Bài giảng Y học quân sự - Bài 20: Bào chế sử dụng các dạng dược liệu tuyến y tế cơ sở - Bùi Xuân Quang

pdf 19 trang phuongnguyen 5440
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Y học quân sự - Bài 20: Bào chế sử dụng các dạng dược liệu tuyến y tế cơ sở - Bùi Xuân Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_y_hoc_quan_su_bai_20_bao_che_su_dung_cac_dang_duoc.pdf

Nội dung text: Bài giảng Y học quân sự - Bài 20: Bào chế sử dụng các dạng dược liệu tuyến y tế cơ sở - Bùi Xuân Quang

  1. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG BÀI 20 BÀO CHẾ SỬ DỤNG CÁC DẠNG DƢỢC LIỆU TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ I. MỘT SỐ DẠNG BÀO CHẾ THUỐC ĐÔNG Y 1. DẠNG CHÈ THUỐC (Trà thuốc) 1.1- Định nghĩa: Chè thuốc là dạng thuốc có một hay nhiều dược liệu khô hỗn hợp lại. Những dược liệu này đã được chia thành mảnh nhỏ đều nhau. Đôi khi còn cho vào hỗn hợp một số hóa chất tinh dầu, cao thuốc thích hợp. Khi dùng thì hãm với nước sôi để uống. Thành phần chè thuốc: có 2 phần. Dược liệu: bao gồm các dược liệu có trong đơn thuốc. Dung môi: thường dùng là nước (nên dùng nước mưa). 1.2- Cách bào chế: . Xử lý dược liệu: Làm sạch dược liệu, sao tẩm (nếu cần) rang thuốc hoặc sấy khô giòn – Phân chia từng dược liệu thành những mảnh nhỏ có kích thước khoảng 3mm. Nếu trong thành phần chè thuốc có chất lỏng như cao thuốc thì phun đều vào dược liệu rồi mới sấy khô và pha trộn (tinh dầu thì cho vào sau cùng). . Pha trộn, dược liệu: Các dược liệu đã được xử lý xong, căn cứ vào liều lượng quy định cho từng gói chè, cân riêng từng dược chất rồi trộn đều với nhau, đóng gói vào túi Polyetylen (PE) hoặc gió giấy chống ẩm. Chè thuốc hãm vào nước sôi để uống, khi hãm cần chú ý những điểm sau: Với những dược liệu như hoa, lá hoặc dược liệu có tinh dầu thì hãm trong 10, 15 phút. Với dược liệu là rễ, vỏ, quả thì hãm trong 30 phút đến một giờ. Với những dược liệu là thân củ, hạt thì hãm trong 20 phút đến 30 phút. Nước thuốc hãm xong không nên để quá lâu, chỉ dùng trong 24 giờ. 1.3- Tiêu chuẩn chè thuốc: Kích thước các mảnh dược liệu phải tương đối đều nhau. Chè thuốc phải có mùi thơm của các dược liệu. Không được mốc mọt, lẫn tạp chất. 1.4- Bảo quản: Chè thuốc không nên để thời gian quá lâu, phải bảo quản nơi thoáng mát, không ẩm ướt. Thường xuyên phải kiểm tra để tránh mốc mọt. SỬ DỤNG CÁC DƯỢC LIỆU 167
  2. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG Nước chè thuốc chỉ dùng trong 21 giờ, vì vậy nên đóng gói thành túi nhỏ đủ dùng trong 1 ngày. Ưu điểm: Sử dụng được thường xuyên, khi dùng tiện lợi. 2. DẠNG THUỐC BỘT 2.1- Định nghĩa: Thuốc bột là một dạng thuốc mà dược liệu ở thể rắn được phân chia tới độ nhỏ nhất định. Thuốc bột có 2 loại. - Thuốc bột đơn: Thành phần thuốc chỉ có một dược chất. - Thuốc bột kép: Thành phần thuốc gồm hai dược chất trở lên. 2.2- Cách bào chế: Thuốc bột đơn: Tùy theo tính chất của dược liệu mà áp dụng phương pháp thích hợp. Nếu dược liệu là khoáng chất thì đem tán ngay thành bột, rồi sấy. Nếu dược liệu là thảo mộc thì trước khi tán thì phải xử lý, chế biến (lựa chọn, sao tẩm, sấy khô), rồi rây bột. Thuốc phải mịn, phải rây qua các cỡ rây thích hợp để đạt được yêu cầu đó. Theo dược điển Việt Nam quy định các cơ rây có độ mịn như sau: Kích thƣớc lỗ rây Số rây Cỡ bột (tính bằng mm) Số 1 0,12 Rất mịn Số 2 0,15 Mịn Số 3 0,20 Mịn vừa Trong bào chế làm thuốc bột thường dùng số 2 (0,15mm) là phổ biến. Thuốc bột kép: Tán tiếng từng thứ bột, và rây, để có cỡ bột như nhau. Trộn đều các bộ trong cối theo nguyên tắc: bột có số lượng ít cho vào trước, bột có số lượng nhiều cho vào sau, lượng bột mỗi lần cho thêm vào bằng lượng bột đã có sẵn trong cối và chỉ cho vào khi bột trong cối đã trộn đều. Trộn xong phải rây lại hỗn hợp bột bằng cỡ rây củ. Nếu trong đơn thuốc có chất độc thì cho chất độc đó vào trước. Nếu bột thuốc có chất độc không có màu thì phải cho thêm một lượng bột màu vừa đủ để nhuộm giúp ta kiểm tra dễ dàng mức độ trộn đều của những chất độc đó. Bột màu thường dùng là các bột màu thực phẩm đỏ hoặc hồng. Cho vào cối cùng lúc với bột thuốc có độc. Nếu bài thuốc có chất lỏng, nếu chất lỏng dưới 2 giọt cho 1 gam bột thì chỉ việc nhỏ từ từ vào đầu chày rồi trộn đều với bột. Nếu lượng chất lỏng nhiều hơn, khi cho vào có thể làm cho bột ướt, thì có thể dùng một lượng tinh bột như bột ngô, bột củ dọng độn thêm. 2.3- Đóng gói và bảo quản: Đóng gói thuốc bột chưa chia liều. Để trong thùng, trong túi PE hoặc lọ thủy tinh. Khi pha chế hoặc khi dùng thì mới chia liều. Đóng gói thuốc bột chia liều: Pha chế xong phải chia thành liều nhỏ, khi uống thì uống cả liều, không phải chia nữa. Đóng gói vào túi PE, lọ thủy tinh, hoặc bằng túi giấy thường thì để vào thùng có lót vôi cục, thùng phải bịt kín để chống ẩm và hút ẩm. SỬ DỤNG CÁC DƯỢC LIỆU 168
