Bài giảng Triết học - Chương VIII: Lý luận hình thái kinh tế - xã hội với sự nhận thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

ppt 76 trang phuongnguyen 4250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Triết học - Chương VIII: Lý luận hình thái kinh tế - xã hội với sự nhận thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_triet_hoc_chuong_viii_ly_luan_hinh_thai_kinh_te_xa.ppt

Nội dung text: Bài giảng Triết học - Chương VIII: Lý luận hình thái kinh tế - xã hội với sự nhận thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

  1. CHƯƠNG VIII Lý luận hình thái kinh tế - xã hội với sự nhận thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
  2. LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI Tài liệu tham khảo 1. C.Mác - Ph,Ăngghen tuyển tập, tập I, NXB Sự thật, Hà Nội 1980, tr 277 2. C.Mác - Ph,Ăngghen tuyển tập, tập II, NXB Sự thật, Hà Nội 1981, tr 745 3. C.Mác - Ph,Ăngghen toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1993, t.13. tr.15. 4. C.Mác - Ph,Ăngghen toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1998, t14, tr. 241 5. C.Mác - Ph,Ăngghen toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, t.15. 6. V.I.Lênin toàn tập, NXB Tiến bộ, Mátxcơva - 1974, t.1, tr.163.
  3. LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI Tài liệu tham khảo 7. Triết học ( dùng cho NCS và cao học không thuộc chuyên ngành triết học) tập 3. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội-1997, chuyên đề 5, tr 98 -> 115. 8. Giáo trình triết học ( dùng cho NCS và cao học không thuộc chuyên ngành triết học) . NXB lý luận Chính trị quốc gia. Hà Nội-2007, chương VIII, tr 381. 9. Giáo trình triết học Mác- Lênin ( hội đồng lý luận trung ương chỉ đạo biên soạn sách giáo trình quốc gia). NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội 1999, 10. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội-2001.
  4. LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI Đề dẫn 1. Mục tiêu * Học thuyết hình thái kinh tế- xã hội là hệ thống lý luận khoa học đạt tới trình độ học thuyết nhằm phát hiện ra quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển của xã hội loài người. Nó chỉ ra được: Nhân loại bắt đầu từ đâu? Tiến lên theo quy luật nào? Nhân loại sẽ đi tới đâu?
  5. LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI • Học thuyết ra đời cách đây gần 200 năm( hơn 170 năm) do Mác và Ăngghen phát hiện và sau này do Lênin phát triển, lúc đó nó là chân lý tuyệt đối. • Nhưng sau gần 200 năm chân lý này như thế nào?, nó biến đổi ra sao?, liệu có lỗi thời không? Về cơ bản là không, nhưng lịch sử như dòng chảy, nhân loại như dòng chảy, do đó phải bổ xung, phát triển lên,
  6. LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI • Kẻ thù tư tưởng của chủ nghĩa Mác tập trung phê phán tấn công học thuyết này • Ví dụ như Alvin toppler trong có nêu lên 3 nền văn minh: + Văn minh nông nghiệp: có trước chúng ta khoảng 10.000 năm, sống dựa vào thiên nhiên là chủ yếu. + Văn minh công nghiệp khoảng đầu thế kỷ XIX đến nay. + Văm minh tin học: đi vào kinh tế mạng, kinh tế số, kinh tế trí tuệ, kinh tế tri thức. ➔ Mác tiếp cận ở nền văn minh công nghiệp ở thế kỷ XIX, ➔ tiếp cận của Mác đã lạc hậu về thời gian, từ đó ông trực tiếp hay gián tiếp phủ nhận học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác.
  7. LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI 2. Cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội của Mác: Chú ý: * Quan hệ kinh tế với chính trị thì quan hệ sản xuất là nội dung * Trong quan hệ với lực lượng sản xuất thì quan hệ sản xuất là hình thức. Do đó, khi lý giải quan hệ nhân quả thì thời gian không có điểm cuối cùng và điểm khởi đầu, nhưng ta cắt ra để tìm ra quan hệ nhân quả ==> thế giới là vô hạn, không có điểm đầu và không có điểm cuối.
