Báo cáo Công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay-Thực trạng và giải pháp(Phần 1)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay-Thực trạng và giải pháp(Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bao_cao_cong_tac_giao_duc_dao_duc_cho_sinh_vien_truong_dai_h.pdf
Nội dung text: Báo cáo Công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay-Thực trạng và giải pháp(Phần 1)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ÐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG TRỌNG ÐIỂM CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Mã số: T2015 - 137 Chủ nhiệm đề tài: THS. GV. LÊ QUANG CHUNG SKC005606 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11/2015
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Mã số: T2015 - 137 Chủ nhiệm đề tài: Ths. LÊ QUANG CHUNG TP. HCM, THÁNG 11 NĂM 2015
- DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ và tên: Lê Quang Chung Học vị: Thạc sĩ Chức danh khoa học: Năm sinh: 1988 Đơn vị công tác: Khoa Lý luận chính trị Di động: 01632 186 368 Email: Chunglq@hcmute.edu.vn THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Đơn vị công tác Nội dung nghiên Thứ tự Họ và tên và lĩnh vực cứu cụ thể được Chữ ký chuyên môn giao 1. 2. 3. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH Họ và tên người Tên đơn vị trong và ngoài nước Nội dung phối hợp nghiên cứu đại diện đơn vị
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài 1 2. Tính cấp thiết của đề tài 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 6 5. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 6 6. Nội dung nghiên cứu 6 CHƢƠNG 1: ĐẠO ĐỨC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN HIỆN NAY 7 1.1. Một số vấn đề nhận thức về đạo đức 7 1.2. Tầm quan trọng và nội dung của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên 14 1.2.1. Tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên 14 1.2.2. Nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay 25 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH THỜI GIAN QUA 34 2.1. Giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua việc giảng dạy và học tập các môn học, nhất là các môn khoa học Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh 34 2.2. Tác động của các phong trào chính trị - xã hội đối với hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên 36 2.3. Giáo dục đạo đức qua quá trình tự giáo dục, rèn luyện, tu dƣỡng của sinh viên 38 CHƢƠNG 3: NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 41 3.1. Nguyên nhân của thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trong Nhà trƣờng 41 3.1.1. Nguyên nhân của những thành tựu 41 3.1.2. Nguyên nhân của những hạn chế 42 3.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trong Nhà trƣờng hiện nay 43
- KẾT LUẬN 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 PHỤ LỤC 49
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN VỊ Tp. HCM, ngày 29 tháng 10 năm 2015 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: “Công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay - thực trạng và giải pháp”. - Mã số: T2015 - 137 - Chủ nhiệm: Ths. Lê Quang Chung - Cơ quan chủ trì: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - Thời gian thực hiện: 12 tháng 2. Mục tiêu: Nghiên cứu làm rõ thực trạng, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh hiện nay. 3. Tính mới và sáng tạo: - Chưa có đề tài nào trước đó nghiên cứu về thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh. - Đề tài đã trình này những nội dung cơ bản về thực trạng của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên thời gian qua, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trong Nhà trường hiện nay. 4. Kết quả nghiên cứu: - Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay. - Phân tích thực trạng của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trong Nhà trường thời gian qua.
- - Chỉ ra nguyên nhân chủ yếu và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay. 5. Sản phẩm: Sản phẩm của đề tài là tài liệu dùng để phục vụ cho việc tìm hiểu về đạo đức, tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay; về thực trạng của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trong Nhà trường thời gian qua, nguyên nhân, giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trong Nhà trường hiện nay. Đồng thời, những kết quả nghiên cứu có được của đề tài sẽ góp phần định hướng công tác giảng dạy các môn học khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, pháp luật đại cương nhằm mục đích tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trong Nhà trường hiện nay. 