Bài tập Sinh học

doc 17 trang phuongnguyen 3020
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_sinh_hoc.doc

Nội dung text: Bài tập Sinh học

  1. Họ và tên: Đỗ Thu Hà – Phạm Thị Phương Thảo Lớp K54 Công nghệ môi trường BÀI TẬP SINH HỌC Câu 1: Cấu trúc, hoạt động của nơron thần kinh. 1.Cấu trúc của nơron 1.1.Cấu trúc chung  Thân tế bào: Là chỗ phình to, chứa nhân, hình sao nhiều cạnh hoặc bầu dục. Có các hạt hay các thể Nissl; mỗi hạt Nissl bao gồm các màng lưới nội sinh chất hạt; giúp cho nơron hoạt động rất tích cực trong việc sản xuất protein.  Sợi trục (axon): Là sợi dài nhất. Là nhánh duy nhất của nơron mang xung thần kinh ra khỏi thân tế bào nên có vai trò rất quan trọng. Mỗi xung động được axon dẫn từ điểm xuất phát đến điểm tận cùng xác định. Đôi khi axon cũng phân ra vô số nhánh (gọi là nhánh sợi trục hay nhánh axon), do đó xung thần kinh một nơron có thể đến nhiều tận cùng khác nhau. Đầu cuối của các axon và các nhánh axon lại có thể chia tiếp ra để tạo thành vô số các nhánh nhỏ hơn, mỗi nhánh lại tận cùng bằng một cục phình nhỏ; những chỗ phình là các tận cùng xynap, nối với một nơron khác tạo thành một đường dẫn, do đó các xung động có thể được truyền từ một nơron sang một nơron bên cạnh. Dọc axon có các bao myelin bao bọc, hình thành từ các tế bào Soan chuyên hoá; bao myelin là hỗn hợp của lipit- protein, cách điện tốt; các bao myelin không liên tục mà bị ngắt quãng bởi các eo Ranviê (khoảng 1mm) chỗ axon không được bọc.  Sợi nhánh (dendron): Là các sợi ngắn, phát ra từ thân tế bào. Mỗi sợi nhánh lại tiếp tục phân chia để tạo thành các nhánh nhỏ hơn; có nhiệm vụ truyền các xung động từ ngoài vào nơron.  Xynap: Còn gọi là khớp thần kinh, đó là nơi tiếp xúc giữa hai nơron với nhau hoặc giữa nơron với tế bào cơ quan mà nơron chi phối. Cấu trúc một xynap hóa học gồm: Màng trước xynap Màng sau xynap Khe xynap Chùy xynap: chứa ti thể và các bóng chứa chất trung gian hóa học. 1
  2. Về mặt cấu trúc, xynap được chia thành 2 loại: Xynap thần kinh – thần kinh: chỗ nối giữa hai nơron với nhau. Xynap thần kinh – cơ quan: chỗ nối giữa nơron với tế bào quan. Về mặt cơ chế dẫn truyền, xynap cũng được chia thành 2 loại: Xynap điện: dẫn truyền bằng cơ chế điện học. Xynap hóa học: dẫn truyền bằng cơ chế hoá học thông qua chất trung gian hóa học. 1.2.Các loại nơron thần kinh 1.2.1.Theo cấu trúc:  Nơron đơn cực: chỉ có 1 axon duy nhất, phổ biến ở động vật không có xương sống.  Nơron giả đơn cực: nơron cảm giác ở động vật có xương sống  Nơron lưỡng cực: có một axon và một sợi nhánh, nơron cảm giác ở động vật không xương sống  Nơron đa cực: có một axon và nhiều sợi nhánh, nơron vận động ở cột sống, tế bào Purkine ở tiểu não 1.2.3.Theo chức năng:  Nơron hướng tâm (nơron cảm giác): có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, dẫn xung thần kinh về trung ương thần kinh.  Nơron trung gian (nơron liên lạc): nằm trong trung ương thần kinh, gồm những sợi hướng tâm và li tâm, làm nhiệm vụ liên lạc.  Nơron li tâm (nơron vận động): có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ở hạch thần kinh sinh dưỡng), dẫn các xung li tâm từ bộ não và tuỷ sống đến các cơ quan phản ứng để gây nên sự vận động và bài tiết. 2.Hoạt động của nơron 2.1.Truyền xung thần kinh trên axon Phần axon tham gia vào dẫn truyền xung động ở bất kì một thời điểm nào cũng được coi là có ba vùng: Vùng hoạt động: Nơi xung thần kinh đạt tới đỉnh cao của nó. Ở thời điiểm này axon tích điện dương ở bên trong. Do đó các dòng điện dương nhỏ (hình thành bởi các ion trong bào tương của axon) được truyền đến các khu vực tích điện âm ở bên cạnh của axon và truyền ra qua màng axon. Vùng khử cực: Phía trước đỉnh của xung, dòng điện dương này hoạt động như một kích thích, nó khử cực, đến một mức nào đó nó sẽ đạt và vượt ngưỡng kích thích, lúc đó vùng khử cực sẽ trở nên là vùng hoạt động và tự tạo ra xung động. Khi các quá trình tiếp tục diễn ra, xung thần kinh chạy dọc theo axon. Vùng trơ tuyệt đối: Phía sau xung động, axon tạm thời không có khả năng hoạt động, do đó bất kì dòng điện nào đi ra từ vùng hoạt động đều không có tác dụng. Đó là lý do tại sao mà xung động được dẫn truyền chỉ theo một hướng từ thân tế bào ra đến axon. Xung thần kinh ở một axon không có bao myelin điển hình thông thường được truyền đi với vận tốc khoảng 1m/s hoặc nhỏ hơn. Tốc độ dẫn truyền có thể tăng lên khi đường kính axon tăng lên. Xung thần kinh ở một axon có bao myelin được truyền đi với vận tốc 100m/s hoặc hơn nữa. Các bao myelin cách điện, vì vậy xung điện chỉ có thể rời axon ở eo Ranvie nơi axon không được bọc. Do 2
  3. khoảng cách giữa hai eo hầu như rất nhỏ nên xung động nhảy cóc từ khe này sang khe khác khi nó được truyền dọc theo axon. Quá trình này được gọi là dẫn truyền nhảy cóc. Quá trình bọc myelin tạo hiệu quả cao cho các axon nhỏ, do đó hệ thống thần kinh của động vật có xương sống có thể chứa nhiều tế bào hơn rất nhiều so với động vật không xương sống. Kết hợp các ưu điểm của tính hiệu quả và tính kinh tế của sự myelin hoá đã cho phép hệ thống thần kinh của động vật có xương sống trở nên cực kì hoàn hảo mà hoàn hảo nhất phải kể đến não người. 