  8. LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI II. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội. Phương pháp tiếp cận chung của chủ nghĩa Mác 1. Những vấn đề phương pháp chung (là phương pháp lịch sử và lôgích)
  9. LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI * Mác đi từ nghiên cứu quy luật của giới tự nhiên, thuần túy những lực lượng tự nhiên tác động mà không có con người can thiệp, không có chính trị, giai cấp tác động ➔ mang tính tự phát, tự động. * Quy luật xã hội: bao giờ cũng thông qua lăng kính lợi ích kinh tế và trình độ nhận thức của nhân tố chủ quan, nghĩa là quy luật xã hội thông qua hai nhân tố đó để phát huy tác dụng, và tác dụng theo khuynh hướng nào là do lăng kính lợi ích tác động, ➔ quy luật xã hội thông qua hoạt động của con người có ý thức, và quy luật này quy luật tự giác (tác động hướng nào hoàn toàn là lựa chọn),
  10. LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI Chú ý: + Tự phát và tự giác là hai phạm trù đối lập nhau” tự giác nắm được quy luật còn tự phát không nắm được quy luật. + Khách quan là thuộc tính chung cho cả hai quy luật ( con người làm ra luật nhưng luật phải có tính khách quan với tất cả mọi người không có vùng cấm), + Điểm không chung của hai quy luật là: - Mọi quy luật tự nhiên là phi tác nhân ( không có con người tác động), - Mọi quy luật xã hội là tác nhân. : sự dích dắc là lịch sử, sự phát triển là lôgích, sự dích dắc là bản thân cuộc sống, sự phát triển là bản chất của sự sống) Tóm lại: Phương pháp lịch sử lôgích nghĩa là lịch sử vận động bao giờ cũng tuân theo lôgích và lôgích bao giờ cũng là của lịch sử.
  11. LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI 2. Phương pháp tiếp cận lý luận hình thái kinh tế- xã hội của triết học Mác : Câu hỏi đặt ra : nhân loại bắt đầu từ đâu? có nhiều câu trả lời khác nhau: * Các triết học trước Mác cho xã hội loài người bắt đầu từ chính trị * Mác nghiên cứu lịch sử từ phương pháp lịch sử lôgích, đi từ hiện thực của lịch sử để tìm ra lịch sử, lịch sử loài người bắt đầu từ làm tới nghĩ, nghĩa là từ hành động tới tư duy mà nội dung của hành động là sản xuất vật chất và từ sản xuất vật chất đến tinh thần
  12. SINH TỒN HÌNH THÀNH KHÁCH QUAN QUAN HỆ XÃ HỘI VAI TRÒ SẢN XUẤT VẬT CHẤT CẢI BIẾN CƠ SỞ TN-XH-CON NGƯỜI TIẾN BỘ XÃ HỘI
  13. LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI Nền sản xuất xã hội là một thể thống nhất bao gồm nhiều mặt, nhiều mối liên hệ, trong đó nổi lên hai loại quan hệ cơ bản: + Quan hệ kinh tế- kỹ thuật biểu hiện cách thức, năng lực, trình độ con người đạt được trong quá trình tác động vào giới tự nhiên để tạo ra những sản phẩm ( lực lượng sản xuất). + Quan hệ kinh tế- xã hội, tức cách thức giải quyết vấn đề lợi ích kinh tế, là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, trao đổi, tiêu dùng ( QHSX ). LLSX và QHSX nằm trong thể thống nhất ( đồng nhất ) của hai mặt đối lập trong phương thức sản xuất xã hội nhất định. Chúng quy định, chế ước, tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau phát triển, trong đó lực lượng sản xuất luôn luôn giữ vai trò quyết định
  14. LÝ LUẬNHÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI • Do vậy phương pháp của Mác đi từ sản xuất vật chất, lịch sử loài người bắt đầu từ sản xuất vật chất, từ những quy luật của sản xuất vật chất, trong đó Mác lấy lực lượng sản xuất vật chất là điểm chọn, điểm xuất phát từ đó nghiên cứu kiến trúc thượng tầng ( ngược với phương pháp trên) đây là phương pháp duy vật khoa học đi từ gốc tới ngọn, từ lực lượng sản xuất đến quan hệ sản xuất, từ tồn tại xã hội tới ý thức xã hội, từ vật chất tới ý thức, từ kinh tế tới chính trị, tiến tới một xã hội tự do, bình đẳng tới mức thuật ngữ tự do bình đẳng không còn được ghi lại nữa như một điều tất nhiên.
