Bài giảng Y học cổ truyền: Tâm căn suy nhược

pdf 24 trang phuongnguyen 12181
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Y học cổ truyền: Tâm căn suy nhược", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_y_hoc_co_truyen_tam_can_suy_nhuoc.pdf

Nội dung text: Bài giảng Y học cổ truyền: Tâm căn suy nhược

  1. Tâm căn suy nhược Ths. Nguyễn Thị Hạnh Bộ môn YHCT Trường ĐHYK Thái Nguyên
  2. 1. Mục tiêu 1. Trình bày được nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh của tâm căn suy nhược theo YHCT. 2. Trình bày được hội chứng tâm căn suy nhược theo YHHĐ và các thể tâm căn suy nhược theo YHCT. 3. Lựa chọn được các phương pháp điều trị thích hợp ba thể tâm căn suy nhược theo YHCT.
  3. 2. Khái niệm về tâm căn suy nhược theo YHHĐ 2.1. Định nghĩa Là một hội chứng rối loạn tâm thể biểu hiện qua các rối loạn hoạt động thần kinh cao cấp và thể lực, dễ mệt mỏi sau một sự gắng sức về hoạt động trí óc hoặc thể lực, kèm theo các cảm giác khó chịu, rối loạn tư duy, mất ngủ, hay quên, đau đầu hoặc đau và co thắt các cơ, cáu kỉnh, lo âu, đặc trưng chủ yếu là sự suy giảm hoạt động tư duy và lao động thể lực.
  4. 2. Khái niệm về tâm căn suy nhược theo YHHĐ 2.2. Dịch tễ học Tâm căn suy nhược là bệnh phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới, Việt Nam 3 - 4% dân số, Tây âu 5 -10% dân số. Bệnh xuất hiện nhiều ở người lao động trí óc hơn người lao động chân tay, hay gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới, thường gặp ở các lứa tuổi 20 - 45.
  5. 2. Khái niệm về tâm căn suy nhược theo YHHĐ 2.3. Nguyên nhân - Do các nhân tố gây chấn thương tâm thần, tác động kéo dài trên người bệnh (Stress tâm lý) - Do các nhân tố thúc đẩy như loại hình thần kinh yếu, điều kiện sống và làm việc có nhiều nhân tố kích thích có hại, có các bệnh viêm nhiễm mạn tính, nhiễm độc mạn tính, thiếu dinh dưỡng kéo dài, do kiệt sức bởi lao động hoặc do mất ngủ trường diễn.
  6. 3. Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh của tâm căn suy nhược theo YHCT - Bệnh danh theo YHCT: Kinh quý, chính xung, thất miên, kiện vong. - Nguyên nhân gây ra bệnh là do chấn thương tâm lý kéo dài (rối loạn tình chí) như lo nghĩ căng thẳng thần kinh quá độ, hoặc do loại hình thần kinh yếu (tiên thiên bất túc) dẫn đến sự rối loạn hoạt động công năng (tinh, khí, thần) của các tạng phủ đặc biệt là Tâm, Can, Tỳ, Thận.
  7. 4. Hội chứng tâm căn suy nhược 4.1. Hội chứng kích thích suy nhược - Bệnh nhân dễ bị kích thích, bất cứ một kích thích nhỏ nào cũng làm cho bệnh nhân khó chịu, bực tức. - Người bệnh tỏ ra thiếu nhẫn nại khả năng tập trung chú ý kém, trí nhớ giảm, hay gắt gỏng, bực tức, các triệu chứng này càng ngày càng rõ.
  8. 4. Hội chứng tâm căn suy nhược 4.2. Nhức đầu Bệnh nhân thường đau đầu, âm ỉ, đau toàn bộ hoặc khu trú tại vùng trán, đỉnh hoặc thái dương. Có thể đau suốt ngày hoặc chỉ một vài giờ, đau tăng lên mỗi khi phải làm việc trí óc hoặc khi xúc động, giảm khi thoải mái và ngủ tốt.
  9. 4. Hội chứng tâm căn suy nhược 4.3. Mất ngủ Giấc ngủ không sâu, có nhiều chiêm bao, có người nằm mãi không ngủ được, có người chỉ ngủ được đến nửa đêm rồi không sao ngủ được lại nữa, ánh sáng, tiếng động đều làm cho bệnh nhân kém ngủ. Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng về cơ thể và thần kinh, tâm thần, các rối loạn thực vật nội tạng rất đa dạng. Các triệu chứng này không nhất thiết xuất hiện đầy đủ và có mức độ giống nhau ở tất cả mọi bệnh nhân. Tuy nhiên tính chất của những triệu chứng sẽ quyết định chẩn đoán theo các thể lâm sàng của YHCT.
