Bài tiểu luận về chuyến đi tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh

doc 12 trang phuongnguyen 230
Bạn đang xem tài liệu "Bài tiểu luận về chuyến đi tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tieu_luan_ve_chuyen_di_tham_quan_bao_tang_ho_chi_minh.doc

Nội dung text: Bài tiểu luận về chuyến đi tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI TIỂU LUẬN VỀ CHUYẾN ĐI THAM QUAN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Kiều Lớp : 07QK1 MSSV : 130700849
  2. Sinh viên: Nguyễn Thị Kiều Trường ĐH hùng Vương Lớp : 07QK1 Khoa quản trị kinh doanh MSSV : 130700849 Môn Tư Tưởng HCM  BÀI TIỂU LUẬN VỀ CHUYẾN ĐI THAM QUAN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH BÀI LÀM .PHẦN 1 : VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ HỒ CHÍ MINH Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và giáo dục gia đình đã ảnh hưởn sâu sắc đến Hồ Chủ tịch ngay từ thời niên thiếu. Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước. Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những côngnhân và những người dân thuộc địa, vừa lao động để sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách
  3. mạng. Năm 1917, thắng lợi vang dội của cách mạng tháng Mười Nga đã đưa Hồ Chủ tịch đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Ra sức nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã nhận rõ đường lối duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội. Cùng năm ấy, Người thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước để tập hợp Việt Kiều ở Pháp. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Đầu năm đó, Người gửi đến Hội nghị Véc-xây (Pháp) "Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam", đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam. . Tháng 12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện trên đây đánh dấu bước ngoặt trong đời hoạt động cách mạng của Người, bước ngoa chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và năm 1922 xuất bản báo "Người cùng khổ" ở Pháp. Tháng 6/1923, Người từ Pháp đi Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tham gia công tác của Quốc tế cộng sản. Cùng năm đó, Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế nông dân. Năm 1924, người dự Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản và được cử làm Ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam, hướng dẫn và xây dựng phong trào cách mạng và phong trào Cộng sản ở các nước Đông - Nam châu Á. Năm 1925, Người thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. Tháng 6/1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên và mở lớp huấn luyện đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động. Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các nhóm cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong thời gian từ 1930 đến 1940, Người ở nước ngoài tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có
  4. những chị thị quý báu cho Ban chấp hành Trung ương Đảng ta. Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài Người về nước triệu tâp hội nghị n thứ tám của Ban chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), gấp rút xây dựng lực lượng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 22/12/1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay và xây dựng căn cứ địa cách mạng. Tháng 8/1945, trong không khí sôi sục cách mạng của thời kỳ tiền khởi nghĩa, Người cùng Trung ương triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã cử Người làm chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2/9/1945, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và nhân dân toàn thế giới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Trong những ngày đầu cách mạng, nước ta có nhiều khó khăn chồng chất và bị bao vây bốn phía. Nạn đói do phát xít Nhật - Pháp gây ra đã giết hại hơn hai triệu người Việt Nam. Tháng 9/1945 câu kết với các đế quốc Mỹ, Anh và bọn phản động Quốc dân Đảng Trung Quốc, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm mưu xóa bỏ mọi thành quả của Cách mạng tháng Tám. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân ra vừa đánh trả bọn thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, vừa đối phó với bọn phản động Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc. Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 được ký kết giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp. Quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi miền Bắc Việt Nam. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam, kéo ra miền Bắc và lấn dần từng bước ở miền Bắc, âm mưu tieến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước tình hình
  5. ấy, tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến và cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài chống thực dân Pháp đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ (1954). Tháng 7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Miền Bắc Việt Nam được giải phóng. Nhưng một nửa nước ở miền Nam bị đế quốc Mỹ biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Tháng 9/1960, đại hội lần thứ ba của Đảng đã họp, thông qua nghị quyết về hai nhiệm vụ chiến lược và bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người và của Ban chấp hành Trung ương đảng, nhân dân ta vừa đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiếng chống Mỹ, cứu nước để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Ngày 2/9/1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi. Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới. Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên hợp quốc UNESCO ra nghị quyết về kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh "Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là một nhà văn hóa lớn" (HỒ CHÍ MINH VIETNAMESE HERO OF NATIONAL LIBERATION AND GREAT MAN OF CULTURE) vào năm 1990. PHẦN 2 : LỊCH SỬ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
  6. Bến Nhà Rồng-di tích lịch sử Bến Nhà Rồng - hay khu lưu niệm Bác Hồ nằm trên ngã ba sông Sài Gòn, đầu đường Nguyễn Tất Thành. Nơi đây ngày 5/6/1911 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xuống tàu "Đô đốc Latouche Tréville" ra đi tìm đường cứu nước. Nhà Rồng nguyên là trụ sở của đại diện hãng chuyên chở hàng hải Pháp (thuộc Công ty vận tải đường biển Pháp Messageries Pharitimes) xây cất năm 1862 làm nơi ở cho viên tổng quản lý và là nơi bán vé tàu. Toà nhà có hình 2 con rồng trên nóc. Con tầu đầu tiên rời bến Nhà Rồng vào tháng 11 năm 1862. Ngày 3 tháng 9 năm 1979, Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh quyết định lấy Nhà rồng là "Khu lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh" (tức Bảo tàng Hồ Chí Minh - Bến Nhà Rồng). Bên trong khu nhà lưu niệm có trưng bày nhiều hình ảnh và hiện vật về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch. Từ đó đến nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Bến Nhà Rồng đã đón tiếp hàng chục triệu lượt khách trong và ngoài nước vào tham quan. Ngoài ra, tại đây thường tổ
