Bài giảng Tư vấn tâm lý học đường: Hãy là chính mình - ThS.Nguyễn Thị Oanh

pdf 218 trang phuongnguyen 1740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tư vấn tâm lý học đường: Hãy là chính mình - ThS.Nguyễn Thị Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_tu_van_tam_ly_hoc_duong_hay_la_chinh_minh_ths_nguy.pdf

Nội dung text: Bài giảng Tư vấn tâm lý học đường: Hãy là chính mình - ThS.Nguyễn Thị Oanh

  1. TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG HÃY LÀ CHÍNH MÌNH Tác giả: ThS.Nguyễn Thị Oanh LỜI NÓI ĐẦU Tiếp tục hai tập Tư vấn tâm lý học đường của tác giả Nguyễn Thị Oanh đã xuất bản, tập 3 – HÃY LÀ CHÍNH MÌNH giới thiệu đến bạn đọc những câu hỏi đáp đã đăng tải trên Phụ nữ Chủ nhật trong năm 2008. Điều lý thú là, thứ tự các mối quan tâm của bạn đọc vẫn giống như các năm trước: – Gia đình: chiếm tỉ lệ 35% (năm ngoái 25%), với nhiều thắc mắc có phần nghiêm trọng. – Cảm nghĩ về bản thân và các giá trị sống 25% (năm ngoái 19%). – Chuyện học hành, hướng nghiệp 21% (năm ngoái 13%) và được quan tâm một cách rất nghiêm
  2. túc. – Tình bạn, tình yêu 17% (năm ngoái 13%) Tất cả đều là những cuộc đối thoại rất cởi mở, quan niệm phóng khoáng nhưng cũng đậm chất Á đông, thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc và đầy trách nhiệm của thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh – người bạn gần gũi của giới trẻ trong nhiều năm qua. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. NHÀ XUẤT BẢN TRẺ PHẦN I: GIA ĐÌNH PHẦN II. BẠN TRẺ SUY NGHĨ VỀ GIÁ TRỊ SỐNG, NÓI VỀ MÌNH, TÌM BẢN SẮC CỦA MÌNH PHẦN III. CHUYỆN HỌC HÀNH, HƯỚNG NGHIỆP PHẦN IV. TÌNH BẠN, TÌNH YÊU Created by AM Word2CHM
  3. PHẦN I: GIA ĐÌNH TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH CON CÁI VỚI CHA MẸ Cũng như năm trước câu chuyện của trẻ xoay quanh vấn đề bị “úm” quá nên xin làm “con nhà nghèo” hay được ra riêng. Rồi chuyện khổ vì học. Nhưng nghiêm trọng hơn là trẻ đặt vấn đề về sự thiếu trung thực của cha mẹ và yêu cầu xét lại từ “hy sinh”. Đáng buồn hơn là bài “Khoảng cách” của một người mẹ mà các em cũng đáp lại mạnh mẽ. Đơn giản bi kịch xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về tâm lý chung và tâm lý lứa tuổi. Nhưng không nỗi buồn nào lớn bằng sự rạn nứt của gia đình, không có sự thất vọng nào tác động đến niềm tin của tuổi trẻ bằng sự chia ly của cha mẹ. Nói dối không hẳn xấu?
  4. Cháu thất vọng về ba cháu lắm cô ạ. Thỉnh thoảng ba hay nói dối mẹ. Có những chuyên xảy ra, có cháu và ba cùng chứng kiến, nhưng sau đó mẹ hỏi thì ba lại kể không đúng sự thật. Cháu trách thì ba bảo, nói dối không hẳn xấu, nhưng nói dối như thế nào để không biến mình thành kẻ lừa dối, mà chỉ là tránh nói những sự thật, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý, tình cảm người thân của mình. Ba nói dối vì ba không muốn mẹ buồn, nghĩ ngợi. Ba cháu nói vậy có phải là bao biện không cô? Đôi lúc ta bắt buộc phải nói sai sự thật để người thân không buồn. Ví dụ như lỡ mất một số tiền, hay người thân lâm bệnh hiểm nguy và họ chịu không nổi sự thật. Nhưng theo kiểu cháu nói, hình như ba cháu dối mẹ cháu một cách có “hệ thống”. Cô nghĩ điều đó không nên, nhất là trong trường hợp ba hay anh em cháu có thiếu sót với mẹ. Như thế cũng là đánh giá thấp mẹ cháu (cho rằng mẹ yếu ớt) và đặt mẹ ra ngoài vòng bí mật của gia đình. Khi nói dối trở thành một thói quen, cho dù ở mức độ nào cũng không tốt. May là cháu nhận thấy vấn đề.
  5. Thiếu trung thực tạm thời Nên xét lại từ “hy sinh” Cháu giống như cây kiểng Thèm được nghèo! Cháu muốn sống riêng Không được chơi Mệt vì chuyển trường Trường công, trường tư Ba mẹ bắt cháu lấy chồng Created by AM Word2CHM
  6. Thiếu trung thực tạm thời TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Cháu học giỏi các môn xã hội, nhưng không giỏi các môn tự nhiên. Cháu không có hứng thú với những môn học này và thường rất chật vật mới đạt điểm trung bình. Ba mẹ thuê gia sư về dạy kèm cho cháu, cháu cũng khá hơn chút đỉnh. Gần đây, ba cháu “chỉ đạo” cho cô gia sư là dạy cháu ôn lại kiến thức cũ, học và giải trước bài mới, làm thay cháu những bài tập về nhà để giúp nâng cao điểm cho cháu. Cô gia sư có vẻ không vui, cô khuyến khích cháu tự làm những bài tập ấy, có cô kèm cặp. Đến lượt ba cháu không vui, ba bảo cô nhận tiền lương ba trả mà trái lời ba. Cô nói với cháu: “Cô không muốn dạy em sự thiếu trung thực!”. Bây giờ cháu phải làm thế nào hả cô? Mình thiếu trung thực tạm thời, rồi khi vượt qua thời điểm khó khăn, mình sẽ trung thực trở lại thì đâu ảnh hưởng nhiều hả cô? Cô đồng quan điểm với cô gia sư của cháu, vì cô ấy giúp cháu có kiến thức thật. Theo cô, nếu cháu
  7. có điểm trung bình, khỏi thi lại mà kiến thức là của cháu thì tốt hơn. Sự trung thực là đức tính cần thiết của một con người, không thể lúc có, lúc không. Từ thiếu trung thực trong chuyện nhỏ có thể dẫn đến thiếu trung thực trong việc lớn. Dân dà, nó trở thành tính cách con người, có thể sẽ gây ra những hậu quả rất đáng tiếc. Cô cũng mừng vì cháu nhận ra vấn đề, nhưng thật tội nghiệp cho cháu vì phải ở trong thế “kẹt”. Cháu cứ xử sự theo cách mà cháu thấy là phù hợp nhất vào thời điểm này. Nhưng cô mong cháu giữ xác tín rằng, sự trung thực là điều quý nhất trên đời. Có khi mang tiếng là không vâng lời người lớn những giữ được những giá trị riêng của mình cũng đáng quý. Created by AM Word2CHM
  8. Nên xét lại từ “hy sinh” TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Đôi khi cháu ước mơ được đến một đảo hoang vào đó để sống một mình, không lo âu, suy nghĩ không bị áp lực học hành. Cháu mới 16 tuổi mà đã chán cuộc sống này cô ạ. Cháu chẳng mấy khi được thảnh thơi, lúc nào cũng học, rảnh một tí là học, học võ, piano, vẽ ba mẹ muốn cháu trở thành thiên tài thì phải. Còn cháu chỉ muốn làm một người bình thường, không ai chú ý càng tốt. Ba mẹ luôn nói hy sinh vì con”, dành dụm, nhịn ăn để chúng cháu được học hành. Nhưng ba mẹ không biết rằng, chúng cháu dù không thích, nhưng cũng hy sinh vì ba mẹ, chịu khó học tất cả những gì người lớn muốn. Trong khi cháu đôi lúc chỉ muốn sống cho mình, vì mình. Cô thấy chúng ta nên nghiêm túc xét lại từ “hy sinh“ không? Cô nhận khá nhiều thư tương tự như thư của cháu. Cha mẹ nào cũng muốn con mình hoàn hảo và thành đạt trong cuộc sống. Nhưng điều mà mỗi chúng
  9. ta cần chính là hạnh phúc. Hạnh phúc là làm được điều chúng ta mong muốn, là sống có ý nghĩa, sống có ích theo cách riêng của mình. Không phải có thật nhiều tiền hay làm ông to bà lớn là hạnh phúc. Cha mẹ cháu cũng như nhiều cha mẹ khác bị cuốn hút bởi trào lưu chung hiện nay, muốn con thực hiện ước mơ mà trước kia mình không đạt được. Và không ít cha mẹ đã nghĩ con mình như cái máy, bắt chúng làm cái này cái kia theo ý mình. Họ nghĩ rằng như vậy là thương con, họ quên rằng con cái cũng có những ước mơ, nhu cầu, năng khiếu và sở thích riêng. Chữ hy sinh dùng ở đây cũng đúng, nhưng không phải vì con mà vì mình. Cháu nên lấy hết can đảm để tâm tình với cha mẹ. Cô hy vọng ba mẹ sẽ hiểu tâm tư, nguyện vọng của cháu. Created by AM Word2CHM
  10. Cháu giống như cây kiểng TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Cháu là con trai, 16 tuổi rồi. Hồi còn nhỏ, cháu là thằng bé vui tươi, sinh động. Còn bây giờ, cháu như một người câm điếc. Nhà cháu có hai chị em, gia đình khá giả. Chúng cháu ở trong khu nhà kín cổng cao tường, đi học và về nhà đều được cha mẹ đưa đón, chẳng có phút vào tự do mà giao du với bạn bè. Đi đâu ba mẹ cũng đưa đi, mua gì chỉ việc yêu cầu là có. Cháu không được chạy nhảy, đá banh, đạp xe. Tuổi này mà cháu không biết xài tiền. Ba mẹ bảo chúng cháu sướng, muốn gì có đó nhưng cháu chỉ muốn đi nhà sách một mình cũng không được. Nói chuyện với cha mẹ thì lúc nào cũng nghe những lời răn đe, giảng đạo đức. Cháu không còn niềm vui nào khác là giam mình vào phòng riêng, lên mạng chơi game, cháu chít với bạn bè Riết rồi cháu cũng chẳng có nhu cầu nói chuyện, gặp gỡ ai vì chẳng biết nói gì Khi ấy, ba mẹ lại bảo cháu là “vụng về, nhạt nhẽo” cháu không hỏi cô “cháu phải làm sao?”, mà cháu chỉ muốn tâm sự
  11. với cô thôi, để cô nói trên báo cho ba mẹ cháu và những ai như ba mẹ cháu rút kinh nghiệm Cô rất thông cảm với hoàn cảnh hiện tại của cháu và cũng phần nào hiểu được biện pháp “giữ gìn” con của ba mẹ cháu. Cuộc sống, xã hội đang phát triển với tốc độ nhanh, mang đến nhiều thành quả, tiến bộ lẫn những yếu tố nguy cơ. Ba mẹ sợ cuộc sống phức tạp khiến cháu dễ hư, ảnh hưởng bạn bè không tốt, nên đã “giữ” con theo kiểu cách ly cho “chắc ăn” mà không lường hết những hệ quả tai hại. Tuổi của cháu cần bạn bè, cần giao tiếp, từng bước cọ xát với thực tế muôn mặt của cuộc sống để hình thành kinh nghiệm, tạo được sức đề kháng để phát triển, trưởng thành. Cháu lựa lúc thuận tiện để bày tỏ với cha mẹ về tâm tư của mình, thật thẳng thắn và chân thành trên cơ sở nội dung như đã bộc bạch với cô. Hy vọng cha mẹ cháu sẽ nhận ra sự sai lầm trong cách nuôi dạy con của mình. Cô cũng mong các bậc phụ huynh sẽ đọc thấy tâm sự này của cháu, mong các vị trao đổi với nhau thêm. Nhưng cũng đề nghị các cháu đang ở
  12. trong trường hợp giống vậy, đừng chịu đựng một cách thụ động. Sống như vậy, ngộp chết và trở thành cây kiêng như cô đã từng nói. Hãy “phản kháng hòa bình và êm dịu” bằng cách khéo léo, tế nhị bày tỏ với cha mẹ tâm tư của mình. Created by AM Word2CHM
  13. Thèm được nghèo! TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Cô ơi, nếu nhìn từ bên ngoài, đúng ra cháu chẳng có lý do gì để buồn phiền, thế mà giờ đây cháu đang chán sống. Mới 16 tuổi mà cháu chẳng thấy cuộc sống tươi đẹp chút nào. Nhà cháu giàu có, ba mẹ cháu là người có đa vị, chị em cháu được học ở trường quốc tế So với các bạn, cháu quả thuật lợi, sung sướng, thế mà cháu lại cảm thấy rất buồn. Ba mẹ cháu thành đạt, nổi tiếng nhưng suốt ngày bận rộn, về nhà thỉ mệt mỏi, ít trò chuyện với con cái. Chị cháu là sinh viên năm thứ hai, bận học, có những mối quan tâm khác với cháu, nên hai chị em ít nói chuyện với nhau. Cháu thấy rất cô đơn cô ạ. Cháu thèm được như các bạn nghèo, mặc áo vá, làm việc cực khổ phụ cha mẹ để cảm thấy mình có ích, được yêu thương. Cháu chỉ còn biết đọc sách, xem phim để chạy trốn cuộc sống thực tại. Cô chia sẻ nỗi chán chường của cháu. Cô càng buồn hơn khi nhận được nhiều thư của các bạn
  14. trẻ khác “muốn thành con nhà nghèo” như cháu. Do bị cuốn hút vào chuyện làm ăn, nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng cung phụng cho con vật chất là đủ. Họ không ngờ, họ đang “bỏ đói” con mình. Mà suy dinh dưỡng về tinh thần, cảm xúc, có thể để lại di chứng suốt đời. Có bao giờ cháu nhẹ nhàng đặt vấn đề với cha mẹ và chị không? Cô nghĩ cháu nên thử. Biết đâu cha mẹ không hay biết gì về suy nghĩ của cháu. Tuy nhiên, cô muốn nhắc cháu một chuyện. Tâm lý lứa tuổi của cháu dễ buồn chán, dễ cảm thấy cô đơn. Do đó, yếu tố chủ quan cũng dễ tác động. Nhưng có một điều làm cô vui mừng là cháu mong muốn “thấy mình có ích”. Làm điều có ích thật ra chính là nguồn vui lớn nhất. Nếu không làm được gì cho cha mẹ, cháu hãy hướng về những trẻ em nghèo, mồ côi, khuyết tật hay nạn nhân chất độc màu da cam. Các em ấy chắc chắc không chỉ cô đơn hơn cháu mà còn thiếu thốn về vật chất, có khi đau đớn vẻ thể xác nữa. Lắm khi chỉ một cái vuốt ve, một cuộc trò chuyện thân tình sẽ đem lại cho các em niêm vui lớn. Cháu hãy tìm tới các phong trào tình nguyện của giới trẻ để tham gia. Cô nghĩ cha mẹ sẽ không phản đối nếu cháu làm việc này.
