Bài giảng Trí tuệ nhân tạo - Chương 6: Hệ chuyên Gia - Trần Ngân Bình

ppt 21 trang phuongnguyen 7111
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Trí tuệ nhân tạo - Chương 6: Hệ chuyên Gia - Trần Ngân Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tri_tue_nhan_tao_chuong_6_he_chuyen_gia_tran_ngan.ppt

Nội dung text: Bài giảng Trí tuệ nhân tạo - Chương 6: Hệ chuyên Gia - Trần Ngân Bình

  1. Chương 6: Hệ chuyên Gia Chương 6. p.1
  2. Nội Dung ◼ Hệ chuyên gia (Expert System – ES) – Tổng quát về các hệ chuyên gia – Công nghệ tri thức ◼ Hệ chuyên gia dựa trên luật (rule-based ES): là các hệ thống suy luận dựa trên luật. ◼ Hệ chuyên gia dựa trên mô hình (model-based ES): là các hệ thống suy luận dựa trên mô hình lý thuyết của tri thức chuyên ngành. ◼ Hệ chuyên gia dựa trên trường hợp (case-based ES): là các hệ thống suy luận dựa trên các ví dụ đã có. Chương 6. p.2
  3. Hệ chuyên gia (HCG) ◼ = là một nhánh của TTNT liên quan đến sự phát triển của các hệ thống dựa trên tri thức ◼ = là một chương trình dựa trên tri thức, cung cấp các giải pháp với “chất lượng chuyên gia” cho các vấn đề trong một lĩnh vực nào đó. ◼ HCG nói chung: – Cung cấp sự theo dõi quá trình suy luận. – Cho phép thay đổi cơ sở tri thức một cách dễ dàng. – Suy luận một cách heurisic, sử dụng tri thức để đưa ra lời giải Chương 6. p.3
  4. Kiến trúc của một HCG tiêu biểu Chương 6. p.4
  5. Các bài toán phù hợp với giải pháp HCG: 1. Sự cần thiết của một giải pháp biện minh cho chi phí và sức lực của việc xây dựng HCG. 2. Tri thức chuyên môn không sẵn sàng ở những nơi cần đến nó. 3. Vấn đề có thể được giải quyết bằng cách sử dụng các kỹ thuật suy luận ký hiệu 4. Vấn đề được cấu trúc tốt và không đòi hỏi sự suy luận theo lẽ thường. 5. Vấn đề có thể không giải quyết được bằng cách sử dụng các phương pháp tính toán truyền thống. 6. Có cơ sở hợp tác và hiểu ý nhau giữa các chuyên gia. 7. Vấn đề có kích cỡ và quy mô vừa phải. Chương 6. p.5
  6. Qui trình công nghệ tri thức (knowledge Engineering) ◼ Ba người liên quan: – Kỹ sư tri thức (knowledge engineer): là các chuyên gia về ngôn ngữ và biểu diễn trong TTNT. – Chuyên gia (domain expert): là những người làm việc trong lĩnh vực chuyên môn và hiểu các phương pháp giải quyết vấn đề trong lĩnh vực đó. – Người sử dụng (end user): là những người xác định các ràng buộc thiết kế chủ yếu. ◼ Quá trình xây dựng HCG đòi hỏi một chu trình phát triển theo kiểu không truyền thống dựa trên các bản mẫu ban đầu và sửa lại chương trình với mức độ tăng dần => phương pháp lập trình thăm dò Chương 6. p.6
  7. Chu trình phảt triển theo theo triển phảt trìnhChu – Figure 6.2 Figure dò thăm kiểu Chương 6. p.7
  8. Mô hình khái niệm & việc tích lũy tri thức ◼ Các khó khăn trong việc tích lũy tri thức: – Các kỹ năng của con người thường dựa trên thực nghiệm. – Tri thức của con người là “biết làm thế nào” – Tri thức của con người không căn cứ theo sự thật. – Tri thức luôn luôn thay đổi. Chương 6. p.8