  10. 5. Nguyên tắc điều trị theo YHHĐ: (kết hợp nhiều liệu pháp) 5.1. Điều trị bằng liệu pháp tâm lý - Liệu pháp tập tính: sử dụng phương pháp giải cảm ứng có hệ thống dựa trên lý thuyết phản xạ có điều kiện (loại bỏ Stress lặp đi lặp lại và kéo dài). - Liệu pháp nhận thức: điều chỉnh tư duy làm cho bệnh nhân có nhận thức đúng, xử lý đón nhận các Stress và thích nghi tốt hơn. - Liệu pháp thư giãn: tạo ra các đáp ứng sinh lý thuận lợi cho cơ thể, thông dụng là phương pháp luyện tập tự sinh của Schultz .
  11. 5. Nguyên tắc điều trị theo YHHĐ: (kết hợp nhiều liệu pháp) 5.2. Điều trị bằng thuốc - Thuốc tác động vào quá trình sinh học của Stress (khoáng và vitamin) - Thuốc tác động lên thần kinh cao cấp: giải lo âu, chống trầm cảm - Thuốc điều trị hiệu quả của Stress (chẹn, điều trị các rối loạn cơ thể).
  12. 6. Các thể lâm sàng của tâm căn suy nhược theo YHCT 6.1. Can và Tâm khí uất kết (thể hưng phấn thần kinh tăng) - Hội chứng tâm căn suy nhược - Hội chứng tâm can khí uất kết : Đau đầu từng cơn, đau dữ dội, đau căng như mạch đập, thường đau vùng đỉnh hoặc hai bên thái dương (can và đởm kinh) người bệnh tinh thần uất ức hay cáu gắt, phiền muộn, thở dài, bụng đầy hơi, chướng nhẹ, ăn kém, đại tiện táo, rêu lưỡi trắng, mạnh huyền.
  13. 6. Các thể lâm sàng của tâm căn suy nhược theo YHCT 6.2. Can Tâm Thận âm hư (thể ức chế thần kinh giảm) - Hội chứng tâm căn suy nhược - Hội chứng can tâm thận âm hư : Đầu đau âm ỉ, thường đau cả đầu, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, hay quên, hồi hộp, hay xúc động, buồn vui thất thường, ngủ ít hay chiêm bao, miệng khô, họng khô người hay bứt rứt, hoặc bừng nóng (bốc hoả) đại tiện táo, mạch huyền tế hoạc tế sác.
  14. 6. Các thể lâm sàng của tâm căn suy nhược theo YHCT 6.3. Thận âm, Thận dương đều hư (hưng phấn và ức chế đều giảm) - Hội chứng tâm căn suy nhược - Hội chứng thận âm, thận dương hư : tương đương với sự suy giảm cả hai quá trình hưng phấn và ức chế, các triệu chứng suy nhược trở nên trầm trọng hơn, khí sắc bệnh nhân giảm rõ, sắc mặt trắng bệch, bàng quan lơ đãng kém sức chú ý, có khi trầm cảm, lưng gối mỏi yếu, lưng và tay chân lạnh, kèm theo có thể có di tinh, liệt dương, sợ lạnh, ngủ ít, tiểu tiện nhiều, lưỡi nhợt, mạnh trầm tế vô lực
  15. 7. Điều trị 3 thể tâm căn suy nhược theo YHCT 7.1. Nguyên tắc điều trị - Tâm lý liệu pháp: giải thích cặn kẽ về tình trạng bệnh tật cho bệnh nhân an tâm, giải thích về ảnh hưởng của bệnh lên những mặt thể chất, đời sống tâm lý xã hội - Hẹn khám định kỳ: giúp thầy thuốc phát hiện và theo dõi được những bệnh nhân mắc bệnh còn trong thời kỳ tiềm ẩn. - Điều trị triệu chứng: sử dụng các phương pháp châm cứu, xoa bóp và dùng các thuốc điều trị thích hợp cho các trạng thái khác nhau của người bệnh (thường sử dụng các thuốc thảo mộc an thần nhẹ). - Tổ chức hướng dẫn phương pháp luyện tập khí công, dưỡng sinh.
  16. 7. Điều trị 3 thể tâm căn suy nhược theo YHCT 7.2. Thế Can và Tâm khí uất kết - Pháp điều trị: sơ can lý khí, giải uất, an thần - Phương pháp châm cứu: + Châm tả các huyệt: Phong trì, Thái xung để sơ can lý khí, Nội quan, Thần môn, Tam âm giao để an thần. + Tại chỗ dùng các huyệt: bách hội, thái dương, a thị huyệt để thông kinh hoạt lạc chữa đau đầu. - Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt: Sử dụng các thủ pháp: xoa, xát, ấn, day, miết, phân, hợp, lăn và bấm các huyệt trên để tăng cường thư giãn và an thần. - Phương pháp dùng thuốc: Bài 1: Câu đằng 12g Cúc hoa 18g Thảo quyết minh15g Cam thảo 8g Tô ngạnh 10g Hương phụ 10g Chỉ xác 10g Uất kim 10g Sắc uống 1 ngày 1 thang, uống liên tục từ 7-10 thang.
