Bài giảng Triết học - Chương XI: Quan điểm của triết học Mác–Lênin về con người và vấn đề xây dựng con người Việt Nam hiện nay

ppt 23 trang phuongnguyen 4581
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Triết học - Chương XI: Quan điểm của triết học Mác–Lênin về con người và vấn đề xây dựng con người Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_triet_hoc_chuong_xi_quan_diem_cua_triet_hoc_maclen.ppt

Nội dung text: Bài giảng Triết học - Chương XI: Quan điểm của triết học Mác–Lênin về con người và vấn đề xây dựng con người Việt Nam hiện nay

  1. CHƯƠNG IX QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
  2. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY NỘI DUNG CHÍNH • MỘT SỐ QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC PHI MÁC XÍT VỀ CON NGƯỜI. • QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN VỀ CON NGƯỜI. • TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG DO ĐẢNG CỘNG SẢN LÃNH ĐẠO. • VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
  3. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY I. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC PHI MÁC XÍT VỀ CON NGƯỜI. 1.1. Quan niệm về con người trong triết học phương Đông. - Phật giáo: Con người là sự kết hợp danh và sắc, đời sống con người trên trần thế là tạm bợ, cuộc sống vĩnh hằng ở “Niết bàn”. - Nho giáo: Giải thích con người trên cơ sở đạo đức . + Khổng Tử:”Tính tương cận, tập tương viễn”. + Mạnh Tử : “duy thiện”. + Tuân Tử: “Duy ác”. - Lão giáo: Con người sinh ra từ “Đạo”, nên phaỉ sống “vô vi” 1.2. Quan niệm về con người trong triết học phương Tây.
  4. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY Trong triết học Hy Lạp cổ đại, con người là tiểu vũ trụ. Triết học Tây âu trung cổ xem con người là sản phẩm của thượng đế. Triết học Tây âu Phục hưng - cận đại đề cao vai trò trí tụê con người, xem con người là thực thể có lý tính. Triết học cổ điển Đức đề cao con người và vai trò hoạt động của con người. + Hêghen : Con người là hiện thân của “ý niệm tuyệt đối”, con người có khả năng nhận thức giới tự nhiên. + Phoiơbắc: Con người là sản phẩm của giới tự nhiên, là thực thể biết tư duy”. Triết học trước Mác xem xét con người một cách trừu tượng, tuyệt đối hoá mặt tinh thần hoặc thể xác con người, tuyệt đối hoá mặt sinh học mà không thấy mặt xã hội của con người.
  5. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY I. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LENIN VỀ CON NGƯỜI • Phương pháp tiếp cận của Mác-Ăngghen: • Mác xuất phát từ con người hiện thực, con người sống và cải tạo xã hội ➔ phải ăn, mặc, ở ➔ phải sản xuất vật chất. • Từ lý luận chung Mác đi nghiên cứu PTSX TBCN và phát hiện ra con người bị tha hóa trong mối quan hệ song trùng. Cụ thể: + Tha hóa trong sản xuất. + Tha hóa trong sản phẩm. + Tha hóa trong tộc loài. ➔ Nguồn gốc của tha hóa là sở hữu tư nhân TBCN. Do đó, xóa bỏ sở hữu tư nhân TBCN để giải phóng triệt để con người ➔ con người vừa là điểm xuất phát, vừa là trung tâm, vừa là mục đích của triết học Mác-Lênin
  6. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY II. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN VỀ CON NGƯỜI. 2. Quan niệm của triết học Mác - Lênin về bản chất con người. a. Con người là thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội. Con người Sinh Xã hội Vật
  7. • Sự thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội trong con người: + Con người chịu tác động của những quy luật tự nhiên và phải tuân theo nó như một tất yếu. + Con người chịu tác động của những quy luật xã hội ( nhất là lao động để hình thành nên những phẩm chất cơ bản của con người. + Sự thống nhất này là thống nhất biện chứng, do chính con người thực hiện ➔ vô cùng phong phú và đa dạng ( không ai giống ai kể cả cùng bố mẹ) VD: sau 1 đêm trăn trở tóc bạc trắng Trong tình yêu không kể lứa tuổi. Sự kích động ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe . ➔ Trong cuộc sống phải luôn luôn đảm bảo sự thống nhất này chống cả hai khuynh hướng cực đoan khi nhân mạnh mặt này hay mặt khác của con người
