Bài giảng Xơ cứng bì hệ thống - ThS. Nguyễn Phúc Học

pdf 13 trang phuongnguyen 5660
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Xơ cứng bì hệ thống - ThS. Nguyễn Phúc Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_xo_cung_bi_he_thong_ths_nguyen_phuc_hoc.pdf

Nội dung text: Bài giảng Xơ cứng bì hệ thống - ThS. Nguyễn Phúc Học

  1. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y XƠ CỨNG BÌ HỆ THỐNG MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng 1. Trình bày triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm của bệnh xơ cứng bì hệ thống 2. Trình bày được tiêu chuẩn chẩn đoán XCBHT của hội thấp khớp học Mỹ 3. Nêu các nguyên tắc điều trị XCBHT 1
  2. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y I ĐẠI CƯƠNG Xơ cứng bì toàn thể (XCBTT) là một bệnh hệ thống thường gặp, đứng thứ 2 sau lupus ban đỏ hệ thống. Đây là một bệnh tự miễn dịch, đặc trưng bởi tình trạng xơ hóa da và mô dưới da do tổn thương chất cơ bản của thành phần tạo keo ở da do tổn thương chất cơ bản của thành phần tạo keo ở da là chủ yếu. Các yếu tố bệnh sinh chính là các yếu tố nội tiết, di truyền, môi trường. Người ta đã phát hiện những gia đình có nhiều thành phần viên bị XCBTT hoặc các bệnh tự miễn khác. Bệnh xuất hiện nhiều hơn ở những người thợ mỏ vàng và mỏ than so với người không làm nghề mỏ đã gợi ý rằng bụi silic có thể là một yếu tố khởi phát. Trong XCB có sự dày và mất đàn hồi của da là do tăng sinh và tích đọng quá mức collagen ở da và tổ chức dưới da. 2
  3. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y II LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM 1. Triệu chứng lâm sàng Đó là một bệnh toàn thể của mô liên kết, có rối loạn đa hệ thống, đặc trưng bởi những tổn thương ở da, mạch máu và nội tạng, chủ yếu là thực quản, phổi tim, và thận. Bệnh thường gặp ở nữ (80%) lứa tuổi 40-50. Cho tới nay, chưa có phương pháp điều trị thật hiệu quả, nên việc chẩn đoán sớm là vô cùng quan trọng, nhằm ngăn chặn kịp thời tốc độ tiến triển của bệnh, phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Bệnh ít tổn thương nội tạng hơn các bệnh khác trong nhóm. Diễn biến mãn tính, kéo dài, trên cơ sở các đợt điều trị cấp tính. Tiên lượng khó dự đoán, có thể tử vong đột ngột do tổn thương cơ tim. 3
  4. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 1.1 Hội chứng Raynaud Rất thường găp, có mặt ở 85-100% trường hợp. Xuất hiện sớm và nặng. Có tới 90% bệnh nhân XCBTT được báo trước bằng hội chứng Raynaud (thường không điển hình), có khi từ trên 10 năm trước. Hội chứng này thường bắt đầu cấp, nhiều đợt, với những loạn dưỡng ở đầu ngón, nhiều khi ở cả tai, mũi, có thể để lại sẹo. Về mặt lâm sàng bệnh nhân thấy tê, mất cảm giác ở đầu chi, chuột rút, rối loạn vân mạch hoặc có các giai đoạn điển hình: co mạch ( bàn tay trắng bệnh); giãn mạch gây ứ huyết, tim đau nhức, trở lại bình thường. Triệu chứng nặng, tắc mạch, hoại tử, loét đầu chi. 4
