Bài giảng về khoa học lãnh đạo - PGS TS Nguyễn Bá Dương

ppt 151 trang phuongnguyen 4540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng về khoa học lãnh đạo - PGS TS Nguyễn Bá Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ve_khoa_hoc_lanh_dao_pgs_ts_nguyen_ba_duong.ppt

Nội dung text: Bài giảng về khoa học lãnh đạo - PGS TS Nguyễn Bá Dương

  1. Học viện Chính trị - Hành chính khu vực 1 Bài giảng về khoa học lãnh đạo. Biên soạn và trình bày PGS TS Nguyễn Bá Dương Giảng viên cao cấp Hà Nội 9/2010
  2. Môi trường thay đổi KHỦNG BỐ Cúm gà SARS
  3. • Toàn cầu hoá • Vai trò của chính phủ • Hiểu và vận dụng khoa học lãnh đạo
  4. • Mở rộng môi trường lãnh đạo. • Gia tăng tính phức tạp • Đặt ra yêu cầu hiểu biết và kỹ năng vận dụng vào thực tế lãnh đạo. • Ở Việt Nam trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đang là nhu cầu cấp bách. • (Mỹ những năm 70, Trung Quốc năm 80, các nước đang phát triển ). • Trong cải cách hành chính: – Thay đổi quan điểm quản lý hành chính: Quan liêu → hợp tác, từ quân chế → phục vụ. – Thay đổi chức năng công cộng. – Gia tăng tính phức tạp khi ra quyết sách.
  5. CÁC CHUYÊN ĐỀ 1. Lý luận lónh đạo, quản lý và đặc chưng cơ bản của LĐ, QL 2. Phẩm chất và phong cách người LĐ,QL 3. Phương pháp và nghệ thuật lónh đạo 4. Giao tiếp và kỹ năng ứng xử của người lãnh đạo, quản lý
  6. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY, HỌC TẬP • Trình bày nêu vấn đề khái quát. • Tăng cường trao đổi: học viên là nhà nghiên cứu. • Sử dụng phương tiện kĩ thuật, một số tình huống, trắc nghiệm hỗ trợ.
  7. Tài liệu tham khảo 1. Tinh hoa quản lý. NXB lao động, H, 2000. sách dịch. 2. Người lãnh đạo và cấp dưới. NXB – GD,H,1997,sách dịch 3. Các kĩ năng quản lý hiệu quả. Harvard. NXB.TH.HCM,2006. Sách dịch 4. Hành chính công và quản lý hiệu quả chính phủ. NXB-LĐXH,2005. Sách dịch 5. A.V.Bưcốp. Những phẩm chất nhân cách của người lãnh đạo và hiệu quả hoạt động. NXB GD, M, 2001. Tiếng Nga. 6. Vương Lạc Phu và Tưởng Nguyệt Thần. Khao học lãnh đạo hiện đại. NXB CTQG, H, 2000. Sách dịch. 7. V.G.Aphanaxep, G.K.Popốp: Lao động của người lãnh đạo. NXB LĐ, H, 1980. sách dịch. 8. Trần Thành. Để trở thành nhà lãnh đạo giỏi. NXB VHTT, H,2003, sách dịch. 9. PGS.TS Nguyễn Bá Dương chủ biên. Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo. NXB CTQG. H. 1999 10. PGS.TS Nguyễn Bá Dương chủ biên. Những vấn đề cơ bản của khoa học tổ chức. NXB CTQG, H, 2004. 11. PGS,TS Nguyễn Bá Dương. Lý thuyết lãnh đạo và các kĩ năng lãnh đạo. Tài liệu tập huấn. Hợp phần 1. Chương trình BSPS. Hà Tây, 2008. 12. Nguyễn Văn Thắng – Vũ Văn Tuấn, Tài liệu tập huấn “lãnh đạo sự thay đổi”. HV CT- HC QG HCM, H, 2008. 13. Richard Winter. Tài liệu hội thảo “phát triển, lãnh đạo và quản lý”. HV CT- HC QG HCM, H, 2007. 14. Linda Hort. Lãnh đạo và quản lý trong môi trường học thuật. tài liệu tập huấn. HVCT – HC QG HCM, H, 2008. 15. Joni. Tài liệu tập huấn “ kĩ năng lãnh đạo” .Singapore.1/2009. 16. Paul Hersev – K.B.Hard. Quản lý nguồn nhân lực. NXB CTQG, H, 1995.Sách dịch.
  8. CHUYÊN ĐỀ 1 Lý luận lãnh đạo, quản lý và đặc chưng cơ bản của LĐ, QL * Khái quát về sự hình thành và phát triển * Các lý thuyết về lãnh đạo * Phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý * Đặc trưng và cơ cấu hoạt động LĐ,QL
  9. I.Khái quát về sự hình thành và phát triển 1. Hoạt động lãnh đạo, quản lý có từ rất lâu trong lịch sử: • Xuất hiện khi có hoạt động chung của nhóm người • ë Ai Cập (3000 TCN – 1000 TCN) đã sử dụng người đứng đầu để xây dựng các kim tự tháp • Babylon (2700 TCN – 500 TCN) biết sử dụng luật và các chính sách để cai trị. • Hy Lạp (1000 TCN – 100 TCN) sử dụng các thể chế cai trị khác nhau cho các thành phố và các bang. • Trung Quốc (1500 TCN – 1300 TCN) đã biết xây dựng cấu trúc tổ chức lớn để cai trị xã hội. (Triều Âu – Thương đã bắt đầu có lịch sử thành văn). Nhà Chu thành lập 6 cơ quan: Thiên, Địa, Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đến Tùy, Đường sửa thành 6 bộ: bộ lại, bộ hộ, bộ lễ, bộ binh, bộ hình, bộ công. • Việt Nam (300 – 179 TCN). Nước Văn Lang ( thời đại Hùng Vương), Âu Lạc (An Dương Vương) đã có thể chế, chính sách để tập hợp lực lượng trong chiến tranh giữ nước.
  10. 2. Sự phát triển khoa học lãnh đạo ở các nước - Ở Mỹ từ những năm 70 đã đưa vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. - Nhật, Ạnh, Pháp cũng sớm chú trọng phát triển và ứng dụng. - Trung Quốc : 1981 đã nêu khái niệm khoa học lãnh đạo. Tháng 10/1982 Ban chấp hành TW Đảng đã coi là một bộ môn cơ bản về nghiệp vụ mà cán bộ lãnh đạo, quản lý phải học tập ở hệ thống trường Đảng TW. Từ 1984 đến nay xây dựng khoa, bộ môn. - Úc, Singapore và nhiều nước khác chú trọng phát triển chuyên ngành này. (lãnh đạo kiểu Úc). - Việt Nam: từ 2000 mới chú trọng nghiên cứu; đến nay vẫn chưa thành môn học trong hệ thống Học viện CT- HC quốc gia Hồ Chí Minh.
  11. II. Các lý thuyết về lãnh đạo. 1. Lý thuyết về quyền lực và sự ảnh hưởng. • Quan niệm : lãnh đạo là quyền lực , là sự ảnh hưởng giữa con người với con người (thuyết chính danh Khổng Tử) • Người lãnh đạo có nhiều quyền: - Quyền lực vị trí: quyền hạn chính thức, sự kiểm soát các nguồn lực, kiểm soát khen thưởng- kỷ luật; kiểm soát thông tin, kiểm soát môi trường(tổ chức) - Quyền lực cá nhân (uy tín) :đạo đức, tài năng chuyên môn, sự thân thiện và đồng cảm; sự hấp dẫn, lôi cuốn. - Quyền lực chính trị: kiểm soát việc ra quyết sách, sự liên minh , hợp tác, kết nạp ( tuyển dụng), thể chế hóa.
  12. • Những kết quả của ảnh hưởng từ quyền lực. – Sự tích cực nhiệt tình tham gia. – Sự tuân thủ ,phục tùng – Sự kháng cự chống đối
  13. • Các chiến lược ảnh hưởng( French và Raven(1959), Smith ) - Chiến lược thân thiện: làm cho mọi người coi mình là người tốt, thân thiện. - Chiến lược trao đổi: (có đi có lại, cả hai cùng có lợi) - Chiến lược đưa ra lý do: đưa ra thông tin, dữ liệu, chứng cứ - Chiến lược quyết đoán: dựa vào trách nhiệm, qui chế và cam kết - Chiến lược tham khảo cấp trên: sử dụng thứ bậc của cấu trúc quyền lực. - Chiến lược liên minh: sử dụng người khác hỗ trợ mình - Chiến lược trừng phạt: rút bỏ đặc quyền, ưu đãi, cơ hội, thậm chí cả nói xấu sau lưng.
  14. 2. Lý thuyết phẩm chất (tố chất) • Quan niệm truyền thống: Làm quan tức là làm chính trị, là nghề đặc biệt nên đòi hỏi người làm quan cũng phải có những phẩm chất đặc biệt. - Phải có nhân, lễ, trí, tín, dũng (Khổng Tử) - Đề cao liêm khiết và tài năng ở người làm quan. • Quan điểm hiện đại: sự thành công hay thất bại có liên quan đến những phẩm chất và năng lực của người lãnh đạo. • Xuất hiện hàng nghìn công trình nghiên cứu về phẩm chất người LĐ,QL (Tổng kết của Stogdi • Muốn lãnh đạo thành công phải có các kỹ năng đáp ứng. Ngày nay cần chú ý đến những kỹ năng hiện đại.
  15. Hai hình nào đi cùng được với nhau và tại sao?
  16. • Các phẩm chất lãnh đạo bằng uy tín. - Tầm nhìn xa trông rộng. - Ý thức tự vươn lên - Tự tin ,quyết đoán, có độ tin cậy cao về đạo đức. - Khả năng giảm thiểu xung đột nội bộ - Kỹ năng giao tiếp - Kỹ năng khơi nguồn tin tưởng - Có tiềm lực lơn trong hành động - Biết trao quyền đúng cho người khác - Chấp nhận rủi ro, khó khăn - Cơ sở quyền lực dựa trên quan hệ - Am hiểu con người và sử dụng con người
  17. Suy nghĩ ? 1. Những điều kiêng kỵ nên tránh ở người lãnh đạo? Nêu ra 3-5 điều. 2. Ưu điểm và hạn chế của lý thuyết phẩm chất?
  18. Những điều kiêng kỵ đối với người lãnh đạo • Nhu nhược thiếu tự tin. • Nóng nảy, thúc ép cấp dưới. • Bụng dạ hẹp hòi, thành kiến, cố chấp. • Sáng ra lệnh, chiều rút lệnh. • Làm sai vai trò, hay bao biện. • Thủ cựu, dậm chân tại chỗ. • Làm theo cảm tính, bắt trước, giáo điều. Coi mình là nhất, xem thường mọi người • Nói không đi đôi với làm, không giữ đúng chữ tín. • Tham danh, hám lợi.
  19. 3. Lý thuyết tình huống (các mô hình tình huống) • Quan điểm: sự thành công của người lãnh đạo phụ thuộc vào hành vi của người lãnh đạo với tình huống cụ thể. • H.Blanchard mô tả theo sơ đồ: Khả năng thay đổi •Đặc điểm cá nhân người lãnh đạo •Nhân viên và nhóm •Tổ chức •Các nhiềm vụ Hành vi của nhà lãnh đạo?
