Bài giảng Truyền thông chuyển đổi hành vi (Phần 1)

pdf 76 trang phuongnguyen 3040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Truyền thông chuyển đổi hành vi (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_truyen_thong_chuyen_doi_hanh_vi_phan_1.pdf

Nội dung text: Bài giảng Truyền thông chuyển đổi hành vi (Phần 1)

  1. LỜI NÓI ĐẦU Truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ là một môn học nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về v ận động và truyền thông chuyển đổi hành vi như: khái niệm, phương pháp và kỹ năng truyền thông, cách thức tổ chức hoạt động truyền thông ở cơ sở; nội dung lập kế hoạch tuyên truyền vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ; nội dung, phương pháp giám sát, đánh giá hoạt độngvận động, truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ ở cơ sở; đồng thời cũng cung cấp cho người học những phương pháp và kỹ năng về tuyên truyền vận động dân số/ SKSS/KHHGĐ ở cơ sở. Căn cứ vào chương trình khung đã được Bộ Giáo dục phê duyệt. Với mục đích đáp ứng nhu cầu học tập những kiến thức cơ bản về vận động, Truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số/ SKSS/KHHGĐ của học sinh hệ chính quy Trung cấp Dân số y tế; cuốn sách này bao gồm những nội dung sau: - Truyền thông chuyển đổi hành vi về DS, SKSS/KHHGĐ - Tuyên truyền vận động chuyển đổi hành vi về DS, SKSS/KHHGĐ - Lập kế hoạch vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ. - Theo dõi, giám sát hoạt động vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ. - Đánh giá việc thực hiện kế hoạch vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi về DS, SKSS/KHHGĐ. Giáo trình hoàn thành được sự giúp đỡ rất nhiều của chuyên gia PGS.TS. Phạm Đại Đồng - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Đây là lần đầu tiên biên soạn giáo trình, tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi sự thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. TM. Nhóm tác giả Lê Thanh Sơn 1
  2. CHỮ VIẾT TẮT CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản DS/SKSS/KHHGĐ Dân số/ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình HIV/AIDS Human Immuno Virus/Acquired Immuno Deficiency Syndrom VTN/TN Vị thành niên/thanh niên SKSS/SKTD Sức khỏe sinh sản/ Sức khỏe tình dục LTQĐTD Lây truyền qua đường tình dục LHPN Liên hiệp phụ nữ CTV Cộng tác viên TTCĐHV Truyền thông chuyển đổi hành vi QHTD Quan hệ tình dục 2
  3. MỤC LỤC Trang 1. TRUYỀN THÔNG CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI VỀ DÂN SỐ, SKSS/KHHGĐ 4 2. TUYÊN TRUYỀN VẬN ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI VỀ DÂN SỐ, 44 SKSS/KHHGĐ 3. LẬP KẾ HOẠCH VẬN ĐỘNG, TRUYỀN THÔNG CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI VỀ 67 DÂN SỐ, SKSS/KHHGĐ 4. THEO DÕI , GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG VẬN ĐỘNG, TRUYỀN THÔNG 88 CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI VỀ DÂN SỐ, SKSS/KHHGĐ 5. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VẬN ĐỘNG, TRUYỀN THÔNG 96 CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI VỀ DÂN SỐ, SKSS/KHHGĐ 3
  4. Bài 1 TRUYỀN THÔNG CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI VỀ DÂN SỐ, SKSS/KHHGĐ MỤC TIÊU 1. Trình bày được khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi và quá trình chuyển đổi hành vi. 2. Mô tả được khái niệm, đối tượng và thông điệp truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số, SKSS/KHHGĐ. 3. Phân tích được các phương pháp, các cách tiếp cận và phương tiện của truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số, SKSS/KHHGĐ 4. Trình bày được cách sử dụng tài liệu truyền thông. 5. Kể được các kỹ năng cơ bản của truyền thông chuyển đổi hành vi dân số, SKSS/KHHGĐ NỘI DUNG I. Các khái niệm 1. Truyền thông và các yếu tố của quá trình truyền thông 1.1. Khái niệm truyền thông Truyền thông là một quá trình giao tiếp, chia sẻ, trao đổi thông tin giữa người truyền với người nhận, nhằm đạt được s ự hiểu biết, nâng cao nhận thức, chuyển đổi thái độ và hướng tới chuyển đổi hành vi. 1.2. Các yếu tố của quá trình truyền thông Truyền thông là một quá trình diễn ra theo trình tự thời gian, trong đó bắt buộc phải có các thành tố sau: - Người truyền: là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xư ớng quá trình truyền thông, là người hay nhóm người mang nội dung thông tin muốn được trao đổi với người hay nhóm người khác. 4
  5. - Thông điệp: là nội dung và hình thức thông tin được trao đổi từ người truyền đến đối tượng tiếp nhận. Thông điệp chính là những tâm tư, tình cảm, hiểu biết, kinh nghiệm được biểu đạt bằng những công cụ giao tiếp như tiếng nói, cử chỉ, chữ viết, hình ảnh - Kênh truyền thông: là con đường hay cách thức chuyển tải thông điệp từ người truyền đến người nhận. Căn cứ vào tính chất, đặc đ iểm cụ thể, người ta chia kênh truyền thông thành các loại hình khác nhau như truyền thông trực tiếp, và truyền thông gián tiếp (truyền thông đại chúng) - Người nhận: là các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp trong quá trình truyền thông. Hiệu quả của truyền thông được xem xét trên cơ sở những biến đổi và nhận thức, thái độ và hành vi của đ ối tượng tiếp nhận. - Phản hồi: Là phản ứng của người nhận đối với thông điệp của người truyền về những suy nghĩ, thái độ, hành vi khi nhận thông điệp. - Nhiễu: Nhiễu là các yếu tố gây ra sự sai lệch thông tin không được dự tính trước trong quá trình truyền thông. Trong quá trình truyền thông, người truyền và người nhận có thể đổi chỗ cho nhau, xen vào nhau. Về thời gian, người truyền thực hiện hành vi truyền thông trước. Người Thông Kênh Người truyền điệp nhận Nhiễu Hiệu quả Phản hồi Hình 1.1. MÔ HÌNH CÁC YẾU TỐ TRUYỀN THÔNG 5
  6. 2. Truyền thông chuyển đổi hành vi và truyền thông chuyển đổi hành vi về Dân số, SKSS/KHHGĐ Truyền thông chuyển đổi hành vi về Dân số, SKSS/KHHGĐ là hoạt động truyền thông tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm đạt được sự chuyển đổi kiến thức, kỹ năng, thái độ, giúp đối tượng chấp nhận, duy trì hành vi bền vững có lợi cho sức khỏe. 3. Hành vi và quá trình chuyển đổi hành vi 3.1. Khái niệm hành vi Hành vi là cách ứng xử của mỗi con người trước một vấn đề trong một hoàn cảnh, t×nh huèng cụ thể, nã ®­îc biÓu hiÖn b»ng lêi nãi, cö chØ, hµnh ®éng nhÊt ®Þnh (theo Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản VHTT, 1998) . Hành vi dân số, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình (DS/SKSS/KHHGĐ) chính là những việc thường làm của người dân liên quan đến DS/SKSS/KHHGĐ. Mỗi hành vi có thể được phân tích thành 4 thành tố: Hành vi = Kiến thức + Thái độ + Niềm tin + Thực hành - Kiến thức: Thường có được thông qua con đường học tập, tiếp nhận thông tin hàng ngày và qua trải nghiệm thực tế. - Thái độ: Phản ánh những gì mà người ta thích hay không thích; đồng tình hay phản đối; tích cực hay tiêu cực; coi trọng hay coi thường; nhiệt thành hay thờ ơ tr­íc mét vÊn ®Ò nµo ®ã. Thái độ quyết định sự tiếp nhận hay không tiếp nhận những quan niệm, kiến thức hay phương pháp thực hành mới. - Niềm tin: Niềm tin (sự tin tưởng, lòng tin) là một phần quan trọng trong phong cách sống của con người. Chúng quy định những điều gì chấp nhận được, điều gì không. Niềm tin thường rất mạnh nên khó thay đổi. Niềm tin thường do thế hệ trước hoặc những người có uy tín trong cộng đồng truyền cho. Con người chấp nhận niềm tin mà không có ý định thử lại xem có đúng hay không. Mỗi dân tộc và mỗi cộng đồng có những niềm tin khác nhau. - Thực hành: là kết quả của nhận thức, thái độ, niềm tin mà biểu hiện 6
  7. ra bên ngoài bằng những kỹ năng, kỹ xảo, những việc làm. Ví dụ, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, tiêm chủng cho trẻ đầy đủ, đúng lịch Các thành tố trên đan xen, liên kế t chặt chẽ với nhau. 3.2. Quá trình chuyển đổi hành vi Hành vi mỗi con người tồn tại dưới các trạng thái từ thấp đến cao như sau: - Chưa hiểu vấn đề - Hiểu biết vấn đề - Hiểu vấn đề và học kỹ năng - Mong muốn giải quyết vấn đề - Thử thực hiện hành vi mới - Thực hiện thành công, duy trì hành vi mới Quá trình chuyển đổi hành vi chính là quá trình chuyển hoá các trạng thái trên, thường trải qua 5 bước: Bước 5: Thực hiện và duy trì hành vi mới Bước 4: Thực hiện và đánh giá hành vi mới Bước 3: Chưa có ý định đến có ý định thực hiện Bước 2: Chưa chấp nhận đến chấp nhận nhưng chưa thực hiện (đã quan tâm) Bước 1: Chưa hiểu biết đến hiểu biết (chưa chấp nhận) Hình 1.2. Sơ đồ các bước chuyển đổi hành vi 7
  8. + Bước 1: Tõ ch­a hiÓu vÊn ®Ò đến hiÓu biÕt vÊn ®Ò. Trong giai đoạn này đối tượng chưa có hiểu biết gì về vấn đề SKSS/KHHGĐ của họ, chưa nhận thấy nguy cơ tiềm ẩn của hành vi liên quan đến SKSS/KHHGĐ của họ. Biện pháp tốt nhất lúc này là cung cấp các thông tin về nguy cơ của bệnh tật và thực hành lối sống cá nhân hiện tại. Ví dụ cung cấp cho họ thông tin về sử dụng bao cao su trong qua hệ tình dục sẽ giảm nguy cơ lay nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục gồm cả HIV/AIDS, tránh được có thai ngoài ý muốn, sẽ có lợi hơn nhiều so với những hạn chế nhỏ của bao cao su như giảm khoái cảm và chi phí mua bao cao su. Đây là giai đoạn khó khăn nhất để thuyết phục đối tượng chuyển đổi hành vi. + Bước 2: Từ chưa chấp nhận đến chấp nhận nhưng chưa thực hiện (đã quan tâm để chuyển đổi hành vi). Thông thường ở giai đoạn này đối tượng đã quan tâm và hiểu biết phần nào đến vấn đề SKSS/KHHGĐ của mình. Họ đã quan tâm đến việc chuyển đổi hành vi nhưng còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm hoặc có thể gặp phải một số khó khăn cản trở. Để giúp đối tượng chuyển đổi hành vi cần tiếp tục cung cấp thông tin về nguy cơ và những lợi ích nếu chuyển đổi hành vi. Giai đoạn này cần có sự hỗ trợ về mặt tinh thần, vật chất, cần sự cổ vũ và môi trường xã hội thuận lợi. + Bước 3: Tõ chưa có ý định đến có ý định thực hiện hay còn gọi là giai đoạn chuẩn bị chuyển đổi hành vi. Đối tượng đã nhận thấy sự bất lợi khi duy trì hành vi cũ, đã nhận thấy lợi ích của hành vi mới. Họ đã có quyết tâm và kế hoạch chuyển đổi hành vi. Giai đoạn này đối tượng rất cần sự giúp đỡ về kiến thức và kỹ năng và những điều kiện cần thiết từ gia đình, bạn bè và xã hội. + Bước 4: Thùc hiÖn hµnh vi míi. Đối tượng sẵn sàng thực hiện chuyển đổi hành vi và thay đổi theo kế hoạch của họ, đồng thời đánh giá những lợi ích mà họ nhận được từ việc thực hiện hành vi mới. Họ rất cần sự trợ giúp của bạn bè, gia đình, cộng đồng để khuyến khích đối tượng thực hiện hành động chuyển đổi hành vi. 8
  9. Ví dụ: để định hướng cho đối tượng có thói quen sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục thì việc cung cấp bao cao su một cách đầy đủ, thuận tiện là rất quan trọng trong giai đoạn này. + Bước 5: Thực hiÖn thµnh c«ng và duy tr× hµnh vi míi. Đối tượng thực hiện và duy trì hành vi mới có lợi, hành vi mới này nếu được thực hiện trong môi trường thuận lợi thì nó sẽ ổn định và bền vững, đồng thời đối tượng còn tuyên truyền người khác cùng làm theo; nếu thực hiện trong môi trường không thuận lợi, gặp những yếu tố cản trở thì việc duy trì hành vi mới dễ bị phá vỡ và đối tượng có thể quay về hành vi cũ. Quá trình chuyển đổi hành vi không phải diễn ra một cách suôn sẻ. Người ta có thể từ chối hành vi mới trong trường hợp: - Có thông tin nhưng không quan tâm, thích thú; - Nhận thức được, có quan tâm nhưng không tin tưởng; - Nhận thức được, có quan tâm và tin tưởng nhưng không có kỹ năng; - Thất bại hay nản lòng sau khi làm thử; - Muốn thay đổi nhưng có nhiều yếu tố cản trở. Chuyển đổi hành vi là một quá trình cần có thời gian. Mỗi cá nhân muốn chuyển đổi hành vi đều phải trải qua các bước chuyển đổi hành vi, từ nhận thức đến hành vi bền vững. Mặc dù chuyển đổi hành vi là mục tiêu cuối cùng, nhưng con người thường trải qua một số bước trung gian trước khi họ chuyển đổi hành vi. Hơn nữa, khung lý thuyết này cũng chỉ ra rằng các cá nhân có thể ở các giai đoạn khác nhau của quá trình chuyển đổi hành vi và tạo nên những nhóm đối tượng khác nhau. Vì vậy, họ thường cần các thông điệp khác nhau và đôi khi là cả những cách tiếp cận khác nhau. Khi tiếp cận một đối tượng hoặc một nhóm đối tượng cần phải phân tích được đối tượng đang ở giai đoạn nào của quá trình chuyển đổi hành vi để sử dụng thông đi ệp và cách tiếp cận phù hợp. 4. Các yếu tố cơ bản của quá trình chuyển đổi hành vi 9
  10. 4.1. Các yếu tố cơ bản của quá trình chuyển đổi hành vi: Việc chuyển đổi hành vi của con người phụ thuộc vào 3 yếu tố cơ bản là: - Năng lực thực hiện hành vi; - Môi trường xã hội; - Thực tiễn đời sống xã hội Chuyển đổi hành vi Năng lực Môi trường Thực tiễn thực hiện xã hội đời sống hành vi xã hội - Năng lực thực hiện hành vi: Năng lực thực hiện hành vi mang tính cá thể, do trình độ văn hoá, kiến thức, kỹ năng thực hiện hành vi, trạng thái thể chất, các yếu tố tâm lý, tình cảm của cá thể quyết định. - Môi trường xã hội: Môi trường xã hội ủng hộ việc chuyển đổi hành vi bao gồm đồng tình hành vi mới, phê phán hành vi cũ với sự vào cuộc của những người có uy tín trong cộng đồng, ở đây có yếu tố tập quán, thói quen của cả cộng đồng. - Thực tiễn đời sống xã hội: Bao gồm sự phát triển của kinh tế và các dịch vụ xã hội, điều kiện sống, lao động và học tập đòi hỏi phải có hành vi mới để phù hợp với cuộc sống mới và thực hiện hành vi mới thì sẽ có lợi ích cụ thể. 4.2. Các điều kiện để chuyển đổi hành vi Hành vi cá nhân chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như trên, vì vậy, để chuyển đổi hành vi cần phải có những điều kiện cần thiết để thực hiện: - Việc chuyển đổi hành vi phải do đối tượng tự nguyện: Đối tượng phải có mong muốn thay đổi, điều thay đổi đó phải mang lại sự tốt đẹp cho 10
