Bài giảng: Visual Basic 6.0 - Trịnh Khắc Thanh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng: Visual Basic 6.0 - Trịnh Khắc Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_visual_basic_6_0_trinh_khac_thanh.pdf
Nội dung text: Bài giảng: Visual Basic 6.0 - Trịnh Khắc Thanh
- Bài giảng: Visual Basic 6.0
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 1 Mục lục 1 Mục lục 1 2 Làm quen với visual basic 6.0 9 2.1 Xây dựng ứng dụng ban đầu 9 2.1.1 Viết ứng dụng ban đầu 9 2.1.2 Xây dựng tính năng Calendar 9 2.1.3 Thêm tính năng Clock 11 2.2 Các tính năng mới trong Visual basic 6.0 11 2.2.1 Khái quát vắn tắt về Visual basic 6.0 11 2.2.2 Khai thác thế mạnh của các điều khiển mở rộng 12 2.3 Làm việc với môi trường lập trình trong Visual basic 12 2.3.1 Tìm hiểu các phần của IDE 12 2.3.2 Thêm và xoá các thanh công cụ trong IDE của Visual basic 13 2.3.3 Thêm các điều khiển vào hộp công cụ 14 2.3.4 Định hướng thông qua cửa sổ form và code 14 2.3.5 Quản lý ứng dụng với project explorer 14 2.3.6 Cửa sổ properties 14 2.3.7 Hiển thị IDE 14 2.3.8 Trợ giúp 15 3 Tìm hiểu Visual basic 6 16 3.1 Thuộc tính phương thức và sự kiện 16 3.1.1 Đối tượng 16 3.1.2 Thuộc tính 16 3.1.3 Phương thức 17 3.1.4 Sự kiện 18 3.1.5 Mối quan hệ giữa phương thức, thuộc tính và sự kiện 18 3.1.6 Cửa sổ Properties 19 3.1.7 Viết chương trình sử dụng thuộc tính, phương thức và sự kiện 20 3.2 Làm việc với một đề án 24 3.2.1 Định nghĩa 24 3.2.2 Cửa sổ Project Explorer 25 3.2.3 Tạo đề án 25 3.2.4 Đổi thuộc tính đề án 25 3.2.5 Lưu và đặt tên đề án 26 Trang: 1 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 3.2.6 Mở đề án có sẵn 26 3.2.7 Thêm xoá và lưu tập tin trong đề án 27 3.2.8 Thêm điều khiển vào đề án 29 3.2.9 Tạo tệp tin EXE 30 3.2.10 Sửa đổi thuộc tính đề án 31 3.3 Làm việc với nhiều đề án 32 3.3.1 Sử dụng Project Group 32 3.3.2 Thêm đề án vào nhóm đề án 32 3.3.3 Xoá đề án trong nhóm đề án 33 4 Làm việc với các điều khiển 34 4.1 Các loại điều khiển 34 4.1.1 Thao tác với điều khiển 34 4.2 Các điều khiển nội tại 37 4.2.1 Nút lệnh 37 4.2.2 Hộp văn bản 38 4.2.3 Điều khiển thanh cuộn 38 4.2.4 Điều khiển Timer 39 4.2.5 Điều khiển nhãn 39 4.2.6 Checkbox: 39 4.2.7 Một số thuộc tinh thông dụng: 39 4.2.8 4.2.9 Hộp danh sách (Listbox) 39 4.3 Các điều khiển M ới 40 5 Nhập môn lập trình 41 5.1 Chuẩn lập trình (Coding convention) 41 5.1.1 Coding conventions 41 5.1.2 Form design standard 46 5.1.3 Report design standard (for Crystal Report) 49 5.1.4 Database design standards 50 5.2 Thiết kế trước khi viết chương trình 51 5.3 Các thao tác thông dụng trong cửa sổ Code 51 5.3.1 Soạn thảo Code 51 5.3.2 Một số chức năng tự động 52 5.4 Biến hằng và các kiểu dữ liệu 52 5.4.1 Khai báo biến 52 5.4.2 Khai báo ngầm 52 Trang: 2 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 5.4.3 Khai báo tường minh 53 5.4.4 Khai báo biến Static 53 5.4.5 Hằng 53 5.5 Hàm và thủ tục 60 5.6 Cấu trúc điều khiển 61 5.6.1 Cấu trúc chọn 61 5.6.2 Cấu trúc lặp 62 5.6.3 Làm việc với cấu trúc 63 5.7 Gỡ rối chương trình 63 5.7.1 Một số giải pháp giảm lỗi 63 5.7.2 Gỡ rối 64 5.8 Bẫy lỗi 65 5.8.1 Lệnh On Error 65 5.8.2 Kết thúc bẫy lỗi 65 6 Lập trình xử lý giao diện 66 6.1 Menu 66 6.1.1 Dùng trình soạn thảo menu để tạo menu 66 6.1.2 Viết chương trình điều khiển menu 67 6.2 Hộp thoại 67 6.2.1 Thông điệp(Message box) 67 6.2.2 Hộp nhập(Input box) 68 6.2.3 Các hộp thoại thông dụng(Common dialog) 68 6.2.4 Hộp thoại hiệu chỉnh 69 6.3 Thanh công cụ(ToolBar) 69 6.3.1 Trong ứng dụng đơn giản 69 6.3.2 Nhúng đối tượng 69 6.4 Thanh trạng thái 69 6.5 Xử lý chuột và bàn phím 70 6.5.1 sự kiện chuột 70 6.5.2 Hiệu chỉnh con trỏ chuột 70 6.5.3 Sự kiện bàn phím 70 7 Xử lý tập tin 72 7.1 Mô hình FSO(File System Object model) 72 7.2 Xử lý các tập tin với các dòng lệnh và hàm I/O cổ điển 72 7.2.1 Các kiểu truy cập tập tin 72 7.3 Các điều khiển trên hệ thống tập tin 75 7.3.1 Hộp danh sách ổ đĩa 75 Trang: 3 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 7.3.2 Hộp danh sách thư mục 75 7.3.3 Hộp danh sách tập tin 76 7.4 Điều khiển richtextbox 76 7.4.1 Phương thức loadfile 77 7.4.2 Phương thức savefile 77 8 Sử dụng DLL và Windows API 78 8.1 DLL và cấu trúc của Windows 78 8.1.1 Các hộp thoại thông dụng 78 8.2 WIN API 79 8.3 Sử dụng API 80 8.3.1 Tìm kiếm API 80 8.3.2 Các DLL của Windows 80 8.3.3 Gọi API 81 8.4 Dùng API khai thác khả năng Multimedia 84 8.4.1 Lớp multimedia 84 9 Thêm trợ giúp vào ứng dụng 96 9.1 Thêm hỗ trợ cho Help 96 9.1.1 Thuộc tính HelpFile 96 9.1.2 Thuộc tính HelpContextID 96 9.2 Thêm hỗ trợ cho WHAT’S THIS HELP 97 9.2.1 Kích hoạt What’s This Help cho biểu mẫu 97 9.3 Cung cấp help cùng với ứng dụng 98 9.3.1 Cung cấp WinHelp 98 9.3.2 Cung cấp HTML Help 98 10 Lập trình hướng đối tượng 99 10.1 Giới thiệu về đối tượng 99 10.1.1 Đối tượng trong VB 100 10.1.2 Modul Lớp 100 10.1.3 Tham số tuỳ chọn 105 10.1.4 Sự kiện của lớp 106 10.1.5 Huỷ đối tượng 107 10.2 Biến đối tượng 108 10.2.1 Tạo điều khiển lúc thi hành 108 10.2.2 Sự kiện của mảng điều khiển 109 10.2.3 Quản lý điều khiển như biến đối tượng 110 10.2.4 Khai báo biến đối tượng 112 Trang: 4 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 10.3 Tập hợp 114 10.3.1 Thuộc tính Controls 114 10.3.2 Xác định điều khiển trên biểu mẫu 114 10.4 Biểu mẫu MDI 117 10.4.1 Biểu mẫu con (Child Form) 117 10.4.2 Tạo Instance của biểu mẫu 117 10.4.3 Xác định biểu mẫu 118 10.4.4 Tạo danh sách cửa sổ 118 11 Công cụ trong VB6 120 11.1 ADD-INS 120 11.2 Các công cụ trong ADD-INS 120 11.2.1 Trình cài đặt ứng dụng 120 11.2.2 Trình đối tượng dữ liệu tự động 120 11.2.3 Trình xây dựng dữ liệu tự động 121 11.2.4 Trình thiết kế Add-ins tự động 122 11.2.5 Trình thiết kế tự động 122 11.2.6 Tiện ích xây dựng lớp 123 11.2.7 Trình tạo thanh công cụ tự động 123 11.3 Trình đóng gói và triển khai ứng dụng 124 11.3.1 Phát hành ứng dụng 124 11.3.2 Trình đóng gói và triển khai ứng dụng 124 11.3.3 Mở trình đóng gói và triển khai trong VB 124 11.3.4 Mở trình đóng gói và triển khai như một ứng dụng độc lập 124 11.3.5 Thi hành Wizard dưới chế độ silent 125 11.3.6 Setup toolkit 125 11.4 Bài tập 126 12 Những khái niệm cơ bản về CSDL 127 12.1 Cơ sở dữ liệu là gì? 127 12.1.1 Bộ máy (Engine) cơ sở dữ liệu là gì? 127 12.1.2 Bản và trường 128 12.1.3 Recordset là gì ? 129 12.1.4 Các kiểu cơ sở dữ liệu 129 12.1.5 Tạo lược đồ cơ sở dữ liệu 130 12.1.6 Dùng Visual Basic để tạo một cơ sở dữ liệu 130 12.1.7 Các mối quan hệ 140 Trang: 5 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 12.1.8 Chuẩn hoá 141 12.2 Sử dụng cửa sổ xem dữ liệu 143 12.3 Tạo trình thiết kế môi trường dữ liệu 145 12.3.1 Tạo một giao diện người sử dụng với thiết kế DATAENVIRONMENT146 12.4 Sử dụng điều khiển dữ liệu để tạo giao diện người sử dụng 147 12.4.1 Kết nối với một cơ sở dữ liệu và làm việc với các mẩu tin 148 12.4.2 Tạo một giao diện người sử dụng cơ bản 150 12.4.3 Thao tác trên các mẩu tin thông qua điều khiển ADO Data 151 12.4.4 Các thuộc tính quan trọng khác của điều khiển ADO DATA 155 12.5 Tổng kết 156 12.6 Hỏi và Đáp 157 13 Các đối tượng truy cập dữ liệu 158 13.1 Sử dụng mô hình đối tượng DAO 158 13.1.1 Lập trình với đối tượng 160 13.1.2 Sử dụng điều khiển DAO Data 160 13.1.3 Sử dụng thuộc tính Connect của điều khiển DAO Data để truy cập nguồn dữ liệu bên ngoài 160 13.2 Sử dụng DAO để làm việc với dữ liệu 161 13.2.1 Dùng đối tượng DataBase để kết nối với một CSDL 161 13.2.2 Sử dụng đối tượng Recordset 162 13.2.3 Chỉ ra các tuỳ chọn cho Recordset 163 13.3 Sử dụng đối tượng Field để thao tác với các trường 163 13.4 Sửdụng các phương thức duyệt với đối tượng Recorset 164 13.4.1 Sử dụng BOF và EOF để duyệt qua Recordset 164 13.4.2 Dùng BOF và EOF để xác định một Recordset có rỗng hay không 164 13.4.3 Dùng thuộc tính RecordCout để xác định số mẩu tin trong một recordset 165 13.4.4 Dùng phương thức Edit để sửa đổi giá trị trong một mẩu tin 165 13.4.5 Sử dụng phương thức AddNew và Update để tạo mẩu tin mới 166 13.4.6 Sử dụng AppendChunk để nối dữ liệu vào một trường nhị phân 167 13.4.7 Sử dụng phương thức Close để đóng Recordset 168 13.5 Tìm kiếm dữ liệu trong Recordset và bảng 168 13.5.1 Sử dụng phương thức Find để định vị mẩu tin trong một recordset 168 13.5.2 Sử dụng phương thức Seek để thi hành tìm kiếm theo chỉ mục 169 13.5.3 Lặp qua suốt tập hợp Indexes của TableDef 170 13.5.4 Sử dụng thuộc tính Bookmark để ghi nhớ vị trí trong một Recordset 171 13.5.5 sử dụng tập hợp Errors và đối tượng Error để xử lý lỗi 171 Trang: 6 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 13.6 Tạo đối tượng để thao tác trên cấu trúc của một CSDL 172 13.6.1 Tạo một CSDL 172 13.6.2 Sử dụng đối tượng TableDef để thao tác với bảng 173 13.7 Làm việc với tài liệu và nơi chứa CSDL 178 13.8 Tạo và sử dụng các thuộc tính hiệu chỉnh của đối tượng DataBase 179 13.9 Tổng kết 180 13.10 Hỏi và đáp 181 14 Thiết lập báo cáo và Xuất thông tin 182 14.1 Sử dụng thiết kế DataReport 182 14.1.1 Thiết kế với DataReport 183 14.1.2 Xem và xuất DataReport 185 14.2 Sử dụng Microsoft Access để làm báo cáo 185 14.2.1 Thi hành báo cáo của Access từ Visual Basic 185 14.3 Sử dụng Crystal report để lập báo cáo 190 14.3.1 Cài đặt Crystal Reports 190 14.3.2 Dùng Crystal Reports tạo báo cáo 191 14.3.3 Thi hành báo cáo trong ứng dụng với điều khiển ActiveX của Crystal Reports 193 14.3.4 Sử dụng bản mới hơn của Crystal Reports 193 15 ODBC và các đối tượng dữ liệu từ xa 194 15.1 Định cấu hình và sử dụng ODBC 194 15.1.1 Kiến trúc của ODBC 194 15.1.2 Tạo nguồn dữ liệu 194 15.1.3 Truy cập nguồn dữ liệu với điều khiển DAO DATA và ODBCDIRECT. 197 15.2 Truy cập dữ liệu dùng điều khiển dữ liệu từ xa 198 15.2.1 Sử dụng RDC 198 15.3 Sử dụng RDO trong chương trình 199 15.3.1 Quy định thuộc tính bộ máy cơ sở dữ liệu dùng đối tượng RDOENGINE. 200 15.3.2 Truy cập môi trường đối tượng rdoEnvironment 200 15.3.3 Thiết lập kết nối dùng đối tượng rdoConnection 201 15.3.4 Đáp ứng sự kiện trong RDO 203 15.4 Tạo kết nốI với trình thiết kế uerconnecttion 204 15.5 Truy cập truy vấn với trìng thiết kế UserConnection 206 15.5.1 Gọi thủ tục chứa sẵn trong một trình thiết kế UserConnection 206 Trang: 7 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 15.5.2 Dùng Microsotf Query để xây dựng chuỗi SQL trong trình thiết kế UserConnection 208 15.6 Sử dụng dữ liệu với đối tượng rdorerultset 209 15.7 Thi hành truy vấn với đối tượng rdoQuery 209 16 Truy cập cơ sở dữ liệu với lớp 211 16.1 Làm việc với lớp và đối tượng 212 16.1.1 Tạo cây phân nhánh lớp với tiện ích xây dựng lớp 212 16.1.2 Sử dụng biểu mẫu như lớp 216 16.2 Tạo Intance bội cho biểu mẫu 218 16.2.1 Sử dụng lớp và đối tượng trong truy cập cơ sở dữ liệu 218 16.3 Tạo các lớp cần sử dụng dữ liệu 221 16.3.1 Tạo lớp xuất dữ liệu 223 16.3.2 Triển khai lớp thành Active Server 224 16.4 Tổng kết 229 17 Truy cập dữ liệu từ xa 230 17.1 Client / Server và các thành phần 230 17.1.1 Cấu trúc Cilent/Server Three- Tier 230 17.2 251 18 Đối tượng dữ liệu ActiveX 252 18.1 Xây dựng ứng dụng Visual basic với ADO 252 18.1.1 Tìm hiểu cấu trúc OLE DB / ADO 252 18.1.2 Cài đặt và thiết lập tham chiếu đến ADO trong ứng dụng Visual basic 253 18.1.3 Sử dụng ADO với các thư viện đối tượng truy cập dữ liệu khác 254 18.1.4 Dùng đối tượng connection của ADO để kết nối với nguồn dữ liệu 254 18.1.5 Làm việc với con trỏ 255 18.1.6 Khoá bản ghi trong ADO 257 18.1.7 Sử dụng đối tượng Recordset của ADO để thao tác với dữ liệu 257 18.1.8 Tạo Recordset ngắt kết nối 258 18.2 Sử dụng dịch vụ dữ liệu từ xa của ADO 259 Trang: 8 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 2 Làm quen với visual basic 6.0 2.1 Xây dựng ứng dụng ban đầu 2.1.1 Viết ứng dụng ban đầu Cách tốt nhất để học lập trình là viết chương trình. Vậy hãy thử viết chương trình hiển thị lịch biểu, trong đó cho phép người sử dụng: • Hiển thị lịch biểu của tháng hiện hành • Duyệt qua các tháng • Hiển thị đồng hồ báo giờ hiện hành Nếu bạn cho rằng chương trình này có vẻ nặng nề cho người mới học, đừng lo lắng. Visual basic làm hết mọi việc cho bạn. Khác với ngôn ngữ C++, bạn phải viết mỗi thứ một ít, Visual basic cung cấp mức đọ cao hơn của lập trình tự động. Như vậy, bạn có thể làm nhiều thứ mà không phải lập trình nhiều. Tuy nhiên, đừng hiểu sai “không lập trình nhiều” nghĩa là “không có nhiều tính năng mạnh” Visual basic là một ngôn ngữ rất mạnh. Ta có thể lập trình để làm “mọi thứ” nếu cần. Ta cũng có thể khai thác khả năng tự động của Visual basic để viết chương trình thật nhanh. Chọn lựa là ở người lập trình. Visual basic đủ linh hoạt để hỗ trợ cho người lập trình từ người mới học đến lập trình chuyên nghiệp. 