Bài giảng Y học quân sự - Bài 30: Công tác đo xạ và tẩy xạ - Bùi Xuân Quang

pdf 8 trang phuongnguyen 2580
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Y học quân sự - Bài 30: Công tác đo xạ và tẩy xạ - Bùi Xuân Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_y_hoc_quan_su_bai_30_cong_tac_do_xa_va_tay_xa_bui.pdf

Nội dung text: Bài giảng Y học quân sự - Bài 30: Công tác đo xạ và tẩy xạ - Bùi Xuân Quang

  1. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG BÀI 30 CÔNG TÁC ĐO XẠ VÀ TẨY XẠ I. TRINH SÁT VÀ ĐO LIỀU PHÓNG XẠ. 1.1. Công tác đo xạ. Để phát hiện và đo liều lượng phóng xạ (gọi tắt là công tác đo) thì phải dùng các máy và phương tiện đo phóng xạ. Nguyên lý chung của các máy và phương tiện đo phóng xạ là > vào hiện tượng ion hóa hoặc kích thích nguyên tử, phân tử khi bức xạ tương tác với vật chất. Bộ phận đặc trưng của các máy và phương tiện phóng xạ là đầu đo (detector) bên trong có buồng (ống) ion hóa, ống nhân quang điện ĐẦU ĐO BỘ PHẬN BỘ PHẬN BÁO KHUẾCH ĐẠI (GHI) NGUỒN NUÔI Sơ đồ tổng quát của máy đo phóng xạ Đo xạ có 2 loại: 1.1.1. Đo liều phóng xạ: Là đo lượng bức xạ ion hóa từ một nguồn phóng xạ chiếu rọi tới một vật chất nào đó. Đơn vị tính như sau: - Đơn vị đo liều phóng xạ của bức xạ Rơghen và bức xạ gamma culông/kilôgam (C/kg). Thường dùng đơn vị Rơghen (R): 1R = 2,57976.104C/kg. - Đơn vị đo suất liều phóng xạ (ký hiệu là P) là liều phóng xạ trong một đơn vị thời gian (giây, phút, giờ): C/kg.s, R/s, R/min, R/h. - Đơn vị đo liều hấp thụ phóng xạ (ký hiệu là Da) là Jun/ kilôgam (J/kg). Thường dùng đơn vị rad (rd) và đơn vị Gray (Gy). 1rd = 10-2J/kg = 100ec/g (1J = 107ec). CÔNG TÁC ĐO XẠ VÀ TẨY XẠ - 294 -
  2. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG 1R = 0,88rd 1Gy = 100rd (1R tương đương với mGy). - Đơn vị đo liều tương đương sinh vật là rem (đơn vị dùng cho các loại bức xạ), gần đây dùng đơn vị Sievert (Sinh viên) 1Sv = 100rem. Người ta hay dùng đơn vị rem/s, rem/min, rem/h là đơn vị đo suất liều tương đương sinh vật. 1.1.2. Đo độ phóng xạ. Là đo hoạt tính chất phóng xạ của chất phóng xạ đã nhiễm trên một đơn vị bề mặt đối tượng (m2, cm2), hoặc tương đương một khối lượng (g, kg) hay trong một đơn vị thể tích, dung tích (cm3, l ). Khi đó phóng xạ người ta không phân biệt dạng bức xạ nhưng vì đặc điểm và tính năng của từng loại đầu đo (detectov) nên thường đo riêng rẽ bức xạ anpha, bêta, gamma nhưng cùng dùng chung đơn vị đo phóng xạ là: phân rã/giây (ký hiệu pr/s) hoặc Curi (ký hiệu Ci): 1Ci = 3,7.1010Bq. Từ năm 1981 theo quy định quốc tế dùng đơn vị Becquerel (Bq): 1 Bq = 1pr/s. đơn vị đo độ phóng xạ: Ci/cm2 (g, l, cm2); pr/s.cm3 (g, l, cm3); pr/s.cm2 (g, l, cm2). 