Bài giảng Y học quân sự - Bùi Xuân Quang

pdf 249 trang phuongnguyen 4840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Y học quân sự - Bùi Xuân Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_y_hoc_quan_su_bui_xuan_quang.pdf

Nội dung text: Bài giảng Y học quân sự - Bùi Xuân Quang

  1. Y HỌC QUÂN SỰ Bài giảng Đại tá Bác Sỹ: BÙI XUÂN QUANG
  2. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 1
  3. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 4  Y HỌC QUÂN SỰ: BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 5  TỔ CHỨC CHIẾN THUẬT QUÂN Y (CHỈ HUY QUÂN Y): BÀI 2: TỔ CHỨC CHIẾN THUẬT QUÂN Y 10 BÀI 3: TỔ CHỨC CỨU CHỮA VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH, BỆNH BINH 14 BÀI 4: CÔNG TÁC BẢO ĐẢM QUÂN Y TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC 23  NGOẠI KHOA DÃ CHIẾN (CHIẾN TRANH): BÀI 5: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NGOẠI KHOA CHIẾN TRANH 27 BÀI 6: VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH DO HỎA KHÍ 31 BÀI 7: NHIỄM KHUẨN VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH 35 BÀI 8: VẾT THƯƠNG DO MÌN TRONG CHIẾN TRANH 40 BÀI 9 NỘI DUNG CỨU CHỮA THƯƠNG BỆNH BINH CỦA TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN HOẶC LỮ ĐOÀN BỘ BINH 44 BÀI 10: NỘI DUNG PHÂN LOẠI CHỌN LỌC VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH, BỆNH BINH TẠI CÁC TUYẾN CỨU CHỮA, PHẪU THUẬT 53 BÀI 11: PHẠM VI CỨU CHỮA NGOẠI KHOA CHIẾN TRANH (DÃ CHIẾN) Ở TUYẾN TRUNG ĐOÀN (CẤP CHIẾN THUẬT), SƯ ĐOÀN (CẤP CHIẾN DỊCH) 66 BÀI 12: TRIỂN KHAI TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN BỘ BINH 71  VỆ SINH QUÂN ĐỘI (QUÂN SỰ): BÀI 13: ĐẠI CƯƠNG VỆ SINH QUÂN SƯ 80 BÀI 14 ĐẢM BẢO VỆ SINH CHO BỘ ĐỘI KHI SINH HOẠT VÀ CHIẾN ĐẤU Ở CÔNG SỰ 83 BÀI 15: VỆ SINH NƯỚC VÀ TIẾP TẾ NƯỚC TRONG QUÂN ĐỘI 87  DƯỢC (TIẾP TẾ QUÂN Y): BÀI 16: CƠ SỐ QUÂN Y 94 BÀI 17: CÔNG TÁC PHA CHẾ DÃ NGOẠI TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC 102 BÀI 18: CÔNG TÁC THU HÁI, TRỒNG CÂY THUỐC VÀ SỬ DỤNG DƯỢC LIỆU Ở TUYẾN CƠ SỞ 111 BÀI 19: NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM (*) CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ: ĐẠI ĐỘI, TIỂU ĐOÀN, PHƯỜNG, XÃ 121 BÀI 20: BÀO CHẾ SỬ DỤNG CÁC DẠNG DƯỢC LIỆU TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ 137 BÀI 21: SƠ ĐỒ VƯỜN THUỐC VÀ XÂY DỰNG VƯỜN THUỐC NAM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ 154  NỘI KHOA DÃ CHIẾN (CHIẾN TRANH VÀ PHÒNG HÓA, PHÒNG NGUYÊN (PHÒNG CẤP CỨU, ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG VŨ KHÍ HÓA HỌC VÀ NGUYÊN TỬ)): ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 2
  4. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG BÀI 22: NỘI KHOA DÃ CHIẾN (CHIẾN TRANH) 156 BÀI 23: NHIỄM ĐỘC, CHẤT ĐỘC HÓA HỌC CHIẾN TRANH VÀ CÁCH DỰ PHÒNG, CẤP CỨU, ĐIỀU TRỊ 166 BÀI 24: ĐẠI CƯƠNG VŨ KHÍ HÓA HỌC 173 BÀI 25: PHÁT HIỆN CHẤT ĐỘC QUÂN SỰ 191 BÀI 26: CÔNG TÁC TIÊU ĐỘC 195 BÀI 27: ĐẠI CƯƠNG VỀ VŨ KHÍ HẠT NHÂN 201 BÀI 28: TỔN THƯƠNG DO VŨ KHÍ HẠT NHÂN 216 BÀI 29: BỆNH PHÓNG XẠ 224 BÀI 30: CÔNG TÁC ĐO XẠ VÀ TẨY XẠ 237 BÀI 31: CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐỀ PHÒNG VŨ KHÍ HÓA HỌC VÀ VŨ KHÍ HẠT NHÂN 243 ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 3
  5. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG LỜI NÓI ĐẦU [ Tập bài giảng “Y học Quân sự” được soạn theo quy định của chương trình “Giáo dục Quốc phòng – An ninh” của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để giảng dạy học tập cho sinh viên các trường Đại học Y dược cả nước (Các trường đại học cao đẳng gần quân đội ). Nội dung Tập bài giảng này thuộc 6 chuyên ngành Y học quân sự, gồm 31 bài giảng được soạn nhằm giảng dạy học tập cho sinh viên Y năm thứ 5, thứ 6, sinh viên Dược năm thứ 5 thuộc hệ chính quy dài hạn; sinh viên Y Dược năm thứ 3, thứ 4, hệ cao đẳng, hệ tại chức của Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và cũng dùng để giảng dạy (thỉnh giảng) cho sinh viên các trường Đại học Y và Dược khác Nội dung 31 bài giảng của 06 chuyên ngành gồm: 1. Đại cương về Y học Quân sự 2. Tổ chức chiến thuật Quân y 3. Ngoại khoa dã chiến (chiến tranh) 4. Vệ sinh quân sự (quân đội) 5. Dược (Tiếp tế quân y) 6. Nội khoa dã chiến (chiến tranh) và phòng hóa, phòng nguyên (phòng, xử trí, điều trị tổn thương vũ khí hóa học, vũ khí nguyên tử) Tập bài giảng Y học Quân sự trên đã biên soạn có sự tham khảo các tài liệu chuyên ngành “Y học quân sự” của Học viện quân y Hà Nội (Bộ Quốc Phòng), Trường Đại học Y khoa Hà Nội, các sách chuyên ngành y học quân sự của NXB Quân đội nhân dân, đặc biệt dựa trên kinh nghiệm của bản thân đã đúc kết được trong những năm tháng tham gia quân đội, trực tiếp chiến đấu và phục vụ ngành quân y trên các chiến trường trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1968-1975), trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc chống quân bành trướng xâm lược (1977-1990), làm nghĩa vụ quốc tế giúp bạn Campuchia (1979-1989) cũng như tác giả đã trực tiếp đứng lớp giảng dạy các môn của Y học quân sự và đường lối quốc phòng – an ninh của Đảng cho sinh viên y, dược hơn 20 năm (1991 đến nay) tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, cùng các Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, Trường Đại học Tây Nguyên và khoa Y Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra, tập bài giảng này không những giúp cho sinh viên Y - Dược có kiến thức Y khoa, Dược khoa trong học tập, làm việc mà còn là tài liệu tham khảo giúp cho cán bộ ngành y tế khi vào phục vụ trong quân đội cũng như trong công tác kết hợp “quân-dân-y” được thuận lợi hơn. Mặc dù tác giả có nhiều cố gắng trong biên soạn nhưng việc cập nhật nội dung bài giảng còn hạn chế, không tránh khỏi những thiếu sót. Mong bạn đọc góp ý. Tác giả Đại tá – Bác sỹ BÙI XUÂN QUANG ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 4
  6. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU BÀI GIẢNG Nắm rõ khái niệm về Y HỌC QUÂN SỰ và TỔ CHỨC CHIẾN THUẬT QUÂN Y Hiểu rõ đối tượng, nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu Tổ Chức Chiến Thuật Quân Y nhằm góp phần xây dựng nền Quân Y, công tác kết hợp Quân – Dân Y trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ KIỂM TRA: Dựa vào giáo trình truyền đạt, giảng dạy cho SV SV tự học, thảo luận, simena nội dung chuyên đề ở tổ, nhóm, lớp. Thi viết, thi vấn đáp, thi trắc nghiệm. - THỜI GIAN: 3 tiết - NỘI DUNG BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ: I. KHÁI NIỆM VỀ Y HỌC QUÂN SỰ: 1. Định nghĩa: Y học quân sự là ngành khoa học nghiên cứu về các mặt công tác, bảo đảm quân y cho lực lượng vũ trang (LLVT) trong thời bình và thời chiến. - Bao gồm phần: Lý thuyết và thực hành bảo đảm Quân Y (Quân Dược), các kiến thức khoa học về ảnh hưởng của điều kiện lao động quân sự đến sức khoẻ của quân đội, các biện pháp dự phòng nhằm nâng cao sức khoẻ của Bộ đội; nghiên cứu đặc điểm thương binh, bệnh binh có những biện pháp điều trị, cứu chữa hiệu quả, nhằm nhanh chóng khôi phục sức chiến đấu, lao động, huấn luyện và học tập cho LLVT. - Cơ sở lý luận của y học quân sự là khoa học y học và khoa học quân sự. - Tuỳ từng giai đoạn phát triển cụ thể, nhất định của LLVT ND ta mà có những phương thức bảo đảm quân y thích hợp trên cơ sở đường lối Quân sự của Đảng. 2. Vì vậy việc phát triển của Y học quân sự không chỉ trên cơ sở Y học nói chung mà còn trên cơ sở của sự phát triển khoa học Quân sự. II. CÁC CHUYÊN NGÀNH CỦA Y HỌC QUÂN SỰ HIỆN ĐẠI: 1. Các chuyên ngành y học quân sự: - Y học Quân sự vô sản mang tính giai cấp và dân tộc rõ rệt. - Mục đích cao nhất là phục vụ sức khoẻ bộ đội, phục thương bệnh binh vô điều kiện. - Nó phát triển trên cơ sở chế độ chính trị-xã hội, kinh tế, nghệ thuật quân sự và trình độ phát triển của Y học nói chung. - Y học Quân sự hiện đại bao gồm nhiều ngành và các chuyên ngành có mối ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 5
  7. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG quan hệ chặt chẽ với nhau. Hiện nay Y học Quân sự có các chuyên ngành chính sau: 1.1- Tổ chức chiến thuật quân y 1.2- Tổ chức Quân y thời bình 1.3- Ngoại khoa dã chiến 1.4- Nội khoa dã chiến 1.5- Vệ sinh Quân sự 1.6- Dịch tế Quân sự 1.7- Thống kê Quân y 1.8- Tiếp tế Quân y 1.9- Sinh lý lao động Quân sự 1.10- Lịch sử Quân y 1.11- Địa lý Quân y 1.12- Độc học Quân sự 1.13- Y học phóng xạ Quân sự 1.14- Y học không quân 1.15- Y học Hải quân 1.16- Bệnh lý Quân sự 2. Sơ đồ tóm tắt các chuyên ngành chính Y học Quân sự: ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 6
  8. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG KHOA HỌC KHOA HỌC Y HỌC QUÂN SỰ Y HỌC QUÂN SỰ NGOẠI KHOA NỘI KHOA DÃ CHIẾN DÃ CHIẾN VỆ SINH DỊCH TỄ QUÂN SỰ QUÂN SỰ SLLĐ BỆNH LÝ QUÂN SỰ QUÂN SỰ ĐỘC HỌC T.C.C.T QUÂN Y Y HỌC P.X QUÂN SỰ QUÂN Y THỜI BÌNH QUÂN SỰ TIẾP TẾ LỊCH SỬ ĐỊA LÝ QUÂN Y QUÂN Y QUÂN Y CÁC PHÂN NGÀNH Y HOC QUÂN SỰ THỐNG KÊ QUÂN Y KHÁC Y HỌC Y HỌC KHÔNG QUÂN HẢI QUÂN Sơ đồ 1: Các chuyên ngành và mối quan hệ giữa các chuyên ngành Y học Quân sự 3. Các thời kỳ phát triển của Y học cách mạng: Nền Y học Quân sự Việt Nam từng bước được hình thành từ cách mạng tháng tám năm 1945, gắn liền với lịch sử dân tộc, của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng; là nền Y học vô sản không ngừng phát triển, từ không đến có, từ đơn giản đến ngày càng hoàn chỉnh, đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ bảo đảm quân y cho LLVT nhân dân, xây dựng và chiến đấu thắng lợi trong các thời kỳ cách mạng. 3.1 – Thời kỳ đầu kháng chiến chống thực dân Pháp: Từ ngày Nam bộ kháng chiến (23/9/1945) đến toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 7
  9. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG 3.2 – Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (19/12/1946 đến 20/7/1954) và sự can thiệp của Mỹ (1950): là thời kỳ xây dựng và tổ chức, công tác tư tưởng các mặt nghiệp vụ. 3.3 – Thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên phạm vi cả nước: Thời kỳ này ngành Quân y (Quân dược) đã tranh thủ hoà bình ở miền Bắc để xây dựng ngành quân y (quân dược) Cách mạng, chính quy, từng bước hiện đại; cùng với sự phát triển Quân đội Quân y các binh chủng, quân chủng được thành lập . . . Vì vậy ngành Quân y (Quân dược) đã đáp ứng được nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn như đánh bại cuộc chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hoá chiến tranh ở chiến trường miền Nam của đế Quốc Mỹ, đảm bảo Quân y trên các chiến trường, cho cuộc tiến công nổi dậy mùa xuân năm 1975 chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Ngành quân y (Quân dược) có nhiều kinh nghiệm, đạt nhiều thành quả tốt, bảo đảm cho các quân đoàn cơ động chiến lược, cho tuyến vận tải chiến lược (đường mòn Hồ Chí Minh - đoạn đường Trường sơn 559) chi viện cho miền Nam đáng Mỹ và đảm bảo chống cuộc chiến tranh phá hoại của Đế Quốc Mỹ, Đỉnh cao là chiến thắng cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm của không quân Mỹ đánh vào Thủ đô Hà Nội (cuối 12/1972) 3.4 – Thời kỳ bảo đảm Quân y cho chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam (1977 – 1979) và biên giới phía bắc tổ quốc (02/1979), làm nghĩa vụ quốc tế giúp bạn Campuchia (1979 – 1989) đạt những kỳ tích mới, xuất sắc. 3.5 – Thời kỳ bảo đảm Quân y cho LLVT ND thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ Quốc Việt Nam XHCN, thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Y HỌC QUÂN SỰ: 1. Phương pháp nghiên cứu y học quân sự vô sản phải dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Khi chúng ta xem xét bất kỳ hiện tượng nào trong lĩnh vực Y học Quân sự đều phải nghiên cứu quá trình phát triển và mỗi quan hệ qua lại của những yếu tố khác nhau (duy vật biện chứng, duy vật lịch sử) 2. Các phương pháp áp dụng trong mối quan hệ Y học Quân sự là: - Phương pháp lịch sử: Làm rõ lịch sử của vấn đề dựa vào tài liệu lịch sử lưu trử, xuất bản. - Phương pháp thực nghiệm, diễn tập: thực nghiệm trên động vật, trên lâm sàng hay diễn tập trong chỉ huy, trên thực địa - Phương pháp thống kê: Xây dựng hệ thống, theo dõi đăng ký, tổng hợp, phân tích, kết luận. ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 8