  20. 4. Cách tiếp cận theo phong cách (các mô hình hành vi) • Quan điểm: mô tả các mẫu hành vi mà người lãnh đạo sử dụng trong giải quyết nhiệm vụ để dẫn đến thành công. • Mô hình lựa chọn hành vi • Hành vi chú trọng hiệu quả công việc hay con người
  21. 5. Cách tiếp cận theo định hướng mục tiêu (lý thuyết định hướng mục tiêu): • Quan điểm: hành vi nào của người lãnh đả ảnh hưởng có hiệu quả đến sự thỏa mãn và thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới • Coi động viên cấp dưới là con đường lãnh đạo có hiệu quả • Gắn phần thưởng với việc đạt mục đích của cấp dưới • Giải thích rõ cách thức đạt được các mục tiêu và phần thưởng
  22. Mô hình lãnh đạo định hướng mục tiêu Các tình huống của môi trường Các hành vi lãnh đạo Hiệu quả lãnh đạo - Chỉ dẫn - Động cơ của nhân viên - Hỗ trợ - Sự hài lòng của họ - Cùng tham gia - Sự chấp nhận của lãnh - Định hướng thành quả đạo Các tình huống của nhân viên
  23. 6. Lý thuyết lãnh đạo sự thay đổi • Xuất hiện vào đầu thập kỉ 90 do J.Kotter, K.B Everard, D.N Foo Seong và một số người khác xây dựng. • Quan điểm: môi trường lãnh đạo thay đổi đòi hỏi người lãnh đạo phải có khả năng thích ứng và có năng lực lãnh đạo sự thay đổi. • Lý thuyết lãnh đạo sự thay đổi kết hợp từ: - Trường phái phân tích - Trường phái học tập - Trường phái quyền lực
  24. 6.1. Quan điểm về sự thay đổi • Khái niệm thay đổi. Thay đổi là quá trình vận động do ảnh hưởng, tác động qua lại của sự vật, hiện tượng; là thuộc tính chung của bất kỳ sự vật, hiện tượng nào. • Theo các nhà nghiên cứu của Singapore thay đổi được hiểu ở các mức độ sau: - Sự cải tiến: Là sự tăng lên hay giảm đi những yếu tố nào đó của sự vật để cho phù hợp hơn; không phải là sự thay đổi về bản chất.
  25. 6.1. Quan điểm về sự thay đổi - Đổi mới: Là thay cái cũ bằng cái mới; làm nảy sinh sự vật mới; còn được hiểu là cách tân, là sự thay đổi về bản chất của sự vật, hiện tượng. - Cải cách: Là vứt bỏ cái cũ, bất hợp lý của sự vật và tạo nên cái mới để phù hợp với tình hình khách quan, là sự thay đổi về bản chất, song toàn diện và triệt để hơn đổi mới. - Cách mạng: Là sự thay đổi trọng đại, biến đổi tận gốc; là sự thay đổi căn bản
  26. 6.2. Các trường phái lý thuyết + Trường phái phân tích nhấn mạnh tới khả năng phân tích lôgic, hoạch định kế hoạch và thực hiện quá trình thay đổi. - Lãnh đạo sự thay đổi là quá trình phân tích môi trường và nội bộ tổ chức, xây dựng mục tiêu tương lai, kế hoạch thay đổi cụ thể và thực hiện kế hoạch đó. - Lãnh đạo quá trình thay đổi là sự kết hợp giữa tư duy chiến lược, kỹ năng hoạch định và thực thi kế hoạch - Để lãnh đạo, quản lý thành công đòi hỏi phải có ký năng phân tích tổng thể và xây dựng tầm nhìn phù hợp, khả năng hoạch định và thực thi kế hoạch
  27. + Trường phái học tập nhấn mạnh đến vai trò của việc học để thay đổi tư duy, hành vi, chân giá trị. - Để lãnh đạo và quản lý thành công đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải có năng lực tổ chức, khuyến khích cán bộ, nhân viên. - Quá trình học phải chú trọng phương pháp học tập và chất lượng học tập. + Trường phái quyền lực. - Lãnh đạo sự thay đổi là quá trình đàm phán, đấu tranh giữa các lực lượng. - Muốn thay đổi thành công cần có quyền lực - Người lãnh đạo phải có khả năng đàm phán, thương lượng, điều hoà lợi ích và khuyến khích sự tham gia.
  28. 6.3. Các thành tố tạo nên sự thay đổi + Để lãnh đạo và quản lý sự thay đổi thành công cần tạo ra sự thay đổi đồng bộ của 5 thành tố sau: - Tầm nhìn - Kỹ năng - Động viên - Nguồn lực - Kế hoạch + Thiếu tầm nhìn dẫn đến nhầm lẫn. Thiếu ký năng dẫn đến sự lo lắng. Thiếu động viên dẫn đến sự chống lại. Thiếu nguồn lực dẫn đến thất bại. Thiếu kế hoạch dẫn đến rối loạn
  29. Phân tích tình huống ra quyết định thay đổi sản phẩm chiến lược của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ (2002) của giám đốc Ngô Xuân Vui. a) Bối cảnh – Bước vào năm 2000, nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ ở Thái Nguyên cũng như nhiều nhà máy giấy khác, sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn do công nghệ cũ, trình độ nguồn nhân lực thấp. Sản phẩm giấy viết làm ra chất lượng thấp, giá thành cao nên không bán được, đời sống cán bộ, công nhân gặp nhiều khó khăn. – Sản phẩm của nhà máy giấy Bãi Bằng (Thụy Điển giúp) cũng không cạnh tranh được trong thị trường trong nước với giấy nhập từ Thái Lan, Indonesia mặc dù đã chịu thuế về cả chất lượng và giá thành. – Thời gian áp dụng mở cửa hàng rào thuế quan giữa các nước trong khu vực (APTA) trong đó có mặt hàng giấy viết khi nhập vào Việt Nam đã sắp hết hạn. – Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ lúc đó đứng trước bờ vực thẳm – đây là nhà máy có tiền thân là nhà máy phục vụ kháng chiến chống Pháp, đã 2 lần được tuyên dương đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang. Tình trạng trên đã buộc giám đốc Ngô Xuân Vui cùng ban lãnh đạo nhà máy phải suy nghĩ, tìm hướng tháo gỡ.
  30. b) Xác định tầm nhìn và kế hoạch thực hiện Qua việc phân tích thực trạng nhà máy và phân tích thông tin có được ở trong và ngoài nước, giám đốc nhà máy đã xác định có ít nhất 2 phương án tháo gỡ bế tắc: + Phương án 1: Tìm các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành trên cơ sở đổi mới cơ cấu tổ chức, phát huy sáng kiến, tính tích cực lao động của công nhân, động viên mọi người đồng kham chịu khổ cùng nhau khắc phục khó khăn để duy trì sự tồn tại của nhà máy, nâng dần đời sống cán bộ, công nhân. + Phương án 2: Thay đổi có tính cách mạng về sản phẩm. Cũng làm giấy song không phải giấy viết mà làm giấy bao bì xi măng (phương án này do giám đốc Ngô Xuân Vui đề xuất sau khi nghiên cứu kỹ thị trường trong nước). Phương án này có khó khăn: - Tiền đầu tư mua công nghệ thiếu. - Công nghệ mới buộc phải đào tạo lại đội ngũ nhân lực. - Nguyên liệu sản xuất ở Thái Nguyên chỉ đáp ứng 50%. - Công nghệ cũ giải quyết như thế nào. - Liệu Tổng công ty giấy Việt Nam và tỉnh ủy Thái Nguyên có ủng hộ không?
  31. Sau khi thăm dò ý kiến cán bộ, công nhân, đặc biệt là trao đổi, thảo luận trong Ban Giám Đốc, hai phương án trên cho thấy đa số ủng hộ phương án 1. Song với vai trò là giám đốc, đồng chí Ngô Xuân Vui vẫn quyết định chọn phương án 2 – phương án có tính cách mạng. Từ tình huống trên các đồng chí hãy làm rõ: - Cơ sở đề xuất của hai phương án trên? - Nếu là giám đốc nhà máy đồng chí có chọn phương án theo đồng chí Vui hay không, vì sao? - Hãy giúp đồng chí Ngô Xuân Vui xây dựng mục tiêu, kế hoạch tổ chức thực hiện theo phương án 2.
  32. Những nhận xét cơ bản • Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi là một quá trình phức tạp đòi hỏi phải kết hợp nhiều lý thuyết. • Để xác định tầm nhìn đúng đắn và xây dựng kế hoạch thực hiện phải có khả năng tu duy, phân tích thông tin một cách toàn cục. • Muốn lãnh đạo sự thay đổi thành công phải có tri thức, có kỹ năng phát hiện, phân loại, lựa chọn vấn đề, xây dựng các phương án và thông qua quyết định, kỹ năng tổ chức, kiểm tra việc thực hiện quyết định, kỹ năng động viên. • Lãnh đạo sự thay đổi là một quá trình diễn ra nhiều bước kế tiếp nhau. • Hiệu quả của việc lãnh đạo và quản lý sự thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan: tính nhạy bén, trực giác, quyết đoán và nhiều yếu tố khách quan. Đặc biệt là phải tạo ra được sự thay đổi đồng bộ của các nhân tố: Tầm nhìn, kế hoạch, kỹ năng, nguồn lực và động viên?