2.1.2 Xây dựng tính năng Calendar Bây giờ ta bắt đầu xây dựng các tính năng của ứng dụng. Đầu tiên, ta cần một lịch biểu. Ta có thể tự tạo nó hoặc sử dụng lịch biểu có sẵn của Visual basic (đây là một điều khiển ActiveX). Ta chọn cách thứ 2. Từ menu Project, chọn Components. Bởi vì, mặc định tất cả các điều khiển ActiveX của Visual basic không được nạp tự động. Muốn dùng bạn phải chọn từ menu Components. Trong hộp thoại Components chọn Windows Common Controls 2.6.0 và nhấn OK. Trang: 9 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh ActivateX là gì? ActivateX là sản phẩm của Microsoft cho phép ta tạo những chương trình nhỏ, gọi là các thành phần(componet) và các điều khiển (control) để có thể thêm vào các chương trình lớn. Đó có thể là các chương trình độc lập (Standalone program) hay các chương trình chạy trên Internet. Ta có thể dùng Visual basic để tự tạo các điều khiển ActivateX. Phần này sẽ được trình bày trong một riêng. Đến đây điều khiển lịch được nạp vào thanh công cụ. Tên chính thức của nó là điều khiển ActivateX MonthView. Kế tiếp ta đưa điều khiển vào biểu mẫu. Thêm điều khiển MonthView vào biểu mẫu Chọn biểu tượng điều khiển MonthView từ hộp công cụ Nhấn đúp chuột lên biểu tượng điều khiển để đưa nó vào biểu mẫu. Bạn vừa tạo xong chương trình nhấn F5 để chạy. Trang: 10 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 2.1.3 Thêm tính năng Clock Tính năng kế tiếp là hiển thị giờ. Ta sẽ dùng điều khiển ActivateX Timer là một điều khiển nội tại của Visual basic. Điều khiển nội tịa luôn được nạp sẵn trong hộp công cụ. Thêm Timer vào ứng dụng Chọn vào biểu tượng trong hộp công cụ Nhấn chuột lên điều khiển Timer trên hộp công cụ để đưa nó vào biểu mẫu. Để hiển thị thời gian ta lập trình điều khiển Timer. Ta dùng thuộc tính Interval của timer để quy định việc đếm thời gian. Một đơn vị của Interval là 1/1000 giây. Do đó, để quy đinh nhịp đếm là nửa giây ta đặt Interval là 500. Cứ mỗi nửa giây chương trình sẽ làm một việc gì đó. Ở đây, ta muốn hiển thị thời gian hiện hành. Ta sẽ dùng nhãn (label) để hiển thị thời gian. Hiển thị Timer Thêm Label vào biểu mẫu. Chọn điều khiển nhãn từ hộp công cụ và kéo nó vào biểu mẫu. Thủ tục sự kiện là gì? Một thủ tục sự kiện là một đoạn chương trình sẽ thi hành khi sự kiện đó xảy ra. Ví dụ, khi người sử dụng nhấn vào nút CommandButton, sự kiện click() sẽ được sinh ra. Visual basic cung cấp thủ tục CommandButton_Click cho ta lập trình để ứng dụng phản ứng đối với việc nhấn nút CommandBuuton. Tương tự với Timer. Khi đúng nhịp đếm Timer sự kiện Timer() sẽ phát ra. Để hiển thị thời gian trên nhãn label ta đưa dòng lệnh sau vào thủ tục sự kiện của timer: Label1.Caption = time Private Sub Timer1_Timer() Label1.Caption = Time End Sub 2.2 Các tính năng mới trong Visual basic 6.0 2.2.1 Khái quát vắn tắt về Visual basic 6.0 Nếu bạn chưa quen với Visual basic, tựa đề của phần này có thể làm nhầm lẫn đôi chút. Rõ ràng rằng nếu bạn là người mới học ngôn ngữ, mọi thứ về Visual basic đều mới cả. Dù vậy, bạn không nên bỏ qua phần này, nhất là các điều khiển ActivateX mới. Đối với các bạn đã quen thuộc các phiên bản Visual basic trược thì phần này thật hữu ích. Visual basic 6.0 có rất nhiều tính năng mới. Các điều khiển mới cho phép ta viết chương trình ứng dụng kết hợp giao diện, cách xử lý và tính năng của Office 97 và trình duyệt WEB internet explorer. Không nhất thiết phải có một instance của điều khiển trên biểu mẫu, Visual basic 6 cho phép ta lập trình để thêm điều khiển vào đề án tự động và ta có thể tạo ra các điều khiển ActivateX hiệu chỉnh. Một vài cải tiến cho phép làm việc với các ứng dụng truy cập dữ liệu ở tầm cỡ vĩ mô liên quan đến hàng trăm hàng nghìn người sử dụng qua mạng Internet. 2.2.2 Khai thác thế mạnh của các điều khiển mở rộng 2.2.2.1 sự kiện Validate và thuộc tính CausesValidation Phần mở rộng đầu tiên liên quan đến tất cả các điều khiển ActivateX cơ bản là việc thêm vào sự kiện Validate và thuộc tính CausesValidation. Trước các phiên bản Trang: 11 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh Visual basic 6, nếu bạn kiểm tra tính hợp lệ của một từ nhập vào hộp văn bản, bạn phải viết thủ tục sự kiện LostForcus của TextBox. Nếu nhập sai bạn phải gọi phương thức SetForcus để buộc người dùng nhập lại dữ liệu đúng. Thỉnh thoảng logic của lập trình này làm người dùng khó chịu khi họ không bao giờ nhập đúng dữ liệu, họ có thể bị khoá chặt ở điều khiển đó họ cũng cũng không nhấn cả nút help để xem hướng dẫn chi tiết. Sự kiện Validate và thuộc tính CausesValidation giải quyết vấn đề đó. 2.2.2.2 Các cải tiến đồ hoạ mới làm ứng dụng thêm sinh động Visual basic luôn cho phép bạn sử dụng đồ hoạ để làm chương trình sống động và Microsoft có khả năng đồ hoạ mở rộng cho nhiều điều khiển. Đầu tiên, điều khiển ImageList giờ đây hỗ trợ các tập tin.gif. Phần mở rộng này rất quan trọng bởi vì nó liên quan đến các điều khiển có sử dụng điều khiển ImageList. Các điều khiển ListView và TabStrip có phần mở rộng cho phép sử dụng hình ảnh và biểu tượng để trang trí và minh hoạ. Điều khiển listView cho phép tạo một ảnh nền cho vùng làm việc. Ảnh nền có thể được đặt giữa trải đều hoặc đặt ở một góc bất kỳ. 2.2.2.3 Ngày tháng với điều khiển MonthView và DataTimepicker VB6 có 2 điều khiển đưa ra giải pháp mới để xem xét và chọn lựa ngày tháng, MonthView và DataTimePicker. Điều lý thú của các điều khiển là chúng cho phép ta xem và chọn ngày trong ngữ cảnh lịch biểu. Điều khiển MonthView trình bày một lịch biểu đầy đủ để ta có thể duyệt theo từng ngày hoặc từng tháng. Điều khiển DateTimePicker tương tự như MonthView, nhưng có điểm khác là lịch biểu sẽ thả xuống khi người dùng nhấn vào mũi tên xuống của điều khiển. 2.3 Làm việc với môi trường lập trình trong Visual basic 2.3.1 Tìm hiểu các phần của IDE IDE là tên viết tắt của môi trường phát triển tích hợp (Inegreated Development Enviroment). IDE là nơi tạo ra các chương trình VB. IDE của VB là nơi tập trung các menu, thanh công cụ và cửa sổ để tạo ra chương trình. Mỗi phần của IDE có các tính năng anhe hưởng đến các hoạt động lập trình khác nhau. Thanh menu cho phép bạn tác động cũng như quản lý trực tiếp trên toàn bộ ứng dụng. Thanh công cụ cho phép truy cập các chức năng của thanh menu qua các nút trên thanh công cụ. Trang: 12 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh Các biểu mẫu (Form) - khối xây dựng các chương trình Visual basic - xuất hiện trong cửa sổ form. Hộp công cụ để thêm các điều khiển vào các biểu mẫu của đề án. Project explorer hiển thị các đề án mà bạn đang làm cũng như các thành phần của các đề án. Bạn duyệt và cài đặt các thuộc tính của điều khiển, biểu mẫu và module trong cửa sổ property. Cuối cùng, bạn bố trí và xem xét một hoặc nhiều biểu mẫu trên màn hình thông qua cửa sổ form layout. 2.3.2 Thêm và xoá các thanh công cụ trong IDE của Visual basic Thanh công cụ là tập hợp các nút bấm mang biểu tượng chứa trong một thanh thường đặt dưới thanh menu. Các nút này đảm nhận các chức năng thông dụng trong cấu trúc menu của Visual basic. Thanh công cụ rất hửu ích, thay vì phải lần lượt chọn qua menu và menu con, ta nhấn một nút bấm nào đó trong thanh công cụ để gọi một chức năng tương tự trên menu. Sử dụng thanh công cụ debug: Thanh công cụ debug dùng để kiểm tra chương trình và giải quyết các lỗi có thể xảy ra. Khi gỡ rối chương trình, ta làm một số việc như chạy từng dòng lệnh chương trình, kiểm tra giá trị các biến, và dừng chương trình tại một điểm nghi ngờ hoặc dưới những điều kiện nào đó. Sử dụng thanh công cụ Edit: Thanh công cụ Edit được dùng để viết chương trình trong cửa sổ code. Các tính năng của thanh công cụ Edit tương tự như các tính năng khác ở menu edit. Bạn có thể Cut, Paste văn bản Một tính năng lý thú của IDE là thanh công cụ Edit dùng tính năng Coplete Word, tự động hoàn tất từ khoá. Tính năng Complete Word rất hữu ích để tránh các lỗi cú pháp. Sử dụng thanh công cụ Form Editor: Thanh công cụ form editor dùng để kéo giãn, di chuyển và sắp xếp các điều khiển trên biểu mẫu. Thanh công cụ Form editor có các tính năng như menu Format. Trang: 13 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh Sử dụng thanh công cụ chuẩn(Standard): Là thanh công cụ trọng yếu trong IDE. Thanh công cụ chuẩn cung cấp nhiều tính năng trong menu file, Project, Debug, và Run. 2.3.3 Thêm các điều khiển vào hộp công cụ Hộp công cụ là bảng chứa các điều khiển và ta thiết kế giao diện người sử dụng bằng cách chọn các điều khiển từ hộp công cụ và đưa chúng vào các biểu mẫu. Một số điều khiển có sẵn trong Visual basic và không thể gỡ bỏ khỏi hộp công cụ. Một số khác nằm bên ngoài Visual basicvà chứa trong các tập tin mà có phần mở rộng là. ocx. Các điều khiển này có thể được thêm vào hoặc gỡ bỏ khỏi thanh công cụ. Chúng ta sẽ trở lại chi tiết về các loại điều khiển trong Visual basic trong một chương riêng. 2.3.4 Định hướng thông qua cửa sổ form và code Nếu điều khiển là những khối bê tông mà ta tập hợp trong ứng dụng thì biểu mẫu là nền móng để ta xây dựng các khối này. Các biểu mẫu chứa trong cửa sổ Thiết kế biểu mẫu. Ta sẽ làm việc trong cửa sổ này để thêm các điều khiển vào biểu mẫu. Đối với từng cửa sổ thiết kế mẫu, ta cũng có thể mở cửa sổ code. Cửa sổ code là nơi ta viết các đoạn chương trình chạy bên dưới biểu mẫu. Ta có thể mở cửa sổ code bằng cách nhấn đúp lên biểu mẫu hoặc điều khiển, hoặc chọn code từ menu. 2.3.5 Quản lý ứng dụng với project explorer Project explorer trong Visual basic giúp quản lý và định hướng nhiều đề án. Visual basic cho phép tổ chức nhiều đề án trong một nhóm gọi là project group. Ta có thể lưu tập hợp các đề án trong Visual basic thành một tập tin nhóm đề án. Các tập tin này có phần mở rộng là.vbg. 2.3.6 Cửa sổ properties Mỗi thuộc tính có một hoặc nhiều giá trị. Cửa sổ properties giúp bạn xem sửa đổi và điều khiển các thuộc tính của các điều khiển ActivateX trong chương trình. 2.3.7 Hiển thị IDE Ta có thể xem IDE của Visual basic bằng 2 cách: MDI hoặc SDI. Hiển thị kiểu MDI(Multiple document interface) cho phép trình bày tất cả các cửa sổ thành phần trong IDE như là các cửa sổ con chứa trong một cửa sổ lớn. Trái lại đối với hiện thị SDI(single document interface), các cửa sổ thành phần hiển thị một cách độc lập với nhau. Không có một cửa sổ chính để chứa và thống nhất các thành phần. Chuyển đổi từ hiển thị MDI sang SDI - Chọn Tools\option\ - Trên tang Advance, chọn hộp đánh dấu SDI development Enviroment; nhấn OK. IDE của Visual basic sẽ định lại cấu hình cho hiển thị SDI trong lần khởi động tiếp sau của Visual basic. - Nhấn OK, thoát và khởi động lại Visual basic Trang: 14 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 2.3.8 Trợ giúp Không những làm chủ ngôn ngữ lập trình Visual basic, bạn cũng cần phải sử dụng thuần thục môi trường Visual basic cũng như hiểu các thông điệp mà Visual basic gửi ra. Microsoft cung cấp một trong những hệ thống trợ giúp tốt nhất cho các công cụ phát triển ứng dụng. Trợ giúp nhạy với ngữ cảnh Tại một vị trí bất kỳ trong Visual basic, bạn nhấn phím F1, nút trợ giúp. Nó sẽ kích hoạt hệ thống trợ giúp của Visual basic, nơi có thể giải thích hoặc đưa ra những lời khuyên, cũng như các đoạn chương trình mẫu. Visual basic có hệ thống trợ giúp là hệ thông thư viện MSDN được sử dụng rộng rãi cho các công cụ phát triển của Microsoft để cung cấp truy cập đến sổ tay hướng dẫn sử dụng sản phẩm trực tuyến. Trang: 15 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 3 Tìm hiểu Visual basic 6 3.1 Thuộc tính phương thức và sự kiện 3.1.1 Đối tượng Trong VB, đối tượng là những thành phần tạo nên giao diện giữa người sử dụng cho ứng dụng. Các điều khiển là những đối tượng. Những nơi chứa (container) như biểu mẫu(form), khung(frame), gay hộp ảnh (picture box) cũng là một đối tượng. VB 6 hỗ trợ một cách lập trình tương đối mới, lập trình hướng đối tượng (Object Oriented Programming). Trong lập trình cổ điển, ta có kiểu lập trình theo cấu trúc. Nếu như ứng dụng được thiết kế để giải quyết một vấn đề lớn, thì lập trình viên có thể chia thành nhiều vấn đề nhỏ và viết các đoạn chương trình nhỏ để giải quyết riêng từng cái. Với lập trình hướng đối tượng, lập trình viên sẽ chia nhỏ vấn đề cần giải quyếtthành các đối tượng. Từng đối tượng sẽ có đời sống riêng của nó. Nó có các đặc điểm mà ta gọi là thuọcc tính và những chức năng riêng biệt mà ta gọi là phương thức. lập trình viên cần đưa ra các thuộc tính và phơưng thức mà các đối tượng cần thể hiện. 3.1.2 Thuộc tính Nói một cách đơn giản, thuộc tính mô tả đối tượng. Mỗi đối tượng cộng đều có một bộ thuộc tính mô tả đối tượng. Biểu mẫu và điều khiển đều có thuộc tính. Thậm chí màn hình và máy in là những đối tượng chỉ cho phép can thiệp lúc thi hành cũng có thuộc tính. Mặc dù mỗi đối tượng có những bộ thuộc tính khác nhau, nhưng trong đó vẫn còn một số thuộc tính thông dụng cho hầu hết các điều khiển.