  11. đối tượng. Vì vậy, để chuyển đổi hành vi, cần đưa ra các thông điệp rõ han để đối tượng nhận thấy điều tốt đẹp cho mình nếu chuyển đổi hành vi cũ để tự nguyện thay đổi. - Hành vi phải nổi bật, điển hình, gây hậu quả nhiều : Để chuyển đổi hành vi, phải xác định mức độ ảnh hưởng của hành vi hiện tại đến mức nào để có thông điệp đủ mạnh thuyết phục đối tượng - Các hành vi thay đổi cần được duy trì qua thời gian: các hành vi mới hình thành để bền vững phải duy trì han ngày trong khoảng thời gian dài - Việc chuyển đổi hành vi phải không quá khó: Việc chuyển đổi hành vi phải không vượt qua khả năng, không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của đối tượng. - Phải có sự trợ giúp của xã hội: Sự quan tâm trợ giúp của bạn bè, gia đình và xã hội là hết sức cần thiết để khuyến khích và tạo điều kiện để đối tượng chuyển đổi hành vi và duy trì hành vi mới. II. Các vấn đề DS/SKSS/KHHGĐ, cần truyền thông chuyển đổi hành vi 1. Chất lượng dân số 1.1. Giảm bệnh tật và tử vong trẻ em - Nhận biết và phát hiệ n sớm các dấu hiệu nguy hiểm trong khi mang thai, khi chuyển dạ và sau sinh. - Khám sàng lọc trước sinh để phát hiện sớm dị tật và bệnh bẩm sinh ở thai nhi. - Khám sàng lọc sơ sinh để phát hiện bệnh bẩm sinh và sớm chữa bệnh cho trẻ sơ sinh, tránh được những biến chứng nguy hiểm, khuyết tật và tử vong. - Theo dõi cẩn thận trẻ sơ sinh, đặc biệt trong 24 giờ đầu, kịp thời phát hiện những bất thường và đưa trẻ đến cơ sở y tế để đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho trẻ sơ sinh. - Phát hiện sớm các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ nhỏ và kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế. 11
  12. - Đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là cách chủ động phòng ngừa bệnh cho trẻ em 1.2. Chất lượng dân số của một số dân tộc thiểu số (vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống) 1.2.1. Tảo hôn - VTN/TN thực hiện kết hôn đúng tuổi theo luật định. - Gia đình dòng tộc không ủng hộ, không khuyến khích hành vi tảo hôn. - Cộng đồng hãy khuyến khích và tạo điều kiện cho thanh niên kết hôn đúng tuổi quy định của pháp luật. 1.1.2. Hôn nhân cận huyết thống - VTN/TN, Nam nữ độ tuổi sinh đẻ không kết hôn với người họ hàng trong vòng 3 thế hệ. - Gia đình, dòng tộc và cộng đồng cần nghiêm cấm và không thực hiện hành vi kết hôn cận huyết thống. 2. Cơ cấu dân số 2.1. Mất cân bằng giới tính khi sinh - Lựa chọn giới tính khi sinh để lại hậu quả nặng nề cho con cháu và xã hội trong tương lai. - Không lựa chọn giới tính thai nhi sẽ đảm bảo sức khỏe của bạn và tương lai của bạn. - Sinh sản tự nhiên - đảm bảo cân bằng giới tính. 2.2. Cơ cấu dân số vàng 2.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng lực cạnh tranh và khả năng thích ứng của người lao động - Mỗi người trong độ tuổi lao động đều có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu công việc. - Mỗi người trong độ tuổi lao động từ (16-60) có công ăn việc làm, tự nuôi sống bản thân là yếu tố góp phần phát triển bền vững cho nền kinh tế nước nhà. 12
  13. 2.2.1. Đáp ứng nhu cầu việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng tỷ lệ sử dụng ngày công lao động ở nông thôn sử dụng có hiệu quả nguồn nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là những người trong độ tuổi lao động thuộc nhóm trẻ (25-44). - Tăng ngày công sử dụng lao động giúp người dân có việc làm và tăng thu nhập. - Mỗi người lao động có việc làm và thu nhập ổn định là góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp. - Mỗi người trong độ tuổi lao động có công ăn việc làm ổn định là tự cứu mình. 2.2.3. Đa dạng hóa ngành nghề, mở rộng đào tạo nghề xã hội theo nhu cầu thị trường, chú trọng ngành nghề sử dụng nhiều lao động, ngành nghề phi nông nghiệp. - Mở rộng nhiều loại hình đào tạo nghề phù hợp với yê u cầu xã hội sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người lao động được đào tạo thích ứng với các ngành nghề. - Người lao động cần tìm hiểu những yêu cầu ngành nghề của các doanh nghiệp cần tuyển lao động để tham gia đào tạo, rèn luyện tay nghề để tham gia sản xuất. 2.2.4. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, bảo vệ người lao động xuất khẩu, huy động cộng đồng hỗ trợ các gia đình có người lao động xuất khẩu. - Trước khi sang nước ngoài làm việc, người lao động cần phải rèn luyện tay nghề vững để phù hợp với ngành mình lựa chọn để thích ứng với công việc. - Ngoại ngữ là phương tiện giao tiếp giúp người lao động sang nước ngoài thuận tiện hơn trong công việc. Hãy học tiếng nước ngoài trước khi sang nước ngoài làm việc. 2.3. Già hóa dân số 13
  14. - Người cao tuổi chủ động tìm kiế m các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng. - Tìm hiểu và hỗ trợ người cao tuổi tiếp nhận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng. 3. Sức khỏe sinh sản 3.1. Làm mẹ an toàn (tập trung nội dung giảm tử vong mẹ). - Đi khám thai đầy đủ để được theo dõi sức khỏe, phát hiện và can thiệp kịp thời những bất thường trước sinh. - Nhận biết và phát hiện sớm các dấu hiệu nguy hiểm trong khi mang thai, chuyển dạ và sau sinh. - Người chồng, người thân trong gia đình kịp thời vận chuyển phụ nữ mang thai đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu nguy hiểm trong lúc mang thai, chuyển dạ và sau sinh. - Đẻ tại cơ sở y tế hoặc đẻ tại nhà có cán bộ đã qua đào tạo hỗ trợ để được chăm sóc y tế đầy đủ và kịp thời cấp cứu, chuyển tuyến khi cần thiết. 3.2. Phá thai an toàn - Tình dục an toàn là quan hệ tình dục đảm bảo không mang thai ngoài ý muốn và không nhiễm các bệnh LTQĐTD và HIV. - Nam nữ trong độ tuổi sinh đẻ có hoạt động tình dục thực hiện tránh thai hiệu quả và phòng các bệnh LTQĐTD. - Chủ động chia sẻ với chồng, cha mẹ, người thân để được giúp đỡ, hỗ trợ giải quyết khi mang thai ngoài ý muốn. - Tìm đến cơ sở y tế tin cậy để được phá thai an toàn. - Sớm đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu bất thường sau phá thai. 3.3. Phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS 3.3.1. Phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục 14
  15. - Mắc các bệnh nhiễm khuẩn sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. - Các bệnh nhiễm khuẩn sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục tuy nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được. - Mọi người cần chủ động dự phòng các bệnh nhiễm khuẩn sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục. 3.3.2. HIV/AIDS - Bất cứ ai ũng có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS nếu có những hành vi không an toàn: Tình dục không an toàn, tiêm chích không an toàn - Mọi người đều có thể phòng tránh được HIV/AIDS nếu biết cách phòng tránh. 3.3.4. Sức khỏe sinh sản các nhóm đối tượng đặc thù (ngườ i di cư, người có HIV/AIDS, VTN/TN) - Người di cư: + Người di cư là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương cần được quan tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, DS/KHHGĐ. + Chăm sóc SKSS cho người di cư là góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. - Người nhiễm HIV/AIDS: + Nhiễm HIV không có nghĩa là hết, người nhiễm HIV vẫn có một thời gian dài khỏe mạnh và vẫn sống lao động cống hiến như những người bình thường. + Thời gian từ khi nhiễm HIV chuyển sang AIDS dài hay ngắn phụ thuộc phần lớn vào lối sống của người nhiễm HIV. + Bệnh nhân AIDS nếu được tiếp cận với thuốc kháng HIV và chăm sóc sức khỏe, sống khỏe và sống có ích. - Phòng tránh mang thai ngoài ý muốn của VTN/TN. + VTN/TN chủ động sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn trong những lần quan hệ tình dục. 15
  16. + Hãy chia sẻ và thuyết phục bạn tình sử dụng BCS khi quan hệ tình dục. 3.3.5. Chăm sóc SKSS người cao tuổi. - Tiền mãn kinh ở nữ : + Phụ nữ chủ động tìm kiếm thông tin, kiến thức và dịch vụ về SKSS thời kỳ tiền mãn kinh. + Gia đình và cộng đồng hỗ trợ phụ nữ tiếp cận với thông tin dịch vụ về SKSS thời kỳ tiền mãn kinh. - Tắt dục nam: + Hãy chủ động tìm kiếm các kiến thức cơ bản về tuổi tắt dục để nam giới tự chăm sóc bản thân, tự tin, vui vẻ hơn trong cuộc sống. + Kiểm tra và khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần. + Chủ động tìm gặp bác sỹ, nhà tư vấn để hỗ trợ SKSS thời kỳ tắt dục. + Hãy biết cách chia sẻ và duy trì đời sống tình dục an toàn, lành mạnh. 3.3.6. Bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS - Gái hay trai chỉ hai là đủ. - Nam, nữ đều có quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ngang nhau trong việc thực hiện KHHGĐ và chăm sóc SKSS. - Nam giới, bạn đồng hành của phụ nữ trong chăm sóc SKSS. - Không phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái trong việc thực hiện KHHGĐ và chăm sóc SKSS. - Không lựa chọn giới tính khi sinh để đảm bảo cơ cấu dân số được cân bằng về giới theo quy luật tự nhiên. - Không cung cấp về giới tính thai nhi dưới mọi hình thức. - Cần ngăn chặn khẩn cấp nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em gái và xâm hại tình dục trẻ em. - Xâm hại tình dục trẻ em là tội á c cần phải phát hiện, lên án và nghiêm trị theo pháp luật. 16
  17. 3.3.7. Vô sinh - Các cặp vợ chồng hiếm muộn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa hỗ trợ sinh sản để được chẩn đoán, chữa trị và hỗ trợ thụ thai và sinh con. - Cả vợ và chồng đều cần được thực hiện các thăm khám, xét nghiệm và điều trị vô sinh. - Phòng và chữa kịp thời các bệnh có thể gây hậu quả vô sinh là cách chủ động ngăn chặn vô sinh ở nhiều cặp vợ chồng. - Nam nữ trong độ tuổi sinh đẻ có hoạt động tình dục thực hiện tránh thai hiệu quả và phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục, ngăn chặn hậu quả của các biến chứng do phá thai và do nhiễm khuẩn đường sinh sản gây vô sinh. 3.3.7. Ung thư đường sinh sản - Ung thư đường sinh sản rất nguy hiểm nhưng có thể phát hiện sớm được và điều trị rất hiệu quả. - Phụ nữ có thể tự khám để phát hiện sớm các khối u bất thường ở vú và khi nghi ngờ cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị. - Hàng năm phụ nữ cần khám và xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. 4. Quy mô, mật độ dân số và mức sinh 4.1. Kế hoạch hóa gia đình và các biện pháp tránh thai hiện đại; khoảng cách giũa các lần sinh và khoảng cách sinh con hợp lý của mỗi cặp vợ chồng - KHHGĐ giúp mẹ khỏe, con khỏe, gia đình hạnh phúc. - Biện pháp tránh thai là chìa khóa hạnh phúc gia đình. - Phụ nữ không nên sinh con trước tuổi 20 và sau tuổi 35 để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và con. - Giãn khoảng cách giữa hai lần sinh từ 3-5 năm để đảm bảo mẹ khỏe, con khỏe, hạnh phúc gia đình. 17
  18. - Không đẻ sớm, không đẻ dầy - Vì hạnh phúc gia đình và tương lai của con cái. - Không kết hôn và sinh con sớm vì sức khỏe của phụ nữ và tương lai của trẻ em. - Tảo hôn là hủ tục lạc hậu cần phải lên án, bài trừ. 4.2. Giảm tỷ lệ sinh con thứ ba. - Gái hay trai chỉ hai là đủ. - Hãy dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt. - Thực hiện pháp lệnh dân số là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. - Không đẻ nhiều con vì sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. - Không sinh con thứ ba để bảo vệ hạnh phúc gia đình. - Đông con đồng nghĩa với đói nghèo. III. Mục tiêu, Đối tượng của truyền thông chuyển đổi hành vi 1. Đối tượng Đối tượng truyền thông là những người có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến một vấn đề nào đó cần phải truyền thông. Mỗi loại đối tượng có những đặc điểm khác nhau (trình độ, tâm lý, nguyện vọng, nhu cầu sức khoẻ, hoàn cảnh và phong tục tập quán ) vµ cách tiếp nhận thông tin cũng khác nhau. V× vËy, mçi ®èi t­îng ph¶i cã c¸ch chọn nội dung, hình thức và phương tiện truyền thông kh¸c nhau. C¨n cø môc tiªu t¸c ®éng cô thÓ cña TruyÒn th«ng chuyển ®æi hµnh vi vÒ DS, SKSS/KHHG§, cã thÓ chia ®èi t­îng truyÒn th«ng chuyển ®æi hµnh vi vÒ DS, SKSS/KHHG§, thµnh thµnh 2 nhãm chÝnh: - Nhãm ®ối tượng đích (hay còn gọi là đối tượng trực tiếp): là cặp vợ chồng ở lứa tuổi sinh đẻ; nam giới; vị thành niên; người cung cấp dịch vụ; phụ nữ khi mang thai, phụ nữ nuôi con dưới 5 tuổi; người cao tuổi. Đ ối tượng đích là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi một vấn đề sức khoẻ nào đó hoặc cần phải chuyển đổi hành vi trước tiên. - Nhãm ®ối tượng có liên quan (hay còn gọi là đối tư ợng gián tiếp): 18