  15. Hãy lăn xả vào hoạt động xã hội thay vì “chạy trốn cuộc sống”, chắc chắn cháu sẽ tìm được niềm vui. Chúc cháu can đảm lên. Created by AM Word2CHM
  16. Cháu muốn sống riêng TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Cháu 18 tuổi, sinh viên năm thứ nhất đang sống cùng ba má và hai em gái. Cháu là con trai duy nhất trong nhà nên được ba ná hết mực cưng chiều. Chính vì ba má chiều chuộng, quan tâm quá mà cháu muốn dọn ra ngoài ở riêng. Cháu sẽ làm thêm để kiếm tiền trả tiền trọ. Cháu muốn sống tự lập, chứng tỏ bản lĩnh thanh niên, không muốn phụ thuộc cha mẹ. Nhưng má cháu khóc lóc như thể cháu sắp chết. Bà không muốn cháu bỏ nhà ra đi, mà cháu có bỏ đâu, cháu chỉ muốn sống tự lập, thoát khỏi sự kìm kẹp thái quá của cha mẹ. Cháu có lỗi không nếu nhất quyết thực hiện dự định? Ý muốn sống tự lập của cháu là rất tốt. Ở các nước, chuyện này hoàn toàn bình thường với các bạn trẻ. Ở nước ta, chuyện con cái tuổi vị thành niên, thậm chí đã trưởng thành nhưng chưa lập gia đình mà rời cha mẹ, ra ở riêng còn quá mới. Để khỏi gây sốc, cô đề nghị cháu nên đi từng
  17. bước. Ban đầu cháu tìm việc làm, để dành tiền, tự mua sắm riêng mà không cần xin tiền gia đình. Khi chuẩn bị ở trọ, cháu nên thắng thắn trình bày nguyện vọng của mình để cha mẹ hiểu. Khi đã ở riêng, thỉnh thoảng cháu nên mua cái gì đó để đóng góp cho gia đình. Mọi việc tốt đẹp, mẹ sẽ thấy cháu đã trưởng thành, và từ từ tin tưởng cháu hơn. Nếu có những chương trình tình nguyện mùa hè, cháu cũng nên tham gia để gia đình quen dần với sự vắng mặt dài ngày của cháu. Created by AM Word2CHM
  18. Không được chơi TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Cháu đang sống chung với gia đình cô chú để tiện việc học hành. Cô chú của cháu rất hà khắc, không cho cháu xem tivi, đồ chơi, tham dự sinh thật bạn bè Cháu biết cô chú quan tâm, sợ cháu lo ra không chuyên tâm học hành, nhưng như thế bất công quá. Cháu biết học là quan trọng nhất, nhưng không lẽ chỉ học mà không vui chơi, giải trí? Cô chú cũng phải cho cháu gặp gỡ, vui với bạn bè vào các, ngày nghỉ, sinh nhật hoặc lễ hội chứ? Ba mẹ cháu lại đồng tình với cô chú cháu buồn bức quá. Theo cô, cháu phải làm sao để giải quyết chuyện này? Cô chia sẻ nỗi bức xúc của cháu. Học sinh, sinh viên cần vui chơi giải trí, gặp gỡ bạn bè để thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Như cô chú của cháu thì hơi quá. Nhưng cô hỏi thật nhé: cháu có điều gì khiến người lớn phải khắt khe dữ vậy? Cái nick name của cháu làm cô nghĩ cháu hơi
  19. lãng mạn, khiến cha mẹ cháu lo âu khi cháu ở xa. Nhưng thật ra, người ta có thể nhốt người nào đó trong cái rọ chứ không thể nhốt tâm hồn họ. Cháu nên khéo léo đặt lại vấn đề với cha mẹ, hứa và chứng minh với họ là cháu sẽ không sai phạm. Cô nghĩ, có thể quyết định của cô chú xuất phát từ cha mẹ cháu. Cháu nên nhờ một người lớn trong gia đình can thiệp và giải thích rằng, cách làm này gây ức chế tâm lý cho cháu, không có lợi cho việc học hành. Created by AM Word2CHM
  20. Mệt vì chuyển trường TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Thưa cô, cháu là nạn nhân của cha mẹ về chuyện chọn trường. Từ nhỏ, ba mẹ cháu đã phải cố gắng, khổ sở, chầu chực để xin cho cháu vào trường điểm, trường tốt. Chỉ trong tám năm, cháu đã nhảy tới bốn trường, trong đó có hai trường công, hai trường quốc tế. Năm học tới, lớp 10, mẹ cháu lại bảo chuyền cháu về tường công vì trường quốc tế học phí cao, ba mẹ chịu hết nổi. Cháu không yên tâm ổn định học hành, vì đến trường mới được một hai năm lại chuyển, cháu phải bắt đầu lại, làm quen với trường, thầy cô và bạn mới Nhảy từ trường công sang trường quốc tế, cháu đã thấy khó hội nhập bị áp lực mạnh, bây giờ từ trường quốc tế chuyển vị trường công, cháu lại càng ngán ngẩm vì cơ sở vật chất kém, cháu giỏi hơn các bạn về ngoại ngữ nhưng không có gì đảm bào cháu sẽ giỏi các môn học cơ bản. Nhờ cô cho cháu lời khuyên cụ thể, là cháu và ba mẹ nên làm gì trong hoàn cảnh này?
  21. Cô chia sẻ nỗi khổ của cháu, một trường hợp nhảy trường kỷ lục mà cô mới gặp. Thật ra cháu là “nạn nhân của nạn nhân”, vì chính cha mẹ cháu cũng là nạn nhân của cơn sốt chạy trường. Cũng vì quá lo lắng cho con mà cha mẹ làm như vậy. Thật ra, văn hay chữ tốt, bằng cấp cao không có nghĩa sẽ thành đạt. Cha mẹ ngày nay thiếu thời gian, mất tự tin nên khoán hết nhiệm vụ giáo dục trẻ cho nhà trường, trong khi điều bảo đảm sự thành công trong cuộc sống là một nhân cách lành mạnh, quân bình, biết ứng xử Tất cả phụ thuộc 90% vào giáo dục gia đình. Chuyện cháu nhảy trường gây xáo trộn tu lý là không hay. Cha mẹ cháu đã không nhạy với nỗi khổ của con. Vì quá hoảng hết trước cuộc đua thành đạt theo kiểu “tiền, quyền, vị trí xã hội” mà nhiều bậc cha mẹ thiếu sáng suốt, họ quên rằng con mình không phải là mình. Trẻ có nhu cầu, năng lực, sở thích và nhất là ước mơ riêng của nó. Các em sinh ra không phải chỉ để thực hiện ước mơ của cha mẹ. Lần chuyển trường này của cháu hy vọng là lần cuối vì cha mẹ có lý do chính đáng là không đủ
  22. năng lực tài chính. Tuy nhiên, theo cô, cháu cũng phải tự khẳng định mình và thẳng thắn trình bày với cha mẹ tâm trạng của mình. Created by AM Word2CHM
  23. Trường công, trường tư TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Bên cạnh nhà cháu có một bạn học lớp 11 trường quốc tế. Sáng chiều bạn đều có xe của trường đưa đón, mặc đồng phục trông oách lắm. Có lẽ thế mà ba cháu lại muốn xin cho cháu chuyển từ trường công sang trường quốc tế (liên doanh) mà bạn đang học, vì cơ sở vật chất tốt, có xe đưa đón, ba mẹ không phải vất vả, chương trình học của cháu cũng được giảm tải. Nhưng mẹ cháu lại không đồng ý, vì mẹ cháu tín nhiệm trường công hơn, sợ cháu không hòa nhập được, khi đó có quay lại trường công cũng không ổn. Cháu thì không muốn cha mẹ tốn tiền nên bảo, cứ cho cháu học trường công thôi, đó là môi trường quen thuộc và cháu thấy tự tin, vừa sức mình. Cháu lớn rồi sang trường quốc tế sợ không hòa nhập được, lại dở dang việc học hành. Cô thấy cháu nghĩ vậy đúng không? Đúng như cháu nói, đột ngột chuyển ra trường quốc tế sẽ xáo trộn cuộc sống và việc học hành của cháu. Thay đổi môi trường học tập chẳng hề dễ
  24. dàng. Bên cạnh đó, chuyển qua trường quốc tế sẽ tốn kém hơn. Có cái lợi là cháu sẽ được luyện ngoại ngữ và giảm tải, đồng thời có được một môi trường học tập hiện đại. Cha mẹ cháu có ý kiến khác nhau. Những người quyết định phải là cháu, vì chính cháu mới cảm nhận được hoàn cảnh của mình. Nếu chỉ còn một hai năm cấp III thì không nên chuyển trường vì điều này đòi hỏi những nỗ lực thích nghi lớn hơn ở cấp thấp. Chúc cháu có được quyết định phù hợp. Created by AM Word2CHM
  25. Ba mẹ bắt cháu lấy chồng TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Cháu 17 tuổi, đang học là 12. Ba mẹ cháu yêu cầu cháu lấy chồng sau khi thi đại học, đậu cũng không cho học. Vì ba mẹ cháu “chấm” cho cháu một anh chàng đẹp trai, giàu có, mới học hết lớp 11 thì bỏ học. Hiện giờ anh đang trông coi một phòng dịch vụ vi tính của gia đình người bạn. Cháu chẳng thích lấy chồng sớm, hơn nữa cháu cũng chỉ thích thích vẻ đẹp trai của anh, nhưng anh lại học thấp hơn cháu và tỏ ra cũng chẳng tài năng gì. Ba mẹ cháu bảo cháu lấy anh ta thì không cần học cao để phù hợp với chồng, chỉ cần học trung cấp nghề hoặc kiếm việc gì đơn giản để giữ gìn hạnh phúc. Ba mẹ cháu không ép nhưng tư vấn cho cháu như vậy. Xin cô cho cháu lời khuyên để cháu yên lòng hơn. Mỗi người phải nhận lấy trách nhiệm vẻ cuộc đời và hạnh phúc của mình. Không nên để ai quyết định thay cho mình, dù là bố mẹ. Nếu không tự chọn lấy hạnh phúc bản thân thì sau này cháu cũng đừng đổ lỗi hay bắt đền người khác.
  26. Điều kiện tiên quyết dẫn đến hôn nhân là tình yêu, hay ít lắm là sự tôn trọng, nể phục đức tính nào đó rất hấp dẫn nơi người kia (ví dụ tinh thần vị tha, tài ba, học giỏi, tính quyết đoán). Người con trai mà cha mẹ cháu muốn chọn làm con rể chỉ có cái mà bên ngoài, cháu cũng chỉ “hơi thích thích” thôi. Thêm nữa, cháu chẳng “thấy tài năng gì” nơi anh ta và anh ta lại học thấp hơn cháu. Chính cháu đã thấy rõ vấn đề rồi, sao cháu còn do dự? Cháu có thấy chuyện học hành đối với nữ giới ngày nay là quan trọng không? Quan trọng không chỉ để bảo đảm công ăn việc làm, mà còn giúp người phụ nữ nâng cao trình độ hiểu biết, phát huy khả năng cũng là những điều kiện để sống vui và hạnh phúc. Tính “ba phải” là một cản trở lớn cho những quyết định trong cuộc sống. Mà “quyết định” là điều ta phải thường xuyên suốt cả đời Trong chuyện này, cháu phải tự quyết định. Created by AM Word2CHM
  27. Created by AM Word2CHM
  28. Vì sao người ta thích con trai hơn? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Cô ơi người ta nói nhiều về bình đẳng giới, Việt Nam mình cũng đạt được nhiều thành tích về bình đẳng giới: phụ nữ có được nhiều quyền trong cuộc sống, sự nghiệp, học tập nhưng vẫn chịu nhiều thiệt thòi. Chưa có nhiều phụ nữ giữ những chức vụ quan trọng trong chính phủ. Trong các doanh nghiệp, bệnh viện, cơ quan, số phụ nữ đứng đầu cũng không nhiều. Trong các gia đình, người phụ nữ vẫn “dưới cờ” chồng. Trong gia đình cháu, mẹ cháu giỏi hơn ba cháu, chức vụ cao hơn, thu nhập cao hơn nhưng vẫn là “tiểu đội phó”. Ba mẹ yêu quý anh trai hơn cháu, vì đó là người “nối dõi tông đường” Cần bao nhiêu năm nữa để những điều bất công trên thay đổi, hay chúng ta phải chấp nhận vì đó là “văn hóa phương Đông”. Mối quan tâm của cháu rất đúng. Mặc dù vai trò và vị trí của phụ nữ Việt Nam khá nổi bật so với các nước đang phát triển khác ít có nước nào mà Nhà
  29. nước có chính sách, chủ tượng cụ thể về sự tiến bộ của phụ nữ như ở Việt Nam. Nhưng theo cô, sở dĩ ta đi chậm vì chủ trương xuất phát từ lãnh đạo nam giới và mang tính chính trị nhiều hơn. Khía cạnh văn hóa chưa được chú trọng đây đủ và cũng chưa xuất hiện những phụ nữ Việt Nam lỗi lạc đứng ra đấu tranh cho nữ quyền. Bạo lực đối với phụ nữ còn nhiều và thật đáng kinh ngạc khi ở một nước tưởng chừng tiến bộ như Việt Nam, gần đây, sự mất cân bằng giới tính lại được báo động. Có bào thai nữ bị giết từ trong bụng mẹ, thế mới thấy văn hóa ăn sâu trong tâm khảm con người đến mức nào. Người ta thích con trai vì khái niệm nối dõi tông đường vẫn còn có ý nghĩa trong cuộc sống hiện đại. Sự tiến bộ còn chậm cũng chính vì một bộ phận chị em phụ nữ an phận, cam chịu sự thiệt thòi. Nhưng một cách khách quan, đó là do họ chưa được độc lập về kinh tế. Phải làm gì? Trước tiên, phải giúp tất cả các bé gái đều được đến trường, kế đó là làm sao cho mọi phụ nữ đều có nghề phải giáo dục cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi sự tự tin và biết đòi hỏi những quyền chính đáng của mình.
  30. Phụ nữ Việt Nam phải có được cơ hội tìm hiểu các trào lưu về bình đẳng giới trên thế giới. Các ngành học như “Giới và phát triển” cũng phải được các bạn nữ trẻ Việt Nam lưu tâm nhiều hơn. Created by AM Word2CHM
  31. Trọng nữ khinh nam? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Thưa cô, gia đình cháu có hai anh em, cháu 16 tuổi và em gái 12 tuổi. Dù là con trai duy nhất, nhưng cháu cảm thấy ba mẹ không yên thương cháu như yêu thương em gái. Ba mẹ hay rầy la cháu, cháu muốn mua gì đi chơi đâu cũng bị ba mẹ xét nét. Trong khi em gái cháu thì nhõng nhẽo, lười biếng, muốn gì được nấy. Nhiều khi cháu thật buồn. Người ta thường nói trọng nam khinh nữ, nhưng nhà cháu thì ngược lại. Khi cháu phản ứng thì ba mẹ lại bảo: “Không đáng mặt đàn ông, không nhường em thì lớn lên cũng không nhường nhịn và coi trọng phụ nữ. Cô coi có bất công không? Theo cô, trong một xã hội văn minh thì không nên có sự bất bình đẳng hay bên trọng bên khinh theo bất cứ hướng nào. Từ trước tới nay, “trọng nam khinh nữ” là căn bệnh trầm kha mà toàn thế giới đã và đang chung sức đẩy lùi. Thực tế, vấn đề này vẫn tồn tại Trên
  32. bình diện pháp luật, đa số các nước đã có được sự bình đẳng giới. Nhưng trên bình diện văn hóa, thì ngay cả ở các nước phát triển, phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi. Chuyện diễn ra trong gia đình cháu không phải là vấn đề giới mà là vấn đề tuổi. Có lẽ đây đơn thuần là: ai nhỏ thì được cưng nhiều hơn. Cháu thuộc phái “mạnh”, lại là “anh trai”, nên ba mẹ trông đợi ở cháu nhiều hơn. Thay vì hãnh diện, cháu có thể hiểu lầm là ba mẹ bất công. Cô không nghĩ cháu ganh tỵ, nhưng chắc chắn là cháu đã không tránh khỏi cảm giác bực bội, quay ra phản đối cha mẹ, gây căng thẳng trong gia đình Vì cháu xem đây là vấn đê “trọng nữ khinh nam”, nên ba mẹ mới trả lời như vậy. Theo cô, cháu không nên quan trọng hóa vấn đề và tỏ ra “ga lăng” với em gái một chút, làm gương cho em, giúp đỡ em vì mình là anh. Cả nhà và chính cháu sẽ vui hơn. Chúc cháu can đảm thay đổi. Created by AM Word2CHM
  33. Created by AM Word2CHM
  34. Sao người lớn không thương yêu trẻ em? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Bác Hồ từng nói “Trẻ em như búp trên cành ”, là Bác mong muốn người lớn hãy yêu thương trẻ em hơn. Rồi báo chí, mọi người đều được tuyên truyền là “hãy quan tâm chăm sóc trẻ em” Thế mà gần đây cháu thấy trẻ em bị đánh đập, bóc lột, thật chí bị giết chết bởi chính thầy cô cha mẹ mình Vì sao người lớn lại dã man thế hả cô? Liên hệ bản thân, cháu cũng thấy cha mẹ rất yêu thương cháu, nhưng mỗi khi giận dữ vì cháu phạm lỗi gì đó, mẹ cháu la mắng và còn rủa: “Mày chết đi cho tao rảnh nợ”, ”Biết mày hư đốn vậy tao bóp mũi chết khi mày mới ra đời” những lời này làm cháu tủi thân và khủng hoảng tinh thần ghê gớm. Chúng cháu còn nhỏ (cháu học lớp 11 rồi) sống phụ thuộc, không bảo vệ được mình, nếu thầy cô, cha mẹ cũng không thương yêu thì ai bảo vệ chúng cháu? Có một sự thật: Việt Nam là nước thứ hai đã ký kết vào Công ước về Quyền trẻ em, nhưng vào thế
  35. kỷ 21 này, nhiều người lớn vẫn có những hành động thô bạo, dã man với trẻ em. Ở các nước tiên tiến, cha mẹ đánh con mà bi phát hiện phải ra tòa, nói chi đến những hành động thô bạo gây tổn thương sâu sắc cho trẻ. Thời đại đã thay đổi nhiều mà cha mẹ không theo kịp, thiếu những hiểu biết tâm lý xã hội càn thiết để giáo dục con cái. Mặt khác, với cuộc sống đày áp lực hiện nay, ai cũng bị stress nên không còn làm chủ được mình. Mẹ cháu cũng vậy, nói với con những lời không hay là bà cũng bi căng thẳng và thiếu kiềm chế, chứ không hẳn là mẹ cháu ghét bỏ con, nguyền rủa con. Chắc hẳn lúc bình tĩnh bà sẽ hối hận. Cháu lựa lúc mẹ con vui vẻ, trò chuyện với mẹ, nói ra mong muốn của cháu, muốn được mẹ thương yêu, chăm sóc, dịu dàng. Phần nữa, cháu ráng ngoan, học giỏi, làm cho mẹ vui lòng. Con cái ngoan ngoãn cũng là yếu tố quan trọng để cha mẹ dịu đi những căng thẳng, mệt nhọc ngoài cuộc sống xã hội. Created by AM Word2CHM
  36. Nên tâm sự với bạn hay mẹ? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Cô ơi ba mẹ chỉ có mình coi là con gái, con có hai anh trai nữa. Ba mẹ cưng con nhưng giữ gìn con quá và hơi nghiêm khắc, khiến càng ngày con càng thấy khó nói chuyện và tâm sự với ba mẹ. Nhất là lúc này con mới có bạn trai, tình yêu của chúng con cũng lúc này lúc khác. Mẹ đôi khi cũng cố gắng tìm hiểu, hỏi han để nghe con tâm sự, nhưng con ngại ngần, con chỉ thích tâm sự với bạn, hỏi bạn về kinh nghiệm yêu đương, nhưng bạn cũng trẻ như con, nhiều khi nó cũng non nớt, bốc đồng, xúi con làm những điều không hay? Giữa cha mẹ và con cái có một “khoảng cách” tâm lý là bình thường. Nhất là khi con ở tuổi mới lớn có những ý kiến riêng, những suy nghĩ thầm kín không muốn cho người lớn biết. Còn cha mẹ thì lo nơm nớp, sợ chuyện không hay xảy ra cho con, nên đôi khi vụng về. Nhưng không thể phủ nhận cha mẹ lo cho con chỉ vì thương con.
