Bài giảng Xác định khối lượng xây dựng

ppt 40 trang phuongnguyen 3110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Xác định khối lượng xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_xac_dinh_khoi_luong_xay_dung.ppt

Nội dung text: Bài giảng Xác định khối lượng xây dựng

  1. Xác định khối lượng xây dựng
  2. Mục đích xác định khối lượng ◼ Xác định khối lượng xây dựng công trình, hạng mục công trình để xác định chi phí đầu tư xây dựng công trình (Tổng mức đầu tư, dự toán chi phí), lập khối lượng mời thầu. ◼ Khối lượng xác định theo công tác xây dựng cụ thể với kích thước, số lượng trong bản vẽ thiết kế
  3. Yêu cầu đối với việc xác định khối lượng ◼ Khối lượng được xác định theo trình tự thi công xây dựng ◼ Khối lượng có thể được phân theo bộ phận công trình như phần ngầm từ cốt ±0.00 trở xuống; phần nổi từ ± 0.00 trở lên; phần hoàn thiện, ◼ Kích thước được ghi theo thứ tự chiều dài, rộng, cao ◼ Đơn vị tính của khối lượng phù hợp với đơn vị đo trong định mức xây dựng ◼ Mã hiệu của công tác trong bảng tính khối lượng phù hợp với mã hiệu trong định mức xây dựng
  4. Ví dụ: Mã hiệu Đơn vị khối lượng Công tác Bêtông lót móng đá HA.1111 m3 4x6 Công tác Bêtông cột 1x2 HC.2313 m3 Ván khuôn gỗ sàn KA.2310 100m2 Định mức KA.2310 Ván khuôn gỗ sàn 100m2 - Gỗ ván m3 - Gỗ đà nẹp m3 - Gỗ chống m3 - Đinh kg
  5. Trình tự xác định khối lượng ◼ Nghiên cứu kỹ các bản vẽ thiết kế. ◼ Lập bảng tính khối lượng xây dựng công trình. ◼ Xác định khối lượng xây dựng công trình theo bản vẽ thiết kế, trình tự thi công xây dựng công trình (phần ngầm, phần nổi, phần hoàn thiện, phần lắp đặt).
  6. Mã hiệu Tên công việc Đơn vị Khối lượng 1 HA.1111 BT lót móng đá 4x6, M100 m3 M1: 1.1*1.825*0.1*7 2 KA.1220 Ván khuôn gỗ móng 100m2 M1: (1.1+1.825)*0.2*2*7/100 3 HC.1213 BT móng, đá 1x2, M200 m3 M1: 1.6*1*0.25*7 4 KA.2120 Ván khuôn gỗ cổ cột 100m2 CC1: 0.9*0.2*4*2*7/100 5 HC.2313 BT cổ cột, đá 1x2, M200 m3 CC1: 0.9*0.2*0.2*2*7
  7. Xác định khối lượng công tác đào đắp ◼ Khối lượng đào, đắp xác định theo nhóm, loại đất, cấp đất, điều kiện thi công và biện pháp thi công (thủ công hay cơ giới) ◼ Khối lượng đào đắp phải trừ các công trình ngầm
  8. Xác định khối lượng xây ◼ Khối lượng xây được xác định theo loại vật liệu (gạch hay đá), vữa xây, chiều dầy khối xây, chiều cao khối xây, ◼ Khối lượng xây phải trừ các khoảng trống không xây trong khối xây, chổ giao nhau và phần BT chìm trong khối xây (lỗ cửa, phần cột, lanh tô, dầm trong tường, ) ◼ Khối lượng tường xây: Chiều cao tường * chiều rộng * chiều dầy – (lổ cửa, đà, cột, )
