Bài giảng Y học cổ truyền-Dược liệu - ThS. Trương Thị Chiêu

pdf 373 trang phuongnguyen 4471
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Y học cổ truyền-Dược liệu - ThS. Trương Thị Chiêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_y_hoc_co_truyen_duoc_lieu_ths_truong_thi_chieu.pdf

Nội dung text: Bài giảng Y học cổ truyền-Dược liệu - ThS. Trương Thị Chiêu

  1. DHYD CẦN THƠ ,2011 BÀI GIẢNG –Yk34 -YHDT DỰƠC LIỆU THẠC SĨ BS : TRUONG THI CHIEU BM YHDT sanofi~synthelabo 1
  2. ĐẠI CƢƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN MỤC TIÊU 1. Mô tả phương pháp bào chế thuốc, nêu tính năng dược vật của thuốc 2. Liệt kê 7 loại phối ngũ thuốc, các thành phần hóa học của thuốc sanofi~synthelabo 2
  3. ĐẠI CƢƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN Thuốc Y học cổ truyền còn gọi là thuốc Đông y, Đông dược. Thuốc ra đời là do kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh với bệnh tật của nhân dân. Số lượng, chất lượng tiến bộ theo sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Sách có giá trị lớn về thuốc Đông dược phải kể tới: - “Thần nông bản thảo” - “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân (1528 - 1593). Riêng ở Việt Nam có các sách chuyên bàn về thuốc Đông dược như: - “Nam dược thần hiệu”: của Tuệ Tĩnh, thế kỷ XV. - “Lĩnh Nam bản thảo” và “Dược phẩm vựng yếu” của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác thế kỷ 18. - “Những vị thuốc và cây thuốc Việt Nam” của Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi. - “Hiểu biết cơ bản về phương dược theo y học cổ truyền” của lương y Nguyễn Trung Hòa (1983). sanofi~synthelabo 3
  4. ĐẠI CƢƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN 1. Nguồn gốc Hầu hết các sản phẩm trong thiên nhiên: - Thực vật: Rễ, thân, lá, hoa, quả - Động vật - Khoáng vật. - Một số chế phẩm hóa học. 2. Bào chế Mục đích là : - Loại bỏ tạp chất, làm cho sạch - Làm mất hoặc giảm chất độc của thuốc - Điều hòa lại tính chất của vị thuốc, làm hòa hoãn hoặc tăng hiệu lực - Giúp bảo quản dễ dàng, sử dụng thuận lợi, dự trữ được thuốc sanofi~synthelabo 4
  5. ĐẠI CƢƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN 3. Phƣơng pháp 3.1. Dùng lửa (hỏa chế): Đem vị thuốc trực tiếp hoặc gián tiếp đặt lên trên lửa hong sấy, đốt làm khô ráo, xém vàng, hoặc thành than. Gồm các phương pháp sau: Nung: Bỏ ngay vị thuốc vào lửa đỏ hoặc trong nồi chịu lửa, thường là các vị thuốc loại khoáng vật: mẫu lệ, từ thạch vv Bào: Cho vị thuốc vào chảo rất nóng, sao trong chốc lát, đợi thuốc xém vàng là được. Lùi: Vị thuốc bọc giấy ướt hay cám ướt vùi trong tro nóng hoặc than đến khi giấy cháy, cám cháy là được. Để giảm tính kích thích của vị thuốc. Sao: cho thuốc vào nồi hoặc chảo rang, hay dùng nhất Sấy: sấy thuốc trên than hay trong lò sấy để làm khô Trích: là sao có tẩm mật, đường và các thành phần khác để tăng thêm tác dụng của thuốc như: trích vỏ rễ dâu, trích cam thảo. sanofi~synthelabo 5
  6. ĐẠI CƢƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN 3.2. Dùng nƣớc (thủy chế): Làm cho vị thuốc sạch, mềm, dễ thái, làm giảm bớt độc tính. Tẩy rửa: Làm sạch đất, chất bẩn, làm trôi các tạp chất Ngâm: Để dễ bào chế, giảm độc Ủ:Thấm nước rồi ủ làm vị thuốc mềm ra Thủy phi: cho thêm nước nghiền chung với bột để tán nhỏ mịn và thuốc không bay ra . sanofi~synthelabo 6
  7. ĐẠI CƢƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN 3.3. Phối hợp dùng lửa, nƣớc (thủy hỏa hợp chế) Chƣng: Nấu cách thủy cho chính hoặc chưng với rượu . Tôi: Đem vị thuốc nung đỏ, tôi với nước, nhằm làm cho tan rã, ngậm nước, dùng cho loại thuốc khoáng vật . sanofi~synthelabo 7
  8. ĐẠI CƢƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN 4. Tính năng dƣợc vật Là tác dụng dược lý theo y học cổ truyền. Chủ yếu là tứ khí, ngũ vị và thăng giáng phù trầm 4.1. Tứ khí Là 4 loại khí gồm: hàn (lạnh), nhiệt (nóng), ôn (ấm), lương (mát) - Hàn lương thuộc âm, những thuốc hàn lương còn gọi là âm dược dùng để thanh nhiệt tả hỏa, giải độc, chữa chứn1g nhiệt - Ôn nhiệt thuộc dương: còn gọi là dương dược dùng để ôn trung tán hàn, chữa các chứng âm, chứng hàn Ngoài ra còn một loại thuốc khí không rõ rệt, tính hòa hoãn gọi là tính bình sanofi~synthelabo 8
  9. ĐẠI CƢƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN 4.2. Ngũ vị Là 5 vị thông qua vị giác mà nhận thấy gồm: Cay (tân), chua (toan), đắng (khổ), ngọt (cam), mặn (hàm). Còn một vị nhạt nhẽo không rõ rệt gọi là vị đạm: - Vị cay: hay phát tán dùng để chữa các bệnh thuộc phần biểu, làm ra mồ hôi hoặc khí huyết bị ngưng trệ như lá tía tô tán phong hàn chữa cảm mạo; sa nhân: hành khí, giảm đau; xuyên khung: hoạt huyết. - Vị ngọt: có tác dụng bổ dưỡng cơ thể, hoà hoãn để giảm cơn đau, bớt độc tính của thuốc, đều hòa tính của các vị thuốc. Thí dụ: đảng sâm, hoàng kỳ: bổ khí; thục địa bổ huyết; cam thảo điều hoà tính các sanofi~synthelabovị thuốc. 9
  10. ĐẠI CƢƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN 4.2. Ngũ vị Vị chua: là thu liễm, cố sáp, chống đau để chữa chứng ra mồ hôi, tiêu chảy, di tinh như kim anh tử . - Vị đắng: thanh nhiệt, trừ thấp (thí dụ: hoàng liên) - Vị mặn: làm mềm chất ứ đọng, chất rắn, dùng chữa táo bón. - Vị nhạt: hay thẩm thấp, lợi niệu chữa chứng bệnh do thủy thấp gây ra (phù thũng). Thí dụ: ý dĩ , hoạt thạch. Ngũ vị có quan hệ với ngũ tạng: cay vào phế, ngọt vào tỳ, đắng vào tâm, chua vào can, mặn vào thận. sanofi~synthelabo 10
  11. ĐẠI CƢƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN 4.3. Thăng giáng phù trầm Chỉ xu hướng của thuốc sau khi vào cơ thể. Thăng: đi lên, giáng: đi xuống, phù: phát tán ra ngoài, trầm: thấm vào trong và xuống dưới. Các vị thuốc thăng, phù thuộc dương đều đi lên, hướng ra ngoài, có tác dụng là thăng dương, giải biểu, tán hàn. Các vị thuốc trầm và giáng thuộc âm, đi xuống và vào trong có tác dụng tiềm dương, giáng nghịch, thu liễm và gây xổ. Tính chất thăng giáng phù trầm có quan hệ mật thiết với tứ khí và ngũ vị. sanofi~synthelabo 11
  12. ĐẠI CƢƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN 4. Bổ tả Bệnh tật là quá trình đấu tranh mất đi hay phát triển của chính khí và tà khí.Vì vậy bệnh có hai mặt: hư và thực. Nguyên tắc chữa bệnh: hư thì bổ, thực thì tả, do đó tính năng của thuốc căn cứ yêu cầu chữa bệnh còn chia 2 loại bổ và tả Thí dụ: đào nhân và bạch thược đều vào huyết phận, đào nhân có tác dụng hoạt huyết chữa chứng huyết ứ là thuốc tả; bạch thược bổ huyết chữa chứng huyết hư là thuốc bổ. Trên lâm sàng, do tính chất phức tạp của bệnh chứng hư và chứng thực lẫn lộn nên khi dùng thuốc phải vận dụng bổ tả cùng dùng để chữa bệnh. sanofi~synthelabo 12
  13. ĐẠI CƢƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN 5. Quy kinh Quy kinh là tác dụng đặc biệt của các vị thuốc đối với các bộ phận khác nhau của cơ thể, tuy tính chất dược giống nhau nhưng tác dụng chữa bệnh ở các vị trí cơ thể khác nhau. Thí dụ bệnh nhiệt phải dùng thuốc hàn lương nhưng nhiệt ở phế, vị, đại trường phải sử dụng dạng thuốc khác nhau. Quy kinh là khái quát hóa tác dụng các vị thuốc, nó dựa trên hệ kinh lạc và các tạng phủ, lấy lý luận ngũ hành làm cơ sở, cụ thể là dựa trên màu sắc, mùi vị và tác dụng của vị thuốc mà quy nạp vào kinh. Thí dụ: cam thảo màu vàng, vị ngọt chữa bệnh ở tỳ và vị; mang tiêu (khoáng vật) vị mặn quy vào kinh thận . sanofi~synthelabo 13
  14. ĐẠI CƢƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN 6. Sự phối hợp các vị thuốc Trên thực tế người ta thường dùng từ 2 loại thuốc trở lên, đó là cơ sở tạo thành bài thuốc, gọi là phối hợp hay phối ngũ. Mục đích phối hợp các vị thuốc là để phát huy hiệu lực chữa bệnh, hạn chế tác dụng xấu của vị thuốc, mặt khác để thích hợp với bệnh cảnh lâm sàng gồm nhiều triệu chứng phức tạp trong quá trình bệnh tật . Có các loại phối ngũ sau: sanofi~synthelabo 14
  15. ĐẠI CƢƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN 6.1. Tƣơng tu: hai thứ thuốc có cùng tác dụng hỗ trợ kết quả cho nhau . 6.2. Tƣơng sử: hai vị thuốc trở lên dùng chung, một thứ là chính, một thứ là phụ để nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Tương tu và tương sử là hai loại phối ngũ thường thấy nhất. 6.3. Tƣơng uý: khi một thuốc có tác dụng xấu dùng chung với một vị khác để chế ngự, ví dụ:bán hạ sống gây ngứa dùng với gừng cho hết ngứa. 6.4. Tƣơng sát: một vị thuốc có độc dùng với một vị thuốc khác để tiêu trừ độc tính trở nên không độc. Tương uý và tương sát là sự phối ngũ thường thấy đối với các thuốc độc . sanofi~synthelabo 15
  16. ĐẠI CƢƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN 6.5. Tƣơng ố: hai thứ thuốc dùng chung với nhau sẽ làm giảm hoặc làm mất hiệu lực của nhau như hoàng cầm với sinh khương . 6.6. Tƣơng phản: một số ít thuốc đem phối ngũ gây tác dụng độc thêm như ô đầu với bán hạ. Tương ố và tương phản nói lên sự cấm kỵ trong khi dùng thuốc . 6.7. Ngoài ra còn lối dùng đơn độc một vị thuốc mà có tác dụng như độc sâm thang (có một vị nhân sâm ). Bảy loại phối ngũ này y học cổ truyền gọi là thất tình hoà hợp. sanofi~synthelabo 16
  17. ĐẠI CƢƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN 7. Sự cấm kỵ trong khi dùng thuốc 7.1. Những vị thuốc cấm kỵ khi có thai - Loại cấm dùng: ba đậu (tả hạ), đại kích (trục thuỷ), tam thất (hoạt huyết), xạ hương (phá khí), nga truật (phá huyết) - Loại dùng thận trọng: đào nhân, hồng hoa (hoạt huyết), bán hạ, đại hoàng (tả hạ), chỉ thực (phá khí), phụ tử, can khương, nhục quế (đại nhiệt). sanofi~synthelabo 17
  18. ĐẠI CƢƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN 7.2. Các vị thuốc tƣơng phản lẫn nhau Cam thảo chống: cam toại, nguyên hoa, hải tảo 7.3. Cấm kỵ trong khi uống thuốc Cam thảo, hoàng liên, cát cánh, ô mai kiêng ăn thịt lợn; bạc hà kiêng ăn ba ba; phục linh kiêng dấm. sanofi~synthelabo 18
  19. ĐẠI CƢƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN 1.7. Thành phần hóa học của thuốc 1.7.1. Các hoạt chất Những chất có tác dụng đặc biệt trong vị thuốc được gọi là hoạt chất, được chia làm 2 nhóm: hữu cơ và vô cơ Nhóm hữu cơ gồm: + Chất gôm, chất nhầy và Pectin + Acid hữu cơ + Dầu béo + Tinh dầu + Chất nhựa, chất tinh dầu bị Oxy hóa + Gluozit hay Heterozit Glucozit trợ tim Glucozit đắng Glucozit bột: saponin hay saponozit Glucozit có tính chất kích thích co bóp: anthraglucozit Glucozit có tính chát và chua: Tamin Glucozit có màu sắc: Flavon, anthoxyanozit sanofi~synthelabo 19
  20. ĐẠI CƢƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN + Ancaloid + Vitamin + Hormon + Kháng sinh Nhóm vô cơ: Gốc acid: Sunfuric, Chlohydric, Phosphoric Kim loại và á kim: Ca, Fe, Mg . . .có tác dụng toàn thân và tác dụng cục bộ, nhằm xúc tiến quá trình chuyển hóa và một số cơ năng mô như : Fe, I2, As để bổ máu , khỏe mạnh . . . Ca làm trung hòa acid trong dung dịch máu, K+ lượng nước tiểu, Na2SO4 làm thông đại tiện. sanofi~synthelabo 20
  21. ĐẠI CƢƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN 1.7.2. Dƣợc lý Nghiên cứu tác dụng của thuốc trên súc vật hiện nay có rất nhiều tiến bộ, làm sáng tỏ nhiều vấn đề về cơ chế tác dụng của thuốc trên cơ thể. 1.7.2.1. Chất gôm, chất nhầy và pectin: Là những dẫn suất của acid uronic thuộc loại hydratcacbon khá phổ biến trong cây. Chất gôm như nhựa mận, nhựa đào, chất nhầy trong sâm bố chính, chất pectin trong cùi bưởi. Những vị thuốc có chất này thường có tính nhuận hoạt, làm dịu niêm mạc, thường dùng sanofi~synthelabo 21
  22. ĐẠI CƢƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN 1.7.2.2. Acid hữu cơ: Rất phổ biến trong các bộ phận của cây như quả (chanh, cam, quít, sơn tra) trong lá (chua me, sấu). Những acid hữu cơ thường là: Acid focmic, acid citric, acid acetic, acid malic, acid oxalic. Những acid này có khi ở thể tự do làm thuốc có vị chua, nhưng cũng có khi ở dưới dạng muối như canci oxalat. Tác dụng của những chất này không giống nhau, thường có tác dụng giải nhiệt, giúp cho tiêu hóa hoặc chữa ho, sát khuẩn. sanofi~synthelabo 22
