Bài giảng Y học quân sự - Bài 22: Nội khoa dã chiến (Chiến tranh) - Bùi Xuân Quang

pdf 11 trang phuongnguyen 5480
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Y học quân sự - Bài 22: Nội khoa dã chiến (Chiến tranh) - Bùi Xuân Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_y_hoc_quan_su_bai_22_noi_khoa_da_chien_chien_tranh.pdf

Nội dung text: Bài giảng Y học quân sự - Bài 22: Nội khoa dã chiến (Chiến tranh) - Bùi Xuân Quang

  1. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG BÀI 22 NỘI KHOA DÃ CHIẾN (CHIẾN TRANH) I. ĐẠI CƢƠNG NỘI KHOA DÃ CHIẾN: 1. Khái niệm : Nội khoa dã chiến (chiến tranh) là một trong các chuyên ngành của Y học quân sự, nhằm nghiên cứu nguyên nhân, phương pháp, biện pháp phòng, cứu chữa những bệnh phát sinh (cấp tính, mãn tính) do hệ quả chấn thương của các vết thương chiến tranh (do các loại vũ khí thông thường, vũ khí hủy diệt ) hoặc do môi trường sống chiến đấu công tác gây ra, mắc phải cho thương binh và người bị thương. 2. Đặc điểm : - Do môi trường sống, công tác, chiến đấu, trong chiến tranh và tương tự. - Số chấn thương tăng cao có liên quan đến công suất và tần số bom đạn nổ và có ảnh hưởng và gây ra một số bệnh nội khoa chiến tranh - Đa chấn thương và bỏng cùng với những tổn thương tại chỗ gây ra những biến đổi các hệ thống và cơ quan của cơ thể - Các thầy thuốc nội khoa, ngoại khoa đều lưu ý đến các biểu hiện sớm của các hệ thống và biến chứng của tổn thương do vũ khí gây ra, đầu tiên là rối loạn trao đổi khí, thiếu ô xy kết hợp với thiếu máu, rối loạn cân bằng kiềm, toan, nhiễm khuẩn mủ, suy giảm miễn dịch và phản ứng dị ứng, rối loạn nội tiết, rối loạn đông máu - Tiến triển của vết thương cơ thể, gây nên rối loạn dinh dưỡng cơ tim. - Các biểu hiện viêm, đau, nhiễm khuẩn, điều kiện chiến đấu ở chiến trường các yếu tố nuôi dưỡng, bệnh lý các bệnh mãn tính của thương binh (người bị thương)có trước khi bị thương đều ảnh hưởng lớn đối với sự phát sinh và tiến triển của các bệnh lý nội khoa ở thương binh. - Các thầy thuốc nội khoa cần kết hợp với thầy thuốc ngoại khoa, gây mê hồi sức, các chuyên khoa khác để tiên lượng, chẩn đoán, điều trị các biến chứng nội khoa đạt được hiệu quả cao nhất nhằm phục hồi sức khỏe sớm cho thương binh và hạn chế những biến chứng nguy hiểm. NỘI KHOA DÃ CHIẾN 190
  2. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG - Các bệnh nội khoa dã chiến (chiến tranh) thƣờng hay mắc phải ở thƣơng binh và ngƣời bị thƣơng: II. CÁC BỆNH CỦA HỆ TIM MẠCH Các bệnh của hệ tim mạch ở thương binh là thường gặp, có thể xuất hiện sớm hoặc muộn. Các biểu hiện sớm là những rối loạn chức năng của hệ tuần hoàn, các biểu hiện muộn là do nhiễm khuẩn có thể gây ra quá trình viêm cơ tim và mạch máu. 2.1. Rối loạn vận mạch, loạn dƣỡng cơ tim Lâm sàng: Thường xuất hiện ngay từ phút đầu, giờ đầu sau khi bị thương. + Trường hợp nhẹ hoặc trung bình: Mệt mỏi, mạch nhanh, khó thở, đau vùng tim, huyết áp hạ, đôi khi xanh tím. + Trường hợp nặng: Trụy tim mạch, sốc (thường do cơ chế phản xạ, nếu được cấp cứu kịp thời sẽ hồi phục nhanh chóng). + Trường hợp vừa nặng, vừa kéo dài: Thường gặp trong chấn thương sọ não, cột sống, lồng ngực. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là rối loạn vận mạch: da lúc đỏ lúc tái, tay chân lạnh, xanh tím đầu chi, đổ mồ hôi trộm. Mạch chậm kéo dài, có thể tới 20 ngày vẫn chưa ổn định. - Đôi khi xuất hiện cơn đau thắt ngực và huyết áp tăng cao ở thương binh trẻ. Điện tim: Nhịp xoang chậm, thì tâm trương kéo dài, ST âm tính đôi khi biến đổi sóng T. - Ở thương binh bị vết thương thấu ngực còn khó thở, thở nhanh, nông, tĩnh mạch cổ nổi. Điện tim: Điện thế giảm. T thay đổi có thể âm tính, có thể ngoại tâm thu, ST thay đổi, có thể rung nhĩ, nghẽn nhánh hoặc nghẽn nhánh hoàn toàn. - Xử trí: + Hút dịch màng phổi. + Phóng bế novocain + Dùng thuốc trợ tim mạch. 2.2. Viêm cơ tim. - Thường xuất hiện muộn sau khi bị thương, với các triệu chứng không điển hình, vì xuất hiện trên cơ sở nhiễm trùng vết thương hoặc biến chứng của vết thương ngực (tràn khí màng phổi, viêm mủ phổi, áp xe phổi ) - Có thể chỉ là ổ viêm khu trú, nhưng cũng có thể viêm lan tỏa. Lâm sàng: Viêm cơ tim ở thương binh không khác nhiều so với viêm cơ tim thường gặp (do nhiễm trùng, dị ứng): + Nhiệt độ tăng + Thay đổi công thức máu ngoại vi: Số lượng bạch cầu tăng công thức bạch cầu chuyển trái. NỘI KHOA DÃ CHIẾN 191
  3. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG + Tốc độ lắng máu tăng nhanh. 2.3. Viêm màng trong tim - Có thể gặp trong chấn thương các loại, nhưng thường gặp ở vết thương lồng ngực, hai chi dưới và sọ não, đặc biệt khi có biến chứng nhiễm khuẩn huyết. - Nguyên nhân: + Thường do nhiễm khuẩn vết thương + Tổn thương tĩnh mạch, bạch mạch. + Kết hợp với tình trạng giảm sức đề kháng của cơ tim do bị thương, mất máu, dị ứng với các sản phẩm thoái hóa đạm và các nguyên nhân, yếu tố khác nhau: lạnh, quá mệt. - Diễn biến: Có thể cấp tính hoặc mãn tính. + Viêm màng trong tim cấp: Gần một nửa trường hợp xuất hiện sớm sau khi bị thương, đặc biệt là trường hợp có biến chứng nhiễm khuẩn huyết. + Viêm màng trong tim bán cấp: Xuất hiện có liên quan với tình trạng bị thương nặng kéo dài và bị nhiều vết thương. Thường tổn thương hai van (hai lá và van ba lá), van động mạch chủ ít gặp hơn. + Viêm sùi hay gặp hơn viêm loét. 2.4. Viêm màng ngoài tim. - Thường gặp ở thương binh bị vết thương ở ngực và hai chi dưới (có liên quan với nhiễm khuẩn huyết). - Thường gặp viêm màng phổi ngoài tim dịch rỉ (dịch rỉ tơ huyết, mủ) dịch rỉ thanh tơ ít gặp hơn. - Các triệu chứng lâm sàng của viêm màng ngoài tim ở thương binh nghèo nàn hơn so với viêm màng trong tim thường gặp trong thời bình. - Chẩn