  10. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG - Phương pháp lôgíc: dựa trên những quy luật của lôgic học và vận dụng cùng phương pháp thống kê. - Phương pháp thu thập ý kiến. IV. KẾT LUẬN : - Ngành Quân y Việt Nam được trưởng thành trong các giai đoạn cách mạng Việt Nam và đã góp phần chăm lo tốt sức khoẻ cho bộ đội và nhân dân. - Hiện tại ngành Quân y đã xây dựng và trưởng thành, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ góp phần xây dựng quân đội cách mạng chính quy tinh nhuệ từng bước hiện đại. - Y học Quân sự Việt Nam được hình thành trên cơ sở của nền y học cách mạng và nền khoa học Quân sự Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. - Hiện tại Y học Quân sự Việt Nam có 16 chuyên ngành và ngày càng đổi mới, phát triển thêm các chuyên ngành khác đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam. - Sinh viên y dược có gắng học tập nghiên cứu khoa học góp phần xây dựng nền y học Quân sự Việt Nam vững mạnh và phát triển đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ mới. ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 9
  11. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG BÀI 2: TỔ CHỨC CHIẾN THUẬT QUÂN Y - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Hiểu rõ đối tượng, nội dung, nhiệm vụ của tổ chức chiến thuật quân y để xây dựng nền y tế Quân đội cá ch mạng (Quân y – Quân dược). Nắm vững quan điểm y học cách mạng của Đảng, kết hợp quân – dân y trong công tác. - PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Giảng dạy theo giáo trình Sinh viên tự học, thảo luận, simena, tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, đơn vị quân đội - THỜI GIAN: 03 tiết - NỘI DUNG: TỔ CHỨC CHIẾN THUẬT QUÂN Y I. KHÁI NIỆM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC CHIẾN THUẬT QUÂN Y: 1. Khái niệm: - Tổ chức chiến thuật quân y (TCCTQY) một chuyên ngành của y học Quân sự là khoa học về tổ chức đảm bảo quân y cho LLVT trong thời chiến. TCCTQY phát hiện những quy luật khách quan chi phối công tác bảo đảm Quân Y bằng cách nghiên cứu toàn diện những điều kiện hoạt động và phương thức tổ chức hợp lý nhất, hiệu quả nhất đảm bảo quân y cho bộ đội chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống - TCCTQY Việt Nam gắn liền với y học quân sự, phát triển qua các giai đoạn xây dựng và chiến đấu của LLVT Nhân dân như: 2. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp : - Từ đánh du kích tiến lên đánh vận động tập trung, mở những chiến dịch: từ tổ chức đại hội, tiểu đoàn độc lập tiến lên xây dựng đại đoàn nên quân y cũng có những tổ chức thích hợp, từ quân y đại đội tiểu đoàn, trung đoàn tiến lên đội điều trị đại đoàn, đội điều trị độc lập, bệnh viện trực thuộc cục đã hình thành hệ thống cứu chữa phục vụ cho khối lượng thương – bệnh binh ngày càng nhiều trong 08 chiến dịch lớn, đặc biệt chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954. - Ngành quân y Việt Nam đã tổ chức tốt công tác sản xuất, cung cấp thuốc men và phương tiện, dụng cụ y tế; tranh thủ sự giúp đỡ các nước anh em và tổ chức tiến bộ quốc tế và huấn luyện đào tạo cán bộ nhân viên y tế. 3. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước: - Ngoài những tổ chức đã có trong cuộc kháng chiến chống Pháp, những hình thức tổ chức gọn nhẹ, cơ động như các tổ, đội phẫu thuật, tổ vệ sinh phòng ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 10
  12. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG dịch, tổ cấp cứu, tổ tiếp tế đã được hình thành và đáp ứng được nhu cầu mọi nhiệm vụ cách mạng. - TCCTQY ở các chiến trường đã không ngừng phát triển với những hình thức phong phú, linh hoạt những nguyên tắc được vận dụng sáng tạo và điều kiện chiến đấu cụ thể của từng chiến trường, nên mặc dầu chiến đấu rất ác liệt, khẩn trương, phức tạp, cơ sở vật chất kỹ thuật rất thiếu thốn, xa hậu phương nhưng ngành Quân y nói chung và TCCTQY nói riêng vẫn đảm bảo được yêu cầu chiến đấu, đúc kết được nhiều kinh nghiệm, bổ sung cho nội dung TCCTQY ngày càng thêm phong phú và độc đáo Việt Nam. 4. Thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng: - Thực hiện 02 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN. - TCCTQY bảo đảm cho LLVT Nhân dân học tập, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, bảo vệ vững chắc Tổ Quốc Việt Nam XHCN. II. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU TCCTQY: 1. Đối tượng và mục tiêu: a. Đối tượng nghiên cứu: Của TCCTQY là hoạt động quân y trong thời chiến là phục vụ chăm lo tốt sức khỏe bộ đội, nhân dân thời chiến. TCCTQY nghiên cứu những đặc điểm về quân sự (địch – ta) đặc điểm về hậu cần, về địa hình và khí hậu thời tiết những đặc điểm, điều kiện ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức bảo đảm quân y trong chiến đấu (cơ cấu, số lượng thương - bệnh binh) b. Mục tiêu nghiên cứu: trên cơ sở kinh nghiệm, nghiên cứu, tổ chức công tác bảo đảm quân y trong các điều kiện tình huống phức tạp, phát hiện những quy luật khách quan, tìm ra những nguyên tắc, hình thức, cách tổ chức và phương pháp tổ chức bảo, đảm quân y tốt nhất, phù hợp với nhiệm vụ quân sự, trình độ phát triển kinh tế của đất nước, nghệ thuật Quân sự và sự phát triển của nền y học cách mạng Việt Nam. 2. Nội dung nghiên cứu: a. Những vấn đề chung: i. Lịch sử phát triển của TCCTQY. ii. Nhiệm vụ tổ chức ngành Quân y thời chiến. iii. Đặc điểm, điều kiện ảnh hưởng đến tổ chức đảm bảo Quân Y. iv. Các nguyên tắc đảm bảo quân y, nguyên tắc chung, nguyên tắc tổ chức, cứu chữa, vận chuyển thương – bệnh binh, tổ chức bảo đảm vệ sinh phòng dịch, tiếp tế quân y (công tác dược ) v. Các phân đội, cơ sở quân y gồm nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, trang bị, triển khai và phương pháp công tác vi. Công tác chỉ huy quân y. ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 11
  13. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG vii. Các điều lệ quân y thời chiến. b. Những vấn đề tổ chức bảo đảm quân y (TCĐB QY) thuộc phạm vi chiến lược i. TCBĐ QY trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong điều kiện sử dụng vũ khí thông thương và vũ khí huỷ diệt lớn. ii. Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên quân y iii. Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật quân y, dự trữ, bảo đảm tiếp tế quân y. iv. Tổ chức quân y hậu phương quốc gia v. Công tác kết hợp quân dân y. c. Những vấn đề TCBĐ QY thuộc phạm vi chiến dịch i. TCBĐ QY trong các loại hình chiến dịch: ii. Tổ chức phương pháp hoạt động của cơ sở quân y chiến dịch, đội điều trị bệnh viện, đội vệ sinh phòng dịch, kho quân y. d. Những vấn đề TCBĐ QY thuộc phạm vi chiến thuật: (từ cấp sư đoàn trở xuống) i. TCBĐ QY trong các hình thức chiến đấu. ii. Tổ chức phương thức hoạt động của các phân đội quân y chiến thuật, trạm quân y d, e, f (tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn), tổ phẩu thuật cơ động; công tác tiếp tế quân y (quân dược) e. TCBĐ QY không quân, Hải quân, Phòng không, các binh chủng pháo binh, tank, thiết giáp, đặc công, bộ binh cơ giới, thông tin III. VỊ TRÍ VÀ LIÊN QUAN GIỮA TCCTQY VỚI CÁC NỘI DUNG Y HỌC QUÂN SỰ KHÁC: 1. Vị trí: Phải gắn liền với tổ chức quân đội, phải đáp ứng yêu cầu nghệ thuật Quân sự nói chung, nghệ thuật chiến dịch, hình thức chiến đấu của LLVT ta. 2. TCCTQY không ngừng phát triển theo yêu cầu chiến đấu ngày càng cao của chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc hiện nay và tương lai. Nó là bộ phận của y học quân sự và có quan hệ mật thiết với các môn Y học Quân sự khác. TCCTQY Lục quân là cơ sở của TCCTQY các binh chủng, quân chủng khác. 3. Dựa trên những thành tựu khoa học của các ngành khoa học, y học quân sữ khác nghiên cứu 4. TCCTQY có quan hệ đặc biệt với tổ chức quân y Thời bình – giúp TCBĐ QY thời chiến thành công. IV. PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN VÀ NGHIÊN CỨU TCCTQY 1. Lên lớp lý thuyết. 2. Tập bài: a. Trên bản đồ tại lớp ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 12
  14. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG b. Trên sa bàn (bàn cát) c. Trên thực địa 3. Diễn tập dã ngoại: a. Riêng về quân y (triển khai trạm Quân y, chuyển thương kết hợp quân dân y trong diễn tập ) b. Cùng bộ đội diễn tập Quân y 4. Các phương pháp huấn luyện khác: Tham gia diễn tập và thực tập tại đơn vị, xem di tích lịch sử, bảo tàng, triển lãm, di tích chiến đấu, và tự học, nghiên cứu. V. KẾT LUẬN: - Cán bộ quân y, Quân dược (cán bộ y tế, lực lượng dự bị động viên ) không những giỏi về chuyên môn, kỹ thuật mà còn phải thành thạo công tác bảo đảm quân y thời bình cũng như thời chiến, nhằm bảo đảm thắng lợi mọi nhiệm vụ của Quân đội, nhiệm vụ bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam XHCN. - Sinh viên Y – Dược cần học tập, nắm chắc CMKT, sẵn sàng tham gia LLVT bảo vệ Tổ quốc. ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 13
  15. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG BÀI 3: TỔ CHỨC CỨU CHỮA VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH, BỆNH BINH - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU BÀI GIẢNG: Nắm chắc nguyên tắc tổ chức cứu chữa, vận chuyển Thương – Bệnh binh trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Hiểu và nắm vững các thể loại và cứu chữa thương – bệnh binh. Nắm vững công tác phân loại thương – bệnh binh và công tác trong thời chiến. - PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ KIỂM TRA: Dựa vào giáo trình bài giảng, giáo án, đề cương giảng bài, truyền đạt giảng giải cho sinh viên nắm chắc mục đích, yêu cầu nội dung giảng bài. Sinh viên tự học, thảo luận simena nội dung chuyên bài, truyền đạt giảng ở nhóm, tổ, lớp Thi viết hoặc thi vấn đáp - THỜI GIAN: 06 tiết - NỘI DUNG BÀI GIẢNG: I. KHÁI NIỆM CÔNG TÁC CỨU CHỮA, VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH – BỆNH BINH (TBBB) 1. Công tác cứu chữa, vận chuyển TBBB là 1 trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của quân y thời chiến. Nhiệm vụ này bao gồm các biện pháp tổng hợp về cấp cứu, điều trị, vận chuyển, TBBB từ khi bị thương, bị bệnh cho đến khi điều trị khỏi. 2. Trong chiến tranh, số lượng TBBB thường rất lớn, quy mô chiến tranh càng lớn, mức độ càng hiện đại, càng ác liệt, thì số lượng TBBB càng nhiều. 3. Công tác cứu chữa, vận chuyển TBBB chiếm một khối lượng công tác rất lớn trong toàn bộ các mặt công tác bảo đảm quân y. 4. Nhiệm vụ này không những phụ thuộc vào trình độ của nền Y học Quân sự, khả năng của nền quốc phòng toàn dân, của ngành Quân y, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào những điều kiện cụ thể của chiến tranh và các tình huống chiến đấu. 5. Vì vậy phải xác định các hình thức (nguyên tắc) tổ chức cứu chữa, vận chuyển TBBB cho phù hợp với những điều kiện cụ thể của từng cuộc chiến tranh, thậm chí từng giai đoạn của cuộc chiến tranh. II. CÔNG TÁC TỔ CHỨC CỨU CHỮA TBBB TRONG THỜI CHIẾN VỪA QUA Ở VIỆT NAM: ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 14