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Là tài liệu mang tính chất tuyên truyền về đạo đức và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay, đề tài mong muốn tác động đến ý thức của giảng viên, sinh viên về ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức cho sinh viên, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức cho sinh viên nối riêng ở trong Nhà trường, đào tạo nên lực lượng nhân lực trẻ vừa “hồng” vừa “chuyên” cho đất nước. Sau khi hoàn thành, đề tài được chuyên giao cho Thư viện trường, Khoa Lý luận chính trị làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho các giảng viên, sinh viên quan tâm đến nội dung của đề tài; Chuyển giao cho Phòng Quản lý khoa học và Quan hệ quốc tế quản lý. Trưởng Đơn vị Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên) (ký, họ và tên) Nguyễn Đình Cả Lê Quang Chung
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sinh viên là một bộ phận không tách rời của thanh niên, đồng thời là một bộ phận tương lai của đội ngũ trí thức nước nhà; là lực lượng có uy tín trong xã hội trội hơn các thành phần thanh niên khác cùng lứa tuổi về mặt học vấn. Sinh viên là đối tượng có thái độ nhạy cảm, dễ tiếp thu cái mới, có ý chí, bản lĩnh trong cuộc sống, hăng say sáng tạo trong công việc, có hoài bão, ước mơ, lý tưởng và niềm tin hướng tới tương lai. Tuy nhiên, chính sự nhảy cảm và dễ tiếp thu cái mới, cái lạ của sinh viên thường thiếu cân nhắc, thiếu chọn lọc những ảnh hưởng của các trào lưu, tư tưởng văn hóa từ bên ngoài, đặc biệt là trong điều kiện công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành nhân cách của sinh viên. Bên cạnh đó, ở độ tuổi này, nhận thức về cuộc sống, quan điểm sống của sinh viên còn đang trong quá trình hình thành và từng bước đi vào ổn định nhưng lại chưa được trải nghiệm thực tế cuộc sống nhiều. Do đó, trong nhận thức và hành động còn thiếu vững chắc, thiếu bản lĩnh, còn mang tính tự phát và dễ bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo tham gia vào các hoạt động không lành mạnh, ảnh hưởng xấu đến bản thân, gia đình và xã hội. Một bộ phận sinh viên còn có thái độ trông chờ, ỷ lại, không nỗ lực phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện bản thân, hoặc thờ ơ, bàng quan trước đời sống chính trị - xã hội, ngại tham gia các hoạt động đoàn thể xã hội, mơ hồ về lý tưởng cách mạng, không xác định được mục tiêu, lý tưởng cuộc sống. Hội thảo toàn quốc về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Hà Nội ngày 11/4/2014 đã nhận định rằng: Trong số hơn 22 triệu học sinh, sinh viên trên cả nước, số học sinh, sinh viên có đạo đức, lối sống không tốt tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đã gây bao băn khoăn, lo lắng cho xã hội bởi những hậu quả do sự xuống cấp về đạo đức, lối sống. Vì vậy, công tác giáo dục đạo đức, lối sống, trang bị kỹ năng cho học sinh, sinh viên là công tác quan trọng, thường xuyên, liên tục của ngành giáo dục, của những người làm công tác giáo dục và của toàn xã hội. Là một giảng viên, nhận thấy sự cần thiết và tầm quan trọng của vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường là lý do để tôi chọn đề tài 1
- “Công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay- thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài Có thể nói rằng, vấn đề giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức cho sinh viên nói riêng từ lâu đã thu hút được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, của các nhà nghiên cứu, các học giả, cũng như của các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp khác nhau. Trong đó có thể kể đến một số tác giả và công trình tiểu biểu như sau: Trong các tác phẩm: “Lời nói đầu phê phán triết học pháp luật của Hêghen”, “Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”, “Chống Đuyrinh” đứng trên lập trường duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định đạo đức là sản phẩm của điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Ý thức đạo đức là sản phẩm của những hình thái kinh tế - xã hội cụ thể, nó phản ánh thực tiễn đạo đức của xã hội, “xét cho đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ. Và vì cho tới nay xã hội đã vận động trong những sự đối lập giai cấp, cho nên đạo đức cũng luôn luôn là đạo đức của giai cấp”. Trong đó, nhân tố quy định đạo đức là các quan hệ kinh tế mà lợi ích là cái chi phối trực tiếp, là cơ sở khách quan của đạo đức. Các ông đã kiên quyết gạt bỏ những học thuyết đạo đức có tính chất duy tâm, tôn giáo, phi lịch sử. Các khái niệm, phạm trù đạo đức được sử dụng trong tác phẩm như: thiện, ác, lương tâm, danh dự, vị tha, vị kỷ đã được C.Mác và Ph.Ăngghen kế thừa, lọc bỏ những nội dung có tính chất duy tâm, tôn giáo , đem lại cho chúng những nội dung mới, đặt nền tảng cho một nền đạo đức khoa học - đạo đức cộngsản. V.I.Lênin trong công trình nghiên cứu của mình đã viết: “Đạo đức giúp cho xã hội loài người tiến lên cao hơn, thoát khỏi ách bóc lột lao động”. Như vậy, theo quan điểm mácxít, đạo đức không phải xuất hiện từ bên ngoài xã hội. Sự xuất hiện của đạo đức là do nhu cầu khách quan của sự phát triển nhận thức, của đời sống xã hội, mà trước hết là do nhu cầu liên kết giữa con người với nhau trong lao động sản xuất, trong đấu tranh Vì thế, “đối với chúng ta, đạo đức ở ngoài xã hội loài người 2
