Bài giảng Y học cổ truyền - Nổi mẫn dị ứng - Ths. Nguyễn Thị Hạnh

pdf 15 trang phuongnguyen 8610
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Y học cổ truyền - Nổi mẫn dị ứng - Ths. Nguyễn Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_y_hoc_co_truyen_noi_man_di_ung.pdf

Nội dung text: Bài giảng Y học cổ truyền - Nổi mẫn dị ứng - Ths. Nguyễn Thị Hạnh

  1. NỔI MẪN DỊ ỨNG Ths. Nguyễn Thị Hạnh Bộ môn YHCT Trường ĐHYK Thái Nguyên
  2. 1. Mục tiêu 1. Trình bày được nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh nổi mẩn dị ứng theo YHCT 2. Mô tả được triệu chứng lâm sàng hai thể nổi mẩn dị ứng theo YHCT 3. Lựa chọn được phương pháp điều trị và phòng bệnh hai thể nổi mẩn dị ứng theo YHCT.
  3. 2. Quan niệm của YHHĐ về nổi mẩn dị ứng * Nguyên nhân: - Do yếu tố vật lý: chẩn đoán dựa vào hỏi bệnh có thể làm tái hiện các yếu tố gây bệnh: chứng da vẽ nổi, nổi mẩn do nóng, nổi mẩn dị ứng do lạnh - Do tiếp xúc: có thể do thuốc, thức ăn, cỏ cây, đồ trang sức, hoá chất, các vật phẩm khác của súc vật - Do thuốc chẩn đoán dựa vào hỏi bệnh và test da , do thức ăn, do nhiễm trùng. - Do hô hấp: thường xảy ra theo mùa và hay phối hợp với viêm mũi dị ứng, hen phế quản. - Do tiêu hoá: đau bụng cùng với đợt nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân.
  4. 2. Quan niệm của YHHĐ về nổi mẩn dị ứng *Cơ chế bệnh sinh: Cho đến thế kỷ thứ 19, việc giải thích cơ chế bệnh sinh của hiện tượng phản ứng về dị ứng còn gặp nhiều khó khăn. Những công trình nghiên cứu về choáng phản vệ đạt kết quả rõ rệt trong các thí nghiệm của Richetch (1850 - 1935) và Portier P (1866 - 1963). Từ hiện tượng choáng phản vệ hai ông đã đặt cơ sở khoa học nghiên cứu, điều trị hàng loạt bệnh nhân dị ứng khác nhau như: viêm mũi dị ứng, các bệnh dị ứng do phấn hoa, hen phế quản
  5. 2. Quan niệm của YHHĐ về nổi mẩn dị ứng *Cơ chế bệnh sinh: Cơ chế phân tử của các bệnh dị ứng: hệ miễn dịch đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Giá trị đặc biệt của hệ miễn dịch đó là khả năng của các tế bào miễn dịch nhận biết được các chất lạ (các kháng nguyên) xâm nhập vào cơ thể và tiếp đó là sự đáp ứng miễn dịch theo những cơ chế đặc hiệu, tạo nên những nguyên tắc cơ bản của sự hình thành kháng thể.
  6. 2. Quan niệm của YHHĐ về nổi mẩn dị ứng *Dịch tễ học: Mấy chục năm qua số người mắc bệnh dị ứng có xu hướng tăng nhanh ở nhiều nước: -Đức, Pháp, Liên Xô cũ (có khoảng 25 - 30% dân số có những biểu hiện và hội chứng dị ứng). -Theo thống kê OMS năm 1968 ở Hoa Kỳ số người mắc bệnh hen phế quản gấp 147 lần người bệnh lao và gần 9 lần số người bệnh ung thư. -Những chương trình nghiên cứu dị ứng ở Việt Nam trong 30 năm qua cho thấy số người mắc bệnh dị ứng tăng nhanh trong những năm gần đây
  7. 2. Quan niệm của YHHĐ về nổi mẩn dị ứng * Phương pháp chẩn đoán: Dựa vào: tiền sử, triệu chứng lâm sàng - Tại cộng đồng hay tuyến cơ sở: phát hiện sớm chủ yếu dựa vào hiện tượng hắt hơi, sổ mũi sau khi gặp lạnh, trên da xuất hiện nốt sẩn ngứa, hoặc sau khi người bệnh uống rượu, bia hay ăn thức ăn lạnh (tôm, cua) thấy trên da phát hiện các nốt sẩn ngứa. Hoặc sau khi bệnh nhân uống thuốc, tiếp xúc với các vật dụng như bột, phấn hoa trên da xuất hiện sẩn ngứa, khó chịu, bệnh nhân lo lắng có khi có cảm giác bó chặt ngực khó thở, ỉa chảy, hoảng hốt - Tại tuyến trung ương: dựa vào lâm sàng, khai thác tiền sử, test dị nguyên.
