về thể chất. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Sức khoẻ là một trạng thái hài hoà về thể chất, tinh thần, xã hội mà không có nghĩa là có không bệnh tật hay thương tật, cho phép mỗi người thích ứng nhanh chóng với những biến đổi của môi trường, giữ được lâu dài khả năng lao động và lao động có kết quả”. Sức khoẻ bao gồm sức khoẻ cá thể, sức khoẻ gia đình, sức khoẻ xã hội, sức khoẻ cộng đồng, là một trong những yếu tố cơ bản để học tập, lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Để con người được phát triển toàn diện và cân đối, cần phải đảm bảo sự thống nhất giữa các mặt giáo dục. Mối tương quan giữa GDTC và các mặt giáo dục khác là mối tương quan hổ trợ lẫn nhau. Không thể tách rời giữa GDTC với tinh thần của con người. Trong hoạt động TDTT, cũng như các mặt văn hoá, giáo dục khác, phải có cách tiếp cận đồng bộ, trong đó đức dục đóng vai trò chủ đạo thì mới đạt được hiệu quả tốt trong các mặt giáo dục khác. Bên cạnh đó, cần phải sử dụng đồng bộ các nhân tố, phương tiện, hình thức hoạt động TDTT, sao cho
  19. 10 phát triển toàn diện các tố chất thể lực, năng lực vận động và có kỹ năng kỹ xảo rộng rãi, phong phú cần thiết cho cuộc sống và cho hoạt động chuyên môn. Sự cần thiết chuẩn bị thể lực toàn diện cho cuộc sống, phản ánh qui luật tự nhiên của sự phát triển thể chất của con người. Từ thời kỳ cổ xưa, cuộc sống tự nhiên đòi hỏi các thành viên những yêu cầu nhất định về sự chuẩn bị thể lực, sự khéo léo, sức nhanh, sức bền, khả năng đảm bảo nhiệm vụ săn bắt, chiến tranh, phòng ngừa thiên tai. Do đó, ở một số bộ tộc có những quy định nghiêm ngặt về sự chuẩn bị thể lực. Dù trình độ phát triển sản xuất xã hội đến một mức độ nào đó, thì vai trò quyết định giá trị phát triển để có tư chất thể lực vẫn có trong đời sống xã hội và tự nhiên. Sự phát triển của chúng luôn là bộ phận quan trọng của giáo dục con người. Tố chất thể lực là một phần quan trọng của các nhân tố cấu thành thể chất của cơ thể người Thể chất theo nhiều tác giả Trung Quốc 8-1982 (trong hội nghị nghiên cứu khoa học toàn quốc) cho rằng: Thể chất là chất lượng của cơ thể người. Chúng tổng hòa các đặc điểm tương đối ổn định về cấu trúc hình thái cơ thể, chức năng sinh lý, nhân tố tâm lý được biểu hiện trên cơ sở di truyền và khả năng đạt được (trong đời sống, trong lao động, huấn luyện thể thao ). Thể chất biểu hiện rất nhiều mặt, trong dó có tố chất thể lực. Nhiều tác giả sinh lý và sư phạm thể thao cho rằng: Tố chất thể lực bao gồm các năng lực nhanh, mạnh, bền, của cơ thể. Trong hoạt động thể thao, tố chất thể lực là nội dung rất quan trọng trong huấn luyện thể lực cho VĐV. Sự nâng cao thành tích thể thao không thể không dựa vào sự phát triển cao các tố chất thể lực. Trong huấn luyện thể lực, thì tố chất thể lực là các lọai năng lực biểu hiện khi vận động của VĐV. Ngoài các yếu tố tri thức, đạo đức, ý chí, kỹ thuật, chiến thuật; thể lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất, quyết định hiệu quả hoạt động thể chất của con người, trong đó có hoạt động TDTT. Rèn luyện thể lực là một trong hai đặc điểm cơ bản, nổi bật của quá trình hoạt động GDTC. Có năm tố chất thể lực cơ bản là: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo (năng lực phối hợp vận động). Dựa trên cơ