- thìkhông thể có được; đó là lừa bịp”. Trên nền tảng phương pháp luận Mác-Lênin, đã xuất hiện các công trình khoa học về đạo đức, cả trong và ngoàinước. Trong rất nhiều tác phẩm, bài viết, bài nói chuyện của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của đạo đức và việc giáo dục đạo đức đối với việc hình thành, phát triển và bồi dưỡng nhân cách. Trong đó, nổi bật nhất là tác phẩm “Đường cách mệnh” được Hồ Chí Minh viết năm 1927, là cuốn sách bồi dưỡng cho lớp cán bộ đầu tiên của cách mạng Việt Nam đi theo học thuyết Mác - Lênin và con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại - con đường cách mạng vô sản mà Người đã lựachọn. Mở đầu cuốn sách - bài nói về “Tư cách một người cách mệnh”, Hồ Chí Minh đã nêu lên một quan điểm lớn: phải có cái đức để đi đến cái trí. Vì khi đã có “cái trí” thì “cái đức” chính là cái đảm bảo cho người cách mạng giữ vững được chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ, đã chấp nhận, đã đi theo. Những khái niệm như: trung, hiếu, nhân, nghĩa, cần, kiệm, liêm, chính đã có trong Nho giáo từ mấy trăm năm trước trước công nguyên; khái niệm dân chủ, tự do, công bằng, bác ái đã xuất hiện từ thời cổ đại Hy Lạp - La Mã, chúng đã bị xuyên tạc trong nhiều thế kỷ qua, nhưng Hồ Chí Minh đã đưa vào đó những nội dung mới, đồng thời, bổ sung những khái niệm, những phạm trù đạo đức của thời đại mới. Vì vậy, những giá trị đạo đức mới đã được hoà nhập với những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Hơn nữa, những giá trị đạo đức truyền thống lại được nâng lên tầm caomới. Tác phẩm “Giáo dục con người chân chính như thế nào?” của V.A.Xukhômlinxki, dưới hình thức những lời khuyên bảo của nhàgiáo dục với trẻ em, thanh thiếu niên và những lời của tác giả nói với các nhà giáo dục, trước hết là với các thầy giáo, cô giáo. V.A.Xu-khôm-lin-xki trình bày một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn các phạm trù đạo đức, các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức cùng phương pháp hình thành chúng trong học sinh. Giáo dục cho học sinh biết sống đúng, hành động đúng, có thái độ đúng đối với bản thân và đối với người khác. “Muốn cho lý tưởng đạo đức trở thành hiện thực, cần dạy cho con người biết sống 3
- đúng, hành động đúng, có thái độ đúng đối với bản thân và đối với người khác”. V.A.Xukhômlinxki đã nhấn mạnh giáo dục đạo lý làm người như một điều hệ trọng bậc nhất, đối với thế hệ trẻ, từ trẻ thơ trong giáo dục mầm non đến thanh thiếu niên trong giáo dục phổ thông và đại học. Điều hệ trọng ấy chính là làm cho mỗi con người, từ khi còn là một đứa trẻ đến khi trưởng thành, khôn lớn và vào đời, trong trái tim và tâm hồn của nó luôn luôn nảy nở những tình cảm cao thượng, đẹp đẽ, hướng tới những gì tốt đẹp nhất của con người và cuộc sống, để làm cho con người có “khát vọng nhìn thấy vẻ đẹp của con người và của tâm hồn con người, củng cố cái đẹp trong bản thân mình, khinh ghét sự hèn nhát, sự yếu đuối và sự nhu nhược”. Lòng nhân hậu, vị tha là cội nguồn và là nền tảng vững chắc của những tình cảm đẹp đẽ ấy, mà thiếu nó, con người không thể có được đời sống tinh thần phong phú, sự nhạy cảm và tâm hồn dễ xúc động trước những cuộc đời và số phận con người. Đó là sự quên mình, là làm cho đứa trẻ sớm biết quan tâm tới những niềm vui và nỗi đau của người khác, rằng nó cần phải sống tốt đẹp, lương thiện và tử tế, vì nó cần cho những người khác, nó sống vì người khác. Đó là chỗ sâu sắc nhất của nhân tính. Phát triển và hoàn thiện nhân tính, đó là chức năng cơ bản của giáo dục đạo đức. Vì thế, văn hóa đạo đức trở thành thước đo hàng đầu về văn hóa làm người của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, tác giả cũng đã nhấn mạnh về vai trò của người giáo viên - với tư cách là một nhà giáo dục khi và chỉ khi họ “nắm vững công cụ giáo dục vô cùng tinh tế là khoa học về đạo đức - đạo đức học. Đạo đức học trong trường phổ thông - đó là “triết học thực hành về giáo dục”. Cuốn sách: “Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” của các tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc, các tác giả chỉ rõ mặt tích cực của nền kinh tế thị trường là đã tạo ra những điều kiện tối ưu cho sự phát triển, song mặt khác kinh tế thị trường đã có những tác động tiêu cực nhất định tới các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực đạo đức. Vì vậy, để lý giải rõ những vấn đề đạo đức nảy sinh trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, cần phải thấy rõ vai trò của đạo đức với tư cách là động lực tinh thần của sự phát triển kinh tế - xã hội, để từ đó xây dựng đạo đức phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 4