1.1.3. Phương pháp đo xạ: - Phương pháp hóa học: dựa trên tính chất tác động của bức xạ ion hóa, thành phần hóa học của một số chất do hậu quả ion hóa hoặc kích thích nguyên tử, phân tử tạo thành tỷ lệ với liều chiếu xạ và có thể xác định bằng sự thay đổi màu của các chất chỉ thị hoặc máy đo màu. - Phương pháp chụp ảnh: máy đo liều lượng tia có cấu tạo đơn giản nhất là tấm phim ảnh. Sử dụng phim ảnh là bộ phận phát hiện trong máy đo dựa trên hiện tượng phóng xạ phân hủy phim ảnh (xạ phân brômua bạc) độ đen của phim sau khi tráng tỷ lệ với liều hấp thụ sau đó so với mẫu chuẩn. - Phương pháp đo liều sinh học: đây là phương pháp xác định liều chiếu xạ theo chỉ số sinh vật và sinh lý khi không có máy đo vật lý hoặc máy đo vật lý không phản ứng đúng thực tế. các chỉ tiêu trên chủ yếu thường dùng là chỉ tiêu di truyền và chỉ tiêu sinh hóa. 1.2. Trinh sát phóng xạ. - Trinh sát phóng xạ là công tác sử dụng máy đo phóng xạ để phát hiện phóng xạ, xác định liều lượng phóng xạ và đánh dấu, thông báo những vùng bị nhiễm chất phóng xạ. CÔNG TÁC ĐO XẠ VÀ TẨY XẠ - 295 -
  3. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG - Ở các đơn vị quân y (cQY, dQY ), trinh sát phóng xạ được giao cho những người có nhiệm vụ quan sát, theo dõi những tình huống về địch. Ở các đơn vị binh chủng hợp thành thì do các phân đội hóa học đảm nhiệm. 1.3. Kiểm tra, đo liều chiếu xạ và mức độ nhiễm xạ (gọi tắt là kiểm tra phóng xạ). - Kiểm tra phóng xạ bằng các máy đo phóng xạ là để xác định liều đã bị chiếu xạ của từng người hoạt động trong phạm vi tác hại vũ khí hạt nhân nổ hoặc trong vùng bị nhiễm chất phóng xạ. trên cơ sở liệu đo được, xác định những biện pháp theo dõi về y học, dự phòng điều trị. II. TẨY RỬA CHẤT PHÓNG XẠ (gọi tắt là tẩy xạ) - Tẩy rửa chất phóng xạ là những biện pháp tiến hành nhằm loại chất phóng xạ ra khỏi các đối tượng bị nhiễm hoặc giảm mức độ nhiễm xạ xuống dưới mức cho phép của từng đối tượng. tẩy xạ phải đạt những yêu cầu sau: . Phải làm nhanh, gọn, triệt để. . Không gây tác hại da. Không làm hư hại các đối tượng được tẩy. . Người làm công tác tẩy xạ phải có phương tiện bảo vệ. . Sau khi hoàn thành việc tẩy rửa chất phóng xạ phải tẩy xạ phương tiện, dụng cụ và phải xử lý chất thải theo đúng quy định. 2.1. Tẩy rửa chất phóng xạ cho người. - Là những biện pháp tẩy rửa bề mặt da và niêm mạc của cơ thể. Để phân biệt giữa tẩy rửa chất phóng xạ cho người và các đối tượng khác công tác tẩy xạ cho người được gọi là công tác xử lý vệ sinh. - Trong chiến đấu, công tác xử lý vệ sinh được chia thành 2 bước: 2.1.1. Xử lý vệ sinh bộ phận: Được tiến hành từ tuyến đại đội đến trung đoàn, do chiến sĩ tự làm và giúp đỡ nhau làm bằng cách dùng cành lá cây, khăn mặt, nước trong bi đông để phủi, giũ, lau rửa những phần da lộ hở, quần áo, vũ khí, trang bị cá nhân, nhằm kịp thời loại bỏ hay giảm bớt mức độ nhiễm xạ, ở tuyến quân y trung đoàn có tổ chức một CÔNG TÁC ĐO XẠ VÀ TẨY XẠ - 296 -