  5. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 1.2 Tổn thương da (100%) Thuật ngữ xơ cứng bì được dùng để chỉ tình trạng bệnh lý ở da, khu cư trú hay lan tỏa, trong đó da cứng lại, giảm hoặc mất tính co giãn. Tổn thương của da và mô dưới da trong XCBTT là triệu chứng quan trọng nhất để chẩn đoán bệnh khi thăm khám lâm sàng, thường qua 3 giai đoạn: phù nề (35% các trường hợp), tiếp đó là cứng hoặc xơ và cuối cùng là teo. Tổn thương da thường thấy ở mặt, tay, thân. Triệu chứng ở mặt rất điển hình: bộ mặt vô cảm, vơi các chi khẳng khui như xác ướp. Đó thường có thể tiến triển nhanh, mau dần đến tử vong. Ngoài ra, rối loạn sắc tố và bạch biến, có hình ảnh “khảm xà cừ” ở da. Xơ cứng ngón tay, móng nứt và giòn dẫn đến bàn tay co quắp. Loét da đầu ngón và mu bàn tay do thiếu dinh dưỡng. Vôi hóa tổ chức da, gân và đầu ngón. Xơ hóa lan tới cẳng tay, cánh tay, mặt và toàn thân. Phù cứng ở mặt, cổ, gốc chi không đều (lồi lõm) 5
  6. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 1.3 Bộ máy vận động (75%) Đau mỏi cơ, teo cơ, giảm cơ lực gốc chi, viêm cơ. Xương khớp: đau, viêm, dính cứng khớp, tiêu xương ở các khớp ngón tay, đầu xương trụ 1.4 Tiêu hóa. Thực quản tổn thương sớm, khó nuốt, ứ nước bọt (30% các trường hợp). Niêm mạc 1/3 trên thực quản xơ cứng, giảm co bóp, hẹp, loét. Dạ dày, ruột: đau bụng, chướng bụng, ỉa chảy, hội chứng kém hấp thụ, sa dạ dày, hẹp môn vị, ruột kém nhu động. Gan, lách, hạch ít bị tổn thương. 1.5 Phổi (25%). Xơ phổi kẽ lan tỏa, hậu quả là rối loạn thông khí phổi xuất hiện sớm và thường gặp. Tăng áp lực động mạch phổi nguyên phát và thứ phát sau xơ phổi. Tâm phế mạn 1.6 Tim (15%). Bệnh xơ cơ tim (suy tim, rối laonj nhịp), có thể gây đột tử. Suy thất phải di biến chứng tâm phế mãn tính. Viêm màng ngoài tim (mãn tính, không biến chứng) 1.7 Thận. Suy thận cấp (đột ngột, kèm tăng huyết áp ác tính) do xơ các động mạch thận. Nhẹ: protein niêu (10%) 1.8 Mắt. Tổn thương đáy mắt (xơ động mạch) 6
  7. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 2. Xét nghiệm. Hội chứng viêm sinh học: biểu hiện bằng tốc độ lắng máu cao, tăng nồng độ fibrinogen Các rối loạn về máu : thiếu máu huyết tán. Giảm tiểu cầu, bạch cầu Sinh thiết da: thường làm ở vùng mặt trước ngoài cẳng tay, dành cho những trường hợp lâm sàng nghi ngờ. Hình ảnh vi thể dưới kính hiển vi quang học thường được môt tả là thượng bì có thể bình thường hoặc teo đi, nhưng trung bì bao giờ cũng dày lên nhiều do sự tằn sinh các sơi collagen, khiến mao mạch bị chit hẹp, đống thời làm cho khoảng cách từ thượng bì tới hạ bì rộng ra: lớp trung bì có sự xám nhiễm rải rác các tế bào viêm. Các thành phần lông, tuyến bã, tuyến mồ hôi thưa thớt 7
  8. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y III CHẨN ĐOÁN 1. Chẩn đoán xác định Hiện nay tiêu chuẩn chẩn đoán XCBTT của Hội thấp khớp học Mỹ (ACR) 1980 được cùng phổ biến trên thế giới, bao gồm các tiêu chuẩn sau: Tiêu chuẩn chính: xơ da vùng gần Tiêu chuẩn phụ: - Xơ da đầu chi - Sẹo ở ngón tay hoặc vết loét ở đầu ngón tay - Xơ phổi ở vùng dáy Chẩn đoán dương tính khi có tiêu chuẩn chính, hoặc có 2 tiêu chuẩn phụ 8