  9. Xác định khối lượng Bêtông ◼ Khối lượng BT được xác định theo phương thức sản xuất BT (trộn tại chổ, thương phẩm), loại BT (BT đá dăm, BT chịu nhiệt, ), kích thước vật liệu, chi tiết bộ phận kết cấu (cột, dầm, ) . ◼ Lưu ý ➢ Khối lượng BT không trừ cốt thép trong BT; ➢ Khối lượng BT trừ các lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu, khe co giãn; ➢ Chổ giao nhau được tính một lần (giao cột –dầm, dầm – dầm, dầm – sàn)
  10. Khối lượng BT ◼ Khối lượng BT lót móng - Mặt bằng: Dài: 100 +2500 +100 = 2700 Rộng: 100 +700 +100 = 900 - Mặt cắt: Cao: 100 Khối lượng: 2.7*0.9*0*1 = 0.243 m3
  11. ◼ Khối lượng BT móng - Mặt bằng: Dài: 2500 Rộng: 700 - Mặt cắt: Cao: 800 Khối lượng: 2.5*0.7*0*8 = 1.4 m3
  12. ◼ Khối lượng BT đà/dầm - Mặt cắt 2-2: Cao: 300 Rộng: 200 - Mặt bằng: Dài: 4000 Khối lượng: 0.3*0.2*4 = 0.24 m3
  13. ◼ Khối lượng BT cột/cổ cột - Mặt cắt: Cao: 200 Rộng: 200 - Mặt đứng/cắt: Cao: (8950 – 5150) = 3800 Khối lượng: 0.2*0.2*3.8 = 0.152 m3
  14. ◼ Khối lượng BT sàn (1) - Mặt cắt sàn: Bề dầy sàn: 0.1 m - Mặt bằng: (4.5-2*0.1) = 4.3 m 1 (6.0-2*0.1) = 5.8 m Khối lượng: 0.1*4.3*5.8 = 2.494m3
  15. Xác định khối lượng ván khuôn ◼ Ván khuôn là khuôn mẫu tạm bằng gỗ, kim loại, để định dạng các kết cấu công trình theo yêu cầu thiết kế. ◼ Khi bêtông đạt tới cường độ cho phép, ván khuôn được tháo ra và đem đi đúc kết cấu khác. ◼ Ván khuôn được chống đỡ ở một độ cao nhất định bằng hệ dàn giáo (dầm, cột chống). ◼ Ván khuôn có 3 thành phần chính là: ván mặt, sườn cứng và các phụ kiện liên kết. ➢ Ván mặt là phần tiếp xúc trực tiếp với bê tông, quyết định hình dáng kích thước và chất lượng bề mặt kết cấu. ➢ Sườn cứng liên kết với ván mặt để tăng độ cứng cho ván khuôn. ➢ Các phụ kiện liên kết: dùng để liên kết các tấm ván khuôn với nhau và liên kết ván khuôn với hệ thống đà chống
  16. Xác định khối lượng ván khuôn ◼ Khối lượng ván khuôn được xác định theo vật liệu làm ván khuôn (thép, gỗ, ) ◼ Khối lượng ván khuôn được xác định theo bề mặt tiếp xúc giữa ván khuôn và BT; ◼ Khối lượng ván khuôn trừ khe co giãn và các lỗ rỗng trên bề mặt BT có diện tích >1m2; ◼ Giao nhau giữa các bộ phận như cột với tường, dầm với dầm, dầm với cột, dầm với sàn được tính 1 lần.
  17. Ván khuôn móng Móng cột BTCT đổ tại chỗ dạng giật cấp, ván khuôn mỗi cấp gồm 4 mảng ghép lại với nhau thành một hộp không đáy theo kích thước từng bậc. Hộp dưới đặt trên lớp bêtông lót, dùng các đà nẹp và cọc Ván khuôn móng cột chống để cố định xuống bêtông lót. 1. Ván thành 2. Nẹp đứng 3. Thanh gánh 4. Dây neo 5. Cọc cữ
  18. Ván khuôn móng 1. Ván khuôn; 2. Nẹp đứng 3. Cữ 4. Nẹp giữ thành 5. Thanh chống xiên 6. Thanh chống ngang 7. Con bọ 8. Bản đệm 9. Thanh cữ 10.Dây thép giằng.
  19. Ván khuôn móng băng
  20. Ván khuôn móng băng
  21. Ván khuôn cột Ván khuôn gồm 2 tấm ván khuôn trong và 2 tấm ván khuôn ngoài. Các tấm ván khuôn liên kết với nhau bằng gông. Gông được làm bằng gỗ hoặc thép.