  23. ĐẠI CƢƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN 1.7.2.3. Dầu béo: Thường ở hạt như hạnh nhân, Đào nhân, Thầu dầu, Ba đậu, hạt mè. Tác dụng của chất béo có nhiều mắt, khi thì là thuốc hoạt huyết chữa ho (hạnh nhân, đào nhân) khi thì là thuốc xổ (thầu dầu, ba đậu) khi thì là thuốc trị thần kinh và làm dầu pha chế các thuốc dùng ngoài như hạt mè. sanofi~synthelabo 23
  24. ĐẠI CƢƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN 1.7.2.4. Tinh dầu: Là những chất làm cho vị thuốc có mùi thơm hay hắc (gọi là thuốc phương hương). Những vị thuốc có tinh dầu khi ép giữa hai tờ giấy cũng để lại vết mờ nhưng để lâu hoặc hơ nóng thì bay mùi (phân biệt với chất béo). Tinh dầu có trong rất nhiều vị thuốc như: Sả, bạc hà, quế, hồi, đương quy, xuyên khung thuốc có tinh dầu thường có tác dụng sát khuẩn, trị bệnh đường hô hấp, giúp tiêu hóa, ăn ngon, chữa đau bụng, ói mửa. sanofi~synthelabo 24
  25. ĐẠI CƢƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN 1.7.2.5 Chất nhựa: là những chất được tạo thành do sự oxy hóa các tinh dầu (thông, nhũ hương, một dược) những vị thuốc có chất nhựa thường có tác dụng sát khuẩn đường hô hấp, đường tiết niệu và giảm đau. 1.7.2.6. Glucozit: Còn gọi là Heterozit rất hay gặp trong các vị thuốc. Glucozit là một chất khi đun với acid loãng hay kiềm loãng thì thủy phân thành hai phần: 1 phần đường (Glucoza), 1 phần không phải đường (gọi là genin). Tùy theo phần không đường và tác dụng của vị thuốc ta chia glucozit làm nhiều loại. sanofi~synthelabo 25
  26. ĐẠI CƢƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN Glucozit chữa tim: Có trong lá trúc đào, thông thiên, hạt đay, những vị thuốc có chứa glucozit chữa tim thường rất độc. - Glucozit bổ đắng: Là những chất có vị rất đắng, gặp trong vỏ cam, thạch xương bồ, Bồ công anh. Những vị thuốc có chất đắng thường làm cho ngon cơm, dễ tiêu. - Saponin hay saponozit: là những glucozit có tính chất gây bọt, thường gặp trong các vị: bồ két, ngưu tất, viễn chí thuốc có chứa saponin thường là thuốc hoạt huyết, trừ đờm, trị ho. sanofi~synthelabo 26
  27. ĐẠI CƢƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN - Antraglucozit: Là những glucozit có tính chất kích thích sự co bóp của ruột. Dùng liều nhỏ làm ăn ngon cơm, dễ tiêu hóa , liều vừa làm nhuận trường, liều cao gây tẩy xổ mạnh. Những vị thuốc có Antraglucozit thường gặp như: muồng trâu, chút chít, thảo quyết minh, đại hồi. - Tanin: Là glucozit có vị chát, tác dụng của nó ngược lại với Antraglucozit. Thuốc có Tanin thường gây táo bón, dùng chữa tiêu chảy như lá ổi, lá sim, có tác dụng cầm máu và bổ như lá sung, lá chè. - Flavon và Antoxybin (Flavonozit và anthoxyanozit): là những glucozit có màu sắc. Thường gặp trong các vị thuốc như : hoa chè, trái dành dành, vỏ cam, vỏ hạt đậu đen. Tác dụng của thuốc có flavon làm giảm huyết áp, làm bền vững mạch máu, các tác dụng khác chưa biết hết sanofi~synthelabo 27
  28. ĐẠI CƢƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN 1.7.2.7. Ancaloid: Là những chất hữu cơ có tính chất kiềm, tìm thấy trong thực vật. Thường có vị rất đắng, có hoạt tính sinh học cao, dùng quá liều có thể gây ngộ độc. Thường có nhiều trong các vị thuốc: Phụ tử, cà độc dược, mã tiền, thuốc phiện 1.7.2.8. Vitamin: hay sinh tố, là những chất tác dụng trên cơ thể với liều rất nhỏ, rất cần thiết cho cơ thể, thiếu nó thì phát sinh nhiều bệnh phức tạp, gặp trong nhiều loại trái cây: chanh, cam, bưởi sanofi~synthelabo 28
  29. ĐẠI CƢƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN 1.7.2.9. Hormon: Hay các nội tiết tố thường gặp trong các vị thuốc có nguồn gốc động vật: nhau thai, nhung hươu 1.7.2.10. Kháng sinh: càng ngày người ta càng phát hiện thấy trong vị thuốc có chất kháng sinh như: Tô mộc, tỏi, hoàng đằng, xuyên tâm liên, ô rô Những chất kháng sinh này có thể có cấu tạo tinh dầu, Ancaloid hoặc có cấu tạo khác. sanofi~synthelabo 29
  30. THUỐC GIẢI BIỂU- THUỐC THANH NHIỆT MỤC TIÊU 1. Trình bày đặc điểm của nhóm thuốc giải biểu và phân biệt sự khác nhau của thuốc tân ôn và tân lương giải biểu 2.Trình bày đặc điểm của nhóm thuốc thanh nhiệt và phân biệt sự khác nhau của 5 nhóm thuốc thanh nhiệt 3. Liệt kê các vị thuốc theo từng phân nhóm sanofi~synthelabo 30
  31. THUỐC GIẢI BIỂU 1. Định nghĩa Thuốc giải biểu còn gọi là thuốc giải cảm, là thuốc dùng để đưa ngoại tà (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài bằng đường mồ hôi, chữa những bệnh còn ở biểu (ngoài da) không cho xâm nhập vào lý (bên trong). .2. Phân loại: Gồm 2 nhóm Giải biểu hàn Giải biểu nhiệt sanofi~synthelabo 31
  32. 1.THUỐC GIẢI BIỂU HÀN (TÂN ÔN GIẢI BIỂU) Đặc điểm chung: Có vị cay, tính ấm, phần lớn quy về kinh phế. Công năng chung phát tán phong hàn, phát hãn, giải biểu, chỉ thống, làm thông dương khí, thông kinh hoạt lạc. Dùng chữa các bệnh cảm mạo phong hàn: sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau mình, nghẹt mũi, chảy mũi , đau dây thần kinh do lạnh, viêm mũi dị ứng sanofi~synthelabo 32
  33. TÂN ÔN GIẢI BIỂU 1.1. Quế chi: Là cành nhỏ của nhiều loại Quế (Cirnamomum cassia) thuộc họ Long não (Lauraceae). - Tính vị quy kinh: Cay, ngọt, ấm vào kinh phế, tâm, bàng quang. - Tác dụng: Ra mồ hôi, giải cảm, thông kinh lạc, thông dương khí. - Ứng dụng lâm sàng: Chữa cảm phong hàn, đau nhức khớp, ứ nước, bí tiểu. - Liều dùng: 2 - 12 gram sanofi~synthelabo 33
  34. Quế chi sanofi~synthelabo 34
  35. TÂN ÔN GIẢI BIỂU 1.2. Kinh giới: Dùng thân và lá của cây kinh giới (Elsholtzra cristana) thuộc họ Hoa môi (Labiatae) - Tính vị quy kinh: Cay, ấm vào kinh phế, can - Tác dụng: Giải cảm, khu phong, chữa về huyết - Ứng dụng lâm sàng: Chữa cảm phong hàn, sởi thời kỳ đầu. Kinh giới sao đen chữa ói ra máu, chảy máu mũi, đi cầu ra máu - Liều: 6 - 12 gram/ngày sanofi~synthelabo 35
  36. Kinh Giới sanofi~synthelabo 36
  37. TÂN ÔN GIẢI BIỂU 1.3. Tía tô: Còn gọi là tử tô. Dùng toàn cây trên mặt đất, phơi khô của cây tía tô (Perillao cymoides) thuộc họ Hoa môi (Labiatae) Ngoài ra còn dùng: Hạt phơi khô gọi là Tô tử Lá tía tô gọi là Tô diệp Cành tía tô gọi là Tô ngạnh - Tính vị quy kinh: Cay, ấm vào kinh phế, tỳ - Tác dụng: Phát tán phong hàn, hành khí, an thai - Ứng dụng lâm sàng: Chữa cảm phogn hàn, chữa tức ngực, nôn mữa, động thai, giải độc cua, cá. - Liều dùng: 6 - 12 gram/ngày sanofi~synthelabo 37
  38. Cây tía tô sanofi~synthelabo 38
  39. TÂN ÔN GIẢI BIỂU 1.4.Gừng tƣơi: Hay gừng sống, còn gọi là sinh khương. Là thân và rễ tươi của cây gừng (Zingiber officinale) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) - Tính vị quy kinh: Cay, hơi ấm vào kinh, phế, vị, tỳ - Tác dụng: Giải cảm, trừ hàn, trị ói, tiêu đờm, hành thủy - Ứng dụng lâm sàng: Chữa cảm phong hàn, ói mữa, ho do lạnh, đầy hơi. - Liều: 4 - 12 gram sanofi~synthelabo 39
  40. Cây -Gừng & củ sanofi~synthelabo 40
  41. TÂN ÔN GIẢI BIỂU 1.5. Bạch chỉ: Là rể phơi khô của cây Bạch chỉ (Angclica dahurica) thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae) Không phải cây Nam bạch chỉ (Robinia amera) thuộc họ đậu cánh bướm. - Tính vị quy kinh: Cay, ấm vào kinh phế, vị - Tác dụng: Trừ hàn, giảm đau, chống viêm - Ứng dụng lâm sàng: Chữa cảm lạnh, nhức đầu, đau răng, làm bớt mủ trong viêm tuyến vú, abcèse vú. - Liều: 4 - 12 gram sanofi~synthelabo 41
  42. Bạch chỉ sanofi~synthelabo 42
  43. TÂN ÔN GIẢI BIỂU Một số vị thuốc cung nhóm : Ma hoàng , khương hoạt, tế tân, hương nhu, phòng phong. sanofi~synthelabo 43
  44. Ma hoàng sanofi~synthelabo 44
  45. Khương hoạt - Hương nhu sanofi~synthelabo 45
  46. Tế Tân - Phòng phong sanofi~synthelabo 46
  47. 2. THUỐC GIẢI BIỂU NHIỆT (TÂN LƢƠNG GIẢI BIỂU) Đặc điểm chung: - Có vị cay, tính mát, phần lớn quy về kinh phế - Tác dụng chữa cảm phong nhiệt (sốt cao, đau đầu, ho khan, khàn giọng), viêm họng, giai đoạn khởi phát của các bệnh truyền nhiễm có biểu hiện lâm sàng: sợ nóng, nhức đầu, mắt đỏ, họng đỏ, miệng khô, rêu lưỡi vàng hay trắng dày, chất lưỡi đỏ, mạch phù sác. Làm mọc các nốt ban chẩn (sởi, thuỷ đậu). sanofi~synthelabo 47
  48. 2 .TÂN LƢƠNG GIẢI BIỂU 2.1. Bạc hà: Dùng toàn cây bỏ rễ phơi khô của cây bạc hà (mentha arvesis) thuộc họ Hoa môi Labiatae) - Tính vị quy kinh: Cay, mát vào kinh, phế, can - Tác dụng: trừ phong nhiệt - Ứng dụng lâm sàng: Trị cảm nóng, viêm màng tiếp hợp, viêm họng. Làm chóng mọc các nốt ban thủy đậu, sởi. - Liều: 4 - 12 gram sanofi~synthelabo 48
  49. Bạc hà sanofi~synthelabo 49
  50. 2.TÂN LƢƠNG GIẢI BIỂU 2.2.Lá dâu: Còn gọi là Tang diệp. Là lá tươi hay khô của cây Dâu tằm (Morus alba) thuộc họ Dâu tằm (Moraceae) - Tính vị quy kinh: Ngọt, đắng, lạnh vào kinh phế, can - Tác dụng: Trừ phong nhiệt, lương huyết, bổ phế - Ứng dụng lâm sàng: Chữa cảm sốt, viêm màng tiếp hợp cấp. Giải dị ứng cầm máu, chữa ho, viêm họng. - Liều: 8 - 16 gram . sanofi~synthelabo 50
  51. Lá dâu – quả dâu tằm sanofi~synthelabo 51
  52. TÂN LƢƠNG GIẢI BIỂU 2.2.3 .Cúc hoa: Dùng hoa của cây cúc (chrysanthemum indicum) ,dùng cả hai loại hoa trắng và hoa vàng điều được. -Tính vị quy kinh: vị ngọt, đắng ,tính hơi hàn vào kinh phế can thận - Tác dụng: giải cảm nhiệt , giải độc -Ứng dụng lâm sàng: Chữa bệnh sốt kèm theo rét ,thấy đau đầu hoặc đau mắt, viêm kết mạc mắt ,hạ huyết áp ,chữa mụn nhọt đinh độc . - Liều: 8 -16 g . sanofi~synthelabo 52
  53. Cúc hoa sanofi~synthelabo 53
  54. TÂN LƢƠNG GIẢI BIỂU 2.4. Cát căn Dùng rễ phơi khô của cây sắn dây (Pueraria thomsoni Benth.), thuộc họ Đậu (Fabaceae) - Tính vị quy kinh: ngọt, cay, tính bình, vào kinh tỳ, vị - Tác dụng: giải cảm phong nhiệt, giải độc, sinh tân chỉ khát - ỨDLS: chữa sốt cao khát nƣớc, đau cứng cổ gáy. Làm cho ban sởi mọc hoàn toàn - Liều dùng : 4-sanofi~synthelabo24g 54
  55. Cát Căn sanofi~synthelabo 55
  56. TÂN LƢƠNG GIẢI BIỂU 2.2.5. Sài hồ Dùng rễ và lá của cây sài hồ (Buplerum sinense DC), thuộc họ hoa tán (Apiaceae) Tính vị quy kinh: đắng, hơi hàn, vào kinh can, đởm, tâm bào, tam tiêu Công dụng: sơ can giải uất, ích tinh sáng mắt. Ứng dụng lâm sàng: chữa cảm sốt, chữa hoa mắt chóng mặt do can khí uất trệ, chữa nấc cục, sốt rét Liều dùng: 8-16g sanofi~synthelabo 56
  57. Sài hồ sanofi~synthelabo 57
  58. TÂN LƢƠNG GIẢI BIỂU Một số vị thuốc cùng nhóm: Thuyền thoái,, thăng ma KÊ ĐƠN THUỐC + Phong hàn: Quế chi thang: Quế chi, bạch thược, cam thảo, đại táo, gừng sống. + Phong nhiệt: Tang cúc ẩm: Lá dâu, cúc hoa, liên kiều, bạc hà, cát cánh, hạnh nhân, cam thảo, rễ sậy. sanofi~synthelabo 58
  59. Thăng ma Thuyền Thoái sanofi~synthelabo 59
  60. THUỐC THANH NHIỆT MỤC TIÊU Nêu được định nghĩa của thuốc thanh nhiệt, nêu phân loại và tác dụng chung của từng nhóm thuốc thanh nhiệt. Liệt kê được tên, bộ phận dùng, tác dụng chính của từng vị thuốc thanh nhiệt, nhớ bài thuốc thanh nhiệt sanofi~synthelabo 60
  61. THUỐC THANH NHIỆT 1. Định nghĩa Thuốc thanh nhiệt là những thuốc có tính chất hàn lƣơng, để chữa bệnh gây chứng nhiệt trong ngƣời. 2. Tác dụng chung - Hạ sốt -Giải độc: chữa các bệnh nhiễm khuẩn, truyền nhiễm -Dƣỡng âm sinh tân: Làm giảm hiện tƣợng bị mất nƣớc (sốt kéo dài, khát nƣớc, họng khô, táo bón) -An thần: sốt gây vật vã, phiền muộn, mê sảng -Chống co giật do sốt cao sanofi~synthelabo 61
  62. THUỐC THANH NHIỆT 3. Phân loại: Gồm 5 nhóm Thanh nhiệt giáng hỏa: do hỏa độc phạm vào phần khí hay kinh dương minh Thanh nhiệt lương huyết: do huyết nhiệt gây tạng nhiệt Thanh nhiệt giải độc: do nhiệt độc gây các bệnh nhiễm khuẩn và truyền nhiễm. Thanh nhiệt táo thấp: do thấp nhiệt gây các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục, tiết niệu và tiêu hóa. Thanh nhiệt giải thử: do thử tà gây ra 1.1.4. Cấm kỵ Không dùng khi bệnh còn ở biểu Tỳ vị hư nhược: ăn không ngon, tiêu chảy Mất máu nhiều sau khi sanh sanofi~synthelabo 62
  63. 1. Thanh nhiệt giải độc Có tác dụng thanh trừ nhiệt độc trong cơ thể, giúp cơ thể tăng thải chất độc, có thể dùng để dự phòng nhiễm độc Chữa các chứng: mụn nhọt, sang lở, mẫn ngứa, dị ứng nội sinh, côn trùng cắn đốt, ngộ độc hoặc dị ứng thức ăn sanofi~synthelabo 63
  64. 1.Thanh nhiệt giải độc 1.1. Bồ Công Anh Dùng toàn cây bỏ rễ của cây Bồ công Anh (lacheca indica), còn gọi là cây mũi mác, cây diếp dại, thuộc họ Cúc (Compositeae) - Tính vị quy kinh: đắng, ngọt, lạnh vào kinh can, vị - Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm Ứng dụng lâm sàng: Chữa mụn nhọt, viêm cơ bắp, viêm hạch, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến vú. - Liều: 8 - 20 gram sanofi~synthelabo 64