2.2.Truyền xung thần kinh qua xynap Hầu hết các xynap chỉ cho xung động đi một chiều, đó là nhờ các chất trung gian hoá học. Chất trung gian hoá học được chứa trong các túi hay các bóng nhỏ ở tận cùng trước xynap. Khi một xung thần kinh đến đó, một vài túi hoà nhập với màng trước xynap và giải phóng các chất chứa trong đó vào một khe nhỏ gọi là khe xynap. Mỗi bóng đều chứa một lượng chất trung gian bằng nhau, lượng chất này được gọi chung là một “hạt” hay một “lượng tử” chất. Việc giải phóng một lượng tử chất trung gian hoá học yêu cầu phải có các ion Ca2+. Một trong số những chất trung gian hoá học được biết rõ nhất đó là axetylcolin (Ach). Khi được giải phóng ở tận cùng xynap, nó khuyếch tán nhanh qua khe xynap và kết hợp với cơ quan thụ cảm ở màng nơron sau xynap. Kết quả là làm thay đổi tính thấm qua màng, làm ion natri đi vào nơron sau xynap, gây khử cực màng nơron và làm xuất hiện điện thế sau xynap. Điện thế này nhỏ hơn và kéo dài hơn so với xung thần kinh. Điện thế sau xynap không tuân theo quy luật tất cả hay không có gì, mà cường độ lớn nhỏ của nó phụ thuộc vào cường độ chất trung gian hoá học được giải phóng. Nồng độ Ach tác dụng lên màng sau xynap không duy trì ở mức độ cao được lâu bởi vì khe xynap chứa những enzym colinesteraz rất mạnh, chúng nhanh chóng phấn huỷ Ach, giúp cho điện thế nghỉ bình thường ở màng sau xynap được hồi phục và “dọn sạch” xynap, do đó xung động tiếp theo mới được truyền qua. Ach ở dạng không hoạt động từ khe xynap nhanh chóng quay trở lại tận cùng trước xynap, ở đó nó sẽ hoạt động trở lại và được tái sử dụng. Tác dụng của Ach giải phóng ra ở xynap là tạo ra sự khử cực màng sau xynap, sản sinh ra xung động ở nơron sau xynap. Các xynap có chất trung gian hoá học là Ach gọi là xynap kích thích và gây ra điện thế kích thích sau xynap (EPSP). Không phải tất cả các xynap đều thuộc loại kích thích. Cũng tồn tại các xynap ức chế sản sinh ra điện thế ức chế sau xynap (IPSP), nhưng chung đòi hỏi chất trung gian hoá học khác. Đa số các nơron nhận các tận cùng xynap hỗn hợp tức là dạng kích thích và ức chế. Màng sau xynap được chuyên hóa để nhận các thông tin hóa học. Ở mặt ngoài của màng có các protein đóng vai trò như các thụ thể chuyên biệt cho các chất dẫn truyền. Các thụ thể này có liên hệ chặc chẽ với các kênh ion chọn lọc kiểm soát sự di chuyển của các ion qua màng sau xynap. Khi thụ thể gắn vào chất dẫn truyền, cổng của các kênh ion mở ra, cho phép các ion đi qua màng tế bào. Sự di chuyển của các ion sẽ làm biến đổi điện thế màng của tế bào sau xynap. Tùy loại thụ thể và kênh ion mà chúng kiểm soát, chất dẫn truyền thần kinh gắn vào màng sau xynap có thể kích thích hoặc ức chế tế bào sau xynap. Các enzim ở màng sau xynap sẽ nhanh chóng phá hủy các chất dẫn truyền, bảo đảm cho chúng tác động nhanh, chính xác và điện thế động kế tiếp đi đến xynap có thể được lan truyền. Cần lưu ý rằng một chức năng quan trọng của xynap là nó chỉ cho phép xung thần kinh lan truyền theo một chiều. Các túi xynap chỉ có ở các đầu tận cùng của sợi trục và chỉ có màng trước xynap mới có thể phóng thích chất dẫn truyền thần kinh. Thụ thể chỉ được giới hạn ở màng sau xynap bảo đảm rằng chỉ có màng này mới có thể nhận tín hiệu hóa học từ một tế bào thần kinh khác. 3
  4. Các dạng chất trung gian hoá học CHẤT TÁC DỤNG SƠ BỘ Các chất dẫn truyền dạng colin - Axetylcolin Kích thích Các chất dẫn truyền dạng adrenalin - Adrenalin (epinephrine) Kích thích hoặc ức chế - Noradrenalin (norepinephrine) Kích thích hoặc ức chế - Dopamin Kích thích hoặc ức chế - Serotonin (= 5-hydroxy tryptamine) Kích thích hoặc ức chế Các axit amin - Axit gamma-amino butylic Ức chế - Glyxin Ức chế - Axit glutamic Ức chế Các peptit thần kinh - Chất P Kích thích - Enxephalin Ức chế Câu 2: Cấu trúc não bộ và tuỷ sống. 1.Cấu trúc não bộ. Não là một cấu trúc rỗng. Trong quá trình phát triển phôi, phần trước của ống thần kinh phình to ra để tạo nên bọng não nguyên thuỷ. Cấu trúc này sau đó phát triển thành ba vùng riêng biệt là não trước, não giữa và não sau. Các xoang rộng nằm trong các vùng này gọi là não thất. Chúng chứa dịch não tuỷ và thông với ống trung tâm của tuỷ sống. Cấu trúc của các khu vực chính: 1.1.Vỏ não: Vỏ não là lớp chất xám bề mặt bán cầu đại não. Đây là vùng rộng lớn nhất của não động vật có vú, nó chứa tới 90% nơron có mặt trong toàn bộ hệ thần kinh. Não được phân chia ra thành 2 bán cầu đại não nối với nhau bởi thể chai – một bó chất trắng lớn. Bề mặt của bán cầu đậi não có nhiều nếp gấp. Điều đó cho phép thân các tế bào thần kinh nằm gần mặt não có thể trao đổi chất với dịch não tuỷ. Nếp gấp lên của vỏ não được gọi là hồi não (gyri), nếp gấp xuống rộng hơn được gọi là khe não (sulci). Ở một vài chỗ các rãnh sâu chia các bán cầu đại não thành các tiểu tuỳ riêng biệt. Vùng vỏ não vận động sơ cấp nằm ngay trước rãnh trung tâm. Ngay phía sau rãnh trung tâm là vỏ não cảm giác sơ cấp. Phần còn lại của vỏ não được gọi là vỏ não liên hợp. 1.2.Đồi não Đồi não là phần sau của não trước ở loài động vật có xương sống cấp cao. 1.3.Vùng dưới đồi Vùng dưới đồi nằm ở phía dưới đồi não và tạo thành đáy của não trước. Đây là một trong số những vùng não quan trọng nhất, có 3 chức năng chính: 4
  5.  Là vùng cầu nối giữa hệ thần kinh và hệ nội tiếp. Nó sản sinh ra hoocmon và nhiều chất khác nữa được gọi là yếu tố giải phóng. Các chất này tác động lên tuyến yên làm cho tuyến yên tiết các hoocmon tương ứng.  Là trung khu điều hoà chính của nội môi. Nó tham gia vào điều áp lực cân bằng thẩm thấu của các dịch lỏng trong cơ thể, điều hoà thân nhiệt. Nó chứa các trung khu điều hoà cảm giác đói và khát.  