Bài giảng Y học cổ tkuyền

pdf 130 trang phuongnguyen 1703
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Y học cổ tkuyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_y_hoc_co_tkuyen.pdf

Nội dung text: Bài giảng Y học cổ tkuyền

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN BỘ MÔN Y HỌC CỔ TRUYỀN BÀI GIẢNG Y HỌC CỔ TKUYỀN ĐỐI TƯỢNG: BÁC SỸ ĐA KHOA Thái Nguyên - 2008
  2. THAM GIA BIÊN SOẠN 1. BS. CKI. Hoàng Đức Quỳnh 2. Ths. Nguyễn Thị Hạnh 3. BS.CKI. Đỗ Thị Quy 4. BS. CKI. Hoàng Gằm 5. Ths. Nguyễn Thị Minh Thuỷ ĐỒNG CHỦ BIÊN BS.CKI. Hoàng Đức Quỳnh Ths. Nguyễn Thị Hạnh CHỊU TRÁCH NHIỆM SỬA BẢN THẢO Ths. Nguyễn Thị Hạnh
  3. MỤC LỤC Trang 1. TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN 1 2. PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN 18 3. CÁC VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN SỬ DỤNG ĐIỀU TRỊ 8 BỆNH CHỨNG 28 4. 80 HUYỆT THƯỜNG DÙNG ĐIỀU TRỊ TÁM CHỨNG BỆNH THƯỜNG GẶP 68 5. KỸ THUẬT XOA BÓP 75 6. CẢM CÚM 84 7. LIỆT DÂY THẦN KINH VII NGOẠI BIÊN 90 8. NỔI MẨN DỊ ỨNG 95 9. ĐAU THẦN KINH TOẠ 100 10.ĐAU VAI GÁY 106 11.TÂM CĂN SUY NHƯỢC 109 12.VIÊM KHỚP DẠNG THẤP (VKDT) 115 13.PHỤC HỒI DI CHỨNG LIỆT NỬA NGƯỜI DO TAI BIÊN MẠCH MÁU NÃO 120
  4. TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN I. MỤC TIÊU 1. Phân định được các quy luật cơ bản và ứng dụng của học thuyết âm dương, học thuyết ngũ hành trong Y học. 2. Phân định được chức năng sinh lý và biểu hiện bệnh lý của các tạng phủ. 3. Trình bày được đặc điểm cơ bản về nguyên nhân gây bệnh theo Y học cổ truyền. 4. Trình bày được kiến thức đại cương về kinh lạc và huyệt. II. NỘI DUNG A. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 1. Đại cương 1.1. Định nghĩa Học thuyết âm dương là triết học cổ đại phương Đông, nghiên cứu sự vận động và tiến hoá không ngừng của vật chất. Học thuyết âm dương giải thích nguyên nhân phát sinh, phát triển và tiêu vong của vạn vật. Quá trình đó là do mối quan hệ giữa âm và dương của vật chất quyết định. Học thuyết âm dương là nền tảng tư duy của các ngành học thuật phương Đông đặc biệt là Y học, từ lý luận đến thực hành, trong chẩn đoán cũng như trong điều trị, bào chế thuốc và dùng thuốc, tất cả đều dựa vào học thuyết âm dương. 1.2. Nội dung: Âm dương là tên gọi đặt cho 2 yếu tố cơ bản của một sự vật, hai thái cực của một quá trình vận động và 2 nhóm hiện tượng có một tương quan biện chứng với nhau. - Một số thuộc tính cơ bản của âm là: ở phía dưới, ở bên trong, yên tĩnh, có xu hướng tích tụ. - Một số thuộc tính cơ bản của dương là: ở bên trên, ở bên ngoài, hoạt động, có xu hướng phân tán. 1.3. Phân định âm dương Dựa vào những thuộc tính cơ bản đó, người ta phân định tính chất âm dương cho các sự vật và các hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội như sau: Đất, nước, bóng tối, nghỉ ngơi, đồng hoá, mát lạnh, vị đắng, chua, mặn, Âm mùa đông, nữ Trời, lửa, ánh sáng, hoạt động, dị hoá, nóng ấm, vị cay, ngọt, nhạt, mùa Dương hạ, nam * Chú ý: Âm dương là quy ước nên mang tính tương đối. Thí dụ: ngực so với lưng thì ngực thuộc âm, nhưng ngực so với bụng thì ngực thuộc dương. 2. Những quy luật âm dương 1
  5. 2.1. Âm dương đối lập Âm dương mâu thuẫn, chế ước lẫn nhau như ngày với đêm, như nóng với lạnh Sự đối lập có nhiều mức độ: - Mức độ tương phản: sống với chết; nóng với lạnh - Mức độ tương đối: khoẻ với yếu, ấm với mát Cần đưa vào những mức độ đối lập để có biện pháp thích hợp khi cần điều chỉnh âm dương. Ví dụ: Sốt cao: pháp điều trị là thanh nhiệt tả hoả. Sốt nhẹ: pháp điều trị là thanh nhiệt lương huyết. 2.2. Âm dương hỗ căn Hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau. Âm dương cùng một cuội nguồn, nương tựa giúp đỡ lẫn nhau mới tồn tại được như vật chất và năng lượng, có đồng hoá mới có dị hoá, hay ngược lại nếu không có dị hoá thì quá trình đồng hoá không tiếp tục được. Có số âm mới có số dương. Hưng phấn và ức chế đều là quá trình tích cực của hoạt động vỏ não. “âm có trong dương, dương có trong âm”. Âm dương không tách biệt nhau mà hoà hợp thống nhất với nhau. 2.3. Âm dương tiêu trưởng Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển. Âm dương không cố định mà luôn biến động, chuyển hoá lẫn nhau, khi âm tiêu thì dương trưởng và ngược lại. Quá trình biến động thường theo một chu kỳ nhất định như sáng và tối trong một ngày, bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông trong một năm. Khi sự biến động quá mức bình thường thì có sự chuyển hoá âm dương. Âm cực tất sinh dương, dương cực tất sinh âm. Thí dụ: sốt cao (cơ thể nóng cực độ) gây mất nước, điện giải, mất nhiều nhiệt lượng dẫn đến truỵ mạch (cơ thể giá lạnh). 2.4. Âm dương bình hành Bình hành là sự cân bằng, đây là sự cân bằng sinh học chứ không phải là cân bằng số học. “âm dương bình hành trong sự tiêu trưởng và tiêu trưởng trong thế bình hành. Nếu sự cân bằng âm dương bị phá vỡ thì sự vật có nguy cơ bị tiêu vong”. Ví dụ: quá trình đồng hoá và quá trình dị hoá luôn đối lập nhau, nhưng nương tựa vào nhau, chuyển hoá lẫn nhau, và luôn phải giữ ở thế cân bằng thì cơ thể mới phát triển bình thường. Nếu đồng hoá quá mạnh thì sinh ra béo phì, nếu dị hoá quá mạnh thì sinh ra gầy còm (Basedow) 3. Biểu tượng của học thuyết âm dương Người xưa hình tượng hoá học thuyết âm dương bằng biểu tượng một hình tròn, biểu thị vật thể thống nhất bên trong có hai phần diện tích bằng nhau được phân đôi bằng một đường hình sin, thể hiện âm dương đối lập, âm dương hỗ căn, trong âm có dương và trong dương có âm, âm dương cân bằng trong sự tiêu trưởng. 2
  6. 4. Ứng dụng của học thuyết âm dương vào Y học Âm dương là nền tảng tư duy và là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Y học cổ truyền phương Đông, xuyên suốt các mặt từ lý luận đến thực tế lâm sàng, từ phòng bệnh đến chữa bệnh, từ bào chế đến việc dùng thuốc trị bệnh. 4.1. Phân định tính chất âm dương trong cơ thể Âm Dương - Các tạng: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận - Các phủ Tiểu trường, Đởm, Vị, Đại trường, Bàng quang - Các kinh âm: Thái âm, Thiếu âm, Quyết - Các kinh dương: Dương minh, Thái âm, mạch Nhâm dương, Thiếu dương, mạch Đốc - Tinh, huyết - Khí thần - Phần lý: gồm các nội tạng bên trong cơ - Phần biểu: da, cơ, cân, khớp, lông, tóc, thể, dinh, huyết, nửa người bên trái, tân móng, vệ khí, lưng, nửa người bên phải. dịch. Vì tính chất trong âm có dương và trong dương có âm cho nên mỗi tạng cũng có 2 phần âm dương: thận thuỷ, thận hoả, tâm âm và tâm dương. 4.2. Quan niệm về bệnh và nguyên tắc chữa bệnh a. Bệnh tật phát sinh là do mất cân bằng âm dương trong cơ thể Hoặc do một bên quá mạnh: âm thịnh hoặc dương thịnh gọi là sự thiên thắng. + Âm thịnh sinh nội hàn: người lạnh, sợ lạnh, tay chân lạnh, ỉa chảy, nước tiểu trong nhiều, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng dày, mạch trầm, vì phần âm thuộc lý thuộc hàn. + Dương thịnh sinh ngoại nhiệt: sốt, người nóng, chân tay nóng, khát nước, nước tiểu đỏ đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch xác hữu lực, vì phần dương cơ thể thuộc biểu, thuộc nhiệt. Hoặc do một bên quá yếu: âm hư hoặc dương hư gọi là sự thiên suy. + Âm hư sinh nội nhiệt: gặp trong mất nước, tân dịch giảm sút, gây khát nước, họng khô sốt nóng về chiều, nhưng cặp nhiệt độ không cao (triều nhiệt), lòng bàn tay, lòng bàn chân, mũi ức nóng (ngũ tâm phiền nhiệt), ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, rêu ít hoặc không có rêu, mạch tế xác. + Dương hư sinh ngoại hàn: sợ lạnh, tay chân lạnh, tiểu trong, lưỡi nhợt, rêu trắng, mặt trầm (vì phần dương khí ở bên ngoài bị giảm sút) b. Chữa bệnh là lập lại thế cân bằng âm dương 3
  7. - Nếu do một bên quá mạnh thì dùng phép tả, nghĩa là dùng thuốc có tính đối lập để xoá bỏ phần dư. Ví dụ: Bệnh thiên hàn dùng thuốc ấm nóng, bệnh thiên nhiệt dùng thuốc mát lạnh. Nhầm lẫn giữa hàn và nhiệt sẽ gây tai biến - Nếu do một bên quá yếu thì dùng phép bổ, tức là dùng thuốc cùng tính chất để bù vào chỗ thiếu hụt. Ví dụ: âm hư thì dùng thuốc bổ âm, huyết hư thì dùng thuốc bổ huyết. Khi sự cân bằng đã được phục hồi thì phải ngừng thuốc. Lạm dụng thuốc sẽ có hại, sẽ gây nên sự mất cân bằng mới. 4.3. Bào chế thuốc - Phân định nhóm thuốc: Âm dược: các vị thuốc có tính mát lạnh, có vị đắng, chua, mặn, hướng thuốc đi xuống, như nhóm thuốc thanh nhiệt, sổ hạ, lợi tiểu chữa bệnh nhiệt thuộc dương. Dương dược: các thuốc có tính ấm nóng, có vị cay ngọt, hướng đi lên, như nhóm thuốc bổ, thuốc hành khí hoạt huyết, thuốc giải biểu, chữa bệnh hàn thuộc âm. Bào chế thuốc: có thể biến đổi một phần dược tính bằng cách bào chế. Ví dụ: sinh địa tính hàn, đem tẩm gừng, sa nhân rồi chưng, sấy 9 lần sẽ được thục địa có tính ấm nóng. 4.4. Phòng bệnh Y học cổ truyền đề cao việc rèn luyện tính thích nghi với môi sinh để có thể luôn giữ được cân bằng âm dương. Các phương pháp tập luyện đều phải coi trọng cả về thể chất (âm), lẫn tinh thần (dương). Khi tiến hành tập cần tiến hành tập động (dương) và tập tĩnh (âm). Rèn luyện cân, cơ, khớp (biểu) kết hợp rèn luyện các nội tạng (lý). B. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH 1. Đại cương 1.1. Định nghĩa Học thuyết ngũ hành là triết học cổ đại phương Đông, nghiên cứu các mối quan hệ giữa những vật chất trong quá trình vận động, bổ xung cho học thuyết âm dương, giải thích các cơ chế của sự tiêu trưởng, hỗ căn, đối lập, thăng bằng của vật chất. 1.2. Nội dung Ngũ hành là 5 nhóm vật chất, 5 dạng vận động phổ biến của vật chất. Mỗi nhóm có những thuộc tính chung và mang tên của một loại vật chất tiêu biểu cho nhóm đó. Năm nhóm là: mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ. 4
  8. Người xưa đã dựa vào những thuộc tính cơ bản của từng nhóm để sắp xếp các vật chất và các dạng vận động vào 5 hành sau đây: Bảng quy loại ngũ hành trong cơ thể và ngoài tự nhiên Quan Trong cơ thể Ngoài thiên nhiên hệ Quy Ngũ Tạng Phủ Khiếu Thể Tính Mùa Khí Màu vị Hướng hành luật Mộc Can Đởm Mắt Cân Giận Xuân Phong Xanh Chua Sinh Đông Hoả Tâm Tiểu trường Lưỡi Mạch Mừng Hạ Nhiệt Đỏ Đắng Trưởng Nam Thổ Tỳ Vị Môi miệng Cơ nhục Lo Cuối hạ Thấp Vàng Ngọt Hoá Trung tâm Kim Phế Đại trường Mũi Da lông Buồn Thu Táo Trắng Cay Thu Tây Thuỷ Thận Bàng quang Tai Xương tuỷ Sợ Đông Hàn Đen Mặn Tàng Bắc 2. Những mối quan hệ ngũ hành 2.1. Quan hệ tương sinh, tương khắc 2.1.1. Ngũ hành tương sinh : có nghĩa là giúp đỡ, thúc đẩy tạo điều kiện cho nhau phát triển. Ví dụ: trong tự nhiên mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ sinh mộc. Trong cơ thể can sinh tâm, tâm sinh tỳ, tỳ sinh phế, phế sinh thận, thận sinh can. Mối quan hệ này còn gọi là mối quan hệ “mẹ, con”. 2.2.2. Ngũ hành tương khắc: có nghĩa là giám sát, kiềm chế, điều tiết để không phát triển quá mức. Trong tự nhiên mộc khắc thổ, thổ khắc thuỷ, thuỷ khắc hoả, hoả khắc kim, kim khắc mộc. Trong cơ thể can khắc tỳ, tỳ khắc thận, thận khắc tâm, tâm khắc phế, phế khắc can. 2.2. Quan hệ tương thừa, tương vũ 2.2.1. Ngũ hành tương thừa: có nghĩa là khắc quá mạnh hoặc kiềm chế quá mức làm cho hành bị khắc không hoàn thành được chức năng của mình. Ví dụ: tạng Can khắc tạng Tỳ thái quá gây ra chứng bệnh Vị quản thống (loét dạ dày hành tá tràng). 2.2.2. Ngũ hành tương vũ: có nghĩa là hành khắc quá yếu, để hành bị khắc chống đối lại. Ví dụ: bình thường thổ khắc thuỷ, nếu thổ vếu quá thì thuỷ sẽ tương vũ lại thổ. 5
  9. 3. Ứng dụng của học thuyết ngũ hành vào Y học 3.1. Chẩn đoán bệnh a, Màu da: - Da xanh thuộc hành mộc, bệnh thuộc tạng Can, do phong. - Da đỏ thuộc hành hoả, bệnh thuộc tạng Tâm, do nhiệt. - Da xám đen thuộc hành thuỷ, bệnh thuộc tạng Thận, do hàn. - Da trắng thuộc hành kim, bệnh thuộc tạng Phế, do táo. - Da vàng thuộc hành thổ, bệnh thuộc tạng tỳ, do thấp. b, Tính tình: - Hay giận dữ bệnh thuộc tạng Can. - Vui mừng cười nói quá mức bệnh thuộc tạng Tâm. - Hay sợ hãi bệnh thuộc tạng Thận. - Hay lo lắng, buồn phiền bệnh thuộc tạng Phế. - Hay ưu tư, lo nghĩ bệnh thuộc tạng Tỳ. 3.2. Tìm cơ chế sinh bệnh Bệnh chứng xuất hiện ở một tạng nhưng nguyên nhân có thể từ tạng khá gây ra. Ví dụ chứng vị quản thống có hai nguyên nhân chính: có thể do bản thân Tỳ Vị hư yếu, nhưng cũng có thể do tạng Can khắc tạng Tỳ thái quá, làm cho chức năng Tỳ vị hư yếu sinh ra bệnh. 3.3. Chữa bệnh a, Dựa vào quan hệ tương sinh: trên nguyên tắc “con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con”. - Tạng con hư thì bổ vào tạng mẹ: ví dụ Phế hư (lao phổi, viêm phế quản mạn ) thì phải bổ vào tạng Tỳ để dưỡng Phế. - Tạng mẹ thực thì phải tả vào tạng con. Ví dụ: hen phế quản (Phế thực) thì phải tả vào tạng Thận vì “Thận là con của Phế”. b, Dựa vào quan hệ tương thừa, tương vũ tìm nguồn gốc chính của bệnh: - Ví dụ l: Can khí phạm vị (Can khắc Tỳ) thì phép chưa phải bình Can là chủ yếu, kết hợp với kiện Tỳ. - Ví dụ 2: trường hợp Thuỷ vũ Thổ (phù do thiếu dinh dưỡng), phương pháp chữa phải là kiện Tỳ là chủ yếu, kết hợp với lợi tiểu. 3.4. Bào chế thuốc a, Căn cứ vào bảng quy loại ngũ hành: Vị thuốc có quan hệ với tạng trong cùng hành đó. Ví dụ vị cay thuộc kim, tạng Phế cũng thuộc kim. Thuốc có vị cay thườn1g quy vào kinh Phế, dùng nhiều vị cay thường hại đến tạng Phế. Cũng như vậy vị ngọt vào tạng Tỳ, vị mặn vào tạng Thận, vị chua vào tạng Can vị đắng vào tạng Tâm. b, Trong bào chế thuộc: muốn hướng cho thuốc vào kinh nào, thường ta dùng vị thuốc quy cùng với kinh đó để sao tẩm. Ví dụ: 6