đoán có nhiều khó khăn vì bệnh diễn biến nặng, có khi chọc dịch màng tim mới chẩn đoán rõ. 2.5. Viêm màng ngoài tim dịch rỉ thanh tơ ở thƣơng binh, - Tiến triển: Không ít trường hợp kết thúc bằng bịt kín khoang màng ngoài tim. - Điều trị: Kết hợp chặt chẽ giữa điều trị vết thương và các biến chứng kèm theo. III. CÁC BỆNH PHỔI VÀ MÀNG PHỔI - Những biến chứng gặp nhiều nhất ở các loại thương binh là chảy máu trong phổi, xẹp phổi, áp xe phổi, tràn khí màng phổi, viêm mủ màng phổi. 3.1. Chảy máu trong phổi - Thường gặp nhất ở thương binh bị vết thương lồng ngực và sọ não. - Chảy máu ở xung quanh vết thương phổi. Có thể gặp chảy máu ở bên phổi không bị tổn thương. NỘI KHOA DÃ CHIẾN 192
  4. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG - Mức độ chảy máu rất khác nhau, đôi khi có trường hợp rất nặng. Trong chấn thương sọ não thường thấy xuất hiện những đốm xuất huyết (1-3cm) ở cả hai phổi. - Cùng với chảy máu trong phổi có thể có những phần phổi bị xẹp hoặc tràn khí phổi. - Triệu chứng lâm sàng: + Khái huyết, ho, đau ở lồng ngực, khó thở. Khái huyết gặp hẩu hết ở các trường hợp có tổn thương phổi, thường kéo dài một vài ngày, nhưng cũng có thể kéo dài tới 1- 2 tuần. + Thân nhiệt: Sốt nhẹ + Trong trường hợp chảy máu nhiều và nông: gõ đục, rì rào phế nang giảm, rung thanh giảm. - Cận lâm sàng: + X quang: vùng bị chảy máu mờ. + Xét nghiệm máu: Bạch cầu tăng vừa phải. Tốc độ lắng máu nhanh. - Tiên lƣợng: + Đa số các trường hợp chảy máu trong phổi tiến triển tốt, khoảng 10-15 ngày có thể phục hồi. + Không ít trường hợp dẫn đến xẹp phổi. Nguyên nhân là do máu từ vùng bị tổn thương vào phế quản (xẹp phổi do tắc) hoặc do máu tụ chèn ép phế quản nhỏ và nhu mô phổi. Xẹp phổi thường khu trú ở xa vị trí tổn thương, lâm sàng thường biểu hiện giống như chảy máu phổi thông thường. + Chảy máu phổi, xẹp phổi cũng thường gây biến chứng viêm phổi. 3.2. Viêm phổi: - Thường gặp ở các loại chấn thương, nhưng chiếm tỷ lệ cao là các vết thương bụng, ngực, sọ não và thương binh phải bất động lâu ngày. - Có thể xuất hiện sớm (ở vết thương sọ não, mặt – hàm, lồng ngực, bụng) hoặc xuất hiện muộn (ở vết thương chi, nhiểm khẩn huyết, suy tuần hoàn) - Các yếu tố tạo điều kiện gây viêm phổi: + Sốc, mất máu + Lạnh + Các bệnh phổi mạn tính + Dinh dưỡng kém, thiếu sinh tố - Cơ chế bệnh sinh: + Ở thương binh sọ não, lồng ngực, vai trò chủ yếu theo cơ chế thần kinh thể dịch và nhiễm khuẩn bội nhiễm sau chảy máu phổi, thuỳ phổi bị tổn thương. NỘI KHOA DÃ CHIẾN 193
