Bài giảng Y học quân sự - Bài 31: Các phương tiện đề phòng vũ khí hóa học và vũ khí hạt nhân - Bùi Xuân Quang

pdf 7 trang phuongnguyen 5880
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Y học quân sự - Bài 31: Các phương tiện đề phòng vũ khí hóa học và vũ khí hạt nhân - Bùi Xuân Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_y_hoc_quan_su_bai_31_cac_phuong_tien_de_phong_vu_k.pdf

Nội dung text: Bài giảng Y học quân sự - Bài 31: Các phương tiện đề phòng vũ khí hóa học và vũ khí hạt nhân - Bùi Xuân Quang

  1. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG BÀI 31 CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐỀ PHÒNG VŨ KHÍ HÓA HỌC VÀ VŨ KHÍ HẠT NHÂN I. CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐỀ PHÒNG VŨ KHÍ HÓA HỌC. 1.1. Các biện pháp phòng chống. - Vũ khí hóa học gây tác hại trên phạm vi rộng lớn và lâu dài, gây tác hại nhanh chóng và khó đề phòng. Vì vậy để hạn chế thiệt hại do vũ khí hóa học gây nên, giữ vững sức chiến đấu của bộ đội và góp phần bảo vệ nhân dân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh. - Phát hiện sớm tình huống hóa học và thông báo báo động kịp thời cho bộ đội và nhân dân biết để phòng tránh. - Luôn luôn chuẩn bị đầy đủ các trang bị đề phòng và luyện tập sử dụng thành thạo. Kịp thời mang các trang bị đề phòng khi địch sử dụng vũ khí hóa học. - Bảo vệ nguồn nước, lương thực, thực phẩm. - Nhanh chóng ra khỏi khu độc, khi được phép và tiến hành cấp cứu nạn nhân rồi đưa đi điều trị. - Khi hoạt động trong khu độc, phải nghiêm túc và triệt để chấp hành các biện pháp an toàn. - Tiến hành tiêu độc sớm cho mặt đất, vũ khí, trang bị và các cơ sở vật chất kỹ thuật khác. 1.2. Các phương tiện đề phòng đối với người. 1.2.1. Các chất độc hóa học xâm nhập vào cơ thể người qua các đường chủ yếu: - Qua hô hấp: do hít thở phải không khí có nhiễm độc (ở dạng khói, bụi, sương, hơi và khí). - Qua da, niêm mạc: do tiếp xúc với hơi độc, bụi độc hay các giọt chất độc thể lỏng. - Qua tiêu hóa: do ăn, uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm chất độc. - Qua vết thương: do chất độc rơi vào vết thương hay do vết thương tiếp xúc với môi trường xung quanh bị nhiễm độc. Trong các đường xâm nhập của chất độc vào cơ thể nói trên thì sự xâm nhập qua hô hấp và qua vết thương là nguy hiểm và dễ gây tác hại trầm trọng. CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐỀ PHÒNG VŨ KHÍ HOÁ HỌC VÀ VŨ KHÍ HẠT NHÂN - 302 -
  2. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG 1.2.2. Các phương tiện phòng hóa cá nhân: - Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp và mắt: Những phương tiện thô sơ, đơn giản như khẩu trang tẩm hóa chất, kính đeo mắt kín chủ yếu dùng để đề phòng các chất độc ở thể bột. Hiện nay, đã có nhiều loại mặt nạ trang bị cho cá nhân sử dụng chống tác hại của chất độc và bụi phóng xạ. trang bị phổ biến trong quân đội các nước là mặt nạ phòng độc kiểu lọc (mặt nạ lọc độc). Mặt trùm cao su là bộ phận bảo vệ mắt, mặt, đầu, có hai mắt kính để nhìn và hai van một chiều để thở vào và thở ra. Mặt trùm cao su có cỡ số, số 0 là bé, số 4 là lớn nhất. + Mặt nạ lọc độc: - Sử dụng để bảo vệ cơ quan hô hấp, mắt, mặt, đầu chống tác hại của chất độc và bụi phóng xạ. cấu tạo gồm có mặt trùm cao su, ống dẫn hơi