  9. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 2. Thể lâm sàng 2.1 Thể lan tỏa (toàn thân) 2.2 Thể khu trú Hội chứng XREST - Calcinose: calci hóa tổ chức dưới da đầu chi - Raynaud: hội chứng Raynaud - Oesophagienn (atteinte): tổn thương thực quản - Sclerodactilie: XCB ở đầu ngón tay - Telangiecsies: các chấm ban đỏ ở mặt 2.3 Thể kết hợp - Hội chứng Gougerot- Sjogren ( hội chứng khô) - Viêm khớp + teo xơ tuyến lệ và tuyến nước bọt 9
  10. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y IV ĐIỀU TRỊ 1. Các thuốc điều trị xơ cứng bi toàn thể Trong rất nhiều thuốc được đề nghị, chỉ có D- penicillamin, thuốc chẹn calci và ức chế men chuyển là tỏ ra hiệu quả nhất. Các thuốc sử dụng để điều trị gồm: - D- penicillamin uống liều cao tăng dần kéo dài nhiều tháng - Corticosteroid: uống liều tăng dần kéo dài nhiều tháng Để điều trị hội chứng Raynaud: dùng thuốc chen calci, reserpin Điều trị triệu chứng khi có tổn thương ở các nội tạng ( thận, tim, phổi, tiêu hóa, nhiễm khuẩn) Giữ vệ sinh, chăm sóc da, đầu ngón, điều trị suối khoáng. 10
  11. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 2. Điều trị triệu chứng 2.1 Điều trị hội chứng Raynaud Các biện pháp chung: cần khuyên bệnh nhân mặc ấm,đi găng tay, tất chân trong mùa lạnh, tránh stress, không dùng các thuốc như amphetamin, ergotmin, chẹn beta giao cảm. 2.2 Đối với tổn thương da Khô da có thể giảm nếu tránh tiếp xúc với xà phòng và bôi thuốc mỡ. 2.3 Đối với triệu chứng tiêu hóa * Chống trào ngược thực quản: ăn nhiều bữa nhỏ, thuốc chống acid uống vào giữa các bữa ăn, kê đầu cao khi nằm. 11
  12. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 2.4 Đối với triệu chứng cơ xương khớp * Viêm cơ cấp: thường đáp ứng với glucocorticoid, thuốc không chỉ định trong các trường hợp XCBTT không có tổn thương cơ * Đau khớp : aspirin và các thuốc chống viêm không steroid, vật lý trị niệu, tiêm tại khớp, ghép khớp giả đối với các khớp bị hủy hoại nhiều như khớp gối, háng. Dùng prednisolon 5mg/ngày uống cách ngày góp phần cải thiện toàn trạng và đau khớp 2.5 Xơ phổi Xơ phổi trong XCBTT là không phục hồi. Điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và điều trị biến chứng. 12
  13. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y V. THEO DÕI VÀ TIÊN LƯỢNG Mức độ tổn thương và mức độ nặng của bệnh rất khác nhau tùy từng cá thể. Ở một số bệnh nhâm, trong nhiều năm chỉ có những thay đổi hạn chế ở da các đầu chi trước khi xuất hiện những tổn thương rõ rệt ở nội tạng. Trong khi đó, ở nhiều bệnh nhân khác, tổn thương da lan rộng và bệnh lý nội tạng phát triển chỉ trong vòng một vài năm. Những trường hợp chỉ tổn thương nội tạng mà không có biểu hiện ở da hiếm gặp. Nhiều trường hợp bệnh tạm ngừng, thậm chí tổn thương da có thể trở về gần như bình thương sau nhiều năm. Tiên lượng vẫn tỏ ra xấu hơn đối với chủng tộc da đen, nam giới, bệnh nhân có tuổi. Tuổi thọ tùy thuộc vào tình trạn nặng nhẹ của các tổn thương nội tạng, đặc biệt là tổn thương của tim, phổi và thận. Trong hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra do suy thận, suy tim, hay suy hô hấp. Các ung thư vú, có thể xảy ra thứ phát ở bệnh nhân XCBTT. Thể khu trú( dải, mảng, vòng, nốt) tiên lượng tốt 13