  8. 2. Quan niệm của YHHĐ về nổi mẩn dị ứng Nguyên tắc điều trị: - Nổi mẩn dị ứng cấp tính: Các thuốc kháng Histamine H1; các loại Corticoides có thể dùng trong trường hợp các thuốc trên không có hiệu quả. Loại trừ căn nguyên gây nổi mẩn dị ứng. - Nổi mẩn dị ứng mạn tính thông thường: Điều trị nguyên nhân; thuốc kháng Histamine H1 với liều đầy đủ, duy trì trong thời gian nhiều tuần, nhiều tháng và khi ngừng thuốc cần phải theo dõi kỹ. - Điều trị tại tuyến y tế cơ sở, gia đình: +Dùng kháng Histamin, Corticoide, Vitamin C. +Nếu bệnh không đỡ hoặc tình trạng bệnh nặng thì chuyển tuyến trên. - Điều trị tại tuyến trên: +Nếu nặng cần cấp cứu bằng thở ôxy +Nếu co thắt phế quản xịt Adrenalin. Tiêm Adrenalin Kháng Histamin, Corticoide Sau khi cấp cứu xong phải tìm dị nguyên để loại trừ
  9. 3. Quan niệm nổi mẩn dị ứng theo Y học cổ truyền Nổi mẩn dị ứng YHCT gọi là phong chẩn khối. Phong là gió chủ khí về mùa xuân nhưng mùa nào cũng gây bệnh, hay phối hợp với các khí khác: hàn, nhiệt, thấp thành phong hàn, phong nhiệt, phong thấp. Phong là dương tà hay đi lên trên và ra ngoài. Nên hay gây bệnh ở phần trên của cơ thể (đầu, mặt) và phần ngoài (cơ biểu) làm da lông khai tiết. Phong hay di động và biến hoá. Bệnh do phong hay di chuyển gặp trong đau các khớp, lúc đau chỗ này, lúc đau chỗ khác, ngứa nhiều chỗ nên gọi là "phong động", biến hoá bệnh nặng nhẹ mau lẹ, xuất hiện đột ngột, theo mùa, gây ngứa
  10. 3. Quan niệm nổi mẩn dị ứng theo Y học cổ truyền 3.1. Nguyên nhân: - Do thời tiết (phong hàn, phong nhiệt) - Do các yếu tố khác thức ăn, thuốc, ký sinh trùng làm nổi mẩn ở da các nốt ban đỏ, ngứa, phù nề tại chỗ. - Điều trị chủ yếu là gii dị ứng, chống xung huyết, giảm phù nề và các triệu chứng kèm theo.
  11. 3. Quan niệm nổi mẩn dị ứng theo Y học cổ truyền 3.2. Các thể lâm sàng: 3.2.1. Thể phong hàn: * Triệu chứng: nổi mẩn dị ứng sau khi bị nhiễm lạnh, hoặc tiếp xúc với nước lạnh. Biểu hiện da hơi đỏ, ngứa, có khi nổi sẩn từng đám hoặc phù nề taị chỗ, gặp thời tiết nóng thì bệnh đỡ, rêu lưỡi trắng, mạch phù khẩn. * Chẩn đoán bát cương: biểu thực hàn 3.2.2. Thể do phong nhiệt: * Triệu chứng: nổi mẩn dị ứng sau khi tiếp xúc với nóng, thời tiết nóng. Biểu hiện da đỏ, ban đỏ, ngứa rát, miệng khát, phiền táo, có thể có sốt, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác. * Chẩn đoán bát cương: biểu thực nhiệt
  12. 3. Quan niệm nổi mẩn dị ứng theo Y học cổ truyền 3.3. Điều trị: 3.2.1. Thể do phong nhiệt: * Pháp điều trị: khu phong, thanh nhiệt, lương huyết. * Thuốc: Bài 1: Kim ngân hoa 16g Phù bình 08g Kinh giới 16g Bồ công anh 12g Thuyền thoái 06g Sa tiền tử 16g Ké đầu ngựa 16g Sinh địa 12g Tang diệp 16g Thổ phục linh 16g Sắc uống ngày 1 thang, từ 7 - 10 thang. * Châm cứu: châm các huyệt: Huyết hải, Khúc trì, Đại truỳ, Tam âm giao. Thủ thuật: thể phong nhiệt thì châm, thể phong hàn thì cứu, hoặc ôn châm. Nếu do ăn uống thêm huyệt Túc tam lý.
  13. 3. Quan niệm nổi mẩn dị ứng theo Y học cổ truyền 3.3. Điều trị: 3.2.2. Thể do phong nhiệt: * Pháp điều trị: khu phong, thanh nhiệt, lương huyết. * Thuốc: Bài 1: Kim ngân hoa 16g Phù bình 08g Bồ công anh 12g Thuyền thoái 06g Ké đầu ngựa 16g Sinh địa 12g Tang diệp 16g Thổ phục linh 16g Kinh giới 16g Sa tiền tử 16g Sắc uống ngày 1 thang, từ 7 - 10 thang. * Châm cứu: châm các huyệt: Huyết hải, Khúc trì, Đại truỳ, Tam âm giao. Thủ thuật: thể phong nhiệt thì châm, thể phong hàn thì cứu, hoặc ôn châm. Nếu do ăn uống thêm huyệt Túc tam lý.
  14. 4. Phòng bệnh Nổi mẩn dị ứng là một triệu chứng bệnh mà căn nguyên và cơ chế bệnh sinh còn nhiều khó khăn. Có thể phòng được một số căn nguyên như: tránh dùng các loại thuốc đã có hoặc nghi ngờ gây dị ứng, hoặc tránh tiếp xúc, ăn uống với những vật dụng hoặc đồ dùng hay thức ăn gây dị ứng, tránh nóng, tránh lạnh Nếu khi đã có bệnh thỡ cần điều trị kịp thời và triệt để.