và hộp lọc độc. Tất cả đựng trong túi bằng vải, có trọng lượng toàn bộ khoảng 2kg. 1. Hộp lọc độc; 2. Nút đậy bằng cao su; 3. Mặt trùm cao su; 4. mắt kính; 5. Hộp van; 6. ống dẫn hơi; 7. Túi đựng. - Ống dẫn hơi là bộ phận để nối mặt trùm với lọc độc khi sử dụng. - Hộp lọc độc là bộ phận chủ yếu của mặt nạ, có tác dụng lọc không khí bị ô nhiễm thành không khí sạch khi thở vào. Phối liệu lọc độc trong hộp lọc được chia thành 2 lớp: lớp dưới là giấy lọc để lọc các chất độc ở dạng khói, bụi, sương và bụi phóng xạ; lớp trên là than họa tính tẩm hóa chất để lọc các chất độc ở dạng hơi, khí. + Những rối loạn chức phận sinh lý do sử dụng mặt nạ gây nên: - Mặt nạ lọc độc có nhiều kiểu khác nhau, nói chung đã có cấu trúc tương đối phù hợp với cơ thể và sinh lý con người. Tuy vậy, khi sử dụng mặt nạ còn gây ra một số rối loạn chức phận sinh lý, đặc biệt khi đeo mặt nạ phải làm việc lâu, với cường độ lao động cao trong điều kiện khí hậu nóng, ẩm. CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐỀ PHÒNG VŨ KHÍ HOÁ HỌC VÀ VŨ KHÍ HẠT NHÂN - 303 -
  3. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG Rối loạn do mặt trùm cao su gây ra: do mặt trùm cao su luôn áp sát vào da mặt, da đầu, đè ép lên các đầu dây thần kinh ngoại biên và các mạch máu nông làm cho sự lưu thông máu ở mặt bị cản trở, gây nhức đầu, choáng váng, đau hai bên tai, hai bên thái dương. Nói và nghe rất hạn chế, thị trường giảm, bí hơi, khó chịu, gây “vướng” nên ảnh hưởng đến sự chính xác của động tác. - Rối loạn do thay đổi những điều kiện hô hấp trong mặt nạ: Khi đeo mặt nạ lọc độc, đường thở vào bị kéo dài ra do luồng không khí vào phải qua hộp lọc độc, ống dẫn hơi và hệ thống van của mặt trùm nên ảnh hưởng đến lượng không khí vào phổi, nhất là trong trường hợp lao động nặng. - Các phương tiện bảo vệ da. Phương tiện bảo vệ da loại ngăn cách thường có hai lớp: lớp làm nền bằng vải hoặc sợi vải và lớp bảo vệ bằng nhựa hay cao su, là những vật liệu khó ngấm hơi, giọt lỏng, ngăn cách da với chất độc hóa học. + Bộ quần áo phòng độc số 2: may bằng vải cao su, có thời gian an toàn phòng độc từ 70-120 phút đối với các chất độc thể lỏng (loại V, C và H). Có hai kiểu: kiểu mũ, áo, quần, ủng liền với nhau và kiểu mũ liền với áo, quần liền với ủng; Mỗi bộ có một đôi găng tay và một túi đựng. trọng lượng mỗi bộ từ 2,5 đến 3kg. Ưu điểm: da được ngăn cách với môi trường bị nhiễm độc bên ngoài, cho nên có tác dụng phòng độc tốt đối với các chất độc thể lỏng, sương, bụi, khói, hơi (kể cả bụi phóng xạ). Nhưng có nhược điểm là nặng nề, bí hơi, dễ gây ra say nóng, do sự thải nhiệt từ cơ thể qua da (là đường thải nhiệt chủ yếu) ra môi trường xung quanh bị giảm sút hoặc đình chỉ thì sẽ dẫn tới hiện tượng tích lũy nhiệt lượng trong cơ thể, làm cho thân nhiệt lên cao, do đó gây ra nhiều hậu quả trầm trọng. Theo Vôn zinski thì sự quan hệ giữa nhiệt độ không khí của môi trường và thời gian làm việc trong bộ áo quần phòng độc số 2 như sau: Nhiệt độ không khí Thời gian làm việc trong bộ Ghi chú của môi trường (0C) áo quần phòng độc (phút) Từ 30 trở lên 15 đến 20 Có thể xảy ra choáng nóng Từ 25 đến 29 Tới 30 Từ 20 đến 24 40 đến 50 Ít nguy hiểm Từ 15 đến 19 90 đến 120 Nguy hiểm không đáng kể Dưới 15 Trên 180 + Bộ quần áo phòng độc số 3: Để bảo vệ cho ngực, bụng, chân tay của những người làm công tác tiêu độc cho vũ khí, trang bị kỹ thuật hoặc hướng dẫn làm vệ sinh (tiêu độc, tẩy xạ) cho CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐỀ PHÒNG VŨ KHÍ HOÁ HỌC VÀ VŨ KHÍ HẠT NHÂN - 304 -