  3. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG Bảo quản: Thuốc có diện tích bề mặt tiếp xúc với không khí lớn dễ hút ẩm làm thuốc bột kết dính lại với nhau, dễ mốc mọt. Do đó phải bảo quản nơi khô ráo, phải đóng gói cẩn thận, chống ẩm như đã nói trên. 2.4- Tiêu chuẩn của thuốc bột: Thuốc bột phải có độ mịn đồng đều. Nếu là thuốc bột kép thì phải có màu đồng nhất. Thuốc bột phải có mùi của các vị thuốc có trong đó. Phải khô, rời nhau, không được đóng vón lại. 3. DẠNG VIÊN TRÒN 3.1- Định nghĩa: Viên tròn là diện thuốc rắn, hình cần, khối lượng thường nặng từ 0,05 đến 0,5g cũng có khi nặng 2 – 3 gam. Thuốc viên tròn gồm 2 thành phần. - Chất thuốc: Có thể là hóa chất, bột dược liệu hay các cao dược liệu. - Tá dược: Là những chất cần thiết để tạo thành viên. Tá dược là những chất trơ không có tác dụng điều trị và không làm biến đổi tính chất các dược chất. Nhưng cũng có khi tá dược là những dược chất có trong thành phần của bài thuốc. Đặc biệt là ở các viên tròn bào chế từ dược liệu. Các loại tá dược thường dùng: - Tá dược chính: mật ong, xi-rô đơn, hồ bột nếp, cao lỏng dược liệu. - Tá dược bao áo: bột dược liệu như củ mài, sâm đại hành, hạt dành dành, bột than thảo mộc để bao màu (có thể dùng than từ bã dược liệu có trong công thức). Về dạng liên hoàn nên dùng bột áo có màu sắc khác nhau để dễ phân biệt thuốc dùng cho mỗi bệnh, tránh nhầm lẫn, làm cho viên thêm đẹp, hấp dẫn hơn. Viên cảm sốt, ho viêm họng: bao màu trắng, có thể dùng bột hoài sơn bột nếp (bột nở) rây mịn. Viên ỉa chảy kiết lỵ: Bao màu đen, dùng bột than thảo mộc, loại không độc như than trấu, than bã mía, hoặc dùng bã dược liệu trong công thức đem đốt thành than: nghiền bột mịn để bao. Viên tiêu độc: Bao màu đỏ, dùng bột sâm đại hành, bột hoa hiên. Viên phong thấp: bao màu vàng, dùng nước sắc quả dành dành Viên điều kinh: bao màu nâu, dùng nước sắc gỗ tô mộc Nói tóm lại dùng những chất màu thảo mộc không có độc, cách điều chế đơn giản mà quân y đơn vị đều có thể tự túc được. - Tá dược rã: Để viên thuốc tan nhanh trong đường tiêu hóa. Tùy theo yêu cầu từng loại viên mà chọn tác dược: Bột dược liệu, đường, tinh bột khi sản xuất thuốc viên tròn phải chú ý chọn tá dược cho phù hợp để viên mịn, bóng, không nứt nẻ, không chảy nước, dễ tan và dễ tiêu hóa. 3.2- Cách bào chế: . Chuẩn bị nguyên liệu: các tá dược được làm sạch, chia nhỏ, chế biến sao tầm (nếu cần); sấy khô; tán riêng từng vị (nếu là thuốc độc), hoặc tán chung thành bột để SỬ DỤNG CÁC DƯỢC LIỆU 169
  4. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG có độ mịn bằng nhau theo yêu cầu. Trộn đều các bột với nhau theo nguyên tắt trộn bột kép. . Làm viên có 2 phương pháp: - Làm viên bằng khay chia viên: có 3 giai đoạn: + Làm dẻo: Cho tá dược dính vào bột thuốc, nghiền trộn kỹ thành một khối dẻo, mịn đều, không dính chày cối. + Chia viên: Căn cứ vào trọng lượng viên để chọn khuôn cắt. Chia khối bột dẻo thành từng phần nhỏ, lăn thành giun, rồi đặt lên khay chia viên, cắt và xoa thành viên tròn. + Làm viên: Tùy theo yêu cầu, một số viên có thể bao thêm một lớp màu để bảo quản và làm cho viên đẹp. - Làm bằng thúng lắc (hoặc nồi bao) có 3 giai đoạn: Cây con giống (còn gọi là con nhân): Lấy (1/4) một phần tư bột thuốc của mẻ sản xuất, dùng tá dược dính tẩm ướt, nắm lại thành một khối, xát quả qua lỗ rây 0,30mm (hoặc lưới sắt có lỗ tương đương) bột lọt qua rây thành những hạt nhỏ, lắc đi lắc lại cho tròn. Bổ sung thêm tá dược dính vào thúng và bột thuốc (cứ một lớp tá dược dính vừa đủ ướt bề mặt của hạt, lại một lớp bột đủ bao một lớp mỏng ở hạt). Cứ như vậy bổ sung và lắc đều lúc hạt tròn và có đường kính khoảng 1mm. Sấy khô (sấy từ nhiệt độ thấp đến cao tối đa không quá 700C). + Làm viên to: Cho con nhân vào thúng lắc (hoặc nồi bao). Tiếp tục cho thêm cứ một lớp tá dược dính thì một lớp bột thuốc, rồi lắc đến lúc hạt ráo khô, dính hết bột, cứ như vậy cho đến lúc hết bột, viên tròn mịn. Sấy khô như trên. Trong quá trình làm to viên, thỉnh thoảng dùng sàng có cỡ lỗ thích hợp sàng để loại những viên lớn. Bổ sung thêm những viên còn bé, để cuối cùng tất cả các viên có kích thước và khối lượng tương đương nhau (viên quá cỡ thì phá đi làm lại). Nồng độ của tá dược dính (độ đặc lỏng) cũng cần thay đổi theo từng giai đoạn của viên. Lúc đầu viên còn bé thì tá dược dính yêu cầu nồng độ thấp (loãng hơn), càng về sau, khi viên đã lớn thì tá dược dính phải có nồng độ cao hơn (đặc hơn) có độ dính cao hơn. - Bao viên: (làm áo của viên): Mục đích làm làm cho viên thuốc bóng, mịn, không dính vào nhau, bảo quản được lâu, chống mốc, giảm khả năng hút ẩm. Che lấp mùi vị khó chịu, khó uống, giữ được hương vị của thuốc và qua màu sắc của viên có thể phân biệt được các loại thuốc, tránh nhầm lẫn khi dùng thuốc. Phương pháp bao viên cũng giống phương pháp làm viên. Dùng thúng lắc (hoặc nồi bao) để bao. Cứ một lớp tá dược dính lại cho thêm một lớp bột và lắc, đến lúc viên khô ráo. Cuối cùng bao lớp áo màu ở ngoài. Sấy khô từ từ ở nhiệt độ tối đa không quá 700C. Cách làm bóng viên: sau khi viên tròn đã được bao áo màu, đến giai đoạn làm bóng viên dùng Pa-ra phin cục, nếu không có dùng sáp ong cắt ra từng mẫu nhỏ bằng hạt ngô, rồi trộn lẫn vào viên tiếp tục lắc hoặc quay nồi bao với tốc độ nhanh hơn gấp hai lần cho đến khi viên bóng mịn theo ý muốn. 3.3- Tiêu chuẩn của viên: SỬ DỤNG CÁC DƯỢC LIỆU 170