  65. BỒ CÔNG ANH sanofi~synthelabo 65
  66. 1.Thanh nhiệt giải độc 1.2. Kim ngân hoa Dùng hoa lúc chưa nở đem phơi khô của cây kim ngân (Lonicera japonica) thuộc họ kim ngân (caprifrolaceae). Nếu dùng cành và lá của cây kim ngân gọi là Kim ngân đằng. - Tính vị quy kinh: Ngọt, lạnh vào kinh phế, vị, tâm - Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết - Ưng dụng lâm sàng: Chữa các bệnh nhiễm khuẩn: sốt cao, mụn nhọt, viêm họng, viêm tuyến vú. Chữa lỵ trực trùng, đại tiện ra máu. Chữa các bệnh dị ứng: ban ngứa, đau khớp. - Liều: 12 - 20 gram sanofi~synthelabo 66
  67. KIM NGÂN HOA sanofi~synthelabo 67
  68. 1.Thanh nhiệt giải độc 1.3. Ngƣ tinh thảo Dùng toàn cây bỏ rễ của cây diếp cá Houttuynia cordata. -Tính vị quy kinh: vị cay chua tính hàn vào phế, đại tràng, bàng quang -Ứng dụng lâm sàng: + Thanh nhiệt giải độc: dùng trong truờng hợp viêm phế quản, viêm phổi, áp xe phổi +Trị sốt cao, sốt rét +Trị chứng bàng quang thấp nhiệt, bí tiểu tiện -Liều: 12-20 gram/ ngày. sanofi~synthelabo 68
  69. Ngư tinh thảo sanofi~synthelabo 69
  70. 1.Thanh nhiệt giải độc 1.4. Liên kiều Dùng quả phơi khô bỏ hạt của cây liên kiều (Forsythia suspensa. Vahl), họ Nhài (Oleaceae) Tính vị quy kinh: đắng, cay, hơi hàn, vào kinh tâm, phế Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, tán kết Ứng dụng lâm sàng: trị mụn nhọt sưng đau, tràng nhạc Liều dùng: 8-20g sanofi~synthelabo 70
  71. Liên kiều sanofi~synthelabo 71
  72. 1.Thanh nhiệt giải độc Một số vị thuốc cùng nhóm: Mã xỉ hiên (rau sam), bạch hoa xà thiệt thảo, sanofi~synthelabo 72
  73. Mã Xỉ Hiên(rau sam)- Bạch hoa xà thiệt thảo ( cây lưỡi rắn) sanofi~synthelabo 73
  74. 2. Thanh nhiệt giáng hỏa Đa số thuốc có tính đại hàn, tác dụng hạ hỏa, thanh tâm nhiệt, trừ phiền chỉ khát, chữa các chứng sốt cao, mê man, phát cuồng, nói nhảm. sanofi~synthelabo 74
  75. 2 Thanh nhiệt giáng hỏa 2.1. Thạch cao Là một loại khoáng chất thiên nhiên thành phần chủ yếu là calcium sulfat, còn gọi là Bạch hổ. - Tính vị quy kinh: Ngọt, cay, rất lạnh vào kinh phế, vị - Tác dụng: Thanh nhiệt, tả hỏa, trừ phiền chỉ khát - Ứng dụng lâm sàng: Chữa sốt cao, khát nước, vật vã, ra mồ hôi. Điều trị sốt phát ban, suyễn, ho do nhiễm khuẩn, viêm phổi, viêm phế quản thể hen. Trị Eczéma. - Liều: 12 - 40 gram sanofi~synthelabo 75
  76. Thạch cao sanofi~synthelabo 76
  77. 2 Thanh nhiệt giáng hỏa 2.2. Lá tre Dùng lá non tươi hay phơi khô của cây tre (Bambusa), hay cây vầu, cây trúc thuộc họ lúa (Graminea), còn gọi là trúc diệp. - Tính vị quy kinh: Cay, ngọt, lạnh vào kinh tâm, vị - Tác dụng: Thanh nhiệt, tả hỏa, an thần - Ứng dụng lâm sàng: Chữa sốt cao vật vã, miệng lở loét. Chữa nôn do sốt cao. Chữa ho, đau họng, viêm phế quản. - Liều: 4 - 20 gram sanofi~synthelabo 77
  78. Lá tre sanofi~synthelabo 78
  79. 2. Thanh nhiệt giáng hỏa 2.3. Chi tử Dùng quả chín phơi khô bóc vỏ của cây dành dành (Gardenia florida L.) họ cà phê (Rubiaceae) - Tính vị quy kinh: đắng, hàn, vào kinh tâm, phế, can, đởm và tam tiêu - Tác dụng: thanh nhiệt, trừ phiền, chỉ huyết, giải độc, tiêu viêm - Ứng dụng LS: chữa sốt cao dẫn đến điên cuồng, mê sảng; mất ngủ do tâm hỏa; đại tiểu tiện ra máu; mụn nhọt, mắt đỏ, cơ bị chấn thương sưng đau - Liều dùng: 4sanofi~synthelabo-12g 79
  80. Chi tử sanofi~synthelabo 80
  81. 2.Thanh nhiệt giáng hỏa 2.4. Huyền sâm Dùng rễ phơi khô của cây huyền sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), họ hoa Mõm sói (Scrophulariaceae). - Tính vị quy kinh: Cay, ngọt, lạnh vào kinh tâm, vị - Tác dụng: Thanh nhiệt, tả hỏa, an thần - Ứng dụng lâm sàng: Chữa sốt cao vật vã, miệng lở loét. Chữa nôn do sốt cao. Chữa ho, đau họng, viêm phế quản. - Liều: 4 - 20 gram sanofi~synthelabo 81
  82. Huyền sâm sanofi~synthelabo 82
  83. 2.2 Thanh nhiệt giáng hỏa Hạ khô thảo Thuốc cùng nhóm: hạ khô thảo, sanofi~synthelabo 83
  84. 2.3. Thanh nhiệt táo thấp Đa số có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh trừ nhiệt độc và làm khô ráo những chổ ẩm thấp trong cơ thể. Chữa các chứng thấp nhiệt ở tạng phủ: can, đởm (Viêm gan mạn, viêm túi mật), tỳ vị (tiêu chảy, viêm ruột, lỵ), bàng quang (viêm đường tiết niệu) sanofi~synthelabo 84
  85. 2.3. Thanh nhiệt táo thấp .3.1. Hoàng liên Dùng rễ của cây hoàng liên chân gà Coptis Chinensis hoặc các loại thổ hoàng liên Thalctrum hoàng liên ba gai . - Tính vị quy kinh : vị đắng tính hàn vào 3 kinh Tâm tỳ vị - Tác dụng: Thanh nhiệt táo thấp, thanh tâm trừ phiền, thanh can minh mục, chỉ huyết, giải độc mạnh - Ứng dụng lâm sàng: Chữa các chứng vị tràng thấp nhiệt (tiết tả, lỵ trực trùng, lỵ amip, viêm ruột); tâm hỏa cường thịnh (tâm phiền, người buồn bực, mất ngủ, lở miệng, lưỡi, thường phối hợp với chu sa, toan táo nhân); nhiệt độc (nhọt độc, sốt cao, phiền táo chóng mặt, nói nhảm mê cuồng, lưỡi đỏ, mạch sác); can đởm thấp nhiệt (bệnh đau mắt đỏ, sưng phù nước mắt chảy dòng); huyết nhiệt (chảy máu cam, nôn ra máu) - Liều dùng : 2-12 gram sanofi~synthelabo 85
  86. Hoàng Liên sanofi~synthelabo 86
  87. 2.3. Thanh nhiệt táo thấp .3.2. Hoàng cầm Dùng rễ cây hoàng cầm Sulte llaria baicalensis -Tính vị quy kinh:vị đắng tính hàn vào kinh tâm, phế, can, đởm, đại tràng, tiểu tràng. -Tác dụng: Thanh thấp nhiệt, chỉ huyết -Ứng dụng lâm sàng: Trừ hỏa ở phế, chữa trường hợp lúc sốt lúc rét; trừ thấp ở vị tràng, dùng chữa các bệnh tả lỵ, đau bụng phối hợp với hoàng liên; Chữa đau mắt đỏ, bí tiểu tiện; dùng khi bị thổ huyết, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, băng huyết . -Liều dùng : 4-12 gram . sanofi~synthelabo 87
  88. Hoàng Cầm sanofi~synthelabo 88
  89. 2.3. Thanh nhiệt táo thấp 3.3. Nhân trần Dùng bộ phận trên mặt đất phơi khô của cây Nhân trần (Adenosma R. Br), họ Hoa mõm sói (Scrophulariaceae) - Tính vị quy kinh: đắng, cay, hơi hàn, vào kinh tỳ, vị, can, đởm - Tác dụng: thanh thấp nhiệt, thông kinh hoạt lạc - Ứng dụng lâm sàng: chữa viêm gan vàng da, viêm túi mật, chữa rối loạn kinh nguyệt, thống kinh - Liều dùng: 20-40 g sanofi~synthelabo 89
  90. Cây nhân trần sanofi~synthelabo 90
  91. 2.3. Thanh nhiệt táo thấp Hoàng bá Vị thuốc cùng nhóm: Hoàng bá, thảo quyết minh sanofi~synthelabo 91
  92. Thảo quyết minh sanofi~synthelabo 92
  93. 4. Thanh nhiệt lƣơng huyết Đa số thuốc có tính mát, có tác dụng chữa các chứng gây ra do huyết nhiệt: sốt nhiễm trùng, sốt cao gây mất nước, nhiễm độc thần kinh, rối loạn thành mạch; phòng tái phát các bệnh thấp khớp, mụn nhọt, dị ứng Không nên dùng khi bị tỳ hư gây tiêu chảy sanofi~synthelabo 93
  94. 4. Thanh nhiệt lƣơng huyết 4.1. Sinh địa Dùng củ tươi hay phơi khô của cây sinh địa (Rehmania gluticosa) thuộc họ hoa mõm chó (scroplulariaceae). Củ không chế biến gọi là sinh địa, củ đã chế biến gọi là thục địa - Tính vị quy kinh: ngọt, đắng, lạnh vào kinh tâm, can, thận. - Tác dụng: Thanh nhiệt, lương huyết, tư âm - Ứng dụng lâm sàng: Trị sốt kéo dài, ban chẩn, lở loét miệng, họng sưng đau, nôn ra máu, chảy máu cam, đi cầu ra máu. Điều trị tiểu đường. - Liều: 12 - 30 gram sanofi~synthelabo 94
  95. Cây sinh địa- củ sinh địa sanofi~synthelabo 95
  96. 4. Thanh nhiệt lƣơng huyết 4.2. Rau má Dùng toàn cây bỏ rễ của cây rau má (Centella asiatica), thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae), còn gọi là Liên tiền thảo. - Tính vị quy kinh: Ngọt, mát vào kinh can, bàng quang - Tác dụng: Thanh nhiệt, trừ thấp, giải độc - Ứng dụng lâm sàng: Điều trị chứng cảm sốt, viêm Amygdal, viêm họng, viêm phế quản. Viêm đường tiết niệu, viêm gan siêu vi. - Liều: 20 - 40 gram sanofi~synthelabo 96
  97. Rau má sanofi~synthelabo 97
  98. 4. Thanh nhiệt lƣơng huyết 4.3. Bạch mao căn Dùng rễ cây cỏ tranh (Imperata cylindrica Beauv.) họ lúa (Poaceae). - Tính vị quy kinh: Ngọt, mát vào kinh vị, phế - Tác dụng: trừ phục nhiệt, lương huyết chỉ huyết, lọi niệu, tiêu thủng - Ứng dụng lâm sàng: chữa chứng phiền khát do nội nhiệt sinh ra, chữa tiểu khó, tiểu gắt, tiểu ra máu, chảy máu cam, ho ra máu. - Liều: 12 - 40 gram sanofi~synthelabo 98
  99. Bạch mao căn sanofi~synthelabo 99
  100. 4. Thanh nhiệt lƣơng huyết 4.4. Mẫu đơn bì Dùng rễ của cây mẫu đơn (Paeonia suffruticosa Andr.) họ mao lương (Ranunculaceae) Tính vị quy kinh: đắng, hàn, vào kinh tâm, can, thận Tác dụng: thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết, khử ứ Ứng dụng lâm sàng: Chữa các chứng chảy máu như máu cam, thổ huyết, kinh nguyệt không đều. Chữa đau đầu, hoa mắt, bế kinh, chấn thương ứ huyết sưng đau. Chữa các bệnh do xơ cứng động mạch Liều dùng: 8-16g sanofi~synthelabo 100
  101. Mẫu đơn (hoa vương- thiên hương quốc sắc) sanofi~synthelabo 101
  102. 4. Thanh nhiệt lƣơng huyết Địa cốt bì Vị thuốc cùng nhóm: Địa cốt bì, sừng tê giác sanofi~synthelabo 102
  103. Sừng con tê giác sanofi~synthelabo 103
  104. 5. Thanh nhiệt giải thử Là những vị thuốc có vị ngọt hay nhạt, tính bình hoặc hàn, có tác dụng trừ thử tà (trúng thử hay say nắng), sinh tân chỉ khát, thường được dùng ở dạng dược liệu tươi Chữa các chứng gây ra do thử tà xâm nhập: choáng váng, đau đầu, bất tỉnh, mặt đỏ nhừ, vã mồ hôi, mất nước và điện giải. Thường gặp trong trường hợp làm việc ngoài trời nắng hay trong môi trường nóng bức như đun lò sanofi~synthelabo 104
  105. 5. Thanh nhiệt giải thử 5.1. Lá sen Dùng lá của cây sen (Nelumbo nucifera) thuộc họ sen, súng (Nympheaceae), còn gọi là Hà diệp. - Tính vị quy kinh: Đắng, bình vào kinh can, vị - Tác dụng: Giải thử, thăng dương và chỉ huyết - Ứng dụng lâm sàng: Trị sốt về mùa hè, say nắng, chứng tiêu chảy, các chứng chảy máu như chảy máu mũi, chảy máu dưới da, rong huyết. - Liều: 4 - 12 gram sanofi~synthelabo 105
  106. Lá sen sanofi~synthelabo 106
  107. 5. Thanh nhiệt giải thử 5.2. Tây qua y ( Tây qua bì) Dùng ruột và vỏ của trái dưa hấu (Citrullus vulgaris Schrad. C. lanatus), họ bí (Cucurbitaceae) Tính vị quy kinh: ngọt, nhạt, tính hàn, vào kinh tâm, vị Tác dụng: thanh nhiệt giải thử, lợi niệu Ứng dụng lâm sàng: chữa khát nước, ra nhiều mồ hôi, tiểu tiện không thông Liều dùng: 40-100g Thuốc cùng nhóm: Đậu quyển (hạt đậu đen nẩy mầm) sanofi~synthelabo 107
  108. Tây qua bì ( vỏ và ruột quả dưa hấu) sanofi~synthelabo 108
  109. THUỐC THANH NHIỆT KÊ ĐƠN THUỐC - Thanh nhiệt tả hỏa: Bạch hổ thang: Thạch cao, tri mẫu, cam thảo, gạo tẻ. - Thanh nhiệt lƣơng huyết: Tê giác địa hoàng thang: Bột sừng trâu thay Tê giác, sinh địa, bạch thược, đơn bì - Thanh nhiệt giải độc: Hoàng liên giải độc thang: Hoàng liên, hoàng cầm, hoàng bá, chi tử sanofi~synthelabo 109
  110. THUỐC TRỪ HÀN MỤC TIÊU 1. Trình bày đặc điểm chung của nhóm thuốc trừ hàn 2. Trình bày đặc điểm và liệt kê các vị thuốc của nhóm ôn trung tán hàn 3. Trình bày đặc điểm và liệt kê các vị thuốc của nhóm thuốc hồi dương cứu nghịch sanofi~synthelabo 110
  111. THUỐC TRỪ HÀN 1. Định nghĩa Thuốc trừ hàn là những thuốc có tính ấm và nóng để chữa các chứng bệnh gây ra do lạnh trong cơ thể do phần dương khí bị giảm sút. Nguyên nhân có thể do tỳ vị lạnh (tỳ vị hư hàn) hay thoát dương (chóang, trụy mạch). 2.1.2. Tác dụng chung Chữa tỳ vị hư hàn: Các cơn đau bụng do lạnh, đau dạ dày, viêm đại tràng, co thắt do lạnh. Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, chậm tiêu ,nôn mửa, tiêu chảy Chữa choáng và trụy mạch do mất nước, mất máu gọi là chứng thoát dương hay vong dương . sanofi~synthelabo 111
  112. THUỐC TRỪ HÀN 3. Phân loại Ôn lý trừ hàn: Chữa các chứng tỳ vị hư hàn Hồi dương cứu nghịch: Chữa chứng thoát dương trụy mạch. 4. Cấm kỵ Không được dùng trong các trường hợp sau: - Trụy mạch ngoại biên do nhiễm trùng, nhiễm độc - Chứng âm hư sinh nội nhiệt - Thiếu máu, ốm lâu ngày, tân dịch giảm sút. sanofi~synthelabo 112
  113. 1. Thuốc ôn lý trừ hàn ( ôn trung kiện tỳ) Các vị thuốc có vị cay, mùi thơm, tính ấm, làm ấm cơ thể khi nội hàn quá thịnh. Có tác dụng giảm đau, kiện tỳ, hành khí, tiêu ứ tích. Dùng chữa đau bụng, nôn ói, sôi bụng, đi cầu phân sống. Ngoài ra còn được dùng làm gia vị. sanofi~synthelabo 113
