Bài hướng dẫn thực hành số 9 môn Đồ họa máy tính

doc 14 trang phuongnguyen 5990
Bạn đang xem tài liệu "Bài hướng dẫn thực hành số 9 môn Đồ họa máy tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_huong_dan_thuc_hanh_so_9_mon_do_hoa_may_tinh.doc

Nội dung text: Bài hướng dẫn thực hành số 9 môn Đồ họa máy tính

  1. Bài hướng dẫn thực hành số 9 Đồ Họa Máy Tính TH00/01 BÀI HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH SỐ 9 MÔN ĐỒ HỌA MÁY TÍNH 1 Mục tiêu Mục tiêu bài hướng dẫn thực hành này nhằm giới thiệu sơ lược cách sử dụng phần mềm đóng gói Install Shield để tạo chương trình cài đặt cho các phần mềm. Để thực hiện ví dụ dưới đây, chúng ta sử dụng phần mềm Install Shield for Microsoft Visual C++ 6.0 được cung cấp kèm theo trong dĩa CDROM cài đặt bộ Microsoft Đối với các phiên bản mới của Install Shield, ví dụ như Install Shield Profession 6.x, ngoài 1 số đặc tính và chức năng mới hiệu quả hơn, cách sử dụng gần như tương tự hoàn toàn đối với phần mềm Install Shield for Microsoft Visual C++ 6.0. 2 Tạo 1 project Install Shield mới Chọn biểu tượng Project Wizard để tạo ra 1 project mới trong phần mềm Install Shield. 2.1 Các thông tin cơ bản của project 1
  2. Bài hướng dẫn thực hành số 9 Đồ Họa Máy Tính TH00/01 Trong hộp thoại Project Wizard – Welcome, nhập vào các thông tin cơ bản liên quan đến project mới vừa tạo ra: Application Name Tên phần mềm được đóng gói (Ví dụ: HelloWorld) Company Name Tên tác giả hoặc công ty sản xuất phần mềm. (ví dụ HCMUNS) Development Environment Môi trường phát triển phần mềm được đóng gói (ví dụ như Microsoft Visual C++ 6) Application Type Loại phần mềm Application Version Phiên bản phần mềm Application Executable Tên và đường dẫn tập tin exe chính của phần mềm. Có thể nhập trực tiếp hoặc sử dụng nút để chọn tập tin exe chính. Phần này có thể bỏ trống. Sau khi nhập xong các thông tin cơ bản này, nhấn nút Next để chuyển sang màn hình kế tiếp 2.2 Các hộp thoại trong project Trong hộp thoại Choose Dialogs, chọn các hộp thoại cần sử dụng trong quá trình cài đặt phần mềm. Chọn từng hộp thoại được liệt kê trong danh sách và nhấn nút Preview để tìm hiểu nội dung, ý nghĩa và cách trình bày của từng hộp thoại chuẩn được Install Shield cung cấp sẵn. STT Dialog Ý nghĩa 1 Welcome Message Hộp thoại giới thiệu chung về phần mềm 2
  3. Bài hướng dẫn thực hành số 9 Đồ Họa Máy Tính TH00/01 2 Software License Agreement Hộp thoại bản quyền phần mềm 3 Readme Information Thông tin cần thiết 4 User Information Nhập thông tin về người sử dụng, số serial 5 Choose Destination Location Hộp thoại chọn thư mục cài đặt 6 Setup Type Hộp thoại chọn loại cài đặt (ví dụ Typical, Compact hay Custom) 7 Custom Setup Hộp thoại cho phép người sử dụng chọn cài đặt những thành phần nào của phần mềm 8 Select Program Folder Chọn thư mục trong Start Menu -> Programs 9 Start Copying Files Hộp thoại thông báo bắt đầu quá trình chép các tập tin vào máy 10 Setup Complete Hộp thoại thông báo quá trình cài đặt đã hoàn tất Trong ví dụ nêu trong bài này, chúng ta chọn các hộp thoại Welcome Message, Choose Destination Location, Setup Type, Select Program Folder, và Setup Complete. 2.3 Chọn môi trường hệ điều hành Chọn các hệ điều hành thích hợp với phần mềm đang được đóng gói Lưu ý: Một số phần mềm đặc thù có thể chỉ tương thích với 1 số hệ điều hành nhất định. Tuy nhiên, trong những ứng dụng đơn giản thì phần mềm cần đóng gói có thể chạy được trên mọi môi trường hệ điều hành thông thường. Trong phần mềm Install Shield Express cho phép cài đặt phần mềm trên hệ điều hành Windows 95 (thường tương thích với Windows 98/98SE/ME), Windows NT3.51, Windows NT 4.0 (thường tương thích với Windows 2000/XP). 3