(bạn có thể xem toàn bộ thuộc tính của một điều khiển bằng cách chọn vào điều khiển và mở cửa sổ PROPERTIES trong Visual Basic) Các thuộc tính thông dụng: Thuộc tính Giải thích Left Vị trí cạnh trái của điều khiển so với vật chứa nó Top Vị trí cạnh trên của điều khiển so với vật chứa nó Hieght Chiều cao của điều khiển Width Chiều rộng của điều khiển Name Một giá trị chuỗi được dùng để nói đến điều khiển Enable Giá trị logic (True hoặc False) quyết định người sử dụng có được làm việc với điều khiển hay không Visible Giá trị logic (True hoặc False) quyết định người sử dụng có thấy điều khiển hay không Một thuộc tính quan trọng khác là BorderStyle, quyết định các thành phần của cửa sổ (như thanh tiêu đề, nút phóng to thu nhỏ ) mà một biểu mẫu sẽ có Trang: 16 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh Bảng sau đây liệt kê 6 giá trị của thuộc tính này. Giá trị Hiệu ứng trên biểu mẫu 0 – None Không có cạnh viền, không thanh tiêu đề, không được di chuyển. Giá trị này thường được dùng cho cửa sổ khởi động chương trình 1 – Fixed Single không thể co giãn cửa sổ bằng cách kéo rê cạnh viền, nhưng có thể dùng nút phóng to hoặc thu nhỏ. Giá trị này được dùng cho những cửa sổ có kích cỡ cố định nhưng vẫn xuất hiện trên thanh Taskbar 2 – Sizable Có thể co giãn cửa sổ bằng cách kéo rê cạnh viền và dùng nút phóng to hoặc thu nhỏ. Giá trị dùng cho những cửa sổ thông dụng 3 – Fixed Dialog Không thể co giãn và không có thể dùng nút phóng to hoặc thu nhỏ,. Giá trị này dùng cho các cửa sổ đơn giản như mật khẩu 4- Fixed Tool tương tự Fixed Dialog nhưng thanh tiêu đề ngắn hơn. Font trên Window thanh tiêu đề và nút Close cũng nhỏ hơn. giá trị này dùng cho các thanh công cụ di động. 5 – Sizable Tool Tương tự như Fixed Tool Window nhưng có thể co giãn được. Window Giá trị này dùng cho những cửa sổ Properties của Visual Basic 3.1.3 Phương thức Là những đoạn chương trình chứa trong điều khiển, cho điều khiển biết cách thức để thực hiện một công việc nào đó, chảng hạn dời điều khiển đến một vị trí mới trên biểu mẫu. Tương tự thuộc tính, mỗi điều khiển có những phương thức khác nhau, nhưng vẫn có một số phương thức rất thông dụng cho hầu hết các điều khiển Các phương thức thông dụng Phương thức Giải thích Move Thay đổi vị trí một đoói tượng theo yêu cầu của chương trình Drag Thi hành hoạt động kéo và thả của người sử dụng SetFocus Cung cấp tầm ngắm cho đối tượng được chỉ ra trong lệnh gọi phương thức ZOrder quy định thứ tự xuất hiện của các điều khiển trên màn hình Trang: 17 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 3.1.4 Sự kiện Nếu như thuộc tính mô tả đối tượng, phương thức chỉ ra cách thức đối tượng hành động thì sự kiện là những phản ưúng của đối tượng. Tương tự thuộc tính và phương thức, mỗi điều khiển có những bộ sự kiện rất thông dụng với hầu hết các điều khiển. Các sự kiện này xảy ra thường là kết quả của một hành động nào đó, như là di chuyển chuột, nhấn nút bàn phím, hiặc gõ vào hộp văn bản. kiểu sự kiện này được gọi là sự kiện khởi tạo bởi người sử dụng, và ta sẽ phải lập trình cho chúng. các sự kiện thông dụng Sự kiện Xảy ra khi Change Người sử dụng sửa đổi chuỗi ký tự trong hộp kết hợp hoặc hộp văn bản Click Người sử dụng dùng chuột click lên đối tượng Dblclick Người sử dụng dùng chuột click đúp lên đối tượng DragDrop Người sử dụng kéo rê một đối tượng sang nơi khác DragOver Người sử dụng kéo rê một đối tượng ngang qua một điều khiển khác GotFocus Đưa một đối tượng vào tầm ngắm của người sử dụng KeyDown Người sử dụng nhấn một nút trên bàn phím trong khi một đối tượng đang trong tầm ngắm KeyPress Người sử dụng nhấn và thả một nút trên bàn phím trong khi một đối tượng đang trong tầm ngắm KeyUp Người sử dụng thả một nút trên bàn phím trong khi một đối tượng đang trong tầm ngắm LostFocus Đưa một đối tượng ra khỏi tầm ngắm MouseDown Người sử dụng nhấn một nút chuột bất kỳ trong khi con trỏ chuột đang nằm trên một đối tượng MouseMove Người sử dụng di chuyển con trỏ chuột ngang qua một đối tượng MouseUp Người sử dụng thả nút chuột trong khi con trỏ chuột đang nằm trên một đối tượng 3.1.5 Mối quan hệ giữa phương thức, thuộc tính và sự kiện Mặc dù thuộc tính, phương thức và sự kiện có vai trò khác nhau nhưng chúng thường xuyên liên hệ với nhau. ví dụ nếu ta di chuyển một điều khiển bằng phương thức Move ( thường đáp ứng một số sự kiện) một số thuộc tính như Top, Height, Left, Width sẽ thay đổi theo. Bởi vì khi kích cỡ của điều khiển thay đổi, sự kiện Resize sẽ sảy ra. Phụ thuộc lẫn nhau còn có nghĩa là ta có thể đạt được mjục đích công việc bằng nhiều cách: xử lýu trên thuộc tính hoặc phương thức. Ví dụ, ta có 2 cách để di chuyển nút lệnh: a. thuộc tính cmdMove.Left=100 cmdMove.Top=100 b. phương thức cmdMove.Move 100,100 Trang: 18 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh Một ví dụ khác, làm một biểu mẫu xuất hiện và biến mất trên màn hình c. thuộc tính ‘xuất hiện frmMyForm.Visible =True ‘Biến mất frmMyForm.Visible =False d. phương thức ‘xuất hiện frmMyForm.Show ‘Biến mất frmMyForm.Hide 3.1.6 Cửa sổ Properties cửa sổ này cho phép lập trình viên xem xét và sửa đổi các thuộc tính của biểu mẫu và các điều khiển trong lúc thiết kế Phần trên cửa sổ là các danh sách đối tượng, đối tượng được chọn trong danh sách này có các thuộc tính của nó hiển thị trong phần bên dưới của cửa sổ. Thuộc tính Caption được đánh dấu, nghĩa là ta có thể sửa đổi thuộc tính này. từng thuộc tính có một hía trị mặc định. ta có thêr sửa đổi bằng tay trong lúc thiết kế, hoặc bằng chương trình trong lúc thi hành. một biểu mẫu có khoảng 40 thuộc tính được hiển thị trong lúc thiết kế, nhưng ta có thể truy cập một số thuộc tính khác vào trong lúc thi hành. Ta có thẻ xem toàn bộ thuộc tính xứp xếp theo thứ tự bảng chữ cái bằng cách chọn vào tab Alphabetic, hoặc xem theo từng nhóm bằng cách chọn vào tab Categozized. ta có thể mở cửa sổ Properties bằng nhiều cách: a. nhấn chuộtvào biểu mẫu để chpnj nó như một đối tượng hiện hành, nhấn phím F4 để hiển thị cửa sổ Properties b. Hoặc là từ menu_View, chọn Properties c. hoặc là nhấn nút phải chuột lên biểu mẫu, ta sẽ thấy một menu hiển thị. chọn Properties. Trang: 19 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 3.1.7 Viết chương trình sử dụng thuộc tính, phương thức và sự kiện Ta thử viết chương trình Movelt dùng để di chuyển cửa sổ. Movelt có một cửa sổ tên là frmMove, chứa 4 nút lệnh ở 4 góc màn hình. khi thi hnàh nhấn vào moọt trong các nút này sẽ làm cửa sổ di chuyển tới góc màn hình tương ứng. giữa màn hình sẽ là một nhãn hiệu sẽ thông báo tức thời các di chuyển của chuột cũng như nút lệnh nào được Focus. các bước tổng quát dể tạo Movelt: a. Tạo giao diện người sử dụng (GUI) b. Viết thủ tục Form_Load() c. Viết thủ tục click() d. thêm các thông báo sự kiện 3.1.7.1 Tạo GUI 1. từ menu File, chọn New Project để mở hộp thoại đề án. Chọn kiểu standard EXE 2. vào cửa sổ Properties, sửa tên biểu mẫu thành frmMove 3. thêm 4 nút lệnh vào 4 góc biểu mẫu. ta sẽ xửa lại vị trí chính xác hiưn cho đíng bằng chương trình 4. nhấn đúp chuột lên biể mẫu để tạo thủ tục Form_Load() 5. Đổi thuộc tính BorderStyle của biểu mẫu thành 1- Fixed Single để cấm biểu mẫu co giãn khi chương trình thi hành. sau đó đổi các thuộc tính Alignment của nhãn thành 2- Center và BorderStyle của nhãn thành 1- Fixed Single 6. Lưu biểu mẫu với tên là frmmove và lưu đề án với tên là Movelt.vbp 3.1.7.2 Viết thủ tục Form _Load Thủ tục này chuẩn bị một số khởi tạo cho biểu mẫu trước khi nó được hiển thị a. Đặt thuộc tính Caption cho CommandButtion b. Dặt chuỗi ký tự khởi tạo cho nhãn c. Đặt chuỗi ký tự cho thanh tiêu đề của biểu mẫu d. Đặt vị trí cho 4 nút lệnh nhãn và biểu mẫu trên màn hình e. Đưa vào đoạn chương trình sau: Trang: 20 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh Private Sub Form_Load() 'Set the Caption property of the CommandButtons cmdTopLeft.Caption = "Top Left" cmdTopRight.Caption = "Top Right" cmdBottomLeft.Caption = "Bottom Left" cmdBottomRight.Caption = "Bottom Right" 'Clear the initial text of the label lblNotify.Caption = "" 'Set the form's title bar text frmMove.Caption = "MoveIt" 'The rest of the code centers the form on the 'screen, sets the position of the four 'CommandButtons, and sets the size and 'position of the label. 'Center the form on the screen. This works by 'setting the Left side of the form to the center 'of the screen, less half the width of the form. 'Also, the Top of the form is set to the center 'of the screen, less half the height of the form. frmMove.Left = (Screen.Width - frmMove.Width) / 2 frmMove.Top = (Screen.Height - frmMove.Height) / 2 'Set the Left edge of the buttons. The 200 setting 'for the left buttons sets a space between the edge 'of the form and the buttons. The right buttons are 'set by subtracting the width of the button from 'the width of the form, and subtracting 300 to 'set a space between the button and the form edge. cmdTopLeft.Left = 200 cmdBottomLeft.Left = 200 cmdTopRight.Left = frmMove.Width - cmdTopRight.Width - 300 cmdBottomRight.Left = frmMove.Width - cmdBottomRight.Width - 300 'Set the Top edge of the buttons. This is done 'similar to setting the Left edge. cmdTopLeft.Top = 200 cmdBottomLeft.Top = frmMove.Height - cmdBottomLeft.Height - 500 cmdTopRight.Top = 200 cmdBottomRight.Top = frmMove.Height - cmdBottomRight.Height - 500 'Set the size of the label lblNotify.Height = 360 lblNotify.Width = 3000 Trang: 21 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 'Center the label within the form. This is done 'similar to centering the form. lblNotify.Left = (frmMove.Width - lblNotify.Width) / 2 lblNotify.Top = (frmMove.Height - lblNotify.Height) / 2 - 200 End Sub 3.1.7.3 Viết thủ tục Click Dùng thủ tục này để di chuyển biểu mẫu xung quanh màn hình. Nhấn đúp chuột lên nút lệnh để mở cửa sổ Code. Đưa vào đoạn chương trình sau đay: Private Sub cmdBottomLeft_Click() 'Set the value of the form's TOP property 'to the bottom of the screen but bring 'it up the height of the screen so that the 'bottom of the form is on the bottom of 'the screen frmMove.Top = Screen.Height - frmMove.Height 'Set the value of the form's LEFT property 'to the left most of the screen. frmMove.Left = 0 End Sub Private Sub cmdBottomRight_Click() 'Set the value for the form's TOP property to 'the bottom of the screen, but bring the TOP 'up the HEIGHT of the form so that the bottom 'of the form is on the bottom of the screen. frmMove.Top = Screen.Height - frmMove.Height 'Set the value of the form's LEFT property to 'the right of the screen but bring it across 'the screen, the width of the form so that the 'right side of the form is on the right 'side of the screen frmMove.Left = Screen.Width - frmMove.Width End Sub Trang: 22 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh Private Sub cmdTopLeft_Click() 'Set the value of the form's TOP property 'to the top of the screen. frmMove.Top = 0 'Set the value of the form's LEFT property 'to the left of the screen. frmMove.Left = 0 End Sub Private Sub cmdTopRight_Click() 'Set the value of the form's TOP property 'to the top of the screen. frmMove.Top = 0 'Set the value of the form's LEFT property to 'the right of the screen but bring it back across 'the screen the width of the form, so that the 'right side of the form is on the right 'side of the screen frmMove.Left = Screen.Width - frmMove.Width End Sub Đối tượng Screen sử trong đoạn chương trình trên là màn hình Việc di chuyển biểu mẫu lên trên hoặc sang trái chỉ cần đổi thuộc tính Top hay Left thành 0. Giá trị này luôn đúngcho cạnh trên hay cạnh trái màn hình. Cạnh phải hoặc cạnh dưới phức tạp hơn vì không có thuộc tính Right hay Bottom. Để canh phải biểu mẫu ta phải thay đổi thuộc tinh Left thông qua thuộc tính Width Tương tự với cạnh dưới ta phải thay đổi thuộc tinh Top thông qua thuộc tính Height 3.1.7.4 Thêm thông báo sự kiện Khi người sử dụng nhấn hoặc thả nút chuụot trên biểu mẫu chuỗi ký tự trong nhãn lblNotify sẽ thay đổi. Ngoài ra khi người sử dụng nhấn phím Tab hoặc chuột để di chuyển từ nút lện này sang nút lệnh khác, chuỗi ký tự của nhãn cũng thay đổi. như vậy ta phải chương trình cho 3 thủ tục khác nhau. MouseUp, mouseDown