  5. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG - Bề mặt của viên phải bóng mịn, màu đồng đều, không nứt nẻ. - Mùi vị: Có mùi thơm của dược liệu trong viên. - Độ tan rã: sau 10 đến 20 phút phải tan rã hoàn toàn trong nước ấm 370C. - Sai số về trọng lượng: ± 10% so với trọng lượng trung bình của viên (cân 10 viên chia trung bình). - Màu của viên: Màu đồng đều, không loang lổ. 3.4- Đóng gói, bảo quản: Đóng vào lọ thủy tinh, túi PE hoặc túi giấy chống ẩm. Bảo quản: Để nơi khô ráo tránh ẩm ướt. 4. DẠNG THUỐC CỐM 4.1- Định nghĩa: Cốm thuốc là dạng thuốc ở thể rắn, hình dáng giống hạt cốm. Trong công thức có đường thường chứa tới 50 phần trăm đường. Thành phần của cốm thuốc có: chất thuốc và tá dược. Chất thuốc bao gồm các dược liệu là thảo mộc, động vật, khoáng vật, hóa chất, đã được tán thành bột mịn. Tá dược thường dùng là đường, tinh bột (nếp, ngô, dong riềng), mật ong, si-rô đơn, cao lỏng dược liệu. 4.2- Cách bào chế: . Chuẩn bị nguyên liệu: Tiến hành làm như dạng viên tròn. . Làm cốm: Làm thành khối dẻo: Cho tá dược dính vào bột thuốc nghiền nhào làm thành khối dẻo (không ướt quá). Xát cốm: Lấy khối bột dẻo làm thành từng nắm nhỏ, xát qua rây có lỗ khoảng 0,5 – 1mm (Rây bằng đồng, bằng thép không gỉ, hoặc bằng tấm nhôm đục nhiều lỗ có kích thước trên). Những hạt cốm lọt xuống dưới các lỗ rây. Tán mỏng cốm lên khay men hoặc khay nhôm, sấy ở nhiệt độ từ 400 – 600C. Rây lại qua rây nhỏ hơn một số, để loại bỏ những hạt nhỏ hoặc phần bột còn lại trong cốm. 4.3- Tiêu chuẩn cốm thuốc: Hạt cốm phải khô, không được vỡ dập vụn nát. Hạt cốm không bở quá, cũng không cứng quá, dễ tan khi dùng. Phải có mùi thơm của dược liệu, màu phải đồng nhất. 4.4- Bảo quản đóng gói: Đóng gói vào túi PE hoặc gói giấy dán kín, chống ẩm lọ thủy tinh bảo quản nơi khô ráo, thoáng gió, tránh ẩm ướt. Vận chuyển phải nhẹ nhàng đề phòng dập nát. 5. DẠNG CAO THUỐC 5.1- Định nghĩa: Cao thuốc là dạng thuốc lỏng được điều chế bằng cách làm bốc hơi đến một thể chất nhất định những dung dịch của dược liệu thảo mộc, động vật trong những dung môi thích hợp như: rượu, nước. Những dung dịch mang nhiều hoạt chất trong một thể chất nhỏ. Phân loại cao thuốc: SỬ DỤNG CÁC DƯỢC LIỆU 171
  6. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG + Cao lỏng: Sánh gần như si rô, rót được dễ dàng, 1 kg cao tương đương 1 kg dược liệu khô (còn gọi là coa 1 1 ) + Cao mềm: Sánh như mật đặc, rót hơi khó, trong cao còn chứa khoảng 20 đến 25 phần trăm nước. + Cao dặc (cao dẽo): Dẻo, trong cao còn chứa khoảng 10 đến 15 phần trăm nước. Có thể đổ khuôn, cắt thành bánh. + Cao khô: Tán thành bột dễ dàng trong đó còn chứa khoảng 3 đến 5 phần trăm nước. 5.2- Cách bào chế: + Chuẩn bị nguyên liệu: Xử lý dược liệu, làm sạch, chia nhỏ, sao tẩm (nếu cần) chọn dung môi thích hợp: Thường dùng là nước, rượu. + Chiết xuất: Áp dụng phương pháp nấu hay ngấm kiệt (tùy dung môi). - Phương pháp nấu: Nếu là phương pháp hay dùng nhất và áp dụng cao cho dung môi là nước. Cho dược liệu và nồi, đổ nước ngập dược liệu khoảng 10 – 30cm. Đun lửa trực tiếp hoặc đun cách thủy tùy theo tính chất của dược liệu. Những dược liệu có chứa những hoạt chất dễ bị phá hủy ở nhiệt độ cao thì nên đun cách thủy. Thời gian nấu: Căn cứ vào tính chất của dược liệu để quyết định: - Dược liệu là thân rễ: phần gỗ nhiều thì nấu 2 lần, mỗi lần 8 – 10 giờ. - Dược liệu là xương của động vật thì nấu 3 lần, mỗi lần 12 – 36 giờ. - Dược liệu là hoa, lá, quả, cánh nhỏ thì nấu 2 lần, mỗi lần từ 6 – 8 giờ. Trong quá trình nấu cho thêm nước sôi vào, bảo đảm dược liệu luôn ngập nước. - Cô cao: Nước chết các lần trộn chung với nhau, lọc qua vải thô hoặc vải màn gấp nhiều lớp, cách thủy cô thành cao theo yêu cầu và tiêu chuẩn từng loại. Khi có phải tăng cường khuấy làm tăng khả năng bốc hơi nhanh của dung môi. Nói chung cô cao phải dựa vào các nguyên tắc sau: + Cô ở nhiệt độ càng thấp càng tốt. + Thời gian cô càng ngắn càng tốt. 5.3- Tiêu chuẩn của cao: Không có cặn, tỷ lệ cặn cho phép không quá 7p 100 (7% vì vậy nước nấu cao phải trong sạch, nếu nước vẫn đục mang nhiều đất cát vào làm tỷ lệ cặn trong cao tăng lên). Phải có mùi dược liệu: + Riêng đối với cao lỏng: Màu nâu đen, không có cặn bã, không vón cục, không phân lớp. + Đối với cao đặc: Thủy phần không quá 15%. Có thể cắt bánh, màu đen hoặc nâu. SỬ DỤNG CÁC DƯỢC LIỆU 172
