Bài tập nhóm môn dẫn luận ngôn ngữ
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập nhóm môn dẫn luận ngôn ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_nhom_mon_dan_luan_ngon_ngu.doc
Nội dung text: Bài tập nhóm môn dẫn luận ngôn ngữ
- BÀI TẬP NHÓM MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌ VÀ TÊN: - Trần Đại Nghĩa - Đoàn Vũ Hoàn Thi - Nguyễn Thị Sương - Lê Thị Tường Vi - Lê Thị Anh Yến - Nguyễn Hữu Tường Anh ĐỐI CHIẾU PHỤ ÂM TRONG TIẾNG TRUNG VÀ TIẾNG VIỆT Âm Chữ Ví dụ Âm Chữ Ví dụ /b/ b ba /f/ ph phải /t/ t ta /v/ v về /t’/ th thi /s/ x xa /d/ đ đi d da /t/ tr tre /z/ gi gia /c/ ch cho g dì k ki(ê,e) / ʂ / s sa /k/ c ca / ʐ / r rõ q qua /x/ kh kho /m/ m mẹ g gà /n/ n nó /ɤ/ gh ghi(ê,e) /ɲ/ nh nhà /h/ h hát /ŋ/ ng nga /l/ l lên ngh nghi(ê,e)
- Âm tắc Âm tắc xát Âm xát Âm Âm bên Phương mũi thức cấu Vô thanh Vô thanh Vô Hữu Hữu Hữu âm Không Bật Không Bật thanh thanh thanh thanh bật hơi hơi bật hơi hơi Vị trí cấu âm Âm môi p p‘ m Âm môi f răng Âm trước ts ts‘ s lưỡi Âm giữa t t‘ n l lưỡi Âm uốn ʈʂ ʈʂ ‘ ʂ ʐ lưỡi Âm mặt tɕ tɕ‘ ɕ lưỡi Âm gốc k k‘ x lưỡi I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở đối chiếu Đề tài này nhằm mục đích tìm ra những tương đồng và dị biệt trong phụ âm tiếng Việt – tiếng Trung để phục vụ cho quá trình giao tiếp cũng như việc học tập, giảng dạy. 2. Phạm vi đối chiếu Đối chiếu những phụ âm Tiếng Việt – Tiếng Trung ở bảng trên. 3. Phương thức đối chiếu Chúng tôi thực hiện phương thức đối chiếu đồng nhất - khu biệt cấu trúc để tìm ra những nét giống nhau và khác nhau về đặc điểm cấu tạo, những thuộc tính của hệ thống ngôn ngữ , và chủ yếu sử dụng phương pháp ngôn ngữ học như phân loại, hệ thống hóa các phụ âm từ cách phát âm, từ bộ phận phát âm 4. Thủ pháp đối chiếu Sử dụng thủ pháp đối chiếu chuyển dịch 2 chiều. 2
- II. NỘI DUNG A. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Ngữ âm là gì? Ngữ âm là âm thanh do bộ máy phát âm của con người tạo ra có thể biểu đạt một ý nghĩa nhất định nào đó, không thể xem ngữ âm là vật chất tự nhiên thuần tuý. Ngữ âm là hệ thống ký hiệu ghi lại hoạt động tư duy một cách trực tiếp nhất, con người giao tiếp được với nhau chính là nhờ hình thức vật chất này. Nói đến ngôn ngữ là nói đến ngôn ngữ bằng âm thanh, và hình thức âm thanh của ngôn ngữ được gọi là ngữ âm. Ngữ âm là cái vỏ vật chất của ngôn ngữ, là hình thức tồn tại của ngôn ngữ. Không có ngữ âm, ngôn ngữ không thể tồn tại. 2. Đơn vị kết cấu ngữ âm: 2.1. Âm tố Âm tố là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có thể tách ra dựa trên những âm sắc khác nhau. Bởi vì âm tố là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất nên không thể phân tích nhỏ hơn nữa. Kí hiệu của âm tố là chúng được phiên âm giữa hai gạch vuông [ ]. Ví dụ âm đọc "hàn" [xan] của chữ汉 (Hán) trong tiếng Trung do 3 đơn vị cấu thành: [x], [a], [n]. Ba đơn vị này có âm sắc khác nhau, đồng thời