  17. 7. Điều trị 3 thể tâm căn suy nhược theo YHCT 7.3. Thể Can Tâm Thận âm hư - Phương pháp chữa: tư âm giáng hoả, bình can, tiềm dương, an thần. - Phương pháp châm cứu: + Châm bổ các huyệt Thận du, Thái khê, Thái xung, Tam âm giao để dưỡng âm + Châm các huyệt: nội quan, thần môn để an thần. + Đau đầu châm các huyệt tại chỗ. - Phương pháp dùng thuốc: Bài1: Kỷ tử 12g Cúc hoa 10g Sa sâm 12g Câu đằng 15g Thạch hộc 12g Hạ khô thảo 12g Mạch môn 12g Long cốt 15g Trạch tả 12g Mẫu lệ 15g Địa cốt bì 10g Táo nhân 12g Sắc ngày uống 1 thang, uống từ 7 - 10 thang.
  18. 7. Điều trị 3 thể tâm căn suy nhược theo YHCT 7.4. Thể thận âm Thận dương hư. - Phương pháp chữa: ôn thận dương, bổ Thận âm, cố tinh, an thần. - Phương pháp châm cứu Cứu hoặc ôn châm các huyệt Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Mệnh môn để ôn thận cố tinh. Châm bổ các huyệt Tam âm giao, Thái khê để bổ thận âm. Châm bổ Nội quan, Thần môn để an thần . * Phương pháp dùng thuốc: Thục địa 12g Thỏ ty tử 12g Hoàng tinh 12g Tục đoạn 12g Kỷ tử 12g Kim anh tử 12g Nhục quế: 04g Khiếm thực 12g Phụ tử chế: 08g Táo nhân 10g Ba kích 12g Liên nhục 12g Sắc uống ngày 1 thang, uống liên tục từ 7 -1 0 thang.
  19. 7. Điều trị 3 thể tâm căn suy nhược theo YHCT 7.5. Phương pháp xoa bóp chung cho các thể tâm căn suy nhược: Nếu bệnh nhân đau đầu thì xoa bóp các huyệt vùng đầu, xoa bóp toàn thân nhằm mục đích tăng cường thư giãn và an thần. * Điều trị đau đầu dùng thủ thuật xoa bóp đầu: - Các huyệt : ấn đường, Thái dương, Bách hội, Phong trì, Phong phủ, Đầu duy - Các thủ thuật véo hoặc phân, hợp, day, ấn ,miết, bóp, vờn, chặt. - Tư thế người bệnh: nằm hoặc ngồi
  20. 7. Điều trị 3 thể tâm căn suy nhược theo YHCT 7.5. Phương pháp xoa bóp chung cho các thể tâm căn suy nhược: *Điều trị mất ngủ dùng phương pháp xoa bóp toàn thân, nhất là ở vùng cột sống. Chọn các thủ thuật nhẹ nhàng xát, véo, ấn, day, miết.
  21. 8. Phòng bệnh 8.1. Giáo dục sức khoẻ tâm lý, thể chất - Hướng dẫn thái độ tâm thần trong cuộc sống, xây dựng được các mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong gia đình, xã hội, chủ động tránh các chấn thương tâm thần mạn tính, khắc phục các tình trạng căng thẳng cảm xúc, mệt mỏi kéo dài. - Tổ chức sinh hoạt, lao động hợp lý, tránh quá sức, đồng thời quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, điều trị triệt để các bệnh mạn tính nếu có. - Tổ chức tập luyện dưỡng sinh bằng phương pháp tự xoa bóp, thư giãn, khí công và các phương pháp luyện tập thể dục khác như: hướng dẫn bệnh nhân tự xoa bóp; phương pháp thở 4 thì, kê mông, kết hợp giơ chân và thư giãn.
  22. 8. Phòng bệnh 8.2. Rèn luyện nhân cách Chủ động thực hiện tác phong sống lành mạnh theo lời khuyên của người xưa: + Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần, + Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình.
  23. 8. Phòng bệnh 8.3. Thuốc và dinh dưỡng nâng cao sức khoẻ Giữ gìn vệ sinh, ăn uống đủ chất nhưng thanh đạm, sử dụng thuốc hợp lý theo lời khuyên của bác sĩ đặc biệt là các thuốc tác động vào các quá trình sinh lý của Stress và các bài thuốc tác động lên thần kinh cao cấp.