  4. Bài hướng dẫn thực hành số 9 Đồ Họa Máy Tính TH00/01 2.4 Chọn ngôn ngữ Trong hộp thoại Project Wizard – Specify Languages, chọn danh sách các loại ngôn ngữ sử dụng trong khi cài đặt phần mềm. 2.5 Chọn chế độ cài đặt Install Shield cho phép thiết lập nhiều chế độ cài đặt khác nhau, ví dụ như: Compact: cài ở mức tối thiểu) Typical: mặc định thông thường) Custom cho phép người sử dụng chọn cài đặt những thành phần nào trong phần mềm. Network Adminstrator Network (Best Performance) Network (Efficient Space) Chọn những chế độ cài đặt được sử dụng trong project, ví dụ như Compact, Typical, Custom. 2.6 Xây dựng các thành phần (Components) Install Shield đã xây dựng sẵn 1 số các component thông thường trong 1 project. Sử dụng các nút Add và Delete để thêm hoặc xóa các nhóm thành phần (component) trong danh sách. Có thể chấp nhận các thành phần (component) mặc định, bao gồm: Program Files: các tập tin chương trình Example Files: các tập tin ví dụ Help Files: các tập tin hướng dẫn sử dụng 4
  5. Bài hướng dẫn thực hành số 9 Đồ Họa Máy Tính TH00/01 Shared DLLs: các tập tin thư viện liên kết động 2.7 Xây dựng các nhóm file (File groups) Install Shield đã xây dựng sẵn 1 số các nhóm file thông thường cần dùng trong 1 project. Sử dụng các nút Add và Delete để thêm hoặc xóa các nhóm file trong danh sách. Có thể chấp nhận các nhóm file mặc định, bao gồm: 5
  6. Bài hướng dẫn thực hành số 9 Đồ Họa Máy Tính TH00/01 Program Executable Files: các tập tin thực thi (exe) Program DLLs: các tập tin liên kết động (DLL) dùng riêng trong phần mềm Example Files: các tập tin ví dụ mẫu Help Files: các tập tin hướng dẫn sử dụng Shared DLLs: các tập tin liên kết động dùng chung. 3 Xây dựng hoàn chỉnh project Ý nghĩa các nhóm chức năng: Scripts: Viết các đoạn lệnh điều khiển việc cài đặt. Phần này chỉ dành cho các ứng dụng cao cấp, đòi hỏi người xây dựng project phải rất quen thuộc và có nhiều kinh nghiệm trong công việc sử dụng Install Shield ==> Rất khó. Components: Thao tác xử lý trên các thành phần của phần mềm được đóng gói Setup Types: Thao tác xử lý trên các chế độ cài đặt Setup Files: Thao tác xử lý trên các tập tin cần thiết cho việc tập bộ cài đặt cho phần mềm được đóng gói. File Groups: Thao tác xử lý trên các nhóm tập tin Resources: Tài nguyên Media: Thao tác xử lý tạo ra chương trình cài đặt phần mềm Trong phạm vi bài này, chúng ta chỉ tìm hiểu các nhóm chức năng cơ bản cần thiết cho việc tạo 1 chương trình cài đặt đơn giản cho 1 phần mềm thông thường, bao gồm các nhóm chức năng theo thứ tự như sau: 1. File Groups 2. Components 3. Setup Types 4. Resource 5. Media. 3.1 Cấu trúc 1 phần mềm được đóng gói Software Component File Group File Trong 1 phần mềm bao gồm nhiều thành phần (Component), mỗi thành phần lại gồm có nhiều nhóm tập tin (File Group) và mỗi nhóm tập tin chứa nhiều file. Mỗi nhóm tập tin (File group) phải thuộc về duy nhất 1 thành phần (Component) nào đó, nếu không sẽ không được cài đặt Đối với 1 project cài đặt đơn giản của 1 phần mềm thông thường, chúng ta có thể chỉ cần dùng 1 component (Program Files), trong component này chỉ chứa 1 file group 6