  15. 3. Cấu trúc xã hội- Phạm trù hình thái kinh tế- xã hội: Quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử xem xét xã hội với tính cách là một hệ thống bao gồm trong nó 4 lĩnh vực cơ bản: + Lĩnh vực kinh tế của đời sống xã hội, tức quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế giữ vai trò là quan hệ ban đầu, cơ bản và quyết định tất cả các quan hệ xã hội khác; + Lĩnh vực xã hội. Tức các quan hệ gia đình, tầng lớp xã hội, giai cấp, dân tộc trong đó quan hệ giai cấp đóng vai trò chi phối; + Lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội, tức các tổ chức và thiết chế quyền lực, hệ thống luật pháp và tư tưởng chính trị; + Lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội.
  16. 3. Cấu trúc xã hội SẢN XUẤT XÃ HỘI SẢN XUẤT VẬT CHẤT SẢN XUẤT TINH THẦN SẢN XUẤT CON NGƯỜI QH VẬT CHẤT QH TINH THẦN QH SINH ĐẺ ( QHSX)
  17. a. Lĩnh vực kinh tế của đời sống xã hội: Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất PTSX QHSX LLSX Sở hữu TLSX Tổ chức quản lý Phân phối SP Người LĐ TLLĐ
  18. PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT Hoạt động thực QUAN HỆ tiễn tạo nên nội Lực lượng SẢN XUẤT dung cơ bản của sản xuất TTXH là PTSX QUAN HỆ VỀ SỞ HỮU TLSX Người THỰC lao động TIỄN QUAN HỆ TRONG TỔ CHỨC ,QUẢN LÍ SX Tư liệu Sản xuất QUAN HỆ TRONG PHÂN PHỐI
  19. PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT LÀ HÌNH THỨC CON NGƯỜI TIẾN HÀNH SẢN XUẤT RA CỦA CẢI VẬT CHẤT TRONG MỖI GIA ĐOẠN LỊCH SỬ NHẤT ĐỊNH TÍNH CHẤT KẾT CẤU KẾT CẤU XÃ HỘI KINH TẾ GIAI CẤP PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT LÀ NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI NỀN SẢN XUẤT XÃ HỘI PTSX THAY ĐỔI THAY ĐỔI THAY ĐỔI
  20. PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT LÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH SẢN XUẤT RA CỦA CẢI VẬT CHẤT MỘT MẶT BIỂUHIỆN MỘT MẶT BIỂUHIỆN TRONG VIỆC SỬ DỤNG TRONG VIỆC TỔ CHỨC CÔNG CỤ LAO ĐỘNG LAO ĐỘNG SẢN XUẤT NHẤT ĐỊNH NHẤT ĐỊNH SẢN XUẤT SẢN XUẤT BẰNG CÁI GÌ ? NHƯ THẾ NÀO ?
  21. SỰ KHÁC NHAU GIỮA CÁC XÃ HỘI KHÁC NHAU KHÔNG PHẢI Ở CHỖ NÓ SẢN XUẤT RA CÁI GÌ, MÀ LÀ Ở CHỖ NÓ SẢN XUẤT BẰNG CÁI GÌ VÀ NHƯ THẾ NÀO ?