  4. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG bộ phận xử lý vệ sinh nhưng chỉ làm nhiệm vụ xử lý vệ sinh bổ sung cho thương binh bệnh binh trước khi thu dung. 2.1.2. Xử lý vệ sinh toàn bộ: - Là tắm rửa để loại bỏ chất phóng xạ trên toàn bộ bề mặt cơ thể, quần áo và trang bị của cá nhân. xử lý vệ sinh toàn bộ được tiến hành từ tuyến sư đoàn trở lên khi điều kiện chiến đấu cho phép. - Dùng các phương tiện chuyên dùng (như xe tắm) hoặc ứng dụng, tổ chức cho bộ đội hay thương binh bệnh binh tắm toàn thân bằng nước sạch với xà phòng. Thay quần áo hoặc tẩy xạ cho quần áo, tư trang và vũ khí cá nhân. - Các đơn vị quân y từ cấp sư đoàn trở lên, khi triển khai bảo đảm quân y ở điều kiện chiến đấu có sử dụng vũ khí hạt nhân có tổ chức một bộ phận xử lý vệ sinh toàn bộ cho thương binh bệnh binh trước khi thu dung điều trị. 2.2. 2. Tẩy rửa chất phóng xạ cho nước, lương thực, thực phẩm, thuốc và dụng cụ y tế. - Khi nguồn nước bị nhiễm xạ không sử dụng, tìm nguồn nước sạch khác. nước giếng bị nhiễm phóng xạ, tát bỏ, nạo vét đáy giếng rửa xung quanh, làm đi làm lại 2-4 lần để tẩy xạ. nước > bị nhiễm phóng xạ dùng biện pháp lọc, cất, kết tủa lắng > để loại bỏ chất phóng xạ. > - Tẩy rửa chất phóng xạ cho các đối tượng trên mất nhiều thời gian, công sức nhưng hiệu quả kém cho nên, tốt nhất là sử dụng biện pháp phòng chống như che, đậy, cất giấu, dùng vật liệu bao gói tốt, kín nếu số lượng vật chất bị nhiễm chất phóng xạ ít, dễ bổ sung, thay thế thì nên hủy bỏ. 2.3. Những phương pháp thường dùng để tẩy rửa chất phóng xạ cho các đối tượng. - Khác với chất độc, chất phóng xạ không thể trung hòa được bằng phương pháp hóa học. Mặc dù xảy ra phản ứng hóa học xong chất phóng xạ vẫn giữ nguyên hoạt tính phóng xạ do đó chỉ có cách loại bỏ tách chất phóng xạ ra khỏi bề mặt. - Chất phóng xạ tồn tại ở dạng hòa tan, không hòa trong nước (ion, nguyên tử hoặc phân tử không mang điện) có kích thước nhỏ (hạt keo nhỏ) hoặc kích thước lớn (hạt nhỏ). Các phương pháp tẩy xạ thực chất là các phương pháp loại bỏ lực hút giữ chất phóng xạ trên bề mặt. 2.3.1. Phương pháp cơ học: CÔNG TÁC ĐO XẠ VÀ TẨY XẠ - 297 -
  5. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG - Là phương pháp dùng lực tác dụng cơ học quán tính để loại trừ chất phóng xạ ra khỏi bề mặt vật liệu. đó là các động tác đơn giản như phủi giũ quần áo, dùng bàn chải để chải mũ, giầy, dép nhiễm xạ. dùng dao gọt vỏ bên ngoài của các loại thực phẩm như quả, củ. dùng vòi nước phun, chảy mạnh để tẩy rửa đồ hộp nhiễm xạ, dùng nước, dùng khăn mặt khăn bông thấm nước lau da, niêm mạc hở bị nhiễm. - Phương pháp này tuy đơn giản nhưng đạt nhiều hiệu quả và thông dụng ở tuyến trước, không làm ảnh hưởng đến chất lượng lương thực thực phẩm. Nhược điểm phương pháp này khó tẩy xạ các bề mặt xù xì, xốp có nhiều khe hở. 2.3.2. Phương pháp vật lý: - Là phương pháp dùng một số phương tiện vật lý để