  8. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY b. Sự thống nhất giữa con người cá nhân và con người xã hội Con người hội Nhiên Xã Tự
  9. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY khái niệm cá nhân: Là một con người cụ thể, sống trong một xã hội nhất định và được phân biệt với các cá nhân khác thông qua tính đơn nhất và phổ biến. khái niệm nhân cách: chỉ bản sắc độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân, là nội dung và tính chất bên trong của mỗi cá nhân -Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách: Gia đình Xã hội Nhà trường Nhân Tiền đề sinh học Thế giới quan cá cách nhân
  10. • CNDVLS cho rằng cá nhân vừa là sản phẩm của XH vừa là chủ thể của quá trình phát triển lịch sử XH, vừa là sản phẩm của hoàn cảnh vừa là chủ thể của hoàn cảnh + Cá nhân là sản phẩm của XH: Môi trường XH xét đến cùng là cái quyết định trong việc định hướng hình thành nhân cách con người ➔ Quyết định luận Cá nhân có những đặc trưng sau: - Đặc trưng chung của con người: ăn, ở , sống - Đặc trưng cho 1 tập đoàn người. - Đặc trưng riêng của từng người. ➔ Đây là quan hệ giữa cái chung và cái riêng
  11. • Cá nhân là chủ thể tích cực: + Con người chủ động tác động vào hoàn cảnh để nhận thức và cải tạo nó. + Sự tác động nầy thể hiện ở 3 yếu tố: - Trình độ nhận thức của con người. - Tình cảm, ý chí. - Năng lực tổ chức của con người + Ý nghĩa: phải tạo môi trường XH cho con người phát triển nhân cách phong phú. Cụ thể: - Tạo ra môi trường XH: TTXH, YTXH, tinh thần cá nhân. - Tạo ra môi trường lớn: những chính sách vĩ mô về KT, CT, XH; môi trường nhỏ: GĐ, Tập thể, nhà trường, nguyên tắc ý thức, kinh nghiệm XH
  12. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY Quan hệ giữa cá nhân và xã hội Cá nhân Xã hội
  13. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY c. Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội. • Không có con người trừu tượng, thoát ly hoàn cảnh lịch sử-xã hội. Con người luôn xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể và con người bị những điều kiện lịch sử xã hội đó chi phối. Cụ thể: • Đó là những con người cụ thể, sống trong những điều kiện cụ thể, bản chất được bộc lộ ở những mức độ cụ thể. • Tất cả các quan hệ đều tác động lẫn nhau, thâm nhập vào nhau
  14. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY Tổng hòa những mối quan hệ: • Quá khứ - hiện tại – tương lai. • Quan hệ vật chất và quan hệ tinh thần.QH vật chất quyết định • Quan hệ trực tiếp, gián tiếp, tất nhiên ngẫu nhiên .QH trực tiếp , tất nhiên, ổn định giữ vai trò quyết định. • Ngoài ra là QH hôn nhân, huyết thống, kinh tế, chính trị, tôn giáo, đạo đức => tất cả đều hình thành nên bản chất của con người nhưng suy đến cùng thì quan hệ kinh tế (QH sở hữu TLSX) giữ vai trò quan trọng nhất
  15. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY Do đó: • Muốn tìm hiểu bản chất của con người, muốn thay đổi bản chất của con người ta tìm về QHXH, thay đổi các QHXH ➔ muốn xây dựng con người mới thì phải xây dựng các quan hệ XH mới. ( xây dựng bến xe, bến cảng cùng xây dựng ý thức con người). • Có chính sách thu hút con người tham gia hoạt động thực tiễn➔ con người tiếp cận các QHXH, chiếm lĩnh nó ➔ bản chất con người
  16. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY d. Sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính nhân loại: + Tính G/C là thuộc tính lợi ích ( đặc biệt là lợi ích kinh tế) của tập đoàn người trong điều kiện lịch sử XH nhất định. + Tính nhân loại: là tính “ tộc loại”, là sự thương yêu, lòng vị tha, lòng tự trọng + Mối quan hệ: - Tính g/c là phương thức thực hiện mục tiêu cuối cùng là tính nhân loại. - Mỗi g/c có tính tương đối ổn định nhưng mỗi con người cụ thể trong g/c đó có thể biến đổi tùy theo hoàn cảnh cụ thể. ➔ Chống cả hai khuynh hướng tuyệt đối hóa một mặt nào.
  17. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY III. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI: 1. Con người là nhân tố quyết định thành công của cách mạng. 2. Giáo dục con người cả về tài và đức.
