Bài giảng Y học quân sự - Bài 26: Công tác tiêu độc - Bùi Xuân Quang

pdf 7 trang phuongnguyen 3820
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Y học quân sự - Bài 26: Công tác tiêu độc - Bùi Xuân Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_y_hoc_quan_su_bai_26_cong_tac_tieu_doc_bui_xuan_qu.pdf

Nội dung text: Bài giảng Y học quân sự - Bài 26: Công tác tiêu độc - Bùi Xuân Quang

  1. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG BÀI 26 CÔNG TÁC TIÊU ĐỘC I. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÔNG TÁC TIÊU ĐỘC 1.1. Mục đích: Tất cả các biện pháp nhằm loại trừ tác hại của chất độc ra khỏi đối tượng cần phải tiêu độc như con người, vũ khí, khí tài, máy móc, trang thiết bị, quân trang, quân dụng, nhà cửa, môi trường sống. 1.2. Yêu cầu - Nhanh gọn: để rút ngắn thời gian chất độc tiếp xúc với người, dụng cụ, khu vực công tác. - Triệt để: đối tượng được tiêu độc không còn khả năng tiếp xúc gây nhiễm độc. - Đối tượng được tiêu độc không bị hư hỏng và sử dụng trở lại bình thường giống lúc chưa bị nhiễm độc. 1.3. Ý nghĩa: - Công tác tiêu độc đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng của con người bảo đảm khả năng chiến đấu của quân đội. - Làm tốt công tác tiêu độc sẽ hạn chế đến mức tối đa những thiệt hại do các loại chất độc gây ra đồng thời ngăn chặn được những tác hại của chiến tranh tâm lý và sức mạnh to lớn của vũ khí hóa học. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIÊU ĐỘC Thường có 3 phương pháp chính. Tùy theo bản chất của chất độc, đối tượng nhiễm độc, mục đích tiêu độc, mà người ta kết hợp linh hoạt cả 3 phương pháp. 2.1. Phương pháp cơ học Để loại trừ chất độc khỏi đối tượng nhiễm độc bằng cách xén, gọt, hớt, phủi, đập, giũ được gọi là tiêu độc theo phương pháp cơ học. Phương pháp tiêu độc này chỉ là tạm thời vì chất độc không bị phân hủy, vẫn còn khả năng gây độc. Tuy nhiên, vẫn thường được sử dụng vì đơn giản, không cần dụng cụ, phương tiện đặc biệt, thích hợp cho tình huống chiến đấu khẩn trương. 2.2. Phương pháp vật lý CÔNG TÁC TIÊU ĐỘC - 238 -
  2. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG 2.2.1. Tiêu độc bằng dung môi: Người ta thường dùng dung môi để tẩy rửa, lau chùi các giọt hoặc hạt chất độc dính trên bề mặt dụng cụ, vũ khí, khí tài. Dung môi còn dùng để loại chất độc dạng lỏng khỏi quân trang trong trường hợp dùng nước không có hiệu quả. Cơ sở của việc dùng dung môi là độ hòa tan. Các dung môi thường dùng: xăng, dầu hỏa, este, diclo etan, ete cồn các dung môi chỉ có tác dụng lôi kéo chất độc ra khỏi bề mặt đối tượng nhiễm độc chứ không làm thay đổi cấu trúc của chất độc. 2.2.2. Dùng các chất hoạt động bề mặt để tẩy rửa Chất tẩy rửa thông dụng nhất là nước xà phòng. Một số chất tẩy rửa tổng hợp được sử dụng trong công tác tiêu độc là Alkylsunfat R – CH2OSO3Na Một số chất tạo bọt như bồ hòn, bồ kết, trong nước có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của chất độc, như vậy chất độc dễ hòa tan trong dung môi hơn. 2.2.3. Tiêu độc bằng chất hấp thụ Chất hấp thụ là chất có khả năng giữ trên bề mặt của nó các chất khác bằng lực vật lý hoặc hóa học. Để có khả năng hấp thụ cao, chất hấp thụ phải có bề mặt tiếp xúc rộng, như vậy nó phải ở dạng hạt bé, xốp. Một số chất hấp thụ thường dùng là than hoạt, Silicazen. 