  7. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG 5.4- Đóng gói bảo quản: Cao lỏng rất khó bảo quản, dễ bị chua, men, mốc dễ phát triển. Do đó cần phải cho thêm chất bảo quản như axít, Benzoic. Trong trường hợp không không có chất bảo quản nói trên thì có thể dùng cồn để thay thế, bằng cách đóng cao vào lọ thủy tinh đổ lên bề mặt của cao một lớp cồn 900. Có chiều dày khoảng 2cm để ngăn cách cao với không khí. Đậy nút thật kín. - Cao đặc: Đóng gói vào giấy PE hoặc giấy nhúng sáp, dán thật kín (hai lớp túi). Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Cao đặc là dạng cao dễ dùng, dễ bảo quản, dễ chia liều, khi dùng chỉ hòa tan với nước sôi hoặc rượu nhẹ độ là uống được. Đối với tuyến đại đội, tiểu đoàn nên sản xuất dạng cao này, như cao xương động vật: hươu, nai, khỉ, hổ II. DẠNG RƢỢU THUỐC 1. Định nghĩa: Rượu thuốc là 1 dạng thuốc thể lỏng, chế bằng cách rút hoạt chất của các dược liệu là thảo mộc, động vật hoặc hòa tan các hoạt chất bằng rượu. Thường thêm đường vào để dễ uống. Thành phần của rượu thuốc: bao gồm chất thuốc và dung môi. Chất thuốc thường là thảo mộc, bằng động vật làm thuốc như tắc kè, rắn Dung môi: là rượu, độ rượu thường dùng là 400. Cũng có khi dùng độ rượu cao hơn (vì nếu rượu thấp độ thì hoạt chất sẽ ít tan) – dùng rượu Etylid (lên men lúa gạo và chưng cất rượu ). Tuyệt đối không sử dụng cồn, rượu công nghiệp (Rượu Etylid) để làm dung môi. 2. Cách bào chế: . Xử lý dược liệu: Làm sạch dược liệu, thái mỏng và sao tẩm (nếu cần). Sấy khô; xay; giã nhỏ dược liệu đến một kích thước nhất định theo từng loại rượu thuốc. . Chiết suất: Có thể áp dụng 2 phương pháp sau - Ngâm thường: áp dụng cho dược liệu không hòa tan hoàn toàn. Dược liệu đã xử lý xong, cho vào thùng, đổ rượu ngập 5 – 10 cm, ngâm ít nhất 10’ ngày (ngâm càng lâu càng tốt) gạn lấy dung dịch rượu để lắng, lọc, đóng vào chai thủy tinh (trong quá trình ngâm phải lắc, khuấy luôn, thùng ngâm phải đậy kín). - Ngâm kiệt: Chiết suất theo phương pháp này tốt hơn, nhưng chỉ làm được với số lượng ít. Dịch chiết sau khi rút ra để lắng, lọc và đóng vào chai miệng hẹp, nút kín. 3. Tiêu chuẩn rƣợu thuốc: Rượu thuốc phải trong, không được vẫn đục, không có cặn. Màu thuốc phải đồng nhất. Độ rượu phải đảm bảo theo yêu cầu (cho từng loại rượu thuốc). Rượu phải có mùi của dược liệu. 4. Đóng gói bảo quản: Rượu thuốc đóng vào chai thủy tinh miệng nút kín bảo quản nơi khô, mát. III. CÔNG THỨC CÁC TOA THUỐC VÀ QUY TRÌNH BÀO CHẾ SỬ DỤNG CÂY THUỐC NAM SỬ DỤNG CÁC DƯỢC LIỆU 173
  8. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG 1. THUỐC CẢM SỐT 1.1- CÔNG THỨC 1A7 Bạc hà: 20 gam Phèn chua cho vào chảo gang phi (đốt) Cát cặn: 20 gam trực tiếp lửa để loại hết nước, đốt đến khi phèn chua khô, xốp, có màu trắng, đục, để Cúc hoa: 5 gam nguội tán thành bột mịn và rây qua rây Cúc tần: 20 gam 0,15mm. Địa liền: 5 gam Hoắc hương: 20 gam Kinh giới: 20 gam Lá tre: 20 gam Tía tô: 20 gam Phèn chua (phi): 20 gam Công dụng: Trị ho, đau đầu, hắt hơi, sỗ mũi, ngạt mũi, sợ lạnh, sợ gió, có sốt. Đặc biệt có thêm triệu chứng: Nước tiểu trong, không khát nước, không có mồ hôi, rêu lưỡi trắng. (Đông y gọi là Thể hàn). Dạng thuốc sắc: Là dạng bào chế đơn giản nhất. Các loại dược liệu làm sạch, cắt nhỏ, sao vàng. Sắc với 600ml nước (3 bát nước) sắc nhỏ lửa, còn 200ml (một bát). Uống lúc còn ấm, sắc 2 lần, uống 2 lần trong ngày. Đợt điều trị uống từ 3 5 thang (mỗi ngày 1 thang). Dạng trà thuốc: Bạc hà, cúc hoa, hoắc hương, kinh giới, tía tô làm sạch tạp chất, cắt thái nhỏ, sấy đến khô dòn (không quá 600). Vò nát thành mảnh nhỏ 2 – 3mm. Lá tre, cúc tần làm sạch, cắt đoạn ngắn, sấy khô, sao dòn sém cạnh, vò nát dược liệu thành mảnh nhỏ 2 – 3mm. Cắt căn, địa liều làm sạch, thái mỏng sấy khô tán riêng từng thứ thành mảnh nhỏ 2 – 3mm. Phèn phi tán bột nhỏ 2 – 3mm. Đóng gói: Số lượng trên chia thành 10 gói, căn cứ vào công thức cân riêng từng loại rồi trộn đều với nhau. Đóng vào túi PE hoặc giấy chống ẩm. Nhãn thuốc ghi “Chè cảm sốt 1A7” Bảo quản: Khô ráo, thoáng mát đề phòng mối mọt. Liều dùng: Mỗi ngày dùng 1 gói, hãm với nước đun sôi, uống nhiều lần. Dạng viên hoàn: Bạc hà, kinh giới, tía tô, cúc hoa, hoắc hương, cúc tần, làm sạch, sấy khô, tán thành bột. Rây qua cỡ rây 0,5mm để được bột mịn, phần thô để nấu cao. SỬ DỤNG CÁC DƯỢC LIỆU 174
  9. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG Cát căn, địa liền làm sạch thái mỏng, sấy khô, tán thành bột, rây qua rây 0,15mm để được bột mịn, phần thô để nấu cao. Phèn phi tán bộ, rây qua cỡ rây 0,15mm. Tất cả các loại bột trộn đều với nhau theo phương pháp trộn bột kép. Trộn xong phải rây lại qua cỡ rây cũ (0,15mm). Lá tre + phần bì + bột thô của các dược liệu trên nấu thành cao lỏng 5/1. (5 dược liệu 1 cao). Dùng cao lỏng này làm tá dược dính để làm thành viên. Nếu sản xuất với số lượng nhiều, cao lỏng không đủ làm tá dược thì có thể sử dụng thêm hồ bột nếp 10p100 (10%) cho những lớp bao ngoài. Làm viên 0,50 công thức trên làm 340 350 viên. Nếu làm bằng phương pháp lắc thúng phải làm 350 con nhân. Đóng gói 60 viên (30 gam) vào túi PE. Nhãn ghi “Viên cảm sốt 1A7” Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. Liều dùng: ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 3 – 5gam (6 – 10 viên). Uống với nước đun sôi để nguội. Uống 3 – 5 ngày liền (có thể uống ở dạng bột nếu không có điều kiện làm được viên hoàn). 