  19. cha, mẹ chồng, người cao tuổi trong gia đình, bạn bè Đối tượng có liên quan (đối tượng gián tiếp) là những đối tượng có ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi hành vi của đối tượng đích. 2. Mục tiêu Mục đích của truyÒn th«ng chuyển ®æi hµnh vi là dần dần hình thành ở mỗi cá nhân và cộng đồng niềm tin vào những kiến thức để họ có mong muốn và quyết tâm chuyển đổi hành vi cũ, sẵn sàng tiếp nhận và duy trì hành vi mới có lợi. Mô hình lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi hành vi đã chỉ ra 3 yếu tố cơ bản tác động đến quá trình chuyển đổi hành vi là: n¨ng lùc thùc hiÖn hµnh vi, m«i tr­êng x· héi và thùc tiÔn ®êi sèng x· héi. Vì vậy, nguyên lý chung xây dựng mục tiêu của các chương trình can thiệp Truyền thông chuyển đổi hành vi đều phải tác động vào các yếu tố này. Tuỳ điều kiện thực tiễn mà có thể ưu tiên tác động vào yếu tố nào là chính, song một cách chung nhất, mục tiêu của can thiệp truyÒn th«ng chuyển ®æi hµnh vi vÒ DS,SKSS/KHHG§ bao gồm 4 nội dung sau: - Một là, nâng cao năng lực thực hiện hành vi: chuyển đổi hành vi trước hết phụ thuộc năng lực thực hiện hành vi. Mà năng lực thực hiện hành vi do kiến thức, kỹ năng thực hiện hành vi quyết định. Vì vậy, muốn chuyển đổi hành vi thì phải nâng cao năng lực thực hiện hành vi và ®Ó nâng cao năng lực thực hiện hành vi thì cần tăng cường cung cấp thông tin, tư vấn và giáo dục nhằm đảm bảo cho người dân có hiểu biết và được hướng dẫn kỹ năng thực hành. - Hai là, tạo sự ủng hộ hơn nữa của lãnh đạo và những người có uy tín trong cộng đồng: Đây là đặc điểm quan trọng trong công tác truyền thông DS/SKSS/KHHGĐ và cũng là đặc điểm riêng đối với nước ta, khi mà các nhà lãnh đạo, những người có uy tín trong cộng đồng ủng hộ mạnh mẽ thì khả năng thực hiện rất cao. - Ba là, tạo dư luận xã hội thuận lợi: Điều này có ý nghĩa to lớn đối với điều kiện đặc thù của nước ta, bởi khi mà người dân trong mỗi làng xã có quan hệ chặt chẽ đều đồng tình, ủng hộ thì sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho việc 19
  20. chuyển đổi hành vi. - Bốn là, nâng cao chất lượng công tác truyền thông: Nâng cao chất lượng công tác truyền thông đóng vai trò quan trọng, là điều kiện đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung và hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng khu vực và vùng địa lý Dự thảo Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020 đã đưa ra những giải pháp thực hiện công tác Dân số, SKSS/KHHGĐ, trong đó giải pháp về Truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi là: Triển khai mạnh, có hiệu quả các hoạt động truyền thông, giáo dục với nội dung, hình thức và cách tiếp cận phù hợp với từng vùng, từng nhóm đối tượng, chú trọng khu vực khó khăn, đối tượng khó tiếp cận; mở rộng giáo dục về DS và SKSS, phòng ngừa HIV, giới và bình đẳng giới, sức khỏe tình dục trong và ngoài nhà trường. Tăng cường sự tham gia của đối tượng và cộng đồng trong việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và phản hồi về các hoạt động giáo dục và truyền thông. Dự thảo Chương trình hành động truyền thông chuyển đổi hành vi về DS và SKSS giai đoạn 2011-2015, thực hiện Chiến lược DS-SKSS giai đoạn 2011-2020 của Tổng Cục Dân số/KHHGĐ đã đưa ra Mục tiêu tổng quát của truyền thông chuyển đổi hành vi: Đẩy mạnh truyền thông chuyển đổi hành vi với các hành thức truyền thông có hiệu quả, phù hợp với tình hình phát triển, đặc điểm văn hóa vùng miền, từng nhóm đối tượng, chú trọng khu vực khó khăn, đối tượng khó tiếp cận tạo ra sự đồng thuận, tăng cường sự tham gia của toàn xã hội vào các hoạt động giáo dục và truyền thông nhằm thay đổi nhận thức và thái độ thực hiện hành vi có lợi và bền vững về DS và SKSS c ủa các nhóm đối tượng, góp phần nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng SKSS, duy trì mức sinh thấp và cơ cấu hợp lý. IV. Các cách tiếp cận và phương tiện truyền thông chuyển đổi hành vi 1. Các cách tiếp cận 20
  21. Đối tượng của truyền thông chuyển đổi hành vi có thể là cá nhân, nhóm người hoặc công chúng nói chung. Căn cứ vào cách tổ chức tiếp cận đối tượng để tác động như thÕ nµo, ng­êi ta th­êng ph©n lo¹i c¸ch tiÕp cËn truyÒn th«ng thµnh ba loại: tiếp cận cá nhân, tiếp cận nhóm vµ tiếp cận đại chúng 1.1. Cách tiếp cận cá nhân Truyền thông giữa các cá nhân có thể diễn ra theo phương thức mặt đối mặt giữa người truyền và người nhận hoặc sử dụng các phương tiện như gọi điện thoại, viết thư 1.2. Cách tiếp cận nhóm Tiếp cận nhóm là truyền thông hướng tới một nhóm người, một tổ chức hay một thiết chế. Tiếp cận nhóm có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Chẳng hạn, các bài nói chuyện cho một nhóm người nghe, thảo luận có sử dụng micro để cho tiếng to hơn đều là trực tiếp. Nhưng nếu thông điệp được chuyển tải nhờ một phương tiện trung gian như bài viết, bài nói qua ghi âm nghe lại thì là gián tiếp 1.3. Cách tiếp cận đại chúng Đó là cách tiếp cận xã hội không mang tính cá nhân và nhóm mà là sự tán phát thông điệp diễn ra trên một diện rộng thông qua các phương tiện in ấn, phát thanh, truyền thanh, truyền hình, phim ảnh đến công chúng. 2. Phương tiện truyền thông 2.1. Khái niệm Phương tiện truyền thông là công cụ được sử dụng để thực hiện truyền thông, qua đó truyền đạt nội dung truyền thông từ người truyền tới đối tượng được truyền thông. 2.2. Các loại phương tiện truyền thông Rất khó có một cách phân loại các phương tiện truyÒn th«ng hoàn chỉnh vì phương tiện truyÒn th«ng thường được sử dụng phối hợp với nhau. Tuy nhiên, người ta có thể chia các phương tiện truyÒn th«ng thành 4 loại như sau: 21
  22. - Lời nói Lời nói là công cụ được sử dụng rộng rãi, rất tiện lợi và mang hiệu quả cao trong truyÒn th«ng, nhất là lời nói trực tiếp với đối tượng. Sử dụng lời nói có thể chuyển tải các nội dung truyÒn th«ng một cách linh hoạt phù hợp với đối tượng. Lời nói có thể sử dụng ở mọi nơi, mọi chỗ, với một người, một gia đình, một nhóm nhỏ hay một số đông người. Lời nói có thể dùng trực tiếp hay gián tiếp. Lời nói cßn được dùng hỗ trợ, phối hợp với các phương tiện truyÒn th«ng khác như tranh ảnh, pano, áp phích, mô hình Tuy nhiên, việc sử dụng lời nói còn tuỳ thuộc khả năng của người truyÒn th«ng. Nếu không biết sử dụng, lời nói sẽ trở thành việc cung cấp thông tin theo một chiều, buồn tẻ, không gây được chú ý tập trung và cảm hứng cho người nghe, làm đối tượng dễ quên. - Chữ viết Đây là một phương tiện phæ biÕn để chuyển tải các thông tin. Có rất nhiều hình thức sử dụng chữ viết như: bài báo, sách, truyền đơn, tạp chí, khẩu hiệu, biểu ngữ v.v. . . Chữ viết có thể sử dụng rộng rãi cho nhiều người, các bài viết thường tồn tại lâu vì vậy đối tượng có thể đọc lại, họ có thời gian để nghiên cứu, suy xét; ®ối tượng cã thÓ tự đọc và ghi nhận các thông tin từ các tài liệu báo chí, sách vở vµ họ sẽ nhớ lâu hơn là nghe người khác nói một chiều buồn tẻ. Tuy nhiªn, chữ viết chỉ sử dụng được khi đối tượng biết đọc và hiệu quả của nó phụ thuộc vào trình độ văn hoá của đối tượng. Các ấn phẩm bằng chữ viết đòi hỏi phải có nguồn kinh phí nhất định để in ấn và phân phát. Các thông tin phản hồi đôi khi ít và chậm. Việc điều chỉnh sửa đổi lại các nội dung th«ng ®iÖp qua các phương tiện chữ viết cần có thời gian và kinh phí. Phương tiện bằng chữ viết cũng nên được sử dụng phối hợp với phương tiện khác sẽ có hiệu quả cao hơn, ví dụ trong một bức tranh nên có những lời giải thích hoặc chú giải ngắn gọn sẽ làm cho người xem bức tranh dễ hiểu, dễ nhớ. 22
  23. - H×nh ¶nh Loại phương tiện này càng ngày càng phát triển trong truyÒn th«ng vì nó gây ra các ấn tượng mạnh. Các tranh ảnh, pano, áp phích, bảng quảng cáo, mô hình, tiêu bản, triển lãm dùng để minh hoạ làm sinh động các nội dung truyÒn th«ng, giúp đối tượng dÔ cảm nhận, nhớ lâu và hình dung các vấn đề một cách dễ dàng. Các nội dung truyÒn th«ng thường được đưa ra ngắn gọn, đơn giản thông qua hình ảnh, nó tác động đến nhiều người vì nó thường được sử dụng ở những nơi công cộng. Cần kết hợp phương tiện này với các phương tiện truyÒn th«ng khác sẽ đem lại hiệu quả cao. - Phương tiện nghe - nhìn Đây là loại phương tiện giáo dục sử dụng các kỹ thuật hiện đại, trong đó thường phối hợp cả ba loại phương tiện trên. Phương tiện này tác động trên cả hai cơ quan thị giác và thính giác, vì thế nó gây được ấn tượng sâu sắc cho đối tượng truyÒn th«ng, ví dụ như: phim, vô tuyến truyền hình, video, kịch, múa rối. Loại phương tiện này thường gây sự hứng thú và dễ lôi cuốn sự chú ý tham gia của nhiều người. Tuy nhiªn, sử dụng phương tiện nghe - nhìn thường đắt vì sản xuất ra các phương tiện nghe - nhìn phải tốn nhiều kinh phí, thời gian cũng như phải có những điều kiện bắt buộc như điện, hội trường, máy chiếu phim, ti vi, đầu video và cần những người biết vận hành, bảo quản và sử dụng các phương tiện. 2.3. Lựa chọn các phương tiện truyền thông Các phương tiện sử dụng trong truyÒn th«ng rất đa dạng. Không có một loại phương tiện nào là có ưu điểm tuyệt đối, cũng không có mét loại phương tiện nào là hoàn toàn không có hiệu quả. Vấn đề quan trọng nhất là cán bộ truyÒn th«ng phải biết lựa chọn phương tiện nào cho phù hợp với nội dung truyÒn th«ng, trình độ của đối tượng được truyÒn th«ng cũng như điều kiện thực tế, nguồn lực và phương tiện sẵn có. Khi lựa chọn các phương tiện cho một buổi, một đợt hay một chương trình truyÒn th«ng cụ thể cần đặt ra một số câu hỏi như sau: 23
  24. - Phương tiện nào thì thích hợp với nội dung và phương pháp truyÒn th«ng nhÊt? tøc lµ giúp chuyển tải đúng, đủ các nội dung truyÒn th«ng? - Phương tiện đó có phù hợp với đối tượng được truyÒn th«ng không? - Phương tiện đó có được cộng đồng chấp nhận không? có phù hợp với phong tục tập quán, văn hoá của địa phương không? - Phương tiện đó có sẵn và có đủ các điều kiện để sử dụng ở địa phương không? - Cán bộ truyÒn th«ng có kỹ năng sử dụng các phương tiện đó không? - Chi phí sản xuất và sử dụng các phương tiện có chấp nhận được không? - Kết quả dự kiến đạt được có tương xứng với nguồn lực đầu tư không? - Nên nhớ là trong mäi trường hợp, phương tiện truyÒn th«ng chỉ là công cụ của người làm truyÒn th«ng, nó không thể thay thế được người làm truyÒn th«ng. Hiệu quả các phương tiện truyÒn th«ng sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào người sử dụng nó. Phương tiện dù có tốt, hiện đại đến đâu đi chăng nữa nhưng không biết sử dụng, sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng thì cũng không có tác dụng cho nên cần thận trọng khi quyết định sử dụng các phương tiện trong truyÒn th«ng DS/SKSS/KHHG§. V. Phương pháp truyền thông Phương pháp truyền thông là cách thức thực hiện một chương trình truyền thông tõ 3 c¸ch tiÕp cËn trªn, có 2 phương pháp truyền thông: phương pháp truyền thông trực tiếp vµ phương pháp truyền thông gián tiếp. 1. Phương pháp truyền thông trực tiếp 1.1. Khái niệm Truyền thông trùc tiếp là phương pháp truyÒn th«ng mà khi thực hiện người truyền thông tiếp xúc trực tiếp với đối tượng truyền thông. Khi bạn tìm hiểu đối tượng của mình xem họ còn thiếu những hiểu biết và kỹ năng gì để họ có được hành vi sức khoẻ sinh sản lành mạnh, đồng thời bạn giúp họ 24
  25. có được những hiểu biết và kỹ năng đó bằng cách trực tiếp trò chuyện, trao đổi, mặt đối mặt với họ tức là bạn đang truyền thông tin trực tiếp để chuyển đổi hành vi sức khoẻ sinh sản của họ. Đối tượng truyền thông của bạn có thể là một người, nhưng cũng có thể là một nhóm người. 1.2. Điểm mạnh và điểm yếu của truyền thông trực tiếp - Điểm mạnh: Vì là truyền thông trực tiếp, bạn và đối tượng gặp và nói chuyện với nhau nên bạ n có thể thấy rõ được thái độ, nét mặt của đối tượng và kịp thời thay đổi cách nói của mình cho phù hợp; chủ động kéo dài hoặc rút ngắn buổi nói chuyện; biết được đối tượng nghĩ gì về điều bạn nói. Đối tượng có thể nghe được rõ ràng hơn điều bạn giải thích ; hỏi ngay được những điều chưa hiểu. - Điểm yếu: Mỗi lần, bạn chỉ có thể gặp được một hoặc một số ít người mà thôi. Do phải "lộ diện" nên đối tượng có thể e ngại nói ra những điều thầm kín, riêng tư, nếu họ chưa thực sự tin tưởng bạn. 1.3. Các hình thức truyền thông trực tiếp phổ biến 1.3.1. Thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm là tuyên truyền viên trực tiếp nói chuyện với một nhóm các đối tượng có hoàn cảnh, đặc điểm, nhu cầu giống nhau. - Khi nào nên tổ chức thảo luận nhóm? + Khi thấy một số đối tượng cần hiểu biết về một vấn đề nào đó (ví dụ: một số phụ nữ có con nhỏ hoặc đang mang thai lần đầu cần biết cách nuôi con bằng sữa mẹ, cho ăn bổ sung như thế nào là tốt ) + Khi trong cộng đồng có một số đối tượng chưa thực hiện hành vi sức khoẻ sinh sản mong muốn nào đó (Ví dụ: nam giới không chịu dùng bao cao su vì cho rằng chỉ những quan hệ với gái mại dâm mới phải dùng bao cao su). + Khi cần phải nhanh chóng cho đối tượng biết một điều gì đó về sức khoẻ sinh sản. - Khi thảo luận nhóm, bạn làm gì để giúp đối tượng ? 25