  114. 1. Thuốc ôn lý trừ hàn 1.1. Can khƣơng (Gừng khô) Là củ gừng phơi khô, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) - Tính vị quy kinh: Cay, ấm vào kinh tâm, phế, tỳ, vị. - Tác dụng: Ôn trung, tán hàn, hồi dương cứu nghịch - Ứng dụng lâm sàng: Trị tiêu chảy, sôi bụng, đau bụng (tỳ vị hư hàn). Trị ho do lạnh, nôn mữa, lạnh chân tay - Liều: 4 - 12 gram sanofi~synthelabo 114
  115. Can khương sanofi~synthelabo 115
  116. 1. Thuốc ôn lý trừ hàn 1.2. Thảo quả Dùng quả chín phơi khô của cây Thảo quả (Amomum T sao-ko), họ Gừng -Tính vị qui kinh: vị cay, tính ấm vào kinh tỳ và vị -Ứng dụng lâm sàng: Chữa cơn đau do lạnh, nôn mửa do lạnh, kích thích tiêu hóa, trừ đàm - Liều lượng dùng : 3 - 6 g sanofi~synthelabo 116
  117. Thảo quả sanofi~synthelabo 117
  118. 1. Thuốc ôn lý trừ hàn 1.3. Đại hồi Là quả chín phơi khô của cây Đại hồi (Illiciumverum) thuộc họ Hồi (Illioiceae), còn gọi là Bát giác hồi hương - Tính vị quy kinh: Cay, ngọt, ấm vào kinh tỳ, vị - Thành phần hóa học: Chủ yếu chứa tinh dầu: anethol 90%, terpen, pinon, dipertem, bimonen, estragol, sefrol, tespineol. - Tác dụng: Ôn trung, trừ hàn - Ứng dụng lâm sàng: Chữa đau bụng, nôn mữa, tiêu chảy do lạnh, kích thích tiêu hóa, làm ăn ngon, giải độc thức ăn. - Liều: 4 - 6 gram. sanofi~synthelabo 118
  119. Đại hồi sanofi~synthelabo 119
  120. 1. Thuốc ôn lý trừ hàn Cao lương khương Thuốc cùng nhóm: ngãi cứu, cao lương khương, ngô thù du, sa nhân sanofi~synthelabo 120
  121. Ngô thù du sanofi~synthelabo 121
  122. Ngãi cứu sanofi~synthelabo 122
  123. Sa nhân sanofi~synthelabo 123
  124. 2. Thuốc hồi dƣơng cứu nghịch Là những vị thuốc có tính rất nóng (đại nhiệt), có tác dụng lấy lại phần dương khi chân dương suy giảm hoặc khi thoát dương do hàn tà nhập lý. Dùng chữa các trường hợp rét run, tay chân lạnh, tay chân co quắp, đau lưng, đi cầu phân lỏng, mạch muốn tuyệt sanofi~synthelabo 124
  125. 2. Thuốc hồi dƣơng cứu nghịch 2.1. Phụ tử chế Phụ tử là củ con của cây Ô đầu (Aconitum fortunei) thuộc họ hoàng liên (Ranuneulaceae). Các củ phụ tử này rất độc, khi muốn dùng phải bào chế mới dùng được nên gọi là Phụ tử chế hay hắc phụ tử. - Tính vị quy kinh: Cay, ngọt rất nóng vào cả 12 kinh - Tác dụng: Hồi dương cứu nghịch, chữa các cơn đau do lạnh, bổ thận, tỳ. - Ứng dụng lâm sàng: Trị các chứng vong dương như choáng, trụy mạch; lão suy, suy nhược thần kinh; trị di tinh, liệt dương, đau lưng, phù thũng. Trị đau bụng kinh, tiêu chảy do lạnh. - Liều: 4 - 12 gram sanofi~synthelabo 125
  126. Phụ tử sanofi~synthelabo 126
  127. 2. Thuốc hồi dƣơng cứu nghịch 2.2. Nhục quế Là vỏ thân cây quế, thuộc họ long não - Tính vị quy kinh: Cay, ngọt, rất nóng vào kinh can, thận - Tác dụng: Ôn bổ mênh môn thận hỏa, kiện tỳ - Ứng dụng lâm sàng: Trị các chứng vong dương: choáng, trụy mạch, chân tay lạnh. Trị chứng thận hư: đau lưng, di tinh, liệt dương, phù thũng. Trị tiêu chảy, cầm máu, nhọt bọc. - Liều: 3 - 6 gram sanofi~synthelabo 127
  128. Nhục quế ( vỏ thân cây quế) sanofi~synthelabo 128
  129. Thuốc trừ hàn Bài thuốc ôn trung trừ hàn: Lý trung thang: Đảng sâm, Can khương, Bạch truật, Cam thảo (trích). sanofi~synthelabo 129
  130. THUỐC TRỪ THẤP LỢI NIỆU- NHUẬN TRƯỜNG – TIÊU HÓA MỤC TIÊU Nêu được định nghĩa, tác dụng chung của thuốc Trừ thấp lợi niệu Kể được tên, bộ phận dùng và nêu tác dụng chính của 10 vị thuốc, nhớ bài thuốc. Nêu được định nghĩa, phân loại, tác dụng chung của thuốc nhuận trường. Kể được tên, bộ phận dùng và nêu tác dụng chính của 5 vị thuốc, nhớ bài thuốc. Nêu được định nghĩa, tác dụng chung của từng nhóm của thuốc tiêu hóa. Kể được tên, bộ phận dùng và nêu tác dụng chính của 4 vị thuốc, nhớ bài thuốc. sanofi~synthelabo 130
  131. THUỐC TRỪ THẤP LỢI NIỆU 1. Định nghĩa Thuốc trừ thấp lợi niệu là những thuốc có tác dụng lợi tiểu để bài tiết thủy thấp ứ đọng trong cơ thể ra ngoài. Thuốc làm tiểu tiện dễ dàng, số lượng nước tiểu tăng, nước tiểu trong. Cần phân biệt với thuốc trục thủy là những thuốc có tác dụng mạnh, đưa nước ra ngoài bằng hai đường: Tiểu tiện và đại tiện. 2. Tác dụng - Thông lâm: Chữa chứng lâm (đái rắt, đái buốt, đái ra máu) gặp trong viêm thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, do sỏi - Ngoài ra còn dùng điều trị chứng phù thũng, vàng da, tiêu chảy. Điều trị thấp khớp, hạ sốt, hạ huyết áp, giải dị ứng. sanofi~synthelabo 131
  132. THUỐC TRỪ THẤP LỢI NIỆU 1. Phục linh Là nấm cây thông (Poria cocos Wolf) thuộc họ Nấm lổ (Polyporaceae) mọc ở đầu rễ hay bên rễ cây thông. Phục linh có nhiều loại: Bạch linh (nấm thông trắng), xích linh (nấm thông đỏ), phục thần (nấm mọc quanh rễ), phục linh bì (vỏ nấm). Tài liệu này chủ yếu nói về bạch linh. - Tính vị quy kinh: Ngọt, bình vào kinh tâm, tỳ, phế , thận - Tác dụng: Lợi niệu, kiện tỳ, an thần - Ứng dụng lâm sàng: Lợi niệu, điều trị nhiễm trùng niệu, đái máu, đái rắt, đái đục; điều trị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy mãn tính; đêm ngủ vật vã. - Liều: 8 - 16 gram sanofi~synthelabo 132
  133. Phục linh ( nấm mọc trên cây thông) sanofi~synthelabo 133
  134. Cây thông sanofi~synthelabo 134
  135. THUỐC TRỪ THẤP LỢI NIỆU 2. Trạch tả Dùng củ của cây Trạch tả (Alisma platago aquatica L.) thuộc họ Trạch tả (Alismaceae) phơi khô. - Tính vị quy kinh: Ngọt, mặn, lạnh vào kinh thận, bàng quang - Tác dụng: lợi niệu, thanh nhiệt - Ứng dụng lâm sàng: Điều trị phù trong viêm thận, tiểu ít. Điều trị thận âm suy, biểu hiện di tinh, hoạt tinh. Tác dụng thông sữa - Liều: 8 - 16 gram sanofi~synthelabo 135
  136. Trạch tả sanofi~synthelabo 136
  137. THUỐC TRỪ THẤP LỢI NIỆU 3. Mã đề Dùng hạt của cây Mã đề (Plantago Major L.) thuộc họ Mã đề (Plantaginaceae). Còn gọi là cây Xa tiền, hạt gọi là Xa tiền tử. - Tính vị quy kinh: lạnh vào kinh Can, thận, tiểu trường - Tác dụng: Lợi niệu, thanh nhiệt - Ứng dụng lâm sàng: Điều trị tiểu ít, đái buốt, đái rắt, phù do suy thận. Điều trị tiêu chảy, vêm màng tiếp hợp cấp. - Liều: 4 - 12 gram sanofi~synthelabo 137
  138. Xa tiền tử ( hạt cây mã đề) sanofi~synthelabo 138
  139. THUỐC TRỪ THẤP LỢI NIỆU 4. Nhân trần Dùng toàn cây phơi khô của cây Nhân trần (Adenosma caeruleum) còn gọi là cây chè thuộc loại Hoa mõm Chó (Scroplulariaceae). - Tính vị quy kinh: Đắng, cay, hơi lạnh vào kinh đởm, bàng quang. - Tác dụng: Trừ thấp nhiệt,lợi niệu - Ứng dụng lâm sàng: Chữa hoàng đản do viêm gan siêu vi, viêm đường dẫn mật. Hạ sốt, lợi niệu. - Liều: 12 - 40 gram sanofi~synthelabo 139
  140. Nhân trần sanofi~synthelabo 140
  141. THUỐC TRỪ THẤP LỢI NIỆU 5. Rễ tranh Dùng rễ của cây cỏ tranh (Imperata Cylindrica) thuộc họ Lúa (Gramineae) phơi khô. Còn gọi là Bạch mao căn - Tính vị quy kinh: Ngọt, lạnh vào kinh tâm, tỳ - Tác dụng: Lợi niệu, trừ nhiệt, tiêu ứ huyết - Ứng dụng lâm sàng: Điều trị viêm thận, tiết niệu: bí đái, đái máu, đái rắt, đái buốt. Điều trị nôn ra máu, chảy máu cam. - Liều: 12 - 40 gram. sanofi~synthelabo 141
  142. Rễ tranh sanofi~synthelabo 142
  143. THUỐC TRỪ THẤP LỢI NIỆU 6. Tỳ giải Dùng thân rễ của cây Tỳ giải (Dioscorea tokora) thái nhỏ, phơi khô còn gọi là cây Kim cang, thuộc họ Củ Nâu (Dioscoraceae) - Tính vị quy kinh: Đắng ngọt, bình vào kinh can, vị, thận - Tác dụng: Lợi niệu, trừ phong thấp, tiêu viêm - Ứng dụng lâm sàng: Điều trị tiểu đục, tiểu dưỡng chấp; sưng đau khớp, mụn nhọt chảy máu. - Liều: 6 - 12 gram. sanofi~synthelabo 143
  144. Tỳ giải sanofi~synthelabo 144
  145. THUỐC TRỪ THẤP LỢI NIỆU 7. Mộc thông Dùng thân phơi khô của cây mộc thông - Tính vị quy kinh: nhạt, đắng, mát - Tác dụng: lợi niệu, điều kinh, thông tia sữa - Ứng dụng lâm sàng: điều trị phù, tiểu khó. Điều trị rối loạn kinh nguyệt, ít sữa. - Liều: 5 -10 g sanofi~synthelabo 145
  146. Mộc thông sanofi~synthelabo 146
  147. THUỐC TRỪ THẤP LỢI NIỆU Thuốc cùng nhóm: Ý dĩ, hoạt thạch (bột tale), kim tiền thảo Bài thuốc trừ thấp lợi niệu: Ngũ linh tán: Phục linh, Trư linh, Trạch tả, Bạch truật, Quế chi sanofi~synthelabo 147
  148. Ý dĩ sanofi~synthelabo 148
  149. Kim tiền thảo sanofi~synthelabo 149
  150. THUỐC NHUẬN TRƢỜNG Định nghĩa Thuốc nhuận trường còn gọi là thuốc tả hạ, thuốc xổ có tác dụng làm thông lợi đại tiện từ đó giải quyết được chứng tích trệ. Có 2 nhóm : thuốc nhuận hạ và thuốc hàn hạ ( công hạ ) sanofi~synthelabo 150
  151. 1.Thuốc nhuận hạ 1.1. Muồng trâu Dùng cành và lá của cây muồng trâu (Cassia alata L.) thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae) - Tính vị quy kinh: Đắng, lạnh vào kinh đại trường - Thành phần hóa học: Ở lá có chứa chất antra glucozit 3 - 4% - Tác dụng: Thông đại tiện, tiêu độc, tiêu viêm, lợi niệu - Ứng dụng lâm sàng: Trị táo bón, phù, bệnh gan (viêm, u xơ) Ngoài ra có thể dùng ngoài để trị Hắc lào (giã nát lá - > bôi). - Liều: 5 - 10 gr nhuận trường 20 - 40 gr xổ. sanofi~synthelabo 151
  152. Cây muồng trâu sanofi~synthelabo 152
  153. 1.Thuốc nhuận hạ 1.2. Vừng đen (Chi ma) Là hạt lấy từ cây vừng (Sesamum indicum L.) họ vừng (Pedaliaceae) -Tính vị qui kinh: vị ngọt, bình vào tỳ vị và đại trường . -Tác dụng: nhuận hạ, lợi niệu, chống nôn mửa. -Ứng dụng lâm sàng : chữa đại tiện táo, tiêu viêm -Liều 4g-8g sanofi~synthelabo 153
  154. Vừng đen ( hạt mè đen) sanofi~synthelabo 154
  155. 1.Thuốc nhuận hạ 1.3. Mật ong Dùng mật của con ong mật - Tính vị quy kinh: ngọt, bình, vào kinh tâm, phế, vị, đại trường - Tác dụng: Nhuận tràng, thông đại tiện, nhận phế chỉ ho - Ứng dụng lâm sàng: Trị táo bón, ho khan, chữa tưa lưỡi cho trẻ em, làm thuốcc bổ - Liều: 12-40gr sanofi~synthelabo 155
  156. MẬT ONG sanofi~synthelabo 156
  157. 2. Thuốc hàn hạ 2.1. Đại hoàng Dùng thân rể của cây Đại hoàng (Rheumpalmatum L.) thuộc họ rau răm (Polygonaceae) - Tính vị quy kinh: đắng lạnh, vào kinh tỳ, vị, can, tâm, đại trường - Thành phần hóa học: Reotanoglycozit, Reoantraglycozit - Tác dụng: nhuận tràng , tẩy xổ, kích thích tiêu hóa - Ứng dụng lâm sàng: làm thuốc nhuận tràng, sổ; chữa trường hợp thức ăn ứ trệ, ứ huyết; thủy thủng, viêm gan vàng da, mụn nhọt, lở loét miệng. - Liều 4 - 2 g. sanofi~synthelabo 157
  158. Đại hoàng sanofi~synthelabo 158
  159. 2. Thuốc hàn hạ 2.2. Lô hội Dùng nhựa cây đã chín của cây Lô hội Alovera họ hành tỏi -Tính vị qui kinh: đắng ,lạnh, vào can tỳ vị đại trường -Tác dụng: nhuận tràng, thông đại tiện, sát trùng giải độc . - Ứng dụng lâm sàng: đại tiện táo, co giật, viêm kết mạc, đau mắt đỏ, mụn nhọt . - Liều lượng: 0,4g-1,2g sanofi~synthelabo 159
  160. LÔ HỘI ( ALOE VERA) sanofi~synthelabo 160
  161. Thuốc nhuận trường Kê đơn chữa - Bài thuốc hàn hạ: Đại thừa khí thang: Đại hoàng, Mang tiêu, Hậu phác, Chỉ thực. - Bài thuốc nhuận tràng: Sinh địa, Mè (vừng), Rau sam, Trần bì, Đào nhân sanofi~synthelabo 161
  162. THUỐC TIÊU HÓA 1. Định nghĩa Thuốc tiêu hóa là các vị thuốc có tác dụng khai vị tiêu thực giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được dễ dàng Dùng trong trường hợp ăn không tiêu, đầy bụng, đau bụng tiêu chảy sanofi~synthelabo 162
  163. THUỐC TIÊU HÓA 1. Sa nhân Dùng trái chín phơi khô của cây Sa nhân (Amomum Xanthioides wall) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) - Tính vị quy kinh: Cay, bình vào kinh tỳ, vị, thận - Tác dụng: Kiện vị, giúp tiêu hóa, hành khí, an thai, giảm đau - Ứng dụng lâm sàng: Chữa đầy bụng, không tiêu, tiêu chảy, nôn mửa; động thai đau bụng; nhức răng - Liều: 1 - 3 gram sanofi~synthelabo 163
  164. Sa nhân sanofi~synthelabo 164
  165. THUỐC TIÊU HÓA 2. Sơn tra Dùng trái chín phơi khô của cây Sơn tra (Docynia doumeri Schneid) thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae) - Tính vị quy kinh: Chua, ngọt, bình vào kinh can, tỳ, vị - Tác dụng: Tiêu tích, hóa ứ, kháng khuẩn, dãn mạch, hạ áp và an thần - Ứng dụng lâm sàng: Chữa các chứng đầy bụng, khó tiêu, hội chứng kém hấp thu; bệnh tim mạch; giảm đau; chữa tiêu chảy nhiễm trùng; chữa ghẻ lở (đun nước tắm) - Liều: 3 - 10 gram sanofi~synthelabo 165
  166. Sơn tra sanofi~synthelabo 166
  167. THUỐC TIÊU HÓA 3. Sả Dùng lá và củ cây Sả (Cymbopogom Citratus Stapf) thuộc họ Lúa, còn gọi là Hương mao - Tính vị quy kinh: Cay, thơm, ấm - Tác dụng: ôn trung, cầm nôn, tiêu đờm, thông kinh lạc, lợi niệu - Ứng dụng lâm sàng: Điều trị no hơi, sình bụng, đau bụng tiêu chảy, ói mửa; cảm sốt, ho, phù - Liều : 6 - 12 gram sanofi~synthelabo 167
