Bài giảng Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động - Bài 4: Tương tác giữa Web Service với ứng dụng trên thiết bị di động

ppt 36 trang phuongnguyen 4450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động - Bài 4: Tương tác giữa Web Service với ứng dụng trên thiết bị di động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_xay_dung_va_trien_khai_web_service_cho_ung_dung_di.ppt

Nội dung text: Bài giảng Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động - Bài 4: Tương tác giữa Web Service với ứng dụng trên thiết bị di động

  1. Trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên Tp. Hồ Chí Minh TRUNG TÂM TIN HỌC Bài 4: Tương tác giữa Web Service với ứng dụng trên thiết bị di động Ngành Mạng & Thiết bị di động www.t3h.vn 2015
  2. Nội dung 1. Giới thiệu các dạng dữ liệu tương tác giữa Web Service với ứng dụng trên TBDĐ 2. Tổng quan về JSON 3. Tạo JSON bằng .Net Web Service 4. Tương tác giữa Web Service với ứng dụng trên TBDĐ Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 2
  3. 1. Giới thiệu các dạng dữ liệu tương tác giữa Web Service với ứng dụng trên TBDĐ XML - eXtensible Markup Language • Là ngôn ngữ đánh dấu với mục đích chung do W3C đề nghị. • Là một dạng chuẩn cho phép lưu các thông tin hướng cấu trúc, được tổ chức dưới dạng thẻ (tag) tương ứng. • Các thẻ (tag) của XML thường không được định nghĩa trước mà chúng được tạo ra theo quy ước của người, (hoặc Chương trình) tạo ra XML theo những quy ước của chính người tạo. • Giúp đơn giản hóa việc chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống khác nhau, đặc biệt là các hệ thống được kết nối với Internet. • Sử dụng các khai báo kiểu dữ liệu DTD (Document Type Definition) hay lược đồ Schema để mô tả dữ liệu. Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 3
  4. 1. Giới thiệu các dạng dữ liệu tương tác giữa Web Service với ứng dụng trên TBDĐ XML - eXtensible Markup Language Ví dụ: Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 4
  5. 1. Giới thiệu các dạng dữ liệu tương tác giữa Web Service với ứng dụng trên TBDĐ JSON - JavaScript Object Notation Định nghĩa dữ liệu theo ngôn ngữ JavaScript, tiêu chuẩn ECMA- 262 năm 1999. Là một định dạng văn bản đơn giản với các trường dữ liệu được lồng vào nhau. Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 5
  6. Nội dung 1. Giới thiệu các dạng dữ liệu tương tác giữa Web Service với ứng dụng trên TBDĐ 2. Tổng quan về JSON • JSON là gì? • Tạo sao nên sử dụng JSON? • Cú pháp JSON • Cấu trúc xây dựng JSON • Các kiểu dữ liệu JSON 3. Tạo JSON bằng .Net Web Service 4. Tương tác giữa Web Service với ứng dụng trên TBDĐ Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 6
  7. 2. 1 JSON là gì? JSON - JavaScript Object Notation • Định nghĩa dữ liệu theo ngôn ngữ JavaScript, tiêu chuẩn ECMA-262 năm 1999. • Là một định dạng văn bản đơn giản với các trường dữ liệu được lồng vào nhau. • Dùng để trao đổi dữ liệu giữa các thành phần của một hệ thống tương thích với hầu hết các ngôn ngữ C, C++, C#, Java, JavaScript, Perl, Python Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 7