không thể tách chúng thành những đơn vị nhỏ hơn nữa, đây chính là 3 âm tố. Thanh điệu của汉 (thanh 4) thuộc phạm trù âm cao, không được xem là âm tố. Âm tố có 2 loại: Nguyên âm và Phụ âm. 2.1.1. Nguyên âm: Nguyên âm là âm chỉ bao gồm tiếng thanh. Lúc phát âm, luồng khí gây rung dây thanh (thanh đới), âm được thoát ra tự do mà không chịu sự cản trở của cơ quan phát âm. 2.1.2. Phụ âm:Ngược lại với nguyên âm, phụ âm là tiếng động, khi phát âm luồng hơi bị cản trở do sự xuất hiện của chướng ngại trên lối thoát của không khí. Những tiếng này không “dễ nghe”, có tần số không ổn định, được biểu diễn bằng những đường cong không tuần hoàn. (Ngoài hai loại âm tố chủ yếu trên còn có loại âm tố thứ ba mang tính chất trung gian, đó là các bán nguyên âm hay bán phụ âm.Những âm tố này vừa mang tính chất nguyên âm vừa mang tính chất phụ âm) 2.2. Âm vị Âm vị là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng để cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ. Âm vị còn có thể được coi là một chùm hoặc một tổng thể đặc trưng các nét khu biệt được thể hiện đồng thời. Âm vị đoạn tính và âm vị siêu đoạn tính - Âm vị đoạn tính là những âm vị được thể hiện riêng rẽ hoặc kế tiếp nhau theo thời gian. Nguyên âm, phụ âm, bán nguyên âm/bán phụ âm là những âm vị đoạn tính. 3
- - Âm vị siêu đoạn tính là những âm vị không được thể hiện riêng rẽ hoặc kế tiếp nhau theo thời gian mà luôn luôn được thể hiện đồng thời với âm tố hoặc toàn bộ âm tiết. Trọng âm và thanh điệu là những âm vị siêu đoạn tính. 2.3. Âm tiết: Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất, đơn vị tự nhiên nhất trong lời nói của con người. Mỗi âm tiết là một tiếng. Ví dụ từ “历史”(lìshǐ-lịch sử), lúc phát âm và lúc nghe thấy đều chỉ là 2 đơn vị "lì" và "shǐ", chứ không phải là 4 đơn vị "l、i、sh、i". Vì vậy, "lì" và "shǐ" là 2 âm tiết. Một âm tiết tiếng Trung có thể chia làm 3 phần: Thanh mẫu, Vận mẫu và Thanh điệu. 2.3.1. Thanh mẫu: Thanh mẫu là phụ âm mở đầu của một âm tiết, nếu như mở đầu một âm tiết không có phụ âm, thì gọi là "thanh mẫu không". Ví dụ từ “中国”( zhōngguó- Trung Quốc)trong tiếng Trung có 2 thanh mẫu là "zh" và "g", còn từ “爱”(ài-yêu) không có phụ âm mở đầu, tức là "thanh mẫu không". 2.3.2. Vận mẫu: Vận mẫu là âm tố đứng sau thanh mẫu trong một âm tiết, nó có thể là một nguyên âm, hoặc là tổ hợp của nhiều nguyên âm, cũng có thể là sự tổ hợp của nguyên âm và phụ âm. Ví dụ: “八”(bā )Vận mẫu là "a", nguyên âm đơn; “叫”(jiào)Vận mẫu là "iao", nguyên âm kép “行”(xíng)Vận mẫu là "ing", nguyên âm "i" + phụ âm "ng" 2.3.3. Thanh điệu: Thanh điệu chỉ sự biến hoá cao-thấp-dài-ngắn của một âm tiết. Sự biến hoá của thanh điệu phụ thuộc vào toàn bộ âm tiết đó. Ví dụ từ “好”(hǎo-tốt)trong tiếng Trung có thanh 3 (thượng thanh), âm vực là 214, tức là phát âm từ giáng lên thăng, từ 2 xuống 1 rồi lên đến 4. 