cho biểu mẫu và GostFocus cho từng nút lệnh. Mở cửa sổ Code, chọn sự kiện MouseDown để mở thủ tục và đưa vào đoạn chương trình sau Private Sub Form_MouseDown(Button As Integer, Shift As Integer, X As Single, Y As Single) lblNotify.Caption = "MouseDown Event" End Sub Trang: 23 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh Private Sub Form_MouseUp(Button As Integer, Shift As Integer, X As Single, Y As Single) lblNotify.Caption = "MouseUp Event" End Sub Private Sub cmdBottomLeft_GotFocus() lblNotify.Caption = "cmdBottomLeft has the Focus" End Sub Private Sub cmdBottomRight_GotFocus() lblNotify.Caption = "cmdBottomRight has the Focus" End Sub Private Sub cmdTopLeft_GotFocus() lblNotify.Caption = "cmdTopLeft has the Focus" End Sub Private Sub cmdTopRight_GotFocus() lblNotify.Caption = "cmdTopRight has the Focus" End Sub 3.2 Làm việc với một đề án 3.2.1 Định nghĩa Một đề án gồm có : a. 1 tệp tin đề án (.vbp) theo dõi toàn bộ các thành phần b. 1 tệp tin cho biểu mẫu (.frm) c. 1 tệp tin nhị phân (.frx) cho từng biểu mẫu. Người sử dụng không được sửa đổi. Các tập tin này được phát sinh tự động cho mỗi tập tin .frm bất kỳ và dùng để chứa các thuộc tính nhị phân như Picture hay Icon. d. 1 tệp tin cho từng module lớp (.cls)- tuỳ chọn e. 1 tệp tin cho từng module chuẩn (.bas)- tuỳ chọn f. 1 hoặc nhiều tệp tin chứa các điều khiển Activex (.ocx)- tuỳ chọn g. 1 tệp tin tài nguyên (.res)- tuỳ chọn Trang: 24 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 3.2.2 Cửa sổ Project Explorer Cửa sổ này thường được hiển thị bên góc phải trên màn hình Visual Basic. Project Explorer giúp ta tổ chức các tệp tin trong đề án và truy cập chúng dưới dạng thiết kế biểu mẫu hoặc chương trình. Để làm việc với cửa sổ này ta dùng menu nhạy với ngữ cảnh. menu này xuất hiện khi ta nhấn nút phải chuột vào một tệp tin trong cửa sổ. Khi đó, ta có thể: a. xem một tệp tin dưới dạng thiết kế biểu mẫu hoặc chương trình b. xem thuộc tính của tệp tin c. Thêm một biểu mẫu hoặc module vào đề án d. Lưu tệp tin hiện hành e. Xoá một tệp tin khỏi đề án f. in tệp tin g. ghi hoặc thả cho cửa sổ Project Explorer di động trong màn hình Visual Basic h. che cửa sổ Project Explorer 3.2.3 Tạo đề án mỗi lần khởi động Visual Basic, ta sẽ thấy hộp thoại New Project. Từ đây, ta có thể chọn loại đề án mà ta muốn tạo và ấn Open. Khi Visual Basic đã có sẵn, ta có thể tạo đề án bằng cách: từ menu File chọn New Project. Hộp thoại New Project xuất hiện, ta chọn loại đề án cần thiết và nhấn OK. 3.2.4 Đổi thuộc tính đề án Một số thông tin liên quan đề án như tên đề án, số phiên bản, chuỗi ký tự dùng hiển thị trên thanh tiêu đề khi ứng dụng hoàn thành. Ta có thể xem các thông tin khác trong hộp thoai Project Properties 3.2.4.1 Hộp thoại Project Properties 1. trong cửa sổ Project Explorer, nhấn nút phải chuột lên tệp tin đề án 2. trong menu ngữ cảnh, Chọn Project Name Properties. Hộp thoại Project Properties xuất hiện Trang: 25 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 3. Hoặc là từ menu Properties, chọn Project Name Properties 3.2.5 Lưu và đặt tên đề án 3.2.5.1 Lưu đề án Khi lưu đề án từng tập tin trong đề án sẽ được lưu trước kế tiếp là tệp tin đề án. Trong lần lưu đề án đầu tiên, Visual Basic đề nghị tên cho từng tệp tin, thường nó lấy tên biểu mẫu và có phần mở rrộngt uỳ thuộc vào loại tệp tin 1. từ menu file chọn Save Project 2. nếu đây là lần đầu lưu đề án hoặc ta vừa thêm một biểu mẫu hoặc module, hộp thoại save File as xuất hiện lần lượt cho từng tệp tin 3.2.5.2 Đổi tên Ta không nhất thiết dùng tên mà Visual Basic đề nghị, mà có thể đặt tuỳ ý. tuy nhiên nên dặt tên sao cho gợi nhớ 1. Đưa vào một tên và ấn nút save 2. Tập tin cuối cùng được lưu là tệp tin đề án Nếu ta đã đặt tên cho đề án thông qua hộp thoại project properties, Visual Basic sẽ tự động đề nghị Project_Name.vbp. Lúc này, ta có thể đổi lại tên khác tuỳ thích, ví dụ như SaveTest.vbp 3.2.6 Mở đề án có sẵn Ta có một số đề án đang làm việc. Khởi động Visual Basic, chọn menu File. Phần dưới menu liệt kê danh sách các đề án mới nhất mà ta đã làm việc, chọn đề án cần mở. nếu đề án không xuất hiện trong danh sách, ta phải chỉ ra đường dẫn. 3.2.6.1 mở tệp tin vào lúc khởi động Visual Basic Lần đầu khởi động Visual Basic, hộp thoại New project xuất hiện. ta có thể chọn mở đề án mới nhất hoặc có sẵn trên đĩa ngay từ hộp thoại này. nếu không muốn hộp thoại này xuất hiện mỗi lần khởi động Visual Basic, xoá đánh dáu trên hộp đánh dấu (checkbox) nằm ở bên dưới hộp thoại. 3.2.6.2 Mở đề án có sẵn a. Từ menu File, chọn Open Project. b. trên trang Existing, chuyển đén thư mục chứa đề án. nếu đề án cần mở là đề án lưu gần nhất, chuyển sang trang Recent c. chọn tên tệp tin đề án và nhấn OK Trang: 26 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 3.2.7 Thêm xoá và lưu tập tin trong đề án 3.2.7.1 Thêm mới tệp tin Thông thường, một biểu mẫu cần nhiều biểu mẫu hợăc module. Ví dụ muốn thêm hộp thoại About, ta cần thêm một biểu mẫu. Dưới đây là các dạng tệp tin có thể thêm vào đề án : a. biểu mẫu (form): tệp tin.frm chứa môtả của một biểu mẫu và các điều khiển, kể cả các thuộc tính của chúng. Nó cũng chứa khai báo các hằng, biến và thủ tục b. Lớp (Class) là một trong những tính năngquan trọng nhất của Visual Basic, được dùng trong lập trình hướng đối tượng để định nghĩa các khuôn mẫu cho các đối tượng. c. module chuẩn chứa các khai báo kiểu, hằng, biến, thủ thuộc phạm vi public hoặc ở mức module d. tệp tin tài nguyên; chứa hình ảnh, chuối ký tự và các dữ liệu khác ta có thể soạn thảo mà không cần sửa lại mã nguồn e. tài liệu ActiveX (.dob) tương tự biểu mẫu nhưng được hiển thị trong trình duyệt xét WEB, như là Internet Explorer. f. Module điều khiển (.ctl) và module Property page (.pag) tương tự biểu mẫu, nhưng được dùng để tạo điều khiển ActiveX và danh sách các thuộc tính của chúng để hiển thị khi thiết kế g. điều khiển ActiveX (.ocx) có thể được thêm vào hộp công cụ để dùng trong biểu mẫu. Khi Visual Basic được cài đặt, một số tệp tin dạng này kèm theo Visual Basic sẽ được chép vào trong máy h. đối tượng, như là Worksheet của Excel i. tham chiếu (Reference) j. trình thiết kế ActiveX : là công cụ dùng để thiết kế các lớp cho đối tượng. giao diện thiết kế biểu mẫu là một trình thiết kế mặc định Trang: 27 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh k. các điều khiển thông dụng là nút lệnh điều khiển khung được Visual Basic cung cấp sẵn.ẫnt có thể thêm tệp tin bằng hai cách; cách 1: - từ menu Project, chọn Add, một hộp thoại xuất hiện - nếu muốn tạo mới, chọn tab new. Visual Basic cung cấp các danh sách có sẵn - nếu muốn dùng một tệp tin có sẵn, chọn Tab Existing, chọn tên tệp tin, nhấn Open cách 2: - Nhấn nút chuột trong cửa sổ Project Explorer - Trong menu ngữ cảnh chọn Add - xuất hiện hộp thoại như trên 3.2.7.2 Xoá tệp tin a. Chọn tệp tin trong cửa sổ Project Explorer b. Từ menu Project chọn Remove c. Tham chiếu tệp tin bị xoá trong đề án (thực chất nó vẫn được lưu trên đĩa) Khi một tệp tin trong đề án bị xoá Visual Basic sẽ cập nhật những thay đổi này trong tập tin.vbp khi ta lưu đề án. Do đó néu ta xoá tệp tin bên ngoài Visual Basic, tệp tin đề án sẽ không được cập nhật. khi ta mở lại đề án Visual Basic sẽ báo lỗi là thiếu tệp tin 3.2.7.3 Lưu tệp tin a. Chọn tệp tin trong cửa sổ Project Explorer b. từ menu chọn Save Trang: 28 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 3.2.8 Thêm điều khiển vào đề án 3.2.8.1 Thêm điều khiển ActiveX Ta có thể thêm vào đề án một điều khiển ActiveX và các đối tượng nhúng được bằng cách thêm nó vào hộp công cụ 1. Từ menu Project chọn components 2. Để thêm một điều khiển (.ocx) hoặc thêm một đối tượng nhúng vào hộp công cụ, chọn vào hộp đánh dấu bên trái tên điều khiển 3. Chọn OK để đóng hộp thoại. Các điều khiển đánh dấu sẽ hiển thị trên hộp công cụ. 4. Để thêm điều khiển ActiveX vào hộp thoại Components, nhấn nút Browse để tìm đường dẫn cho tệp tin.OCX mỗi điều khiển ActiveX có kèm theo một tệp tin mở rộng là.OCA Tệp tin này chứa các thông tin cảu thư viện kiểu lưu trữ và các dữ liệu liên quan đến điều khiển. Các tệp tin.OCA chứa trong cùng thư mục với điều khiển ActiveX và được tạo lại khi cần 3.2.8.2 Xoá điều khiển khỏi đề án 1. từ menu project, chọn Components 2. hộp thoại Components xuất hiện, chọn điều khiển mà ta muốn xoá, xoá hộp đánh dấu kế bên nó Điều khiển sẽ bị xoá khỏi hộp công cụ Trang: 29 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 3.2.8.3 Sử dụng đối tượng của ứng dụng khác Để lấy đối tượng từ một ứng dụng nào đó, ví dụ ta muốn sử dụng thư viện đối tượng của Microsoft Excel, đặt tham chiếu đến thư viện đối tượng của ứng dụng đó Thêm tham chiếu đến thư viện đối tượng của ứng dụng khác 1. từ menu Project, chọn References 2. Hộp thoại References xuất hiện, chọn vào hộp đánh dấu. nếu tên tham chiếu chưa có sẵn trong danh sách, nhấn Browse vào ứng dụng và ấn OK Nếu không muốn tiếp tục sử dụng đối tượng của thư viện tham chiếu. Ta nên xoá đánh dấu tham chiếu để giảm số tham chiếu mà Visual Basic đang quản lý, giảm được thời gian biên dịch đề án,. Khi có tham chiếu đến thư viện đối tượng, ta có thể lấy được đối tượng cùng với các thuộc tính và phương thức của nó bằng cách vào menu view, chọn Object Browser 3.2.8.4 Thêm tệp tin tài nguyên vào đề án Tệp tin tài nguyên chứa toàn bộ các hình ảnh, biểu tượng, chuỗi văn bản hiển thị trên màn hình và các thành phần khác liên quan đến việc địa phương hoá ứng dụng. a. từ menu project, chọn Add File b. Chọn tệp tin tài nguyên có sẵn (.RES) và chọn Open Một đề án đơn giản chỉ có một tệp tin tài nguyên, nếu thêm một tệp tin.RES thứ hai, Visual Basic sẽ báo lỗi 3.2.9 Tạo tệp tin EXE Các ví dụ trên đây được thi hành thông qua nút Start của Visual Basic hoặc nhấn F5. Tuy nhiên khi chương trình hoàn tất, ta cần có một tệp tin thi hành, hay tập tin EXE Trang: 30 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 3.2.9.1 So sánh trình biên dịch và trình thông dịch ngôn ngữ lập trình chia làm hai trường phái: thông dịch và biên dịch. người sử dụng ngôn ngữ biên dịch hay xem thường ngôn ngữ thông dịch. ngôn ngữ thông dịch cách ly người sử dụng với hệ thống, tạo một lớp che chắn để lập trình dễ dàng. chúng rất chậm và thiếu chiều sâu so với ngôn ngữ biên dịch máy tính chỉ hiểu được các tín hiệu 0 và 1. trình biên dịch tập hợp các lệnh từ khoá rồi chuyển chúng thành các tín hiệu 0 và 1 để máy có thể hiểu được trình thông dịch không làm thế. Nó là một chương trình chen giữa máy tính và các ứng dụng. khi thi hành ứng dụng, trình thông dịch sẽ duyệt qua từng dòng chương trình, chuển đổi chúng thành mã máy. Vì vậy quá trình này rất chậm chạp. 3.2.9.2 Ngôn ngữ giả biên dịch Trong các phiên bản trước của Visual Basic, khi ta biên dich ứng dụng, chúng được chuyển sang một loại mã để dễ dàng sử lý, gọi là P- code. về phương diện kỹ thuật, có thể gọi đó là biên dịch. Tuy nhiên ta cần kèm theo mmột số tập tin của Microsoft vì máy tính vẫn chưa hiểu ngôn ngữ P- Code. những tập tin gửi kèm theo ứng dụng sẽ thông dịch nó. Từ Visual Basic 5 trở về sau, chúng ta có thể biên dịch thực sự trên các chương trình Visual Basic. không còn những thông dịch thi hành ẩn: chương trình được biên dịch thẳng thành ngôn ngữ máy. Ta có thể bật hay tắt chức năng này bằng cách mở hộp thoại Project Properties từ menu Project 3.2.10 Sửa đổi thuộc tính đề án Từ menu Project, chọn Properties. Hộp thoại Project Properties xuất hiện. những sửa đổi trên hộp thoại này sẽ được lưu trên tệp tin.vbp Trang: 31 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh Chọn lựa Giải thích Startup Object Tên biểu mẫu được hiển thị hoặc tên thủ tục được thi hành đầu tiên khi chương trình được khởi động Project Name Tên đề án, nó không được chứa dấu chấm, khoảng trốn và phải bắt đầu bằng chữ cái. Tên đề án không được qua s 37 ký tự Help File Tên tệp tin hỗ trợ kèm theo đề án Project Help Context số ID của chủ đề Help được hiển thị khi người sử dụng ID click vào nút “?” Project Description Tên gợi nhớ của đề án. Nó được hiển thị trong References và Object Browser 3.3 Làm việc với nhiều đề án 3.3.1 Sử dụng Project Group Visual Basic cho phép ta làm việc với nhiều đề án cùng lúc. Để theo dõi ta dùng cửa sổ Project Explorer và nhóm đề án (Project Groups) là tập hợp đề án. Nhóm đề án có thể được lưu thành tập tin, tưpng tự module, biểu mẫu, hay đề án. Phầm mở rộng là.vbg 3.3.2 Thêm đề án vào nhóm đề án 1. từ menu File chọn Add Project 2. trong hộp thoại chọn Add Project, mở Tab New, chọn kiểu đề án cần thêm, hoặc chọn đề án có sẵn 3. nhấn