Bài giảng Y học cổ truyền: Thuốc lý khí

ppt 27 trang phuongnguyen 11863
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Y học cổ truyền: Thuốc lý khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_y_hoc_co_truyen_thuoc_ly_khi.ppt

Nội dung text: Bài giảng Y học cổ truyền: Thuốc lý khí

  1. THUỐC LÝ KHÍ BS YHCT 1
  2. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: Trình bày được cơ sở phân loại, tính chất chung của các vị thuốc lý khí Trình bày đúng tên khoa học, bộ phận dùng, hoạt chất chính của các cây thuốc lý khí. Liệt kê được công năng, chủ trị, liều dùng của các vị thuốc lý khí 2
  3. Khí: là một thành phần cấu tạo của cơ thể, là chất cơ bản duy trì sự sống của con người, có tác dụng thúc đẩy huyết và các công năng của tạng phủ, kinh lạc hoạt động. Khí có 2 hàm nghĩa: một là chỉ vào thứ chất li ti khó trôi chảy như tinh khí thức ăn, thức uống, là chất vận hành trong cơ thể. Hai là chỉ vào sức hoạt động của nội tạng cơ thể như là khí của lục phủ, ngũ tạng, khí của kinh mạch 3
  4. Định nghĩa: Thuốc lý khí là những thuốc chữa bệnh về khí ( khí trệ, khí hư). Gồm hai loại: thuốc hành khí và thuốc bổ khí THUỐC HÀNH KHÍ Tác dụng: Làm cho khí và huyết lưu thông Làm khoan khoái lồng ngực, giải uất, giảm đau, kiện vị. Tuỳ cường độ tác dụng lại chia làm 3 loại: * Thuốc hành khí giải uất * Thuốc phá khí giáng nghịch * Thuốc thông khí khai khiếu 4
  5. Thông khí khai Hành khí giải uất Phá khí giáng nghịch khiếu Giúp tuần hoàn khí Tác dụng tỉnh Chữa khí huyết lưu thông khó huyết thông lợi thần, khai thông khăn bị tích lại thành khối cục Giảm đau các giác quan Tinh thần uất ức, cáu Phế khí không thông (ho suyễn, Trúng phong , gắt, kinh nguyệt không khó thở tức ngực) hôn mê, cấm đều, thống kinh, bế Can khí phạm vị (nôn nấc, đau khẩu kinh. vùng thượng vị, đầy trướng, ợ Trừ đờm để khai Tỳ vị yếu (đầy bụng, hơi) thông hô hấp khó tiêu, ợ chua, buồn Đầy trướng ngực bụng, co cứng Điều hoà nhịp tim nôn, đại tiện khó) thành bụng, đau nóng vùng bụng Hương phụ,Trần bì, Hậu phác, Uất kim, Mộc Chỉ thực, Chỉ xác, Thanh bì, Trầm Xương bồ, Băng hương, Sa nhân, Bạch hương, Thị đế phiến, Xạ hương đậu khấu 5
  6. Chú ý sử dụng: Khí trệ kiêm khí hư cần dùng thêm thuốc bổ khí Thuốc hành khí thường có vị cay, tính ôn, mùi thơm, khô táo, làm hao tổn tân dịch vì vậy không dùng liều cao, kéo dài Người âm hư hỏa vượng không dùng thuốc hành khí Phụ nữ có thai không dùng thuốc phá khí giáng nghịch, thông khí khai khiếu 6
  7. THUỐC HÀNH KHÍ GIẢI UẤT 7
  8. HƯƠNG PHỤ (CỎ GẤU) Cyperus rotundus L. Họ Cói Cyperaceae. BPD: rễ củ 8
  9. TDDL: Thuốc có tác dụng ức chế tử cung. Tinh dầu có hoạt tính nhẹ của kích thích tố nữ. Vì thế mà Hương phụ thường dùng làm thuốc điều kinh. + Cồn chiết xuất Hương phụ có tác dụng kháng viêm, giảm đau và giải nhiệt nhẹ. Có tác dụng an thần đối với trung khu thần kinh. + Thuốc có tác dụng cường tim và hạ áp. Cồn chiết xuất Hương phụ có tác dụng ức chế trực tiếp cơ trơn của hồi tràng. + Tinh dầu Hương phụ có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lị Sonner. Chất chiết xuất thuốc có tác dụng đối với một số nấm. Dịch chiết Ethyl acetat và các flavonoid toàn phần có tác dụng kháng khuẩn và chống oxy hóa 9
  10. TPHH: tinh dầu, flavonoid CN: chỉ thống, điều kinh, kiện vị CT: Trị đau bụng, đau hai bên sườn, sôi bụng, tiết tả. Trị kinh nguyệt không đều do tinh thần căng thẳng, có kinh đau bụng dưới, hai vú căng đau. Trị ăn uống không tiêu. Đau bụng do khí lạnh, Đau vùng thượng vị, ngực đầy trướng, ợ hơi Liều dùng: 8 – 12g/ ngày 10
  11. TRẦN BÌ Citrus deliciosa Tenore. Họ Cam quít Rutaceae BPD: vỏ quả chín phơi khô 11
