Bài thực hành Ứng dụng Gis trong quản lý môi trường

ppt 18 trang phuongnguyen 4800
Bạn đang xem tài liệu "Bài thực hành Ứng dụng Gis trong quản lý môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_thuc_hanh_ung_dung_gis_trong_quan_ly_moi_truong.ppt

Nội dung text: Bài thực hành Ứng dụng Gis trong quản lý môi trường

  1. Bài thực hành: Ứng dụng Gis trong quản lý môi trường Bài 1: Phân tích mạng Network Analysis (Ứng dụng cho mạng lưới thu gom rác trong trường Đại học Đà Lạt)
  2. Phương pháp 1. Xây dựng cấu trúc mạng: ⚫ Xây dựng các trường dữ liệu F_node, T_node, name và length cho lớp dữ liệu đường giao thông. ⚫ Xây dựng lớp dữ liệu vị trí các thùng rác dọc các tuyến đường và vị trí các giảng đường 2. Chạy thử mạng 3. Xác định lại cấu trúc mạng 4. Thực hiện các phép phân tích: - Find Best Route: Tìm lộ trình tốt nhất - Find Closest Facility: Tìm vị trí thuận lợi nhất
  3. Ghi chú ⚫ Khi số hóa, các tuyến đường giao nhau phải cắt nhau, không được băng ngang nhau. ⚫ Phải tính chiều dài (và thời gian) cho từng đoạn đường ⚫ Vị trí các thùng rác và các giảng đường phải nằm trên đường giao thông, không được nằm cách xa đường.
  4. Bài thực hành: Ứng dụng Gis trong quản lý môi trường Bài 2: LỰA CHỌN VỊ TRÍ THÍCH HỢP XÂY DỰNG BÃI CHÔN LẤP
  5. Phương pháp: Sử dụng công cụ Geoprocessing Wizard: 1. Dissolve features based on an attribute • Chức năng: Tập hợp các đối tượng có giá trị thuộc tính giống nhau • Input: lớp dữ liệu chứa các đối tượng cần tập hợp • Out put: Lớp dữ liệu kết quả 2. Merge themes together • Chức năng: gắn kết các đối tượng của hai hoặc nhiều lớp dữ liệu vào 1 lớp dữ liệu. Các thuộc tính sẽ được giữ lại nếu chúng có tên giống nhau • Input: Các lớp dữ liệu cần ghép • Output: lớp dữ liệu kết quả
  6. 3. Clip one theme based on another: • Chức năng: cắt một lớp dữ liệu bằng một lớp dữ liệu khác. Kết quả tạo một lớp dữ liệu mới có hình dạng của lớp dữ liệu dùng để cắt và thuộc tính của lớp dữ liệu bị cắt. • Input: Lớp dữ liệu bị cắt • Clip theme: Lớp dữ liệu dùng để cắt • Result Theme: Lớp dữ liệu bị cắt có hình dạng của lớp dữ liệu dùng để cắt và thuộc tính của lớp bị cắt 4. Intersect two themes • Chức năng: Cắt một lớp dữ liệu bằng một lớp dữ liệu khác. Kết quả tạo một lớp dữ liệu mới có hình dạng của lớp dữ liệu dùng để cắt và thuộc tính của cả 2 lớp dữ liệu. Phép cắt này chỉ lấy phần chung giữa 2 lớp dữ liệu. • Input: lớp dữ liệu bị cắt • Overlay: lớp dữ liệu dùng để cắt • Output: lớp dữ liệu kết quả có hình dạng của lớp dữ liệu dùng để cắt và thuộc tính của cả 2 lớp dữ liệu
  7. 5. Union two themes • Chức năng: cắt 1 lớp dữ liệu bằng một lớp dữ liệu khác. Kết quả tạo một lớp dữ liệu mới có hình dạng và thuộc tính của cả 2 lớp dữ liệu. • Input: Lớp dữ liệu bị cắt • Overlay: Lớp dữ liệu dùng để cắt • Output: Lớp dữ liệu kết quả có hình dạng và thuộc tính của cả 2 lớp dữ liệu 6. Assign data by location (Spatial Join) • Chức năng: kết hợp bảng thuộc tính của lớp dữ liệu 2 vào bảng thuộc tính của lớp dữ liệu 1 khi 2 lớp dữ liệu này có chung vị trí.