  168. Cây sả sanofi~synthelabo 168
  169. THUỐC TIÊU HÓA 4. Mạch nha Dùng hạt lúa mạch đã nẫy mầm (Hordeum rulgare) thuộc họ Lúa (Gramineae). Có thể dùng hạt lúa tẻ (Oriza sativa) ngâm cho nẩy mầm rồi phơi khô, gọi là cốc nha không phải là hạt lúa đại mạch phơi khô làm mạch nha. - Tính vị quy kinh: mặn, ấm hoặc bình vào kinh tỳ, vị - Ứng dụng lâm sàng: Tiêu hóa thức ăn; điều trị táo bón, đầy bụng; thúc đẻ (mạch nha tán nhỏ, uống với rượu); điều trị chứng ứ sữa, dùng để cai sữa (mạch nha sao tán nhỏ) không được dùng mạch nha điều trị cho người đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú -Liều : 12 - 20 gram sanofi~synthelabo 169
  170. Mạch nha sanofi~synthelabo 170
  171. THUỐC TIÊU HÓA KÊ ĐƠN THUỐC Bài thuốc tiêu hóa đồ ăn tích trệ: Kê nội kim tán: Kê nội kim, Hoài sơn, Ô tặc cốt. sanofi~synthelabo 171
  172. THUỐC CHỮA HO -TRỪ ĐỜM – BÌNH SUYỂN MỤC TIÊU 1.Trình bày đặc điểm và liệt kê các vị thuốc của nhóm thuốc chữa ho 2. Trình bày đặc điểm và liệt kê các vị thuốc của nhóm thuốc trừ đàm 3. Trình bày đặc điểm và liệt kê các vị thuốc của nhóm thuốc bình suyển sanofi~synthelabo 172
  173. 1. THUỐC CHỮA HO Định nghĩa Còn gọi là thuốc chỉ khái, là thuốc làm hết hoặc giảm cơn ho Nguyên nhân gây ho có nhiều nhưng đều thuộc phế vì vậy chữa phế là chính. Do tính chất hàn nhiệt khác nhau nên của thuốc chữa ho được chia thành 2 loại: ôn phế chỉ khái và thanh phế chỉ khái sanofi~synthelabo 173
  174. 1. THUỐC CHỮA HO 1.1. Ôn phế chỉ khái Là thuốc chữa ho thuộc chứng hàn: ho mà đờm lỏng dễ khạc (ngoại cảm phong hàn, ngƣời già dƣơng khí suy ) 1.2. Thanh phế chỉ khái Chữa ho thuộc chứng nhiệt: ho khan, đờm vàng đặc, mặt đỏ, miệng khát, sốt (viêm họng, viêm phế quản cấp, viêm phổi sanofi~synthelabo 174
  175. 1. Ôn phế chỉ khái 1.1. Hạnh nhân Là nhân của hạt quả mơ (Prunus armeniaca L). họ hoa hồng (Rosaceae) - Tính vị quy kinh: vị đắng tính bình vào kinh phế. - Tác dụng: Ôn phế chỉ khái, thông phế, bình suyển, nhuận tràng thông tiện - Ứng dụng lâm sàng: chữa viêm phế quản co thắt; đại tiện bí kết do tân dịch không đủ. - Liều: 4-12 gram. sanofi~synthelabo 175
  176. Hạnh nhân sanofi~synthelabo 176
  177. 1. Ôn phế chỉ khái 1.2. Bạch quả Dùng vỏ cây bạch quả (Ginkgo biloba) họ bạch quả (ginkgoa ceae). Tính vị quy kinh: cay ngọt, tính bình vào phế tỳ. Ứng dụng lâm sàng: chữa ho, hen suyễn, cầm ỉa chảy, di niệu, chữa ra khí hư. - Liều: 6-12 gram. sanofi~synthelabo 177
  178. Cây bạch quả sanofi~synthelabo 178
  179. 1. Ôn phế chỉ khái 1.3. Bách bộ Dùng rễ của cây bách bộ (Stemona tuberosa Lour) họ bách bộ (Stemonacaea). Tính vị quy kinh: ngọt, đắng, tính ấm, vào kinh phế. Tác dụng: Ôn phế, nhuận phế, chỉ khái, thanh tràng Ứng dụng lâm sàng: chữa ho lâu ngày do viêm khí quản, ho gà, viêm họng; viêm đại tràng mạn tính. - Liều: 6-16 gram. sanofi~synthelabo 179
  180. Bách bộ sanofi~synthelabo 180
  181. 2. Thanh phế chỉ khái 2.1. Vỏ rễ dâu Dùng vỏ và rễ cây dâu tằm (Morus alba) thuộc họ dâu tằm (Moraceae), còn gọi là Tang bạch bì. - Tính vị quy kinh: ngọt, lạnh vào kinh phế. - Tác dụng: thanh phế chỉ khái, lợi niệu tiêu phù. - Ứng dụng lâm sàng: chữa ho, hen suyển do viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi, cầm máu trong ho ra máu; chữa phù, bí tiểu. - Liều: 4-24 gram. sanofi~synthelabo 181
  182. Cây dâu tằm sanofi~synthelabo 182
  183. 2. Thanh phế chỉ khái 2.2. Tiền hồ Dùng rễ cây tiền hồ (Peucedanum decusivum) họ hoa tán (Apiaceae). Tính vị quy kinh: đắng, cay, tính hơi lạnh vào kinh phế. Tác dụng: thanh phế chỉ khái, giải biểu nhiệt Ứng dụng lâm sàng: chữa ho nhiều đờm vàng gây khó thở tức ngực; chữa ho trong cảm phong nhiệt. - Liều: 8-12 gram. sanofi~synthelabo 183
  184. Cây tiền hồ Cây tiền hồ nam sanofi~synthelabo 184
  185. 2. THUỐC TRỪ ĐỜM Đờm (đàm) là sản dịch sinh ra trong quá trình hoạt động của tạng phủ Đờm ngưng đọng lại ở đâu thì sẽ gây bệnh cho bộ phận đó: não, tỳ vị, phế. Nếu đờm đọng ở phế sẽ gây bệnh cho đường hô hấp: khó thở, ho, viêm nhiễm Do đó thuốc trừ đờm ngoài tác dụng làm hết đờm còn có tác dụng chữa ho. Thuốc trừ đờm còn được gọi là thuốc hóa đờm, được chia 2 loại: thanh hóa nhiệt đờm và ôn hóa hàn đờm. Cấm kỵ: người dương hư không được dùng thuốc thanh hóa nhiệt đờm, người âm hư không được dùng thuốc ôn hóa hàn đờm. sanofi~synthelabo 185
  186. 2. THUỐC TRỪ ĐỜM 2.1. Ôn hóa hàn đờm Chữa chứng hàn đàm do tỳ dương hư không vận hóa được thủy thấp, có đặc điểm là đàm loãng, dễ khạc, người mệt mõi, tay chân lạnh, đại tiện lỏng. 2.2. Thanh hóa nhiệt đờm Đa số có tính hàn, thích hợp chữa các trường hợp ho suyễn có đờm vàng đặc, hôi, khó khạc; chữa các bệnh điên giản, kinh phong, lao hạch, sưng tuyến giáp sanofi~synthelabo 186
  187. 2.1 Ôn hóa hàn đờm 2.1.1. Bán hạ Dùng củ và cây bán hạ (Pinellia ternata) thuộc họ Ráy (Araceae). Khi dùng phải chế với nước gừng với tỉ lệ 30%, phèn chua 5%, gọi là bán hạ chế. Người ta còn dùng củ chóc (Typhonium divaricatum), củ chóc ri (Typhonium trilobatum) dùng thay cho bán hạ. - Tính vị quy kinh: Cay, nóng, có độc, vào kinh tỳ vị. - Tác dụng: hóa đàm, táo thấp, chặn nôn. - Ứng dụng lâm sàng: chữa ho suyễn do đàm thấp và thủy ẩm. Điều trị ói mửa do viêm dạ dày mãn, do thần kinh, do nghén. - Liều: 4 - 12 gram. sanofi~synthelabo 187
  188. Bán hạ sanofi~synthelabo 188
  189. 2.1 Ôn hóa hàn đờm 2.1.2. Cát cánh Dùng rễ của cây cát cánh Platicodon grandiforum. Tính vị quy kinh: vị đắng, cay, tính hơi ấm vào kinh phế. Tác dụng: khử đàm chỉ ho, thông phế lợi hầu, trừ mủ tiêu ung Ứng dụng lâm sàng: chữa ho trong trường hợp đờm nhiều, khó khạc ra, ngực bứt rứt, khó chịu; chữa viêm họng, viêm amidan; chữa phế ung, phế có mủ, ho nôn ra đờm mủ. Liều : 4-12 gram. Trường hợp không dùng: người âm hư ho lâu ngày, ho ra máu. Thuốc cùng nhóm: bạch giới tử, tạo giác sanofi~synthelabo 189
  190. Cát cánh sanofi~synthelabo 190
  191. 2.2. Thanh hóa nhiệt đàm 2.2.1. Trúc lịch Là dịch chảy ra sau khi đem đốt các ống tre tươi hoặc măng cành tre. Tính vị quy kinh: ngọt, tính hàn vào kinh tâm và vị. Tác dụng: khử đờm khai bế, thanh nhiệt trừ phiền Ứng dụng lâm sàng: chữa chứng trúng phong điên giản, hoặc đờm lưu ở kinh mạch mà dẫn đến tê dại, co quắp; sốt mà bức rứt khó chịu. - Liều: 5-10 ml. sanofi~synthelabo 191
  192. Trúc lịch sanofi~synthelabo 192
  193. 2.2. Thanh hóa nhiệt đàm 2.2.2. Rẻ quạt Dùng lá và rễ phơi khô của cây Rẻ quạt (Belamcanda Chinensis Lem.) thuộc họ Lay ơn (Iridaceae). Còn gọi là Xạ can hay Lƣỡi kiếm. - Tính vị quy kinh: đắng, lạnh vào kinh phế, can. - Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, trừ đờm, tán huyết. - Ứng dụng lâm sàng: trị họng sƣng đau, Amidal, ho, lao hạch, viêm hạch. Đắp ngoài chữa mụn nhọt, sƣng đau, sƣng vú, tắc tia sữa. Hạ sốt, nhuận tràng. - Liều: 4 - 12 gram. sanofi~synthelabo 193
  194. Rẻ quạt ( Cây Xạ can) sanofi~synthelabo 194
  195. 3. THUỐC BÌNH SUYỄN 3.1. Cà độc dƣợc Dùng hoa và lá cây cà độc dược (Datura metel L) họ cà (Solanaceae) - Tính vị quy kinh: đắng, ấm, có độc, vào kinh phế, vị - Tác dụng: định suyễn, giảm đau, sát khuẩn - Ứng dụng lâm sàng: Chữa hen phế quản, đau dạ dày, chữa rắn cắn hoặc mụn nhọt, vết thương - Liều dùng: 0,2g/lần; 0,6g/ngày, dạng cao lỏng 1:1 Không dùng cho trẻ em dưới 15 tuổi và phụ nữ có thai sanofi~synthelabo 195
  196. Cà độc dược sanofi~synthelabo 196
  197. 3. THUỐC BÌNH SUYỄN 3.2. Địa long Dùng toàn thân đã chế biến phơi khô của con giun đất (Pheretima asiatica Michaelsen, họ Cự dẫn (Megascolecidae) - Tính vị quy kinh: mặn, hàn, vào kinh tỳ vị, can thận - Tác dụng: bình suyễ, trấn kinh, thông lạc, bình can - Ứng dụng lâm sàng: chữa hen phế quản, sốt cao co giật, tê đau nhức mõi, hạ huyết áp. - Liều dùng: 6-12g Thuốc cùng nhóm: bạch quả sanofi~synthelabo 197
  198. Địa long sanofi~synthelabo 198
  199. Thuốc trừ đờm . Bài thuốc hoá đờm: Nhị trần thang: Bán hạ chế, Trần bì, Phục linh, Cam thảo sanofi~synthelabo 199
  200. THUỐC BÌNH CAN TỨC PHONG Định nghĩa - Thuốc bình can tức phong là vị thuốc chữa các chứng bệnh gây ra do nội phong còn gọi là can phong. - Nguyên nhân sinh chứng can phong khá nhiều, tính chất của can phong biến chuyển mau lẹ: do nhiệt cực sinh phong (sốt cao co giật); do thận hư không nuôi dưỡng được can âm, làm can dương vượng lên gây chứng nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt; do huyết hư nên can huyết cũng hư, không nuôi dưỡng được cân mạch gây tay chân run, co giật, . - Cần phân biệt với chứng ngoại phong, kết hợp với hàn và nhiệt thành phong hàn, phong nhiệt; khi chữa phải dùng các thuốc phát tán phong hàn, phong nhiệt thuộc chương thuốc giải biểu đã nêu ở trên. sanofi~synthelabo 200
  201. THUỐC BÌNH CAN TỨC PHONG Tác dụng chung: Thuốc bình can tức phong có tác dụng trấn kinh, tiềm dương (tiềm = làm chìm), trên lâm sàng có tác dụng sau: Chữa chứng nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, hỏa bốc do can dương vượng lên, vì âm hư không nuôi dưỡng được can âm sinh ra, hay gặp ở các bệnh cao huyết áp, suy nhược thần kinh, rối loạn tiền mãn kinh, Chữa co giật do sốt cao, sản giật, động kinh vì tân dịch giảm sút, huyết hư sinh ra. Chữa đau các khớp, đau dây thần kinh. sanofi~synthelabo 201
  202. THUỐC BÌNH CAN TỨC PHONG - Khi sử dụng thuốc bình can tức phong phải chú ý các điều sau: Phải có sự phối hợp với các thuốc khác tùy theo nguyên nhân gây ra can phong: nếu sốt cao co giật thêm các thuốc thanh nhiệt tả hỏa như thạch cao, trúc lịch, Nếu do huyết hư sinh phong thêm các thuốc bổ huyết: Thục địa, Bạch thược, Đương quy; nếu do âm hư sinh can dương âm thịnh thêm các thuốc bổ âm: Thục địa, Kỷ tử, Miết giáp . Các loại thuốc này tính năng khác nhau phải tùy theo loại hình hàn nhiệt của nguyên nhân gây chứng can phong để sử dụng cho chính xác: như Câu đằng thanh tiết can nhiệt dùng cho các trường hợp sốt cao gây co giật. sanofi~synthelabo 202
  203. THUỐC BÌNH CAN TỨC PHONG Chứng động kinh, gây hồi hộp, mất ngủ, co giật, phải kết hợp với các thuốc an thần có tỷ trọng nặng (như Mẫu lệ, Long cốt, Vỏ trai ) để trấn kinh. Chứng can phong đi vào kinh lạc như các khớp, đau dây thần kinh nên kết hợp với các thuốc thông kinh hoạt lạc như Tế tân, Tang chi, Uy linh tiên, Tần giao. - Cấm kỵ: chứng âm hư, huyết hư dùng các loại thuốc tân ôn, nhiệt phải cẩn thận vì hay gây táo làm mất thêm tân dịch sanofi~synthelabo 203
  204. THUỐC BÌNH CAN TỨC PHONG Các vị thuốc Các vị thuốc tính hàn lương: Câu đằng, Thuyền thoái dùng cho chứng nhiệt; các vị thuốc ôn nhiệt: Ngô công, Bạch tật lê sao dùng cho chứng hàn; các vị thuốc tính bình: Cương tàm, Thiên ma, Toàn yết dùng cho cả hai chứng hàn, nhiệt. sanofi~synthelabo 204
  205. THUỐC BÌNH CAN TỨC PHONG 1. Câu đằng Câu đằng là khúc thân hay cành có gai hình móc câu của cây Câu đằng (Uncaria rhynchophylla) họ Cà phê. Dùng gai non (sắc xanh) mạnh hơn gai già. - Tính vị quy kinh: ngọt, bình vào kinh can, tâm bào lạc. - Tác dụng: bình can tức phong, trấn kinh. - Ứng dụng lâm sàng: chữa nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt do cao huyết áp. Chữa co giật do sốt cao. - Liều: 12 16 g. sanofi~synthelabo 205
  206. Câu đằng sanofi~synthelabo 206
  207. THUỐC BÌNH CAN TỨC PHONG .2. Thiên ma Thiên ma là rễ cây Thiên ma (Gastrodia elata) họ Lan (Orchidaceae) - Tính vị quy kinh: cay, bình vào kinh can. - Tác dụng: tức phong trấn kinh, trừ phong chỉ thống - Ứng dụng lâm sàng: chữa co giật trẻ em, trúng phong, động kinh, tay chân tê dại co quắp, chữa nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt. Chữa ho và long đờm. Chữa đau các khớp và đau dây thần kinh. - Liều: 8-12 g. sanofi~synthelabo 207
  208. Thiên ma sanofi~synthelabo 208
  209. THUỐC BÌNH CAN TỨC PHONG Thuốc cùng nhóm: mẫu lệ, thạch quyết minh, linh dương giác, bạch cương tàm, bạch tật lê, toàn yết, ngô công Bài thuốc bình can tức phong Thiên ma câu đằng ẩm: Thiên ma, câu đằng, dạ giao đằng, thạch quyết minh, sơn thù, hoàng cầm, ngưu tất, đỗ trọng, ích mẫu, tang ký sinh, phục linh sanofi~synthelabo 209
  210. Ngô công sanofi~synthelabo 210
  211. Toàn yết – Mẫu lệ sanofi~synthelabo 211
  212. Thuyền thoái sanofi~synthelabo 212