  16. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG 1. Thời kỳ chống Pháp: Cứu chữa tại chỗ và cứu chữa theo tuyến, vận chuyển về sau. a. Giai đoạn từ 1945 – 1950: Cứu chữa tại chỗ, tại từng khu vực. Do ta đánh địch bằng những phân đội phân tán, đánh tại chỗ, số lượng TBBB không nhiều, chiến trường nhiều nơi bị chia cắt, việc vận chuyển TBBB dựa vào sức người là chính. b. Giai đoạn từ 1951 – 1954: tổ chức cứu chữa theo tuyến, một mặt ta vẫn thực hiện hình thức tổ chức cứu chữa tại chỗ đối với bộ đội địa phương, dân quân du kích, một mặt ta tổ chức việc cứu chữa theo tuyến, vận chuyển về hậu phương những TBBB nặng, đồng thời tổ chức điều trị tại chỗ những TBBB nhẹ ngay trong khu vực hậu phương chiến dịch. 2. Thời kỳ chống Mỹ: a. Chiến trường miền Nam: Hình thức tổ chức cứu chữa, vận chuyển TBBB là tổ chức cứu chữa theo tuyến, theo khu vực và kết hợp Quân – Dân y. b. Chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc: Hình thức cứu chữa, vận chuyển TBBB là: cứu chữa tại chỗ theo khu vực và kết hợp Quân – Dân y. Chúng ta luôn luôn lấy chất lượng phục vụ TBBB là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá hiệu quả tổ chức cứu chữa, vận chuyển TBBB. III. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC CỨU CHỮA, VẬN CHUYỂN TBBB TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC (BVTQ): 1. Nguyên tắc chung: Tổ chức cứu chữa, vận chuyển TBBB theo tuyến trên từng hướng hoặc từng khu vực, kết hợp việc cứu chữa theo tuyến vận chuyển, với theo chỉ định về hậu phương với việc điều trị tại chỗ ở từng khu vực, kết hợp chặt chẽ Quân y - Dân y. 2. Phân tích nguyên tắc: a. Tổ chức cứu chữa vận chuyển TBBB theo tuyến: là chia việc cứu chữa TBBB thành nhiều tuyến. Mỗi tuyến có nhiệm vụ cứu chữa nhất định. Các tuyến phải tiến hành cứu chữa TBBB kịp thời, thống nhất và kế tiếp nhau. b. Tổ chức cứu chữa, TBBB theo hướng: là trên từng hướng chiến dịch hoặc trên từng hướng chiến dịch – chiến lược. Các tuyến Quân Y bố trí một cách hợp lý, hoàn chỉnh, có tính tương đối độc lập để tạo ra một hệ thống cứu chữa TBBB liên hoàn cho từng hướng. Ở từng hướng phải dựa trên các trục đường dọc đồng thời tận dụng các trục đường ngang để tạo ra một thế bố trí tuyến Quân y liên hoàn ở từng hướng và giữa các hướng. c. Tổ chức vận chuyển TBBB theo khu vực: là căn cứ vào đặc điểm và địa hình, sự hình thành các căn cứ chiến đấu và các căn cứ hậu phương mà bố trí các tuyến Quân y trong địa phương của các binh đoàn chủ lực (nếu có), ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 15
  17. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG kết hợp các lực lượng Y tế của nhân dân, nhằm tạo ra các hệ thống cứu chữa, vận chuyển TBBB trong từng khu vực. d. Kết hợp việc cứu chữa TBB theo tuyến vận chuyển theo chỉ định về hậu phương với việc điều trị tại chỗ ở từng khu vực: là hai phương pháp tổ chức cứu chữa vận chuyển cơ bản trong chiến tranh BVTQ. Đối với binh đoàn chủ lực cơ động và các binh đoàn phòng thủ trên các hướng chủ yếu, thường tập trung đánh lớn, đánh liên tục với sức cơ động cao, do đó số thương binh hàng ngày thường có nhiều, có liên tục. Vì vậy không thể chỉ tổ chức cứu chữa tại chỗ ở từng khu vực mà phải liên tục chuyển một phần TBBB (chủ yếu là những TBBB nặng và vừa ) theo chỉ định về các tuyến cứu chữa chuyên khoa phía sau. Những TBBB nhẹ cần được giữ lại ở hậu phương các binh đoàn để điều trị và bổ sung về các đơn vị chiến đấu. Chỉ trong những trường hợp cần thiết mới chuyển một ohần TBBB nhẹ về tuyến sau. (xem sơ đồ 2) Đối với LLVT ND địa phương có thể tiến hành cứu chữa tại chỗ ở từng khu vực, có điều kiện cũng có thể gửi về tuyến sau khi vượt quá khả năng cứu chữa. e. Kết hợp chặt chẽ Quân y và Dân y trong công tác cứu chữa, vận chuyển TBBB: đây là truyền thống tốt đẹp có từ thời kỳ chống Pháp đến nay, trong việc kết hợp cứu chữa TBBB và nhân dân bị thương, ở vùng sâu, vùng xa nơi biên giới, hải đảo, thềm lục địa những vùng miền mà dân y chưa có cơ sở y tế thì quân y phải đảm nhiệm cứu chữa cho bộ đội và nhân dân và ngược lại những nơi chưa có cơ sở quân y thì dân y phải đảm nhiệm cứu chữa. IV. CÁC THỂ LOẠI CỨU CHỮA: - Trong chiến tranh do các tình huống chiến đấu, không thể đưa ngay tất cả TBBB từ mặt trận về các bệnh viện chuyên khoa ở hậu phương trong một thời gian ngắn theo yêu cầu cứu chữa do đó phải tổ chức cứu chữa theo tuyến. - Bản chất việc cứu chữa theo tuyến là phân chia việc cấp cứu và điều trị thành từng phân đoạn kế tiếp nhau. - Thông thường mỗi phân đoạn là một thể loại cứu chữa và do một tuyến đảm nhiệm. 1. Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, ngành Quân y Việt Nam đã phân chia các thể loại cứu chữa như sau: - Cấp cứu đầu tiên: thường do y tế đại hội làm. - Cứu chữa tối khẩn cấp: thường do y sỹ tiểu đoàn làm. - Cứu chữa khẩn cấp: thường do tuyến trung đoàn làm - Cứu chữa cơ bản: thường do tuyến sư đoàn và đội điều trị làm. ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 16
  18. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG 2. Thể loại cứu chữa trong chiến tranh Bảo vệ Tổ quốc (tương lai): gồm có 05 thể loại: a. Cấp cứu đầu tiên: Là biện pháp cứu chữa đơn giản ban đầu, ngay sau khi bị thương, tại nơi bị thương tự mình cấp cứu, do đồng đội, do cứu thương, do y tá đại đội tiến hành nhằm tránh đe dọa đến tính mạng, tránh bị thương lần 2, tạo điều kiện chuyển về tuyến sau để cứu chữa tốt, kịp thời. Nội dung cấp cứu đầu tiên : o Lấy thương binh khỏi nơi bị vùi lấp, sập hầm, trong xe tank – thiết giáp và các loại xe chiến đấu khác. o Dập tắt lửa đang cháy trên thương binh o Băng bó các vết thương và vết bỏng. o Cầm máu tạm thời. o Cố định tạm thời các vết thương gãy xương. o Chống ngạt thở, hô hấp nhân tạo nếu thương binh ngừng thở. o Sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh o Chuyển thương binh ra khỏi nơi nguy hiểm o Đeo mặt nạ chống độc, thuốc giải độc b. Bổ sung cấp cứu: mục đích bổ sung cấp cứu là kiểm tra và tiến hành các biện pháp kỹ thuật để bổ sung cấp cứu đầu tiên nhằm bảo đảm an toàn cho việc chuyển vận thương binh về tuyến sau, do y sỹ tiểu đoàn làm. Nội dung chủ yếu bổ sung cấp cứu: o Kiểm tra và bổ sung những biện pháp cấp cứu đầu tiên cho tuyến dưới (tuyến trước ở đại đội) chuyển về. o Cho các thuốc giảm đau o Uống các loại rượu cấp cứu (đông y). o Truyền các loại dịch, ủ ấm o Cho thuốc trợ tim o Chống nôn o Kháng sinh o Xử lý vệ sinh bộ phận c. Cứu chữa bước đầu (hay cứu chữa tối khẩn cấp)- tuyến có biên chế Bác sỹ. Là nhằm khắc phục những triệu chứng đe doạ đến tính mạng của TBBB như sốc, ngạt thở, chảy máu ngoài, co giật v.v dự phòng những biến chứng nguy hiểm và chuẩn bị cho TBBB để vận chuyển về tuyến sau. Thường cứu chữa bước đầu về ngoại khoa và nội khoa chia làm hai loại: o LOẠI I (TỐI KHẨN CẤP): là các biện pháp kỹ thuật nếu không thực hiện (can thiệp) thì tính mạng TBBB sẽ bị đe doạ như: . Chống ngạt thở: Mở khí quản, khâu vết thương ngực hở, chọc hút vết thương ngực van, cố định lưỡi ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 17
  19. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG . Các biện pháp cầm máu: thắt mạch máu, băng ép, băng chèn (kiểm tra garô và đặt garô khi có chỉ định ) . Phòng chống sốc . Cắt những phần chi đã gần đứt . Thông, chọc bàng quang TBBB bí tiểu tiện. . Thuốc giải độc, chống co giật, chống nôn, giản phế quản . Rửa dạ dày khi chất độc Quân sự vào dạ dày. . Cho thuốc kháng sinh và tiêm truyền dịch chống vũ khí sinh học o LOẠI II (CỨU CHỮA BAN ĐẦU): Là những biện pháp kỹ thuật có thể trì hoãn như: . Bổ sung các trường hợp cố định gãy xương không tốt, nhưng có nguy cơ dẫn đến sốc. . Phong bế NOVOCAINE và cho thuốc giảm đau để phòng choáng. Lưu ý: - Làm đầy đủ phạm vi cứu chữa bước đầu là tiến hành làm cả loại I và loại II. - Thu hẹp phạm vi cứu chữa bước đầu chỉ làm loại I. d. Cứu chữa cơ bản (hay còn gọi là cứu chữa có chất lượng, cứu chữa khẩn cấp và cơ bản) Mục đích cứu chữa cơ bản là khắc phục một cách cơ bản nguyên nhân và biến chứng vết thương đe doạ đến tính mạng TBBB (như cầm máu triệt để các vết thương chảy máu ngoài, chảy máu ở các tạng, chống sốt triệt để, chống ngạt thở, co giật, truỵ tim mạch, phù phổi, tiểu năng thận cấp Cấp cứu cơ bản được làm tại trạm quân y sư đoàn, đội điều trị bệnh viện, làm trong vòng 12-18 giờ kể từ lúc bị thương, riêng vết thương thấu bụng phải xử lý trong vòng 6-10 giờ từ lúc bị thương. Cứu chữa cơ bản loại I: o Là những biện pháp kỹ thuật nếu không được can thiệp ngay thì tính mạng của TBBB bị đe doạ hoặc gây ra những biến chứng năng như : chống ngạt thở triệt để, vết thương thấu bụng có chảy máu trong hoặc tổn thương nội tạng, các vết thương sọ não bị chèn ép, dẫn lưu hoặc khâu bàng quang, xử lý các vết thương bị hoại thư, sình hơi và uốn ván, các vết thương ngực hở. o Xử lý phẩu thuật các vết thương gãy xương lớn, vết thương phần mềm có nhiễm chất phóng xạ và các chất độc Quân sự, cho thuốc giải độc, điều trị thiểu năng tim mạch cấp, phù phổi nhiễm độc, chống thiểu năng thận cấp dùng các biện pháp cắt cơn co giật, nôn mửa, không cầm được Cứu chữa cơ bản loại II: o Là những biện pháp nếu không xử lý ngay ở tuyến này thì cũng không gây ra những biến chứng nguy hiểm và có thể dùng các biện pháp ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 18
  20. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG khác để trì hoàn thời gian xử trí thời kỳ đầu như các vết thương phần mềm, các vết bỏng, điều trị, những TBBB bị bệnh phóng xạ thể nhẹ. Lưu ý: - Làm đầy đủ phạm vi cứu chữa cơ bản: làm cả loại I và loại II. - Thu hẹp phạm vi cứu chữa cơ bản: Làm cứu chữa cơ bản loại I. e. Cứu chữa chuyên khoa: Là hình thức cứu chữa cao nhất do các Bác sỹ chuyên khoa tiến hành ở những cơ sở qui định và có trang bị kỹ thuật chuyên khoa cần thiết. Mục đích cứu chữa chuyên khoa là khắc phục một cách triệt để những nguyên nhân và biến chứng đe doạ đến tính mạng của TBBB, dự phòng điều trị các di chứng, phục hồi hoặc tái tạo giải phẩu chức năng của bộ phận hoặc cơ quan bị tổn thương, phục hồi sức khoẻ, khả năng lao động sinh hoạt và thẩm mỹ thương binh. Cứu chữa chuyên khoa chia làm 2 loại: o Cứu chữa chuyên khoa kỳ đầu: là những biện pháp kỹ thuật khắc phục một cách triệt để những nguyên nhân và biến chứng đe doạ đến tính mạng TBBB tạo điều kiện cần thiết cho bước điều trị phục hồi hoặc tái tạo. o Cứu chữa chuyên khoa kỳ sau: là những biện pháp kỹ thuật nhằm giải quyết triệt để các biến chứng dự phòng hoặc điều trị các di chứng đã xuất hiện, điều trị phục hồi hoặc tái tạo, khôi phục sức khoẻ, khả năng sinh hoạt, lao động, thẩm mỹ của TBBB. Việc cứu chữa chuyên khoa kỳ đầu thường trong vòng 3 – 7 ngày sau khi bị thương. V. PHẠM VI CỨU CHỮA. 1. Khái niệm: Phạm vi cứu chữa của mỗi tuyến là tổng hợp những biện pháp kỹ thuật, mà tuyến đó phải thực hiện trong các tình huống chiến đấu nhất định theo chỉ định y học. 2. Quy định phạm vi cứu chữa mỗi tuyến: a. Quân y đại hội: cấp cứu đầu tiên b. Quân y tiểu đoàn: bổ sung cấp cứu c. Quân y trung đoàn : cứu chữa bước đầu d. Quân y sư đoàn: cứu chữa cơ bản e. Quân y quân khu: cứu chữa chuyên khoa 3. Xác định phạm vi cứu chữa a. Làm đầy đủ phạm vi cứu chữa: là tiến hành đầy đủ các biện pháp cứu chữa quy định. b. Thu hẹp phạm vi cứu chữa: là tiến hành những biện pháp cứu chữa khẩn cấp ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 19