  33. Mô hình KOTTER(Quy trình LĐ sự thay đổi) Sư cấp thiết Nhóm cơ yếu Hiểu biết Tầm nhìn Truyền đạt Ủng hộ về chính trị Trao quyền Thành công nhỏ Cam kết thay đổi Tiếp tục thay đổi Thể chế hóa PGS.TS Nguyễn Bá Dương 33
  34. Những nguyên nhân dẫn đến thất bại • Thiếu sự cam kết của mọi người • Thiếu sự truyền đạt thường xuyên, cụ thể • Thiếu sự kiên nhẫn • Thiếu sự đồng tình • Thiếu kiến thức, kỹ năng, thái độ
  35. III. Phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý 1. Các định nghĩa về quản lý. Cho đến nay cũng có nhiều định nghĩa: • Quản lý là “ biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng, họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” ( F.Taylor). • Quản lý là “việc thực hiện các mục đích của tổ chức một cách hiệu quả và đạt hiệu xuất tốt, thông qua việc lập kế hoạch,tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức” (Daft, 2000). • Quản lý là “quá trình tập hợp và sử dụng các nhóm nguồn lực theo định hướng mục tiêu để thực hiện các nhiệm vụ trong bối cảnh tổ chức” (Hitt, 2007). • Quản lý là việc hiện thực hóa các mục tiêu của tổ chức theo cách có hiệu quả và hiệu xuất cao, thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, lánh đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức”( Richard Winter, 2007) Định nghĩa này bao quát được nội dung các định nghĩa khác về quản lý, nó chỉ rõ được quy trình hành động trong quản lý- quy trình quản lý
  36. 2.Các định nghĩa về lãnh đạo . • Việc làm rõ khái niệm lãnh đạo là cần thiết trong khoa học lãnh đạo, mặt khác cũng nhằm phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý. • Cho đến nay cũng có nhiều định nghĩa về lãnh đạo: • Lãnh đạo là sự ảnh hưởng mang tính tương tác, được thực hiện trong một tình huống, được chỉ đạo thông qua quá trình hợp tác (Tannen Bacom, Wéchler, Masarik,1961) • Lãnh đạo là sự khởi xướng và duy trì cấu trúc trong sự mong đợi và sự tương tác (Katz Kahn, 1978) • Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng tới những hoạt động của nhóm có tổ chức để đạt được mục tiêu (Rauch và Behling, 1984) • Lãnh đạo là một quá trình tác động xã hội, theo đó một cá nhân dẫn dắt các thành viên của nhóm hướng đến một mục tiêu nào đó. (Bryman, 1986) • Lãnh đạo là khả năng khởi nguồn tin tưởng và hỗ trợ con người nhằm đạt tới các mục tiêu của tổ chức (Durbin, 2006)
  37. • Lãnh đạo là nghệ thuật huy động người khác khiến cho họ muốn đấu tranh vì những khát vọng chung (Kouzes và Posner, 2000) • Lãnh đạo là quá trình tác động của người lãnh đạo và người được lãnh đạo nhằm đạt tới các mục tiêu của tổ chức thông qua sự thay đổi. (Lussier và Achua, 2001) • Lãnh đạo là một mối quan hệ tác động giữa người lãnh đạo và người được lãnh đạo- những người thực sự muốn thay đổi vì các mục tiêu chung (Rost, 1994) (2) • Rõ ràng những định nghĩa về lãnh đạo dẫn ra ở trên đều có sự khác biệt, song cái chung trong các định nghĩa là: • Chỉ ra sự khác biệt giữa người lãnh đạo và người dưới quyền • Bao hàm sự tương tác giữa hai hay nhiều người • Là quá trình ảnh hưởng có mục đích đến người dưới quyền • Là quá trình thích ứng với sự thay đổi (J.Kotter,1990)
  38. Phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý STT Tiêu chí Quản lý Lãnh đạo 1 Đối tượng Đồ vật,động vật,con người Con người 2 Tầng bậc Quản lý xuất hiện ở tầng thấp Lãnh đạo ở tầng trung và tầng cao 3 Quan điểm Ngắn hạn, tập trung vào hiện tại Dài hạn, tập trung vào tương lai 4 Sự tập chung Tập trung vào công việc Tập trung vào con người, nhóm 5 Qui tắc Tuân thủ, biến nó thành hiện thực Phá cái cũ,hướng vào sự thay đổi 6 Xung đột Tránh xung đột để ổn định Biết sử dụng sự xung đột 7 Phương pháp Kiểm soát Truyền cảm hứng và khích lệ 8 Tham vọng Kiểm soát công việc, con người,điều Say mê,đưa ra tầm nhìn mới, viễn cảnh mới hành hoạt động theo mục đích đề ra 9 Chỉ dẫn Cứ đi trên con đường đã có Đưa ra con đường đi mới 10 Cái có Có cấp dưới (thuộc cấp) Có nhân viên tôn thờ, tin theo 11 Quỳên lực Có quyền lực tổ chức giao cho Có quyền lực chức vụ và quyền lực cá nhân (uy tín) 12 Cái để theo đuổi Các mục tiêu cụ thể Theo đuổi tầm nhìn, viễn cảnh tương lai 13 Sự chú ý Chú ý vào chi tiết Chú ý vào bức tranh lớn 14 Cấp độ Quản lý nhấn mạnh tính khoa học Lãnh đạo nhấn mạnh tính nghệ thuật 15 Quan hệ Mối quan hệ quyền lực (thẩm quyền) Mối quan hệ tác động
  39. 3. Người lãnh đạo và các quy tắc lãnh đạo 3.1. Người lãnh đạo là ai? Thuật ngữ Leader (tiếng Anh), Lider (tiếng Nga) có nghĩa là người đứng đầu, người lãnh đạo với nội hàm sau: – Là một thành viên của nhóm mà người đó có quyền quyết định khi nhóm cần giải quyết những tình huống nảy sinh trong hoạt động chung – Là một cá nhân có năng lực giữ vai trò trung tâm trong hoạt động chung và trong các mối quan hệ liên nhân cách của tổ chức đó
  40. • Khái niệm về người lãnh đạo Người lãnh đạo là chủ thể ra quyết sách mà quyền lực chức vụ của người đó được hiến pháp và pháp luật quy định kết hợp với những yếu tố phi quyền lực để chi huy, tác động, ảnh hưởng đến cấp dưới nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
  41. • Khái niệm người lãnh đạo khác với khái niệm “ Sếp” – Sếp dùng quyền lực vị trí bắt cấp dưới phải làm theo ý mình – Người lãnh đạo là người mà cấp dưới thừa nhận, người ta tự giác làm theo yêu cầu của người lãnh đạo – Đặc trưng cơ bản của người lãnh đạo là thay đổi
  42. 3.2. Những điểm cơ bản cần có của người lãnh đạo -Thể hiện: + Phải là người chuyên nghiệp + Có đủ phẩm chất năng lực đáp ứng -Hiểu biết + Hiểu biết 4 nhân tố của lãnh đạo: nhân viên, người lãnh đạo, sự giao tiếp, hoàn cảnh. + Hiểu biết bản thân + Biết công việc của mình + Hiểu bản chất con người + Hiểu về tổ chức của mình -Thực hiện: + Biết đưa ra chỉ dẫn + Thực hiện các công việc phải làm + Thực hiện khích lệ nhân viên
  43. 3.3. Vai trò của lãnh đạo – Vai trò dẫn đường – Vai trò chỉ huy – Vai trò đôn đốc, khích lệ, kiểm tra – Vai trò hợp đồng,liên kết – Vai trò phục vụ- lãnh đạo là phục vụ
  44. 3.4. Các quy tắc lãnh đạo – Người lãnh đạo phải biết về chính mình- không ngừng hoàn thiện – Lãnh đạo phải thông thạo chuyên môn ,nghề nghiệp – Phải theo đuổi và nhận trách nhiệm về hành vi – Lãnh đạo phải đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời – Phải là một tấm gương tốt – Phải hiểu biết người khác, quan tâm đến lợi ích của người khác – Đảm bảo duy trì thông tin cho cấp dưới – Đảm bảo công việc đôn đốc , giám sát và được thực hiện bởi người khác – Xây dựng, hình thành tinh thần trách nhiệm của cấp dưới – Tự nhận thức được tình trạng của tổ quốc – Lãnh đạo phải biết phát huy toàn bộ các nguồn lực của tổ chức
  45. IV. Đặc trưng, cơ cấu hoạt động lãnh đạo 1. Những đặc trưng của hoạt động lãnh đạo • Là hoạt động có tính tổng hợp và đặc thù – Tính tổng hợp thể hiện ở mục tiêu – Tính đặc thù thể hiện ở tính chuyên nghiệp, giá trị xã hội, trách nhiệm xã hội cuả nghề • Là hoạt động có tính gián tiếp • Là hệ thống mở, phức tạp • Có tính quyền uy • Tính sáng tạo và nghệ thuật • Tính kinh nghiệm, tính linh hoạt.
  46. 2. Cơ cấu hoạt động lãnh đạo • Chia thành 3 khâu: hoạt động nhận thức, ra quyết sách và tổ chức thực hiện • 3 khâu trên cũng là 3 đơn vị kinh nghiệm của hoạt động lãnh đạo • Không nhất thiết phải diễn ra thứ tự
  47. CHUYÊN ĐỀ 2 Phẩm chất và phong cách người lãnh đạo • Luận ngữ: Làm chính trị phải lấy tu thân làm gốc. • Hồ Chí Minh: người lãnh đạo phải tu dưỡng cả Đức lẫn Tài, Đức là gốc.
  48. Nội dung chính • Tầm quan trọng của việc rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất. • Những nội dung cơ bản của rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất. • Phong cách và những con đường xây dựng phong cách lãnh đạo.
  49. I. Tầm quan trọng của việc rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất. 1. Là nhu cầu khách quan của người lãnh đạo để tự hoàn thiện mình. 2. Phẩm chất (nhân cách) là tiền đề để hành nghề tốt. 3. Đảm bảo hoạt động của người lãnh đạo có hiệu quả. 4. Là cơ sở để nâng cao trình độ chuyên môn, nghệ thuật lãnh đạo. 5. Nhằm có đủ phẩm chất hội nhập quốc tế.
  50. II. Những nội dung cơ bản của rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất. 1. Khái niệm phẩm chất (tố chất) • Phẩm chất là khái niệm chỉ tính chất và đặc điểm vốn có của sự vật • Phẩm chất của người lãnh đạo là những đặc trưng sinh học, là sự tổng hòa những đặc điểm, thuộc tính tâm lý ổn định quy định những giá trị xã hội và hành vi xã hội của người lãnh đạo. • Khái niệm phẩm chất (tố chất) được dùng tương đương với khái niệm nhân cách.
  51. 2. Những nội dung cơ bản cần rèn luyện tu dưỡng 2.1 Rèn luyện, tu dưỡng những phẩm chất chính trị-tư tưởng – Phương hướng chính trị kiên định đúng đắn – Có tư duy chính trị – Hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ Quốc 2.2 Rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất tâm lý – Tôn trọng, yêu thương con người. – Coi trọng lòng tự trọng. – Ý chí kiên định, vững chắc – Dám quyết, dám chịu trách nhiệm – Tế nhị, hài hước – Tính cách
  52. 2.3 Rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất tri thức – Học tập và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh – Có tri thức văn hóa khoa học rộng – Tri thức chuyên môn và tri thức về lãnh đạo → Trí tuệ phát triển. 2.4 Rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng - Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư - Luôn lấy sự nghiệp chung, lợi ích chung làm trọng
  53. 2.5 Rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất năng lực • Năng lực đổi mới tư duy • Năng lực sáng tạo: – Tài quan sát – Tài dự báo, dự kiến – Tài quyết đoán – Tài thúc đẩy, ảnh hưởng – Tài ứng biến – Tài hiểu người, dùng người – Tài phân biệt, lựa chọn
  54. • Năng lực tổng hợp – Năng lực thông tin – Năng lực phân tích, tổng hợp tri thức – Năng lực điều hòa lợi ích – Năng lực thiết kế, đổi mới tổ chức • Các kĩ năng lãnh đạo cơ bản – Kĩ năng dự báo – Kĩ năng ra quyết sách – Kĩ năng giải quyết vấn đề – Kĩ năng giao tiếp
  55. Trao đổi 1. Theo đồng chí cách tiếp cận: lãnh đạo là tổ hợp những phẩm chất có những ưu điểm hạn chế gì? 2. Khả năng ứng dụng lý thuyết lãnh đạo sự thay đổi vào thực tiễn Việt Nam và những yêu cầu đặt ra về phẩm chất và năng lực đối với người lãnh đạo? 55
  56. III. Phong cách và những con đường xây dựng phong cách lãnh đạo. 1. Một số quan niệm về phong cách lãnh đạo • V.G.Apha-na-xép, V.N.Li-xi-sưn, G.K.Pô-pốp: coi phong cách lãnh đạo chính là tác phong lãnh đạo. Tác phong lãnh đạo là biểu hiện cụ thể của phong cách lãnh đạo trong giải quyết công việc song nó mang đậm dấu ấn cá nhân chứ chưa phản ánh được thể chế, môi trường lánh đạo. Phong cách lãnh đạo có tính lịch sử - xã hội rộng hơn. • A.L.Dzuravlev, A.M.Omarov: phong cách lãnh đạo là một hệ thống những biện pháp, phương pháp tác động của người lãnh đạo tới tập thể nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác lãnh đạo. Quan niệm này mới chỉ ra được tính quy luật, đặc điểm, phạm vi của hoạt động cụ thể chứ chưa đề cập đến “ trang phục tư duy”, dấu ấn tính cách và đặc điểm tập thể mà người đó đứng đầu khi lựa chọn phong cách lãnh đạo.
  57. • Dominique Chalvin: phong cách lãnh đạo là kết quả của mối tác động qua lại giữa cá tính và môi trường. • Các nhà nghiên cứu của trường đại học Ohio, Michigân như R.Likert, R.Blake lại cho: phong cách lãnh đạo là một mẫu hành vi mà người lãnh đạo tiến hành khi giải quyết nhiệm vụ được giao theo hướng quan tâm đến công việc hay quan tâm đến con người hay mức độ tin cậy của người lãnh đạo đối với người dưới quyền. • R.A.Belosôva, A.Z.Seleznheva cho rằng phong cách lãnh đạo là tổ hợp những đặc điểm và phương pháp đặc trưng để giải quyết nhiệm vụ. Các tác giả này khẳng định ngoài phong cách cá nhân còn có phong cách lãnh đạo chung – phong cách Lêninnít.