2.2.4. Tiêu độc bằng nhiệt: Dùng nhiệt để phân hủy các chất độc không bền vững với nhiệt, dễ bay hơi. Theo lý thuyết, nhiệt độ sôi của Sarin: 1470C, Tabun: 2370C ở áp suất chuẩn 760mmHg nhưng chỉ cần ở 1000C các chất này đã phân hủy từng phần, nếu có hơi nước thì tốc độ phân hủy càng nhanh hơn nữa. Nước sôi dễ dàng phân hủy Sarin, Tabun. Một số chất bền vững với nhiệt như CS, Adamsit, nếu chỉ dùng ngọn lửa thì khó phân hủy các chất này mà phải kết hợp với phương pháp hóa học. Nhiệt độ còn là yếu tố thúc đẩy quá trình phân hủy chất độc bằng hóa chất, do vậy người ta thường dùng nhiệt trong các phản ứng tiêu độc. 2.3. Phương pháp hóa học: Dựa theo nguyên tắc là cho các chất phản ứng với chất độc để tạo ra sản phẩm không có tính độc. Đây là phương pháp tiêu độc triệt để hiệu quả cao nhất, đồng thời cũng được sử dụng rộng rãi nhất. Có nhiều loại chất tiêu độc nhưng có thể phân thành 2 nhóm chính: 2.3.1. Tiêu độc bằng các chất có tính kiềm. Một số chất thường dùng là: CÔNG TÁC TIÊU ĐỘC - 239 -
  3. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG - Natri hydroxyt (NaOH): dùng dung dịch 5% để tiêu độc các dụng cụ thủy tinh, đồ sành sứ bị nhiễm chất độc thần kinh tabun, sarin, không được tiêu độc cho da, vải, len, dạ. - Natri cacbonat (Na2CO3): dùng dung dịch 2 – 5% để tiêu độc trên da, súc miệng. - HydroxytAmon (NH4OH): dung dịch 10% để tiêu độc chất độc tabun, sarin, photgen, diphotgen nhiễm trên da. Khí NH3 tiêu độc không khí nhiễm độc. - Canxi hydroxyt [Ca(OH)2]: dùng nhũ tương trong nước để tiêu độc mặt đất, nền nhà, đường đi bị nhiễm độc tabun, sarin. - Na2CO3 dung dịch 2% để rửa mắt, dung dịch 3 – 5% để tiêu độc cho vải, quân trang. Khi tiêu độc thường kết hợp với nhiệt độ cao như luộc quần áo trong dung dịch trên. Đối với vải dày thời gian luộc là 1 giờ 30 phút, vải mỏng là 1 giờ. Ngoài ra dung dịch Na2CO3 6% còn dùng để tiêu độc cho da người. 2.3.2. Tiêu độc bằng các chất oxy hóa, clo hóa: Các chất thuộc loại này vừa có khả năng oxy hóa, vừa có khả năng clo hóa. Tính chất của chúng được đánh giá qua “độ clo hoạt động”. Độ clo hoạt động là tỷ lệ phần trăm của clo sinh ra, khi cho chất độc tác dụng với axit clohydric so với trọng lượng phân tử ban đầu của chất tiêu độc; độ clo hoạt động càng thấp chứng tỏ khả năng oxy hóa, clo hóa càng thấp; do vậy trước khi sử dụng các hóa chất loại nào phải kiểm tra độ clo hoạt động, nếu dưới 20% thì không dùng tiêu độc. Phân cấp các chất tiêu độc. Độ clo hoạt động Chất tiêu độc Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV Cấp V Canxi clorua 35 25 – 30 10 – 25 10 – 15 10 Chất 3/2 45 30 – 40 20 – 30 10 – 20 10 Mono Cloramin 24 20 10 – 5 Dicloramin 60 30 – 50 30 Hexaclomelamin 120 110 110 Các chất oxy hóa, clo hóa thường dùng: CÔNG TÁC TIÊU ĐỘC - 240 -
  4. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG - Clorua vôi [3CaCl(Ocl).4H2O] có 35% clo hoạt động: bột trắng, mùi clo, ít tan trong nước và dung môi hữu cơ, không bền vững, dễ mất clo hoạt động khi có nước, hơi nước, khí cacbonic, nhiệt độ cao, ánh sáng mặt trời, muối kim loại. Clorua vôi được dùng ở dạng bột khô hay vừa sệt (1,2kg trong 1 lít nước) hoặc dạng sữa (1 kg trong 10 lít nước) để tiêu độc đường sá, doanh trại nhiễm Yperit, Lovizit và một số chất độc khác; không dùng để tiêu độc da, quân trang. Bột Clorua vôi phản ứng mạnh với Yperit, có thể gây cháy, do vậy cần cẩn thận khi sử dụng. - Canxi hypoclorit có nhiều loại: + Canxi hypoclorit 2 phân tử kiềm: [Ca(OCl)2.2Ca(OH)2] có 38 – 40% clo hoạt động. + Canxi hypoclorit 2/3 phân tử kiềm, có 56% Clo hoạt động. [3Ca(OCl)2.2Ca(OH)2] còn gọi là chất 3/2. + Canxi hypoclorit trung tính [Ca(OCl)2. 