  22. Ván khuôn cột
  23. Ván khuôn dầm đơn • Ván khuôn dầm có dạng hộp dài, được ghép bởi 2 mảng ván thành và 1 mảng ván đáy, ván đáy đặt lọt giữa hai ván thành. • Ván thành được chống giữ bằng gông mặt, thanh chống xiên bên ngoài, thanh văng tạm bên trong và nẹp giữ chân ván thành. • Dầm thường được đổ BT cùng với sàn nên ván khuôn dầm được cấu tạo, lắp dựng đồng thời với ván khuôn sàn
  24. Ván khuôn dầm đơn
  25. Ván khuôn dầm, sàn ◼ Ván khuôn sàn được cấu tạo gồm các tấm ván rải kín diện tích sàn cần đổ BT và được đở bằng đà, dầm, chống
  26. ◼ Khối lượng ván khuôn móng - Mặt bằng: Dài: 2.5m Rộng: 0.7 - Mặt cắt: Cao: 0.8 Khối lượng: 0.8*(2.5+0.7)*2 = 5.76 m2
  27. ◼ Khối lượng ván khuôn đà/dầm - Mặt cắt 2-2: Cao: 0.3 – 0.1 (chiều dầy sàn) Rộng: 0.2 - Mặt bằng: Dài: 4.0 Khối lượng: (0.2*2+0.2)*4 = 2.4 m2
  28. ◼ Khối lượng ván khuôn cột/cổ cột - Mặt cắt: Cao: 200 Rộng: 200 - Mặt đứng/cắt: Cao: (8950 – 5150) = 3800 Khối lượng: 4*0.2*3.8 = 3.04 m2
  29. ◼ Khối lượng ván khuôn sàn (1) Mặt bằng: (4.5-2*0.1) = 4.3 m (6.0-2*0.1) = 5.8 m Khối lượng: 1 4.3*5.8 = 24.94m2
  30. Công tác cốt thép ◼ Khối lượng cốt thép được xác định theo loại thép (thép trơn, thép vằn), cường độ thép, đường kính cốt thép, chi tiết bộ phận kết cấu ( móng, cột, tường ) và điều kiện thi công ◼ Khối lượng cốt thép gồm khối lượng cốt thép, dây buộc, mối nối chồng, miếng đệm, con kê, bu lông
  31. Công tác cọc ◼ Khối lượng cọc được xác định theo ➢ Vật liệu chế tạo cọc (tre, gỗ, bê tông cốt thép, thép), ➢ Kích thước cọc (chiều dài mỗi cọc, đường kính, tiết diện), ➢ Phương pháp nối cọc, độ sâu đóng cọc, ➢ Điều kiện thi công (trên cạn, dưới nước, môi trường nước ngọt, nước lợ, nước mặn) ➢ Biện pháp thi công (thủ công, thi công bằng máy).
  32. Công tác khoan ◼ Khối lượng công tác khoan được xác định theo ➢ Đường kính lỗ khoan, ➢ Chiều sâu khoan, ➢ Điều kiện khoan (khoan trên cạn hay khoan dưới nước, môi trường nước ngọt, nước lợ, nước mặn ), ➢ Cấp đất, đá; ➢ Phương pháp khoan (khoan thẳng, khoan xiên) ➢ Thiết bị khoan ➢
  33. Công tác làm đường ◼ Khối lượng công tác làm đường được xác định theo ➢ Loại đường (bêtông xi măng, láng nhựa, cấp phối ), ➢ Trình tự của kết cấu (nền, móng, mặt đường), ➢ Chiều dày của từng lớp, theo biện pháp thi công. ▪ Khối lượng làm đường trừ các khối lượng lỗ trống trên mặt đường (hố ga, hố thăm) và các chỗ giao nhau.
  34. Công tác kết cấu thép ◼ Khối lượng kết cấu thép được xác định theo ➢ Loại thép, đặc tính kỹ thuật của thép ➢ Kích thước kết cấu, ➢ Kiểu liên kết (hàn, bu lông ), ➢ Yêu cầu kỹ thuật cần thiết khi gia công, lắp dựng, ➢ Biện pháp gia công, lắp dựng (thủ công, cơ giới, trụ chống tạm khi lắp dựng kết cấu thép ). ◼ Khối lượng kết cấu thép được xác đinh theo khối lượng các thanh thép, các tấm thép tạo thành
  35. Công tác hoàn thiện ◼ Khối lượng công tác hoàn thiện được xác định theo ➢ Công việc cần hoàn thiện (trát, láng, ốp, lát, sơn ), ➢ Chủng loại vật liệu sử dụng hoàn thiện (loại vữa, mác vữa, gỗ, đá ), ➢ Chi tiết bộ phận kết cấu (dầm, cột, tường, trụ ), ➢ Điều kiện thi công và biện pháp thi công. ◼ Khối lượng công tác hoàn thiện trừ đi lỗ rỗng, khoảng trống không phải hoàn thiện trên diện tích phần hoàn thiện ◼ Chỗ giao nhau được tính một lần.
  36. Hệ thống kỹ thuật công trình ◼ Khối lượng lắp đặt hệ thống kỹ thuật công trình như cấp điện, nước, thông gió, cấp nhiệt, điện nhẹ được xác định theo từng loại vật tư, phụ kiện của hệ thống kỹ thuật theo thiết kế sơ đồ của hệ thống
  37. Lắp đặt thiết bị ◼ Khối lượng lắp đặt thiết bị được xác định theo loại thiết bị, hệ thống thiết bị cần lắp đặt, biện pháp thi công và điều kiện thi công, ◼ Khối lượng lắp đặt thiết bị gồm tất cả các phụ kiện để hoàn thiện tại chỗ các thiết bị, tổ hợp, hệ thống thiết bị.