Bài giảng Tư vấn tâm lý học đường: Liệu pháp hóa giải những ẩn khuất về tâm lý

pdf 379 trang phuongnguyen 3680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tư vấn tâm lý học đường: Liệu pháp hóa giải những ẩn khuất về tâm lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_tu_van_tam_ly_hoc_duong_lieu_phap_hoa_giai_nhung_a.pdf

Nội dung text: Bài giảng Tư vấn tâm lý học đường: Liệu pháp hóa giải những ẩn khuất về tâm lý

  1. TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Liệu pháp hóa giải những ẩn khuất về tâm lý Biên soạn: Kiến Văn - Lý Chủ Hưng Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TƯ VẤN TÂM LÝ Chương 2. XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ TƯ VẤN TỐT ĐẸP Chương 3. KỸ NĂNG HỘI ĐÀM TƯ VẤN Chương 4 VẤN ĐỀ ĐÁNH GIÁ Chương 5. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU TƯ VẤN Chương 6. NGHỆ THUẬT CAN THIỆP HÀNH VI Chương 7. TƯ VẤN TÂM LÝ GIÁO VIÊN Chương 8. TƯ VẤN TÂM LÝ PHỤ HUYNH CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Created by AM Word2CHM
  2. Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TƯ VẤN TÂM LÝ TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Bài 1. KHÁI NIỆM VỀ TƯ VẤN TÂM LÝ Bài 2. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA TƯ VẤN TÂM LÝ Bài 3. TƯ CÁCH VÀ TỐ CHẤT CỦA NGƯỜI TƯ VẤN Created by AM Word2CHM
  3. Bài 1. KHÁI NIỆM VỀ TƯ VẤN TÂM LÝ TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TƯ VẤN TÂM LÝ I. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ TƯ VẤN TÂM LÝ Nói đến tư vấn tâm lý (Psychological Counselling), trong suy nghĩ của nhiều người lập tức xuất hiện cảnh tượng: trong một căn phòng yên tĩnh, an toàn, một người tư vấn (NTV) am hiểu tâm lý, ăn nói dõng dạc, đang an ủi, đồng tình, ủng hộ, kiến nghị, khuyên bảo thành thực, cung cấp thông tin cho những người đang buồn bã ưu tư, giúp đối tượng được tư vấn (ĐTĐTV) như bước ra khỏi bóng tối, trút bỏ được cơn sầu não, vui vẻ yêu đời trở lại. Đúng vậy, tư vấn tâm lý thực sự là một quá trình giúp đỡ những người bị khủng hoảng về tinh thần, vượt qua những khó khăn tâm lý trước mắt. Muốn hiểu đúng về tính chất và nội hàm của tư vấn tâm lý, trước hết cần hiểu rõ những quan điểm về tư vấn tâm lý. Quan điểm 1: Tư vấn tâm lý chính là quá trình cung cấp thông tin. Từ “tư vấn”, xét về mặt ngữ nghĩa, có nội hàm
  4. rất rộng. Nó có ý nghĩa cung cấp thông tin, làm rõ những điều nghi hoặc, uẩn khúc, đưa ra những lời khuyên chân tình. Rất nhiều ngành nghề và lĩnh vực có sử dụng từ “tư vấn”, như tư vấn quản trị, tư vấn pháp luật, tư vấn hành chính, tư vấn chính sách, tư vấn du học nhưng có sự khác biệt giữa tư vấn tâm lý và các loại tư vấn khác về mặt thông tin. Tư vấn tâm lý nhấn mạnh sự thông hiểu tình cảm và quan hệ có tổ chức giữa nhân viên tư vấn và khách hàng để giải quyết vấn đề. Quan điểm 2: Tư vấn tâm lý chính là việc giải quyết vấn đề thay cho người khác. Đúng vậy, ĐTĐTV khi gặp khủng hoảng về tinh thần mà bản thân không cách nào giải quyết, họ thường tìm đến NTV để được giúp đỡ, để lấy lại trạng thái bình thường. Đó chính là nội dung chính của tư vấn tâm lý. Nhưng phải chăng vì thế mà ĐTĐTV bị động, chỉ ngồi im chờ đợi nhà tư vấn đưa cho liều “tiên dược” để trị “tâm bệnh” của mình. Trên thực tế, NTV rất coi trọng sự cố gắng và ý nguyện của ĐTĐTV, khẳng định ĐTĐTV có đủ khả năng và tiềm năng để tự mình giải quyết vấn đề, trong khi NTV chỉ đóng vai trò là “bà đỡ”, chứ không thể “đẻ thay” cho ĐTĐTV.
  5. Quan điểm 3: Tư vấn tâm lý chính là an ủi, đồng tình với ĐTĐTV, đưa ra kiến nghị, lời khuyên thành thực cho ĐTĐTV. Trong cuộc sống thường ngày, mỗi khi chúng ta lâm vào hoàn cảnh éo le, bạn bè người thân thường đến an ủi, cảm thông, khuyên bảo chúng ta. Sự giúp đỡ này mang lại hiệu quả nhất định. Nhưng trong tư vấn tâm lý, sự nhiệt tình này thường không được khuyến khích sử dụng. Nguyên nhân là ở chỗ quá bình đẳng về địa vị giữa người giúp đỡ và người được giúp đỡ, nó không quan tâm khách quan đến nhu cầu và ý nguyện của người được giúp đỡ. Điều này ngược với tôn chỉ và nguyên tắc của tư vấn tâm lý. Quan điểm thứ 4: Tư vấn tâm lý chính là hướng dẫn dạy bảo Các nhà tư vấn trị bệnh tinh thần thường có trình độ học vấn và chuyên môn nhất định. Điều này dễ dàng khiến nhiều người nghĩ rằng họ có đủ năng lực làm một người thầy bị khủng hoảng về tinh thần, có trách nhiệm vạch rõ những sai trái, quy hoạch cuộc đời cho họ. Một số NTV coi đó là vinh dự, là trách nhiệm. Nếu cho rằng việc đưa ra lời khuyên hay kiến nghị là đi
  6. ngược với nguyên tắc và tôn chỉ của tư vấn tâm lý, thì hướng dẫn dạy bảo có ý chỉ ĐTĐTV là vô tri vô năng. Kết quả là, ngoài việc làm nổi bật tính ưu việt của NTV, nó lại làm tổn thương đến lòng tự trọng của ĐTĐTV. Quan điểm thứ 5: Tư vấn tâm lý chính là quá trình phân tích có tính logic. Để tránh tình trạng NTV bị cuốn vào tình cảm trước ĐTĐTV mà không bứt ra được, có người cho rằng NTV cần phải “đứng ngoài cuộc”, giữ vững lập trường khách quan của mình, suy xét đúng theo sự việc, bằng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm phong phú để phân tích cặn kẽ, rạch ròi những vấn đề của ĐTĐTV, đồng thời đưa ra kiến nghị hợp tình hợp lý. Tất nhiên, nếu bị cuốn vào tình cảm mà không tự bứt ra được sẽ gây cản trở đến tiến trình tư vấn, nhưng nếu quá cứng nhắc đoạn tuvệt với tình cảm, chỉ biết suy xét theo sự việc khách quan, cho dù có chặt chẽ logic; phán đoán chuẩn xác, lời khuyên trọn vẹn, thì kết quả cũng chỉ là “lời nói gió bay”, hoàn tòan thờ ơ với nguvện vọng, cảm giác và động lực của ĐTBTV. II. TƯ VẤN TÂM LÝ - ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐẶC TRƯNG
  7. Sau khi nắm rõ những quan điểm về tư vấn tâm lý, chúng ta hoàn toàn có thể đưa ra định nghĩa về nó. Nhưng vấn đề không hề đơn giản như vậy. Có thể là do nội hàm của tư vấn tâm lý quá rộng, các học giả ở những góc độ khác nhau đã đưa ra định nghĩa cũng rất khác nhau, nhưng vẫn “chưa có một định nghĩa nào được sự công nhận của những người làm công tác chuyên môn, cũng như không có một định nghĩa nào phản ánh được nội dung phong phú về tư vấn và công việc trị liệu một cách ngắn gọn, dễ hiểu”, (theo Tiền Danh Di, 1994). Dưới đây là một số định nghĩa về tư vấn tâm lý của các học giả: “Tư vấn tâm lý là quá trình tiếp xúc một cách trực tiếp, liên tục với một cá nhân nào đó, cố gắng làm thay đổi hành vi và thái độ của anh ta, giúp anh ta ổn định tinh thần”. (C.R.Rogers, 1942); “Tư vấn tâm lý là một loại quan hệ xã hội nhằm đạt đến một quá trình hỗ trợ, quá trình giáo dục và quá trình phát triển”. (D.R.Riesman, 1963); “Tư vấn tâm lý là một loại quan hệ xã hội, trong mối quan hệ này, nhà tư vấn đưa ra điều kiện hoặc không khí tâm lý nhất định, nhằm làm cho
  8. ĐTĐTV thay đổi, tự lựa chọn và giải quyết vấn đề của chính mình, đồng thời hình thành nên một cá tính độc lập có trách nhiệm, từ đó trở thành một người tốt, một thành viên tốt của xã hội”. (C.Patterson, 1967); “Tư vấn tâm lý là quá trình vận dụng những phương pháp tâm lý học giúp đỡ ĐTĐTV tự lập tự cường thông qua một mối quan hệ nào đó”. (Tiền Danh Di, 1994); “Tư vấn tâm lý là quá trình vận dụng phương pháp và lý luận liên quan đến khoa học tâm lý, bằng cách giải tỏa, tư vấn những vấn đề tâm lý của ĐTĐTV để hỗ trợ và tăng cường tâm lý phát triển lành mạnh, thúc đẩy phát triển cá tính và phát triển tiềm năng”. (Mã Kiến Thanh, 1992). Nhìn chung các định nghĩa về tư vấn tâm lý của các học giả trên, mặc dù bề ngoài có những điểm khác nhau, nhưng sự khác biệt và đối lập không đáng kể, mà có nhiều điểm tương đồng. Ví dụ, tư vấn tâm lý là quá trình xây dựng các mối quan hệ xã hội, tư vấn tâm lý là quá trình giúp đỡ người khác, tư vấn tâm lý là quá trình vận dụng phương pháp và lý luận tâm lý nhằm giúp ĐTĐTV thay đổi về tâm lý và hành vi của
  9. mình, Trên cơ sở đó, chúng tôi cũng thử đưa ra một định nghĩa về tư vấn tâm lý như sau: Tư vấn tâm lý là quá trình nhân viên chuyên môn vận dụng nguyên lý và kỹ thuật tâm lý học nhằm giúp ĐTĐTV tự vực dậy bản thân mình. Định nghĩa này bao gồm các đặc trưng sau: Đặc trưng thứ nhất: Tính chất của tư vấn tâm lý chính là yếu tố tâm lý của nó. Bao gồm ba yếu tố cơ bản: ĐTĐTV, nhân viên tư vấn và phương pháp tư vấn. Trước hết về ĐTĐTV tâm lý, đó là các vấn đề tâm lý của ĐTĐTV, bao gồm những trở ngại về tâm lý như: uất ức, căng thẳng; những trở ngại về hành vi như: cưỡng bức, nghiện ngập; trở ngại về nhân cách như: biến chất, phản xã hội, và cả những trở ngại về nhận thức như: bảo thủ, tính cứng nhắc. Tuy vậy, những vấn đề mà ĐTĐTV mang đến thường không phải vấn đề tâm lý thuần túy, chúng thường liên quan đến những sự kiện thực tế của cuộc sống, có thể liên quan đến pháp luật, chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng đạo đức và nhiều lĩnh vực khác. Nhưng nhà tư vấn thường chỉ quan tâm và xử lý những vấn đề thuộc tầng diện tâm lý, hay nói cách khác là giúp ĐTĐTV tự điều chỉnh tâm
  10. lý và thích ứng tâm lý. Thứ hai, về nhân viên tư vấn (người làm công tác tư vấn, NTV) phải là người được đào tạo huấn luyện tâm lý học chuyên môn. Mặc dù có một số hoạt động khác cũng mang lại hiệu quả tương tự, như sự an ủi và khích lệ của bạn bè người thân, nhưng không thể nói họ là người cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý, bởi vì người giúp đỡ ở đây chưa được đào tạo chuyên môn về tâm lý học. Liên quan đến tư cách NTV sẽ được nói rõ ở phần sau. Thứ ba, phương pháp tư vấn chính là những nguyên tắc và kỹ thuật tâm lý học. Cho dù một số biện pháp hành chính, chính trị, kinh tế, pháp luật, cũng có thể làm giảm nhẹ hoặc giải quyết tạm thời những vấn đề tâm lý của ĐTĐTV, nhưng “tâm bệnh” cần có “tâm dược” để trị. Nhân viên tư vấn cần vận dụng rất nhiều nguyên tắc của tâm lý học, những sách lược tư vấn nhất định, sử dụng phương pháp và kỹ thuật tâm lý học một cách hợp lý, để giúp ĐTĐTV nhận ra được chính mình và hoàn cảnh thực tại; từ đó nhận ra tính hiệu quả và ý nghĩa của hành vi mình, đưa ra sự lựa chọn đúng đắn và cuối cùng đạt đến mục tiêu tự cứu lấy mình. Đặc trưng thứ hai: Mục tiêu căn bản của tư vấn tâm lý là tự cứu lấy mình. Mọi người đều công
  11. nhận rằng, tư vấn tâm lý là một quá trình giúp đỡ người khác, nhưng bản thân sự giúp đỡ đó không phải là mục đích, mà thông qua sự giúp đỡ của NTV. ĐTĐTV thu được kết quả trưởng thành về tâm lý, cho dù sau này còn gặp lại vấn đề tương tự cũng có thể tự mình giải quyết - đó mới là mục đích của tư vấn tâm lý. Lấy ví dụ, trước đây có một cô sinh viên đến để được tư vấn, vấn đề của cô là việc gần đây bạn trai tỏ ra lạnh nhạt với cô; cô phân vân không biết có nên chia tay với anh ta hay không, cô rất cần lời khuyên của nhà tư vấn. Về việc này, NTV không thể đưa ra chủ ý một cách tùy tiện. Lúc này bất kể là lời khuyên chia tay hay tiếp tục đều không thể giúp cô ấy thoát ra hoàn cảnh “càng vò càng rối” này. Hơn nữa với bất kì kiến nghị nào cũng không thể giúp tâm lý cô ta trưởng thành và ổn định trở lại, ngược lại còn có thể làm cho tính ỷ lại của cô ta tăng lên, cách làm đúng đắn hơn là lắng nghe những khắc khoải của cô ta, cuối cùng dùng lý trí để đưa ra sự lựa chọn. Vì thế có người hiểu một cách đơn giản rằng, tư vấn tâm lý chính là quá trình giúp đỡ người khác tự cứu lấy mình. Điều này không phải là không có lý. Đặc trưng thứ ba: Tư vấn tâm lý là quá trình
  12. giúp đỡ người khác, thông thường nó phải dựa vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội lành mạnh, thông qua sự trao đổi hoặc đánh giá, trắc nghiệm tâm lý ĐTĐTV, xác định mục tiêu tư vấn với ĐTĐTV, lựa chọn nghệ thuật và sách lược can thiệp một cách hợp lý, thực thi, cuối cùng là đánh giá hiệu quả tư vấn. Nên nhớ rằng, mỗi lần tư vấn đều chịu sự ràng buộc về mặt thời gian (thông thường một cuộc tư vấn kéo dài từ 40 đến 60 phút), vì thế tư vấn tâm lý hiếm khi trong một thời gian ngắn có thể trị dứt hẳn “tâm bệnh” cho một người, cho dù ĐTĐTV rất đơn giản. Đa số người đến tư vấn đều nhiều hơn một lần, thậm chí có người phải đến hàng chục lần. III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TƯ VẤN TÂM LÝ, TRỊ LIỆU TÂM LÝ VÀ PHỤ ĐẠO TÂM LÝ 1. Quan hệ giữa tư vấn tâm lý và trị liệu tâm lí Nói đến tư vấn tâm lý không thể không nói đến trị liệu tâm lý (psychotherapy). Cũng giống như tư vấn tâm lý, trị liệu tâm lý ít khi được định nghĩa một cách xác đáng, mỗi học giả đều có cách nhìn nhận của riêng mình đối với vấn đề trị liệu tâm lý.
  13. Các định nghĩa dưới đây sẽ cho chúng ta thấy điều đó. “Trong quá trình trị liệu, một người mong muốn tiêu trừ được chứng bệnh hoặc giải quyết những trắc trở về tâm lý xuất hiện trong cuộc sống, hoặc do mưu cầu phát triển cá nhân mà rơi vào một loại quan hệ mang tính khế ước, hoặc mơ hồ sẽ được nhà trị liệu tác động bằng một phương thức nào đó”. (Từ điển thần kinh bệnh học, 1978). “Trị liệu tâm lý là một loại phương pháp trị liệu những vấn đề về tình cảm, do một nhân viên được đào tạo chuyên môn, bằng thái độ ôn hòa thận trọng, xây dựng mối quan hệ có tính nghiệp vụ với ĐTĐTV, uốn nắn và trung hòa chứng bệnh đang mắc phải, điều chỉnh những hành vi khác thường, thúc đẩy nhân cách trưởng thành và phát triển “nội cách tích cực”. (L.R Wolberger, 1976). “Trị liệu tâm lý là một loại hành vi nỗ lực hợp tác giữa một bên là người trị liệu và một bên là người được trị liệu dưới hình thức là một loại quan hệ bạn bè, trị liệu liên quan đến quá trình thay đổi hành vi và nhân cách”. (Trần Trọng Canh, 1989).