  5. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG + Ở thương binh mặt – hàm do hít phải ngoại vật (cục máu, tổ chức hoại tử ) + Ở thương binh cột sống và tứ chi do nhiễm độc, nhiễm khuẩn, rối loạn tuần hoàn, ứ máu.  Viêm phế quản hay gặp hơn viêm phổi thuỳ: - Triệu chứng lâm sàng: + Viêm thuỳ phổi: Diễn biến ồ ạt, sốt cao, mặt đỏ, ho, đau ngực; Thở nhanh, nông; Đái ít, nước tiểu sẫm màu Khám phổi có hội chứng đông đặc, có tiếng thổi ống và ran nổ vùng bị tổn thương X quang: hình mờ, hình tam giác chiếm cả thùy hoặc phân thùy. Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng vừa, tốc độ lắng máu nhanh Tiến triển: lành tính nhưng cũng không ít trường hợp mang tính chất di chuyển vị trí ở phổi và có biến chứng viêm mủ, tiên lượng xấu (ở vết thương mặt – hàm). + Viêm phế quản phổi: Sốt không cao như ở viêm thùy phổi (37-380C); khó thở nhiều, môi tím, ho khi cử động. Khám phổi: có từng vùng gõ đục (thường gặp ở vùng đáy phổi), rung thanh tăng và có nhiều ran khô, ran ẩm nhỏ hạt Xquang: có từng đám mờ nhỏ ở 1 bên hoặc 2 bên phổi Tiến triển: thường gây biến chứng viêm màng phổi mủ, áp xe phổi - Chẩn đoán sớm viêm phổi ở thương binh là rất cần thiết để điều trị có hiệu quả, nhưng thường gặp khó khăn (do kết hợp tình trạng nặng của vết thương nên việc khám xét tỉ mỉ bị hạn chế). 3.3. Áp xe phổi, hoại tử phổi - Thường gặp ở thương binh mặt – hàm, ngực và biến chứng nhiễm khuẩn huyết. - Aùp xe thường phát sinh ở ngay tại chỗ vết thương phổi, ở vùng chảy máu hoặc bị viêm; 1/3 trường hợp ở cả 2 bên phổi. Ở vết thương chỉ nhiễm khuẩn chủ yếu theo đường máu. - Áp xe và hoại tử thường gặp ở giai đoạn muộn sau khi bị thương. - Triệu chứng lâm sàng như áp xe phổi thông thường, cũng qua 3 giai đoạn: viêm, vỡ mủ và thành hang. - Chẩn đoán phức tạp hơn vì kèm theo tình trạng nặng do vết thương gây ra. + Thường chỉ phát hiện khi khạc ra nhiều mủ. Sau đó đỡ sốt, đỡ đau ngực, cảm thấy dễ chịu hơn. + Xquang: hình hang phổi có mức nước ngang (hơi và nước), xung quanh nhu mô phổi mờ. NỘI KHOA DÃ CHIẾN 194
  6. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG - Tiến triển thay đổi do biến chứng: Viêm màng phổi có mủ, tràn khí, tràn mủ màng phổi. Có thể gây viêm mủ màng ngoài tim, áp xe não, nếu kéo dài, sốt dai dẳng có thể dẫn đến suy thận bột. 3.4. Các bệnh màng phổi - Thường là biến chứng của vết thương lồng ngực và biểu hiện: tràn máu màng phổi, tràn khí màng phổi, viêm màng phổi. - Tràn khí màng phổi: + Có thể tràn khí ngực kín, ngực hở + Nguyên nhân do tổn thương màng phổi, nhu mô phổi. - Tràn khí máu màng phổi: là thể thường gặp nhất trong các tổn thương màng phổi ở thương binh. + Triệu chứng lâm sàng: đau ngực, khó thở, xanh tím; có thể có sốc Khám: tĩnh mạch cổ nổi, lồng ngực phình to, khoảng gian sườn bên bị tổn thương giãn rộng, rung thành giảm, gõ đục có ranh giới rõ rệt giữa vùng đục (vùng có máu) và vùng trong (có khí), rì rào phế nang giảm, đôi khi nghe thấy tiếng cọ màng phổi và ran nổ hoặc ran bọt. + X quang: Thấy hình mờ tương ứng với nơi tràn máu hoặc đường ranh giới rõ rệt giữa vùng khí và vùng máu. - Viêm mủ màng phổi: thường là biến chứng của tràn khí màng phổi, vết thương lồng ngực, viêm