  58. Quan điểm cá nhân • Trong công việc người lãnh đạo luôn có hướng “ưu tiên” khi lựa chọn mục tiêu, biện pháp, lề lối ứng xử khi thu thập thông tin, ra quyết sách hay giải quyết một vấn đề gì đó. • Sự định hướng “ưu tiên” đó được lặp đi lặp lại trở nên ổn định sẽ thành mẫu hành vi hay phong cách. • Sự phù hợp giữa phong cách của người lãnh đạo với các thành viên và tình huống cụ thể sẽ quyết định thành công của người lãnh đạo. → Nêu hiểu phong cách lãnh đạo theo hướng này
  59. Miền lựa chọn liên tục hành vi lãnh đạo (theo Yeow Boon.2007) Lãnh đạo là Trung tâm Người dưới quyền là trung tâm Sử dụng nguồn lực bởi người lãnh đạo Miền tự do của người dưới quyền Lãnh đạo Lãnh đạo Lãnh đạo Lãnh đạo Lãnh đạo Lãnh đạo Lãnh đạo ra quyết ra quyết trình bày ý đưa ra trình bày xác định cho phép định và định và tưởng, đề quyết vấn đề, giới hạn nhóm thông giải thích nghị cấp định dự đề nghị và yêu hoạt động báo cho cho cấp dưới đặt kiến góp ý và cầu nhóm trong giới cấp dưới dưới câu hỏi . ra quyết ra quyết hạn cho . . . . định định phép
  60. 2. Định nghĩa về phong cách lãnh đạo Phong cách lãnh đạo là mẫu (dạng) hành vi mà người lãnh đạo thể hiện khi thực hiện ảnh hưởng một cách nỗ lực đến những người khác theo nhận thức của họ. Chú ý: Sự tương đồng trong nhận thức của mọi người với nhận thức của người lãnh đạo phản ánh chân thực phong cánh của người lãnh đạo.
  61. Tóm lại • Phong cách lãnh đạo được coi là nhân tố quan trọng trong lãnh đạo, nó gắn liền với kiểu người lãnh đạo. • Phong cách lãnh đạo là mẫu hành vi mà người lãnh đạo lựa chọn khi tác động và ảnh hưởng đến người khác. • Thành công của người lãnh đạo chỉ có được khi có sự phù hợp giữa phong cách (mẫu hành vi) với những người khác và tình huống cụ thể. • Phong cách lãnh đạo tuy là của cá nhân song nó luôn gắn liền với tính lịch sử, giai cấp, hệ tư tưởng, giá trị đạo đức, tâm lý, truyền thống của cộng đồng dân tộc. • Trong xã hội Xã hội chủ nghĩa có tồn tại phong cách lãnh đạo chung – phong cách lãnh đạo của Đảng Cộng Sản (phong cách LêNinnít) xong nó không mâu thuẫn với phong cách lãnh đạo của cá nhân và chỉ có tính chất chỉ đạo, định hướng. • Không có phong cách lãnh đạo nào hoàn toàn tích cực hay tiêu cực hoặc thành công trong mọi tình huống. Phong cách lãnh đạo cũng có thê thay đổi.
  62. 3. Phân loại phong cách lãnh đạo • Từ những năm 30 thế kỷ xx. Kurt Lênin đã chia thành 3 loại : phong cách lãnh đạo độc đoán, phong cách lãnh đạo dân chủ, phong cách lãnh đạo tự do. • Các giáo sư đại học tổng hợp Ohio chia làm 4 loại: – phong cách lãnh đạo quan tâm đến công việc cao và con người thấp (S1). – Phong cách lãnh đạo quan tâm đến công việc cao và con người cao.(S2) – Phong cách lãnh đạo quan tâm đến công viẹc thấp và con ngừơi cao(S3) – Phong cách lãnh đạo quan tâm đến con ngừoi thấp và công việc thấp (S4) • RJ Hourse và T.R.Michell(1974) phân chia làm 4 loại: – phong cách lãnh đạo trực tiếp – phong cách lãnh đạo hỗ trợ – phong cách lãnh đạo tham gia – phong cách lãnh đạo theo kết quả đạt được
  63. Suy nghĩ cách phân loại của K.Lewin • Ưu điểm và hạn chế của từng lọai phong cách ? • Dòng thông tin của từng loại phong cách ?
  64. 4. Các dấu hiệu nhận biết phong cách ( theo B.F.Lomov) • Việc ngừoi lãnh đạo phân bố quyền lực trong quá trình lãnh đạo. • Những phương pháp lãnh đạo chủ yếu của người đó • Quá trình hình thành và thông qua quyết định, quyết sách • Cách thức người lãnh đạo tiếp xúc với người dưới quyền • Hiệu xuất làm việc của tập thể khi người lãnh đạo vắng mặt • Thái độ của lãnh đạo trước đề xuất hay phản ứng của quần chúng • Hướng ưu tiên công việc và con người • Tính nghiêm khắc của các yêu cầu do lãnh đạo đề ra • Tính độc lập tự chủ của cấp dưới • Thái độ của lãnh đạo đối với sáng kiến của cấp dưới • Thái độ nghiêm khắc của người lãnh đạo đối với bản thân
  65. 5. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CẦN CÓ Ở VIỆT NAM • Tác phong làm việc dân chủ • Tác phong làm việc khoa học • Tác phong làm việc hiệu quả, thiết thực • Tác phong đi sâu ,đi sát quần chúng. • Tác phong tôn trọng và lắng nghe quần chúng • Tác phong khiêm tốn, cầu thị • Tác phong làm việc năng động, sáng tạo • Tác phong gương mẫu, tiên phong
  66. 6. PHƯƠNG HƯỚNG RÈN LUYỆN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 6.1. Rèn luyện phong cách lãnh đạo Lêninnít. • Phong cách lãnh đạo Lêninnít là phong cách lãnh đạo của Đảng cộng sản cầm quyền • Những đặc điểm quan trọng nhất của phong cách lãnh đạo Lêninnít là: - Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn - Tính tư tưởng cao - Tính nguyên tắc Đảng - Mối liên hệ thường xuyên với quần chúng - Chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách - Tính thiết thực, hiệu quả - Thông thạo công việc
  67. 6.2. Khắc phục phong cách lãnh đạo quan liêu • Phong cách lãnh đạo quan liêu là phong cách tách rời quyền hành khỏi quyền lợi và nguyện vọng của tập thể; xem thường thực chất, sự việc; trốn tránh trách nhiệm; làm việc không theo nguyên tắc và những quy định của pháp luật; trút trách nhiệm và hậu quả xấu cho cấp trên hay cấp dưới; duy trì đẳng cấp, đặc quyền, đặc lợi.
  68. Những dấu hiệu biểu hiện của phong cách quan liêu( A.M.Omarov) - Khuynh hướng cứng nhắc, cơ cấu tổ chức nhiều tầng bậc. - Kéo dài, ngâm việc trong thực hiện nhiệm vụ, làm việc thiếu kế hoạch, tùy tiện, thụ động, trông chờ vào cấp trên. - Nhỏ nhặt, đố kỵ với người dưới quyền, can thiệp vô căn cứ vào công việc của họ - Đầu óc thủ cựu, giấy tờ phiền phức, nhũng nhiễu. - Thờ ơ với nhu cầu, kiến nghị của quần chúng - Thiếu hiểu biết quần chúng, xa rời thực tế
  69. 6.3 Tăng cường học tập,rèn luyện để nâng cao lập trường tư tương, chíng trị cho bản thân 6.4 Chú trọng rèn luyện những phẩm chất tâm lý- đạo đức của phong cách Lêninnít, đặc biệt là rèn luyện đạo đức cách mạng 6.5 Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao tầm nhìn, phát triển các năng lực, kỹ năng lãnh đạo cho cán bộ lãnh đạo, quản lý 6.6 Rèn luyện phương pháp lãnh đạo thông qua thực tiễn sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế.
  70. CHUYÊN ĐỀ 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO Biên soạn và giảng dạy PGS. TS Nguyễn Bá Dương Giảng viên cao cấp Tháng 1 năm 2010
  71. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH 1. Phương pháp lãnh đạo 2. Nghệ thuật lãnh đạo – Nghệ thuật cai trị truyền thống phương Đông. – Nghệ thuật lãnh đạo hiện đại.
  72. I. Phương pháp lãnh đạo 1.1. Phương pháp lãnh đạo. • Định nghĩa: Là trình tự, cách thức và biện pháp mà người lãnh đạo áp dụng để thực hiện chức trách lãnh đạo, phát huy vai trò lãnh đạo. • Đặc điểm của phương pháp lãnh đạo. - Tính mục đích (mục đích quyết định phương pháp) - Tính quy phạm (quy luật, nguyên tắc phải thuân theo) - Tính quyền biến (thay đổi theo môi trường, điều kiện) • Phân loại phương pháp lãnh đạo. - Phương pháp lãnh đạo cơ bản - Phương pháp lãnh đạo hàng ngày
  73. 1.2. PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO CƠ BẢN • Mọi phương pháp phải xuất phát từ thực tế. Hồ Chí Minh: Căn cứ vào điều kiện cụ thể, hoàn cảnh thực tế mà lựa chọn phương pháp lãnh đạo -> Sử lý công việc phải có lý trí; lý luận phải gắn với thực tế. • Phương pháp kết hợp lãnh đạo và quần chúng - Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng - Lãnh đạo phải dựa vào quần chúng, vì quần chúng - Quyết sách của lãnh đạo phải đại diện ý nguyện và lợi ích của nhân dân • Phương pháp điều tra nghiên cứu • Phương pháp phân tích hệ thống (phải có tầm nhìn xa, phải xuất phát từ tổng thể. Phân tích định lượng, định tính).
  74. 1.3. PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO HÀNG NGÀY • Phương pháp vận trú thời gian (chia công việc thành các loại, có ưu tiên) • Phương pháp chủ trì hội nghị. - Xác định mục đích, làm tốt công tác chuẩn bị. - Sắp xếp chương trình nghị sự, những vấn đề cần làm. - Có kỹ năng ngôn ngữ, tập trung vào vấn đề chính, khơi gợi sự nhiệt tình, tư duy của người khác. - Biết phá vỡ tình trạng im lặng, khéo léo kết thúc tranh chấp, cãi vã. - Nắm vững thời gian để điều khiển hội nghị. - Có khái quát, kết luận hay nghị quyết chung. - Tiếp thu những ý kiến, thông tin, sáng kiến có giá trị và kịp thời phát hiện nhân tài, bồ dưỡng và sử dụng nhân tài. • Phương pháp sử lý công văn • Phương pháp tư vấn, đánh giá công tác lãnh đạo. (có ban, hội đồng tư vấn)
  75. II. NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO 1. Nghệ thuật cai trị truyền thống phương Đông 2. Nghệ thuật lãnh đạo hiện đại
  76. 1. NGHỆ THUẬT CAI TRỊ TRUYỀN THỐNG PHƯƠNG ĐÔNG NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH 1.1 CƠ SỞ TRIẾT HỌC CỦA NGHỆ THUẬT CAI TRỊ TTPĐ. 1.2. NHỮNG QUAN NIỆM CỤ THỂ VỀ NGHỆ THUẬT CAI TRỊ.
  77. 1.1. CƠ SỞ TRIẾT HỌC CỦA NGHỆ THUẬT CAI TRỊ TTPĐ • Trung quốc cổ đại xuất hiện rất sớm tư tưởng: Dịch có tháI cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lương nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. • Dịch là chỉ sự biến đổi của trời đất, con người. • Thái cực là âm dương chưa phân chia. • Lưỡng nghi tức là âm dương đã phân chia. • Tứ tượng: thái dương, thiếu âm, thiếu dương, thái âm. • Bát quái: Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. (Thuyết Tiên thiên bát quái có từ đời Tống – 960 TCN)
  78. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG (HÌNH THÀNH TỪ ĐỜI NHÀ HẠ) Tất cả mọi sự vật biến hóa và phát triển đều do sự vận động của hai khí Âm Dương. • Âm dương đối lập mà thống nhất. • Thuộc tính âm dương: Trời - Đất, Nam – Nữ, Nóng – Lạnh, • Âm dương là gốc của nhau: Vừa đối lập vừa dựa vào nhau để tồn tại. • Âm dương tiêu trưởng: Cả hai đều biến hóa, mặt trời lặn – mặt trăng lên. Lạnh đi thì nóng đến • Âm dương chuyển hóa: Trong âm có dương, trong dương có âm.