  213. THUỐC AN THẦN Định nghĩa - Thuốc an thần là những thuốc có tác dụng dưỡng tâm an thần và bình can tiềm dương. Do âm hư, huyết hư, tỳ hư không nuôi dưỡng tâm nên tâm không tàng thần, do âm hư không nuôi dưỡng được can âm can dương vượng nên làm thần chí không ổn định. - Tác dụng: dưỡng tâm an thần (chữa các chứng mất ngủ, hồi hộp, vật vã, hoảng sợ, ra mồ hôi trộm), bình can tiềm dương (chữa các chứng chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, mắt đỏ, ù tai, phiền táo, dễ cáu gắt). sanofi~synthelabo 213
  214. THUỐC AN THẦN 1. Thuốc trọng trấn an thần Thường là các loại khoáng vật có tỉ trọng nặng, có tính an thần mạnh, dùng chữa các trường hợp như tim bị loạn nhịp, mất ngủ, cuồng phiền 2. Dƣỡng tâm an thần Thường là các loại thảo dược, có tác dụng gây ngủ, mang lại giấc ngủ một cách sinh lý hơn sanofi~synthelabo 214
  215. 1. Thuốc trọng trấn an thần 1.1. Chu sa Là chất quặng, thành phần có HgS, còn có tên là đơn sa, thần sa - Tính vị quy kinh: ngọt, hơi hàn, có độc, vào kinh tâm - Tác dụng: Trấn tâm an thần, giải độc - Ứng dụng lâm sàng: chữa những trường hợp tâm thần bất an, tim đập loạn, mất ngủ, động kinh, điên giản; chữa miệng lưỡi lở, phồng rộp, mụn nhọt - Liều dùng: 0,4 – 2 g Lưu ý: không dùng lửa sao trực tiếp lên vị chu sa vì thuốc sẽ phân tích thành Hg nguyên tố gây độc sanofi~synthelabo 215
  216. Chu sa sanofi~synthelabo 216
  217. 1. Thuốc trọng trấn an thần 1.2. Long cốt Là xương đã hóa thạch của các loại xương động vật có vú thời cổ đại - Tính vị quy kinh: ngọt, bình, vào kinh tâm, can - Tác dụng: trấn tân an thần, bình can tiềm dương, thu liễm cố sáp - Ứng dụng lâm sàng: chữa tinh thần bất an, tim loạn nhịp, mất ngủ; di tinh, ra mồ hôi trộm; chóng mặt hoa mắt, choáng váng - Liều dùng: 12-20g sanofi~synthelabo 217
  218. 2. Dƣỡng tâm an thần 2.1. Toan táo nhân Là nhân hạt táo của cây táo Zizyphus jujuba- lamk. - Tính vị quy kinh: vị chua tính bình vào kinh tâm, can, đởm và tỳ. - Tác dụng: tĩnh tâm an thần, bổ can thận - Ứng dụng lâm sàng: chữa tâm thần bất an, tim đập hồi hộp, mất ngủ, chóng mặt, nhuận huyết sinh tân dịch. - Liều: 4-12 gram. sanofi~synthelabo 218
  219. Toan táo nhân sanofi~synthelabo 219
  220. 2. Dƣỡng tâm an thần 2.2. Viễn chí Dùng rễ bỏ lõi của cây Viễn chí (Polygala tenuifola Willd), họ Viễn chí (Polygalaceae). - Tính vị quy kinh: vị đắng tính ấm vào kinh tâm và thận. - Tác dụng: An thần ích trí, khai khiếu, hóa đàm chỉ ho - Ứng dụng lâm sàng: chữa tâm thần bất an, mất ngủ hay quên, làm sáng tai mắt, tăng cường trí lực, chữa ho mà nhiều đờm, đờm đặc, khó thở - Liều: 8-12 gram. Thuốc cùng nhóm: bá tử nhân, vông nem, lạc tiên, sanofi~synthelabo 220
  221. Viễn chí sanofi~synthelabo 221
  222. Lạc tiên sanofi~synthelabo 222
  223. Vong nem sanofi~synthelabo 223
  224. Thuốc an thần 3. Bài thuốc dƣỡng tâm an thần Thiên vƣơng bổ tâm đan: Đảng sâm, Huyền sâm, Đan sâm, Bạch linh, Ngũ vị tử, Bá tử nhân, Toan táo nhân, Viễn chí, Cát cánh, Đương quy, Thiên môn, Mạch môn, Sinh địa. sanofi~synthelabo 224
  225. THUỐC CỐ SÁP 1. Định nghĩa - Thuốc cố sáp là những thuốc có tác dụng cầm mồ hôi, cố tinh, cố thoát để điều trị những trường hợp mồ hôi ra nhiều, đái nhiều lần, đái dầm, di hoạt tinh tiêu chảy không cầm. - Phân loại: thuốc cố sáp được chia thành: cầm mồ hôi (biểu hư mà ra mồ hôi); cố tinh sáp niệu (do thận hư, đái dầm); cầm ỉa chảy (tỳ vị hư lâu ngày gây ra tiêu chảy). sanofi~synthelabo 225
  226. 1.Thuốc liễm hãn ( cầm mồ hôi) Thuốc liễm hãn: dùng để cầm mồ hôi: đạo hãn, tự hãn 1. Phù tiểu mạch Dùng hạt lép của cây lúa tiểu mạch họ hòa thảo. - Tính vị quy kinh: ngọt mặn vào tâm kinh. - Tác dụng: dưỡng tâm liễm hãn, thanh nhiệt lương huyết. - Ứng dụng lâm sàng: mất ngủ ra nhiều mồ hôi, sốt kéo dài, lợi niệu. - Liều: 12-16 gram. sanofi~synthelabo 226
  227. 1.Thuốc liễm hãn ( cầm mồ hôi) 2. Ngũ vị tử Dùng quả chín của cây ngũ vị tử (Shizandra sinensis Ball), họ ngũ vị (Shizandraceae) - Tính vị quy kinh: có 5 vị trong đ1o vị chua là chính, tính ấm, vào kinh phế, thận, tâm, can, tỳ - Tác dụng: cố biểu liểm hãn, liễm phế chỉ ho, ích thậm cố tinh, sinh tân chỉ khát. - ƯDLS: chữa ra mồ hôi trộm, ho lâu ngày, miệng khô khát, di hoạt tinh - Liều dùng: 4 – 8 g sanofi~synthelabo 227
  228. Ngũ vị tử sanofi~synthelabo 228
  229. 2.Thuốc cố tinh sáp niệu Thuốc cố tinh sáp niệu: chữa những trường hợp di tinh, hoạt tinh, liệt dương, tiểu nhiều lần, tiểu dầm .1. Kim anh tử Là quả chín phơi khô của cây kim anh (Rosa laevigata Michx), họ hoa hồng (Rosaceae). - Tính vị quy kinh: chua, chát, tính bình, vào kinh phế, tỳ, thận. - Tác dụng: cố tinh sáp niệu, cố thận, sáp trường chỉ tả. - Ứng dụng lâm sàng: chữa di tinh, hoạt tinh, xích bạch đới, sa tử cung, tiểu dầm, tiểu són, tiêu chảy. - Liều: 12 - 40 gram. sanofi~synthelabo 229
  230. Kim anh tử sanofi~synthelabo 230
  231. 2.Thuốc cố tinh sáp niệu 2. Tang phiêu tiêu Là tổ con bọ ngựa trên cây dâu tằm - Tính vị quy kinh: ngọt, mặn, vào kinh can, thận - Tác dụng: Ích thận cố tinh, lợi thủy, thông kinh hoạt lạc - Ứng dụng lâm sàng: chữa di tinh, hoạt tinh, liệt dương, chữa tiểu đục, tiểu ra sỏi, chữa bế kinh - Liều dùng: 6 – 20g Thuốc cùng nhóm: phúc bồn tử, ngũ bội tử, ô mai, sơn thù du sanofi~synthelabo 231
  232. Tang phiêu tiêu sanofi~synthelabo 232
  233. Thuốc chỉ tả chữa các trường hợp tỳ vị hư nhược, công năng tiêu hóa hấp thu sút giảm hoặc bị ngộ độc thức ăn dẫn đến tiêu chảy sanofi~synthelabo 233
  234. Thuốc chỉ tả 1. Liên nhục: (hạt sen) Dùng hạt của cây sen Nelunbo Mucifera thuộc họ sen. - Tính vị quy kinh: ngọt, chát, bình vào kinh tâm, tỳ, thận. - Tác dụng: kiện tỳ chỉ tả, ích thận cố tinh, dưỡng tâm an thần. - Ứng dụng lâm sàng: bồi dưỡng cơ thể; di tinh; ỉa chảy mãn tính; suy nhược thần kinh. - Liều : 6 - 12 gram. sanofi~synthelabo 234
  235. Liên nhục ( hạt sen) sanofi~synthelabo 235
  236. Thuốc chỉ tả 2. Ô mai Quả cây mơ Prurus nu no họ hoa hồng là loại đã chế màu đen, không dùng loại chế với muối. Cấm kỵ: biểu tà hoặc lý thực không nên dùng. - Tính vị quy kinh: vị chua sáp, tính ôn vào kinh tỳ can phế. - Ứng dụng lâm sàng: ỉa chảy do thiếu toan, viêm phế quản mãn tính, tẩy giun. - Liều: 3-6 gram. sanofi~synthelabo 236
  237. Ô mai sanofi~synthelabo 237
  238. . Bài thuốc cố tinh Cố tinh hoàn: Liên nhục, Hoài sơn, Khiếm thực, Liên tu, Nhung hươu, Kim anh tử sanofi~synthelabo 238
  239. THUỐC KHU TRÙNG 1. Định nghĩa Thuốc khu trùng là những thuốc có tác dụng tẩy sổ ký sinh trùng đường ruột. Thuốc khu trùng đều độc với người nên khi sử dụng phải dùng cho đủ liều, nhưng không được quá liều sẽ gây độc cho cơ thể. Ngoài ra thuốc được dùng còn phải tùy vào thể trạng mạnh hay yếu mà sử dụng. sanofi~synthelabo 239
  240. THUỐC KHU TRÙNG 1. Hạt cau Dùng hạt của quả cau (Areca catechn) thuộc họ Cau (Arecaceae) còn gọi là Binh lang, Tân lang. - Tính vị quy kinh: đắng, cay, ấm. - Tác dụng: sát trùng, tiêu tích, hành khí, thông đại tiện, lợi tiểu. - Ứng dụng lâm sàng: dùng để trị sán; lãi đũa, lãi kim, lãi móc; trị bụng đầy, ăn không tiêu, đại tiện khó đi. - Liều: 12 - 50 gram. sanofi~synthelabo 240
  241. Hạt cau sanofi~synthelabo 241
  242. THUỐC KHU TRÙNG 2. Trâm bầu Dùng hạt và lá cây Trâm bầu (Combretum guadrangulare) thuộc họ Bàng (Combretaceae), còn gọi là chân bầu. - Tính vị quy kinh: cay, đắng. - Tác dụng: sát trùng, tiêu tích. - Ứng dụng lâm sàng: chữa lãi, đau bụng do lãi. - Liều: 20 - 50 gram. sanofi~synthelabo 242
  243. Cây trâm bầu ( trái & lá) sanofi~synthelabo 243
  244. THUỐC TRỪ PHONG THẤP MỤC TIÊU 1, Trình bày đặc điểm và liệt kê các vị thuốc của nhóm thuốc trừ phong thấp 2, NỘI DUNG Thuốc trừ thấp là những thuốc có khả năng trừ được thấp tà và thủy thấp đình đọng trong cơ thể sanofi~synthelabo 244
  245. THUỐC TRỪ PHONG THẤP Định nghĩa Thuốc trừ phong thấp là thuốc chữa các bệnh do phong thấp xâm phạm vào da, kinh lạc, gân xương mà đông y gọi là chứng tý. Chữa các bệnh như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp và đau dây thần kinh ngoại biên, dị ứng, nổi ban. Tác dụng của thuốc trừ phong thấp được tăng lên khi kết hợp với các nhóm thuốc khác: giải cảm, hoạt huyết, lợi niệu. Khi chữa các bệnh lâu ngày thường hay dùng dưới dạng ngâm rượu (tửu chế) sanofi~synthelabo 245
  246. THUỐC TRỪ PHONG THẤP 1. Lá lốt Là lá của cây Lá lốt (Piper lolot) thuộc Họ Hồ tiêu (Piperaceae) còn gọi là Tất bát. - Tính vị quy kinh: Cay, thơm, nóng vào kinh vị, đại trường - Tác dụng: Trừ thấp, ấm bụng, tiêu thực - Ứng dụng lâm sàng: Điều trị đau nhức khớp, đau lưng, mỏi gối, chữa nôn ói, đầy hơi, sình bụng, tiêu chảy, ra mồ hôi tay chân. - Liều: 4 - 12 gram. sanofi~synthelabo 246
  247. Lá lốt sanofi~synthelabo 247
  248. THUỐC TRỪ PHONG THẤP 2. Tang ký sinh Dùng toàn thân cây tầm gửi (Loranthus parasiticus L. Merr), họ tầm gửi (Loranthaceae) sống ký sinh trên cây dâu tằm - Tính vị quy kinh: đắng, bình vào kinh can, thận - Tác dụng: Trừ phong thấp, mạnh gân cốt, dưỡng huyết an thai - Ứng dụng lâm sàng: chữa đau lưng mõi gối, chữa có thai ra máu, hạ áp - Liều dùng: 8sanofi~synthelabo-12g 248
  249. Tằm gửi sống ký sinh trên cây dâu sanofi~synthelabo 249
  250. THUỐC TRỪ PHONG THẤP 3. Thiên niên kiện Dùng rễ của cây thiên niên kiện (Homalonema, SagiHaefolia) thuộc họ Ráy (Ariaceae), còn gọi là củ Ráy sơn thục. - Tính vị quy kinh: Đắng, cay, hơi ngọt ấm vào kinh can, thận. - Tác dụng: Trừ phong thấp, thông kinh lạc - Ứng dụng lâm sàng: Điều trị đau khớp, đau dây thần kinh do lạnh, làm khỏe mạnh gân xương. - Liều: 6 - 12 gram phải chế với phèn, gừng sanofi~synthelabo 250
  251. Cây & rễ Thiên niên kiện sanofi~synthelabo 251
  252. THUỐC TRỪ PHONG THẤP 4. Thổ phục linh Dùng thân rễ của cây thổ phục linh (Smilax glabra Roxb) thuộc họ khúc khắc (Smilacaceae), còn gọi là củ khúc khắc. - Tính vị quy kinh: Ngọt, bình vào kinh can, thận, vị - Tác dụng: Trừ phong thấp, thanh nhiệt, giải độc - Ứng dụng lâm sàng: Điều trị viêm khớp cấp, viêm đa khớp tiến triển có sưng, nóng, đỏ, đau; chữa mụn nhọt, tiêu chảy nhiễm khuẩn. - Liều: 10 - 20 gram sanofi~synthelabo 252
  253. Thổ phục linh sanofi~synthelabo 253
  254. THUỐC TRỪ PHONG THẤP 5. Độc hoạt Dùng rễ phơi khô của cây Độc hoạt (Archangelica gunlici, Angelica pubesceus) họ hoa tán (Umbelliferae). - Tính vị quy kinh: Đắng, cay, hơi ấm vào kinh thận, bàng quang - Tác dụng: Trừ phong thấp, phong hàn - Ứng dụng lâm sàng: Điều trị đau khớp, đau thần kinh, chữa cảm mạo do lạnh - Liều: 6 - 12 gram sanofi~synthelabo 254
  255. Độc hoạt sanofi~synthelabo 255
  256. THUỐC TRỪ PHONG THẤP 6.Phòng phong Dùng rễ phơi khô của cây phòng phong (Siler divaricatum) thuộc họ hoa tán (Umbelliferae). Trên thị trường phòng phong là rễ của 3 loại cây: Xuyên phòng phong, Thiên phòng phong, Phòng phong vân nam cũng thuộc họ hoa tán. - Tính vị quy kinh: Cay, ngọt ấm vào kinh can, bàng quang - Tác dụng: phát tán giải biểu, trừ phong thấp - Ứng dụng lâm sàng: Điều trị ngoại cảm phong hàn, bệnh đau thần kinh, co cứng các cơ, đau các khớp, giải dị ứng, chữa ngứa, nổi ban do lạnh. -Liều: 6 -12 g . sanofi~synthelabo 256
  257. Phòng phong sanofi~synthelabo 257
  258. THUỐC TRỪ PHONG THẤP Thuốc cùng nhóm: Hy thiêm thảo, ké đầu ngựa, ngũ gia bì, khương hoạt, thương truật, uy linh tiên. Kê đơn thuốc: Bài thuốc trừ phong thấp: Độc hoạt tang ký sinh thang: Độc hoạt, Tang ký sinh, Phòng phong, Đỗ trọng, Ngưu tất, Tế tân, Quế chi, Tần giao, Đảng sâm, Phục linh, Cam thảo, Xuyên khung, Đương qui, Thục địa, Bạch thược.  Phân biệt trừ phong thấp (khu phong) với thuốc Bình can tức phong (chữa cao huyết áp) sanofi~synthelabo 258
  259. Ké đầu ngựa sanofi~synthelabo 259
  260. THUỐC HÀNH KHÍ MỤC TIÊU 1, Trình bày đặc điểm và liệt kê các vị thuốc của nhóm thuốc hành khí giải uất 2, Trình bày đặc điểm và liệt kê các vị thuốc của nhóm thuốc phá khí giáng nghịch 3, Trình bày đặc điểm và liệt kê các vị thuốc của nhóm thuốc bổ khí sanofi~synthelabo 260
  261. THUỐC HÀNH KHÍ Khái niệm về khí trong cơ thể Là 1 thành phần cấu tạo của cơ thể Tác dụng duy trì sự sống của con người Thúc đẩy huyết vận hành khắp nơi trong cơ thể và duy trì công năng hoạt động của các tạng phủ Bệnh của khí có thể chia làm 2 loại: khí trệ và khí hư. Nếu khí trệ thì phải hành khí, nếu khí hư thì phải bổ khí sanofi~synthelabo 261