Giúp cho việc điều hoà hệ thần kinh thực vật. Nó điều khiển rất nhiều hoạt động không tuỳ ý như tiết mồ hôi, co mạch, nhịp tim, giãn đồng tử và run. 1.4.Não giữa Ở các động vật có xương sống bậc thấp, não giữa thường chứa các thuỳ thị giác, đó là trung tâm chính xử lí các tín hiệu thị giác. Ở động vật có vú chức năng này được chuyển cho bán cầu đại não, do đó não giữa hoạt động chủ yếu như trạm trung chuyển thông tin thị giác. 1.5.Tiểu não Tiểu não bao gồm hai bán cầu nằm ở phía lưng của não sau. Nó có chức năng điều hoà thăng bằng va điều hoà trương lực cơ trong những hoạt động chủ động và động tác đứng. Ở động vật có vú, cúng có lớp vỏ rất phát triển, chứa rất nhiều tế bà Purkine. Các đường đến tiểu não xuất phát từ các bộ phận tai trong có liên quan với thăng bằng, từ các thoi cơ trong các cơ của cơ thể và từ các phần khác của não. Tiểu não tham gia tạo ra một chương trình hoạt động chi tiết cho việc thực hiện các cử động tuỳ ý xuất phát từ bán cầu đại não. Nó đồng thời điều hoà hoạt động của các nhóm cơ khác, do đó cơ thể luôn giữ ở trạng thái thăng bằng. Các đường truyền từ tiểu não đi đến các nơron vận động qua các bó đi xuống tuỷ sống. 1.6.Hành não. Hành não tạo thành khu vực chuyển tiếp giữa não và tuỷ sống. 2.Cấu trúc tuỷ sống. Tuỷ sống là một hình trụ gồm các mô thần kinh ước chừng dài khoảng 40cm, chạy bên trong xương cột sống từ não đến dưới lưng. Nó được cấu tạo bởi sự tập hợp các nơron và bó sợi thần kinh. Tuỷ sống đi qua từng lỗ tuỷ của mỗi đốt sống và được xương bao bọc gần như hết cả chiều dài. Các dây thần kinh tuỷ sống mang xung động đến tuỷ sống và ra khỏi nó qua các lỗ nhỏ tạo nên bởi đốt sống xếp cạch nhau. Kiểu cấu trúc bày vẫn mang dấu tích của hệ thần kinh phân đốt. Điều này thể hiện rất rõ trong quá trình phát triển phôi, nhưng ngày càng mờ nhạt khi hệ thần kinh càng phát triển. Mỗi dây thần kinh tuỷ sống đều xuất phát từ tuỷ sống bằng hai rễ thần kinh tách biệt nhau gọi là rễ trước và rễ sau, nhưng sau đó nhập lại với nhau. Các dây thần kinh tuỷ sống là các dây pha, nghĩa là mỗi dây đều chứa các sợi thần kinh xuất phát từ các nơron cảm giác và vận động. Các sợi cảm giác chỉ có thể đi vào tuỷ sống qua rễ sau bởi vì các sợi cảm giác trong giai đoạn phát triển mọc ra rất nhanh từ các nguyên liệu mào thần kinh. Ở người lớn, thân các tế bào cảm giác nằm thành nhóm tách biệt với hệ thần kinh trung ương tạo thành một cỗ lồi lên ở sừng sau mỗi đốt sống gọi là hạch sừng sau. Tất cả các sợi vận động rời tuỷ sống qua rễ trước. Rễ này không có chỗ lồi lên ởi vì các nơron vận động phất triển từ các tế bào nằm ở ống thần kinh của phôi. Tuy nhiên ở tuỷ sống người lớn, than các nơron vận động nằm tập trung vào một khu vực trung tâm gọi là chất xám. Chất xám là sự tập hợp các tế bào thần kinh – có hình dạnh chữ H trong hình cắt ngang, Trong chất xám các nơron vận động khu trú ở khu vực sừng trước và sừng bên, trong khi đó rất nhiều những nơron trung gian có mặt rất nhiều ở các khu vực trung gian và sừng sau. Các sợi cảm giác đi vào sừng sau. Các sợi gai và thân tế bào của các nơron này đều không có vỏ bọc myelin, chúng lộ ra để có thể tạo thành các xynap. Do đó tất cả các tiếp xúc xynap ở tuỷ sống đều nằm trong chất xám. 5
  6. Chất xám được chất trắng bao bọc. Chất trắng chứa rất nhiều các sợi thần kinh dài, rất nhiều sợi trong số này được cách điện bởi vỏ bọc myelin và chính các vỏ bọc đó làm cho khu vực này có màu trắng. Chất trắng này được chia thành 3 cột và chứa đựng các dây thần kinh đi lên và đi xuống, chúng nối liền não và tuỷ sống theo cả hai hướng. Câu 3: Hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Hệ thần kinh ngoại biên chỉ giữ nhiệm vụ chuyển tiếp các thong tin vận động và cảm giác giữa hệ thần kinh trung ương và các cơ, tuyến, cơ quan cảm giác của cơ thể. Nó hầu như chẳng có vai trò gì trong việc phân tích các tín hiệu cảm giác, hoặc khởi đầu các tín hiệu vận động. Cả hai hoạt động này và ngoài ra có nhièu hoạt động khác nữa xảy ra trong hệ thần kinh trung ương. Não và tuỷ sống tạo thành đơn vị xử lí trung ương của hệ thần kinh. Chúng nhận thông tin qua các sợi cảm giác từ các cơ quan cảm giácvà các thụ thể của cơ thể, lọc và phân tích thông tin, sau đó chuyển đi các tín hiệu theo sợi vận động, tạo ra phản ứng thích hợp ở các cơ, tuyến. Khía cạnh phân tích hoặc xử lí có thể tương đối đơn giản đối với những nhiệm vụ nào đó được tiến hành trong cột sống, nhưng sự phan tích trong não thường rất phức tạp, liên quan đến sự tham gia của hàng ngàn nơron khác nhau. Mặc dù, nhiều nơron cảm giác kết thúc trong não và nhiều nơron vận động bắt nguồn từ trong não, nhưng phần lớn các nơron của não là những nơron trung gian, công việc của nó là lọc, phân tích và lưu trữ. Toàn bộ hệ than kinh trung ương phải được muôi bằng sự cung cấp đầy đủ máu, cung cấp oxy và cung cấp chất dinh sưỡng. Nó được bảo vệ bằng hai loại bao bọc. Thứ nhất là màng mô sợi được gọi là màng não. Các màng này được bao bọc toàn bộ não và tuỷ sống. Dịch não tuỷ là một chất dịch trong giống như nước chảy xung quanh màng não và tuỷ sống và đi qua các não thất. Dịch não tuỷ có tác dụng như là một chất đệm, vì thế giúp bảo vệ mô não quan trọng khỏi tổn hại. Chất dịch được tạo ra liên tục từ máu do các tế bào chuyên hoá của đám rối màng mạch trong não thất, các não thất có số. Sự đánh số đi từ phần cao nhất đến phần dưới cùng các thất thứ nhất và các thất thứ hai (được gọi là các não thất bên) là não thất lớn nhất. Dịch não tuỷ chảy từ các thất bên, qua một lỗ hẹp vào trong não thất nhỏ thứ ba và sau đó qua một ống hẹp đều – cống não, và não thất vào trong các khoảng chúa đầy dịch (các bể chứa) bao quanh cuống não tại đáy não. Sau đó, chất dịch chảy ngược lên phía trên của não (hai bán cầu não) và được hút lại bởi các chồi lông đặc biệt, được gọi là nhung mao nhện, một trong ba màng của màng não. 1.Não 1.1.Vỏ não: Một vài khu vực của não có chức năng nhất định. Vùng vỏ não vận động sơ cấp nằm ngay trước rãnh trung tâm, nó chứa những tế bào có chức nãng điều khiển hoạt động vận động. Những tế bào này được sắp xếp theo một trật tự nhất định, do đó chúng tạo nên “bản đồ” các cơ của cơ thể trên bề mặt não. Kích thích điện ở bất cứ điểm nào cũng gây nên điện của phần cơ thể tương ứng. Phía bên trái của não điều khiển các vận động tuỳ ý phía bên phải của cơ thể và ngược lại. Ngay phía sau rãnh trung tâm là vỏ não cảm giác sơ cấp nơi các xung động cảm giác hướng tâm từ đối bên truyền đến và nó cũng tạo thành “bản đồ” tương tự như trên. Kích thích trên vùng này sẽ tạo cảm giác đau ở các vùng cơ thể tương ứng. Các khu vực nằm riêng rẽ của vỏ não nhận những tín hiệu có lien quan tới thị giác (vỏ não thị giác sơ cấp) và thính giác (vỏ não thính giác sơ cấp). Phần còn lại của vỏ não được gọi là vỏ não liên hợp, chúng không có mối liên quan rõ ràng với các chức năng khác nhau của cơ thể, mặc dù vẫn có một sự định khu về đại thể. 1.2.Đồi não Đồi não là phần sau của não trước ở loài động vật có xương sống cấp cao, nó xử lí các tín hiệu nhận được từ các cơ quan cảm giác và truyền những thông tin cảm giác lên vỏ não. Phối hợp với thể lưới, một vùng chất xám không rõ rệt trong thân não, đồi não giúp cho việc điều hoà trạng thái “thức” 6