  20. 11 sở sinh lý thể dục thể thao và lý luận phương pháp thể dục thể thao về tố chất thể lực chúng tôi đi sâu phân tích đặc điểm của từng tố chất thể lực. 1.2.1. Tố chất sức nhanh. Sức nhanh là một tố chất quan trọng, là năng lực cơ thể vận động với tốc độ nhanh, là khả năng thực hiện động tác trong một khoảng thời gian ngắn nhất. Nó là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người. Nó qui định đặc tính tốc độ động tác, tần số động tác cũng như thời gian phản ứng vận động. Các hình thức đơn giản của sức nhanh tương đối độc lập với nhau, đặc biệt là thời gian phản ứng vận động hầu như không tương quan với tốc độ động tác. Những hình thức trên là thể hiện các năng lực tốc độ khác nhau. Các hình thức phức tạp của sức nhanh là thời gian thực hiện các hoạt động thể thao phức tạp khác nhau, như chạy 100m, tốc độ đấm trong quyền anh, tốc độ dẫn bóng trong bóng đá. Các hình thức sức nhanh đơn giản liên quan chặt chẽ với kết quả sức nhanh phức tạp [48]. Sức nhanh là tố chất tổng hợp của ba yếu tố cấu thành là: tốc độ phản ứng, tốc độ động tác, tần số động tác. Yếu tố quyết định tốc độ của tất cả các hình thức sức nhanh là độ linh hoạt của quá trình thần kinh và tốc độ co cơ. Ðộ linh hoạt của quá trình thần kinh thể hiện ở khả năng biến đổi nhanh chóng giữa hưng phấn và ức chế trong các trung tâm thần kinh [28]. Sự thay đổi nhanh chóng giữa hưng phấn và ức chế làm cho các nơron vận động có khả năng phát xung động với tần số cao làm cho đơn vị vận động thả lỏng nhanh, đó là các yếu tố tăng cường tốc độ và tần số động tác. Tốc độ co cơ trước tiên phụ thuộc vào tỷ lệ sợi cơ nhanh và sợi cơ chậm trong bó cơ. Các bó cơ có tỷ lệ sợi cơ nhanh, đặc biệt là sợi cơ nhóm II-A có khả năng tốc độ cao. Tốc độ co cơ còn chịu ảnh hưởng của hàm lượng ATP (Adenozin Tri Photphat) và CP (Creatin Photphat). Ðây là nguồn năng lượng có sẵn trong cơ giúp cho quá trình co cơ được thực hiện nhanh. Tố chất nhanh mang tính chất di truyền, phụ thuộc vào các quá trình hóa học trong cơ, vào tần số động tác và quá trình tâm lý.
  21. 12 Tố chất nhanh phát triển tương đối sớm từ 9 tuổi đến 13 tuổi, nếu không được tập luyện đầy đủ thì đến giai đoạn từ 16 tuổi đến 18 tuổi sẽ khó phát triển nâng cao. Cho nên trong công tác huấn luyện, giảng dạy để phát triển sức nhanh phải hết sức chú ý đến đặc điểm của lứa tuổi, có như thế thì kết quả huấn luyện mới đem lại như mong muốn [28]. 1.2.2. Tố chất sức mạnh. Sức mạnh là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại nó bằng sự nổ lực của cơ bắp. Trong bất kỳ một hoạt động nào của con người đều có sự tham gia của hoạt động cơ bắp. Cơ bắp có thể sinh ra lực trong các trường hợp như: không thay đổi độ dài của cơ (chế độ tĩnh), giảm độ dài của cơ (chế độ khắc phục), tăng độ dài của cơ (chế độ nhượng bộ). Trong các chế độ hoạt động như vậy của cơ bắp sản sinh ra các lực cơ học có trị số khác nhau, cho nên có thể coi chế độ hoạt động của cơ là cơ sở để phân biệt các loại sức mạnh. Bằng thực nghiệm và phân tích khoa học người ta đã đi đến một số kết luận có ý nghĩa trong việc phân loại sức mạnh. Trị số lực sinh ra trong các động tác chậm hầu như không khác biệt với các trị số lực phát huy trong điều kiện đẳng trường. Trong chế độ nhượng bộ khả năng sinh lực của cơ là lớn nhất, đôi khi gấp hai lần lực phát ra, trong điều kiện tĩnh. Trong các động tác nhanh trị số lực giảm dần theo chiều tăng tốc độ. Khả năng sinh lực trong các động nhanh tuyệt đối (tốc độ) và khả năng sinh lực trong các động tác tĩnh tối đa (sức mạnh tĩnh) không có tương quan nhau. Trên cơ sở đó, sức mạnh được phân chia thành sức mạnh đơn thuần (khả năng sinh lực trong các động tác chậm hoặc tĩnh), sức mạnh tốc độ (khả năng sinh lực trong các động tác nhanh). Sức mạnh - tốc độ còn được chia nhỏ tùy theo chế độ vận động thành sức mạnh động lực và sức mạnh hoãn xung. Trong hoạt động nói chung và hoạt động thể dục thể thao nói riêng sức mạnh luôn có có quan hệ với các tố chất thể lực khác, nhất là sức nhanh và sức bền. Do đó sức mạnh được phân ra thành ba hình thức: năng lực sức mạnh tối đa, năng lực sức mạnh nhanh(sức mạnh tốc độ), năng lực sức mạnh bền. Sức mạnh cũng là điều
  22. S K L 0 0 2 1 5 4