  22. CON NGƯỜI LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TỰ NHIÊN TỔ CHỨC PHƯƠNG THỨC QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT SẢN XUẤT CON NGƯỜI QUAN HỆ SẢN XUẤT CON NGƯỜI
  23. 1 LÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ TỰ NHIÊN 2 LÀ KẾT QUẢ CỦA NĂNG LỰC THỰC TIỄN CHINH PHỤC TỰ NHIÊN 3 LÀ KẾT QUẢ CỦA NĂNG LỰC THỰC TIỄN CHINH PHỤC TỰ NHIÊN 4 VỪA MANG TÍNH XÃ HỘI , VỪA MANG TÍNH LỊCH SỬ
  24. THỂ LỰC SỨC LAO ĐỘNG TRÍ LỰC KỸ NĂNG LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT CÔNG CỤ LĐ TƯ LIỆU LAO ĐỘNG TƯ LIỆU TƯ LIỆU PHỤ SẢN XUẤT ĐỐI TƯỢNG LAO ĐỘNG
  25. M a r x : " t o à n b ộ những n ă n g l ự c t h ể c h ấ t v à t i n h t h ầ n t ồ n t ạ i t r o ng m ộ t c ơ t h ể , t r o n g m ộ t c o n n g ư ờ i đ a n g s ố n g , v à đ ư ợ c n g ư ời đ ó đ e m r a v ậ n d ụ n g m ỗ i k h i s ả n x u ấ t r a m ộ t g i á t r ị s ử d ụ n g n à o đ ó " S ứ c l a o đ ộ n g Đ ố i t ư ợ n g l a o đ ộ n g. T ư l i ệ u la o đ ộ n g
  26. QUAN HỆ TRONG TỔ CHỨC QUAN HỆ VÀ PHÂN CÔNG TRONG PHÂN PHỐI LAO ĐỘNG SẢN PHẨM QUAN HỆ TRONG SỞ HỮU TƯ LIỆU SẢN XUẤT
  27. PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT MỐI QUAN HỆ GiỮA LLSX VÀ QHSX: – Vai trò của LLSX. – Vai trò của QHSX
  28. QUY LUẬT CSHT - KTTT b. Mối quan hệ giữa lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực chính trị được khái quát trong phạm trù cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, và quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng * Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng * Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng c. Trong lĩnh vực xã hội: Có các phạm trù giai cấp và đấu tranh giai cấp d. Trong lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội được nghiên cứu trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
  29. LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI 4. Phạm trù hình thái kinh tế- xã hội . Sự phát triển của các hinh thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên. 4.1 Phạm trù hình thái kinh tế xã hội : “hình thái kinh tế-xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương đương được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy”.
  30. LÝ LUẬNHÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI • Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống xã hội hoàn chỉnh có cấu trúc phức tạp, trong đó có các mặt cơ bản là: LSX- QHSX, CSHT-KTTT. Mỗi mặt của hình thái kinh tế -xã hội có vị chí riêng và tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với nhau. • Ngoài những yếu tố cơ bản nói trên, mỗi hình thái kinh tế- xã hội còn có những quan hệ khác như quan hệ dân tộc, quan hệ gia đình và những quan hệ xã hội khác
  31. LÝ LUẬNHÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI 4.2 Sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội là quá trình lịch sử-tự nhiên. Sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế- xã hội vừa bị chi phối bởi các quy luật chung, phổ biến vừa bị chi phối bởi những quy luật đặc thù: • Quy luật phổ biến: là các quy luật chi phối sự vận động và phát triển của mọi hình thái kinh tế-xã hội: LLSX- QHSX, CSHT-KTTT. • Quy luật đặc thù: Quy luật riêng có của từng hình thái kinh tế-xã hội.