  26. + Nói cho đối tượng biết hoặc cho họ tài liệu về vấn đề họ đang quan tâm. Thảo luận vấn đề dân số và sức khỏe sinh sản cần thiết cho đối tượng. + Giải thích cho đối tượng để họ không tin những điều đồn đại. - Bạn mang theo những gì khi tổ chức thảo luận nhóm nhỏ? Bạn cần mang theo những phương tiện, tài liệu phục vụ chủ đề trong buổi thảo luận nhóm như: sách lật, tranh vải, tờ gấp, một số bao cao su, vỉ viên uống tránh thai, dụng cụ tử cung, mô hình tử cung - Bạn nên làm gì? + Chuẩn bị địa điểm và thông báo thời gian, địa điểm cho đối tượng + Mỗi buổi thảo luận chỉ nên mời khoảng 10 - 15 đối tượng + Đến trước đối tượng + Khuyến khích những người rụt rè phát biểu + Chỉ trả lời và nói những gì mình biết chắc (những gì không biết chắc thì hẹn trả lời sau để có thời gian tìm hiểu thêm) + Sử dụng văn nghệ, chiếu vi deo, nghe băng cho sôi nổi - Bạn không nên làm gì? + Tránh nói nhịu, nói dài. + Tránh chỉ trích, phê phán khi có đối tượng nói sai. + Tránh kéo dài quá 2 giờ cho một buổi thảo luận nhóm. - Các bước thực hiện: + Chào hỏi đối tượng, mời đối tượng ngồi sao cho mọi người đều có thể nhìn rõ tranh, ảnh khi bạn trình bày. + Giới thiệu nội dung cuộc họp. + Tạo bầu không khí thân thiện, cởi mở, tin cậy. + Trình bày tóm tắt, rõ ràng, dễ hiểu các thông tin (cần liên hệ với tình hình địa phương và có những dẫn chứng, tranh ảnh, hiện vật minh họa) + Khuyến khích mọi người hỏi và thảo luận + Giải đáp các câu hỏi của đối tượng + Tóm tắt các ý chính 26
  27. + Phát tờ rơi có liên quan đến nội dung buổi họp 1.3.2. Thăm tại nhà Thăm tại nhà là tuyên truyền viên trực tiếp gặp nói chuyện với đối tượng và có thể với các thành viên khác trong gia đình, tại nhà của đối tượng. - Hình thức thăm tại nhà hay được sử dụng khi: + Gia đình đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt (đông con, ốm yếu , không sử dụng biện pháp tránh thai ) + Đối tượng cần có sự giúp đỡ của những người khác trong gia đình (phụ nữ mang thai, mới đẻ xong, trẻ vị thành niên ) + Trong gia đình đối tượng có tình trạng thiếu bình đẳng nam nữ (chồng không giúp vợ, hay đánh đập vợ ). + Gia đình đối tượng có người nghiện hút, tiêm chích ma tuý, nhiễm HIV - Khi đến thăm tại nhà cần: + Tìm hiểu trước hoàn cảnh của gia đình. + Hẹn trước vào giờ thích hợp với gia đình. + Đến đúng giờ. + Có sổ theo dõi các gia đình đã đến thă m. - Khi đến thăm tại nhà, bạn làm gì để giúp đối tượng ? + Nói cho đối tượng biết hoặc cho họ tài liệu về vấn đề họ đang quan tâm. + Trao đổi với các thành viên trong gia đình đối tượng để họ ủng hộ, chấp nhận một hành vi tích cực nào đó + Phát cho đối tượng phương tiện tránh thai (bao cao su, viên uống tránh thai ) và hướng dẫn họ cách sử dụng + Quan sát để phát hiện các yếu tố ảnh hưởng tới sức khoẻ như nguồ n nước, nhà tắm, nơi phơi quần áo. Tiết kiệm thời gian cho gia đình đối tượng 27
  28. - Khi đến thăm tại nhà, bạn cần mang theo những gì? Khi đến thăm tại nhà, cần mang theo phương tiện, tài liệu hỗ trợ cho việc trao đổi về một chủ đề nào đó, chẳng hạn: sách lật, tranh vải, tờ gấp, một số bao cao su, vỉ viên uống tránh thai, dụng cụ tử cung, mô hình tử cung - Bạn không nên làm gì khi đến thăm tại nhà? + Tránh làm mất quá nhiều thời gian của gia đình. + Tránh chỉ trích, phê phán sự thiếu ủng hộ, những hành vi không tốt của các thành viên trong gia đình. + Tránh hỏi những câu thô thiển, thiếu tế nhị. - Các bước thực hiện + Chào hỏi các thành viên trong gia đình. + Hỏi thăm tình hình của gia đình (sức khoẻ, học hành ) + Nói rõ mục đích của cuộc đến thăm + Thảo luận với đối tượng về những quan tâm thắc mắc của họ + Động viên những hành vi tốt mà học đã hoặc đ ang thực hiện + Động viên các thành viên khác trong gia đình giúp đối tượng thực hiện những hành vi mới; phát tờ rơi có liên quan đến mối quan tâm, nhu cầu của đối tượng + Nếu cần, phát bao cao su, viên uống tránh thai hoặc hướng dẫn cách nấu thức ăn bổ sung cho trẻ (tuỳ thuộc vào nhu cầu của đối tượng) + Tạm biệt gia đình, có thể hẹn tới thăm lại vào một buổi khác hoặc mời đối tượng tham gia họp nhóm. 1.2.3. Tư vấn Tư vấn là quá trình trao đối mặt đối mặt (trực diện) giữa cán bộ truyền thông (người truyền) và khách hàng (người nhận) nhằm giúp đỡ họ có khả năng tự mình đưa ra quyết định sau khi được cung cấp đầy đủ những thông tin khách quan và chia sẻ về mặt tình cảm - Khi nào nên sử dụng hình thức tư vấn? 28
  29. + Khi khách hàng mới sử dụng các BPTT, thay đổi BPTT + Khi đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt (ví dụ: mang thai trước hôn nhân, nhiễm HIV, không biết cách nuôi con, bị chồng đánh đập ) + Khi đối tượng có những vướng mắc khó nói, cần hỏi ý kiến của bạn (ví dụ: thay đổi sinh lý của tuổi dậy thì, tuổi tiền mãn kinh, thiếu hoà hợp về tình dục giữa hai vợ chồng ) + Khi đối tượng lo lắng về một vấn đề nào đó (ví dụ: quan hệ tình dục mà không biết mình có thai hay không, phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và HIV/AIDS vì đang quan hệ tình dục với nhi ều bạn tình ) - Khi tư vấn, làm gì để giúp đối tượng? + Tìm hiểu những lo lắng của đối tượng và giải thích cho họ rõ. + Nói cho đối tượng biết hoặc cho họ tài liệu về vấn đ ề họ đang quan tâm. + Giúp đối tượng có thể tự quyết đinh vì lợi ích của bản thân mì nh. + Phát cho đối tượng các phương tiện tránh thai (bao cao su, viên uống tránh thai ) nếu đối tượng cần. + Chỉ dẫn đối tượng đến nơi có dịch vụ phù hợp (nơi thực hiện phá thai, nơi làm xét nghiệm để phát hiện các bệnh lây qua đường tình dục, HIV ) - Bạn mang theo những gì khi đi gặp đối tượng? Nên mang theo phương tiện, tài liệu phục vụ chủ đề, chẳng hạn: sách lật, tranh vải, tờ gấp, một số bao cao su, vỉ viên trong tránh thai, dụng cụ tử cung - Bạn nên làm gì khi tư vấn? + Tuyệt đối tôn trọng và giữ bí mật chuyện riêng của đối tượng + Nếu đối tượng có bạn tình hoặc chồng/vợ có thể mời họ cùng tham gia nếu đối tượng đồng ý + Giải thích giúp đối tượng những gì đối tượng cần biết + Giúp đối tượng tự lựa chọn, tự quyết định 29
  30. - Bạn không nên làm gì? + Tránh không cho đối tượng biết những thông tin gây lo lắng cho họ một cách không cần thiết. + Tránh thực hiện tư vấn ở những nơi có người khác nhìn thấy, nghe thấy. + Tránh chỉ trích, phê phán đối tượng. - Các bước thực hiện: Để thực hiện tư vấn được tốt, bạn n ên thực hiện 6 bước sau: + Tiếp đón niềm nở, chú ý hoàn toàn đến đối tượng. + Hỏi thăm tình hình của đối tượng bằng những câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu. + Ân cần hướng dẫn đối tượng những điều bạn muốn đối tượng thực hiện. + Nhẫn lại giúp đỡ, giải thích cho đối tượng để đối tượng tự lựa chọn, quyết định hành vi sức khoẻ sinh sản. + Giảm áp lực, căng thẳng cho đối tượng bằng cách nói rõ mọi điều, động viên đối tượng đưa ra câu hỏi và trả lời rõ mọi câu hỏi của đối tượng đ ể đối tượng yên tâm thực hiện hành vi sức khoẻ sinh sản tích cực. + Giải thích ích lợi của việc trở lại gặp bạn và dặn đối tượng trở lại bấ t kỳ lúc nào khi họ cần biết thêm thông tin hoặc đến cơ sở y tế bất cứ lúc nào họ cần nhận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản. 1.4. Những lưu ý khi truyền thông trực tiếp + Cần kiên trì, gặp gỡ đối tượng thường xuyên, vì đối tượng cần có thời gian để có kiến thức chuyển đổi thái độ và hành vi. + Tìm mọi cách để biết được đối tượng có hiểu rõ điều bạn nói không. Nếu đồi tượng hiểu đúng những điều bạn nói tức là bạn đã truyền thông tốt. + Ngoài ra, cần có sự chia sẻ tình cảm, hiểu rõ hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng của đối tượng. 2. Phương pháp truyền thông gián tiếp 30
  31. 2.1. Khái niệm Truyền thông gián tiếp là phương pháp truyền thông mà người truyền thông không trực tiếp tiếp xúc với các đối tượng truyền thông, các nội dung truyền thông được chuyển tải qua các phương tiện thông tin đại chúng. 2.2. Điểm mạnh và điểm yếu của truyền thông gián tiếp - Điểm mạnh: Đây là phương pháp hiện nay vẫn được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới cũng như ở nước ta. Phương pháp này có tác dụng tốt khi chúng ta cung cấp, truyền các kiến thức thông thường cho quảng đại quần chúng nhân dân một cách có hệ thống. - Điểm yếu: Phương pháp này kém hiệu quả và tốn kém hơn so với phương pháp truyền thông trực tiếp và phải gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng thường đắt tiền, đòi hỏi kỹ thuật cao để vận hành sử dụng. 2.3. Các hình thức truyền thông gián tiếp - Đài phát thanh, truyền thanh: Các thông điệp truyền thông có thể được truyền đi qua đài phát thanh dưới rất nhiều hình thức. Các bài viết, các bài nói chuyện chuyên đề, các cuộc phỏng vấn có thể được truyền đi qua đài phát thanh một cách thường xuyên theo các chương trình. Các hình thức giáo dục thông qua các vở kịch, các bài hát, bài thơ, kể chuyện. quảng cáo v.v. . . cũng có thể được truyền đi qua đài phát thanh. Đối tượng được giáo dục qua đài phát thanh trung ương là quảng đại nhân dân trong toàn quốc. Việc sử dụng đài phát thanh địa phương vào truyền thông thường p hù hợp hơn và có thể dùng ngôn ngữ địa phương, nội dung các bài viết, các tiểu phẩm, các câu chuyện, các bài hát. . . được chuẩn bị phù hợp với văn hoá, phong tục tập quán địa phương sẽ hấp dẫn với người dân địa phương. Việc chọn thời gian phát các chương trình truyền thông qua đài địa phương cũng thích hợp hơn vì chúng ta có thể biết được vào thời điểm nào thì có nhiều người nghe nhất. Các chương trình giáo dục nên lồng vào việc cung cấp các thông tin cần thiết, các thông báo liên quan đến người dân địa ph ương sẽ được họ quan tâm chú ý. Đài phát thanh là một phương tiện thông tin đại 31
  32. chúng hết sức quan trọng thực hiện việc truyền đạt các kiến thức thông thường nhất. - Vô tuyên truyền hình: Vô tuyến truyền hình là một phương tiện thông tin đại chúng ngày càng phát triển không chỉ ở thành thị mà còn cả ở nông thôn, cả đài trung ương cũng như đài của các địa phương. Sẽ rất hiệu quả nếu như cán bộ truyÒn th«ng biết lồng ghép các chương trình truyÒn th«ng trên vô tuyến truyền hình. Chương trình vô tuyến thường đ ược mọi người chú ý vì ngoài ngôn ngữ lời nói và chữ viết còn có các hình ảnh, không phải chỉ là hình ảnh tĩnh mà đặc biệt là hình ảnh động gây được hứng thú và ấn tượng sâu sắc cho người xem. Việc soạn thảo chương trình truyÒn th«ng trên vô tuyến truyền hình cần những người có kỹ năng nhất định. Việc chuẩn bị các chủ đề phải công phu, cần được thử nghiệm trước và như vậy thường tốn kém. Các đối tượng được truyÒn th«ng cần phải có phương tiện là vô tuyến, điện. Chương trình truyÒn th«ng phát trên vô tuyến truyền hình cũng chủ yếu là cung cấp thông tin một chiều, việc điều chỉnh bổ sung đánh giá hiệu quả thường khó khăn và chậm. Nhưng truyÒn th«ng qua vô tuyến truyền hình góp phần mở rộng hiểu biết, chuyển đổi thái độ và hành vi có hiệu quả hơn so với một số hình thức giáo dục gián tiếp khác. - Video: Video là một loại phương tiện nghe - nhìn hiện đại, là một dạng của vô tuyến truyền hình, nhưng sử dụng video cho truyÒn th«ng chủ động hơn vô tuyến truyền hình. Video có thể sử dụng được cho một nhóm khán giả. Sử dụng vi deo trong truyền thông thường làm cho chương trình truyÒn th«ng sinh động. Video thu hút được sự ú ý của đối tượng, người làm truyÒn th«ng có thể chủ động sử dụng các băng video trong các chương trình truyÒn th«ng. Tuy nhiên việc làm phim video cũng giống như làm các chương trình truyÒn th«ng phát trên vô tuyến truyền hình là cần có thời gian, kỹ thuật tiền để sản xuất các băng ghi hình. Các băng hình có thể được sử dụng nhiều lần với điều kiện là nó được bảo quản tốt. Video nếu dùng kết hợp với các phương pháp giáo dục trực tiếp khác như trong buổi nói chuyện, 32
  33. thảo luận nhóm sẽ đem lại hiệu quả cao. - Báo, tạp chí: bao gồm cả báo điện tử, Internet. Trong truyÒn th«ng DS, SKSS/KHHG§, không thể thiếu sự tham gia của báo chí. Các bài viết về DS, SKSS/KHHG§ cã thể đăng trên tất cả các loại báo chí phù hợp với từng vấn đề. Báo chí có thể được trữ lâu nên đối tượng có thời gian tìm hiểu kỹ vấn đề mà họ quan tâm. Báo cũng có thể chuyển tải các thông tin qua các tranh ảnh. Các bài viết có thể chọn lọc đăng ở các loại báo, tạp chí cho thích hợp với các đối tượng vì loại báo, tạp chí cũng có "đối tượng đích riêng của nó". Báo chí chỉ thuận lợi cho người biết đọc, biết viết. Chú ý bài viết đăng trên báo chí cần sử dụng ngôn ngữ phổ thông. Các báo địa phương thì cần dùng ngôn ngữ địa phương để người dân dễ hiểu. - Pa nô, áp phích: Là những tờ giấy lớn hoặc những tấm bảng vẽ các bức tranh, các biểu tượng và lời ng¾n gọn nhằm thể hiện một nội dung nhất định nào đó. Pa nô, áp phích thường được dựng ë những nơi công cộng nên nhiều người được biết. Pa nô, áp phích thường gây được sự chú ý suy nghĩ của nhiều người. Khi sản xuất pa nô, áp phích cần chú ý: hình ảnh phải dễ hiểu, nhìn vào qua là có thể hiểu được nội dung muốn nói về vấn đề gì; chỉ nên trình bày một vấn đề trong một tấm áp phích, trình bày nhiều ý tưởng sẽ làm rối và gây nhầm lẫn cho mọi người; càng đơn giản, càng ít chữ càng t èt để người không biết đọc cũng có thể hiểu được. Pa nô, áp phích có thể dùng riêng lẻ hoặc 'kết hợp với các phương tiện khác như phối hợp trong buổi giáo dục trực tiếp, phối hợp trong các cuộc triển lãm, hỗ trợ buổi chiếu phim, diễn kịch. . . Khi dùng pa nô, áp phích cần chú ý tránh mưa gió làm nhanh hỏng. - Tranh lật hay sách lật: Tranh lật (hay sách lật) là một loạt các bức tranh, ảnh trình bày một vấn đề, một câu chuyện mang tính giáo dục. Tranh lật cũng có thể trình bày một bài học theo trình tự v Ò vấn đề sức khoẻ nào đó một cách đơn giản để người đọc có thể hiểu được vấn đề. Tranh hay sách lật thường được dùng kết hợp khi truyÒn th«ng trực tiếp. Khi sử dụng tranh hay sách lật cần chỉ cho mọi người thấy rõ ràng hình vẽ và dùng lời nói thông 33
