Bài giảng Y học quân sự - Bài 9: Nội dung cứu chữa thương bệnh binh của trạm quân y trung đoàn hoặc lữ đoàn bộ binh - Bùi Xuân Quang

pdf 9 trang phuongnguyen 3970
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Y học quân sự - Bài 9: Nội dung cứu chữa thương bệnh binh của trạm quân y trung đoàn hoặc lữ đoàn bộ binh - Bùi Xuân Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_y_hoc_quan_su_bai_9_noi_dung_cuu_chua_thuong_benh.pdf

Nội dung text: Bài giảng Y học quân sự - Bài 9: Nội dung cứu chữa thương bệnh binh của trạm quân y trung đoàn hoặc lữ đoàn bộ binh - Bùi Xuân Quang

  1. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG BÀI 9 NỘI DUNG CỨU CHỮA THƯƠNG BỆNH BINH CỦA TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN HOẶC LỮ ĐOÀN BỘ BINH I. VỊ TRÍ TUYẾN QUÂN Y TRUNG ĐOÀN - Là tuyến đầu tiên có bác sĩ theo hệ thống bậc thang điều trị theo tuyến. - Trạm Quân y e bộ binh Lữ đoàn bộ binh nằm trong đội hình sư đoàn, phía trước có tuyến quân y tiểu đoàn, phía sau có tuyến quân y sư đoàn. Tuyến quân y trung đoàn được tuyến quân y sư đoàn trực tiếp chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ và khi cần thiết phải làm một phần nhiệm vụ kỹ thuật của tuyến quân y sư đoàn. - Vị trí trạm quân y trung đoàn thường được bố trí cách trận địa từ 4 – 6km. Tuy vậy còn phụ thuộc vào nhiệm vụ tác chiến của trung đoàn, vào tình hình hoạt động của địch và địa hình khu vực triển khai mà bố trí trạm quân y cho phù hợp. II. NHIỆM VỤ TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN HOẶC LỮ ĐOÀN Trạm quân y trung đoàn có nhiệm vụ: - Tiếp nhận, đăng ký, phân loại, lập thương phiếu và thu hồi vũ khí khi TBBB về tới trạm. - Tiến hành cứu chữa bước đầu cho thương bệnh binh (TBB) và giữ lại TBB nhẹ điều trị khỏi trong vòng 5 ngày để bổ sung quân số chiến đấu. - Xử lý vệ sinh bộ phận cho TB bị nhiễm xạ, nhiễm độc. - Cách ly tạm thời những TBBB bị bệnh truyền nhiễm hoặc nghi mắc bệnh truyền nhiễm. - Chuẩn bị hậu tống TBBB về tuyến sau. - Tiếp tế thuốc, trang bị quân y cho trạm quân y và các đơn vị trong trung đoàn. - Thống kê báo cáo tình hình TBBB và hoạt động của trạm quân y sau mỗi trận chiến đấu. III. KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC CỦA TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN HOẶC LỮ ĐOÀN. Trạm quân y trung đoàn là tuyến cứu chữa bước đầu. Cứu chữa bước đầu được chia làm 2 loại: - Loại 1 (tối khẩn cấp). - Loại 2 (biện pháp có thể trì hoãn). 1. Dự kiến tỷ lệ thương bệnh binh của trung đoàn hoặc lữ đoàn trong chiến đấu. - Dự kiến tỷ lệ thương bệnh binh trong các hình thức tác chiến: tấn công, phản công phòng ngự NỘI DUNG CỨU CHỮA TBB CỦA TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN HOẶC LỮ ĐOÀN BỘ BINH 44
  2. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG - Dự kiến số lượng thương bệnh binh của trung đoàn hoặc Lữ đoàn trong ngày đầu và những ngày tiếp theo 2. Nội dung và tỷ lệ xử trí ở trạm quân y trung đoàn hoặc lữ đoàn: - Xử trí loại 1 (tối khẩn cấp) từ 10 – 15% tổng số thương binh. - Điều trị sốc (shooc) từ 7 – 10% tổng số thương binh. - Dự phòng nhiễm khuẩn 50% tổng số thương binh. - Điều trị thương binh nhẹ từ 3 – 5% tổng số thương binh. 3. Phạm vi cứu chữa cụ thể: - Thu hẹp phạm vi cứu chữa: Xử trí loại 1 (tối khẩn cấp). - Làm đầy đủ phạm vi cứu chữa: Xử trí các thương binh loại 1 và loại 2 như quy định. - Mở rộng phạm vi cứu chữa: + Làm thêm một số nhiệm vụ, kỹ thuật của tuyến quân y sư đoàn: Xử trí khẩn cấp vết thương thấu bụng, vết thương sọ não có chèn ép não, vết thương mạch máu, vết thương nhiễm khuẩn kỵ khí. + Khi mở rộng phạm vi cứu chữa, trạm quân y thường được cấp trên tăng cường lực lượng và phương tiện kỹ thuật y khoa. IV. NỘI DUNG KỸ THUẬT CỨU CHỮA THƯƠNG BỆNH BINH CỦA TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN HOẶC LỮ ĐOÀN: 1. Phân loại, chọn lọc thương binh: 1.1- Yêu cầu: - Phải tiến hành nhanh chóng, kịp thời. - Khám thương binh không mở băng mà dựa vào hỏi thương binh, khám tại chỗ và toàn thân. - Đăng ký, làm thương phiếu, kiểm tra và bổ sung kỹ thuật của tuyến trước. 1.2- Nội dung: 1.2.1- Phân loại chung bao gồm: + Loại thương binh bị thương nặng, vừa, nhẹ. + Loại theo vũ khí gây ra sát thương. + Loại theo bộ phận bị thương. + Loại theo tính chất vết thương. + Loại theo tư thế và hoàn cảnh bị thương. + Loại có biến chứng cấp (chảy máu, sốc, nhiễm khuẩn kỵ khí). + Loại cần cấp cứu (tối khẩn cấp, khẩn cấp). NỘI DUNG CỨU CHỮA TBB CỦA TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN HOẶC LỮ ĐOÀN BỘ BINH 45
  3. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG + Loại có tổn thương hỗn hợp (nhiễm chất độc quân sự, nhiễm xạ). 1.2.2- Phân loại theo nhiệm vụ tuyến trung đoàn bao gồm 5 nhóm: Nhóm 1: Xử trí tối khẩn cấp tại trạm quân y trung đoàn hoặc lữ đoàn (ký hiệu TB1). Gồm những thương binh sau đây: + Đang ở trạng thái chết lâm sàng. + Đang có rối loại hô hấp nặng, đe dọa ngạt thở. + Có bị chảy máu ngoài nặng, đe dọa ngạt thở. + Có bị chảy máu ngoài nặng, tiếp tục bị sốc nặng. + Đang sốc nặng hoặc rất nặng. + Đang bị nhiễm chất độc quân sự nặng, đe dọa tử vong. + Bị nhiễm khuẩn hoại thư sinh khí đang tiến triển nặng. + Đang có garô. Nhóm 2: Thương binh cần đựơc xử trí khẩn cấp tại tuyến quân y sư đoàn (ký hiệu TB2 hoặc CV1). Nhóm này phải được ưu tiên vận chuyển số 1 về quân y sư đoàn. Gồm các thương binh sau đây: + Có vết thương thấu bụng, có biểu hiện chảy máu trong hoặc viêm màng bụng. + Có vết thương thấu ngực, có chảy máu trong nhiều và tiếp tục do vết thương mạch máu, do đứt rách lớn nhu mô phổi. + Có vết thương khí quản, thực quản, vết thương tim, vết thương lớn ở thành ngực. + Có vết thương thấu não, có hội chứng chèn ép não tiến triển do tụ máu hoặc lún xương. + Có nhiễm khuẩn hoại thư sinh hơi chưa được xử trí triệt để hoặc chỉ mới rạch rộng ở tuyến quân y trung đoàn hoặc lữ đoàn. + Thương binh bị cụt tự nhiên chi thể, thương binh có vết thương giập nát lớn. Nhóm 3: Thương binh có thể xử trí trì hoãn được tại quân y sư đoàn (ký hiệu TB3 hoặc CV2). Gồm các thương binh sau đây: + Có vết thương xương, khớp, phần mềm lớn, ô nhiễm nặng. + Có vết thương nghi ngờ thấu nội tạng. + Thương binh bị bỏng ở mắt. + Có vết thương sọ não, cột sống, tủy sống, vết thương thuộc chuyên khoa không có biến chứng cấp. Nhóm 4: Thương binh hấp hối: Do bất kể nguyên nhân gì của vết thương: - Cần săn sóc tốt, điều trị tích cực “còn nước còn tát”. NỘI DUNG CỨU CHỮA TBB CỦA TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN HOẶC LỮ ĐOÀN BỘ BINH 46