  8. 2. 2 Tại sao nên sử dụng JSON? • Có thể đọc hiểu và dễ dàng tiếp cận (human-readability). • Dữ liệu truyền tải ngắn gọn so với những định dạng dữ liệu khác như: XML, HTML, → Tiết kiệm dung lượng hơn XML, HTML, • Dễ dàng chuyển đổi (parse) dữ liệu từ dạng chuỗi (nhận từ server) sang dữ liệu có thể sử dụng được (thành Object, Number, Array). • Dễ truy cập nội dung. • Với những ứng dụng AJAX lấy và xử lý dữ liệu từ 1 web service nào đó khác domain. Nếu nội dung trả về có dạng JSON thì javascript từ trang web của chúng ta có thể trực tiếp truy cập (dùng lệnh eval). • Có cách phân tích xử lý đơn giản, chỉ qua 1 bước (chuyển chuỗi nhận được từ máy chủ sang dữ liệu có thể sử dụng được) Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 8
  9. 2. 3 Cú pháp JSON? Cú pháp JSON là một tập hợp con của cú đpháp ối tượng JavaScript: • Dữ liệu là các cặp tên/giá trị (name/values) • Dữ liệu được phân cách bằng dấu phẩy • Đối tượng nằm trong cặp ngoặc nhọn‘ {}’ • Dấu ngoặc vuông giữ mảng‘ []’ Để kiểm tra cú pháp chuỗi JSON, chúng ta có thể truy cập vào trang để kiểm tra. Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 9
  10. 2. 3 Cú pháp JSON? Cặp tên và giá trị (name & values) của JSON • Dữ liệu JSON được viết trong cặp Tên/Giá trị. • Một cặp Tên/Giá trị chứa tên 1 trường (trong dấu nháy đôi “”), theo sau là dấu phẩy, cuối cùng là giá trị. Ví dụ: "ten" : "An" Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 10
  11. 2. 3 Cú pháp JSON? Tập tin JSON (JSON Files) • Kiểu tập tin (file) của JSON là ".json" • Kiểu MIME của JSON là "application/json" Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 11
  12. 2. 3 Cấu trúc xây dựng JSON Được xây dựng trên 2 cấu trúc chính: • Tập hợp của các cặp tên và giá trị name-value Các kiểu thể hiện: 1 đối tượng (object), sự ghi (record), cấu trúc (struct), từ điển (dictionary), bảng băm (hash table), danh sách khoá (keyed list), hay mảng liên hợp. • Tập hợp các giá trị đã được sắp xếp Các kiểu thể hiện: 1 mảng, véc tơ, tập hợp hay là 1 dãy tuần tự (sequence). Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 12
  13. 2. 4 Các kiểu dữ liệu JSON JSON có 5 kiểu dữ liệu chính: • Kiểu số (Number) • Kiểu chuỗi (String) • Kiểu mảng (Array) • Kiểu đối tượng (Object) • Giá trị (Value) Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 13
  14. 2. 4 Các kiểu dữ liệu JSON Kiểu đối tượng (Object) • 1 đối tượng là 1 hổn độn của các cặp tên và giá trị. • 1 đối tượng bắt đầu bởi dấu ngoặc đơn trái { và kết thúc với dấu ngoặc đơn phải }. • Từng tên được theo sao bởi dấu 2 chấm (:) và các cặp tên/giá trị được tách ra bởi dấu phẩy (,). • 1 đối tượng có thể chứa nhiều cặp tên/giá trị (Name/Values) Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 14
  15. 2. 4 Các kiểu dữ liệu JSON Kiểu đối tượng (Object) Ví dụ: { “ten":“An" , “ho":“Nguyen" } Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 15
  16. 2. 4 Các kiểu dữ liệu JSON Kiểu mảng (Array) • 1 mảng là 1 tập hợp các giá trị đã được sắp xếp. • 1 mảng bắt đầu bởi dấu mở ngoặc vuông [ và kết thúc với dấu ngoặc vuông phải ]. • Các giá trị được cách nhau bởi dấu phẩy (,). • 1 mảng có thể chứa nhiều đối tượng. Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 16
  17. 2. 4 Các kiểu dữ liệu JSON Kiểu mảng (Array) • Ví dụ { "NhanVien": [ {"tenNV":"An" , "hoNV":"Nguyễn" }, {"tenNV":"Bình" , "hoNV":"Trần" }, {"tenNV":"Châu" , "hoNV":"Lê" } ] } Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 17
  18. 2. 4 Các kiểu dữ liệu JSON Kiểu giá trị (Value) •Giá trị JSON có thể là: ✓ 1 số (nguyên (integer) hay số thực (floating point)) ✓ 1 chuỗi (nằm trong dấu nháy đôi "") ✓ 1 số luận lý (true hoặc false) ✓ 1 mảng (nằm trong dấu ngoặc vuông []) ✓ 1 đối tượng (nằm trong dấu ngoặc nhọn {}) ✓ Kiểu null •Những cấu trúc này có thể đã được lồng vào nhau. Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 18