3H2O]. Tất cả các loại Canxi hypoclorit đều ở dạng bột, độ clo hoạt động cao hơn, bền vững hơn Clorua vôi nên chất lượng tiêu độc tốt hơn. Thường pha trong nước tỷ lệ 1:1 hoặc 1:4 để tiêu độc doanh trại. III. CƠ CHẾ TIÊU ĐỘC CỦA CÁC CHẤT OXY HÓA, CLO HÓA 3.1. Với chất độc loét nát: - Clorua vôi, Canxi hypoclorit, Cloramin trong môi trường axit dễ dàng tạo ra oxy nguyên tử là tác nhân oxy hóa rất mạnh, dễ dàng chuyển Yperit, Lovizit, Yperit nitơ thành các chất không tác dụng gây loét nát. Với Yperit: S(CH2 - CH2Cl)2 + | O | O = S(CH2CH2Cl)2 (Diclodietylsunfoxyt) độc nhưng không gây loét nát da. Nếu phản ứng oxy hóa mạnh sẽ hình thành Diclodietyllunfon rất độc gây loét nát da và niêm mạc. S(CH2 - CH2Cl)2 + | O | O = SO2(CH2 - CH2Cl)2 3.2. Với chất độc thần kinh: - Các chất oxy hóa, clo hóa do có khả năng phân ly tạo ra anion hypocloro |OCl|- nên có thể phân hủy chất độc photpho hữu cơ vì |OCl|- là tác nhân cho phản ứng thủy phân chất độc này: CÔNG TÁC TIÊU ĐỘC - 241 -
  5. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG - Phản ứng xảy ra mạnh nhất trong môi trường có PH8. Ngoài sarin, soman bị phân hủy theo cơ chế trên, chất độc loại V cũng được tiêu độc bởi các chất oxy hóa, clo hóa như dung dịch Dicloramin 10% trong Dicloetan. Trong thành phần Canxi hypoclorit còn có các phân tử Canxi hypocloxit, các phân tử này có tính chất kiềm nên còn là tác nhân tiêu độc thần kinh theo cơ chế của các chất tiêu độc có tính kiểm đã nêu ở trên. 3.3. Với các chất độc khác: Các chất oxy hóa, clo hóa còn dùng để tiêu độc Adamsit, CS và một số chất độc khác. Adamsit bị oxy hóa thành axit dihydro phenar sazinic không độc. Các loại Cloramin: 3.3.1. Mono CloraminB (C6H5SO2NNaCl) Có 24% Clo hoạt động, bột trắng óng ánh, mùi clo, tan được trong cồn, thích hợp với việc tiêu độc da, quân trang, nước. để tiêu độc da dùng dung dịch 2 – 5% pha trong nước hoặc 5 – 15% pha trong cồn 320, hoặc có thể pha 18 - 25% Mono CloraminB trong 100ml dung dịch gồm 50% cồn và 50% nước có thêm 0,5 kẽm clorua. Dung dịch 0,25 – 0,5% Mono CloraminB trong nước dùng để tiêu độc mắt. 3.3.2. DicloraminB (C6H5SO2NCl2): có 60% clo hoạt động, ít tan trong nước, dễ tan trong dung môi hữu cơ, dùng dung dịch 10% trong Dicloetan để tiêu độc cho vũ khí, khí tài và các đồ dùng dễ bị hoen rỉ, bị nhiễm độc chất độc loét nát. 3.3.3. Hexaclomelamin: có 120% clo hoạt động, dung dịch 8% trong dicloetan tiêu độc bạt, tăng, cáng nhiễm chất độc loét nát. - Vôi 3/2 thành phần hoạt động chủ yếu là Canxi hypoclorit, khả năng tiêu độc mạnh hơn Canxi clorua, thường dùng tiêu độc doanh trại, đường sá. - CS bị oxy hóa thành axit benzoic không độc. CÔNG TÁC TIÊU ĐỘC - 242 -