OK, Visual Basic tự động tạo nhóm đề án và thêm mới đề án Trang: 32 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 3.3.3 Xoá đề án trong nhóm đề án 1. Trong cửa sổ Project Explorer, chọn đề án cần xoá 2. Từ menu file, chọn REMOVE Project Ta chỉ dùng nhóm đề án khi tạo các điều khiển ActiveX, vốn đòi hỏi nhiều đề án mở cùng một lúc. Trang: 33 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 4 Làm việc với các điều khiển 4.1 Các loại điều khiển Trong Visual Basic có ba nhóm điều khiển • Điều khiển nội tại, ví dụ như là các điều khiển nút lệch và khung. Các điều khiển này được chứa trong các tập tin. EXE của Visual Basic. Các điều khiển nội tại luôn chứa sẵn trong hộp công cụ, ta không thể gỡ bỏ hay thêm chúng vào hộp công cụ • Điều khiển ActiveX, tồn tại trong các tập tin độc lập có phần mở rộng là. OCX. Chúng có thể đưa ra các điều khiển hiện diện trong mọi ấn bản của Visual Basic(ví dụ DataCombo, Datalist, ) hoặc là các điều khiển chỉ hiện diện trong ấn bản Professional và Enterprise(như ListView,Toolbar,Animation ). Ngoài ra, còn rất nhiều điều khiển ActiveX do các nhà cung cấp thứ ba đưa ra • Đối tượng chèn được, ví dụ như đối tượng bảng tính (Worksheet) của Microsoft Excel chứa một danh sách các nhân viên của một công ty hay đối tưọng lịch biểu (Calendar) của Microsoft Project chứa việc lập biểu thông tin cho một đề án. Bởi vì chúng có thể thêm vào hộp công cụ, chúng có thể là các điều khiển được chuẩn bị chu đáo. Một vài đối tượng kiểu này cũng cung cấp phần Automation lập trình với các đối tượng sinh ra từ những ứng dụng khác ngay trong ứng dụng của Visual Basic. Xem phần “Lập trình với các đối tượng” để biết thêm thông tin về Automation 4.1.1 Thao tác với điều khiển 4.1.1.1 Hộp công cụ Để đặt một hộp văn bản hay nút lệch vào biểu mẫu, đơn giản là trỏ và nhấn chuột. Tất cả các điều khiển nội tại chứa trong hộp công cụ (toolbox) thường hiển thị ở bên trái màn hình. Muốn hiển thị hộp công cụ, từ menu View, chọn Toolbox hoặc là nhấn chuột trên biểu tượng (icon). Khi hộp công cụ hiển thị, ta có thể dịch chuyển hộp công cụ xung quanh màn hình bằng cách nhấn thanh tiêu đề của nó(title bar) rồi giữ chuột và kéo tới nơi ta muốn và thả ra Muốn đóng hộp công cụ, nhấn chuột lên nút đóng(nằm trên góc phải của thanh tiêu đề ). Ngoài hộp công cụ, ta cũng cần xem một số cửa sổ tương tự phục vụ cho việc thiết kế ứng dụng như Gỡ rối chương trình(Debug), viết chưong trình (Edit), thiết kế biểu mẫu(Form Editor). Để hiển thị các cửa sổ này, nhấn nút phải chuột trên thanh công cụ(tool bar), ta sẽ thấy một menu theo ngữ cảnh(context sensitive menu), chọn trong menu cửa sổ mà ta muốn xem. Các cửa sổ này có thể hiển thị theo hai cách: trôi nổi và cố định. Hai cách này có thể chuyển đổi qua lại bằng cáh nhấn đúp chuột trên thanh tiêu đề của cửa sổ đó. Trang: 34 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 4.1.1.2 Đưa điều khiển vào biểu mẫu Ta lấy nút lệch làm ví dụ. a. Từ menu File, chọn New Project để tạo một đề án mới. b. Trong hộp thoại New Project, chọn Standard EXE c. Một biểu mẫu trống hiển thị. Để đưa nút lệch vào biểu mẫu, ta nhấn chuột vào biểu tượng nút lệch trên hộp công cụ. Khi chọn trong hộp công cụ, nếu không nhớ tên điều khiển, ta có thể đưa chuột ngang qua từng biểu tượng, tên của nó sẽ hiện ra. Dời con trỏ màn hình tới vị trí ta muốn, vẽ điều khiển bằng cách giữ nút trái chuột và rê nó đi. Một hình chữ nhật xuất hiện, thể hiện kích cỡ của điều khiển. Khi ta đã vừa ý, ta thả chuột và điều khiển được vẽ trên biểu mẫu. Ta có thể nhấn vào điều khiển và rê nó đến vịt trí ta muốn Nếu muốn hiệu chỉnh vị trí của điều khiển, ta giữ nút Ctrl và dùng các phím mũi tên trên bàn phím. Mỗi lần nhấn phím, điều khiển dịch chuyển đi một đơn vị màn hình(một điểm trên biểu mẫu) 4.1.1.3 Điều chỉnh kích cỡ điều khiển Thông thường, khi ta thả một điều khiển vào biểu mẫu, ta có thể điều chỉnh kích cỡ điều khiển bằng cách chọn vào nó rồi nhấn chuột lên cạch biên và rê chuột đi. Tuy nhiên, một vài điều khiển không thể co giãn, ví dụ như hộp kết hợp(combo box) Có thể nhấn đúp chuột lên biểu tượng trong hộp công cụ, Visual Basic sẽ tự động thả điều khiển vào biểu mẫu với kích thước mặc định của nó. Nếu muốn hiệu chỉnh kích cỡ của điều khiển, ta giữ phím Shift và dùng các phím mũi tên trên bàn phím Trang: 35 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 4.1.1.4 Lưới(grid) điểm trong biểu mẫu Để tạo sự thuận tiện cho lập trình viên khi thiết kế các điều khiển, Visual Basic hiển thị biểu mẫu với các khung kẻ thẳng hàng bằng các điểm nhỏ. Ta có thể sửa lại kích cỡ hoặc là loại bỏ hẳn các ô này bằng cách: từ menu Tool, chọn Option, chon tab General 4.1.1.5 Khoá(Lock) điều khiển Để giữ các điều khiển cố định tại vị trí của nó, ta dùng tính năng Lock. Chọn điều khiển, sau đó, từ menu Format, chọn Lock Controls hoặc là nhấn chuột vào biểu tượng vào biểu tượng ô khoá trên Form Editor. Khi đó, ta không thể dùng chuột để điều chỉnh kích cỡ điều khiển. Tuy vậy, ta vẫn có thể dùng tổ hợp phím. 4.1.1.6 Thuộc tính và sự kiện a. Thuộc tính (Property): là bộ các thông số mà ta có thể gán cho điều khiển, ví dụ như tên, chiều rộng, chiều cao, Ta có thể xem toàn bộ thuộc tính của điều khiển bằng cách chọn vào nó và nhấn F4 để mở cửa sổ thuộc tính b. Phương thức(Method): là những phản ứng của điều khiển c. Sự kiện(Event): là những tín hiệu mà điều khiển có thể hiểu để phản ứng Thế mạnh của Visual Basic là sử dụng các điều khiển và tận dụng tối đa khả năng lập trình của chúng Một điều khiển thực chất là một cửa sổ được lập trình sẵn bên trong. Không có gì khác nhau giữa một ứng dụng và một điều khiển. Để thi hành một ứng dụng, ta mở một cửa sổ. Ứng dụng sẽ chiếm điều khiển trên cửa sổ đó và hoạt động thông qua giao diện cũng như các chức năng của nó. Một điều khiển cũng thực hiện tương tự như vậy. Một điều khiển chứa đựng một một chương trình được lập sẵn và chương trình này có thể tích hợp một cách dễ dàng vào ứng dụng có sử dụng điều khiển. Để thi hành một ứng dụng, ta mở cửa sổ. Ứng dụng sẽ chiếm điều khiển trên cửa sổ đó và hoạt động thông qua giao diện cũng như các chức năng của nó. Một điều khiển cũng thực hiện tương tự như thế. Một điều khiển chứa đựng một chương trình được lập sẵn và chương trình này có thể tích hợp một cách dễ dàng vào ứng dụng có sử dụng điều khiển. Trước đây, lập trình viên thường phải tự xây dựng toàn bộ mo-dun cần thiết cho chương trình. Điều này có nghĩa là các lập trình viên khác cũng phải lặp lại công việc đó. Trong khi đó, PC được câu tạo từ vô só thành phần được cung cấp bởi nhiều nhà sản xuất khác nhau, mỗi thành phần có một công dụng đặc biệt. Khái niệm điều khiển của Visual Basic cũng mang ý tưởng như thế. Từng điều khiển có thể được hiệu chỉnh và được tích hợp lại với nhau tạo thành một ứng dụng. So với các điều khiển có sẵn trong hộp công cụ, một điều khiển hiệu chỉnh (custom control), hay một điều khiển ActiveX là một thành phần có khả năng phát huy cao hơn và sâu hơn các tính năng hiện tại của môi trường. Bằng cách thêm một điều khiển ActiveX vào hệ thống, ta đã mở rộng năng lực và tiện ích của môi trường Visual Basic. Chỉ cần cài đặt một bản Visual Basic duy nhất, mỗi lập trình viên có quyền thêm những điều khiển mà họ thích vào hộp công cụ. Vì là những điều khiển ActiveX nên chúng có thể được dùng lại một cách dễ dàng bởi các ứng dụng ActiveX như là bộ Office, trình duyệt Web Internet Explorer, Các Trang: 36 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh điều khiển này được cung cấp bởi các nhà sản xuất phần mềm. Chúng có thể là một sản phẩm thương mại hoặc được tải xuống miễn phí từ Internet. 4.2 Các điều khiển nội tại Các điều khiển nội tại gồm có: Điều khiển Mô tả Label Hiển thị chuỗi ký tự không đổi trên biểu mẫu Frame Cho phép người sử dụng chọn hoặc không chọn một khả năng nào đó. CheckBox Cho phép người sử dụng chọn hoặc không chọn một khả năng nào đó ComboBox Cho phép người sử dụng chọn từ danh sách các chọn lựa hay nhập liệu mới HscrollBar Cho phép người dùng sử dụng cuộn ngang qua một điều khiển chứa dữ liệu khác Timer Cho phép chương trình tự động thi hành một công việc nào đó vào một thời điểm, không cần tương tác của người sử dụng. DirListBox Cho phép người sử dụng chọn một thư mục Shape Hiển thị một dạng hình học trên biểu mẫu Image Hiển thị hình ảnh đồ hoạ trên biểu mẫu nhưng không thể làm nơi chứa OLE Container Cho phép thêm chức năng lập trình của một điều khiển vào ứng dụng PictureBox Hiển thị hình anh trên biểu mẫu và có thể dùng làm nơi chứa. TextBox Dùng trình bày văn bản, nhưng cũng cũng cho phép người sử dụng sửa đổi hay thêm mới văn bản CommandButton Cho phép người sử dụng thực hiện một hành động OptionButton Cho phép ngưới sử dụng chọn lựa từ một nhóm có hai hay nhiều khả năng trở lên. ListBox Cho phép người sử dụng chọn từ danh sách các phần tử VscrollBar Cho phép người sử dụng cuộn dọc qua một điều khiển chứa dữ liệu khác DriveListBox Cho phép người sử dụng chọn ổ đĩa FileListBox Cho phép người sử dụng chọn một tập tin Line Hiển thị một đoạn thẳng trên biểu mẫu Data Cho phép lập trình để kết nối dữ liệu Sau đây, ta sẽ tìm hiểu về các điều khiển nội tại phổ biến nhất. Các điều khiển không được đề cập đến trong chương này, do những khả năng đặc biệt riêng của nó, sẽ được dành trình bày trong các chương riêng phía sau. 4.2.1 Nút lệnh a. Phương thức: Click b. Sự kiện: MouseDown, KeyDown c. Thuộc tính: Height,Font,BackColor,Caption, ShortcutKey Đặt tên( thuộc tính Name) cho nút lệch thường bắt đầu bằng cmd. Ví dụ như cmdQuit, tương tự với hộp văn bản là txt, với biểu mẫu là frm, với nút tuỳ chọn Trang: 37 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh là opt, v.v Trong trường hợp dùng mảng điều khiển, tất cả các nút lêch có cùng tên. Khi đặt tên cho điều khiển, ta cần tuân theo một số quy tắc. Điều này sẽ giúp chương trình của ta trở nên sáng sủa, dễ đọc, nhất là khi cần gỡ rối chương trình hoặc ta cần đọc lại chương trình sau vài tháng 4.2.1.1 Phân biệt hai thuộc tính Caption và Text a. Caption: Dùng cho các đối tượng như biểu mẫu, khung, nút lệnh, thường để hiển thị tiêu đề cho đối tượng. b. Text: Dùng cho những điều khiển thuộc loại nhận dữ liệu do người dùng nhập vào, như hộp văn bản, hộp kết hợp. Ngoài ra ta có thể quy định phím nóng cho các điều khiển có thuộc tính Caption, bằng cách đặt dấu & kế bên kí tự. Ví dụ &Thoát. 4.2.2 Hộp văn bản Là một điều khiển rất thông dụng dùng để nhận dữ liệu từ người sử dụng cũng như hiển thị dữ liệu trên màn hình. Visual basic và Windows tự động xử lý những hoạt động như hiển thị ký tự khi Người sử dụng gõ vào, chèn và xoá ký tự, cuốn dữ liệu, đánh dấu văn bản, cắt dán, 4.2.2.1 Kiểm tra giá trị nhập Hộp dữ liệu không tự kiểm tra dữ liệu nhập vào, lập trình viên phải làm viẹc đó. Mặc định, hộp văn bản nhận và hiển thị mọi ký tự mà Người sử dụng nhập vào, kể cả khi ta muốn gõ mật khẩu hoặc hcỉ muốn nhận con số. Nếu ta đổi thuộc tính MaxLength thành một con số, ví dụ 5, ta chỉ nhập được 5 lý tự. Nếu đổi MaxLength về 0 thì ta có thể nhập tuỳ thích. 