  34. thường dễ hiểu để giải thích thêm các hình vẽ và cần tóm tắt nội dung chính của tranh lật. - Một số hình thức khác: Một số hình thức khác cũng được sử dụng trong khi giáo dục sức khỏe gián tiếp như các tờ rơi hay còn gọi là tờ bướm, truyền đơn, các cuốn sách chuyên đề mỏng, sách hỏi - đáp về các vấn đề bệnh tật, sức khoẻ . . . Chúng thường được sử dụng phối hợp với các hình thức khác. VI. Kỹ năng truyền thông trực tiếp 1. Kỹ năng tìm hiểu: - Vì sao cần tìm hiểu? Có hiểu rõ đối tượng mới biết nên gặp gỡ đối tượng thế nào và nói với đối tượng những gì. - Tìm hiểu những gì? + Suy nghĩ, thuận lợi, khó khăn, nhu cầu, thắc mắc của đối tượng + Kiến thức, thái độ, hành vi liên quan đến DS/SKSS/KHHGĐ của đối tượng + Họ đang phải đối mặt với những vấn đề DS/SKSS/KHHGĐ nào? + Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi D S/SKSS/KHHGĐ của đối tượng là gì? (tôn giáo, gia đì nh, tin đồn. nghề nghiệp ). - Tìm hiểu như thế nào? + Qua cử chỉ, nét mặt của đối tượng + Qua hỏi đối tượng để thu thập thông tin chính xác, những suy nghĩ, lo lắng của đối tượng. - Dựa trên những thông tin thu thập được xác định: + Mức độ hiểu biết, nhu cầu của đối tượng với vấn đề DS/SKSS/KHHGĐ mà họ đang đối mặt. + Hành vi hiện tại của đối tượng đang ở giai đoạn nào? Lý do tại sao đối tượng lại có hành vi đó. + Khả năng chấp nhận và năng lực thay đổi hành vi của đối tượng. 34
  35. + Các phương thức truyền thông có thể tiếp cận được đối tượng. 2. Kỹ năng lắng nghe - Vì sao cần lắng nghe? + Để thu thập thông tin + Để hiểu rõ đối tượng + Để thu hút đối tượng vào cuộc trao đổi. - Cần lắng nghe những gì? + Lắng nghe nội dung, cách nói + Lắng nghe, chia sẻ tâm trạng, thái độ cảm xúc của đối tượng + Lắng nghe sự phản ứng của đối tượng. - Lắng nghe như thế nào? + Tỏ ra quan tâm hứng thú, đồng cảm với những gì đối tượng n ói + Không tranh luận, không định kiến + Không tỏ ra sốt ruột, chán chường. 3. Kỹ năng quan sát - Vì sao phải quan sát? + Giúp thu thập thông tin + Để hiểu rõ đối tượng. - Cần quan sát những gì? + Quan sát cử chỉ, nét mặt, thái độ của đối tượng + Quan sát hoàn cảnh gia đình và những người khác trong gia đình - Quan sát như thế nào? Cần tế nhị, lịch sự khi quan sát 4. Kỹ năng truyền đạt - Vì sao cần phải truyền đạt? + Để cung cấp thông lin, kiến thức. + Để bày tỏ suy nghĩ. + Để giải thích những mắc mớ, sai lầm. - Cần truyền đạt những gì? 35
  36. + Truyền đạt thông tin. sự kiện + Truyền đạt ý kiến, kiến thức, quy trình thực hiện, kỹ năng. - Truyền đạt như thế nào? + Sử dụng từ ngữ rõ ràng, dễ hiểu, đưa ra những ví dụ cụ thể tại địa phương + Tạo cuộc nói chuyện trở nên dễ chịu, thoải mái + Sử dụng các thiết bị trợ giúp để giúp đối tượng dễ hiểu. 5. Kỹ năng động viên - Vì sao cần động viên? + Để khuyến khích đối tượng, chia sẻ ý nghĩ, tình cảm của họ + Để hỗ trợ đối tượng thực hiện các hành vi có lợi cho của họ - Cần động viên những gì? + Động viên đối tượng đưa ra các ý kiến, sự tham gia của đối tượng. + Động viên sự chia sẻ của đối tượng. + Động viên đối tượng thực hiện hành vi tăng cường sức khỏe. - Động viên như thế nào? + Bằng lời nói + Bằng cử chỉ, ánh mắt + Gật đầu tán thưởng. - Cách xử lý sự phản ứng của đối tượng + Tỏ ra thông cảm với đối tượng bằng cách khích lệ họ nói và đồng thời cho họ thấy mình quan tâm tới những điều họ nói. - Hỏi han đối tượng để giảm bớt căng thẳng. Như vậy, bạn có thể trao đổi về vấn đề của đối tượng nhiều hơn và cho đối tượng thấy bạn tôn trọng họ. - Tránh tranh cãi với đối tượng mặc dù cỏ thể bạn không đồng ý với họ. - Không phê phán đối tượng hoặc bắt đối tượng phải đồng ý với bạn. VII. Tài liệu truyền thông 1. Tầm quan trọng của tài liệu truyền thông : Các tài liệu (sản phẩm) truyền thông là phương tiện để hỗ trợ cho 36
  37. người làm công tác truyền thông trực tiếp với cá nhân , nhóm hay với cộng đồng. - Tài liệu truyền thông giúp cho việc truyền đạt nội dung được cụ thể, rõ ràng. - Tài liệu truyền thông giúp cho việc thu hút, hấp dẫn đối tượng. - Một số tài liệu truyền thông như tờ rơi, sách mỏng có thể phát cho đối tượng giúp đối tượng có thể đọc/xem lại khi cần thiết, có thể dùng để trao đổi với người khác. - Một số tài liệu truyền thông như băng video, cat-sét có thể dùng để phát trên phương tiện truyền thông đại chúng, có khả năng thu hút sự chú ý của cộng đồng tạo một dư luận xã hội thuận lợi cho việc chuyển đổi hành vi của đối tượng. 2. Sử dụng tài liệu truyền thông Tài liệu truyền thông về Dân số/ SKSS/KHHGĐ rất phong phú và đa dạng. Bao gồm: áp phích, tờ gấp, tranh lật, sách tranh, băng cassette, băng video Có thể tham khảo cách sử dụng các loại tài liệu đó như sau: 2.1. Áp phích: Ap phích là tờ giấy khổ lớn, kích thước là 60cm x 90 cm có chữ, hình vẽ, logo để truyền đạt những thông điệp khuyến khích hành động + Áp phích có thể treo, dán ở những địa điểm nhiều người qua lại như phòng họp, hội trường, chợ cần treo áp phích ngang tầm mắt, tránh mưa gió gây hư hỏng. Không treo áp phích ở nơi được coi là linh thiêng. + Cũng có thể tổ chức thảo luận nhóm về áp phích. Trong thảo luận nhóm cần treo áp phích lên vị trí mà mọi người có thể nhìn thấy dễ dàng. Khuyến khích mọi người phát biểu ý kiến của mình về nội dung của áp phích. Phân tích thảo luận các ý kiến phát biểu để đi đến thống nhất nội dung của áp phích. Cuối buổi, đồng đẳng viên tóm tắt nội dung áp phích để mọi người ghi nhớ. 2.2. Tờ gấp, tờ rơi 37
  38. + Tờ gấp, tờ rơi, sách nhỏ là loại tài liệu truyền thông đơn giản có cả tranh và chữ thường đề cập tới một chủ đề hoặc cung cấp cho một nhóm đối tượng. + Tờ gấp, tờ rơi, sách nhỏ thường được phát cho từng đối tượng tại các buổi mít tinh, hội họp, nơi công cộng (ga tàu, bến xe, chợ, cổng trường ) để đối tượng tự đọc, hiểu và làm theo các nội dung hướng dẫn trong tranh gấp. + Tờ gấp, tờ rơi, sách nhỏ cũng có thể được sử dụng trong thảo luận nhóm bằng cách đưa ra những câu hỏi đơn giản , dễ hiểu về những nội dung trong tranh gấp để mọi người thảo luận. Sau đó đề nghị một số người tóm tắt lại những nội dung chính của tranh gấp để mọi người dễ nhớ và làm theo. + Sách nhỏ cũng thường được phát cho từng cá nhân tại các buổi tư vấn để các bạn đọc và hiểu sâu thêm các kiến thức về SKSS. Sách nhỏ thường chuyển tải những nội dung phù hợp cho một nhóm đối tượng nhất định. Ví dụ: cho vị thành niên/thanh niên, nam giới hoặc người cao tuổi. Sách nhỏ không chỉ cung cấp kiến thức sâu mà còn định hướ ng thái độ và hành vi phù hợp để đối tượng suy nghĩ và thực hiện theo. 2.3. Tranh lật: + Là quyển sách gồm nhiều tờ tranh trình bày nối tiếp nhau. Mặt sau của tranh là phần chữ gồm những nội dung chính cần truyền đạt. + Tranh lật, sách tranh thường dùng trong tư vấn, thảo luận, nói chuyện với nhóm nhỏ. + Tranh lật, sách tranh thường chuyển tải nhiều nội dung của một chủ đề. Mỗi nội dung có hai phần: phần tranh và phần lời. Trước khi tiến hành cho nhóm đối tượng, tuyên truyền viên cần đọc kỹ nội dung lựa chọ n truyền thông. + Khi sử dụng tranh lật bạn có thể đạt trên bàn hoặc cầm trên tay. Phần tranh quay về phía đối tượng, phần lời quay về phía tuyên truyền viên để có thể xem được các thông tin quan trọng nếu cần. + Khi tiến hành thảo luận hoặc tư vấn, cần để đối tượng xem kỹ phần tranh và tự nói về nội dung bức tranh theo sự hiểu biết của bạn. Sau đó truyền 38
  39. thông viên trình bày, giải thích nội dung bức tranh theo trình tự để đối tượng dễ hiểu, dễ nhớ. Chú ý giải thích nhiều khi đối tượng chưa hiểu rõ hoặc hiể u sai. 2.4. Băng cassette: + Băng cassette thường được sử dụng trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, sinh hoạt đoàn thể, giờ giáo dục sức khỏe, phát trên loa truyền thanh của xã, phường, trường học + Mỗi lần chỉ mở nghe 1 hoặc 2 nội dung trong khoảng thời gian 15 phút. Không nên kéo dài thời gian vì sẽ làm cho đối tượng thiếu tập trung và sẽ không nhớ phần nội dung trước đó. + Băng cần được thâu lại từ đầu và cất giữ trong hộp tránh bụi bẩn. Không nên để băng trong máy, gần các thiết bị điện và nơi ẩm t hấp. Tất cả các băng phải có nhãn để tiện sử dụng và tránh nhầm lẫn. 2.5. Băng vedeo/CD ROM + Là loại tài liệu truyền thông có hình và có tiếng, có thể là phóng sự ngắn về hoạt động tại cơ sở, có thể là những mẩu chuyện giáo dục kỹ năng sống, giáo dục DS/SKKSS/KHHGĐ, được thể hiện bằng tiểu phẩm do người thật sắm vai hoặc thể hiện bằng phim hoạt hình. + Băng vedeo được sử dụng hiệu quả trong các cuộc thảo luận nhóm tại câu lạc bộ, nhóm đồng đẳng hoặc trong các giờ giáo dục sức khỏe của trường học . + Trước khi chiếu băng cần giới thiệu rõ chủ đề và tóm tắt nội dung của băng. + Sau khi kết thúc yêu cầu một vài đối tượng nhắc lại các nội dung chính của băng. Sau đó truyền thông viên đưa ra các câu hỏi thảo luận xung quanh chủ đề mà băng đã đề cập (cả vấn đề đ úng và chưa đúng để mọi người nhận thức vấn đề tốt hơn). Đồng đẳng viên tóm tắt nhấn mạnh những kiến thức, kỹ năng, hành vi mà băng hình muốn trang bị cho người xem. + Băng cần được thâu lại từ đầu và cất giữ cẩn thận để tiện cho sử dụng lần sau. 39
  40. *Lưu ý: một số nguyên tắc khi sử dụng tài liệu truyền thông: Khi sử dụng các tài liệu truyền thông như một phương tiện trực quan cần tuân thủ các nguyên tắc: + Đáp ứng được mục đích của chủ đề truyền thông + Tất cả các đối tượng đều nhìn, nghe rõ mọi chi tiết. + Trình bày rõ, trình tự các chi tiết một cách liên hoàn. + Bao giờ cũng kèm theo một số lời giải thích ngắn gọn. + Gợi ý để đối tượng hỏi và cùng trao đổi thảo luận. + Đưa các phương tiện, tài liệu truyền thông hỗ trợ đúng lúc, khi cần thiết. + Trình bày xong phải tóm tắt những nội dung cơ bản, những vấn đề sẽ học tập và áp dụng được. VIII. Xây dựng thông điệp truyền thông 1. Khái niệm Thông điệp truyền thông là các thông tin về một chủ đề nào đó mà người truyền muốn chuyển tải nhằm thu hút sự quan tâm, ủng hộ và hành động của người nhận. Thông điệp có thể được thể hiện dưới các hình thức như văn bản, hình ảnh, biểu đổ, lời nói hoặc sự kết hợp giữa các hình thức trên. Hiệu quả của thông điệp được đo bằng hành động của nhóm đối tượng nhận thông điệp. Điều đó phụ thuộc vào bản chất của thông tin được chuyển tải, hình thức thể hiện, nội dung của thông điệp, kênh chuyển tải thông điệp 2. Yêu cầu của một thông điệp truyền thông Để một thông điệp truyền đi đạt hiệu quả mong muốn, mỗi thông điệp cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Thu hút được sự chú ý của đối tượng; - Phù hợp với tâm lý và tình cảm của đối tượng; - Ngắn gọn, rõ ràng; - Mang lại lợi ích cho đối tượng; - Tạo được niềm tin cho đối tượng; 40
  41. - Đảm bảo tính nhất quán về nội dung trong một thông điệp; - Có lời kêu gọi hành động. Ví dụ: Thông điệp : “Đảm bảo rằng mỗi trẻ em sinh ra đều đựợc mong đợi, mỗi ca sinh đẻ đều được an toàn, điều này giúp mang lại quy mô các gia đình nhỏ hơn và khỏe mạnh hơn”. 3. Cấu trúc của một thông điệp truyền thông Mỗi thông điệp gồm: - Thông tin cơ sở của thông điệp, gồm các nội dung như thực trạng của vấn đề (cã số liệu minh chứng) và nguyên nhân; mức độ ảnh hưởng nếu vấn đề không được giải quyết; lợi ích mang lại nếu tình hình được cải thiện; ®ảm bảo tính nhất quán với thông điệp chính. - Đối tượng cần chuyển tải thông điệp: lãnh đạo chính quyền, phô n÷ tuæi sinh ®Î - Hành động mong muốn đối tượng thực hiện; thông điệp chính: Lời kêu gọi hành động - Phương thức thể hiện thông điệp - Cơ quan/người chuyển tải thông điệp - Thời gian và địa điểm chuyển tải IX. Các loại hình truyền thông chuyển đổi hành vi Các loại hình truyền thông chuyển đổi hành vi bao gồm: tập huấn/đào tạo có sự cùng tham gia theo phương pháp giảng dạy tích cực; Hoạt động câu lạc bộ DS/SKSS/KHHGĐ; Hoạt động giáo dục đồng đẳng; Hoạt động truyền thông lồng ghép; Sau đây chỉ trình bày chi tiết một số loại hình truyền thông chuyển đổi hành vi tuyến cơ sở hay thực hiện. 1. Hoạt động câu lạc bộ DS/SKSS/KHHGĐ 1.1. Câu lạc bộ DS/SKSS/KHHGĐ là gì? Câu lạc bộ DS/SKSS/KHHGĐ là một phương thức hoạt động nhằm tập hợp nhóm đối tượng vào sinh hoạt với nội dung DS/SKSS/KHHGĐ và 41