  79. VẬN DỤNG THUYẾT ÂM DƯƠNG TRONG CAI TRỊ • Đức trị (vương đạo) – Pháp trị (bá đạo) • Đạo cương – nhu trong cai trị • Ân - oán trong quan hệ ứng xử • Thuyết Thiên – Địa – Nhân (dân là gốc) • Việt nam truyền thống: Lấy đức, nhân trị quốc.
  80. TƯ TƯỞNG ĐẠO KHỔNG Những giá trị của đạo Khổng: – Tinh thần đoàn kết, đề cao giá trị đạo đức; tôn trọng quyền lực, tôn ti trật tự; xã hội hài hòa. – Năm 2006 Hồ Cẩm Đào khơi dậy tư tưởng đạo Khổng: Hòa hợp là điều cần được gìn giữ, xây dựng xã hội hài hòa.
  81. 1.2. NHỮNG QUAN NIỆM VỀ NGHỆ THUẬT TRỊ QUỐC TTPĐ • Nghệ thuật cai trị là nghệ thuật nắm giữ quyền lực: – Quyền lực tập trung vào vua, quan. – Cạnh tranh để có quyền lực – quan trường phức tạp. – Tào Tháo: Thà trẫm phụ lòng thiên hạ còn hơn thiên hạ phụ lòng trẫm – Thâu tóm quyền lực bằng mọi cách kể cả dùng thủ đoạn.
  82. 1.2. NHỮNG QUAN NIỆM VỀ NGHỆ THUẬT TRỊ QUỐC TTPĐ • Triết lý hồ đồ trong cai trị a. Hồ đồ là gì? Bàn về hồ đồ 1: + Khó mà được hồ đồ vì chỉ có trí tuệ lớn mới có được. + Các nguyên tắc của hồ đồ: - Lúc nên hồ đồ thì hồ đồ, lúc không nên thì không được hồ đồ. - Giả vờ hồ đồ như thật
  83. 1.2. NHỮNG QUAN NIỆM VỀ NGHỆ THUẬT TRỊ QUỐC TTPĐ • Triết lý hồ đồ trong cai trị b. Bậc đại trí cũng có lúc hồ đồ – Bàn về hồ đồ 2: + Hồ đồ là sự bao dung, nhập nhằng giữa đất và bùn (vữa) – nghệ thuật làm quan. + Tể tướng là người chèo thuyền, phải bao dung nhiều nên là người hồ đồ nhất. + Ví dụ: Tể tướng Bình Cát thời Tây Hán quan tâm đến con trâu thở dốc.
  84. 1.2. NHỮNG QUAN NIỆM VỀ NGHỆ THUẬT TRỊ QUỐC TTPĐ • Triết lý hồ đồ trong cai trị c. Nước trong quá không có cá, người kỹ quá không có bạn – Hồ đồ 3. + Phải khiêm nhường trong quan hệ. + Phái có tầm nhìn toàn cục. + Chuyện Tần Mục nhờ Bá Lạp chọn ngựa quí, Bá Lạp lại nhờ Cửu Phương
  85. 1.2. NHỮNG QUAN NIỆM VỀ NGHỆ THUẬT TRỊ QUỐC TTPĐ • Triết lý hồ đồ trong cai trị d. Tính nhẫn nại – Bàn về hồ đồ 4 + Làm quan không nhẫn nại không thành công. + Chuyện tổng thống Mỹ Lincon 4/1881 nhẫn nại đến gặp tướng Marlaw
  86. 1.2. NHỮNG QUAN NIỆM VỀ NGHỆ THUẬT TRỊ QUỐC TTPĐ • Nghệ thuật phân quyền gắn với dùng người. – Lưu Bang biết phân quyền và dùng người theo tài năng: Hàn Tín, Tiêu Hà, Trương Lương, Bành Việt. – Tào Tháo và nghệ thuật dùng người: Chỉ cần có tài là được cất nhắc; tùy tài phong chức; không nhớ thù cũ, độ lượng; thưởng thiện, ác phạt, lấy phép trị người. Tuy nhiên cũng bị người đời cho là cực đoan, tàn ác, hay nghi kỵ, ngang ngược, giết người oan uổng – Dương Tu.
  87. 1.2. NHỮNG QUAN NIỆM VỀ NGHỆ THUẬT TRỊ QUỐC TTPĐ • Nghệ thuật phân quyền gắn với dùng người. – Khổng Minh và nghệ thuật dùng người: • Muốn dùng người phải hiểu người (Ngụy Diên). • Trọng dụng nhân tài. • Tuyển chọn kỹ lưỡng – bảy cách nhận biết. • Nghiêm khắc, pháp trị – Mã Tốc. • Tâm phục, khẩu phục – Thuần phục Mạnh Hoạch (7 lần tha) Song trong cai trị lại là người bao biện không phân quyền, sức yếu lại ăn ít nên chết vì bệnh (Tư Mã ý).
  88. 1.2. NHỮNG QUAN NIỆM VỀ NGHỆ THUẬT TRỊ QUỐC TTPĐ • Nghệ thuật phân quyền gắn với dùng người. – Võ Tắc Thiên và nghệ thuật dùng người: • Thu nhận nhân tài rộng khắp. • Sử dụng đúng tài năng. • Rộng rãi dùng người hiền tài (cả hiền tài và gian thần có tài) • Chú trọng cải cách khoa cử. Trong cai trị không giao quyền xuống dưới; được người đời ca ngợi quý trọng hiền tài, chăm lo cho dân.
  89. 1.2. NHỮNG QUAN NIỆM VỀ NGHỆ THUẬT TRỊ QUỐC TTPĐ • Vấn đề quyền thuật (thủ đoạn trong cai trị) – Đa mưu đa kế, giết nhầm hơn bỏ sót. – Thuật khích lệ tướng sĩ – Lưu Bị ném A Đẩu để lấy lòng Triệu Vân. – Triệt hạ nhau đề giành quyền lực.
  90. II. NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO HIỆN ĐẠI 1. Khái niệm về nghệ thuật lãnh đạo • Nghệ thuật lãnh đạo: - Nghệ thuật lãnh đạo là sự thể hiện tổng hợp của các yếu tố phẩm chất, năng lực, kỹ xảo, cá tính, chức quyền, môi trường, quy luật, phương pháp, khả năng ảnh hưởng của người lãnh đạo. - Trong nghệ thuật lãnh đạo vừa có yếu tố khoa học vừa có cái riêng (yếu tố nghệ thuật). - Nghệ thuật lãnh đạo là sự vận dụng linh hoạt phương pháp lãnh đạo, giầu cá tính. - Nói đến nghệ thuật là nói đến tính độc đáo.
  91. II. NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO HIỆN ĐẠI 1. Khái niệm về nghệ thuật lãnh đạo • Các cách tiếp cận về nghệ thuật lãnh đạo: - Thuyết phương pháp cho rằng nghệ thuật lãnh đạo là phương pháp có tính sáng tạo, là tinh hoa của phương pháp. Quan điểm này chỉ rõ mối quan hệ giữa nghệ thuật và phương pháp lãnh đạo song chúng không đồng nhất và có sự khác nhau về điều kiện hình thành, hình thái biểu hiện và hiệu quả.
  92. II. NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO HIỆN ĐẠI 1. Khái niệm về nghệ thuật lãnh đạo • Các cách tiếp cận về nghệ thuật lãnh đạo: - Thuyết kỹ năng cho rằng nghệ thuật lãnh đạo là kinh nghiệm và kỹ năng lãnh đạo trên cơ sở tri thức khoa học nhất định. Quan điểm này chỉ rõ điều kiện tiền đề để hình thành nghệ thuật lãnh đạo song không thể đồng nhất giữa nghệ thuật và kỹ năng lãnh đạo bởi lẽ người lãnh đạo có kỹ năng song không phát huy được kỹ năng đó vào thực tiễn thì cũng không thể có nghệ thuật lãnh đạo.
  93. II. NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO HIỆN ĐẠI 1. Khái niệm về nghệ thuật lãnh đạo • Các cách tiếp cận về nghệ thuật lãnh đạo: - Thuyết kinh nghiệm cho rằng nghệ thuật lãnh đạo chính là sự miêu tả, tổng kết và thăng hoa kinh nghiệm thực tiễn lãnh đạo. Quan điểm này chỉ rõ đặc điểm mang tính kinh nghiệm của nghệ thuật, chỉ rõ cái riêng của nghệ thuật nhưng nghệ thuật lãnh đạo cũng không dừng ở đó mà nó chỉ có được khi người lãnh đạo tiến hành công việc của mình trên cơ sở lý luận của khoa học lãnh đạo.
  94. II. NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO HIỆN ĐẠI 1. Khái niệm về nghệ thuật lãnh đạo • Các đặc điểm của nghệ thuật lãnh đạo: - Tính khoa học. - Tính sáng tạo. - Tính kinh nghiệm. - Tính linh hoạt
  95. II. NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO HIỆN ĐẠI 1. Khái niệm về nghệ thuật lãnh đạo • Sự khác nhau giữa quyền thuật – thủ đoạn và nghệ thuật lãnh đạo: - Quyền thuật là thuật thống trị, thuật lừa bịp, lợi dụng quyền lực chính trị để đạt được quyền lợi riêng cho cá nhân hay một nhóm người nào đó. - Quyền thuật khác với nghệ thuật lãnh đạo về bản chất: + Khác nhau về mục đích + Khác nhau về phương pháp + Khác nhau về hiệu quả.
  96. II. NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO HIỆN ĐẠI 1. Khái niệm về nghệ thuật lãnh đạo • Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật lãnh đạo: - Nghệ thuật lãnh đạo là sự thống nhất cao độ giữa tính nguyên tắc và tính linh hoạt. Nếu tách rời nhau sẽ thành chủ nghĩa cơ hội. Tính nguyên tắc không có tính linh hoạt sẽ trở thành giáo điều, kinh nghiệm chủ nghĩa. - Sự thông nhất cao độ giữa tôn trọng quy luật khách quan và phát huy tính năng động chủ quan.
  97. II. NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO HIỆN ĐẠI 2. Những mặt biểu hiện của nghệ thuật lãnh đạo 2.1. Nghệ thuật sử dụng quyền lực. Quyền là khả năng mà một cá nhân (hoặc một nhóm) ảnh hướng đến suy nghĩ và hành vi của một cá nhân khác (hay một nhóm khác). • Kết hợp hài hoà sử dụng quyền lực chức vụ và quyền lực cá nhân. • Biết phân quyền hợp lý. - Căn cứ vào năng lực của cấp dưới. - Căn cứ vào nhu cầu công tác. - Căn cứ vào phạm vi quản lý của người lãnh đạo. Quyền lực bao gồm thẩm quyền (quyền lực chức vụ) và uy quyền (quyền lực cá nhân).
  98. II. NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO HIỆN ĐẠI 2.2. Nghệ thuật lãnh đạo dùng người. • Từ xưa đến nay mọi sự thành công hay thất bại quá nửa phụ thuộc vào hai chữ dùng người. • Dùng người phải có quan điểm, động cơ đúng, phải hiểu con người. • Dùng người phải tuân theo quy luật tương hợp, chú ý đến sở trường, sở đoản. • Phải dự đoán được sự biến đổi của sở trường, sở đoản. • Phải tin tưởng ở con người. • Kết hợp giữa sử dụng và bồi dưỡng.