  32. LÝ LUẬNHÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI • Sự vận động, phát triển của hình thái kinh tế- xã hội bắt nguồn từ cơ sở sâu xa của nó là sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quá trình đó diễn ra một cách khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan. • LLSX ➔ QHSX ➔ CSHT ➔ KTTT ➔ XH mới Lênin: “ chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào trình độ của những quan hệ sản xuất và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái kinh tế- xã hội là một quá trình lịch sử -tự nhiên”
  33. LÝ LUẬNHÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI • Tuy nhiên, con đường phát triển của mỗi dân tộc không chỉ bị chi phối bới các quy luật chung, mà còn bị chi phối bởi các điều kiện cụ thể về tự nhiên, về chính trị, về truyền thống văn hoá, về điều kiện quốc tế v.v Vì vậy, con đường phát triển của mỗi dân tộc đều có nét độc đáo riêng, tạo nên tính phong phú đa dạng của lịch sử nhân loại. Có những dân tộc lần lượt trải qua tất cả các hình thái kinh tế -xã hội từ thấp đến cao, nhưng cũng có những dân tộc bỏ qua một hay một số hình thái kinh tế- xã hội
  34. LÝ LUẬNHÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI 4.3 Giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế- xã hội Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đã đưa lại cho khoa học xã hội một phương pháp thực sự khoa học. Học thuyết đó chỉ ra: * Sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định các mặt của đời sống xã hội. Cho nên, không thể xuất phát từ ý thức tư tưởng, từ ý chí của người cầm quyền để giải thích các hiện tượng trong đời sống xã hội. Ngược lại, phải tìm nguyên nhân sâu xa của các hiện tượng trong đời sống xã hội ở phương thức sản xuất. * Xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc giữa các cá nhân, mà là một cơ thể sống sinh động, các mặt thống nhất chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, QHSX là quan hệ cơ bản, quyết định các quan hệ xã hội khác, là cơ sở khách quan để phân biệt các chế độ xã hội ➔ muốn nhận thức đúng đời sống xã hội, phải phân tích một cách sâu sắc các mặt của đời sống xã hội và các mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng. Đặc biệt phảiđi sâu phân tích về QHSX thì mới có thể hiểu một cách đúng đắn về đời sống xã hội. Chính QHSX cũng là tiêu chuẩn khách quan để phân kỳ lịch sử một cách đúng đắn khoa học.
  35. LÝ LUẬNHÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI • Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên, diễn ra theo các quy luật khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan. Cho nên, muốn nhận thức đúng đời sống xã hội phải đi sâu nghiên cứu các quy luật vận động phát triển của xã hội • Học thuyết chỉ ra những quy luật chung đồng thời chỉ ra những tính đặc thù của các dân tộc
  36. VẬN DỤNG HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1. Việc lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa: • Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam, Đảng ta và Hồ Chủ Tịch đã khẳng định: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không tách rời nhau. Đó là sự lựa chọn phù hợp với xu thế của thời đại và điều kiện cụ thể của nước ta. • 6 đặc trưng của CNXH 1. Dân làm chủ 4. Con người được giải phóng 2. Kinh tế phát triển cao 5. Các dân tộc đoàn kết 3. Văn hoá tiên tíên 6. Hữu nghị hợp tác
  37. Đảng CSVN đưa ra sự cần thiết phải đổi mới đất nước tại đại hội VI ( 12-1986): Xét trên 2 phương diện: 1. Tình hình trong nước: +Về kinh tế - Cơ cấu kinh tế mất ổn định -Năng suất lao động giảm sút, chi phí sản suất không ngừng tăng lên -Hàng hoá thiếu hụt, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu
  38. TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC + Về kinh tế -Lạm phát:lạm phát kéo dài và ngày càng trầm trọng, đồng tiên mất giá - Lưu thông hàng hoá rối ren, căng thẳng cung cầu trên thị trường hàng hoá tiền tệ -Cơ chế quản lý kinh tế không còn phù hợp => Khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng
  39. TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC + Về chính trị: -Sai lầm trong tư duy, quan điểm chủ quan nóng vội, chạy theo hình thức. -Bộ máy chính trị cồng kềnh,cửa quyền, thiếu năng động và kém hiệu quả -Tình trạng quan liêu,tham ô, tham nhũng, vô tổ chức kỷ luật Khủng hoảng chính trị
  40. TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC Đời sống vô cùng khó khăn về mọi mặt,mất dần lòng tin Vào Đảng, Nhà Nước và cách mạng
  41. TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC
  42. TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC =>Vấn đề cấp thiết đặt ra: -Thoát khỏi khủng hoảng về mọi mặt, trước hết là kinh tế. -Cải thiện đời sống nhân dân, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở -Củng cố lòng tin nhân dân vào Đảng, nhà nước, bộ máy chính quyền và CNXH
  43. “Hễ chính phủ nào mà có hại cho dân chúng thì dân chúng phải đập đổ chính phủ ấy đi và gây lên chính phủ khác”, “ nếu nước độc lập mà dân chúng không được hưởng hạnh phú, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghiã lý gì”
  44. TÌNH HÌNH QUỐC TẾ - Sự thành công của công cuộc cải cách kinh tế ở Trung Quốc(12/1978) - Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu=>bài học phản diện: giải quyết không đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. - Thành công của các nước công nghiệp mới ở Đông Á - Xu hướng hợp tác quốc tế => Trước hết là đổi mới kinh tế, kết hợp chặt chẽ với đổi mới chính trị.
  45. ĐỔI MỚI TRƯỚC HẾT LÀ ĐỔI MỚI TƯ DUY + Tư duy không đổi mới => không có bất kỳ sự đổi mới nào + Là một quá trình đấu tranh về lý luận và tư tưởng nhằm đạt đến nhận thức mới.
  46. CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN • Đổi mới là một chương trình cải cách toàn diện các mặt của đời sống xã hội do ĐCS khởi xướng vào thập niên 1980. Chính sách kinh tế mới (NEP) Kinh nghiệm Trung Quốc, Đông Á Đổi mới Kinh nghiệm Liên Xô, Đông Âu
  47. Đổi mới theo định hướng XHCN theo 6 nội dung sau: 1. Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. 2. Chủ động đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác mà nòng cốt là hợp tác xã. 3. Xác lập, củng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người lao động trong nền sản xuất xã hội, thực hiện công bằng xã hội ngày một tốt hơn. 4. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế làm chủ yếu 5. Tăng cường quản lý vĩ mô của nhà nước 6. Giữ vững độc lập chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ kinh tế với bên ngoài.
  48. • 2. Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa • Kinh tế trị trường là qui luật phát triển tất yếu của tất cả các nước. Tuy nhiên kinh tế trị trường được sử dụng với những mục đích khác nhau. • Đảng đã khẳng định, kinh tế trị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc
  49. CƠ SỞ LÝ LUẬN Tính tất yếu khách quan của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần: - Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH là tổng thể các thành phần kinh tế cùng tồn tại trong môi trường hợp tác và cạnh tranh. - Có 6 thành phần kinh tế đó là: 1 KinhKinh tế nhà tế nướcnhà nước 2 Kinh tế cá thể tiểu chủ 3 Kinh tế cá thể tiểu chủ 4 Kinh tế tư bản tư nhân 5 Kinh tế tư bản nhà nước 6 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
  50. CƠ SỞ LÝ LUẬN - Lực lượng sản xuất luôn tồn tại ở nhiều trình độ khác nhau, tương ứng với mỗi trình độ của lực lượng sản xuất sẽ có một kiểu quan hệ sản xuất. do đó cơ cấu của nền kinh tế xét về phương diện kinh tế xã hội phải là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. - Các thành phần kinh tế cũ và mới tồn tại khách quan có quan hệ với nhau - Sử dụng tổng hợp sức mạnh của các thành phần kinh tế trong điều kiện ngân sách nhà nước rất hạn hẹp - Tận dụng tiềm năng các thành phần kinh tế để tạo công ăn việc làm cho người lao động
  51. CƠ SỞ THỰC TIỄN • Chính sách kinh Tế mới( NEP)
  52. như Tư duy lý luận trước đây "nước với lửa" sản xuất đối lập tuyệt đối hàng hóa & Chủ nghĩa xã hội kinh tế thị trường
  53. Ở Việt Nam 1986 1954 cơ chế kế hoạch hóa kéo dài tập trung 1954 quá bao cấp mức khuyết điểm của ngày hôm nay