4.2.2.2 Sự kiện KeyPress Sự kiện này được phát ra khi Người sử dụng gõ vào hộp văn bản. Mỗi ký tự trên bàn phím có một con số duy nhất, gọi là mã ASCII. Ta có thể xem toàn bộ bảng mã này trong cửa sổ help. 4.2.3 Điều khiển thanh cuộn Thanh cuộn(Scroll bar) cho phép duyệt dễ dàng qua một danh sách dài gômd nhiều phần tử hoặc một lượng lớn thông tin bằng cách cuộn ngang hoặc cuộn dọc ở trong ứng dụng hay điều khiển. Đây là một điều khiển thông dụng của Windows. Điều khiển thanh cuộn dùng sự kiện Scroll và Change để theo dõi sự dịch chuyển của hộp cuộn trên thanh cuộn. Sự kiện Mô tả Change Xảy ra sau khi hộp cuộn dịch chuyển Scroll Xảy ra khi hộp cuộn dịch chuyển. Không xảy ra nếu mũi tên cuộn hoặc thanh cuộn được nhấn. Sử dụng sự kiện Scroll cho phép truy cập đến giá trị thanh cuộn khi nó được kéo đi. Sự kiện Change xảy ra sau khi hộp cuộn được nhả hay là khi thanh cuộn hoặc mũi tên cuộn được nhấn. Trang: 38 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 4.2.3.1 Thuộc tính Value Thuộc tính Value (mặc định là 0) là một số nguyên tương ứng với vị trí của hộp cuộn trong thanh cuộn. Khi hộp cuộn ở vào giá trị nhỏ nhất nó dịch chuyển về bên trái, hay phía trên cùng. Khi hộp cuộn vào giá trị lớn nhất, nó dịch chuyển về bên phải hoặc là phía dưới cùng. Tương tự, giá trị trung bình sẽ đặt hộp cuộn vào giữa thanh cuộn. 4.2.4 Điều khiển Timer Các điều khiển timer đáp ứng với thời gian trôi qua, chúng độc lập với người sử dụng, và ta có thể lập trình với chúng để thi hành một hành động trong các khoảng thời gian đều đặn. Kiểu đáp ứng điển hình là kiển tra giờ hệ thống xem đã đến lúc thi hành nhiệm vụ nào đó chưa. Mỗi điều khiển Timer có thuộc tính Interval chỉ ra số phần nghìn giây trôi qua giữa hai sự kiện timer. ngoại trừ khi nó bị vô hiệu hoá, timer tiếp tục nhận sự kiện tại các thời khắc bằng khoảng thời gian quy định. 4.2.5 Điều khiển nhãn Thường đi kèm với hộp văn bản. Bởi vì hộp văn bản không có thuộc tính caption như nút lệnh, nên nhãn làm nhiệm vụ đó. Thường ta chỉ thao tác với nhãn qua vài thuộc tính như gán font chữ, Cption, BorderStyle 4.2.6 Checkbox: 4.2.7 Một số thuộc tinh thông dụng: Enable Viable Focus 4.2.8 Thứ tự điều khiển (TabIndex) Đôi khi dung tab để điều khiển thay vì dùng chuột. Thuộctính tabIndex thực hiện điều này. 4.2.8 4.2.9 Hộp danh sách (Listbox). Biểu tượng danh sách listbox trong toolbox: Trong thực tế,danh sách rất cần thiết. Một hệ thống nhân sự cần liệt kê các nhóm công việc và tên các phòng ban để đưa các nhân viên vào hệ thống. Người sử dụng chỉ thấy những gì họ được phép xem. Họ sẽ được phép chọn một hoặc một vài phần tử trong danh sách. 4.2.9.1 Sắp xếp VB mặc định các phần tử được sắp xếp theo thứ tự mà chúng được nhập vào danh sách. Muốn sắp xếp theo thứ tứ ABC ta đổi thuộc tính Sorted thành TRUE, thuộc tính này chỉ được đổi trong khi thiết kế không được đổi trong lúc thi hành. Trang: 39 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh Nhưng thuọc tính này làm chậm đi quá trình thêm phần tử vào danh sách. Ta có thể thêm phần tử và đồng thời chỉ ra vị trí mầt muốn thêm: List.AddItem “Zebra”,3 (Thêm phần tử có tên là Zebra vào vị trí thứ 4 của danh sách và ListIndex là 3). Để chắc chắn giá trị dung là hợp lệ ta dung listcount: NNewPosition=6 If Listcount > 6 Then List.AddItem “Zebra”,nNewPosition End If 4.2.9.2 Thêm một phần tử vào danh sách. Sử dung lệnh: List.AddItem 4.2.9.3Xoá một phần tử từ danh sách. Sử dung lệnh: List.RemoveItem 4.2.10 Hộp kết hợp (Combo Box) Biểu tượng hộp kết hợp Combo Box: 4.2.11 Điều khiển OLE Biểu tượng trong tool box: OLE là tên gọi tắt của Oject Linking and Embedding. Nó cho phép ta nhúng toàn bộ ứng dụng và dư liệu của nó vào chương trình của ta. Các điều khiển mới 4.3 Các điều khiển M ới • Điều khiển ADO data • Điều khiển Coolbar • Điều khiển D ata grid • Điều khiển Datalist, DataCombo • Điều khiển DataRepeater • Điều khiển DataTimePicker • Điều khiển Flat Scollbar • Điều khiển Hierarchical FlexGrid • Điều khiển ImageComBo • Điều khiển Month View Trang: 40 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 5 Nhập môn lập trình Các điều khiển trên biểu mẫu chỉ là một phần nhỏ của quá trình lập trình phát triển ứng dụng, nhằm tạo ra giao diện cho ứng dụng. Sau đó, bạn cần viết chương trình để ứng dụng hoạt động. Do đó, chương này sẽ đi sâu vào phần công việc chính của Visual Basic, viết chương trình. Visual Basic là ngôn ngữ lập trình dựa trên đối tượng. Nếu bạn là người mới học, chương này sẽ giới thiệu các khối thiết kế cơ bản để xây dựng chương trình. Khi đã hiểu được các khái niệm cơ bản, bạn có thể tạo ra các ứng dụng rất mạnh bằng Visual Basic. 5.1 Chuẩn lập trình (Coding convention) 5.1.1 Coding conventions Object Naming Conventions Object name has 2 parts: prefix and description. The prefix that makes it easy to identify the type of object, the description mentions name of objects. - Conventions of description part are: + In English. + Can contain many words, each word is contiguous to others (No hyphen). + No acronym except listed in table Acronyms (see 4. Acronym). + Capitalize the first letter of each word. (Note: These conventions will be applied to all of name types mentioned after in this document) - Prefix conventions for some of the objects supported by Visual Basic are listed below (Sorted by control name): Control type Prefix Example 3D Panel Pnl pnlGroup ADO Data Ado adoBiblio Animated button Ani aniMailBox Check box Chk chkReadOnly Combo box, drop-down list Cbo cboEnglish box Command button Cmd cmdExit Common dialog dlg dlgFileOpen Communications com comFax Control (used within procedures when the specific ctr ctrCurrent type is unknown) Data dat datBiblio Trang: 41 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh Data-bound combo box dbcbo dbcboLanguage Data-bound grid dbgrd dbgrdQueryResult Data-bound list box dblst dblstJobType Data combo dbc dbcAuthor Data grid dgd dgdTitles Data list dbl dblPublisher Data repeater drp drpLocation Date picker dtp dtpPublished Directory list box dir dirSource Drive list box drv drvTarget File list box fil filSource Flat scroll bar fsb fsbMove Form frm frmEntry Frame fra fraLanguage Gauge gau gauStatus Graph gra graRevenue Grid grd grdPrices Hierarchical flexgrid flex flexOrders Horizontal scroll bar hsb hsbVolume Image img imgIcon Image combo imgcbo imgcboProduct ImageList ils ilsAllIcons Label lbl lblHelpMessage Lightweight check box lwchk lwchkArchive Lightweight combo box lwcbo lwcboGerman Lightweight command button lwcmd lwcmdRemove Lightweight frame lwfra lwfraSaveOptions Lightweight horizontal scroll lwhsb lwhsbVolume bar Lightweight list box lwlst lwlstCostCenters Lightweight option button lwopt lwoptIncomeLevel Lightweight text box lwtxt lwoptStreet Lightweight vertical scroll bar lwvsb lwvsbYear Line lin linVertical List box lst lstPolicyCodes ListView lvw lvwHeadings MAPI message mpm mpmSentMessage MAPI session mps mpsSession MCI mci mciVideo Menu mnu mnuFileOpen Month view mvw mvwPeriod MS Chart ch chSalesbyRegion MS Flex grid mfg mfgClients MS Tab mst mstFirst OLE container ole oleWorksheet Option button opt optGender Picture box pic picVGA Picture clip clp clpToolbar Trang: 42 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh ProgressBar prg prgLoadFile Remote Data rd rdTitles RichTextBox rtf rtfReport Shape shp shpCircle Slider sld sldScale Spin spn spnPages StatusBar sta staDateTime SysInfo sys sysMonitor TabStrip tab tabOptions Text box txt txtLastName Timer tmr tmrAlarm Toolbar tlb tlbActions TreeView tre treOrganization UpDown upd updDirection Vertical scroll bar vsb vsbRate Prefix conventions for menus Menu control prefixes will be extended beyond the initial "mnu" label by adding an additional prefix for each level of nesting, with the final menu caption at the end of the name string. The following table lists some examples. Menu caption sequence Menu handler name File Open mnuFileOpen File Send Email mnuFileSendEmail File Send Fax mnuFileSendFax Format Character mnuFormatCharacter Help Contents mnuHelpContents Variable naming conventions Variable name must describe data type, scope and identifier of a variable. Variable data types Data type Prefix Example Boolean bln Byte byt Currency cur Date (Time) dtm Double dbl Error err Integer int Long lng Object obj Single sng String str User-defined type udt Variant vnt Variable scope prefixes Trang: 43 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh Scope Prefix Example Note Global G gstrUserName This variable is global and string type mblnCalcInProgre This variable is module and boolean Module-level M ss type Local to dblVelocity This variable is local and double type None procedure Constants The constant names will be UPPER_CASE with underscores (_) between words. For example: Example Note USER_LIST_MAX NEW_LINE Prefixes for ActiveX Data Objects (ADO) Use the following prefixes to indicate ActiveX Data Objects. ADO object Prefix Example Command Cm cmTitles Connection Cn cnTitles Field Fld fldName Field Collection flds fldsTitles Parameter prm prmTitleName Parameter Collection prms prmsNames Recordset Rs rsTitles Structured Coding Conventions In addition to naming conventions, structured coding conventions, such as code commenting and consistent indenting, can greatly improve code readability. Code Commenting Conventions All procedures and functions should begin with a brief comment describing the functional characteristics of the procedure (what it does). Input, output patameters passed to a procedure should be described. Function return values and global variables that are changed by the procedure must also be described at the beginning of each procedure. Trang: 44 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh Section heading Comment description Purpose What the procedure does (not how). Inputs Describe roles of input parameters Outputs Describe roles of output parameters Returns Explanation of the values returned by functions. Author Author of module Remember the following points: * Every important variable declaration should include an inline comment describing the use of the variable being declared. * Variables, controls, and procedures should be named clearly enough that inline commenting is only needed for complex implementation details. * At the start of the.bas module that contains the project's Visual Basic generic constant declarations, we should include an overview that describes the application, enumerating primary data objects, procedures, algorithms, dialogs, databases, and system dependencies. Sometimes a piece of pseudocode describing the algorithm can be helpful. Formatting Your Code Here are a few pointers: * Standard, tab-based, nested blocks should be indented four spaces (as the Visual Basic default). * The functional overview comment of a procedure should be indented one space. The highest level statements that follow the overview comment should be indented one tab, with each nested block indented an additional tab. For example: ' ' Purpose: Locates the first occurrence of a ' specified user in the UserList array. ' Inputs: ' strUserList(): the list of users to be searched. ' strTargetUser: the name of the user to search for. ' Returns: The index of the first occurrence of the ' rsTargetUser in the rasUserList array. ' If target user is not found, return -1. ' Function FindUser (strUserList() As String, strTargetUser As _ String)As Integer Dim inti As Integer ' Loop counter. Dim blnFound As Integer ' Target found flag. intFindUser = -1 inti = 0 While inti <= Ubound(strUserList) and Not blnFound If strUserList(inti) = strTargetUser Then blnFound = True intFindUser = inti End If Wend End Function Grouping Constants Trang: 45 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh Visual Basic generic constants will be grouped in a single module to separate them from application-specific declarations. & and + Operators Always use the & operator when linking strings and the + operator when working with numerical values. Using the + operator to concatenate may cause problems when operating on two variants. For example: vntVar1 = "10.01" vntVar2 = 11 vntResult = vntVar1 + vntVar2 'vntResult = 21.01 vntResult = vntVar1 & vntVar2 'vntResult = 10.0111 Creating Strings for MsgBox, InputBox, and SQL Queries When creating a long string, use the underscore line-continuation character to create multiple lines of code so that you can read or debug the string easily. This technique is particularly useful when displaying a message box (MsgBox) or input box (InputBox) or when creating an SQL string. For example: Dim Msg As String Msg = "This is a paragraph that will be " _ & "in a message box. The text is" _ & " broken into several lines of code" _ & " in the source code, making it easier" _ & " for the programmer to read and debug." MsgBox Msg Dim QRY As String QRY = "SELECT *" _ & " FROM Titles" _ & " WHERE [Year Published] > 1988" TitlesQry.SQL = QRY Other conventions Error trapping in development progress must follow these rules: - Cascading error trapping. That mean all called functions will return system error codes, and showing message box will be implemented at the most exterior function/procedure. - All system message will be located in resource file. - Showing message boxes are implemented by pass parameters to a showing message global function. - Error code contains 3 number. - Versioning all modules: form module, code module - Display solution: 800x600 pixels - Font size setting: Large font - All of file name (*.vbp, *.frm, *.bas ) must less than 3 characters. - Error code = 0 is OK. - Error code 0 is warning. - Function names should begin with a verb, such as InitNameArray or CloseDialog. 