  18. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY III. VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP HIỆN ĐẠI HÓA - CÔNG NGHIỆP HÓA. 1. Thực trạng con người vN hiện nay. + “ Phát triển người” là một khái niệm khoa học rất quan trọng được dùng để hoạch định, triển khai, quản lý toàn bộ sự phát triển của kinh tế - xã hội ở từng nước cũng như ở từng vùng của toàn thế giới + ChỈ số phát triển Người bao gồm: tuổi thọ, trình độ học vấn và mức sống ( Liên hiệp quốc) Mức sống bao gồm: thu nhập cao, giáo dục tốt, dinh dưỡng và sức khỏe, môi trường trong sạch, các cá nhân bình đẳng về cơ hội, thỏa mãn nhu cầu văn hóa, bảo đảm các quyền cơ bản của con người v.v .tất nhiên chỉ số thu nhập đầu người và sức mua của đồng tiền là cực kỳ quan trọng
  19. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY • Thực trạng ở VN hiện nay: • a. Về mức sống và chất lượng sống. • b. Mặt bằng dân trí và công tác đào tạo nghề. c. Những biến đổi trong thang giá trị: + Chọn nghề: 77% tiêu chuẩn hàng đầu là nghề có thu nhập cao, sau mới đến ý thích cá nhân. + Năng lực lao động: 59,3% SV coi có tư duy kinh tế ( biết tính toán làm ăn) là tiêu chuẩn hàng đầu, 56,7% là năng động, thích nghi, chỉ có 32,3% là tinh thần trách nhiệm, lòng tận tâm. Nếu con người trước đây phân flowsn sẵn sàng chịu đựng gian khổ thì nay đòi hỏi nhiều về mặt hưởng thụ, tiêu dùng, mua sắm tiện nghi
  20. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY Xu thế biến đổi thang giá trị trong tâm lý con người ngày nay: - Giá trị kinh tế trội hơn giá trị tinh thần văn hóa. - Giá trị kinh tế trội hơn giá trị chính trị. - Giá trị trước mắt trội hơn giá trị lâu dài. - Giá trị hiện đại dễ lấn át giá trị truyền thống. - Lợi ích cá nhân, gia đình coi trọng hơn lợi ích tập thể, xã hội. - Lợi ích Quốc gia, dân tộc trội hơn lợi ích quốc tế v.v. NHiều nơi nhiều lúc giằng co giữa “ con người kinh tế” và “ con người đạo đức”, từ chỗ lên án người làm giàu đến ưu ái người nhiều tiền lắm của
  21. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY 2. Những yêu cầu để phá huy nhân tố con người: Một là: Quán triệt quan điểm đúng đắn về phát triển đất nước, phát triển kinh tế-xã hội, tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng XH . Hai là: Phải quan tâm cả tăng mức sản phẩm quốc dân trên đầu người với sự phát triển người. Hiện có 9 nhóm nhu cầu cơ bản là: ăn đủ, nhà ở thích hợp, đảm bảo các dịch vụ cần thiết, an toàn tính mạng và tài sản, thu nhập đủ, kế hoạch hóa gia đình, tham gia phát triển cộng đồng, giữ gìn giá trị tinh thần, bảo vệ môi trường. Nói chung con người phát triển cả thể lực và đầu óc ➔ đó chính là cơ sở vật chất để phát triển sức mạnh tinh thần, năng lực lao động và công tác.
  22. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY + Ba là: Tay nghề và đạo đức ( Nhật bản và các con rồng châu Á đã khái quát: tinh thần dân tộc + công nghệ tiên tiến) ➔ phải thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. + Bốn là: Phải chăm lo đến lợi ích người lao động, người sản xuất. + Năm là: Phát triển tâm lý công nghiệp, văn minh hiện đại. Trong đó hết sức coi trọng tác phong công nghiệp. Do vậy: - Tăng tính thích nghi, năng động, có lợi cho sản xuất công nghiệp trên cơ sở có đào tạo nghề và nâng cao tay nghề. - Hạn chế tâm lý quá lo cho trước mắt, chưa đủ tầm ý chí vươn lên làm ăn lớn
  23. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY - Tăng cường ý thức pháp luật, kỷ cương, nhanh nhẹn, tháo vát. - Chịu khó học hỏi người khác, nước khác, vận dụng sáng tạo. - Quyết tâm khắc phục tâm lý cộng đồng tiểu nông, cụ bộ địa phương thiếu tinh thần hợp tác. - Tiếp tục đổi mới tư duy, khắc phục kinh nghiệm chủ nghĩa, tăng cường cách tư duy và hành động có lý lẽ, xây dựng tác phong khoa học