  42. các vấn đề có liên quan.Câu lạc bộ hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, đảm bảo lợi ích của các thành viên, cộng đồng và xã hội. 1.2. Mục đích hoạt động của câu lạc bộ + Nâng cao nhận thức của hội viên về DS/SKSS/KHHGĐ giúp cho họ thực hiện được những chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước về DS/SKSS/KHHGĐ. + Giúp cho các thành viên có được kỹ năng sống cần thiết để thực hiện kế hoạch hóa gia đình và bảo vệ, chăm sóc SKSS cho mình. + Nâng cao năng lực cho hội viên để họ trở thành tuyên truyền viên và giáo dục viên đồng đẳng trong lĩnh vực DS/SKSS/KHHGĐ cho nhóm đối tượng trong cộng đồng. + Tăng cơ hội tiếp cận thông tin cho hội viên 1.3. Nhiệm vụ của câu lạc bộ DS/SKSS/KHHGĐ: + Tập hợp các đối tượng đến sinh hoạt định kỳ để phổ biến, tuyên truyền giáo dục các nội dung về lĩnh vực DS/SKSS/KHHGĐ và các vấn đề liên quan. + Tạo cơ hội cho các hội viên gặp gỡ, giao lưu, trao đổi với nhau và với các nhà chuyên môn, các nhà quản lý, những người am hiểu về DS/SKSS/KHHGĐ. + Đăng ký thành viên, quản lý thành viên. + Giới thiệu hướng dẫn sử dụng và cung cấp các dụng cụ, phương tiện tránh thai cho vị thành niên và thanh niên. + Thu thập và giải đáp các vấn đề khúc mắc về DS/SKSS/KHHGĐ cho các hội viên. + Đào tạo các hội viên trở thành các tuyên truyền viên và giáo dục viên đồng đẳng trong lĩnh vực DS/SKSS/KHHGĐ cho các đối tượng trong cộng đồng. 1.4. Hoạt động của câu lạc bộ - Thời gian sinh hoạt: 42
  43. + Mỗi tháng câu lạc bộ sinh hoạt một hoặc hai lần. Thời gian sinh hoạt do Ban chủ nhiệm thống nhất với các hội viên để quyết định. + Mỗi buổi sinh hoạt trong khoảng thời gian 90-120 phút. - Nội dung sinh hoạt: + Thảo luận các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực DS/SKSS/KHHGĐ. Ví dụ đối với lĩnh vực SKSS vị thành niên/thanh niên bao gồm các lĩnh vực sau: o Sự phát triển tâm sinh lý ở tuổi vị thành niên o Tình bạn, tình bạn khác giới o Tình yêu, tình dục o Phòng tránh mang thai, phá thai ở tuổi vị thành niên o Phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS o Không kết hôn sớm o Quyền và trách nhiệm chăm sóc SKSS o Bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS + Tổ chức văn nghệ và các trò chơi xen kẽ buổi thảo luận. - Hình thức sinh hoạt câu lạc bộ: + Tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng theo chuyên đề với nội dung cụ thể được xác định và thông báo trước + Tổ chức các cuộc thi về một chủ đề nhất định nhân dịp những ngày lễ kỷ niệm. Tổ chức hình thức hái hoa dân chủ kết hợp với văn nghệ. + Tổ chức các buổi giao lưu, gặp gỡ trao đổi g iữa các hội viên với nhau, giữa các hội viên với các bạn trẻ ở địa phương, giữa các địa phương với người trong cuộc, giữa các hội viên với các nhà chuyên môn, các nhà quản lý, với các cán bộ hội, những người am hiểu về lĩnh vực DS/SKSS/KHHGĐ + Tổ chức các hình thức văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao, thăm quan du lịch như: thăm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, đi dã ngoại, picnic, cắm trại. 43
  44. - Phương pháp sinh hoạt câu lạc bộ: + Lồng ghép các nội dung sinh hoạt với nhau nhằm làm cho nội dung sinh hoạt phong phú, đa dạng. Để các buổi sinh hoạt thực sự hấp dẫn và khuyến khích các hội viên tham gia , bên cạnh việc chuyển tải nội dung về DS/SKSS/KHHGĐ cần lồng ghép các nội dung về hướng dẫn cách làm ăn, phát triển kinh tế gia đình. + Lồng ghép các hình thức sinh hoạt nói chuyện chuyên đề xen kẽ với sinh hoạt văn hóa văn nghệ ; thăm quan du lịch với thể dục thể thao + Lồng ghép các hình thức sinh hoạt kết hợp giữa thuyết trình với đối thoại, thảo luận, giải đáp thắc mắc, các hội viên có thể trình bày một s ố vấn đề họ quan tâm. + Kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để cùng một lúc có thể tác động theo nhiều chiều đến các hội viên. Có thể đọc báo, nghe các buổi phát thanh theo chuyên đề, xem vedeo, karaoke . - Các hoạt động chính trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ + Tiếp đón hội viên và đại biểu khách mời (nếu có) + Giới thiêu đại biểu và các thành viên trong câu lạc bộ. + Giới thiệu chủ đề sinh hoạt. Nêu tóm tắt nội dung sinh hoạt + Nêu câu hỏi thảo luận từng phần. + Gợi ý các câu trả lời + Động viên mọi người tích cực thảo luận + Kết luận từng phần thảo luận + Trong chương trình sinh hoạt cần biết xen kẽ các tiết mục văn nghệ và các trò chơi thư giãn để buổi sinh hoạt thêm phần vui vẻ và hấp dẫn. + Kết thúc buổi sinh hoạt người chủ trì tóm tắt các nộ i dung chính của buổi sinh hoạt, thông báo chủ đề, thời gian của buổi sinh hoạt kỳ sau. - Kinh phí hoạt động của câu lạc bộ + Kinh phí hỗ trợ từ chương trình, dự án + Kinh phí do ngân sách địa phương hỗ trợ. 44
  45. + Kinh phí do các tổ chức cá nhân tài trợ. + Kinh phí do hội viên đóng góp. 2. Hoạt động giáo dục đồng đẳng 2.1. Giáo dục đồng đẳng là gì ? Giáo dục đồng đẳng là các hoạt động thân mật như trò chuyện, trao đổi, lắng nghe, cung cấp các thông tin, kiến thức, hướng dẫn các kỹ năng cần thiết của những người có cùng đặc trưng xã hội đã được đào tạo thích hợp để hỗ trợ, giúp đỡ những người trong nhóm đồng đẳng với họ có các quyết định, hành vi an toàn và cuộc sống lành mạnh. Giáo dục đồng đẳng là một phương thức hoạt động truyền thông rất phù hợp về giáo dục SKSS/SKTD cho VTN/TN 2.2. Các hình thức hoạt động giáo dục đồng đẳng: - Các hoạt động nâng cao nhận thức về DS/SKSS/KHHGĐ trong những người đồng đẳng: + Thảo luận nhóm nhỏ chính thức, không chính thức + Tổ chức các cuộc họp và các buổi giáo dục (mời chuyên gia hoặc báo cáo viên về nói chuyện. + Triển lãm tranh cổ động và các tư liệu về DS/SKSS/KHHGĐ + Tổ chức các cuộc họp thường kỳ + Phân phối các tài liệu truyền thông, các tư liệu giáo dục về DS/SKSS/KHHGĐ và các tài liệu có liên quan khác. + Chiếu vedeo, diễn kịch Tham gia Ngày dân số thế giới (11/7), Ngày dân số Việt Nam (26/12), ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS và các sự kiện công cộng khác liên quan đến DS/SKSS/KHHGĐ thông qua các hoạt động như: mít tinh, diễu hành, tọa đàm, diễn đàn, thi tìm hiểu, phân phát tài liệu truyền thông . - Các hoạt động thúc đẩy và hỗ trợ chuyển đổi hành vi + Nói chuyện trực tiếp với những người đồng đẳng + Hướng dẫn những người đồng đẳng về nguy cơ cá nhân, về cách 45
  46. thương thuyết, từ chối liên quan đến tình dục và an toà n tình dục, kể cả sử dụng bao cao su. + Tư vấn cá nhân + Trình diễn cách sử dụng bao cao su, hướng dẫn kỹ năng sử dụng bao cao su (mua, bảo quản, mở, sử dụng, vứt bỏ bao cao su). + Giới thiệu các cơ sở y tế tin cậy hoặc giới thiệu đồng đẳng đi khám và điều trị các bệnh liên quan đến DS/SKSS/KHHGĐ. 3. Hoạt động truyền thông lồng ghép: 3.1. Cuộc thi: + Cuộc thi giao lưu về DS/SKSS/KHHGĐ: Dựa theo các hình thức vui chơi giải trí trên truyền hình để tổ chức các cuộc thi cho các đối tượng về DS/SKSS/KHHGĐ + Diễn đàn về DS/SKSS/KHHGĐ: Là hoạt động nhằm tạo điều kiện cho các nhóm đối tượng có được cơ hội để trao đổi, chia sẻ, nói lên ý kiến của mình, đồng thời cũng góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng cho bản thân vè DS/SKSS/KHHGĐ. Ưu điểm của loại hình hoạt động này là không cần phải chuẩn bị trước về nhiều nội dung, thu hút sự quan tâm tham gia của nhiều đối tượng có cơ hội để nghe trực tiếp những nhu cầu, mong muốn của các đối tượng đồng thời có thể trao đổi với họ và xin ý kiến họ về những khó khăn/những vấn đề cụ thể về DS/SKSS/KHHGĐ. Tuy nhiên hạn chế của loại hình này là thường khó chủ động và kiểm soát được nội dung cũng như thời gian diễn ra, dễ bị nhàm chán nếu người dẫn dắt không có kinh nghiệm, lượng thông tin, kiến thức và kỹ năng về lĩnh vực DS/SKSS/KHHGĐ đưa ra không nhiều. . 3.2. Hoạt động cung cấp thông tin qua truyền thông đại chúng tại cộng đồng: Hoạt động cung cấp thông tin qua truyền thông đại chúng ở cấp cơ sở có thể cung cấp qua hai loại hình truyền thông: Truyền thanh và bảng tin. 46
  47. - Đặc điểm của Truyền thanh và bảng tin: - Bằng một lượng tin có thể đưa lượng thông tin lớn tới dông đảo đối tượng tại cộng đồng. - Tạo nên một môi trường thuận lợi, tích cực hỗ trợ cho chuyển đổi hành vi của đối tượng. - Nội dung truyền thông cùng một lúc đến với nhiều đối tượng khác nhau nên cần phải cân nhắc kỹ: Nội dung có tác động đến đối tượng đích không, có được cộng đồng chấp nhận không? - Nội dung một chương trình truyền thanh và bảng tin cần lưu ý: Ngắn gọn, thiết thực và súc tích; vấn đề mang tính bức xúc của cộng đồng về lĩnh vực DS/SKSS/KHHGĐ; có một vài thông tin của địa phương về vấn đề đó; mỗi chương trình chỉ nên đề cập một vấn đề. TỰ LƯỢNG GIÁ Phần 1: Trả lời ngắn những câu sau đây từ câu 1 đến câu 9 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào ô trống; ( ) 1. Hành vi là A .của mỗi con người trước một vấn đề trong một hoàn cảnh, t×nh huèng cụ thể, nã ®­îc biÓu hiÖn b»ng B , hµnh ®éng nhÊt ®Þnh. 2. Kể được 4 thành tố của hành vi: A. Kiến thức B. . C. . D. 3. Kể được 5 bư ớc chuyển đổi hành vi: A. Bước 1: Chưa hiểu biết đến hiểu biết (chưa chấp nhận) B. Bước 2: Chưa chấp nhận đến chấp nhận nhưng chưa thực hiện (đã quan tâm) C. Bước 3: D. Bước 4: E. Bước 5: 4. Kể tên các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi hành vi A .; 47
  48. B. Môi trường xã hội; C. . 5. Kể các điều kiện để chuyển đổi hành vi A. Việc chuyển đổi hành vi phải do đối tượng tự nguyện B. . C. Các hành vi thay đổi cần được duy trì qua thời gian D. E. . 6. Truyền thông là một quá trình giao tiếp, chia sẻ, A giữa người truyền với người nhận, nhằm đạt được B ., nâng cao nhận thức, chuyển đổi thái độ và hướng tới C 7. Kể tên các thành tố của quá trình truyền thông A. B. Thông điệp C. D. Người nhận E. . F. Nhiễu 8. Truyền thông chuyển đổi hành vi là hoạt động truyền thông tác động có mục đích, A nhằm đạt được sự thay đổi B (kiến thức, thái độ, niềm tin và thực hành) giúp đối tượng chấp nhận duy trì C . 9. Kể tên các c¸ch tiÕp cËn truyÒn th«ng: A. Tiếp cận cá nhân, B. C. 10. Kể tên các loại phương tiện truyền thông: A. Lời nói B. Chữ viết C. H×nh ¶nh D. Phương tiện nghe - nhìn 11. Thông điệp truyền thông là các thông tin mà người truyền muốn chuyển tải nhằm thu hút sự , ủng hộ và hành động 48
  49. của người nhận. 12. Các hình thức truyền thông trực tiếp phổ biến: A. Thảo luận nhóm B. C. 13. Một số kỹ năng truyền thông trực tiếp A. Kỹ năng tìm hiểu: B. C. Kỹ năng quan sát D. . E 14. Mục tiêu của can thiệp truyÒn th«ng thay ®æi hµnh vi vÒ DS/SKSS/KHHG§ bao gồm 4 nội dung sau: A. B. Tạo sự ủng hộ hơn nữa của lãnh đạo và những người có uy tín trong cộng đồng: C. . D. . 15. Kể tên các loại hình truyền thông chuyển đổi hành vi: A. Hoạt động câu lạc bộ DS/SKSS/KHHGĐ; B C. . Phần 2: Câu hỏi tự luận 16. Phân tích các kỹ năng truyền thông trực tiếp. 17. Thực hành cách sử dụng tài liệu truyền thông 49
  50. Bài 2 TUYÊN TRUYỀN VẬN ĐỘNG VỀ DS, SKSS/KHHGĐ MỤC TIÊU 1. Trình bày được khái niệm và 3 mục tiêu chính của vận động trong công tác DS/SKSS/KHHGĐ; phân biệt được sự khác nhau giữa vận động, truyền thông và truyền thông chuyển đổi hành vi trong công tác DS/SKSS/KHHGĐ 2. Phân tích được các đối tượng của vận động và các phương pháp vận động trong công tác DS/SKSS/KHHGĐ. 3. Thực hành được một số kỹ năng cơ bản trong vận động về DS/SKSS/KHHGĐ NỘI DUNG 1. Khái niệm 1.1. Khái niệm vận động Vận động là tập hợp các hoạt động truyền thông có chủ đích, có kế hoạch, hướng tới sự hoàn thiện môi trường chính sách, tạo nguồn lực cần thiết và sự ủng hộ của dư luận xã hội để thực hiện các hoạt động dân số và phát triển; chăm sóc sức khoẻ sinh sản và KHHGĐ. 1.2. Vận động về Dân số, SKSS/KHHGĐ Tập hợp hoạt động truyền thông có chủ đích, có kế hoạch, hướng tới sự hòan thiện môi trường chính sách, tạo nguồn lực cần thiết và sự ủng hộ của dư luận xã hội để thực hiện các hoạt động Dân số & phát triển và Sức khỏe sinh sản. Công tác vận động có thể được tiến hành trong điều kiện chưa có chính sách chưa có hành động, và trong điều kiện đã có chính sách nhưng chưa có hành động, và trong điều kiện chính sách đã thực hiện được trong một thời gian nhất định 50
  51. - Khi chưa có chính sách: Vận động nhằm vào việc soạn thảo và ban bố chính sách mới. Ví dụ: Vận động để Trung ương đảng Cộng sản việt Nam xem xét thảo luận và công bố Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII về chính sách dân số- KHHGĐ, năm 1993. - Khi đã có chính sách, vận động nhằm vào việc tạo môi trường thuận lợi ủng hộ việc thực thi chính sách ở tất cả các cấp từ trung ương đến cơ sở. Ví dụ: Vận động để thúc đẩy các hoạt động xây dựng bộ máy chuyên trách dân số, tăng cường năng lực cung cấp thông tin và dịch vụ, kêu gọi tài trợ quốc tế song phương và đa phương, lồng ghép các hoạt động tru yền thông giai đoạn 1993-2000. - Khi chính sách đã trải qua một số giai đoạn thực hiện, vận dụng nhằm vào việc điều chỉnh bổ sung cho sát với thực tế cuộc sống. Ví dụ vận động để đưa ra Chuẩn quốc gia về sức khỏe sinh sản năm 2009. 2. Các vấn đề về dân số, SKSS/KHHGĐ cần tuyên truyền vận động 2.1. Chất lượng dân số: 2.1.1. Giảm bệnh tật và tử vong trẻ em - Người chồng, người thân trong gia đình cùng tham gia với người mẹ thực hiện chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ. - Cộng đồng tham gia thiết lập nhóm hỗ trợ vận chuyển phụ nữ đến cơ sở sinh đẻ; vận chuyển phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và trẻ em đến cơ sở y tế và chuyển tuyến điều trị. - Cán bộ y tế tăng cường hướng dẫn người mẹ và gia đình cách chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ. 2.1.2. Chất lượng dân số của một số dân tộc thiểu số (vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống) - Ngành y tế - Giáo dục - Văn hóa thể thao cần đẩy mạnh các chương trình truyền thông giáo dục về chăm sóc sức khỏe sinh sản và luật hôn nhân và gia đình tại vùng sâu, vùng xa và dân tộc ít người. 51