- Cuốn sách: “Mấy vấn đề về đạo đức học mácxít và xây dựng đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”của tác giả Nguyễn Thế Kiệt, đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề về đạo đức như: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, quy luật vận động và phát triển của đạo đức; Đạo đức mới, vai trò và các nguyên tắc của đạo đức mới (đạo đức xã hội chủ nghĩa); Xây dựng đạo đức mới trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Cuốn sách “Tập bài giảng đạo đức học” của tác giả Phạm Văn Chung, đã góp phần làm sáng tỏ và cụ thể hơn về lịch sử, lý luận và thực tiễn những vấn đề, nội dung đạo đức cơ bản, quan trọng vốn được nêu lên và giải đáp trong lịch sử và lý luận đạo đức như: bản chất, tính chất, nguồn gốc, cơ sở của đạo đức, của các phạm trù: thiện, ác, hạnh phúc, lương tâm, nghĩa vụ, lẽ sống. Tác giả đã xem xét mối liên hệ bên trong giữa các phạm trù, quan niệm đạo đức học theo một trình tự nhất định trong hệ thống của chúng và cuối mỗi bài thường có sự nhận định về vị trí và ý nghĩa của mỗi phạm trù, quan niệm saunày. Luận án tiến sỹ triết học: “Giáo dục đạo đức với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Trần Sỹ Phán, đã làm sáng tỏ thực chất, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người nói chung và sự hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên Việt Nam nói riêng trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, giao lưu hội nhập mở cửa hiện nay. Tác giả khẳng định:Để phát triển giáo dục, đào tạo theo hướng cân đối giữa “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”, trong đó “dạy người” là mục tiêu cao nhất, trước mắt cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên để hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức, những giá trị nhân cách trong họ, mà sự phát triển những phẩm chất đạo đức, những giá trị nhân cách là nội dung cơ bản và là mục tiêu trực tiếp của giáo dục đạo đức. Song, trước xu thế phát triển mới của thời đại, của quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đang đặt chúng ta đứng trước những nguy cơ về sự suy thoái, băng hoại đạo đức, lối sống, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy, việc nghiên cứu các giá trị đạo đức và công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên - một lực lượng quan trọng của đất nước - ngày hôm nay và mai sau là không bao giờ đủ. 5
- Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa thành tựu những công trình nghiên cứu đã có, vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, tác giả mong muốn góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên của nhà trường thông qua kết quả nghiên cứu của mình. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài làm sáng tỏ vai trò, nội dung, thực trạng của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Giảng viên và sinh viên đang giảng dạy và học tập tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu đạo đức và công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. 5. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cách tiếp cận Khảo sát trực tiếp giảng viên và sinh viên. - Phương pháp nghiên cứu Lịch sử - lôgic, phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch, so sánh đối chiếu, điều tra phỏng vấn 6. Nội dung nghiên cứu Chương 1: Đạo đức và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay Chương 2: Thực trạng của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh trong thời gian qua Chương 3: Nguyên nhân và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. 6