phổi. - Tình trạng thương binh và vết thương xấu đi, rùng mình, thân nhiệt tăng cao, sốt kéo dài, khó thở mạch nhanh. Khám: hội chứng 3 giảm, có phù ngực bên tổn thương; chọc dò màng phổi, quyết định chẩn đoán, bạch cầu tăng cao, công thức bạch cầu chuyển trái. IV. CÁC BỆNH THẬN 4.1. Rối loạn chức năng bài tiết nƣớc tiểu. - Thường nhận thấy ngay sau khi bị thương, nhất là tình trạng sốc có thể gây ra suy thận cấp: vô niệu (có khi kéo dài). - Thông thường do yếu tố phản xạ: thiểu niệu 1 ngày sau bị thương, sau đó trở lại bình thường. 4.2. Bệnh thận do nhiễm trùng – nhiễm độc. - Bệnh xuất hiện sớm sau khi bị thương - Không phù, không tăng huyết áp, không có biến đổi hệ tuần hoàn. - Tổn thương thận mang đặc điểm bột hóa, nếu làm ngừng được quá trình nhiễm khuẩn, đa số trường hợp sẽ hồi phục. NỘI KHOA DÃ CHIẾN 195
  7. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG - Trong nước tiểu: Protein tăng (từ vết đến 1 gam/lít), trụ hình hạt (+), hồng cầu (+). 4.3. Viêm thận cấp - Chiếm tỷ lệ cao nhất và gần một nửa là viêm cầu thận cấp lan tỏa. - Xuất hiện ở giai đoạn muộn sau khi bị thương. - Thường gặp thể phù – tăng huyết áp + Mệt mỏi, nhức đầu, phù mặt, phù 2 chân và toàn thâân, huyết áp tăng. + Xét nghiệm nước tiểu: Protein (+), hồng cầu (+++), bạch cầu (+); hình trụ hạt (+). - Thể xuất huyết: Ít gặp hơn, mệt mỏi, khó thở nhẹ, đái ra máu: xét nghiệm nước tiểu; hình trụ hạt. 4.4. Viêm thận mủ - Có nhiều ổ áp xe ở thận, chủ yếu là ở lớp vỏ - Do bị nhiễm khuẩn qua đường máu, đường tiết niệu hoặc cơ quan lân cận. - Chẩn đoán rất khó: + Tình trạng chung như nhiễm khuẩn huyết + Sốt cao 39-400C, có khi hơi giảm + Rùng mình, nhức đầu; đau vùng thắt lưng + Không ít trường hợp nôn và buồn nôn + Khám thực thể: Dấu hiệu chạm thận (+); dấu hiệu rung thận (+) + Xét nghiệm máu: số lượng bạch cầu tăng rõ rệt. 4.5. Viêm bể thận – thận - Do nhiễm khuẩn từ dưới lên (viêm thận ngược dòng), thường kèm theo viêm bàng quang. - Thường gặp ở thương binh cột sống, khớp háng phải nằm lâu ngày và thông đái nhiều lần. - Tiến triển: dễ dẫn đến tử vong 4.6. Bệnh thận hƣ (dạng tinh bột và dạng tinh bột mỡ) - Thường gặp ở thương binh cột sống, cốt tủy viêm. - Bệnh thường xuất hiện muộn sau khi bị thương nhưng cũng có trường hợp xuất hiện sớm 3-4 tháng sau khi bị thương. - Tiến triển kéo dài qua 3 thời kỳ: + Thời kỳ 1: Protein niệu + Thời kỳ 2: Phù + tăng huyết áp NỘI KHOA DÃ CHIẾN 196
  8. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG + Thời kỳ 3: Tăng u rê máu - Chẩn đoán: Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, nhất là những thay đổi ở nước tiểu và các xét nghiệm máu (xét nghiệm đỏ Công – gô hoặc xanh tím metyl). 