  7. của cơ thể. Khi lưới nội chất hoạt động con người luôn ở trạng thái thức tỉnh. Ngược lại, nếu thể lưới bị ức chế thì con người ta sẽ ngủ. Người ta cho rằng giấc ngủ xuất hiện là do một chất hoá học là serotonin sản sinh ra từ các trung khu ngủ nằm ở thân não. 1.3.Vùng dưới đồi: Có 3 chức năng chính:  Là vùng cầu nối giữa hệ thần kinh và hệ nội tiếp. Nó sản sinh ra hoocmon và nhiều chất khác nữa được gọi là yếu tố giải phóng. Các chất này tác động lên tuyến yên làm cho tuyến yên tiết các hoocmon tương ứng.  Là trung khu điều hoà chính của nội môi. Nó tham gia vào điều áp lực cân bằng thẩm thấu của các dịch lỏng trong cơ thể, điều hoà thân nhiệt. Nó chứa các trung khu điều hoà cảm giác đói và khát.  Giúp cho việc điều hoà hệ thần kinh thực vật. Nó điều khiển rất nhiều hoạt động không tuỳ ý như tiết mồ hôi, co mạch, nhịp tim, giãn đồng tử và run. 1.4.Não giữa: Ở các động vật có xương sống bậc thấp, não giữa là trung tâm chính xử lí các tín hiệu thị giác. Ở động vật có vú chức năng này được chuyển cho bán cầu đại não, do đó não giữa hoạt động chủ yếu như trạm trung chuyển thông tin thị giác. 1.5.Tiểu não Tiểu não chức năng điều hoà thăng bằng va điều hoà trương lực cơ trong những hoạt động chủ động và động tác đứng. Ở động vật có vú, cúng có lớp vỏ rất phát triển, chứa rất nhiều tế bà Purkine. Các đường đến tiểu não xuất phát từ các bộ phận tai trong có liên quan với thăng bằng, từ các thoi cơ trong các cơ của cơ thể và từ các phần khác của não. Tiểu não tham gia tạo ra một chương trình hoạt động chi tiết cho việc thực hiện các cử động tuỳ ý xuất phát từ bán cầu đại não. Nó đồng thời điều hoà hoạt động của các nhóm cơ khác, do đó cơ thể luôn giữ ở trạng thái thăng bằng. Các đường truyền từ tiểu não đi đến các nơron vận động qua các bó đi xuống tuỷ sống. 1.6.Hành não. Hành não giúp điều hoà hoạt động thở và huyết áp. 2.Tủy sống: Tủy sống có hai chức năng chính:  Giữ nhiệm vụ như một hệ thống dẫn hai chiều giữa não và hệ thần kinh ngoại biên. Đạt được điều này là do các sợi của nơron cảm giác và vận động kéo dài từ các bộ phận của não. Chúng chạy nhiều khoảng cách khác nhau xuống dây cột sống và tại các đầu mút cách xa nhất chúng tiếp xúc với các sợi hoặc thân bào của nơron cảm giác và vận động thuộc về thần kinh ngoại biên. Các thông tin có thể được chuyển qua các liên hợp thần kinh, giữa các nơron ngoại biên và nơron tủy sống.  Kiểm soát các hoạt động phản xạ đơn giản. Điều này đạt được là nhờ các sợi nơron mở rộng các khoảng cách ngắn lên và xuống tủy sống và nhờ các nơron trung gian chuyển tiếp các thông tin trực tiếp giữa các nơron cảm giác và vận động. Thí dụ, nếu bạn tình cờ đặt tay lên chiếc lò nóng, các thụ thể đau ở da đưa thông tin theo các sợi cảm giác đến dây cột sống. Một số thông tin này được chuyển tiếp ngay lập tức bằng các nơrôn đến nơrôn vận động điều khiển chuyển động của cổ. Theo cách này đầu được tự động xoay về hướng nguồn gây đau. Các thông tin thêm nữa được đưa qua toàn bộ khoảng cách lên đến não và tạo ra cảm giác ý thức về sự nóng và đau. 7
  8. Câu 4: Sự tiến hóa của hệ thần kinh ở động vật Hệ thần kinh đơn giản nhất bao gồm các nơron được nối với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên một cấu trúc gọi là mạng lưới thần kinh. Các mạng lưới này thường thấy ở ngành Cnidaria hay ruột khoang, nhóm động vật không xương sống bao gồm Hydra, Obelia, loài hoa xuân biển và loài sứa. Khi bề mặt của cơ thể loài này tiếp xúc với một nơi nào đó thì các xung thần kinh được truyền đi các hướng làm co các tế bào biểu mô cơ ở thành cơ thể, do đó động vật tránh xa các kích thích. Ở một vài loài ruột khoang có xuất hiện thêm các “đường dẫn truyền qua”. Chung rất cần cho việc điều hòa các hoạt động phức tạp, ví dụ như động tác bơi của loài sứa. Bước cơ bản tiếp theo trong quá trình tiến hóa từ mạng lưới thần kinh đơn giản là việc thân các tế bào thần kinh tập trung thành một cấu trúc gọi là hạch thần kinh (ganglion). Điều này đã làm rút ngắn khoảng cách liên lạc giữa các nơron với nhau và cho phép hình thành nhiều mối liên hệ qua lại giữa các nơron với nhau hơn. Hơn nữa nó tạo cơ sở cho hai khuynh hướng tiến hóa vô cùng quan trọng của hệ thần kinh là:  Sự hình thành các trung khu thần kinh. Đó là quá trình tập chung toàn bộ các hạch thần kinh lại để tạo nên hệ thần kinh trung ương chứa hầu như toàn bộ thân các tế bào thần kinh. Hệ thần kinh trung ương liên lạc với các cơ quan cảm giác và phần còn lại của cơ thể thông qua các cấu trúc của hệ thần kinh ngoại biên, đó là các bó sợi thần kinh hay còn gọi là dây thần kinh. Trong các sợi thần kinh, có sợi mang thông báo đến hệ thần kinh trung ương (các sợi hướng tâm), trong khi đó lại có những sợi mang thông tin vận động tới cơ và hạch (các sợi ly tâm).  Sự hình thành bộ não. Đó là cấu trúc này càng nhiều cấu trúc tập trung lại ở trước cơ thể, hình thành nên một vùng đầu rõ rệt. Đối với hệ thần kinh thì điều đó có nghĩa là số lượng các hạch thần kinh được tăng lên và tập trung lại để hình thành bộ não. Các xung hướng tâm đến não từ các cơ quan cảm giác như mắt, tai và các cơ quan cảm giác hóa học khác nữa mà chúng cũng nằm ở trong đầu. Câu 5: Các con đường thần kinh. Hệ thần kinh của người được tổ chức như sau: 1.Hệ thần kinh trung ương (TKTU)  Não bộ  Tủy sống 2.Hệ thần kinh ngoại biên (TKNB)  Hệ thần kinh dinh dưỡng 12 cặp dây thần kinh sọ não 31 cặp dây thần kinh tủy sống  Hệ thần kinh tự động Hệ giao cảm Hệ đối giao cảm Hệ TKTU bao gồm não bộ và tủy sống, là trung tâm điều phối, sắp xếp tất cả các thông tin đến và đi. Các dây thần kinh nối liền nảo bộ và tủy sống đến các phần ngoại biên của cơ thể tạo thành hệ TKNB. 8