  8. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN 1. Xác định các yêu cầu của bài toán: • Nền địa chất ổn định, không có đứt gãy, không sụp lún (Lớp dữ liệu địa chất) • Nền đất không thấm nước (Lớp dữ liệu về đất) • Không có mạch nước ngầm (Lớp dữ liệu địa chất) • Xa khu dân cư (Lớp dữ liệu dân cư) • Quản lý theo địa giới hành chính (Lớp dữ liệu ranh giới hành chính) • Ưu tiên sử dụng đất trống, đồi trọc, đất chưa sử dụng (Lớp dữ liệu hiện trạng sử dụng đất) • 2. Lựa chọn phép phân tích phù hợp (Clip, Intersect hoặc Union) để có kết quả là một lớp dữ liệu có đầy đủ thông tin của tất cả các lớp dữ liệu liên quan 3. Thực hiện truy vấn (Query) để tìm vị trí thỏa mãn điều kiện (1)
  9. ⚫ Thực hiện phân tích Union giữa lớp “hanhchinh_dalat” và “diachat_dalat”. Đặt tên cho lớp dữ liệu kết quả là “diachat_hanhchinh”. Lớp dữ liệu này có thông tin về địa chất của mỗi vùng hành chính. ⚫ Thực hiện phân tích Union giữa lớp “diachat_hanhchinh” và “bando_dat”. Đặt tên cho dữ liệu kết quả là “dc_hc_dat”. Lớp dữ liệu này có thông tin hành chính, địa chất và lớp đất nền. ⚫ Thực hiện truy vấn trên lớp “hientrang_sudungdat”, tìm những vùng đất trống, chưa sử dụng. Tách các vùng này thành 1 lớp riêng biệt (sử dụng chức năng Convert to shapefile trong menu Theme) và đặt tên là “datchua_sudung” ⚫ Thực hiện phân tích Union giữa “dc_hc_dat” và “datchua_sudung”. Đặt tên cho dữ liệu kết quả là “dc_hc_dat_dattrong”. Lớp dữ liệu này có thêm thông tin về các vùng đất chưa sử dụng ⚫ Tạo vùng đệm bán kính 5km cho lớp dữ liệu dân cư, đặt tên là “xadancu_5km” ⚫ Thực hiện Union giữa lớp “dc_hc_dat_dattrong” và “xadancu_5km”. Đặt tên file là “ketqua” ⚫ Thực hiện Query trên lớp “ketqua”, tìm vùng đất thỏa mãn điều kiện: không có tầng chứa nước, không có khe nứt và lỗ hổng, đất chưa sử dụng, lớp đất nền có chứa thành phần sét cao và cách khu dân cư 5km.
  10. Query=(Không khe nut, không lo hong)+(Set > 50%)+(không chua nuoc)+(buffer =0)+(dat doi nui_chua su dung)
  11. ⚫ ( not (([Dangtontai] = "khe nut") or ([Dangtontai] = "lo hong")) and ([Zset_20cm] > 30) and ([Tcn] = "khong chua nuoc") and ([Bufferdis] = 0) and ([Loai_dat] = "Dat doi nui chua su dung“))
  12. ⚫ ( not (([Dangtontai] = "khe nut") or ([Dangtontai] = "lo hong")) and ([Tp_cogioi1] = "thit pha trung binh va set") and ([Tcn] = "khong chua nuoc") and ([Bufferdis] = 0) and ([Loai_dat] = "Dat doi nui chua su dung“))
  13. Bài thực hành: Ứng dụng Gis trong quản lý môi trường Bài 3: LẬP BẢN ĐỒ CHỈ SỐ THỰC VẬT NDVI DỰA TRÊN ẢNH VIỄN THÁM
  14. ⚫ Sử dụng ảnh viễn thám ETM+ của Dalat ⚫ Sử dụng chức năng phân tích Vegetative Index trong menu Image Analysis để lập bản đồ ⚫ Thực hiện phân loại ảnh Categorize để lập bản đồ chuyên đề về các dạng thảm thực vật tại Dalat
  15. Bài thực hành: Ứng dụng Gis trong quản lý môi trường Bài 4: NỘI SUY DỮ LIỆU VÀ LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH
  16. LẬP BẢN ĐỒ NỘI SUY ĐỘ BỤI