1.2- CÔNG THỨC 2A7 Bạc hà: 40 gam Hương nhu: 40 gam Cam thảo: 20 gam Kinh giới: 20 gam Cối xay: 20 gam Rau má: 20 gam Địa liền: 20 gam Tía tô: 20 gam Gừng sống: 20 gam Phèn phi: 20 gam Công dụng: Trị cảm sốt, gai rét, nhức đầu, sổ mũi, sốt cao, sợ gió, sợ nóng, khô môi, răng se, khát nước, rêu lưỡi vàng, có mồ hôi, nước tiểu vàng và ít, đông y gọi là thể nhiệt). Dạng thuốc sắc: Sắc như công thức 1A7, uống mỗi ngày 1 thang, uống lúc nóng ấm và đói, uống liền từ 3 – 5 ngày. Dạng trà thuốc: Bạc hà, hương nhu, kinh giới, tía tô làm sạch tạp chất, cắt thành từng đoạn sấy khô (không quá 600). Vò nát thành mảnh nhỏ có kích thước 2 – 3 mm. Cam thảo, cối xay, rau má làm sạch tạp chất, cắt thành từng đoạn, sấy khô sao vàng, có mùi thơm, vò nát từng thứ thành mảnh nhỏ 2 – 3mm. Địa liền, gừng sống thái mỏng, phơi khô, sấy khô (không quá 600) tán dương thành mảnh nhỏ 2 – 3mm. Phèn phi tán bột nhỏ 2 – 3mm. SỬ DỤNG CÁC DƯỢC LIỆU 175
  10. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG Đóng gói: Số lượng trong công thức trên làm thành 20 gói. Căn cứ liều lượng từng gói, cân riêng từng dược liệu rồi trộn chung với nhau. Đóng gói vào túi PE hoặc gói giấy chống thấm. Nhãn thuốc ghi “Chè cảm sốt 2A7”. Bảo quản để nơi khô ráo, thoáng mát, đề phòng mốc mọt. Liều dùng: mỗi ngày 1 gói, hãm với nước đun sôi, uống nhiều lần. Dạng viên hoàn: Bạc hà, cam thảo, cối xay, hương nhu, kinh giới, rau má, tía tô làm sạch tạp chất, cắt đoạn ngắn, sấy khô dòn, tán bột mịn. Rây qua cỡ rây 0,15mm để được bột mịn. Phần thô để nấu cao. Địa liền, gừng sống thái mỏng sao vàng, tán thành bột mịn rây qua cỡ rây 0,15mm. Phần thô để nấu cao. Phèn phi tán bột, rây qua cỡ rây 0,15mm. Tất cả các loại bột trộn với nhau theo phương pháp trộn bột kép, trộn xong rây lại qua cỡ rây 0,15mm. Phần bã + bột thô nấu cao lỏng 5.1. Dùng cao lỏng làm tá dược dính để làm viên hoàn theo phương pháp lắc thúng hoặc nồi bao. (Nếu cao lỏng không đủ làm tá dược dính thì dùng hồ bột nếp 10p 100 cho các lớp bao ngoài). - Bao áo viên bằng bột hoài sơn, viên thuốc có màu vàng trắng trơn bóng. Công thức trên làm thành 450 – 480 viên (mỗi viên 0,5g). Đóng gói 60 viên (30 gam) vào túi PE hoặc lọ thủy tinh. Nhãn thuốc ghi “Viên cảm sốt 2A7”. Cách dùng: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 3 – 5 gam (6 – 10 viên) uống với nước đun sôi để nguội. Uống từ 3 – 5 ngày. (Nếu không có điều kiện làm viên hoàn có thể uống ở dạng bột, liều lượng như trên). 1.3- TOA CĂN BẢN Rễ cỏ tranh: 10 gam Cam thảo nam: 10 gam Mơ tam thể: 10 gam Ké đầu ngựa: 10 gam Rau má: 10 gam Gừng tươi: 2 gam Cỏ mực: 10 gam Củ sả: 2 gam Cỏ mần trầu: 10 gam Vỏ quýt khô: 4 gam Công dụng: Bài thuốc dùng cho cả hai thể hàn, nhiệt. Trị cảm sốt, nhức đầu, ho, ăn không tiêu, bí tiểu tiện, có tác dụng điều hòa trạng thái mất cân bằng của cơ thể. Dạng thuốc sắc: Võ quýt để lâu năm (phơi khô) còn gọi là trần bì. Chặt ngắn các vị thuốc độ 2 – 3 mm hoặc thái mỏng. Bệnh nhân nhiệt: để tươi. SỬ DỤNG CÁC DƯỢC LIỆU 176
  11. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG Bệnh nhân hàn: sao vàng. Sắc 600 ml nước (3 bát) còn 200ml (1 bát) uống lúc nóng ấm và đói, uống 2 lần trong ngày, uống liền 2 – 3 ngày. Có thể bào chế dưới dạng thuốc, viên tròn để dùng lâu dài. 1.4- CHÁO GIẢI CẢM Lá tía tô tươi: 10 gam Cháo nóng: 1 bát to (nên có thịt nạc hoặc Hành tươi: 5 gam trứng). Công dụng: Điều trị cảm cúm cho bệnh nhân ở thể hàn. Độ nóng của cháo làm tinh dầu trong dược liệu bốc hơi. Ăn nóng cơ thể ra mồ hôi, hạ nhiệt, hoạt chất trong tía tô và hành có tác dụng sát trùng. Cho các thứ trên vào bát, đổ cháo đang sôi và trộn đều, ăn nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi. 1.5- NỒI XÔNG GIẢI CẢM Lá sả: 5 gam Lá hương nhu: 5 gam Lá tre: 5 gam Lá bạc hà: 5 gam Lá bưởi: 5 gam Lá ngủ trảo: 5 gam Lá cúc tần: 5 gam Lá húng chanh: 5 gam Lá mần trầu: 5 gam Công dụng: Điều trị cảm cúm cho bệnh nhân ở thể hàn và nhiệt Rửa sạch dược liệu, cho vào nồi, đổ nước ngập. Đun sôi độ 2 – 3 phút. Đậy kín nắp. Trùm chăn kín xông cho ra mồ hôi, lau khô người, đắp chăn, nằm nơi kín gió. 1.6- ĐÁNH GIÓ GIẢI CẢM Lá trầu không: 5 lá Dầu hỏa: 5 – 10 ml Công dụng: Điều trị cảm cúm cho cả hai thể hàn nhiệt. Có nhiều phương pháp đánh gió, nhưng phương pháp đơn giản nhất, dễ kiếm nhất, hiệu quả nhất mà quân y đơn vị đều có thể làm được: Cho bệnh nhân nằm sấp, duỗi 2 tay dọc thân, xoa nhẹ trên lưng, gập lá trầu không làm 2, làu 4, làm 8. Vò mắt một chút, chấm vào dĩa dầu hỏa và miết dọc sống lưng, thắt lưng, miết từ trên xuống. Miết đến khi nào dưới làn da lưng đỏ ửng lên (Đông y gọi là suất cảm). Sau đó đánh lên vầng trán, 2 thái dương, gáy, 2 tay, 2 chân (kể cả bàn tay, bàn chân). Chú ý đánh một chiều từ trên xuống. Sau đó đắp chăn nằm yên tĩnh. Dầu hỏa là dung môi hòa tan hoạt chất trong trầu không. Tính kháng khuẩn của trầu không rất điển hình. 2. THUỐC TIÊU ĐỘC 2.1- CÔNG THỨC 1B7 Bồ công anh: 20 gam Mã đề: 10 gam Diếp cá: 10 gam Rau má: 10 gam Quả ké đầu ngựa: 20 gam Sài đất: 20 gam SỬ DỤNG CÁC DƯỢC LIỆU 177