  52. - Ngành giáo dục cần lồng ghép nội dung tuyên truyền về luật hôn nhân và gia đình nguy cơ của hôn nhân cận huyết thống và suy thoái giống trong các chương trình giáo dục. - Đầu tư, xây dựng chính sách giáo dục truyền thông đặc thù cho các nhóm đối tượng dân tộc thiếu số là một yêu cầu cấp bách trong việc hạn chế hôn nhân cận huyết thống. - Các ngành cần tăng cường sự phối hợp về giáo dục truyền thông và cung cấp dịch vụ CS SKSS tại các vùng có đồng bào dân tộc thiếu số. 2.2. Cơ cấu dân số 2.2.1. Mất cân bằng giới tính khi sinh - Xây dựng và triển khai chương trình giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh góp phần quan trọng đảm bảo an sinh, duy trì và phát triển xã hội trong tương lai. - Huy động nguồn lực và xã hội trong công tác DS/SKSS/KHHGĐ, là điều kiện tien quyết đề giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh. - Các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, cộng đồng tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, đảm bảo an sinh, duy trì và phát triển xã hộ i trong tương lai. 2.2.2. Cơ cấu dân số vàng - Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ, bảo vệ người lao động xuất khẩu, huy động cộng đồng, hỗ trợ các gia đình có người lao động xuất khẩu. - Giám sát, quản lý và xử phạt nghiêm minh các tổ ch ức, trung tâm đưa người đi xuất khẩu lao động. - Cần tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân ý ngĩa của công tác xuất khẩu lao động, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với đơn vị tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài để đảm bảo quyền lợi và gây dựng lại niềm tin cho người lao động. 2.2.3. Già hóa dân số 52
  53. - Hãy tạo cơ hội để người cao tuổi tiếp cận được các cơ sở sức khỏe tại cộng đồng. 2.3. Sức khỏe sinh sản: 2.3.1. Làm mẹ an toàn (tập trung nội dung giảm tử vong mẹ). - Hỗ trợ các việc nặng để bà mẹ có thời gian nghỉ ngơi. - Chuẩn bị tiền, phương tiện đi lại cho cuộc đẻ và trong trường hợp khẩn cấp phải chuyển viện. - Cán bộ y tế hướng dẫn cho bà mẹ biết cách chăm sóc trước sinh, trong khi sinh và sau sinh. - Tạo không khí ấm cúng cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. 2.3.2. Phá thai an toàn - Gia đình và cộng đồng: Hỗ trợ người phụ nữ, các em gái tuổi VTN/TN phòng tránh thai ngòai ý muốn và phá thai an toàn. Hỗ trợ người phụ nữ, các em gái tuổi VTN/TN đến ngay bệnh viện nếu thấy một trong các dấu hiệu bất thường sau phá thai. - Người cung cấp dịch vụ (tại chỗ và đội lưu động), cộng tác viên và truyền thông viên cần: Tăng cường truyền thông và tư vấn về tránh thai ngoài ý muốn và phá thai an toàn cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, VTN/TN. Cung cấp dịch vụ phá thai an toàn, thân thiện cho các cặp vợ chồng tuổi sinh đẻ, VTN/TN. Không thực hiện phá thai vì lý do lựa chọn giới tính. 2.3.3. Phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS - Phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục: + Tăng cường truyền thông tư vấn cho người dân nói chung và cho người bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục nói riêng. + Nâng cao chất lượng các dịch vụ và tìm cách lôi kéo sự tham gia của nam giới vào phòng ngừa nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục. 53
  54. + Thực hiện nghiêm túc quy định về vô khuẩn để tránh lây nhiễm các nhiễm khuẩn sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục qua y tế. - HIV/AIDS + Tăng cường cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS cho mọi người dân + Tăng cường lãnh đạo, giữ vững cam kết, quyết tâm ngăn chăn AIDS. + Thực hiện Luật phòng, chống HIV/AIDS là quyền lợi và nghĩa vụ của người dân. 2.3.4. Sức khỏe sinh sản các nhóm đối tượng đặc thù (người di cư, người có HIV/AIDS, VTN/TN) - Người di cư. + Tăng cường cung cấp dịch vụ về DS/KHHGĐ cho người di cư. + Cải thiện các chính sách để hỗ trợ người di cư có thể tiếp cận thuận tiện nhất các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ. + Nâng cao nhận thức cho người di cư về DS/KHHGĐ là góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương. - Người nhiễm HIV/AIDS + Tăng cường cung cấp dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS. + Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người HIV/AI DS. + Thực hiện Luật phòng, chống HIV/AIDS là quyền lợi và nghĩa vụ của người dân. - VTN/TN: Ủng hộ và triển khai các chương trình nâng cao kiến thức về SKSS,SKTD và kỹ năng sống cho VTN/TN. 2.3.5. Chăm sóc SKSS người cao tuổi. - Tiền mãn kinh ở nữ: 54
  55. Gia đình và cộng đồng cần tạo môi trường vui vẻ lành mạnh cho phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh có sức khỏe và tinh thần thoải mái để tiếp tục giúp ích cho xã hội. - Tắt dục nam: Gia đình và cộng đồng cần tạo môi trường vui vẻ lành mạnh cho nam giới trong độ tuổi tắt dục có sức khỏe và tinh thần thoải mái để tiếp tục giúp ích cho xã hội. 2.3.6. Bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS - Quan tâm đầu tư cho công tác dân số là đầu tư hiệu quả cho chiến lược con người , trong đó có sức khỏe phụ nữ và công bằng giới. - Ngành y tế cần sớm ban hành và thực hiện chế tài xử phạt đối với hành vi cung cấp thông tin và xử phạt và dịch vụ lựa chọn giới tính khi sinh. - Bảo vệ sức khỏe của bà mẹ khi mang thai và trẻ em gái, trách nhiệm thuộc nhà quản lý. - Ngành giáo dục cần phải tăng cường đưa giáo dục giới tính vào chương trình giáo dục chính khóa cho học sinh phổ thông các cấp. - Cần nghiêm trị thích đáng các hành vi bạo hành đối với phụ nữ và trẻ em. 2.3.7. Vô sinh - Tư vấn là một phần quan trọng trong điều trị vô sinh, thầy thuốc cần chú ý thực hiện. - Cán bộ y tế cần chú ý nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ SKSS. - Cán bộ y tế và cộng đồng khuyến khích lôi kéo sự tham gia của nam giới vào phòng ngừa các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục. - Cung cấp dịch vụ thân thiện trong các phòng khám chữa các bệnh nhiễm khuẩn sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục. - Cán bộ y tế tuân thủ nghiêm túc các quy định vô khuẩn để tránh lây nhiễm các nhiễm khuẩn sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục. 55
  56. - Cán bộ dân số, tuyên truyền viên tăng cường cung cấp và khuyến khích sử dụng bao cao su, giảm nguy cơ lây nhiễm các nhiễm khuẩn sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục. 2.3.8. Ung thư đường sinh sản - Truyền thông cho phụ nữ về phát hiện sớm ung thư vú và ung thư cổ tử cung giúp phụ nữ phòng tránh được ung thư đường sinh sản thường gặp nhất. - Tăng cường khám và tầm soát ung thư cổ tử cung giúp phòng ngừa và chẩn đoán sớm ung thư đường sinh sản. 2.3. Quy mô, mật độ dân số và mức sinh Kế hoạch hóa gia đình và các biện pháp tránh thai hiện đại; khoảng cách giũa các lần sinh và khoảng cách sinh con hợp lý của mỗi cặp vợ chồng;giảm tỷ lệ sinh con thứ ba. - Các cấp ủy đảng, chính quyền cần ra tay phòng chống nạn tảo hôn và kết hôn sớm - Đa dạng hóa các biện pháp tránh thai, trách nhiệm thuộc về nhà quản lý. - Ngành y tế cần nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ và đa dạng hóa các biện pháp tránh thai. 3. Mục tiêu, đối tượng tuyên truyền vận động 3.1. Mục tiêu tuyên truyền vận động Mục tiêu tổng quát của vận động như UNPA xác định là "Tăng cường hoặc củng cố sự thay đổi trong chính sách, chương trình hay pháp luật. Vận động không hướng tới trực tiếp cho người sử dụng hoặc người dân nói chung mà nhằm mục tiêu đạt được sự ủng hộ từ những người có thẩm quyền q uyết định hay có ảnh hưởng trong cộng đồng, xã hội đối với những hoạt động dân số phát triển/SKSS" Trong lĩnh vực phát triển nói chung và dân số phát triển/SKSS nói riêng, chúng ta cần sự ủng hộ đối với công việc hay sự nghiệp của mình trên cả ba khía cạnh cơ bản như sau: 56
  57. - Ủng hộ về chính trị thông qua chính sách: Chỉ thị, nghị quyết của đảng về chính sách dân số, SKSS/KHHGĐ, quyết định, thông tư hướng dẫn thực hiện chương trình dân số, SKSS/KHHGĐ của Chính phủ - Ủng hộ về kinh tế thông qua nguồn lực: con người và kinh phí thực hiện công tác dân số, SKSS/KHHGĐ. - Ủng hộ về dư luận thông qua sự đồng tình của cộng đồng, xã hội Ba khía cạnh trên có thể được coi là ba mục tiêu chính và giúp chúng ta phân loại ba loại hình vận động cơ bản dưới đây: - Vận động chính sách: Tạo ra môi trường thuận lợi cho việc triển khai chương trình DS/SSKSS và lồng ghep các biến dân số sứa khỏe vào các chương trình phát triển, giúp các cơ quan thực hiện chương trình. - Vận động nguồn lực: Huy động các nguồn lực cần thiết để thực hiện chương trình quốc gia thông qua việc tăng phân bổ ngân sách nhà nước; đảm bảo cho sự đóng góp tăng dần từ phía xã hội, các tổ chức đoàn thể dân sự, khu vực tư nhân và nhóm các nhà tài trợ chính trong nước, quốc tế; tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác dân số, SKSS/KHHGĐ từ trung ương đến địa phương. - Vận động dư luận: Huy động sự tham gia đông đảo của các tầng lớp xã hội vào việc thực hiện chương trình thông qua việc làm cho đông đảo người dân và các phương tiện truyền thông đại chúng có thông tin, kiến thức về chương trình DS/SKSS quốc gia, tầm quan trọng của các mục tiêu chương trình đối với sự phát triển bền vững và vai trò của các tổ chức tiến hành vận động trong việc thực hiện các mục tiêu này cũng như kêu gọi sự chú ý và giải pháp cho các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện chương trình quốc gia DS/SKSS. 3.2. Đối tượng của vận động 3.2.1. Vận động chính sách Đối tượng tác động là nhóm cán bộ lã nh đạo, quản lý tại các tổ chức, cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo, ban hành và chỉ đạo thực thi chính sách. 57
  58. Cụ thể là tổ chức Đảng các cấp, các thành viên Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Chính phủ và lãnh đạo chính quyền các cấp. 3.2.2. Vận động nguồn lực Đối tượng tác động có thể chia thành hai nhóm chủ yếu: - Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các tổ chức, cơ quan chịu trách nhiệm phân bổ các nguồn lực như ngành tài chính, kế hoạch đầu tư; - Các tổ chức và cá nhân có khả năng tài trợ như các doanh nghiệ p, các tổ chức từ thiện và phát triển, các cá nhân hảo tâm. 3.2.3. Vận động dư luận Những người có uy tín trong xã hội như các nhà hoạt động xã hội, những người nổi tiếng đương thời như các nhà văn, nghệ sĩ, ca sĩ, vận động viên, những người có uy tín trong cộng đồng, hệ thống thông tin đại chúng; và những nhóm chưa ủng hộ đồng tình như: một số chức sắc, tổ chức tôn giáo, một số tổ chức phi chính phủ, một bộ phận phụ nữ. 3.3. Sự khác nhau giữa tuyên truyền vận động và truyền thông chuyển đổi hành vi Tuyên truyền vận động và truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ là những loại hình truyền thông gần gũi và luôn đan xen lẫn nhau, nhưng giữa chúng có những đặc điểm khác nhau. Phân biệt rõ các loại hình truyền thông này là điều kiện quan trọng để th ực hiện có hiệu quả chiến lược DS/SKSS/KHHGĐ ở Việt Nam. Điểm chung: Cả hai loại hình đều sử dụng các kênh truyền thông như: truyền thông trực tiếp các phương tiện thông tin đại chúng để chuyển tải thông tin cần thiết về DS/SKSS/KHHGĐ nhằm nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi. Phân biệt giữa tuyên truyền vận động và truyền thông chuyển đổi hành vi DS/SKSS/KHHGĐ 58
  59. Tiêu chí Truyền thông chuyển Tuyên truyền vận đông so sánh đổi hành vi Hoàn thiện chính sách; ủng hộ Tạo sự chuyển đổi và Mục đích nguồn lực; tạo môi trường dư duy trì hành vi bền luận vững Các nhà hoạch định chính Cặp vợ chồng; sách; các nhà phân bổ nguồn VTN/TN; nam giới; Đối tượng lực; các nhà hoạt động xã hội, người cao tuổi; Người người có uy tín người nổi tiếng cung cấp dịch vụ; 8 vấn đề SKSS cần vận động 8 vấn đề SKSS cần Nội dung truyền thông chuyển đổi hành vi Có chính sách; Có nguồn lực; Thay đổi và duy trì Kết quả có môi trường ủng hộ. hành vi của các nhóm đối tượng đích. 4. Phương pháp tuyên truyền vận động 4.1. Vận động cá nhân 4.1.1. Khái niệm: Vận động cá nhân là gặp gỡ riêng những người đi vận động và đối tượng vận động để thuyết phục họ quan tâm ủng hộ về một vấn đề nhất định. 4.1.2. Những đặc điểm chính của vận động cá nhân: - Sự giao tiếp, chia sẻ thông tin mang tính liên tục, có phản hồi ngay - Có hai hoặc ít cá nhân để không tạo thành giao tiếp nhóm - Bối cảnh thuận tiện theo yêu cầu của đối tượng vận động - Có các yếu tố tạo nên sự tin cậy. - Thông điệp vận động được cá nhân hóa cao - Có khả năng dẫn đến quyết định hoặc tạo ra bước ngoặt cho việc ra quyết định 4.1.3. Các hình thức vận động cá nhân - Thăm viếng tại nhà - Hội ý trước bên lề hoặc ngay trước các cuộc họp chính thức 59