  21. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG nhất đã quy định cho tuyến mình thuộc loại 1 và trong trường hợp đó, phải tìm mọi cách để vận chuyển TBBB về tuyến sau nhanh nhất. c. Mở rộng phạm vi cứu chữa: là tiến hành những biện pháp cứu chữa quy định cho tuyến sau (thường do điều kiện không thể vận chuyển TBBB về tuyến sau được) và được cấp trên tăng cường lực lượng và phương tiện kỹ thuật y tế. VI. CÔNG TÁC PHÂN LOẠI TBBB 1. Khái niệm: - Công tác phân loại TBBB là phân chia TBBB thành từng nhóm có yêu cầu giống nhau về mặt cứu chữa và vận chuyển, phù hợp với chỉ định của Y học và phạm vi cứu chữa đã quy định. - Mục đích chủ yếu của công tác phân loại TBBB là nhanh chóng xác định được, chẩn đoán và thứ tự ưu tiên cấp cứu để bảo đảm việc cứu chữa được kịp thời. 2. Cách phân loại: Căn cứ vào từng tình huống cụ thể và phạm vi cứu chữa đã quy định để phân loại như sau: a. TBBB nguy hiểm đối với người xung quanh: bị nhiễm các chất phóng xạ, các chất độc quân sự, vũ khí sinh học, những người mắc bệnh truyền nhiễm, bị bệnh tâm thần b. TBBB cần xữ trí tại tuyến mình, sau khi xữ trí xong cần phải xác định: Giữ lại tuyến mình để điều trị Hoặc tạm thời giữ lại do phải chỉ định vận chuyển. Chuyển về tuyến sau. c. TBBB không xử lý ở tuyến mình, số TBBB này cần xác định ở nơi chuyển đến, thứ tự ưu tiên vận chuyển, phương tiện và tư thế vận chuyển. d. TBBB nhẹ cần giữ lại để điều trị khỏi e. TBBB hấp hối cần quan tâm chăm sóc và thực hiện đầy đủ các chính sách quy định đối với thương binh hấp hối. Như vậy phân loại TBBB nhằm cứu chữa điều trị và để vận chuyển về tuyến sau. Để thực hiện tốt công tác phân loại TBBB cần có bãi, nhà phân loại, cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm, kiến thức tốt, có dấu hiệu phân loại. VII. CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN TBBB: 1. Khái niệm: Là việc vận chuyển TBBB từ nơi bị thương, bị bệnh về các cơ sở để điều trị kịp thời, an toàn và theo đúng chỉ định. 2. Việc chuyển thương được phân chia: a. Chuyển thương hỏa tuyến: Từ trận địa về trạm quân y trung đoàn. b. Chuyển thương ở các tuyến sau: chuyển thương từ trạm quân y trung đoàn về ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 20
  22. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG tuyến sau, đến cơ sở điều trị cuối cùng (xem sơ đồ 2). 3. Thời gian chuyển thương: a. Từ khi bị thương về tuyến cứu chữa bước đầu: 4 - 6 giờ b. Từ khi bị thương về tuyến cứu chữa cơ bản: 12 – 18 giờ c. Từ khi bị thương về tuyến cứu chữa chuyên khoa kỳ đầu: 3 – 7 ngày 4. Phương thức chuyển thương: a. Ở hoả tuyến: tuyến sau lên tuyến trước lấy thương binh, kết hợp với việc tuyến trước tranh thủ đưa thương binh về tuyến sau. b. Từ khu vực hậu phương chiến thuật (trung, sư đoàn) về sau: tuyến trước đưa thương binh về tuyến sau. 5. Lực lượng chuyển thương: Lực lượng vận tải, tải thương, bộ đội, dân công, thanh niên xung phong. 6. Hình thức chuyển thương: Kết hợp hình thức chuyển thương theo trạm về, chuyển thương theo đoàn. 7. Phương tiện vận chuyển: Kết hợp phương tiện thô sơ và hiện đại như cáng bộ, xe đạp, xe ngựa, thuyền, tàu thuỷ, xe lửa, ô tô, máy bay - Trong chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc do bộ đội chiến đấu liên tục, số lượng TBBB rất lớn, yêu cầu cứu chữa phức tạp hơn, nên cần phải xác định phương thức tổ chức chuyển thương cho phù hợp; cũng như phải đảm bảo tốt lực lượng, phương tiện chuyển thương tốt, nhanh chóng thực hiện cứu chữa TBBB kịp thời, đạt chất lượng cao nhất. ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 21
  23. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG Sơ đồ 2: Các tuyến cứu chữa và vận chuyển thương binh ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 22
  24. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG BÀI 4: CÔNG TÁC BẢO ĐẢM QUÂN Y TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU BÀI GIẢNG: Nắm vững đặc điểm công tác bảo đảm quân y trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Hiểu rõ nhiệm vụ, nội dung và hệ thống tổ chức quân y thời chiến. - PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ KIỂM TRA Truyền đạt, giảng dạy theo đề cương giáo trình. Sinh viên nghe giảng ở lớp, tham khảo giáo trình, tự học, thảo luận theo nhóm, tổ, lớp Thi viết, thi vấn đáp, thi trắc nghiệm. - THỜI GIAN : 04 TIẾT - NỘI DUNG BÀI GIẢNG: I. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC BẢO ĐẢM QUÂN Y TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC Xuất phát từ đường lối quân sự của Đảng, từ những đặc điểm đối tương tác chiến, địa hình khí hậu, thời tiết, từ những khả năng thực tế của ta, công tác đảm bảo quân y trong chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc có những đặc điểm chủ yếu sau: 1. Công tác Quân y phải đảm bảo cho một cuộc chiến tranh có quy mô lớn, phạm vi rộng, diễn biến khẩn trương, ác liệt, phức tạp. 2. Phải đảm bảo cứu chữa, vận chuyển TBBB với số lượng lớn, liên tục ngay từ ngày đầu chiến tranh. Cơ cấu vết thương và bệnh tật phức tạp. Nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, giữ vững sức khoẻ bộ đội rất nặng nề. 3. Khối lượng vật tư quân y tiêu thụ rất lớn trong điều kiện khả năng bảo đảm của ta còn nhiều hạn chế, khó khăn nhất định. 4. Công tác bảo đảm quân y được tiến hành với sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân, trong thế trận chiến tranh nhân dân, dựa trên cơ sở kết hợp Quân – Dân y. 5. Địa hình phức tạp, đường sá kém (nhất là miền núi), thời tiết khắc nghiệt, diễn biến bất thường có ảnh hưởng đến công tác bảo đảm quân y. II. NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA NGÀNH QUÂN Y: 1. Sử dụng các biện pháp y học để dự phòng bệnh tật, bảo vệ và bồi dưỡng sức khoẻ, nâng cao thể lực bộ đội, bảo đảm quân số khoẻ cao nhất. 2. Cứu chữa TBBB giảm tỷ lệ tử vong, tàn phế, khôi phục ở mức cao nhất khả ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 23
  25. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG năng chiến đấu và lao động của TBBB. * Phải thực hiện lời Bác Hồ dạy: “ luôn luôn ghi nhớ rằng người thầy thuốc giỏi đồng thời phải như là mẹ hiền, hết lòng hết sức cứu chữa và phục vụ TBBB, tích cực nâng cao sức khoẻ bộ đội”. III. NỘI DUNG CHỦ YẾU CÔNG TÁC QUÂN Y THỜI CHIẾN: 1. Tổ chức và tiến hành các biện pháp cứu chữa, vận chuyển TBBB và các mặt công tác điều trị dự phòng khác. 2. Nội dung công tác điều trị dự phòng gồm: công tác tuyển quân, công tác quản lý sức khoẻ bộ đội, công tác giám định y khoa, công tác giám định pháp y, công tác điều trị TBBB 3. Tổ chức và tiến hành các biện pháp vệ sinh phòng dịch nhằm ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh trong quân đội, giữ vững sức khoẻ bộ đội, giữ vững quân số chiến đấu. 4. Tổ chức tiếp nhận quản lý và phân phối vật tư quân y. tự lực pha chế và sản xuất một phần thuốc và trang bị quân y đáp ứng nhu cầu của đơn vị. 5. Nghiên cứu các vấn đề y học Quân sự, trước hết về cứu chữa và vệ sinh phòng dịch trong chiến đấu. Tổng kết kinh nghiệm các mặt công tác bảo đảm quân y. 6. Đào tạo bổ túc cán bộ, nhân viên quân y và tổ chức huấn luyện quân y cho quân đội. 7. Tổ chức và tiến hành các biện pháp y tế nhằm bảo vệ bộ đội chống tác động xác thương của vũ khí huỷ diệt lớn. 8. Hợp tác quốc tế với quân đội các nước theo quy định trong công tác bảo đảm quân y thời bình và thời chiến. IV. HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUÂN THỜI CHIẾN: Tổ chức Quân y thời chiến được hình thành từ tổ chức quân y thời bình và phát triển song song với sự phát triển của LLVT. 1. Hệ thống tổ chức chỉ huy quân y gồm có: - Ở Bộ quốc phòng: Cục trưởng Cục quân y đứng đầu. - Ở quân khu, quân đoàn, quân chủng và các tổng cục: có chủ nhiệm quân y phụ trách. - Các sư đoàn: Chủ nhiệm quân y sư đoàn. - Các trung đoàn (lữ đoàn): chủ nhiệm quân y phụ trách. - Các tiểu đoàn: y sỹ phụ trách - Các đại đội: các y tá phụ trách 2. Hệ thống tổ chức cứu chữa, vận chuyển TBBB thời chiến gồm có: - Các bệnh viện hậu phương. ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 24
  26. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG - Các bệnh viện dã chiến và đội chuyên khoa tăng cường. - Các đội điều trị. - Các tiểu đoàn Quân y sư đoàn - Các đại đội Quân y, trung đoàn (lữ đoàn) - Trong chiến đấu có trạm quân y tiểu đoàn, trạm quân y đại đội (chiến đấu phòng ngự) 3. Hệ thống tổ chức vệ sinh phòng dịch gồm: - Viện vệ sinh dịch tế quân đội. - Các đội vệ sinh phòng dịch của cục quân y, của quân khu, quân chủng, quân đoàn. - Các tổ vệ sinh phòng dịch của sư đoàn, bộ binh. - Khi tổ chức chiến dịch, còn có đội vệ sinh phòng dịch chiến dịch. 4. Hệ thống đào tạo cán bộ nhân viên quân y gồm có: - Học viện quân y - Các trường trung học quân y trực thuộc Cục quân y, quân khu, quân chủng. - Các lớp đào tạo quân y trung sơ học (bệnh viện, sư đoàn ) 5. Hệ thống sản xuất tiếp tế quân y gồm: - Viện nghiên cứu kiểm nghiệm dược. - Các kho thuốc Trung ương - Các xưởng sản xuất, sửa chữa Trung ương. - Các kho thuốc và đội sản xuất thuốc thuộc quân khu, quân chủng, quân đoàn. - Các kho thuốc trung đoàn. THUẬT NGỮ QUÂN SỰ - Chiến lược quân sự: là lý luận thực tiễn chuẩn bị cho đất nước và LLVT nhằm ngăn ngừa và tiến hành chiến tranh thắng lợi, lập kế hoạch chuẩn bị thực hành chiến tranh, tác chiến chiến lược, là bộ phận của nghệ thuật quân sự. - Chiến dịch quân sự: là tổng thể các trận chiến đấu, các đòn đột kích, các trận then chốt các hoạt động chiến đấu khác, kết hợp chặt chẽ với nhau theo mục đích, nhiệm vụ, thời gian không gian trên một hoặc nhiều hướng chiến lược hoặc chiến dịch, theo một ý định kế hoạch thống nhất nhằm thực hiện nhiệm vụ chiến lược hoặc chiến dịch đã đề ra - Chiến đấu: là các hoạt động đánh giặc rộng khắp của quân và dân cả nước. ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 25
  27. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG BỘ QUỐC PHÒNG BỘ Y TẾ Tổng cục hậu cần Các cơ sở quân y Học viện Cục trưởng trực thuộc Quân y Cục Quân y Các phòng Các cơ sở quân y Nghiệp vụ trực thuộc Cục Hậu cần Các cơ sở quân y quân khu, quân đoàn trực thuộc Chủ nhiệm Quân y Qk.qđ Cơ quan Phòng Quân y Phòng Hậu cần Tiểu đoàn quân y sư đoàn sư đoàn Chủ nhiệm Quân y Sư đoàn Các trợ lý ban quân y Ban Hậu cần Đại đội quân y trung đoàn Trung đoàn Chủ nhiệm Quân y Trung đoàn Các trợ lý Tiểu ban quân y Ghi chú: Tiểu đoàn Quân y tiểu đoàn Chỉ huy: Chỉ đạo: Đại đội Y tá đại đội Sơ đồ 3. Hệ thống tổ chức ngành Quân y Quân đội nhân dân Việt Nam ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 26