- CHƢƠNG 1 ĐẠO ĐỨC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN HIỆN NAY 1.1. Một số vấn đề nhận thức về đạo đức Là một hình thái ý thức xã hội, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin, đạo đức nảy sinh do nhu cầu của đời sống xã hội, là kết quả của sự phát triển lịch sử. C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh rằng: Trước khi sáng lập các thứ lý luận và nguyên tắc, bao gồm cả triết học và lý luận học, con người đã hoạt động, tức là sản xuất là sản xuất ra các tư liệu vật chất cần thiết cho đời sống. “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển của các lực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy họp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định, tương ứng với cơ sở hiện thực đó”[10, tr.14 - 15]. Đạo đức phản ánh một lĩnh vực riêng biệt trong tồn tại xã hội của con người. Khi nói đến đạo đức là nói đến những lề thói và tập tục biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người trong sự giao dịch với nhau hàng ngày. Lề thói và tập tục biểu hiện thành khuôn phép và quy tắc hành vi tồn tại; những khuôn phép và quy tắc được công luận của xã hội hay một giai cấp thừa nhận. Tư tưởng chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo, triết học đều là những hình thái ý thức xã hội riêng biệt, hình thái trong lịch sử và phản ánh các lĩnh vực khác nhau của tồn tại xã hội và tác dụng riêng biệt đối với đời sống xã hội. Toàn bộ tư tưởng thể hiện trong các hình thái ý thức xã hội của một thời đại đều bắt nguồn từ điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, từ tồn tại xã hội của con người trong thời đại đó, ý thức của con người là sự phản ánh tồn tại xã hội của con người. Các quan điểm đạo đức chính là sản phẩm của các chế độ kinh tế, các thời đại kinh tế. Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng Latinh là mos (moris) - lề thói (moralis nghĩa là có liên quan về lề thói, đạo nghĩa). Còn “luân lý” được xem như đồng nghĩa 7
- với “đạo đức” có gốc từ tiếng Hy Lạp là ethicos - lề thói, tập tục. Khi nói đến đạo đức là nói đến những lề thói, tập tục biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người và người trong sự giao tiếp với nhau hằng ngày. Sau này, người ta thường phân biệt hai khái niệm: moral là đạo đức, còn ethicos là đạo đức học. Hai danh từ đó chứng tỏ rằng khi ta nói đến đạo đức là nói đến những lề thói và tập tục biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người trong sự giao dịch với nhau hằng ngày. Lề thói và tập tục biểu hiện thành khuôn phép và quy tắc hành vi tồn tại; những khuôn phép và quy tắc được công luận của xã hội hay của một giai cấp thừa nhận. Sự đánh giá hành vi của con người theo khuôn phép và quy tắc đạo đức biểu hiện thành những khái niệm về thiện và ác, vinh và nhục, chính nghĩa và phi nghĩa. Những khái niệm này thay đổi từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, từ dân tộc này sang dân tộc khác và trong xã hội có giai cấp thì bao giờ cũng biểu hiện lợi ích của một giai cấp nhất định. Khuôn phép và quy tắc đạo đức là yêu cầu của cả xã hội hoặc của một giai cấp nhất định đề ra cho hành vi của mỗi cá nhân. Nó bao gồm hành vi của cá nhân đối với xã hội (đối với Tổ quốc, nhà nước, giai cấp mình và giai cấp đối kháng ) và đối với người khác. Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức nhất định được công luận của xã hội, hay của một giai cấp, dân tộc thừa nhận. Quan niệm của cá nhân về nghĩa vụ của mình đối với xã hội và đối với người khác (khuôn phép hành vi) là tiền đề của hành vi đạo đức cá nhân. Là một thành viên của xã hội, con người phải chịu một sự giáo dục nhất định về ý thức đạo đức, một sự đánh giá đối với hành vi của mình và trong những hoàn cảnh nào đó còn chịu sự khiển trách của lương tâm Cá nhân phải có trách nhiệm chuyển những đòi hỏi của xã hội và những thể hiện của chúng thành nhu cầu, mục đích và hứng thú trong hoạt động của mình. Biểu hiện của sự chuyển hóa này là hành vi cá nhân tuân thủ những ngăn cấm, những khuyến khích, những chuẩn mực cho phù hợp với những đòi hỏi của xã hội Do vậy, sự điều chỉnh đạo đức mang tính tự nguyện và - xét về bản chất - đạo đức là sự tự do lựa chọn của con người. Chủ nghĩa Mác -Lênin quan niệm rằng, kiến trúc thượng tầng được hình thành trên cơ sở hạ tầng và nó sẽ thay đổi theo sự thay đổi của cơ sở hạ tầng. Kiến trúc thượng tầng liên hệ với sản xuất qua cơ sở hạ tầng và phản ánh sự biến đổi trong sản xuất. Sự biến đổi này chỉ có thể phát sinh khi đã có sự biến đổi trong cơ sở hạ tầng. 8