  262. THUỐC HÀNH KHÍ Định nghĩa Thuốc hành khí là những thuốc điều hòa phần khí trong cơ thể, nó chữa những bệnh gây ra do sự hoạt động của khí trong cơ thể bị ứ trệ. Nguyên nhân khí trệ có thể là: tỳ, vị, can, phế và các khiếu khi bị bế tắc gây các chứng: khí trệ, khí uất, khí nghịch, khí bế Thuốc hành khí có tác dụng làm cho khí huyết lưu thông, khoan khoái lồng ngực, giải uất, giảm đau, kích thích tiêu hóa Cấm kỵ Người khí hư, âm hư không được dùng các loại tân hương (cay, thơm). Phụ nữ người yếu, có thai không được dùng các loại phá khí, giáng nghịch. Người trụy mạch, choáng: cấm không được dùng thuốc khai khiếu sanofi~synthelabo 262
  263. THUỐC HÀNH KHÍ 2.1. Hành khí giải uất Làm cho tuần hoàn khí huyết thông lợi, dùng cho trường hợp khí hành bị khó khăn kéo theo huyết ứ gây đau đớn (khí tắc thì huyết trệ) Biểu hiện của khí uất: đau bụng, đầy bụng, táo bón, đau mạn sườn, thống kinh sanofi~synthelabo 263
  264. 1.Thuốc hành khí giải uất 2.1.1. Hƣơng phụ Dùng thân rễ phơi khô của cây Hương phụ (Cyperus rotundus L.), còn gọi là cỏ cú hay là củ gấu, thuộc họ Cói (Cyperaceae). Hương phụ có thể dùng sống hoặc chế gọi là Hương phụ tứ chế. - Tính vị quy kinh: Cay, đắng, ấm vào kinh tâm, can, tỳ. - Tác dụng: hành khí, chỉ thống, điều kinh - Ứng dụng lâm sàng: điều trị những cơn đau do khí trệ (đau dạ dày, co thắt các cơ, đau thần kinh ngoại biên, viêm đại tràng co thắt). Kích thích tiêu hóa. Điều trị thống kinh, kinh nguyệt không đều. Điều trị cảm mạo do lạnh. - Liều: 8 - 12 gram. sanofi~synthelabo 264
  265. Hương phụ sanofi~synthelabo 265
  266. 1.Thuốc hành khí giải uất 1.2. Trần bì Dùng vỏ của trái quýt già (Citrus delicicosa Tenore) thuộc họ Cam quýt (Rutaceae) đem phơi khô. - Tính vị quy kinh: cay ấm vào kinh phế, vị. - Tác dụng: hành khí, kiện tỳ, trừ đàm, táo thấp. - Ứng dụng lâm sàng: chữa chứng đau do khí trệ (chướng bụng, đau bụng, táo bón, bí tiểu tiện). Kích thích tiêu hóa, điều trị nôn mửa, tiêu chảy, chữa ho, long đờm do đàm thấp gây ra. - Liều: 4 - 12 gram. Thuốc cùng nhóm: hậu phác, uất kim, lệ chi hạch, ô dược, mộc hương sanofi~synthelabo 266
  267. Trần bì sanofi~synthelabo 267
  268. Hậu phát - Uất kim sanofi~synthelabo 268
  269. Ô dược - Mộc hương sanofi~synthelabo 269
  270. 2.2. Phá khí giáng nghịch Chữa khí trệ nặng, khí huyết lưu thông khó, thường bị tích lại thành khối cục Biểu hiện của khí nghịch: suyễn, nôn mửa, nấc cục, trướng hơi sanofi~synthelabo 270
  271. 2. Phá khí giáng nghịch 2.1. Chỉ thực Là quả non tự rụng của cây cam - Tính vị quy kinh: đắng, hàn, vào kinh tỳ, vị - Tác dụng: phá khí tiêu tích, hóa đàm - Ứng dụng lâm sàng: chữa ngực bụng đầy trướng, đại tiện bí kết, ăn uống không tiêu, ho có đàm, tức ngực - Liều dùng: 4-12g sanofi~synthelabo 271
  272. sanofi~synthelabo 272
  273. 2. Phá khí giáng nghịch 2.2. Thị đế Là đài của quả hồng (Diospyros Kaki L.f), họ thị (Ebenaceae) - Tính vị quy kinh: đắng, chát, bình vào kinh tỳ, vị - Tác dụng: giáng vị khí nghịch - Ứng dụng lâm sàng: chữa nôn, nấc - Liều dùng: 6-12g . Bài thuốc hành khí: Việt cúc hoàn: Thương truật, Hương phụ, Xuyên khung, Thần khúc, Chi tử. sanofi~synthelabo 273
  274. Thị đế ( đài của quả hồng) sanofi~synthelabo 274
  275. THUỐC HOẠT HUYẾT Khái niệm về huyết Huyết là tinh vi của thủy cốc được tỳ vị vận hóa ra. Huyết lưu thông trong huyết mạch để nuôi dưỡng toàn thân Huyết lưu hành được trong cơ thể là nhờ sự thúc đẩy của khí Bệnh lý của huyết bao gồm: huyết ứ (lưu thông khó khăn), huyết thoát (xuất huyết), huyết hư (thiếu máu) sanofi~synthelabo 275
  276. THUỐC HOẠT HUYẾT . Định nghĩa - Thuốc hoạt huyết là thuốc điều hòa phần huyết trong cơ thể, dùng để chữa những bệnh gây ra do huyết ứ. - Tác dụng: chữa các cơn đau ở tạng phủ hay tại chỗ. Chống viêm nhiêm gây sưng, nóng, đỏ, đau. Chữa một số ca chảy máu do xuất huyết: rong kinh, rong huyết, chảy máu dạ dày, đái máu do sỏi Phát triển tuần hoàn bàng hệ. Điều hòa kinh nguyệt, điều trị phù dị ứng, điều trị cao huyết áp. Được chia thành 2 loại tùy thuộc vào mức độ hoạt huyết yếu hay mạnh: hoạt huyết và phá huyết Có tác dụng đối với các bệnh do huyết mạch lưu thông kém gây sưng đau sanofi~synthelabo 276
  277. THUỐC HOẠT HUYẾT 1. Ngƣu tất Dùng rễ phơi khô của cây Ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume) thuộc họ Dền (Amaranthaceae). Ngoài ra còn dùng cả cây cỏ xước (Achyranthes aspera L.) cũng thuộc họ Dền, gọi là Ngưu Tất Nam. - Tính vị quy kinh: đắng, chua, bình vào kinh can, thận. - Tác dụng lâm sàng: để sống dùng: hoạt huyết, làm trơn các khớp. Để chín (tẩm rượu, giấm, nước muối - > sao): bổ can thận, mạnh gân xương. - Ứng dụng lâm sàng: điều trị bế kinh, thống kinh. Điều trị nhức đầu, chấn thương khớp, nhức khớp xương, đau lưng mỏi gối. Điều trị đái rắt, đái buốt, đái ra sỏi. Có thể dùng hạ Cholesterol trong xơ mỡ động mạch. - Liều: 6 - 12 gram. sanofi~synthelabo 277
  278. Ngưu tất sanofi~synthelabo 278
  279. THUỐC HOẠT HUYẾT 2. Uất kim (nghệ vàng) Dùng rễ củ của cây nghệ phơi khô (Curcuma aromatica) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae), còn gọi là Uất kim. Nhiều người cho rằng Uất kim là rễ củ của cây nghệ Curcuma longa cũng thuộc họ Gừng. Cần phân biệt với Khương hoàng: thân rễ phơi khô của cây nghệ Curcuma longa. - Tính vị quy kinh: cay, đắng, lạnh vào kinh tâm, phế , can - Ứng dụng lâm sàng: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh. Điều trị ho ra máu, chảy máu cam, tiểu máu. Điều trị các cơn đau nội tạng như đau dạ dày. Điều trị động kinh và tâm thần. sanofi~synthelabo 279
  280. Uất kim ( nghệ vàng) sanofi~synthelabo 280
  281. THUỐC HOẠT HUYẾT 3.Đan sâm Dùng rễ của cây đan sâm (Salvia multiorrhiza Bunge), họ hoa môi (Lamiaceae) - Tính vị quy kinh: đắng, lạnh vào kinh tâm, can - Tác dụng: hoạt huyết, bổ huyết, dưỡng tâm an thần - Ứng dụng lâm sàng: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh, chấn thương sưng tấy, suy nhược xanh xao do thiếu máu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, sang lở mụn nhọt. - Liều: 8 - 20 gram. sanofi~synthelabo 281
  282. Đan sâm sanofi~synthelabo 282
  283. THUỐC HOẠT HUYẾT Thuốc cùng nhóm: đào nhân, đơn hoa đỏ, xuyên khung, ích mẫu, xuyên sơn giáp, cốt khí củ, nhủ hương, hồng hoa, kê huyết đằng sanofi~synthelabo 283
  284. Đào nhân - Ích mẫu sanofi~synthelabo 284
  285. Xuyên khung – Hồng hoa sanofi~synthelabo 285
  286. Kê huyết đằng –Vẩy phơi khô con tê tê sanofi~synthelabo 286
  287. THUỐC PHÁ HUYẾT Dùng trong các trường hợp huyết bị ứ đọng gây đau đớn mãnh liệt 2.1. Khƣơng hoàng Là củ cái của cây nghệ (Curcuma longa L), họ gừng (Gingbiberrceae) - Tính vị quy kinh: cay, ngọt, tính hàn, vào kinh tâm, phế, can - Tác dụng: phá tính huyết, hành huyết, tiêu thực, tiêu đàm, lợi mật, lợi tiểu, giải độc giảm đau - Ứng dụng lâm sàng: chữa kinh nguyệt bế tắc, ứ huyết sau sanh, chữa ăn uống kém, đầy bụng, viêm gan vàng da, mụn nhọt sang sang lở - Liều dùng: 6-12g sanofi~synthelabo 287
  288. Khương hoàng ( củ cái của cây nghệ) sanofi~synthelabo 288
  289. THUỐC PHÁ HUYẾT 2. Tô mộc Dùng gỗ của cây Tô mộc (Caesalpinia sappan L), họ đậu (Fabaceae) - Tính vị quy kinh: ngọt, mặn, bình, vào kinh tâm, can, tỳ - Tác dụng: phá huyết ứ, thanh tràng chỉ lỵ - Ứng dụng lâm sàng: điều hòa kinh nguyệt, ứ huyết sau sanh, chữa lỵ lâu ngày - Liều dùng: 4-6g Thuốc cùng nhóm: nga truật sanofi~synthelabo 289
  290. Tô mộc ( cây vang) sanofi~synthelabo 290
  291. Nga truật ( nghệ đen, tím) sanofi~synthelabo 291
  292. THUỐC HOẠT HUYẾT Bài thuốc hoạt huyết hoá ứ: Huyết phủ trục ứ thang: Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên khung, Đương quy, Thục điạ, Chỉ xác, Sài hồ, Cát cánh, Cam thảo, Ngưu tất. sanofi~synthelabo 292
  293. THUỐC CHỈ HUYẾT 1. Định nghĩa Là thuốc cầm máu dùng để chữa chứng chảy máu do nhiều nguyên nhân khác nhau. có 2 loại: - Cầm máu do nguyên nhân xung huyết: gây thoát quản làm chảy máu gọi là thuốc khử ứ chỉ huyết: thuốc chữa bệnh chảy máu do chấn thương, chảy máu đường tiêu hóa: dạ dày, ruột, trĩ , đái ra máu do sỏi, ho ra máu, chảy máu cam. - Cầm máu do nguyên nhân sốt nhiễm khuẩn, nhiễm độc gây rối loạn thành mạch làm chảy máu, gọi là thuốc thanh nhiệt chỉ huyết, lương huyết chỉ huyết. Chữa bệnh ho ra máu do viêm phổi, rối loạn thành mạch do các bệnh truyễn nhiễm, nhiễm trùng gây chảy máu cam, đái ra máu, đại tiện ra máu, xuất huyết dưới da. sanofi~synthelabo 293
  294. THUỐC CHỈ HUYẾT 1. Tam thất Dùng củ phơi khô của cây tam thất (Panax Pseudoginsong) họ ngũ gia bì (Arliaceae). - Tính vị quy kinh: ngọt, đắng, ấm vào kinh can vị. - Tác dụng: khử ứ chỉ huyết, tiêu viêm chỉ thống. - Ứng dụng lâm sàng: chữa chảy máu do ứ huyết: ho ra máu, nôn ra máu, lỵ, rong kinh, rong huyết, sau sanh bị rong huyết. Làm mất cơn đau xung huyết: ngã sưng đau, mụn nhọt, sưng đau, đau dạ dày, thống kinh, đau do khí trệ đau khớp. Tại chỗ chữa các vết thương chảy máu: rắc bột tam thất. - Liều: 4-12g/ngày. sanofi~synthelabo 294
  295. Tam thất sanofi~synthelabo 295
  296. THUỐC CHỈ HUYẾT 2. Hoa hoè Là hoa phơi khô của cây hoè (Sophora Japoniaca) họ đậu cánh bướm (Papillionaceae), Hoè mễ là hoa còn ở thời kỳ ngậm nụ. - Tính vị quy kinh: đắng lạnh vào kinh can, đại trường. - Tác dụng: thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết. - Ứng dụng lâm sàng: cầm máu, chữa chảy máu trĩ, lỵ, đại tiện ra máu, trị viêm họng, ho, mất tiếng. - Liều: 6 -12g. 3. Bài thuốc cầm máu: Hoè hoa tán: Hoa hoè, Trắc bá diệp, Hoa kinh giới, Chỉ xác (tất cả sao đen tồn tính). sanofi~synthelabo 296
  297. Hoa hòe sanofi~synthelabo 297
  298. Cỏ mực ( cỏ nhọ nồi) sanofi~synthelabo 298
  299. Ngãi cứu sanofi~synthelabo 299
  300. sanofi~synthelabo 300
  301. sanofi~synthelabo 301
  302. THUỐC BỔ Khái quát về thuốc bổ dƣỡng Thuốc bổ dưỡng là những thuốc dùng để chữa chính khí của cơ thể bị suy nhược, bao gồm: bổ âm, bổ dương, bổ khí và bổ huyết Lưu ý khi sử dụng thuốc bổ: - Công năng của tỳ vị tốt thì thuốc bổ mới phát huy tác dụng - Nếu bệnh đã lâu ngày thì phải bổ từ từ - Thuốc bổ có thể dùng chung với tất cả các thuốc khác đều được - Khi sắc thuốc cần sắc lửa nhỏ, thời gian lâu để lấy hết hoạt chất của thuốc sanofi~synthelabo 302
  303. THUỐC BỔ KHÍ Định nghĩa Thuốc bổ khí là những thuốc chữa chứng bệnh do khí hư gây ra. Bao gồm: phế khí hư (nói nhỏ, ngại nói, thở ngắn gấp, lao động chóng mệt) và tỳ khí hư (tay chân mệt mõi, gầy yếu, ăn kém, chướng bụng, tiêu lỏng, cơ nhẽo Thường dùng trong các trường hợp cơ thể suy nhược, bệnh mới hết, người già yếu. Thường dùng kết hợp với thuốc bổ huyết sanofi~synthelabo 303
  304. CÁC VỊ THUỐC BỔ KHÍ 1. Hoàng kỳ Dùng rễ khô của cây Hoàng kỳ (Astragalus membranaceus Bge, Astragalus membramaceus) thuộc họ Đậu cánh bướm (Fabaceae). - Tính vị quy kinh: ngọt, ấm, vào kinh phế, tỳ. - Tác dụng: bổ khí, lợi tiểu, thu liễm, hạ áp. - Ứng dụng lâm sàng: điều trị suy nhược lâu ngày, lở loét mãn tính, Điều trị trĩ, sa trực tràng, đổ mồ hôi, viêm thận cấp mãn tính và điều trị tiểu đường. Điều trị trúng phong bán thân bất toại. - Liều : 6 - 12 gram sanofi~synthelabo 304
  305. Hoàng kỳ sanofi~synthelabo 305
  306. CÁC VỊ THUỐC BỔ KHÍ 2. Phòng đảng sâm Gọi tắt là Phòng Đảng hay Đảng sâm, là rễ củ của cây Đảng sâm (Campanumoea javanica Blume) thuộc họ Hoa chuông (Campanulaceae). - Tính vị quy kinh : ngọt, bình vào kinh tỳ, phế - Tác dụng : bổ khí, kiện tỳ, sinh tân. - Ứng dụng lâm sàng: chữa các trưòng hợp khí hư: mệt, ra mồ hôi, ăn uống kém. Điều trị tiêu chảy, sa trực tràng. Điều trị ho suyễn, tiểu đường. - Liều: 8 - 20 gram. sanofi~synthelabo 306
  307. Đảng sâm sanofi~synthelabo 307
  308. CÁC VỊ THUỐC BỔ KHÍ 3. Nhân sâm Dùng rễ cây Nhân sâm (Panax ginseng C.A.Mey), họ Ngũ gia bì (Araliaceae) - Tính vị quy kinh: ngọt, hơi đắng, ấm, vào kinh tỳ và phế là chính, ngoài ra còn có thể đi vào cả 12 kinh - Tác dụng: Đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân, bổ phế, bình suyễn, kiện tỳ. - Ứng dụng lâm sàng: chữa suy nhược cơ thể, kém ăn, gầy yếu, mất ngủ, ho lao, viêm phế quản mạn, đau dạ dày, cơ thể mệt mỏi - Liều dùng: 2-12g sanofi~synthelabo 308