4.7. Tổn thƣơng thận trong hội chứng chèn ép lâu. - Thường xuất hiện suy thận cấp do thiếu máu ở nhu mô thận, tổn thương ống thận, bởi globulin và các sản phẩm phân giải protein. - Triệu chứng lâm sàng: Giập nát các cơ: Nước tiểu đỏ hoặc màu nâu sẫm, đái ít, nặng thì vô niệu 2-3 ngày sau khi bị chấn thương; protein niệu rõ; nước tiểu; hồng cầu và trụ cầu hình (+), máu: ure tăng, kali tăng - Điều trị: Theo điều lệ xử trí vết thương chiến tranh - Đặt garo phía trên chi bị chèn ép ngay sau khi đưa thương binh ra khỏi nơi bị vùi lấp, có gây chèn ép chi thể; chống sốc; xử trí ngoại khoa chi thể bị chèn ép. V. CÁC BỆNH TIÊU HÓA 5.1. Viêm dạ dày - Gặp tái phát ở đa số các trường hợp sau khi bị thương, thậm chí ở cả thương binh nhẹ, chủ yếu là cơn đau cấp của viêm dạ dày mạn. - Lâm sàng: + Như triệu chứng của viêm dạ dày trong nội khoa nói chung + Chỉ trong trường hợp thương binh bị nhiễm khuẩn huyết thì các triệu chứng của nhiễm khuẩn huyết lấn át. + Các triệu chứng chung chủ yếu là ăn mất ngon, đôi khi có nôn, lưỡi bự bẩn, giảm chức năng tiết dịch và co bóp của dạ dày. Các cơn đau dạ dày tái phát thường gặp vào khoảng ngày thứ 10 sau khi bị thương (chiếm 39%) 5.2. Viêm ruột - Thường xuất hiện trong biến chứng nhiễm khuẩn huyết của thương binh ở giai đoạn muộn (không sớm hơn ngày thứ 20-30 sau khi bị thương). - Biểu hiện lâm sàng: + Ỉa lỏng 2-6 ngày hoặc hơn + Phân không thành khuôn, có bọt nhầy - Giải phẫu bệnh lý: + Đa số không có biến đối + Một số trường hợp thấy niêm mạc đại tràng nhợt hạt hoặc ngược lại là ứ máu, thỉnh thoảng có chảy máu niêm mạc. VI. NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ MÁU NỘI KHOA DÃ CHIẾN 197
  9. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG Những biến đổi về máu và tủy xương ở thương binh có thể gặp sớm hoặc muộn sau khi bị thương: 6.1. Thiếu máu 6.1.1. Thiếu máu do mất máu (xuất hiện sớm). Mức độ nặng: Thiếu máu cấp tính gặp trong những vết thương gây chảy máu trong, đặc biệt rất khó xác định trong trường hợp chảy máu từ phổi và các động mạch treo. Thiếu máu làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện phát triển nhiễm khuẩn bội nhiễm; khi vết thương bị nhiễm khuẩn, nhất là nhiễm khuẩn kỵ khí càng làm cho thiếu máu nặng thêm do nội độc tố của vi khuẩn gây tan huyết. 6.1.2. Thiếu máu do nhiễm khuẩn (xuất hiện muộn) Thường thấy rõ khi vết thương có biến chứng nhiễm khuẩn huyết. - Cơ thể: Ngoài tan huyết còn do cơ quan tạo máu bị ức chế thể hiện ở tủy xương giảm nguyên hồng cầu, ở máu ngoại vi giảm hồng cầu lưới. 6.1.3. Diễn biến thiếu máu ở thƣơng binh: - Nếu thiếu máu do chảy máu: Số lượng hồng cầu và huyết sắc tố phục hồi rất nhanh sau khi cầm được chảy máu. - Nếu thiếu máu do nhiễm khuẩn: khả năng phục hồi phụ thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn, song nếu giải quyết được nhiễm khuẩn, số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trở lại mức bình thường rất chậm, có khi kéo dài tới 4-5 tháng. - Hậu quả của thiếu máu nặng khi huyết sắc tố dưới 