  4. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG Nhóm 5: Thương binh nhẹ điều trị từ 3 – 5 ngày. + Thương binh bị xây sát, đụng giập nhẹ. + Thương binh bỏng độ I + Thương binh bị hội chứng sóng nổ nhẹ. Số thương binh này được giữ lại ở trạm quân y trung đoàn điều trị sau trả về lại đơn vị công tác. Ngoài ra, thương bệnh binh bị bệnh lây thì chuyển về khu vực cách ly tạm thời; với những thương bệnh binh nhiễm chất độc quân sự hoặc nhiễm xạ chuyển về khu vực xử lý đặc biệt. 2. Nội dung kỹ thuật xử trí tối khẩn cấp: (Thương binh thuộc nhóm 1). Phải tiến hành một cách khẩn trương, nhanh chóng, kịp thời, để cứu sống được những thương bệnh binh nặng. Kỹ thuật xử trí tối khẩn cấp với từng trường hợp như sau: 2.1- Xử trí trạng thái chết lâm sàng: - Xoa bóp tim ngoài thành ngực để phục hồi hoạt động của tim. - Hô hấp nhân tạo để khôi phục chức năng thở của phổi. - Truyền máu, dịch thể bằng đường động mạnh. - Tiêm các thuốc trợ tim, trợ lực. Hai biện pháp đầu trên là cơ bản, phải tiến hành ngay, kịp thời và cùng một lúc. 2.2- Xử trí rối loại hô hấp nặng gây ngạt thở hoặc đe dọa ngạt thở: Có nhiều nguyên nhân gây ra như: 2.2.1- Xử trí do bít tắc đuờng hô hấp trên: + Vết thương mặt, hàm: Làm bít tắc đường hô hấp trên do di vật như răng bị gãy, gãy xương hàm, tụt lưỡi, máu cục Cách xử trí như sau: . Lấy dị vật gây tắc. . Cố định lưỡi, đặt ống Brock . Nếu không giải quyết được thì mở khí quản. + Vết thương thanh khí quản: Làm bít tắc đường hô hấp do đờm dãi, dị vật máu cục, do phù nề. Cách xử trí là: . Lợi dụng lỗ vết thương (nếu lỗ vết thương ở chính giữa khí quản) để đặt ống khí quản. . Mở khí quản: Nếu vị trí lỗ vế thương không ở vị trí mở khí quản + Bỏng đường hô hấp trên. . Hút đờm, dịch. . Phong bế thần kinh giao cảm cổ hai bên. . Nếu có hoại tử da ở cổ thì tiến hành rạch mô bị hoại tử. NỘI DUNG CỨU CHỮA TBB CỦA TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN HOẶC LỮ ĐOÀN BỘ BINH 47
  5. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG . Nếu khó thở nặng, đe dọa ngạt thở thì mở khí quản. + Hội chứng vùi lấp do sóng nổ: Làm bít tắc đường hô hấp trên do đất cát, dị vật, đờm dãi, máu cục. Cách xử trí như sau: . Lấy hết đất, cát, dị vật ở họng và miệng. . Nếu vẫn khó thở nặng, đe dọa ngạt thở thì có chỉ định mở khí quản. Chú ý: Với những thương binh loại này không được làm hô hấp nhân tạo, không được thổi ngạt trực tiếp. 2.2.2-. Xử trí do thương tổn ngực và các tạng trong lồng ngực. Biểu hiện bằng các trạng thái bệnh lý sau đây: + Tràn khí màng phổi van: . Chọc hút khí ở liên sườn 2 đường giữa đòn và đặt kim Petrov. . Đóng kín vết thương ngực hở. . Rạch thoát khí trung thất (phẫu thuật Gatellier). . Mở khí quản. + Tràn khí màng phổi hở: . Đóng kín vết thương ngực hở . Chọc hút khí ở liên sườn 2. . Phong bế thần kinh giao cảm cổ. . Nếu có tràn khí dưới da lớn thì có thể rạch da để cho khí thoát ra. + Tràn máu màng phổi lớn: . Nếu mức máu ở liên sườn 4 và 5 thì tiến hành chọc hút máu ở liên sườn 5 hoặc 6 (500ml). Mục đích chọc hút máu màng phổi là nhằm làm giảm bớt tình trạng tràn máu, để có thể vận chuyển được. + Mảng sườn di động: . Cố định mảng sườn di động bằng băng dính lớn (hoặc cồn dán da) từ trước ra sau. . Hút đờm, dịch. . Phong bế ổ gãy. . Phong bế giao cảm cổ. . Nếu vẫn khó thở nặng, đe dọa suy thở thì chỉ định mở khí quản. 2.2.3- Do vết thương sọ não: Cách xử trí: . Nằm đầu nghiêng. . Hút đờm . Mở khí quản. 2.2.4- Do vết thương cột sống cổ từ C1 – C4: NỘI DUNG CỨU CHỮA TBB CỦA TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN HOẶC LỮ ĐOÀN BỘ BINH 48