  37. Ai trong chúng ta, nhất là tuổi trẻ cũng thích tâm sự với bạn đồng lứa. Cháu ý thức rằng bạn đôi khi cũng “non nớt, xúi cháu làm điều không hay”. Do đó ý kiến của bạn chỉ mang tính tham khảo thôi. Nói đúng hơn, bạn là chỗ dựa về mặt tình cảm. Ngày nay có những văn phòng tham vấn tâm lý, nếu gặp khó khăn, cháu có thể tới đó để được soi sáng thêm. Cháu cũng có thể chia sẻ với một người thân tin cậy, như cô, dì hay cô giáo ở trường. Hơn hết, cháu nên cố gắng gần gũi và hiểu mẹ hơn, làm cho mẹ hiểu cháu hơn. Vì không chỗ nào tốt hơn để gửi gắm tâm tình như gia đình. Created by AM Word2CHM
  38. Mẹ cháu như cảnh sát TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Mẹ cháu là người có học thức, rất hiện đại nhưng khó tính. Mẹ luôn căn dặn, hù dọa cháu phải biết giữ mình, tránh xa bọn con trai, không rồi phải ôm hận. Từ lúc cháu 16 tuổi, mẹ cháu cứ như cảnh sát của cháu, luôn dò xét, nghi ngờ, để ý, muốn biết lý lịch từng đứa bạn của cháu. Cháu ở nhà thì không sao, cháu đi đâu và trễ một chút là mẹ cháu không yên, có khi ra đường đứng chờ cháu về. Có lần cháu bị hư xe về khuya, đã thấy mẹ cháu đứng trước nhà, mặt thất thần, nói thều thào như là cháu vừa trở về từ cõi chết. Mẹ cháu ngày càng khó khăn theo tuổi lớn lên của cháu. Cháu “khó thở” quá. Me cũng phải để cho cháu vấp ngã, sai lầm thì cháu mới có kinh nghiệm sống chứ cô? Người đáng tội nghiệp chính là mẹ cháu. Vì tối ngày sống trong lo âu thì khổ lắm. Trình độ học thức hay phong cách hiện đại không đương nhiên làm cho người ta có được nghệ thuật giáo dục con cái. Và đây là vấn đề khó nhất trong bối cảnh xã hội hiện đại. Xã
  39. hội xưa ít phức tạp hơn, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Ngày nay giới trẻ bị bao vây bởi quá nhiều cạm bẫy nên nhiều người lớn phải lo sợ là phải. Trong mối quan hệ mẹ – con này, một trong hai người phải khởi xướng sự thay đổi và chính cháu chứ không ai khác sẽ làm chuyện đó. Cháu hãy bắt đầu cuộc đối thoại bằng cách chia sẻ với mẹ những việc làm và suy nghĩ của mình. Rồi từ từ thưa thẳng với mẹ về cảm giác “khó thở”. Không nghe cháu nhắc tới ba cháu. Cháu cũng nên tâm tình với ông để ông hỗ trợ, nhắc nhở mẹ. Như cô đã nói, thời nay không gì khó bằng giáo dục con ở tuổi mới lớn. Ở các nước người ta phải học kỹ năng làm cha mẹ. Ở Nhà văn hóa Phụ Nữ TP. HCM và Công ty ứng dụng Khoa học Tâm lý (64 Trần Quốc Thảo, Q.3) có tổ chức các lớp kỹ năng dành cho cha mẹ. Cháu cũng nên giới thiệu cho mẹ cháu. Created by AM Word2CHM
  40. Xài mỹ phẩm là xấu? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Hôm qua con bị mẹ la một trận vì tội “còn nhỏ mà xài mỹ phẩm” dù con chỉ bôi một tí son trước khi đi học. Từ chuyện son phấn, mẹ la sang tội ăn mặc se sua, đua đòi, rồi mẹ cảnh báo: từ những chuyện xấu như vậy, con đường dẫn đến bệnh viện nạo thai rất gần. Con giận mẹ vội vàng kết luận, xúc phạm con. Con năm nay 16 tuổi rồi, con có diện một chút cũng được mà. Ai chằng muốn mình xinh đẹp hơn. Me con cũng xài mỹ phẩm quá trời. Cô cho con biết, ở tuổi con, xài mỹ phẩm có được không? Cháu cũng nên thông cảm với mẹ, vì mỗi thời mỗi khác mà có nhiều người lớn không thay đổi kịp với sự biến chuyển của xã hội. Cô còn nhớ cách đây hơn 50 năm, khi đi ra nước ngoài, không những cô bị sốc với những cô gái còn trẻ trang điểm sớm, mà cả với những bà già mặc những màu sặc sỡ và uốn tóc ngắn. Vì trong trí óc cô hỏi đó già là để tóc dài, búi tóc và mặc các màu sậm. Nhưng rồi cô cũng quen.
  41. Mẹ cháu và nhiều người lớn khác không có điêu kiện thích nghi với thời thế, đã vậy còn la mắng (thay vì nhẹ nhàng với con cái) thì phản tác dụng. Dù sao cháu cũng nên thông cảm với mẹ vì bà là sản phẩm của một thời đã qua. Không có quy định đạo đức hay pháp lý nào xác định tuổi trang điểm. Mọi thứ phụ thuộc vào từng cá nhân trong hoàn cảnh nhất định. Ví dụ, nếu trong lớp có nhiều bạn thoa son thì mình cũng làm là bình thường, còn nếu một mình cháu có “sáng kiến” này thì hơi khác người! Đi chơi thì lại khác. Nhưng quan trọng là các nguyên tắc thẩm mỹ: tự nhiên và giản dị. Và cái đẹp phải từ bên trong, ví dụ như dinh dưỡng tốt, tránh stress thì da đẹp. Tâm hồn thanh thản lộ ra nét mặt vui tươi. Quan trọng hơn hết là cái duyên, sự dí dỏm, sự khôi hài xuất phát từ một trí tuệ thông minh nhạy bén. Cái đẹp bên ngoài chỉ thu hút sự quan tâm, cái duyên mới là nét đẹp lâu bền. Đối với tuổi 16, sự trẻ trung là dễ thương nhất, nếu mỹ phẩm làm mình già đi thì nên tránh. Đó là một số nguyên tắc chung. Tùy cháu quyết định.
  42. Created by AM Word2CHM
  43. Mẹ coi cháu như con nít TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Cháu đang học là 12, là con trai một lên bị cha mẹ giữ gìn thái quá: không cho đi chơi nhiều, kiểm soát cháu đi đâu, làm gì, chơi với ai. Điều đó cũng không sao, nhưng đôi khi cháu cảm thấy nghẹt thở vì tình thương cha cha mẹ. Ai đời cháu lớn rồi mà vẫn chưa biết đi xe gắn máy, mẹ vẫn phải chở cháu đến trường. Trước mặt bạn bè, cả bạn gái, mẹ cũng ôm ấp âu yếm cháu như từ lên ba, khiến cháu rất mắc cỡ. Đôi khi cháu lẩn tránh, phàn nàn về những thể hiện tình cảm trên thì mẹ khóc lóc, nói cháu bất hiếu, không thương mẹ. Cô có đồng ý là mình thương người nào đó thì nên để người ta được hạnh phúc, vui vẻ cảm nhận tình thương đó không? Cô hoàn toàn đồng ý với cháu, nhưng cũng hiểu phân nào hoàn cảnh của cháu: con một lại là con trai! Chức năng của gia đình là giúp cho trẻ trở thành những người lớn tự lực, độc lập. Nhưng không ít phụ
  44. huynh, nhất là các bà mẹ quên điều này. Họ ước gì “con chỉ mãi lên ba” để nựng nịu, ôm ấp. Đây là sai lầm của nhiều bậc cha mẹ. Nhiều bạn trai lập gia đình không hạnh phúc chỉ vì bị mẹ đeo bám, can thiệp sâu vào đời sống riêng tư. Không ít người vợ trẻ phải ly dị vì lý do này. Ở tuổi cháu, cách thể hiện tình cảm của mẹ cháu có lẽ hơi thái quá. Khi cháu lập gia đình, có thể mẹ cháu sẽ rất khổ vì cảm giác bị mất con, thậm chí có thể làm khổ cháu. Đợi đến chừng đó thì quá muộn. Ngay từ bây giờ, cháu hãy trở thành người đàn ông che chở cho mẹ, giúp đỡ mẹ công việc trong nhà, quan tâm đến sức khỏe của mẹ nghĩa là biểu lộ tình cảm với mẹ nhưng khác đi. Mẹ sẽ yên tâm hơn. Bù lại, cháu dứt khoát yêu cầu được đi học một mình, đi xe ôm hay xe buýt cũng được. Mặt khác, cháu cũng nên từ chối khéo léo cách thể hiện tình cảm hơi quá trớn của mẹ, nhưng luôn luôn nhẹ nhàng lễ phép với mẹ. Cháu cũng nên tìm hiểu xem, mẹ có bi hụt hẫng về tình cảm không mà dồn hết cảm xúc cho cháu vậy?
  45. Created by AM Word2CHM
  46. “Bóng” của người khác TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Bạn của mẹ cháu có con lớn hơn cháu một tuổi, chị ấy học rất giỏi nên mẹ hay kể và tâm tắc khen. Tự năm là 12, cháu đã đặt mục tiêu phải đạt kết quả học tập cao hơn chị ấy, cháu đã đạt được và đậu vào trường đại học mong muốn. Nhưng mẹ vật so sánh, điển hình là trong kỳ thi Anh văn vừa qua, dù điểm của cháu cao hơn, mẹ vẫn khen chị ấy giỏi (vì chị không học lớp chuyên như cháu). Giờ cháu nhận ra mình đang ganh đua với chị, chứ không còn xem chị như tấm gương để học tập. Mỗi người có khả năng khác nhau, làm sao để cháu thoát khỏi cái bóng của chị ấy? Mẹ cháu có ý tốt khi muốn “kích” để cháu luôn cố gắng học tập Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, so sánh con mình với một đứa trẻ khác, thậm chí với anh chị em là điều cấm kỵ. Vì mỗi đứa trẻ có nhân cách, khả năng và giá trị riêng của mình. Trẻ phải phát triển vì chính nó, chứ không phải như “cái bóng” của người
  47. khác. Bị làm “cái bóng”, trẻ sẽ mất tự tin và không còn ý thức về giá trị bản thân – nền tảng cho một nhân cách lành mạnh. Nhiều cha mẹ quên rằng, chính sự khen thưởng, động viên thay vì rầy la hay so sánh, mới làm trẻ tiến bộ. Có so sánh chăng là giúp trẻ tự so sánh mình ở các giai đoạn khác nhau. Cháu đừng quan tâm đến chị ấy nữa, cũng không cần ganh đua. Trong học tập, cũng như trong công việc, cháu hãy vượt lên chính mình là đã thành công. Cô mong ngày nào đó, mẹ cháu gặp một nhà tâm lý giáo dục để được giải thích về sai lầm của mình. Created by AM Word2CHM
  48. Sợ con hư? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Thưa cô, con vừa thi đại học xong, ba mẹ cho con một số tiền đề đi du lịch. Ba mẹ muốn con đi theo tour, nhưng con lại có kế hoạch cùng với, nhóm bạn đi du lịch bụi, một chuyến xuyên Việt bằng xe gắn máy. Nhóm chúng coi có ba bạn gái, hai bạn trai, chỉ là bạn thôi, rất thân nhau. Ba mẹ con không chịu cho con để cùng các bạn, sợ con hư. Ba mẹ nói con trai, con gái gần nhau cả tháng như vậy thì không tốt. Cô thấy ba mẹ coi có vô lý không? Chúng con chơi thân với nhau nhiều năm, có hư thì hư lâu rồi, đâu đợi phải đi chơi xa mới hư? Kế hoạch đi xuyên Việt bằng xe gắn máy của các cháu khá thú vị, mới mẻ, nhất là khi một nhóm có bạn trai, bạn gái cùng đi. Cô hoàn toàn tin tưởng vào tinh thần thể thao, thích khám phá của các cháu. Tuy nhiên, có lẽ vì nó hơi mới, hơi táo bạo mà ba mẹ cháu lo ngại, không muốn cháu tham gia chuyến đi này. Một phần cũng vì ngoài xã hội hiện nay,
  49. nạn phá thai ở các bạn gái trẻ đang ở mức báo động, trong khi các cháu lại đi cùng, gần gũi nhau trong thời gian dài. Ba mẹ cháu lo lắng, sợ các cháu khó giữ mình là điều dễ hiểu. Theo cô, các cháu nên chọn một phương án khác, cũng có thể đi du lịch “bụi”, nhưng thời gian ngắn và gần nhà hơn chẳng hạn. Cô hy vọng từ từ các bạn gái trẻ sẽ vững vàng hơn, tự chủ hơn tạo được niềm tin cho người lớn. Chừng đó, các cháu tha hồ đi chơi chung mà chính các cháu cũng chẳng lo ngại gì. Created by AM Word2CHM
  50. Có phép mầu nào TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Thưa cô, ba mẹ con sẽ chia tay nhau. Con ra tòa mà chưa có câu trả lời sẽ ở với cha hay mẹ. Ba bảo con chọn ai thì ba cũng tôn trọng, nhưng tốt nhất là con nên ở với mẹ. Con ở với mẹ cũng được, nhưng lại thương ba không ai chăm sóc, ba buồn. Ba con rất hiền, tốt. Mẹ con cũng vậy, nhưng tự nhiên hay người không yêu nhau nữa và không muốn sống chung nữa. Ai cũng bảo yêu con, mà lại nỡ để con phải lựa chọn, là sao? Cô ơi, có phép màu nào làm cho ba mẹ yêu nhau trở lại, gia đình con đầm ấm, hạnh phúc như xưa? Cô rất thông cảm với hoàn cảnh của cháu, nhưng có lẽ không nên trông cậy một phép màu nào. Có một thực tế mà cháu cũng thấy rõ cha mẹ cháu không còn yêu nhau, không muốn sống chung với nhau nữa. Điều này cũng không phải là “tự nhiên” mà có quá trình và lý do của nó, chắc ba mẹ không thể nói hết cùng cháu. Nhưng chắc chắn cả ba và mẹ đều yêu thương cháu.