  10. Muốn thuốc vào Phế, thường sao tẩm với nước gừng Muốn thuốc vào Thận thường sao tẩm với nước muối nhạt. Muốn thuốc vào Tỳ thường sao tẩm với hoàng thổ, sao mật ngọt. Muốn thuốc vào Tâm thường sao tẩm với nước đắng. Muốn thuốc vào Can thường sao tẩm với nước dấm. C. TẠNG PHỦ 1. Đại cương Y học cổ truyền căn cứ vào hoạt động của cơ thể con người lúc bình thường và khi có bệnh để quy nạp thành những nhóm chức năng khác nhau rồi đặt tên gọi là tạng. Nhóm chức năng có nhiệm vụ chuyển hoá gọi là các tạng. Nhóm chức năng có nhiệm vụ thu nạp, chứa đựng và chuyển vận gọi là các phủ. Gồm: có 5 tạng: Tâm (phụ có Tâm bào lạc), Can, Tỳ, Phế, Thận. 6 phủ: Tiểu trường, Đốm, Vị, Đại trường, Tam tiêu, Bàng quang. 2. Các tạng 2.1. Tâm Tạng Tâm đứng đầu các tạng, chức năng của nó bao gồm một số hoạt động về tinh thần và tuần hoàn. * Tâm chủ thần minh: chủ về các hoạt động tinh thần, sự tư duy, trí sáng suất. Ví dụ: tâm khí và tâm huyết đầy đủ thì tinh thần tỉnh táo, sáng suất và minh mẫn. Tâm huyết không đầy đủ thì xuất hiện các triệu chứng hồi hộp, mất ngủ, hay mê, hay quên. * Tâm chủ huyết mạch và biểu hiện ra ở mặt: tâm khí thúc đẩy huyết dịch đi trong mạch nuôi dưỡng toàn thân. Ví dụ tâm khí đầy đủ, huyết dịch vận hành không ngừng, toàn thân được nuôi dưỡng tốt, biểu hiện trên nét mặt hồng hào, tươi nhuận. * Tâm khai khiếu ra lưỡi (biểu hiện qua lưỡi): xem chất lưỡi để đoán bệnh tạng Tâm, như chất lưỡi đỏ là tâm nhiệt, chất lưỡi nhợt là tâm huyết hư, chất lưỡi xanh có điểm ứ huyết là huyết ứ trệ. * Tâm hoả sinh Tỳ thổ, khắc Phế kim, quan hệ biểu lý với Tiểu trường. * Biểu hiện bệnh lý. - Tâm dương hư biểu hiện hồi hộp, kinh khủng, hay quên, tự ra mồ hôi, người lạnh, chân tay lạnh, sắc mặt xanh, lưỡi nhợt, mạch nhược. - Tâm âm hư: mất ngủ, hay quên, hay mơ mộng, sự hãi, tự ra mồ hôi, miệng khô, lưỡi đỏ mạch tế sác. - Tâm nhiệt: mắt đỏ, miệng khát, họng khô, lưỡi đỏ, vật vã không ngủ, nói lảm nhảm, chảy máu cam, chất lưỡi đỏ, mạch sác. 2.2. Can Bao gồm các chức năng sau: can tàng huyết, chủ sơ tiết, chủ cân, khai khiếu ra mắt. 7
  11. * Tàng huyết: tàng trữ và điều tiết huyết dịch trong cơ thể. Ví dụ: khi nghỉ ngơi, lúc ngủ, nhu cầu về huyết dịch ít thì huyết được tàng trữ ở tạng Can. Trái lại lúc hoạt động (lao động) nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể đòi hỏi cao hơn, Can lại bài xuất khối lượng huyết dịch được tàng trữ ra để cung cấp kịp thời cho cơ thể. * Chủ sơ tiết: thúc đẩy hoạt động của khí huyết được thông suốt đến mọi nơi trong cơ thể. Ví dụ can huyết đầy đủ thì khí huyết vận hành điều hoà, tinh thần thoải mái. Trái lại, can khí sơ tiết kém sẽ gây tình trạng khí bị uất kết, biểu hiện ngực sườn đầy tức, u uất, suy nghĩ, hay thở dài, ợ chua (can khí uất kết). * Can chủ cân: can huyết hư không nuôi dưỡng được cân thì gân khớp sẽ teo cứng, chân tay run, co quắp. * Khai khiếu ra mắt: tinh khí của ngũ tạng thông qua huyết dịch đều đi lên mắt. ví dụ: can khí thực nhiệt gây ra chứng đau mắt đỏ; Can huyết hư gây quáng gà, giảm thị lực, gân co rút, móng chân, móng tay khô. * Can mộc sinh Tâm hoả, khắc Tỳ thổ, quan hệ biểu lý với Đởm. * Biểu hiện bệnh lý: - Can khí uất kết: ngực sườn đầy tức, u uất, suy nghĩ, hay thở dài, ợ chua, gặp trong bệnh loét dạ dày hành tá tràng, kinh nguyệt không đều, thống kinh, tâm căn suy nhược. - Can huyết hư: mắt mờ, quáng gà, giảm thị lực, chân tay run, co quắp, gân co rút, móng tay móng chân khô. - Can nhiệt: mắt đỏ, sưng đau, miệng đắng, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác. 2.3. Tỳ * Chủ vận hoá: nghĩa là sự chuyển hoá cơ bản trong cơ thể là đo công năng vận hoá của tạng Tỳ. Sau khi tiêu hoá, các chất dinh dưỡng được Tỳ hấp thụ và chuyển đi nuôi dưỡng toàn thân. * Tỳ chủ cơ nhục, chủ tứ chi: tỳ hư yếu cơ bắp sẽ teo nhẽo, chân tay mềm yếu, sa các nội tạng (Tỳ hư hạ hãm). * Tỳ thống huyết: giúp huyết đi đúng mạch. Tỳ khí mạnh thì huyết đi trong mạch được thông suốt, nhu nhuận, trái lại Tỳ khí hư sẽ sinh ra các chứng xuất huyết như rong huyết, đại tiện ra máu lâu ngày. * Tỳ khai khiếu ra môi miệng, Tỳ hư miệng nhạt, môi nhợt, công năng của Tỳ mạnh khoẻ thì sắc môi hồng, tươi, nhuận. * Tỳ thổ sinh Phế kim, khắc Thận thuỷ, quan hệ biểu lý với Vị. * Biểu hiện bệnh lý: - Tỳ hư: chân tay mềm yếu, cơ bắp teo nhẽo, chảy máu, ăn kém, khó tiêu, chân tay yếu mỏi, thở ngắn, ngại nói, sa nội tạng, sa dạ con, sa trực tràng chất lưỡi nhợt, mạch hư nhược. 8
  12. - Tỳ hàn: đau bụng, chườm nóng đỡ đau, ỉa chảy, chân tay lạnh, người lạnh, chất lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch trầm trì. - Tỳ thực: bụng đầy, ấm ách, bí hơi, lợm giọng buồn nôn, người mệt mỏi, nặng nề. - Tỳ nhiệt: môi đỏ, mụn nhọt, phân có bọt, nóng rát hậu môn, chất lưỡi đỏ, rêu vàng. 2.4. Phế * Phế chủ khí: chủ chức năng hô hấp. * Phế chủ bì mao: Phế quản lý hệ thống bảo vệ cơ thể từ bên ngoài, nếu Phế khí suy yếu thì cơ thể dễ bị cảm nhiễm bệnh. * Phế chủ tuyên giáng, thông điều thuỷ đạo: giúp cho việc chuyển hoá nước và phân bố điều hoà nước trong cơ thể. * Khai khiếu ra mũi, thể hiện mạnh yếu ở tiếng nói, khi Phế có bệnh sẽ có ảnh hưởng đến hơi thỏ, tiếng nói. ví dụ. Phế khí hư có biểu hiện ngại nói, thở ngắn, nói không có sức, đứt quãng. Phế khí tuyên thông tiếng nói to, rõ ràng, mạch lạc, cơ thể khoẻ mạnh. Phế hàn tiếng nói khàn, có thể mất giọng * Phế kim sinh Thận thuỷ, khắc Can mộc, quan hệ biểu lý với Đại trường. * Biểu hiện bệnh lý: - Phế hư: sắc mặt trắng bệch, da khô, thở yếu ngắn, kém chịu lạnh, thở ngắn, ngại nói, người mệt mỏi, tự ra mồ hôi, mạch hư nhược. - Phế hàn: hắt hơi, sổ nước mũi trong, sợ lạnh, đờm loãng trắng, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch trì. - Phế nhiệt: chảy máu cam, ho đờm vàng, có khi ho ra máu, mụn nhọt, chắp lẹo mắt, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác. 2.5. Thận * Thận tàng tinh, chủ sinh dục và phát dục, ví dụ ở trẻ em Thận hư thì trí tuệ phát triển kém, chậm biết đi, chậm mọc răng. Ở người lớn Thận hư thì hoạt động sinh dục giảm, di tinh, liệt dương. * Thận có Thận thuỷ và Thận hoả. Thận thuỷ gọi là Thận âm, thường là sự biểu hiện của quá trình ức chế thần kinh. Ví dụ Thận âm hư biểu hiện mất ngủ, đau lưng, ù tai, ra mồ hôi trộm, rức xương, sốt hâm hấp, đại tiện táo. Thận hoả còn là Thận dương, là những biểu hiện của quá trình hưng phấn thần kinh. Ví dụ Thận dương hư có những triệu chứng chân tay lạnh, sợ lạnh, ỉa chảy kéo dài, di tinh, hoạt tinh, liệt dương. * Thận chủ cốt tuỷ: tạo xương, phát triển hệ xương. Thận hư gây đau lưng, mỏi gối, chân chùng, có thể hai chân vô lực không đứng lên được. * Biểu hiện ở tại thắt lưng; thận hư thường đau rức xương, ù tai, đau ê ẩm vùng thắt lưng. 9
  13. * Thận Thuỷ sinh Can mộc, khắc Tâm hoả, quan hệ biểu lý với Bàng quang. * Biểu hiện bệnh lý: - Thận âm hư: họng khô đau, lãng đau và lung lay, tai ù, hoa mắt, nhức trong xương, lòng bàn tay, bàn chân và ngực nóng, cảm giác nóng bên trong (âm hư sinh nội nhiệt) ra mồ hôi trộm, di tinh, đau lưng, mỏi gối. Thận âm hư thường dẫn đến can âm và tâm huyết hư. - Thận dương hư: đau lưng cạnh cột sống, chân tay lạnh, sơ lạnh, hoạt tinh, liệt dương, đái nhiều lần trong đêm, phù thũng, ỉa chảy buổi sáng sớm. Thận dương hư thường dẫn đến Tỳ dương hư và Tâm dương hư. 3. Các phủ 3.1. Đởm * Chứa mật, còn có chức năng về tinh thần (theo Y học cổ truyền) là chủ về sự quyết đoán, lòng dũng cảm * Can và Đởm có quan hệ biểu lý: Can bài tiết ra mật được chứa đựng ở Đởm, do đó khi có bệnh ở Đởm thường xuất hiện chứng vàng da, miệng đắng, nôn mửa ra chất đắng. * Biểu hiện bệnh lý: - Đởm hàn: nôn mửa, chóng mặt, mất ngủ, rêu lưỡi cáu nhờn. - Đởm nhiệt: đắng miệng, ù tai, đau sườn, sốt rét, sốt nóng. - Đởm hư: ngủ lơ mơ, hay giật mình, chóng mặt hay thở dài. - Đởm thực: hay cáu giận, bực tức, tức hạ sườn phải, ngủ nhiều, chảy nước mắt. 3.2. Vị Chứa đsựng, nghiền nát thức ăn và truyền xuống Tiểu trường. Biểu hiện bệnh lý: - Vị hàn: đau âm ỉ vùng thượng vị, nôn ra nước trong, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt mạch chậm. - Vị nhiệt: miệng hôi, môi đỏ, răng lợi sưng đau, cồn cào, ăn mau đói, khát nước. - Vị hư: môi lưỡi trắng nhợt, biếng ăn, đau tức vùng thượng vị. - Vị thực: bụng đầy tức, ợ chua, bí đại tiện. 3.3. Tiểu trường Nhận thức ăn từ Vị xuống, hấp thu các chất dinh dưỡng, phần còn lại chuyển xuống Đại trường. Biểu hiện bệnh lý: - Tiểu trường hàn: nước tiểu trong, dài - Tiểu trường nhiệt: nước tiểu đó, sẻn, đau nhức ở bộ phận sinh dục - Tiểu trường hư: hay đái vặt, đái són - Tiểu trường thực: đau bụng dữ dội 3.4. Đại trường 10
  14. Chứa đựng và bài tiết các chất cặn bã. Biểu hiện bệnh lý: - Đại trường hàn: đại tiện lỏng, sôi bụng - Đại trường nhiệt: môi miệng khô, ỉa phân lẫn máu, phân khắm, hậu môn đỏ Đại trường hư: đại tiện không tự chủ, hoặc phân không khô táo nhưng khó đi, sa trực tràng - Đại trường thực: đại tiện táo bón, đau bụng, cự án 3.5. Bàng quang Chứa đựng và bài tiết nước tiểu. Biểu hiện bệnh lý: - Bàng quang hàn: nước tiểu trong, lượng nhiều. - Bàng quang nhiệt: nước tiểu đỏ, sẻn, són đái, đái máu, nóng trong niệu đạo, phát ban - Bàng quang thực: bí đái, bụng dưới đầy tức 3.6. Tam tiêu Là nhóm chức năng nói lên quan hệ hữu cơ giữa các hoạt động của các tạng phủ trên và dưới với nhau. Công năng của tam tiêu: lưu thông khí huyết, tân dịch; làm ngấu nhừ đồ ăn và thông lợi đường nước. Y học cổ truyền gọi là sự khí hoá Tam tiêu. Thượng tiêu chủ “thu nạp”, trung tiêu chủ “vận hoá”, hạ tiêu chủ “xuất” (đưa ra). Thượng tiêu ví như sương thừ nghĩa là thượng tiêu phân bố ngũ cốc đi khắp nơi làm ấm da dẻ, nuôi thân thể, mượt lông tóc như sương mù rơi xuống gọi là khí. Trung tiêu ví như nước sủi bọt là chỉ vào công năng của Tỳ, Vị đó là vận hoá thuỷ cốc, chung bốc khí huyết, tân dịch để nuôi dưỡng khắp gìn thân. Hạ tiêu ví như ngòi rãnh là chỗ nước chảy ra, nghĩa là đưa thuỷ dịch xuống gạn ức ra thanh trọc và bài tiết đại tiểu tiện. Có sự liên quan với nội tạng khác nhau: - Thượng tiêu gồm hoạt động của tạng Tâm, Phế. - Trung tiêu gồm hoạt động của các tạng Tỳ, Vị. - Hạ tiêu gồm hoạt động của tạng Can, Thận. - Tam tiêu có quan hệ biểu lý với Tâm bào lạc. 4. Các hoạt động khác 4.1. Khí. là động lực (năng lượng) thúc đẩy mọi hoạt động của cơ thể con người, nó chuyển hoá không ngừng ở khắp cơ thể và các bộ phận như Phế khí, Tỳ khí, Thận khí Khí có quan hệ âm dương với huyết, khí thuộc dương, huyết thuộc âm. Khí là mẹ của huyết, “khí hành, huyết hành; khí trệ, huyết ứ; khí thăng, huyết nghịch”. Biểu hiện bệnh lý: - Khí hư: suy nhược cơ thể, mệt mỏi, nói nhỏ, thở gấp, hay ra mồ hôi, ăn kém, chậm tiêu, người gầy, cơ nhẽo. - Phế khí hư: chức năng hô hấp giảm - Tỳ khí hư: chức năng tiêu hoá giảm 11
  15. - Khí trệ: các cơn đau do co thắt các tạng phủ, các cơ, ợ hơi, đầy hơi, nôn nấc - Khí uất: trạng thái tinh thần uất ức do sang chấn tinh thần, biểu hiện ngực sườn đầy tức vị trí đau không rõ ràng, lúc đau, lúc không, ợ hơi hoặc trung tiện được thì dễ chịu. - Khí nghịch: Phế khí nghịch gây ho, tức ngực, khó thở. Can khí nghịch: đau đầu, chóng mặt, ngực sườn đầy tức, đỏ mặt, ù tai. Vị khí nghịch: nôn, nấc, ợ hơi 4.2. Huyết: nguồn gốc huyết được tạo thành do chất tinh hoa của đồ ăn, được Tỳ vận hoá ra và kết hợp với Tinh được tàng trữ ở Thận sinh ra. Huyết vận hành trong huyết quản nhờ có Khí thúc đẩy. Biểu hiện bệnh lý: - Huyết hư: da xanh, niêm mạc nhợt, hay đánh trống ngực - Huyết ứ: đau nhức tại một vị trí: sưng, nóng, đỏ, đau - Huyết nhiệt: mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng - Xuất huyết: máu thoát khỏi huyết quản dưới nhiều hình thức 4.3. Tinh: là cơ sở vật chất của hoạt động tinh thần Tinh tiên thiên là bẩm tố của cha mẹ truyền lại qua tế bào sinh dục. Tinh hậu thiên do tạng Tỳ vận hoá từ đồ ăn, thức uống. 4.4. Thần: là vô hình, để chỉ những hoạt động về tinh thần, ý thức và tư duy của người ta. Thần biểu hiện sự sống “còn Thần thì sống, mất Thần thì chết”. Thần tốt: tỉnh táo, linh hoạt, mắt sáng, ý thức tốt. Thần yếu: vẻ mặt bơ phờ, ánh mắt mờ tối, thờ ơ, lãnh đạm, ý thức rối loạn. Tinh, Khí, Thần là 3 thứ quý nhất của sự sống (gọi là tam bảo). 4.5. Tân dịch: tân, dịch là các chất lỏng trong cơ thể, có tính chất dinh dưỡng. Chức năng chủ yếu là làm nhu nhuận bì phu, làm trơn các khớp để cử động dễ dàng. Vốn cùng một thể nằm trong tổ chức huyết dịch nên gọi chung là tân, dịch. D. ĐẠI CƯƠNG VỀ KINH LẠC VÀ HUYỆT 1. Đại cương về huyệt 1.1. Định nghĩa: Huyệt là nơi thần khí và khí của tạng phủ đến và đi ra ngoài cơ thể. Nó được phân bố khắp phần ngoài cơ thể, nhưng không phải hình thái tại chỗ của da, cơ, gân, xương. Huyệt có liên quan chặt chẽ với các hoạt động sinh lý và biểu hiện bệnh lý của các tạng phủ trong cơ thể. Là nơi giúp cho việc chẩn đoán, áp dụng thủ thuật châm cứu chữa bệnh và phòng bệnh một cách tích cực. Tên chung của các loại huyệt gọi là du huyệt (huyệt là chỗ trống không, du là sự 12
  16. vận chuyển). 1.2. Phân loại chung của du huyệt (31oại) * Huyệt nằm trên đường kinh (kinh nguyệt) : gồm các du huyệt nằm trên 12 đường kinh chính và 2 đường kinh phụ tổng số có 690 huyệt. * Huyệt nằm ngoài đường kinh (kinh kỳ ngoại huyệt): gồm các huyệt không nằm trên 12 đường kinh chính và 2 mạch Nhâm, Đốc, có tất cả trên 200 huyệt, các huyệt này có vị trí cố định và tác dụng nhất định. Ngày nay người ta còn tìm ra nhiều huyệt mới. * Á thị huyệt: các huyệt này không có vị trí cố định, không tồn tại mãi mãi, nó chỉ xuất hiện ở những chỗ thấy đau, vì thế sách Nội kinh có viết “lấy nơi đau làm du huyệt”. 1.3. Phương pháp tìm vị trí huyệt 1.3.1. Phương pháp đo để xác định huyệt * Cách chia đoạn từng phần cơ thể (cất độ pháp): Người xưa dùng các mốc để xác định, chia đầu, chân, tay mình ra làm nhiều phần, mỗi phần chia ra làm nhiều đoạn bằng nhau, mỗi đoạn là 1 tấc dài ngắn tuỳ theo người. Ví dụ: từ chân tóc trán đến chân tóc sau gáy chia làm 12 tấc (thốn) * Cách xác định huyệt bằng thốn đồng thân: áp dụng cho người lớn, trẻ em ở các lứa tuổi cao thấp khác nhau. Đông Y dùng đơn vị thốn. - Thốn là gì ? người bệnh co đầu ngón giữa và ngón cái tạo thành một vòng tròn, đoạn thẳng tận cùng giữa hai nếp gấp đất 2 ngón giữa là 1 thốn. Hoặc thốn bằng bề ngang của ngón tay cái lấy ngang qua gốc chân móng tay. Chiều ngang của 4 khoát ngón tay (trỏ, giữa, nhẫn, út) bằng độ dài 3 thốn * Dựa theo trong ngoài, lấy theo mô hình châm cứu cổ điển, ngón cái của tay và chân thuộc phía trong, ngón út của tay và chân thuộc phía ngoài. 1.3.2. Lấy huyệt theo mốc giải phẫu và hình thể tự nhiên Dựa vào các cấu tạo cố định như tai, mắt, mũi, miệng, lông mày. Ví dụ: Nghinh hương, tính minh: cách lấy huyệt này dựa vào bộ phận cấu tạo và hình dáng cố định nên xác định huyệt chính xác. - Dựa vào nếp nhăn của da: ví dụ: Đại lăng, Thái uyên - Dựa vào đặc điểm xương làm mốc lấy huyệt như: Dương Khê, Đại truy, Tam âm giao. Cách lấy huyệt này tương đối chính xác vì xương là bộ phận ít thay đổi vị trí. - Dựa vào đặc điểm cơ gân làm mốc. ví dụ: Thừa sơn, Nội quan 1.3.3. Lấy huyệt theo tư thế hoạt động của cơ thể : Người bệnh phải thực hiện một số động tác nhất định theo chỉ dẫn của bác sĩ mới xác định được huyệt, ví dụ: Khúc trì, Thiếu hải, Phong thị 2. Đại cương về kinh lạc: 13
  17. Gồm có 12 đường kinh chính và 2 đường kinh phụ là mạch Nhâm và mạch Đốc. - Đường kinh là những đường thẳng, đi từ tạng phủ ra ngoài da. - Lạc là những đường ngang nối liền các đường kinh với nhau, tạo thành một mạng lưới chằng chịt khắp cơ thể. Trong đường kinh có kinh khí vận hành để nuôi dưỡng cơ thể, làm cơ thể tạo thành một khối thống nhất. - Tác dụng của hệ thống kinh lạc: + Về sinh lý: hệ thống kinh lạc thông hành khí huyết trong các tổ chức của cơ thể, chống ngoại tà bảo vệ cơ thể. Hệ kinh lạc liên kết các tổ chức cơ thể (tạng, phủ, tứ chi, chín khiếu cân, mạch, xương, da) có chức năng khác nhau thành một khối thống nhất. + Về bệnh lý: khi công năng hoạt động của hệ kinh lạc bị trở ngại, gây kinh khí không thông suất thì dễ bị ngoại tà xâm nhập và gây bệnh. Bệnh thường truyền từ ngoài vào trong, từ ngoài da, cơ nhục vào tạng, tức là từ kinh lạc vào phủ tạng. Bệnh ở phủ tạng thường có những biểu hiện bệnh lý ở đường kinh mạch đi qua: ví dụ Vị nhiệt thì loét miệng; cơn đau ngực do co thắt động mạch vành thường đau ở kinh Tâm. + Về chẩn đoán: kinh mạch nối liền với tạng phủ và có đường đi ở những vị trí nhất định của cơ thể. Căn cứ vào những thay đổi cảm giác (đau, tức, chướng), điện sinh vật trên đường đi của kinh mạch, người ta chẩn đoán bệnh thuộc tạng phủ nào đó gọi là kinh lạc chẩn. Thí dụ: nhức đầu vùng đỉnh bệnh thuộc kinh Can, đau nửa bên đầu bệnh thuộc kinh Đởm, đau sau gáy bệnh thuộc kinh Bàng quang. Ngoài ra người ta còn đo thông số về điện sinh vật của các tỉnh huyệt (huyệt tận cùng ở đầu chi của các kinh) hay nguyên huyệt (huyệt chính của 1 đường kinh) bằng máy đo kinh lạc để đánh giá được tình trạng hư thực của khí huyết, tạng phủ so với số liệu trung bình hoặc so sánh hai bên cơ thể với nhau. + Về chữa bệnh: học thuyết kinh lạc ứng dụng nhiều nhất vào phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu, xoa bóp và thuốc. Châm cứu và xoa bóp đã thành một phương pháp chữa bệnh độc đáo, đạt nhiều thành tựu to lớn được giới thiệu kỹ ở các phần bệnh học. Học thuyết kinh lạc chỉ đạo việc quy tác dụng của thuốc tương ứng với tạng, phủ hay đường rảnh nào đó gọi là sự quy kinh của thuốc. Ví dụ: Quế chi quy vào kinh Phế nên chữa ho, cảm mạo. Ma hoàng quy vào kinh Phế nên chữa ho hen, vào Bàng quang nên có tác dụng lợi niêu. E. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH 1. Những nguyên nhân gây bệnh bên ngoài (ngoại nhân) Là những yếu tố thời tiết và khí hậu bất thường. Có 6 thứ khí: phong, hàn, thử, thấp, táo hoả. Khi trở thành nguyên nhân gây bệnh thì gọi là lục tà. Thường gây ra những bệnh ngoại cảm (do bên ngoài đưa tới) như bệnh nhiễm khuẩn, bệnh truyền nhiễm, đau các dây thần kinh ngoại biên do lạnh 1.1. Phong 14
  18. Là dương tà, chủ khí về mùa Xuân, là nguyên nhân hay gặp nhất (phong dẫn đầu trăm bệnh) và thường kết hợp với các ngoại tà khác như hàn, nhiệt, thấp. 1.1.1 Đặc điểm chung của Phong : - Là dương tà, hay đi lên và ra ngoài, nên hay gây bệnh ở phần trên cơ thể và phần ngoài cơ thể (phần biểu), làm ra mồ hôi (bì phu khai tiết), sợ gió, mạch phù, hay gây hắt hơi, sổ mũi, mẩn ngứa, co giật - Phong hay di chuyển và biến hoá: bệnh do phong hay di chuyển như đau khớp, lúc đau chỗ này, lúc đau chỗ khác, hoặc gây ngứa nhiều chỗ (còn gọi là phong động), biến hoá bệnh nặng, nhẹ, mau lẹ. 1.1.2. Kết hợp với các ngoại tà khác - Phong hàn: như các bệnh cảm mạo do lạnh, đau dây thần kinh ngoại biên, đau co cứng cơ do lạnh. - Phong nhiệt: như cảm sất, viêm đường hô hấp trên, giai đoạn đầu của các bệnh truyền nhiễm. - Phong thấp: viêm khớp, phù dị ứng, chăm 1.2. Hàn: Là âm tà, thường làm tổn hại đến dương khí, là chủ khí của mùa Đông. 1.2.1. Đặc tính của hàn: - Hay gây đau, điểm đau cố định, chườm nóng thì hết đau - Hay gây ứ trệ co cứng, mồ hôi không ra được - Người bệnh sợ lạnh, thích ấm 1.2.2, Kết hợp với các ngoại tà khác: - Phong hàn (đã nêu ở phần trên) - Hàn thấp: như ỉa chảy, đầy bụng do lạnh 1.3. Thử. Là nắng, là dương tà, chủ khí về mùa Hạ, thường làm tổn thương đến tân dịch. 1.3.1. Đặc tính của thử. - Hay gây sốt cao, vật vã, khát nước, mạch hồng, và gây ra mồ hôi nhiều. - Trường hợp nặng (trúng Thử) có thể gây ra truỵ mạch, hôn mê. 1.3.2. Kết hợp với các loại tà khác: - Thử nhiệt: là những bệnh sốt cao về mùa hè, vật vã Mlà nước, ra mồ hôi nhiều. - Thử thấp: gặp rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy mùa hè, lỵ nhiễm khuẩn. 1.4. Thấp; Là độ ẩm thấp, chủ khí cuối hạ. mùa mưa lũ. 1.4.1. Đặc tính của thấp: 15
  19. - Thường gây bệnh ở nửa người dưới, bệnh kéo dài dai dẳng, gây cảm giác nặng nề, - Cử động khó khăn (thấp khớp), hay bài tiết các chất đục (thấp trọc) như đại tiện lỏng, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng, dày, nhớt, dính. 1.4.2, Kế hợp các loại tà khác : - Thấp nhiệt: gây bệnh viêm nhiễm ở đường tiêu hoá, tiết niệu, sinh dục, khớp, bệnh ngoài da. - Phong thấp: (đã nêu ở phần trên) - Thử thấp: (đã nêu ở phần trên) - Thấp chẩn: Eczema, loét chảy nước nhiều. 1.5. Táo: Là sự khô hanh, là dương tà, chủ khí mùa Thu, thường làm tổn thương tân dịch. 1.5.1. Đặc tính của Táo : - Gây tổn thương chức năng tạng Phế: mũi, miệng, họng khô, da nứt nẻ, táo bón, tiểu tiện sẻn, ho khan. - Gây sốt cao, không có mồ hôi, khát, thích uống nước. 1.5.2. Kết hợp ngoại tà khác. - Táo nhiệt: những bệnh sốt cao về mùa Thu như sốt xuất huyết, viêm não - Lương táo: là những trường hợp cảm mạo về mùa Thu, sốt, sợ lạnh, đau đầu, không có mổ hôi, họng khô. 1.6. Hoả (nhiệt): Thường gọi là nhiệt (thực ra hoả là mức cao của nhiệt), là đương tà, chủ khí mùa Hạ, các ngoại tà khác như phong, hàn, thử, thấp, táo khi vào cơ thể đều có khả năng chuyển hoá thành hoả. 1.6.1. Đặc tính của hoả. - Gây sốt cao, sợ nóng, thích mát, ra mồ hôi nhiều, khát nước, mặt đỏ, mắt đỏ. - Gây chảy máu (nhiệt bức huyết vong hành) - Gây mụn nhọt, bệnh truyền nhiễm - Nhiệt thường bốc lên trên, làm mê man, phát cuồng 1.6.2. Kết hợp các ngoại tà khác: - Thấp nhiệt: đã nêu ở phần trên - Phong nhiệt: đã nêu ở phần trên -Thử nhiệt: đã nêu ở phần trên 1.6.3. Chứng hư nhiệt: Do âm hư không kiềm giữ được hoả để hư hoả bốc lên. Biểu hiện sốt không 16
  20. cao thường về chiều và đêm (còn gọi là triều nhiệt), lòng bàn chân nóng, lòng bàn tay nóng, ngực nóng (còn gọi là ngũ tâm phiền nhiệt), gây bứt rứt, cồn cào, khát nước, tiểu tiện sẻn, đại tiện táo, môi đỏ, gò má đỏ, mạch nhanh nhỏ, ra mồ hôi trộm, đau nhức trong xương (còn gọi là cốt chung), ho khan, họng khô. 2. Những nguyên nhân bên trong (nội nhân) Là những nguyên nhân do hoạt động tinh thần, do quan hệ gia ươm, xã hội (rối loạn tâm lý xã hội, stress bệnh lý). Có 7 loại tình chí sau: Vui mừng (hỷ) thuộc tạng Tâm. Giận dữ (nộ) thuộc tạng Can Buồn phiền (bi) thuộc tạng Phế Lo lắng (ưu) thuộc tạng Tỳ Sợ sệt (kinh) thuộc tạng Thận Suy nghĩ (tư) thuộc tạng Tỳ Hốt hoảng (khủng) thuộc lạng Thận Quan hệ giữa cá nhân với gia đình và xã hội nếu thuận hoà thì tâm thần thư thái, bệnh tật không xảy ra, ngược lại những chấn thương tinh thần hoặc căng thẳng kéo dài sẽ gây bệnh. Nhóm này là những bệnh nội thương. 3. Những nguyên nhân khác: (bất nội ngoại nhân) 3.1. Nguyên nhân do ăn uống - Ăn quá nhiều gây rối loạn tiêu hoá (thực tích) - Ăn nhiều thức ăn sống, lạnh, ôi thiu gây tổn thương Tỳ, Vị. Ăn nhiều thức ăn béo, ngọt dễ sinh nhiệt, sinh thấp (bệnh do rối loạn chuyển hoá) - Ăn thiếu dẫn đến âm hư, huyết hư. 3.2. Nguyên nhân do lao động: - Nếu không hoạt, động khí huyết khó lưu thông dễ sinh bệnh. Lao động quá sức, kéo dài sinh lao lực. - Lao động không an toàn dễ gây chấn thương. 3.3. Nguyên nhân tình dục: Tiết chế tình dục là một biện pháp bảo vệ sức khoẻ. Hoạt động tình dục quá độ có ảnh hưởng đến sức khoẻ và cũng là một trong những yếu tố dẫn đến bệnh tật. Người xưa nói: “Hiếu sắc hại Tâm, đa dâm hại Thận” 17
  21. PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN I. MỤC TIÊU 1. Mô tả được nội dung cơ bản của tứ chẩn. 2. Phân tích được những nội dung cơ bản của bát cương. 3. Trình bày được những nội dung cơ bản của bát pháp. II. NỘI DUNG Đại cương: Phương pháp chẩn đoán và điều trị của Y học cổ truyền được dựa trên nền tảng “tứ chẩn”, “bát cương” và “bát pháp”. Đây chính là cơ sở lý luận quan trọng, nó xuyên suất quá trình từ thăm khám, chẩn đoán cho đến việc chỉ định phương pháp điều trị của người thầy thuốc. - Bốn phương pháp để thăm khám bệnh: nhìn (vọng chẩn), nghe (văn chẩn), hỏi (vấn chẩn), xem mạch, sờ nắn (thiết chẩn) gọi là tứ chẩn. Đây là phương pháp thăm khám bệnh của Y học cổ truyền. - Thông qua tứ chẩn sau khi thăm khám bệnh nhân, người thầy thuốc quy nạp các triệu chứng dựa vào tám cương lĩnh cửa Y học cổ truyền để chẩn đoán vị trí, tính chất, trạng thái và xu thế chung của bệnh gọi tắt là bát cương. - Bát pháp: là tám phương pháp dùng thuốc uống trong, được người thầy thuốc lựa chọn chỉ định phù hợp với chứng bệnh của bệnh nhân A. TỨ CHẨN: Đây là phương pháp khám bệnh giúp thầy thuốc khai thác các triệu chứng, từ đó đưa ra cương lĩnh và phương pháp điều trị cụ thể. 1. Nhìn (vọng chẩn) 1.1. Vọng thần: là quan sát thần sắc của người bệnh, phản ánh tình trạng hoạt động về tinh thần, ý thức và sự hoạt động của các tạng phủ bên trong cơ thể biểu hiện ra ngoài. Khi xem cần xác định: - Còn thần: mắt sáng, tỉnh táo là bệnh nhẹ, chính khí chưa suy, công năng tạng phủ còn tốt. - Không còn thần: thờ ơ, lãnh đạm, tinh thần mệt mỏi, nói không có sức là bệnh nặng, chính khí đã suy, chữa bệnh khó khăn và lâu dài. - Hiện tượng giả thần: bệnh đang rất nặng, đột nhiên người bệnh tỉnh táo, ánh mắt sáng bất thường đây là dấu hiệu nguy kịch, chính khí sắp thoát. 1.2 Xem sắc: thường xem ở sắc mặt, người bình thường sắc mặt tươi nhuận, khi có bệnh thường có biến đổi sau: a, Sắc đỏ do nhiệt: cần phân biệt mặt đỏ do thực nhiệt hay do hư nhiệt: - Do thực nhiệt thì toàn mặt đỏ đều như trường hợp sốt do nhiễm khuẩn, say nắng - Do hư nhiệt: gặp ở người mắc bệnh lâu ngày, sốt về chiều, đêm, cặp nhiệt độ 18
  22. không cao, hai gò má đỏ - Do âm hư sinh nội nhiệt. b, Sắc vàng do hư, do thấp: Tỳ mất kiện vận, thuỷ thấp không hoá, khí huyết giảm sút bì phu không được nuôi dưỡng nên có màu vàng. - Chứng vàng da (hoàng đản): sắc vàng tươi, sáng là do thấp nhiệt. - Sắc vàng ám tối là do hàn thấp. - Sắc mặt hơi vàng là Tỳ hư. c. Sắc trắng do hư, hàn, mất máu - Sắc mặt trắng, hơi phù: thận dương hư - Bệnh cấp tính đột nhiên sắc mặt trắng là dương khí sắp thoát. d, Sắc đen do hàn, đau, huyết ứ, thận hư tinh khí suy kiệt 1.3. Xem lưỡi Rêu lưỡi: là chất bám trên bề mặt của lưỡi. - Rêu lưỡi trắng mỏng: hàn ở biểu - Rêu lưỡi vàng: chứng nhiệt, bệnh ở lý - Rêu lưỡi xám đen: bệnh nặng - Rêu lưỡi dày: bệnh đã vào phần lý - Rêu lưỡi khô: âm hư, mất tân dịch hoặc cực nhiệt - Rêu lưỡi dày dính là thấp nhiều. - Chất lưỡi: là xem tổ chức cơ và niêm mạc của lưỡi - Chất lưỡi nhạt: bệnh hư hàn, khí huyết hư - Chất lưỡi đỏ: thuộc nhiệt chứng - Chất lưỡi xanh tủn: nếu khô là cực nhiệt, nếu bột thì cực hàn hoặc ứ huyết - Lưỡi bệu: thuộc hư chứng - Lưỡi lệch: do trúng phong - Lưỡi run: do Tâm, Tỳ, khí, huyết, hư hoặc nghiện rượu. 2. Văn chẩn: (nghe và ngửi) 2.1. Nghe âm thanh - Tiếng nói nhỏ, thều thào không ra hơi thuộc hư chứng - Mê sảng là nhiệt vào Tâm bào - Nói ngọng, nói khó là trúng phong - Tiếng thở to, mạnh là thực chứng - Tiếng ho mạnh là Phế thực nhiệt - Tiếng ho yếu: Phế âm hư - Ho kèm theo hắt hơi: do phong hàn 19
  23. - Trẻ em ho cơn dài, có tiếng rít và nôn mửa là ho gà. 2.2. Mài phân và nước tiểu - Phân loãng có mùi tanh: tỳ hư - Phân mùi chua hoặc thối khẳm: thực tích - Nước tiểu rất khai và đục: do thấp. 3. Vấn chẩn: Hỏi, phỏng vấn ngoài những nội dung hỏi bệnh chung như Y học hiện đại, còn có phần hỏi đặc thù của Y học cổ truyền 3.1. Hỏi về hàn nhiệt * Cảm giác sợ lạnh - Bệnh mới mắc mà sợ lạnh: cảm phong hàn - Bệnh lâu ngày mà sợ lạnh, chân tay lạnh là do thận dương hư - Chân tay lạnh kèm theo đau bụng ỉa chảy buổi sáng sớm là thận dương hư * Phát sốt: - Sốt nhẹ nhức đầu sổ mũi, sợ lạnh là do phong hàn - Sốt cao, ra mồ hôi nhiều, khát nước, mặt đỏ, lưỡi đỏ, vật vã, biểu hiện của lý thực nhiệt Sốt nhẹ về chiều lâu ngày, gò má đỏ, ra mồ hôi trộm, nhức trong xương, lòng bàn chân, và lòng bàn tay nóng là thuộc chúng âm hư hoả tr rtng. - Lúc sốt nóng, lúc sốt rét thuộc chứng bán biểu bán lý. 3.2. Hỏi về mồ hôi - Sốt không ra mồ hôi: biểu thực nhiệt - Sốt ra mồ hôi nhiều: lý thực nhiệt - Tự ra mồ hôi: (không phải do lao động hoặc thời tiết nóng) là do dương hư - Tự ra mồ hôi ban đêm khi ngủ là do âm hư 3.3. Hỏi về đau * Đau đầu: - Đau vùng chăm, vai, gáy: thuộc kinh thái dương - Đau vùng trán, tai, mắt: thuộc kinh dương minh - Đau nửa đầu vùng thái dương: thuộc kinh thiếu dương - Đau vùng đỉnh đầu: thuộc quyết âm Can - Đau khắp đầu như bó chặt: do Tỳ thấp * Đau ngực: - Đau ngực kèm theo sốt cao, ho, đờm quánh là do Phế nhiệt. - Đau ngực lâu ngày, hay tái phát: do đàm ẩm - Ngực sườn đầy tức: do Can khí uất 20
  24. * Đau lưng. - Đau ê ẩm nặng nề, ngủ dậy đau nhiều, vận động đau giảm là do phong thấp. - Đau lưng do mang vác nặng hoặc sai tư thế do huyết ứ. - Đau lưng lâu ngày, bệnh hay tái phát, thể trạng yếu, khi vận động đau tăng là do Can Thận âm hư. * Đau bụng: - Đau bụng kèm theo đầy hơi, ợ chua: do thực tích - Đau bụng có liên quan đến bữa ăn, đau giảm sau ăn, sợ xoa nắn, thích chườm nóng: thuộc chứng thực hàn. - Đau bụng đầy hơi, khi đau chỗ này, lúc đau chỗ khác là do khí trệ. 3.4. Hỏi về ăn uống * Cảm giác khát: - Khát thích uống nước mát: do thực nhiệt - Khát không muốn uống: do hàn thấp - Thích uống nước nóng, uống lạnh đầy bụng là do dương hư. * Thèm ăn: - Thèm ăn, ăn nhiều, mau đói: do Vị nhiệt - Đói mà không muốn ăn: do Vị âm hư - Ăn thức ăn mát, lạnh bụng đầy chướng là do Tỳ dương hư * Cảm giác trong miệng. - Miệng đắng: nhiệt ở Can, Đởm - Miệng chua, hôi nhiệt ở Vị, Trường - Miệng hôi: do Vị nhiệt - Miệng nhạt: gặp ở chứng hư, đàm trệ - Miệng ngọt: do thấp nhiệt ở Tỳ - Miệng mặn: do Thận hư 3.5. Hỏi về ngủ - Mất ngủ kèm theo hồi hộp, hay mê: do Tâm huyết hư - Trằn trọc khó vào giấc ngủ: do âm hư hoả vượng - Ngủ nhiều là chứng dương hư âm thịnh. 3.6. Hỏi về đại tiện * Táo bón: bệnh mới, ở người khoẻ là do thực nhiệt. Ở người già, yếu là do âm hư, huyết hư hoặc khí hư. * Ỉa lỏng: - Phân thối khắm: đo tích trệ, lý nhiệt 21
  25. - Phân ít thối: do Tỳ Vị hư hàn - Ỉa lỏng buổi sáng sớm: do Thận dương hư - Phân trước rắn sau lỏng: do Tỳ Vị hư - Đại tiện nhiều lần kèm theo đau mót rặn: do thấp nhiệt Đại trường 3.7. Hỏi về tiểu tiện - Nước tiểu ít, nóng, màu đậm: thực nhiệt - Nước tiểu trong, nhiều: hư hàn - Đái buốt, đái rắt, nước tiểu đậm màu: thấp nhiệt Bàng quang - Đái luôn, mót đái, đái đêm nhiều lần: Thận khí hư 3.8. Hỏi về kinh nguyệt - Kinh nguyệt sớm trước kỳ, màu đỏ tươi, lượng nhiều: là do huyết nhiệt. - Kinh nguyệt muộn sau kỳ, mầu thẫm có cục kèm theo đau bụng trước khi hành kinh: do hàn hoặc huyết ứ - Hành kinh muộn, lượng ít, màu nhạt là do huyết hư - Khí hư màu trắng, nhiều: Tỳ Thận hàn thấp - Khí hư vàng dính, hôi: thấp nhiệt 4. Thiết chẩn (xem mạch, sờ nắn) 4.1. Mục đích: Đánh giá tình trạng hư, thực của khí, huyết, vị trí nông sâu và tính chất hàn nhiệt của bệnh. 4.2. Nơi xem mạch: Thường xem mạch ở thốn khẩu (động mạch quay ở cổ tay) Thốn khẩu được chia làm 3 bộ vị: thốn, quan, xích. Bộ quan ngang với mỏm châm quay, bộ thốn lui về phía bàn tay, bộ xích ở phía khuỷu tay. Cách phân định bộ vị như sau Bộ vị Tay trái thuộc huyết Tay phải thuộc khí Thốn Tâm, Tiểu trường Phế, Đại trường Quan Can, Đởm Tỳ, Vị Xích Thận âm, Bàng quàng Thận dương, Tam tiêu 4.3. Cách xem mạch Thầy thuốc ngồi theo hướng vuông góc hướng ngồi của bệnh nhân. Người bệnh đế ngửa bàn tay trên một gối hỏng. Thầy thuốc dùng 3 ngón tay: ngón giữa đặt vào bộ quan, ngón trỏ đặt vào bộ thốn, ngón nhẫn đặt vào bộ xích. Khoảng cách giữa 3 ngón tay phụ thuộc vào người bệnh cao, thấp, lớn, nhỏ. Thầy thuốc tập trung tư tưởng để cảm nhận những biểu hiện của mạch. Khi xem mạch có 3 độ ấn tay: nhẹ, vừa, sâu. Lúc 22
  26. đầu xem tổng quát cả 3 bộ, sau xem từng bộ. 4.4. Các loại mạch chủ yếu - Mạch bình thường, mạch vị trí trung án (ấn vừa thấy mạch đập rõ nhất) hoà hoãn mạch xích và mạch quan: có lực - Mạch phù (nổi): đặt nhẹ tay thấy mạch đập rõ, ấn vừa thấy đập yếu đi, ấn mình không thấy đập : phản ánh bệnh còn ở biểu. - Mạch trầm (chìm): ấn mạnh mới thấy mạch đập (ở người béo cũng có mạch trầm, cần phân biệt) phản ánh tình trạng bệnh ở phần lý. - Mạch xác (nhanh): mạch trên 90 lần/ phút, phản ánh bệnh thuộc chứng nhiệt - Mạch trì (chậm) mạch dưới 60 lần/ phút, phản ánh bệnh thuộc chứng hư, chứng hàn. - Mạch hữu lực: khi ấn hơi mạnh, mạch vãn đập, thành mạch mềm mại, không căng cứng, phản ánh bệnh thuộc thực chứng. - Mạch vô lực (không có lực): khi ấn hơi mạnh, mạch không đập nữa, thành nhiệt mềm như không có sức chống lại phản ánh bệnh thuộc hư chứng. 4.5. Sờ nắn - Sờ da lòng bàn tay, lòng bàn chân nóng do âm hư. Cả chân tay đều lạnh do dương hư. Da căng khô do Phế nhiệt. - Nắn bụng: tìm u cục, điểm đau, ấn day bệnh nhân thấy dễ chịu (thiện án) thuộc hư chứng. Ấn day đau, đẩy tay ra (cự án), thuộc thực chứng; Bụng đầy, chướng hơi là Tỳ hư, khí trệ thuộc thực chứng. - Ấn tìm điểm đau: thường để tìm á thị huyệt và tìm xem đường kinh nào có bệnh (gọi là kinh lạc chẩn). B. BÁT CƯƠNG 1. Biểu chứng: là bệnh ở bì phu, kinh lạc, cân cơ, xương, khớp, bệnh cảm mạo và bệnh truyền nhiễm ở giai đoạn khởi phát. Biểu hiện: phát sốt, sợ gió, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù, đau đầu, đau mình, ngạt mũi. 2. Lý chứng: là bệnh ở bên trong, ở sâu thường là bệnh thuộc các tạng phủ, hoặc huyết dịch, các bệnh nội thương hoặc các bệnh nhiễm khuẩn, truyền nhiễm ở giai đoạn toàn phát. Biểu hiện lâm sàng: sốt cao, khát nước, mê sảng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, nước tiểu đỏ nôn mửa, đau bụng, táo bón hoặc ỉa chảy, mạch trầm. - Biểu lý kết hợp: những trường hợp bệnh phát ở bên ngoài như mụn nhọt, ban chẩn, mày đay Nhưng lại do bệnh lý ở bên trong như huyết nhiệt gây ra. - Chứng bán biểu bán lý: biểu hiện lúc sốt nóng, lúc sốt rét, ngực sườn đầy tức, miệng đắng, mãi hoa. Phản ánh tình trạng bệnh tà lúc ở biểu, lúc ở lý hoặc biểu lý chưa rõ ràng. 23
  27. 3. Hàn chứng: là do hàn tà hoặc do dương hư, biểu hiện: sợ lạnh, thích nóng, miệng nhạt không khát, sắc mặt xanh trắng, chân tay lạnh, nước tiểu trong dài, chất lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng mỏng, ướt bóng, mạch từ. - Cần phân biệt với “giả hàn”. Ví dụ có trường hợp gốc bệnh là nhiệt nhưng biểu hiện ra ngoài là hàn (giả hàn), như trong bệnh nhiễm trùng, bệnh truyền nhiễm, độc tố của vi khuẩn gây truỵ mạch biểu hiện da xanh tái, chân tay lạnh, mạch yếu (giả hàn). 4. Nhiệt chứng: do nguyên nhân bên ngoài là hoả, thử, nhiệt, táo hoặc do phong, hàn, thấp, đàm, khí, huyết uất kết mà hoá nhiệt gây nên. - Chóng thực nhiệt phải dùng thuốc mát lạnh để thanh trừ, chứng hư nhiệt phải dùng thuốc dưỡng âm để chữa. - Nhiệt chứng biểu hiện: sốt cao, không sợ lạnh, sợ nóng, tiểu tiện ít và đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch xác. - Cần phân biệt với giả nhiệt: do bên trong chứng âm hàn cực mạnh, bức dương ra ngoài, hoặc là do sự chuyển hoá “hàn cực sinh nhiệt” của bệnh. Ví dụ: chứng ỉa chảy do lạnh (chân hàn), đi nhiều lần dãn đến mất điện giải, gây khát vật vã miệng khô, mình nóng, thậm chí sốt (giả nhiệt) 5. Hư chứng: phản ánh tình trạng sức đề kháng của cơ thể suy yếu (chính khí hư), cần dùng phương pháp bổ để nâng cao chính khí. Biểu hiện: vẻ mặt bơ phờ, mệt mỏi, kém lính hoạt, sắc mặt trắng bệch, gầy yếu, tiếng nói nhỏ, tự ra mồ hôi hoặc ra mồ hôi trộm, tiểu tiện luôn hoặc tiểu tiện không tự chủ, chất lưỡi nhạt, mạch nhỏ không có lực. 6. Thực chứng: nói lên sức đề kháng (chính kho của cơ thể còn tốt, nhưng nguyên nhân gây bệnh (tà kho cũng tấn công mạnh, do vậy phải dùng pháp tả để thanh trừ (hư thì bổ, thực thì tả) - Biểu hiện: tiếng nói, tiếng thở to, mạnh, trong người phiền táo, bứt rứt, ngực bụng đầy tức hoặc có sưng, nóng, đỏ, đau, ấn đau (cự án), táo bón, đau quặn, mót rặn, bí đái, đái bua, đái rắt, rêu lưỡi vàng, mạch có lực. - Diễn biến lâm sàng thường phức tạp, hư, thực lẫn lộn, xen kẽ lẫn nhau. + Thí dụ l: bệnh nhân sốt cao, mặt đỏ, mắt đỏ, lưỡi đỏ, mạch xác, thở mạnh (thực chứng). Do sốt cao ra mồ hôi nhiều dẫn đến mất tân dịch (mất nước và điện giải) gây ra tình trạng khát nước, mệt mỏi, phờ phạc (hư chứng). + Thí dụ 2: bệnh nhân vốn có bệnh mãn tính, cơ thể suy nhược (hư chứng) lại mới mắc bệnh cấp tính như cảm mạo, bệnh nhiễm khuẩn (thực chứng). Ở bệnh nhân này vừa có cả chứng hư lẫn chứng thực, vì vậy khi chữa vừa dùng phép tả vừa dùng phép bổ để điều trị. 7. Âm hư: phản ánh tình trạng tinh huyết, tân dịch bị suy giảm, phần âm hư nhiệt (âm hư sinh nội nhiệt), phải dùng thuốc dưỡng âm, tư âm sinh tân dịch để trị chứng hư hoả. 24
  28. - Biểu hiện: sốt nhẹ về chiều đêm, ho khan, môi miệng khô, họng ráo khát, gò má đỏ, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay và lòng bàn chân nóng, bứt rứt khó ngủ, lưỡi đỏ mạch tế xác. - Cần phân biệt với dương chứng: thường do tà khí mạnh, nhiệt tà thịnh hoặc do chức năng hoạt động của tạng phủ quá vượng, biểu hiện: chân tay ấm nóng, sất, tiếng nói to tiếng thở to, mạnh, khát nước, mặt đỏ lưỡi đỏ, mạch phù xác có lực. Điều trị phải dùng thuốc mát lạnh để trừ nhiệt tà, thuốc sinh tân để dưỡng âm dịch. 8. Dương hư: Phản ánh tình trạng dương khí bị giảm sút không đủ làm ấm cơ thể, chủ yếu là do chức năng của tạng Tỳ và Thận suy giảm hoặc do hàn tà quá mạnh dẫn đến bệnh, phải dùng thuốc ôn ấm để trợ dương, thúc đẩy tạng phủ và trừ hàn. - Biểu hiện: sợ lạnh, chân tay lạnh, ăn không tiêu, thường rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy, đau lưng, mỏi gối, tiểu tiện đêm nhiều lần, di tinh, liệt dương, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch vô lực. - Cần phân biệt với âm chứng: thường do cơ thể cảm nhiễm phải hàn tà, chức năng hoạt động của các tạng phủ bị suy giảm mà dẫn đến, biểu hiện: người lạnh, chân tay lạnh, mệt mỏi, thở yếu, thích ấm nóng, không khát, tiểu trong, đại tiện lỏng, nằm quay mặt vào bóng tối, mạch phù trì. C. BÁT PHÁP Sau khi thăm khám, chẩn đoán người thầy thuốc lựa chọn một trong tám phương pháp điều trị sau để chữa bệnh cho bệnh nhân. Tuỳ theo từng bệnh nhân cụ thể, có thể phối hợp các phương pháp cho phù hợp. 1. Phép hãn (làm ra mồ hôi) Là làm cho ra mồ hôi để đưa tác nhân gây bệnh (tà khí) ra ngoài cơ thể. 1.1. Chỉ định: ngoại tà còn ở phần biểu. Ví dụ: - Do phong thấp, dùng giải biểu trừ thấp như các bệnh: viêm khớp dạng thấp, đau thần kinh Các vị thuốc thường dùng: Hy thiêm, Thổ phục linh, Ké đầu ngựa, Độc hoạt, Khương hoạt, Phòng phong - Cảm mạo phong nhiệt: cảm mạo có sốt, thời kỳ đầu các bệnh truyền nhiễm Các vị thuốc thường dùng: Sắn dây, Bạc hà, lá Dâu. Khi chữa cần châm tả các huyệt: Phong môn, Hợp cốc, Đại truy, Khúc trì, Ngoại quan - Cảm mạo phong hàn: cảm lạnh, đau dây thần kinh do lạnh, liệt VII do lạnh, viêm mũi dị ứng do lạnh Các vị thuốc thường dùng: Quế, Gừng, Bạch chỉ, Tế tân, Ma hoàng Khi chữa cần cứu các huyệt: Liệt khuyết, Đại trùy. 1.2. Chống chỉ định: - Ỉa chảy mất nước, nôn mửa nhiều, thiếu máu - Bệnh đã vào phần lý - Cần thận trọng đối với người già yếu, âm huyết hư, phụ nữ đang có thai, người mới ốm dậy, phụ nữ sau đẻ. 25
  29. * Chú ý: mùa hè ra mồ hôi nhiều không nên phát hãn mạnh, sau khi ra mồ hôi không nên ra gió. 2. Phép thổ: (gây nôn) Là gây nôn để loại trừ chất độc, thức ăn (nhưng phải biết chắc là chất độc còn đang ở trong dạ dày) Thuốc dùng: cuống dưa đá, Thường sơn hoặc ngoáy họng gây nôn. 3. Phép hạ (sổ tẩy): Làm sổ tẩy hoặc nhuận tràng để đưa bệnh tà ở Đại trường ra ngoài. 3.1. Chỉ định: - Táo bón do các nguyên nhân: âm hư, khí hư, nhiệt tích ở Đại trường (bụng chướng đau, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch trầm thực) 3.2 Chống chỉ định: - Bệnh còn ở biểu - Người già yếu, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ. 4. Phép hoà (hoà hãn) Chữa bệnh ở bán biểu, bán lý hoặc hoà giải các mối quan hệ giữa các tạng phủ như Can Tỳ bất hoà. 4.1. Chỉ định: - Viêm loét dạ dầy tá tràng (thể Can khắc Tỳ) - Suy nhược thần kinh do sang chấn tinh thần - Thống kinh, rối loạn kinh nguyệt. 4.2. Chống chỉ định: - Những trường hợp bệnh chứng đã rõ ở biểu hoặc ở lý. 5. Phép ôn (làm ấm cơ thể): chữa các chứng thực hàn, hoặc dương hư sinh hàn - Chỉ định điều trị : trúng hàn, choáng truỵ mạch, Tỳ Vị hư hàn. - Chống chỉ định: chứng thực nhiệt, âm hư sinh nội nhiệt, chân nhiệt giả hàn Huyệt thường dùng: cứu Quan nguyên, Khí hải, Mệnh môn 6. Phép thanh: Dùng để chữa các chứng thực nhiệt, giáng hoả sinh tân dịch, trừ phiền khát. 6.1. Chỉ định: - Thanh nhiệt tả hoả: chữa sốt cao Các vị thuốc thường dùng: Thạch cao sống, Chi tử, lá Tre, rễ Sậy Châm tả các huyệt: Thập tuyên, Đại truy, Hợp cốc, Ngoại quan, Khúc trì - Thanh nhiệt giải độc: chữa sốt do nhiễm trùng Các vị thuốc thường dùng: Kim ngân hoa, Bồ công anh, Sài đất 26
  30. Châm tả các huyệt: ôn lưu, Khúc trì, Uỷ trung, Huyết hải. - Thanh nhiệt trừ thấp: chữa nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, tiết niệu, sinh dục Các vị thuốc thường dùng: Hoàng liên, Hoàng bá, Xuyên tâm liên. Châm các huyệt: Huyền chung, Nội đình, Thái xung, Tam âm giao - Thanh nhiệt lương huyết: chữa các chứng do huyết nhiệt sinh ra như mụn nhọt, cơ địa dị ứng, nhiễm khuẩn Các thuốc thường dùng: Sinh địa, Huyền sâm, Địa cất bì Châm huyệt: Khúc trì, Huyết hải - Thanh nhiệt giải thử: chữa say nắng, say nóng Thuốc dùng: Dưa hấu, lá Sen 6.2. Chống chỉ định: - Chứng hàn, chân hoả suy, nhiệt do âm hư. chứng chân hàn giả nhiệt. 7. Phép tiêu: Làm thông ứ trệ, tan các khối kết tụ và kích thích tiêu hoá 7.1. Chỉ định điều trị: - Nhóm thuốc hành khí: chữa các chứng đau do co thắt, đầy chuông bụng. Thuốc dùng: Hương phụ, Sa nhân, Trần bì, Mộc hương Huyệt dùng: Thiên khu, Trung quản, Túc tam lý. - Nhóm thuốc hoạt huyết: chữa các chứng đau, các trường hợp huyết ứ, thường dùng phối hợp với thuốc hành khí. Thuốc thường dùng: Huyết giác, Đan sâm, Xuyên khung, Ngưu tất, ích mẫu Châm huyệt: Cách du, Huyết hải, Á thị huyệt. - Nhóm thuốc tiêu đờm giảm ho: Thuốc thường dùng: Trần bì, Cát cánh, Hạnh nhân Huyệt: Phế du, Xích trạch - Nhóm thuốc kích thích tiêu hoá: Thuốc dùng: Sơn tra, Mạch nha, Thần khúc Huyệt dùng: Vị du, Tỳ du, Túc tam lý. - Nhóm thuốc lợi tiểu tiêu phù: Thuốc dùng : Sa tiền tử, Mộc thông, Tỳ giải. Huyệt : Thuỷ phân, Xích trạch, Hợp cốc. 7.2. Chống chỉ định: - Người đang mang thai - Thận trọng đối với những người suy kiệt 8. Phép bổ Làm tăng cường chức năng tạng phủ để nâng cao chính khí, gồm có 4 loại sau: 8.1. Bổ âm 27
  31. - Chữa chứng âm hư: người gầy yếu, họng khô, tai ù, thị lực giảm, hồi hộp sợ hãi, ra mồ hôi trộm, gặp trong các bệnh suy nhược thần kinh thể ức chế giảm, tăng huyết áp đau nhức trong xương, lao. - Thuốc dùng: Mạch môn, Thiên môn, Sa sâm, Khởi tử, Thạch hộc, Bạch thược 8.2. Bổ dương - Chữa chứng dương hư, gặp trong các bệnh suy nhược thần kinh thể hưng phấn giảm, hội chứng lão suy. - Thuốc thường dùng: Đỗ trọng, Thỏ ty tử, Ba kích, Nhục thung dung, Cẩu tích, Phá cố chỉ, kim anh tử - Sử dụng phương pháp cứu các huyệt: Quan nguyên, Khí hải, Mệnh môn, Đại truy. 8.3. Bổ khí - Chữa chứng khí hư, gặp trong suy nhược cơ thể, viêm đại tràng mãn, sa nội tạng - Thuốc thường dùng: Đảng sâm, Bạch truất, Hoàng kỳ, Hoài sơn, Đại táo, Cam thảo - Huyệt thường dùng : Túc tam lý, Tỳ du, Vị du. 8.4. Bổ huyết - Chữa các chứng huyết hư (thiếu máu), da xanh, miền mạc nhợt, móng chân, móng tay khô, hoa mắt, chóng mặt, ù tái, teo cơ, cứng khớp thời kỳ hồi phục của các bệnh nhiễm khuẩn. - Thuốc thường dùng: Hà thủ ô, Thục địa, Đương quy, Bạch thược, Long nhãn, Huyệt thường dùng: cứu Cao hoang, Cách du, Tỳ du. * Chú ý: - Không dùng thuốc bổ đơn thuần đối với các chứng thực - Không dùng thuốc bổ âm cho các trường hợp dương hư và ngược lại. CÁC VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN SỬ DỤNG ĐIỀU TRỊ 8 BỆNH CHỨNG I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này học viên có khả năng: 1. Phân tích được tính năng, tác dụng, cách dùng của các vị thuốc thường dùng điều trị 8 bệnh chứng thường gặp tại cộng đồng. II. NỘI DUNG 1. Đại cương về thuốc Từ xưa ông cha ta đã biết sử dụng nguồn dược liệu quý giá của đất nước với các phương pháp chế biến khác nhau và các dạng bào chế thích hợp dùng để phòng và chữa bệnh cho nhân dân. 28
  32. Nhu cầu dùng thuốc nam cho các tuyến điều trị từ trung ương đến tuyến xã và nhân dân ngày càng nhiều. Với phương châm “thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt”, trong tài liệu này chúng tôi đề cập đơn các loại thuốc nam dễ kiếm, sẵn có trong vườn cộng đồng, với phương pháp bào chế đơn giản, sử dụng đơn giản, theo kinh nghiệm của nhân dân và theo lý luận Y học cổ truyền, sẽ giúp cho mỗi người dân cộng đồng cũng như các cơ sở khám chữa bệnh đều có thể dùng để điều trị, phòng một số chứng bệnh thường gặp một cách hiệu quả. 1.1. Nguồn gốc, bộ phận dùng, cách thu hái, bảo quản * Nguồn gốc: từ thực vật, động vật và khoáng vật. * Bộ phận dùng: - Thuốc có nguồn gốc từ thực vật: có thể dùng rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt, bào tử, nấm, vỏ cây nhựa cây tổ côn trùng, ký sinh - Thuốc có nguồn gốc từ động vật: dùng cả con vật làm thuốc: Ong, Địa long, Bạch cương làm, hoặc dùng một số bộ phận làm thuốc: vỏ, sừng, mật, trung, da, xương Thuốc có nguồn gốc từ khoáng vật, được lấy từ 2 nguồn chính: các loại đất trong thiên nhiên như Hùng hoàng, Khinh phấn, Thần sa; Loại có nguồn gốc do động vật, thực vật tạo ra như Thiên trúc hoàng, Ngưu hoàng, Nhân trung hoàng * Cách thu hái: yêu cầu vị thuốc được thu hái có tác dụng tốt nhất trong điều trị, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của vị thuốc khi thu hái như thời gian sinh trưởng của cây, các bộ phận dùng làm thuốc, thời tiết, độ ẩm, mùa thu hái. Thông thường hay thu hái thuốc theo điều kiện sau: - Khoáng vật: thu hái quanh năm. - Động vật: lấy các bộ phận làm thuốc ở các con vật trưởng thành. - Thực vật: phụ thuộc chủ yếu vào thời gian sinh trưởng của cây và theo thời vụ. Lá, chồi thu hái vào mùa xuân, mùa hạ. Củ, rễ thu hái lúc cây tàn, mùa thu, mùa đông. Thân, vỏ thân thu hái cuối hạ, mùa thu. Hoa thu hái nụ hoa hay hoa mới nở. Quả thu hái khi quả già. Hạt thu hái khi quả chín. * Bảo quản: trừ thuốc tươi dùng hàng ngày, tất cả các thuốc cổ truyền đều phải bảo quản chỗ râm mát, tránh ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ cao, tránh mốc, mọt, các vị thuốc tinh dầu phải gói kín. 1.2. Phương pháp bào chế đơn giản * Mục đích: - Loại bỏ tạp chất, làm sạch thuốc, thuận tiện trong việc dự trữ, bảo quản, sử dụng. - Làm thay đổi tác dụng của thuốc, thay đổi tính năng của thuốc, làm mất các tác dụng phụ thuộc không có lợi trong điều trị. - Làm mất hay làm giảm độc với các vị thuốc độc như Phụ tử độc bảng A, còn Phụ tử chế độc bảng B. 29
  33. * Các phương pháp bào chế: 1.2.1. Thuỷ chế (dùng nước) bao gồm: - Rửa: mục đích loại bỏ tạp chất, làm sạch thuốc. Yêu cầu dùng nước sạch, nhiều nước, rửa nhanh rồi đem phơi. sấy khô hoặc sử dụng ngay. - Ngâm: mục đích làm thay đổi hoạt chất, giảm độc tính. Yêu cầu ngâm đúng, đủ thời gian, dung dịch ngâm phải đúng tỷ lệ như: dấm 5%, rượu 35 - 400 - Tẩm: mục đích làm thay đổi hoạt chất, giảm độc. Yêu cầu dung dịch cần ít, chỉ đủ thẩm ướt, thời gian vừa phải. Một vị thuốc có thể tẩm nhiều lần với các dung dịch tẩm khác nhau như Hương phụ tứ chế. - Thuỷ phi: mục đích làm sạch, làm mịn các vị thuốc chủ yếu là thuốc khoáng vật, thuốc dễ bay hơi khi tán bột (bột tan), thuốc phân huỷ khi tán bột có thể gây độc như: Chu xa, Khinh phấn Cách làm: đưa thuốc cần tán thành bột vào trong cối, cho nước sạch vào cối rồi nghiền cho đến khi bột mịn, để lắng lọc lấy bột thuốc. 1.2.2. Hoả chế (dùng lửa) có 2 cách chính: * Dùng lửa trực tiếp: - Nung: mục đích làm thay đổi kết cấu thuốc bằng nhiệt độ, thường nung các khoáng vật như vò Sò vỏ Hến, Long cất, Mẫu lệ. Cách làm: cho thuốc vào giữa ngọn lửa cho đến khi đỏ hồng rồi đem ra ngoài. - Nướng: mục đích làm thay đổi tính năng của thuốc. Cách làm: đặt thuốc gần sát ngọn lửa cho đến khi thuốc chín, chuyển màu. - Sấy: mục đích làm khô, tiện dụng trong bảo quản, thuốc sau khi sấy không thay đổi hoạt chất, tính vị. * Dùng lửa gián tiếp: dùng chảo nhôm hoặc thép không rỉ đựng thuốc đặt lên trên ngọn lửa (hay dùng). Mục đích loại bỏ một số dầu hay các chất bay hơi có độc ra khỏi thuốc. - Sao vàng: tạo lửa nhỏ làm thuốc vàng thơm. - Sao sém cạnh: sao lửa to, thuốc sém mặt ngoài nhưng bên trong thuốc không đổi màu. - Sao tồn tính: sao cho thuốc đen màu từ ngoài vào trong. - Sao cháy: mặt ngoài cháy, bên trong đen - Bào: sao to lửa ngoài cháy, trong sống. - Trích: tẩm thuốc với đường, mật rồi đem sao vàng. - Lùi: gói thuốc bằng giấy ướt vùi trong tro nóng tới khi chín. 1.2.3. Thuỷ hoả chế (nước, lửa phối hợp) - Mục đích: làm hay đổi tính năng tác dụng thuốc, làm thay đổi hoạt chất, giảm độc, có các phương pháp sau: 30
  34. + Chung (nấu cách thuỷ): dùng nhiệt của nước ở độ sôi 1000C làm chín thuốc. Thuốc hay được chung với nó nước gừng, nước đỗ đen. + Đồ: dùng sức nóng và hơi nước làm chín và thay đổi tính năng thuốc nhờ phản ứng thuỷ phân. + Nấu (sắc): sản phẩm thu được là dung dịch thuốc sắc. 1.3. Tính năng của thuốc Là bản chất của vị thuốc tồn tại tự nhiên, có sẵn trong vị thuốc bao gồm: tính, vị, màu, mùi Tính năng của thuốc có thể điều chỉnh sự mất thăng bằng âm dương trong bệnh lý quyết định sự qui kinh của thuốc vào các tạng phủ. Tính năng của thuốc bao gồm: * Tính chất của thuốc (khí của thuốc): Y học cổ truyền qui nạp thành tứ khí: hàn (lạnh), lương (mát), ôn (ấm), nhiệt (nóng). Ngoài ra còn một số vị thuốc có tính bình có thể dùng được cho các bệnh thuộc chứng hàn hay chứng nhiệt. Các thuốc có tính hàn lương được dùng để điều từ các chứng bệnh thể ôn nhiệt và ngược lại thuốc có tính ôn nhiệt dùng điều trị các chứng bệnh thể hàn lương. * Vị của thuốc: có ngũ vị - Tân (cay): thuốc có tác dụng phát tán, lưu thông khí huyết, làm ra mổ hôi. - Cam (ngọt): thuốc bổ dưỡng, hoà hoãn, giảm đau, giải độc. - Khổ (đắng): thuốc thanh nhiệt trừ thấp, giải độc. - Toan (vị chua): có tác đụng thu liềm, cố sáp hay dùng chữa chứng ra mồ hôi, đái dầm, ỉa chảy - Hàm (mặn): có tác dụng nhuận tràng, làm mềm, chữa táo bón. Tính chất và vị của thuốc tạo thành tính năng chủ yếu của thuốc, đóng vai trò chính tác dụng của vị thuốc trong điều trị. * Sự qui kinh của thuốc: qui kinh là tác dụng đặc hiệu chọn lọc của thuốc lên một bộ phận nào đó của cơ thể, trên lâm sàng các vị thuốc có tính vị giác giống nhau nhưng sự qui kinh khác nhau thì dùng chữa các chứng bệnh khác nhau. Theo học thuyết ngũ hành sự qui kinh của thuốc vào các tạng do tính năng của thuốc quyết định: - Thuốc có vị chua, sắc xanh qui vào kinh Can. - Thuốc có vị đắng, sắc đỏ qui vào kinh Tâm. - Thuốc có vị ngọt, sắc vàng qui vào kinh Tỳ. - Thuốc có vị mặn, sắc đen qui vào kinh Thận. - Thuốc có vị cay, sắc trắng qui vào kinh Phế. Trên thực tế một vị thuốc thường có nhiều tác dụng vì nó qui vào nhiều lĩnh khác 31
  35. nhau. Ví dụ: Tía tô: qui kinh Phế, Tỳ có tác dụng chữa ho, kích thích tiêu hoá, chữa nôn mửa, giải độc 1.4. Sự câm kị khi dùng thuốc a. Đối với phụ nữ có thai: - Cấm dùng: Ba đậu, Khiên ngưu, Nga truất, Tam lăng, Xạ hương. - Dùng thận trọng: Đào nhân, Hồng hoa, Chỉ thực, Phụ tử, Bán hạ, Can khuông, Đại hoàng, Nhục quế. b. Thuộc tương kị, tương phản - Tương kị: Phụ tử, Bối mẫu, Bán hạ, Bạch cập. - Tương phản: Cao thảo tương phản với Cam toại, Nguyên hoa tương phản với Hải tảo. 1.5.Qui chế thuốc độc Y học cổ truyền Bảng sắp xếp thuốc độc và liều lượng tối đa 1.5.1. Bảng A: - Ba đậu: Hạt sống của cây Croton tiglium họ Ruphorbiaceae. Liều tối đa uống 0,05g/ lần - 0,10g/24h. - Hoàng nàn (sống) là vỏ thân, cành của cây Sirychnos Ganthicrinan họ Loganiaceae. Liều tối đa uống 0,02g/ lần - 0,04g/24h. - Mã tiền (sống) là hạt của cây Strichnos Nux Vomica họ Loganiaceae. Liều tối đa uống 0,1g/ lần - 0,3g/24h. - Ô đầu (Xuyên ô, Thảo ô) củ mẹ chưa có củ con, hay có củ con còn nhỏ của cây Acontitum Fortunei họ Ramaculaceae. Uống liều tôi đa (loại thăng hoa) 0,05g/ lần; 0,15g/ 24h. - Thạch tín (Nhân ngôn) Arsenium Eruđum 98% As. Liều tối đa (loại thăng hoa) 0,002g/ lần - 0,004g/ 24h. Chỉ được bán và dùng Thạch tín thăng hoa gọi là Thạch tín chế. 1.5.2. Bảng B: - Ba đậu chế. là bã của hạt Ba đậu, liều tối đa 0,05g/ lần; 0,10g/ 24h. - Hoàng nàn chế: uống liều tối đa 0,1g/ lần; 0,40g/ 24h. - Khinh phấn: (calomen) uống liều tối đa 0,25g/ lần; 0,4g/ 24h. - Hùng hoàng: Sulfua As, dùng ngoài. - Mã tiền chế: liều tối đa 0,4g/ lần - 1g/ 24h. 1.5.3. Loại giảm độc B: - Phụ tử chế liều tối đa 25g/ lần; 50g/ 24h. Áp dụng khi đơn thuốc dùng có kèm theo Gừng và Cam thảo. 32
  36. 2. Các nhóm: THUỐC GIẢI BIỂU A. Đại cương - Định nghĩa: Thuốc giải biểu là thuốc dùng để đưa tác nhân gây bệnh (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài bằng đường mô hôi, chữa những chứng bệnh còn ở phần ngoài của cơ thể (biểu chứng), làm cho bệnh không xâm nhập vào bên trong cơ thể (lý). Các vị thuốc này phần nhiều vị cay, tác dụng phát tán gây ra mồ hôi (phát hãn) do vậy còn gọi là thuốc phát hãn giải biểu hay giải biểu phát hãn. - Phân loại: Do phong, hàn, thấp thường phối hợp với nhau gây bệnh, cho nên thuốc được chia làm 3 loại: + Thuốc chữa về phong hàn: đa số vị cay (tân), tính ấm (ôn) nên còn gọi là phát tán phong hàn hay tân ôn giải biểu. + Thuốc chữa về phong nhiệt: đa số có vị cay (tân), tính mát (lương) còn gọi là phát tán phong nhiệt hay tân lương giải biểu. + Thuốc chữa về phong thấp đa số có vị cay, còn gọi là phát tán phong thấp. B. Các nhóm thuốc: THUỐC PHÁT TÁN PHONG HÀN 1. Tác dụng. - Chữa cảm mạo do lạnh (cảm hàn, ngoại cảm phong hàn): sợ lạnh, ngây ngấy sất, sợ gió, nhức đầu, sổ mũi - Chữa ho, hen phế quản. - Chữa co thắt các cơ, đau cơ, đau dây thần kinh do lạnh: đau dây thần kinh toạ, đau vai gáy, liệt dây VII, đau dây thần kinh liên sườn, đau lưng, - Chữa đau khớp do lạnh, thoái khớp, viêm khớp dạng thấp không có sốt, đau mình mẩy. - Chữa các bệnh dị ứng do lạnh (viêm mũi dị ứng, ban chẩn do lạnh). 2. Các vị thuốc: 2.1. Quế chi: vỏ bóc ở cành nhỏ hoặc các cành quế vừa, phơi khô của cây Quế (Cinamomun Lonrein Ness) họ Long não (Lauraceae). - Tính vị quy kinh: cay, ngọt, ấm vào Kinh Tâm, Phế, Bàng quang. - Tác dụng: chữa cảm mạo do lạnh có mồ hôi, chữa đau khớp, viêm đa khớp mãn tính tiến triển, chữa ho, long đã. - Liều dùng : 4 - 12g/ 24h - Chống chỉ định: Tâm căn suy nhược thể ức chế giảm hưng phấn tăng, chứng âm 33
  37. hư hoả vượng, người cao huyết áp, thiếu máu, rong kinh, rong huyết, có thai ra máu dùng thận trọng. 2.2. Gừng sống (Sinh khuông): thân rễ tươi của cây Gừng (Zingiben offlcinale Ro se), họ Gừng (Zingiberaceae). - Tính vị quy kinh: cay, ấm vào kinh Phế, Tỳ, Vị. - Tác dụng: chữa cảm mạo do lạnh, chữa nôn do lạnh, hay phối hợp với Bán hạ chế chữa ho, kích thích tiêu hoá, chữa ợ hơi, đầy hơi, giải độc làm giảm độc tính của Bán hạ, Nam tinh, Phụ tử. - Liều dùng: 4 - 12g/24h - Chống chỉ định: ho do viêm nhiễm, nôn mửa có sốt. 2.3. Tía tô: lá phơi khô của cây Tia tô (Perilla ocymoides L), họ Hoa môi (Lamiaceae). - Tính vị quy kinh: cay, ấm vào kinh Phế, Tỳ. - Tác dụng: chữa cảm mạo do lạnh, hay phối hợp với củ Gấu, vỏ Quýt chữa ho, làm long đờm, chữa nôn mửa do lạnh, chữa ngộ độc cua, cá do ăn phải gây dị ứng. - Liều dùng: 6 - 12glh + Tử tô: hạt Tía tô có tác dụng chữa ho, hen, long đờm, chữa co thắt đại tràng. + Tô ngạnh: là cành Tía tô phơi khô có tác dụng kích thích tiêu hoá. 2.4. Kinh giới: đoạn ngọn cành mang lá, hoa phơi khô hay sấy khô của cây Kinh giới (Elsholtzia cristata Willd), họ Hoa môi (Linmiaceae). - Tính quy vị: cay, ấm vào kinh Can, Phế - Tác dụng chữa bệnh: chữa cảm mạo do lạnh, đau dây thần kinh do lạnh, làm mọc các nốt ban chẩn: sởi, thuỷ đậu; giải độc, giải dị ứng, cầm máu (dùng hoa Kinh giới sao đen). - Liều dùng: 4 - 12g/ 24h 2.5. Bạch chỉ: rễ phơi khô của cây Bạch chỉ (Angelica dahurica Fisch) hoặc (Angelica Amomala A ve - Lan), họ Hoa tán (Apiaceae). - Tính vị quy kinh: cay, ấm vào kinh Can, Phế - Tác dụng: chữa cảm mạo do lạnh, chữa chứng nhức đầu, đau răng, chảy nước mắt do phong hàn hay phối hợp với Phòng phong, Khuông hoạt; chữa ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, hay dùng với Ké đầu ngựa, Tân di, Phòng phong; chống viêm làm bớt mủ trong viêm tuyến vú, vết thương nhiễm khuẩn, các vết thương do rắn cắn. - Liều dùng: 4 - 12g/ 24h 2.6. Hành củ (Thông bạch): củ tươi hay khô của cây Hành (Allium fistulosum L), họ Hành (Liliaceae). - Tính vị quy kinh: cay, đắng, ấm và lánh Phế, Vị - Tác dụng: chữa cảm mạo do lạnh, thống kinh, đau bụng đo lạnh, chữa mụn nhọt 34
  38. giai đoạn đầu (dùng ngoài). - Liều dùng: 3 - 6g/ 24h 2.7. Ma hoàng: bộ phận trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của nhiều loài Ma hoàng, nhất là của Thảo ma hoàng (Ephedra sứnca Staff), Mộc tặc ma hoàng (Ephedra equisetina Bunge), Trung ma hoàng (Ephedra intermedia Schreink efMey), họ Ma hoàng (Ephedraceae). - Tính vị quy định: cay, ấm vào kinh Phế, Bàng quang. - Tác dụng: chữa cảm mạo do lạnh, chữa ho hen do lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm phổi sau sởi, chữa phù thũng, vàng da (do tác dụng lợi tiểu). - Liều dùng: 4 - 12g/ 24h để làm ra mồ hôi; 2 - 3g/ 24h để chữa hen xuyên. 2.8. Tế tân: toàn cây đã phơi khô của cây Liêu tế tân (Asarum heterotropoides F.Schm. Var. Ma dochuricum (Max) Khao), hoặc của cây Hoa tế tân (Asarum sieboldi Mía), cùng họ Mộc hương nam (Aristolochiaceae). - Tính vị quy kinh: cay, ấm vào kinh Phế, Tâm, Thận - Tác dụng: chữa cảm mạo phong hàn gây chứng nhức đầu, đau người, chữa ho và đờm nhiều, chữa đau khớp, đau dây thần kinh do lạnh. - Liều dùng: 2 - 8g/ 24h 2.9. Cảo bản: dùng rễ cây đem phơi sấy khô - Tính vị quy kinh: cay, ấm vào kinh Bàng quang - Tác dụng chữa bệnh: chữa cảm mạo do lạnh, đau đầu, đau răng lợi, đau vùng gáy, đau bụng do lạnh, chữa đau khớp do phong, hàn, thấp. - Liều dùng: 3 - 6g/ 24h 2.10. Tân di: dùng hoa, búp cây đem phơi khô, sấy khô. - Tính vị quy kinh: cay, ấm vào kinh Phế, Vị. - Tác dụng chữa bệnh: chữa cảm mạo do lạnh, chữa nhức đầu, chữa viêm mũi dị ứng do lạnh, mất cảm giác ngồi sau khi bị cúm. - Liều dùng: 3 - 6g/ 24h dùng sống hay sao cháy. 35
  39. THUỐC PHÁ T TÁN PHONG NHIỆT 1. Tác dụng: - Chữa cảm mạo có sốt, cảm mạo phong nhiệt thời kỳ viêm long khởi phát, các bệnh nhiễm khuẩn do sốt cao, sợ nóng, không sợ lạnh, nhức đầu, mắt đỏ, họng đau, miệng khô, rêu lưỡi vàng dầy, chất lưỡi đỏ, mạch xác. - Làm mọc các nốt ban chẩn (sởi, thủy đậu). - Chữa ho đo viêm đường hô hấp, viêm phế quản thể hen. - Chữa viêm màng tiếp hợp - Một số ít có tác dụng lợi tiểu, giải dị ứng, hạ sốt. 2. Các vị thuốc: 2.1. Rễ sắn dây (Cát căn): rễ củ phơi hay sấy khô của cây Sắn dây (Pueraria thomsoni Bánh) họ Đậu (Fabaceae). - Tính vị quy kinh: cay, ngọt, bình vào kinh Tỳ, Vị - Tác dụng: chữa cảm mạo có sốt, khát nước, sởi lúc mới mọc, ỉa chảy nhiễm khuẩn, lỵ, các cơn co cứng cơ, đau vai gáy, hạ sốt, sinh tân chỉ khát. - Liều dùng 2 - 12g/ 24h. Nếu giải nhiệt thì dùng sống, chữa ỉa chảy thì sao vàng. 2.2. Bạc hà: thân cành mang lá phơi khô của cây Bạc hà: (Menthe arvensi Li hoặc (Menthe pipenta L), họ Hoa môi (Lanmiaceae). - Tính vị quy kinh: cay, mát vào kinh Phế, Can. - Tác dụng: chữa cảm mạo có sốt, chữa viêm màng tiếp hợp dị ứng theo mùa, do vi rút chữa viêm họng, viêm Amidal có sốt, làm mọc các nốt ban chán. - Liều dùng: 3-12g/ 24 giờ 2.3. Lá dâu (Tang Diệp): lá bánh tẻ phơi hay sấy khô của cây Dâu tằm (Moruss alba L), họ Dâu tằm (Moraceae). - Tính vị quy kinh: ngọt, đắng, lạnh vào kinh Can, Phế. - Tác dụng: chữa cảm mạo có sốt (phối hợp với Cúc hoa), chữa viêm màng tiếp hợp cấp, chữa ho, viêm họng có sốt, chữa dị ứng, nổi ban xuất huyết do rối loạn thành mạch hay dị ứng. - Liều dùng: 8 - 16g/ 24h 2.4. Hoa cúc: cụm hoa (quen gọi là hoa) đã chế biến và làm khô của cây Cúc hoa (Chrysanthemum Indicum L), họ Cúc (Asteraceae). - Tính vị quy kinh: ngọt, đắng, hơi lạnh và kinh Can, Phế, Thận. - Tác dụng: chùn sốt do cảm mạo, cúm (hay phối hợp với Bạc hà, lá Dâu). Chữa các bệnh về mắt như viêm màng tiếp hợp, quáng gà, giảm thị lực, phối hợp với Mạn kinh tử, Cúc hoa, Bạc hà, Thục địa, Kỷ tử. Chữa mụn nhọt, giải dị ứng, chữa nhức đầu do cảm mạo, cúm, cao huyết áp. 36
  40. - Liều dùng: 8 - 16g/ 24h 2.5. Bèo cái: cây Bèo cái bỏ rễ sao vàng (Pistia stratiodes L.), họ Ráy (Araceae). - Tính vị quy kinh: cay, lạnh vào kinh Can, Phế. - Tác dụng: chữa cảm mạo có sốt, chữa phù do viêm thận, do dị ứng, ngứa, mề đay, làm mọc các nốt ban chẩn sởi, thuỷ đậu. - Liều dùng: 8 - 12g/ 24h 2.6. Cối xay: dùng cành mang lá, quả tươi hoặc khô của cây Cối xay (Abutilon Indicum (L.) G. Dồn), (Si da indica L.), Họ Bông (Malvaceae). - Tính vị quy kinh: ngọt, bình vào kinh Can, Bàng quang. - Tác dụng: chữa cảm mạo có sốt, nhức đầu, lợi tiểu. Hạt chữa mụn nhọt, lỵ, viêm màng tiếp hợp. 2.7. Mạn kinh tử: quả già phơi khô của cây Mạn kinh (Vitex trifolia L.), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). - Tính vị quy kinh: đắng, cay, bình vào kinh Can, Bàng quang. - Tác dụng: chữa cảm mạo có sốt, cúm, nhức đầu vùng đỉnh phối hợp với hoa Cúc; chữa viêm màng tiếp hợp cấp, đau khớp, đau cơ, lợi tiểu. - Liều dùng: 4- 12g/ 24h 2.8. Sài hồ: rễ đã phơi hay sấy khô của cây Sài hồ (Buplerum sinense), họ hoa tán (Apiaceae). Ngoài ra còn dùng rễ cây Lúc hoặc rễ cây cúc tần làm vị Nam Sài hổ (Radix plucheae pteropodae) họ Cúc (Asteraceae). - Tính vị quy kinh: đắng, lạnh vào kinh Can, Đởm. - Tác dụng: chữa cảm mạo có sốt, suy nhược thần kinh, kinh nguyệt không đều, thống kinh chữa loét dạ dày tá tràng, chữa viêm màng tiếp hợp, chữa các chứng sa như sa trực tràng, sa sinh dục, thoát vị bẹn do khí hư gây ra. - Liều dùng: 3-6g/ 24h 2.9. Thăng ma: thân rễ phơi khô của nhiều loài Thăng ma (Cimicifuga Sít.), họ Mao lương (Ranunculaceae). - Tính vị quy kinh: ngọt, cay, hơi lạnh vào kinh Phế, Vị, Tỳ. - Tác dụng: chữa cảm mạo có sốt, chữa các chứng sa như sa trực tràng, sa sinh dục, sa dạ dày; giải độc trong sưng lợi, răng, loét miệng, đau họng; thúc đẩy mọc ban sởi. - Liều dùng: 4 - 8g/ 24h 2.10. Ngưu bàng tử: là quả già phơi hay sấy khô của Ngưu bàng (Arctium 1apa L.), họ Cúc (Asteraceae). - Tính vị quy kinh: cay, đắng, lạnh vào kinh Phế, Vị. - Tác dụng: chữa cảm mạo có sốt, làm mọc các nốt ban chẩn, chữa dị ứng do hen suyễn, do viêm họng, ho, lợi niệu chữa phù thũng. 37
  41. - Liều dùng : 4- 12g/ 24h THUỐC PHÁT TÁN PHONG THẤP 1. Tác dụng chữa bệnh: - Chữa thấp khớp cấp, viêm khớp dạng thấp mạn tính tiến triển có sưng, nóng, đỏ, đau (do phong thấp nhiệt). - Chữa viêm khớp dạng thấp, thoái khớp, nhức mỏi các khớp (do phong thấp nhiệt). - Chữa viêm khớp dạng thấp, thoái khớp, nhức mỏi các khớp (do phong hàn thấp). - Chữa viêm đau các dây thần kinh do viêm nhiễm, do lạnh, do thiếu sinh tố (đau dây thần kinh toạ, đau liên sườn, đau vai gáy, ). - Một số có tác dụng giải dị ứng (Ké đầu ngụm điều trị ban chẩn, viêm mũi dị ứng, eczema 2. Những điều chú ý khi dùng thuốc chữa phong thấp * Chú ý tính chất hàn nhiệt của bệnh và tính chất hàn nhiệt cửa thuốc, thuốc chữa phong thấp gồm 3 loại sau: - Thuốc có tính chất mát lạnh như: cành Dâu, Hy thiêm để chữa các bệnh viêm khớp cấp viêm khớp dạng thấp cấp có sưng, nóng, đỏ, đau - Thuốc có tính chất ấm nóng như: Thiên niên kiện, Ngũ gia bì, rễ cây Kiến cò để chữa các chứng đau dây thần kinh do lạnh, viêm khớp dạng thấp không sưng, nóng, đỏ, thoái khớp. - Thuốc có tính bình dùng cho các trường hợp thuộc hàn hay thuộc nhiệt đều được như Tang ký sinh, Thổ phục linh * Phải có sự phối hợp toàn diện khi kê đơn thuốc chữa phong thấp, tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh để thêm các thuốc khác nhau. Nếu nhiễm khuẩn thêm các vị thuốc kháng sinh như Kim ngân hoa, Bồ công anh Nếu do lạnh gây đau khớp, đau dây thần kinh thêm các vị thuốc phát tán phong hàn như: Quế chi, Bạch chỉ Nếu có hiện tượng rối loạn chất tạo keo có các chứng nhức trong xương, nóng âm ỉ, nước tiểu đỏ, khát nước thì dùng thêm thuốc thanh nhiệt lương huyết như Sinh địa, Huyền sầm, Địa cất bì Thêm các thuốc chống viêm, chống xung huyết (hoạt huyết) để chữa cơn đau như Xuyên khung, Ngưu tất, Thêm các thuốc lợi tiểu để giảm phù nề, sưng đau, Y học cổ truyền gọi là thuốc lợi tiểu trừ thấp. Ngoài ra tuỳ theo lý luận của Y học cổ truyền, người ta thêm các thứ thuốc khác 38
  42. như thuốc bổ Thận âm, bổ Thận dương vì thận chủ cốt, sinh tuỷ. bệnh khớp lâu ngày ảnh hưởng đến thận. Bệnh lâu ngày ảnh hưởng đến teo cơ, cứng khớp, cử động hạn chế, Y học cổ truyền cho rằng cân cơ không được nuôi dưỡng nên phải thêm thuốc bổ huyết. Vì Tỳ ghét thấp nên muốn trừ thấp tốt, cần thêm các vị thuốc Kiện tỳ. 3. Các vị thuốc: 3.1. Ké đầu ngựa (Thương nhĩ tử): quả già phơi hay sấy khô của cây Ké đầu ngựa (Xanthium strumarium L.), họ Cúc (Asteraceae). - Tính vị quy kinh: cay, đắng, ấm vào kinh Phế. - Tác dụng: chữa đau khớp, đau dây thần kinh do lạnh, do nhiễm khuẩn, giải dị ứng, chữa mề đay, mụn nhọt, viêm mũi dị ứng, lợi niệu, làm ra mồ hôi kết hợp với thuốc phát tán phong hàn, chữa cảm mạo do lạnh. - Liều dùng. 4 - 12g/ 24h 3.2. Hy thiêm: bộ phận trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của cây Hy thiêm (Siegesbeckia orientalis L.), họ Cúc (Asteraceae). - Tính vị quy kinh: đắng, lạnh vào kinh Can, Thận. - Tác dụng: chữa viêm khớp có sốt, đau dây thần kinh do viêm nhiễm, giải dị ứng hay phối hợp với Bèo cái, Cúc hoa, Ké đầu ngựa, chữa mụn nhọt hay phối hợp với Kim ngân, Cúc hoa. - Liều dùng: 12 - 16g/ 24h 3.3. Cành Dâu (Tang chi): cành non phơi hay sấy khô của cây Dâu tằm. - Tính vị quy kinh: đắng, bình vào kinh Can. - Tác dụng: chữa đau khớp, đau dây thần kinh ngoại biên, chữa phù do thiếu vitamin B1. - Liều dùng: 4-12g/ 24h 3.4. Tang ký sinh (tầm gìn cây Dâu): dùng thân cành và lá đã phơi khô, lấy từ một số loài cây thuộc chi Loranthus, họ Tầm gìn (Loranthaseae) sống ký sinh trên cây Dâu tằm (ngoài ra còn sống ở cây Sấu, cây Sau sau, Sếu, Bưởi và một số cây không độc khác). - Tính vị quy kinh: đắng, bình vào kinh Can, Thận. - Tác dụng: chữa đau khớp, đau dây thần kinh ngoại biên, chữa đau lưng người già, trẻ em chậm biết đi, chậm mọc răng, có tác dụng an thai nên điều trị trong các trường hợp có thai ra máu, hay xảy thai, đẻ non. - Liều dùng: 12 - 24g/ 24h 3.5. Thiên niên kiện: thân rễ phơi hay sấy khô của cây Thiên niên kiện (Homalomena aromatica Schof), họ Ráy (Araceae). - Tính vị quy kinh: cay, đắng, ấm vào kinh Can, Thận. 39
  43. - Tác đụng: chữa đau khớp, đau dây thần kinh do lạnh, làm khoẻ mạnh gân xương, trẻ chậm biết đi, khói Thiên niên kiện và Thương truất xông để chữa dị ứng, eczema, viêm đa dây thần kinh. - Liều dùng: 6 -12g/ 24h 3.6. Ngũ gia bì: vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây Ngũ gia bì (Schefnera octophylia Harms), họ Ngũ gia bì (Araliaceae). - Tính vị quy kinh: cay, ấm vào kinh Can, Thận. - Tác dụng: chữa đau khớp, đau dây thần kinh, đau cơ do lạnh, chữa phù do thiếu vitamin B1,trẻ chậm biết đi, người già gân cốt mềm yếu, đau lưng, có tác dụng lợi niệu. - Liều dùng : 8 - 16g/ 24h. 3.7. Dây đau xương: thân đã phơi hoặc sấy khô của cây Đau xương (Tinospora tomentosa Miers), họ Tiết dê (Menispermaceae). - Tác dụng: chữa đau nhức gân xương. - Liều dùng : 6 - 12g/ 24h 3.8. Uy linh tiên: thân và rễ phơi và hay sấy khô của cây Uy linh tiên còn gọi là Dây ruột gà (Clematis Sinensis Osbeck), họ Mao Lương (Ranciculaceae). - Tính vị quy kinh: cay, ấm vào kinh Bàng quang. - Tác dụng: chữa đau khớp, đau dây thần kinh, chữa ho, long đờm, dùng ngoài ngâm rượu chữa hắc lào. 3.9. Cây xấu hổ: bộ phận trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của cây Xấu hổ (Mimosa Puđica L.), họ Xấu hổ (Mimosaceae). - Tác dụng: làm dịu thần kinh, chữa mất ngủ, chữa đau nhức xương, viêm khớp dạng thấp, thoái khớp. - Liều dùng: 20 – 100g/ 24h 3.10. Lá tốt: phần trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của cây Lá tốt (Poperlolot C.DC), họ Hồ Tiêu (Poperaceae). - Tác dụng: chữa đau nhức xương khớp, ra mồ hôi tay chân, ỉa chảy. - Liều dùng: 5 – 10g (khô), 15 - 30g (tươi) 3.11. Thổ phục tình: thân rễ phơi hay sấy khô của cây Thổ phục tình còn có tên là cây Khúc khắc (Smilax glabra Roxb.) Họ Khúc khắc (Smilaceae). - Tính vị quy kinh: ngọt, bình vào kinh Can, Thận, Vị. - Tác dụng: chữa viêm khớp cấp, viêm đa khớp tiến triển có sưng, nóng, đỏ, đau, chữa mụn nhợt, ỉa chảy nhiễm khuẩn. - Liều dùng: 40 - 60g/ 24h 3.12. Khuông hoạt: thân rễ và rễ đã phơi khô của cây Khuông hoạt (Notopterigium Sp.) họ Hoa tán (Umbellijerae = Apiaceae) 40
  44. - Tính vị quy kinh: cay, đắng, ấm vào kinh Bàng quang. - Tác dụng: chữa viêm khớp mạn, đau dây thần kinh, đau các cơ do lạnh, cảm lạnh gây đau nhức các khớp, đau mình mẩy. - Liều dùng: 4 - 12g/ 24h 3.13. Độc hoạt: thân rễ và rễ phơi hay sấy khô của cây Xuyên độc hoạt (Angelica laxiflora Diels) hay (Angelica megaphylla Diels), họ Hoa tán (Apiaceae). - Tính vị quy kinh: đắng, cay, hơi ấm vào kinh Thận, Bàng quang. - Tác dụng: chữa đau khớp, đau dây thần kinh, hay dùng cho những chứng đau từ thắt lưng trở xuống, chữa cảm lạnh. - Liều dùng: 6 - 12g/ 24h 3.14. Tần giao: vỏ thân hay vỏ rễ, rể phơi hay sấy khô của cây Tần giao (Justicia gendarussa L.), hay (Gendarassa wlgaris Nees), họ ô rô (Acanthaceae). - Tính vị quy kinh: đắng, cay vào kinh Đởm, Vị. - Tác dụng: chữa cảm mạo do lạnh, nếu có sốt phải phối hợp với các thuốc có tính hàn như Hoàng bá; có tác dụng kích thích tiêu hoá, chống đầy hơi, ợ hơi, chậm tiêu, chữa ỉa chảy mãn tính do Tỳ hư, chùn mlnơ gà, giảm thị lực phải phôi hợp với lục vị hoàn; chữa hen và đờm nhiều. - Liều dùng: 4 - 6g/ 24h 3.15. Mộc qua: quả chín đã chế biến khô của cây Mộc qua (Chaenomeles 1agenna (Lơisel). Koidz.), họ Hoa hồng (Rosaceae). - Tính vị quy kinh: chua, ấm vào kinh Can, Thận. - Tác dụng: chữa đau khớp, đau dây thần kinh, chữa phù do thiếu vitamin Bị. - Liều dùng: 6 - 12g/ 24h 3.16. Phòng phong: rễ đã phơi hay sấy khô của cây Phòng phong (Ledebouriella seseloides Wlf.), họ Hoa tán (Apiaceae). - Tính vị quy kinh: cay, ngọt, ấm vào kinh Can, Bàng quang. - Tác dụng: chữa cảm mạo phong hàn, chữa đau dây thần kinh, co cứng các cơ, đau khớp giải dị ứng, chữa ngứa, nổi ban do lạnh. - Liều dùng: 6 - 12g/ 24h 41
  45. THUỐC THANH NHIỆT A. Đại cương 1. Định nghĩa: - Thuốc thanh nhiệt là những thuốc có tính mát, lạnh (hàn lương) dùng để chữa chứng nhiệt (nóng) ở trong cơ thể. Chứng nhiệt ở đây thuộc lý do những nguyên nhân khác nhau gây ra: - Thực nhiệt: gồm các chứng sốt cao, trằn trọc, vật vã, mạch nhanh, khát nước. Y học cổ truyền cho rằng do hoả độc gây ra; do thấp nhiệt gây ra các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục, tiết niệu và tiêu hoá; do thử nhiệt gây sốt về mùa hè say nắng. - Do huyết nhiệt: do tạng nhiệt ở trong cơ thể (cơ địa dị ứng nhiễm trùng); do ôn nhiệt xâm phạm vào phần dinh, huyết gây nên hiện tượng rối loạn thể dịch; do sốt cao gây nhiễm độc thần kinh như hôn mê, mê sảng; do các độc tố của vi khuẩn gây rối loạn thành mạch gây chảy máu. 2. Tác dụng chung Hạ sốt cao, chống hiện tượng mất tân dịch, an thần, chống co giật, cầm máu. 3. Phân loại Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, người ta chia thuốc thanh nhiệt thành các nhóm sau: - Thuốc dùng chữa các bệnh do hoả độc gây ra, gọi là thuốc thanh nhiệt tả hoả (thuốc hạ sốt). - Thuốc dùng chữa các bệnh do nhiệt độc gây ra, gọi là thuốc thanh nhiệt giải độc. - Thuốc dùng chữa các bệnh do thấp nhiệt gây ra viêm nhiễm đường tiết niệu, sinh dục, tiêu hoá, gọi là thuốc thanh nhiệt táo thấp. - Thuốc chữa về cơ địa dị ứng nhiễm trùng, các rối loạn do nhiễm độc thần kinh và mạch máu do huyết nhiệt gây ra, gọi là thuốc thanh nhiệt lương huyết. - Thuốc chữa say nóng, say nắng, sốt về mùa hè gọi là thuốc thanh nhiệt giải thử. * Chú ý: Thuốc thanh nhiệt chỉ dùng khi bệnh đã vào bên trong (lý chứng). Không được dùng khi bệnh còn ở biểu. Không dùng kéo dài, hết chứng bệnh thì thôi. Dùng thận trọng cho những người tiêu hoá kém, ỉa chảy kéo dài, đầy bụng (Tỳ hư), mất máu, mất nước sau đẻ. 42
  46. B. Các nhóm thuốc: THUỐC THANH NHIỆT TẢ HOẢ 1. Định nghĩa: Thuốc hạ sốt được dùng trong các trường hợp sốt cao có kèm theo mất nước, khát nước, mê sảng, mạch nhanh (mạch xác). 2. Tác dụng chữa bệnh: Dùng trong giai đoạn toàn phát của bệnh nhiễm khuẩn, truyền nhiễm, làm bởi hiện tượng khát do mất tân dịch. Khi dùng thuốc hạ sốt, kết hợp với thuốc kháng sinh chữa nguyên nhân(thuốc thanh nhiệt giải độc) Đối với người sức khoẻ yếu, trẻ em dùng liều thấp và thêm các vị thuốc bổ âm. 3. Các vị thuốc: 3.1. Thạch cao (sống): chất khoáng thiên nhiên có thành phần chủ yếu là can xi sunfat ngậm hai phân tử nước (CaSO4. 2H2O). - Tính vị quy kinh: cay, ngọt, rất lạnh và kinh Phế, Vị. - Tác dụng: chữa sốt cao do viêm họng, viêm phế quản thể hen, chữa xuất huyết dưới da do nhiễm khuẩn, chữa khát nước do sốt cao. Dùng ngoài chữa lở loét, eczema chảy nước, vết thương nhiều mủ. - Liều dùng: 10 - 80g/ 24h lọc uống, nếu sắc uống thì bỏ bã, dùng ngoài đem rang cho mất nước. 3.2. Chi tử (quả Dành dành): quả chín phơi hay sấy khô của cây Dành dành (Gardenia Jasminoides Ells, Gardenia florida L.), họ Cà phê (Rubiaceae). - Tính vị quy kinh: đắng, lạnh vào kinh Can, Phế, Vị. - Tác dụng chữa bệnh: chữa sốt cao, vật vã, hết hoảng không ngủ được, chữa đái ra máu, chảy máu cam, lỵ ra máu (sao đen); chữa hoàng đản nhiễm trùng, viêm dạ đày cấp, viêm màng tiếp hợp. - Liều dùng: 4 - 12g/ 24 giờ. Không dùng cho trường hợp ỉa chảy mạn tính (Tỳ hư). 3.3. Trúc diệp (lá Tre, lá Vầu): lá Tre hay lá Vầu non còn cuộn tròn tươi hay phơi khô của cây Tre (Bainbusa sít), cùng thuộc họ Lúa (Poaceae). - Tính vị quy kinh: Cay, ngọt, đạm, lạnh vào kinh Tâm, Vị. - Tác dụng: Chữa chứng sốt cao, miệng lở loét, chữa nôn do sốt cao, chữa ho, viêm họng, viêm phế quản, an thể. - Liều dùng: 16-24g/ 24h 3.4. Hạ khô thảo: cành mang lá và hoa phơi hay sấy khô của cây Hạ khô thảo (prunella wlgans L), họ Hoa môi (Lamiaceae). - Tính vị quy kinh: cay, đắng, lạnh vào kinh Can, Đởm. 43
  47. - Tác dụng chữa bệnh: chữa viêm màng tiếp hợp, chữa lao hạch, viêm hạch, chữa dị ứng chăm, ngứa; cầm máu do huyết ứ gây thoát quản. - Liều dùng: 8 - 20g/ 24h 3.5. Thảo quyết minh: hạt già đã phơi hoặc sấy khô của cây Thảo quyết minh (Cassia trưa L.), họ Vang (Caesalpiniaceae). - Tính vị quy kinh: ngọt, đắng, hơi hàn vào kinh Can, Vị. - Tác dụng: chữa viêm màng tiếp hợp cấp, hạ sốt, nhuận tràng, chữa nhức đầu đo cảm mạo. - Liều dùng: 8 - 20g/ 24h. 3.6. Cốc tinh thảo (hoa có cuống): cán mang hoa phơi hay sấy khô của cây Cốc tinh thảo (Ericocaulon Sexangulare L.), họ Cốc tinh thảo (Eriocaulaceae). - Tính vị quy kinh: ngọt, bình vào kinh Vị, Can. - Tác dụng: chữa viêm họng, viêm màng tiếp hợp, nhức đầu, chảy máu cam, đau răng. - Liều dùng: 12 - 16g/ 24h 3.7. Hạt mào gà trắng (Thanh tương tử): hạt già phơi hay sấy khô của cây Mào gà trắng (Colosia argentea L.), hoặc (C.lineans Sw.), họ Dền (Amaranthaceae). - Tính vị quy kinh: đắng, hơi lạnh vào kinh Can. - Tác dụng: chữa viêm màng tiếp hợp cấp, chữa dị ứng, chữa nhức đầu, hạ sốt, chữa chảy máu do nhiễm trùng. - Liều dùng: 4 - 12g/ 24h 3.8. Mật gấu: túi mật phơi hay sấy khô của nhiều loài Gấu (Ursus sít.), họ Gấu (Ursidae). - Tính vị quy kinh: đắng, lạnh vào kinh Can, Đởm, Tâm. - Tác dụng: hạ sốt cao, chữa viêm màng tiếp hợp cấp, chống sưng đau do chấn thương và do viêm nhiễm. - Liều dùng: 0,3g - 0,6g/ 24h. 3.9. Tri mẫu: thân rễ phơi hay sấy khô của cây Từ mẫu (Anemanhena asphodeloides Bốc.), họ Hành (Liliaceae). - Tính vị quy kinh: đắng, lạnh vào kinh Tỳ, Vị, Thận. - Tác dụng: chữa sốt cao kéo dài, vật vã, rối loạn thần kinh thực vật do lao gây chứng nhức xương, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm; có tác dụng lợi tiểu, chữa táo bón do sốt cao, ho khan, khát nước. - Liều dùng: 4 -6 g/ 24h 44
  48. THUỐC THANH NHIỆT LƯƠNG HUYẾT 1. Định nghĩa: Thuốc thanh nhiệt lương huyết dùng để chữa trị tình trạng dị ứng nhiễm trùng, một số rối loạn cơ năng đo tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc gây ra như chảy máu, nhiễm độc thần kinh, rối loạn điện giải, Y học cổ truyền xếp nguyên nhân trên là do huyết nhiệt trong cơ thể, vì vậy các thuốc dùng có tên là thanh nhiệt lương huyết (lương có nghĩa là mát). 2. Tác dụng chữa bệnh - Chữa các bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm ở giai đoạn toàn phát, chữa và phòng tái phát mụn nhọt, dị ứng. - Thời kỳ thoái lui của bệnh truyền nhiễm, nhiễm khuẩn, các trường hợp sốt kéo dài có hiện tượng mất nước như môi khô, da khô, lưỡi đỏ, hâm hấp sốt, thuộc tình chứng âm hư. Dùng chữa một số bệnh không rõ căn nguyên như chảy máu ở tuổi dậy thì, bệnh xuất huyết dưới da do cơ địa dị ứng. 3. Cách sử dụng thuốc thanh nhiệt lương huyết: Thường dùng phối hợp với các thuốc chữa nguyên nhân gây ra bệnh, ví dụ: - Kết hợp với thuốc kháng sinh giải độc để chữa tình trạng nhiễm trùng, truyền nhiễm. - Kết hợp với các thuốc chữa thấp khớp (phong thấp). - Kết hợp với các thuốc bổ âm khi có sốt cao, mất nước, mất điện giải. - Kết hợp với các thuốc giải dị ứng để chữa dị ứng. - Vì tính chất mát, lạnh nên không dùng cho người có rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy hay đầy bụng, loét dạ dày, viêm đại tràng mạn nguyên nhân do hàn. 4. Các vị thuốc: 4.1. Sinh địa: rễ củ phơi hay sấy khô của cây Địa hoàng (Rehmaunia glutinosa (Gaertin.). Libosch.), họ hoa Mõm sói (Serophulanaceae). - Tính vị quy kinh: ngọt, đắng lạnh vào kinh Can, Thận, Tâm - Tác dụng: chữa sốt cao kéo dài, làm đỡ khát, chữa các chứng chảy máu cam, xuất huyết dưới da, lỵ ra máu do sốt nhiễm khuẩn, dùng nhuận tràng chữa táo bón do sốt cao, cơ địa nhiệt gây táo bón, chữa các bệnh viêm họng, mụn nhọt, viêm amidal, an thai trong các trường hợp có thai mắc bệnh viêm nhiễm có sốt hoặc thai nhiệt (nống trong). - Liều dùng: 8 -16g/ 24h 4.2. Huyền sâm: rễ đã phơi hay sấy khô của cây Huyền sâm (Serophulana buergenana Mía) và loài (Scrophulana ningpounsis Hemsl), họ Hoa mõm sói (Serophulanaceae). - Tính vị quy kinh: đắng, mặn, hơi lạnh và kinh Phế, Thận. - Tác dụng: chữa sốt cao, mất nước, vật vã, mê sảng, chữa mụn nhọt, sốt cao gây 45
  49. ban chẩn, viêm họng, viêm amiđal, táo bón do sốt cao, viêm hạch do lao, do nhiễm khuẩn. Liều dùng: 8-12g/ 24h 4.3. Địa cất bì: vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây Khởi tử (Lycium Sinense Mịn.), họ Cà (Solamaceae). - Tính vị quy kinh: ngọt, lạnh vào kinh Phế, Vị - Tác dụng: chữa ho có sốt, cầm máu trong chảy máu cam, tiểu tiện ra máu. - Liều dùng: 10 - 40g/ 24h 4.4. Mẫu đơn bì: vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây Mẫu đơn (Paeonia Suffrluticosa.) (Paconua arborea Dong., Paeonia moutan Sims), họ Mao lương (Ranunculaceae). - Tính vị quy kinh: ngọt, đắng, lạnh vào kinh Tâm, Can, Thận. - Tác dụng: chữa nhức trong xương do âm hư nội nhiệt, cầm máu, sốt cao co giật, chữa mụn nhọt, làm bớt mủ các vết thương, chống xung huyết do sang chấn. 4.5. Xích thược: rễ phơi hay sấy khô của 3 loài Thược dược (Paeonia 1actiflora Phu), (Paeonia obovata Ma xin), (Paeonia veitchii Lynch) họ Mao lương (Ranunculaceae). - Tính vị quy kinh: đắng, hơi lạnh vào kinh Can - Tác dụng: chữa sốt cao gây chảy máu cam, mất tân dịch, mụn nhọt, hoạt huyết tiêu viêm, chữa ứ huyết. - Liều dùng: 4- 6g/ 24h THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - Là thuốc dùng để chữa chứng bệnh do nhiệt độc, hoả độc gây ra. Các vị thuốc này có tác dụng kháng sinh và chống viêm nhiễm, tính hàn lương. - Dùng chữa các bệnh viêm cơ, viêm đường hô hấp, giải dị ứng, hạ sốt, chữa các vết thương, viêm màng tiếp hợp, - Khi dùng thuốc thanh nhiệt giải độc phải phối hợp với các thuốc hoạt huyết, lợi niệu, nhuận tràng, thuốc thanh nhiệt lương huyết, thưng dùng từ 2- 4 vị. 1. Kim ngân hoa: hoa sắp nở đã phơi hoặc sấy khô của cây Kim Ngân (Lonicera Japonica Thành) và các cây Lonicera dasystyla Rehd, Lonicera confusa DC. Lonicera cambodiana Piene, họ Kim Ngân (Caprifoliaceae). - Tính vị quy kinh: ngọt, lạnh vào kinh Phế, Tâm, Tỳ, Vị - Tác dụng: chữa các bệnh truyền nhiễm, mụn nhọt, viêm tuyến vú, viêm họng, có tác dụng giải dị ứng, chữa ly trực trùng, đại tiện ra máu. - Liều dùng: 12 - 20 g/ 24h 2. Bồ công anh (rau Diếp dại): bộ phận trên mặt đất của cây Bồ công anh (Lactuca indica L), hoặc cây Taraxancum offlcinale Wigg (còn gọi là Bồ công anh 46
  50. Trung quốc), họ Cúc (Asteraceae). - Tính vị quy kinh: ngọt, đắng, lạnh vào kinh Can, Vị. - Tác dụng: giải độc tiêu viêm, chữa viêm tuyến vú, chữa viêm màng tiếp hợp, chữa viêm hạch, lao hạch, lợi niệu trừ phù thũng. - Liều dùng: 8 - 20g/ 24h. Nếu viêm tuyến vú dùng tươi giã nát, lấy bã đắp vào chỗ sưng đau, nước thì uống, liều dùng 100g/ 24h. 3. Xạ can (Rẻ quạt): thân rễ phơi hay sấy khô của cây Rẻ quạt (Belamcanda sinensis Lem), họ Lay ơn (Iridaceae). - Tính vị quy kinh: đắng, ôn, hơi độc vào kinh Can, Phế. - Tác dụng: chữa viêm họng có sốt, chữa mụn nhọt, chữa ho, long đờm, lợi niệu trừ phù thũng, chữa lao hạch, viêm hạch. - Liều dùng: 3 - 6g/ 24h 4. Sài đất: phần trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của cây Sài đất (Wdelia chinensis (osb) Men.) họ Cúc (Asteraceae). - Tính vị quy tinh: đắng, mát vào kinh Phế. - Tác dụng: chữa viêm cơ, mụn nhọt, lở loét, tắm rôm sẩy, chữa viêm tuyến vú. - Liều dùng: 20 - 30g/ 24h. 5. Ngư tinh thảo (cây Diếp cá): bộ phận trên mặt đất khô hay tươi của cây Diếp cá (Houttuynia cordata thung.), họ lá Giấp (Saunưaceae). - Tính vị quy kinh: cay, chua, lạnh vào kinh Phế, Đại trường, Bàng quang. - Tác dụng: chữa mụn nhọt, áp xe phổi, vết thương nhiễm trùng, loét giác mạc, trĩ, trĩ chảy máu, viêm đường tiết niệu, sinh dục. - Liều dùng: 10- 20g/ 24h, tươi 50 - 100g. 6. Thanh đại (hột chăm): tên khoa học Indigo pulverata 1evis, chế từ cây chăm Indigofera tinetoria L, họ Đậu (Fabaceae). - Tính vi quy kinh: mặn, lạnh vào kinh Can. - Tác dụng chữa bệnh: chữa sốt cao co giật, chữa chảy máu cam, ho ra máu, dùng ngoài chữa sát trùng các vết thương, lở loét, chăm chảy máu. - Liều dùng: 2-3g/ 24h 7. Lá mỏ quạ: Lá tươi của cây Mỏ quạ (Cudrania tricuspidata (Can.) Bua họ Dâu tằm (Moraceae). - Tác dụng: Chữa các vết thương có mủ, làm mọc tổ chức hạt. - Liều dùng: Dùng ngoài 20 - 100g/ 24h (đắp). 8. Liên kiều: quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Liên kiều (Forsthia suspensa Vâm.), họ Nhài (Oleaceae). - Tính vị quy kinh: đắng, lạnh vào kinh Tâm, Phế. 47
  51. - Tác dụng: chữa mụn nhọt, sốt cao vật vã, mê sảng, chữa viêm hạch, lao hạch. Lợi niệu, chữa viêm niệu đạo, viêm bàng quang, đái rắt, đái buốt. - Liều dùng: 4 - 20g/ 24 giờ THUỐC THANH NHIỆT TÁO THẤP - Thuốc thanh nhiệt táo thấp là những vị thuốc đắng, lạnh, dùng chữa các chứng bệnh do thấp nhiệt gây ra. - Thấp nhiệt gây ra các bệnh: nhiễm trùng đường sinh dục, tiết niệu, nhiễm trùng đường tiêu hoá, bệnh ngoài da do bội nhiễm, viêm tuyến mang tai. - Khi dùng thuốc thanh nhiệt trừ thấp chú ý không nên dùng liều quá cao khi tân dịch đã mất, muốn cho thuốc có hiệu lực hơn, cần phối hợp với các thuốc khác như thuốc thanh nhiệt tả hoả, thanh nhiệt lương huyết, các thuốc hoạt huyết, cầm máu, thuốc hành khí. Trên thực tế lâm sàng người ta dùng lẫn lộn các thuốc thanh nhiệt trừ thấp và thuốc thanh nhiệt giải độc, do đó có một số tài liệu ghi chung 2 loại này là một. 1. Hoàng liên: thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Hoàng liên chân gà (Coptas teeta Wall) và một số loài Hoàng liên khác (Copits teetcides C.Y.cheng, Coptis chinensis Franch), họ Mao lương (Ranunculaceae). - Tính vị quy kinh: đắng, lạnh vào kinh Tâm, Tỳ, Vị, Tiểu trường. - Tác dụng: chữa lỵ, ỉa chảy nhiễm khuẩn, chữa viêm dạ dày cấp, chữa nôn do sốt cao, chữa mụn nhọt, viêm màng tiếp hợp, viêm tuyến mang tai, viêm tai, loét lợi, lưỡi, miệng; chữa sốt cao, vật vã. mê sảng, chữa mất ngủ, cầm máu trong trường hợp sốt cao do nhiễm trùng gây thoát quản. - Liều dùng: 6 - 12/ 24h. 2. Nha Đởm tử: quả đã phơi hay sấy khô của cây Sầu đâu cứt chuột (Brucea Javannica Men.), họ Thanh thất (Simarubaceae). - Tính vị quy kinh: đắng lạnh vào kinh Đại trường. - Tác dụng: chữa trĩ ra máu, sốt rét, lỵ A míp. - Liều dùng: 5 - 20g/ 24h. Trẻ em mỗi tuổi một quả, nhiều nhất không quá 15 quả/ 24 giờ. 3. Nhân trần: thân cành mang hoa, lá đã phơi khô của cây Nhân trần (Adenosma cacruleum. R. Bị), họ Hoa sói (Serophulanaceae). - Tính vi quy kinh: đắng hơi lạnh vào kinh Đởm, Bàng quang. - Tác dụng: chữa hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng, viêm đường dẫn mật, chữa cảm mạo do phong nhiệt, hạ sốt, lợi niệu. - Liều dùng: 8 - 16g/ 24h 4. Cỏ sữa nhỏ lá và to lá: Dùng toàn cây phơi khô của cây cỏ Sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia Buồn) hay 48
  52. cây cỏ Sữa lá to (Euphorbia hirta. L, Euphorbia pilulifera L), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). - Tác dụng: chữa lỵ trực trùng, loét giác mạc. - Liều dùng: 16 - 40g/ 24h 5. Rau sam (Mã xỉ hiện): toàn cây tươi hay khô của cây rau Sam (Portưlaca oleracea L), họ rau Sam (Portulacaceae), dùng tươi tốt hơn. - Tính vị quy kinh: chua, lạnh vào kinh Tâm, Can, Tỳ. - Tác dụng chữa bệnh: chữa lỵ trực trùng, viêm bàng quang cấp. - Liều dùng: dùng tươi 50 - loog/ 24h 6. Khổ Sâm: rễ phơi hay sấy khô của cây Khổ sâm (Sophora flavesecens Am (Sophora angustifolia Sieb et Zuce, họ Đậu (Fabaceae). - Tính vị quy kinh: đắng, lạnh vào kinh Tâm, Tỳ, Thận. - Tác dụng chữa bệnh: chữa lỵ, hoàng đản nhiễm trùng, chăm, lở, ngứa dị ứng, chữa viêm bàng quang, lợi niệu trừ thấp nhiệt. - Liều dùng: 4 - 6g/ 24h 7. Hoàng cầm: rễ phơi khô của cây Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georg), họ Hoa môi (Lamiaceae). - Tính vị quy kinh: đắng, lạnh vào kinh Tâm, Phế, Can, Đởm, Đại trường. - Tác dụng chữa bệnh: chữa lỵ, ỉa chảy, nhiễm trùng, hoàng đản nhiễm trùng, chữa sốt cao, cảm mạo, sốt rét, chữa viêm phổi, viêm phế quản có ho, chữa mụn nhọt, an thai tong trường hợp thai nhiệt, nhiễm trùng gây động thai. - Liều dùng: 6 -12g/ 24h 8 Hoàng bá: vỏ thân và vỏ cành đã cạo bỏ lớp bẩn đem phơi hoặc sấy khô của cây Hoàng bá (Phellodendron chinense Schnei), họ Cam (Rutaceae). - Tính vị quy kinh: đắng, lạnh vào kinh Tỳ, Thận, Bàng quang, Đại trường. - Tác dụng: chữa hoàng đản nhiễm trùng, chữa lỵ, ỉa chảy nhiễm trùng, mụn nhọt, viêm tuyến vú, chữa ban chẩn, ngứa, lợi niệu. - Liều dùng: 6 - 12g/ 24h 9. Long Đởm thảo: thân và rễ phơi hay sấy khô của cây Long Đởm (Gantiana scabra Bunge), họ Long Đởm (Gentianaceae). - Tính vị quy kinh: đắng, lạnh vào kinh Can, Đởm, Bàng quang. - Tác dụng: chữa viêm màng tiếp hợp cấp, chữa cao huyết áp, chữa viêm tinh hoàn, chữa viêm gan siêu vi trùng, chữa viêm bàng quang, co giật do sốt cao. - Liều dùng: 4 - 12g/ 24h THUỐC GIẢI THỬ 49
  53. Là những thuốc có tác dụng chữa những chứng bệnh do thử (nắng) gây ra. Thử có thể kết hợp với nhiệt thành thử nhiệt gây ra các chứng bệnh sốt về mùa hè, say nắng. Thử kết hợp với thấp thành thử thấp gây ra ỉa chảy, lỵ, bí tiểu tiện vì vậy thuốc giải thử được chia ra làm 2 loại: thanh nhiệt giải thử để lluđ chứng thử nhiệt, ôn tán thử thấp để llúđ chứng thử thấp. 1. Thuốc thanh nhiệt giải thử Mùa hè bị say nắng gọi là thương thử, biểu hiện toàn thân sốt cao, tự ra mổ hôi, lúc đầu phiền khát, thích uống nước, nhức đầu, chóng mặt, mặt đỏ, tiểu tiện ít, ngắn, đỏ gọi là thương thử; nặng gọi là trúng thử. 1.1. Lá sen (Hà diệp): lá đã bỏ cuống phơi hay sấy khô của cây Sen (Nelumbium speciosum Willd), họ Sen (Nelumbonaceae). - Tính vị quy kinh: đắng, bình vào kinh Can, Vị. - Tác dụng: chữa sốt về mùa hè, say nắng, say nóng, chữa ỉa chảy, chữa rong huyết. - Liều dùng: 6 - 12g/ 24h 1.2. Tây qua (nước ép Dưa hấu) - Tính vị quy kinh: ngọt, lạnh vào kinh Tâm, Vị - Tác dụng: chữa say nắng, lợi tiểu chữa phù thũng, giải lượn. - Liều dùng: dùng nước ép của 1/2 - 1 quả uống. Nếu Tỳ vị hư hàn gây ỉa chảy không dùng. 2. Thuốc ôn tán thử thấp: dùng trong trường hợp sau; Mùa hè ăn uống đồ lạnh, lại bị thử kết hợp với hàn thấp lấn át nên xuất hiện triệu chứng sất, sợ lạnh, không có mổ hôi, nhức đầu. Nếu thử kết hợp với thấp xuất hiện các chứng ngực bụng đầy tức, nặng đầu, nôn oẹ, mình nặng nề, ra mô hôi, khát, thích uống nước, nôn mửa, ỉa chảy. 2.1. Hương nhu tía: thân mang cành, lá, hoa của cây Hương nhu tía (Ocimum sanctum L), họ Hoa môi (Lamiaceae). - Tính vị quy kinh: cay, hơi ấm vào kinh Phế, Vị - Tác dụng: tán hàn giải thử, chữa chứng thử hàn gây sất, sợ lạnh, nhức đầu, không có mổ hôi, chữa ỉa chảy, đau bụng, lợi niệu chữa phù thũng. - Liều dùng: 3 - 8g/ 24h 2.2. Hoặc hương: lá đã phơi hay sấy nhẹ đến khô của cây Hoắc hương (Pogostemon cablin Blanco Bánh), họ Hoa môi (Lanmiaceae). - Tính vị quy kinh: cay, ấm vào kinh Phế, Tỳ, Vị. - Tác dụng: chữa ỉa chảy, nôn mửa, đau bụng - Liều dùng: 6-12g/ 24h 2.3. Bạch biển đậu: hạt già phơi hay sấy khô của cây Đậu ván trắng (Dilichos 50
  54. 1ablab L; Lablab vulgana), họ Đậu (Fabaceae). - Tính vị quy kinh: ngọt, hơi ấm vào kinh Tỳ, Vị. - Tác dụng: chữa ỉa chảy, nôn mửa về mùa hè, sinh tân chỉ khát, chữa bệnh đái đường chữa ỉa chảy do Tỳ hư, giải độc lượn. - Liều dùng: 6 - 12g/ 24h THUỐC BỔ 1. Định nghĩa: Thuốc bổ là những thuốc dùng để chữa những chứng trạng hư nhược của chính khí cơ thể do nguyên nhân bẩm sinh hoặc do quá trình bệnh tật, kém dinh dưỡng mà sinh ra. Chính khí của cơ thể gồm 4 mặt chính: âm, dương, khí, huyết nên thuốc bổ cũng được chia ra làm 4 loại: bổ âm, bổ dương, bổ khí, bổ huyết. Thuốc bổ của Y học cổ truyền cũng là thuốc chữa bệnh vì có hư thì mới bổ. 2. Cách sử dụng thuốc bổ. - Khi dùng thuốc bổ trước hết phải chú ý đến sự ăn uống (chú ý đến Tỳ Vị), nếu chức năng tiêu hoá hồi phục, tiêu hoá tốt thì mới phát huy được tác dụng của thuốc bổ. - Đối với người có chứng hư lâu ngày phải dùng thuốc bổ từ từ, nếu âm dương, khí huyết suy đột ngột phải dùng liều mạnh. - Thuốc bổ khí thường hay được dùng kèm với thuộc hành khí, thuốc bổ huyết thường hay được dùng kèm thuốc hành huyết để phát huy tác dụng nhanh và mạnh hơn. - Dùng thuốc bổ phải sắc kỹ để cho ra hết hoạt chất. - Tuỳ theo sức khoẻ toàn thân và tình trạng bệnh tật, tuỳ theo giai đoạn tiến triển của bệnh, người ta hay phối hợp thuốc bổ và thuốc chữa bệnh (công bổ kiêm trị). 3. Các loại thuốc bổ. THUỐC BỔ ÂM 1. Định nghĩa: Thuốc bổ âm là thuốc chữa các bệnh do phần âm của cơ thể giảm sút (âm hư), tân dịch không đầy đủ, hư hoả đi xuống gây nước tiểu đỏ, táo bón. Phần âm của cơ thể bao gồm Phế âm, Vị âm, thận âm, Can âm, Tâm âm, huyết và tân dịch, khi bị suy kém có các triệu chứng âm hư sinh nội nhiệt và các triệu chứng của tạng phủ bị bệnh kèm theo, ví dụ: Thận âm hư: nhức trong xương, đau lưng, ù tai, di tinh, di niệu, sốt hâm hấp, lòng bàn tay, bàn chân nóng. Phế âm hư: ho lâu ngày, ho khan, ít đờm có lăn máu, gò má đỏ, ra mồ hôi trộm, triều nhiệt chất lưỡi đỏ, không có rêu hoặc ít rêu, mạch tế sác. Vị âm hư: miệng khát, môi khô, lưỡi khô, hôi miệng, lở loét chân răng, chảy máu chân răng. 51