  12. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG Kim ngân hoa: 20 gam Sâm đại hành: 20 gam Sinh địa: 20 gam Công dụng: Chữa chốc lở, mụn nhọt. Theo đông y điều cho là thuộc chứng nhiệt (huyết nhiệt, phong nhiệt, hoặc thấp nhiệt) đều do nhiệt độc mà gây bệnh. Cho nên điều trị đều phải thanh nhiệt giải độc. Dạng thuốc sắc: Sắc uống mỗi ngày 1 thang uống lúc nóng và đói. Sắc 3 lần, uống 3 lần trong ngày uống từ 3 – 5 ngày. Dạng trà thuốc: Bồ công anh, diếp cá, kim ngân, hoa mã đề, rau má, sài đất làm sạch tạp chất, cắt ngắn, sấy khô dòn, làm thành mảnh nhỏ 2 – 3 mm (vò nát riêng từng loại). Ké đầu ngựa, sâm đại hành, sinh địa thái mỏng hoặc giã cắt, sao vàng sém cạnh cho có mùi thơm. Tán dập thành mảnh vụn 2 – 3mm. Đóng gói: số lượng trên chia thành 10 gói, căn cứ vào công thức cân riêng từng loại rồi trộn đều với nhau. Đóng vào túi PE hoặc giấy chống ẩm. Nhãn thuốc ghi: “Trà tiêu độc 1B7”. Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng mát. Liều dùng: Ngày dùng 2 gói, hãm với nước đun sôi, uống nhiều lần. Nên uống lúc nóng ấm, có thể cho thêm đường dễ uống. Dạng cốm thuốc: Bồ công anh, diếp cá, kim ngân hoa, mã đề, rau má, sài đất làm sạch tạp chất, cắt ngắn, sấy khô dòn, tán bột mịn, rây qua cỡ rây 0,15mm. Trộn đều theo phương pháp trộn bột kép. Ké đầu ngựa, sâm đại hành, sinh địa giã dập cùng với các phần thô của các dược liệu trên nấu thành cao lỏng 5/1. Lấy một lượng đường trắng tròn đều vào khối bột kép (đường = 50p100 lượng bột kép). Cho cao lỏng vào, nhào bột thành một khối dính (nắm thành nắm không dính bết là được), vắt thành từng nắm nhỏ, xát qua rây có lỗ cỡ 0,5 – 1mm để được những hạt cốm, miết mạnh sẽ được những hạt cốm dài và đẹp. Trải mỏng lên khay men, hoặc nhôm sấy đến khô ở nhiệt độ 400C – 600C. Đóng gói: Mỗi gói 50 gam vào túi PE, hoặc lọ thủy tinh nút kín. Nhãn thuốc ghi “Cốm tiêu độc 1B7”. Bảo quản để nơi khô ráo, thoáng mát, chú ý tránh dập nát. Liều dùng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần một thìa canh. Dạng thuốc viên: Các loại dược liệu đều làm sạch tạp chất, cắt ngắn sấy khô, sao dòn, tán bột mịn rây qua cỡ rây 0,15mm. Trộn đều thành bột kép. Riêng ké đầu ngựa, sâm đại hành đập nát cộng với phần thô các dược liệu trên nấu thành cao lỏng 5/1. Dùng phương pháp lắc thúng để làm thành viên. Bao màu đỏ sẫm (màu của Sâm đại hành) làm thành viên 0,5g. Đóng gói 50 gam (100 viên), công thức trên được 300 viên. Nhãn thuốc ghi “Viên tiêu độc 1B7”. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 – 10 viên. SỬ DỤNG CÁC DƯỢC LIỆU 178
  13. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG 3. THUỐC CHỮA BỆNH NGOÀI DA 3.1- CÔNG THỨC 1C7 Ba chạc: 2000 gam Nghệ vàng: 2000 gam Bạch hạc: 2000 gam Thuốc lỏng: 2000 gam Lá sim: 2000 gam Xuyên tâm liên: 100 g Lá trầu không: 500 g Axít benzoic: 3 gam Muồng trâu: 2000 gam Công dụng: Chữa ghẻ, lở, hắc lào, vết bỏng vết thương. Dạng cao lỏng: Nghệ tươi rửa sạch, cắt bỏ hết rễ, con thái mỏng, giã nát cho vào vải sạch vắt lấy nước, để riêng. Các loại dược liệu khác rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào thùng đổ ngập nước 10 cm. Đun liên tiếp 6 giờ, lọc bỏ bã. Dịch nấu cô lại còn 2000 ml. Cho nước nghệ vào cô nhẹ lửa còn 1500 ml, lọc qua vải, thêm 3 gam axít boríc vào quản. Khuấy đều đóng vào lọ, lọ 100ml. Nhãn thuốc ghi “Cao bôi ngoài 1C7”. Cách dùng: Sau khi tắm rửa sạch vết ghẻ, lở, hắc lào, vết bỏng, vết thương bằng nước muối đẳng trương 9p1000 (9‰) dùng bông tẩm thuốc bôi thành lớp mỏng. Bôi vào lúc nghỉ trưa, nghỉ tối. Kết hợp uống thuốc tiêu độc. Một số loại lá đắng trên có thể nấu nước tắm thường xuyên cho bộ đội. 3.2- CÔNG THỨC 2C7 Rễ bạch hạc: 20 gam Vỏ đại tươi: 20 gam Rễ muồng trâu: 20 gam Rượu 40 – 500: 200ml Công dụng: Bôi ghẻ lỡ, hắc lào Rượu bôi ngoài: Vỏ đại tươi cạo vỏ ngoài, rửa sạch giã nát. Rễ bạch hạc, rễ muồng trâu sao khô. Tất cả ngâm rượu trong 10 ngày. Đựng trong lọ thủy tinh dán nhãn “Rượu bôi ghẻ, hắc lào 2C7”. Lấy que bông tẩm rượu bôi 1 – 2 lần trong ngày. 4. THUỐC LỎNG LỴ 4.1- CÔNG THỨC 1D7 Hoắc hương: 20 gam Riềng củ: 20 gam Hương phụ chế: 15 gam Trần bì: 20 gam Ổi (vỏ dộp, búp): 20 g Vỏ rụt: 20 gam Vỏ vô: 20 gam Công dụng: Trị ỉa chảy, đau bụng, mệt mỏi, không khát nước, phân lỏng như nước. (Đông y gọi Thể hàn). Dạng thuốc bột: Các vị làm sạch, sao khô, tán nhỏ rây mịn qua cỡ rây 0,15mm. Trộn đều theo phương pháp trộn hột kép. Đóng gói: Mỗi gói 5 gam vào túi PE hoặc giấy chống ẩm. Nhãn thuốc ghẻ: “Bột ỉa chảy 1D7”. SỬ DỤNG CÁC DƯỢC LIỆU 179
  14. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG Liều dùng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 gói, uống với nước sôi. Dạng viên tròn: Các dược liệu được xử lý và làm thành bột kép. Dùng hồ bột nếp 10p 100 (10%) làm tá dược dính để làm thành viên theo phương pháp lắc thúng. Dùng bột than thảo mộc (than của lá ổi), bao ngoài làm áo. Làm viên 0,50, viên có màu đen, trơn bóng. Đóng gói: đóng mỗi gói 50g (100 viên) vào túi PE hoặc lọ thủy tinh. Nhãn thuốc ghi: “Viên ỉa chảy 1D7”. Liều dùng: Ngày uống 3 lần mỗi lần 5 – 10 viên. Uống với nước sôi để nguội. 4.2- CÔNG THỨC 2D7 Cát căn : 20 gam Mã đề: 20 gam Cam thảo: 20 gam Nhọ nồi: 20 gam Hạt đậu ván: 20 gam Rau má: 20 gam Lá mơ: 20 gam Công dụng: Trị ỉa chảy, đau quặn bụng, khát nước, phân lỏng màu vàng, mùi thối khẳn, hậu môn nóng rát (Đông y gọi là thể nhiệt). Dạng thuốc sắc: Dược liệu được làm sạch, đổ vào 600ml nước (3 bát), sắc còn 200ml. Uống lúc nóng và hơi đói. Sắc 2 lần, uống 2 lần trong ngày, uống 3 – 5 thang. Dạng thuốc bột: Các vị làm sạch, sao khô, tán nhỏ rây mịn qua cỡ rây 0,15mm. Trộn đều theo phương pháp trộn bột kép. Đóng gói: mỗi gói 5 gam vào túi PE hoặc giấy chống ẩm. Nhãn thuốc ghi “Bột ỉa chảy 2D7” Liều dùng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 gói, uống với nước sôi để nguội. Dạng viên tròn: Các dược liệu được xử lý và làm thành bột kép như trên. Dùng hồ bột nếp 10% làm tá dược dính để làm viên theo phương pháp lắc thúng. Dùng bột thảo mộc (than lá sim) bao ngoài làm áo. Làm viên 0,5g. Viên có màu đen, trơn bóng. Đóng gói: Mỗi gói 50 g (100 viên) vào túi PE hoặc lọ thủy tinh. Nhãn thuốc ghi “Viên ỉa chảy 2D7”. * Chú ý: Kiêng kỵ, kiêng ăn tanh, mỡ và các thức cay nóng, các thứ sống, lạnh, các thứ khó tiêu. Trường hợp ăn uống không có điều độ: ăn quá no, ăn phải chất ôi thiu sinh ra ỉa chảy, dùng công thức 1D7. Trường hợp do tì vị hư, hàn không tiêu hóa được gây ra ỉa chảy: phân sống màu trắng, miệng nhạt, sắc mặt nhợt nhạt, chân tay lạnh, không khát nước, mệt mỏi nên dùng: Gạo tẻ sao cháy: 30 g Các vị sao xong, làm thành bột Gừng khô: 12 g kép, đóng gói 5 gam vào túi PE, hoặc giấy chống ẩm. Ngày uống 3 lần, mỗi Hoài sơn (sao qua): 16 g lần 1 gói. SỬ DỤNG CÁC DƯỢC LIỆU 180
  15. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG Vỏ quýt (sao thơm): 12 g Uống với nước sôi để nguội. Vỏ dụt (sao vàng): 16 g 4.3- CÔNG THỨC 3D7 Cỏ nhọ nồi: 20 gam Rau sam: 20 gam Cỏ sữa: 20 gam Xuyên tâm liên: 20 gam Hạt cau già: 10 gam Công dụng: Điều trị lỵ cấp tính, cơ thể sốt đại tiện nhiều lần cấp bách, mót rặn, phân ít, trong phân lẫn máu tươi hoặc chất nhày. Đau quặn bụng dưới. Dạng thuốc sắc: Các dược liệu làm sạch, cắt nhỏ rau sam, cỏ sữa để tươi, cỏ nhọ nồi, hạt cau già xuyên tâm liên sao khô. Tất cả sắc trong 600ml nước còn 200ml. Uống lúc nóng và đói. Sắc 2 lần uống 2 lần trong ngày. Uống 3 – 5 ngày liền. Dạng thuốc viên: Rau sam, cỏ sữa dùng tươi, giã nhỏ vắt lấy nước cốt cô đặc. Cỏ nhọ nồi, xuyên tâm liên, hạt cau già sao khô tán thành bột mịn, rây qua cỡ rây 0,15mm. Trộn thành bột kép. Lượng bột kép trộn với nước cốt trên, dùng thêm hồ tinh bột 10% để làm viên theo phương pháp khay chia viên. Hoặc có thể làm viên theo phương pháp lắc thúng, bao các lớp trong bằng nước cốt, bao lớp ngoài bằng hồ bột nếp 10%. Lấy bột than lá ổi, lá sim bao ngoài làm áo, viên có màu đen nhãn bông. Đóng gói: 50g vào túi PE hoặc lọ thủy tinh (viên 0,50) Nhãn thuốc ghi: “Viên kiết lỵ 3D7” Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng mát. Liều dùng: Ngày uống 2 – 3 lần mỗi lần 8 – 10 viên (hoặc hơn) uống với nước trà đặc nóng. Kiêng kỵ: Các chất mỡ, tanh, cay, nóng, sống, lạnh. Trường hợp lỵ mãn tính: (bệnh lâu ngày không khỏi) kết hợp điều trị bài thuốc sau: Lá mơ tam thể: 30g Giã nhỏ lá mơ với muối, đánh đều trong Lòng đỏ trứng gà: 2 cái lòng đỏ trứng gà, gói vào trong lá chuối, áp chảo cho chín (không cho mỡ). Ngày Muối ăn: vài hạt có thể ăn 2 – 3 lần, ăn liền 5 – 6 ngày. 5. THUỐC HO – VIÊM HỌNG 5.1- CÔNG THỨC 1E7 Cam thảo: 20 gam Vỏ trắng rễ dâu: 10 gam SỬ DỤNG CÁC DƯỢC LIỆU 181
  16. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG Cúc hoa: 20 gam Vỏ quýt: 5 gam Húng chanh: 10 gam Xuyên tâm liên: 10 gam Mạch môn: 20 gam Gừng tươi: 10 gam Rẻ quạt: 5 gam Phèn phi: 10 gam Công dụng: Điều trị các thể ho, ho do cảm mạo, ho do viêm đường hô hấp, đỏ họng cố sốt. Cao lỏng chữa ho 1E7. Rễ dâu cạo bỏ vỏ ngoài, bóc lấy vỏ trắng, thái đoạn ngắn ngâm nước gạo 1 đêm, hôm sau đem sao vàng với mật củ mạch môn đồ chín bỏ lõi. Các dược liệu khác làm sạch, cắt thái mỏng, sấy khô (gừng để tươi). Cho toàn bộ vào xoong đổ ngập nước 10cm. Nấu sôi 2 lần, mỗi lần 4 – 5 giờ. Dịch chiết 2 lần họp lại với nhau, lọc, cô cách thủy thành cao lỏng 2/1 (2 dược liệu được 1 cao). Cho vào một lượng đường bằng 30% lượng cao, khuấy đều cho tan đường để nguội. Đóng gói vào lọ thủy tinh 100ml. Nút kín, nhãn ghi “Cao lỏng chữa ho 1E7”. Liều dùng: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 thìa canh, bảo quản nơi khô, mát. Kẹo ngậm ho 1E7: Vỏ rễ dâu và củ mạch môn chế biến như trên: Các dược liệu làm sạch, cắt đoạn ngắn, sấy khô dòn, tán thành bột mịn. Riêng mạch môn, vỏ trắng rễ dâu, gừng tươi nấu thành cao lỏng 4/1 (4 dược liệu được 1 cao) làm tá dược dính. Cho vào khối bột một lượng đường bằng 20p100 số lượng bột và trộn đều. Nhào bột với cao lỏng tán thành một khối dẻo đồng nhất, không dính tay. Dàn trải mỏng lên một tấm kính (hoặc khay men, khay nhôm) làm thành một lớp mỏng đều nhau có chiều dài 4 – 5cm. Lấy lưỡi dao mỏng chia cắt thành những phiến vuông đều nhau. Mỗi cạnh 1,5cm, sấy khô 400C – 600C (để nguyên cả không sấy). Đóng gói: Mỗi gói 15 phiến và túi PE hoặc giấy chống ẩm. Nhãn thuốc ghi “Kẹm ngậm ho 1E7”. Liều dùng: Ngày ngậm 5 – 6 lần, mỗi lần 1 phiến. Có thể dùng thêm bài thuốc đơn giản như sau: + Gừng tươi: 20 gam Trộn lẫn 2 thứ trên, giã nhỏ, ngậm và Muối ăn: 1 gam nuốt dần. + Gừng tươi: 30 gam Giã nát gừng tươi, trộn mật vào Mật ong hoặc đường: 10 gam chưng thành kẹo, ngậm, nuốt dần. + Lá chua me đất: 20 gam Giã nhỏ, trộn đều, ngậm nuốt dần. Muối ăn: 1 gam SỬ DỤNG CÁC DƯỢC LIỆU 182