  6. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG Ngoài ra còn dùng dung dịch thuốc tím (KMnO4) nồng độ 1 – 2%, nước oxy già (H2O2) nồng độ 1 – 3% để tiêu độc da nhiễm chất độc loét nát, CS IV. TIÊU ĐỘC CỤ THỂ 4.1. Các bước trong quá trình tiêu độc: - Trước hết phải xác định được chất độc gây nhiễm độc là chất gì, sau đó cần nhanh chóng tiêu độc, ưu tiên tiêu độc ở mắt, ở da, ở quân trang trước, chú ý kết hợp các phương pháp để nâng cao hiệu quả tiêu độc. - Khi tiêu độc xong cần kiểm tra lại xem chất độc đã được loại trừ hoặc phân hủy hết chưa, nhất là thực phẩm, thuốc men, dụng cụ y tế, quân trang, vũ khí, khí tài đang sử dụng. 4.2. Tiêu độc các đối tượng bị nhiễm độc: 4.2.1. Tiêu độc da: Dùng bông, gạc loại chất độc khỏi da (không làm tăng diện tích nhiễm độc). Dùng bông, gạc sạch thấm chất tiêu độc lên chỗ da bị nhiễm độc, lau sạch chất độc. Rửa kỹ chỗ da vừa tiêu độc, có điều kiện thì tắm. 4.2.2. Rửa mắt: Dùng dung dịch NaHCO3 2% hoặc monocloramin 0,025 – 0,5%, các dung dịch này còn dùng để súc miệng, rửa vết thương. 4.2.3. Tiêu độc quân trang: - Quần áo, chăn màn bị nhiễm chất độc khí như Clo, photgen chỉ cần phơi ra nắng, gió, đập giũ. Chú ý đeo khẩu trang. Nếu nhiễm chất độc dạng lỏng cần tiêu độc bằng cách kết hợp phương pháp vật lý (nhiệt độ) và phương pháp hóa học (chất tiêu độc). Có 2 cách: Luộc: dùng dung dịch xà phòng hoặc Natri cacbonat 5 – 10% đun sôi trong 2 giờ (với chất độc loét nát) hoặc 30 phút (nếu nhiễm Sarin, Tabun) sau đó tiếp tục phơi khô. Hấp: dùng dung dịch amoni bicacbonat phân hủy ra amonac là tác nhân tiêu độc. 4.2.4. Tiêu độc dụng cụ y tế: - Bông, băng, vải, bạt: tiêu độc như quân trang. - Dụng cụ phẩu thuật bằng kim loại: ngâm trong dung môi hữu cơ (dầu hỏa, xăng ) từ 5 – 10 phút, sau đó luộc trong dung dịch xà phòng, rửa kỹ, lau khô và bôi vaselin bảo quản. - Chai lọ thủy tinh: ngâm trong dung dịch HNO3, NaOH, Cloramin (tùy từng loại chất độc) sau đó rửa kỹ, sấy khô. CÔNG TÁC TIÊU ĐỘC - 243 -
  7. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG - Dụng cụ cao su: găng tay mổ nếu bị nhiễm độc nặng thì hủy bỏ. các loại khác thì đun sôi vài giờ trong dung dịch Na2CO3 1 – 2% rồi rửa kỹ hoặc ngâm trong dung dịch Cloramin 4 – 5% trong 1 – 2 ngày. Rửa sạch hong khô. - Dụng cụ, máy móc: dùng bông, gạc tẩm dung môi lau nhiều lần chỗ dính chất độc, không ngâm bộ phận máy móc bằng kim loại, kính quang học vào dung dịch kiềm. - Thuốc men: loại đựng trong chai lọ kín thì chỉ cần tiêu độc bên ngoài chai lọ, nếu không được đóng kỹ, nghi ngờ bị nhiễm độc chất độc mạnh thì phải hủy bỏ. 4.2.5. Tiêu độc nước ăn: Tiêu độc nước tốn nhiều thời gian, công sức. chỉ tiến hành tiêu độc khi không tìm được nguồn nước nào khác. - Tiêu độc giếng: tính khối lượng nước trong giếng, cho clo vôi vào, cứ 80g cho 1m3 nước, khuấy mạnh, để 6 giờ tát cạn, chờ nước mạch chảy ra lại cho hóa chất vào với khối lượng và thời gian một nửa, rồi lại tát cạn. kiểm tra nước mạch ra nếu không còn chất độc nữa là dùng được. - Tiêu độc nước trong bể, chum, vại: qua 3 giai đoạn: + Cho Cloramin theo tỷ lệ 0,8g cho 1 lít nước. + Khuấy mạnh, để 1 – 2 giờ cho phèn chua theo tỷ lệ 100mg cho 1 lít nước (để loại các sản phẩm của chất tiêu độc và chất độc) để 15 phút cho lắng. + Loại bỏ tủa và tạp chất bằng các lọc qua thùng lọc có xếp: sỏi, than hoạt, cát kiểm tra nước, nếu không còn chất độc thì phải đun sôi mới dùng được. - Tiêu độc đường sá: dùng Canxi clorua pha với nước theo tỷ lệ 1:4, phun rắc, phủ lên những nơi nhiễm độc. nếu không có hóa chất thì hớt bỏ lớp đất nhiễm độc 10cm, hoặc lấp phủ một lớp đất mới dày 10cm lên chỗ nhiễm độc. Qua khu vực đã tiêu độc phải mang mặt nạ và phương tiện bảo vệ chân. * * * * * CÔNG TÁC TIÊU ĐỘC - 244 -