  7. chức những cuộc vui lớn, biểu diễn nghệ thuật, nghe kể chuyện truyền thống, tổ chức lễ kết nạp Đảng, kết nạp Đoàn viên Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh hiện tọa lạc tại số 1 Nguyễn Tất Thành, phường 12, quận 4 ( Điện thoại: (84-8) 9 401 094. ). Là một đơn vị thuộc Sở Văn hoá Thông tin TP. Hồ Chí Minh và là một chi nhánh nằm trong Hệ thống các Bảo tàng và Di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước. Bảo tàng - trước đây là trụ sở của Tổng Công ty vận tải Hoàng đế (Messageries Impériales) - một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Ngôi nhà được xây dựng từ giữa năm 1862 đến cuối năm 1863 hoàn thành với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mô típ "Lưỡng long chầu nguyệt" - một kiểu kiến trúc quen thuộc của đình chùa Việt Nam. Với kiểu kiến trúc độc đáo đó nên trụ sở của Tổng Công ty vận tải Hoàng đế (Hotel Des Messageries Impériales) còn được gọi là Nhà Rồng và bến cảng cũng mang tên là Bến cảng Nhà Rồng. Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam, thương cảng Sài Gòn được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý. Họ đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế quay đầu ra. Năm 1965, ngôi Nhà Rồng do quân đội Mỹ sử dụng làm trụ sở của Cơ quan Tiếp nhận viện trợ quân sự Mỹ. Năm 1975, sau ngày đất nước thống nhất, Nhà Rồng - biểu tượng của cảng Sài Gòn - thuộc Cục đường biển Việt Nam quản lý. Để ghi nhớ sự kiện ngày 5/6/1911, Bác Hồ (lúc bấy giờ là Văn Ba) đã xuống tàu Amiral Latouche Tréville từ bến cảng Sài Gòn, để đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước, sau ngày giải phóng đất nước Nhà Rồng được giữ lại làm Di tích Lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 2/9/1979 - nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của Người - nơi đây đã mở cửa đón khách tham quan phần trưng bày về "Sự nghiệp tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1945)". Đến ngày 20/9/1982, Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh ra quyết định số 236/QĐUB thành
  8. lập "Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh". Sau hơn 10 năm hoạt động, đến ngày 30/10/1995, Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh ra quyết định số 7492/QĐ-UB- NCVX chính thức chuyển "Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh" thành " Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh". Bảo tàng có nhiệm vụ nghiên cứu sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở các tư liệu, hiện vật của Bảo tàng; đặc biệt nhấn mạnh đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đuờng cứu nước và mối quan hệ của Bác đối với nhân dân Sài Gòn và nhân dân miền Nam Việt Nam. Ngoài những hoạt động chính, Bảo tàng còn tiến hành những hoạt động tuyên truyền giáo dục rộng rãi nhằm làm cho tư tưởng và đạo đức của Hồ Chủ tịch đi sâu vào quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Đó là các hoạt động như: tổ chức các Hội nghị khoa học, các cuộc tọa đàm giữa các thế hệ, nói chuyện chuyên đề về Bác, chiếu phim, thực hiện sưu tập những tư liệu hồi ký về Bác, các ấn phẩm về Bảo tàng, tổ chức kết nạp Đảng, Đoàn, Đội; tổ chức thi Tiếng hát về Bác Hồ. . . Bảo tàng còn là nơi hội họp, gặp gỡ của các tổ chức, đoàn thể đến sinh hoạt truyền thống, học tập và vui chơi; là nơi ra quân của nhiều phong trào cách mạng sôi nổi của thành phố, đặc biệt các ngày 30/4, 1/5, 5/6, 2/9 Trong hơn 20 năm hoạt động, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã trở thành một trung tâm giáo dục về lịch sử cách mạng, về tư tưởng đạo đức và cuộc đời hoạt động cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bảo tàng đã đón tiếp trên 15 triệu lượt khách tham quan từ khắp nơi trong nước và khách quốc tế, đặc biệt có hàng trăm đoàn nguyên thủ quốc gia và cao cấp các nước đến thăm viếng, tìm hiểu nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. . . Với những thành tích trên, sau 5 năm 1992 - 1996 Bảo tàng vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao Động hạng III. Đặc biệt, năm 1998 nhân dịp kỷ niệm 300 năm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Rồng đã được chọn làm biểu tượng của Thành phố. Đồng thời UBND Thành phố đã phối hợp với Hiệp hội Lyon của Pháp đầu tư trang bị hệ thống chiếu sáng mỹ thuật cho Bảo tàng, công trình đã khánh