tẩy rửa chất phóng xạ như dùng máy hút bụi để hút bụi phóng xạ trên bề mặt sân bay Dùng nhiệt độ, dùng phương pháp điện phân, dùng siêu âm để tẩy xạ quần áo, dụng cụ, máy móc y tế. - Trong các phương tiện này hiện nay người ta chú ý dùng siêu âm vì đạt kết quả rất tốt. - Phương pháp dính cũng được chú ý, đó là dùng băng dính có tẩm các hóa chất dán rồi bóc ra nhiều lần với ở chổ da bị nhiễm xạ. Băng dính tẩy xạ là do cơ chế làm bong lớp sừng của dạ. Sau khi dùng băng dính khả năng da ngăn chặn xâm nhập chất phóng xạ hấp thụ vào bên trong kém đi. Vì nhiễm xạ (nhiễm lâu do) nhiều lần gây nguy hiểm. Nên dùng băng dính tẩy xạ khi bị nhiễm xạ nặng ở da trên một diện tích hẹp. 2.3.3. Phương pháp hóa học. Dùng các hóa chất để tẩy xạ, phương pháp thông dụng có nhiều ưu điểm, thường dùng dưới dạng dung dịch, bột nhão (kem). Diễn biến quá trình tẩy xạ: + Giai đoạn chất tẩy xạ hóa học bám trên bề mặt nhiễm xạ (bề mặt + chất phóng xạ + dung dịch tẩy xạ). + Giai đoạn chất phóng xạ tách ra khỏi bề mặt (bề mặt + chất phóng xạ + dung dịch tẩy xạ). - Hóa chất tẩy xạ bao gồm các chất hoạt động bề mặt, các chất tạo phức các chất ăn mòn bề mặt, các dung môi hữu cơ và hóa chất tổng hợp. + Các chất hoạt động bề mặt: làm giảm sức căng bề mặt của nước, làm tăng khả năng thấm ướt dung dịch tẩy xạ, thành huyền phù nhũ tương Nên khi chất phóng xạ đã tách khỏi bề mặt vật liệu rơi vào dung dịch tẩy xạ thì không có khả năng bám vào vật liệu nữa. Các chất hoạt động bề mặt có 2 loại: CÔNG TÁC ĐO XẠ VÀ TẨY XẠ - 298 -
  6. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG Những chất tạo ion: Hay là những chất tạo Anion. - Xà phòng chế tạo từ axit béo R – COONa, là loại xà phòng đóng bánh dùng phổ biến ở mọi nơi có thể dùng người và dụng cụ. Nhược điểm là dùng trong nước thường bị thủy phân tạo thành NaOH. Nên không dùng để tẩy xạ len, dạ, lụa tự nhiên. RCOONa + HOH # ROOH + NaOH. - Dùng trong nước biển hoặc nước cứng, nó sẽ tạo muối không hòa tan nên không tác dụng tẩy xạ. 2RCOONa + CaCl2 # (RCOO)2Ca # + 2NaCl - Trong môi trường axit nó tạo thành axit béo không hòa tan nên hiệu quả kém đi. RCOONa + HCl # RCOOH + NaCl. - Alkyl sunfat: là loại xà phòng tổng hợp, có công thức chung RO-SO2-O-Na (muối estesunphat của rượu). Sức căng bề mặt của dung dịch ankyl sunphat 0,5% ở 200C khoảng 34dyn/cm. Ankyl sunphat chế tạo từ mỡ cá voi, cá nhà táng. Ưu điểm dùng được cả trong nước cứng, nước mặn, nước có axit, hoặc kiềm nhẹ. - Alkylaryl sunphat có công thức R-Ar-SO2-O-Na chế tạo ở dạng bột tan trong nước hoạt động tốt ở nhiệt độ từ 5-400C dùng được cả trong nước cứng, nước mặn, môi trường axit dung dịch 1% chất này có sức căng bề mặt: 34 – 35dyn/cm thường dùng tẩy xạ vải, khí tài cá nhân. Những chất không tồn tại ion: Thường dùng trong công tác tẩy xạ là loại estepoliethylenglycol. Đó là chất cao phân tử