  51. Khi quyết định chia tay nhau, ngoài những mất mát thương tổn của bản thân, điều mà cha mẹ day dứt nhất vẫn là các con sẽ thế nào. Nhiều bậc cha mẹ thương con, vì con mà đã hy sinh hạnh phúc riêng của mình để cho con có cha, có mẹ. Đây lại là một bi kịch khác. Có cha, có mẹ mà không còn yêu nhau, không hạnh phúc thì con cái cũng chẳng vui, cuộc sống cũng không đầm ấm. Theo cô, con gái ở với mẹ là hợp lý và không có điều gì cấm cháu thường xuyên đi thăm và chăm sóc ba. Cháu nên suy nghĩ một cách thực tế và chấp nhận hiện trạng để chuẩn bị một giai đoạn mới trong cuộc sống. Mong mỏi cái không thể có chỉ làm cho cháu không yên tâm thôi. Chúc cháu mạnh mẽ để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Created by AM Word2CHM
  52. Tình yêu là gì? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Cháu nhĩ mãi mà vẫn không hiểu, thật ra tình yêu là gì? Cháu muốn nói tình yêu trai gái ấy. Người ta nói tình yêu kỳ diệu, có thể thay đổi con người, thậm chí thế giới, nhưng cháu không tin. Cháu nghĩ rằng, tình yêu chỉ là một cảm giác, cảm tính rất cá nhân, đôi khi do người ta tưởng tượng rồi gọi tên như vậy. Điều này giải thích tại sao người ta yêu nhau đắm đuối, tưởng có thể chết được – như ba mẹ cháu rồi cũng hai người ấy có ngày lại thù ghét nhau, nói về nhau chả ra gì. Ý kiến cô thế nào? Chắc cháu đang thất vọng về người lớn. Cô rất thông cảm với cháu. Tình yêu tự thân nó rất đẹp, nếu không có nó, thế giới khó có thể tồn tại. Người người sống hạnh phúc nhờ tình yêu, và tình yêu đã làm được những điều tốt đẹp cho xã hội. Tuy nhiên, tình yêu không chỉ gồm những cảm xúc dễ chịu mà còn cần sự thông cảm và tôn trọng lẫn nhau, hy sinh cho nhau. Tình yêu không loại
  53. trừ đau khổ. Có lẽ ba mẹ cháu “yêu chưa tới”, chưa hiểu biết về nhau, hoặc chính bản thân họ đã sai lầm khi đến với nhau. Tình yêu của ba mẹ cháu chưa đủ mạnh để có thể giúp nhau tự hoàn thiện và cảm hóa nhau. Thời nay các cặp vợ chông có thể ly hôn, nhưng lẽ ra họ phải làm điều này một cách lịch sự, trong sự tự trọng và tôn trọng lẫn nhau. Đối với con cái, thái độ tiêu cực của cha mẹ là một nỗi đau lớn. Nhưng thôi, dù sao cha mẹ cháu cũng không còn hiểu nhau. Phận cháu nên rút bài học từ đây, cố gắng sống tích cực để có tương lai và hạnh phúc. Created by AM Word2CHM
  54. “Làm mai” cho ba mẹ! TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Ba mẹ cháu chia tay từ khi cháu còi nhỏ, cháu sống vớt ba. Ba rất thương yêu cháu, hy sinh tất cả, kể cả không lập gia đình để toàn tâm to cho cháu. Cháu rất hạnh phúc có được người cha như ba cháu. Nhưng cô ơi, dạo gần đây cháu thấy cuộc sống của cha con cháu không ổn. Cháu 17 tuổi, có rất nhiều điều của tuổi đang lớn cái tâm sự, khuyên nhủ mà cháu không biết nói với ai. Ba cháu là đàn ông nên ít nói, trong khi cháu rất cần sự gần gũi, quan tâm của người mẹ, hay người phụ nữ lớn tuổi hơn cháu. Càng ngày cháu càng cần một cuộc sống gia đình, có cha mẹ, em út bình thường như những gia đình khác. Cháu cũng không muốn vì cháu mà ba sống cô đơn, cháu không thể nào thay thế chỗ dựa mà ba cần – là một người bạn đời. Mẹ cháu cũng chưa lập gia đình, hay là cháu làm mai cho hai người quay trở lại hoặc khuyến khích ba cháu có vợ khác? Cô rất cảm động trước tấm lòng của cháu. Do
  55. cả cha lẫn mẹ cháu đều chưa có gia đình mới, ý cháu muốn “làm mai” cho hai người tái hợp cũng hay hay. Vấn đề là phải tìm hiểu thật kỹ lý do khiến họ chia tay. Nếu không phải là một lý do trầm trọng thì mới tiến tới. Kế đó là phải thăm dò tình cảm của họ đối với nhau. Thỉnh thoảng họ có gặp nhau không? Họ đối xử với nhau như bạn bè hay thù địch? Ngoài ra, trong “chiến dịch hòa giải” này, cháu cần sự góp sức của người thân xung quanh nữa để tính toán cho đúng. “Bà mai” phải hết sức dễ thương và khéo léo tạo những cơ hội thuận lợi để đem lại niềm vui khi họ đến với nhau. Nếu “chiến dịch” thành công thì hay biết mấy? Mặt khác nếu không, cháu cứ nói thẳng với ba là cháu sẵn sàng đón tiếp một người mẹ mới và mong có thêm em út cho vui nhà vui cửa. Với thái độ nhân hậu của cháu, cô nghĩ mọi sự tốt đẹp sẽ đến với gia đình cháu. Created by AM Word2CHM
  56. “Xúi” cha mẹ bỏ nhau TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Ba mẹ cháu đang lục đục, có nguy cơ bỏ nhau cô ạ. Hai người hay cãi cọ, bất đồng. Cuộc sống gia đình cháu căng thằng và buồn lắm. Cháu và hai đứa em không yên tâm học hành vì cứ sợ ba mẹ bỏ nhau. Chúng cháu yêu cả ba và mẹ, nhưng không thể chịu được nếu ba mẹ cứ tiếp tục thế này. Cháu vừa nảy sinh ý định, tập hợp các em lại, hỏi ý kiến, xem có đồng “xúi” ba mẹ bỏ nhau không. Tuy buồn, nhưng nhà cửa yên ổn, chúng cháu không phải chứng kiến sự nặng nềề mà ba mẹ gánh chịu. Nhưng nếu ba mẹ đồng ý bỏ nhau thì chúng cháu rất dễ bị chia lìa. Cháu nên làm thế nào hả cô? Cô rất thông cảm với hoàn cảnh của cháu hiện nay. Không gì đau khổ bằng việc cha, mẹ, hai người mình yêu lại phải xa nhau và mình phải xa một trong hai người. Nhiều cặp vợ chồng không còn yêu nhau nữa nhưng không dám ly hôn vì sợ con thiếu cha hay thiếu mẹ. Tuy nhiên, đối với nhiều bạn trẻ như các
  57. cháu thì thà cha mẹ ly dị, hơn là sống trong bầu không khí nặng nề, căng thẳng. Các cháu cứ hội ý nhau rồi cho cha mẹ biết các cháu chấp nhận sự chia tay của họ, chứ không nên “xúi ba mẹ bỏ nhau”. Vấn đề là, nếu cha mẹ ly hôn, cần có sự sắp xếp êm đẹp, để các cháu ở với một người thì vẫn được gặp gỡ người kia. Ở phương Tây, người ta ly dị khá văn minh, nghĩa là không nói xấu nhau, đối xử với nhau như những người bạn và để các con đi qua đi lại một cách bình thường. Có bao giờ ba mẹ cháu đi gặp một nhà tham vấn tâm lý để được giúp đỡ giải quyết vấn đê một cách xây dựng chưa? Biết đâu ánh sáng sẽ lóe lên. Created by AM Word2CHM
  58. Mẹ có người yêu TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Cô ơi ba mẹ cháu ly hôn khi cháu còn nhỏ. Cháu sống với mẹ. Ba cháu đã có gia đình từ lâu, còn mẹ vẫn ở vậy nuôi cháu, dù có nhiều người ngỏ lời muốn lập gia đình với mẹ. Bây giờ cháu đã học THPT, mẹ cũng ở tuổi 40 rồi. Cháu yêu mẹ lắm, mẹ là tất cả đối với cháu. Nhưng gần đây có mặt chú làm cứng cơ quan mẹ hay đến nhà. Cháu thấy chú cũng được chú yêu mẹ lắm, nhìn là cháu biết ngay, vì chú rất quan tâm, chăm sóc mẹ. Mẹ cũng có cảm tình với chú, nói rằng nếu cháu vui và đồng ý thì mẹ sẽ lập gia đình tới chú, còn không thì mẹ ở vậy. Nhìn mẹ nhiều năm cô đơn, cháu rất thương. Nhưng nghĩ mẹ lấy chồng, cháu lại muốn khóc. Cháu phải làm sao đây hả cô? Cháu nên thông cảm với mẹ, 40 tuổi vẫn còn trẻ và ai cũng có nhu cầu tình cảm. Mẹ cháu xứng đáng được bù đắp cho mười mấy năm cô đơn một mình nuôi con. Nếu cháu thấy chú đó là người tốt thì nên để
  59. họ đến với nhau. Chắc chắn mẹ vẫn yêu thương cháu như thường. Thử tưởng tượng, nếu vài năm nữa, khi cháu có người yêu, chắc mẹ cháu cũng sẽ không ngăn cản. Lúc đó cháu sẽ theo tiếng gọi của tình yêu hay từ chối để ở với mẹ suốt đời? Cô rất thông cảm nỗi buồn của cháu, nhưng nếu sống ích kỷ, ta cũng sẽ không hạnh phúc. Chúc cháu có quyết định đúng! Created by AM Word2CHM
  60. Giữa cha và mẹ TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Ba mẹ chia tay khi cháu còn rất nhỏ. Me cháu rất buồn về sự tan vỡ này vì vẫn còn yêu ba cháu. Ba cháu đã có gia định mới và họ có vẻ hạnh phúc. Mẹ kế cũng tỏ ta quan tâm đến cháu. Điều này làm mẹ cháu càng thêm buồn khổ. Cháu được hưởng tất cả những điều tốt đem nhất từ mẹ nhưng cũng lãnh những ưu phiền của mẹ từ mối quan hệ với ba. Mẹ không thích nói về ba, thường chì chiết, nói xấu ba với cháu. Đôi khi mẹ còn gây khó không cho ba và cháu gặp nhau. Do đó nhiều lúc cháu phải lén lút gặp ba, và không muốn mẹ buồn. Có lần mẹ biết đã rất giận dữ, hận thù xuống đầu cháu, nói là cháu “phản bội”. Cháu buồn lắm cô ạ. Theo cô cháu nên làm gì bây giờ? Cô rất thông cảm với nỗi khổ của cháu. Cháu hỏi phải làm gì? Hay thương yêu cả cha lẫn mẹ một cách công bằng và thẳng thắn. Ở các nước, sau khi ly hôn, người ta xem nhau như bạn bè và không có
  61. chuyện tranh giành con. Hơn hết là không có chuyện nói xấu người kia với con. Vết thương của mẹ cháu chưa lành, càng để lâu càng có hại cho mẹ và cực cho cháu. Cháu nên dỗ mẹ đi trị liệu tâm lý ở các trung tâm tư vấn. Cháu cũng có thể nhờ một người thân đáng tin cậy nói chuyện với mẹ, nếu người đó quan tâm đến mẹ và có hiểu biết. Created by AM Word2CHM
  62. Khó xử TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Ba mẹ cháu chia tay khi chị em cháu còn nhỏ. Chúng cháu ở với mẹ. Ba cháu sau một thời gian cô đơn đã lập gia đình mới, mẹ cháu vẫn ở vậy nuôi chúng cháu. Điều đáng nhạc nhiên, là khi ba chưa lấy vợ mới, mẹ ít khi nói xấu ba. Thế mà lúc này, mẹ bỗng buồn thẫn thờ, hay cáu gắt với chúng cháu, nói xấu ba, không muốn chúng cháu giữ quan hệ tốt với ba. Ban đầu chúng cháu không ưa dì ghẻ, dù biết rằng cô ấy rất yêu thương ba. Cô và ba có vẻ hợp nhau và sống hạnh phúc, đầm ấm. Cô đối xử với chúng cháu rất tốt, dù đôi khi chúng cháu không tỏ ra thân thiện với cô. Giờ cháu đã học là 12, hiểu biết hơn thì cháu đối xử với cô ấy thân thiệt gần gũi hơn. Nhưng điều này lại làm mẹ cháu buồn. Có hôm mẹ cháu còn khóc, bảo là cháu vô ơn khi thân thiết với “kẻ thù” của mẹ. Cháu không biết phải làm sao bây giờ. Cháu muốn mẹ vui, ba cũng vui, nên mới cư xử đúng mực
  63. như vậy Phản ứng của mẹ cháu không có gì lạ. Có khi mẹ vẫn còn âm thầm yêu ba cháu. Tính ích kỷ tự nhiên của con người là không muốn người khác chiếm chỗ của mình, trong trái tim của một người đàn ông vốn trước đây từng thuộc về mình. Gì thì gì, điều chắc chắn là mẹ rất đau khổ. Cô khen cháu có thái độ khách quan và trưởng thành. Các cháu phải tránh tối đa việc gây thêm đau khổ cho mẹ bằng cách không biểu lộ cảm tình với dì một cách quá đáng, trước mặt mẹ và chăm sóc mẹ ngày càng nhiều hơn nữa. Tuy nhiên tình hình sẽ ngày càng trầm trọng hơn, nếu mẹ lún sâu vào cảm xúc ghen tuông. Để giúp mẹ tự giải thoát khỏi tâm trạng này, cháu nên đưa mẹ tới một nhà trị liệu tâm lý, giúp mẹ nhìn sự việc và chính bản thân mình một cách khách quan hơn. Cháu có thể liên hệ với FDC (Hôn nhân – Gia đình và Ly dị) 86/26 Phổ Quang, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM, ĐT: 9974224. Hãy thông cảm và cố gắng giúp mẹ.