  14. “Trị liệu tâm lý là việc ứng dụng phương pháp tâm lý học để chữa trị vấn đề tâm lý cho người bị bệnh, nhằm mục đích giải trừ chứng bệnh tâm lý bằng mối quan hệ được xây dựng giữa người trị bệnh và bệnh nhân, am hiểu nguyện vọng của bệnh nhân, cải thiện phương thức thích ứng và tâm lý của bệnh nhân, đồng thời giúp đỡ thúc đẩy nhân cách họ trở nên chững chạc, thành thục hơn”. Tăng Văn Trinh, Tứ Linh, 1987). Từ các định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy rằng, cũng giống như khái niệm tư vấn tâm lý, trị liệu tâm lý nhấn mạnh đến việc xây dựng mối quan hệ trị liệu tích cực, nhấn mạnh trị liệu tâm lý cũng là một quá trình giúp đỡ người khác, nhấn mạnh tính chuyên nghiệp của nhà trị liệu, nhấn mạnh đối tượng công việc, cùng phương pháp giải quyết vấn đề. Chính vì vậy, rất nhiều học giả cho rằng bản chất của tư vấn tâm lý và trị liệu tâm lý là một, không cần thiết phải phân biệt chúng. Nhưng cũng có rất nhiều học giả cho rằng hai khái niệm này còn có một số điểm khác biệt. Theo Hahn, giữa tư vấn tâm lý và trị liệu tâm lý vừa tách biệt vừa không tách biệt. “Theo tôi ý kiến thống nhất có thể là:
  15. (1) Tư vấn và trị liệu tâm lý là hai khái niệm không thể tách rời. (2) Theo cách nhìn của nhà trị liệu tâm lý thì thực tiễn của NTV tâm lý là trị liệu tâm lý. (3) Ngược lại nhà tư vấn xem thực tiễn của nhà trị liệu tâm lý như một loại tư vấn tâm lý. (4) Tuy vậy tư vấn và trị liệu không phải là một. (M. E. Hahn, 1953). Như vậy, tổng hợp tất cả các quan điểm, sự khác biệt giữa tư vấn tâm lý và trị liệu tâm lý thể hiện ở một số khía cạnh sau: (1) Xét về đối tượng: Tư vấn tâm lý hướng về sự thích ứng tâm lý và ổn định tâm lý, phát triển những vấn đề tâm lý như: dung hòa các mối quan hệ, thích ứng trong học tập, lựa chọn ngành nghề, , giúp đỡ ĐTĐTV. Trị liệu tâm lý chủ yếu tập trung ở những người có trở ngại về tâm lý, trong đó bao gồm trở ngại về tình cảm, trở ngại về hành vi, trở ngại về nhân cách, hội chứng thần kinh và các loại bệnh liên quan đến tâm lý. Đối tượng được giúp đỡ được gọi là bệnh nhân (hiện nay nhiều người dùng từ trung tính hơn “người
  16. đương sự” để gọi ĐTĐTV hoặc trị liệu). (2) Xét về nhân viên chuyên môn, tức là người cung cấp dịch vụ tư vấn gọi là NTV hoặc nhà tư vấn tâm lý. Họ đã được huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn về tâm lý học. Người cung cấp dịch vụ trị liệu tâm lý thường được gọi là nhà trị liệu hoặc bác sĩ, họ phải được đào tạo chuyên môn về y học hoặc tâm lý học lâm sàng. (3) Về sách lược can thiệp, tư vấn tâm lý chú trọng việc ủng hộ, hướng dẫn, phát triển, khai thác tiềm năng của ĐTĐTV, tận dụng khả năng tự lực cánh sinh của ĐTĐTV, thời gian cần cho một cuộc tư vấn là tương đối ngắn. Trị liệu lại chú trọng công việc trị bệnh, chú trọng việc làm lành lại nhân cách và sửa chữa những hành vi sai lệch, thời gian hao tổn tương đối nhiều, có thể phải mấy lần, mấy tháng, thậm chí là mấy năm. (4) Về cách thức tổ chức, tư vấn tâm lý phần lớn được triển khai trong các cơ quan ngoài y học trị liệu, như trường học, các tổ chức đoàn thể. Còn trị liệu tâm lý đa số được tiến hành trong các cơ cấu y học trị liệu như bệnh viện, các phòng khám.
  17. Cuốn sách này tập trung trao đổi vấn đề tư vấn tâm lý, nhưng đôi khi cũng bàn đến nội dung trị liệu tâm lý. Vì thế hai vấn đề này không tách rời nhau. 2. Quan hệ giữa tư vấn tâm lý và phụ đạo tâm lý Trong giáo dục sức khỏe tâm lý nhà trường, tư vấn tâm lý và phụ đạo tâm lý thường được hiểu là một. Nhưng đi sâu phân tích, giữa chúng cũng có những điểm khác nhau. Từ “phụ đạo” trong tiếng Trung có ít nhất hai từ tương ứng trong tiếng Anh: counselling và guidance. Từ counselling chúng ta đã đề cập ở phần trước, chính là tư vấn tâm lý. Sở dĩ cũng được dùng cho từ “phụ đạo”, chủ yếu là do vấn đề dịch thuật. Trong các văn bản ở Hồng Kông và Đài Loan, các học giả dịch trực tiếp từ counselling là “phụ đạo tâm lý”, nhất là trong trường học và các tổ chức giáo dục thanh thiếu niên, cách dịch này tương đối phổ biến. Điều này, ngoài vấn đề về tính kỹ thuật trong phiên dịch thuần túy, nó còn liên quan đến thực tiễn tư vấn tâm lý, nó càng nhấn mạnh công việc hướng dẫn, chỉ đạo của NTV đối với phần lớn những ĐTĐTV phát triển bình thường.
  18. Còn guidance được dịch là “phụ đạo”, không chỉ được hiểu là một loại hỗ trợ cho những người làm công tác giáo dục đối với học sinh trong trường học, mà chúng còn được ứng dụng cho những người làm công việc chuyên môn về tâm lý học. Dưới đây là một số định nghĩa về phụ dạo tâm lý có tính đại diện được các học giả đưa ra: “Phụ đạo (counselling) là một quá trình. Trong quá trình này, một phụ đạo viên đã được đào tạo có chuyên môn, cố gắng thiết lập một mối quan hệ có chức năng trị liệu với đương sự, hòng giúp ĐTĐTV nhận thức rõ về mình, chấp nhận chính mình và càng thích mình hơn, có thể khắc phục được những trở ngại, phát huy hết những khả năng cá nhân, để phát triển hài hòa phong phú, vững vàng hướng về hiện thực của chính mình”. (Lâm Mạnh Bình, 1988). "Phụ đạo (guidance) là một người nào đó giúp đỡ một người khác, làm cho người được giúp đỡ có thể thích ứng và đưa ra một sự lựa chọn sáng suốt, đồng thời giải quyết được vấn đề”. (Jones, 1970). “Phụ đạo (guidance) là một bộ phận trong tổng thể kế hoạch giáo dục, nó cung cấp cơ hội và dịch
  19. vụ có tính đặc thù, để cho tất cả học sinh dựa theo những nguyên tắc dân chủ mà phát huy hết khả năng và tiềm năng của mình”. (Mortensen & Schmuller, 1976). "Phụ đạo (guidance) là cách thức giúp đỡ một người luôn cảm thấy hài lòng với chính bản thân mình trong giáo dục cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Nó bao gồm gặp nhau trò chuyện, trắc nghiệm và thu thập tư liệu, để giúp ĐTĐTV đưa ra kế hoạch phát triển giáo dục và nghề nghiệp một cách có hệ thống. Nó có tác dụng trị liệu liên tục, và có thể dùng đến nhân viên phụ đạo (guidance counsellor)”. (Chaphn 1985). “Phụ đạo cũng là một lịch trình hoặc cách thức giúp đỡ người khác, nhân viên phụ đạo dựa vào một số niềm tin nào đó, cung cấp những kinh nghiệm, giúp học sinh hiểu và phát huy đầy đủ những năng lực của chính mình. Trong hệ thống giáo dục thì nó là một loại tư tưởng (tín niệm), là một loại nề nếp (tinh thần), cũng là một loại hành vi (phục vụ)”. (Ngô Vũ Điển, 1990). “Phụ đạo (guidance) là một quá trình giáo dục đặc thù, mục đích là giúp các cá nhân hiểu rõ chính
  20. mình, thích ứng chính mình, trưởng thành và phát triển chính mình”. (Ngô Tăng Cường, 1998). Từ các định nghĩa trên (trừ hiện tượng đồng nhất giữa tư vấn và phụ đạo), có thể thấy rằng, trong mối quan hệ giúp đỡ người khác, đối tượng, Trạng thái bình thường - trạng thái khác thường Dự phòng - (đốí tượng) - trị liệu Nhận thức - (chức năng) - tình cảm Đoàn thể - (nội dung) - cá biệt Kết Cấu - (trọng điểm) - phi kết cấu Kết cục - (phương pháp) (thời gian) - định thời gian Hình 1.1 - So sánh mức độ của bốn loại hình hỗ trợ chuyên nghiệp mục tiêu, thủ đoạn, và phương pháp của phụ đạo và tư vấn phần lớn là giống nhau, có khác chăng chỉ là chỗ phụ đạo nhấn mạnh tính chỉ đạo, tính giáo dục và tính phát triển hơn là tư vấn, trong khi tính trị liệu ở đây lại thể hiện rất mờ nhạt. Về đối tượng, phụ đạo chú trọng
  21. đến việc đa số các cá nhân phát triển bình thường, những thủ thuật phục vụ, phương pháp và phạm vi rộng hơn. Chính vì thế nhiều người đã xếp tư vấn tâm lý, trị liệu tâm lý, phụ đạo tâm lý và giáo dục thành một thể thống nhất có chung một tính chất, không thể tách rời, đồng thời được biểu diễn bằng một sơ đồ trực quan (xem hình 1.1, Ngô Vũ Điển, 1990). Từ phụ đạo trong sách này chúng tôi chủ yếu muốn nói đến là từ guidance. Khi đề cập đến sự thích ứng của tư vấn tâm lý trong nhà trường, tư vấn và phụ đạo thường được dùng như từ đồng nghĩa và có thể thay thế nhau. Created by AM Word2CHM
  22. Bài 2. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA TƯ VẤN TÂM LÝ TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TƯ VẤN TÂM LÝ Khi đã nắm rõ hàm nghĩa của tư vấn tâm lý, tìm hiểu về nguyên tắc tư vấn tâm lý trở nên đơn giản hơn nhiều. Gọi nguyên tắc nghĩa là trong cả quá trình tư vấn tâm lý, NTV phải tuân thủ nghiêm túc các chuẩn tắc nghề nghiệp và yêu cầu về lý luận đạo đức. Tổng hợp các quan điểm của các học giả trên và tình hình thực tế, chúng tôi đưa ra 4 nguyên tắc cơ bản sau: I. NGUYÊN TẮC TỰ NGUYỆN CỦA ĐTĐTV Nguyên tắc tự nguyện nghĩa là luôn lấy nguyện vọng cải thiện chính mình của ĐTĐTV làm tiền đề cho mỗi cuộc tư vấn. NTV không được dùng bất kỳ hình thức nào ràng buộc ĐTĐTV chấp nhận hoặc ủng hộ công việc tư vấn, Trương Nhật Thăng gọi nguyên tắc này là “khách đến không từ chối, khách đi không ép buộc”, còn có một cách gọi dân dã hơn là “NTV không chủ động”. Nguyên tắc tự nguyện chính là nhằm đạt mục tiêu tự cứu lấy mình của công tác tư vấn, nó cũng quyết
  23. định tính chất tương tác giữa người với người của việc tư vấn. Nếu nói mục tiêu của tư vấn tâm lý là giúp ĐTĐTV tự cứu lấy mình, thì trước khi tự cứu lấy mình, ĐTĐTV phải hiểu rõ vấn đề cũng như những khó khăn của chính mình, đồng thời phải linh hoạt và mong muốn thay đổi chính mình, tích cực chủ động tìm đến sự giúp đỡ của nhà tư vấn. Thờ ơ với động cơ và nguyện vọng được giúp đỡ của ĐTĐTV, hoặc quay lưng lại với sự mong muốn được tư vấn của họ, thì tư vấn trở thành một loại giáo thuyết có tính cưỡng bức, xa rời ý nghĩa thực sự của từ tư vấn cho dù nhà tư vấn có muốn giúp ĐTĐTV thoát khỏi những trở ngại về tâm lý: cũng khó mà có được hiệu quả như mong muốn. Hiểu theo nghĩa này thì ý tốt cũng như tính chủ động của một NTV là không cần thiết. Mặt khác thiếu sự hợp tác và nguyện vọng của ĐTĐTV, NTV cũng khó mà xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với họ, mà mối quan hệ tốt đẹp lại là tiền đề quyết định đến hiệu quả của một cuộc tư vấn. Về mặt nguyện vọng của ĐTĐTV không những được xem là tiền đề mở đầu cho một cuộc tư vấn, mà trong cả quá trình tư vấn còn đều chịu sự ràng buộc theo ý nguyện của ĐTĐTV, thậm chí khách hàng đến tư vấn lựa chọn NTV, hoặc muốn dừng lại cuộc tư vấn đều phải được tôn trọng.
  24. Trong thực tế của công tác tư vấn, rất nhiều người đến tư vấn muốn được tư vấn sớm hơn so với lịch sắp xếp của nhà tư vấn. Về việc này, nhà tư vấn cũng không thể vì những nguyện vọng rất đơn giản của ĐTĐTV mà từ chối. Nguyên nhân là ở chỗ, tuy những nguyện vọng đó không đặc biệt hay quan trọng gì, nhưng xét đến cùng cũng là động lực khiến họ tìm đến phòng tư vấn, phản ánh những mong muốn nhất định của anh ta. Từ chối yêu cầu của anh ta, tức là đã quay lưng lại với nguyện vọng của anh ta. Đương nhiên, đối với những đối tượng này, nhà tư vấn phải bỏ nhiều công sức hơn để điều chỉnh động cơ cần được giúp đỡ của anh ta, giúp anh ta phá vỡ tính bị động và khuynh hướng tự nhốt mình trong những mâu thuẫn nội tại. Ngoài ra, tình trạng đến tư vấn thay cho người khác cũng ngày càng phổ biến, như phụ huynh đến tư vấn cho con cái, người thân hoặc bạn bè đến tư vấn thay cho thân nhân của mình, về mặt này, NTV cũng không được từ chối một cách tùy tiện, vì người khác cũng là một phần của vấn đề tư vấn, nên cần giúp họ về cách thức giúp đỡ và xử lý những trở ngại tâm lý cho người thân của họ, cần được xem như đương sự.