  12. TDDL: Tinh dầu của Trần bì có tác dụng kích thích nhẹ đối với đường tiêu hóa giúp cho ruột bài khí tích trệ ra ngoài dễ dàng, tăng tiết dịch vị có lợi cho tiêu hóa, có tác dụng làm giãn cơ trơn dạ dày và ruột. Thuốc kích thích niêm mạc đường hô hấp làm tăng dịch tiết, làm loãng đàm dễ khạc ra. Xuyên trần bì làm giãn phế quản hạ cơn hen. Hesperidin có tác dụng trừ đờm và kéo dài tác dụng của chất corticoid, duy trì tính thẩm thấu của mạch máu một cách bình thường, giảm tính giòn của mạch máu. Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Xuân Sinh và Hoàng Kim Huyền, Trần bì sống, Trần bì chế và tinh dầu đều có tác dụng chống ho, trừ đờm trên động vật thí nghiệm, trong đó Trần bì vi sao có tác dụng tốt hơn. 12
  13. TPHH: tinh dầu CN: Hành khí, hòa vị, chỉ tả, hóa đờm, chỉ khái CT: Chữa đau bụng do lạnh, bụng ngực đầy trướng, ợ hơi, buồn nôn, tiêu chảy Chữa viêm khí quản mãn tính, hoặc dùng chữa các chứng bí tích, bứt rứt trong ngực Liều dùng: 4 – 12g/ ngày 13
  14. MỘC HƯƠNG Saussurea lappa Clarke. Họ Cúc Asteraceae BPD: rễ 14
  15. TDDL: Trên thực nghiệm, Mộc hương có tác dụng chống co thắt cơ ruột trực tiếp làm giảm nhu động ruột. Thuốc có tác dụng kháng Histamin và acetylcholine, chống co thắt phế quản, trực tiếp làm giãn cơ trơn của phế quản. Nồng độ tinh dầu 1:3.000 có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng và trắng sinh trưởng. dịch chiết methanol – nước có tác dụng chống viêm gan trên chuột 15
  16. TPHH: tinh dầu CN: Hành khí, chỉ thống, bình can, giáng áp CT: Trị can, tỳ, vị khí trệ, ngực bụng đầy trướng, đau bụng, tiêu lỏng. Dùng trị bệnh can đởm cường thịnh gây cao huyết áp. Liều dùng: 4 – 12g/ ngày 16
  17. Ô DƯỢC Lindera myrrha Merr. Họ Long não Lauraceae BPD: rễ của cây Ô dược 17
  18. TPHH: tinh dầu, alcaloid CN: thông khí, kiện tỳ, ôn thận CT: Trị các cơn đau do khí trệ, đau dạ dày, thống kinh, kinh nguyệt không đều. Trị đau bụng do lạnh, ăn không tiêu, nôn mửa, ợ chua, đầy hơi. Trị tiểu nhiều lần do thận dương hư LD: 4 - 6g/ ng 18
  19. SA NHÂN Amomum xanthioides Wall. Họ Gừng Zingiberaceae BPD: quả bỏ vỏ của cây Sa nhân 19
  20. TPHH: tinh dầu CN: ôn tỳ, tiêu thực, lý khí, trừ thấp, an thai CT: Chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Chữa chân tay, mình mẩy đau nhức, đau cơ bắp, đau dây thần kinh liên sườn. An thai LD: 2 - 4g/ ng tinh dầu SN có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Bacillus cereus và Listeria monocytogenes. Dịch chiết butanol của SN có tác dụng ức chế HCl và vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm dạ dày và ung thư dạ dày. 20
  21. HẬU PHÁC Magnolia officinalis Rehd. Et Wils. Họ Mộc lan Magnolianaceae BPD: vỏ thân 21
  22. TPHH: tinh dầu CN: hành khí, giáng khí, tiêu đờm CT: Chữa ăn uống không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy. Chữa đờm đặc khó thở, tức ngực, hen suyễn. LD: 4 - 12g/ ng Không dùng chung với Trạch tả, Tiêu thạch. Kiêng ăn Đậu 22
  23. THUỐC PHÁ KHÍ GIÁNG NGHỊCH 23
  24. CHỈ THỰC – CHỈ XÁC Chỉ thực là quả non tự rụng. Chỉ xác là quả bánh tẻ của các cây trong họ Cam quýt. 24
  25. TPHH: Alcaloid, glycosid, saponin CN: Phá khí, tiêu tích, hóa đờm, chỉ thống, kiện vị CT: Ăn uống không tiêu, buồn nôn, đại tiện bí táo. Đờm ngưng trệ gây tức ngực, khó thở. Chữa chốc lở ngoài da. LD: 4 - 12g/ ng 25
  26. THỊ ĐẾ Calix Kaki Là tai (đài) của quả Hồng TPHH: tanin CN: ôn trung, hạ khí CT: Nấc cục Nôn mửa do thai nghén LD: 6 – 8g 26
  27. THANH BỈ Pericarpium Citri Reticulatae BPD: vỏ quả Quýt xanh TPHH: tinh dầu CN: Phá khí, tán kết, chỉ thống, kiện vị, hóa đờm CT: Chữa đầy bụng, nôn mửa, ăn không tiêu, ợ chua. Can khí uất kết dẫn đến đau liên sườn, viêm đau tinh hoàn, thoát vị bẹn. LD: 6 - 12g/ ng Lưu ý: Trần bì chủ thăng phù, kiện vị, hóa đờm, chỉ khái. Thanh bì chủ giáng, sơ can, lý khí , tiêu tích trệ 27