  99. II. NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO HIỆN ĐẠI 2.3. Nghệ thuật khích lệ (động viên). => Lưu Bị khích lệ Khổng Minh ở núi Bạch Đế => Napoleon khích lệ quan sĩ khi đánh nhau với lính Phổ. • Người lãnh đạo phải tự khích lệ mình trước rồi mới khích lệ người khác. • Khích trước, lệ sau. - Khích là khơi dậy tinh thần hăng hái của cấp dưới để cấp dưới tích cực, cố gắng làm việc. (Thuật mở khoá lòng của Hà Bội Đức: Cho một “điểm tựa”, châm “ngọn lửa”, dẫn dắt “phản ứng hạt nhân”. - Lệ: sau khi hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ cổ vũ, khen ngợi. • Nhiệm vụ của khích lệ. - Phát huy tính tích cực của cấp dưới (tâm lý, tình cảm, tinh thần) - Phát huy tính sáng tạo, năng lực, trí tuệ cấp dưới. • Khích lệ cá nhân và khích lệ tập thể • Khích lệ và quy tụ
  100. II. NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO HIỆN ĐẠI 2.4. Nghệ thuật điều hoà. Điều hoà giữa các bộ phận; điều hoà lợi ích; điều hoà công tác; điều hoà hoàn cảnh; điều hoà quan hệ giữa người với người là trọng điểm. • Nghệ thuật xử lý mối quan hệ với cấp trên. - Phải có quan điểm toàn cục, phục tùng cấp trên. - Bảo vệ uy tín cấp trên, hết lòng ủng hộ và phối hợp công tác. - Hiểu ý đồ cấp trên, thu hẹp tâm lý ngăn cách. - Thông cảm cá tính, thói quen làm việc cấp trên. - Không tham gia vào những bất đồng giữa cán bộ cấp trên. - Không kéo bè cánh, dựa dẫm vào cấp trên. - Không ca tụng quá mức cấp trên, nịnh bợ cấp trên. - Không đả kích cấp trên, chân thành phê bình song theo nguyên tắc tổ chức. - Không đẩy toàn bộ trách nhiệm cho cấp trên.
  101. II. NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO HIỆN ĐẠI 2.4. Nghệ thuật điều hoà. • Nghệ thuật quan hệ với cấp dưới. - Lãnh đạo cấp trên chủ động xây dựng quan hệ với cấp dưới. - Hiểu biết lẫn nhau; tin tưởng, đồng thuận, chân thành. - Quan tâm đến cuộc sống, công việc cấp dưới, gần gũi. - Không lên mặt, dạy khôn cấp dưới. - Thu hẹp tâm lý ngăn cách. - Đi sâu đi sát, lắng nghe ý kiến quần chúng. - Tạo điều kiện cấp dưới bàn bạc tham gia quyết sách. - Tạo điều kiện cấp dưới được tham gia.
  102. II. NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO HIỆN ĐẠI 2.4. Nghệ thuật điều hoà. • Nghệ thuật quan hệ với người đồng cấp. - Phải có quan điểm toàn cục, có trách nhiệm phối hợp, hợp tác. - Hiều và tôn trọng nhau, giúp đỡ nhau. - Sử lý tốt quan hệ lợi ích (cao thượng, cùng có lợi) - Tránh bon chen, đố kỵ, cài bẫy nhau. - Tránh đổ trách nhiệm cho nhau.
  103. II. NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO HIỆN ĐẠI 2.5. Nghệ thuật nói chuyện. (giao tiếp trực tiếp) Thành công trong trưng cầu ý kiến, bố trí cán bộ, động viên, thuyết phục cấp dưới, đều dựa vào nghệ thuật giao tiếp của lãnh đạo. • Nghệ thuật truyền đạt chỉ thị, mệnh lệnh. - Có thái độ, cử chỉ tôn trọng cấp dưới. - Truyền đạt ngắn gọn, rõ ràng, nhấn mạnh nội dung trọng tâm. - Giải thích những vấn đề quan trọng - Phải tạo ra sự thuyết phục (tâm phục, khẩu phục) để từ đó người nghe biết mình phải làm gì, tại sao phải làm, làm như thế nào. - Tạo ra sự tích cực, tự nguyện của cấp dưới. - Sử dụng thuật hùng biện người Hy Lạp cổ (5 bước: đặt vấn đề, trình bầy nội dung, lập luận, phản biện, kết luận)
  104. II. NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO HIỆN ĐẠI 2.5. Nghệ thuật nói chuyện. (giao tiếp trực tiếp) • Nghệ thuật ứng khẩu. Trong công tác có nhiều tình huống bất ngờ nảy sinh đòi hỏi người lãnh đạo phải trả lời, trình bầy, thuyết phục ngay (ứng khẩu). - Phải hình dung nhanh trong đầu dàn ý ứng khẩu. - Lường trước vấn đề có thể xẩy ra. - Nội dung ứng khẩu phải khái quát, ngắn gọn, thiết thực. - Chú trọng biểu hiện ngôn ngữ cơ thể khi ứng khẩu.
  105. II. NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO HIỆN ĐẠI 2.5. Nghệ thuật nói chuyện. (giao tiếp trực tiếp) • Nghệ thuật đối thoại. - Quan sát kỹ cử toạ. - Tập trung lắng nghe trước sau mới phát biểu ý kiến của mình. - Chú trọng ngôn ngữ khi phát biểu. - Tuỳ theo hoàn cảnh, đối tượng mà sử dụng các kỹ xảo giao tiếp trực tiếp. - Có cách nói phù hợp: trực diện, thẳng; xa xôi, bắc cầu; có lý, có tình; nhẹ nhàng, thân thiện.
  106. II. NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO HIỆN ĐẠI 2.5. Nghệ thuật nói chuyện. (giao tiếp trực tiếp) • Nghệ thuật biểu dương cấp dưới. - Biểu dương phải đúng người, đúng thành tích. - Chân tình, từ đáy lòng. Phải cụ thể, công khai, kịp thời. - Mức độ biểu dương phù hợp với thực tế. - Phải giúp người được biểu dương tiếp tục rút kinh nghiêm, cố gắng thêm. - Phải chú ý đến quan hệ cá nhân và tập thể.
  107. II. NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO HIỆN ĐẠI 2.5. Nghệ thuật nói chuyện. (giao tiếp trực tiếp) • Nghệ thuật phê bình cấp dưới. - Hạn chế phê bình ở phòng lãnh đạo. - Khuyết điểm nhỏ không nên phê bình trước tập thể. - Phê bình phải có căn cứ (có lý, có tình) - Phải “tiên trách kỷ, hậu trách nhân” thừa nhận phần trách nhiệm của mình. - Phê bình đúng nơi, đúng chỗ, có phương thức thích hợp. - Tránh đụng chạm vào lòng tự ái, tự trọng cấp dưới. - Trước khi phê bình phải khẳng định thành tích, ưu điểm. - Sau khi phê bình phải động viên. - Chính tâm, thành ý khi phê bình.
  108. Giao tiếp và kỹ năng ứng xử của người lãnh đạo, quản lý Biên soạn và giảng dạy PGS. TS Nguyễn Bá Dương Giảng viên cao cấp Tháng 1 năm 2010
  109. Nội dung 1. Khái niệm về giao tiếp 2. Kỹ năng ứng xử của người LĐ,QL 3. Hình thành kỹ năng ứng xử của người LĐ,QL 4. Văn hoá ứng xử của người LĐ, QL
  110. Vai trò của giao tiếp trong công tác lãnh đạo - Thuật ngữ giao tiếp có nguồn gốc từ tiếng La tinh “Communicave” có ý nghĩa là chia sẻ hay góp ý kiến chung. - Hầu hết công việc liên quan đến giao tiếp - Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng cơ bản của lãnh đạo cơ sở - Tổ chức không có giao tiếp sẽ hỗn loạn - Giao tiếp để thuyết phục người khác - Nhận định của Piter Drurker: PGS.TS Nguyễn Bá Dương 110
  111. I. Khái niệm về giao tiếp. 1. Giao tiếp là gỡ? - Theo May Munter: Giao tiếp là quá trình chia sẻ thông điệp qua đú nảy sinh ra sự đáp ứng. . Giao tiếp là một quá trình. - Nhấn mạnh đến tính động, sự diễn tiến của giao tiếp. - Trong giao tiếp không có yếu tố nào tĩnh cả, tâm trạng ý định, tính năng động và ngay cả từ ngữ, ý nghĩa của nó cũng luôn thay đổi. Các chủ thể giao tiếp cũng luôn cảm nhận được sự thay đổi đó. . Khái niệm chia sẻ. - Giao tiếp là cuộc đối thoại 2 chiều, làm thay đổi cả 2 chủ thể trong giao tiếp. - Giao tiếp vượt quá hành vi truyền tin hay truyền thông điệp. Chỉ có truyền thông điệp chưa diễn ra sự giao tiếp.? PGS.TS Nguyễn Bá Dương 111
  112. I. Khái niệm về giao tiếp. . Khái niệm thông điệp. - Có ý nghĩa rộng, không chỉ là những gì ta nói, viết ra mà còn là ý tưởng, cảm xúc, thái độ và kinh nghiệm, ánh mắt, cử chỉ, nét mặt . Sự đáp ứng. - Có thể nhiều hơn cả sự mong đợi.Nó không dừng ở một bức thư trả lời, một văn bản phúc đáp, sự tham gia mà cả sự tán thương, ủng hộ ngầm. - Trong giao tiếp con người thường xuyên đáp ứng lẫn nhau, đáp ứng lại kinh nghiệm, đáp ứng lai môi trường của họ. PGS.TS Nguyễn Bá Dương 112
  113. I. Khái niệm về giao tiếp. 2. Phân loại giao tiếp. . Theo ph¬ng thøc: - Giao tiÕp trùc tiÕp. - Giao tiÕp trung gian. - Giao tiÕp gi¸n tiÕp. . Theo ph¬ng tiÖn giao tiÕp. - Giao tiÕp b»ng ng«n ng÷ (ng«n ng÷ nãi, ng«n ng÷ viÕt). - Giao tiÕp b»ng ký hiÖu, tÝn hiÖu (phi ng«n ng÷). - Giao tiÕp b»ng vËt chÊt cô thÓ. . Ph©n lo¹i theo qui c¸ch vµ néi dung giao tiÕp. - Giao tiÕp chÝnh thøc. - Giao tiÕp kh«ng chÝnh thøc PGS.TS Nguyễn Bá Dương 113
  114. I. Khái niệm về giao tiếp. 3. Các loại hình giao tiếp. a. Giao tiÕp tõ trªn xuèng díi . Môc ®Ých. - Th«ng b¸o chñ tr¬ng, biÖn ph¸p tiªu chuÈn, qui ®Þnh. - §¸p øng, ph¶n håi ý kiÕn cña cÊp díi. - KhuyÕn khÝch sù tham gia cña cÊp díi. - §éng viªn, gi¸o dôc, t¹o ra sù ®ång thuËn. . Nh÷ng khã kh¨n,h¹n chÕ. - Tr×nh ®é cña ngêi chuÈn bÞ vµ truyÒn ®¹t. - Th«ng tin thêng bÞ bít xÐn hay bãp mÐo. . C¸ch kh¾c phôc. - Võa truyÒn tin võa lµm râ nh÷ng vÊn ®Ò cÇn thiÕt trong th«ng ®iÖp. - Ph¶i cã th¸i ®é, cö chØ, giäng ®iÖu t«n träng cÊp díi - Th«ng tin ph¶i minh b¹ch râ rµng. - CÊp trªn vµ cÊp díi ph¶i cã sù tin cËy lÉn nhau. PGS.TS Nguyễn Bá Dương 114