  25. Còn một dạng thay thế khác không thuộc hai trường hợp trên, NTV có thể tùy theo góc độ thích ứng và phát triển mà cung cấp cho họ những ý kiến và hướng dẫn có tính chất cơ bản, nhưng phải nói cho họ biết rằng, muốn giúp đỡ một cách thiết thực và giải quyết vấn đề một cách triệt để, cần phải có sự hiện diện của đương sự thực sự. Nếu người thay thế vì có những thông tin và hiểu biết sai lệch về công tác tư vấn mà từ chối đến tư vấn tiếp, thì NTV phải giải thích cho họ hiểu, hoặc đưa cho họ những tài liệu giới thiệu đúng đắn về công tác tư vấn. II. NGUYÊN TẮC GIÁ TRỊ TRUNG LẬP Nguyên tắc giá trị trung lập là trong quá trình tư vấn, NTV phải tôn trọng hệ thống giá trị quan của ĐTĐTV, không thể lấy quan điểm giá trị của mình làm chuẩn mực, tự ý phán đoán giá trị đối chuẩn mực hành vi của ĐTĐTV. Cho dù người ta chưa thực sự thống nhất về cách hiểu nguyên tắc này, nhưng các nhà tư vấn tâm lý đều nhất trí rằng, phải tôn trọng những chuẩn mực về giá rrị của ĐTĐTV. NTV không được dùng bất kỳ phương thức nào cưỡng ép hay can thiệp vào chuẩn nực giá trị của đương sự, hoặc bắt đương sự phải chấp nhận thái độ và quan điểm của
  26. mình. Nguyên tắc giá trị trung lập quyết định tính chất của tư vấn, cũng là khía cạnh đặc biệt phải chú ý trong thực tiễn tư vấn hiện nay. Hàm nghĩa của tư vấn, tính tương tác hai bên của tư vấn, tính chất quan hệ giữa NTV và ĐTĐTV, cũng như mục tiêu căn bản “tự cứu lấy mình” của tư vấn đều được quyết định ở chỗ, NTV trong khi thực hiện công việc của mình, phải tôn trọng ĐTĐTV, bình đẳng với họ, không thể lợi dụng tư cách chuyên gia hay người giúp đỡ vốn có cảm giác trội hơn người mà buộc ĐTĐTV phục tùng mình, nhất là khi có sự xung đột về quan điểm giá trị giữa NTV và ĐTĐTV, cần tạm gác hệ thống giá trị quan của mình lại, cố gắng lắng nghe, tìm hiểu thái độ, quan điểm của ĐTĐTV, trên cơ sở hiểu biết rõ ràng, tiếp nhận và lý giải, sau đó tiến hành phân tích so sánh, hướng dẫn ĐTĐTV, tự mình nhận định phải trái, cuối cùng đưa ra quyết định lựa chọn. Đối với hệ thống quan điểm giá trị không liên quan đến vấn đề tư vấn tâm lý của ĐTĐTV, ví dụ sở thích, tính thẩm mỹ, phương thức sống NTV có thể có hoặc không tán thành, cũng không được đưa ra phê phán hay chỉ trích, càng không được “ra vẻ bậc thầy” để yêu cầu họ thay đổi. Trong thực tế hiện nay,
  27. NTV, nhất là những người làm công tác tư vấn giáo dục, thường có thái độ “thị phi rõ ràng, yêu ghét phân minh”. Khi gặp một người đến tư vấn có quan điểm khác với mình, rất dễ sa vào khuynh hướng xem tư vấn là một loại hình giáo dục, chưa có sự nhận thức đầy đủ giữa tư vấn và giáo dục, dễ dàng tạo ra sự xung đột và đối lập với ĐTĐTV, khiến cuộc tư vấn phải kết thúc vội vàng, làm tổn hại đến lợi ích của ĐTĐTV; đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến thanh danh của NTV. Tuy nhiên, nguyên tắc giá trị trung lập không phải không cần đến giá trị chuẩn mực, càng không phải yêu cầu NTV tán thành hay chấp nhận quan điểm giá trị của ĐTĐTV. Ngược lại, NTV phải có khái niệm về giá trị hết sức rõ ràng, đồng thời phải luôn có dự tính suy đoán. Chỉ có như thế thì trong thực tiễn tư vấn tâm lý mới có thể làm tăng sự ảnh hưởng quan điểm giá trị của mình đối với ĐTĐTV một cách có hiệu quả. Đồng thời với những tiền đề của ĐTĐTV, NTV phải biết lợi dụng quan điểm giá trị của mình nhằm tác động tới họ một cách có ý thức. III. NGUYÊN TẮC BẢO MẬT THÔNG TIN Theo nguyên tắc này, khi chưa được sự cho
  28. phép của người đến tư vấn, NTV không được tiết lộ thông tin của ĐTĐTV cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào dưới bất kỳ hình thức nào. Bảo mật thông tin là nguyên tắc quan trọng nhất của công tác tư vấn tâm lý, thậm chí có người gọi là nguyên tắc sống còn của tư vấn tâm lý. Làm trái nguyên tắc này, tư vấn tâm lý không còn chỗ để tồn tại. Sở dĩ nguyên tắc bảo mật thông tin được đề cao vậy, bởi vì trong quá trình tư vấn, ĐTĐTV không thể tránh khỏi việc phải tiết lộ những thông tin cá nhân, thực trạng cuộc sống, những bí mật thầm kín trong lòng. Nếu không đủ sự tín nhiệm và cảm giác an toàn nội tại, thì cuộc trao đổi giữa NTV và ĐTĐTV chỉ mang tính hình thức, không thể thâm nhập vào bên trong nội tâm; và thế có nghĩa là không đáp ứng được yêu cầu của một cuộc tư vấn. Mặt khác, nếu NTV làm trái nguyên tắc bảo mật thông tin, sẽ làm tổn hại đến lợi ích, danh dự, có thể dẫn đến tình trạng ĐTĐTV không còn tin tưởng vào NTV, việc tư vấn tâm lý nữa. Kết quả đối với ĐTĐTV là “vết thương cũ chưa lanh thì vết thương mới lại phát sinh”, hậu quả thật khó lường. Mặc dù nguyên tắc bảo mật thông tin được coi trọng như thế, nhưng trên thực tế thực hiện nó một
  29. cách triệt để là điều không hề dễ dàng, thậm chí thường xuyên phát hiện có những sai lầm. Nguyên nhân của nó có thể tập trung ở những khía cạnh sau: Một là, các NTV chưa hiểu biết đúng đắn về phạm vi bảo mật, cho rằng chỉ cần giữ kín tên tuổi lai lịch của ĐTĐTV là bảo mật, không biết rằng tất cả thông tin của ĐTĐTV, bao gồm cả nội dung, hội hàm, những thông tin mà NTV có được thông qua quan sát hay trắc nghiệm tâm lý đều thuộc phạm vi của bảo mật. Hai là các bài giảng và trong các công trình nghiên cứu khoa học có trích dẫn các tư liệu, chứng cứ, xử lý bảo mật không đủ nghiêm ngặt, để thông tin bị “bại lộ”. Ba là NTV đối mặt với áp lực và xung đột khiến mình vô tình hoặc cố ý tiết lộ bí mật, nhất là đối với các NTV chưa đủ bản lĩnh nghề nghiệp thì xung đột và áp lực mà anh ta phải đối mặt càng lớn. Để thực hiện tốt nguyên tắc này, NTV cần phải đặc biệt chú ý mấy điểm sau: (1) Tất cả các thông tin của ĐTĐTV đều thuộc phạm trù bảo mật. (2) Cơ quan tư vấn và NTV đều phải có yêu cầu và quy định cụ thể, rõ ràng về hành vi, quá trình ghi
  30. chép, lưu trữ và xử lý hồ sơ khách hàng, như những người không phận sự không được tùy tiện xem hoặc tiếp xúc hồ sơ tư vấn và bàn tán với người khác. (3) Trong các bài giảng, luận văn hoặc công trình nghiên cứu khoa học, có sử dụng các thông tin làm cứ liệu thì cần phải xử lý bảo mật một cách hợp lý, và tránh đưa vào những vấn đề thuộc bí mật cá nhân không liên quan đến đề tài. (4) Trong công tác tư vấn tâm lý giáo dục, NTV muốn xử lý mối quan hệ giữa việc bảo mật với học sinh và sự hợp tác giữa nhà trường với gia đình, trước hết phải bảo vệ lợi ích cho học sinh. (5) Trong một số tình huống đặc biệt hoặc khẩn cấp, nếu cần thiết, NTV có thể tiết lộ thông tin của ĐTĐTV một cách hợp lý cho các cơ quan hoặc cá nhân nào đó. Những tình huống đậc biệt này bao gồm ĐTĐTV tự sát, gây thương tích cho người khác, kể cả trường hợp phá án, cơ quan hữu quan đang tiến hành điều tra. Trong trường hợp này, NTV phải tuân theo một trình tự nhất định, lựa chọn phương thức và phạm vi thích hợp khi tiết lộ thông tin. IV. NGUYÊN TẮC TUÂN THỦ PHƯƠNG ÁN
  31. Nguyên tắc tuân thủ phương án là trong quá trĩnh tư vấn, NTV và ĐTĐTV cùng thiết lập một phương án tư vấn như một khế ước không được xâm hại đến lợi ích xã hội và lợi ích người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Sở dĩ đề cập đến nguyên tắc này là vì, thứ nhất, nhắc nhở NTV cần chú ý không được hiểu một cách phiến diện về việc lấy lợi ích đương sự làm trọng, tôn trọng những chuẩn mực và tín nhiệm trong tư vấn của đương sự, chiều theo hoặc nhượng bộ đương sự vô nguyên tắc, đáp ứng mọi yêu cầu của họ, mà cần phải xác định chắc chắn rằng phương pháp và mục tiêu của tư vấn được định cách trong một phạm trù chuẩn mực luân lý và pháp lý. Thứ hai, nhắc nhở NTV với tư cách là một cá nhân phải làm tròn bổn phận của một công dân hợp cách theo luân lý và pháp lý, cần chú ý đến vai trò làm gương của chính mình. Trong công tác tư vấn, khi thực hiện nguyên tắc này cần hết sức chú ý hai tình trạng sau: Trong quá trình tư vấn, ĐTĐTV kể lại hành vi phạm tội hoặc có ý định phạm tội của mình như giết người, phóng hỏa, cướp giật, cưỡng hiếp bất kể là
  32. sự thực đã làm hay đó chỉ là ý đồ, thì NTV đều phải có thái độ rõ ràng, hoặc khuyên anh ta tự thú hoặc từ bỏ ý đồ, hoặc báo cáo với những người có trách nhiệm hay cơ quan hữu quan. Nếu yêu cầu của ĐTĐTV đi ngược với công ích về đạo đức xã hội, NTV cần chỉ cho họ thấy được tác hại trong đó, biểu hiện thái độ rõ ràng, hướng dẫn và giúp đỡ ĐTĐTV phân biệt trắng đen, phải trái, từ đó lựa chọn hành vi đúng đắn. Created by AM Word2CHM
  33. Bài 3. TƯ CÁCH VÀ TỐ CHẤT CỦA NGƯỜI TƯ VẤN TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TƯ VẤN TÂM LÝ I. TƯ CÁCH CỦA NGƯỜI TƯ VẤN Như phần trước đã nói, người cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý phải là người chuyên nghiệp. Họ cần phải trải qua nhiều cuộc thử thách và huấn luyện nghiêm khắc về tính chuyên môn, về luân lý đạo đức đạt tiêu chuẩn về tư cách của một NTV, lấy đó làm căn cứ đảm bảo chất lượng phục vụ của NTV, cũng là cơ sở thể hiện trách nhiệm đối với ĐTĐTV. Vì thế ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật, họ đưa ra những tiêu chuẩn để nhận định tư cách của NTV. Bộ Bảo trợ Lao động và Xã hội Trung Quốc cũng đã ban hành “Tiêu chuẩn hành nghề tư vấn tâm lý” vào tháng 8 năm 2001, chính thức quy định trình tự và tư cách, trách nhiệm của một NTV, so với các nước phát triển phương Tây, chúng ta thấy có những khác biệt sau: 1. Tư cách của nhà tư vấn ở các nước phương Tây Những người hành nghề tư vấn tâm lý và trị
  34. liệu tâm lý ở Mỹ đại thể có thể chia thành 3 loại: bác sĩ khoa học tâm thần (Psychiatrist), nhà tâm lý học lâm sàng (Clinical psychologist) và NTV nhận định (Licensed counsellor). Vì bác sĩ khoa học tâm thần không liên quan nhiều đến tư vấn tâm lý giáo dục, nên ở đây chỉ tập trung giới thiệu tư cách của NTV nhận định và nhà tâm lý học lâm sàng. Nhìn chung, nhà tâm lý học lâm sàng cần phải có học vị tiến sĩ về tâm lý học giáo dục, tâm lý học tư vấn và tâm lý học lâm sàng; phải có ít nhất 2 năm thực tập và huấn luyện về tâm lý lâm sàng, trải qua thi cử, sau khi đạt yêu cầu, tùy theo mức độ yêu cầu của Hội tâm lý học Mỹ và tình hình thực tế của các châu lục mà cấp giấy chứng nhận cho phù hợp. Nhà tâm lý học lâm sàng có thể làm việc trong các trường đại học, cao đẳng, hoặc các cơ quan tư vấn tâm lý khác, hoặc cũng có thể hành nghề độc lập. NTV nhận định phải có học vị thạc sĩ chuyên môn về xã hội học, giáo dục học, tâm lý học; có từ 3 - 4 năm kinh nghiệm thực tập về tâm lý lâm sàng, tham gia kỳ thi tư cách, sau khi đạt yêu cầu sẽ được cấp bằng chứng nhận tư cách. NTV nhận định thông thường làm công tác tư vấn tại các trường trung học quy mô lớn.
  35. Theo “Quy định thẩm tra tư cách nhà tư vấn lâm sàng” (1990), của Hiệp hội nhận định tư cách tâm lý lâm sàng tài đoàn pháp nhân Nhật Bản, con đường huấn luyện và đào tạo nhân viên tư vấn tâm lý ở Nhật hiện nay gồm ba loại hình cơ bản: đào tạo đại học, bồi dưỡng tại chức và bồi dưỡng đoàn thể quần chúng. Trong hình thức đào tạo đại học, yêu cầu đối với học viên là phải hoàn tất giáo trình tâm lý học chính quy hoặc chuyên tu, có ít nhất một năm kinh nghiệm tâm lý lâm sàng; hoặc hoàn tất giáo trình khóa học liên ngành tâm lý học chính quy hoặc chuyên tu, có ít nhất 2 năm kinh nghiệm tâm lý lâm sàng hoặc hoàn tất môn tâm lý học chính quy hay giáo trình khoa học liên ngành tâm lý học và ít nhất 5 năm kinh nghiệm tâm lý lâm sàng. Bồi dưỡng tại chức chủ yếu dành cho những người hiện đang là NTV tâm lý giáo dục, tiến hành dưới hình thức giảng dạy và học tập, tập trung bồi dưỡng về mặt lý luận và hương pháp tư vấn. Về hình thức bồi dưỡng đoàn thể quần chúng, tiêu chuẩn nhận định NTV tương đối thấp, tùy theo tình hình cụ thể của học viên mà tiến hành xếp loại, bồi dưỡng đào tạo theo hệ thống. Sau đó tùy theo trình độ mà chia thành NTV kiêm chức, NTV chuyên chức và NTV nghiên cứu.