5.1.2 Form design standard Common conventions in form design Items Conventions Note Trang: 46 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh Interface In Vietnamese Font name MS Sans serif Default Font size Default Font color Black Default Font style Normal Default Distance between command buttons 100 Points Command buttons alignment Right Label alignment Left All labels in a form must be collected in an array All command buttons in a form must have same width Caption of OK button Chấp nhận Caption of Cancel button Thoát Caption of Help button Hướng dẫn Caption of Add button Thêm mới Caption of Delete button Xoá Caption of Edit button Sửa Caption of Close button Đóng Caption of Save button Ghi Order of buttons in from (Left to right): Thªm míi-Ghi-Söa-Xo¸-ChÊp nhËn-Tho¸t- H-íng dÉn Default button Chấp nhận Cancel button Đóng Sample: Form controls appearance conventions Control Property Value Note Check box All colors Default Combo box, drop- down list box Trang: 47 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh Height 315 All colors Default Command button Height 375 Points Back color Button face VB Default Form Border style Fixed length Back color Button face VB Default Startup position CenterScreen Label Back color Button face VB Default Vervical scroll bar Width 260 Points Horizontal scroll bar Height 260 Points Option button Height 255 Points Text box Height 285 Points All color Default Trang: 48 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 5.1.3 Report design standard (for Crystal Report) Common conventions in report design Items Conventions Note Above of each total row must be a line, called Grouping line Report boder Only title row is bordered Colour of all objects in report (line, Black character ) Report objects appearance conventions Object Property Setting Note Report title Font name .VnArialH Font style Bold Justify Paper center Space between 50 Points Should be report title and reviewed collumn heading Colunm heading Font name .VnArialNarrow Font style Bold Font size 10 Justify Column left Before row 6 Points spacing After row spacing 6 Points Report body (data) Font name .VnArialNarrow Font style Bold Font size 9 Justify Depend on column data type (Number: right, string: right, date: center) Row spacing 0 Total row Font name .VnArialNarrow Font style Bold Font size 9 Justify Right Position Under data block that summarized Trang: 49 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh Grouping line Width 1 Point Report boder Width 1 Point Boder column title only Page number Font name .VnArial Font size 9 Font style Normal Position Right, bottom of page (Report footer) Style Page/Total page Left sub title Font name .VnArial Font size 10 Font style Normal Justify Margin left Right sub title Font name .VnArial Font size 10 Font style Normal Sample: Left subtitle Report title Right subtitle Column heading 2 Column heading 1 Column heading 3 Column heading 4 Report body 1 Report body 2 Report body 3 Report body 4 Report body 1 Report body 2 Report body 3 Report body 4 Total row 4 Report body 1 Report body 2 Report body 3 Report body 4 Report body 1 Report body 2 Report body 3 Report body 4 Total row 4 (Page number) 1/5 5.1.4 Database design standards All of object names (include: table names, view names, field names ) in database must follow these conventions: - In English. - Can containts one or more words and no underscore between these words. - No acronym except listed in table Acronyms bellow. - The first letter of each word must be capitalized. Trang: 50 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 5.2 Thiết kế trước khi viết chương trình Có lẽ khâu quan trọng nhất trong lập trình là thiết kế. Sau khi thiết kế giao diện, bạn cần thiết kế cấu trúc chương trình. Cách thiết kế khác nhau sẽ dẫn đến cách hoạt động khác nhau và bảo trì, theo đó cũng khác nhau. Code trong VB được tổ chức theo dạng cây phân nhánh. Một ứng dụng thông thường chứa một hoặc nhiều mô-đun. Mỗi biểu mẫu có một mô-đun, có thể thêm những mô-đun chuẩn chứa những đoạn chương trình dùng chung, và cũng có thể có thêm mô-đun lớp. 5.3 Các thao tác thông dụng trong cửa sổ Code 5.3.1 Soạn thảo Code Ngoài khả năng soạn thảo văn bản để viết chương trình, cửa sổ Code còn hỗ trợ một số chức năng khác như: Đánh dấu (bookmarks) Dùng đánh dấu các dòng chương trình trong cửa sổ Code để dễ dàng xem lại về sau. Để bật tắt khả năng này, cũng như tìm kiếm dấu hiện hành, chọn Bookmarks từ menu Edit, hoặc chọn từ thanh công cụ Edit. Dùng phím trong cửa sổ Code Chức năng Phím tắt Xem cửa sổ Code F7 Xem cửa sổ Object Browser F2 Tìm kiếm CTRL + F Thay thế CTRL + H Tìm tiếp SHIFT + F4 Tìm ngược SHIFT + F3 Chuyển đến thủ tục kế tiếp CTRL + DOWN ARROW Chuyển đến thủ tục trước đó CTRL + UP ARROW Xem định nghĩa SHIFT + F2 Cuộn xuống 1 màn hình CTRL + PAGE DOWN Cuộn lên một màn hình CTRL + PAGE UP Nhảy về vị trí trước đó CTRL + SHIFT + F2 Trở về đầu của mô-đun CTRL + HOME Đến cuối mô-đun CTRL + END Chức năng Phím tắt Dời con trỏ sang phải 1 từ CTRL + RIGHT ARROW Dời con trỏ sang trái 1 từ CTRL + LEFT ARROW Dời con trỏ về cuối dòng END Dời con trỏ về đầu dòng HOME Lấy lại hành động trước đó CTRL + Z Xoá dòng hiện hành CTRL + Y Xoá 1 từ CTRL + DELETE Canh trái TAB Bỏ hành động canh trái trước đó SHIFT + TAB Xoá tất cả các điểm dừng (break-points) SHIFT + SHIFT + F9 Xem menu cảm ngữ cảnh SHIFT + F10 Trang: 51 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 5.3.2 Một số chức năng tự động 5.3.2.1 Auto Syntax Check Từ menu Tools, chọn Option Hộp thoại xuất hiện Khi Auto Syntax Check không bật lên, nêu ta viết 1 dòng chương trình như sau: Form1.left = rồi nhấn phím Enter. VB sẽ hiển thị dòng chương trình sai với mầu đỏ. Tuy nhiên, nó không giải thích thêm và ta có thể tiếp tục gõ chương trình. Nếu Auto Syntax Check được bật lên, khi ta vừa nhấn phím Enter, VB lập tức cho ta biết một số thông tin về lỗi và hiển thị con trỏ ngay dòng chương trình sai để chờ ta sửa. Trong trường hợp này, VB cần một giá trị bên phải dấu bằng. 5.4 Biến hằng và các kiểu dữ liệu Dùng để chứa dữ liệu tạm thời cho tính toán, so sánh các hoạt động khác Ta dùng toán tử (=) để tính toán và chứa giá trị vào biến 5.4.1 Khai báo biến Để khai báo biến ta dùng lệnh Dim: Dim [As ] Biến khai báo trong thủ tục chỉ tồn tại khi thủ tục thi hành. Nó sẽ biến mất khi thủ tục chấm dứt. Giá trị của biến trong thủ tục là cục bộ đối với thủ tục đó, nghĩa là ta không thể truy nhập biến từ bên ngoài thủ tục. Nhờ đó, ta có thể dùng trùng tên biến cục bộ trong những thủ tục khác nha. Kiểu dữ liệu trong khai báo Dim có thể là những kiểu cơ bản như Integer, String hoặc Currency. Ta cũng có thể dùng đối tượng của VB (như Object, Form1, TextBox) hoặc của các ứng dụng khác. Khai báo biến trong phần Declarations của một mô-đun nghĩa là biến đó tông tại và có tầm hoạt động trong mô-đun đó. Khai báo biến với từ khoá Public nghĩa là biến đó tồn tại và có tầm hoạt động của toàn ứng dụng . Khai báo biến cục bộ với từ khoá Static nghĩa là mặc dầu biến đó biến mất khi thủ tục chấm dứt, nhưng giá trị của nó vẫn được giữ lại để tiếp tục hoạt động khi thủ tục được gọi trong lần sau. 5.4.2 Khai báo ngầm Nghĩa là ta không cần khai báo tường minh trước khi sử dụng biến. Function SafeSqr(num) TempVal = Abs(num) SafeSqr = Sqr(TempVal) End Function Mặc dù cách này có vẻ thuận tiện nhưng có thể gây lỗi nếu ta gõ nhầm tên biến. Function SafeSqr(num) TempVal = Abs(num) SafeSqr = Sqr(TemVal) End Function Hàm này trả về zero. Khi VB gặp tên mới, nó tạo ra một biến khác với tên đó. Trang: 52 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 5.4.3 Khai báo tường minh Để tránh những rắc rối trên, ta nên quy định VB phải báo lỗi khi gặp một tên biến không khai báo. Ta đặt dòng lệnh : Option Explicit Trong phần Declarations của mô-đun. Một cách khác, từ menu Tools, chọn Options, chọn tab Editor và đánh dấu vào tuỳ chọn Require Variable Declaration. VB tự động chèn dòng lệnh Option Explicit vào một mô-đun mới, nhưng không phải là những mô-đun đã được tạo. Do đó, đối với các mô-đun này, ta phải thêm dòng lệnh bằng tay. Option Explicit chỉ hoạt động trên từng mô-đun. Vì vậy, ta phải thêm dòng này vào mỗi mô-đun của biểu mẫu, mô-đun chuẩn, hay mô-đun lớp. 5.4.3.1 Tầm hoạt động của biến Tầm hoạt động Private Public Thủ tục Biến chỉ tồn tại và hoạt động trong Không có thủ tục Mô-đun Biến chỉ tồn tại và hoạt động trong Biến tồn tại và hoạt động mô-đun trên mọi mô-đun 5.4.4 Khai báo biến Static Để khai báo tát cả các biến cục bộ trong một thủ tục là Static, ta đặt từ khoá Static vào tên thủ tục: Static Function RunningTotal(num) VB sẽ hiểu rằng tất cả các biến khai báo trong thủ tục này đều là Static, dù cho chúng được khai báo là Private, là Dim hoặc thậm chí khai báo ngầm. Từ khoá Static có thể đặt ở đầu thủ tục Sub hoặc Function, kể cả thủ tục xử lý sự kiện hoặc những hàm Private. 5.4.5 Hằng Dùng để chứa những dữ liệu tạm thời nhưng không thay đổi trong suốt thời gian chương trình hoạt động. Sử dụng hằng số làm chương trình sáng sủa và dễ đọc nhờ những tên gợi nhớ thay vì các con số. VB cung cấp một số hằng định nghĩa sẵn, nhưng ta có thể tự tạo hằng. Ta có thể dùng cửa sổ Object Browser để xem danh sách các ứng dụng hằng có sẵn của VB và VBA( Visual basic for Application). Các ứng dụng khác cung cấp những thư viện đối tượng, như Microsoft Exel, Microsoft Project, hoặc các thư viện của điều khiển ActiveX cũng có hằng định nghĩa sẵn. Trong trương hợp trùng tên hằng trong những thư viện khác nhau, ta có thể dung cách chỉ rõ tham chiếu hằng: [ ][ ] Libname là tên lớp, tên điều khiển hoặc tên thư viện. 5.4.5.1 Khai báo hằng |Public|private|Const [As ]= Tầm hoạt động Trang: 53 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh Hằng cũng có tầm hoạt động tương tự biến: • Hằng khai báo trong thủ tục chỉ hoạt động trong thủ tục • Hằng khai báo trong mô-đun chỉ hoạt động trong mô-đun • Hằng khai báo Public trong phần Declarations của mô-đun chuẩn có tầm hoạt động trên toàn ứng dụng.Khai báo Public không thể dùng trong mô-đun của biểu mẫu hoặc mô-đun lớp. 5.4.5.2 Kiểu dữ liệu Kiểm soát nội dung của dữ liệu. VB dùng kiểu Variant như là kiểu mặc định. Ngoài ra, một số kiểu dữ liệu khác cho phép tối ưu hoá về tốc độ và kích cỡ chương trình. Khi dùng Variant, ta không phải chuyển đổi giữa các kiểu dữ liệu. VB tự động làm việc đó. Một dòng lệnh có thể kết hợp nhiều kiểu khai báo : Private I as Interger, Amt as double Private YourName as String, BillsPaid as Currency Private Test,Amount, J as integer 5.4.5.3 Kiểu số Integer, Long, Double và Currency. Kiểu số tốn ít vùng chứa hơn kiểu Variant. Tất cả biến kiểu số có thể được gán cho nhau và cho biến Variant. VB làm tròn thay vì chặt bỏ phần thập phân trước khi gắn nó cho số Integer. Kiểu Integer tốn ít vùng nhớ hơn các kiểu khác, nó thường dùng làm biến đếm trong các vòng lặp For Next. Kiểu Single, Double, Currency dùng cho các số có phần thập phân. Currency hỗ trợ đến 4 chữ số phần thập phân và 15 chữ số cho phần nguyên, đùn cho ácc tính toán tiền tệ. Các giá trị dấu chấm động được thể hiện là :A*10B.Ví dụ: 1.2341E12=1.2341 *1012 3.402823E+38 cho số Single hoặc 1.7976931486232D+308 cho số Double Ta dùng các phép cộng (+), trừ(-) nhân(*), chia(/ hoặc\). Dấu / là số chia thập phân. Ví dụ: 5/3 cho kết quả là 1.66666666667. Trong khi 5/3 cho kết quả là 1, phần thập phân bị chặt bỏ. Phép tính này đặc biệt nhanh khi sử dụng trong vòng lặp. 5.4.5.4 Kiểu Byte Thường dùng đẻ chứa dữ liệu nhị phân. Tất cả các thao tác trên kiểu Integer có thể thực hiện trên kiểu Byte, ngoại trừ dấu. Vì Byte là kiểu không dấu (trong khoản từ 0- 255), nó không thể nhận ra số âm. 5.4.5.5 Kiểu String Mặc định, biến hay tham số kiểu chuỗi có chiều dài thay đổi, nó có thể tăng hoặc giảm tuỳ theo ta gán dữ liệu. Ta có thể khai báo chuỗi có chiều dài cố định: Dim EmpName As String *50 Nếu ta gán một chuỗi ngắn hơn 50 ký tự, EmpName sẽ được thêm vào phần đuôi các kỹ tự khoảng trắng cho đầy 50 ký tự, nếu chuỗi gán vào dài hơn 50 ký tự, VB tự động chặt bỏ. Khi làm việc với chuỗi, ta cần dùng các ham Trim và RTrim để cắt bỏ các ký tự trắng không cần thiết. Ngoài ra một số hàm thông dụng để thao tác trên chuỗi như: a. Len: Lấy chiều dài chuỗi Trang: 54 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh b. Mid$: Trích chuỗi con từ chuỗi gốc c. Left$: Trích chuỗi con từ phần đầu chuỗi gốc. d. Right$:Trích chuỗi con từ phần đuôi của chuỗi gốc. e. InStr: Tìm chuỗi con trong chuỗi gốc. Nếu hàm InStr trả về 0, nghĩa là không tìm thấy. Tìm kiếm không phân biệt cõ chữ. Nhưng nếu tham số thứ 3 là vbBinaryCompare thì đây là tìm kiếm chuỗi có phân biệt chữ in hoa và chữ in thường. f. Replace: Tìm và thay thể chuỗi. Replace(“Peter