  4. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG người Loại này gồm tấm choàng (tablier) bằng vải cao su hoặc cao su; một đôi giầy bằng vải cao su, dưới đế co may thêm vải bạt để tăng độ bền, một đôi bao tay bằng vải cao su (loại có 3 ngón) hoặc cao su (loại có 5 ngón) và một túi đựng bằng vải. Trọng lượng toàn bộ khoảng từ 1,6 – 1,7kg. Sử dụng bộ phòng độc số 3 phải có mặt nạ bảo vệ nhưng không ảnh hưởng tới quá trình thải nhiệt của cơ thể ra môi trường. Ngoài các phương tiện bảo vệ chế sẵn như đã giới thiệu ở trên, có thể tự tạo những phương tiện thô sơ, đơn giản bằng những vật dụng sẵn có để phòng cho da như sử dụng tấm che mưa, bạt nằm, võng 1.2.3. Các phương tiện phòng hóa tập thể: Trường hợp phải đề phòng cho nhiều người trong thời gian dài để ẩn nấp hoặc tiến hành công tác như: sở chỉ huy, trung tâm thông tin, trạm quân y thì phải sử dụng các phương tiện phòng hóa tập thể như: - Hầm phòng hóa loại ngăn cách: là loại hầm yêu cầu kín hơi, cách ly với môi trường bị nhiễm độc bên ngoài, người ẩn nấp sử dụng lượng không khí sẵn có ở trong hầm. vì vậy, thời gian sử dụng phụ thuộc vào kích thước của hầm, số người ẩn nấp, hình thức lao động của những người ẩn nấp trong hầm, đặc biệt là nồng độ CO2 ở trong hầm. Có thể sử dụng công thức đơn giản sau để tính thời gian sử dụng hầm: Trong đó: t là thời gian sử dụng hầm V – V’ t = V là thể tích toàn bộ của hầm. N V’ là thể tích tổng cộng của những người ẩn nấp trong hầm (mỗi người ẩn nấp trong hầm chiếm từ 0,25 – 0,3m2). N là số người ẩn nấp trong hầm Sơ đồ hầm phòng hóa có hệ thống lọc khí hiện đại CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐỀ PHÒNG VŨ KHÍ HOÁ HỌC VÀ VŨ KHÍ HẠT NHÂN - 305 -
  5. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG 1. Bộ phận lọc độc; 2. Van một chiều; 3. Máy hút hơi. - Hầm có hệ thống thông lọc khí: cấu trúc chung giống như hầm phòng hóa loại ngăn cách nhưng có thêm một hệ thống lọc khí, hệ thống này gồm có: hộp lọc độc, máy hút hơi, hệ thống ống dẫn hơi và một số thiết bị kèm theo như nhiệt kế, ẩm kế, van để thoát hơi ra ngoài Khi máy hút hơi chạy, không khí bị nhiễm độc bên ngoài qua hộp lọc độc được lọc sạch trước khi vào hầm. khi áp suất trong hầm vượt quá giới hạn an toàn thì hệ thống van tự động làm giảm áp suất không khí trong hầm. Loại hầm này thường dùng cho các sở chỉ huy, trung tâm thông tin, các trạm quân y. 1.2.4. Đề phòng đối với nguồn nước, lương thực, thực phẩm, thuốc và dụng cụ y tế. - Nguồn nước, lương thực, thực phẩm rất cần thiết cho đời sống con người, cho nên ngay trong thời bình, việc bảo quản, giữ gìn nguồn nước và lương thực, thực phẩm đã có tầm quan trọng. trong thời chiến đặc biệt là trong chiến tranh có sử dụng vũ khí hóa học thì việc đó càng được chú ý hơn. - Nguồn nước, lương thực, thực phẩm và dụng cụ y tế nếu nghi ngờ bị nhiễm độc, nhiễm chất phóng xạ thì phải đình chỉ sử dụng, gửi vật mẫu và báo cáo lên cấp trên đưa đi xét nghiệm. Khi đã có kết luận an toàn của cơ quan xét nghiệm và được chuẩn y của cấp trên mới được tiếp tục sử dụng. II. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG VŨ KHÍ HẠT NHÂN. - Vấn đề phòng chống vũ khí hạt nhân trong chiến tranh là vấn đề vô cùng quan trọng nhất là việc phòng chống từ xa. Phòng chống vũ khí hạt nhân không chỉ là các biện pháp kỹ thuật mà phải bao gồm cả các biện pháp về tư tưởng và tổ chức, kinh tế và quốc phòng, chính trị và quân sự, biên chế và trang bị, chiến thuật và kỹ thuật. Phải vận dụng tổng hợp các biện pháp đó mới có thể phòng chống vũ khí hạt nhân có hiệu quả đảm bảo cho nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân chiến thắng kẻ thù xâm lược trong điều kiện có chiến tranh hạt nhân xảy ra. - Trong phạm vi bài giảng này, chỉ nhằm giới thiệu những nét chung nhất về biện pháp đề phòng, phát hiện tẩy xạ cho người và vũ khí trang bị. Tất cả các biện pháp phòng chống vũ khí hạt nhân được phân cấp tóm tắt như sau: Cấp I: ngăn chặn từ xa: tích cực và kịp thời ngăn chặn tổ chức, diệt phá, đập tan sự chuẩn bị tập kích của vũ khí hạt nhân. Cấp II: hạn chế hoặc loại trừ tác hại của vũ khí hạt nhân. Cấp III: hạn chế và thanh toán hậu quả của vũ khí hạt nhân gây ra. - Trong đó vấn đề ngăn chặn từ xa là vấn đề phòng chống tích cực nhất, chủ động nhất, còn hạn chế tác hại và thanh toán hậu quả là vấn đề quan trọng. - Những biện pháp chính đề phòng vũ khí hạt nhân thuộc cấp II và cấp III: CẤP I: ngăn chặn đánh địch sử dụng VKHN CẤP II: hạn chế tác hại của VKHN CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐỀ PHÒNG VŨ KHÍ HOÁ HỌC VÀ VŨ KHÍ HẠT NHÂN - 306 - CẤP III: hạn chế hậu quả do VKHN gây ra
  6. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG Sơ đồ phòng chống vũ khí hạt nhân ba cấp CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐỀ PHÒNG VŨ KHÍ HOÁ HỌC VÀ VŨ KHÍ HẠT NHÂN - 307 -
  7. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG 2.1. Lợi dụng địa hình, địa vật có lợi để phòng chống vũ khí hạt nhân. 2.1.1. Đối với cá nhân: Nếu không có công sự ẩn nấp khi vũ khí hạt nhân nổ, thì nhanh chóng lợi dụng địa hình để che chở, che khuất, bảo vệ. 2.1.2. Đối với tập thể đơn vị: Khi bố trí đội hình chiến đấu cũng như trú quân, phải tính đến khả năng phòng chống vũ khí hạt nhân, để có phương án xây dựng công sự trận địa cho phù hợp. 2.2. Sử dụng công sự để phòng chống vũ khí hạt nhân. 2.2.1. Tất cả các loại công sự dù tạm thời hay kiên cố, chuyên dùng hay không chuyên dùng đều là những phương tiện có tác dụng tốt để phòng chống hoặc ít ra cũng giảm được tác hại khi vũ khí hạt nhân nổ. 2.2.2. Nói chung các công sự phải xây dựng sâu dưới mặt đất tối thiểu 1,5m, phải kiên cố, vững chắc, chịu được áp lực tối thiểu là 2kg/cm2 để chống sóng nổ (với chiều dày 1,4m đất đã có thể làm giảm 1.000 lần liều lượng của bức xạ xuyên). Cửa hầm phải có cửa che kín chống bụi phóng xạ. Những hầm sử dụng lâu dài như hầm chỉ huy, hầm thông tin, hầm cấp cứu và điều trị thời gian bệnh binh của quân y thì phải có hệ thống lọc khí. 2.2.3. Khi vũ khí hạt nhân nổ: phải tiến hành trinh sát và đo liều lượng phóng xạ; phải tiến hành tẩy rửa chất phóng xạ cho người và nước uống, lương thực, thực phẩm, thuốc và dụng cụ y tế. CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐỀ PHÒNG VŨ KHÍ HOÁ HỌC VÀ VŨ KHÍ HẠT NHÂN - 308 -