  115. I. Khái niệm về giao tiếp. 3. Các loại hình giao tiếp. b. Giao tiÕp tõ díi lªn. §©y lµ lo¹i h×nh giao tiÕp ®ang cã xu híng gia t¨ng v×: - Th«ng tin tõ díi lªn trªn ngµy cµng nhiÒu (gãp ý, kiÕn nghÞ). - Xu híng d©n chñ ho¸. - C«ng t¸c qu¶n lý ®ßi hái sù tham gia qu¶n lý cña c¸c thµnh viªn. . Môc ®Ých. - B¸o c¸o thùc tr¹ng cña c¸c phßng, ban,c¸ nh©n - §a ra nh÷ng kiÕn nghÞ, ®Ò nghÞ, gãp ý. - Ph¸t huy d©n chñ trong qu¶n lý. . Nh÷ng khã kh¨n trë ng¹i. - Phô thuéc vµo ®é tin cËy cña cÊp trªn. - §éng c¬ vµ phong c¸ch lµm viÖc cña cÊp trªn. - TÝnh thiÕu chÝnh x¸c cña th«ng tin. . C¸ch kh¾c phôc. - CÊp díi cÇn hiÓu nh©n c¸ch, c¸ tÝnh cña cÊp trªn. - §¶m b¶o tÝnh kh¸ch quan trong giao tiÕp. PGS.TS Nguyễn Bá Dương 115
  116. I. Khái niệm về giao tiếp. 3. Các loại hình giao tiếp. c. Giao tiÕp theo chiÒu ngang. §©y lµ lo¹i giao tiÕp gi÷a c¸c c¸ nh©n cïng thø bËc trong tæ chøc. . Môc ®Ých - T¨ng cêng mèi quan hÖ vÒ mÆt chøc n¨ng - lo¹i h×nh giao tiÕp thiÕt yÕu trong tæ chøc. . Nh÷ng khã kh¨n trë ng¹i. - Sù biÖt lËp gi÷a c¸c bé phËn trong tæ chøc - ThiÕu thêi gian vµ c¬ héi. - Sù ghen tþ vµ k×nh ®Þch gi÷a c¸c nhãm. - Sù khÐp kÝn cña c¸c c¸ nh©n. . C¸ch kh¾c phôc. - Gi¸o dôc mäi ngêi lu«n ®Æt lîi Ých chung lªn trªn hÕt. - LÊy giao tiÕp lµ ph¬ng tiÖn ®Ó gióp m×nh ph¸t triÓn. PGS.TS Nguyễn Bá Dương 116
  117. I. Khái niệm về giao tiếp. 3. Các loại hình giao tiếp. d. Giao tiÕp víi bªn ngoµi. §©y còng lµ lo¹i h×nh giao tiÕp thiÕt yÕu trong qu¶n lý. . Môc ®Ých. - Nh»m më réng quan hÖ víi ®èi t¸c. - Nh»m l«i cuèn kh¸ch hµng. - T¹o ®iÒu kiÖn thu©n lîi cho ho¹t ®éng cña tæ chøc. . Nh÷ng khã kh¨n trë ng¹i. - Sù hiÓu biÕt vÒ ®èi t¸c gÆp khã kh¨n. - Lu«n cã sù va ch¹m vÒ lîi Ých trong giao tiÕp. . C¸ch kh¾c phôc. - Ph¶i t×m hiÓu vµ lu«n chó träng ®Ó hai bªn cïng ®¹t ®îc môc ®Ých - Lu«n t«n träng vµ th«ng c¶m lÉn nhau PGS.TS Nguyễn Bá Dương 117
  118. 4. Các rào cản trong giao tiếp và cách thức khắc phục. ▪ Rào cản về mặt vật chất ▪ Rào cản về mặt văn hoá ▪ Rào cản tâm lý - Rào cản về nhận thức - Rào cản về cảm xúc - Rào cản về sự lựa chọn PGS.TS Nguyễn Bá Dương 118
  119. Ngôn ngữ cử chỉ ở một số nền văn hóa khác nhau Động tác Ý nghĩa Gật đầu “Tôi đồng ý” ở hầu hết các quốc gia. •“Tôi không đồng ý” ở một số nơi tại Hy Lạp, Yugoslavia, Bungari, và Thổ Nhĩ Kỳ. Hất đầu ra sau “Đồng ý” ở Thái Lan, Philippines, Ấn Độ và Lào. Nhướng lông mày “Đồng ý” ở Thái Lan và một số nước khác ở châu Á. •“Xin chào” ở Phillipines. Nháy mắt “Tôi có bí mật muốn chia sẻ với anh nè!” ở Mỹ và các nước châu Âu. •Là dấu hiệu tán tỉnh người khác giới ở một số quốc gia khác. Mắt lim dim “Chán quá!” hay “Buồn ngủ quá!” ở Mỹ. •“Tôi đang lắng nghe đây.” ở Nhật, Thái Lan và Trung Quốc. Vỗ nhẹ (bằng ngón “Bí mật đó nha!” ở Anh trỏ) lên mũi •“Coi chừng!” hay “Cẩn thận đó!” ở Ý
  120. Ngôn ngữ cử chỉ ở một số nền văn hóa khác nhau Khua tay Người Ý thường xuyên khua tay khi trò chuyện. •Ở Nhật, khua tay khi nói chuyện bị xem là rất bất lịch sự. Khoanh tay Ở một số quốc gia, khoanh tay có nghĩa là “Tôi đang phòng thủ!” hoặc “Tôi không đồng ý với anh đâu.” Dấu hiệu “O.K.” (ngón cái “Tốt đẹp” hay “Ổn cả” ở hầu hết các nước. và ngón trỏ tạo thành •“Số 0” hoặc “Vô dụng!” tại một số nơi ở châu Âu. chữ O) •“Tiền” ở Nhật Bản. •Là sự sỉ nhục người khác ở Hy Lạp, Braxin, Ý, Thổ Nhĩ Kỹ, Liên bang Nga và một số quốc gia khác. Chỉ trỏ Ở Bắc Mỹ hay châu Âu, dùng ngón trỏ để chỉ là chuyện bình thường. •Ở Nhật Bản, Trung Quốc chỉ người khác bằng ngón trỏ bị xem là bất kính và vô cùng bất lịch sự. Người ta thường dùng cả bàn tay để chỉ ai đó hay vấn đề gì đó
  121. Thủ thuật hạn chế hồi hộp và kết hợp ngôn ngữ cơ thể, khoảng cách. ▪ Thủ thật chống hồi hợp lo lắng. - Tắm nước nống trước 2 giờ khi thuyết trình. - Kiêng ăn, uống sản phẩm có sữa - Tập hít thở 5 lần trước khi thuyết trình. - Tập nắm tay chụm đầu ngón chân 5 lần trước khi thuyết trình. PGS.TS Nguyễn Bá Dương 121
  122. Chú trọng khoảng cách khi giao tiếp - Trong vòng 0,5m – giao tiếp thân mật. - Từ 0,5-1m – giao tiếp cá nhân. - Từ 1-4m – giao tiếp xã giao. - Trên 4m giao tiếp công cộng. PGS.TS Nguyễn Bá Dương 122
  123. Kỹ năng tạo ấn tượng đầu tiên 1. Phải có hình dáng phù hợp với: - Thu nhập. - Trình độ học vấn - Địa vị xã hội - Trình độ trí tuệ - Sự thành đạt - Đặc điểm nhân cách - Sự trung thực PGS.TS Nguyễn Bá Dương 123
  124. Kỹ năng tạo ấn tượng đầu tiên 2. Phải biết tiếp xúc bằng mắt Quy tắc 12: - 12 ing (kể từ vai trở lên). Người ta hay nhìn nhiều khi mới gặp - 12 bước đi ban đầu - 12 từ đầu tiên khi nói PGS.TS Nguyễn Bá Dương 124
  125. Kỹ năng tạo ấn tượng đầu tiên 3. Hạn chế di chuyển cơ thể: Chú ý những động tác của tay 4. Quần áo sạch sẽ đúng mốt; giầy, dép nên đánh bóng 5. Móng tay phải sạch 6. Chú trọng khi bắt tay: - Chỉ được giơ tay ra bắt khi cấp trên đưa tay trước - Bắt bằng tay phải - Mới đi vệ sinh ra không nên bắt tay ngay. - Không nên bắt tay khi còn ướt 7. Thể hiện mình là người nhã nhặn, lịch sự. 8. Nếu có cơ hội chỉ được đụng chạm vào tay, cách tay và bả vai PGS.TS Nguyễn Bá Dương 125
  126. Một số ví dụ thực tiễn. ▪ Lữ Khôn: Làm cho người ta lúng túng đến phải ngậm miệng, đỏ mặt, toát mồ hôi; mình tuy hả lòng thật nhưng đấy là nông nổi, khắt khe làm sao. ▪ Trường hợp Trương Phi bị giết vì nóng nảy, thô bạo, dồn thuộc cấp vào chỗ chết. ▪ Trường hợp vợ Stalin tự tử. ▪ Lưu Bị nói với Khổng Minh ở núi Bạch Đế. ▪ Naponeon khích lệ quân sĩ khi đánh nhau với 2 tiểu đoàn lính Phổ. ▪ Văn hoá ứng xử của Hồ Chí Minh ▪ Trích câu nói của P. Druker. ▪ Hiệu quả Lãnh đạo phụ thuộc trực tiếp vào kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử tâm lý của người lãnh đạo.
  127. II. KỸ NĂNG ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI LĐ,QL 1. Thuật ứng xử của người xưa. 2. Khái niệm về ứng xử và kỹ năng ứng xử tâm lý của người LĐ,QL.
  128. A. THUẬT ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI XƯA. 1.Chữ Lễ trong truyền thống phương Đụng 2.Chú trọng giải quyết: - Ân – Oán ( Ân càng thõm, oỏn càng sõu) Hàn Tớn – Lưu Bang. - Cương – Nhu. Chuyện Khuất Nguyờn – nước Sở 3. Đạo biết của Lóo Tử 4. Lũng tự ỏi – cỏi tụi, ai cũng cho mỡnh là đỳng – chuyện thầy trũ Ấn Độ 5. Chỳ trọng tớnh khiờm nhường 6.Xây dựng đạo lý ứng xử trong các mối quan hệ - Người trên kẻ dưới – kính trọng - Cha mẹ – Con cái: Đạo hiếu - Vợ chồng – Tình Nghĩa - Anh em – Thuận hoà - Thầy trò – Tôn sư trọng đạo - Bè bạn – Chân thành
  129. A. THUẬT ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI XƯA. 7. Truyền thống Việt Nam trong ứng xử: - Lấy sự tôn trọng, yêu thương con người làm nền tảng. - Coi trọng học Lễ – Học làm người - Có quan điểm sâu sắc về cái Lễ của người làm Vua, Quan. - Trong ứng xử chú trọng vừa lòng nhau - Đối với kẻ thù dùng nhân nghĩa, trí nhân, không đuổi chuột cùng sào.
  130. Bài tập thực hành • Hãy phân tích 4 tình huống ứng xử sau : - Ứng xử giữa Bá Kiến, Thị Nở với Chí Phèo - Ứng xử của Khuất Nguyên với chế độ phong kiến. - Ứng xử của Hàn Tín với Lưu Bang. - Ứng xử của giám đốc công ty trước yêu cầu tăng lương của công nhân.
  131. B. KHÁI NIỆM VỀ ỨNG XỬ VÀ KỸ NĂNG ỨNG XỬ TÂM LÝ CỦA NGƯỜI LĐ,QL. 1. Khái niệm về ứng xử: Theo nghĩa Hán Nôm khái niệm ứng xử là một từ ghép của hai từ sau: - ứng: là sự phản ứng, ứng phó, ứng biến, ứng đáp - Xử: tức là xử sự, xử thế, xử lý, đối xử. ứng xử trong giao tiếp của con người vừa mang yếu tố bản năng vừa mang yếu tố xã hội. Đó là sự phản ứng của con người trước tác động của người khác trong một tình huống cụ thể. Kỹ năng ứng xử chịu ảnh hưởng của tri thức, kinh nghiệm, cách thức thể hiện thái độ, hành vi của mỗi người và yếu tố văn hoá.
  132. B. KHÁI NIỆM VỀ ỨNG XỬ VÀ KỸ NĂNG ỨNG XỬ TÂM LÝ CỦA NGƯỜI LĐ,QL. 2. Kỹ năng ứng xử: - Chuyện bà già và con nghé - Muốn có kỹ năng phải đảm bảo điều kiện cần (có tri thức) và điều kiện đủ (biết cách hành động hợp lý). - Kỹ năng ứng xử là khả năng am hiểu tâm lý đối tượng và có cách thức ứng đáp, xử thế phù hợp với tâm lý đối tượng để đạt được mục đích đã đề ra.
  133. B. KHÁI NIỆM VỀ ỨNG XỬ VÀ KỸ NĂNG ỨNG XỬ TÂM LÝ CỦA NGƯỜI LĐ,QL 3. Những quy tắc trong ứng xử: 3.1. Phải tự biết mình (chuyện người chồng gãi ngứa) 3.2. Biết tạo ấn tượng tích cực, phù hợp với đối tượng và tình huống. 3.3. Biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp và thích ứng. 3.4. Biết lắng nghe
  134. MỘT SỐ LỜI KHUYÊN TRONG ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO. 9 CỎCH TẠO QUAN HỆ VỚI CẤP DƯỚI • NHỠN VÀO ƯU ĐIỂM SỞ TRƯỜNG HƠN LÀ KHUYẾT ĐIỂM SỞ ĐOẢN • THĂM HỎI ĐỘNG VIỜN KHI KHÚ KHĂN • LẮNG NGHE CẤP DƯỚI TÕM SỰ, TRỠNH BÀY • THÀNH THẬT QUAN TÕM, ĐẶT MỠNH VÀO ĐỊA VỊ CỦA HỌ • KHỤNG TRỎCH MẮNG, PHỜ BỠNH TRƯỚC MẶT MỌI NGƯỜI • TỤN TRỌNG, QUAN TÕM ĐẾN LỢI ỚCH CẤP DƯỚI • TĂNG CƯỜNG CỰNG CẤP DƯỚI ĐI UỐNG TRÀ, BIA ĐỂ GIAO TIẾP • TIN TƯỜNG VÀ CÚ THÀNH Ý KHI GIAO TIẾP • KHỤNG NỜN THAY ĐỔI LUỤN CỎCH GIAO TIẾP
  135. . MỘT SỐ LỜI KHUYÊN TRONG ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO. 9 CỎCH PHỜ BỠNH CẤP PHÚ CÚ HIỆU QUẢ • ĐIỀU TRA KĨ NHƯỢC ĐIỂM, CHỈ TRỎCH KHI ĐỎNG TRỎCH, LỰA LỲC MÀ TRỎCH • KHỤNG PHỜ BỠNH CẤP PHÚ TRƯỚC NHÕN VIỜN • KHỤNG NỜN QUỎT THỎO ẦM Ỹ KHI PHỜ BỠNH • KHỤNG ĐỂ TỠNH CẢM YỜU GHỘT CHI PHỐI • KHỤNG NỜN GIỎO ĐIỀU VỚI CẤP DƯỚI • KHỤNG CHỈ CĂN CỨ VÀO HẬU QUẢ ĐỂ PHỜ BỠNH • NỜN NÚI THẲNG, TẾ NHỊ TRỎNH MỈA MAI, DIỄU CỢT • NỜN PHỜ BỠNH THẲNG VÀO VẤN ĐỀ, KHỤNG NỜN MÚC LẠI CHUYỆN CŨ • SAU KHI PHỜ BỠNH CÚ LỜI ĐỘNG VIỜN MONG ĐỢI HỢP TỎC
  136. MỘT SỐ LỜI KHUYÊN TRONG ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO. 10 ĐIỀU LƯU Ý TRONG GIAO TIẾP VỚI CẤP TRỜN • HÓY DỰNG CẤP TRỜN LỜN DỰ MỠNH KHỤNG THỚCH HỌ. PHÕN BIỆT RỪ CỤNG VIỆC VÀ TỠNH CẢM • HIỂU VỊ TRỚ, VAI TRŨ, ĐƯỜNG LỐI CẤP TRỜN • HIỂU KHỚ CHẤT, CỎ TỚNH, NĂNG LỰC CẤP TRỜN ĐỂ GIAO TIẾP PHỰ HỢP • CHẤP HÀNH CHỈ THỊ VÀ NGHIỜM TỲC TRIỂN KHAI CHỈ THỊ CẤP TRỜN • THẲNG THẮN HỎI CẤP TRỜN KHI CẦN, KHIỜM TỐN NGHE HỌ CHỈ ĐẠO • TẠO CƠ HỘI ĐỂ GIAO TIẾP NHIỀU LẦN • CÚ “LÀM NŨNG” CŨNG VỪA PHẢI, TRỎNH THÕN MẬT QUỎ • TRỎNH NÚI XẤU, PHỜ BỠNH SAU LƯNG, ĐỜI TƯ CẤP TRỜN
  137. MỘT SỐ LỜI KHUYÊN TRONG ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO. 5 cách ứng xử với người tiểu nhân • Người không đụng đến ta, ta không đụng đến người • Tìm cách để họ tự bộc lộ chân tướng • Nhằm đúng “gót chân A – sin” của người tiểu nhân • Không để người tiểu nhân bước vào “thế giới riêng” của bạn. • Sử dụng người tiểu nhân đề trị kẻ tiểu nhân.
  138. III. HÌNH THÀNH KỸ NĂNG ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO 1. ỨNG XỬ VỚI NGHỀ - LÀM QUAN LÀ NGHỀ LÀM THUÊ CHO DÂN - ĐƯỢC MẤT KHÔNG PHẢI DO NGHỀ MÀ DO NGƯỜI HÀNH NGHỀ - LÃNH ĐẠO LÀ PHỤC VỤ 2. ỨNG XỬ VỚI BẢN THÂN - THẤY RÕ SỞ TRƯỜNG SỞ ĐOẢN - NGHIÊM KHẮC VỚI BẢN THÂN - DÁM CHỊU TRÁCH NHIỆM.
  139. III. HÌNH THÀNH KỸ NĂNG ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO 3. ỨNG XỬ VỚI VAI TRÒ LÃNH ĐẠO 3.1. NGƯỜI HƯỚNG DẪN - HƯỚNG DẪN VÀ TẠO CƠ HỘI CHO NGƯỜI KHÁC - GIÚP MỌI NGƯỜI ĐẠT CẢ MỤC TIÊU CÁ NHÂN VÀ NGHỀ NGHIỆP - HỌC HỎI TỪ QUẦN CHÚNG VÀ DOANH NGHIỆP KHÁC 3.2. NGƯỜI HỖ TRỢ - XÂY DỰNG NHÓM - SỬ DỤNG RA QUYẾT ĐỊNH TẬP THỂ - QUẢN LÝ XUNG ĐỘT
  140. III. HÌNH THÀNH KỸ NĂNG ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO 3. ỨNG XỬ VỚI VAI TRÒ LÃNH ĐẠO 3.3. NGƯỜI ĐỔI MỚI - COI ĐỔI MỚI NHƯ LÀ CƠ HỘI - SUY NGHĨ SÁNG TẠO - THÍCH ỨNG VÀ THAY ĐỔI CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ 3.4. NGƯỜI ĐỘT PHÁ - XÂY DỰNG VÀ DUY TRÌ CƠ SỞ QUYỀN LỰC - ĐÀM PHÁN CÁC THOẢ THUẬN VÀ CAM KẾT - TRÌNH BẦY CÁC Ý TƯỞNG
  141. III. HÌNH THÀNH KỸ NĂNG ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO 3. ỨNG XỬ VỚI VAI TRÒ LÃNH ĐẠO 3.5. NGƯỜI GIÁM SÁT - GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA CÁ NHÂN - QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ TỔ CHỨC 3.6. NGƯỜI ĐIỀU PHỐI - QUẢN LÝ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ - THIẾT KẾ CÔNG VIỆC - QUẢN LÝ CÁC CHỨC NĂNG
  142. III. HÌNH THÀNH KỸ NĂNG ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO 3. ỨNG XỬ VỚI VAI TRÒ LÃNH ĐẠO 3.7. NGƯỜI SẢN XUẤT - LÀM VIỆC NĂNG XUẤT - KHUYẾN KHÍCH MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CÓ NĂNG XUẤT - QUẢN LÝ THỜI GIAN VÀ HẠN CHẾ STRESS 3.8. NGƯỜI CHỈ ĐẠO - LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC VÀ ĐẶT RA MỤC TIÊU - THIẾT KẾ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC - PHÂN BỔ CÔNG VIỆC ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ
  143. IV. Văn hoá ứng xử của người lãnh đạo Văn hoá là gì? Văn hoá – cách sống của một nhóm người Thần thoại, Truyền thống, Biểu tượng và Người hùng Giá trị, tiêu chuẩn, lễ nghi và thể chế
  144. Các lực lượng văn hoá Văn hoá Quốc gia Văn hoá Niềm tin tổ chức Cá nhân
  145. Quan niệm cái gì là quan trọng Hãy viết ra: Các nhà lãnh đạo Các nhà lãnh đạo Việt Nam phương Tây 3 điều quan trọng nhất đối với việc lãnh đạo và quản lý người khác 3 điều quan trọng nhât đối với cuộc sống cá nhân và gia đình
  146. Tại sao lại khác nhau Người Hy Lạp cổ Người Trung Quốc cổ • Văn hoá thung lũng • Văn hoá đồng áng • Độc lập • Phụ thuộc lẫn nhau • Tập trung vào đối tượng • Tập trung vào bản chất • Phân loại • Mối quan hệ
  147. Một số sự khác biệt sâu sắc: Người Hy Lạp cổ Người Trung quốc cổ • Lập luận đơn giản • Hài hoà • Tranh luận • Đồng thuận • Phương pháp khoa học • Thực dụng • Đúng hay sai • Theo tình huống • Biện chứng đối lập • Tính Hai mặt bổ trợ cho nhau
  148. 1. Văn hóa ứng xử truyền thống Á Đông 1.1. Đề cao chữ Lễ, coi trọng học Lễ. 1.2. Chú trọng các nguyên tắc ứng xử – Từ quan niệm âm – dương, ngũ hành tính toán đến ứng xử, quan hệ: thuật cương – nhu, ân – oán. – Cân nhắc, chuẩn bị kĩ trong ứng xử: tai vạ từ miệng mà ra, bếnh tật từ miệng mà vào, của cải tuôn về từ cái lưỡi. – Không động chạm vào lòng tự ái, tự trọng của con người – Ẩn ác, dương thiện. 1.3. Nền tảng của ứng xử: sự tôn trọng, lòng nhân ái yêu thương con người, trọng nghĩa tình.
  149. 1.4. Chú trọng đạo lý trong các mối quan hệ của con người. – Quan hệ trên – dưới: tôn trọng, kính trọng nhau – Con cái và cha mẹ: đạo hiếu thuận – Anh em: thuận hòa – Bè bạn: chân thành – Vợ - chồng: tình nghĩa – Thầy – trò: tôn sư trọng đạo 1.5. Chú trọng các quy tắc ứng xử trong công sở
  150. 1.6. Có lúc cần nói thẳng, có lúc nói xa xôi, triết lý, vòng vèo, nói ví, nói năng bài bản, coi trọng lời nói, đúng lễ, coi trọng ý tứ sâu xa. Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
  151. Xin chân thành cảm ơn! PGS.TS Nguyễn Bá Dương 151