  6. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG Cách xử trí: . Để thương binh nằm ngửa, cố định đầu và cổ, đệm gối ở hai vai. . Hút đờm, dịch. . Nếu cần, mở khí quản. 2.2.5- Xử trí do uốn ván: . Do liệt cơ hô hấp, rối loạn chức phận nuốt. Cách xử trí là: . Mở khí quản. 2.2.6- Xử trí do nhiễm chất độc quân sự: + Chất độc thần kinh: Tabun, Sarin, Soman, chất V: - Thương binh có thể ngừng thở do liệt nhão các cơ hô hấp. Cách xử trí là: . Mở khí quản, tiến hành hô hấp viện trợ (bóp bóng). . Hút đờm, dịch Cho thuốc giải độc: atropin 2mg/1lần. Cứ 15-30 phút cho 1 lần (ở trạm quân y trung đoàn dùng khoảng 6mg atropin). Chống co giật: dùng magie sunfat (MgSO4) 25% (20ml), tiêm bắp thịt. + Chất độc toàn thân như: axít cyanhydric, cyanogen clorit. o Gây rối loạn hô hấp. Cách xử trí là: . Cho thở hít amyl nitrit: 1 ống (0,2ml). . Na nitrit 1% (10ml), tiêm tĩnh mạch chậm. Cứ 15 phút tiêm 1 lần, tổng liều 50ml. Ngừng tiêm khi huyết áp tối đa dưới 80mm Hg. . Na hyposufit 25% (20 – 30ml), tiêm tĩnh mạch chậm. Tổng liều 50ml. . Tiêm lobelin. + Chất độc gây ngạt như: photgien, diphotgien: o Thường gây phù phổi cấp. Cách xử trí là: . Bất động cho nằm đầu cao . Hút đờm, dịch. . Rút bỏ máu từ 200 – 300ml (qua đường tĩnh mạch, động mạch). . Nhưng tốt nhất là đặt nội khí quản và bóp móng hỗ trợ dưới áp lực. . Tiêm thuốc trợ tim. + Rối loạn hô hấp do nhiễm độc Oxyt cacbon: NỘI DUNG CỨU CHỮA TBB CỦA TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN HOẶC LỮ ĐOÀN BỘ BINH 49
  7. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG Cách xử trí là: . Hô hấp viện trợ (bóp bóng) . Tiêm tĩnh mạch huyết thanh ngọt ưu trương 30% (50 – 100ml) 2.3- Chảy máu nặng đang tiếp tục gây sốc: 2.3.1- Chảy máu ngoài tiếp tục: Cách xử trí là: . Cởi băng để kiểm tra. . Cầm máu tạm thời bằng các phương pháp kẹp mạch máu, thắt mạch máu, chèn gạc, khâu ép miệng vết thương (với vết thương sâu), nếu vẫn không cầm được máu thì đặt garô. 2.3.2- Vết thương mạch máu có garô: Kiểm tra và giải phóng garô. Cách xử trí là: Các tình huống có đặt garô như sau:  Nếu garô đã đặt dưới 2 giờ, nhưng có thể chưa có dấu hiệu hoại tử thì: Đặt 1 garô mới ở ngay phía trên garô cũ, rồi nới và tháo gỡ garô cũ.  Nếu garô đã đặt quá lâu (trên 2 giờ) thì phải kiểm tra xem chi thể đã bị hoại tử chưa.  Nếu chi thể chưa bị hoại tử, cách xử trí như sau: . Phong bế novocain ở gốc chi (dung dịch 0,25%, 60ml) . Truyền dịch thể bằng đường tĩnh mạch. . Tiêm thuốc trợ tim, vitamin C, canxi clorua. . Đo huyết áp, lấy mạch. . Đặt 1 garô mới ở ngay phía trên garô cũ, nới bỏ garô cũ, tăng tốc độ dịch truyền. Nới từ từ garô mới trong 3 – 5 phút. Nếu có triệu chứng sốc thì xoắn lại garô cho chặt, tăng tốc độ truyền dịch, pha thêm hydrococtison vào dịch truyền, tiêm thuốc trợ tim. . Nếu không có triệu chứng sốc thì tìm mạch máu bị thương tổn để cầm máu tạm thời. Ưu tiên vận chuyển về quân y sư đoàn.  Nếu chi thể đã hoại tử thì xử trí như sau: Cách xử trí như nhau: . Đặt 1 garô mới ở phía trên và tiến hành cắt cụt cấp cứu giữa 2 garô. . Cắt cụt kiểu khoanh tròn phẳng. 2.3.3- Vết thương ở họng, miệng đang chảy máu: Cách xử trí như sau: . Mở khí quản trước để cho lưu thông đường thở rồi chèn gạt vào vết thương để cầm máu. NỘI DUNG CỨU CHỮA TBB CỦA TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN HOẶC LỮ ĐOÀN BỘ BINH 50