  28. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG BÀI 5: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NGOẠI KHOA CHIẾN TRANH - MỤC ĐÍCH YÊUCẦU: Nắm khái niệm (đại cương) về ngoại khoa dã chiến (chiến tranh) trên cơ sở đó làm tốt nhiệm vụ, bảo đảm nguyên tắc và tổ chức cứu chữa tốt người bị thương trong chiến tranh. Nắm chắc các tổn thương trong chiến tranh để làm tốt công tác thu dung, phân loại, chọn lọc, điều trị thương binh, người bị thương trong chiến tranh. - PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KIỂM TRA: Dựa vào quá trình, kinh nghiệm, lý thuyết thực tế lâm sàng để truyền đạt nội dung bài giảng cho sinh viên. Sinh viên nghe giảng ở lớp, tham khảo giáo trình, sách vở chuyên đề, tự học trao đổi, simena nhóm, tổ, lớp Thi viết, vấn đáp và trắc nghiệm. - THỜI GIAN: 04 TIẾT - NỘI DUNG BÀI GIẢNG: I. ĐẠI CƯƠNG: - Ngoại khoa chiến tranh (dã chiến) là một môn của chuyên ngành y học Quân sự, nhằm nghiên cứu, huấn luyện các biện pháp cứu chữa người bị thương và các phương pháp xử trí trước những vết thương trong chiến tranh. - Trước kia trong chiến tranh, khi chưa có các loại vũ khí, hoả khí (thuốc nổ, súng, đạn, bom, mìn ) mà chỉ sử dụng vũ khí lạnh, thô sơ (giáo mác, gươm, cung, tên ) thì việc xử lý các vết thương chỉ theo phương pháp bảo tồn. Từ thế kỷ 14 trở đi, súng đạn được sử dụng trong chiến tranh thì các vết thương trở nên phức tạp, nên phải nghiên cứu cách cứu chữa, điều trị cho hợp lý, phải phẫu thuật cắt, lọc, mở rộng, rạch rộng vết thương, cắt cụt, cầm máu kỹ Đến thế kỷ 19 với các tiến bộ về gây mê, vô khuẩn nên đã giúp cho việc xử lý các vết thương chiến tranh có nhiều tiến bộ rõ rệt. Ở thế kỷ 20, việc sử dụng các loại vũ khí mới trong các cuộc chiến tranh lớn đã gây nên những vết thương phức tạp hơn, việc xử lý các vết thương cũng có nhiều thay đổi. - Khác với ngoại khoa chấn thương hoặc ngoại khoa cấp cứu thời bình, ngoại khoa chiến tranh có những đặc điểm : Số lượng người bị thương đông và hàng loạt. Tính chất vết thương đa dạng. ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 27
  29. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG Điều kiện làm việc của cơ sở điều trị không ổn định, các phương tiện trang bị dã ngoại hạn chế. Việc cứu chữa triển khai theo các bậc thang điều trị, có phân tuyến cứu chữa từ trận địa đến hậu phương. Các điều kiện chiến thuật quân sự và chiến thuật về y học quân sự quyết định khối lượng công tác kỹ thuật của tuyến cứu chữa. II. NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC: 1. Nhiệm vụ: - Cứu sống nhiều người bị thương nặng, chữa tốt các biến chứng, các vết thương, giảm tỷ lệ di chứng. - Chữa khỏi nhanh nhiều người bị thương nhẹ 2. Nguyên tắc: - Thống nhất về mặt cứu chữa và vận chuyển, thống nhất về phương pháp chẩn đoán, chọn lọc, phân loại vết thương, các chỉ tiêu theo dõi đánh giá trên tất cả các tuyến, các khu vực, các hướng. Nhằm cứu chữa thương binh được liên tục đạt chất lượng cao, tuyến sau bổ sung cho tuyến trước. III. TỔ CHỨC CỨU CHỮA NGƯỜI BỊ THƯƠNG: Các tuyến cứu chữa theo bậc thang điều trị là: 1. Cấp cứu đầu tiên: thực hiện tại đơn vị chiến đấu tại trận địa, tại nơi bị thương (tuyến quân y đại đội) 2. Bổ sung cấp cứu: tại tuyến quân y tiểu đoàn, tuyến y tế phường xã, trung tâm y tế liên phường (quận), cụm y tế liên xã. 3. Cứu chữa ngoại khoa bước đầu: (hay cứu chữa tối khẩn cấp) Tại tuyến quân y trung đoàn, lữ đoàn, đội phẫu thuật lưu động, bệnh viện quận, huyện. Chú ý: khi được mở rộng phạm vi cứu chữa (được tăng cường cán bộ chuyên môn, phương tiện kỹ thuật) thì các tuyến trên sẽ thực hiện các biện pháp xử lý khẩn cấp. 4. Cứu chữa ngoại khoa cơ bản: hay cứu chữa khẩn cấp và cơ bản làm tại tuyến quân y sư đoàn, các đội điều trị, tuyến y tế quận huyện, cụm liên huyện, bệnh viện tiền phương của tỉnh. 5. Cứu chữa chuyên khoa và điều trị di chứng: tuyến bệnh viện dã chiến, bệnh viện chuyên khoa, tuyến bệnh viện hậu phương, bệnh viện tuyến cuối. IV. KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC CỤ THỂ CỦA CÁC TUYẾN CỨU CHỮA NGƯỜI BỊ THƯƠNG BAO GỒM NHƯ SAU: 1. Thu dung, phân loại, chọn lọc. Nhằm mục đích phải khám xét phân chia người bị thương thành những nhóm ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 28
  30. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG riêng cho phù hợp với công tác điều trị và vận chuyển: - Theo yêu cầu điều trị: nhóm TBB cần xử trí tối khẩn cấp, khẩn cấp, xử trí trì hoãn sau một thời gian ngắn. - Theo mức độ thương tổn: phân loại thành các nhóm nhẹ vừa nặng - Theo tính lây truyền: nhóm cách ly, không cách ly, xử lý đặc biệt. - Theo yêu cầu vận chuyển: phân loại thương tổn theo cơ quan, vị trí bị thương, quy định thời gian, phương tiện và cách chăm sóc, theo dõi khi vận chuyển thương binh, người bị thương. Chú ý : khi thu dụng, phân loại, chọn lọc ở tuyến cứu chữa bước đầu (tuyến quân y trung đoàn, lữ đoàn, đội phẩu thuật ) phải lập thương phiếu và tại tuyến cứu chữa ngoại khoa cơ bản phải lập bệnh án cho người bị thương. 2. Cứu chữa: thực hiện cứu chữa tốt theo chỉ định, những người bị thương nặng, rất nặng, giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế mức cao nhất, cứu chữa ổn định để chuyển vận về tuyến sau, cứu chữa tốt người bị thương nhẹ trả nhanh quân số mức cao nhất. 3. Tổ chức cứu chữa bị thương hàng loạt: do kẻ địch sử dụng vũ khí huỷ diệt lớn, vũ khí hạt nhân, chất độc quân sự, vũ khí sinh học. 4. Tổ chức vận chuyển thương binh về tuyến sau: Dựa vào nguyên tắc: - Phải đảm bảo nhanh chóng, đúng chỉ định về các tuyến sau, bảo đảm được yêu cầu theo dõi điều trị liên tục và an toàn. - Tổ chức chuyển thương theo tuyến, tuyến sau lên tuyến trước và kết hợp tuyến trước chuyển về tuyến sau. - Cấp chỉ huy từ tiểu đoàn trở xuống, chủ nhiệm hậu cần từ trung đoàn trở về sau có nhiệm vụ tổ chức chỉ huy công tác chuyển thương ngành vận tải, chịu trách nhiệm về lực lượng và phương tiện chuyển thương, ngành quân y chịu trách nhiệm hậu tống và chỉ định chuyên môn kỹ thuật điều trị cứu chữa và chuyển thương. - Kết hợp chặt chẽ giữa công tác vận tải với công tác chuyển thương, giữa lực lượng chuyển thương của quân đội và lực lượng chuyển thương của y tế và các lực lượng vận tải khác tại địa phương để hình thành mạng lưới chuyển thương rộng khắp phù hợp với điều kiện địa hình và điều kiện chiến đấu trên từng tuyến, từng hướng, từng khu vực. - Các thầy thuốc phải cho các chỉ định về cách thức và phương pháp vận chuyển người bị thương. Đối với bị thương nặng ưu tiên vận chuyển cần bảo đảm săn sóc, hộ tống và quy định cả thời gian phải đạt khi chuyển thương 5. Thường xuyên xây dựng tuyến vận chuyển thương binh vững mạnh về các mặt, giúp đỡ chỉ đạo tốt tuyến trước. ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 29
  31. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG V. CÁC LOẠI THƯƠNG TỔN TRONG CHIẾN TRANH HIỆN ĐẠI: 1. Thương tổn cơ học, thương tổn do sức nóng, thương tổn do bức xạ, thương tổn do sinh vật, thương tổn do các chất độc quân sự (mang tính đa dạng) 2. Thương tổn kết hợp: bị nhiều vết thương ở các bộ phận hoặc ở các cơ quan khác nhau trong cơ thể (vết thương bụng kết hợp với vết thương gãy xương do mãnh phá ) do vết thương cùng một loại về năng lượng (bỏng da kết hợp với bỏng đường hô hấp do napan ) 3. Thương tổn hỗn hợp: bị nhiều tổn thương do nhiều tác nhân gây sát thương khác nhau về mặt năng lượng (bỏng hỗn hợp với chấn thương cơ học, chấn thương cơ học hỗn hợp với bệnh phóng xạ ) Vết thương ngoại khoa chiến tranh Bệnh ngoại khoa thời bình ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 30
  32. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG BÀI 6: VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH DO HỎA KHÍ - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Nắm vững thương tổn trong chiến tranh và các vết thương chiến tranh do hoả khí gây ra. Trên cơ sở đó nắm chắc các nguyên tắc xử trí vết thương do hoả khí để cứu chữa tốt người bị thương. - PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY, KIỂM TRA: Dựa vào giáo trình, kinh nghiệm, thực tế lâm sàng truyền đạt nội dung bài giảng cho sinh viên năm thứ 5, 6. Sinh viên phải nghe giảng ở lớp, tham khảo giáo trình, sách vở chuyên đề, tự học, trao đổi, simena nhóm, tổ, lớp Thi viết, thi vấn đáp và trắc nghiệm. - THỜI GIAN : 04 TIẾT - NỘI DUNG BÀI GIẢNG: I. THƯƠNG TỔN DO CÁC LOẠI VŨ KHÍ TRONG CHIẾN TRANH: 1. Các loại thương tổn trong chiến tranh do vũ khí sát thương thông thường - Vũ khí lạnh: gươm, lê, giáo mác - Loại hoả khí: đạn thẳng, bom, mìn, đạn pháo cối, tên lửa - Thương tổn: Các loại vết thương, vết bỏng, chấn thương kín, tổn thương đơn thuần hay có thể tổn thương kết hợp. 2. Vũ khí huỷ diệt lớn: vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học, vũ khí sinh học. - Thương tổn do vũ khí hạt nhân: bỏng do bức xạ ánh sáng, phóng xạ, bệnh phóng xạ, các chấn thương cơ học (chấn thương và vết thương kín) thương tổn hỗn hợp. - Thương tổn do vũ khí hoá học: Nhiễm độc toàn thân, nhiễm độc tại chỗ. - Thương tổn do vũ khí sinh học: các bệnh lây nguy hiểm và tối nguy hiểm. II. PHÂN LOẠI THƯƠNG TỔN TRONG CHIẾN TRANH: Được phân loại theo tính chất. 1. Tính chất của vũ khí gây sát thương: hỏa khí, vũ khí lạnh, vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học. 2. Bộ phận cơ thể bị thương tổn: vùng đầu, mặt, cổ, ngực bụng, chi trên, chi dưới và toàn thân. 3. Tính chất của thương tổn: Phần mềm, gẫy xương, thấu bụng, thấu ngực, não, tiết liệu, sinh dục, bỏng da, bỏng mắt, dập nát, cụ chi tự nhiên, hội chứng sóng nổ, hội chứng vùi lấp, đè ép chi thể kéo dài v.v 4. Số lượng thương tổn trên cơ thể: một vết thương, đa vết thương. ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 31
  33. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG 5. Dạng thương tổn: a. Đơn thuần: Chỉ do một dạng năng lượng gây ra (như vết thương gãy xương do lực cơ học, bỏng do nhiệt). b. Kết hợp: có từ hai loại tổn thương trở lên cùng một dạng năng lượng gây ra (như vết thương sọ não + vết thương gãy xương đùi do lực cơ học gây ra). c. Thương tổn hỗn hợp : có từ 2 tổn thương trở lên do các năng lượng khác nhau gây ra (như bỏng do bức xạ ánh sáng + bỏng phóng xạ cấp do bức xạ xuyên, bỏng do nhiệt + vết thương do lực cơ học gây ra). III. VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH DO HOẢ KHÍ: 1. Thương tổn giải phẫu của các vùng vết thương do hoả khí : Vết thương do hoả khí được chia làm 2 loại: a. Vết thương do đạn thẳng: tổn thương phần mềm thành ống vùng hoại tử lớn dần từ lổ vào đến lổ ra. Thường gây vết thương xuyên. b. Vết thương do mảnh: có vận tốc lớn, phá tổ chức cơ thể lớn ngay lúc đầu do vận tốc, động năng của mảnh cũng tiêu hao rất nhanh. Mảnh thường gây vết thương chột hơn là xuyên. Đạn hoặc mảnh của vũ khí có vận tốc lớn hoặc cực lớn có sức phá hoại tổ chức của cơ thể rất mạnh. c. Động năng của mãnh hay đạn có công thức: E: động năng m: khối lượng v : vận tốc g : gia tốc trọng trường Do đó, vận tốc của đạn hay mảnh đạn có ảnh hưởng lớn đến động năng của chúng khi tác động vào cơ thể. Các tổ chức vết thương bay tung toé ra quanh đường đi của đạn hay mảnh, làm xương bị vỡ, những mảnh xương vụn này lại trở thành những mảnh thứ phát gây thêm tổn thương mới. d. Dọc ống vết thương đã hình thành một khoang tạm thời ngay trong tổ chức. Kích thước của khoang này lớn hơn nhiều lần kích thước của đạn hoặc mảnh (lớn hơn khoảng 30 lần). Thời gian tồn tại của khoang cũng vượt xa thời gian đạn, mảnh di chuyển qua tổ chức. Trong thời gian hình thành khoang tạm thời, tổ chức bị căng rách, mạch máu thần kinh bị kéo đứt, xương có thể bị rạn nứt gãy bể. Mức độ tổn thương tổ chức quanh ống vết thương, trực tiếp phụ thuộc vào kích thước và thời gian tồn tại của khoang tạm thời. e. Kích thước của khoang tạm thời tuỳ thuộc vào động năng của đạn hay mảnh, nhưng chủ yếu phụ thuộc vào vận tốc của mảnh. Vận tốc càng lớn động năng càng cao, khoang tạm thời càng rộng, tồn tại ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 32