  54. ĐẠI HỘI VIII ĐẠI HỘI VI ĐẠI HỘI VII KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỔI MỚI CƯƠNG ĐỊNH HƯỚNG TOÀN DIỆN LĨNH XHCN 91
  55. CÁC KHÁI NIỆM: Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của nền Kinh tế hàng hoá, khi đó toàn bộ đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất đều được thực hiện thông qua thị trường
  56. Kinh tế thị trường định hướng XHCN nguyên tắc nguyên tắc & & quy luật Bản chất của kinh tế thị trường của chủ nghĩa xã hội
  57. Nền kinh tế mang những tính chất chung của nền kinh tế thị trường: các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ vận hành theo qui luật khách quan vốn có của KTTT như: qui luật giá trị, cung _cầu, qui luật cạnh tranh
  58. Hình thức phân phối ưu tiên phân phối theo lao động theo lao động & hiệu quả phân phối đóng góp và cổ phần đảm bảo phân phối công bằng & hạn chế bất bình đẳng xã hội Hội nhập kinh tế quốc tế xây dựng một nền kinh tế mở, đa phương hoá, đa dạng hoá,hướng mạnh xuất khẩu APEC WTO AFTA
  59. SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TBCN VÀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XHCN
  60. kinh tế tư bản chủ nghĩa Chủ nghĩa xã kinh tế thị trường hội định hướng xã hội chủ nghĩa kinh tế tư nhân chiếm tỷ Một nền kinh tế hỗn hợp, trọng lớn nhất các sở hữu và các tài vận hành theo cơ chế thị sản là thuộc quyền trương , vừa có sự điều điều khiển của toàn tiết của nhà nước Nền sản xuất lớn & thể cộng đồng động lực lợi nhuận nhằm mục đích tiến đến sự công bằng một nền kinh tế đa dạng Mua bán sức lao động trong xã hội và các hình thức sở hữu, trong kinh tế cũng như kinh tế nhà nước đóng tiến đến vai trò chủ đạo Kinh tế thị trường và cạnh một sự hợp tác tốt tranh hơn phân phối theo kết quả Mọi giá trị đều có thể & lao động & hiệu quả kinh phải được lượng giá sự sở hữu của các tế, cả mức đóng góp vốn bằng tiền tệ phương tiện sản xuất Đa đảng và đa nguyên đã được kinh tế gắn với bảo vệ chính trị "cộng đồng hóa". môi trường
  61. Kinh tế thị trường tư bản chủ Kinh tế thị trường định hướng xã nghĩa hội chủ nghĩa Giống nhau: •thừa nhận tính độc lập của các chủ thể kinh tế để họ có quyền tự chủ trong sx kinh doanh, tự chịu trách nhiệm lỗ lãi • xây dựng hệ thống thị trường có tính cạnh tranh, •xây dựng cơ chế điều tiết vĩ mô của nhà nước, nhằm hướng dẫn các hoạt động của các chủ thể kinh tế, •hạn chế khuyết tật của thị trường, •xây dựng hệ thống pháp luật tạo ra khuôn khổ cho hoạt động kinh tế, •tôn trọng và thực hiện các thông lệ quốc tế trong quan hệ kinh tế quốc tế Khác nhau: nhằm đem lại lợi nhuận tối nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đa cho các tổ chức độc quyền đạo của Đảng cộng sản quản lý nền kinh tế thị trường nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dan chủ văn minh, đảm bảo cho người dân có cuộc sống ẩm no hạnh phúc
  62. • 3. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta • Điểm xuất phát của nước ta khi tiến lên chủ nghĩa là rất thấp. Đặc điểm lớn nhất là từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lao động thủ công là chủ yếu. Do vậy cái thiếu lớn nhất của chúng ta là một nền đại công nghiệp. Muốn khắc phục điều đó phải tiến hành công nghiệp hoá • Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian vừa có bước tuần tự vừa có bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. Tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế trí thức. Phát huy nguồn trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam; coi trọng giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
  63. • 4. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với chính trị và các mặt khác của đời sống xã hội • Đi đôi với phát triển kinh tế trị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải không ngừng đổi mới hệ thống chính trị. Nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới và nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng
  64. ĐẠI HỘI ĐẢNG VIII Bài học thứ 2 Kết hợp ngay chặt chẽ từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới về chính trị.