  9. Ví dụ một HCG dựa trên luật Luật 1 IF động cơ nhận được xăng AND động cơ khởi động được THEN trục trặc là do bugi. Luật 2 IF động cơ không khởi động được AND đèn không sáng THEN trục trặc là do ắcquy hoặc dây cáp Luật 3 IF động cơ không khởi động được AND đèn sáng THEN trục trặc là do môtơ khởi động Luật 4 IF còn xăng trong bình chứa nhiên liệu AND còn xăng trong bộ chế hòa khí THEN động cơ nhận được xăng Chương 6. p.9
  10. Đồ thị Và/Hoặc tìm được trong ví dụ ví trongđược tìm Và/Hoặc Đồ thị - Figure 6.8 Figure hơi xe trặc trục đoán chẩn Chương 6. p.10
  11. Khả năng giải thích và tính trong sáng còn xăng trong bình chứa nhiên liệu? yes còn xăng trong bộ chế hòa khí? yes động cơ khởi động được không? why Nó đã suy luận được: 1. động cơ nhận được xăng Vì vậy nếu 2. động cơ khởi động được Thì có thể kết luận: trục trặc là do bugi động cơ nhận được xăng như thế nào? Điều này có từ luật 4 IF còn xăng trong bình chứa nhiên liệu AND còn xăng trong bộ chế hòa khí THEN động cơ nhận được xăng Người dùng cho biết: còn xăng trong bình chứa nhiên liệu Người dùng cho biết: còn xăng trong bộ chế hòa khí Chương 6. p.11
  12. Hệ chuyên gia R1/XCON ◼ Mục đích: tạo cấu hình hệ thống VAX- 11/780 của công ty DEC ◼ Đầu vào: Đơn đặt hàng = danh sách các thành phần cấu hình nên hệ thống. ◼ Đầu ra: Sơ đồ cấu hình ◼ Kết quả: cấu hình 97% các đơn đặt hàng của DEC Công việc tạo cấu hình của R1/XCON có thể được xem như là một hệ thống phân cấp các công việc nhỏ hơn với sự phụ thuộc thời gian (temporal dependency) rất mạnh. Chương 6. p.12
  13. Kiến trúc của XCON Database Thông tin về các thành phần Các mẫu vỏ máy Cơ sở các luật Bộ nhớ làm việc Các luật ‘điều hành’ Các ký hiệu thành phần Các luật chuyển đổi theo tình huống Các cấu hình chưa hoàn chỉnh Các ký hiệu tình huống OPS5 Động cơ suy diễn Đặc biệt: chọn luật có điều kiện trùng khớp với yếu tố mới nhất trong bộ nhớ làm việc Chương 6. p.13
  14. Giới hạn của HCG dựa trên luật ◼ Các luật đạt được từ các chuyên gia mang tính heuristic rất cao (e.g. kết hợp trực tiếp các triệu chứng quan sát được và các chẩn đoán) , mà thiếu một sự hiểu biết lý thuyết sâu hơn về lĩnh vực chuyên ngành và quá trình giải quyết vấn đề. ◼ Các luật heuristic “dễ vỡ”, không thể xử lý các trường hợp ngoài dự kiến. ◼ Có khả năng giải thích chứ không chứng minh. ◼ Các tri thức thường rất phụ thuộc vào công việc ◼ Khó bảo trì các cơ sở luật lớn. Tri thức bề nổi Tri thức sâu Các luật heuristic Lý thuyết chuyên ngành + Tri thức giải quyết vấn đề Chương 6. p.14
  15. HCG dựa trên mô hình ◼ = là một hệ thống mà sự phân tích căn cứ trực tiếp trên sự mô tả chi tiết và chức năng của một hệ thống vật lý. ◼ Ứng dụng: trong mục đích giảng dạy (mô hình của các thiết bị vật lý như mạch điện), các hệ thống tìm lỗi, ◼ Một hệ thống chẩn đoán dựa trên mô hình đòi hỏi: – Mô tả từng thành phần của một thiết bị => khả năng mô phỏng chức năng của từng thành phần – Mô tả cấu trúc bên trong của một thiết bị, thường là các thành phần và sự liên kết bên trong của chúng => khả năng mô phỏng sự tương tác giữa các thành phần. – Sự quan sát của việc thực hiện thật sự của thiết bị, ví dụ do các thông số vào/ra => Sự xác định lỗi thông qua việc giải thích sự khác biệt giữa các hành vi thật sự và hành vi mong đợi của thiết bị Chương 6. p.15