  34. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG càng lâu, tổn thương càng nặng. Mức độ tổn thương còn tuỳ thuộc vào đặc điểm cấu trúc, giải phẩu của từng loại mô tế bào. Tổ chức cơ dễ bị rách nát rộng quanh ống vết thương, xương bị vỡ xụn. Ngược lại tổ chức phổi cân và da ít bị phá lớn do tính đàn hồi của chúng. Các tạng trong ổ bụng khi hình thành khoang tạm thời cũng bị dồn ép ra xa ống vết thương, dịch và hơi các tạng rỗng đột ngột bị nén, bị giãn rộng nên tạng có thể bị vỡ, rách tuy không bị đạn chạm trực tiếp vào. f. Tác động thẳng và tác động phía bên của đạn hay mảnh khi qua tổ chức cơ thể sẽ tạo thành một vết thương xuyên, nhìn đại thể có: Ống vết thương: có nhiều tổ chức bị dập nát, hoại tử, máu cục, dị vật, vi khuẩn lỗ vào nhỏ, lỗ ra bị xé rách nát, to hơn lỗ vào. Vùng hoại tử bị chấn thương trực tiếp, nhằm sát ngay thành ống vết thương gồm các tổ chức bị hoại tử, vùng này rộng hẹp là do tác động phía bên của đạn hay mảnh phá vỡ lớn hay nhỏ. g. Nhìn đại thể không thấy có biến đổi gì (lúc đầu) nhưng về vi thể có hiện tượng rỉ máu, tắc mao mạch, dẫn đến thiếu máu cục bộ ở tổ chức, thiếu ôxy ở tổ chức và cuối cùng bị hoại tử thứ phát. 2. Quá trình tiến triển của vết thương do hoả khí: a. Thời kỳ viêm và hoại tử: Viêm phù do chấn thương. Tiêu huỷ tổ chức (thiếu oxy, men proteaza tiết ra phân giải thành pepton, polypeptide ) Bạch cầu tạo thành hàng rào bao quanh vết thương, làm mủ, hoại tử: cơ: 6giờ; da: 12 giờ: xương: 2-4 ngày Lâm sàng: viêm tấy (sưng, nóng, đỏ, đau, phù nề, xuất tiết – pH 5,4; ionH+, K+ tăng nhiều tại vết thương). b. Thời kỳ phục hồi (tái tạo tổ chức): xuất hiện tổ chức hạt, biểu mô hoá lan phủ kín tổ chức tạo ra sẹo. 3. Các hình thái khỏi của vết thương do hoả khí: a. Lành kỳ đầu: vết thương không có quá trình nhiễm khuẩn, thời gian điều trị ngắn, thường gặp ở vết thương nông, gọn, sạch, ít tổ chức bị dập nát, hoại tử. b. Lành kỳ 2: vết thương có giai đoạn nhiễm khuẩn mủ, tổ chức hạt, sẹo. Đa số ở vết thương chiến tranh tổ chức bị dập nát, hoại tử, hình thể vết thương nhiều ngõ ngách, hang hốc, bẩn. IV. CÁC VẾT THƯƠNG DO MỘT SỐ LOẠI VŨ KHÍ : 1. Vết thương do đạn thẳng xuyên nổ: - Đầu đạn chứa chất nổ vào cơ thể nổ 2 lần gây chấn thương do: ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 33
  35. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG Mảnh nổ nhiều, mảnh phá tại chỗ. - Thương tổn rộng, dập nát nhiều tổ chức, xuyên thấu nhiều tạng. 2. Vết thương do mảnh phá: - Do đạn pháo, đạn cối, bom, mìn, lựu đạn, tên lửa (roket) gây ra. - Thương tổn rộng, giập nát nhiều tổ chức, có thể gây cụt chi tự nhiên. - Gây ô nhiễm nhiều hơn đạn thẳng. 3. Vết thương do các mảnh nhỏ có vận tốc lớn (như viên bi, mảnh vuông ) - Chuyển động trong cơ thể theo kiểu ngoằn ngoèo, lắc lư. - Do có vận tốc lớn (1500m/s – 4000m/s) nên động năng (E) lớn, sức đột phá mạnh, xuyên sâu trong tổ chức, gây thương tổn nhiều tạng. - Do trọng lượng nhẹ nên mảnh nhỏ giảm nhanh vận tốc, khi càng xa tâm nổ. - Do có hiệu lực sát thương trên cơ thể cũng giảm nhanh nên cuối cùng không còn đủ động năng (E) để xuyên thấu nữa và tác nhân bị giữ lại các tạng mô - gây vết thương chột. - Đối với bom bi: vết thương chột chiếm 63,4% - 82,5%. 4. Vết thương do đạn và mảnh phá có vận tốc rất nhanh: - Vận tốc trên 1500m/s, loại cực nhanh trên 3000m/s. - Do có vận tốc rất lớn (hơn vận tốc truyền âm trong cơ thể) nên gây ra các vết thương có kích thước rộng nhưng sức xuyên sâu thì lại bị giảm. - Đạn và mảnh phá bị vỡ thành nhiều mảnh rất nhỏ, nằm lại trong vết thương. V. NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ VẾT THƯƠNG DO HOẢ KHÍ: Cần tuân thủ các nguyên tắc xử trí sau: 1. Tranh thủ xử trí bằng phẩu thuật đầu kỳ sớm, càng sớm càng tốt: - Dùng kháng sinh chỉ có thể kéo dài thời gian chờ mổ (6 – 12 giờ) 2. Chấp hành đúng điều lệ xử trí vết thương chiến tranh: - Cắt lọc các tổ chức hoại tử, lấy dị vật. - Rạch rộng các ngõ ngách, cầm máu kỹ. - Rửa rạch vất thương, dẫn lưu tốt. - Tuyệt đối không khâu kín da kỳ đầu vết thương chiến tranh (chỉ thật thận trọng khâu kín kỳ đầu khi vết thương chưa bị ô nhiễm ở: da đầu, mặt, bàn tay, da bìu, dương vật, vết thương ngực hở khâu cân cơ, để hở da, vết thương khớp xương khâu bao khớp để hở da dẫn lưu) - Vết thương phẫu thuật kỳ đầu không tốt, có biến chứng phải mổ lại kỳ 2. - Dùng kháng sinh liều cao liên tục, tại chỗ toàn thân, HT chống uốn ván. - Khép miệng vết thương bằng khâu da kỳ đầu muộn và kỳ 2 ghép da. - Chăm sóc nuôi dưỡng tốt. - Thể dục liệu pháp sớm hồi phục chức năng. ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 34
  36. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG BÀI 7: NHIỄM KHUẨN VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Nắm vững những đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiến triển, nhiễm khuẩn vết thương chiến tranh. Nắm vững sự tiến triển của vết thương chiến tranh nhiễm khuẩn trên lâm sàng, có biện pháp dự phòng và điều trị tốt theo tuyến cứu chữa. - PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ KIỂM TRA: Dựa vào giáo trình, kinh nghiệm thực tế lâm sàng để truyền đạt nội dung bài giảng cho sinh viên Y dược (năm thứ 5 – 6). Sinh viên nghe giảng trên giảng đường, về tự học, liên hệ thực tế trên lâm sàng khi thực tập ở bệnh viện, labo, tham khảo giáo trình, sách báo, tài liệu chuyên đề trao đổi mạn đàm ở tổ, nhóm, lớp học tập. Kiểm tra: thi viết, thi vấn đáp và thi trắc nghiệm. - THỜI GIAN : 04 TIẾT - NỘI DUNG BÀI GIẢNG: I. ĐẶC ĐIỂM VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH: - Các vết thương chiến tranh hầu như bị ô nhiễm kỳ đầu và gây nhiều biến chứng có thể tử vong. - Tỷ lệ ô nhiễm kỳ đầu do vi khuẩn các loại chiếm 96% số vết thương chiến tranh. - Quá trình nhiễm khuẩn thường qua 3 giai đoạn. 1. Ô nhiễm vi khuẩn: Kỳ đầu: vi khuẩn có ở quần áo, dị vật (đạn, cát, gỗ, đá ) Kỳ 2: Nhiễm khuẩn thứ phát ngay khi thay băng, phẩu thuật, chăm sóc, chất thải người bị thương - Vi khuẩn: tạp khuẩn, ái khí, kỵ khí Chỉ có vi khuẩn thích hợp với điều kiện sinh học của vết thương mới phát triển, gây nhiễm khuẩn vết thương. 2. Vi khuẩn sinh sản và phát triển: - Cấy khuẩn vết thương: từ giờ thứ 3 sau khi bị thương thì vi khuẩn bắt đầu sinh sản. Trong ngày đầu, các vi khuẩn gram dương (+) và vi khuẩn ky khí phát triển. Các ngày tiếp theo, các vi khuẩn gram (-) phát triển. - Giữa các loại vi khuẩn cũng có sự phối hợp hoặc lấn át để sinh tồn và phát triển. 3. Nhiễm khuẩn vết thương: Sinh sản và phát triển của các vi khuẩn vượt quá ranh giới đầu tiên của vết ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 35
  37. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG thương, nó xâm nhập sâu gây các phản ứng tại chỗ và toàn thân, gây hội chứng viêm nhiễm, cùng với các biến đổi sinh hoá và miễn dịch, làm cho trạng thái nhiễm khuẩn vết thương hình thành. Quá trình nhiễm khuẩn mũ tại chỗ, nếu lan ra khỏi vùng bị thương sẽ gây ra các biến chứng nhiễm khuẩn cục bộ (viêm hạch bạch huyết, viêm bạch hạch, ổ mũ lan tràn ) Vi khuẩn vào máu gây nhiễm trùng huyết. Khi vi khuẩn gây bệnh đã xâm nhập, sinh sản, phát triển tại nhiều tạng, nhiều bộ phận trong cơ thể, sẽ gây nhiễm khuẩn toàn thân. II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TIẾN TRIỂN CỦA NHIỄM KHUẨN VẾT THƯƠNG: 1. Vi khuẩn: vi khuẩn gây mủ, vi khuẩn gây mủ thối, vi khuẩn kỵ khí gây hoại thư sinh hơi, uốn ván độc tính vi khuẩn, do nội, ngoại độc tố và các men của vi khuẩn tiết ra. 7 9 2 - Số lượng vi khuẩn: 10 –10 /cm vết thương hay 01 gam tổ chức hoại tử hoặc mô dập nát thì sự xâm nhập vào máu vào nội tạng của các vi khuẩn xuất hiện và có nguy cơ nhiễm khuẩn toàn thân. - Sự phối hợp giữa các loại vi khuẩn với nhau, đặc biệt vi khuẩn gram dương (+) và vi khuẩn gram âm (-), sự nhiễm khuẩn càng trở nên trầm trọng hơn. 2. Vết thương: vi khuẩn dễ sinh sản phát triển: - Có mô bị dập nát, hoại tử, máu cục, các dị vật ở vết thương. - Gây rối loạn tuần hoàn tại chỗ: đứt mạch máu, buộc garô, băng ép chặt quá, phù nề vết thương. - Vết thương ở chi dưới, vết thương ở ống tiêu hoá thấp. 3. Tình trạng toàn thân: - Các yếu tố làm giảm sức đề kháng (sốc, mất máu, đói rét, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin, mệt mỏi ) - Cơ địa dị ứng miễn dịch từng người. - Tính năng: tinh thần, tư tưởng từng TBB. III. LÂM SÀNG: 1. Tiến triển của vết thương nhiễm khuẩn : a. Giai đoạn tăng chuyển hoá tại chỗ hay giai đoạn viêm: Giản mạch, ứ máu, tăng tính thẩm thấu của mao mạch và các màng tế bào, bạch cầu thoát ra ngoài thành mạch máu. Tăng ion K+, tăng axitcacbonic, pH 5-6. Gây tiết dịch, phù nề (tăng toan) b. Giai đoạn giảm chuyển hoá – giai đoạn phục hồi tái sinh và giảm tiết. Thành mạch máu trở lại dày, chắc, phục hồi lại được tính thấm, giản ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 36
  38. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG mạch giảm. Ion K+ giảm, tăng Ca2+, pH = 7-8 Giảm tiết dịch. 2. Triệu chứng tại chỗ: a. Sưng, phù nề: do phù nề tổ chức, ứ dịch, ứ máu, sưng nề to, da căng bóng. b. Sưng nề cứng: viêm đang tiến triển. c. Sưng nề mềm: biểu hiện có mủ, có dấu hiệu ba động. d. Nóng: nhiệt độ tại chỗ tăng, do tăng chuyển hoá, do xung huyết tại chỗ. e. Đỏ: do ứ máu, giản mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, vùng đỏ đang viêm nặng và ngược lại. f. Đau: Do tổ chức bị dập nát hoại tử, phù nề nên gây chèn ép vào các dây thần kinh, mạc đoạn thần kinh. Do ngấm chất độc của các tổ chức hoại tử. Do viêm các dây thần kinh tại chỗ. 3. Triệu chứng toàn thân: a. Thân nhiệt: sốt rất cao (39-40oC) sốt liên tục, hay sốt cao về buổi chiều, sốt dao động. b. Mạch, huyết áp: mạch đập càng nhanh sốt càng cao. c. Huyết áp giảm: khi nhiễm khuẩn càng nặng. d. Vẽ (nét) mặt nhiễm khuẩn: mệt mỏi, phờ phạc, hốc hác, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, da niêm mạc vàng nhẹ, mắt lờ đờ e. Trạng thái thần kinh: tuỳ theo nhiễm khuẩn nặng, nhẹ mà có các biểu hiện như: vật vã, trằn trọc, li bì, thờ ơ, lãnh đạm, chậm chạp, ít đáp ứng, lú lẫn ý thức f. Rối loạn tiêu hoá: chán ăn, ăn kém, dịch vị giảm sút, nôn mửa, ỉa lỏng (nhiễm khuẩn nặng) g. Rối loạn hô hấp: sốt càng cao nhiễm khuẩn càng nặng thì nhịp thở càng nông, nhanh. h. Rối loạn tiết niệu: rối loạn chức năng gây đái ỉa hoặc vô niệu. Nước tiểu có hồng cầu, bạch cầu, abumin. Xét nghiệm : Bạch cầu: Tăng cao, công thức chuyển trái, nhiều bạch cầu non xuất hiện trong máu ngoại vi. Tăng bạch cầu đa phân trung tính, giảm lymphô. Thương binh suy kiệt, bạch cầu có xu hướng giảm. Hồng cầu: Nhiễm khuẩn kéo dài hồng cầu giảm (do tan huyết, do các độc tố các vi khuẩn ảnh hưởng cơ quan tạo máu ) 4. Biến chứng của các vết thương bị nhiễm khuẩn: a. Biến chứng tại chỗ ở vết thương tứ chi : ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 37
  39. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG Viêm lan tràn đến các mô kế cận Viêm mạch, hạch bạch huyết Viêm xương, tuỷ, viêm dây thần kinh. b. Biến chứng ở các vết thương bụng, ngực, sọ não, cột sống: Tuỳ theo vết thương có những biến chứng riêng biệt như viêm màng bụng ở vết thương bụng. Tuỳ theo mức độ tổn thương, mức độ nhiễm khuẩn tại vết thương mà có những biến chứng khác nhau. c. Biến chứng toàn thân: Nhiễm khuấn huyết (nhiễm khuẩn toàn thân) Nhiễm khuẩn mủ huyết Viêm nhiễm hô hấp, tiết liệu, tuần hoàn Loét cấp thủng ống tiêu hoá. Suy mòn, suy kiệt, suy dinh dưỡng. 5. Biện pháp dự phòng: a. Chống ô nhiễm vết thương. Ở hoả tuyến làm tốt 3 kỹ thuật cấp cứu : băng bó, cầm máu, cố định. Chuyển nhanh thương binh, người bị thương về tuyến sau điều trị. Dùng kháng sinh tại chỗ và toàn thân sớm khi bị thương. b. Xử trí ngoại khoa kỳ đầu sớm đúng nguyên tắc, theo chỉ định là phương pháp cơ bản và chủ yếu nhất. 6. Điều trị: a. Nguyên tắc: Chủ động, tích cực, khẩn trương. Toàn diện và tập trung. Kiên quyết triệt để. b. Các biện pháp điều trị: Phẫu thuật kỳ đầu; mổ sớm (trước 6 - 12 giờ)và triệt để cắt lọc các mô hoại tử, mở rộng các ngõ ngách, hang hốc, lấy kỳ hết máu cục dị vật, để hở và dẫn lưu vết thương. Mỗ kỳ 2: giải quyết cho vết thương mỗ kỳ đầu chưa tốt. o Vết thương còn nhiều mô hoại tử, còn dị vật, còn nhiều máu cục. o Vết thương có triệu chứng, biến chứng nhiễm khuẩn nặng. 7. Chú ý khi mổ và sau mổ: a. Mở rộng, cắt lọc, lấy hết dị vật, để hở vết thương, dẫn lưu. b. Dùng các dung dịch: tiệt khuẩn: thuốc tím 1/400, dd choramin 1%, rivanol 10,1% (0.1‰), nước oxy già H2O2, huyết thanh mặn đẳng trương, ưu trương. Dùng các loại dung dịch này để rửa, nhỏ giọt liên tục, thấm đắp lên các vết thương. ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 38
  40. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG c. Nguyên tắc dùng kháng sinh: dùng sớm, liều cao, liên tục, tập trung, phối hợp, dựa vào kháng sinh đồ nếu có điều kiện. d. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể: tăng cường miễn dịch, dùng vacin HT đặc hiệu, chống thiếu máu, chống rối loạn nước, điện giải, giảm protein máu, điều trị các bệnh nội khoa kèm theo nếu có và nuôi dưỡng chăm sóc tốt. IV. ĐIỀU TRỊ THEO TUYẾN: 1. Tuyến đại đội (c), tiểu đoàn (d) : - Chống ô nhiễm, cấp cứu ở hoả tuyến tốt. - Vận chuyển nhanh thương binh về tuyến sau. - Dùng kháng sinh. 2. Tuyến trung đoàn (e), tuyến sư đoàn (f): - Phẫu thuật kỳ đầu - Dùng kháng sinh các loại kể cả dùng kháng sinh thực vật (lân tơ uynh, lá móng tay, trầu không ) - Thuốc diệt khuẩn. - Tiêm các loại Vaccin, huyết thanh chống uốn ván 3. Tuyến bệnh viện dã chiến và bệnh viện hậu phương : - Phẫu thuật kỳ đầu, kỳ 2 - Dùng kháng sinh các loại, kể cả kháng sinh thực vật - Thuốc diệt khuẩn các loại - Các biện pháp tăng cường đề kháng: vaccin kháng độc tố, thuốc. - Xử trí di chứng và biến chứng của nhiễm khuẩn. - Chăm sóc dinh dưỡng tốt. - Vật lý trị liệu tốt. Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP). V. Cấu trúc vi trùng bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 39
  41. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG BÀI 8: VẾT THƯƠNG DO MÌN TRONG CHIẾN TRANH - M ỤC ĐÍC YÊU CẦU: Nắm khái niệm tinh chất đặc điểm, các thương tổn phức tạp nguy hiểm để phòng và xử trí vết thương do mìn. - PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KIỂM TRA Dựa vào nội dung bài giảng truyền đạt cho sinh viên tại giảng đường có liên hệ với lý thuyết, lâm sàng đã học của sinh viên. Sinh viên lên lớp nghe giảng, tự học, thảo luận chuyên đề bài giảng. Thi vấn đáp, thi viết, thi trắc nghiệm. - THỜI GIAN HỌC: 04 tiết - NỘI DUNG BÀI GIẢNG: I. KHÁI NIỆM VỀ MÌN: - Mìn là loại vũ khí nổ, được gài đặt kín đáo, khi bị tác động sẽ nổ gây phá hoại và sát thương trong khu vực nổ. - Các yếu tố gây sát thương khi mìn nổ: 1. Sản phẩm nổ: - Các khí nóng phát sinh khi thuốc cháy nổ. - Một áp suất cao và một công cơ học lớn được tạo ra do khối lượng khí cháy dãn nở khi mìn nổ. - Với 100g thuốc nổ TNT, khi nổ sẽ tạo ra một công cơ học 98,5kgm có bán kính phá hoại là 24,5m. - Khi mìn nổ thì bộ phận cơ thể tiếp xúc với mìn sẽ bị tổn thương rất nặng, bị vỡ, rạn, rách, đứt, dập nát, đứt cụt tự nhiên gây vỡ các tạng ở đưới vùng bề mặt của cơ thể chịu trực tiếp tác động của sản phẩm nổ. - Thương tổn cơ học làm huỷ hoại các mô, rách da, gân cơ, rỉ máu dưới da, dưới cân gây phù nề, có nhiều vết thương lỗ chỗ 2. Sóng kích động : - Là vùng của môi trường nổ (không khí, đất, nước ) bị nén, bị đẩy đi rất mạnh, đột ngột lan truyền từ tâm nổ ra các phía với một vận tốc rất lớn (hơn vận tốc âm truyền trong môi trường đó). - Vùng môi trường bị dồn nén, đẩy rất mạnh và đột nhiên này, gọi là vùng nén (pha nén ) của sóng kích động - Siêu áp mặt đầu sóng, cùng với áp suất động tạo ra lực tác động lên vật thể. - Xung lượng gây sát thương của sóng kích động được tính bằng kg/cm2, gây phá hoại vật thể và cơ thể sinh vật. - Mìn sát thương người có lượng thuốc nổ nhỏ từ 20 – 35g TNT, tác động gây thương tổn của sóng kích động ở mức độ nhất định. ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 40
  42. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG - Mìn chống tank lượng thuốc nổ trên trên 2 – 5kg hay mìn dưới nước (thuỷ lôi) có lượng thuốc nổ vài chục đến vài trăm kg thì sức phá hoại do sóng kích động gây ra rất lớn. - Tuỳ theo chiều dài của bước sóng mà cơ thể ở trong một thời điểm nhất định (lúc mìn, thuỷ lôi nổ) sẽ chịu ảnh hưởng của một chuỗi nhiều sóng (sóng ngắn, hoặc chỉ một vài sóng (sóng dài). - Sóng kích động dẫn truyền qua vật rắn thường gây ra các thương tổn kín như bầm giập, gãy xương, giãn rộng đường liên khớp, sai khớp. II. TÍNH CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƯƠNG TỔN DO MÌN: 1. Tính chất và mức độ tổn thương do mìn gây ra phụ thuộc vào : - Lượng thuốc nổ và loại thuốc nổ. - Cấu tạo của từng loại mìn. - Vị trí, tư thế và khoảng cách của cơ thể người bị thương đối với tâm nổ. - Tính chất của môi trường dẫn truyền và các vật cản (mìn nổ dưới nước, nổ dưới gầm xe, gầm phà, tàu thuyền, trên mặt đất ). - Thời gian tác động của mìn trên cơ thể thương binh. 2. Đặc điểm thương tổn do mìn: - Có nhiều thương tổn ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể thương binh. - Thường chi dưới và mặt trước cơ thể. - Thương tổn đa dạng. Tỷ lệ choáng sốc cao. - Gây hội chứng chèn ép trong (do rối loạn lưu thông máu, phù nề ). - Gây tình trạng thiếu dưỡng khí, thiếu ôxy ở tế bào, dẫn tới hoại tử chi thể (hội chứng khoang ngăn ). - Vết thương bị ô nhiễm, dễ gây ra nhiễm khuẩn kỵ khí, hoại thư sinh hơi. - Gây tỷ lệ tàn phế cao. - Lực nén và sóng kích động do bởi sóng nổ của mìn thường gây dạng thương tổn kín (chi dưới). 3. Những tổn thương các bộ phận, cơ quan khác của cơ thể : - Mắt: thường bị bị cả hai mắt, có nhiều dị vật vào nhãn cầu. - Sọ não: Vết thương chột do mảnh, sản phẩm nổ gây vỡ sọ, rạn nứt lớn và dài hộp sọ, bỏng da đầu, xương sọ. - Bụng: chấn thương kín ở tạng trong ổ bụng (vỡ, rạn nứt, chảy máu, viêm phúc mạc). - Tiết niệu, sinh dục: thương tổn dương vật, tinh hoàn, thủng dập bàng quang. III. NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ CÁC VẾT THƯƠNG DO MÌN: 1. Nguyên tắc xử trí: - Phải cứu chữa sớm, ngay tại chỗ (băng bó, cầm máu, cố định, giảm đau ) - Phòng chống sốc, choáng sớm (giảm đau, truyền dịch ) ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 41
  43. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG - Khám xét tỉ mỉ, không để sót vết thương, nhất là thương tổn ở tạng (chấn thương kín và mản ). - Mổ phải rạch rộng (các chi) giải phóng tình trạng chèn ép trong. - Phòng chống nhiễm khuẩn, nhất là nhiễm khuẩn kỵ khí - Các vết thương phần mềm, xương khớp: mổ rạch rộng, cắt lọc sạch, đãn lưu tốt, để hở tuyệt đối không khâu kín da đầu kỳ - Khám, xử trí tốt các vết thương ở các cơ quan bộ phận khác. 2. Nhiệm vụ các tuyến cứu chữa: a. Tuyến đại đội: (tuyến trước) Băng ép chặt, cầm máu kịp thời (các chi). Đặt garo trên phần chi bị cắt cụt tự nhiên (không được nới garô). Cố định chi gãy, bị giập nát Chuyển nhanh người bị thương về tuyến sau. b. Tuyến quân y ở tiểu đoàn : Bổ sung cấp cứu: Băng cầm máu cố định, giảm đau, phòng chống sốc choáng, vận chuyển TBBB về tuyến sau. c. Tuyến quân y trung đoàn, lữ đoàn: Làm thương phiếu, khám xét kỹ, không bỏ sót thương tổn. Chữa sốc cho TBBB. Xử trí gãy xương kín: phong bế ổ gãy và gốc chi bằng thuốc tê (Novocaine 1% 60 – 150ml). Xử trí các vết bỏng do mìn cháy: photpho trắng dùng dung dịch đồng sunfát 3 – 5 % hay dung dịch thuốc tím 3 – 5%, dung dịch natricacbonate 5% để rửa và đắp vết thương. Không bôi dầu, mỡ Vaseline lên vết thương bỏng do photpho trắng (Photpho trắng tan và cháy trong dầu mỡ) Chuyển thương binh về sau nhanh chóng an toàn. d. Tuyến sư đoàn và đội điều trị : Khám xét kỹ làm bệnh án điều trị. Điều trị sốc Phẫu thuật theo chỉ định: cắt cụt chi tháo khớp, mổ cắt lọc, rạch rộng dẫn lưu. Không được khâu kín vết thương kỳ đầu do mìn. Điều trị hội chứng sóng nổ: thuốc an thần phong bế, dự phòng phù phổi cấp Tổ chức vận chuy.ển TBBB về tuyến sau theo chỉ đinh. e. Các bệnh viện quân khu, quân đoàn, bệnh viện khu vực: Xử trí phẫu thuật cơ bản theo phân cấp. Điều trị mõm cụt tốt. ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 42
  44. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG Điều trị các vết thương nhiễm khuẩn, chảy máu thứ phát. Điều trị vết thương sọ não, tuỷ sống mắt, TMH, tiết niệu sinh dục, bỏng xương khớp. Nuôi dưỡng chăm sóc, vật lý trị liệu tốt. ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 43
  45. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG BÀI 9 NỘI DUNG CỨU CHỮA THƯƠNG BỆNH BINH CỦA TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN HOẶC LỮ ĐOÀN BỘ BINH I. VỊ TRÍ TUYẾN QUÂN Y TRUNG ĐOÀN - Là tuyến đầu tiên có bác sĩ theo hệ thống bậc thang điều trị theo tuyến. - Trạm Quân y e bộ binh Lữ đoàn bộ binh nằm trong đội hình sư đoàn, phía trước có tuyến quân y tiểu đoàn, phía sau có tuyến quân y sư đoàn. Tuyến quân y trung đoàn được tuyến quân y sư đoàn trực tiếp chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ và khi cần thiết phải làm một phần nhiệm vụ kỹ thuật của tuyến quân y sư đoàn. - Vị trí trạm quân y trung đoàn thường được bố trí cách trận địa từ 4 – 6km. Tuy vậy còn phụ thuộc vào nhiệm vụ tác chiến của trung đoàn, vào tình hình hoạt động của địch và địa hình khu vực triển khai mà bố trí trạm quân y cho phù hợp. II. NHIỆM VỤ TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN HOẶC LỮ ĐOÀN - Trạm quân y trung đoàn có nhiệm vụ: Tiếp nhận, đăng ký, phân loại, lập thương phiếu và thu hồi vũ khí khi TBBB về tới trạm. Tiến hành cứu chữa bước đầu cho thương bệnh binh (TBB) và giữ lại TBB nhẹ điều trị khỏi trong vòng 5 ngày để bổ sung quân số chiến đấu. Xử lý vệ sinh bộ phận cho TB bị nhiễm xạ, nhiễm độc. Cách ly tạm thời những TBBB bị bệnh truyền nhiễm hoặc nghi mắc bệnh truyền nhiễm. Chuẩn bị hậu tống TBBB về tuyến sau. Tiếp tế thuốc, trang bị quân y cho trạm quân y và các đơn vị trong trung đoàn. Thống kê báo cáo tình hình TBBB và hoạt động của trạm quân y sau mỗi trận chiến đấu. III. KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC CỦA TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN HOẶC LỮ ĐOÀN. Trạm quân y trung đoàn là tuyến cứu chữa bước đầu. Cứu chữa bước đầu được chia làm 2 loại: - Loại 1 (tối khẩn cấp). - Loại 2 (biện pháp có thể trì hoãn). 1. Dự kiến tỷ lệ thương bệnh binh của trung đoàn hoặc lữ đoàn trong chiến đấu. - Dự kiến tỷ lệ thương bệnh binh trong các hình thức tác chiến: tấn công, phản ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 44