  65. ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN *Đổi mới kinh tế: - Cơ cấu kinh tế: nhiều thành phần, kinh tế quốc doanh chủ đạo. - Cơ cấu sản xuất:Ba chương trình kinh tế(1986-1990) + Đảm bảo nhu cầu lương thực của xã hội và có dự trữ + Đáp ứng nhu cầu những mặt hàng thiết yếu + Tạo một số mặt hàng hàng xuất khẩu chủ yếu - Cơ chế quản lý kinh tế: hạch toán kinh doanh XHCN *Đổi mới chính trị: Từng bước đổi mới trong quan hệ ổn định và phát triển với kinh tế - Cải cách bộ máy nhà nước: Chức năng quản lý kinh tế và hệ thống chính trị. - Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng - Tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể
  66. ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Vai trò lãnh đạo của đảng Vai trò quản lý của nhà nước Định hướng phát triển. Thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát . Tạo lập môi trường pháp lý lành mạnh . Phát triển tất cả các thành phần kinh tế, lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo. Thực hiện chế độ phân phối lợi ích một cách hợp lý .
  67. ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ *Đổi mới cơ chế quản lý toàn xã hội: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. + Là thời kỳ quá độ đi lên CNXH + Lãnh đạo chủ quan, duy ý chí sang tôn trọng quy luật khách quan thị trường + Hợp tác đa phương.
  68. ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ
  69. NỘI DUNG KINH TẾ Đổi mới nền kinh tế? cũ Mới kinh tế hàng hoá nhiều Kinh tế kế hoạch hoá thành phần,vận hành tập trung bao câp theo cơ chế thị trường,có sự quản lý của nhà nước,định hướng xã hội chủ nghĩa
  70. NỘI DUNG KINH TẾ • Kinh tế thị trường định hướng XHCN: + Nhiều thành phần, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. + Kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. + Định hướng XHCN + Mở cửa hội nhập => Phù hợp
  71. ĐỔI MỚI KINH TẾ
  72. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ • Hội nghị TW 6(khoá IV) làm sản xuất bung ra • Đại hội V: Nông nghiệp là mặt trận hàng đầu • Nghị quyết hội nghị TW6 (khoá V) bàn về giá, lương, tiền • Đổi mới toàn diện từ đại hội VI(12/1986)
  73. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ • Ngày 13/1/1981 ban hành chỉ thị 100CP/CT về khoán sản phẩm • Ngày 21/1/1981 ban hành nghị định 25CP • Chính sách giá cả và tiền lương =>Tiền đề, song còn hạn chế.
  74. ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN *Đổi mới kinh tế: - Cơ cấu kinh tế: nhiều thành phần, kinh tế quốc doanh chủ đạo. - Cơ cấu sản xuất:Ba chương trình kinh tế(1986-1990) + Đảm bảo nhu cầu lương thực của xã hội và có dự trữ + Đáp ứng nhu cầu những mặt hàng thiết yếu + Tạo một số mặt hàng hàng xuất khẩu chủ yếu - Cơ chế quản lý kinh tế: hạch toán kinh doanh XHCN *Đổi mới chính trị: Từng bước đổi mới trong quan hệ ổn định và phát triển với kinh tế - Cải cách bộ máy nhà nước: Chức năng quản lý kinh tế và hệ thống chính trị. - Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng - Tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể