Bài giảng Xuất huyết - ThS. Nguyễn Phúc Học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Xuất huyết - ThS. Nguyễn Phúc Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_xuat_huyet_ths_nguyen_phuc_hoc.pdf
Nội dung text: Bài giảng Xuất huyết - ThS. Nguyễn Phúc Học
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y XUẤT HUYẾT Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng và điều trị một số bệnh lý xuất huyết NỘI DUNG 2. Xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn Triệu chứng 1.Hội chứng xuất huyết Điều trị 1.1 Nguyên nhân xuất huyết 3. Bệnh ưa chảy máu a. Do thành mạch bị tổn thương Triệu chứng b. Do tiểu cầu Điều trị c. Do bệnh huyết tương 4.Thiếu vitamin K Triệu chứng 2.2. Triệu chứng xuất huyết Điều trị a. Xuất huyết dưới da 5. Bệnh Scholein Henoch b. B. xuất huyết niêm mạc Triệu chứng c. C. Xuất huyết các tạng Điều trị 1
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 1.Hội chứng xuất huyết 1.1 Nguyên nhân xuất huyết a. Xuất huyết do tổn thuơng thành mạch Do tăng tính thấm thành mạch: thiếu vitamin C (bệnh Scorbut). Giảm sức bền thành mạch: Ban xuất huyết dị ứn Schonlein – Henoch Dị dạng thành mạch: bệnh rendu – osler. b. Xuất huyết do nguyên nhân tiểu cầu Do rối loạn về mặt số lượng Do rối loạn về mặt chất lượng c. Do bệnh huyết tương Rối loạn sinh thromboplastin nội sinh Rối loạn sinh thrombin Rối loạn sinh fibrin 2
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 1.1 Nguyên nhân xuất huyết a. Xuất huyết do tổn thuơng thành mạch Do tăng tính thấm thành mạch: thiếu vitamin C (bệnh Scorbut). Giảm sức bền thành mạch: + Nhiễm khuẩn: nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu, tụ cầu, sốt xuất huyêt, Dengue, sốt rét, bệnh do Toxoplasma, Rickettsia. + Nhiễm độc: thuốc (aspirin, phenacetin, belladon, quinin, atropin, procain, penicillin, corticoid), hoá chất, urê máu cao, nọc rắn. + Do huyết áp cao + Do đái tháo đường Ban xuất huyết dị ứng Schonlein - Henoch Dị dạng thành mạch: bệnh rendu – osler. 3
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y b. Xuất huyết do nguyên nhân tiểu cầu Do rối loạn về mặt số lượng + Do giảm số lượng: khi tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm3 gây xuất huyết. * Nguyên nhân ngoại biên * Nguyên nhân tại tuỷ * Di truyền: + Do tăng số lượng: Khi tiểu cầu tăng trên 800.000/mm3 cũng gây xuất huyết: Do rối loạn về mặt chất lượng + Di truyền + Mắc phải: + Bệnh khác: 4
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y c. Do bệnh huyết tương Rối loạn sinh thromboplastin nội sinh Hemophilia A (VIII) Hemophilia B (Rosenthal) Thiếu yếu tố XII (Hegemann) Xuất huyết do có chất chống đông máu. Rối loạn sinh thrombin Thiếu yếu tố VII (Alexander) Thiếu yếu tố X (Prower – Stuart) Bệnh bẩm sinh: thiếu yếu tố II, V, VII, X (yếu tố phục thuộc sinh tố K). Mắc phải: thiếu vitamin K, suy gan. Rối loạn sinh fibrin - Bất thường tổng hợp - Tiêu huỷ quá mức + Tiêu thụ nhiều: đông máu trong mạch lan toả + Tiêu fibrin: hội chứng tiêu fibrin cấp. 5
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 1.2 Triệu chứng xuất huyết Xuất huyết có thể tự nhiên nhưng cũng có khi do một va chạm hay do một thủ thuật rất nhỏ (tiêm, nhổ răng). Triệu chứng xuất huyết có nhiều dạng a. Xuất huyết dưới da Có thể ở bất kỳ vị trí nào trên da, số lượng nhiều hay ít tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của bệnh. Màu sắc của chỗ xuất huyết thay đổi theo thời gian: Lúc đầu mau đỏ sau chuyển tím – vàng – xanh rồi mất đi. Xuất phát có nhiều hình thái tùy theo kích thước: - Chấm xuất huyết (petechiae): nhỏ < 1mm - Nốt xuất huyết (purpura): 1 – 10mm - Mảng xuất huyết: 1 – 10cm - Đám xuất huyết: chấm, nốt, mảng hợp lại. - Khối tụ máu: thành cục dưới da 6
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y b. Xuất huyết niêm mạc Niêm mạc miệng, lưỡi, răng, lợi có chấm xuất huyết hoặc khối tụ máu hoặc chảy máu c. Xuất huyết các tạng: Biểu hiện rong huyết tử cung, xuất huyết dạ dày, xuất huyết thận – tiết niệu. Có thể xuất huyết vào các tạng như : gan, lách, phổi và có thể tái phát nhiều lần. 7
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y Các xét nghiệm thường làm đối với một bệnh nhân xuất huyết: - Nghiệm pháp dây thắt: đánh giá sức bền thành mạch, nếu biện nghiệm pháp dương tính là sức bền thành mạch giảm. - Đánh giá tiểu cầu: thời gian chảy máu, thời gian co cục máu, thời gian tiêu thụ prothrombin, đếm số lượng tiểu cầu. - Đánh giá các yếu tố đông máu: thời gian đông máu, thời gian Howell, thời gian Quick, tỷ lệ phức hệ prothrombin, định lượng fibrinogen. 8
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y MỘT SỐ BỆNH LÝ XUẤT HUYẾT – NGUYÊN NHÂN - TRIỆU CHỨNG – ĐIỀU TRỊ 2. Xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn (Immune Thrombocytopenic Purpura - ITP) Thường không rõ, 60% các trường hợp được thông bao bệnh xảy ra sau virus, 15% sau bệnh phát ban, bệnh có liên quan cơ chế miễn dịch. Đây là một bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về tiểu cầu. 9
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 2.1 Triệu chứng a. Triệu chứng lâm sàng Xuất huyết với tính chất tự nhiên, xuất huyết dưới dạng nốt, chấm, bầm máu. Vị trí thường gặp là xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc (chảy máu cam, chảy máu lợi, răng). Có thể xuất huyết b. Xét nghiệm huyết học nội tạng như chảy máu phổi, chảy Thời gian chảy máu kéo dài máu não, màng não. Tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm3 Trẻ gái tuổi dậy thì có thể rong Thời gian co cục máu kéo dài, sau 4 kinh, đa kinh. giờ cục máu không co. Thiếu máu: tương xứng với mức TEG: biên độ am hẹp. độ chảy máu. Bigg – Douglas Tuỷ đồ 10
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y Video : Xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn (Immune Thrombocytopenic Purpura - ITP) 11
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 2.2 Điều trị - Cầm máu tại chỗ: băng ép, nút mũi bằng gạc hay gelaspon. - Prednison 2mg/kg/ngày dùng 10 – 14 ngày cho đến khi không còn xuất huyết mới thì giảm liều 1 mg/kg/ngày cho đến khi tiểu cầu tăng lên 100.000/mm3 thì dùng liều duy trì 0,2mg/kg, tuần dùng 5 ngày nghỉ 2 ngày dùng trong 6 tháng. - Truyền khối tiểu cầu: 1 đơn vị khối tiểu cầu/5kg có thể đưa tiểu cầu lên 100.000/mm3 sau 1 giờ. Nếu không có tiểu cầu dùng máu tươi 10 – 20ml/kg chỉ định khi xuất huyết nhiều không cầm được. - Chỉ định cắt lách: tiến triển mãn tính, tái phát nhiều lần, mỗi lần tái phát có nguy cơ chảy máu nặng, đã điều trị 6 tháng bằng thuốc không hiệu quả, trẻ trên 5 tuổi. - Một số trường hợp sau cắt lách tiểu cầu tiếp tục giảm và xuất huyết phải cân nhắc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch như 6MP, cyclophosphamid, Vincristin 12
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 3. Bệnh ưa chảy máu Hemophilia Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu globulin kháng hemophilia bẩm sinh. Phân biệt: - Hemophilia A: thiếu yếu tố VIII hay yếu tố AHP (Anti – Hemophilia – Thromboplastinogen). - Hemophilia B: Thiếu yếu tố IX hay yếu tố PTC (Plasma – Thromboplastin – Component). Bệnh hemophilia A nặng hơn, phổ biến ở trẻ em Việt Nam. Hemophilia là bệnh di truyền lặn, vì gen bệnh nằm ở nhiễm sắc thể giới tính X, nên chỉ trẻ trai bị mắc bệnh, trẻ gái mang gen bệnh và truyền bệnh. Bệnh xảy ra ở các anh em trai của mẹ, do đó cần hỏi kĩ tiền sử gia đình họ ngoại. Bệnh di truyền đời này sang đời khác, có thể thấy cách quãng một đời không ai bị bệnh nhưng có nữ mang gen bệnh. 13
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 3.1 Triệu chứng 14
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y a. Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là xuất huyết. Xuất huyết thường xảy ra dưới 1 tuổi và khi bị va chạm, chấn thương. Hình thái xuất huyết thường là thấy mảnh bầm tím dưới da, đám tụ máu trong cơ, chảy máu không cầm ở nơi chấn thương. Rất hay gặp triệu chứng chảy máu ở khớp lớn như khớp gối, cổ chân, khuỷu tay, tái phát nhiều lần làm cứng khớp, teo cơ. Triệu chứng xuất huyết tái phát liên tục. Ngoài triệu chứng xuất huyết có thể có thiếu máu do hậu quả của việc chảy máu nhiều. Hỏi tiền sử gia đình họ ngoại có thể phát hiện thấy anh em trai, các cậu bác họ ngoại có bệnh giống thế. 15
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y b. Xét nghiệm Thời gian đông máu kéo dài Thời gian đông máu huyết tương Howell dài (bình thường 1 – 2 phút). Thời gian prothrombin dài Nghiệm pháp tiêu thụ prothrombin kém, bình thường sau khi máu đông, prothrombin dư lại 10 – 20%, trong bệnh hemophilia prothrombin còn dư nhiều. Đàn hồi cục máu đông: r: dài, am bình thường nghiệm pháp sinh thromboplastin (Bigg – Douglas rối loạn) Bigg – Douglas với huyết tương rối loạn là hemophilia A, với huyết thanh rối loạn là hemophilia B. APTT kéo dài. Định lượng yếu tố VIII hay IX thấy thiếu hụt Thiếu hụt nhiều: 5 – 30% mức bình thường Thiếu hụt vừa: 1 – 5% mức bình thường Thiếu hụt nặng: dưới 1% mức bình thường 16
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 3.2 Điều trị - Cầm máu toàn thể và phòng xuất huyết tiếp: + Huyết tương tưới đông lạnh: liều ban đầu 15ml/kg sau đó có thể sử dụng lại 10ml/kg nếu còn chảy máu. Hay một trong các biện pháp sau tuỳ điều kiện: + Huyết tương kết tủa lạnh (cyoprecipitate) 40 đv/kg. Sau 8 giờ có thể cho lại khi còn xuất huyết. Phòng xuất huyết tái phát: 15 – 20đv/kg/tuần 1 lần. + Huyết tương tưới 15 – 20mg/kg. + Máu tươi toàn phần nếu kèm theo có thiếu máu, 20 – 30ml/kg. + Chế phẩm PPSB, bao gồm các yếu tố II, VII, X và IX đối với Hemophilia B 1 – 2 ml/kg hay 20 đv/kg. - Cầm máu tại chỗ bằng băng ép chặt, đắp thromin hay fibrin vào chỗ chảy máu. Khi có chảy máu khớp cần cố định khớp ở tư thế cơ năng ít ngày cho thuốc giảm đau sau đó kết hợp với điều trị vật lí, phục hồi chức năng. 17
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y Video : Hiểu biết về bệnh ưa chảy máu Hemophilia 18
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 4. Thiếu vitamin K (Vitamin K Deficiency Disorders) Có 3 loại Vitamin K: K1, K2,K3, Bệnh thấy ở trong thời kỳ mới đẻ, vào ngày thứ 3 – 5 sau khi đẻ, do vi khuẩn đường ruột tổng hợp đủ Vitamin K, hoặc ở các trẻ em bị tắc đường mật rối loạn tiêu hoá. Vi khuẩn đường ruột bị rối loạn: tiêu chảy mãn, tắc mật bẩm sinh không hoàn toàn. Hoặc mắc phải do chống vitamin K trong máu lưu hành như trường hợp ngộ độc phấn rôm có warfarin hoặc mắc phải thứ phát do suy chức năng gan: viêm gan, xơ gan, teo đường mật, sơ sinh non yếu, nhiễm trùng nhiễm độc gan. 19
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 4.1 Triệu chứng Triệu chứng chủ yếu là chảy máu; Chảy máu đường tiêu hoá: nôn ra máu, ỉa ra máu; Chảy máu ở da, niêm mạc; Chảy máu màng não; hiếm và nặng 4.2 Điều trị Cho tiêm Vitamin K: 5-10mg/ngày. Ở trẻ mới đẻ chỉ vài giờ sau, tỉ lệ prothrombin lên đến mức bình thường và chảy máu ngừng. Khi tiêm nhiều Vitamin K, có thể gây tan máu 20
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 5. Bệnh Scholein Henoch Bệnh xuất hyết dị ứng – viêm mao mạch dị ứng có đặc điểm chảy máu do tăng tính thấm thành mạch, không có rối loạn đông và cầm máu do Schonlein (1837) và Henoch (1874) mô tả lần đầu tiên. Các tác giả cho đây là một hội chứng không đặc hiệu do phản ứng quá mẫn của thành mạch đối với nhiều yếu tố gây bệnh gây thoái quản và xuất huyết. Hiện nay, nguời ta xếp Schonlein – Henoch vào bệnh hệ tạo keo (collagene) do cơ chế tự miễn. Bệnh Schonlein – henoch các mạch máu nôi bị tổn thương. Nơi tổn thwong mao mạch bị bao quanh bởi các phản ứng viêm gồm nhiều tế bào đa nhân, hồng cầu và fibrin kèm nhiều lắng đọng IgA. Sự lắng đọng IgA với hậu quả hoạt hoá của bổ thể được coi là đại diện cho cơ chế gây bệnh. 21
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 5.1 Triệu chứng 5.1.1. Triệu chứng lâm sàng Bệnh thường gặp ở trẻ lớn, tuổi trung bình là 8,6 với 4 loại triệu chứng: a. Xuất huyết Là triệu chứng thường gặp nhất (100%) với các tính chất. Xuất huyết tự nhiên, dạng chấm, nốt, bầm máu, sần nổi gờ có khi ngứa. Xuất huyết đối xứng thường gặp là hai chi dưới rồi đến hai chi trên rất hiếm xuất huyết toàn thân (mặt, vành tai, ngực, bụng ). Xuất huyết thành hình bốt. 22
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y b. Triệu chứng tiêu hoá Đau bụng (80%): có thể đau lâm râm hoặc đau lăn lộn, đau từng cơn. Khi không có xuất huyết khó chẩn đoán và dễ nhầm bệnh ngoại khoa. Nôn: có thể nôn dịch lẫn thức ăn hoặc nôn ra máu. Ỉa máu: có thể ỉa phân đen hoặc máu tươi. Nôn và ỉa máu gặp trong 50% các trường hợp. c. Biểu hiện đau khớp Thường thấy đau khớp gối, cổ chân, có thể sưng phù nề quanh khớp, khỏi nhanh không để lại di chứng nhưng hay tái phát. d. Biểu hiện viêm thận Viêm thận gặp từ 25 – 30% các trường hợp, bệnh nhân phù nhẹ, đái ít, đái máu, đái protein, cao huyết áp. Biểu hiện viêm thận thường nhẹ, khỏi, ít khi có biến chứng. Ngoài ra bệnh nhân có sốt nhẹ trong 50% các trường hợp. Bệnh hay tái phát thành nhiều đợt. 23
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 5.1.2. Triệu chứng xét nghiệm Các xét nghiệm đông máu như thời gian chảy máu, thời gian máu đông, số lượng tiểu cầu, thời gian co cục máu, thời gian Howell, tỉ lệ prothrombin đều bình thường. Công thức máu: số lượng bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng, tốc độ lắng máu tăng trong 50% trường hợp, bạch cầu ái toan tăng trên 5% trong 17% các trường hợp. Huyết sắc tố giảm nếu nôn máu, ỉa máu nhiều. Xét nghiệm protein niệu, hồng cầu niệu, urê, creatinin để phát hiện viêm thận. 5.2 Điều trị Bệnh nhân được nghỉ ngơi tại giường; Không ăn các chất nghi gây dị ứng Chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh. Chống viêm bằng prednison 1 – 2mg/ngày Kháng histamin tổng hợp: phenergan; Vitamin C liều cao Giảm đau trong các trường hợp đau nhiều Truyền dịch khi bệnh nhân nôn nhiều, đau bụng không ăn uống được. Với trẻ có viêm cầu thận, hội chứng thận hư phải điều trị dài ngày . 24
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y Video minh họa bệnh Scholein Henoch 25
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ CHƯƠNG 7 CÁC BỆNH VỀ MÁU VÀ CƠ QUAN TẠO MÁU 26