2.4. Ký hiệu ghi âm (Ký âm phù hiệu): Ký hiệu ghi âm là ký hiệu ghi chép lại ngữ âm. Bởi vì chữ Hán không phải là văn tự phiên âm, không thể nhìn chữ đọc ra âm, vì vậy cần phải có ký hiệu để chú âm cho chữ Hán. 3. Phương thức cấu âm: cho ta biết luồng hơi thoát ra bị các cơ quan phát âm cản lại như thế nào. 3.1. Âm tắc: Là nhóm phụ âm kiểu [b, p]. khi phát âm một âm tắc thì lưỡi con nâng lên bịt kín lối thông lên mũi và không khí bị cản trở hoàn toàn, do những bộ phận khác nhau ở miệng, muốn thoát ra phải phá vỡ sự cản trở ấy, tạo nên một tiếng nổ. Những âm [d, t, g, k] cũng là âm tắc. 4
- 3.2. Âm xát Là nhóm phụ âm, lúc phát âm các cơ quan phát âm tiếp cận nhau, hình thành một khe hẹp, lưỡi con và ngạc mềm nâng lên, chặn lấy con đường luồng khí thông lên mũi, luồng khí phát ra từ khe hẹp, ma sát thành âm thanh, còn gọi là âm ma sát. 3.3. Âm tắc xát: Là nhóm phụ âm được bắt đầu bằng một yếu tố tắc và tiếp theo là một yếu tố xát. Lúc phát âm, lưỡi con và ngạc mềm nâng lên, chặn lấy con đường luồng khí thông lên mũi, sau đó các cơ quan phát âm mở ra hình thành một khe hẹp, luồng khí ma sát trong khe hẹp rồi thoát ra. 3.4. Âm biên: Lúc phát âm đầu lưỡi tiếp xúc với lợi trên, lưỡi con và ngạc mềm nâng lên chặn lấy con đường luồng khí thông lên mũi, luồng khí thoát ra từ hai bên đầu mũi; lúc phát âm âm biên dây thanh phải rung động. Trong tiếng Trung âm biên chỉ có âm [l]. 3.5. Âm mũi: Âm mà khi cấu âm vòm mềm được hạ xuống làm cho luồng không khí đi ra, một phần hay toàn bộ qua khoang mũi. Vd. các phụ âm / m / (chữ viết m) và / n / (chữ viết n) trong "mon men", / n / trong "non nớt", / ɲ / (chữ viết nh) trong "nhí nhảnh", / η / (chữ viết ng) trong "ngọt ngào". 3.6. Âm rung: Phụ âm vang được cấu tạo theo phương thức tắc - nổ liên tục và đều đặn khi luồng hơi đi ra, buộc bộ vị cấu âm phải rung hoặc bật lên. Trong tiếng Việt, ÂR đầu lưỡi / r / tồn tại trong cách phát âm ở một số địa phương, hoặc trong một số từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ các dân tộc và một số từ mượn của tiếng nước ngoài. Vd. "đàn t'rưng", "dân tộc Chru", "Hrê", "cà rốt", "rađiô", vv. Ngoài ra, còn có ÂR môi - môi và ÂR lưỡi con (hay tiểu thiệt). ÂR môi - môi được cấu âm bằng sự bật liên tục của môi do bị tác động mạnh của luồng hơi đi ra. Vd. "vắt brrr!" (tiếng hô điều khiển trâu bò trên đồng ruộng khi cày bừa). 4. Vị trí cấu âm 4.1. Âm môi: Âm được cấu âm với sự tham gia của môi. Vd. các nguyên âm tròn môi / u / (chữ viết u), / o / (chữ viết ô), / Ɔ / (chữ viết o) và các phụ âm / p / (chữ viết p), / b / (chữ viết b), / m / (chữ viết m) trong tiếng Việt. 4.2. Âm răng: Phụ âm được cấu tạo bằng sự tiếp xúc giữa đầu lưỡi với mặt sau của răng cửa trên. Các âm đầu / t- /, / d- /, / n- /, / l- /, / s- /, / z- / (chữ viết t, đ, n, l, x, d) của tiếng Việt là những ÂR. 4.3. Âm lợi: Phụ âm có vị trí cấu âm ở lợi của răng hàm trên, thường phát âm bằng cách chạm hoặc ép sát đầu lưỡi vào lợi. Vd. các âm / t /, / d / 4.4. Âm quặt lưỡi: 5