PeterWright”,” Peter ”,John,6) Chuỗi kết quả là “John Wright”, bắt đầu từ vị trí thứ 6. Nếu muốn giữ lại phần đầu ta làm như sau: Left$(“Peter Peter Wright”,5)&Replace (“Peter Peter Wright”,”Peter”,”John”,6) Một tham số khác là số lần thay thế: Replace(“Peter Peter Peter Wright”,”Peter”,”Hooray”,1,2) Kết quả là “Hooray Hooray Peter Wright”, nghĩa là hai lần thay thế. THam số này mang giá trị mặc định là -1, nghĩa là thay thế toàn bộ. Tham số cuối cùng tương tự hàm Instr(), cho biết nó có phân biệt chữ in hoa và chữ thường hay không Replace(“Peter Wright, “Peter”, “P.”,1,-1,vbTextCompare) Kết quả là “P.Wright”. Chuỗi có chiều dài cố định được khai báo Public hay Private trong mô-đun chuẩn. Trong mô-đun của biểu mẫu hoặc mô-đun lớp, nó phải được khai báo Private. VB cho phép chuyển đổi một chuỗi thành thành một số nếu chuỗi đang thể hiện một con số. Ngược lại, ta cũng có thể chuyển một số thành chuỗi. Tuy nhiên nên cẩn thận, vì chuyển đổi một chuỗi có giá trị không phải số sẽ gây lỗi chương trình thi hành. Một số lập trình viên Visual Basic thích dùng dấu + để nối chuỗi thay vì dùng dấu &. Mặc dù không khác nhau lắm, nhưng thực ra dùng dấu + có điểm bất tiện. Vì là phép toán, nó có kiểm tra kiểu. Nếu ta có một số và một chuỗi nối với nhau, nó sẽ chuyển đổi từ số sang chuỗi trước khi thực sự kết nối. Hơn nữa, việc chuyển đổi này được làm tự động, không hề báo lỗi khi biên dịch. 5.4.5.6 Kiểu Boolean Nếu ta có một biến có hai giá trị True/False, Yes/No,On/Off, ta nên dùng kiểu Boolean. Giá trị mặc định của Boolean là False. Dim blnRunning as Boolean ‘ Check to see ì the tape is running. If recorder.Direction = 1 Then blnRunning = True End if 5.4.5.7 Kiểu Date Khi các kiểu dữ liệu khác được chuyển sang Date, giá trị đứng trước dấu chấm là ngày, giá trị đứng sau dấu chấm là giờ. Nửa đêm là 0, giữa ngày là 0,5. Dấu âm thể hiện ngày trước 30/12/1999. Kiểu Date đã giải quyết vấn đề Y2K Nhấn Ctrl-G để hiển thị cửa sổ Immediate. Gõ vào: “01/02/98” và nhấn Enter. Trang: 55 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh Nếu hiểu theo người Mỹ, “01/02/98” có nghĩa là ngày 2 tháng Giêng năm 1998, nếu hiểu theo người Anh thì đây là ngày 1 tháng 2 năm 1998. Nếu dùng ngày như trong hình trên thì VB hiểu rằng lấy 1 chia cho 2 rồi lấy kết quả chia cho 98! Trở lại cửa sổ Immediate gõ vào: ?#01/02/98# Dấu # cho biết là dữ liệu kiểu Date, không phải một biểu thức toán học. Tuy nhiên, định dạng ngày tháng hiển thị phụ thuộc vào quy định của Windows. Hộp thoại này hiển thị khi người sử dụng nhấp đúp chuột vào biểu tượng Regional Setting trong cửa sổ Control Panel của Windows. Nó cho phép quy định kiểu ngày tháng tuỳ thuộc quốc gia. Bên trong chương trình VB xử lý ngày tháng theo kiểu Mỹ #01/02/98# là ngày 2 tháng Giêng năm 1998, nhưng nếu máy đang dùng theo hệ Anh thì nó sẽ hiển thị trên cửa sổ Immediate là 2/1/98 5.4.5.8 Kiểu Object Biến kiểu Object chứa một địa chỉ 4 byte (32bit) trỏ đến đối tượng trong ứng dụng hiện hành hoặc các ứng dụng khác. Dùng lệnh Set để chỉ ra đối tượng thực sự: Dim objDb As Object Set objDb=OpenDatabase(“c:\vb5\Biblio.mdb”) Khi khai báo biến đối tượng, nên chỉ ra tên lớp tường minh, như TextBox thay vì Control, Database thay vì Object). Ứng dụng sẽ chạy nhanh hơn, ta có thể xem danh sách các lớp trong cửa sổ Object Browser. 5.4.5.9 Kiểu Variant Có thể chứa mọi loại dữ liệu, số, thậm chí mảng. Ta không cần chuyển đổi kiểu dữ liệu, VB làm việc đó một cách tự động. Dim Somevalue 'Variant by default Somevalue = "17" 'SomeValue contains "17"(a two character string). Somevalue = Somevalue – 15 'somevalue now cotains the numeric value 2. Somevalue = "U" & Somevalue 'somevalue now cotains. Variant cũng thuận tiện khi ta không biết trước kiểu dữ liệu Private Sub cmdExplore_click() Dim VarVariant As Variant VarVariant = 12 Form1.Print VarType(VarVariant) VarVariant = "Peter" Form1.Print VarType(VarVariant) VarVariant = True Form1.Print VarType(VarVariant) VarVariant = #1/1/2001# Form1.Print VarType(VarVariant) End Sub Hàm VarType kiểm tra kiểu dữ liệu Giá trị VarType Giải thích 0 – vbEmpty Không chứa gì cả 1 – vbNull Không có dữ liệu hợp lệ 2 – vbInteger Dữ liệu Integer dạng chuẩn 3 – vbLong Dữ liệu kiểu Long Integer 4 - vbsingle Dữ liệu kiểu chấm động single 5 – vbDouble Dữ liệu kiểu chấm động Double Trang: 56 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh 6 – vbCurrency Kiểu Currency 7 – vbDate Kiểu ngày giờ 8 – vbString Kiểu chuỗi đơn giản 9 – vbObject Kiểu đối tượng 10 – vbError Có một đối tượng Error 11 – vbBoolean Kiểu giá trị Boolean chuẩn 12 – vbVariant Kiểu Variant 13 – vbDataObject Kiểu DAO chuẩn 14 – vbDecimal Giá trị thuộc hệ thập phân Decimal 17 – vbByte Kiểu Byte 36 – UserDefinedType Kiểu do người dùng định nghĩa 8192 - vbArray Kiểu mảng Tuy nhiên cần chú ý khi dùng biến Variant: • Nếu muốn thi hành các hàm số học, Variant phải chứa giá trị số. • Nếu muốn nối chuỗi, dùng toán tử & thay vì toán tử +. Giá trị Empty Đôi khi ta cần kiểm tra một giá trị có được gán cho biến hay chưa. Biến Variant có giá trị Empty trước khi nó được gán giá trị. Giá trị Empty là một giá trị đặc biệt không phải zero, không phải chuỗi rỗng(“”), không phải giá trị Null. Ta dùng ham IsEmpty để kiểm tra giá trị Empty: If IsEmpty(z) then z =0 Khi một biến Variant chứa giá trị Empty, ta có thể dùng nó trong biểu thức. Nó có thể được xem là 0 hoặc chuỗi rỗng tuỳ theo biểu thức. Giá trị Empty biến mất khi có một giá trị bất kỳ được gán cho Variant. Muốn trở về giá trị Empty, ta gán từ khoá Empty cho Variant. Giá trị Null Biến Variant chứa giá trị Null dùng trong những ứng dụng cơ sở dữ liệu thể hiện không có dữ liệu hoặc dữ liệu không xác định. Dùng hàm IsNull để kiểm tra biến Variant có chứa Null hay không. Biến không bao giờ mang giá trị Null nếu ta không gán trực tiếp cho nó. Vì vậy, không cần phải dùng hàm IsNull. Nếu gán Null cho một biến khác kiểu Variant, VB sẽ báo lỗi. Giá trị Error Trong một biến Variant, Error là một giá trị đặc biệt thể hiện một điều kiện lỗi vừa xảy ra trong thủ tục. Tuy nhiên, không như các lỗi khác, các xử lý lỗi thông thường của ứng dụng không xảy ra. Do đó, ta có thể xử lý dựa trên các giá trị lỗi. Giá trị Error được sinh ra bằng cách chuyển đổi giá trị lỗi dùng cho hàm CVErr. 5.4.5.10 Chuyển đổi giữa các kiểu dữ liệu Hàm chuyển đổi Đổi sang kiểu Cbool Boolean Cbyte Byte Ccur Currency CDate Date CDbl Double Cint Integer Trang: 57 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh CLng Long CSng Single Cstr String Cvar Variant CVErr Error Lưu ý rằng giá trị truyền cho hàm phải hợp lệ, nghĩa là phải thuộc khoảng của kiểu kết quả. Nếu không VB sẽ báo lỗi. 5.4.5.11 Kiểu mảng(Array) Mảng là một xâu các biến có cùng tên và cùng kiểu dữ liệu. Dung Array làm chương trình đơn giản và rút gọn, vì ta có thể dùng vòng lặp. Mảng có biên trên và biên dưới, và các thành phần trong mảng là liên tục giữa 2 biên. Khái niệm mảng ở đây khác với mảng các điều khiển (Control Array). Control Array không cho phép nạp hay thoát khỏi một thành phần ở giữa Array. Có 2 loại biến mảng mảng có chiều dài cố định và mảng động, có chiều dài thay đổi lúc thi hành. Mảng có chiều dài cố định có thể được khai báo Public trong ứng dụng. Private trong mô-đun hoặc Private trong một thủ tục. 5.4.5.11.1 Mảng có chiều dài cố định Biên trên và biên dưới Biên trên được xác định ngay lúc khai báo . Dim counters(14) As Integer Public sums(20) As Double Mặc định, biên dưới là 0. Ta có thể khai báo tường minh biên dưới: Dim counter(1 To 15) As Integer Dim sums(100 To 120) As String a. Hàm UBound trả về phần tử cuối của mảng(Upper Bound). b. Hàm LBound trả về phần tử đầu tiên của mảng (Lower Bound). Mảng trong mảng Private Sub command1_click() Dim intX As Integer 'Declare and populate an integer array Dim countersA(5) As Integer For intX = 0 To 4 countersA(intX) = 5 Next intX 'Declare and populate a string array Dim countersB(5) As String For intX = 0 To 4 countersB(intX) = "Hello" Next intX Dim arrX(2) As Variant 'Declare a new two-member arrX(1) = countersA() arrX(2) = countersB() MsgBox arrX(1)(2) ' display a member of each array MsgBox arrX(2)(3) Trang: 58 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh End Sub Mảng nhiều chiều Ta khai báo một mảng 2 chiều có 10 phần tử Static MatrixA(9, 9) As Double Static MatrixA(1 To 10, 1 To 10) As Double Dim MultiD(3, 1 To 10, 1 To 15) Khai báo này tạo ra một mảng 3 chiều có kích cỡ 4×10×15, là số phần tử của ma trân,600 Nên thận trọng trong khi sử dung các mảng nhiều chiều, nhất là các mảng các Variant vì nó lớn hơn các kiểu dữ liệu khác. 5.4.5.11.2 Mảng động(dynamic Array) Mảng này có thể thay đổi kích cỡ. là một trong những ưu điểm của Visual Basic, mảng động giúp quản lý bộ nhớ một cách hiệu quả. Ta có thể dùng một mảng lớn trong thời gian ngắn, sau đó xoá bỏ để trả vùng nhớ cho hệ thống Khai báo • Khai báo Public hoặc Dim trong mô-đun, hoặc khai báo Static hay Dim trong thủ tục. Khai báo một mảng động bằng cách cho nó một danh sách không theo chiều nào cả. Dim DynArray(0 • Cấp phát số phần tử thực sự bằng dòng lệnh ReDim. ReDim DynArray(x+1) Sử dụng ReDim Dòng lệnh ReDim chỉ có thể xuất hiện trong thủ tục. Khác với Dim hay Static, ReDim là một dòng lệnh thi hành, nó làm ứng dụng phải thực hiện một hành động lúc chạy chương trình. Sử dụng ReDim tương tự trong mảng có chiều dài cố định, dùng thay đổi số phần tử cũng như biên trên hoặc biên dưới. tuy nhiên, số chiều không thay đổi. ReDim DynArray(4 to 12) Dim Matrix1() as integer Sub CalcValuesNow() - - - ReDim Matrix1(19,29) End sub Mỗi lần gọi ReDim, tất cả các giá trị chứa trong mảng hiện hành bị mất. Vb khởi tạo lại giá trị cho chúng (Empty đối với mảng Variant, 0 cho mảng số, chuỗi rỗng cho mảng chuỗi, hoặc nothing cho mảng các đối tượng). Cách này tiện lợi khi ta muốn thêm dữ liệu mới hoặc muốn xoá bớt vùng nhớ. Đôi khi, ta muốn thay đổi kích cỡ của mảng mà không mất dữ liệu. Ta dùng ReDim với từ khoá Preserve. Ví dụ, mở rộng mảng thêm một phần tử và không mất dữ liệu: ReDim Preserve DynArray(UBound(DynArray)+1) Tuy nhiên chỉ có biên trên của chiều cuối cùng trong mảng được thay đổi khi ta dùng Preserve. Nếu thay đổi chiều khác, hoặc biên dưới của chiều cuối cùng VB sẽ báo lỗi. 5.4.5.11.3 Một số tính năng mở rộng của mảng Trang: 59 /260
- Visual Basic 6.0 Trịnh Khắc Thanh Không những gán mảng cho một mảng, ta còn tạo các hàm trả về mảng và các thuộc tính trả về mản. Trong nhiều trường hợp, những kỹ thuật này sẽ cải tiến đáng kể tốc độ xử lý chương trình Sao chép mảng Trong Visual Basic 5, để sao chép từ một mảng sang một mảng khác, ta phải dung vòng lặp For Each quét qua mảng nguồn, rồi tuần tự ReDim lại mảng đích để copy từng phần tử. Tuy nhiên cách này chỉ áp ụng cho mảng Dynamic mà thôi. Khi gán biến, có một số quy luật mà ta cần nhớ. Ví dụ: Ta có thể gán một giá trị kiểu Integer vào biến long, không vấn đề nhưng gán Long cho Integer sẽ gây lỗi tràn. Ngoài quy luật về kiểu dữ liệu, việc gán mảng cũng có những quy luật liên quan đên số chiều, kích thước của chiều và laọi mảng gì (mảng có chiều dài cố định hay mảng động) Gán mảng với chiều và kiểu dữ liệu khác nhau có thể không thành công, do những nguyên nhân sau: • Mảng bên trái dấu gán(=) là mảng chiều dài cố định hay mảng động • Số chiều của mảng bên trái có đồng nhất với số chiều của mảng bên phải không • Số phần tử trên mỗi chiều của mỗi bên có tương thích không. Chiều có thể tương thích thậm chí khi khai báo khác nhau, ví dụ như một mảng bắt đầu từ số 0 trong khi mảng kia bắt đầu từ số 1 miên là chúng có cùng số phần tử Kiểu dữ liệu cảu các phần tử mỗi bên phải tương thích. 5.5 Hàm và thủ tục - Chia nhỏ chương trình thành nhiều phần logic, giúp gỡ rối dễ dàng. - Thủ tục có thể được sử dụng lại trong một ứng dụng khác. Các loại thủ tục a. Thủ tục không trả về giá trị [Private | Public | Static] Sub (Tham số) Các dòng lệnh End sub b. Hàm luôn trả về giá trị: [Private | Public | Static] Function (Tham số) [As ] Các dòng lệnh End Function Trong trường hợp không khai báo As , mặc định, VB hiểu là kiểu variant c. Thủ tục thuộc tính Có thể trả về và gán giá trị, hay đặt tham chiếu đến đối tượng. Xem thủ tục trong modul hiện hành Trong cửa sổ code, chọn Genaral trong hộp Object, và chọn tên thủ tục trong hộp Procedure. Để xem thủ tục xử lý sự kiện chọn tên đối tượng từ hộp Object trong cửa sổ code, sau đó chọn tên sự kiện trong hộp procedure Thoát khỏi thủ tục / hàm Exit sub dùng để thoát khỏi thủ tục, Exit Function dùng để thoát khỏi hàm. Trang: 60 /260