  9. 1.Các con đường thần kinh dinh dưỡng: cung phản xạ Một cung phản xạ là một chuỗi thần kinh đơn giản nối liền một cơ quan cảm giác với một cơ quan hiệu ứng. Nó là dạng đơn giản nhất của sự kiểm soát thần kinh ở động vật có xương sống. Các phản xạ do chúng tạo ra để đáp ứng với các kích thích chuyên biệt thường nhanh chóng và tự động. Các cung phản xạ kiểm soát các phản ứng cần phải xảy ra nhanh chóng như là các phản ứng khẩn cấp hoặc sự duy trì cân bằng tự động. Một cung phản xạ bao gồm ít nhất ba tế bào thần kinh: cảm giác, trung gian và vận động, nhưng hầu hết các cung phản xạ đều có nhiều tế bào thần kinh trung gian. Cần lưu ý rằng một cung phản xạ bao giờ cũng có hai mối liên hệ với các con đường thần kinh khác. Thứ nhất, nó luôn luôn gởi thông tin về não. Thứ hai, nó được nối với các cung phản xạ khác giúp cho việc phối hợp các phản ứng. Một thí dụ về phản ứng khẩn cấp quen thuộc là phản xạ rút tay. Khi tay chúng ta chạm phải một vật nóng, nó sẽ tự động rút lại. Trong phản xạ này các tế bào thần kinh cảm giác chạy từ tay đến tủy sống, các thân tế bào nằm trong hạch rễ lưng ngay phía ngoài tủy sống. Sợi trục đi vào tủy và tiếp hợp với các tế bào thần kinh trung gian trong chất xám của tủy. Các tế bào thần kinh trung gian lại tiếp hợp với các tế bào thần kinh vận động. Sợi trục của các tế bào này ra khỏi tủy sống và chạy đến cơ. Trong phản xạ này, một tín hiệu mạnh từ các tế bào cảm giác thích hợp sẽ làm hưng phấn các cơ co và ức chế các tế bào thần kinh vận động của cơ duỗi. Từ thí dụ trên, chúng ta có thể khái quát về các cung phản xạ của hệ thần kinh dinh dưỡng như sau:  Mỗi cung phản xạ chỉ có một tế bào thần kinh cảm giác mang thông tin về cảm giác từ các thụ quan về tủy sống.  Thân của tế bào thần kinh cảm giác luôn luôn nằm phía ngoài tủy sống, trong các hạch rễ lưng.  Sợi trục của tế bào thần kinh cảm giác luôn luôn đi vào tủy sống trong khi sợi trục của tế bào thần kinh vận động luôn luôn đi ra khỏi tủy sống.  Chỉ có một tế bào thần kinh vận động mang thông tin từ tủy sống đến cơ quan hiệu ứng. Ở người có 31 cặp dây thần kinh tủy, tất cả đều là dây thần kinh pha và đều phân nhánh liên tiếp sau khi rời khỏi tủy, phân bố các dây thần kinh nhỏ nhất đến hầu hết các phần của cơ thể phía dưới đầu. Ngược lại, chỉ có 12 cặp dây thần kinh sọ nối trực tiếp với não, một số là dây thần kinh vận động, một số là dây cảm giác và một số là dây thần kinh pha. 2.Hệ thần kinh tự động Ngược với hệ thần kinh dinh dưỡng, các con đường thần kinh tự động thường không chịu sự kiểm soát tự ý. Chúng phân bố đến tim, cơ trơn trong thành ống tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ sinh dục, các mạch máu và một số tuyến. Khác với hệ thần kinh dinh dưỡng chỉ dẫn truyền thông tin dọc theo một tế bào thần kinh vận động từ tủy đến cơ, các con đường của hệ thần kinh tự động luôn luôn có hai tế bào thần kinh vận động. Sợi trục của tế bào thứ nhất phát xuất từ não hoặc tủy và chạy đến các hạch nằm bên ngoài hệ TKTU. Tại đây, chúng tiếp hợp với tế bào thứ hai phân bố vào các cơ quan đích. Hệ thần kinh tự động được chia thành hai phần khác nhau cả về cấu trúc và chức năng: hệ giao cảm (sympathetic system) và hệ đối giao cảm (parasymthetic system). Hầu hết các nội quan đều được phân bố bởi cả hai sợi giao cảm và đối giao cảm với chức năng đối lập nhau. Nếu hệ giao cảm kích thích một cơ quan thì hệ đối giao cảm thường ức chế cơ quan đó và ngược lại. Tác dụng của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm GIAO CẢM PHÓ GIAO CẢM Dạng hoạt động Chuẩn bị cho cơ thể hoạt động Giảm bớt căng thẳng 9
  10. Chất trung gian hóa học cuối Noadrenaline Axetylcoline cùng Tác dụng lên các cơ quan Tim Tăng nhịp tim Giảm nhịp tim Phổi Giãn phế quản nhỏ Co phế quản nhỏ Ruột Giảm nhu động Tăng nhu động Mạch máu, ống tiêu hóa Co Giãn Tuyến nước bọt Giảm tiết Tăng tiết Tuyến thượng thận Tiết adrenaline và noadrenaline Không có tác dụng Các mạch máu ở cơ xương Giãn Không có tác dụng Mạch máu da Co Không có tác dụng Cơ dựng lông Co Không có tác dụng Các tuyến mồ hôi Tăng tiết Không có tác dụng Câu 6: Đặc điểm cấu tạo và chức năng của Tuyến Yên. 1.Đặc điểm cấu tạo: Tuyến Yên là một tuyến tương đối nhỏ, nặng khoản 0,50 gam ở người. Tuyến yên nằm ở sàn não thất ba, trong hố yên của thân xương bướm. Chún gắn vào vùng dưới đồi ở đáy não bằng một cuống. Tuyến này có hai phần chính: thùy trước và thùy sau. Ngoài ra còn có một thùy trung gian. 1.1.Thùy trước: được chia làm 3 phần: phần phễu, phần trung gian, và phần xa (hay phần hầu). Thùy trước tuyến yên có tính chất là một tuyến nội tiết thật sự, nó gồm 3 loại tế bào: tế bào không bắt màu 52%, tế bào ưa axit 37%, tế bào ưa bazơ 11%. 1.2.Thùy sau: gồm các tế bào giống như các tế bào mô thần kinh đệm. 1.3.Thùy trung gian: thường phát triển mạnh ở động vật cấp thấp,ở người chỉ gồm một lớp tế bào. 2.Chức năng: Hoocmon sản Bản chất Kiểu tác Các tác dụng quan trọng xuất ra hóa học động Thùy Hoocmon tăng Protein AMP vòng Tăng cường tổng hợp protein và giả phóng trước trưởng (GH) năng lượng từ các chất béo Hoocmon kích Glycoprot AMP vòng Kích thích và giải phóng hoocmon thyroid giáp (TSH) ein Hoocmon kích Peptid AMP vòng Kích thích sản xuất và giải phóng hoocmon thượng thận vỏ thượng thận (ACTH) 10