  16. Ví dụ: định vị nơi gây lỗi ◼ Thực hiện 3 buớc: – Tạo ra giả thuyết – Kiểm tra giả thuyết – Loại dần giả thuyết Giới hạn: Chương trình hoạt động trên giả thuyết là hệ thống vật lý này chỉ có một lỗi Chương 6. p.16
  17. Ưu điểm của HCG dựa trên mô hình ◼ Tạo khả năng sử dụng hiểu biết về cấu trúc và chức năng của vấn đề để giải quyết vấn đề. ◼ Vượt qua hạn chế của HCG dựa trên luật, HCG này có khuynh hướng mạnh, “khó vỡ”. ◼ Một số tri thức có thể chuyển tải cho các công việc khác. ◼ Có khả năng cung cấp các lời giải thích chỉ rõ nguyên nhân gây lỗi. Chương 6. p.17
  18. Khuyết điểm của HCG dựa trên mô hình ◼ Mô hình chỉ là một mô hình nghĩa là một sự trừu tượng của hệ thống, vì vậy ở một mức độ chi tiết nào đó có thể không đúng (vd: tình trạng của đầu vào dữ liệu). ◼ Có một sự giả thiết ngầm hiểu về thế giới đóng =>những gì không nằm trong mô hình có nghĩa là không tồn tại. ◼ Đòi hỏi một mô hình lý thuyết rõ ràng => việc tích lũy tri thức có thể gặp nhiều khó khăn, khó đạt được mô hình tốt, có khi là không tồn tại ◼ Hệ thống tạo ra có thể lớn và chậm Tuy vậy, HCG dựa trên mô hình là một bổ sung quan trọng vào các gói phần mềm công nghệ tri thức, đặc biệt trong lĩnh vực chẩn đoán. Chương 6. p.18
  19. HCG dựa trên trường hợp ◼ HCG dựa trên trường hợp (Case-based Reasoning – CBR) sử dụng một CSDL riêng biệt chứa giải pháp của các trường hợp đã giải quyết, để dựa vào đó tìm kiếm giải pháp cho một trường hợp mới. ◼ Phương pháp này minh họa cách giải quyết vấn đề của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực: luật sư, lập trình viên, kiến trúc sư, sử gia ◼ Để giải quyết một vấn đề, một CBR phải: 1. Truy vấn các trường hợp thích hợp từ bộ nhớ của nó, dựa vào sự tương tự của một số đặc điểm nổi bật. 2. Sửa đổi trường hợp đó để có thể áp dụng trong tính huống hiện tại. 3. Áp dụng trường hợp đã chuyển đổi vào bài toán mới. 4. Lưu lại lời giải và kết quả của nó (thành công hay thất bại). Chương 6. p.19
  20. Ưu điểm của HCG dựa trên trường hợp ◼ Khả năng lưu trữ một cách trực tiếp các tri thức có được => có thể loại bỏ việc tích lũy tri thức từ các chuyên gia. ◼ Cho phép rút ngắn thời gian suy luận. ◼ Tạo khả năng tự học của hệ thống: giúp hệ thống tránh lỗi cũ và tận dụng những thành công trong quá khứ ◼ Việc phân tích tri thức của lĩnh vực chỉ diễn ra một lần, đó là khi tìm kiếm một sự biểu diễn hợp lý cho các trường hợp. ◼ Việc tích lũy tri thức và lập trình là tương đối đơn giản. ◼ Các chiến lược sắp xếp (index) thích hợp làm tăng sức mạnh của phương pháp này. Chương 6. p.20
  21. Khuyết điểm của HCG dựa trên trường hợp ◼ Các trường hợp không thể hiện tri thức sâu về lĩnh vực bài toán => khó giải thích tại sao đưa ra lời giải như vậy, hoặc có thể đưa ra lời giải sai hoặc không tốt. ◼ Một cơ sở chứa các trường hợp lớn phải xem xét sự tương xứng giữa tính toán và lưu trữ. ◼ Khó đưa ra tiêu chuẩn đánh giá sự tương tự của các trường hợp, và sắp xếp chúng. Chương 6. p.21