- Âm được cấu âm bằng cách nâng đầu lưỡi đến tận đỉnh cao của ngạc cứng. Trong tiếng Việt, âm đầu / ţ /, / -ş /, / -Z / (chữ viết: tr, s, r) là 3 phụ âm quặt lưỡi. Vd. "Trăng rất sáng". Ba phụ âm quặt lưỡi nói trên là những phụ âm đặc trưng của phương ngữ Miền Trung và Miền Nam.Những người nói phương ngữ Miền Bắc, trong thực tế phát âm bình thường, không thể hiện được ba phụ âm này. 4.5. Âm ngạc: 4.5.1. Âm ngạc giữa: Phụ âm được cấu tạo bằng cách nâng lưỡi lên để mặt lưỡi tiếp xúc với ngạc giữa và tạo nên sự cản tắc luồng hơi ở đó. Vd. / ɲ / (chữ viết nh), / c / (chữ viết ch) trong "nhà", "chơi" là những phụ âm ngạc giữa. 4.5.2. Âm ngạc sau: Phụ âm được cấu tạo bằng cách nâng lưỡi lên để phần sau mặt lưỡi tiếp xúc với ngạc sau (ngạc mềm) và tạo nên chỗ cản tắc luồng hơi ở đó. Vd. trong tiếng Việt, các âm / k / (chữ viết c), / η / (chữ viết ng) trong "các ngài" là những phụ âm ngạc sau. 4.5.3. Âm ngạc trước: Phụ âm được cấu tạo bằng cách nâng lưỡi lên để phần trước mặt lưỡi tiếp giáp với ngạc trước và tạo nên sự cản tắc luồng hơi ở đó. 4.6. Âm mạc: Khá phổ biến trong nhiều ngôn ngữ là [ k, g, ng].Khi phát âm mặt lưỡi sau tiếp xúc với ngạc tạo thành một chướng ngại. Hai âm đầu là âm tắc, âm sau là âm mũi, chữ “g” trong tiếng Nga , tiếng Anh, tiếng Pháp dung để ghi âm ngạc tắc, hữu thanh trong các ngôn ngữ vừa kể. 4.7. Âm lưỡi con :Nâng cao mặt lưỡi về sau phía lưỡi con để cản trở không khí, tạo nên hoặc một âm xát , hoặc những âm tắc , hoặc một âm mũi. 4.8. Âm yết hầu : Được cấu tạo bằng cách lui nắp họng về phía sau, tới vách sau của yết hầu. Do cách cấu âm này không thể có âm mũi yết hầu được vì không khí không thể lên mũi được, mà chỉ có thể có âm xát mà thôi. 4.9. Âm thanh hầu : Được cấu tạo do sự đóng hoặc thu hẹp dây thanh.Vì vậy ở vị trí này có thể có âm tắc hoặc âm xát. Khi khe thanh hẹp, không khí qua được và qua chừng mực nào đó dây thanh có chấn động 5. Độ vang của âm và Kiểu luồng khí mạnh yếu. 5.1. Độ vang của âm Dựa vào việc có hay không có sự rung động dây thanh, có thể chia phụ âm thành: 5.1.1. Vô thanh: lúc phát âm dây thanh không rung. 5.2.2. Hữu thanh: lúc phát âm dây thanhh rung động. 5.2. Kiểu luồng khí mạnh yếu Dựa vào luồng khí phát âm mạnh hay yếu, có thể phân âm tắc và âm tắc xát thành hai loại: 6
- 5.2.1. Âm bật hơi: lúc phát âm luồng khí thoát ra mạnh. 5.2.2. Âm không bật hơi: lúc phát âm luồng khí thoát ra yếu Âm mũi, âm biên, âm xát không có sự phân biệt bật hơi hay không bật hơi. B. NỘI DUNG 1. Mô tả và phân loại BẢNG PHỤ ÂM TIẾNG VIỆT Phụ âm Phiên âm Ví dụ Phụ âm Phiên âm Ví dụ quốc tế quốc tế b /b/ ba ph /f/ phở t /t/ ta v /v/ về th /t’/ thi đ /d/ đi x xa tr /t/ tre d /s/ da ch /c/ cho k /k/ ki gi già c con g /z/ ga m /m/ mẹ s /ʂ/ sa n /n/ nó r /ʐ / rõ /ɲ/ nhà nh kh /x/ kho nga g gà ng /ŋ/ nghi ngh gh /ɤ/ ghi h /h/ hát l /l/ lê BẢNG PHỤ ÂM TIẾNG TRUNG 7