- Kiến trúc thượng tầng cũng có tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng. Trong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp. Như vậy, sự phát sinh và phát triển của đạo đức - xét đến cùng - là một quá trình do sự phát triển của phương thức sản xuất quyết định. Về cơ bản, đạo đức có những đặc trưng sau: Thứ nhất, đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người bên cạnh các phương thức khác như phong tục, tập quán, tôn giáo, pháp luật Đối với đạo đức, sự đánh giá hành vi con người theo khuôn phép chuẩn mực và quy tắc đạo đức biểu hiện thành những khái niệm về thiện và ác, vinh và nhục, chính nghĩa và phi nghĩa. Trong xã hội có giai cấp, đạo đức bao giờ cũng biểu hiện lợi ích của một giai cấp nhất định. Những khuôn phép (chuẩn mực) và quy tắc đạo đức là yêu cầu xã của xã hội hoặc của một giai cấp nhất định đề ra cho mỗi cá nhân. Nó bao gồm hành vi của cá nhân đối với xã hội và đối với người khác. Thứ hai, đạo đức là một hệ thống các giá trị. Đạo đức là một hiện tượng xã hội, mang tính chuẩn mực: mệnh lệnh, đánh giá rõ rệt. Các hiện tượng đạo đức thường biểu hiện dưới hình thức khẳng định, hoặc là phụ định lợi ích chính đáng hoặc không chính đáng nào đó. Có nghĩa, nó bày tỏ sự tán thành hay phản đối trước thái độ hoặc hành vi ứng xử của các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng trong một xã hội nhất định. Vì vậy, đạo đức là một nội dung hợp thành hệ thống giá trị xã hội. Sự hình thành, phát triển và hoàn thiện hệ thống giá trị đạo đức không tách rời sự phát triển và hoàn thiện của ý thức đạo đức và sự điều chỉnh đạo đức. Nếu hệ thống giá trị đạo đức phù hợp với sự phát triển, tiến bộ, thì hệ thống đó có tính tích cực, mang tính nhân đạo; ngược lại, hệ thống đó mang tính tiêu cực, phản động, phản nhân đạo. Thứ ba, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, phản ánh hiện thực đạo đức xã hội.Đạo đức cũng như các quan điểm triết học, chính trị, nghệ thuật, tôn giáo, đều mang tính chất của kiến trúc thượng tầng. Chế độ kinh tế - xã hội là nguồn gốc quan điểm về đạo đức con người. các quan điểm này thay đổi cùng với sự thay đổi của cơ sở hạ tầng đã sinh ra chúng. Cơ sở kinh tế xã hội mới cũng có nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, khuôn phép hành vi mới thích ứng với nó. Ví dụ: thích ứng với chế độ phong kiến, dựa trên cơ sở bóc lột những người nông nô bị cột chặt vào ruộng đất là đạo đức xã hội nông nô. Thích ứng với chế độ tư bản dựa trên cơ sở bóc lột người công nhân làm thuê là đạo đức tư sản. Chế độ xã hội chủ nghĩa tạo ra 9
- một nền đạo đức mới biểu hiện mối quan hệ hớp tác trên tình đồng chí và quan hệ tương trợ lẫn nhau của những người lao động đã được giải phóng khỏi cách bóc lột. Như vậy, sự phát sinh và phát triển của đạo đức, xét đến cùng là một quá trình do sự phát triển của phương thức sản xuất quyết định. Trong tác phẩm Chống Đuy rinh, Ph.Ăng ghen đã khẳng định rằng, thực chất và xét đến cùng, các nguyên tắc, chuẩn mực, quan điểm đạo đức chẳng qua chỉ là sản phẩm và quan hệ tương trợ lẫn nhaucủa các chế độ kinh tế, các thời đại kinh tế mà thôi. Thứ tư, trong xã hội có giai cấp, đạo đức mang tính giai cấp. Tính giai cấp là một trong những biểu hiện bản chất xã hội của đạo đức. Các nhà triết học trước C.Mác và ngoài mácxít hoặc là không thấy tính giai cấp của đạo đức, hoặc là cố tình phụ nhận tính giai cấp của đạo đức. Vì vậy, họ thường tuyệt đối hóa tinh thần nhân loại phổ biến của đạo đức và tuyên truyền cho những chuẩn mực, những giá trị đạo đức chung chung có thể áp dụng cho mọi thời đại, mọi dân tộc, mọi giai cấp. Chủ nghĩa Mác -Lênin không phủ nhận tính phổ biến toàn nhân loại của đạo đức, nhưng khẳng định rằng, trong điều kiện xã hội có giai cấp đối kháng thì không thể có một nền đạo đức chung thống nhất cho mọi giai cấp. Ph.Ăng ghen chỉ rõ: “Con người dù tự giác hay không tự giác, rút cuộc đều rút ra những quan niệm đạo đức của mình từ những quan hệ thực tiễn đang làm cơ sở cho vị trí giai cấp của mình, tức là từ những quan hệ kinh tế trong đó người ta sản xuất và trao đổi” [11, tr.136]. Vì vậy, trong xã hội có giai cấp đối kháng, tương ứng với mỗi giai cấp nhất định là một hệ thống đạo đức nhất định biện hộ cho lợi ích của giai cấp đó. “Cho đến nay xã hội đã vận động trong những sự đối lập giai cấp, cho nên đạo đức cũng luôn luôn là đạo đức của giai cấp” [11, tr.137]. Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh và khẳng định lợi ích của mỗi giai cấp. Mỗi giai cấp đều sử dụng đạo đức của mình như là công cụ bảo vệ lợi ích của mình. Tuy nhiên, hệ thống đạo đức được áp đặt cho toàn xã hội bao giờ cũng là hệ thống đạo đức của giai cấp thống trị, mặc dù, trong cuộc sống hằng ngày, mỗi giai cấp vẫn ứng xử theo những lợi ích trực tiếp của mình.Còn giai cấp bị trị, do bị tước đoạt mất những điều kiện và tư liệu sản xuất tinh thần, các giai cấp bị thống trị không thể đạo đức của mình ngang tầm với đạo đức của giai cấp thống trị. Hệ thống này luôn bị chèn ép và do đó kém phát triển. Chính vì 10