  9. thành vào ngày 21/11/1998, làm nổi bật một cách hài hòa các khối kiến trúc đem lại sức sống và năng động cho ngôi Nhà Rồng về đêm. Bến Nhà Rồng khởi đầu là một thương cảng lớn của Sài Gòn. Thương cảng này nằm trên sông Sài Gòn và được xây dựng từ 1864, trên khu vực gần cầu Khánh Hội, nay thuộc quận 4. Tại nơi đây, vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau này lây tên là Hồ Chí Minh) đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville làm phụ bếp để có điều kiện sang châu Âu. Do đó, từ 1975 toà trụ sở xưa của thương cảng Nhà Rồng đã được chính quyền Việt Nam xây dựng lại thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh. Kiến trúc của Nhà Rồng Nhà Rồng được khởi công xây dựng ngày 4 tháng 3 năm 1863, do “Công ty vận tải đường biển” Pháp Messageries Maritimes xây cất để làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu. Nóc nhà gắn hình rồng, ở giữa thay vì trái châu thì là chiếc phù hiệu mang hình “Đầu ngựa và chiếc mỏ neo”. Phù hiệu “Đầu ngựa” hàm chỉ thời trước bên Pháp, công ty này chuyên lãnh chở đường bộ với ngựa kéo xe, còn “Mỏ neo” tượng trưng cho tàu thuyền. Trụ sở công ty được giới bình dân gọi là nhà Rồng, có nhiều thuyết về cái tên này: có thuyết nói rằng vì có gắn đôi rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh trên nóc nhà[1], một thuyết khác cho rằng khác là Nhà Rồng có nghĩa là Gia Long với Nhà là Gia, Rồng là Long, bến Nhà Rồng được người Pháp đặt để nhớ tới quan hệ của vua Gia Long với nước Pháp[2]. Người lớn tuổi gọi tên là Sở Ông Năm, vì hãng tàu biển này do quan năm Pháp Domergue đứng ra sáng lập. Vào tháng 10 năm 1865, người Pháp cho dựng cột cờ Thủ Ngữ. Từ "Thủ ngữ" có nghĩa là sở canh tuần tàu biển. Cột cờ treo cờ hiệu để cho tàu thuyền ra vào Cảng nên biết vào ngay hay chờ đợi. Năm 1893, trụ sở công ty Nhà Rồng dùng đèn điện, dùng bóng đèn 16 nến, sáng leo lét, kém xa mấy ngọn đèn lồng thắp dầu lửa mà tòa đô chính cho thắp thử ở đường Catina (Đồng Khởi). Gần cuối năm 1899, công ty được phép xây cất bến cho tàu cặp vào. Bến lót ván
  10. dày, đặt trên trụ sắt dọc theo mé sông 42 mét (phía tàu cặp vào). Bến này cách bến kia 18 mét. Bề ngang là 8 mét. Từ bờ ra bến có cầu rộng 10 mét. Ban đầu xây hai bến rồi xây thêm bến thứ ba. Năm 1919, công ty được phép xây bến bằng xi măng cốt sắt, nhưng không thực hiện được, phải đến tháng 3 năm 1930 mới hoàn thành bến mới, chỉ một bến nhưng dài 430 mét. Toàn bộ kiến trúc xưa của tòa trụ sở thương cảng Nhà Rồng hầu như còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. PHẦN 3 : VÀI ĐIỀU CẢM NHẬN VỀ CHUYẾN ĐI BẢO TÀNG Bảo tàng Hồ Chí Minh lưu giữ hơn 12 vạn tài liệu, hiện vật, phim ảnh gốc về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước, học tập tư tưởng, đạo đức trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; bồi dưỡng các thế hệ người Việt Nam kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Qua đó em có thể phần nào học hỏi kinh nghiệm cũng như rèn luyện đạo đức để trở thành một người có ích cho xã hội Sau đây là đôi điều suy nghĩ khi tham quan bảo tàng Khi mới bước vào Bảo tàng em tôi thấy bảo tang được chia làm 3 không gian chính gắn liền với những giai đoạn lịch sử của cuộc đời Hồ Chí Minh, phía bên phải là hình ảnh đất nước ta, phía bên trái là bối cảnh thế giới trong những năm đầu thế kỷ XX, và chính giữa là “con đường Hồ Chí Minh”. Hình ảnh tiếp theo mà em được thấy đó là bức phù điêu có tên gọi “Con rồng cháu tiên” - hình ảnh quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam. Tiếp theo đó là làng sen quê Bác - căn nhà nhỏ nơi Người đã sinh ra và lớn lên. Từ đây, hàng loạt những sự kiện quan trọng, như là những mốc đánh dấu cho cuộc đời hoạt động cách mạng và cho tư tưởng của Người, lần lượt được khắc họa như: hình ảnh của những con sóng thể hiện cuộc hành trình năm 1911 đến trước năm 1920 trước khi Người đến với bản Luận cương của Lê-nin , sự mô phỏng của những bức phù điêu về cuộc hợp nhất thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, hay những mô hình về