  36. 2. Tư cách nhà tư vấn ở Trung Quốc Theo “Tiêu chuẩn hành nghề tư vấn tâm lý cấp nhà nước” ban hành tháng 8 năm 2001 của Bộ Bảo Lao động và Xã hội thì nhân viên chuyên nghiệp hành nghề tư vấn tâm lý được chia làm 3 cấp: nhân viên tư vấn tâm lý (cấp 3), nhà tư vấn tâm lý cấp trung (cấp 2) và nhà tư vấn tâm lý cấp cao (cấp 1). Mỗi cấp bậc có chức vụ tiêu chuẩn sát hạch khác nhau. Đối với nhân viên tư vấn tâm lý, phải đạt một trong các điều kiện sau: (1) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng chính quy về chuyên môn hoặc ngành có liên quan trở lên, trải qua đào tạo và đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu. (2) Liên tục hành nghề tư vấn tâm lý ít nhất 5 năm, thể hiện được thực lực của mình. Đối với nhà tư vấn tâm lý cấp trung, phải đảm bảo một trong các điều kiện sau: (1) Sau khi có giấy chứng nhận tư cách nghề nghiệp của nhân viên tư vấn, phải liên tục hành nghề tư vấn tâm lý trong vòng 5 năm, trải qua đào tạo tư vấn tâm lý chính quy và đạt yêu cầu về số học trình, đồng
  37. thời lấy được bằng tốt nghiệp. (2) Tốt nghiệp đại học y học, giáo dục học, tâm lý học, hoặc tốt nghệp chính quy chuyên ngành khác, được bồi dưỡng tư vấn tâm lý chính quy đạt yêu cầu về số học trình theo quy định và có bằng tốt nghiệp. (3) Có bằng trung cấp chuyên nghiệp y học, giáo dục học, tâm lý học, được bồi dưỡng lớp tư vấn tâm lý chính quy đạt yêu cầu về số học trình theo quy định và nhận được chứng chỉ. Đôi với nhà tư vấn cấp cao, phải đảm bảo một trong các yêu cầu sau: (1) Học chuyên ngành hệ chính quy và có giấy chứng nhận tư cách nhà tư vấn tâm lý, có ít nhất 5 năm kinh nghiệm hành nghề, trải qua bồi dưỡng chính quy về tư vấn tâm lý cao cấp và đạt số học trình theo quy định, đồng thời lấy được bằng tốt nghiệp, có đăng ít nhất hai bài viết trên các tạp chí học thuật cấp quốc gia. (2) Có bằng thạc sĩ về y học, giáo dục học, tâm lý học, có thời gian kiến tập ít nhất 6 tháng trở lên,
  38. trải qua lớp bồi dưỡng tư vấn tâm lý cao cấp và đạt số học trình theo quy định, đồng thời lấy được bằng tốt nghiệp, có đăng ít nhất một bài viết trên các tạp chí cấp quốc gia. (3) Có bằng thạc sĩ về tâm lý học, giáo dục học, y học, trải qua lớp bồi dưỡng NTV cao cấp chính quy, đạt số học trình theo quy định và lấy được bằng tốt nghiệp. (4) Có giấy chứng nhận đào tạo chuyên môn cao học về tâm lý học, giáo dục học, y học, trải qua lớp bồi dưỡng tư vấn tâm lý học cấp cao chính quy, đạt số học trình và lấy được bằng tốt nghiệp. II. TỐ CHẤT CỦA NHÀ TƯ VẤN Tuy những người có đủ tư cách hành nghề tư vấn tâm lý đều có thể đảm nhiệm sứ mệnh giúp đỡ những người khác, nhưng không hẳn đã là một NTV ưu tú hay xuất sắc. Trên thực tế thì tố chất, điều kiện, nhân cách của NTV đều ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác tư vấn. Bất luận là yêu cầu và tri thức về vấn đề này của các trường phái tư vấn có khác nhau, nhưng các học phái luôn có những quan điểm tương đồng về một số khía cạnh. Dưới đây, tổng hợp lại
  39. những quan điểm của các học giả, đồng thời căn cứ vào tình hình cụ thể về thực tiễn tư vấn ở Trung Quốc, chúng tôi xin đưa ra một số yêu cầu về điều kiện và tố chất đối với một NTV hiện nay như sau: 1. Tinh thần giúp đỡ người khác Bản chất của tư vấn tâm lý là giúp đỡ người khác. Nếu không có tâm giúp đỡ người khác, mà hành nghề chỉ vì miếng cơm manh áo thì thật khó có thể làm tốt công tác tư vấn. Cho dù mỗi ngành nghề đều có yêu cầu về lương tâm nghề nghiệp, nhưng với nghề tư vấn tâm lý thì nó càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa đặc thù. Người làm công tác tư vấn phải luôn vui vẻ, thích thú đối với người khác, nếu anh ta yêu thích vật thể, vật nuôi hơn là con người, hay nói cách khác không vui vẻ thích thú đối người khác, thì anh ta không thể có đủ điều kiện để làm một NTV. Đồng thời cái tâm giúp đỡ người khác còn bao hàm sự sẵn sàng giúp đỡ người khác, không mong được đáp lại. Các NTV hoặc NTV tương lai nên nhớ rằng, giúp đỡ người khác là bản chất của công việc này, ngoài thù lao được hưởng theo quy định đối với một NTV, anh ta không được hưởng bất cứ một loại lợi ích trực tiếp hay gián tiếp nào khác. Ngoài ra, điều lệ và nguyên tắc của
  40. công tác tư vấn thường yêu cầu NTV cam tâm lặng lẽ hành nghề, chứ không phải ra vẻ ta đây, hay một loại hình thức theo “mốt”. Hơn nữa, tính chất công việc của một NTV đòi hỏi NTV phải chia sẻ những ưu phiền hay đau khổ của ĐTĐTV, chia sẻ những kinh nghiệm của mình với họ. Nhưng thông thường không được chia sẻ những “vấn đề tâm lý hay ưu tư của mình với họ. Vì thế, giúp đỡ người khác một cách vô tư và có một tinh thần hiến dâng là điều kiện chủ yếu của một người làm nghề tư vấn. 2 Vấn đề sức khỏe tâm lý NTV cần phải đảm bảo có thể chất khỏe mạnh, nhất là sức khỏe về tâm lý. ĐTĐTV thường xem NTV là tấm gương và quyền uy, tâm lý ổn định và lành mạnh của NTV sẽ làm cho ĐTĐTV cảm thấy yên tâm, ủng hộ và hy vọng, làm nảy sinh tính tích cực trong việc giải quyết vấn đề. Thể chất và tâm lý của NTV khỏe mạnh sẽ giúp anh ta tập trung tâm sức cao độ vào quá trình tư vấn, đồng thời tránh được trạng thái không tốt như tình cảm dao động, lý trí bị phân tán. Đương nhiên NTV cũng là con người chứ không phải thần thánh, cũng có chuyện vui buồn, cũng gặp những trắc trở về tâm lý, điều này chúng ta không thể trách móc họ. Quá
  41. trình rèn luyện của NTV giúp họ luôn cảnh giác với những tiêu cực phát sinh trong lòng, hết sức tránh những vấn đề can thiệp hay gây trở ngại đến công việc tư vấn, cố gắng tránh gây tổn hại lợi ích của ĐTĐTV. Nếu những vấn đề trắc trở tâm lý chưa giải quyết được, mà NTV cảm thấy sẽ ảnh hưởng đến công việc tư vấn, thì anh ta nên tạm thời ngừng công việc lại, không tiếp nhận khách hàng hoặc giới thiệu khách hàng đến một NTV khác. Ngoài ra, một NTV có tâm lý khỏe mạnh còn phải đặc biệt chú ý đến sự trưởng thành và phát triển của chính mình, tích cực tự hoàn thiện bản thân, cố gắng trau dồi cho mình một tinh thần cầu tiến. 3. Phản ứng linh hoạt Do tư vấn là một quá trình tác động qua lại giữa hai bên, vì vậy yêu cầu đối với NTV là phải có phản ứng linh hoạt. Phản ứng linh hoạt được hiểu theo 3 phương diện: Một là đối với người khác, chủ yếu là có sự cảm nhận nhạy bén đối với các thông tin của ĐTĐTV; hai là phản ứng linh hoạt đối với hoạt động nội tâm của chính mình và ảnh hưởng của anh ta đối với ĐTĐTV; ba là phản ứng kịp thời, cơ trí.
  42. Trong quá trình tư vấn, có rất nhiều thông tin chỉ xuất hiện trong chớp mắt. Đối với những thông tin từ ĐTĐTV, NTV không chỉ lắng nghe lời nói của ĐTĐTV, mà còn phải quan sát hành vi của họ, nắm bắt thông tin từ nhiều phương diện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Theo khảo sát cho thấy, trong quan hệ giao tế, rất nhiều thông tin được trao đổi chủ yếu thông qua hành vi phi ngôn ngữ, nhất là khi trao đổi những thông tin về tình cảm. Hơn nữa giá trị thông báo của hành vi phi ngôn ngữ trong thế giới nội tâm của một cá nhân thường chân thực và đáng tin cậy hơn là ngôn ngữ. Vì vậy, NTV cần phải rèn luyện kỹ năng phản ứng linh hoạt đối với những hành vi phi ngôn ngữ để dễ dàng nắm bắt thông tin chính xác từ ĐTĐTV, và phản ứng một cách có hiệu quả về khả năng vận dụng hành vi phi ngôn ngữ của mình, đồng thời NTV còn phải phán đoán và đánh giá kịp thời sự ảnh hưởng của mình đối với ĐTĐTV, để từ đó nhanh chóng điềt chỉnh hành vi của mình. 4. Tâm trạng cởi mở NTV có tâm trạng cởi mở nói chung đều có thể xử lý mọi huống nhanh nhẹn hoạt bát. Tâm trạng cởi mở bao hàm ba tầng ý nghĩa: Một là, NTV phải tỉnh
  43. táo nhận ra sự khác biệt giữa mình và ĐTĐTV về các phương diện như quan điểm, mô thức hành vi, phương thức sống đồng thời phải ghi nhận sự khác biệt này và luôn giữ vững trạng thái ổn định, bình tính. Hai là, đối với các loại hình tư vấn khác, kể cả kỹ thuật và phương pháp tư vấn của họ, NTV phải co thái độ ôn hòa, một mặt kiên trì lập trường của mình, mặt khác tích cực mở rộng tiếp xúc và học tập những mặt ưu việt của họ; không được bài xích các trường phái tư vấn khác và nghệ thuật phương pháp tư vấn của họ. Ba là, NTV phải có ý thức học tập cả đời, luôn giữ vững khả năng tiếp thu nhạy bén đối với những thông tin bên ngoài và kiến thức mới mẻ, giữ vững tính hiếu kỳ” và “tính mới mẻ”, không ngừng tiến thủ và không ngừng mở rộng sự hiểu biết của mình, tích cực đi sâu nghiên cứu bản chất con người, không được ngưng trệ, không được tự mãn. Chỉ có như thế, NTV mới có thể theo kịp xu thế của thời đại và đáp ứng được yêu cầu của ĐTĐTV, nâng cao năng lực và đạo đức nghề nghiệp. 5. Lời nói nhã nhặn Tư vấn tâm lý chủ yếu được thực hiện thông qua hai bên: NTV và ĐTĐTV. Vì thế khả năng diễn dạt ngôn ngữ của NTV trở nên hết sức quan trọng Đương
  44. nhiên, NTV không phải là nhà diễn thuyết, anh ta không cần phải miệng như tép nhảy, thao thao bất tuyệt, càng không phải khua môi múa mép. Điều cần thiết đối với NTV là diễn đạt thông tin mà mình muốn trao đổi một cách hợp lý, chính xác, có nghệ thuật diễn đạt phong phú hiệu quả, để ĐTĐTV có thể nắm bắt thông tin một cách dễ dàng và thuận lợi. Mặt khác, NTV còn phải thành thạo trong việc sử dụng ngôn ngữ để điều tiết tiến trình hội đàm, nắm vững chủ đề và phương hướng của cuộc hội đàm, dẫn dắt cuộc hội đàm đi theo một hướng đúng đắn. Ngoài ra NTV cần chú ý đến khả năng sử dụng thuật ngữ phi chuyên nghiệp, truyền đạt thông tin theo thói quen ngôn ngữ của ĐTĐTV để ĐTĐTV dễ dàng tiếp thu, như thế mới có thể nâng cao hiểu quả của cuộc hội đàm. 6. Kinh nghiệm phong phú Có một cách nói phổ biến rằng, NTV là NTV, chứ không phải là người giảng dạy. Chúng ta không cần khảo chứng xem cách nói này có đúng hay không, nhưng chí ít nó cũng cho thấy rằng, đối với NTV, kinh nghiệm là vô cùng quan trọng. Ở các nước khác, điều kiện để xét duyệt tư cách hành nghề của một NTV là phải có kinh nghiệm tư vấn ở một mức độ nhất định.
  45. Nhìn chung, kinh nghiệm thực tiễn lâm sàng của NTV càng nhiều thì khả năng ứng phó trong việc xử lý các vấn đề của ĐTĐTV càng tốt. Trải qua thực tiễn, trải qua những thành công và thất bại trong việc tư vấn, NTV sẽ trưởng thành hơn, mà sự trưởng thành này lại được thể hiện trong những lần tư vấn tiếp theo. Ngoài kinh nghiệm trong công việc, kinh nghiệm trong cuộc sống và sự từng trải đối với NTV cũng hết sức quan trọng. Kinh nghiệm sống và kinh nghiệm từng trải càng phong phú, NTV càng dễ dàng tiếp thu và nắm bắt sự thích ứng của ĐTĐTV, hiểu sâu các nhu cầu của ĐTĐTV. Chúng ta thật khó hình dung một NTV trẻ tuổi mới bước vào nghề có thể giúp một người già đang mắc chứng bệnh ưu tư sẽ có kết quả như thế nào. Đương nhiên NTV là một cá nhân không thể thể nghiệm tất cả các hình thái của cuộc đời, đồng cảm với tất cả nỗi bi ai của thế gian, kinh nghiệm của anh ta luôn có những hạn chế. Về mặt này, NTV có thể bù dắp khiếm khuyết của mình bằng kinh nghiệm gián tiếp phong phú. HOẠT ĐỘNG VÀ LUYỆN TẬP Thảo luận và phân tích
  46. Trường hợp giả định: Tiểu Lệ là một học sinh cuối cấp hai, chỉ còn nửa năm nữa là phải tham gia kỳ thi lên cấp ba. Gần đây quan hệ giữa cô bé và mẹ ngày càng căng thẳng. Nguyên nhân chủ yếu là do mẹ cô thường phê bình cô học tập không chăm, về nhà làm bài tập không tập trung tinh thần, lúc thì sửa soạn cặp sách, lúc thì đi uống nước, đi rửa mặt, xem ti vi, , có lúc còn nằm ngả trên ghế sofa. Mẹ của Tiểu Lệ luôn lo lắng về việc thi lên trung học của cô, vì thế lúc nào cũng giám sát Tiểu Lệ. Còn Tiểu Lệ lại nghĩ rằng mình đã đi học cả ngày, về nhà bài tập lại quá nhiều, vì thế muốn được "nghỉ ngơi một chút. Đúng lúc này, nhà trường tổ chức cho một số chuyên gia đến tư vấn cho học sinh và phụ huynh. Mẹ Tiểu Lệ không thể thuyết phục được Tiểu Lệ đi tư vấn, đành phải đi một mình, hy vọng nhà tư vấn có thể đưa ra “liều thuốc” hữu hiệu cho con gái. Dựa vào uy tín của các chuyên gia, bà ta tin tưởng có thể khuyên bảo con gái học tập tốt hơn. Nếu bạn là NTV, bạn sẽ tư vấn như thế nào? Gợi ý: (1) Ai là người đến tư vấn, Tiểu Lệ hay mẹ cô? (2) Đối với yêu cầu tư vấn của mẹ Tiểu Lệ,
  47. NTV phải xử lý như thế nào? Tại sao? (3) Trong trường hợp này, vai trò của Tiểu Lệ như thế nào? Bạn có kế hoạch làm việc với cá nhân cô bé không? Nếu có, kế hoạch đó sẽ như thế nào? Created by AM Word2CHM
  48. Chương 2. XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ TƯ VẤN TỐT ĐẸP TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Từ định nghĩa về tư vấn tâm lý, chúng ta có thể thấy, sự tác động qua lại trong mối quan hệ giữa NTV và ĐTĐTV có tính chất quan trọng nhất, quyết định sự thành công của một cuộc tư vấn. Mối quan hệ tư vấn tốt đẹp là cơ sở để tiến hành một cách thuận lợi, có tác dụng của mình, đồng thời cũng là điền kiện không thể thiếu để có thể cải thiện tình trạng tâm lý của ĐTĐTV. Thậm chí có học giả còn cho rằng, bản thân mối quan hệ tư vấn tốt đẹp đã có tác dụng trị liệu. Bài 1. TÍNH CHẤT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA MỐI QUAN HỆ TƯ VẤN Bài 2. ĐỒNG CẢM Bài 3. CHÂN THÀNH Bài 4. TÔN TRỌNG Created by AM Word2CHM
  49. Bài 1. TÍNH CHẤT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA MỐI QUAN HỆ TƯ VẤN TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Chương 2. XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ TƯ VẤN T ỐT ĐẸP I. Ý NGHĨA CỦA VIỆC XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ TƯ VẤN Quan hệ tư vấn là một loại quan hệ giao tiếp đặc biệt, nó được tạo bởi giữa một bên cần sự giúp đỡ (ĐTĐTV) và một bên là người giúp đỡ (NTV). Đại đa số các trường phái tư vấn đều rất chú trọng đến việc xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ tư vấn tốt đẹp, họ cho rằng đây là nền tảng của tư vấn tâm lý. Nếu lấy hình thức tư vấn mà ĐTĐTV là trung tâm trị liệu làm đại diện, thì tầm quan trọng của mối quan hệ tư vấn càng được nhấn mạnh hơn. C.Rogers đã từng chỉ ra rằng, sở dĩ nhiều cuộc tư vấn đã làm hết sức nhưng vẫn không mang lại thành công là vì trong quá trình, tư vấn, họ chưa xây dựng được mối quan hệ khiến người ta hài lòng. Mối quan hệ tư vấn tốt đẹp có thể tạo ra những phản ứng tích cực trên nhiều phương diện của ĐTĐTV, trong đó có những phản ứng mà bản thân