- Phụ âm Phiên âm Ví dụ Phụ âm Phiên âm Ví dụ quốc tế quốc tế b [b] j [tɕ]. p [b’] q [tɕ’] m [m] x [ɕ] f [f’] [tʂ] zh ʂ’ d [t] ch [t ] t [t’] sh [ʂ’] n [n] l [l] r [ʐ]. g [k] z [ts] k [k’] c [ts’] h [x] s [s] BẢNG ĐỐI CHIẾU PHỤ ÂM TRUNG – VIỆT Tiếng Trung Tiếng Việt Âm môi b, p, m b, p, m Âm môi răng f ph, v Âm trước lưỡi z, c, s tr, t, đ, n, x, d, gi, l, Vị trí phát th, s, r âm Âm giữa lưỡi d, t, n, l Âm uốn lưỡi zh, ch, sh, r Âm mặt lưỡi j, q, x ch, nh Âm gốc lưỡi g, k, h k, c, q, ng, ngh, kh, (cuống lưỡi) g, gh Âm tắc thanh hầu h Âm tắc b, p, d, t, g, k th, t, tr, ch, k, c, q, b, đ, m, nh Phương Âm xát f, h, x, sh, r, s ph, x, s, kh, h, v, d, thức cấu âm gi, g, gh, l, r Âm tắc xát z, zh, c, ch, j, q Âm mũi n, m, ng m, n, ng, ngh Âm biên l Âm vô thanh b, p, f, d, t, g, k, h, j, q, x, zh, t, tr, ch, k, c, q, ph, Độ vang của ch, sh, z, c, s x, s, kh, h, âm Âm hữu thanh m, n, l, r b, đ, v, d, gi, g, r, gh Vang L, m, n, nh, ng, ngh Kiểu luồng Âm bật hơi p, t, k, c, ch, q th khí mạnh – Âm không bật b, d, g, z, zh, j t, tr, ch, k, c, q, b, đ, yếu hơi m, nh 8
- 2. Đối chiếu 2.1. Điểm giống 2.1.1.Về vị trí phát âm: - Cả tiếng Trung và tiếng Việt đều có 3 âm môi là b, p, m. - Cả hai tiếng đều có Phụ âm s là âm trước lưỡi, phụ âm g là âm gốc lưỡi. - Có những âm có vị trí phát âm giống nhau như: Vị trí phát âm Tiếng Trung Tiếng Việt Âm hai môi b[b] m[m] b/b/ m/m/ Âm môi răng f[f’] ph/f/ Âm đầu lưỡi trước [s] s/ʂ/ Âm đầu lưỡi giữa d[t] t[t’] n[n] l[l] t/t/ th/t’/ n/n/ l/l/ Âm đầu lưỡi sau zh[tʂ] sh[ʂ’] r[ʐ]. tr/t/ s/ʂ/ r/ʐ / Âm mặt lưỡi j[tɕ] ch/c/ Âm cuống lưỡi g[k] k[k’] h[x] c/k/ kh/x/ h/h/ 2.1.2. Về Phương thức cấu âm: - Cả hai tiếng đều có phụ âm b, p, t, k là âm tắc; phụ âm h, r, s là âm xát, phụ âm n, m, ng là âm mũi 2.1.3. Về độ vang của âm: - Cả hai tiếng đều có s, k, c, x, q, t, ch, h là âm vô thanh, âm r là âm hữu thanh. 2.1.4. Về kiểu luồng khí mạnh – yếu: Cả hai tiếng đều có âm b là âm không bật hơi. 2.2. Điểm khác 2.2.1. Tiếng Hán có 22 phụ âm, tiếng Việt có 24 phụ âm. Tiếng Trung có những phụ âm mà tiếng Việt không có và ngược lại: Trong tiếng Hán không có phụ âm đ, gh, ngh, kh, ph, tr, gi, th, nh. Còn tiếng Việt không có phụ âm f, z, j, zh, sh. 2.2.2. Về Vị trí phát âm: cho ta biết các bộ phận phát âm nào tham gia vào quá trình tạo âm. - Tiếng Việt có âm tắc thanh hầu (h) nhưng tiếng Trung không có. 9
- - Tiếng Trung có âm giữa lưỡi (d, t, n, l), âm uốn lưỡi (zh, ch, sh, r) còn tiếng Việt không có. 2.2.3. Về Phương thức cấu âm: - Tiếng Trung có âm tắc xát (z, zh, c, ch, j, q) và âm biên (l) nhưng tiếng Việt không có. 2.2.4. Độ vang của âm: - Tiếng Việt có âm vang còn tiếng Trung không có. 3. Nhận xét. Như vậy, Những đặc điểm giống nhau và khác nhau về phương thức cấu âm, vị trí cấu âm trong phụ âm tiếng Trung và tiếng Việt nêu trên cho chúng ta thấy sự phong phú, phức tạp của ngôn ngữ loài người và làm tiền đề cho việc học tiếng Trung. III. KẾT LUẬN 10