  8. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG . Cố định 2 hàm tạm thời bằng băng. 2.3.4- Chảy máu trong ổ bụng.  Nếu đường vận chuyển về trạm quân y sư đoàn bảo đảm đuợc trong vòng 1 giờ thì: . Truyền dịch thể với tốc độ nhanh . Ưu tiên vận chuyển về trạm quân y sư đoàn (êm, nhẹ nhàng )  Nếu thương binh phải vận chuyển về sư đoàn trên 2 giờ thì: tiến hanh mổ cấp cứu để xử trí thương tổn tại trạm quân y trung đoàn (khi được giao nhiệm vụ). 2.3.5- Chảy máu nhiều trong khoang màng phổi: Cách xử trí là: . Chọc hút và bơm kháng sinh vào khoang màng phổi – Ưu tiên vận chuyển về sư đoàn. 2.3.6- Vết thương tim đang chảy máu: Cách xử trí là: . Chọc hút màn tim – Ưu tiên vận chuyển về sư đoàn. 2.4- Sốc nặng và rất nặng: Có 5 biện pháp cần tiến hành . Tiêm thuốc giảm đau, phong bế novocain, bất động. . Bồi phụ khối lượng máu. . Bảo đảm thông khí phổi, chống rối loạn hô hấp. . Điều trị nguyên nhân gây sốc. . Điều trị rối loạn chuyển hóa do sốc, dự phòng và điều trị biến chứng của sốc. Ở trạm quân y trung đoàn yêu cầu chủ yếu làm tốt 3 biện pháp đầu tiên và theo dõi diễn biến, để xử trí kịp thời. 2.5- Nhiễm chất độc quân sự loại gây tử vong nhanh: (Do chất độc thần kinh và chất độc toàn thân). Cách xử trí như sau: . Dùng thuốc kháng sinh đặc hiệu. . Tiêu độc vết thương, tiêu độc bộ phận. 2.6- Hoại thư sinh hơi đang tiến triển. . Bổ sung dịch thể. . Kháng sinh liều cao. . Xử trí ngoại khoa bằng hai phương pháp: rạch rộng da, cắt lọc hoại tử da cân cơ hoặc cắt cụt chi kiểu khoanh tròn phẳng để hở mỏm cụt. . Đặt dẫn lưu, đắp gạc thấm dung dịch sát trùng, nhỏ giọt liên tục dung dịch sát trùng tại vết thương hoại thư sinh hơi. NỘI DUNG CỨU CHỮA TBB CỦA TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN HOẶC LỮ ĐOÀN BỘ BINH 51
  9. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG . Chăm sóc và theo dõi thương binh kỹ, chống nhiễm khuẩn chéo tại phòng mổ và cơ sở điều trị. 3. Nội dung cứu chữa thương bệnh binh tại trạm Quân y Trung đoàn, Lữ đoàn:  Tiến hành xử trí các vết thương theo nội dung chỉ định kỹ thuật xử trí tối khẩn cấp (thương binh thuộc nhóm 1) – Xem phần 2 mục IV của bài này.  Khi cứu chữa thương binh cần lưu ý: . Bổ sung băng vết thương, cầm máu, cố định xuơng gãy. . Tiêm thuốc giảm đau, phong bế novocain. . Cho uống sunfamit, tiêm kháng sinh, tiêm huyết thanh chống uốn ván, giảm độc tố uốn ván. . Nếu thương binh có hội chứng tăng áp trong hộp sọ thì cho: + Magie sunfat 15% (10 – 20ml), tiêm tĩnh mạch. + Huyết thanh ngọt ưu trương 30% (20 – 60ml), tiêm tĩnh mạch. + Novocain 1% (10ml), tiêm tĩnh mạch. + Cho thương binh nằm tư thế đầu cao. . Chọc bàng quang khi thương binh có bí đái do tổn thương ở niệu đạo. . Thông đái khi thương binh bị bí đái phản xạ, bí đái do vết thương cột sống, tủy sống. . Cắt các mảnh da cân cơ còn lủng lẳng khi chi đã bị cắt cụt tự nhiên. . Chữa sốc ở mức độ nhẹ và vừa, để có thể vận chuyển được thương binh về tuyến sau. NỘI DUNG CỨU CHỮA TBB CỦA TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN HOẶC LỮ ĐOÀN BỘ BINH 52