ở dạng dung dịch quánh hoặc bột nhão có công thức chung là: R = -O- (CH2 – CH2 – O)n – CH2 – CH2 - OH. R là gốc Hydrocacbua chứa 7 – 10 nguyên tử cacbon. Số lượng nhóm (CH2 – CH2 – O) từ 6 – 12 nhóm càng tăng số nhóm này thì tác dụng tẩy xạ càng tốt. chất này hòa tan tốt trong nước ấm và ít tan trong dung môi hữu cơ. Dùng dung dịch có nồng độ 0.3% PH = 6 – 8 có thể dùng cả trong nước cứng, nước biển môi trường axit. + Các chất tạo phức: các chất tạo polyphotphat và một số axit hữu cơ (axitaxetic ); Muối Amoni của axit trên. Các chất này kết hợp với một chất phóng xạ hòa tan trong nước và làm mềm nước. Các chất ăn mòn bề mặt: các axit vô cơ kết hợp với một các cation phóng xạ tạo thành những muối hòa tan trong dung dịch. Khi dùng nên pha loãng với nước được nồng độ 2 – 5% thường dùng để tẩy xạ những bề mặt có lớp oxy hóa bền vững. CÔNG TÁC ĐO XẠ VÀ TẨY XẠ - 299 -
  7. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG Dung môi hữu cơ: dầu hỏa, dầu xăng, rượu ete, dầu thông tetraclorua cacbon (CCl)4 dicloetan tricloetheglen dùng để tẩy xạ các bề mặt nhẵn bóng. Các vật liệu rắn chắc không ngấm nước không có khe, kẽ hở nhưng có dính dầu mỡ và có sơn bao phủ bên ngoài. - Dung môi hữu cơ có tác dụng tẩy xạ nhanh và hiệu quả cao đối với những vật liệu không lớn lắm và có thể nhúng chìm trong dung môi. - Nhược điểm: là dung môi hữu cơ lại dễ cháy lại có độc tính cao nên cũng hạn chế sử dụng. Một số hóa chất tổng hợp: CF2 Sunfonol (Alkyl sunphat) : 18% Na – sunphat : 16% Na – photphat : 30% Nước và một số chất thơm : 36% CF2u Sunfonol (Alkyl sunphat) : 25% Na – sunphat : 18% Napenta photphat : 50% Nước và một số chất thơm : 7% - Hai chất trên dùng được cả trong nước cứng, nước mặn ít ăn mòn bề mặt, ít ảnh hưởng đến độ bền vững vật liệu. - Ngoài tác dụng tẩy xạ còn có tác dụng tiêu độc, khử khuẩn, thường dùng dung dịch 0,3%. 2.3.4. Phương pháp tự nhiên. - Nhiều chất phóng xạ có chu kỳ bán rã (T ½) ngắn nhiễm xạ bề mặt được tẩy rửa sơ bộ bằng nước thường, sau đó cứ để các vật đó trong kho riêng một thời gian nhất định thì hoạt tính phóng xạ sẽ hết và sau đó có thể mang dùng. Đó là phương pháp tự nhiên. Tóm lại khi tẩy xạ cần chú ý: Nhóm 1: là các biện pháp tách các chất phóng xạ có mối liên kết không bền vững với bề mặt. thường dùng nước dung môi hữu cơ để hòa tan chất phóng xạ. Nhóm 2: là các biện pháp tẩy rửa các đồng vị phóng xạ liên kết bền vững với bề mặt vật liệu. Nguyên lý cơ bản để tẩy xạ là: tạo keo trao đổi ion, ăn mòn bề mặt, tạo phức. CÔNG TÁC ĐO XẠ VÀ TẨY XẠ - 300 -
  8. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG Nhóm 3: bao gồm các biện pháp trừ chất phóng xạ bằng cách phủi giũ, hút chân không, ly tâm, siêu âm để tách các chất phóng xạ ra. Trong thực tế phải tẩy xạ bằng tổng hợp các biện pháp đã nêu trên. * * * * * CÔNG TÁC ĐO XẠ VÀ TẨY XẠ - 301 -