  7. Bài hướng dẫn thực hành số 9 Đồ Họa Máy Tính TH00/01 (Program Files) và trong file group này chứa tất cả các tập tin cần thiết của phần mềm được đóng gói. 3.2 Nhóm chức năng File Groups Trong màn hình File Groups liệt kê danh sách các nhóm tập tin đã được định nghĩa sẵn hoặc đã được bổ sung thay đổi ở bước 2.7 - Xây dựng các nhóm file (File groups). Ví dụ: bổ sung các tập tin cần thiết vào nhóm tập tin Program Executable Files: Chọn mục Link bên trong Program Executable Files Nhấn bên phải mouse vào màn hình bên phải để hiển thị popup menu: New Folder: Tạo ra 1 thư mục con Insert Files: Chọn tên và đường dẫn của tập tin cần đưa vào nhóm tập tin hiện tại. Launch Explorer: Chuyển sang màn hình Windows Explorer để chọn các tập tin cần đưa vào nhóm tập tin hiện tại. Có thể bổ sung các tập tin vào nhóm tập tin hiện tại bằng cách kéo và thả các tập tin vào trong màn hình bên phải. Trong mỗi nhóm tập tin, chúng ta có thể xây dựng cấu trúc thư mục phân cấp giống như trong Windows Explorer, nhờ đó có thể giữ nguyên được cấu trúc các tập tin và thư mục con khi cài đặt phần mềm. Trong ví dụ này, chúng ta sẽ đưa 2 tập tin HelloWorld.exe và readme.txt và nhóm tập tin Program Executable Files. 7
  8. Bài hướng dẫn thực hành số 9 Đồ Họa Máy Tính TH00/01 3.3 Nhóm chức năng Components 3.3.1 Giới thiệu Màn hình bên trái liệt kê danh sách các thành phần (Component) đã được định nghĩa sẵn. Màn hình bên phải thể hiện thông tin của thành phần (Component) đang được chọn. Nhấn bên phải mouse vào màn hình bên trái để hiển thị popup menu sau đây: New Component: Tạo ra 1 thành phần (Component) mới. Delete: Xóa thành phần (Component) đang được chọn Rename: Đổi tên thành phần (Component) đang được chọn Properties: Xem & được phép thay đổi toàn bộ các thuộc tính của thành phần (Component) đang được chọn. 3.3.2 Bổ sung các nhóm tập tin (File group) vào 1 thành phần (Component) Để đưa các nhóm tập tin (File group) cần thiết vào trong 1 nhóm, có thể thực hiện như sau:  Nhấn đúp mouse vào dòng Included File Groups trong màn hình bên phải tương ứng với thành phần (Component) đang được chọn.  Trong hộp thoại Properties – Included File Groups: . Danh sách các nhóm tập tin thuộc về thành phần đang xét được liệt kê trong bảng File Group Names . Nhấn nút Add để chọn nhóm tập tin cần bổ sung vào thành phần (Component) . Nhấn nút Remove để loại bỏ 1 nhóm tập tin đang được chọn trong danh sách các nhóm tập tin thuộc thành phần (Component). Trong ví dụ này, chúng ta sẽ bổ sung nhóm tập tin Program Executable Files vào thành phần Program Files. Để chú thích tính năng của component thì chúng ta nhấn đúp mouse vào Description ví dụ như : 8
  9. Bài hướng dẫn thực hành số 9 Đồ Họa Máy Tính TH00/01 3.4 Nhóm chức năng Setup Types Đối với mỗi chế độ cài đặt (setup type), thông thường chúng ta chọn 3 chế độ là: Compact , Typical, Custom. Trong mỗi chế độ cài đặt, có thể qui định các thành phần (component) mặc định bằng các thao tác sau :  Chọn Setup Types panel của view bên trái.  Chọn chế độ cài đặt muốn xác lập. Ta sẽ được cửa sổ tương ứng với chế độ cài đặt đã chọn và một cấu trúc cây thư mục các component để chọn lựa.  Nhấn mouse vào biểu tượng folder để thêm hoặc xoá component tương ứng ra khỏi chế độ cài đặt. Trong hình ví dụ trên, chế độ cài đặt Compact chỉ cài đặt 3 component là : Program Files, Help Files, và Shared DLLs. Thành phần (component) Example Files không được lựa chọn. 9