  17. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG 6. THUỐC BỔ 6.1- CÔNG THỨC 1G7 Cám nếp: 200 gam Lòng đỏ trứng gà: 10 cái Đậu đen: 50 gam Màng mề gà: 30 gam Đinh Lăng: 200 gam Mật: 1000 gam Hà Thủ ô: 200 gam Muối rang: 30 gam Hạt tơ hồng: 200 gam Mộc nhỉ: 30 gam Lộc giác xương: 200 gam Ngải cứu: 50 gam Công dụng: Điều trị thần kinh suy nhược, hư lao, thiếu máu, di mộng hoạt tinh. Kém ăn, mất ngủ, mỏi mệt. Dạng viên tròn: Hạt tơ hồng sao qua, hà thủ ô sao vàng, cám nếp sao vàng, đậu đen sao cháy 6/10. Lộc giác sương sao vàng (sừng hươu nai) tán bột. Màng mề gà làm sạch tẩm giấm sao tán bột. Mộc nhỉ tẩm giấm phơi khô tán bột. Trứng gà luộc chín lấy lòng đỏ, sấy khô tán bột. Đinh lăng ngãi cứu thai mỏng cắt nhỏ sấy khô tán bột. Tất cả tán bột mịn và rây qua cỡ rây 0,15mm. Trộn đều theo phương pháp trộn bột kép. Mật có thể làm mật mía hoặc mật ong hoặc mật đường cô lại thành châu rồi luyện kỹ với lượng bột trên. Làm thành viên 0,50 theo phương pháp làm bằng khay chia viên. Có thể bao áo ngoài bằng dịch chiết sâm đại hành (màu hồng). Đóng gói: Vào lọ thủy tinh hoặc giấy PE: 200 viên. Nhãn thuốc ghi: “Viên bổ 1G7” Liều dùng: Mỗi lần uống 20 viên, ngày uống 2 lần với nước nóng. Ghi chú: Nếu không có hạt tơ hồng thì có thể thay thế bằng dây tơ hồng xanh nấu với cao 10/1 (10 tá dược lấy 1 cao), cho cao tơ hồng vào mật ong cô t hành châu. 6.2- CÔNG THỨC 2G7 Bạch biển đậu: 10 g Hạt sen: 200 g Củ mài: 100 g Lá sung: 200 g Đinh lăng: 200 g Sâm đại hành: 200 g Hà thủ ô: 200 g Thổ cao ly sâm: 200 g Công dụng: Bồi dưỡng những người mới ốm dậy, gầy còm, xanh xao, kém ăn, kém ngủ. Dạng viên tròn: Lá sung chọn thứ có tật, rửa sạch phơi trong râm cho khô, tán bột. Củ mài đồ chín, sao vàng tán bột, hà thủ ô tẩm nước đậu đen sao kỹ, bạch biển đậu (hạt) sao vàng. Đinh lăng thái mỏng sao vàng, hạt sen, thổ cao ly sâm sao khô. Tất cả tán bột. Rây qua cỡ rây 0,15mm. Trộn đều theo phương pháp trộn hột kép. SỬ DỤNG CÁC DƯỢC LIỆU 183
  18. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG Sâm đại hành làm sạch, giã nát nấu cao (5/1). Dùng thêm hồ tinh bột 10p100 để làm viên theo phương pháp chia khay hoặc lắc thúng. Bao viên bằng sâm đại hành. Viên có màu hồng, bóng đẹp, làm viên 0,50. Đóng gói vào lọ thủy tinh hoặc giấy PE: 200 viên. Nhãn thuốc ghi: “Viên bổ 2G7” Liều dùng: Mỗi lần uống 20 viên, ngày uống 2 lần với nước nóng. Ghi chú: 2 công thức 1G7 và 2G7 có thể bào chế dưới dạng cốm. 6.3- CAO XƢƠNG ĐỘNG VẬT Xương động vật: 100 kg Rượu 400: 5000 ml Gừng tươi: 1000 gam Axít Benzoic: 30 gam Thiên niên kiện: 300 gam Bào chế: Tất cả các loại xương động vật ở các bếp tập thể đều có thể tận thu được. Tốt nhất là xương hươu, nai, khỉ, dê, bò, heo, chó, gà. Loại bỏ bạc nhạc, cạo sạch, cưa thành đoạn ngắn 2cm, bổ đôi. Nạo sạch tủy xương. Chọn những xương chắc không mục. Gừng giã nhỏ vắt lấy nước để tẩm xương, xóc đi xóc lại kỹ, ủ một giờ. Sau đó tẩm rượu 2 giờ xóc cho ngấm đều, xóc thường xuyên, đậy kín. Nấu cao: Cho xương vào nồi nấu, đổ nước ngập xương. Nấu sôi liên tục từ 24 – 48 – 72 giờ (tùy theo giá trị và chất lượng từng loại xương). Nếu cạn lại cho thêm nước sôi, nước luôn luôn ngập xương. Cứ 24 – 48 – 72 giờ, chắt lấy nước cốt một lần, lọc qua 3 – 4 lần vải xô. Sau đó hỗn hợp các nước cốt ấy lại với nhau. Đem cô nhỏ lửa. Khi nào dịch chiết gần hoặc đem cô cách thủy hoặc cách cát (đề phòng cháy cao). Lúc gần được phải dùng đũa to bản đánh luôn tay. Tiếp tục cho cao lỏng Thiên niên kiệu vào đánh đều và cho axít benzoie vào đánh kỹ (hòa axít benzoic với một ít cồn 700 cho tan hết hãy đổ vào) đánh đều tay đến khi nhắc đũa lên cao ở đũa không chảy thành dây, sờ tay không thấy dính là được. (Nếu không có Thiên niên kiệu thì cao càng bảo quản được lâu hơn). Đem đổ cao nóng ra khay có tráng dầu parafin hoặc dầu lạc với kích thước qui định trước. Để nguội 3 – 4 giờ. (Nếu có tủ lạnh thì cho vào tủ lạnh). Khi cao đã cứng dùng dao cắt thỏi 100 gam bọc giấy bóng kính, lớp ngoài bọc lớp PE. Nhãn đề “Cao xƣơng X” (X: tên động vật) Công dụng: Bồi dưỡng cơ thể. Liều dùng: Mỗi ngày dùng 10 gam bằng cách nhai trực tiếp hoặc nấu cháo chín rồi bỏ cao vào, khuấy đều để ăn. Người uống được rượu thì ngâm với rượu 300 để uống dần. SỬ DỤNG CÁC DƯỢC LIỆU 184
  19. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG SỬ DỤNG CÁC DƯỢC LIỆU 185