  64. Created by AM Word2CHM
  65. Con theo ai TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Ba mẹ con hay cãi nhau, vì hai người không thống nhất phương pháp giáo dục con cái. Ví dụ mẹ muốn con học nhiều, ít đi chơi, sợ con hư, trong khi ba thoáng hơn, lại muốn con học vừa phải, được đi chơi, giải trí. Me khắt khe, ba gần gũi, nhẹ nhàng. Có lần mẹ mắng và tát vào mặt con vì con đi chơi về trễ, ba đã quát mẹ và chút xíu nữa đánh mẹ vì mẹ “quá đáng”. Hai người đã cãi nhau, mẹ yêu cầu ba không can thiệp mỗi khi mẹ đang dạy con, nếu không con sẽ coi thường mẹ. Nói thật là con cũng thương ba hơn, muốn xin cái gì sợ mẹ từ chối, con thường xin ba. Nhiều khi con cũng bối rối không biết nên theo ba hay theo mẹ, vì có khi hai người ra hai lệnh trái nhau. Cả ba lẫn mẹ cháu hành động như vậy vì họ thương cháu và muốn điều tốt nhất cho cháu. Có điều giữa họ có sự khác nhau do quá trình lớn lên, kinh nghiệm sống Tuy nhiên, họ khác nhau cũng có cái hay vì nếu cả hai đều quá khắt khe hay quá dễ dãi
  66. cũng không tốt cho cháu. Cô thấy mẹ cháu sáng suốt khi phân tích tình hình, cho nên vấn đề không phải là nên theo ai mà tự cháu nên quyết định thế nào là hợp lẽ phải. Cô tin rằng cháu có khả năng làm điều này. Một điều không nên làm là lợi dụng tình hình để gây mâu thuẫn giữa cha mẹ. Cháu nên cố gắng sống thế nào để gia đình ngày càng hòa hợp và hạnh phúc hơn. Biết đâu cháu có thể trở thành tác nhân hòa giải. Lẽ ra cháu phải yêu cha mẹ đồng đều, nhưng nếu có yêu ba hơn chút xíu cũng không sao. Nhưng đừng dựa vào ba để gây khó khăn cho mẹ. Created by AM Word2CHM
  67. Yêu mẹ hơn ba TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Cháu đang học lớp 8, ba mẹ cháu rất yêu thương cháu, cháu cũng yêu cả hai nhưng cháu yêu mẹ hơn. Me nghiệt khắc nhưng mẹ luôn lo lắng cho chúng cháu. Ba thì dễ dãi, hay chiều chuộng con, chúng cháu biết là ba mềm yếu hay mè nheo, bắt nạt ba. Xin mẹ cái gì không được, chúng cháu lại xin ba. Điều này làm mẹ rất giận. Ba mẹ luôn cãi nhau vì “dạy con ngược nhau”. Gần đây, ba cháu lại đổi tính, cố tình nghiêm khắc với chúng cháu theo yêu cầu của mẹ cháu, điều này làm chúng cháu bực mình, vì biết ba chỉ ra oai thế thôi (nhưng nhiều khó chúng cháu cũng bị ba cho ăn roi ra trò). Theo cô, chúng cháu nên đối xử với ba thế nào đây? Giáo dục con cái thật khó, vì người ta chỉ có thể giáo dục người khác bằng nhân cách của mình. Mà nhân cách này được hình thành ngay từ nhỏ qua giáo dục gia đình. Có thể xem ba cháu như là một “nạn nhân” của giáo dục gia đình. Không gì đáng tiếc bằng sự thiếu thống nhất giữa cha mẹ trong giáo dục
  68. con cái, nó tạo “kẽ hở” để trẻ lợi dụng. Cô khen sự phân tích sáng suốt của cháu, điều này chứng tỏ rằng các cháu rất biết điều gì nên hay không nên làm. Do đó cô hy vọng các cháu nên thương ba hơn; đừng lợi dụng sự yếu đuối của ba để gây thêm khó khăn, và giúp ba hành xử đúng bằng cách không “thu hút” những trận đòn không cần thiết. Cô hy vọng đây là bài học quý giá nhất cho cháu, khi cháu làm cha. Created by AM Word2CHM
  69. CHA MẸ VỚI CON CÁI TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Chuyện học hành của con là mối lo âu thường xuyên của cha mẹ lại cũng là nguyện nhân gây căng thẳng cho trẻ như đã được diễn đạt từ góc độ của các em. Bi đát hơn là khoảng cách tâm lý mà một bà mẹ nêu lên và cũng được các em cảm nhận từ góc độ của mình. Nguyên nhân chỉ vì sự thiếu hiểu biết về tâm lý nói chung và tâm lý lứa tuổi. Ngại chất lượng trường tư Chào chị Oanh, Con tôi đang học lớp hai ở một trường công, tôi xin chuyển cháu về học trường tư cho gần nhà, sĩ số học sinh ít Nay tôi lại ngại ngùng về chất lượng trường tư, sợ tiêu chuẩn chuyên môn của giáo viên trường tư không cao, ngại sự kiểm soát của cơ quan quản lý đối với trường tư thiếu chặt chẽ xin chị cho
  70. tôi lời khuyên. Theo tôi, không phải cứ “công là tốt”, “tư là xấu” mà tùy từng trường. Cũng có một số trường tư được thành lập theo hướng đổi mới giáo dục. Anh nên xem xét kỹ về ngôi trường mà cháu đang học, qua các bài tập ở nhà, qua cách cháu nói về ngôi trường của mình. Cháu có hạnh phúc với thầy cô và bạn bè không? Cháu có tiến bộ trong học tập không? Anh cũng nên nói chuyện với ban giám hiệu và cô/thầy chủ nhiệm, qua đó nhận xét về trình độ, nhân cách và quan điểm giáo dục của họ. Nếu không có vấn đề gì thì không có lý do và không cần thiết để cho cháu chuyển trường. Created by AM Word2CHM
  71. Có nên học trường quốc tế TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Thưa chị, Tôi có hai con gái, đứa lớn đang học lớp sáu, đứa nhỏ học lớp một. Tôi sẽ chuyển công tác từ Vũng Tàu về TP.HCM. Khi về đây, tôi muốn các con được học trường quốc tế, để các bé được giảm tải chương trình học, đồng thời sẽ được học những kiến thúc sát với thực té cuộc sống hơn, sau này đi du học sẽ bớt bỡ ngỡ với môi trường giáo dục của nước ngoài. Điều tôi băn khoăn là: – Có nhất thiết cho con học trường quốc tế – Có phải trường quốc tế nào ở ta cũng được các trường nước ngài công nhận bằng cấp Tôi tìm hiểu nhiều nhưng chưa biết chọn trường nào, báo chí nói nhiều về các trường liên kết “ma” khiến tôi càng băn khoăn. Xin chị cho tôi lời khuyên để định hướng cho con. Đúng như chị nói, không nhất thiết phải cho
  72. con học trường quốc tế. Hàng triệu trẻ em Việt Nam học trường Việt vẫn học giỏi, đỗ đạt, rồi đi du học Tuy nhiên, nếu có điều kiện cho con học trường quốc tế cũng tốt, vì các cháu sẽ năng động hơn, sau này đi du học sẽ dễ hòa nhập hơn. Tuy nhiên, như chị thấy, hiện nay trường quốc tế nở rộ, thượng vàng hạ cám, thật khó chọn lựa. Chị có thể tìm hiểu các trường qua việc tham quan trực tiếp, tìm hiểu trên mạng, qua người thân, quen có con cháu đã và đang học tập Nhắc tới các trường đào tạo “liên kết”, người ta nói đến lĩnh vực đại học nhiều hơn. Các cháu còn nhỏ, chị không cân vội. Khi chuyển lên TP.HCM, chị sẽ có cơ hội tìm hiểu, xác định dễ dàng hơn. Một số gia đình cho con em học thêm Anh văn ở trường quốc tế vào cuối tuần. Ở các trường này, thầy cô đều là người nước ngoài, môi trường và phương pháp đào tạo cũng cởi mở, sinh động hơn. Học sinh sẽ có nhiều tiến bộ.
  73. Created by AM Word2CHM
  74. Con tôi có sốc? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Con tôi hiện đang học là 8 tại một trường quốc tế ở TP.HCM. Tôi đang có ý định chuyển cháu sang Úc học (chị của cháu đang định cư bên đó). Chị thấy như vậy có ổn không, có tốt hơn môi trường học tập trong nước? Cháu sang nước khác ở tuổi ấy liệu có bị sốc? Tôi nghĩ giáo viên sang đây dạy tại các trường quốc tế chắc không thể tốt bằng giáo viết bên đó. Tôi chỉ lo cháu chưa tự lập được, chị cháu đi học, đi làm tối mới về, không ai quản, dù hiện giờ cháu là đứa trẻ ngoan. Bản thân cháu cũng nói “Con chưa để tự tin để học bên ấy!” Con chị có điêu kiện học ở một trường quốc tế là tốt lắm rồi. Theo tôi, người nước ngoài làm việc theo đúng nguyên tắc, chứ không giữ cô thầy giỏi cho trong nước và gửi những cô thầy kém ra nước ngoài. Hôm qua, tôi tiếp một em nữ sinh nghèo nhưng rất xuất sắc, được một viện đại học dành riêng cho phụ nữ châu Á trao học bổng. Dù có cơ hội ra
  75. nước ngoài học tập nhưng em ấy cho biết, em chưa đủ tự tin, và tôi đã tham vấn để em học hết đại học. Các bạn trẻ khi phải hòa nhập với một môi trường văn hóa mới lạ rất dễ chới với, nhất là khi chưa sẵn sàng và chưa đủ tự tin. Thậm chí có em bị trầm cảm. Một số em hư hỏng và hận cha mẹ đã “đày” mình ra nước ngoài. Các em dễ cô đơn vì ở tuổi mới lớn, các em rất cần bầu không khí gia đình. Con của chị có những điều kiện tốt hơn vì biết tiếng Anh và có chị ở Úc. Nhưng theo tôi, chị không nên ép, nhất là khi cháu đã nói mình chưa đủ tự tin. Chị nên chờ đến khi cháu lên đại học hay cảm thấy sẵn sàng cho việc ra nước ngoài học. Created by AM Word2CHM
  76. Không muốn làm trí thức! TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Thưa chị, tôi đang rất buồn và khổ tâm vì cậu con trai đang học là 10 dạo gần đây sa sút học hành, thường bỏ học đi chơi game. Nhiều hôm muốn đi tìm cháu, tôi phải lùng sục các điểm nét. Mới đây cháu bỏ học, không về nhà hai, ba ngày. Vợ chồng tôi đi tìm khắp nơi không thấy đến khi cha mẹ tôi ở tỉnh gọi điện thoại mới hay cháu về quê. Tôi đã trò chuyện có lúc van lạy, thậm chí đánh đập nhưng cháu vẫn chứng nào tật nấy. Mới đây tôi nói chuyện với cháu, nhẹ nhàng, tâm tình, là đàn ông mà tôi phải khóc thể cháu mới nói thật là do học yếu, mất căn bản từ giữa những năm cấp II, nên cháu cứ đuối dần. Cháu mặc cảm, chán chường không muốn đi học tiếp. Cháu nói: “Chính vì theo không nổi con mới lao vào game để đỡ buồn chán. Ba thương con thì cho con đi học nghề”. Vợ chồng tôi rất buồn, bao công lao động viên, kèm cặp cháu mới đậu vào lớp 10 mà nay không học nữa, muốn học nghề thì tương lai cháu sẽ ra sao? Trí thức không muốn lại muốn làm thợ công nhân
  77. chân lấm tay bùn, vất vả? Theo tôi, anh chị cứ cho cháu học nghề, một nghề mà cháu thích và có thể phát huy năng khiếu của mình. Nếu cháu hài lòng với bản thân và hạnh phúc thì cháu sẽ tự tin hơn và chừng đó sẽ trau dồi thêm kiến thức để học tiếp Không có nghề nào xấu và người ta hạnh phúc không phải vì làm được công việc nhẹ nhàng, mà ngược lại có thể rất hạnh phúc với một công việc nặng nhọc, vì việc này mang lại ý nghĩa cho họ Thế giới có không ít tỷ phú xuất thân từ công nhân. Tôi hơi ngạc nhiên khi thấy mấy năm qua, dù rất quan tâm đến học thức, anh chị lại không theo dõi việc học hành của cháu để kịp thời biết sự mất căn bản trầm trọng. Có lẽ mấu chốt của vấn đề nằm ở quan niệm của anh: “Trí thức không muốn, lại muốn làm thợ, chân lấm tay bùn, vất vả”. Theo tôi, một trí thức nửa vời chẳng có giá trị gì mà còn có thể làm hại cho xã hội, còn anh thợ khéo anh công nhân lành nghề sẽ có ích biết bao. Và khi được xã hội tôn vinh, họ sẽ rất hạnh phúc và tiến bộ hơn nữa. Với cháu, xin anh chị cứ cho cháu học nghề
  78. nào cháu thích, đừng căng thằng quá mà nên khuyến khích cháu thật nhiều. Tuổi 16 là tuổi dễ khủng hoảng, cần một bầu không khí gia đình đầm ấm, vui vẻ, thông cảm. La mắng và nhất là đánh đập sẽ không có hiệu quả giáo dục. Created by AM Word2CHM
  79. Có nên mời thầy dạy kèm? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Chào chị, Tôi có hai con, lúc học cấp 1, các cháu học rất giỏi, không cần cha mẹ kèm cặp hay mời thầy dạy thêm. Nhưng nay một cháu lên cấp II, một cháu lên cấp III, kết quả học tập kém hơn trước, tuy vẫn là học sinh khá. Các cháu bảo càng học lên cao, bài vở càng nhiều, càng khó. Nhà bên có mời gia sư dạy kèm riêng cho con họ, theo chị, tôi có nên mời thầy và dạy kèm cho các cháu, vì bụt chùa nhà không thiêng, cha mẹ khó kèm con học? Thông thường nếu các cháu học khá, nhất là biết tự giác học bài, làm bài, không cần cha mẹ hay thầy cô nhắc nhở, thì cũng chẳng cần cho các cháu học thêm làm gì. Càng không nên vì không lẽ “nhà bên” có gia sư thì nhà mình cũng phải làm theo. Tuy nhiên, nếu anh muốn yên tâm thì cũng có thể mời thầy, không phải để “dạy thêm” cái mới mà giúp các cháu biết cách tự tổ chức để học và làm bài tốt hơn.
  80. Created by AM Word2CHM
  81. Có nên cho con tiền tiêu vặt? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Thưa chị, tôi có hai con, một cháu học lớp ba, một cháu học lớp một. Mỗi sáng để học tôi thường cho cháu lớn 3.000đ đế cháu ăn quà vặt trong trường, vì cháu bảo các bạn trong lớp đều được cha mẹ cho tiền, nhiều bạn còn được cho 10.000đ–20.000đ. Cháu nhỏ tôi không cho tiền, nhưng mỗi chiều đón cháu, tôi đều mua quà cho cháu ăn ngay trong sân trường. Một chị bạn của tôi thì lại phản đối, bảo nên cho con tiền vì chúng còn nhỏ, quà vặt lại mất vệ sinh. Một chị khác lại bảo nên cho và tập cho con tiêu tiền bắt đầu tư tiền quà vặt, vì các cháu cũng cần biết giá từ đồng tiền, mua bán Ý kiến chị thì sao? Đúng là phải tập cho con xài tiên để biết giá trị của đồng tiền. Điều này không đơn giản là cho con tiền để ăn quà vặt mà còn dạy con biết xài đúng, biết tiết kiệm và biết chia sẻ nữa. Lớn một chút thì chỉ cho con biết cách làm ra tiền. Ởc nước tiên tiến, học sinh, sinh viên đi làm thêm để có tiền tiêu vặt. Ví dụ như đi
  82. bán báo, phụ phát thư các mùa lễ, bán hàng, làm ở bệnh viện Với cháu học lớp một, nếu cháu không đòi do bắt chước bạn bè thì không nhất thiết phải mua quà vặt cho cháu làm gì, thức ăn ở ngoài có thể không an toàn. Đối với cháu lớn, cứ mỗi ngày xài 3.000đ như cái máy thì cháu cũng không học được gì. Chị có thể cho cháu 10.000đ cho ba ngày để cháu tập “lên kế hoạch” chi tiêu và bỏ ống tiết kiệm. Thỉnh thoảng vẫn có thể thưởng tiền và khuyến khích cháu để dành, để mua món gì đó cháu thích. Chị có thể giao tiền để cháu đi mua đồ cho gia đình hay cho bản thân cháu. Miễn sao cháu biết tính toán, không làm mất tiền. Lên cấp II, cấp III, nếu có chỗ nào làm bán thời gian, hay trong kỳ hè, chị nên khuyến khích cháu đi làm. Vì phải lao động, trẻ mới biết giá trị của đồng tiền. Chị đừng quên khuyến khích cháu chia sẻ với các bạn nhỏ bất hạnh hơn mình. Created by AM Word2CHM
  83. Có nên cho con sử dụng điện thoại di động TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Con trai tôi đang học lớp 9. Từ năm học lớp 7, tôi đã cho cháu sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ), để cha mẹ liên hệ khi đưa đón đi học mỗi ngày. Gần đây, thấy số tiền trả mỗi tháng tăng hơn trước nhiều, tôi hơi lo ngại. Tôi và ba cháu tranh cãi có nên cho con tiếp tục sử dụng ĐTDĐ hay không, nhưng chưa thống nhất. Chồng tôi nói, học sinh cấp II chưa cần phải sử dụng điện thoại riêng, hơn nữa sẽ có nhiều nguy cơ: lưu hình sex vào điện thoại, dùng điện thoại tán gẫu không cần thiết, tốn tiền, ảnh hưởng đến học tập ý kiến chị thì sao? Thà ngay từ đầu chị đừng cho cháu xài ĐTDĐ, chứ đột nhiên bây giờ không cho nữa thì rất khó giải thích. Những điều làm chị lo âu lẽ ra chị phải dự trù từ lâu, vì ngày càng lớn, cháu sẽ có nhiều thay đổi và thích làm theo bạn bè. Không cần ĐTDĐ cháu cũng có thể tán gẫu, xem hình sex bằng những phương tiện khác.