  46. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG công phòng ngự - Dự kiến số lượng thương bệnh binh của trung đoàn hoặc Lữ đoàn trong ngày đầu và những ngày tiếp theo 2. Nội dung và tỷ lệ xử trí ở trạm quân y trung đoàn hoặc lữ đoàn: - Xử trí loại 1 (tối khẩn cấp) từ 10 – 15% tổng số thương binh. - Điều trị sốc (shooc) từ 7 – 10% tổng số thương binh. - Dự phòng nhiễm khuẩn 50% tổng số thương binh. - Điều trị thương binh nhẹ từ 3 – 5% tổng số thương binh. 3. Phạm vi cứu chữa cụ thể: - Thu hẹp phạm vi cứu chữa: Xử trí loại 1 (tối khẩn cấp). - Làm đầy đủ phạm vi cứu chữa: Xử trí các thương binh loại 1 và loại 2 như quy định. - Mở rộng phạm vi cứu chữa: Làm thêm một số nhiệm vụ, kỹ thuật của tuyến quân y sư đoàn: Xử trí khẩn cấp vết thương thấu bụng, vết thương sọ não có chèn ép não, vết thương mạch máu, vết thương nhiễm khuẩn kỵ khí. Khi mở rộng phạm vi cứu chữa, trạm quân y thường được cấp trên tăng cường lực lượng và phương tiện kỹ thuật y khoa. IV. NỘI DUNG KỸ THUẬT CỨU CHỮA THƯƠNG BỆNH BINH CỦA TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN HOẶC LỮ ĐOÀN: I. Phân loại, chọn lọc thương binh: a. Yêu cầu: Phải tiến hành nhanh chóng, kịp thời. Khám thương binh không mở băng mà dựa vào hỏi thương binh, khám tại chỗ và toàn thân. Đăng ký, làm thương phiếu, kiểm tra và bổ sung kỹ thuật của tuyến trước. b. Nội dung: Phân loại chung bao gồm: o Loại thương binh bị thương nặng, vừa, nhẹ. o Loại theo vũ khí gây ra sát thương. o Loại theo bộ phận bị thương. o Loại theo tính chất vết thương. o Loại theo tư thế và hoàn cảnh bị thương. o Loại có biến chứng cấp (chảy máu, sốc, nhiễm khuẩn kỵ khí). o Loại cần cấp cứu (tối khẩn cấp, khẩn cấp). o Loại có tổn thương hỗn hợp (nhiễm chất độc quân sự, nhiễm xạ). Phân loại theo nhiệm vụ tuyến trung đoàn bao gồm 5 nhóm: ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 45
  47. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG o Nhóm 1: Xử trí tối khẩn cấp tại trạm quân y trung đoàn hoặc lữ đoàn (ký hiệu TB1). Gồm những thương binh sau đây: . Đang ở trạng thái chết lâm sàng. . Đang có rối loại hô hấp nặng, đe dọa ngạt thở. . Có bị chảy máu ngoài nặng, đe dọa ngạt thở. . Có bị chảy máu ngoài nặng, tiếp tục bị sốc nặng. . Đang sốc nặng hoặc rất nặng. . Đang bị nhiễm chất độc quân sự nặng, đe dọa tử vong. . Bị nhiễm khuẩn hoại thư sinh khí đang tiến triển nặng. . Đang có garô. o Nhóm 2: Thương binh cần đựơc xử trí khẩn cấp tại tuyến quân y sư đoàn (ký hiệu TB2 hoặc CV1). Nhóm này phải được ưu tiên vận chuyển số 1 về quân y sư đoàn. Gồm các thương binh sau đây: . Có vết thương thấu bụng, có biểu hiện chảy máu trong hoặc viêm màng bụng. . Có vết thương thấu ngực, có chảy máu trong nhiều và tiếp tục do vết thương mạch máu, do đứt rách lớn nhu mô phổi. . Có vết thương khí quản, thực quản, vết thương tim, vết thương lớn ở thành ngực. . Có vết thương thấu não, có hội chứng chèn ép não tiến triển do tụ máu hoặc lún xương. . Có nhiễm khuẩn hoại thư sinh hơi chưa được xử trí triệt để hoặc chỉ mới rạch rộng ở tuyến quân y trung đoàn hoặc lữ đoàn. . Thương binh bị cụt tự nhiên chi thể, thương binh có vết thương giập nát lớn. o Nhóm 3: Thương binh có thể xử trí trì hoãn được tại quân y sư đoàn (ký hiệu TB3 hoặc CV2). Gồm các thương binh sau đây: . Có vết thương xương, khớp, phần mềm lớn, ô nhiễm nặng. . Có vết thương nghi ngờ thấu nội tạng. . Thương binh bị bỏng ở mắt. . Có vết thương sọ não, cột sống, tủy sống, vết thương thuộc chuyên khoa không có biến chứng cấp. o Nhóm 4: Thương binh hấp hối: Do bất kể nguyên nhân gì của vết thương: Cần săn sóc tốt, điều trị tích cực “còn nước còn tát”. o Nhóm 5: Thương binh nhẹ điều trị từ 3 – 5 ngày. . Thương binh bị xây sát, đụng giập nhẹ. ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 46
  48. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG . Thương binh bỏng độ I . Thương binh bị hội chứng sóng nổ nhẹ. Số thương binh này được giữ lại ở trạm quân y trung đoàn điều trị sau trả về lại đơn vị công tác. Ngoài ra, thương bệnh binh bị bệnh lây thì chuyển về khu vực cách ly tạm thời; với những thương bệnh binh nhiễm chất độc quân sự hoặc nhiễm xạ chuyển về khu vực xử lý đặc biệt. 2. Nội dung kỹ thuật xử trí tối khẩn cấp: (Thương binh thuộc nhóm 1). Phải tiến hành một cách khẩn trương, nhanh chóng, kịp thời, để cứu sống được những thương bệnh binh nặng. Kỹ thuật xử trí tối khẩn cấp với từng trường hợp như sau: a. Xử trí trạng thái chết lâm sàng: Xoa bóp tim ngoài thành ngực để phục hồi hoạt động của tim. Hô hấp nhân tạo để khôi phục chức năng thở của phổi. Truyền máu, dịch thể bằng đường động mạnh. Tiêm các thuốc trợ tim, trợ lực. Hai biện pháp đầu trên là cơ bản, phải tiến hành ngay, kịp thời và cùng một lúc. b. Xử trí rối loại hô hấp nặng gây ngạt thở hoặc đe dọa ngạt thở: Có nhiều nguyên nhân gây ra như: - Xử trí do bít tắc đuờng hô hấp trên: Vết thương mặt, hàm: Làm bít tắc đường hô hấp trên do di vật như răng bị gãy, gãy xương hàm, tụt lưỡi, máu cục Cách xử trí như sau: o Lấy dị vật gây tắc. o Cố định lưỡi, đặt ống Brock o Nếu không giải quyết được thì mở khí quản. Vết thương thanh khí quản: Làm bít tắc đường hô hấp do đờm dãi, dị vật máu cục, do phù nề. Cách xử trí là: o Lợi dụng lỗ vết thương (nếu lỗ vết thương ở chính giữa khí quản) để đặt ống khí quản. o Mở khí quản: Nếu vị trí lỗ vế thương không ở vị trí mở khí quản Bỏng đường hô hấp trên. o Hút đờm, dịch. o Phong bế thần kinh giao cảm cổ hai bên. o Nếu có hoại tử da ở cổ thì tiến hành rạch mô bị hoại tử. o Nếu khó thở nặng, đe dọa ngạt thở thì mở khí quản. Hội chứng vùi lấp do sóng nổ: Làm bít tắc đường hô hấp trên do đất cát, dị vật, đờm dãi, máu cục. Cách xử trí như sau: o Lấy hết đất, cát, dị vật ở họng và miệng. ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 47
  49. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG o Nếu vẫn khó thở nặng, đe dọa ngạt thở thì có chỉ định mở khí quản. Chú ý: Với những thương binh loại này không được làm hô hấp nhân tạo, không được thổi ngạt trực tiếp. - Xử trí do thương tổn ngực và các tạng trong lồng ngực. Biểu hiện bằng các trạng thái bệnh lý sau đây: Tràn khí màng phổi van: o Chọc hút khí ở liên sườn 2 đường giữa đòn và đặt kim Petrov. o Đóng kín vết thương ngực hở. o Rạch thoát khí trung thất (phẫu thuật Gatellier). o Mở khí quản. Tràn khí màng phổi hở: o Đóng kín vết thương ngực hở o Chọc hút khí ở liên sườn 2. o Phong bế thần kinh giao cảm cổ. o Nếu có tràn khí dưới da lớn thì có thể rạch da để cho khí thoát ra. Tràn máu màng phổi lớn: o Nếu mức máu ở liên sườn 4 và 5 thì tiến hành chọc hút máu ở liên sườn 5 hoặc 6 (500ml). Mục đích chọc hút máu màng phổi là nhằm làm giảm bớt tình trạng tràn máu, để có thể vận chuyển được. Mảng sườn di động: o Cố định mảng sườn di động bằng băng dính lớn (hoặc cồn dán da) từ trước ra sau. o Hút đờm, dịch. o Phong bế ổ gãy. o Phong bế giao cảm cổ. o Nếu vẫn khó thở nặng, đe dọa suy thở thì chỉ định mở khí quản. - Do vết thương sọ não: Cách xử trí: Nằm đầu nghiêng. Hút đờm Mở khí quản. - Do vết thương cột sống cổ từ C1 – C4: Cách xử trí: Để thương binh nằm ngửa, cố định đầu và cổ, đệm gối ở hai vai. Hút đờm, dịch. Nếu cần, mở khí quản. - Xử trí do uốn ván: Do liệt cơ hô hấp, rối loạn chức phận nuốt. Cách xử trí là: Mở khí quản. ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 48
  50. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG - Xử trí do nhiễm chất độc quân sự: Chất độc thần kinh: Tabun, Sarin, Soman, chất V: Thương binh có thể ngừng thở do liệt nhão các cơ hô hấp. Cách xử trí là: o Mở khí quản, tiến hành hô hấp viện trợ (bóp bóng). o Hút đờm, dịch Cho thuốc giải độc: atropin 2mg/1lần. Cứ 15-30 phút cho 1 lần (ở trạm quân y trung đoàn dùng khoảng 6mg atropin). Chống co giật: dùng magie sunfat (MgSO4) 25% (20ml), tiêm bắp thịt. Chất độc toàn thân như: axít cyanhydric, cyanogen clorit. o Gây rối loạn hô hấp. Cách xử trí là: o Cho thở hít amyl nitrit: 1 ống (0,2ml). o Na nitrit 1% (10ml), tiêm tĩnh mạch chậm. Cứ 15 phút tiêm 1 lần, tổng liều 50ml. Ngừng tiêm khi huyết áp tối đa dưới 80mm Hg. o Na hyposufit 25% (20 – 30ml), tiêm tĩnh mạch chậm. Tổng liều 50ml. o Tiêm lobelin. Chất độc gây ngạt như: photgien, diphotgien: o Thường gây phù phổi cấp. Cách xử trí là: o Bất động cho nằm đầu cao o Hút đờm, dịch. o Rút bỏ máu từ 200 – 300ml (qua đường tĩnh mạch, động mạch). o Nhưng tốt nhất là đặt nội khí quản và bóp móng hỗ trợ dưới áp lực. o Tiêm thuốc trợ tim. Rối loạn hô hấp do nhiễm độc Oxyt cacbon: Cách xử trí là: o Hô hấp viện trợ (bóp bóng) o Tiêm tĩnh mạch huyết thanh ngọt ưu trương 30% (50 – 100ml) c. Chảy máu nặng đang tiếp tục gây sốc: - Chảy máu ngoài tiếp tục: Cách xử trí là: Cởi băng để kiểm tra. Cầm máu tạm thời bằng các phương pháp kẹp mạch máu, thắt mạch máu, chèn gạc, khâu ép miệng vết thương (với vết thương sâu), nếu vẫn không cầm được máu thì đặt garô. - Vết thương mạch máu có garô: Kiểm tra và giải phóng garô Cách xử trí là: Các tình huống có đặt garô như sau: Nếu garô đã đặt dưới 2 giờ, nhưng có thể chưa có dấu hiệu hoại tử thì: ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 49
  51. Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG Đặt 1 garô mới ở ngay phía trên garô cũ, rồi nới và tháo gỡ garô cũ. Nếu garô đã đặt quá lâu (trên 2 giờ) thì phải kiểm tra xem chi thể đã bị hoại tử chưa. Nếu chi thể chưa bị hoại tử, cách xử trí như sau: o Phong bế novocain ở gốc chi (dung dịch 0,25%, 60ml) o Truyền dịch thể bằng đường tĩnh mạch. o Tiêm thuốc trợ tim, vitamin C, canxi clorua. o Đo huyết áp, lấy mạch. o Đặt 1 garô mới ở ngay phía trên garô cũ, nới bỏ garô cũ, tăng tốc độ dịch truyền. Nới từ từ garô mới trong 3 – 5 phút. Nếu có triệu chứng sốc thì xoắn lại garô cho chặt, tăng tốc độ truyền dịch, pha thêm hydrococtison vào dịch truyền, tiêm thuốc trợ tim. o Nếu không có triệu chứng sốc thì tìm mạch máu bị thương tổn để cầm máu tạm thời. Ưu tiên vận chuyển về quân y sư đoàn. Nếu chi thể đã hoại tử thì xử trí như sau: Cách xử trí như nhau: o Đặt 1 garô mới ở phía trên và tiến hành cắt cụt cấp cứu giữa 2 garô. o Cắt cụt kiểu khoanh tròn phẳng. - Vết thương ở họng, miệng đang chảy máu: Cách xử trí như sau: Mở khí quản trước để cho lưu thông đường thở rồi chèn gạt vào vết thương để cầm máu. Cố định 2 hàm tạm thời bằng băng. - Chảy máu trong ổ bụng. Nếu đường vận chuyển về trạm quân y sư đoàn bảo đảm đuợc trong vòng 1 giờ thì: o Truyền dịch thể với tốc độ nhanh o Ưu tiên vận chuyển về trạm quân y sư đoàn (êm, nhẹ nhàng ) Nếu thương binh phải vận chuyển về sư đoàn trên 2 giờ thì: tiến hanh mổ cấp cứu để xử trí thương tổn tại trạm quân y trung đoàn (khi được giao nhiệm vụ). - Chảy máu nhiều trong khoang màng phổi: Cách xử trí là: Chọc hút và bơm kháng sinh vào khoang màng phổi – Ưu tiên vận chuyển về sư đoàn. - Vết thương tim đang chảy máu: Cách xử trí là: Chọc hút màn tim – Ưu tiên vận chuyển về sư đoàn. d. Sốc nặng và rất nặng: Có 5 biện pháp cần tiến hành ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 50