  60. - Gặp nhân dịp cùng có mặt trong các sự kiện thể thao, văn nghệ - Gửi thư - Nói chuyện qua điện thoại Chúng ta cần lưu ý sử dụng tất cả những gì có thể giúp cho các cuộc gặp gỡ đó thuận lợi: từ một tấm thiếp mời lịch sự, một bông hoa, một tờ tóm tắt các thông tin của tập tài liệu kèm theo, một lá thư nhận được từ thực địa công tác Tất cả những lưu ý nhỏ này nhằm tạo ra một bầu không khí gặp gỡ thân mật và có độ tin cậy cao. 4.2. Vận động nhóm 4.2.1. Khái niệm: Vận động nhóm là tiến hành các hoạt động vận động thông qua việc gặp gỡ, giao tiếp nhóm với nhiều người, bao gồm cả những người có thẩm quyền quyết định hay những người có uy tín, nổi tiếng. 4.2.2. Những đặc điểm chính của vận động nhóm: - Sự giao tiếp, chia sẻ thông tin trong hoặc giữa các nhóm cá nhân. - Có các thông tin phản hồi liên tục - Tư cách 2 mặt của đối tượng cần vận động - Bối cảnh thuận tiện theo yêu cầu của đối tượng vận động - Có các yếu tố tạo nên sự tin cậy - Thông điệp vận động được cá nhân hóa cao - Có khả năng dẫn đến quyết định hoặc tạo ra bước ngoặt cho việc ra quyết định 4.2.3. Các hình thức vận động nhóm: - Họp thảo luận: Họp thảo luận là phương pháp đắc lực trong vận động chính sách, nguồn lực và dư luận nội bộ. Họp thảo luận là nỗ lực chung coa hướng dẫn của một nhóm người cùng chính kiến nhằm tìm kiếm sự nhất trí về một vấn đề nào đó. Cán bộ vân động cần có kỹ năng hướng dẫn một cuộc họp thảo luận tốt để đạt được kết quả mong muốn. Thí dụ sự ủng hộ của nhóm đối với đề nghị điều chỉnh một chính sách thể hiện qua biên bản có chữ ký của các thành vien cuộc họp. Họp thảo luận đòi hởi sự chuẩn bị chu đáo để đảm bảo có được những thành viên mong muốn và mỗi thành viên đều đến họp với những thông tin, kiến thức và thái độ cần thiết. - Hội nghị: Là hình thức họp có quy mô lớn về cả người tham gia và chương trình nghị sự. Với mục tiêu vận động , tổ chức hội nghị là phương pháp rất tốt để 60
  61. nêu ra , phân tích, đề xuất giải pháp chính sách/nguồn lực cho một hoặc nhiều vấn đề một cách công khai và trực tiếp đến nhiều cấp có thẩm quyền có liên quan. Một hội nghị thường có một chủ đề lớn và một chủ đề nhỏ có liên quan và gắn liền với các vấn đề chính sách và nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội. Hội nghị cũng thường là con đường gián tiếp để đánh động dư luận thông qua trung gian của giới báo chí, phát thanh truyền hình. Các nhà lãnh đạo quản lý thường là thành phần tham dự quan trọng của hội nghị, và ý kiến phát biểu của họ thường tạo ra khuôn khổ hoạt động cho nhiều cơ quan tổ chức. Kết quả của hội nghị thường được thể hiện trong các chương trình hành động mang tính khuyến khích cho các cơ quan tổ chức tham gia, chính vì vậy đưa được vấn đề dân số phát triển/ SKSS vào chương trình gnhij sự của hội nghị sẽ là thành công lớn của công tác vận động. - Hội thảo Hội thảo là phương pháp vận động thông qua việc nâng cao nhận thức bao gồm kiến thức, thái độ khoa học về các vấn đề cần vận động. Trong hội thảo chúng ta có thể gặp những nhóm người cung nghiên cứu một đề tài khoa học hoặc cùng theo đuổi một sự nghiệp chuyên môn nhằm trao đổi thông tin và thảo luận những vấn đề cùng quan tâm . Có thể tổ chức hội thảo giữa các nhà làm luật và chỉ đạo thi hành luật pháp ở các cấp về đề tài DS/SKSS. Hoặc tìm cách đưa dân số vào thành một chủ đề ngiên cứu trong các ngành khác như: luật pháp, xá hội học, kinh tế học, y tế để nội dung này được đề cập tới trong các hội thảo chuyên ngành hoặc liên ngành. Một trong những chủ đề nên được nghiên cứu và đan xen vào các ngành chuyên môn là những tác động của vấn đề dân số và SKSS đối với sự nghiệp phát triển. - Tham quan, trao đổi kinh nghiệm: Là một phương pháp vận động hữu ích cho việc phổ biến hay áp dụng những cahc làm mới, cách tiếp cận giải quyết vấn đề mới mẻ. Việc thăm quan trao đổi kinh nghiệm có thể tiến hành tại một địa phương trong đất nước và có thể tiens hành ở nước ngoài, đặc biệt là các nước có nhiều tương đồng về moi trường văn hóa xã hội và đã có thành công về chương trình Dân số phát triển/SKSS. Bên cạnh những kinh nghiệm công việc chuyên môn thu nhận được , các chuyến thăm quan trao đổi kinh nghiệm có thể giúp tháo gỡ rào cản tâm lý đối với việc áp dụng cái mới trong lĩnh vực Dân số phát triển/SKSS. 61
  62. - Tập huấn Là phương pháp chuyển tải trực tiếp đến các nhóm đối tượng khác nhau về Dân số phát triển/SKSS và góp phần xây dựng những kỹ năng nhất định trong các hoạt động Dân số phát triển/SKSS. Các lớp tập huấn có thể thu hút được những người làm tại các cơ quan đoàn thể, các chuyên viên tư vấn tham gia cho các lãnh đạo quản lý . Trong một số lớp tập huấn thành công khác, có cả những người giữ cương vị cao như Phó chủ tịch tỉnh, giám đốc hay phó giám đốc sở tham dự. Điều quan trọng là lựa chọn được chủ đề có giới hạn và gắn với công việc thường xuyên của các đối tượng tham gia. Các lớp tập huấn có hiệu quả khi mục tiêu tập huấn có liên quan đến quá trình phát triển kiến thức và kỹ năng, còn đối tượng tham gia thì tương đối thuần nhất về trình độ, cương vị và ngành, lĩnh vực công tác. Người tổ chức hoạt động có thể kết hợp với các đơn vị có kinh nghiệm trong đào tạo giảng dạy để tổ chức các lơp tập huấn về Dân số phát triển/SKSS. - Các hoạt động gây quỹ Trong vận động nguồn lực chúng ta có thể quan tâm đến một số phương pháp đặc biệt hữu ích nhằm huy động sự đóng góp của đông đảo người dân ở các nhóm xã hội khác nhau cho các hoạt động Dân số phát triển/SKSS được gọi là các hoạt động gây quỹ. Các hoạt động này không nhằm vào việc lấy ngân sách nhà nước cho các hoạt động Dân số phát triển/SKSS mà hướng đến tinh thần chia sẻ cộng đồng. Khác với các hinhfn thức quyên góp hiện có thường được tiens hành khi xảy ra các biến cố xã hội, hoạt động gây quỹ được tiens hành thường xuyên có kế hoạch và đã trở thành một nội dung quan trọng cho việc xã hội hóa công tác Dân số phát triển/SKSS. Hoạt động gây quỹ có thể được thực hiện ở các quy mô khác nhau: từ một câu lạc bộ giám đốc trong một nhà hàng quan trọng kín đáo nhằm gây quỹ ủng hộ việc in ấn một bích trương cảnh tỉnh các nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS, đến một đêm nhạc trẻ thu hút được nhiều chục nghìn người được tổ chức tại sân vận động thành phố để huy động vốn cho trung tâm tư vấn SKSS vị thành niên. Có thể gây quỹ dưới nhiều hình thức như: Văn nghệ gây quỹ; dạ tiệc gây quỹ; thể thao gây quỹ 4.3. Vận động xã hội 4.3.1. Khái niệm 62
  63. Vận động xã hội là các hoạt động vận động có sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, internet hướng đến nhiều nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội. Nhờ những khả năng đặc biệt của mình, các phương tiện thông tin đại chúng được các nhóm công chúng khác nhau tiếp nhận như nguồn tin hữu ích, có độ tin cậy và có định hướng hành động. 4.3.2. Những thuộc tính hoạt động thông tin đại chúng - Phổ biến thông tin đến nhiều nhóm người khác nhau. - Thời sự, kịp thời liên tục. - Các chuyên mục thông tin định kỳ tạo ra thói quen sử dụng thông tin của công chúng. - Vừa đáp ứng nhu cầu thông tin vừa góp phần tạo ra nhu cầu cho công chúng. - Mang tính hình thức như thông tin từ các cơ quan tổ chức. - Chịu sự chỉ đạo, điều hành của pháp luật và các tổ chức chủ quản. 4.3.3. Vai trò của thông tin đại chúng trong vận động - Tạo chương trình nghị sự: Nêu ra các khía cạnh mới cho vấn đề cần vận động như vai trò nhà trường trong xây dựng hành vi tình dục an toàn cho học sinh, sinh viên. - Hình thành nội dung và dư luận xã hội: Nhấn mạnh các bối cảnh xã hội và các yếu tố thiếu hụt trong chính sách, như sự thiếu hụt nội dung liên quan đến quan hệ tình dục an to àn trong chương trình giảng dạy của nhà trường. - Phổ biến và duy trì chính sách: thường xuyên cập nhật các thông tin về các sự kiện liên quan như việc thử nghiệm lồng ghép các kiến thức, kỹ năng tình dục an toàn cho học sinh, sinh viên vào chương trình gi áo dục trong nhà trường. 4.3.4. Đặc điểm vận động qua thông tin đại chúng: 63
  64. - Đi tìm nguyên nhân của các vấn đề sức khỏe và xã hội ở những bất hợp lý trong tổ chức quản lý chứ không phải trong những khiếm khuyết về kiến thức, thái độ và hành vi cá nhân. - Lấy mục đích chủ yếu là giảm thiểu những bất hợp lý xã hội chứ không phải chỉ đơn thuần lắp đầy các lỗ hổng thông tin. - Tìm cách điều chỉnh hoặc thay đổi chính sách chứ không phải chuyển đổi hành vi của cá nhân. - Tập trung chủ yếu để tiếp cận và thâm nhập người có uy tín và các nhà làm chính sách chứ không phải nạn nhân của vấn đề (vốn là đối tượng cố hữu của các chương trình truyền thông sức khỏe chung và truyền thông dân số và SKSS nói riêng). - Làm việc với các nhóm người có liên quan trong quá trình vậ n động để quảng bá tăng âm các ý kiến của họ chứ không truyền đạt các thông điệp của TTCĐHV. 4.3.5. Hình thức chủ yếu của vận động xã hội là truyền thông đại chúng, sử dụng báo chí, tạp chí, phát thanh, truyền hình . 4.3.6. Các sản phẩm của thông tin đại chúng dùng cho vận động - Đối với báo, tạp chí: cột tin tức, phóng sự, thư bạn đọc, diễn đàn, phỏng vấn. - Đối với phát thanh: Tin tức, tọa đàm phát thanh, phóng sự phát thanh. - Đối với truyền hình: Tin tức, tọa đàm truyền hình, phóng sự truyền hình, đối thoại trực tiếp, phỏng vấn truyền hình. 5. Kỹ năng tuyên truyền vận động 5.1. Kỹ năng thuyết phục (vận động hành lang) 5.1.1. Khái niệm Thuyết phục là một quá trình nhằm đạt được mục tiêu xác định thông qua sử dụng một cách có lựa chọn những biện pháp tạo sức ép đối với đối tượng cần vận động. 64
  65. Ví dụ: Vấn đề vận động của bạn là đầu tư cung cấp dịch vụ tư vấn SKSS, bạn có thể gặp riêng thuyết phục lãnh đạo vì bạn đã quen biết vị lãnh đạo đó hoặc nhờ người thân của vị lãnh đạo đó (vợ, con ) nói gi úp bạn. 5.1.2. Các bước vận động hành lang Bước 1: Xác định đối tượng cần vận động (lãnh đạo chủ chốt) mà người vận động muốn tiếp cận, họ là những cá nhân hoặc một uỷ ban (ví dụ như ban thường vụ ) có quan hệ với vấn đề đã được chọn của ng ười vận động. Bước 2: Tóm tắt một cách ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề cần thuyết phục vận động. Để thu hút sự chú ý của đối tượng cần vận động, ng ười vận động nên trình bày ý tưởng của mình một cách rõ ràng, ngắn gọn trong khoảng không qúa một phút. Bước 3: Cá nhân hoá thông điệp của bạn bằng cách kể đến những kinh nghiệm cuộc sống thực tế để lôi kéo đối tượng cần vân động tán đồng cách nhìn của bạn. Thí dụ: Chị P do nạo hút tới 5 lần do đó người gầy yếu, không đủ sức lao động, tốn kém tiền thuốc thang gia đình nghèo khó nên phải trợ cấp thường xuyên. Cần nhấn mạnh thông điệp có yêu cầu hành động cụ thể đối với lãnh đạo, lãnh đạo cần làm gì để cải thiện tình hình. Chẳng hạn như yêu cầu lãnh đạo cho xây một phòng tư vấn SKSS. Sau khi tiến hành xong các bước trên, người vận động cần tiếp tục theo dõi bằng cách gặp gỡ trực tiếp, gọi điện thoại, hỏi han để tái khẳng định thông điệp của bạn và thu hút sự quan tâm của đối tượng cần vận động; tìm ra khi nào thì hành động cụ thể của lãnh đạo sẽ được tiến hành và nhắc lại quan điểm của bạn. 5.1.3. Những điểm then chốt cần nhớ khi vận động hành lang - Có trọng tâm: mỗi lần giao tiếp chỉ nên kiên trì theo đuổi chỉ một vấn đề. - Chuẩn bị kỹ càng: tìm cho ra quan điểm và ý kiến của đối tượng cần vận động về vấn đề đó. 65
  66. - Xây dựng mối quan hệ cá nhân: nếu bạn có người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp thân thiện với đối tượng, hãy để họ biết điều đó. - Hãy nói sự thật: cung cấp những thông tin sai hoặc lừa dối là con đường ngắn nhất để mất sự tin cậy. - Biết ai ủng hộ bạn và ai phản đối: hãy tiến hành tìm hiểu để biết đối với vấn đề của bạn thì ai là người ủng hộ, ai là người phản đối và phản đối cái gì. Điểm mạnh của vận động hành lang là cho phép đề cập đến những người quan trọng và có ảnh hưởng. Hạn chế của kỹ thuật này là tốn thời gian, bởi vì bạn c ó thể phải trở lại gặp từng cá nhân nhiều lần trong một thời kỳ. Ngoài ra, nếu bạn đang tiếp cận với người nào đó vào lúc họ đang bận tâm với vấn đề căng thẳng khác, họ có thể trở nên bực dọc và không muốn gặp bạn lúc đó. 5.2. Kỹ năng phối hợp thống nhất hành động với các tổ chức và cá nhân có ảnh hưởng khác tại cộng đồng (tạo liên minh) 5.2.1. Hình thành mạng lưới tuyên truyền vận động tại cơ sở Để giúp cho công tác truyền thông DS/SKSS/KHHGĐ đạt được kết quả tốt, cần tạo một mạng lưới bao gồm các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng để giúp đỡ nhau, hoặc hợp tác với nhau vì mục tiêu vận động thực hiện thành công chiến lược dân số chăm sóc SKSS ở địa phương. Để có được một mạng lưới hoạt động có hiệu quả, cần thục hiện các bước sau đây: Bước 1: Xác định ai sẽ là thành viên của mạng lưới, các thành viên của mạng lưới nên bao gồm những cá nhân và tổ chức có mục tiêu hoạt động giống mục tiêu của ch ương trình DS/SKSS/KHHGĐ, những người có thể ảnh hưởng tới đối tượng. Họ có thể là Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, chánh trưởng, trùm trưởng, trưởng họ Ngoài ra, cũng nên tỏ thái độ cởi mở và sẵn sàng tiếp nhận bất cứ ai có thể giúp chúng ta thực hiện nhiệm vụ. 66