  84. Vấn đê không phải là “cho hay cấm”, vì cấm cũng không được, mà nên giúp con em chúng ta có sức đề kháng với những tiêu cực này. Làm sao? Đó là giúp chúng có những đam mê sáng tạo, có giá trị như âm nhạc, văn học nghệ thuật, thể thao Khi trẻ tự làm được những điều sáng tạo thì trẻ rất hãnh diện, tự tin và say mê. Nếu trong giáo dục gia đình, cháu ý thức được vẻ giá trị bản thân, cháu sẽ không bị bạn bè rủ rê một cách dễ dàng. Đó là khi chị tin tưởng và trao đổi với con như một người lớn, nói thẳng những điều chị muốn nói và cho phép con được tranh luận. Đó là luôn luôn khen con khi con làm việc tốt, nhưng cũng không ngại chỉ cho con những điêu chưa tốt. Nhiều cha mẹ không sẵn sàng trao đổi thẳng thắn với con và bi kịch nằm ở chỗ này. Created by AM Word2CHM
  85. Con yêu, khó dạy TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Tôi lập gia đình sớm, 18 tuổi đã có con. Nay con gái tôi 17 tuổi đang học tới 11 đã có bạn trai. Không phải bạn thông thường mà là bạn – người yêu, không chỉ có một mà năm, sáu người. Tôi rất phiền muộn vì con dành thời giờ để hẹn hò, chat chít với bạt hơi nhiều. Khuyên nhủ thì cháu vâng, dạ rồi vẫn chứng nào tật nấy. La mắng, cấm đoán thể cháu cãi lại, có khi hỗn láo vặn lại tôi: “Mẹ sinh con năm 18 tuổi, vậy mẹ lấy chồng năm 17, có phải là mẹ đã yêu năm 16 – còn sớm hơn cả con nữa”. Thú thật, tôi chỉ muốn cho cháu một bạt tai nhưng đánh con lại chứng tỏ mình bất lực. Mong chị góp ý tôi nên làm thế nào? Không nghe chị nói về cha hay anh chị em của cháu. Vì nuôi nhiều con dễ hơn là nuôi con một. Chị cũng đừng quá quan trọng hóa vấn đề khi cho rằng cháu đang vướng vào chuyện yêu đương cùng lúc với 5, 6 người, hơn nữa cháu còn rất trẻ, những
  86. “mối tình” ở tuổi này chưa phải là tình yêu thật sự mà chỉ là thích nhau, hơn bạn bè một tí. Theo tôi, chị nên gần gũi, tâm sự với con để tìm hiểu tâm tư, các mối quan hệ của cháu để hóa giải dần dần, không thể dạy trẻ bằng mệnh lệnh và lý thuyết thiếu thuyết phục. Ngay cả cháu “vận dụng” chuyện mẹ yêu sớm, lấy chồng sớm để “phản biện”, chị cũng nên hóa giải bằng cách: “Chính vì mẹ yêu sớm, lấy chồng sớm và trải qua những khó khăn trong thực tế cuộc sống mà mẹ có kinh nghiệm và cơ sở để khuyên con đừng vướng vào chuyện yêu đương quá sớm, không có lợi”. Tuy nhiên, chị cũng cố gắng bình tĩnh và kiên trì, vì tuổi teen rất khó hướng dẫn. Làm sao cho cháu cảm thấy chi là người bạn thật của cháu. Created by AM Word2CHM
  87. Con tôi đua đòi TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Dạo này còn tôi rất đua đòi, nó quan tâm nhiều đến tóc tai ăn mặc, hay soi gương, ngắm vuốt và kết thân với vài bại trai. Chẳng có gì đáng nói nếu cháu không nhuộm tóc xanh đỏ, ăn mặc dị hợm, nhố nhăng. Chúng tôi la rầy thì nó cãi, báo thời đại giờ đã khác, ba mẹ thuộc thế hệ trước nên khắt khe, miễn nó vẫn học giỏi, sống tôi thì chẳng đáng chê trách. Rằng, mẹ cũng diện, cung son phấn, nó cũng thấy không đẹp, nhưng nó tôn trọng nên không chê, thế mẹ cũng không nên xâm phạm quyền tự do của con cái. Tôi bất lực quá, chẳng biết phải làm sao Hình như ngày nay, nhiều gia đình, nhất là những gia đình khá giả, ít quan tâm giáo dục con về những giá trị tinh thần ngay từ bé. Đó là những nét đẹp của lòng vị tha, của tình bạn, tình yêu thiên nhiên, tinh thần phục vụ xã hội và giúp các cháu xây dựng khiếu thẩm mỹ trên cơ sở cái đẹp về tinh thần. Tuổi teen hiện nay rất quan tâm và coi trọng thời trang. Nếu khi còn nhỏ các cháu thích văn chương, nghệ thuật, âm
  88. nhạc thì gu thẩm mỹ của chúng cũng chững chạc hơn. Nếu cháu học giỏi và mê học thì thời trang chỉ là mối quan tâm phụ. Nếu cháu được cha mẹ hướng sự quan tâm đến những lĩnh vực khác, như tham gia công tác xã hội, từ thiện, giúp trẻ em nghèo thì chuyện thời trang lặt vặt lại càng không có ý nghĩa gì. Hiện con chị đang bị lôi cuốn vào cơn sốt “sành điệu”, tôi nghĩ la rầy cháu sẽ không hiệu quả. Chị nên bao dung và nhẹ nhàng khuyên giải cháu, dần hóa giải, vì đó cũng là do thiếu sót khi ta chưa tập trung giáo dục nhân cách cho các cháu. Chị nên nghĩ ra những hoạt động vui, có ích mà mẹ con có thể cùng làm trong gia đình, để gần gũi nhau hơn. Rồi từ từ hướng dẫn cháu. Created by AM Word2CHM
  89. Muốn trẻ khỏi chết đuối, hãy tập bơi! TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Phụ nữ Chủ nhật số 6 mới ra, ở mục Tư vấn tâm lý học đường có ý kiến “Mẹ cháu như cảnh sát”, tôi ngờ ngợ không biết có phải ý kiến của con gái tôi không. Hôm qua, cháu đưa cuốn báo cho tôi đọc với lời khẳng định “Mẹ đọc đi, mẹ giống mẹ của bạn ấy quá!”. Tôi giật mình, vậy ra cách giáo dục, quan tâm con của tôi lại làm nó “khó thở”? Tôi nghĩ: quan tâm, chăm sóc, để ý từng miếng ăn, giờ giấc sinh hoạt của con là giữ gìn và bảo vệ con hiệu quả hơn là “thả rông” chứ. Vì cuộc sống hiện có rất nhiều cạm bẫy: môi trường xã hội, bạn bè xấu, lối sống đua đòi, tệ nạn làm các bậc cha mẹ như tôi rất lo lắng. Thôi thì mình khó khăn, kiểm soát con kỹ lưỡng mà con không hư (dù nó có khó thở), còn hơn là ngày nào đó giật mình khi biết con hư hỏng. Chắc không phải con chị đã viết thư ấy cho tôi đâu, những câu hỏi với nội dung tương tự tôi nhận
  90. thường xuyên. Điều này nói lên sự hụt hẫng của cha mẹ đối với việc giáo dục con cái trong một bối cảnh xã hội thay đổi nhanh chóng, đầy cạm bẫy. Mà trẻ thì ngày càng tự khẳng định mình. Do đó, cách giáo dục cũ của ông cha ta để lại không còn hiệu quả nữa. Ví dụ như ta đang ở một nơi bị bao vây bởi nước là nước. Trẻ con bị chết đuối rất nhiều. Chẳng lẽ cấm không cho chúng ra ngoài, không cho chúng đi học? Chỉ còn một cách thôi, là cho chúng tập bơi để tự bảo vệ mình. Cấm thì đơn giản hơn nhiều. Nhưng không được việc. Dạy cho trẻ bơi lội đòi hỏi ở ta những kỹ năng đặc biệt như dạy chúng thở, lặn v.v Và có một điều khó nhất là thả chúng ra cho chúng tự chòi đạp. Chúng ta làm điều này khi đã tập cho chúng một số động tác đặc biệt. Nghĩa là ngay từ nhỏ, ta nên tập cho các em tự chăm sóc, tự làm vệ sinh, tự dọn dẹp phòng mình. Kế đó, cha mẹ nên nhờ con ới mua những món đồ nho nhỏ. Con có té ngã thì đỡ chúng dậy và chỉ chúng cách né tránh những hiểm nguy. Lớn một chút, nên để con tự chọn mua quần áo Không cấm kỵ chuyện đi chơi với người khác
  91. phái nhưng thân thiện, làm bạn với con để con tâm tình với mình. Thấy con vững vàng thì không can thiệp. Thấy có nguy cơ thì nhẹ nhàng trao đổi chứ không nên đánh mắng. Ở các nước, người ta dạy kỹ năng sống để trẻ tập biết mình, tập chọn lựa cái đúng, tập tự giải quyết vấn đề, tự quyết định và nói không với cái xấu. Đây chính là điều mà người lớn chúng ta phải trang bị cho các cháu tự bơi. Nhưng tôi công nhận đây không phải là chuyện dễ. Ở các nước, người ta cũng mở những lớp học làm cha mẹ khắp nơi, vì ngày nay trời “không còn sinh voi sinh cỏ”. Mà người phải trồng cỏ. Nghĩa là phải phát triển những kiến thức tâm lý xã hội mới. Hơn hết, một điều có thể giúp chị vững tin là không bài học nào hiệu quả cho bằng tấm gương của cha mẹ. Nếu chị không chạy theo chuyện đua đòi thì con của chị số không làm điều ấy. Created by AM Word2CHM
  92. Khoảng cách TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN I: GIA ĐÌNH Thưa chị, con gái tôi 17 tuổi. Từ nhỏ cháu rất ngoan, nhưng gần đây bắt đầu tỏ ra độc lập, bướng bỉnh, hay cãi, ít nghe lời cha mẹ. Có những điều cháu sai trái, tôi góp ý hay la mắng thì cháu cãi chày cãi cối, phủ nhận tất cả, khiến tôi rất buồn bực, có lúc đã đánh cháu. Nhưng càng ngày tôi càng thấy uy lực của mình giảm sút trong việc dạy con. Cháu ngày càng bướng, thậm chí thách thức tôi. Tôi đang rất bế tắc, không biết làm thế nào để xóa đi khoảng cách giữa hai mẹ con, để cháu tâm phục, khẩu phục và ngoan hơn? Nếu chi đọc sách báo về tâm lý lứa tuổi thì chị sẽ không ngạc nhiên trước sự “trở tính” đột xuất của cháu. Con gái của chị đang bước vào tuổi mới lớn, có nhu câu tự khẳng định mình. Theo các nhà khoa học, mục đích của giáo dục gia đình là tạo điều kiện cho con trở thành những
  93. người lớn độc lập. Do đó phải tập cho con tính tự lập, tự quyết từ nhỏ. Nghĩa là để trẻ tự làm vệ sinh cá nhân, tự dọn dẹp chỗ chơi, chỗ ngủ của mình theo khả năng của độ tuổi. Để trẻ tự quyết định chọn quần áo mà trẻ thích Từ từ, trẻ sẽ tự quyết định những vấn đề lớn hơn theo khả năng của chúng. Cha mẹ Việt Nam chưa quen với cách giáo dục này, cho nên, con em chúng ta so với thanh thiếu nhiên các nước thường thụ động hơn, không biết quyết định cho mình. Lúc nhỏ, trẻ xem cha mẹ như thần tượng, nói gì trẻ nghe nấy và tin tuyệt đối. Nhưng khi chúng bắt đầu biết suy nghĩ, có khi chúng không đồng tình với cha mẹ. Có khi chúng thất vọng, vì thấy việc làm của cha mẹ không đi đôi với lời nói. Nếu đúng như thế thì vấn đề trở nên nghiêm trọng, vì cháu không còn phục cha mẹ nữa. Hơn nữa, trẻ ngày nay tiếp thu nhiều thông tin từ sách vở, nhà trường và internet Nếu một cách khách quan cháu đúng, chị nên chấp nhận. Chị có nói gần đây cháu bắt đầu “độc lập”. Đây là một biểu hiện tích cực theo quy luật phát triển của tâm lý lứa tuổi. Lẽ
  94. ra chị phải mừng. Chị thân mến, giáo dục con không phải là la mắng hay đánh đập vì như thế chỉ có tác dụng ngược. Con chị không còn là một đứa nhỏ nữa, cháu có tính cách riêng, có sự tự do trong suy nghĩ và hành động. Giáo dục là nắm tâm lý của từng lứa tuổi để hiểu tại sao trẻ hành động như nó đã làm Là thông cảm, bao dung vì tuổi trẻ bồng bột chưa trải nghiệm cuộc sống. Với thái độ này, sự góp ý của chị mới được trẻ lắng nghe. Con cái ở bất cứ lứa tuổi nào cũng cần đến sự dịu dàng của người mẹ và đây chính là yếu tố cảm hóa chúng. Chị có thể đến một trung tâm tư vấn tâm lý để trao đổi trực tiếp thêm với nhà chuyên môn. Created by AM Word2CHM
  95. PHẦN II. BẠN TRẺ SUY NGHĨ VỀ GIÁ TRỊ SỐNG, NÓI VỀ MÌNH, TÌM BẢN SẮC CỦA MÌNH TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH Thế nào là đẹp? Người ta cứ nói tốt gỗ hơn tốt nước sơn, “cái nết đánh chết cái đẹp” cháu cũng đồng ý vậy, qua thực tế, nhiều khi cháu lại nghĩ, thà tốt nước sơn còn hơn. Cô thấy đấy, để xử việc, nếu mình đáp ứng được yêu cầu công việc, lại đem sẽ dự được chọn hơn. Nếu nết trung bình, nhưng đẹp, cao ráo thì vẫn có nhiều chàng trai theo đuổi hơn. Mẹ cháu bảo “mẹ thấy con rất đẹp vì con tự tin, con biết quan tâm chăm sóc người khác, con hiền thảo với cha mẹ ”. Mẹ cháu nói vậy thôi vì mẹ nào chẳng thấy con đẹp. Cháu cũng băn khoăn: cái đẹp thật sự của coi người nằm ở đâu? Đúng là dáng dấp bên ngoài luôn gây ấn tượng cho người đối diện. Người ta hay ngoảnh lại nhìn một người đẹp. Nhưng có lẽ cháu còn trẻ, chưa có kinh nghiệm sống nên kết luận hơi vội. Thật ra, ước mơ của người con gái không chỉ dừng lại ở chỗ được
  96. nhiều chàng trai theo đuổi mà còn trở thành một người vợ, một người mẹ hạnh phúc. Để đạt điều này, sắc đẹp không đủ, cần có nết na, tính đảm đang, tinh thần trách nhiệm. Thật ra, ngay ở giai đoạn đầu tìm hiểu, những người đẹp nhưng không có duyên, đầu óc rỗng tuếch cũng dễ bị các chàng trai “bái bai” sớm. Còn chuyện đẹp dễ xin việc làm như cháu nói có lẽ được áp dụng cho một số nghê đặc thù như người mẫu, tiếp viên, MC nhiều hơn. Nhưng cháu thấy không, phần lớn các cuộc thi sắc đẹp lớn đều đặt nặng phân thi ứng xử. Trí tuệ thấp sẽ khó thành hoa hậu. Nếu nhận định của cháu được áp dụng đại trà thì các công ty xí nghiệp sẽ thua lỗ nặng. Ngày nay, phỏng vấn tuyển dụng là một khoa học, một nghệ thuật. Người phỏng vấn có cách để tìm hiểu giá trị thật của ứng viên, không dễ bị đánh lừa bởi sắc đẹp. Vì vậy, theo cô, câu nói của người xưa vẫn còn nguyên giá trị. Đẹp vẫn hơn? Không đẹp lại được yêu
  97. Đẹp thì đừng thông minh? Có tiền cũng suớng? Lịch sự không phải là giả dối Danh dự quan trọng không? Khiếm khuyết của người hoàn hảo Tại sao có người hẹp hòi? Hơi quậy, nhưng mà tốt Created by AM Word2CHM
  98. Đẹp vẫn hơn? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN II. BẠN TRẺ SUY NGHĨ VỀ GIÁ TRỊ SỐNG, NÓI VỀ MÌNH, TÌM BẢN SẮC CỦA MÌNH Thưa cô, người ta cứ bảo “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “vẻ đẹp tâm hồn có giá hơn vẻ đẹp bề ngoài” nhưng cháu thấy thực tế khác hẳn. Ai cũng thích nhìn người đẹp, người đẹp dễ thành công hơn. Thú thật là cháu trông khá xinh cô ạ. Nhưng mẹ cháu lúc nào cũng nhắc chở cháu phải lo học hành, phải nết na, biết nữ công gia chánh Nhìn các cho người mẫu hoa hậu nhiều cho học vấn chẳng đến đây vậy mà một bước lên đỉnh, chẳng cần phải phấn đấu gì Thế thì việc gì cháu phải chọc công phấn đấu, để rồi có khi giỏi quá, lại chẳng lấy được chồng. Cô thấy cháu nghĩ vậy có đúng không? Mục đích, lý tưởng sống, cả cuộc đời của cháu chỉ có bấy nhiêu thôi sao? Con người sinh ra chỉ đẹp thể hình chưa đủ, mà còn phải làm đẹp cho cuộc sống. Nhà kiến trúc kia để lại cho đất nước những công trình mà khách du lịch không thể không ghé qua
  99. để trầm trồ; nhà thơ hay nhạc sĩ nọ để lại những câu thơ, bài hát mà nhiều thế hệ không thể quên; Mẹ Tê– rê–sa ốm yếu được cả thế giới biết đến vì đã cứu vớt hàng vạn người nghèo trên đường phố Xung quanh ta có những tấm gương khiêm tốn, âm thầm của những bạn trẻ tình nguyện đi giúp trẻ em bất hạnh, hàng ngàn sinh viên đang bận rộn đưa đón, tìm nhà trọ cho học sinh ở tỉnh lên thành phố chuẩn bị thi đại học. Và cô nghĩ họ đang hạnh phúc vô cùng. Cái đẹp tinh thần này chính là động lực nuôi sống nhân loại và giúp nó đi lên mãi mãi. Cháu không thấy được giá trị của “vẻ đẹp tâm hồn”, vì cháu chưa vươn xa hơn thực tế hằng ngày. Chẳng lẽ người đẹp thành công hơn vì được nhiều người nhìn? Theo cháu, lên sân khấu đã là đỉnh cao của vinh quang sao? Một người chỉ đẹp mặt, đẹp chân, đến tuổi già cũng tàn phai.Người đẹp tinh thần (theo nghĩa khiêm tốn như vị tha, rộng lượng, có duyên) sẽ được chiêm ngưỡng suốt đời. Ai có được cả hai cái đẹp thì tốt. Nhưng theo cô, cái đẹp tinh thần không có nếp nhăn và nó càng ngày càng tỏa sáng hơn.