- vậy, đạo đức của giai cấp bị trị không đủ điều kiện để ảnh hưởng đến toàn bộ các thành viên của giai cấp mình. Nó tồn tại như cái không chính thống, không phổ biến bằng đạo đức của giai cấp thống trị, vì các giai cấp bị trị không có điều kiện để sản xuất, tuyên truyền và sử dụng đạo đức của mình trên phạm vi toàn xã hội. Sự phân biệt giai cấp là một hiện tượng có tính lịch sử, do vậy, tính giai cấp của đạo đức cũng có tính lịch sử. Sự phân chia xã hội thành giai cấp đối kháng làm cho đạo đức xã hội mang đi tính thống nhất ban đầu của nó. Truyền thống đạo đức của xã hội nguyên thủy được tiếp tục trong đạo đức của những người lao động, những người bóc lột. Trong giai cấp thống trị coi thường lao động và người lao động. Điều đó được phản ánh vào trong đạo đức học. Các học thuyết đạo đức chính thống - tức là những học thuyết đạo đức biện hộ cho địa vị, sự thống trị và lợi ích của giai cấp thống trị đều cho rằng, những phẩm chất, những đức tính như: sự công minh, tính hào hiệp, lòng dũng cảm là thuộc về những người thuộc tầng lớp trên của xã hội, còn những thói xấu về mặt đạo đức, sự phục tùng là bản chất của những người ở tầng lớp dưới. Ví dụ như Platon cho rằng, chỉ có một số ít người ưu tú mới có năng lực đạo đức, còn đại bộ phận dân chúng không có năng lực đạo đức, chỉ có năng lực đạt đến sự khuất phục. Còn Khổng Tử khẳng định, người quân tử cầu nghĩa, kẻ tiểu nhân cầu lợi Trong xã hội có giai cáp, ngoài những giai cấp đối kháng còn tồn tại những giai cấp và tầng lớp trung gian: những người bình dân, tiểu tư hữu. Đạo đức của các giai cấp, tầng lớp này thường đan xen những chuẩn mực của cả giai cấp thống trị lẫn bị trị. Đạo đức của giai cấp thống trị không chỉ tác động trong giai cấp thống trị, mà còn ảnh hưởng nhất định đến những giai cấp khác. Ví dụ, thái độ coi thường lao động, trọng nam khinh nữ, thói gia trưởng vốn là đạo đức của giai cấp phong kiến, nhưng trong chừng mực nhất định đã ảnh hưởng tới nhân dân lao động. Cùng với tính giai cấp, tính dân tộc cũng là một trong những biểu hiện bản chất xã hội của đạo đức. Có sự khác nhau về chuẩn mực đạo đức, những đức tính và thói xấu giữa các dân tộc khác nhau. Sự khác nhau đó xuất phát từ sự khác nhau trong điều kiện sinh hoạt vật chất, do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất không giống nhau. Ví dụ, khi các quốc gia phương Tây đã ở trình độ văn minh công nghiệp, đã thiết lập các quan hệ tư bản trên mọi lĩnh vực xã hội thì các quốc gia phương Đông còn ở tình trạng tiền tư bản. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đòi hỏi 11
- những chuẩn mực và những giá trị đạo đức khác với nền sản xuất nông nghiệp của xã hội tiền tư bản. Bởi vậy, giữa các quốc gia phương Đông và các quốc gia phương Tây còn tồn tại khá nhiều khác biệt về các chuẩn mực và giá trị đạo đức. Ở phương Tây, những đức tính, chuẩn mực, giá trị đạo đức gắn liền và phản ánh những yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường. Tinh thần thực tế, tính tháo vát, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, khát vọng làm giàu, chủ nghĩa cá nhân, ý chí tự khẳng định luôn là những chuẩn mực, những định hướng giá trị nổi trội. Còn ở phương Đông, nền kinh tế nông nghiệp và những quan hệ phong kiến đòi hỏi những đức tính, những chuẩn mực gắn liền với tinh trạng trì trệ của kinh tế và xã hội, cùng với những quan hệ đẳng cấp dường như bất di bất dịch. Những chuẩn mực, những yêu cầu của Nho giáo như: trung, hiếu, tiết, hạnh, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín chính là sự phản ánh điển hình tình trạng đó. Tính dân tộc của đạo đức còn bị quy định bởi các yếu tố tự nhiên, tức là sự khác biệt về mặt địa lý, khí hậu, địa vực cư trú của các dân tộc, tộc người. Bên cạnh đó, tính dân tộc của đạo đức cũng bị quy định bởi sự khác biệt, tính độc đáo trong bản sắc văn hóa của các dân tộc. Trong quá trình thích ứng với những điều kiện địa lý khác nhau, các dân tộc, các tộc người khác nhau hình thành các thói quen, tập tục, cách ứng xử khác nhau với tự nhiên, với con người, từ đó hình thành những chuẩn mực, những quan niệm giá trị, những đánh giá đạo đức khác nhau. Ví dụ, trong điều kiện tự nhiên bất lợi cho sản xuất thì những yêu cầu, chuẩn mực như cần cù, tiết kiệm, phân phối công bằng trở thành những chuẩn mực ưu trội. Đồng thời, sự trừng phạt đối với việc vi phạm những chuẩn mực này cũng trở nên nghiêm khắc hơn. Hay như, trong điều kiện giá lạnh vùng Bắc cực, tộc người Exkimô luôn phải mặc da thú che kín người. Vì vậy, đối với họ, ăn mặc kín đáo là một chuẩn mực đạo đức. Tình cảm xấu hổ của họ đối với lối ăn mặc thiếu kín đáo phát triển mạnh hơn so với những tộc người da đỏ sống ở vùng nhiệt đới. Một số tộc người da đỏ ở Nam Mỹ cho đến nay vẫn còn sống khỏa thân. Khí hậu nhiệt đới khiến họ không hình thành ý thức và tình cảm đạo đức đối với trang phục. Bên cạnh đó, tính dân tộc của đạo đức còn được quy định bởi sự khác biệt, tính độc đáo trong bản sắc văn hóa của các dân tộc. Nhân tố này ban đầu cũng phụ thuộc vào điều kiện sinh hoạt vật chất; nhưng sau đó, với tư cách là yếu tố thuộc kiến trúc 12