  50. chúng đã đạt được sự hoàn thiện. Nói cụ thể, mối quan hệ tư vấn tốt đẹp trong quá trình tư vấn có những tác dụng sau: 1. Giúp đối tượng được tư vấn cảm nhận được tình cảm tích cực Trong mối quan hệ tư vấn tốt đẹp, với thái độ phản ứng vui vẻ, thông cảm và không phê bình của NTV, sẽ loại trừ được tính tự ti, sự dày vò cũng như sự uất ức cho ĐTĐTV, giúp họ cảm nhận được tình cảm tích cực, khiến họ có được cảm giác an toàn hơn, giảm bớt tâm lý đề phòng, để đặt nền tảng trong việc tự do thể hiện và thăm dò tình cảm, tự tìm hiểu chính mình. Điều này càng nổi bật trong giai đoạn đầu của một cuộc tư vấn và đối với một số ĐTĐTV có động cơ đề phòng hoặc động cơ tìm sự giúp đỡ cao nhưng không mãnh liệt. 2. Nâng cao lòng tự trọng và sự tự tin của đối tượng được tư vấn Trong bầu không khí có quan hệ tư vấn tốt đẹp, quan điểm của ĐTĐTV càng trở nên tích cực. Thái độ của NTV sẵn lòng tiếp nhận “căn bệnh” của ĐTĐTV và luôn thể hiện thái độ tôn trọng họ, sẽ cho ĐTĐTV
  51. cảm thấy mình không phải hoàn toàn vô dụng. Điều này không những làm tăng thêm lòng tự trọng của đối tượng, mà còn là cơ sở để “bồi dưỡng” lòng tin “tôi sẽ trở nên tốt hơn”, giúp họ tự nhìn nhận mình một cách tích cực hơn, nhận biết và phát huy tiềm năng của mình, càng chủ động tích cực phối hợp với NTV. 3. Giúp đối tượng được tư vấn bắt chước và đồng cảm nhanh hơn Trong mối quan hệ tư vấn tốt đẹp, nếu ĐTĐTY tin tưởng và có thiện cảm với NTV, thì sẽ làm giảm bớt sự đề phòng và phê phán, họ dễ đàng hiểu, chấp nhận và tiếp thu những lời giải thích, hướng dẫn của NTV, đồng thời nếu sự ảnh hưởng cùa NTV càng mạnh, thì ĐTĐTV sẽ càng mô phỏng và đồng cảm với quan điểm của NTV. Vì vậy, phản ứng của NTV đôi khi sẽ tạo thành một tấm gương cho ĐTĐTV, trở thành nhân tố kích thích để ĐTĐTV quan sát và mô phỏng học tập. 4. Tăng cường trao đổi thông tin, giao lưu tình cảm giữa đối tượng được tư vấn và người tư vấn Mối quan hệ tư vấn tốt đẹp có thể làm tăng sự
  52. tôn trọng, tín nhiệm giữa ĐTĐTV và NTV, tạo ấn tượng tốt đẹp cho nhau, nâng cao mức độ tiếp nhận tâm lý và thắt chặt quan hệ qua lại giữa hai bên. Một mặt nó có thể làm giảm bớt sự đề phòng giữa hai bên, chân thành thẳng thắn với nhau, việc giao lưu tình cảm đạt đến một mức độ cao hơn mà không gặp phải trở ngại nào. Mặt khác, cũng có thể tự do và mở rộng việc trao đổi thông tin của đôi bên. II. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUAN HỆ TƯ VẤN 1. Tính khách quan Trong suốt quá trình tư vấn, NTV cần đảm bảo khách quan, giữ vững lập trường trung lập. Tính khách quan là thể hiện ở chỗ: NTV phải loại việc suy đoán chủ quan, trên cơ sở đảm bảo sự phán đoán và phân tích chính xác những vấn đề của ĐTĐTV. Vì vậy, trong suốt quá trình tư vấn, NTV luôn phải vững vàng về ý chí, một mặt dùng ánh mắt dò xét, phân tích nội dung đã trao đổi, lấy việc “giải quyết vấn đề” làm mục đích cơ bản; mặt khác cần phải nắm vững “tính chừng mực” và “tính vai trò”. Từ đến cuối cuộc tư vấn, NTV phải luôn luôn ý thức được rằng “tôi là NTV” và làm
  53. việc nghiêm túc trong vai trò của nhà tư vấn. Ngoài ra, sự xuất hiện của hiện tượng dao động tình cảm ngược chiều là kẻ sẽ phá vỡ mối quan hệ tư vấn khách quan, bất kể là NTV thể nghiệm quá mức về tình cảm tích cực hay tình cảm tiêu cực của ĐTĐTV, đều ảnh hưởng đến việc nhận thức và phán đoán chính xác vấn đề tâm lý, dẫn đến việc tư vấn thiếu tính khách quan, gây hậu quả tiêu cực cho quá trình tư vấn. Vì vậy, NTV cần phải nhìn nhận đúng mức vấn đề. 2. Tính hạn chế Tỉnh hạn chế của quan hệ tư vấn được hiểu là sự hạn chế về mặt chuyên môn của nhiều phương diện. Trước hết, nó bị hạn chế bởi ý muốn được tư vấn của ĐTĐTV. Tiếp đó, nó bị hạn chế bởi phạm trù chức trách của NTV. Trong quá trình tư vấn, có thể ĐTĐTV sẽ đưa ra những yêu cầu khó khăn. Bởi thế, NTV, cần ý thức rõ phạm vi chức trách và những hạn chế của công việc, phải biết rõ trách nhiệm nào của mình, trách nhiệm nào là của ĐTĐTV, chúng ta phải làm hết trách nhiệm nhưng cũng không thể ôm đồm tất cả, vượt quá chức phận của mình. Cuối cùng, nó được hạn chế bởi thời gian. Hạn chế của thời gian là đảm bảo việc tư vấn có kết quả hữu hiệu. Thời gian trao đổi của một
  54. cuộc tư vấn thường khoảng 50 phút (trừ trường hợp khủng hoảng). NTV cần làm cho ĐTĐTV hiểu rằng thời gian tư vấn có hạn. Điều này không những khiến ĐTĐTV tự giác điều chỉnh hành vi của mình, có thể tận dụng được thời gian để trao đổi một cách hữu hiệu, nâng cao hiệu suất trao đổi; mà còn có lợi trong việc làm cho ĐTĐTV hiểu rõ vấn đề của mình sau buổi tư vấn. Ngoài ra, sự hạn chế của thời gian còn được thể hiện ở chỗ không được tự ý kéo dài thời gian tư vấn. Là mối quan hệ chuyên nghiệp, thông thường, quá trình tư vấn kết thúc thì mối quan hệ tư vấn cũng kết thúc, trừ trường hợp cần phải theo dõi. Nếu mối quan hệ tư vấn kéo dài hay chuyển sang mối quan hệ thường ngày thì sẽ vi phạm tính bảo mật và tính khách quan, điều này không có lợi trong việc theo dõi. 3. Tính bảo mật Nghĩà là mối quan hệ tư vấn phải tuân theo nguyên tắc bảo mật của tư vấn tâm lý. Petterson từng nói: “mối quan hệ giữa người với người trong quá trình tư vấn không phải được xây dựng trên lập trường giao tiếp xã hội, nó hoàn toàn là một mối quan hệ đặc thù ẩn náu, bảo mật trong một thời gian nhất định”. Đây cũng là một trong những đặc trưng của quan hệ tư vấn
  55. so với các mối quan hệ xã hội khác. Tính bảo mật khiến cho ĐTĐTV cảm thấy an toàn, đảm bảo cho họ tự nhiên thể hiện mình, tự thăm dò mình. Chính vì vậy, hơn ai hết, NTV cần phải hiểu rõ ĐTĐTV. 4. Tính nhân tạo Do mối quan hệ tư vấn được xây dựng một cách có ý thức trên mục đích đặc thù của đôi bên, hơn NTV là chuyên gia có kiến thức về mối quan hệ giao tiếp, có thể vận dụng thuần thục các kỹ năng giao tiếp, vì vậy trong quá trình thiết lập và phát triển mối quan hệ, NTV không ngừng đánh giá, kiểm soát mối quan hệ tư vấn một cách có ý làm cho mối quan hệ này phù hợp với những yêu cầu đặc thù. Vì thế, mối quan hệ này mang đậm màu sắc nhân tạo. Điều này có sự khác biệt rõ ràng so với các mối quan hệ khác được hình thành trong cuộc sống thường ngày như mối quan hệ đồng nghiệp, bạn học, bạn bè Created by AM Word2CHM
  56. Bài 2. ĐỒNG CẢM TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Chương 2. XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ TƯ VẤN TỐT ĐẸP I. SỰ ĐỒNG CẢM VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ Trong tiếng Anh, từ đồng cảm là empathy, cũng có dịch giả dịch thành cộng cảm, đồng tâm lý, tình cảm chuyển về một mối, cùng tình cảm Trong tâm lý tư vấn, sự đồng cảm mang ý nghĩa chỉ NTV đứng trên góc độ của ĐTĐTV, dùng tiêu chuẩn của họ để tìm hiểu cảm xúc nội tâm, hiểu được tư tưởng, quan niệm và tình cảm của họ, từ đó có thái độ và cách hiểu chính xác tình cảnh của ĐTĐTV. Theo quan điểm của Rogers, đồng cảm là sự cảm nhận thế giới tinh thần của người khác, y như thế giới tinh thần của mình vậy, nhưng không tuyệt đối mất đi phẩm chất “y như” này, nó có ý nghĩa “như là chuyện của mình”. Sự đồng cảm được coi là nhân tố tiên quyết trong quá trình xây dựng mối quan hệ tư vấn, là đặc tính cơ bản của tư vấn. Nó rất quan trọng trong tư vấn, ý nghĩa chủ yếu của nó thể hiện ở chỗ: (1) Nhờ sự
  57. đồng cảm, NTV có thể hiểu rõ hơn về ĐTĐTV, nắm bắt thông tin một cách chính xác hơn. (2) Sự đồng cảm trong tư vấn có thể làm cho ĐTĐTV cảm thấy mình được thông cảm, được chấp nhận, từ đó nảy sinh một niềm vui, cảm thấy thoả mãn, điều này có lợi cho việc xây dựng mối quan hệ tư vấn tốt đẹp. (3) Sự đồng cảm có thể thúc đẩy ĐTĐTV tự thể hiện mình, tự tìm hiểu mình, từ đó càng hiểu rõ bản thân và giúp hai bên có thể đi sâu trao đổi thông tin. (4) Đối với ĐTĐTV cần có sự quan tâm thông cảm, có nhu cầu cấp bách tự thể hiện mình, sự đồng cảm rõ ràng giúp họ trị liệu có hiệu quả. (5) Sự đồng cảm làm cho hai bên càng hiểu nhau hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tư vấn. II. CÁC MỨC ĐỘ CỦA PHẢN ỨNG ĐỒNG CẢM Là một loại kỹ xảo, các NTV khác nhau sẽ thể hiện sự đồng cảm với những mức độ khác nhau, điều đó cũng sẽ có hiệu quả tư vấn khác nhau.
  58. Egan từng chia đồng cảm thành 2 cấp độ. Một loại là đồng cảm sơ cấp, quan điểm này gần giống với quan điểm của Rogers, nó chủ yếu vận dụng kỹ xảo lắng nghe, tập trung tìm hiểu nội tâm của ĐTĐTV và phản ánh sự thông cảm này. Cấp độ thứ 2 là sự đồng cảm chính xác cao cấp, điều này đốì với yêu cầu của NTV càng cao hơn, NTV không những phải vận dụng kỹ thuật lắng nghe, mà còn phải thường xuyên kết hợp với những kỹ xảo có sức ảnh hưởng như giải thích, chỉ dẫn, tự thể hiện bản thân, v.v trực tiếp tác động đến ĐTĐTV hoặc tỏ rõ thái độ của mình. Để giải thích rõ hơn hai cấp độ đồng cảm khác nhau mà Egan đã phát biểu, chúng ta có thể xét ví dụ sau: Một cô gái tìm đến NTV, cô vì đi học mà phải xa cách người yêu. Phát hiện anh ta có mối quan hệ thân mật với một cô gái khác, cô rất giận dữ, gây gổ kịch liệt với anh ta. Khi đề cập chuyện này với NTV, cô nói: “Khi tôi hỏi tại sao anh lại đối xử với tôi như vậy? Anh có còn yêu tôi không?”, anh ta lại trả lời lấp lửng Lúc đó thực sự điên tiết, tôi rất hận anh ta, nhưng tôi lại sợ mất anh ấy”. NTV (có sự phản ứng đồng cảm sơ cấp): “Cô không thể xác định rằng anh ta thực lòng với cô, vậy có
  59. phải anh ta vẫn yêu cô, nhưng cô rất sợ mất anh ta?” NTV (có sự phản ứng đồng cảm cao cấp): " Tôi có thể hiểu tâm trạng của cô, một mặt cô không xác định được anh ta có còn yêu mình không? Mặt khác, cô lại rất quan tâm tới anh ta. Hiện giờ tôi có thể cảm nhận được sự bất an trong lòng cô, tôi cho rằng bây giờ cô nên hiểu rõ anh ta đang nghĩ gì?”. Nhưng Carkhuff lại chia đồng cảm thành 5 cấp độ khác nhau. Cấp độ thứ nhất: Không có sự phản ứng đồng cảm, tức NTV hoàn toàn không chú ý đến cảm giác mà ĐTĐTV biểu lộ. Cấp độ thứ hai: NTV không hoàn toàn hiểu được ĐTĐTV, anh ta chỉ chú ý đến nội dung mà ĐTĐTV đề cập đến, thiếu sự hưởng ứng tình cảm. Cấp độ thứ ba: là sự đồng cảm cơ bản nhất, nghĩa là phản ứng của NTV khá giống với cảm nhận và ý nghĩa mà ĐTĐTV thể hiện, nhưng không có phản ứng đồng cảm với những gì ẩn giấu phía sau lời nói của đối tượng được tư vấn. Cấp độ thứ 4: là mức độ đồng cảm khá cao, NTV có thể bộc lộ cảm nhận những điều ẩn giấu phía sau lời nói của ĐTĐTV, có thể làm cho ĐTĐTV thể hiện cảm nhận lúc đầu và những cảm nhận mà họ chưa phát hiện được hay chưa thể hiện. Cấp độ thứ năm: là sự đồng cảm chính
  60. xác nhất, tức NTV vừa nắm bắt chính xác những nội dung mà ĐTĐTV diễn đạt, cũng có khả năng nắm bắt chính xác cảm nhận của họ, vừa có thể cảm nhận được những gì mà ĐTĐTV muốn truyền đạt. Trong lời nói, cũng có thể nắm bắt chính xác cảm nhận và hàm ý sâu xa ẩn chứa trong lời nói. III. ĐIỀU KIỆN CỦA PHẢN ỨNG ĐỒNG CẢM Để có sự phản ứng đồng cảm chính xác, NTV cần phải làm được những điều sau: 1. Sự hoán đổi vị trí tâm lý NTV phải thoát khỏi tham chiếu của mình, đặt mình vào vị trí của NTV, lấy tham chiếu của ĐTĐTV để cảm nhận, tìm hiểu sự nhận thức, tình cảm, ngôn ngữ hành vi và áp lực tâm lý mà họ phải đối mặt. Điều này yêu cầu NTV phải loại bỏ thói quen của mình, cố gắng loại bỏ sự quấy nhiễu của tri thức, kinh nghiệm, sự yêu thích, quan niệm giá trị và các đặc điểm của mình, tích cực tiếp xúc, cảm nhận thế giới nội tâm của ĐTĐTV bằng một trái tim khách quan, nhạy cảm. 2. Lắng nghe và điều chỉnh NTV phải tập trung lắng nghe ĐTĐTV, không
  61. chỉ chú ý đến nội dung ngôn ngữ mà họ biểu đạt, mà còn phải chú ý đến các thông tin về tình cảm phi ngôn ngữ của họ. Trong quá trình lắng nghe, để có những thông tin tường tận nhất, NTV phần nào phải vận dụng kỹ năng lắng nghe để trao đổi với ĐTĐTV. Khi lắng nghe ĐTĐTV bộc bạch, trong đầu NTV cần phải sắp xếp lại các thông tin, tìm ra điều mà ĐTĐTV muốn nói là gì? Những điều đó có logic không? Tình cảm mà ĐTĐTV thể hiện có những loại nào? Tình cảm và sự thực có quan hệ gì? Để đảm bảo tính xác thực của các thông tin được chỉnh lý, NTV cần phải xác định lại từ ĐTĐTV. 3. Phản ứng chính xác Để cảm nhận được cảnh ngộ, nội tâm và biểu hiện hành vi của ĐTĐTV, NTV cần phải có những phản ứng mang tính ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ có lợi cho việc giải quyết vấn đề. Loại phản ứng này vừa phải giải thích chính xác lời trần thuật của ĐTĐTV, vừa phải thể hiện chính xác tình cảm của anh ta, để dễ dàng đạt đến sự nhất trí với ĐTĐTV. Từ đó hai bên có thể trao đổi một cách tự nhiên, trực tiếp trên nhiều phương diện.
  62. 4. Lưu ý đến những thông tin phản hồi của đối tượng được tư vấn Sau khi NTV đưa ra phản ứng của mình, anh ta cần phải chú ý và xem trọng những phản hồi của ĐTĐTV, tự kiểm tra xem mình có thực sự lĩnh hội được ý mà ĐTĐTV muốn diễn đạt hay không, để có thể điều chỉnh phản ứng và nội dung của mình cho phù hợp. Nếu NTV chưa xác định được mình đã hiểu chính xác hay chưa, anh ta có thể dùng cách dò hỏi hay hỏi trực tiếp nhờ ĐTĐTV kiểm tra và sửa chữa. IV. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN SỰ ĐỒNG CẢM Thể hiện sự đồng cảm có thể thực hiện thông qua phương thức ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. 1. Ngôn ngữ khích lệ: Nghĩa là đưa ra các phản ứng ngôn ngữ đơn giản như “ừ”, “vâng”, “tôi hiểu”, “à”, “ồ” để bày tỏ sự đồng tình, điều này không chỉ giúp cho việc truyền đạt những đồng cảm ban đầu, mà còn giúp ĐTĐTV đi sâu tìm hiểu bản thân mình. Đồng thời, nó còn là một trong những kỹ năng lắng nghe. Ví dụ:
  63. ĐTĐTV: “Tôi rất ghét GV phụ trách của chúng tôi.” NTV: “ừh”. ĐTĐTV: “Ông ấy không hề quan tâm đến ý kiến của học sinh, làm việc rất chuyên quyền độc đoán.” NTV: “Vậy sao?”. 2. Lặp lại những từ ngữ hay câu cú quan trọng Nghĩa là lặp lại những từ, những câu quan trọng trong lời nói của ĐTĐTV, thể hiện sự lắng nghe và thăm dò, làm cho ĐTĐTV mở rộng đề tài được nhấn mạnh. Việc lặp lại này còn có tác dụng nhấn mạnh, đối chiếu. Nhưng, khi truyền đạt sự đồng cảm, kỹ năng này không thể sử dụng nhiều lần để tránh ĐTĐTV có cảm giác như NTV đang nói vẹt. Ví dụ: ĐTĐTV: “Tôi rất ghét GV phụ trách của chúng tôi”. NTV: “Rất ghét à?” (lặp lại từ quan trọng). “Bạn rất ghét GV phụ trách của các bạn.” (lặp lại câu)
  64. ĐTĐTV: “Đúng vậy. Ông ta không chịu lắng nghe ý kiến của học sinh, làm việc rất chuyên quyền độc đoán”. NTV: “Thực sự độc đoán sao?” (lặp lại từ quan trọng). “Bạn nói là ông ta không chịu lắng nghe ý kiến của học sinh, làm việc rất chuyên quyền độc đoán, đúng không?” (lặp lại câu). 3. Lặp lại mang tính khái quát Thể hiện những nội dung mà ĐTĐTV trần thuật một cách súc tích, ngắn gọn. Việc lặp lại mang tính khái quát đặc biệt có ích trong việc truyền đạt sự đồng cảm. Công thức: “Bạn cảm thấy bởi vì ” có thể giúp NTV nhanh chóng khái quát được ý ĐTĐTV. Ví dụ ĐTĐTV: “Tôi rất ghét GV phụ trách của chúng tôi. Ông ta lúc nào cũng đứng trên góc độ của mình để phán xét. Trong lớp có chuyện gì hay có hoạt động gì ông ta cũng không thèm hỏi ý kiến học sinh. Ông ta muốn làm gì thì làm, cũng chẳng nghĩ đến cảm nhận và suy nghĩ của chúng tôi. Chúng tôi giống như những người gỗ, quả thật không thể chịu nổi ông ta”.
  65. NTV: “Bạn cảm thấy rất tức giận, bởi vì bạn cho rằng GV phụ trách của các bạn rất chuyên quyền độc đoán, không dân chủ”. 4. Diễn đạt bằng phi ngôn ngữ NTV đôi khi vận dụng phản ứng phi ngôn ngữ, để diễn đạt sự tán đồng, chấp nhận và tìm hiểu ĐTĐTV. Diễn đạt bằng phi ngôn ngữ thường là dùng ánh mắt chăm chú, gật đầu đồng ý, vẻ mặt, tư thế, ngữ điệu, khoảng cách, v.v Ví dụ, nhìn ĐTĐTV một cách tự nhiên, vẻ mặt thoải mái tự nhiên, thể hiện tình cảm một cách sinh động và biến đổi phong phú. Tư thế hơi nghiêng về phía ĐTĐTV, duy trì thái độ cởi mở; khoảng cách giữa hai người khoảng 0,8m, thích hợp cho việc trao đổi tâm tình và không để ĐTĐTV cảm thấy quá gần hay quá xa; sử dụng cách ra hiệu gật đầu, ngữ điệu, ngữ khí thích hợp,v.v Thể hiện phi ngôn ngữ đơn giản hơn nhiều so với ngôn ngữ, đôi lúc lại rất hiệu quả. Nhưng, khi dùng phi ngôn ngữ để thể hiện sự đồng cảm, nên chú ý đến vấn đề giới tính, tuổi tác, văn hóa, phong tục tập quán giữa hai bên, tránh phát sinh những hậu quả không đáng hoặc trái ngược với mong muốn.
  66. V. NHỮNG ĐIỂU CẦN LƯU Ý TRONG PHẢN ỨNG ĐỒNG CẢM 1. Vào được thì cũng phải thoát được Khi NTV đã tìm được sự “đồng cảm” thì cần phải “vào được - ra được”. Nghĩa là đặt mình vào vị trí của đối tượng, cùng cảm nhận như họ, vào thời điểm thích hợp, cũng phải biết tự thoát ra, không thể quên vai trò thực sự của mình, tránh đánh mất tính khách quan trong quá trình tư vấn. Có học giả cho rằng, ý nghĩa chân chính của sự đồng cảm là thể nghiệm được thế giới nội tâm của ĐTĐTV “như là” thế giới nội tâm của mình, nhưng nó mãi mãi không thể biến thành “chính là”. 2. Nên tùy cơ ứng biến Việc thể hiện sự đồng cảm nên tuỳ người, thời gian và mức độ thích hợp mà thay đổi, nếu không sẽ có kết quả ngược lại. Thông thường, phản ứng tâm trạng mãnh liệt và phản ứng của tâm trạng ổn định, thể hiện phức tạp và thể hiện rõ ràng, thì phản ứng mãnh liệt và sự thể hiện phức tạp nên được sự đồng cảm nhiều hơn. Ngoài ra, gọi là đồng cảm thì không nên tùy tiện cắt ngang lời nói của ĐTĐTV, nếu không rất dễ
  67. làm tổn thương tình cảm. Còn mức độ phản ứng đồng cảm phải phù hợp với mức độ tính chất vấn đề của ĐTĐTV, nếu làm quá sẽ khiến ĐTĐTV cảm thấy NTV đang làm cho việc bé xé ra to; ngược lại nếu không đủ sẽ khiến người ta cảm thấy mình không hiểu hết họ. 3. Chú ý đến bối cảnh văn hóa và đặc điểm của đối tượng được tư vấn Việc thể hiện sự đồng cảm cần quan tâm đến bối cảnh văn hoá và đặc điểm nào đó của ĐTĐTV. Thí dụ như NTV phương Tây đôi lúc có thể ôm ấp vuốt ve để bày tỏ sự đồng cảm của mình, nhưng trong nền văn hoá Á Đông - điều này lại không thích hợp. NTV và ĐTĐTV cùng giới cũng có thể có sự va chạm cơ thể nào đó. Ví trong quá trình tư vấn, NTV có thể nắm tay hay vỗ vai ĐTĐTV để thể hiện sự quan tâm và sự đồng cảm của mình, nhưng giữa những người khác giới thì nên thận trọng. 4. Những vấn đề khác: Ngoài ba vấn đề nói trên, NTV cần chú ý tránh những vấn đề thường gặp sau: (1) Lời nói, lời khuyên sáo rỗng như: “Học
  68. sinh không nên yêu sớm”; “Đừng quá đau lòng, nơi nào chẳng có hoa thơm ”. (2) Dán nhãn mác: “Bạn quá sùng bái cha”, “Bạn có tính tự ti”. (3) Sự phán đoán và phê bình đơn giản, như: “Con người bạn quá ích kỷ”; “Làm như thế là sai lầm”. (4) Không có cơ sở bảo đảm như: “Không nên quá lo lắng, mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả thôi”; “Bạn nhất định sẽ thực hiện được mục tiêu của mình.” (5) Trực tiếp chỉ dạo, hướng dẫn như: “Bạn nên ”; “Bạn không nên ” Created by AM Word2CHM
  69. Bài 3. CHÂN THÀNH TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Chương 2. XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ TƯ VẤN TỐT ĐẸP I. CHÂN THÀNH - Ý NGHĨA VÀ NHỮNG MỨC ĐỘ CỦA NÓ Chân thành (genuineness) là từ dùng để chỉ NTV không “đeo mặt nạ chuyên nghiệp”, mà thể hiện con người thực của mình. Chân thành ở đây bao gồm hai tầng nghĩa. Một mặt NTV phải đối xử chân thành với mình, mặt khác phải đối xử chân thành với ĐTĐTV. (Lĩnh Quốc Trinh, Lý Chính Vân, 1999). Giống như sự đồng cảm, chân thành vừa là một loại thái độ, vừa là một loại kỹ xảo. Là một loại thái độ, nó biểu đạt rằng NTV cần nhận thức được tác dụng và ý nghĩa của sự chân thành, thản nhiên chấp nhận mọi cảm giác của mình và nguyện bày tỏ nó đúng lúc, đúng mức cho ĐTĐTV trong quan hệ tư vấn. Là một kỹ xảo, NTV trên cơ sở này nhạy cảm với việc thể nghiệm thế giới nội tâm, tư tưởng, thái độ của mình và vận dụng các kỹ năng trong tư vấn để truyền đạt cho ĐTĐTV một cách tự nhiên, đúng lúc, đúng mức.
  70. Chân thành có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng, phát triển mối quan hệ tư vấn và các hoạt động tư vấn được tiến hành thuận lợi. Được thể hiện chủ yếu ở 2 điểm sau: Trước hết, chân thành giúp ĐTĐTV nảy sinh sự tín nhiệm và có cảm giác an toàn. Trong quá trình tư vấn, tuy ĐTĐTV có thể tìm đến và nhờ giúp đỡ bày tỏ nhiều vấn đề và nhờ giúp đỡ NTV; nhưng để bày tỏ hoàn toàn thì không dễ, đối với những chuyện riêng tư tận trong đáy lòng, ĐTĐTV sẽ nghi ngờ hoặc đề phòng, không dễ dàng bày tỏ với người khác. Thứ hai, sự chân thành có tác dụng nêu gương. Sự chân thật của NTV sẽ làm cho ĐTĐTV tháo bỏ mặt nạ của mình, thẳng thắn bày tỏ tư tưởng và cảm nhận của chính mình. Việc làm gương này của NTV không chỉ khích lệ ĐTĐTV có thái độ đúng đắn đối với công tác tư vấn và NTV, mà đồng thời còn khích lệ họ đối xử với mình thẳng thắn hơn, cởi mở hơn, tự tìm hiểu và nhận thức về mình rõ hơn. Ngoài ra, việc đối xử chân thành của hai bên tư vấn cũng làm giảm sự bất đồng, mơ hồ trong quá trình tư vấn, làm cho việc trao đổi trở nên rõ ràng, chính xác hơn.
  71. II. BÀY TỎ SỰ CHÂN THÀNH Chân thành là một nhân tố quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ tư vấn tốt đẹp. Trong ứng dụng thực tế, NTV cần phải làm được những điều sau: 1. Trước sau như một Nghĩa là NTV phải nghĩ sao nói vậy, lời nói và hành động phải nhất quán. Nói cụ thể, những gì NTV nói và làm phải xuất phát từ đáy lòng, phải làm những gì mình nghĩ, không thể nghĩ thế này nhưng lại làm thế kia. Vả lại, trong quá trình thể hiện nội tâm, những gì đã nói và những hành động đã làm phải thống nhất. Nếu NTV để lại cho ĐTĐTV cảm giác trước sau khác nhau, giả dối, thì việc tư vấn không mang lại kết quả tốt. Ví dụ, trong suốt quá trình tư vấn, cô gái luôn nói rằng trong các mối quan hệ, mọi người đều chán ghét cô, đả kích cô, nhưng qua cuộc nói chuyện, NTV lại phát hiện: “Nguyên nhân có thể là do cô ta vô tình bộc lộ tính cách ưa công kích của mình”. Nếu như tư vấn viên thẳng thắn nói ra suy nghĩ này của mình, sẽ làm cô ta phản cảm và có sự đề phòng, nhưng nếu nói không đúng sự thực như mình đã nghĩ: “Quả thực là những người đó không đúng, tại sao họ lại đối xử với
  72. cô như vậy? Cô nên tìm cách thay đổi tình trạng này”. Nếu nói như vậy sẽ rất dễ làm lệch hướng tư vấn. Về vấn đề này, NTV cần chọn phương pháp thể hiện sự nhận thức của mình một cách phù hợp. Ví dụ, “Theo tôi nghĩ, trong các mối quan hệ, có lẽ lời nói và hành động của bạn khiến người ta không có thiện cảm và hiểu lầm.” 2. Tự thể hiện mình, chia sẻ mình với đối tượng được tư vấn NTV nên bày tỏ, chia sẻ với ĐTĐTV một cách thích hợp về những kinh nghiệm, cảm nhận thực của mình, nó có tác dụng góp phần làm cho ĐTĐTV tự giải phóng mình, giúp họ có thể trao đổi với NTV một cách tự nhiên hơn, thành thật hơn. Ví dụ: ĐTĐTV: Năm nay thi hỏng đại học, tôi đau lòng lắm, thất vọng lắm, cảm thấy tiền đồ mờ mịt, cả thế giới dường như một màu xám, tôi không biết mình nên làm gì ?”. NTV: “Tôi có thể hiểu được cảm nhận lúc này của bạn. Trước kia khi thi tốt nghiệp thất bại, tâm trạng
  73. tôi cũng như bạn bây giờ, lúc đó tôi rất đau lòng”. Việc tự bày tỏ của NTV không những không ảnh hưởng đến sự tín nhiệm của ĐTĐTV đối với NTV, mà ngược lại, nó sẽ làm cho ĐTĐTV cảm thấy NTV chân thật hơn, giản dị hơn, gần gũi hơn, vì thế càng đáng tin cậy. Đương nhiên, trong lúc tự bày tỏ mình, NTV cần chú ý đơn giản rõ ràng, làm nổi bật trọng điểm, tránh vượt quá mức cần thiết. II. NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI THỂ HIỆN SỰ CHÂN THÀNH 1. Chân thành không có nghĩa là nghĩ sao nói vậy Tuy nguyên tắc đầu tiên trong việc thể hiện sự chân thành là trước sau như một, nhưng nếu NTV hiểu chân thành đơn giản như có gì nói nấy, nghĩ sao nói vậy, hoàn toàn không suy nghĩ, khống chế điều chỉnh, tự nhiên thể hiện thì đây quả là điều không ổn. Ví dụ, “Bạn thật ngốc! Ý đơn giản vậy mà cũng không hiểu”; “Bạn làm gì cũng tự cho mình là trung tâm, không hề nghĩ đến người khác,: người ta quan tâm bạn mới là lạ!”,v.v Tuy những lời nói như vậy là suy nghĩ thật của NTV, nhưng nếu “nói toạc” ra như thế sẽ làm tổn
  74. thương đến lòng tự trọng của ĐTĐTV, làm cho ĐTĐTV càng căng thẳng, không biết phải làm như thế nào. Sự chân thành mà quá trình tư vấn cần đến là sự chân thành có tác dụng chữa trị và không mang tính phá hoại. NTV có thể thay đổi cách diễn đạt khác như: “Tôi cảm thấy hình như bạn chưa hiểu ý tôi”; "Bạn đã từng nghĩ rằng có lẽ mình chỉ đứng lập trường của mình mà quên đi cảm nhận và cảm nghĩ của người khác. Làm như vậy thì người khác có chấp nhận được không?”. Cách nói uyển chuyển cũng là sự bày tỏ cảm nhận của NTV, nhưng nó lại cụ thể hơn, lý trí hơn và ĐTĐTV dễ dàng chấp nhận hơn so với cách nói trước. Tóm lại, chân thành nên tuân thủ theo một nguyên tắc cơ bản, nghĩa là NTV phải có trách nhiệm với ĐTĐTV, giúp họ trưởng thành và tiến bộ. Vì vậy, nội dung trao đổi của NTV trong quá trình tư vấn phải chân thật, nhưng cần chú ý đến cách thức và phương pháp. 2. Chân thành không có nghĩa là tự mình bộc lộ cảm xúc Trong quá trình tư vấn, NTV rất có thể gặp phải trường hợp sẽ làm cho mình cảm động. Ví dụ, một NTV từ nhỏ đã phải chịu nỗi đau mất cha mẹ, khi gặp một ĐTĐTV có cảnh ngộ tương tự, rất có thể sẽ
  75. tác động lẫn nhau, phát sinh tình cảm yêu mến nhau, cả hai cùng rơi vào đau khổ. Việc thể hiện tình cảm chân thành của NTV này không phải là sai, nhưng nếu anh ta mất quá nhiều thời gian để kể lại việc anh ta đã trải qua nỗi đau mất người thân thì sẽ làm thay đổi mục tiêu tư vấn, đây quả là điều không nên. NTV phải bày tỏ tình cảm của mình một cách thích hợp, mục đích của việc thể hiện sự chân thành là giúp ĐTĐTV trút bỏ được gánh nặng, chứ không phải là mình trút bỏ hay thể hiện lập trường, chủ trương cho bản thân. Ngoài ra, mặt trái của việc thể hiện tình cảm quá mức của NTV không chỉ làm mất thời gian tư vấn quí báu, mà rất dễ làm cho ĐTĐTV nghi ngờ năng lực và quyền uy của NTV. Là một NTV, cần phải rời khỏi vai diễn chuyên nghiệp của mình khi thích hợp, cần phải luôn nhớ trách nhiệm của mình, lúc nào nội dung tư vấn cũng phải xoay quanh vấn đề của ĐTĐTV. 3. Có phải càng chân thành càng tốt? Một số người mới vào nghề cho rằng, vì sự chân thành là một đặc tính tốt, cho nên thể hiện nó càng nhiều càng tốt. Thực ra không phải vậy. Đối với một số ĐTĐTV thì sự chân thành quá mức, quá nhiều sẽ làm cho họ khó chịu, nhất là trong thời gian đầu tư
  76. vấn. Vì vậy, cho dù đó là sự chân thành có lợi cho ĐTĐTV thì mức độ cũng nên vừa phải, nên thay đổi tùy lúc, tùy người. 4. Phải ngăn chặn phản ứng đề phòng tự phát Nghĩa là khi kiến nghị, NTV gặp phải sự phản ứng, phủ nhận, công kích của ĐTĐTV, NTV không nên vội vàng giải thích, biện luận hay trực tiếp công kích lại ĐTĐTV, mà nên tìm hiểu ở góc độ khác hay nói rõ kiến nghị của mình. Thông thường, việc phản ứng đề phòng tự phát của NTV có liên quan đến tâm lý bảo vệ hình tượng và quyền uy của mình trong lòng ĐTĐTV. Với tâm lý này, NTV cũng đặt ra cho mình yêu cầu quá cao, lo sợ ĐTĐTV phát hiện ra khuyết điểm của mình, khi giải thích, xử lý vấn đề nào đó không đến nơi đến chốn thì khó có thể chủ động gánh lấy trách nhiệm của mình. Việc phản ứng đề phòng tự phát rất dễ làm cho mối quan hệ tư vấn xấu đi, làm cho cuộc tư vấn dậm chân tại chỗ. Dưới đây là hai ví vụ về ĐTĐTV không hài lòng với cuộc tư vấn và NTV. ĐTĐTV: Tôi vốn cho rằng sau khi tư vấn, sẽ
  77. nhanh chóng thoát khỏi tâm lý khó khăn này. Nhưng đã hơn một tháng, kết quả vẫn như vậy. Tôi cảm thấy cách thức anh chỉ dẫn cho tôi không có tác dụng”. NTV: " Bạn không nên đánh mất lòng tin quá sớm. Tuy chúng ta đã nói chuyện với nhau hơn một tháng, nhưng có mấy lần bạn lại không đến, cho nên thực tế thời gian nói chuyện của chúng ta không nhiều như bạn nghĩ. Vả lại, tôi không thể chắc chắn là bạn có làm đúng những gì chúng ta thoả thuận không?”. NTV: “Bạn cảm thấy thời gian tư vấn trước đây không hiệu quả, tôi cũng cảm nhận được bạn đang thất vọng, lo lắng. Bạn có đồng ý cùng tôi kiểm tra lại thời gian tư vấn trước đây không?”. Hiển nhiên, trong loại phản ứng đầu tiên, NTV đã tự bảo vệ mình, vội vàng “đùn đẩy” trách nhiệm, còn đưa ra lời phê bình ĐTĐTV. Nhưng trong phản ứng thứ hai, trước tiên NTV thể hiện sự thông cảm của mình với cách nghĩ và tâm trạng lúc đó của ĐTĐTV, trong trường hợp chưa rõ nguyên nhân, anh ta vừa không trốn tránh trách nhiệm của mình, vừa không tự ôm hết trách nhiệm về mình một cách dối lòng (vì như vậy cũng không phải là chân thành), mà chỉ đề ra ý kiến
  78. giải quyết mang tính xây dựng. Cách giải quyết này vừa chân thành, vừa không đánh mất lý trí. Tóm lại, chân thành là sự thể hiện tự nhiên xuất phát từ nội tâm của NTV, là một tố chất của NTV. Loại tố chất này là kết quả của sự chuyên tâm tu dưỡng, không ngừng luyện tập, không đơn giản có được từ kỹ xảo. Chân thành được xây dựng trên cơ sở tính lạc quan, tự tin của NTV và sự quan tâm, tình yêu thương đối với ĐTĐTV. Created by AM Word2CHM
  79. Bài 4. TÔN TRỌNG TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Chương 2. XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ TƯ VẤN TỐT ĐẸP I. TÔN TRỌNG VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ Tôn trọng là thái độ và năng lực mà NTV với cách thức bình đẳng, dân chủ chấp nhận, quan tâm ĐTĐTV. Nó thể hiện trên hai phương diện: Một mặt chỉ NTV không đánh giá ĐTĐTV bằng tiêu chuẩn giá trị ngoài xã hội, mà tiếp nhận, ủng hộ bảo vệ ĐTĐTV với tư cách là “một con người” có đầy đủ “sự tôn nghiêm và giá trị” của anh ta (cô ta). Mặt khác, NTV thừa nhận và tin tưởng ĐTĐTV có giá trị và tiềm năng, tin tưởng rằng họ có động lực tự thay đổi và trưởng thành. Tôn trọng vừa là một thái độ, vừa là biểu hiện của hành vi. Là một thái độ, đó chính là việc NTV sẵn sàng dùng phương thức bình đẳng để trao đổi với ĐTĐTV, tin tưởng rằng họ có khả năng thay đổi và trưởng thành. Là biểu hiện của hành vi, NTV cần thông qua kỹ năng, phương pháp để bày tỏ thái độ của mình cho ĐTĐTV. Đúng như Egan đã nói, tôn trọng là thái độ được biểu hiện bằng hành vi.
  80. Trong tư vấn tâm lý, tôn trọng là một nhân tố quan trọng. Tư vấn tâm lý lấy con người làm trung tâm, tức muốn nhấn mạnh tới ý nghĩa của tôn trọng, như Rogers đã nói, NTV cần cho ĐTĐTV “sự tôn trọng vô điều kiện” và xem đó là một trong những điều kiện quan trọng khiến ĐTĐTV thay đổi. Ý nghĩa cụ thể của việc tôn trọng ĐTĐTV được thể hiện như sau: 1. Có thể tạo ra bầu không khí an toàn, ấm áp cho đối tượng được tư vấn, khiến họ dễ dàng thể hiện mình nhất Có một số ĐTĐTV khi đến tư vấn trong lòng cũng có sự nghi kỵ, lo sợ bị NTV chỉ trích, xem thường. Sự tôn trọng của NTV giúp ĐTĐTV loại bỏ căng thẳng, lo âu, thôi thúc họ phơi bày tâm sự, tích cực trao đổi với NTV để có kết quả tư vấn như ý muốn. 2. Giúp đối tượng được tư vấn nhận biết giá trị bản thân và phát huy tiềm năng của mình Có những vấn đề về tâm lý của ĐTĐTV không phải do nguyên nhân bên ngoài tạo nên, mà do họ xem nhẹ hoặc chưa phát huy được tiềm năng của mình. Do sự tồn tại của “điểm mù” và tính hạn chế của cá thể, rất nhiều người không thấy được ưu thế và năng lực của mình. Sự khẳng định của NTV sẽ khiến
  81. cho ĐTĐTV tự xem lại và chấp nhận lại từ đầu năng lực và giá trị của mình, điều đó không chỉ có lợi trong việc củng cố lòng tin cho ĐTĐTV, mà còn tạo điều kiện cho họ tự thay đổi mình. Đặc biệt là đối với những đối tượng rất cần được tôn trọng, chấp nhận và tin tưởng, sự tôn trọng của NTV có hiệu quả tư vấn rõ rệt. II. TÔN TRỌNG VÀ QUAN NIỆM NHÂN TÍNH Mức độ chấp nhận, tôn trọng của NTV đối với ĐTĐTV thường có quan hệ mật thiết với quan niệm nhân tính. Quan niệm nhân tính của NTV coi con người có tính thiện hay tính ác, có tính tích cực hay tiêu cực, là do bẩm sinh (hay được hình thành sau khi lớn lên) không chỉ ảnh hưởng đến lựa chọn lý luận và phương pháp tư vấn của NTV, mà còn ảnh hưởng đến thái độ và hành vi - anh ta đối với ĐTĐTV trong suốt quá trình tư vấn, ảnh hưởng đến bầu không khí tư vấn. Nọi dung mà ĐTĐTV thường đề cập trong tư vấn là những mặt khá tiêu cực, u ám và khủng hoảng. Nếu NTV cho rằng con người có khuynh hướng quay trở lại thời nguyên thuỷ dã man, tội lỗi, tự huỷ diệt mình, dễ dàng quên lãng tiềm năng và mặt sáng của ĐTĐTV, thì khó có thể giành được sự tín nhiệm và lòng
  82. tôn trọng của ĐTĐTV. Thái độ này không những đem lại cho mình tâm trạng tiêu cực, mà còn làm cho ĐTĐTV cũng có cảm giác này. Từ đó khiến cuộc tư vấn rơi vào không khí ảm đạm, u ám. Nó không giúp được gì cho ĐTĐTV, thậm chí còn làm nặng gánh tâm lý cho ĐTĐTV. Ngược lại, nếu NTV quan niệm nhân tính có khuynh hướng lạc quan, thì sẽ tin con người có tiềm lực thay đổi tích cực, tin tưởng con người có khả năng tự điều chỉnh và tự phát huy. Thái độ tích cực này thúc đẩy anh ta tìm tòi phương thức thay đổi tâm lý và cải thiện chính mình, giúp ĐTĐTV phát huy được tiềm lực, ngày càng trưởng thành và hoàn thiện hơn. Vì vậy, NTV cần cố gắng bồi dưỡng quan niệm tính tích cực lạc quan. III. THỂ HIỆN SỰ TÔN TRỌNG Để thể hiện sự tôn trọng đối với ĐTĐTV, NTV cần chú ý tiến hành từ hai phương diện biểu hiện, đó là thái độ và hành vi. 1. Thái độ của sự tôn trọng (1) Mỗi người đều có sở trường, ưu điểm, mặt tốt, hoặc sở đoản, khuyết điểm và mặt chưa tốt của mình; vừa có khuynh hướng và động lực tiến lên, lại
  83. vừa bàng hoàng, lúng túng. Là một chỉnh thể, anh ta không thể chia cắt được; và tôn trọng có nghĩa là chấp nhận con người vừa có khuyết điểm, vừa có ưu điểm, vì thế không chỉ chấp nhận mặt tích cực mà còn phải chấp nhận cả mặt tiêu cực. Quả thực, trong tư vấn, đôi khi lời nói và hành động của ĐTĐTV thực sự gây phản cảm cho người khác. Ví dụ như khi bạn biết rõ ĐTĐTV cố tình vi phạm hay ngoan cố làm sai hết lần này đến lần khác, thì bạn sẽ có cảm giác không dễ dàng chấp nhận anh ta. Nhưng nếu chúng ta không chấp nhận thì có khả năng xảy ra tình trạng: NTV sẽ chỉ trích, phê bình ĐTĐTV hay có những hành động, lời nói thiếu thân thiện, xem thường ĐTĐTV, hoặc dùng quyền uy của mình để yêu cầu ĐTĐTV làm theo ý mình. Như thế sẽ không thể thuyết phục được ĐTĐTV, làm tổn thương lòng tự trọng của họ, thậm chí làm ĐTĐTV phản cảm, thù địch với NTV; điều này có thể làm gián đoạn cuộc tư vấn. Vì vậy, NTV phải xem ĐTĐTV là người đi tìm sự giúp đỡ, hy vọng có thể cải thiện được mình, chấp nhận anh ta từ góc độ “con người”, chấp nhận tất cả những cảm nhận, kinh nghiệm của anh ta, cho dù nó đúng hay sai. Nếu trong mắt bạn “anh ta là người thế nào?” thì cách nhìn nhận của chúng ta chỉ mang tính bình phẩm đối với anh ta: “Anh ta sao lại lì
  84. thế? Lẽ nào anh ta không có đạo đức?”, sau đó sẽ rơi vào tình trạng tâm lý không thể chấp nhận anh ta. (2) Phải đối xử với các ĐTĐTV như nhau. Mỗi người đều là những cá thể có thân phận riêng, có suy nghĩ và nhân cách độc lập, đây cũng là cơ sở để con người tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng trong đối xử. Trong tư vấn, NTV gặp những ĐTĐTV đa dạng, hoàn toàn khác nhau về hoàn cảnh, địa vị kinh tế, cá nhân, mỗi người đều có quan niệm giá trị và phương thức sống khác nhau. NTV cần nhận thức rõ sự khác biệt này, phải chấp nhận rằng giữa mình và ĐTĐTV có nhiều điểm khác nhau. Vì vậy, NTV phải loại bỏ sự phân biệt, cần nhận biết rõ mỗi ĐTĐTV và chú ý đến tính cách độc đáo của họ. Ngoài ra, NTV còn cần chú ý ngăn chặn cách nhìn nhận có tính thành kiến xuất phát từ quan niệm về giá trị và sở thích của mình, quyết định chấp nhận hay loại trừ phần nào, mặt nào của ĐTĐTV. Vì vậy tư vấn cũng có nghĩa là chấp nhận một người khác với mình. NTV cần ghi nhớ, bất luận ĐTĐTV là người như thế nào, một khi bước vào phòng tư vấn, xuất hiện với tư cách là một ĐTĐTV, thì NTV đều phải tôn trọng, đối xử bình đẳng và không được phân biệt đối xử.
  85. (3) Xem ĐTĐTV bình đẳng về nhân cách như mình. Khi ĐTĐTV thường đến nơi tư vấn với tâm lý bất an hoặc có vấn đề thế này thế kia, NTV không nên xem thường, chán ghét họ, mà phải đối xử bình đẳng, tạo cho họ có được cảm giác ấm cúng. Nhất là khi họ bày tỏ vấn đề của mình, lúc đang trong tình trạng dễ bị tổn thương, họ trở nên nhạy cảm, nếu NTV có lời phê bình kín đáo, họ có thể chống cự lại hay có sự đề phòng. (4) Hết sức bảo vệ bí mật riêng tư của ĐTĐTV NTV cần hết sức tôn trọng và bảo vệ bí mật riêng tư của ĐTĐTV, không nên tùy tiện tiết lộ ra ngoài. Đối với những bí mật riêng tư mà trước mắt ĐTĐTV không muốn đề cập đến, nhưng có liên quan đến nội dung tư vấn NTV cần phải nhẫn nại khai thác nhẹ nhàng, chờ đợi, không nên thúc ép ĐTĐTV kể ra. Đối với những bí mật không liên quan đến nội dung tư vấn, tốt nhất không nên vì hiếu kỳ mà tìm hiểu. Bởi một khi không thực hiện tốt việc bảo mật, ĐTĐTV sẽ mất niềm tin và cảm giác an toàn nơi NTV, cuộc tư vấn khó có thể diễn ra bình thường. 2. Mặt biểu hiện của hành vi (1) Nhẫn nại lắng nghe. Lắng nghe vừa là con
  86. đường thu thập nội thông tin và tìm hiểu cảm nhận từ nội tâm của ĐTĐTV, vừa là một thủ thuật thể hiện sự tôn trọng. Trong quá trình hội đàm với ĐTĐTV, NTV không nên tùy tiện ngắt lời họ (trừ trường hợp cần thiết); khi lắng nghe cần phải tuyệt đối chuyên tâm, nhẫn nại chân thành và trả lời đúng lúc, sẽ làm đối tượng cảm thấy mình được tôn trọng, được quan tâm, điều này càng làm tăng thêm lòng tin và dũng khí để đối tượng tiếp tục đi sâu trao đổi. (2) Khi ĐTĐTV biểu hiện những mặt tích cực NTV cần khẳng định và tán thưởng. Như “Quan điểm của bạn là rất đúng đắn”, “Khả năng nhận thức của bạn rất tốt”, “Cách làm của bạn đáng được khẳng định”, Tất nhiên, loại phản ứng mang tính khẳng định này phải đúng sự thật, chân thành đáng tin, không thể tuỳ tiện nói quá lên. Sự khẳng định và tán thưởng của NTV có thể khiến ĐTĐTV có sự thể nghiệm tâm lý tích cực, làm tăng lòng tự trọng và thấy được giá trị của chính mình. (3) Sự khác nhau giữa ĐTĐTV và NTV biểu hiện sự nhường nhịn và thông cảm. Ví dụ: “Tuy tôi không đồng ý quan điểm của bạn lắm, nhưng tôi hiểu tại sao bạn lại nghĩ như vậy”, “Ý bạn tuy khác tôi,
  87. nhưng bạn cũng có cái lý của bạn”. Phản ứng này vừa khiến đối tượng cảm thấy mình được tôn trọng, vừa có lợi trong việc khuyến khích họ vô tư bày tỏ suy nghĩ của mình. Khi ĐTĐTV bày tỏ ý kiến khác, NTV cần nghiêm túc lắng nghe, cố gắng tìm hiểu. Đương nhiên, NTV không thể nhường nhịn ĐTĐTV một cách vô nguyên tắc, tránh việc vô tình làm cho sự sai lầm của ĐTĐTV càng trầm trọng thêm. Ngoài ra, đôi lúc ĐTĐTV e ngại sự tôn trọng của NTV nên ngại bày tỏ suy nghĩ của mình. Đối với tình huống này, NTV nên khích lệ họ bày tỏ suy nghĩ của họ. HOẠT ĐỘNG VÀ BÀI TẬP I. BÀI TẬP VỀ SỰ ĐỒNG CẢM 1. Xác định vị trí tâm lý, tìm đúng khung tham chiếu Dưới đây là những cuộc nói chuyện của ĐTĐTV trong những hoàn cảnh tư vấn khác nhau. Đối với mỗi lời kể, có ba khả năng phản ứng của NTV. Hãy phán đoán xem phản ứng nào lấy tham chiếu của ĐTĐTV, hay lấy tham chiếu từ bên ngoài (tức là tham chiếu của NTV hay của người khác) và nói rõ lý do.
  88. Ví dụ 1: ĐTĐTV: “Tôi không thích chuyên ngành mình đang học, không muốn tiếp tục nữa, nhưng cha mẹ lại muốn tôi đạt thành tựu trong chuyên ngành này. Tôi nghĩ rằng mình đã phụ lòng họ nên cảm thấy ray rứt, buồn phiền”. NTV: (1) Vì bạn không muốn học tiếp chuyên ngành của mình mà lo lắng cha mẹ sẽ thất vọng. (2) Chuyên ngành tốt như vậy, người khác muốn học cũng không được! (3) Không thích, không muốn học ngành này, bạn cảm thấy phụ sự kỳ vọng của cha mẹ. Điều này quả thực khiến người khác phiền lòng. Ví dụ 2 ĐTĐTV: “Tuần sau tôi thi tiếng Anh cấp độ 6. Tôi rất hồi hộp và lo lắng. Không biết cuộc thi có khó không? Tôi có thi đậu không?”. NTV: (1) Bạn sẽ thi tốt thôi.
  89. (2) Bạn đã trải qua nhiều kỳ thi, tại sao bây giờ lại lo lắng về cuộc thi này? (3) Bạn xem ra rất lo lắng về kỳ thi này. 2. Phân biệt các mức độ của phản ứng đồng cảm Phản ứng đồng cảm là việc NTV lấy khung tham chiếu của ĐTĐTV để hiểu chính xác nội dung mà ĐTĐTV đã cung cấp, sau đó dùng phương pháp thích hợp để diễn đạt lại cho ĐTĐTV hiểu thấu đáo. Dưới đây là những trường hợp tư vấn, theo sự phân chia cấp độ của Carkhuff hãy đánh giá mỗi phản ứng của NTV và giải thích tại sao bạn lại đánh giá như vậy. Ví dụ 1 ĐTĐTV: “Đây là lần đầu tiên tôi rời khỏi nhà. Khi học phổ thông, tôi có không ít bạn tốt. Tôi sống trong nhà rất vui vẻ. Nhưng khi vào đại học, mọi chuyện đã thay đổi, tôi không biết nên làm gì tốt hơn?”. NTV1: “Mỗi người đều có một ngày nào đó phải thoát ly khỏi gia đình, phải trưởng thành, không có gì đáng buồn cả”.
  90. Đây là phản ứng tương đương với cấp độ: bởi vì NTV 2: “Bạn thích cuộc sống và bạn bè trước kia, bây giờ bạn rời khải nhà, không biết ở đây bạn sẽ thế nào?”. Đây là phản ứng tương đương với cấp độ bởi vì NTV 3: “Bạn xem ra vừa thông minh vừa hoạt bát, bạn sẽ nhanh chóng thích ứng được”. Đây là phản ứng tương đương với cấp độ , bởi vì Ví dụ 2 ĐTĐTV: “Đã nhiều lần tôi cố gắng sống hoà hợp với cha, nhưng không được, ông quá nghiêm khắc với tôi”. NTV 1: “Tôi tin sau này sẽ được”. Đây là phản ứng tương đương với cấp độ , bởi vì NTV 2: “Bạn nên cố gắng hiểu quan điểm của ông”.
  91. Đây là phản ứng tương đương với cấp độ bởi vì NTV 3: “Tại sao hai người không thể sống hoà hợp?”. Đây là phản ứng tương đương với cấp độ , bởi vì NTV 4: “Quan hệ giữa bạn và cha bạn đang trong thời kỳ khó khăn”. Đây là phản ứng tương đương với cấp độ , bởi vì NTV 5: “Bạn thử sống hoà hợp với cha, nhưng lại không thành công, vì vậy mà cảm thấy buồn phiền”. Đây là phản ứng tương đương với cấp độ , bởi vì NTV 6: “Dường như bạn không có cách nào tiếp cận với cha mình, cho nên cảm thấy buồn phiền. Bạn muốn ông khoan dung hơn với bạn”. Đây là phản ứng tương đương với cấp độ , bởi vì
  92. NTV 7: “Dường như bạn không có cách nào tiếp cận với cha, cho nên bạn cảm thấy buồn phiền. Bạn cần ông khoan dung hơn. Bạn có thể tiến hành bước này, tức là nói cho cha biết tình cảm của bạn”. Đây là phản ứng tương đương với cấp độ , bởi vì 3. Thảo luận: Dưới đây là những ví dụ về những phản ứng đồng cảm của NTV có thể có đối với ĐTĐTV. Hãy thảo luận và phân tích loại phản ứng nào tốt hơn và nói rõ lý do. Đương sự: “Tuy kỳ thi gần kề, nhưng tâm trạng tôi rất thoải mái Chỉ còn 2 tuần nữa là tôi tốt nghiệp rồi. Tôi định tìm một công việc, kiếm ít tiền, hai năm nữa thì làm đám cưới với bạn gái”. NTV 1: “Sao? Cậu ghét học vậy sao?”. NTV 2: “Dường như cậu hơi vội kết hôn?”. NTV3: “Bạn gái cậu là ai? Cô ấy bao nhiêu tuổi?”. NTV 4: “Cậu nghĩ mình sắp đi làm, có thể
  93. kiếm tiền, kết hôn nên cảm thấy phấn khởi”. NTV 5: “Cậu chỉ mới 18 tuổi, mới học xong phổ thông lại định kết hôn, có lẽ là quá sớm!”. II. BÀI TẬP VỀ SỰ CHÂN THÀNH: 1. Bài tập phân biệt sự chân thành Vận dụng nội dung về các cấp của sự chân thành trong giáo trình, phân biệt các ví dụ sau đây thuộc cấp độ nào của sự chân thành. Dùng chữ số để biểu thị các cấp độ. Ví dụ: Một cô giáo chủ nhiệm lớp 4 đang kiểm tra lớp học, cô yêu cầu học sinh ngồi ngay ngắn. Một học sinh nói: “Có phải cô sợ sáng nay hiệu trưởng sẽ đến kiểm tra chúng em?”. Cô giáo trả lời: (1) “Hôm nay cô lên lớp với trạng thái bình thường”. (2) “ừ, cô hơi hồi hộp, mong là các em làm tốt, giúp cô lần này”. (3) “Cô hồi hộp là vì cô không tin các em có thể làm tốt như mọi ngày”. (4) “Hồi hộp cũng là hiện tượng bình thường”.
  94. (5) “Không cần phải lo cho cô, các em chú ý tâm trạng của mình là được”. 2. Bài tập tự thể hiện mình Cho dù NTV luôn sẵn sàng giúp đỡ ĐTĐTV hiểu rõ hơn vấn đề mà mình tự thể hiện, nhưng chỉ khi sự gợi ý này không làm ĐTĐTV cảm thấy bất an hay phân tán sự chú ý đối với công việc trước mặt của họ, NTV mới có thể làm như thế. Trước khi luyện tập, cần đọc kỹ nội dung liên quan tới việc tự thể hiện mình trong giáo trình. Hãy nhớ lại những vấn đề trong cuộc sống hay những vấn đề đã giải quyết thành công. Nói rõ những gì bạn đã trao đổi với ĐTĐTV, giúp cho ĐTĐTV có thể hiểu rõ hơn những vấn đề hay một phần vấn đề tương tự như vậy, khiến họ có một bước tiến mới trong quá trình giải quyết vấn đề đó. III. BÀI TẬP VỀ SỰ TÔN TRỌNG Dựa vào lời kể của ĐTĐTV, theo yêu cầu hãy bổ sung phản ứng của NTV. ĐTĐTV: Tôi rất yêu bạn gái tôi, chúng tôi quen
  95. nhau đã được ba năm. Nhưng tôi cũng yêu cô gái mới quen, tôi không muốn bỏ rơi ai cả. NTV có ý phê bình, không chấp nhận có thể sẽ nói: NTV có thái độ tôn trọng có thể sẽ nói: Created by AM Word2CHM
  96. Chương 3. KỸ NĂNG HỘI ĐÀM TƯ VẤN TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Bài 1. TÍNH CHẤT VA YÊU CẦU CỦA HỘI ĐÀM TƯ VẤN Bài 2. KỸ NĂNG TÌM HIỂU ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC TƯ VẤN Bài 3. NGHỆ THUẬT ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC TƯ VẤN Bài 4. NGHỆ THUẬT PHI NGÔN NGỮ TRONG HỘI ĐÀM Created by AM Word2CHM
  97. Bài 1. TÍNH CHẤT VA YÊU CẦU CỦA HỘI ĐÀM TƯ VẤN TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Chương 3. KỸ NĂNG HỘI ĐÀM TƯ VẤN Hội đàm là giao lưu tin tức giữa hai cá thể hoặc nhiều hơn. Bất luận là quan hệ trong cuộc sống hàng ngày, quan hệ trong công tác, trong học tập, hễ đề cập tới việc giao lưu tin tức, thăm hỏi, tìm hiểu, thảo luận, v.v đều là hội đàm. Trong tư vấn tâm lý, giao lưu tin tức của hai bên: Tư vấn - Được tư vấn đều tiến hành thông qua hội đàm tư vấn, nó là hình thức và phương pháp cơ bản của Tư vấn Tâm lý. Hội đàm tư vấn vừa có đặc trưng chung của hội đàm thông thường lại vừa có đặc thù riêng: 1) Nhân vật của 2 bên hội đàm tư vấn được xác định rõ ràng: NTV là bên giúp đỡ; còn bên tiếp nhận sự giúp đỡ gọi là ĐTĐTV. 2) Nó được tiến hành trong hoàn cảnh riêng biệt do hai bên cùng sắp xếp. 3) Trung tâm câu chuyện xoay quanh các vấn
  98. đề theo yêu cầu của ĐTĐTV. 4) Toàn bộ quá trình trao đổi được tiến hành một cách có mục đích, có quy luật, có giới hạn. I. YÊU CẦU CỦA HỘI ĐÀM TƯ VẤN Để thúc đẩy hội đàm tư vấn được tiến hành thuận lợi, NTV cần thực hiện mấy điểm dưới đây: Thứ nhất: NTV cần phải tập trung chú ý trong suốt quá trình hội đàm, phản ứng kịp thời với nội dung trần thuật của ĐTĐTV, đồng thời phối hợp với ánh mắt, động tác thể hiện biểu cảm, gật đầu, mỉm cười, , nhất thiết không thể nhìn đông ngó tây hoặc tùy ý lật xem tài liệu, sách báo, Thứ hai: NTV nhất thiết phải có sự đồng cảm, quan tâm, phải đặc biệt coi trọng đến những tính chất đặc biệt của tư vấn. Thứ ba: NTV cần nắm thuần thục các kỹ năng, nghệ thuật hội đàm, vận dụng một cách linh hoạt chúng (các tiết sau sẽ thảo luận kỹ). Thứ tư: NTV phải có tài nắm bắt phương hướng hội đàm, khống chế nhịp độ hội đàm. NTV cần
  99. có khả năng linh hoạt vận dụng nghệ thuật hội đàm, đối ứng kịp thời với các yêu cầu tư vấn khác nhau của những đối tượng khác nhau. Đối với người nói thao thao bất tuyệt thì NTV phải vận dụng câu hỏi, nhỏ nhẹ cổ vũ, một cách có nghệ thuật, thu hẹp phạm vi nói chuyện của họ, không chế tiết tấu hội đàm, khiến cho cuộc hội đàm chuyển sang hướng có lợi cho việc giải quyết vấn đề. Đối với người cứng cỏi, cặn kẽ, căng thẳng, NTV phải có đủ kiên nhẫn, vận dụng câu hỏi “mở”, tự mình biểu lộ, động viên, dùng nghệ thuật dẫn dắt câu chuyện, làm cho cuộc hội đàm được tiến hành thuận lợi và nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Thứ năm: NTV phải nắm chắc trọng điểm của cuộc hội đàm, phân rõ chính phụ. NTV phải có đủ tin tức do ĐTĐTV cung cấp, phân tích để tìm ra trọng điểm của vấn đề, sau đó tiến hành góp ý xoay quanh một số vấn đề cốt yếu. Nếu trong hội đàm đề cập đến một số vấn đề quan trọng, cho dù ĐTĐTV không diễn đạt rõ ràng, NTV cũng phải chắt lọc nó để lựa chọn và nắm chắc được ý chính. Thứ sáu: NTV phải làm tốt công việc “Thư ký
  100. hội đàm”, ghi chép đầy đủ, chính xác những thông tin của hội đàm; không những nó có lợi cho việc đánh giá tổng kết hội đàm, mà còn có lợi cho NTV tích lũy kinh nghiệm. Điều này yêu cầu NTV phải thực hiện ghi băng hoặc dùng bút để ghi tin tức chủ chốt trong quá trình tìm hiểu ĐTĐTV, để sau khi kết thúc hội đàm, sẽ tập hợp lại, chỉnh lý và lưu giữ thật cẩn thận. Trong quá trình hội đàm, NTV phải sử dụng 2 loại kỹ năng: Một là: kỹ năng tìm hiểu ĐTĐTV, loại lỹ năng này thông thường vận dụng ở giai đcạn thăm dò, tìm tòi vấn đề, định hướng mục tiêu và phương án nghiên cứu thảo luận. Hai là: Kỹ năng ảnh hưởng tới ĐTĐTV. Thông thường vận dụng nghệ thuật ở giai đoạn “hành động trị liệu”. Thực hiện phối hợp 2 loại kỹ năng nói trên chính là thực hiện nguyên tắc phối hợp nghệ thuật phi ngôn ngữ với nghệ thuật ngôn ngữ. Vì thế sẽ giới thiệu phân biệt ở tiết thứ 3.
  101. Created by AM Word2CHM
  102. Bài 2. KỸ NĂNG TÌM HIỂU ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC TƯ VẤN TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Chương 3. KỸ NĂNG HỘI ĐÀM TƯ VẤN Nghệ thuật tìm hiểu ĐTĐTV, chủ yếu gồm: Lắng nghe, đặt câu hỏi, động viên, dịch ý, trạng thái tình cảm, phản ánh tình cảm, khái quát, I. LẮNG NGHE Lắng nghe là phương thức cơ bản của việc NTV thu nhận thông tin, tức là ám chỉ việc NTV nghe một cách chăm chú lời thuật của ĐTĐTV. Đối với NTV, nếu lắng nghe, có thể hiểu được nội dung sự thực, thấy biểu hiện tâm tư và thái độ của ĐTĐTV liên quan tới vấn đề yêu cầu tư vấn, đây là điều kiện thiết yếu để tiến hành tư vấn tâm lý thành công. Đối với ĐTĐTV, lắng nghe có thể giải tỏa được sự căng thẳng, làm vơi đi những tâm tư ưu phiền, trút bỏ được suy nghĩ tiêu cực, đây chính là một trong những mục đích cần đạt được của tư vấn tâm lý. Lắng nghe ĐTĐTV, cần chú ý mấy điểm sau đây:
  103. Một là: Phải tập trung chú ý, trong suốt thời gian lắng nghe, NTV cần giữ ánh mắt hướng về ĐTĐTV, nghe nội dung câu chuyện của ĐTĐTV một cách chăm chú, đồng thời có những phản ứng thích hợp như gật gù, mỉm cười, làm cho ĐTĐTV cảm nhận được sự chân thành, quan tâm và tôn trọng. Hai là: NTV phải giữ thái độ “không bình phẩm” đối với nội dung câu chuyện của ĐTĐTV. Trong quá trình ĐTĐTV thuật chuyện, không được tự ý xen thêm quan điểm chủ quan, kinh nghiệm của mình. Khi lắng nghe, NTV cần loại bỏ, ly khai các nhân tố chủ quan của mình như quan điểm giá trị, sở thích của mình, cố gắng thu nhận một cách khách quan, toàn diện những thông tin do ĐTĐTV cung cấp. Ba là: NTV cần lưu ý đến thông tin phi ngôn ngữ của ĐTĐTV biểu lộ trong lúc thuật chuyện, chú ý nét mặt của ĐTĐTV tự nhiên hay không, ánh mắt có đờ dẫn hay không, giọng nói có run hay không, động tác có lúng túng hay không sẽ giúp cảm nhận chính xác về tâm tư của đối tượng, hiểu toàn diện hơn vấn đề cần tư vấn. II. ĐẶT CÂU HỎI ĐÓNG
  104. Câu hỏi “đóng” là câu hỏi mà khi trả lời có thể dùng hai từ ngắn gọn “phải”, “không phải”, “đúng” hoặc “không đúng”, “có” hoặc “không có”. Loại câu hỏi này thường dùng hình thức đề xuất “phải hay không”, “đúng hay không”, “có hay không”, Ví như: “Anh rất chán việc học tập phải không?”, “Anh cho rằng giải quyết như vậy đối với anh là không công bằng, có đúng không?” Câu hỏi loại này thường là tiến hành điều tra xác nhận thông tin đặc biệt trong phạm vi nội dung thuật chuyện của ĐTĐTV. Tác dụng của nó là thu nhận được tin tức, làm sáng tỏ sự thực, rút gọn được phạm vi thảo luận hoặc làm cho cuộc hội đàm tập trung vào việc nghiên cứu vấn đề riêng biệt nào đó. Cần sử dụng loại câu hỏi này một cách vừa phải, nếu dùng quá nhiều sẽ khiến cho ĐTĐTV ở vào thế bị động, hạn chế tính tích cực thăm dò, tìm tòi và diễn đạt của bản thân họ. Như vậy không những cản trở NTV thu thập tài liệu và tìm hiểu họ, mà còn có thể phá vỡ mối quan hệ: Tư vấn - Được tư vấn. Nếu chỉ dùng một loạt câu hỏi đóng, có thể không nắm được nội dung chủ yếu, không tìm ra được