  100. Cháu đáng lo học cao không lấy được chồng. Quan trọng là cháu biết vận dụng kiến thức của mình như thế nào để giúp ích cho đời. Created by AM Word2CHM
  101. Không đẹp lại được yêu TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN II. BẠN TRẺ SUY NGHĨ VỀ GIÁ TRỊ SỐNG, NÓI VỀ MÌNH, TÌM BẢN SẮC CỦA MÌNH Chúng cháu là sinh viên năm thứ nhất, học cùng lớp. Trong lớp cháu có một bạn rất đẹp trai, học giỏi có tài, được nhiều bạn yêu mến. Thú thật là cháu đã phải lòng anh ấy ngay từ ngày đầu gặp gỡ. Thời gian trôi qua, cháu càng yêu mến anh ấy hơn và thầm ước anh ấy là người yêu của cháu. Nhưng điều oái oăm là anh ấy lại chú ý đặc biệt đến một bạn gái khác. Bạn này nhan sắc rất bình thường nhưng tính tình điềm đạm, kín đáo, nói chung theo cháu thì không có gì đáng chú ý. Trong khi đó cháu khá xinh đẹp (ai cũng nói), có nhiều ưu điểm như năng động, thông minh sao lại không được anh ấy chọn? Cô e rằng cách suy nghĩ của cháu sự khiến cho cháu thất vọng dài dài. Sắc đẹp bên ngoài gây chú ý nhưng chưa chắc là nguyên nhân của tình yêu. Tình yêu là sự thu hút giữa hai nhân cách, hai tính cách có sự đồng cảm với nhau về cuộc sống. Biết đâu chính
  102. sự “không gây chú ý” của bạn gái đó mới là điểm thu hút người con trai. Theo cô sự kín đáo của cô ấy là một đức tính đáng quý khác. Còn ngược lại, sắc đẹp hơi ồn ào, hơi quá tự tin, lại nếu cố tình gây chú ý thì sẽ làm mất đi cái thu hút nhất nơi người con gái là cái duyên. Có khi nó còn đẩy người khác xa mình. Sự khiêm tốn cũng là một sức hút khác mà hình như cô gái kia cũng có. Cháu cứ sống bình thường, biết ơn tạo hóa đã ban cho mình sắc đẹp và từ thông minh, nhưng đừng quá kiêu hãnh vì chúng. Ngược lại, càng khiêm tốn cháu sẽ càng dễ thương. Cô cảm ơn sự chia sẻ chân tình của cháu. Created by AM Word2CHM
  103. Đẹp thì đừng thông minh? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN II. BẠN TRẺ SUY NGHĨ VỀ GIÁ TRỊ SỐNG, NÓI VỀ MÌNH, TÌM BẢN SẮC CỦA MÌNH Cô ơi, bạn bè trong lớp cháu nói, nửa đùa nửa thật: “Cậu đã không đẹp lại phải “tội” thông minh, bọn con trai chả thích”. Đám con gái lại mách nhau kinh nghiệm: “Muốn đám con trai thích thì đừng tỏ ra giỏi giang, thông minh. Nếu lỡ thông minh rồi thì phải giả vờ ngu. Đẹp và ngốc dễ có hạnh phúc hơn”. Chẳng lẽ thông mình lại là nhược điểm. Cháu nói chuyện với mẹ thì mẹ bảo, thực tế trong xã hội cũng có một số quan điểm không thông minh như vậy, con chẳng nên buồn. Nếu thông minh thật sự thì đừng xử sự như người ngốc, mà hãy toả sáng để thu hút những người đàn ông thông minh. Mẹ cháu nói vậy để an ủi cháu hay mẹ cháu là người tự tin và hiểu biết một cách thông minh? Trên khắp thế giới có một quan niệm lỗi thời về phụ nữ nhưng lại rất phổ biến như người Pháp có câu châm ngôn “Sois belle et tais–toi” (Chỉ cân em đẹp và đừng mở miệng). Cho đến ngày nay vẫn còn
  104. không ít nam giới chỉ muốn coi phụ nữ như một món đồ chơi, một con búp bê dễ thương thôi. Tuy nhiên, không biết họ muốn vậy để chơi đùa, chọc ghẹo, lợi dụng hay cưới làm vợ. Thực tế cũng cho thấy, hình như những người đàn ông đã “rinh” những con búp bê xinh đẹp này làm vợ thì không ít người hối tiếc vì thật ra họ cần những người phụ nữ thông minh, hay ít nhất là đảm đang để làm chủ ngôi nhà và làm người mẹ tốt cho con của họ. Người đàn ông nào bị vợ giả vờ “ngu” thật đáng tội nghiệp vì chính họ không thông minh lắm nên bị người ta “xí gạt”. Nhưng cô đã gặp những phụ nữ đã phải giả vờ “ngư' như vậy, vì xã hội vẫn còn nam giới chưa thật sự chấp nhận sự bình đẳng giới. Câu trả lời của mẹ cháu thật tuyệt vời, cháu phải hãnh diện với một người mẹ như vậy. Vai trò của phụ nữ ngày nay không chỉ để trưng trong tủ kiếng mà còn góp phần xây dựng gia đình và xã hội hiện đại. Sự thông minh là cần thiết cho cả nam và nữ để cùng nhau xây dựng xã hội, giáo dục những công dân thông minh. Tuy nhiên, thông minh không phải là lên mặt lên mày ra vẻ ta đây. Thông minh cộng với khiêm tốn, hòa
  105. đồng chính là cái duyên có giá trị hơn cái đẹp rất nhiều. Sắc đẹp bên ngoài chỉ gây chú ý và thu hút nhất thời. Cái duyên mới cầm giữ sự yêu mến, tôn trọng mãi mãi. Created by AM Word2CHM
  106. Có tiền cũng suớng? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN II. BẠN TRẺ SUY NGHĨ VỀ GIÁ TRỊ SỐNG, NÓI VỀ MÌNH, TÌM BẢN SẮC CỦA MÌNH Thưa cô, chúng cháu là học sinh lớp 10. Trong lớp cháu có nhiều bạn nhà giàu, cha mẹ cho nhiều tiền xài mỗi ngày. Chúng cháu gọi các bạn là “đại gia học trò”. Các bạn cũng rất tự tin, có thể sai phái người khác. Một số bạn dùng tiền để thống trị các bạn khác, bằng cách nhờ các bạn nghèo, yếu thế hơn để mua đồ cho các bạn ăn, sai đi lấy nước cho các bạn uống, rồi ban ơn cho các bạn một chút lộc như quà bánh hay cho phép chơi chung. Cháu cũng là một trong những “tay sai” của các bạn, nhiều lúc khó chịu lắm nhưng vẫn nhắm mắt làm theo, không dám chối từ, sợ các bạn tẩy chay. Giá cháu có nhiều tiền, cháu không để các bạn sai cháu như vậy. Có tiền cũng có thế lực hơn, phải không cô? Cháu hãy cho cô biết vì sao cháu sợ bị tẩy chay bởi nhóm “học sinh đại gia”? Không còn chơi với chúng, cháu mất cái gì? Trả lời được những câu hỏi đó, chắc chắn cháu sẽ tự biết chọn bạn mà chơi.
  107. Ngoài xã hội có những kẻ bắt nạt vì có những kẻ chịu luồn cúi. Có “đại gia” vì có kẻ chịu làm tay sai để có được những quyền lợi nào đó. Theo cô, ở trường học, mọi học sinh đều bình đẳng. Người ta chơi với nhau, giúp cháu vì tình bạn, không ai có quyền sai ai. Cô mong cháu và các bạn “xóm nghèo” hãy ngẩng đầu lên, vì tự hạ mình để có những quyền lợi nho nhỏ, hèn lắm. Cháu hỏi: “có tiền là có thế lực?”. Tiền mua được nhiều thứ, trong đó có thế lực. Nhưng có những cái nó không thể mua được. Đó là hạnh phúc, tình bạn, tình yêu, sự chan hòa, bình an trong tâm hồn Đó mới là những điều mà ta tìm kiếm để cuộc sống có ý nghĩa. Cô hy vọng cha mẹ của cả hai nhóm học sinh giàu và nghèo đọc thư của cháu để có cách giáo dục con cái. Quan trọng hơn nữa là thầy cô và các vị chức sắc trong ngành giáo dục nên suy nghĩ về điều này. Created by AM Word2CHM
  108. Lịch sự không phải là giả dối TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN II. BẠN TRẺ SUY NGHĨ VỀ GIÁ TRỊ SỐNG, NÓI VỀ MÌNH, TÌM BẢN SẮC CỦA MÌNH Chúng cháu học cùng lớp 11. Trong nhóm bạn thân bốn đứa, chỉ vì khắc khẩu nên cháu và Nga không ưa nhau lắm. Nhưng chúng cháu vẫn chơi với nhau chỉ vì gắn bó với hai bạn còn lại. Cháu không ưa Nga ra mặt, còn Nga, tuy không ưa cháu nhưng vẫn cố gắng cư xử lịch sự. Hai bạn kia nhiều lần khuyên nhủ cháu rằng, không thích ai đó là chuyện riêng của cháu, còn phép lịch sự tối thiểu buộc phải có, nếu không, người khác sẽ đánh giá không tốt về cháu. Điều này làm cháu bực mình, vì cháu không thích sống giả dối. Cô có ủng hộ cách nghĩ của cháu không? Cô đồng ý với hai bạn của cháu, vì lịch sự là phép xã giao tối thiểu không có gì là giả dối. Vả lại trong cuộc sống, tạo được mối quan hệ tốt với mọi người là một điều rất quý, dù không dễ. Cháu và Nga tính khí khác nhau là chuyện
  109. bình thường. Ai cũng có ưu và khuyết điểm. Nghệ thuật sống là chấp nhận người khác “khác” với mình thay vì ghét bỏ họ. Mặt khác, mỗi chúng ta cũng nên tự nhìn lại để nhận ra những ưu và khuyết điểm của mình. Khuyết điểm của mình cũng làm khổ người khác. Tự sửa chữa cũng là tự hoàn thiện mình. Như vậy đôi bên sẽ cùng vui. Làm chủ cảm xúc bản thân là một nghệ thuật giúp cháu thành công ở đời. Rồi đây cháu sẽ lập gia đình, có con, đi làm, sự nhẹ nhàng mềm dẻo sẽ giúp cháu thành công và hạnh phúc. Câu chuyện về chú Thỏ Ê Nốp rất vui. Một hôm, chú vào rừng và ghé vào một bờ hồ hái rau cho mẹ. Khum xuống nước thấy một con vật đang nhìn mình (đó là bóng của Ê Nốp), chú trợn mắt, phùng mang dọa nó. Con vật dưới nước phùng mang trợn mắt dọa lại.Ê Nốp chạy kiếm khúc cây đe nó, con vật dưới nước cũng đe Ê Nốp bằng khúc cây. Ê Nớp chạy một lèo về nhà mách mẹ. Thỏ Mẹ khuyên: con hay trở lại mỉm cười với nó đi. Và “con vật” đã cười thật dễ thương khi Ê Nốp cười với “nó”. Bài học ở đây là “thái độ của người khác đối
  110. với ta, chính là sự phản chiếu lại thái độ của ta với họ”. Cháu thử thay đổi cách đối xử với Nga xem sao. Created by AM Word2CHM
  111. Danh dự quan trọng không? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN II. BẠN TRẺ SUY NGHĨ VỀ GIÁ TRỊ SỐNG, NÓI VỀ MÌNH, TÌM BẢN SẮC CỦA MÌNH Hôm qua, nhóm bạn công là cháu đã cải nhau về vấn đề danh dự. Cháu hiểu nôm na, danh dự là giá trị, niềm tự hào của con người về bản thân mình, thông qua sự nhìn nhận đánh giá của người khác. Thế nhưng, được nhìn nhận, đánh giá có chính xác không lại là chuyện khác. Giá trị là điều rất chung chung, theo cháu đều không quan trọng. Các bạn cháu lại bảo rất quan trọng và cần thiết phải có, phải được giữ gìn. Còn ý cô thì sao? Theo cô, danh dự hay giá trị của một con người không mang tính chung chung hay dựa vào những yếu tố như bằng cấp, tài sản, nghề nghiệp Nền tảng của nó là các phẩm chất đạo đức như tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, tinh thần phục vụ xã hội Những giá trị này là bất di bất dịch, là kim chỉ nam cho cuộc sống của mỗi cá nhân ở mọi thời đại. Suy nghĩ sai lệch của không ít bạn trẻ ngày nay dễ làm họ mất phương hướng. Hiểu đúng, các
  112. cháu sẽ có định hướng để phấn đấu vào đời tốt hơn. Chúc các cháu thành công, là người có đức, có tài có ích cho gia đình và xã hội. Created by AM Word2CHM
  113. Khiếm khuyết của người hoàn hảo TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN II. BẠN TRẺ SUY NGHĨ VỀ GIÁ TRỊ SỐNG, NÓI VỀ MÌNH, TÌM BẢN SẮC CỦA MÌNH Thưa cô, Trong lớp cháu có một bạn đẹp trai, học rất giỏi, tính tình vui vẻ, được nhiều bạn gái yêu mến, theo đuổi. Mọi người đánh giá bạn khá hoàn hảo. Trong nhiều bạn gái, bạn có vẻ “kết” cháu hơn cả và thường nói gần xa là bạn yêu mến cháu. Nhìn chung, cháu có cảm tình với bạn nhưng còn một điều hơi e ngại. Đó là bạn có thái độ xa cách với người nghèo khổ. Những chuyến công tác xã hội, bạn cũng tham gia nhưng có lẽ bàng quan, sợ đụng chạm vào trẻ khuyết tật. Cháu thất vọng bạn về điều này cô ạ. Một người thiếu tình thương, sự quan tâm và đồng cảm với người có hoàn cảnh khó khăn thì không thể là người hoàn hảo và cũng khó thành người chồng, người cha có trách nhiệm, phải không cô? Cô rất tán thành cách suy nghĩ của cháu. Một nhân cách đẹp và hoàn hảo không chỉ gồm ngoại
  114. hình, trí thông minh hay sự giao tiếp khéo mà trên hết là có một triết lý sống đẹp. Không thể sống đẹp khi chỉ nghĩ tới bản thân mà thiếu quan tâm đến người khác, nhất là những người bất hạnh, thiệt thòi. Bạn trai đó về sau vẫn có thể có trách nhiệm với con cái, nhưng những đứa trẻ có khi lại học ở ông bố tính ích kỷ và sống xa rời những người nghèo, người khó khăn. Tình yêu chỉ đẹp và vững chắc khi đôi bên cùng chia sẻ những giá trị sống tích cực và tốt đẹp. Sự tôn trọng vì những đức tính tốt của nhau cũng hết sức quan trọng. Nếu cháu là người quan tâm đến xã hội mà người chồng tương lai không chia sẻ thì buồn lắm. Trước mắt ta dễ bị thu hút bởi những cái “bên ngoài”, nhưng những giá trị nhân văn mới thật quan trọng. Cháu nên nhìn kỹ lại chuyện của mình, tiếp tục quan sát, hy vọng thời gian sẽ giúp cháu có quyết định. Created by AM Word2CHM
  115. Tại sao có người hẹp hòi? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN II. BẠN TRẺ SUY NGHĨ VỀ GIÁ TRỊ SỐNG, NÓI VỀ MÌNH, TÌM BẢN SẮC CỦA MÌNH Trong lớp, cháu là học sinh giỏi, chăm chỉ và hòa đồng với bạn bè. Cháu được nhiều bạn yêu mến. Nhưng kể từ khi cháu được bầu làm lớp phó học tập, được giải thưởng Olympic môn Văn, thường xuyên được cô chủ nhiệm nhờ giúp một số công việc trên lớp – cô rất yêu mến cháu – thì một số bạn có vẻ không ưa cháu, và nói cạnh khóe là cháu nịnh nọt cô chủ nhiệm để được là trò cưng. Cháu buồn lắm cô ạ. Lúc này cháu tránh gần gũi cô chủ nhiệm, không thân mật như trước đây để các bạn bớt ghen tỵ và móc ngoéo cháu. Sao con người hẹp hòi và đáng chán vậy cô? Chuyện xảy ra với cháu là chuyện bình thường trong cuộc sống. Rồi đây khi ra đời cháu còn sẽ gặp những thử thách lớn hơn nữa. Và nếu sự thành công của cháu mang tính kinh tế, cuộc đấu tranh sẽ còn ác liệt hơn nhiều. Tuy nhiên, mọi sự cũng chỉ tùy thuộc vào cách suy nghĩ và hành động của cháu thôi. Khi nào mình nổi