- thượng tầng, nó có tính độc lập tương đối nhất định và tác động một cách mạnh mẽ đến đạo đức. Bản sắc đó được phản ánh vào đạo đức tạo nên tính độc đáo của các quan niệm, các chuẩn mực, cách ứng xử đạo đức, nghĩa là tạo nên tính độc đáo trong đời sống đạo đức của mỗi dân tộc. Ph.Ăngghen đã từng khẳng định: “Từ dân tộc này sang dân tộc khác, từ thời đại này sang thời đại khác, những quan niệm về thiện và ác đã biến đổi nhiều đến mức chúng thường trái ngược hẳn nhau” [11, tr.135]. Ví dụ, Nhật bản ở trình độ phát triển về trình độ sản xuất, về khoa học - kỹ thuật, về xã hội chẳng khác gì Mỹ và các nước Tây Âu, nhưng Nhật Bản vẫn có truyền thống văn hóa, tinh thần võ sĩ đạo, sự đề cao các giá trị cộng đồng. Ngày nay, tính dân tộc của văn hóa nói chung, của đạo đức nói riêng không chỉ là một thực tế, mà còn là một thực tế được tự giác xây dựng. Các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, rất có ý thức trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của văn hóa và đạo đức. Ở nước ta, yêu cầu xây dựng “hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu thời đại” đã được khẳng định tại Đại hội lần thứ VIII của Đảng. Và yêu cầu này đã được cụ thể hóa tại Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII thành những chuẩn mực, những đức tính, đó là: - “Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. - Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung. - Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương, phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. - Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. - Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực” [2, tr.58 - 59]. Tuy nhiên, khi khẳng định tính dân tộc của đạo đức, không vì vậy mà phủ nhận tính nhân loại chung của đạo đức. Tính nhân loại của đạo đức tồn tại ở hình thức thấp được biểu hiện ở những quy tắc đơn giản, thông thường, nhưng lại rất cần thiết để 13
- đảm bảo trật tự bình thường cho cuộc sống hằng ngày của con người. Biểu hiện cao hơn trong tính nhân loại của đạo đức là những giá trị đạo đức tiến bộ nhất trong từng giai đoạn phát triển lịch sử. Những giá trị đạo đức này thường là những giá trị đạt được ở các giai cấp tiến bộ nhất trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử nhân loại. 1.2. Tầm quan trọng và nội dung của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên 1.2.1. Tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Sinh viên là một bộ phận quan trọng của dân tộc, là tương lai của sự phát triển đất nước. Sinh viên có độ tuổi trung bình khoảng từ 18 đến 25 tuổi. Xét về mặt sinh lý thì đây là lứa tuổi trong giai đoạn “dậy thì”. Ở giai đoạn này, hình thể đã đạt được sự hoàn chỉnh về cấu trúc và phối hợp giữa các chức năng. Thời kỳ đầu của giai đoạn này, con người đạt được 9/10 chiều cao và 2/3 trọng lượng của cơ thể trưởng thành. Bộ não đã đạt được trọng lượng tối đa (khoảng 1.400 gram), hoạt động thần kinh cao cấp đã đến mức trưởng thành vì số tế bào thần kinh phát triển tương đối đầy đủ. Các chức năng sinh sản bắt đầu quá trình hoàn thiện; giới tính phân biệt rõ ràng và phát triển đầy đủ ở mỗi giới cả về hình thể lẫn biểu hiện nội tiết tố. Xét về mặt tâm lý thì đây là thời kỳ phát triển trí tuệ được đặc trưng bởi sự nâng cao năng lực trí tuệ, biểu hiện rõ nhất ở khả năng tư duy sâu sắc và mở rộng, có năng lực giải quyết những nhiệm vụ trí tuệ ngày càng khó khăn hơn, có khả năng lập luận lô gic, trí tưởng tượng phong phú. Thời kỳ này cũng là thời kỳ phát triển khả năng hình thành ý tưởng trừu tượng, khả năng phán đoán, nhu cầu hiểu biết và học tập cao. Ở độ tuổi này, sinh viên có tính nhảy bén cao, khả năng giải thích và gắn ý nghĩa cho những ấn tượng cảm tính nhờ vào kinh nghiệm và tri thức có trước đây. Sự phát triển này cùng với óc quan sát tích cực và nghiêm túc sẽ tạo ra khả năng cho lứa tuổi này biết cách lĩnh hội kiến thức một cách tối ưu. Đây chính là cơ sở vững chắc cho toàn bộ quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên. Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng của lứa tuổi sinh viên là sự phát triển của khả năng tự ý thức. Tự ý thức có chức năng điều chỉnh nhận thức, sự đánh giá toàn diện về bản thân và vị trí của mình trong cuộc sống. Tự ý thức chính là điều kiện để phát triển và hoàn thiện nhân cách, hướng nhân cách theo yêu cầu của xã hội. 14
- S K L 0 0 2 1 5 4