  19. 2. 4 Các kiểu dữ liệu JSON Kiểu giá trị (Value) Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 19
  20. 2. 4 Các kiểu dữ liệu JSON Kiểu chuỗi (String) •1 chuỗi (string) là 1 tập hợp của các số hay mẫu tự Unicode, được bao bọc trong các dấu trích dẫn kép ("). •Dùng dấu chéo (/) để thoát khỏi 1 chuỗi. •1 ký tự đã được hiển thị như là 1 chuỗi ký tự đơn độc. Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 20
  21. 2. 4 Các kiểu dữ liệu JSON Kiểu chuỗi (string) Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 21
  22. 2. 4 Các kiểu dữ liệu JSON Kiểu số (Number) Giống với kiểu số trong C và Java, trừ định dạng bát phân và hex là không thể dùng. Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 22
  23. 2. 4 Các kiểu dữ liệu JSON Ví dụ sử dụng các kiểu dữ liệu JSON { SVNganhCNTT: [ {hoTen: “Nguyễn Văn An”, tuoi: 21, nam: true, queQuan: “Đồng Tháp”}, {hoTen: “Trần Văn Bình”, tuoi: 22, nam: true,queQuan:“Hồ Chí Minh”}, {hoTen: “Lê Thị Châu”, tuoi: 23, nam: false, queQuan: “Vĩnh Long” } ], SVNganhCNSH: [ {hoten: “Trần Văn Bông”, tuoi: 24, nam: true, queQuan: “Long An”}, {hoten: “Nguyễn Thị Hoa”, tuoi: 22, nam: false, queQuan: “Cần Thơ”}, ] } Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 23
  24. 2. 4 Các kiểu dữ liệu JSON Phân tích ví dụ - Tuoi (tuổi) kiểu dữ liệu là Number - hoTen (họ tên) kiểu dữ liệu là String - nam (giới tính) kiểu dữ liệu là Boolean - SVNganhCNTT (sinh viên ngành CNTT), SVNganhCNSH (Sinh viên ngành CNSH) kiểu dữ liệu làArray - {hoTen: “Nguyễn Văn An”, tuoi: 21, nam: true, queQuan: “Đồng Tháp”} là một kiểu Object - hoTen : “Nguyễn Văn An” là một cặp giá trị của một Object, hoTen là tên thuộc tính, “Nguyễn Văn An” là giá trị của thuộc tính đó - SVNganhCNTT: [ ] và SVNganhCNSH: [ ] cũng được xem là những cặp giá trị Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 24
  25. Nội dung 1. Giới thiệu các dạng dữ liệu tương tác giữa Web Service với ứng dụng trên TBDĐ 2. Tổng quan về JSON 3. Chuyển đổi giữa kiểu dữ liệu JSON và đối tượng .NET (Serializing - Deserializing JSON) ● Cấu hình Web API Service chỉ trả về JSON ● Chuyển đổi từ đối tượng .NET sang chuỗi JSON ( Tạo chuỗi JSON) ● Chuyển đổi từ chuỗi JSON sang đối tượng .NET 4. Tương tác giữa Web Service với ứng dụng trên TBDĐ Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 25
  26. 3. 1 Cấu hình Web API Service chỉ trả về JSON Mở file WebApiConfig.cs trong thư mục App_Start → thêm dòng sau vào trong phương thức Register: config.Formatters.Remove(config.Formatters.XmlFormatter); Để cấu trúc thuộc tính của đối tượng JSON trả về đúng quy cách CamelCase thì ta thêm config sau vào Register: var json = config.Formatters.JsonFormatter; json.SerializerSettings.PreserveReferencesHandling = Newtonsoft.Json.PreserveReferencesHandling.Objects; json.SerializerSettings.ContractResolver = new CamelCasePropertyNamesContractResolver(); Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 26
  27. 3. Chuyển đổi giữa kiểu dữ liệu JSON và đối tượng .NET (Serializing - Deserializing JSON) Để chuyển đổi (convert) một chuỗi (string) định dạng JSON sang đối tượng (object) của .Net và ngược lại, ta sử dụng lớp JavaScriptSerializer trong thư viện System.Web.Extensions. Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 27