30g/lit, đưa đến loạn dưỡng cơ tim, rối loạn chức năng tiết dịch dạ dày, thoái hóa mỡ gan 6.2. Biến đổi bạch cầu ở thƣơng binh 6.2.1. Ba mƣơi sáu giờ sau khi bị thƣơng: có thể thấy số lượng bạch cầu tăng cao (tới 20.000/mm3, thậm chí tới 40.000 mm3 ), hai, ba ngày sau khi bị thương số lượng bạch cầu giảm dần hoặc bình thường 6.2.2. Song nếu có nhiễm khuẩn bội nhiễm: số lượng bạch cầu lại tăng lên. - Sự thay đổi số lượng và công thức bạch cầu tùy thuộc vào tính chất và mức độ của nhiễm khuẩn. VII. PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH NỘI KHOA Ở THƢƠNG BINH 7.1. Tiến hành với mọi khả năng, càng sớm càng tốt ngay sau khi bị thương 7.2. Kịp thời và nhanh chóng đưa thương binh ra khỏi khu vực bị thương, nhất là mùa lạnh. NỘI KHOA DÃ CHIẾN 198
  10. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG 7.3. Ủ ấm trên đượng vận chuyển. 7.4. Đề phòng nhiễm khuẩn bội nhiễm 7.5. Xử trí phẫu thuật kịp thời và sớm 7.6. Tập thể dục đúng mức và hợp lý (tư thế, độ sâu, tần số ) 7.7. Trợ tim mạch 7.8. Đề phòng các rối loạn teo cơ thể thần kinh thể dịch trong tổn thương đầu, ngực, sử dụng rộng rãi biện pháp ức chế thần kinh phó giao cảm. 7.9. Trong tổn thương mặt – hàm, ngoài biện pháp cắt cung phản xạ, cần tiến hành ngăn ngừa tắc đường hô hấp. + Xác định tư thế nằm: Đầu thấp trong những ngày đầu, nửa nằm nửa ngồi trong những ngày tiếp theo. + Phát hiện sớm và lấy hết dị vật, mô hoại tử bằng ngoại khoa. 7.10. Dùng sunfamit và kháng sinh phòng viêm phổi. 7.11. Điều trị các bệnh phổi: + Cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể. + Điều trị tại chỗ vết thương sớm. + Sử dụng các biện pháp để ngăn ngừa sự phát triển các quá trình bệnh lý ở phổi (săn sóc, chế độ ăn giàu calo, đạm, sinh tố), sinh tố trị liệu, các thuốc tác dụng tới hệ thần kinh (thuốc an thần), kháng sinh, thuốc long đờm; khi dùng, nếu có biểu hiện co thắt phế quản thì dùng: Ephedrin nếu rối loạn tim mạch: uabain với glucoza, camphora, caphein. 7.12. Nếu suy hô hấp: thở oxy + Trường hợp nặng cần dùng kháng sinh liều cao, tốt nhất qua Catheter tĩnh mạch. + Trường hợp có quá trình sinh mủ dùng kháng sinh tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch, cho trực tiếp vào vế quản, màng phổi. + Trường hợp chảy máy ở phổi, hoặc các tình trạng chảy máu khác: Natriclorua ưu trương 10-15ml, tĩnh mạch; Huyết tương; Dung dịch Gelatin; Canxi clorua, vitamin C liều cao. 7.13. Tùy theo tình trạng rối loạn đông máu khác mà sử dụng thuốc ức chế tan sợi huyết, khi có tan sợi huyết cấp, dùng Heparin trong đông máu rải rác nội mạch. Nếu chưa định hướng được thì truyền máu tươi trong ngày. NỘI KHOA DÃ CHIẾN 199
  11. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG * Điều trị các bệnh nội khoa ở thương binh, cơ bản giống phác đồ điều trị các bệnh thông thường. Bị bỏng do Bom Napal NỘI KHOA DÃ CHIẾN 200