  11. Hoocmon kích Glycoprot AMP vòng Làm cho nang trứng chín và ở nam có tác thích nang trứng ein dụng sản sinh ra tinh trùng (FSH) Hoocmon tạo Glycoprot AMP vòng Làm cho trứng rụng và kích thích sự phát thể vàng (LH) ein triển của thể vàng Prolactin (PR) Protein AMP vòng Kích thích sản xuất sữa ở tuyến vú Hoocmon kích Peptid AMP vòng Tăng cường sắc tố da sắc bào Thùy Hoocmon Peptid Tăng cường tái hấp thu nước ở các ống thận sau kháng niệu Ocytocin Peptid AMP vòng Tăng co bóp tử cung Câu 7: Đặc điểm cấu tạo và chức năng của Tuyến Thượng Thận. 1.Đặc điểm cấu tạo: Đúng như tên gọi của nó, tuyến thượng thận nằm ở phía trên (thượng) 2 quả thận. Mỗi tuyến thượng thận cân nặng khoảng 3 - 6 gr lúc trưởng thành, lúc mới sinh tuyến thượng thận hơi to hơn. Tuyến thượng thận có màu xám vàng, hình tam giác với 3 mặt: mặt trước, mặt sau và mặt thận. Tuyến thượng thận bao gồm 2 bộ phận chính:  Vỏ thượng thận: phần bao bọc bên ngoài của tuyến.  Tủy thượng thận: phần bên trong của tuyến, được hợp thành bởi các tế bào thần kinh biến dạng. 2.Chức năng: 2.1.Vỏ thượng thận. Vỏ thượng thận tiết ra hai nhóm hoomon: glucocorticoids như là cortisol và mineralocorticoids như là aldosterone. Các glucocorticoid điều hòa sự biến dưỡng đường và đạm. Do chúng cũng làm giảm số lympho bào trong cơ thể nên đôi khi chúng cũng được dùng như các tác nhân ức chế miễn nhiễm trong việc ngăn chặn việc loại trừ các cơ quan ghép. Các mineralocorticoid điều hòa cân bằng nước và các chất điện li trong cơ thể. Các hoocmon của vỏ thượng thận rất cần thiết cho sự sống. Sự thiếu các hoocmon vảo thượng thận thường dẫn đến tình trạng suy nhược cơ, giảm nồng độ đường huyết, giảm huyết áp và nhiệt độ cơ thể, mất nước, nồng độ các tế bào máu cao hơn bình thường, suy thận. Sự sản xuất các hoocmon của vỏ thượng thận chịu sự kiểm soát của hoomon ACTH từ thùy trước của tuyến yên. Sự tổng hợp và phóng thích ACTH chịu sự kiểm soát của hoocmon CRH từ vùng dưới đồi. CRH lại chịu sự kiểm soát của các phần khác ở não và cũng bị ảnh hưởng bởi các hoocmon khác trong dòng máu. 11
  12. 2.2.Tủy thượng thận. Sản phẩm chính là adrenaline chiếm 80%, noradrenaline chiếm 20%. Cả hai thường được gọi chung là catecholamines, có hiệu quả tương tự nhau. Khi phóng thích vào dòng máu, adrenaline tạo ra một tình trạng cho cơ thể động vật sẵn sang chiến đấu hoặc chạy trốn, nghĩa là khi động vật gặp tình huống căng thẳng. Sự phóng thích đột ngột adrenaline (chẳng hạn như để đáp ứng với sự giận dữ hay sợ hãi) là tăng huyết áp, tăng lượng máu cung cấp tới gan và cơ, tăng nồng độ đường huyết, kích thích sự hô hấp, làm giãn nở đường hô hấp và làm tăng nhịp tim. Sự tăng huyết áp của những người thường xuyên bị căng thẳng thường là do sự gia tăng lượng catecholamines được phóng thích. Vì tủy thượng thận xuất phát từ các mô thần kinh trong giai đoạn phôi nên nó có thể tác động nhanh, tức thì (giống như phản xạ thần kinh) trong sự tiết adrenaline. Không giống như phần lớn cac hoocmon khác, adrenaline có thể đạt hiệu quả chỉ trong vài giây. Bảng – Các hoocmon của tuyến thượng thận. Hoocmon sản xuất Bản chất Kiểu tác Các tác dụng quan trọng ra hóa học động Vỏ Aldosteron Steroit Hoạt hóa Kích thích tái hấp thụ ion natri ở các thượng gen ống thận thận Glucocoocticoit Hoạt hóa Làm giảm tác dụng của các phản ứng gen stress Hidrocooctison Steroit Coocticosteron Steroit Cooctison Steroit Tủy Adrenalin 80% Amin Hoạt hóa Tăng nhịp tim và nhịp thở và các phản thượng gen ứng trả lời nhanh thận Noadrenalin 20% Amin Câu 8: Đặc điểm, cấu tạo và chức năng của tuyến sinh dục. Tuyến sinh dục bao gồm tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ. Tinh hoàn và buồng trứng có chức năng sản sinh ra các tế bào sinh dục và tiết ra các hoocmon sinh dục có tác dụng đối với sự xuất hiện những đặc điểm giới tính nam và nữ, cũng như thúc đẩy quá trình sinh sản. Hoạt động tiết của các tuyến này chịu ảnh hưởng của các hoocmon FSH và LH từ tuyến yên tiết ra. Hệ thống sinh dục của nam giới bao gồm: niệu quản, bàng quang, túi tinh, ống dẫn tinh, xương mu, tuyến tiền liệt, mô cương (thể hang), xoang máu, mô cương (thể xốp), niệu đạo, qui đầu, bao qui đầu, trực tràng, hậu môn, tuyến Cowper, mào tinh hoàn, tinh hoàn, bìu. Các cấu trúc sản sinh ra tinh trùng là tinh hoàn, nó có 2 chức năng là sản sinh ra tinh trùng và sản suất ra testosteron _ một hoocmon đực rất quan trọng. Tinh hoàn được treo ở phía ngoài cơ thể trong một cái túi được gọi là bìu. Sự sản sinh tinh trùng bắt đầu ở tuổi dậy thì và vẫn còn tiếp tục ở tuổi già. Mỗi tinh hoàn chứa hàng trăm ống nhỏ gọi là ống sinh tinh, đây là nơi tạo ra tinh trùng. Các ống này 12
  13. kết hợp với nhau và tạo thành các ống xoắn cuộn của mào tinh hoàn. Sau đó, mào tinh hoàn nối với ống dẫn tinh và tiếp đó là đường tiết niệu đi ra phía ngoài qua niên niệu. Có 3 loại tuyến phụ có liên quan đến hệ thống này, đó là tuyến tiền liệt, tuyến Cowper và các túi tinh dịch có nhiệm vụ là bổ sung các enzym và các chất dinh dưỡng cho tinh trùng tạo nên một thứ dịch lỏng như sữa gọi là tinh dịch. Dương vật được dùng để đưa tinh dịch vào trong cơ quan sinh sản của phụ nữ. Hệ thống sinh dục của nữ giới bao gồm: phễu ống dẫn trứng, ống dẫn trứng (ống Falốp), buồng trứng, niệu quản, tầng cơ tử cung, niêm mạc tử cung, cổ tử cung, xương mu, niệu đạo, âm đạo, âm vật, màng trinh, mồi bé, mồi lớn, trực tràng, hậu môn. Tế bào trứng được sản sinh ra ở buồng trứng và được rụng vào một cái lỗ hình phễu của ống dẫn trứng (vòi Falốp) có thành là các nhu mô cơ hình ngón tay và được lót bên trong bởi một lớp lông rung tạo thành