  11. cuộc sống của nhân dân ta, về những địa danh, về lịch sử kháng chiến của dân tộc, về hang Pắcpó, về suối Lênin , tất cả đều được tái hiện lại như đưa chúng em trở về với một thời hào hùng của cả dân tộc. Khi tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh em được nhìn lại chặng đường làm việc của Bác, một niềm kính trọng dâng đầy trong em. Một con người, một tư tưởng lớn đã đưa đất nước thoát khỏi chiến tranh, đưa đất nước phát triển. Tham quan bảo tàng em cũng thấy bất ngờ về chính mình, đã từ lâu em hầu như ít còn để ý đến những cảm xúc, những suy tư, trăn trở về cuộc sống, về những con người đang sống quanh mình. Nhịp sống hối hả của đô thị đã cuốn em vào vóng xoáy, học tập, làm thêm, tham gia chỗ này chỗ khác đã dành hết thời gian cuả em, em chỉ muốn có thêm nhiều thời gian nhưng chỉ là để ngủ.Thế nhưng, hôm khi đi tham quan bảo tàng em đã gặp lại cảm xúc của mình cách đây khá lâu, cảm xúc biết ơn những người đi trước, những người đã đổ máu xương để chúng ta sống, học tập ngày hôm nay, để sáng dậy, mở mắt ra ta được nhìn thấy những người thân yêu, được hít thở bầu không khí trong lành, được làm những công việc yêu thích. Điều thú vị đối với chúng ta khi tới với bảo tàng Hồ Chí Minh là có thể tận mắt nhìn thấy những bài báo, những bài thơ, những văn kiện quan trọng mà chúng ta vẫn thường được nghe trên giảng đường. Đặc biệt, rất nhiều những lá thư mà Người viết cho những cán bộ của Đảng ta, viết cho nhân dân ta, và kể cả những lá thư riêng. Qua lời người hướng dẫn, mỗi lá thư Bác viết dù việc công hay tư đều chứa dựng tình cảm dạt dào và nó đã động viên nhân dân ta quyết tâm, đoàn kết để kháng chiến. Ngoài những vần thơ, những bài báo, chúng ta còn có thể hiểu thêm về tư tưởng, tình cảm và những chặng đường hoạt động của Người qua các di vật, qua những món quà mà nhân dân ta, cũng như nhân dân trên thế giới gửi biếu Bác. Nếu như cảm giác ban đầu trong mỗi chúng ta là được quay trở về với lịch sử thì càng về sau sự xúc động nghẹn ngào không thể dấu kín trên nét mặt khi nghe về những năm tháng cuối cùng của cuộc đời Bác. Bác không có gia đình, không có con cái , nhưng toàn thể dân tộc ta là đại gia đình, là những người thân yêu nhất của Người. Mong muốn sau cùng của cuộc đời Bác là được về thăm lại miền Nam
  12. nhưng mong muốn đó không thực hiện được và đã trở thành một nỗi day dứt trước khi Người đi xa. “ Bác ơi, tim Bác mênh mông thế! Ôm cả non sông mọi kiếp người ” Hình ảnh cuối cùng về Bác mà chúng ta chiêm ngưỡng là bức ảnh Người vẫn tay chào, do nhân dân Nhật Bản gửi tặng Bảo tàng. Điều đặc biệt của bức ảnh lớn đó là nó được làm từ 40.000 hạt gốm mà khi ta đứng ở bất kỳ vị trí nào cũng thấy được ánh mắt hiền hòa của Bác đang trìu mến nhìn chúng ta. Sau khi buổi thăm quan kết thúc nhưng những cảm xúc cũng như những suy nghĩ thì vẫn động lại trong lòng những ai đã từng đến đây. Mỗi người sẽ có những cảm nhận của riêng mình, sẽ có những hình ảnh ấn tượng của riêng mình. Nhưng chung lại, các bạn sinh viên khi đến đây đều cảm thấy được giá trị của buổi học nhận thức, nó đưa ta đến với nhiều điều thực tế và sinh động hơn, những điều mà có thể trước đây ta chưa từng nghĩ về nó Thế mà đã có những lúc ta cảm thấy chán nản, thấy ta thật bất hạnh biết bao. Chắc các bạn đi tham quan bảo tàng cũng có những cảm xúc như em tôi, sẽ cảm thấy cuộc sống thật đáng quý biết bao, sẽ tự hứa với mình sẽ cố gắng để sống thật tốt, thật có ích. Tham quan bảo tàng thật có ích biết bao!