  116. quá cũng gây sự chú ý Một ngôi sao dù không cố ý mà lóe sáng quá thì vô tình cũng làm cho các ngôi sao khác mờ đi. Sự ganh ghét là một đặc tính của con người. Miễn sao tâm hồn mình được thanh thản khi không cố tình làm cho người khác buồn. Cô còn nhớ một người bạn hồi ở trung học. Chị học rất giỏi. Điểm của chị ấy hơn xa điểm của người đứng thứ nhì trong lớp. Ai cũng thương chị. Có lẽ do chị rất ý tứ: hòa nhã và sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Cháu ý tứ, bớt thân thiện với cô chủ nhiệm là tốt. Cháu cứ cố gắng thân thiện với mọi người hơn nữa và sẵn sàng giúp đỡ các bạn rồi từ từ họ sẽ quên chuyện ganh ghét với cháu. Một thái độ khiêm tốn sẽ giúp mọi người dễ gần gũi với cháu. Cô chúc cháu luôn được mọi người yêu mến. Created by AM Word2CHM
  117. Hơi quậy, nhưng mà tốt TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN II. BẠN TRẺ SUY NGHĨ VỀ GIÁ TRỊ SỐNG, NÓI VỀ MÌNH, TÌM BẢN SẮC CỦA MÌNH Cô Oanh ơi, cháu là học sinh hơi cá biệt, có nghĩa là đôi khi cũng chưa ngoan, nói chuyện trong lớp, nghịch phá, bị thầy cô nhắc nhở. Trong lớp cháu cũng có một nhóm quậy, bướng bỉnh, thỉnh thoảng bỏ học và rủ rê cháu. Hôm qua, nhóm này bỏ học, bị cô chủ nhiệm nhắc nhở, các bạn bực mình rủ nhau “gài bẫy” cô. Các bạn phân công cháu lấy đinh đâm thủng bánh xe cô. Nhưng cháu không chịu bị các bại dọa “cho mày thân tàn ma dại”. Cháu định nói cho cô biết vì thương cô, thấy cô dạy dỗ chúng cháu cực khổ quá rồi, nhưng cháu cũng hơi sợ bị chúng nó trả thù. Cháu phải làm gì để cô không sao mà cháu cũng an toàn hả cô? Cháu giỏi lắm, biết nhận là mình hơi quậy, chưa ngoan là tốt rồi. Để vừa an toàn cho mình, vừa bảo vệ cô giáo, cháu nên gặp thầy cô hiệu trưởng hay giám thị, hoặc một thầy cô mà cháu tin tưởng để trình bày sự thật. Hay cháu nói thẳng với cô chủ nhiệm cũng
  118. được, miễn sao giấu tên cháu. Điều quan trọng là phòng ngừa chuyện xấu xảy ra. Nếu ngăn chặn được thì nhà trường không nên dùng biện pháp quá mạnh đối với nhóm này, mà từ từ tìm những biện pháp ôn hòa để cảm hóa. Còn cháu, bề ngoài cứ vui vẻ nhưng tìm cách tách khỏi nhóm bạn xấu đó. Tuy nhiên, nếu từ bên trong cháu cảm hóa được các bạn thì càng tuyệt. Created by AM Word2CHM
  119. Hãy là chính mình! TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN II. BẠN TRẺ SUY NGHĨ VỀ GIÁ TRỊ SỐNG, NÓI VỀ MÌNH, TÌM BẢN SẮC CỦA MÌNH Cháu chẳng có tài năng gì, cũng chẳng xinh. Nhưng nếu có điều ước thì cháu ước mình là người đặc biệt, để được quan tâm, chú ý. Trong nhóm của cháu có bạn Huyền, bạn không đẹp nhưng có tài ăn nói, tự tin, bạn ở đâu là ở đó vui nhộn, bạn được mọi người quý mến vì tính tình thân thiện, hay giúp đỡ người khác. Và một cách tự nhiên, bạn trở thành thủ lĩnh của cả nhóm. Cháu cũng muốn được như bạn nhưng không biết làm thế nào. Cô có nghĩ rằng có thể rèn luyện để thông minh, dễ mến, biết ăn nói ? Muốn làm thủ lĩnh ư? Cứ như bạn Huyền: thân thiện và hay giúp đỡ người khác. Những cháu hãy sống thật tốt như mình là mình, đừng ham trở nên thế này thế kia, nhất là trở thành thủ lĩnh, vì nếu cháu không có tư chất cho trách nhiệm đó, cháu sẽ trở thành một kẻ háo danh.
  120. Theo khoa học, lãnh tụ hay thủ lĩnh là một người xuất hiện trong một tập thể được tín nhiệm vì họ có khả năng giúp tập thể đạt được một mục đích, giải quyết một tình huống, một vấn đề. Huyền giúp nhóm đạt được một mục đích tích cực là tình bạn chân thật. Cô thấy cháu có một vấn đề, hay nhu cầu tâm lý đặc biệt là cháu cần được quan tâm, chú ý. Cháu nên nhờ một nhà tâm lý giúp cháu phân tích điều này, hay có thể viết thư riêng hoặc gặp cô (qua báo Phụ nữ Chủ nhật) để được biết rõ hơn về vấn đề này. Cháu đang thiếu cái gì? Tình thương, sự tự tin vì không có “tài năng hay sự xinh xắn” như cháu nói? Trên đời này không có người phụ nữ nào không đẹp. Chỉ có người không biết làm cho mình đẹp thôi. Cái đẹp lớn nhất là cái đẹp từ bên trong. Đó là cái duyên mà mọi người đều có thể tự tạo cho mình. Người có duyên là người biết quên mình để lắng nghe và quan tâm đến người khác. Cháu nên cảnh giác với sự khao khát được chú ý của mình. Hãy sống hồn nhiên và rèn luyện sự hiểu biết, nhất là tính “dễ mến” như bạn Huyền. Lãnh đạo là để phục vụ. Cháu đang ham vai
  121. trò lãnh đạo chỉ vì được ra oai, mà nên tự hỏi làm sao để sống có mục đích, để phục vụ xã hội tốt nhất. Chắc chắn khi Huyên hồn nhiên, gần gũi và giúp đỡ người khác không nhằm trở thành thủ lĩnh mà “chức vụ” ấy tới một cách tự nhiên và ngoài ý muốn của bạn ấy. Chúc cháu sống thật thanh thản và cứ là mình. Created by AM Word2CHM
  122. Cháu không thích Tết TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN II. BẠN TRẺ SUY NGHĨ VỀ GIÁ TRỊ SỐNG, NÓI VỀ MÌNH, TÌM BẢN SẮC CỦA MÌNH Cô ơi nhà cháu nghèo lắm, chỉ đủ cơm ăn ngày hai bữa. Trẻ con đứa nào cũng thích Tết vì được ăn món ngon, mặc áo mới, được lì xì nhưng cháu không thích Tết, vì nhà cháu buồn lắm, ăn uống như ngày thường, không có áo mới. Ba mẹ không qua nhà ai chơi và cũng không cho chúng cháu sang nhà hàng xóm, vì người ta lì xì cho chúng cháu mà ba mẹ không có tiền lì xì lại con cháu của họ cũng kỳ. Cháu tủi thân lắm cô ạ. Ngày nào đó cuộc sống của cháu có tốt hơn không? Cô rất thông cảm và rất thương cháu, cũng như hàng triệu trẻ em khác không có Tết như cháu. Điều này nhắc nhở rằng xã hội ta vẫn còn khoảng cách rất lớn giữa giàu – nghèo. Nhưng cháu ơi, cháu đừng quên rằng “nhà giàu cũng khóc”. Nếu cháu đọc mục tư vấn trong mấy số trước thì cháu đã biết có những bạn cảm thấy mình như bị “cầm tù” trong sự sung túc. Ở đời này mọi thứ
  123. đều tương đối. Hạnh phúc không nằm ở chỗ ta nghèo hay giàu mà ở chỗ cuộc sống của ta có ý nghĩa hay không. Cháu hỏi liệu “ngày nào đó cuộc sống của cháu có tốt hơn không?”. Có tin chắc là có, và yếu tố quyết định duy nhất chính là ở cháu mà thôi. Mới sáng nay cô nhận được bức thư của một doanh nhân thành đạt xuất thân từ một đứa trẻ nghèo, phải đi giúp việc nhà từ bé. Ông tự mày mò học chữ, học nghề rồi vươn lên và thành công. Trong hoàn cảnh hiện nay, cháu thấy buồn là đúng, nhưng mai này nhìn lại, cháu sẽ thấy khác và tự hào rằng mình đã vươn lên từ nghèo khó. Bây giờ điều quan trọng nhất là cháu ráng học cho giỏi. Cô cũng đề nghị cháu nên liên hệ với Hội phụ nữ địa phương để nhờ giới thiệu xin cấp học bổng Nguyễn Thị Minh Khai để cháu đỡ vất vả, nhọc nhằn trong học hành. Cô chúc cháu, cha mẹ và anh em cháu một cái Tết đầm ấm trong gia đình. Cháu cũng nên nghĩ tới những đứa trẻ không chỉ nghèo mà còn không có được vòng tay của cha mẹ để hưởng sự ấm cúng, thiêng liêng của ngày Tết.
  124. Created by AM Word2CHM
  125. Ghen với thầy, cô TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN II. BẠN TRẺ SUY NGHĨ VỀ GIÁ TRỊ SỐNG, NÓI VỀ MÌNH, TÌM BẢN SẮC CỦA MÌNH Cả lớp cháu đều quý cô chủ nhiệm. Cô xinh đẹp, dịu dàng, vui vẻ, tế nhị và đặc biệt dạy văn rất hay. Nhiều bạn trong lớp cháu xem cô là thần tượng, cảm thấy đi học vui là nhờ có cô. Vậy mà tự dưng có thông tin cô và thầy dạy toán lớp bên yêu nhau. Chúng cháu cảm thấy hơi thất vọng, vì chúng cháu không thích thầy toán, trông thầy chẳng xứng với cô. Hình như chúng cháu cũng ghen hay sao mà có hôm cả lớp “lạnh tanh” đến nỗi cô phải hỏi: “Các em có điều gì không bằng lòng cứ nói, sao không chú ý nghe giảng ?”. Một nhóm bạn trong lớp đang bàn mưu tính kế “phá” mối tình của thầy, cô. Làm thế có hỗn láo và ác độc không cô? Yêu quý cô giáo nhưng các cháu không có quyền xen vào hay phá đám chuyện riêng tư của cô, dù đó là người mà các cháu thần tượng? Chỉ nhìn thầy toán từ bên ngoài, không có cơ sở để các cháu đánh giá hoặc nhìn nhận đúng đắn về thầy. Chỉ có cô giáo
  126. của các cháu mới biết được những điểm tốt đẹp của thầy. Họ là bạn hay là người yêu, đó là chuyện của họ, các cháu nên tôn trọng thay vì có suy nghĩ hay hành động vô đoán, dễ làm tổn thương thầy cô. Nếu cô yêu hay lập gia đình với thầy, cô văn còn đó, vẫn tiếp tục giảng dạy các cháu. Thôi, các cháu hãy dẹp bỏ cái ghen tuông trẻ con đi nhé! Cố gắng học giỏi, vui vẻ, tiếp tục thương mến cô giáo của mình. Và ngày cưới cô, cả lớp nhớ tặng thầy cô một món quà ý nghĩa, dễ thương nhé. Created by AM Word2CHM
  127. Hạnh phúc là cho TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN II. BẠN TRẺ SUY NGHĨ VỀ GIÁ TRỊ SỐNG, NÓI VỀ MÌNH, TÌM BẢN SẮC CỦA MÌNH Cháu là đứa hay mơ mộng, thích đọc sách, xen phim, nghe nhạc. Có thể nói, cháu trốn vào nghệ thuật, không có thực, nhưng nhờ vậy mà cháu tránh đối diện với thực tế cuộc sống tầm thường, thô thiển. Ở nhà, mỗi khi nghe mẹ cháu la mắng với những lời lẽ thô tục, cháu lại đeo “hét phôn”, nghe nhạc. Trên phim Hàn, tình yêu nào cũng cao đẹp, lãng mạn; còn ngoài đời tụi bạn trai của cháu săn đón, chiều chuộng gì thì mục đích cũng chăm chăm nắm tay, hôn hít và tất nhiên là đòi làm “chuyên ấy” để chứng tỏ tình yêu Cháu chán đời lắm cô ạ Theo cô, không có sự đối lập giữa văn học nghệ thuật và cuộc sống thực tiễn. Chúng bổ sung cho nhau. Những tác phẩm lớn tìm nguồn cám hứng từ cuộc sống. Chỉ có loại âm nhạc và văn nghệ “ba xu” mới làm cho ta ghét đời. Văn học, nghệ thuật đích thực góp phần tăng sức mạnh cho ta để sống tốt hơn. Nó cũng không phải là chốn để ta trốn đời mà sự thật là ta
  128. trốn ta khi ta không muốn nhìn nhận muôn mặt của cuộc sống. Nếu ngày hôm nay, giờ phút này cuộc sống không còn cái tốt thì thế giới sẽ sụp đổ ngay. Không nên nhìn cuộc sống qua một lăng kính, toàn hồng hay toàn xám. Cháu hãy thay đổi lăng kính và tạm thời vượt ra ngoài những khuyết điểm của mẹ cha hay các bạn trai. Hãy nhìn vào em nhỏ khuyết tật kia đã vươn lên học hành, người nhiễm HIV họ đang quên mình để chăm sóc người đồng bệnh. Họ luôn cần đến chúng ta – trong đó có cháu. Vì như Nicola Johnson – Hoa hậu Mỹ năm 1999 nói: “Hạnh phúc là cái gì mình mang đến cho người khác”. Tết này cháu quên mình một chút và mang cái gì đó cho ai đó, thử xem. Created by AM Word2CHM
  129. Chỉ vì thích được khen TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN II. BẠN TRẺ SUY NGHĨ VỀ GIÁ TRỊ SỐNG, NÓI VỀ MÌNH, TÌM BẢN SẮC CỦA MÌNH Cháu là học sinh lớp 5. Trường cháu quy định học sinh nào nhặt được đồ vật hay tiền bạc, nộp lại cho thầy cô thì sẽ được khen, thưởng điểm. Tuần rồi, cháu hai lần lượm được tiền trong sân trường, một lần 20.000đ và một lần 5.000đ, cháu nộp cho cô giám thị, cháu được khen và thường điểm. Cháu thích lắm, về kể với mẹ, mẹ bảo rất vui và tự hào khi cháu ngoan và thật thà. Cháu lại càng sung sướng. Sáng nay cháu lấy cắp tiền 10.000 trong túi mẹ, định vào trường nộp cho cô giám thị để được khen. Nhưng rủi mẹ cháu bắt được tra hỏi làm cháu phải khai thật. Mẹ cháu giận lắm, mẹ khóc nữa và bảo sẽ vào trường làm việc với Ban giám hiệu. Cháu lo lắng và xấu hổ quá cô ạ, cháu có nên van xin mẹ đừng làm thế không cô? Nếu là mẹ cháu, cô cũng khóc luôn? Vì không có gì xấu cho bằng sự thiếu trung thực. Làm như cháu là hai lần phạm tội: tội ăn cắp và tội gian dối. Lời khen
  130. cũng tốt, nhưng nó phải xuất phát từ những hành động đúng đắn cơ. Lớn chút xíu nào, cháu sẽ thấy sự dối trá hại đến mức nào. Ví dụ như người ta chạy chọt để có điểm cao, mua bằng cấp để chạy quyền chạy chức mà không có năng lực thật để phục vụ xã hội thì hại biết mấy. Xã hội ta đang rất khổ sở vì chuyện này. Mới có chút xíu mà cháu đã bị lây bệnh thành tích của xã hội rồi. Cháu nên xin lỗi mẹ thật nhiều, hứa với mẹ là sẽ không bao giờ làm vậy nữa và xin mẹ không nên nói với nhà trường, vì có thể sự xấu hổ sẽ gây mặc cảm cho cháu. Chúc cháu ngoan, học giỏi. Created by AM Word2CHM