một dòng chảy nhẹ. Không có sự nối thông trực tiếp giữa buồng trứng và ống dẫn trứng. Hai ống dẫn trứng là phần kéo dài ra của tử cung. Tử cung có một lớp cơ ở thành rất dày gọi là tầng cơ tử cung va một lớp có chức năng dinh dưỡng bên trong chứa đầy mạch máu gọi là nội mạc tử cung. Lỗ dưới của tử cung là ở cổ tử cung, nó tạo nên giới hạn trên của ông âm đạo. Cho đến tuổi trưởng thành, âm đạo được che kín gần như hoàn toàn bởi một lớp màng mỏng gọi là màng trinh, nó thủng một lỗ cho kinh nguyệt chảy ra. Quanh cửa âm đạo ở hai bên có hai cặp nếp lồi được gọi là môi. Cặp bên trong được gọi là môi bé, cặp ngoài gọi là môi lớn. Toàn bộ khu vực bao gồm lối vào đường sinh dục và đường tiết liệu cộng với các môi được gọi là âm hộ, phía trên của nó là âm vật. Buồng trứng có chức năng sản sinh trứng, tiết hoocmon sinh dục nữ Ơstrogen, Ơstrogen gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nữ. Câu 9: Kể tên các tuyến nội tiết và sản phẩm của chúng. STT Tuyến nội tiết Hoocmon sản phẩm Hoocmon tăng trưởng ở người (HGH), Hoocmon kích giáp, Hoocmon kích trên thận, Hoocmon kích 1. Thuỳ trước thích nang trứng (FSH), Hoocmon tạo thể vàng (LH), 1 Tuyến yên Prolactin (PR), Hoocmon kích sắc bào (MSH) 2. Thuỳ sau Hoomon kháng hiệu (ADH), Oxytoxin tuyến yên 2 Tuyến tùng Melatonin 3 Tuyến giáp Tyroxin, Tyrocanxitonin 4 Tuyến ức Tymosin 5 Tuyến tụy (tụy đảo Langheran) Insulin, Glucagon 1. Vỏ thượng Aldosteron, Glucocoocticoit, Hydrocooctison, thận Coocticosteron, Cooctison Tuyến thượng 6 thận 2. Tuỷ thượng Adrenalin 80% thận Noradrenalin 20% 7 Buồng trứng Ơstrogen, Progesteron 13
  14. 8 Tinh hoàn Testosteron 9 Nhau thai Kích dục tố nhau thai (HCG) Ơstrogen, Progesteron 10 Hệ thống tiêu hoá Gastrin, Secretin, Colexystokinin (CCK) 11 Thận Erytropoietin 12 Các mô của cơ thể Prostaglandins Câu 10: Cấu tạo và sự tiến hoá của hệ sinh dục đực Cơ quan sinh sản ở động vật đực, gồm có: hai tinh hoàn đảm nhiệm việc sản ra những giao tử đực (tinh trùng) và tiết vào máu những hoocmon sinh dục; những đường dẫn tinh và các tuyến phụ, cơ quan giao cấu - dương vật. Đôi tinh hoàn thường phát triển trong khoang bụng, ở người và động vật có vú, ngay trước hoặc sau khi sinh, các tinh hoàn đã tụt vào trong bìu (túi da do thành cơ thể tạo nên). Khoang bìu thông với xoang bụng bằng ống bẹn. Sau khi tinh hoàn theo ống bẹn tuột vào bìu thì ống dính lại nhờ mô liên kết (tinh hoàn phải tuột vào bìu thì mới hình thành được tinh trùng vì trong khoang bụng nhiệt độ quá cao sẽ ức chế sự sinh tinh). Mỗi tinh hoàn có khoảng một nghìn ống sinh tinh, xếp uốn khúc, các tinh trùng được sinh ra ở ống sinh tinh. Xen kẽ giữa các ống sinh tinh là tế bào mô kẽ, có vai trò chế tiết các hocmon sinh dục. Thành ống sinh tinh gồm các tinh nguyên bào (được tạo thành từ tế bào sinh dục nguyên thuỷ), tế bào dinh dưỡng (tế bào Sectoli nằm xen kẽ với tế bào dòng tinh) cung cấp chất dinh dưỡng nuôi tinh trùng trong thời gian phát triển từ các tế bào tròn thành các giao tử có đuôi. Việc hình thành tinh trùng diễn ra theo dạng làn sóng lan dọc ống sinh tinh. Các ống sinh tinh nối với ống chung uốn khúc là ống dẫn tinh (ở người, mỗi ống dẫn tinh dài 0,6 m) đi từ bìu qua ống bẹn vào khoang bụng, luồn dưới bàng quang đổ vào niệu đạo (ở người, ống niệu đạo xuyên qua dương vật). Dương vật được bọc bởi da thể hang xốp, khi hưng phấn tình dục, các mạch máu trong mô căng to làm dương vật to và cứng. Có ba loại tuyến tham gia vào sự tạo thành tinh dịch: tuyến túi tinh tiết dịch tinh; tuyến tiền liệt tiết dịch có mùi đặc biệt; tuyến Cupơ (Cooper) tiết dịch kiềm tính. Trong tinh dịch có chứa glucozơ, fructozơ. Câu 11: Cấu tạo và sự tiến hoá của hệ sinh dục cái. Cơ quan sinh sản ở động vật cái gồm: hai buồng trứng phát sinh từ trung bì trung gian, đảm nhiệm việc tạo những giao tử cái và tiết những hocmon; hai vòi; tử cung và âm đạo; bộ phận sinh dục ngoài (âm hộ). Ở người, buồng trứng hình hạt đậu, dài 3cm, nằm dưới khoang bụng, chứa 150 - 500 nghìn noãn trong đó có khoảng 400 noãn được phát triển thành tế bào trứng thành thục. Khi trứng chín thì rụng vào xoang bụng, sau đó rơi vào một trong hai vòi trứng và di chuyển theo ống nhờ dòng chảy do tiêm mao biểu mô lót cử động tạo nên. Vòi trứng mở ra ở góc trên tử cung - nơi mà phôi phát triển. Tử cung nằm ở trung tâm khoang bụng, sau bàng quang. Tử cung đổ vào âm đạo qua vòng cơ (cổ tử cung). Âm đạo là nơi thu nhận tinh dịch khi giao phối, cũng là nơi đẻ con. Tập hợp tất cả các cơ quan sinh dục phía ngoài là âm hộ: môi sinh dục lớn gồm nếp da mô mỡ, mọc lông và tuyến nhờn; trong môi sinh dục 14
  15. lớn là môi sinh dục nhỏ; phía trước nơi các môi sinh dục dính nhau là âm vật rất nhạy cảm và cương cứng (tương đồng với dương vật), được che khuất sau nếp da. Âm vật và môi sinh dục nhỏ có chức năng điều hoà hưng phấn tình dục. Lỗ âm đạo nằm sau lỗ tiết niệu, được che bằng màng mỏng (màng trinh). Ở bờ bụng dưới ngay trên âm vật là đồi Vệ nữ. Sự tồn tại và hoạt động bình thường của hệ sinh dục cái phụ thuộc vào những hoocmon sinh dục tiết ra từ buồng trứng và thuỳ trước tuyến yên. Trước tuổi trưởng thành, buồng trứng chưa hoạt động, không tiết hoocmon. Đến tuổi trưởng thành sinh dục, các buồng trứng hoạt động, phóng noãn đều đặn (ở người 28 ngày), trước khi phóng noãn có tiết folliculin và sau phóng noãn có folliculin và progesteron. Ở người khi mãn kinh, các niêm mạc teo lại và các bộ phận của hệ sinh dục đều có thể bị bệnh. Câu 12: Trình bày sự đẻ con và nuôi con bằng sữa ở động vật. 1.Sự đẻ con. Thời gian mang thai thay đổi tùy từng loài động vật: thỏ: 30 ngày, mèo: 58 ngày, chó: 62 ngày, lợn: 110 ngày, ngựa và bò: 280 ngày, trâu: 310 ngày. Đẻ con là quá trình phức tạp, gồm các giai đoạn sau: 1.1 Giai đoạn 1: Thai nhi