  28. 3. 2 Chuyển đổi từ đối tượng .NET sang chuỗi JSON Sử dụng phương thức Serializer thuộc lớp JavaScriptSerializer. Khai báo sử dụng: using System.Web.Script.Serialization; Ví dụ 1: Lớp HocVien đã được định nghĩa với các thuộc tính: maHV, tenHV và các thuộc tính get, set cho từng thuộc tính, phương thức khởi tạo với 2 tham số maHV và tenHV. Những lệnh sau dùng để chuyển đổi đối tượng HocVien sang chuỗi JSON: HocVien = new HocVien("SV001", "Nguyễn Văn A"); string chuoiJSON= serializer.Serialize(s); Response.Write("Object: " + chuoiJSON); Kết quả: Object: {“maHV”:SV001, “tenHV”: “Nguyễn Văn A”} Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 28
  29. 3. 2 Chuyển đổi từ đối tượng .NET sang chuỗi JSON Ví dụ 2: HocSinh hs1= new HocSinh(); hs1 = getHocSinhByID(123); JavaScriptSerializer jss = new JavaScriptSerializer(); string chuoiJSON = jss.Serialize(hs1); Console.WriteLine(chuoiJSON); Kết quả: { “tenHV": “Trần Văn B", “maHV": "123456", “ngaySinh": "01/01/1991", “diaChi":{"sonha":"123","quan":“10"}, "diemThi":[{"mon":“toan","diem":"10"}, {"mon":"ly","diem":"9"}, {"mon":"hoa","diem":"8"}] } Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 29
  30. 3. 3 Chuyển đổi từ chuỗi JSON sang đối tượng .NET Sử dụng phương thức Deserializer thuộc lớp JavaScriptSerializer. Ví dụ 1: Với chuỗi JSON sau: {“maHV”:100, “tenHV”: “Nguyễn Văn A”} Lệnh dùng để chuyển đổi chuỗi JSON trên thành đối tượng HocVien: HocVien hv1 = serializer.Deserialize (str); Response.Write(" tenHV: " + hv1.HocVien); Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 30
  31. 3. 3 Chuyển đổi từ chuỗi JSON sang đối tượng .NET Ví dụ 2: Với chuỗi JSON sau { “tenHS": “Trần Văn B", "maHS": "123456", "ngaySinh": "01/01/1991" } Cách 1: Chuyển qua một đối tượng cụ thể Định nghĩa 1 lớp đối tượng tương ứng public class HocSinh { public string tenHS{ get; set; } public string maHS{ get; set; } public string ngaySinh{ get; set; } } Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 31
  32. 3. 3 Chuyển đổi từ chuỗi JSON sang đối tượng .NET Cách 1: Chuyển qua một đối tượng cụ thể Định nghĩa 1 lớp đối tượng tương ứng: public class sinhvien { public string tenHS{ get; set; } public string maHS{ get; set; } public string ngaySinh{ get; set; } } Chuyển đổi JSON qua đối tượng: JavaScriptSerializer jss = new JavaScriptSerializer(); sinhvien hs = jss.Deserialize (JsonText); Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 32
  33. 3. 3 Chuyển đổi từ chuỗi JSON sang đối tượng .NET Cách 2: Chuyển qua dạng dữ liệu động (dynamic) JavaScriptSerializer jss = new JavaScriptSerializer(); var obj = jss.Deserialize (JsonText); Console.WriteLine(obj[“tenHS"]); Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 33
  34. Nội dung 1. Giới thiệu các dạng dữ liệu tương tác giữa Web Service với ứng dụng trên TBDĐ 2. Tổng quan về JSON 3. Tạo JSON bằng .Net Web Service 4. Tương tác giữa Web Service với ứng dụng trên TBDĐ Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 34
  35. 4. Tương tác giữa Web Service với ứng dụng trên TBDĐ • Lấy dữ liệu dạng JSON từ .Net Web Service • Truyền dữ liệu dạng JSON từ ứng dụng di động lên .Net Web Service • Mã hóa khi truyền biến JSON lên .Net Web Service Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 35
  36. Xây dựng và triển khai Web Service cho ứng dụng di động 36