  309. Nhân sâm sanofi~synthelabo 309
  310. CÁC VỊ THUỐC BỔ KHÍ 4. Cam thảo Dùng rễ cây cam thảo (Glycyrrhiza glabra L), họ đậu (Fabaceae) - Tính vị quy kinh: ngọt, bình, vào kinh can, tỳ, có thể thông hành cả 12 kinh - Tác dụng: Ích khí, dưỡng huyết, nhuận phế chỉ ho, tả hỏa giải độc, chỉ thống - Ứng dụng lâm sàng: chữa mệt mõi, suy nhược, thiếu máu; chữa đau hầu họng, ho hoặc đàm nhiều; chữa mụn nhọt đinh độc sưng đau, chữa đau dạ dày, đau bụng; dẫn thuốc vào các kinh - Liều dùng: 5-10g Thuốc cùng nhóm: bạch truật, hoài sơn, đại táo, bạch biển đậu. sanofi~synthelabo 310
  311. Cam thảo sanofi~synthelabo 311
  312. Bạch truật - Hoài sơn sanofi~synthelabo 312
  313. Đại táo - Bạch biển đậu sanofi~synthelabo 313
  314. THUỐC BỔ KHÍ Bài thuốc bổ khí: Tứ quân: Đảng sâm, Phục linh, Bạch truật, Cam thảo. sanofi~synthelabo 314
  315. THUỐC BỔ HUYẾT Định nghĩa Thuốc bổ huyết là những thuốc có tác dụng tạo huyết, dưỡng huyết, chữa những chứng bệnh gây ra do huyết hư. Huyết là vật chất nuôi dưỡng cơ thể, thuộc phần âm do đó thuốc bổ huyết có tác dụng bổ âm. Phần lớn thuốc có màu đỏ, vị ngọt, tính ấm, quy vào các kinh có liên quan đến huyết như tâm, can, tỳ Chữa các chứng: thiếu máu, suy nhược thần kinh, rối loạn kinh nguyệt, thai nghén Hay dùng kèm với thuốc bổ khí sanofi~synthelabo 315
  316. THUỐC BỔ HUYẾT 1. Đƣơng quy Dùng rễ phơi khô của cây Đương quy (Angelica sinensis) thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). - Tính vị quy kinh: ngọt, cay ấm vào kinh tâm, can, tỳ. - Tác dụng : bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, hoạt trường. - Ứng dụng lâm sàng: chữa thiếu máu, rối loạn kinh nguyệt, tụ huyết do đụng giập sau chấn thương, nhuận tràng do thiếu máu gây táo bón. - Liều: 6 - 20 gram sanofi~synthelabo 316
  317. Đương quy sanofi~synthelabo 317
  318. THUỐC BỔ HUYẾT 2. Thục địa Dùng củ Sinh địa (Rehmania glitucosa) thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulareaceae ) chưng với rượu và đậu đen 9 lần. - Tính vị quy kinh: ngọt, hơi ấm vào kinh tâm, can, thận - Tác dụng: tư âm, bổ huyết, sinh tân chỉ khát, bổ thận âm - Ứng dụng lâm sàng: chữa thiếu máu, âm hư nội nhiệt, táo bón, ù tai, quáng gà, giảm thị lực. sanofi~synthelabo 318
  319. Chế biến Sinh địa THỤC ĐỊA sanofi~synthelabo 319
  320. THUỐC BỔ HUYẾT 3. Hà thủ ô Dùng rễ cây hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum Thunb), họ rau răm (Polygonaceae) - Tính vị quy kinh: đắng, chát, tính ấm, vào kinh can, thận - Tác dụng: bổ khí huyết, bổ thận âm, nhuận tràng thông tiện - Ứng dụng lâm sàng: chữa cơ thể mệt nhọc, hơi thở ngắn, thiếu máu, da xanh xao, chóng mặt, tóc bạc sớm, mồ hôi trộm, đau lưng, di tinh, kinh nguyệt không đều, táo bón do huyết hư - Liều dùng: 20-40g Thuốc cùng nhóm: cao ban long, tang thầm, tử hà sa, long nhãn, bạch thược sanofi~synthelabo 320
  321. sanofi~synthelabo 321
  322. RỄ HÀ THỦ Ô 1000 năm sanofi~synthelabo 322
  323. Long nhãn sanofi~synthelabo 323
  324. Cao ban long ( sừng già con hưu) sanofi~synthelabo 324
  325. THUỐC BỔ HUYẾT Bài thuốc bổ huyết: Tứ vật: Xuyên khung, Đương quy, Thục địa, Bạch thược. sanofi~synthelabo 325
  326. THUỐC BỔ ÂM Đặc điểm chung Đa số có vị ngọt, tính hàn Tác dụng chữa phần âm trong cơ thể bị suy kém và làm tăng tân dịch Dùng trong các trường hợp: phế âm hư (ho kéo dài, ho máu, gò má đỏ, sốt, ra mồ hôi trộm), thận âm hư (nhức trong xương, đau lưng, ù tai, di tinh, di niệu), vị âm hư (miệng khát, môi khô, lưỡi khô, hôi miệng, lỡ loét chân răng), và tân dịch giảm (da khô, lưỡi đỏ không rêu, mạch nhanh nhỏ). Thuốc bổ âm thường gây nê trệ nên thường được dùng phối hợp với các thuốc lý khí, kiện tỳ sanofi~synthelabo 326
  327. Các vị thuốc bổ âm 1. Mạch môn Dùng rễ cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall.) thuộc họ Mạch môn (Haemodoraceae) còn gọi là cây lan tiên, cây mạch môn đông. - Tính vị quy kinh: ngọt, hơi đắng, hơi lạnh vào kinh phế, vị - Tác dụng: nhuận phế, thanh nhiệt, sinh tân dịch - Ứng dụng lâm sàng: điều trị ho lâu ngày (ho lao, ho ra máu). Điều trị sốt do hao tổn tân dịch (miệng khô, khát nƣớc, đi cầu bón), chữa ít sữa. - Liều: 6 - 12 gram. sanofi~synthelabo 327
  328. MẠCH MÔN sanofi~synthelabo 328
  329. Các vị thuốc bổ âm 2. Kỷ tử Dùng trái chín phơi khô của cây Kỷ tử (Lycium ruthenicum Murr) thuộc họ Cà (Solanaceae) còn gọi là cây Rau khởi, câu kỷ tử. - Tính vị quy kinh: ngọt, bình vào kinh phế, thận, can, tỳ. - Tác dụng: bổ can thận, dưỡng huyết sáng mắt, sinh tân, bổ phế âm, ích huyết. - Ứng dụng lâm sàng: thuốc bổ toàn thân, chữa tiểu đường, ho lao, viêm phổi , đau lưng, mỏi gối, di tinh, giảm thị lực, người già yếu, làm tăng sinh tế bào gan. - Liều: 8 - 16 gram. sanofi~synthelabo 329
  330. Kỷ tử sanofi~synthelabo 330
  331. Các vị thuốc bổ âm 3. Sa sâm Dùng rễ cây sa sâm (Glehnia littoralis Schmidt et Miquel), họ hoa tán (Apiaceae) - Tính vị quy kinh: ngọt, đắng, tính hơi hàn, vào kinh phế, vị - Tác dụng: dưỡng âm thanh phế, dưỡng vị sinh tân - Ứng dụng lâm sàng: chữa ho khan, có đờm khó khạc, người hay sốt nóng, lưỡi đỏ, họng khô, khát nước, táo bón - Liều lượng: 12-20g . Bài thuốc bổ âm: Lục vị: Sơn thù, Đơn bì, Bạch linh, Trạch tả, Hoài sơn, Thục địa. sanofi~synthelabo 331
  332. Sa sâm sanofi~synthelabo 332
  333. THUỐC BỔ DƢƠNG Định nghĩa : Thuốc bổ dương là thuốc chữa tình trạng bệnh do phần dương trong cơ thể bị suy kém. Bao gồm: tâm tỳ dương hư (tay chân mệt mỏi, lạnh, ăn chậm tiêu, tiêu chảy mãn tính sử dụng thuốc trừ hàn) và thận dương hư (liệt dương, di tinh, tiểu nhiều lần, mỏi gối, đau lưng, mạch trầm nhỏ dùng thuốc bổ thận) Tác dụng Thuốc bổ dương đa số có tính ấm Dùng để bổ thận dương hư: đau lưng, mõi gối, ù tai, suy nhược sinh dục, tay chân lạnh, tiểu nhiều lần, trẻ em chậm phát dục, hen phế quản thể hư hàn Khi dùng có thể phối hợp thuốc trừ hàn để tăng thêm tính ấm cho cơ thể sanofi~synthelabo 333
  334. CÁC VỊ THUỐC BỔ DƢƠNG 1. Đỗ trọng Dùng vỏ thân phơi khô của cây Đỗ trọng (Eucommia ulmoides Oliv.) thuộc họ Đổ trọng (Eucommiaceae). Cần phân biệt với cây Nam đỗ trọng (pameria glandulifera Benth) thuộc họ Trúc Đào (Apocynaceae). - Tính vị quy kinh: ngọt, cay, ấm vào kinh can, thận. - Tác dụng: bổ can thận, làm mạnh gân xương, an thai, dưỡng huyết. - Ứng dụng lâm sàng: chủ yếu điều trị đau lưng do thận hư hay suy nhược sinh dục. Làm khỏe mạnh gân xương. Điều trị cao huyết áp, nhũn não. An thai: chữa sẩy thai, đẻ non - Liều: 8 - 12 gram. sanofi~synthelabo 334
  335. Đỗ trọng sanofi~synthelabo 335
  336. CÁC VỊ THUỐC BỔ DƢƠNG 2. Ba kích Dùng rễ phơi khô của cây Ba kích thiên (Morinda officinalis How.) thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), còn gọi là dây ruột gà. - Tính vị quy kinh: Cay, ngọt, ấm vào kinh thận. - Tác dụng: Bổ thận dương, mạnh gân cốt - Ứng dụng lâm sàng: chữa mệt mỏi, đau lưng, đau gối, váng đầu, ù tai, tiểu nhiều lần, đái dầm, di tinh, liệt dương, chữa đau nhức khớp, tê mỏi tay chân, hen phế quản. - Liều: 8 - 12 gram. sanofi~synthelabo 336
  337. Ba kích sanofi~synthelabo 337
  338. Các vị thuốc bổ dương 3. Cẩu tích Là rễ cây cẩu tích (Cibotium barometz L. JSm), họ kim mao (Dicksoniaceae) - Tính vị quy kinh: đắng, ngọt, hơi cay, tính ấm, vào kinh can, thận - Tác dụng: bổ can thận, mạch gân cốt, trừ phong thấp, cố thận - Ứng dụng lâm sàng: chữa đau lưng, đau khớp, suy tủy, tay chân tê mõi, đau nhức trong xương, đái tháo, đái nhiều không cầm, đới hạ, di tinh - Liều dùng: 4-12g Thuốc cùng nhóm: hải mã, tục đoạn, cáp giới, cốt toái bổ, lộc nhung, thỏ ty tử, nhục thung dung, dâm dương hoắc sanofi~synthelabo 338
  339. Cẩu tích sanofi~synthelabo 339
  340. THUỐC BỔ DƢƠNG . Bài thuốc bổ dƣơng: Bát vị: Sơn thù, Đơn bì, Bạch linh, Trạch tả, Hoài sơn, Thục địa, Phụ tử chế, Nhục quế.(tức bài Lục vị gia thêm Phụ tử chế và Nhục quế) sanofi~synthelabo 340
  341. PHƢƠNG TỄ TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN MỤC TIÊU 1. Trình bày 3 cách kê đơn thuốc y học cổ truyền 2. Trình bày thành phần và công dụng của 19 phương thuốc cổ truyền thường sử dụng sanofi~synthelabo 341
  342. CÁCH KÊ ĐƠN THUỐC TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN 1. Khái niệm Đơn thuốc là một khâu cuối cùng của người thầy thuốc trong chẩn đoán và điều trị người bệnh. Đơn thuốc phải phản ánh được đầy đủ các yêu cầu của phương pháp chữa bệnh đã đề ra, chú ý đến toàn bộ triệu chứng của bệnh cảnh, điều hòa âm dương đạt yêu cầu chữa bệnh tốt. Kê đơn thuốc đông y cũng phải theo đúng thủ tục đã qui định trong chế độ kê đơn thuốc để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Việc gia giảm các vị thuốc biểu hiện tính chất biện chứng luận trị của y học dân tộc để cho phù hợp với bệnh cảnh người bệnh, nhưng tránh tùy tiện gây tai hại và lãng phí thuốc men. sanofi~synthelabo 342
  343. CÁCH KÊ ĐƠN THUỐC TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN Có 3 cách kê đơn thuốc Kê đơn theo biện chứng luận trị (còn gọi là theo lý luận đông y). Kê đơn theo nghiệm phương, theo kinh nghiệm dân gian. Kê đơn theo toa căn bản (áp dụng thuốc nam chữa bệnh thông thường). sanofi~synthelabo 343
  344. CÁCH KÊ ĐƠN THUỐC TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN 1.2. Những điểm chú ý khi kê đơn thuốc - Không cho thuốc quá 10 ngày - Tên thuốc ghi cho rõ, tránh viết tắt - Lượng thuốc ghi rõ ràng, đơn vị đo lường theo đơn vị đã được nhà nước qui định: theo gam (g), centigam (0,01g), . . . - Tránh tẩy xóa, khi xóa sửa thuốc phải ký tên bên cạnh, . . . sanofi~synthelabo 344
  345. 1.3. Các cách kê đơn thuốc 1.3.1. Kê đơn theo Biện chứng luận trị Điều kiện cần thiết để đơn theo cách này là phải: Nắm vững lý luận đông y: Học thuyết âm dương khí huyết, học thuyết tạng phủ, kinh lạc Biết cách chẩn đoán đông y, tìm ra được hội chứng bệnh Đề ra phương pháp chữa thích hợp Nhớ được một số bài thuốc và tính năng các vị thuốc đã học. Kê đơn theo biện chứng luận trị có hai cách: sanofi~synthelabo 345
  346. 1. Kê đơn theo cổ phƣơng gia giảm Cổ phương là những bài thuốc có kinh nghiệm điều trị tốt, được người xưa truyền lại. Thường một hội chứng bệnh tật có một bài thuốc tương ứng Vì bệnh cảnh lâm sàng phức tạp, mỗi cổ phương chỉ thích ứng được với nguyên nhân, tính chất và triệu chứng chính của bệnh, nên tùy theo tình hình cụ thể về sức khỏe và bệnh tật người bệnh, người ta có thể thêm, bớt điều chỉnh vị thuốc và liều lượng cho thích hợp. Các dạng thuốc có nhiều, tùy theo sự cần thiết của việc chữa bệnh, người thầy thuốc có thể dùng thuốc thang, thuốc tán, hoàn, rượu thuốc Thí dụ: Cảm mạo phong hàn biểu thực với các chứng sợ lạnh, phát sốt, đau đầu, không có mồ hôi, ho, mạch phù khẩn dùng bài Ma hoàng thang. Nếu vật vã, phiền khát thêm thạch cao để thanh lý nhiệt gọi là Đại thanh long thang. sanofi~synthelabo 346
  347. 1. Kê đơn theo cổ phƣơng gia giảm Khí hư, người mệt mỏi, thở ngắn gấp, tay chân yếu, ăn kém, chậm tiêu, bụng đầy dùng bài Tứ quân. Nếu tích trệ thức ăn thêm tần bì gọi là Dĩ công tán. Nếu tỳ khí hư hàn có đàm ẩm thêm tần bì, bán hạ gọi là Lục quân tử thang Kê đơn thuốc theo cách luận trị dùng cổ phương gia giảm thể hiện được đầy đủ tính chất biện chứng luận trị của đông y, tiếp thu được kinh nghiệm của đời xưa, có hiệu quả chữa bệnh tốt, tuy nhiên đòi hỏi người thầy thuốc phải nhớ nhiều bài thuốc. Trong điều kiện thiếu thuốc hiện nay, việc thực hiện kê đơn gặp nhiều khó khăn, một số người dễ vận dùng máy móc. sanofi~synthelabo 347
  348. 2.Kê đơn theo đối pháp lập phƣơng Sau khi đề ra được phương pháp chữa bệnh, căn cứ vào tác dụng của các vị thuốc rồi kê đơn theo nguyên tắc quân, thần, tá, sứ và gia giảm tạo thành đơn thuốc (thực chất đơn thuốc này gần giống cổ phương). Thí dụ: bệnh thấp tim có: sưng đau các khớp, sốt, chất lưỡi đỏ, nước tiểu đỏ, mạch phù sác. Pháp chữa: khu phong thanh nhiệt, hoạt huyết, lợi niệu. Thổ phục linh 16g Hy thiêm 12g Khu phong (giải dị ứng) Phòng phong 08g Ké đầu ngựa 16g Kim ngân hoa 16g Thanh nhiệt giải độc Sài đất 16g (Chống nhiễm trùng) Kê huyết đằng 12g Hoạt huyết (chống viêm) Ngưu tất 12g Y dĩ 12g Lợi niệu Sa tiền 12 g sanofi~synthelabo 348