xuống cổ tử cung, màng ối vỡ, nước ối chảy ra làm trơn âm đạo. Giai đoạn này khéo dài hang giờ, hàng ngày. Tầng cơ trơn từ đáy tử cung bắt đầu co bóp nhịp nhàng từ trên xuống dưới. Sự co bóp này được hỗ trợ bởi prostaglandin do tế bào của các mô tiết ra. Dưới tác dụng của hoocmon oxitoxin từ tuyến yên, các cơ trơn co bóp tăng dần về biên độ và tần số làm cho cổ tử cung mở ra tới loạn. Trong giai đoạn này túi ối vỡ, dịch ối chảy ra ngoài âm đạo. 1.2 Giai đoạn 2: Thai nhi qua cổ tử cung, âm đạo lọt ra ngoài. Thời kỳ này kéo dài 20 phút đến 1 giờ. Các co bóp mạnh của cổ tử cung kèm theo sự co bóp chủ động của các cơ thành bụng có tác dụng đẩy thai nhi qua cổ tử cung, âm đạo lọt ra ngoài. Cuống rốn bị buộc thắt lại và cắt đứt làm tách rời mối liên hệ giữa mẹ và con Lượng CO2 tăng cao trong máu kích thích trung khu hô hấp của con, làm khí được hít vào trong phổi và đẩy ra khỏi phổi qua thanh quản, làm thanh quản rung lên tạo nên tiếng khóc chào đời. 1.3 Giai đoạn 3: nhau và các màng thai bong ra khỏi lớp niêm mạc tử cung và bị dồn ra ngoài. Giai đoạn này kéo dài 10 đến 40 phút. Ngay sau khi sinh, các mạch máu của niêm mạc tử cung và nhau thai đều co hoàn toàn làm nhau và màng thai tách ra khỏi niêm mạc tử cung và bị đẩy ra ngoài nhờ sự co bóp của cơ trơn dạ con. 2.Sự tiết sữa và nuôi con băng sữa mẹ. Trong thời gian mang thai tuyến sữa phát triển to ra bởi sự kích thích của oestrogen và progesterone do nhau thai tiết ra. Các tế bào tuyến biến thành các tế bào tiết sữa, các nang đựng sữa và ống dẫn sữa xuất hiện, các ống dẫn tập trung về đầu núm. Thể tích tuyến sữa tăng còn do tích nhiều mô mỡ và tập trung máu trong các mao mach của tuyến. Trong thời gian mang thai, sữa đã được tạo ra với số lượng ít do hoocmon LTH (prolactin) của tuyến yên kích thích. Tuy nhiên sữa chưa được bài xuất ra ngoài do chưa có con non bú mút và hoạt động của LTH bị oestrogen và progesteron ức chế. Sau khi sinh, hàm lượng oestrogen và progesteron giảm hẳn do đó LTH không còn bị ức chế sẽ thúc đẩy các tế bào tiết trong tuyến tạo ra sữa. Sự mút của các con non tác động lên cơ quan cảm giác ở đầu núm vú làm xuất hiện luồng thần kinh hướng tâm nên vùng dưới đồi, vùng này tăng tiết oxitoxin. Hormone này theo máu đến tuyến sữa làm cho các cơ nhỏ ở nang sữa và ống dẫn sữa ép sữa chảy ra ngoài. Sự tiết sữa sẽ ngừng lại khi con thôi bú. Sữa là một hỗn hợp bao gồm protein, lactose, lipit, các muối khoáng vitamin, các bạch cầu, 15
  16. các kháng thể. Đó là nguồn cung cấp dinh dưỡng tết nhất, cũng là chất bảo vệ tết nhất cho con non chống lại bệnh tật. Ở người sự chăm sóc con không chỉ là việc cho ăn, giữ vệ sinh, bảo vệ con mà còn cần sự quan tâm lâu dài của gia đình bởi trẻ em phải có quá trình học tập bắt đầu từ sự tiếp nhận ngôn ngữ. Câu 13: Cơ sở khoa học của các phương pháp tránh thai Tránh thai là phương pháp đảm bảo không có sự thụ thai khi giao tiếp tình dục. Nhờ đó, sẽ không có những đứa trẻ được sinh ra ngoài ý muốn.Các biện pháp tránh thai phải thật sự đáng tin cậy, không làm tổn hại đến sức khỏe cho cả hai người. Sau khi ngừng sử dụng các biện pháp và phương tiện tránh thai, khả năng thụ thai phải được khôi phục trở lại, không làm hại tới sức khỏe của đứa trẻ muốn sinh sau này. Ý nghĩa của việc tránh thai: Trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người mẹ và chất lượng cuộc sống. Còn đối với tuổi vị thành niên thì không có con sớm ảnh hưởng tới sức khoẻ, học tập và tinh thần. Cơ sở khoa học của các phương pháp tránh thai: + Ngăn trứng chín và rụng. + Tránh không để tinh trùng gặp trứng. + Chống sự làm tổ của của trứng đã thụ tinh. Các phương tiện tránh thai hiện nay khá phong phú, hiện đại như thuốc tránh thai, đặt vòng tránh thai, sử dụng bao cao su Phương pháp tránh thai tốt nhất vẫn là sử dụng bao cao su. Nó có nhiều ưu điểm như rẻ tiền, dễ sử dụng và không hại tới sức khỏe. Nó không chỉ ngăn chặn sự thụ thai ngoài ý muốn mà còn ngăn chặn những bệnh tình dục khác. Câu 14: Tập tính chăm sóc con non ở động vật. Phần lớn các tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng. Thường khởi đầu là do một kích thích của môi trường ngoài như thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm ), ánh sáng, âm thanh tác động vào các giác quan hay do kích thích của môi trường bên trong do tác động của hoocmon sinh dục gây nên hiện tượng chín sinh dục và chuẩn bị cho sự sinh sản, được thể hiện bằng các hành động ve vãn, khoe mẽ, tỏ tình, xây tổ, ấp trứng, chăm sóc, bảo vệ con non . Ví dụ:  Có một số loài chim không tự ấp trứng mà luôn có tập tính đẻ trứng “trộm” vào ổ các chim khác để nhờ ấp hộ. Các chim được “gửi trứng ấp” cũng không hề hay biết  Chim chích có thể ấp nhầm trứng tu hú to hơn trứng của nó và khi trứng tu hú nở nó vẫn mớm mồi cho chim tu hú non, mặc dù con này đẩy cả trứng của chim chích ra ngoài tổ, tập tính này gọi là “Tập tính nhầm”. Ở một số loài côn trùng như kiến và ong, hầu hết các cá thể đều không sinh sản mà dành toàn bộ sức lực để nuôi nấng bảo vệ thế hệ con của những cá thể khác.  Đối với bọ xít, được mệnh danh là "Hoàng hậu hôi", miệng tuyến hôi của nó nằm ở bụng, bình thường dùng để phòng chống kẻ địch. Khi chúng sinh con thì mùi hôi này có thể hình thành một "vòng hôi" xung quanh ấu trùng, như một bức tường bảo vệ con cái khỏi sự xâm hại của kẻ thù.  Chim chào mào (chim đầu rìu) cũng có khả năng tiết ra mùi hôi. Khả năng này bình thường được giữ kín, nhưng đến lúc sinh đẻ, nhằm giúp cho con cái ra đời bình an, chim mẹ đã thông qua tuyến hôi ở đuôi tiết ra một dịch lỏng màu nâu đen có mùi khó ngửi. Trong một khoảng thời gian, tổ chim có mùi khó thở. Dù rằng có một số động vật chuyên ăn trộm trứng chim, nhưng khi đối mặt với hoàn cảnh tồi tệ như vậy cũng phải rút lui. 16