  10. Bài hướng dẫn thực hành số 9 Đồ Họa Máy Tính TH00/01 Chú ý: chế độ cài đặt Custom cho phép người dùng thay đổi sự chọn lựa các component khi cài đặt. Do đo,ù việc thiết lập lúc này cho chế độ Custom được xem là thiết lập các component mặc định mà thôi. 3.5 Nhóm chức năng Setup Files Trong chức năng này cho phép thay đổi màn hình giới thiệu, nội dung bản quyền , Các bước để thay đổi màn hình giới thiệu khi chương trình cài đặt bắt đầu cài đặt : Chọn Setup Files panel , sau đó chọn Splash Screen -> Language Independent. Ở cửa sổ bên phải ta thấy một file có tên là setup.bmp . Đây chính là hình giới thiệu tự động nạp mỗi khi cài đặt. Xoá file bitmap này. Thêm bitmap mới cũng với tên setup.bmp bằng cách chọn Insert Files của popup menu. Nên chọn tập tin ảnh bitmap không nén (uncompressed bitmap). 3.6 Nhóm chức năng Resources 3.6.1 String Table Dùng để lưu trữ danh sách các chuỗi ký tự gồm có ID và nội dung tương ứng. Tương tự như String Table trong VC++. 10
  11. Bài hướng dẫn thực hành số 9 Đồ Họa Máy Tính TH00/01 3.6.2 Registry Entries Cho phép định nghĩa các entry trong registry của Windows. 3.6.3 Shell Objects Cho phép định nghĩa cấu trúc của Start Menu khi cài đặt chương trình . Quá trình thiết lập cấu trúc cây menu trong Start Menu như sau :  Nhấn phím phải mouse vào folder Programs để hiển thị popup menu và chọn New Folder với tên là Hello World.  Nhấn phím phải mouse vào folder Hello World để hiển thị popup menu và chọn New Shortcut với tên là Exe.  Tương tự như ở trên với tên là Help.  Sau khi tạo mới xong để liên kết với chương trình ta nhấn đúp vào bất kỳ mục nào của cửa sổ bên phải này.  Trong cửa sổ Shortcut Properties: . Shortcut Text: Tên của shortcut được hiển thị trong Start Menu của Windows. Ví dụ như “HelloWorld” . Target: Tên và đường dẫn của shortcut sau khi cài đặt. Ví dụ như \HelloWorld.exe . Parameters: danh sách các tham số của shortcut (có thể để trống) . Start in: shortcut sẽ được thực thi trong thư mục nào. . Shortcut Key: định nghĩa phím nóng tương ứng với shortcut . Run: chọn chế độ hiển thị khi bắt đầu chương trình (Normal Window/ Maximized Window/ Minimized Window). . Icon File: tên và đường dẫn chứa tập tin biểu tượng của shortcut . Icon Index: số thứ tự của icon trong tập tin chứa biểu tượng của shortcut. (Mỗi tập tin chứa biểu tương của shortcut có thể chứa nhiều icon) 11
  12. Bài hướng dẫn thực hành số 9 Đồ Họa Máy Tính TH00/01  Thiết lập shortcut Help hoàn toàn tương tự như trong shortcut Exe. 3.7 Nhóm chức năng Scripts Dùng để viết các lệnh scripts giúp tăng cường các khả năng phức tạp cho chương trình cài đặt. Chúng ta có thể tham khảo thêm trong mục Help -> InstallScript Language Reference và sử dụng tính năng Function Wizard. Trong panel này đã có sẵn file setup.rul. 3.8 Nhóm chức năng Media Dùng để xây dựng chương trình cài đặt .  Chọn Media Build Wizard -> Hiển thị cửa sổ như hình bên phải và nhập vào tên của Media là CDRom. Nhấn Next. 12
  13. Bài hướng dẫn thực hành số 9 Đồ Họa Máy Tính TH00/01  Trong cửa sổ kế tiếp , cho phép ta chọn loại phương tiện lưu trữ là đĩa mềm hay CDRom, . Trong ví dụ này , ta chọn CDRom với dung lượng là 650MByte. Chọn lựa Data as files cho phép các tập tin của phần mềm được đóng gói có nên giữ nguyên hay nén lại và lưu trong một file .cab hay không. Nhấn Next. 13
  14. Bài hướng dẫn thực hành số 9 Đồ Họa Máy Tính TH00/01  Trong cửa sổ kế tiếp , có 2 chế độ để xây dựng chương trình cài đặt : Full tạo ra chương trình cài đặt có chứa các file trong file group và Quick là chỉ tạo chương trình cài đặt với các link liên kết đến các file trong file group ( lựa chọn này chỉ dùng để thử nghiệm ).  Trong các cửa sổ còn lại đều để giá trị mặc định .  Cuối cùng ta thu được các file của chương trình cài đặt ứng dụng của mình. Ta có thể kiểm tra lại ở Media panel -> CDRom -> Disk Images -> Disk1.  Các file của chương trình cài đặt được lưu trữ trong thư mục “C:\My Installations\Hello World\Media\CDRom\Disk Images\disk1”. Những file trong thư mục này chính là chương trình cài đặt mà ta xây dựng. 14